Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc Việt Nam từ 2001 đến 2006: Hiệu quả và hạn chế

KÉT LUẬN Trong giai đoạn 2001 - 2006, nhu cầu dịch chuyển nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên, làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tăng đáng kể so với trước. Các dự án FDI của Trung Quốc đã mang lại cho Việt Nam những hiệu quà nhất định về mặt kinh tế - xã hội: góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, cung cấp cho thị trường một số lượng hàng hoá, nhất là hàng tiêu dùng có chất lượng tương đối với giá rẻ, tạo việc làm, tăng năng suất lao động và có những đóng góp cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh những mặt tích cực, các dự án này cũng có những hạn chế nhất định như: công nghệ lạc hậu, thời gian đầu tư ngắn, vốn đầu tư nhỏ, gây ô nhiễm môi trường,. Trên cơ sở đánh giá về những hiệu quả và hạn chế của các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc như trên, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc đổ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để hạn chế những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội Việt Nam, chúng ta cần phải thấm định kĩ về những tác động của các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc nói riêng và của các nước khác nói chung đối với nền sản xuất trong nước, đối với môi trường sinh thái và quy định cụ thế về trình độ công nghệ trước khi cấp phép.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc Việt Nam từ 2001 đến 2006: Hiệu quả và hạn chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdau_tu_truc_tiep_cua_trung_quoc_viet_nam_tu_2001_den_2006_hi.pdf
Tài liệu liên quan