Đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Đài Loan

Một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam Một là, nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Đài Loan để có thể kết nối và đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng sang thị trường tiềm năng này nhằm tận dụng cơ hội và lợi thế hiện tại hơn so với Thái Lan. Hai là, doanh nghiệp cần lưu ý rằng giá cả xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan đang tăng lên và của Việt Nam đang thấp hơn so với Thái Lan. Do đó, Thái Lan có thể nhập khẩu từ Việt Nam và tái xuất khẩu sang Đài Loan và các thị trường khác. Với kinh nghiệm và năng lực tốt trong hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan, cách thức này sẽ làm phương hại đến hoạt động xuất khẩu và giảm thị phần xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường tiềm năng. Giá cả và chất lượng đang là một yếu tố cạnh tranh cao của sầu riêng Việt Nam so với Thái Lan tại thị trường Đài Loan. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan trong xây dựng quy hoạch, chiến lược trồng và phân loại sầu riêng nhằm nâng cao chất lượng và thương hiệu sầu riêng trong nước. Các hộ nông dân cần tăng cường quy mô trồng, áp dụng các biện pháp và tiêu chuẩn trồng sầu riêng tiên tiến nhất, cải thiện hệ thống phân phối và logistics để vừa đảm bảo nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu và rào cản từ thị trường mà giá cả lại vẫn có thể cạnh tranh được với đối thủ của mình trên thị trường quốc tế. Chất lượng, quy trình và kĩ thuật trồng sầu riêng, phân loại sầu riêng theo các mức độ yêu cầu khắt khe của các thị trường là một bài học quan trọng từ Thái Lan có thể giúp sầu riêng Việt Nam vượt qua các hàng rào phi thuế quan tại các thị trường khó tính, trong đó có Đài Loan. Nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sầu riêng, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sầu riêng nhằm tránh phụ thuộc vào một hoặc một số thị trường truyền thống và trọng yếu. Bên cạnh đó, chất lượng, giá cả và thương hiệu là ba yếu tố quan trọng khác Việt Nam cần đảm bảo và duy trì nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh và có thể gia tăng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đặc biệt là thị trường Đài Loan.

pdf16 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Đài Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Trang chủ của tạp chí: Đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Đài Loan Promoting exports of Vietnamese durian to Taiwan Nguyễn Thu Hằng1 Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Đào Thị Khánh Linh Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận: 27/03/2020; Ngày hoàn thành biên tập: 25/05/2020; Ngày duyệt đăng: 28/05/2020 Tóm tắt Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong bài viết để đánh giá thực trạng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam tại thị trường Đài Loan. Nghiên cứu chỉ ra rằng, kim ngạch, sản lượng và giá cả xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ tại thị trường Đài Loan, tuy nhiên, kết quả vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này. Năng lực xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang gia tăng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Việt Nam không bị bất lợi thế về thuế quan so với các đối thủ cạnh tranh tại Đài Loan. Tuy nhiên, các quy định kiểm dịch động thực vật và tiêu chuẩn kĩ thuật chính là rào cản thương mại lớn nhất đối với sầu riêng của Việt Nam tại thị trường Đài Loan. Từ khóa: Xuất khẩu, Sầu riêng, Việt Nam, Đài Loan Abstract Qualitative research methods are used in this paper to assess the export situation and export competitiveness of Vietnamese fresh durian in the Taiwan market. The research study indicates that Vietnam's fresh durian export, output, and price are rising significantly in the Taiwan market, but have not reached the market’s full potential. Although Vietnam’s export capacity is increasing in Taiwan, there is a huge gap between Vietnam and the competing countries. Vietnam does not face any disadvantages regarding tariffs as other competitors, however, sanitary and phytosanitary measures and technical barriers to trade regulations are the most difficult challenges for exporting Vietnamese fresh durian in the Taiwan market. Keywords: Export, Fresh durian, Vietnam, Taiwan 1 Tác giả liên hệ: hang.nguyen.ftu@gmail.com Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 128 (5/2020), 131-146 ISSN 2615-9848 TẠP CHÍ QUẢN LÝ và KINH TẾ QUỐC TẾ 131Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế 1. Lời mở đầu Theo Báo cáo từ Cục Trồng trọt (2018), tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD năm 2018, tăng trên 47,3% so với năm 2017, trong đó, ước tính các sản phẩm từ quả chiếm trên 80% tổng giá trị. Hiện nay, các loại quả xuất khẩu chủ yếu là thanh long, chuối, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt và sầu riêng. Những năm gần đây, sầu riêng trở thành nông sản có giá trị đặc biệt cao, với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh từ 608 nghìn USD năm 2013 lên 266 triệu USD năm 2018 đã giúp nâng cao giá trị kinh tế, từ đó cải thiện đời sống cho người dân ở các vùng sản xuất và tăng dự trữ nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế. Trademap (2019) cho thấy trong giai đoạn 2013 - 2018, Việt Nam liên tục lọt vào Danh sách 3 nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới, đứng sau Thái Lan và Hồng Kông. Năm 2018, Việt Nam chiếm 16,9% tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 266 triệu USD. Bên cạnh đó, sầu riêng của Việt Nam đã xuất khẩu sang một số thị trường lớn trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan và đạt giá trị cao, cũng như mức tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Trong năm này, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu sầu riêng trọng điểm và lớn nhất, chiếm 96,9% tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa đồng ý cho phép Việt Nam xuất khẩu sầu riêng chính ngạch vào thị trường này, đồng thời, Chính phủ quốc gia này đang triển khai các chính sách quản lý ngày càng siết chặt nhập khẩu theo đường tiểu ngạch. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn sang thị trường Trung Quốc. Vì vậy, nếu phụ thuộc quá lớn vào một thị trường đầy rủi ro như Trung Quốc, thì đây là một vấn đề đáng quan ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân trồng sầu riêng trong nước. Do đó, hiện nay, Chính phủ Việt Nam cần tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới để giảm sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Đài Loan là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam, trong đó, sầu riêng là một trong những mặt hàng có tiềm năng lớn khi xuất khẩu sang thị trường phát triển này. Theo Trademap (2019), Đài Loan là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu sầu riêng lớn thứ 5 trên thế giới. Bên cạnh đó, Đài Loan là một trong những nước tiêu thụ và nhập khẩu sầu riêng với khối lượng lớn trên thế giới, trung bình từ 7 đến 13 nghìn tấn mỗi năm. Đài Loan đứng thứ 4 trong danh sách thị trường xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam năm 2018. Điều đó cho thấy tiềm năng của thị trường Đài Loan đối với mặt hàng sầu riêng của Việt Nam. Trong các nước xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Đài Loan, Thái Lan đang là đối thủ lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu của Đài Loan đối với sầu riêng của Việt Nam chỉ bằng 3,2% so với sầu riêng từ Thái Lan trong năm 2018 (Trademap, 2019). Điều đó cho thấy, sầu riêng Thái Lan đang gần như chiếm lĩnh thị trường Đài Loan, còn thị phần của sầu riêng Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Do vậy, phân tích thực trạng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Đài Loan là rất cần thiết, từ đó đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. 132 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay, nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu sầu riêng nói chung và của Việt Nam sang thị trường Đài Loan nói riêng còn hạn chế. Đoàn (2012) nghiên cứu định tính về thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan và kết luận rằng sản phẩm này rất có tiềm năng xuất khẩu, nhưng Việt Nam chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nó. Nghiên cứu mới mô tả và phân tích thực trạng xuất khẩu nói chung, mà chưa đề xuất được các giải pháp cụ thể, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu sầu riêng. Bên cạnh đó, Vũ (2009) đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng để đi đến kết luận rằng mặc dù còn một số tồn tại, nhưng sầu riêng là sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân và tại tỉnh Tiền Giang đã phát triển hệ thống marketing sầu riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa tập trung vào hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam. Năm 2014, Phan (2014) đã triển khai nghiên cứu định lượng để đánh giá ưu và nhược điểm của từng thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng sầu riêng và phát hiện ra một số xu hướng tiêu dùng đối với sản phẩm sầu riêng, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sầu riêng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nghiên cứu chưa khai thác yếu tố tiêu thụ và xuất khẩu ở nước ngoài kết hợp với xem xét các quy định về thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu. Tóm lại, hiện nay, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan chưa đánh giá đầy đủ hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ trả lời ba câu hỏi sau đây: (i) Thực trạng về xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Đài Loan như thế nào?; (ii) Năng lực cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh?; (iii) Sầu riêng của Việt Nam gặp những rào cản thương mại nào khi tiếp cận thị trường Đài Loan? 3.2 Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết, các tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp và phân tích để đánh giá thực trạng xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam sang Đài Loan, bao gồm các vấn đề về kim ngạch, sản lượng, giá cả, rào cản thuế quan và phi thuế quan từ thị trường Đài Loan. Các vấn đề nghiên cứu liên quan sẽ được so sánh với đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam để thấy rõ được thực trạng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng hệ số so sánh biểu hiện RCA (Revealed Comparative Advantage) do Balassa (1965) phát triển để tính toán, đánh giá và so sánh năng lực cạnh tranh và lợi thế xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam và đối thủ cạnh tranh. 133Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Về nguồn số liệu, các tác giả tổng hợp số liệu kim ngạch, khối lượng và giá cả xuất khẩu từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) giai đoạn 2015 - 2019. Ngoài ra, trong nghiên cứu còn có thông tin thứ cấp khác từ các nguồn trên internet và các công trình khác. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Thực trạng xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam sang Đài Loan 4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam vào thị trường Đài Loan đang gia tăng mạnh mẽ với mức trung bình là 680% trong giai đoạn 2015 - 2019 (Trademap, 2019). Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 tăng lên đáng kể so với năm 2018, đạt 9.491 nghìn USD và cao hơn 25 lần so với kim ngạch xuất khẩu năm 2018. So với nhu cầu nhập khẩu sầu riêng của Đài Loan, nếu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan mới chỉ chiếm 3% so với tổng kim ngạch nhập khẩu sầu riêng của Đài Loan, thì đến năm 2019, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan đã chiếm đến 44,65% tổng kim ngạch nhập khẩu sầu riêng của nước này trong năm 2019. Điều đó cho thấy tăng trưởng vượt bậc về giá trị xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan giai đoạn 2015 - 2019 Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ Trademap (2015 - 2019) Hiện nay, Thái Lan đang là đối thủ cạnh tranh duy nhất và lớn nhất của Việt Nam ở thị trường sầu riêng Đài Loan. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan thấp hơn nhiều so Thái Lan, tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu sầu riêng của Đài Loan từ Thái Lan đang trên đà suy giảm, còn từ Việt Nam lại có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2015 - 2019, cụ thể tổng hợp trong Bảng 1. 134 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam và Thái Lan vào thị trường Đài Loan giai đoạn 2015 - 2019 Đơn vị: nghìn USD Nước xuất khẩu 2015 2016 2017 2018 2019 Thái Lan 12.471 13.013 14.412 11.908 11.761 Việt Nam 66 193 130 385 9.491 Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ Trademap (2020a) Đặc biệt, năm 2019 ghi nhận tốc độ tăng trưởng đột phá về xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan do nhu cầu nhập khẩu sầu riêng của thị trường này năm 2019 tăng 62% so với năm 2018. Tuy nhiên, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này của Đài Loan từ thị trường Thái Lan lại giảm nhẹ, nhưng nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam lại gia tăng (Trademap, 2020). Đây cũng là một dấu hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu sẩu riêng của Việt Nam. 4.1.2 Khối lượng xuất khẩu Khối lượng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan có xu hướng biến động liên tục cùng chiều với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan tăng mạnh trong giai đoạn 2015 - 2019. Năm 2019, khối lượng xuất khẩu đạt 5264 tấn, cao gấp 21 lần so với năm 2018, chiếm 46% tổng nhu cầu khối lượng nhập khẩu sầu riêng của Đài Loan (Xem chi tiết Bảng 2). Bảng 2. Khối lượng nhập khẩu sầu riêng của Đài Loan từ Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2015 - 2019 Đơn vị: tấn Nước xuất khẩu 2015 2016 2017 2018 2019 Thái Lan 10.308 8.507 8.520 7.047 6.113 Việt Nam 51 112 79 250 5,264 Nguồn: Tổng hợp của các tác giả Trong khi khối lượng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan ngày càng gia tăng, thì khối lượng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan ngày càng giảm liên tục (Bảng 2). Mặc dù khối lượng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan vào thị trường Đài Loan giảm, nhưng vẫn lớn hơn so với Việt Nam. Sự cạnh tranh của đối thủ lớn như Thái Lan đặt ra một bài toán không hề nhỏ về chiến lược sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cho ngành trái cây Việt Nam. 135Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế 4.1.3 Giá cả Giá xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Đài Loan có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2014 - 2019. Năm 2019, giá xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 1,8 nghìn USD/tấn, tăng 17% so với năm 2018 và tăng 39% so với năm 2014. Như vậy, đây là dấu hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân trồng sầu riêng ở Việt Nam, bởi vì, tăng giá mà vẫn gia tăng được khối lượng xuất khẩu, chứng tỏ chất lượng sầu riêng của Việt Nam tăng lên và ngày càng tiếp cận được nhiều khách hàng tại thị trường Đài Loan. Biểu đồ 2. Giá xuất khẩu trung bình của sầu riêng Việt Nam và Thái Lan sang Đài Loan giai đoạn 2015 - 2019 Nguồn: Tổng hợp của các tác giả So sánh với đối thủ cạnh tranh, từ năm 2015 - 2017, giá xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam cao hơn so với Thái Lan. Trong năm 2016, giá xuất khẩu bình quân sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan là 1,72 nghìn USD/tấn, còn của Thái Lan là 1,53 nghìn USD/tấn. Đây có thể là lý do trong giai đoạn này, kim ngạch và khối lượng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan. Như vậy, trong giai đoạn này, Việt Nam không thể cạnh tranh với Thái Lan về giá xuất khẩu sầu riêng. Tuy nhiên, từ năm 2017 - 2019, giá xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan lại tăng cao hơn so với giá xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam. Năm 2017, giá sầu riêng của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu giảm do tình hình thời tiết trong nước không thuận lợi dẫn đến lượng cung giảm và chất lượng sầu riêng cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong năm này giảm đi đáng kể, nhưng vẫn duy trì ở mức giá tương đối. Đến 2018, diện tích sầu riêng của Việt Nam tăng lên khiến sản lượng tăng dần và nguồn cung ngày càng mạnh mẽ. Lúc này, khả năng dẫn đến dư thừa cung đã kéo theo giá thành giảm nhẹ, xuống còn 1,54 nghìn USD/tấn. Năm 2019, giá xuất khẩu bình quân sầu riêng của Việt Nam sang Đài Loan là 1,8 nghìn USD/tấn, còn của Thái Lan là 1,92 nghìn USD/tấn. Điều này cũng là một dấu hiệu tốt cho Việt Nam khi giá xuất khẩu đang ngày càng gia tăng, nhưng vẫn thấp hơn so với 136 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế giá của đối thủ cạnh tranh. Đây là tiền đề để Việt Nam có thể vừa tăng cường khối lượng, chất lượng và giá cả xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo mức độ lợi thế cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. Biểu đồ 2 cho thấy giá sầu riêng của Thái Lan bắt đầu cao hơn đáng kể so với giá của Việt Nam kể từ 2017, nguyên nhân là người tiêu dùng Đài Loan đã quen thuộc với hương vị của sầu riêng Monthong Thái Lan. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu thuộc một trường Đại học ở Thái Lan đã phát triển một quy trình bọc sầu riêng mới, nhằm giải quyết tình trạng nứt vỏ trong quá trình vận chuyển và duy trì độ tươi ngon của trái khi được bày bán trên thị trường, từ đó đã đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan, đồng thời giá thành sầu riêng cũng tăng lên. Giai đoạn 2017 - 2019, giá sầu riêng của Thái Lan xuất khẩu sang thị trường Đài Loan có khoảng cách rõ rệt so với giá sầu riêng của Việt Nam tại thị trường này. Điều này cho thấy Thái Lan không những thành công trong xuất khẩu những quả sầu riêng có chất lượng tốt, mà còn phát triển rất thành công thương hiệu vua trái cây của mình để luôn giữ thế chủ động trên thị trường. Việt Nam có thể học hỏi Thái Lan trong nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và xây dựng thương hiệu để gia tăng chất lượng và giá cả xuất khẩu. 4.2 Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam Để đánh giá năng lực cạnh tranh sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, tác giả sử dụng hệ số so sánh biểu hiện RCA để so sánh với đối thủ cạnh tranh Thái Lan trên thị trường này. Balassa (1965) đã phát triển Hệ số so sánh biểu hiện RCA (Revealed Comparative Advantage) vào năm 1965. Bảng 3. Hệ số RCA mặt hàng sầu riêng Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2018 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Hệ số RCA 0,2094 0,3882 3,3767 9,368 19,7041 13,3757 5,264 Nguồn: Tính toán của các tác giả Dựa vào Bảng 3, có thể thấy hệ số RCA của sầu riêng Việt Nam không ngừng gia tăng qua các năm, đánh dấu sự tăng trưởng đột phá về năng lực cạnh tranh của mặt hàng sầu riêng Việt Nam. Giai đoạn 2013 - 2014, Việt Nam không có lợi thế so sánh (RCA < 1) đối với mặt hàng sầu riêng vì giá trị xuất khẩu mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,14% trong tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng của thế giới và 0,0004% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, giai đoạn 2013 - 2014, sầu riêng của Việt Nam không có năng lực cạnh tranh trên thế giới. Chỉ sau 2 năm, hệ số RCA đã đạt mức 3,37 giúp nâng tầm vị thế sầu riêng Việt lên thành sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao (RCA > 2,5) và chứng minh sầu riêng Việt Nam rất có năng lực cạnh tranh vào năm 2015. Thời kỳ vàng của sầu riêng Việt Nam còn kéo dài sang giai đoạn 2016 - 2017, chứng kiến hệ số RCA tăng lên đáng kể, lên tới 19,7. Tuy nhiên, năm 2018 năng lực cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam đã giảm nhẹ, nhưng vẫn duy trì ở mức rất cao. Nguyên nhân của sự sụt giảm do thị trường tiêu thụ lớn nhất của sầu riêng Việt Nam là Trung Quốc bắt đầu siết 137Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế chặt nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch, yêu cầu khắt khe hơn trong việc đáp ứng các quy định về an toàn nguyên liệu thực phẩm và kiểm dịch thực vật của Trung Quốc. Điều này đã khiến khối lượng xuất khẩu sầu riêng đi xuống, kéo theo sự giảm sút của tổng giá trị xuất khẩu sầu riêng Việt Nam trong năm 2018. Nhìn chung, chỉ số RCA mặt hàng sầu riêng Việt Nam những năm trở lại đây đều lớn hơn 2,5 và điều này cho thấy rằng sầu riêng Việt Nam là một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao. Tuy nhiên, việc dao động nhanh chóng về chỉ số này cho thấy sầu riêng Việt Nam vẫn chưa có khả năng đứng vững trước biến động của thị trường, đặc biệt là nếu vẫn tiếp tục phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Năm 2018, so sánh hệ số RCA mặt hàng sầu riêng Việt Nam với đối thủ khác tại Đài Loan là Thái Lan, ta thấy năng lực cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam còn hạn chế hơn nhiều so với Thái Lan. Trong khi năng lực cạnh của Việt Nam ngày càng tăng thì Thái Lan có xu hướng giảm. Biều đồ 3. Hệ số RCA mặt hàng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào số liệu từ Trademap (2020a) Hệ số RCA của Việt Nam ngày càng tăng vì sản lượng xuất khẩu sầu riêng sang các thị trường tăng mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan. Đồng thời, chất lượng sầu riêng Việt Nam đang dần được cải thiện vì Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu và người dân đã chú trọng hơn vào khâu trồng trọt và chăm sóc theo các quy định thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Mặc dù quy mô áp dụng còn nhỏ, nhưng năng suất và chất lượng trái sầu riêng cao hơn, tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng và nâng cao giá trị kinh tế của mặt hàng sầu riêng. Hiện nay, Nhà nước đã chứng nhận chỉ dẫn địa lý “sầu riêng Cái Mơn”, nhãn hiệu sầu riêng tập thể “sầu riêng Đạ Huoai” đối với sầu riêng có chất lượng cao được sản xuất tại các vùng sản xuất tốt, cho thấy Việt Nam đã bước đầu xây dựng thương hiệu cho loại trái cây đầy tiềm năng này. 138 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Trong khi đó, RCA của Thái Lan giảm dần qua các năm và chạm đáy vào năm 2017 với hệ số RCA chỉ đạt 29,2. Mặc dù vậy, hệ số RCA thấp nhất của Thái Lan vẫn ở mức rất cao, cao hơn 1,5 lần so với mức cao nhất của Việt Nam. Sự giảm sút trong hệ số RCA của sầu riêng Thái Lan năm 2017 là do kim ngach xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc, Hồng Kông và In-đô-nê-xi-a giảm mạnh, đặc biệt là thị trường In-đô-nê-xi-a (Trademap, 2019). Năm 2016, In-đô-nê-xi-a - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn thứ 5 của Thái Lan đã hạn chế nhập khẩu sầu riêng của Thái Lan và chỉ cho phép nước này xuất sầu riêng trong vòng một tháng nhằm bảo vệ sầu riêng trong nước trước nguy cơ bị giảm giá khi sầu riêng Thái Lan thâm nhập vào thị trường này (Báo Thanh niên, 2019). Quy định cấm nhập khẩu sầu riêng Thái Lan của In-đô-nê-xi-a đã phần nào ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan trong năm 2017 và 2018. Sang năm 2018, mặc dù chỉ số RCA của Việt Nam giảm nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh của sầu riêng Thái Lan lại tăng lên 45,7. Như vậy, mặc dù, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên đà gia tăng trong năm 2013 - 2018, tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan. Do đó, việc gia tăng năng lực và lợi thế cạnh tranh sầu riêng của Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Đài Loan nói riêng vẫn là một vấn đề lớn đối với ngành trái cây Việt Nam. 4.3 Các chính sách quản lý nhập khẩu sầu riêng của Đài Loan 4.3.1 Chính sách thuế quan Theo Macmap (2020), Việt Nam và Đài Loan đều là thành viên WTO, nên Đài Loan áp dụng chế độ tối huệ quốc (MFN) đối với sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam và không có hạn chế đặc biệt. Vì vậy, Đài Loan áp dụng thuế suất MFN là 17% đối với thuế quan nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam. Hiện nay, thuế nhập khẩu của Đài Loan đối với sầu riêng từ đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Thái Lan cũng là 17%. Do đó, so với Thái Lan, Việt Nam không có lợi thế hơn và cũng không bị bất lợi thế về thuế nhập khẩu tại thị trường Đài Loan. Tuy nhiên, hiện nay, Đài Loan đang dành thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% đối với sầu riêng nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác như New Zealand, Singapore, Nicaragua, Panama. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam có thể đàm phán với Đài Loan nhằm được hưởng thuế suất ưu đãi 0% trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng đang áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với một số nông sản nhập khẩu từ Việt Nam để bảo vệ nền sản xuất trong nước như lê Đông Phương, chuối tiêu, xoài, bưởi, nhung hươu, dừa, dứa, Hiện nay, sầu riêng là loại trái cây có múi Đài Loan chưa có khả năng trồng trọt, cho nên, không có tên trong danh sách bị áp dụng hạn ngạch thuế quan của Đài Loan. 4.3.2 Các biện pháp phi thuế quan Bên cạnh chính sách thuế quan, Chính phủ Đài Loan ngày càng áp dụng chặt chẽ các biện pháp phi thuế quan về kỹ thuật và phi kỹ thuật và trở thành rào cản lớn đối với nông sản của các quốc gia xuất khẩu vào thị trường này. 139Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế 4.3.2.1 Các biện pháp kỹ thuật Biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure - SPS) Quy định về kiểm dịch thực vật. Chính phủ Đài Loan quy định chặt chẽ về nhập khẩu trái cây phải tuân thủ nghiêm ngặt “Luật kiểm dịch phòng dịch thực vật Đài Loan” của Cục Kiểm dịch phòng dịch động thực vật Đài Loan (BAPHIQ) và “Quy định kiểm dịch đối với thực vật hoặc sản phẩm thực vật nhập khẩu” của Tổng cục Quản lý thực phẩm dược phẩm Đài Loan (TFDA). “Luật kiểm dịch phòng dịch thực vật” quy định sinh vật có hại; thiên địch dùng để phòng trị sinh vật có hại, sinh vật kháng thể; đất; thực vật, sản phẩm thực vật có kèm thổ nhưỡng; bao bì, vật đựng của các vật phẩm nêu trên nếu chưa được Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan cấp phép nhập khẩu sẽ bị cấm nhập khẩu. Những mặt hàng thuộc danh mục vật kiểm dịch sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước xuất khẩu cấp. Trường hợp giấy chứng nhận kiểm dịch không phù hợp thì cơ quan kiểm dịch linh động áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý như gia hạn bổ sung giấy chứng nhận kiểm dịch, tiến hành xử lý kiểm dịch; trả lại hoặc tiêu hủy. Nếu kết quả kiểm dịch đối với các vật kiểm dịch và các vật phẩm bị cấm nhập khẩu không đạt yêu cầu, thì doanh nghiệp không được phép xin kiểm dịch lại (AIT Taipei AGR và ATO, 2019). “Quy định kiểm dịch đối với thực vật hoặc sản phẩm thực vật nhập khẩu” liệt kê các giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục kiểm dịch cho một lô hàng nhập khẩu, gồm có: (1) Đơn yêu cầu kiểm dịch; (2) Tờ khai thông tin sản phẩm; (3) Bản sao đơn đăng ký khai báo nhập khẩu; (4) Các giấy chứng nhận cần thiết khác theo yêu cầu của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan và Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan. Ngoài ra, bản Quy định cũng nhấn mạnh về các sản phẩm có vật kiểm dịch có sức sinh sôi chưa từng nhập khẩu từ các nuớc, khu vực hoặc các sản phẩm đã quá 5 năm không nhập khẩu, thì cần cung cấp tư liệu liên quan phục vụ công tác đánh giá rủi ro, sau khi đuợc cơ quan kiểm dịch thực vật cho phép mới đuợc nhập khẩu. Điều 8 của Quy định cũng đưa ra 5 phương pháp để tiến hành kiểm tra một lô hàng sầu riêng nói riêng và các lô hàng thực phẩm nhập khẩu nói chung nhằm đảm bảo tính chính xác trong kiểm nghiệm: (1) Kiểm tra chi tiết từng đợt; (2) Kiểm tra lô được chọn ngẫu nhiên; (3) Xác minh hàng loạt; (4) Kiểm tra giấy chứng nhận; và (5) Giám sát kiểm tra. Sầu riêng tươi Việt Nam là một trong 3 loại quả có tên trong “Danh mục các thực vật xuất xứ Việt Nam được phép nhập khẩu vào Đài Loan”. Trước khi các thực vật hoặc sản phẩm thực vật trong Danh mục này nhập khẩu vào Ðài Loan, thì doanh nghiệp phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp để xin kiểm nghiệm với cơ quan kiểm dịch Ðài Loan. Ngoài ra, do Việt Nam là vùng phát sinh các sinh vật có hại như Phthorimaea operculella, Rhizoglyphus echinopsis, nên các sản phẩm thực vật trong Danh mục nêu trên nếu có các sinh vật có hại này, thì trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Việt Nam cấp phải có ghi chú các điều kiện kiểm dịch liên quan, đồng thời qua kiểm dịch tại chỗ đạt yêu cầu mới đuợc nhập khẩu. 140 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Quy định về an toàn thực phẩm. Luật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm quy định các loại trái cây chưa chín mà có khả năng gây hại cho sức khỏe con người; các loại thực phẩm bị thối và hư hại, có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá dung sai cho phép, chứa phụ gia thực phẩm không được cơ quan có thẩm quyền trung ương phê duyệt và các sản phẩm chưa bao giờ được cung cấp cho người tiêu dùng mà được chứng minh là vô hại đối với sức khỏe con người sẽ không được phép nhập khẩu vào Đài Loan. Ngoài ra, để thuận tiện cho truy xuất hoặc đề phòng các vụ việc về an toàn vệ sinh thực phẩm phát sinh, khi cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể yêu cầu doanh nghiệp thực phẩm, doanh nghiệp phi thực phẩm hoặc người đại lý cung cấp các ghi chép liên quan, các văn bản, hồ sơ điện tử và kho tư liệu về sản phẩm nhập khẩu. Quy định về dư lượng thuốc trừ sâu. Đài Loan là quốc gia rất khắt khe trong đảm bảo đúng giới hạn thuốc bảo vệ thực vật trên trái cây và rau quả tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng trong nước. Các thanh tra viên của Cơ quan quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan (TFDA) chịu sự kiểm tra và thử nghiệm về thuốc trừ sâu, thuốc thú y và các chất gây ô nhiễm khác như kim loại nặng có trong sản phẩm trái cây, rau, thịt và các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu tại cảng nhập. Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan là cơ quan có thẩm quyền chịu toàn bộ trách nhiệm thiết lập và ban hành giới hạn dư lượng tối đa về thuốc bảo vệ thực vật (Maximum residue limit - MRL) tại Đài Loan thông qua “Quy định về Giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm”, liệt kê dung sai dư lượng thuốc BVTV cho phép trong trái cây và rau quả. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn thuốc trừ sâu của Đài Loan sẽ dẫn đến thu hồi và từ chối các sản phẩm. Ở Việt Nam, bệnh Sâu đục thân hại sầu riêng là một trong những bệnh hại cây trồng đáng sợ nhất, chúng tấn công và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sầu riêng. Vì vậy, nông dân cần được hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV có chứa Chlorpyrifos, Alpha-Cypermethrin (Cypermethrin) để trị bệnh này. Tại “Quy định về Giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm” của Đài Loan quy định về dư lượng tối đa với các chất hóa học được sử dụng bên trên như sau (Bureau of Animal and Plant Health Inspection and Quarantine, 2018): Bảng 4. Dư lượng tối đa thuốc BVTV một số hóa chất đối với sầu riêng theo quy định của Đài Loan Tên hóa chất Dư lượng tối đa (mg/kg) Cypermethrin 1 Chlorpyrifos 0,5 Nguồn: Bureau of Animal and Plant Health Inspection and Quarantine, 2019 Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) Quy định về bao gói và nhãn mác. “Luật Nhãn hiệu hàng hóa Đài Loan” quy định tất cả các sản phẩm thực phẩm đóng gói phải mang (1) Nhãn chung và (2) Nhãn dinh dưỡng. Cả hai nhãn phải ghi bằng chữ Trung Quốc truyền thống. Nhãn tiếng Trung có thể đi kèm với 141Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế nhãn tiếng Anh, nhưng điều này không bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu. Sầu riêng thuộc nhóm trái cây tươi nên theo quy định được miễn ghi nhãn dinh dưỡng bắt buộc. Hàng hóa nhập khẩu được bán tại thị trường Đài Loan phải được dán nhãn thông tin sản phẩm bao gồm tên của chính hàng hóa đó; tên, số điện thoại và địa chỉ của nhà sản xuất; nơi xuất xứ của hàng hóa và tên, số điện thoại và địa chỉ của nhà nhập khẩu. Thông tin liên lạc của các công ty hoặc địa điểm nước ngoài không bắt buộc phải viết bằng tiếng Trung Quốc. Nhãn sản phẩm cũng phải bao gồm nội dung hoặc thành phần của hàng hóa; thành phần chính, nguyên vật liệu cấu thành; và trọng lượng tịnh, khối lượng hoặc số lượng và kích thước của sản phẩm. Các nội dung của thông tin trên dán nhãn phải được dán nhãn bằng tiếng Trung Quốc (Food and Drug Administration, Department of Health, 2015). 4.3.2.2 Các biện pháp phi kỹ thuật Biện pháp phòng vệ đặc biệt (Special safeguards - SSG) Macmap (2020) và Bureau of Animal and Plant Health Inspection and Quarantine (2018) cập nhật Đài Loan sử dụng Biện pháp phòng vệ đặc biệt (Special safeguards - SSG) - biện pháp trưng thu thêm thuế quan đối với phần vượt mức mà Đài Loan hiện đang cho phép nhập khẩu đối với các nông sản nhạy cảm có xuất xứ từ Việt Nam. Khi lượng nhập khẩu những nông sản như lạc, lê Đông Phương, đường, tỏi, cau, sữa dạng lỏng, đậu đỏ, lũy kế vượt quá số lượng cơ bản đã quy định, hoặc khi giá nhập khẩu thấp hơn giá cơ bản đã quy định thì sẽ bị đánh thuế ngoài hạn ngạch. Trong các mặt hàng trên, sầu riêng Việt Nam không nằm trong danh sách được liệt kê. Quy tắc xuất xứ Thủ tục và hồ sơ nhập khẩu sầu riêng vào thị trường Đài Loan bao gồm những giấy tờ cơ bản để nhập khẩu hàng hóa. Bộ hồ sơ xuất trình khi nhập khẩu bao gồm chứng từ hàng hóa và chứng từ thương mại, chi tiết như sau: Hoá đơn thương mại; Vận đơn đường biển; Phiếu đóng gói; Tờ khai nhập khẩu; Các chứng từ bảo hiểm; Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) form B. Đài Loan yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số mặt hàng được chỉ định như xe hơi, các sản phẩm từ rượu và thuốc lá và một số sản phẩm nông sản. Xuất xứ của hàng hóa nước ngoài xuất khẩu vào Đài Loan được xác định là xuất xứ của nước ngoài khi có một trong những văn bản sau có ghi tên nước đó: (1) C/O do nước xuất xứ cấp; (2) Copy giấy khai báo nhập khẩu; và (3) Các giấy tờ chứng nhận nhập khẩu liên quan khác do Cục Thương mại quy định. Như vậy, hiện nay, về quy định thuế quan áp dụng của Đài Loan, Việt Nam không bị bất lợi thế so với đối thủ cạnh tranh là Thái Lan với mức thuế quan áp dụng chung đều là 17%. Đối với các quy định/biện pháp phi thuế quan, sầu riêng Việt Nam đang phải đối mặt với nhóm biện pháp kĩ thuật (SPS và TBT) rất khắt khe nhằm đáp ứng được chất lượng và tiêu chuẩn để có thể nhập khẩu được vào thị trường Đài Loan. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gia tăng trên toàn cầu, nhu cầu nhập khẩu của thế giới nói chung và của 142 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Đài Loan nói riêng sẽ giảm xuống, đồng thời, các rào cản kĩ thuật cũng sẽ tăng lên. Đây là một thách thức rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong những năm tới đây. 4.4 Kinh nghiệm của Thái Lan và gợi ý chính sách đối với Việt Nam 4.4.1 Một số thành tựu và hạn chế Thứ nhất, kim ngạch và khối lượng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam vào thị trường Đài Loan có xu hướng tăng dần trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, so với đối thủ cạnh tranh là Thái Lan, kim ngạch, khối lượng và giá cả xuất khẩu sang thị trường Đài Loan đang thấp hơn rất nhiều. Do đó, một thách thức lớn đối với Việt Nam là chiếm lĩnh được thị trường Đài Loan trước đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, giá cả xuất khẩu sầu riêng bình quân của Việt Nam sang Đài Loan đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên, giá xuất khẩu vẫn thấp hơn giá cả của đối thủ cạnh tranh. Đây là một dấu hiệu tích cực đối với Việt Nam, bởi vì, trong thời gian qua, giá tăng nhưng khối lượng xuất khẩu không giảm, mà còn tăng lên. Trong khi đó, giá xuất khẩu của Thái Lan tăng lên, nhưng khối lượng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Đài Loan lại giảm xuống. Như vậy, từ trước đến nay, Thái Lan chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu sầu riêng sang Đài Loan bằng giá, còn hiện nay, Việt Nam đang khẳng định được vị thế xuất khẩu ở thị trường này bằng cả chất lượng và giá cả. Thứ ba, Việt Nam đang đạt được lợi thế cạnh tranh xuất khẩu sầu riêng ở mức rất cao. Năng lực cạnh tranh và lợi thế xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang ngày càng gia tăng, tuy nhiên, vẫn thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan. Ngoài ra, thực tế Việt Nam sẽ tiềm ẩn rủi ro suy giảm lợi thế cạnh tranh xuất khẩu sầu riêng nếu vẫn tiếp tục tập trung vào một số thị trường truyền thống. Thứ tư, Việt Nam không bị bất lợi thế về thuế quan so với các đố thủ cạnh tranh xuất khẩu sầu riêng tại Đài Loan. Tuy nhiên, các quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS) và tiêu chuẩn kĩ thuật (TBT) là rào cản thương mại lớn nhất đối với sầu riêng tại thị trường Đài Loan. Đặc biệt, trong bối cảnh Đài Loan và thế giới đang phải đối mặt với Covid -19 và giai đoạn sau này, các quốc gia sẽ có xu hướng gia tăng bảo hộ bằng tăng cường các hàng rào phi thuế quan. 4.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan tại thị trường Đài Loan Sầu riêng của Thái Lan luôn giữ vững vị thế số một trong thị trường sầu riêng thế giới về chất lượng và số lượng. Là quốc gia cung ứng sầu riêng lớn nhất cho các thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã minh chứng cho chất lượng sản phẩm đạt chuẩn của nước này. Sầu riêng Thái Lan được phân loại thành 4 loại: Loại đặc biệt - sầu riêng có chất lượng cao, yêu cầu trọng lượng lên đến 4 ki-lô-gam, hình thức bên ngoài đẹp và thường được xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan; loại AB - sầu riêng có chất lượng tốt và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thường được xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường không quá khắt khe về chất lượng; loại C - sầu riêng có chất lượng thấp hơn, xuất 143Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế khẩu sang In-đô-nê-xi-a khi nước này vào trái vụ; và loại cuối cùng - sầu riêng không đạt tiêu chuẩn, thường được vận chuyển đến các nhà máy để tiếp tục chế biến hoặc bán cho các nước láng giềng hoặc tại thị trường nội địa của Thái Lan. Để được phép xuất khẩu, sầu riêng Thái Lan phải tuân thủ ít nhất hai tiêu chuẩn cơ bản: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm (Good Manufacturing Practices - GMP). Dựa theo các quy định của Thái Lan, để xuất khẩu sầu riêng tươi, nông dân cần tuân thủ tiêu chuẩn GAP. Cục Khuyến nông Thái Lan là cơ quan quản lý có trách nhiệm tăng cường kiến thức và đánh giá thực hành cơ bản từ các hộ nông dân trồng sầu riêng, sau đó, họ sẽ liệt kê những nông dân được phê duyệt và gửi danh sách đó cho Bộ Nông nghiệp để chứng nhận GAP. Ngoài ra, nông dân Thái Lan có thể liên hệ với Sở Nông nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động đánh giá nuôi trồng và thủ tục để có được chứng nhận phê duyệt. Đối với những loại trái cây có mùa vụ dài như sầu riêng, chứng nhận GAP sẽ có hiệu lực trong ba năm, sau đó phải làm mới chứng nhận. Đối với GMP, tiêu chuẩn dành cho các nhà máy chế biến và đóng gói hoạt động trong việc xuất khẩu trái cây, nằm trong kiểm soát của Bộ Nông nghiệp Thái Lan. Để đáp ứng được tiêu chuẩn GMP, các nhà máy chế biến và đóng gói chỉ chấp nhận sầu riêng từ các trang trại được chứng nhận GAP trước khi tiến hành các bước tiếp theo (Wannarat & Nattapon, 2018). Có thể thấy, sầu riêng Thái Lan được phép xuất khẩu ra nước ngoài và vào thị trường Đài Loan, các cơ quan quản lý nông nghiệp và chất lượng của Thái Lan luôn yêu cầu khắt khe về phân loại, quy hoạch vùng nuôi trồng, quy trình và chất lượng trồng sầu riêng để đảm bảo chất lượng và thương hiệu sầu riêng đáp ứng các yêu cầu về hàng rào phi thuế quan ở các thị trường nước ngoài, trong đó có Đài Loan. 4.4.3 Một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam Một là, nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Đài Loan để có thể kết nối và đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng sang thị trường tiềm năng này nhằm tận dụng cơ hội và lợi thế hiện tại hơn so với Thái Lan. Hai là, doanh nghiệp cần lưu ý rằng giá cả xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan đang tăng lên và của Việt Nam đang thấp hơn so với Thái Lan. Do đó, Thái Lan có thể nhập khẩu từ Việt Nam và tái xuất khẩu sang Đài Loan và các thị trường khác. Với kinh nghiệm và năng lực tốt trong hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan, cách thức này sẽ làm phương hại đến hoạt động xuất khẩu và giảm thị phần xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường tiềm năng. Giá cả và chất lượng đang là một yếu tố cạnh tranh cao của sầu riêng Việt Nam so với Thái Lan tại thị trường Đài Loan. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan trong xây dựng quy hoạch, chiến lược trồng và phân loại sầu riêng nhằm nâng cao chất lượng và thương hiệu sầu riêng trong nước. Các hộ nông dân cần tăng cường quy mô trồng, áp dụng các biện pháp và tiêu chuẩn trồng sầu 144 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế riêng tiên tiến nhất, cải thiện hệ thống phân phối và logistics để vừa đảm bảo nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu và rào cản từ thị trường mà giá cả lại vẫn có thể cạnh tranh được với đối thủ của mình trên thị trường quốc tế. Chất lượng, quy trình và kĩ thuật trồng sầu riêng, phân loại sầu riêng theo các mức độ yêu cầu khắt khe của các thị trường là một bài học quan trọng từ Thái Lan có thể giúp sầu riêng Việt Nam vượt qua các hàng rào phi thuế quan tại các thị trường khó tính, trong đó có Đài Loan. Nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sầu riêng, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sầu riêng nhằm tránh phụ thuộc vào một hoặc một số thị trường truyền thống và trọng yếu. Bên cạnh đó, chất lượng, giá cả và thương hiệu là ba yếu tố quan trọng khác Việt Nam cần đảm bảo và duy trì nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh và có thể gia tăng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đặc biệt là thị trường Đài Loan. 5. Kết luận Năng lực cạnh tranh sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức rất cao và ngày càng gia tăng, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro suy giảm, bởi vì chủ yếu vẫn phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Đài Loan là một thị trường rất tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam. Tại thị trường này, so với đối thủ cạnh tranh, mặc dù quy mô xuất khẩu còn thấp hơn so với Thái Lan, nhưng Việt Nam đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Đài Loan bằng giá cả và chất lượng. Năm 2018 là năm đánh dấu gia tăng vượt trội của giá trị, kim ngạch và giá cả xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong 5 năm gần đây. Đây là một dấu hiệu tích cực và là tiền đề để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nông sản này. Tài liệu tham khảo AIT Taipei AGR và ATO. (2019), Taiwan food and agricultural import regulations and standards report, GAIN Report, United States Department of Agriculture. Balassa, B. (1965), “Trade liberalisation and revealed comparative advantage, wiley online library”, https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/j.1467-9957.1965.tb00050.x, truy cập 20/12/2019. Báo Thanh niên. (2019), “Indonesia hạn chế nhập khẩu sầu riêng Thái Lan”, https://thanhnien.vn/tai- chinh-kinh-doanh/indonesia-han-che-nhap-khau-sau-rieng-thai-lan-695863.html, truy cập ngày 25/12/2019. Bureau of Animal and Plant Health Inspection and Quarantine. (2019), Plant Protection and Quarantine Act, Taipei Bureau of Animal and Plant Health Inspection and Quarantine. Cục Trồng trọt. (2018), “Năm 2018, tăng trưởng nông nghiệp cao nhất trong bảy năm qua”, http:// www.cuctrongtrot.gov.vn/TinTuc/Index/4300, truy cập ngày 22/12/2019. Đoàn, L.M.H. (2012), Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương. 145Số 128 (5/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Food and Drug Administration, Department of Health. (2015), Regulations of inspection of imported foods and related Products, Taipei Food and Drug Administration, Department of Health. Macmap. (2020), “Mac Map - market access map”, https://www.macmap.org/, truy cập ngày 20/3/2020. Phan, T.H.Y. (2014), Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sầu riêng của huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trademap. (2020a), “Trade Map - Trade statistics for international business development”, International Trade Center- ITC, https://www.trademap.org/Country_SelProductCountry. aspx?nvpm= 1%7c704%7c%7c%7c%7c081060%7c%7c%7c6%7c1%7c2%7c2%7c1%7c% 7c2%7c1%7c%7c1, truy cập ngày 01/03/2020. Trademap. (2020b), “Bilateral trade between Viet Nam and Taipei, Chinese in 2019 - Product: 081060 Fresh durians”, International Trade Center ITC, https://www.trademap.org/Bilateral. aspx?nvpm= 1%7c704%7c%7c490%7c%7c081060%7c%7c%7c20%7c1%7c2%7c2%7c1 %7c1%7c1%7c1%7c1%7c1, truy cập ngày 03/03/2020. Võ, M.S. & Đỗ, V.X. (2016), “Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu hàng hóa quốc gia”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 44, tr. 114 - 126. Vũ, T.D. (2009), Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sầu riêng tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Cần Thơ. Wannarat, T. & Nattapon, T. (2018), “Thai export of durian to China”, Impact of Chinas Increasing Demand for Agro Produce on Agricultural Production in the Mekong Region, BRC Research Report Bangkok Research Center, JETRO Bangkok/IDE-JETRO, https://www.ide.go.jp/ library/English/Publish/Download/Brc/pdf/21_05.pdf , truy cập ngày 20/02/ 2020. 146 Số 128 (5/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfday_manh_xuat_khau_sau_rieng_cua_viet_nam_sang_thi_truong_da.pdf
Tài liệu liên quan