Đề án Hoàn thiện quản lý TSCĐ ở Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I

Hao mòn và khấu hao TSCĐ: Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ, có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. - Hao mòn hữu hình: Là loại hao mòn do doanh nghiệp sử dụng và do môi trường. Loại hao mòn này sẽ càng lớn nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hoặc ở trong môi trường có sự ăn mòn hóa học hay điện hóa học. - Hao mòn vô hình: Là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ kỹ thuật, làm cho TSCĐ bị giảm giá hoặc bị lỗi thời. Do TSCĐ bị hao mòn nên trong mỗi chu kỳ sản xuất người ta tính chuyển một lượng giá trị tương đương với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm, khi sản phẩm được tiêu thụ thì bộ phận tiền này được trích lại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất TSCĐ. Công việc đó gọi là khấu hao TSCĐ. Như vậy đối với nhà quản lý tài chính cần phải xem xét tính toán mức khấu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.

doc69 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Hoàn thiện quản lý TSCĐ ở Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24.080.330 37.346.509 7 Điều hòa 18.000 BTU 16.738.060 10.404.796 27.142.856 8 Điều hòa 27.800 BTU 18.617.475 10.385.249 29.002.724 9 Điều hòa National 18.000 BTU 21.000.000 13.600.000 21.000.000 13.600.000 10 Bộ loa và Amply chuyên dụng 16.810.668 4.803.048 21.613.716 Tổng cộng 4.275.866.658 3.095.252.504 2.466.204.394 4.904.914.768 6- Công tác bảo quản TSCĐ của Xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I: Tài sản cố định trong Xí nghiệp thường xuyên được theo dõi, kiểm kê về số lượng, kiểm tra về chất lượng. Việc bảo quản TSCĐ của Xí nghiệp cũng được theo dõi rất sát sao nhằm tránh hư hỏng, mất mát và tránh mọi tác động không tốt do tự nhiên mang đến. Đối với các thiết bị văn phòng không bị tác động bởi tự nhiên cũng thường xuyên được kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa kịp thời. Đối với các thiết bị thi công thì Xí nghiệp giao cho các đội tự bảo quản và có cán bộ giám sát kỹ thuật thường xuyên kiểm tra. Tuy nhiên những thiết bị này do tham gia vào quá trình thi công phân tán... nên việc bảo quản cũng là một vấn đề khó khăn, khó tránh khỏi những thiệt hại ngoài mong muốn. Tài sản cố định là một yếu tố quan trọng để phục vụ việc xây dựng và quản lý. Bất cứ đơn vị, xí nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng có TSCĐ, bảo quản và sử dụng tốt TSCĐ sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc. Tiến độ thi công công trình nhanh hay chậm ngoài nhờ vào sức lực đóng góp của từng cán bộ công nhân viên còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của máy móc hoạt động có hiệu quả hay không. Luôn luôn chú trọng công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế đầu tư đổi mới và thường xuyên đánh giá phân tích TSCĐ trên mọi mặt để TSCĐ có thể hoạt động tốt nhất là mối quan tâm lớn của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Xí nghiệp giao việc lập kế hoạch và theo dõi máy móc thiết bị thi công cho Phòng kế hoạch và Phòng kỹ thuật. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán và theo dõi số liệu trên sổ sách, trích lập khấu hao cho mỗi TSCĐ. Xí nghiệp cũng có kế hoạch sửa chữa và sửa chữa lớn cho TSCĐ theo định kỳ. III- PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN- CÔNG TY ĐIỆN LỰC I: Bất cứ một doanh nghiệp nào khi thành lập cũng phải có một lượng vốn nhất định (vốn chủ sở hữu ) để mua sắm TSCĐ, vật tư, chi trả nhân công, một phần tài sản lưu động để đảm bảo hoạt động kinh doanh... Khi quá trình sản xuất kinh doanh được vận hành, doanh nghiệp sẽ huy động thêm nguồn vốn bằng vay nợ và trích một phần lợi nhuận để lại. Đối với Xí nghiệp Xây lắp Điện nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 chiếm 9,36% tương đương 7,990 triệu đồng trong khi đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng 90,64% tương đương 77,313 triệu đồng. Như thế có thể thấy gánh nặng về nợ vay là khá cao- Từ đó thúc đẩy Xí nghiệp phải sử dụng nguồn vốn và tài sản của mình sao cho có hiệu quả nhất. Để có những kế hoạch hay những quyết định cho hướng sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh số liệu qua từng thời kỳ: Năm trước – năm sau, đầu kỳ – cuối kỳ để có những căn cứ xác đáng trong việc đầu tư, điều chỉnh quy mô sản xuất cho phù hợp với thực tế. Tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ đóng một vai trò hết sức quan trọng. TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của Doanh nghiệp, TSCĐ đặc biệt là máy móc, thiết bị sản xuất đều là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm... Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian, công suất của máy móc thiết bị sản xuất và TSCĐ khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 1- Nguồn thông tin để đánh giá, phân tích TSCĐ trong Xí nghiệp Xây lắp Điện – Công ty Điện lực I. Phân tích TSCĐ trong Xí nghiệp được thực hiện trên 2 mảng đó là: Phân tích chung và phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị. Để có thể phân tích một vấn đề phải có những căn cứ và những thông tin để đánh giá, phân tích. Nguồn số liệu để đánh giá, phân tích ở đây được lấy từ Phòng Tài chính kế toán: Bảng tăng giảm TSCĐ, Bảng trích khấu hao TSCĐ, Sổ tài sản cố định, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Số liệu được so sánh trong 2 năm (2005, 2006 ). Cụ thể sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp Xí nghiệp có biện pháp sử dụng, khai thác triệt để số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và TSCĐ khác. 2- Phân tích chung về TSCĐ trong Xí nghiệp. Phân tích chung về TSCĐ là phân tích TSCĐ trên các mặt tăng, giảm, loại bỏ, đổi mới, tình hình trang bị cho một công nhân, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hao mòn TSCĐ bằng các con số cụ thể. 2.1. Phân tích tình hình biến động TSCĐ: * Hệ số tăng TSCĐ Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ (1 ) Giá trị TSCĐ BQ dùng vào SXKD trong kỳ * Hệ số giảm TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ (2 ) Giá trị TSCĐ BQ dùng vào SXKD trong kỳ * Hệ số đổi mới TSCĐ Hệ số đổi mới TSCĐ = Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ (kể cả chi phí hiện đại hóa ) (3 ) Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ * Hệ số loại bỏ TSCĐ Hệ số loại bỏ TSCĐ = Giá trị TSCĐ cũ, lạc hậu giảm trong kỳ (4 ) Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ * Hệ số hao mòn TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng mức khấu hao TSCĐ (5 ) Nguyên giá TSCĐ Các hệ số này ngoài việc phản ánh chung mức độ tăng giảm thuần túy về quy mô TSCĐ (chỉ tiêu 1, 2 ) còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của Doanh nghiệp (chỉ tiêu 3, 4 ). Chỉ tiêu (5 ) cho biết tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, xem xét TSCĐ của Xí nghiệp ở mức nào. Nếu chỉ tiêu này gần đến 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ, Xí nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hóa. Nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu chứng tỏ TSCĐ của Xí nghiệp đang còn mới... Dựa vào các công thức trên ta tính được các chỉ tiêu phân tích chung tình hình biến động TSCĐ của Xí nghiệp như sau: Biểu số 11: Phân tích chung tình hình biến động TSCĐ TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 1 Hệ số tăng TSCĐ 0,325 0,497 0,172 2 Hệ số giảm TSCĐ 0,362 0,486 0,124 3 Hệ số đổi mới TSCĐ 0,308 0,494 0,186 4 Hệ số loại bỏ TSCĐ 0,344 0,489 0,145 5 Hệ số hao mòn TSCĐ 0,421 0,478 0,057 ( Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2005, 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện ) Nhận xét: Nhìn vào bảng chỉ tiêu phân tích trên có thể thấy một số vấn đề sau: - Hệ số tăng TSCĐ năm 2006 lớn hơn khá nhiều so với năm 2005, tuy nhiên hệ số giảm TSCĐ cũng tăng đáng kể so với năm 2005. Điều này cho thấy năm 2006 có sự biến động lớn về kết cấu, quy mô so với năm 2005. Trong đó hệ số tăng TSCĐ lớn hơn hệ số giảm TSCĐ cho thấy rõ quy mô về TSCĐ đang được mở rộng. Có thể thấy đây là 2 chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng giảm thuần túy về quy mô TSCĐ trong Xí nghiệp. Để thấy được trình độ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của Xí nghiệp ta xét sang hai hệ số tiếp theo là hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ TSCĐ. Cả 2 hệ số này của năm 2006 là khá cao (0,494 và 0,489 ) cao hơn nhiều so với năm 2005 (tăng 0,186 và 0,145 ) . Những con số này giúp ta có thể kết luận một điều rằng TSCĐ của Xí nghiệp đã và đang được đổi mới. Xí nghiệp đã kịp thời nâng cấp, trang bị TSCĐ mới thay thế những TSCĐ cũ, lạc hậu để đáp ứng nhu cầu thực tế khách quan. TSCĐ ngày càng được cải thiện về số lượng, chất lượng. Đây là một tín hiệu tốt bởi vì đầu tư vào TSCĐ, khai thác có hiệu quá chúng sẽ làm giảm chi phí, hạ giá thành. Từ đó làm tăng lợi nhuận của Xí nghiệp. Xét về nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn ta thấy hệ số hao mòn năm 2006 chỉ tăng chút ít so với năm 2005 . Hơn nữa hệ số này cũng không quá cao (0,421 năm 2005 và 0,478 năm 2006 ). Cho thấy TSCĐ của Xí nghiệp đang ở mức trung bình (BQ đã sử dụng khoảng một nửa vòng đời ) nên vẫn còn sử dụng tốt. Từ hệ số hao mòn TSCĐ ta có thể tính được hệ số còn sử dụng được TSCĐ của Xí nghiệp là vẫn còn khá lớn. Tài sản cố định của Xí nghiệp luôn được theo dõi chi tiết để có chính sách đổi mới kết hợp khai thác có hiệu quả nhằm tái đầu tư sản xuất cho TSCĐ. 2.2. Phân tích tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ: Phân tích tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ là phân tích, đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất cho lao động, cho một đơn vị diện tích sản xuất... trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phấm. Việc phân tích thông qua 2 chỉ tiêu: * Nguyên giá TSCĐ bình quân 01 cán bộ, công nhân viên: Nguyên giá TSCĐ BQ 1 CNV = Nguyên giá của TSCĐ Số cán bộ CNV của Xí nghiệp * Nguyên giá máy móc thiết bị bình quân 01 cán bộ, CNV. Nguyên giá MMTB BQ 1 CNV = Nguyên giá của máy móc thiết bị Số cán bộ CNV của Xí nghiệp Dựa vào các công thức trên ta tính được các chỉ tiêu thông qua biểu 12 Biểu số 12: Phân tích tình hình trang bị TSCĐ năm 2006. ĐVT: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch 1 Số cán bộ CNV 481 512 31 2 Nguyên giá của TSCĐ 10.145.721 10.255.943 110.222 3 Nguyên giá của MMTB 555.888 1.232.226 676.338 4 Nguyên giá TSCĐ bình quân 1 CNV 21.093 20.031 - 1.062 5 Nguyên giá MMTB bình quân 1 CNV 1.155 2.406 1.251 Qua bảng phân tích trên có thể thấy giá trị TSCĐ đã được đầu tư một lượng đáng kể tính trên biên chế cho 01 cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Mặc dù năm 2006 chỉ tiêu chung về TSCĐ/ 1 CNV có giảm so với 2005 xong các chỉ tiêu về máy móc thiết bị ở cuối năm đều tăng gấp hơn 2 lần so với đầu năm cho thấy XN đang chú trọng đầu tư cho phương tiện thi công trực tiếp.. Những con số đó hết sức ý nghĩa nó cho thấy trình độ trang bị hiện đại hóa, cơ giới hóa ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên mức trang bị về máy móc thiết bị còn quá khiêm tốn so với tổng TSCĐ, do đó chưa thể cải thiện nhiều vào việc tăng năng lực sản xuất, công suất trong thi công công trình. Điều này đặt ra cho Xí nghiệp về chính sách đầu tư và cơ cấu lại TSCĐ cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. 2.3- Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ: Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục tiêu của việc trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn chỉnh những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời sử dụng hiệu quả TSCĐ hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Qua việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp cho nhà quản lý có căn cứ xác đáng để đưa ra những quyết định đầu tư điều chỉnh quy mô sản xuất kinh doanh cho phù hợp và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có, đồng thời khắc phục những tồn tại trong khâu quản lý. Số liệu dùng để phân tích được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, bảng tăng giảm TSCĐ của Xí nghiệp năm 2005, 2006. Các nhà phân tích dùng rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ. Ở đây xin được dùng 3 chỉ tiêu để phân tích đánh giá: - Sức sản xuất của TSCĐ ( hiệu suất sử dụng TSCĐ ) Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng Nguyên giá BQ TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Sức sinh lời của TSCĐ Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp ) Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng Nguyên giá BQ TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận hay lãi gộp. - Suất hao phí TSCĐ Suất hao phí TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần (hay lợi nhuận thuần ) Qua chỉ tiêu này ta biết được để có 1 đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần thì cần có bao nhiêu đồng Nguyên giá TSCĐ Biểu số 13: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Lượng % 1 Doanh thu thuần triệu đ 36.248 84.516 48.268 233 2 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh “ - 2.954 524 3.478 - 3 Lãi gộp “ 1.803 3.442 1.639 191 4 Tài sản cố định - Nguyên giá - Hao mòn lũy kế “ 5.869 10.145 4.275 5.351 10.256 4.905 - 518 111 630 91,2 101 114,7 5 Nguyên giá bình quân TSCĐ “ 10.238 10.201 - 37 99,63 6 Sức SX của TSCĐ (hiệu suất sử dụng TSCĐ ) 3,54 8,28 4,74 233 7 Sức sinh lợi của TSCĐ (LNT/NGBQ TSCĐ ) - 0,288 0,05 0,34 - 8 Sức sinh lợi của TSCĐ (lãi gộp/NGBQ TSCĐ ) 0,176 0,337 0,161 191 9 Xuất hao phí TSCĐ (NGBQ TSCĐ/DTT ) 0,28 0,12 - 0,16 42,8 10 Xuất hao phí TSCĐ (NGBQ TSCĐ/LNT ) - 19,46 - - Qua bảng phân tích trên đã phản ánh một cách khá đầy đủ và tổng quát hiệu quả sử dụng TSCĐ. Ta thấy rằng 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 3,54 đồng doanh thu thuần vào năm 2005 và 8,28 đồng doanh thu thuần vào năm 2006. Chỉ tiêu này khá cao và tăng nhanh cho thấy Xí nghiệp đã khai thác có hiệu quả sức sản xuất của TSCĐ và ngày càng sử dụng có hiệu quả hơn. Đây là tín hiệu đáng mừng hứa hẹn một sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Qua chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ cho biết năm 2005 thì 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại 0,176 đồng lợi nhuận. Năm 2007 thì 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại 0,05 đồng lợi nhuận thuần và 0,337 đồng lãi gộp. Điều này cho thấy sức sinh lợi của TSCĐ tính trên lợi nhuận thuần và lãi gộp đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ tính trên lãi gộp năm 2006 tăng gần 2 lần so với năm 2005. Từ đó cho thấy tiềm lực của TSCĐ trong Xí nghiệp còn rất lớn mà Xí nghiệp còn có thể khai thác hiệu quả hơn nữa... Những con số mang tính kinh tế, mang tính hiệu quả sử dụng TSCĐ của Xí nghiệp đều tăng lên đã cho thấy các nhà quản trị Xí nghiệp đã quan tâm hơn tới đầu tư, tới việc khai thác hợp lý và có hiệu quả TSCĐ. Cũng như vậy khi xem xét chỉ tiêu xuất hao phí TSCĐ vào năm 2005 thì để có 1 đồng doanh thu thuần cần tới 0,28 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ. Con số này năm 2006 đã giảm đáng kể : Để có 1 đồng doanh thu thuần còn cần 0,12 đồng (tức là giảm 0,16 đồng ) nguyên giá bình quân TSCĐ, hay để có 1 đồng lợi nhuận thuần cần 19,46 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ.. So sánh 2 chỉ tiêu này năm 2006 đều giảm đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ. Tuy nhiên hiệu quả trên chưa xứng với tiềm năng và quy mô của Xí nghiệp, cần phải tiếp tục cải thiện hơn nữa việc khai thác và sử dụng hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát. Xét ở góc độ khác có thể thấy doanh thu thuần biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố là hiệu suất sử dụng TSCĐ (sức sản xuất TSCĐ ) và nguyên giá bình quân của TSCĐ. Gọi f(x,y) là doanh thu thuần, x là hiệu suất sử dụngTSCĐ, y là nguyên giá bình quân TSCĐ. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có: f(x,y) = f(x)+ f(y) f(x) = f(x1,y0)- f(x0,y0) = 8,28 x 10.238 – 3,54 x 10.238 = 48.528 trđ f(y) = f(x1,y1)- f(x1,y0) = 8,28 x 10.201 – 8,28 x 10.238 = - 260 trđ Từ việc phân tích trên cho ta biết thêm doanh thu tăng do hiệu suất sử dụng TSCĐ (sức sản xuất của TSCĐ ) làm tăng 48.528 triệu đồng và việc giảm nguyên giá BQ TSCĐ làm doanh thu giảm 260 triệu đồng dẫn đến làm cho tổng doanh thu tăng 1 lượng = 48.268 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ Xí nghiệp đã đầu tư đúng hướng và sử dụng TSCĐ năm 2006 có hiệu quả. Cùng với việc khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả TSCĐ Xí nghiệp cần trang bị thêm TSCĐ mới có kỹ thuật, tính năng cao đồng thời loại bỏ những TSCĐ cũ, lạc hậu kém hiệu quả sử dụng, để Xí nghiệp có thể kinh doanh tốt hơn trong tương lai. 3- Phân tích tình hình sử dụng thiết bị thi công. 3.1- Mối quan hệ giữa thiết bị thi công và TSCĐ: Thiết bị dùng vào sản xuất của Xí nghiệp bao gồm 1 phần là phương tiện vận tải, vận chuyển, một phần là máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển dùng vào quá trình xây dựng là một bộ phận quan trọng trong TSCĐ sinh lời của Xí nghiệp. Bởi vì các thiết bị thi công này là nhân tố quan trọng giúp giảm tải khối lượng công việc, chi phí nhân công, thời gian thi công, làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Xí nghiệp. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng thiết bị thi công trên các mặt số lượng, thời gian và năng suất là công việc thường xuyên cần làm của các nhà quản trị Xí nghiệp. Do đặc điểm của ngành xây dựng khác với các doanh nghiệp sản xuất, máy móc thiết bị của ngành xây dựng cơ bản không phải là các máy móc chuyên dùng. Trong Xí nghiệp xây lắp nói chung thì nhân tố chính vẫn là con người, họ phải lao động vất vả không kể ở trong nhà xưởng hay ngoài trời. Còn người trực tiếp tham gia lao động, điều khiển xe, máy hoạt động...mà máy móc không thể thay thế được nó chỉ giúp giảm tải khối lượng công việc đến một mức giới hạn nào đó. Tuy nhiên nó cũng không thể thiếu bởi vì nó là nhân tố tích cực trong quá trình xây dựng nói chung. Về mặt số lượng chúng ta có thể phân tích kết cấu của thiết bị dùng cho xây dựng trong tổng số TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Phân tích theo bảng chỉ tiêu sau: Biểu số 14: Phân tích mối quan hệ giữa thiết bị thi công và TSCĐ ĐVT: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 1 Nguyên giá bình quân TSCĐ đang sử dụng 10.238 10.201 - 37 2 Nguyên giá bình quân trang bị thi công đang sử dụng 1.074 1.834 760 3 Tỷ lệ thiết bị thi công trong TSCĐ 0,105 0,180 0,075 Nhìn vào biểu chỉ tiêu phân tích ở trên có thể thấy rằng tỷ trọng thiết bị thi công trong TSCĐ năm 2006 đã tăng 7,5% . Nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2006 giảm 37 trđ so với nguyên giá TSCĐ bình quân của năm 2005. Điều này cho thấy TSCĐ trong năm của Xí nghiệp ít được đầu tư. Tuy nhiên nguyên giá của thiết bị thi công lại tăng 760 trđ tương đương tỷ lệ tăng 7,5%. Những con số này một lần nữa cho thấy TSCĐ của Xí nghiệp biến động theo xu hướng động (thường xuyên hoạt động ...) tăng lên và TSCĐ tĩnh (nhà xưởng, TTB văn phòng.. ) lại giảm đi. Đó là hướng đầu tư hợp lý. Có như vậy mới giúp làm tăng năng suất lao động, cơ giới hóa công việc thi công mang lại hiệu quả cao hơn đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình. Bên cạnh đó là việc thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận hành máy... Như vậy có thể thấy thiết bị thi công cũng rất quan trọng, là nhân tố tác động trực tiếp vào năng suất và hiệu quả thi công, phục vụ quá trình xây dựng đáp ứng yêu cầu thực tế đòi hỏi. Phân tích mối quan hệ giữa thiết bị thi công với TSCĐ của Xí nghiệp cũng cho thấy một điều rằng giá trị thiết bị thi công của Xí nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng TSCĐ. Đây là vấn đề đã được đề cập tới ở phần trước. Tuy nhiên đây là một thực trạng chung, một đặc thù của những doanh nghiệp xây lắp điện với quy mô không lớn, vì là một Xí nghiệp trực thuộc Tổng Công ty. Mặt khác, thực hiện chuyên ngành xây lắp nên nhiều TSCĐ nếu đầu tư lớn mà không được sử dụng, khai thác thường xuyên có thể sẽ dẫn đến lãng phí. Việc trích khấu hao khi đó sẽ lớn, là gánh nặng cho công tác hạch toán kinh doanh làm tăng chi phí, giá thành công trình và làm giảm lợi nhuận thu được. Thiết bị thi công trong xây lắp cũng không được sử dụng thường xuyên như các dây chuyền trong ngành sản xuất khép kín, hơn nữa chúng lại thường xuyên di chuyển, tham gia thi công ngoài trời...Do vậy việc bảo quản khó tránh khỏi những tác động của tự nhiên như mất mát, hư hỏng nhanh hơn thời gian dự kiến. Việc bảo quản thiết bị thi công của Xí nghiệp chủ yếu là giao cho các đội xây dựng, các đội sẽ tự quản lý các thiết bị được giao thi công, chuyên chở...dưới sự giám sát điều hành của đội trưởng đội sản xuất. Đội trưởng các đội sản xuất có nhiệm vụ quản lý chung và phải thường xuyên báo cáo chi tiết cho phòng kỹ thuật và Ban giám đốc của Xí nghiệp. 3.2- Phân tích năng lực thiết bị thi công: Biểu số 15: Bảng năng lực thiết bị thi công năm 2006 ĐVT: 1.000 đồng TT Thiết bị, phương tiện NGĐK NGCK Công suất hoặc số liệu đặc trưng 1 TBA có dung lượng từ 320 KVA 135.521 135.521 320KVA 2 Máy cắt đột liên hợp 12.210 12.210 3 Máy khoan cần K25 11.109 11.109 4 Máy ép cốt lèo loại 100T.. 170.900 170.900 100 tấn 5 Máy kéo dây loại 10 tấn 144.000 144.000 10 tấn 6 Máy tính chủ phục vụ Chương trình .FMIS 82.146 82.146 7 Máy trạm trộn bê tông.. 676.338 8 Ô tô tải tự cẩu FORD Trader 520.330 520.330 10 tấn 9 Xe tải Trader 318.214 318.214 4 tấn Tổng cộng 1.394.432 2.070.770 Nhìn vào biểu trên ta thấy năng lực thi công năm 2006 ở cuối kỳ đã tăng rõ rệt bằng một dây truyền công nghệ trạm trộn bê tông. Điều đó sẽ giúp XN cải thiện cơ bản năng lực thi công và kỳ vọng vào một nguồn thu nhập đáng kể đóng góp vào tổng thu nhập của Xí nghiệp. Đôi với mỗi công trình, ở từng giai đoạn cần sử dụng các thiết bị thi công khác nhau. Nhưng do Xí nghiệp thi công đồng thời nhiều công trình phân tán, vì vậy thiết bị thi công ở công trình này xong sẽ chuyển sang phục vụ cho công trình khác nhằm duy trì hiệu quả sử dụng của thiết bị thi công. Trong kỳ các thiết bị thi công đều đã được sử dụng trong quá trình thi công, không có máy móc nào nhàn rỗi, hoặc không sử dụng đến. Muốn sử dụng hiệu quả thiết bị thi công thì Xí nghiệp cần phải có nhiều gói thầu và mua sắm kịp thời những trang thiết bị thi công chuyên dùng khác để giảm thời gian cũng như chi phí di chuyển thiết bị thi công giữa các công trình, giúp cho việc điều động trang thiết bị thi công được thuận lợi hơn, làm tăng hiệu quả sử dụng cũng như tránh được những rủi ro trong quá trình di chuyển, làm tăng tuổi thọ của thiết bị. 4- Đánh giá công tác quản lý TSCĐ: 4.1- Kết quả: Về cơ bản TSCĐ đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Xí nghiệp đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị cần thiết cũng như mở rộng quy mô nhà xưởng, hiện đại hóa TSCĐ, phục vụ cho sản xuất làm cho hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2006 vẫn duy trì được sức sản xuất tăng trưởng cao.. - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2006 là 8,28 so với 2005 là 3,54 (tăng hơn 2 lần ) tức là với 1 đồng NGBQ TSCĐ đã tạo ra được 8,28 đồng doanh thu thuần. - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời: Năm 2006 là 0,337 tức là cứ 1 đồng NGBQ TSCĐ tạo ra 0,337 đồng lãi gộp, tăng gần 2 lần so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ Xí nghiệp đã quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ góp phần không nhỏ vào việc làm tăng lợi nhuận của Xí nghiệp. Xí nghiệp cũng đã kịp thời thanh lý các TSCĐ không sử dụng được nữa và kịp thời sửa chữa những máy móc thiết bị hư hỏng còn sử dụng được nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Bên cạnh đó Xí nghiệp cũng kịp thời vận chuyển, điều động một cách nhanh chóng đưa máy móc thiết bị đi phục vụ thi công các công trình trên diện rộng. Việc sử dụng có hiệu quả TSCĐ đã góp phần đẩy nhanh tiến độ và chất lượng công trình. Hầu hết các công trình được triển khai đều đạt và vượt tiến độ bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng như : Xây dựng trạm 110KV cấp điện cho khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh, nhánh rẽ 110KV Phố Nối A, đường dây trạm biến áp 110KV Nghĩa Hưng- Hải Hậu; cấp điện cho khu công nghiệp Hải Thịnh- Nam Định... 4.2- Hạn chế: - Việc quản lý thiết bị chưa chặt chẽ. Phòng kỹ thuật và Phòng vật tư chưa nắm chắc được thực lực của các đơn vị, khi điều động trang thiết bị còn thiếu tính linh hoạt, lúng túng. - Việc khai thác các máy móc thiết bị đầu tư phục vụ thi công các công trình đạt hiệu quả chưa cao. - Chưa quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư, trang thiết bị đưa vào hoạt động xây lắp xây dựng công trình, dẫn đến một số chủ đầu tư gây khó khăn cho quá trình thi công, làm chậm tiến độ, ảnh hưởng đến uy tín của Xí nghiệp. - Việc phân loại TSCĐ ở XN Xây lắp Điện theo 2 cách: Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật và tình hình sử dụng. Đối với người sử dụng thông tin đẻ phân tích, đánh giá.. thì thông tin càng cần có tính chính xác cao. Do đó công tác phân loại TSCĐ ở Xí nghiệp Xây lắp Điện cần phải nhất quán về tiêu thức phân loại để từ đó đưa ra được những thông tin đầy đủ giúp cho công tác quản lý chặt chẽ hơn, hợp lý, hiệu quả hơn, kế toán dễ theo dõi hơn.. 4.3- Nguyên nhân: - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Xí nghiệp còn trẻ, chuyên môn chưa cao và chưa được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nên trong công việc còn thụ động. Chưa chủ động tìm hiểu, học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại nên trong điều hành còn gặp nhiều lúng túng. - Các đơn vị được xây dựng là các cơ quan Nhà nước, đồng thời do đặc điểm của ngành xây dựng với giá thành công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên. Sau khi hoàn thành công trình cần có thời gian bảo hành, theo dõi chất lượng công trình. Do vậy việc thu hồi vốn để tái đầu tư năng lực sản xuất còn gặp khó khăn, tác động đến các chính sách, kế hoạch đầu tư , mua sắm TSCĐ... - Tỷ lệ phương tiện vận tải trong TSCĐ, đặc biệt là lượng xe công vụ của Xí nghiệp là khá lớn đã tác động tới các chỉ tiêu, làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ... PHỤ LỤC. BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ HỮU HÌNH TT Chỉ tiêu Thời gian sử dụng hoặc tỷ lệ KH Nơi sử dụng toàn doanh nghiệp TK 627 TK 641 TK 642 TK 241 TK 142 TK 333 NG Số KH PX1 PX2 PX3 1 I-Số KH đã trích tháng trước 2 II-Số KH TSCĐ tăng trong tháng 3 .... 4 .... 5 III-Số KH TSCĐ giảm trong tháng 6 ..... 7 .... 8 IV-Số KH phải trích tháng này (I+II+III) 9 Nhà cửa 10 Máy móc thiết bị .... CÔNG TY ĐIỆN LỰC I CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XN XÂY LẮP ĐIỆN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số :......ĐLI/XLĐ-P5 Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2005 BẢN XÁC ĐỊNH CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN TSCĐ MỚI TĂNG Kính gửi: Ông giám đốc Xí nghiệp Xây lắp Điện Căn cứ biên bản bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 25/07/2004 của Xí nghiệp xây lắp điện, Căn cứ hồ sơ quyết toán các hạng mục: Nâng tầng 3 nhà Điều hành sản xuất Xí nghiệp xây lắp Điện. Ban quản lý sự án Công trình: Nâng tầng 3 nhà Điều hành sản xuất Xí nghiệp xây lắp Điện, xin thông báo một số nội dung liên quan đến TSCĐ mới tăng để Xí nghiệp Xây lắp điện có cơ sở hạch toán tạm tăng giá trị TSCĐ. 1- Tên công trình: Nâng tầng 3 nhà Điều hành sản xuất Xí nghiệp Xây lắp Điện. 2- Dự toán công trình được duyệt : 721.535.830 đồng 3- Thực hiện đầu tư lũy kế khởi công đến thời điểm hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng (Giá trị không có VAT ): 670.870.412 đồng 4- Nguồn vốn đầu tư : Vốn KHCB thuộc tài sản ngân sách Công ty cấp. 5- Tổng số: 670.870.412 đồng Trong đó: + Nguồn vốn ngân sách: 446.000.000 đồng + Nguồn vốn tự bổ sung: + Nguồn vốn liên doanh: + Nguồn vốn vay: + Chưa có nguồn : 224.870.412 đồng 6- Các vấn đề lưu ý khác Đề nghị Xí nghiệp xây lắp điện hạch toán tạm tăng tài sản cố định ngay trong tháng 02 năm 2005. Nơi nhận -Như trê -P5 Công ty -Lưu BQLDA,P1,P5 BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ Ngày 30 tháng 11 năm 2004 Căn cứ Quyết định số: 2667 QĐ/EVN/ĐLI-P2 ngày 23/9/2004 của Giám độc Công ty Điện lực I về việc điều động xe ô tô đã qua sử dụng cho Xưởng 110 KV Xí nghiệp Xây lắp Điện; Căn cứ Quyết định số : 3113/ EVN/ĐLI-P5 ngày 19/11/2004 của Giám đốc Công ty Điện lực 1 về việc tăng giảm tài sản và nguồn vốn. Biên bản bàn giao gồm có: Ông Lê Văn Sự Giám đốc Xí nghiệp Ông Lê Minh Tuấn Phó giám đốc Xí nghiệp Bà Ngô Thị Hoa Trưởng phòng TCKT Ông Phạm Văn Đoán Trưởng phòng hành chính Đơn vị giao: XN Xây lắp Điện Đơn vị nhận: Xưởng 110 KV Giao nhận tại: XN Xây lắp Điện Tên tài sản cố định: Xô ô tô Toyota 29S- 0469 Nguyên giá: 544.214.286 đồng Giá trị hao mòn: 111.207.172 đồng Giá trị còn lại : 433.007.114 đồng Tỷ lệ khấu hao cơ bản 10%/ năm Mức trích khấu hao tháng: 4.535.119 đồng Mức khấu hao cơ bản cộng dồn: 111.207.172 đồng Nhận xét tóm tắt: Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh. P.GIÁM ĐỐC XN P.HÀNH CHÍNH P.TCKT GIÁM ĐỐC XN CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TSCĐ TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN– CÔNG TY ĐIỆN LỰC I I- PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG THỜI GIAN TỚI: Sau mỗi kỳ kế toán hàng năm, quý, tháng, Xí nghiệp đã chú trọng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo. Dựa trên đánh giá kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh hiện tại, tiến độ thi công, tình trạng trang thiết bị máy móc, lực lượng lao động, khả năng tài chính và các nhân tố khác...Mặt khác Xí nghiệp dự kiến khả năng thắng thầu đối với các công trình tham gia bỏ thầu cũng như các công trình được Công ty chỉ định thầu để vạch ra kế hoạch kinh doanh trong thời gian kế tiếp. 1- Đặc điểm tình hình: - Giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội của Thế kỷ 21 (2000- 2010 ) đã đi được hơn nửa chặng đường. Đây là thời kỳ đổi mới toàn diện, sâu sắc đặc biệt là sau khi Việt nam ra nhập WTO cuối năm 2006. Tuy nhiên thành quả mà Xí nghiệp đạt được cho đến nay là hết sức khiêm tốn. Báo cáo kế toán năm 2006 cho thấy nguồn vốn cuối năm đã bị thu hẹp rất lớn, đặc biệt là vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 1 tỷ đồng. Do đó việc trang bị, mua sắm thêm TSCĐ cũng như nguyên vật liệu.. sẽ gặp nhiều khó khăn. Để có thể hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra thì cần phải có những bước đột phá. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ sôi động hơn, sức cạnh tranh trên thị trường sẽ còn gay gắt hơn. Môi trường kinh doanh sau khi Việt Nam ra nhập WTO chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Vì vậy các doanh nghiệp phải có tính chủ động cao trong sản xuất kinh doanh, giữ vững và từng bước phát triển trên tất cả các mặt. Qua thực tiễn kinh doanh nhiều năm Xí nghiệp đã đúc rút những kinh nghiệm quý báu làm cơ sở để điều chỉnh, khắc phục những tồn tại nhằm vươn lên trong thời gian tới. 2- Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ: Căn cứ vào định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty và các Xí nghiệp thành viên năm 2006 và định hướng 2006- 2010. Căn cứ vào kinh nghiệm và khả năng thực hiện kinh doanh của Xí nghiệp trong những năm qua. Căn cứ vào các hợp đồng kế hoạch đầu tư chuyển tiếp của các công trình dở dang năm 2006 và khả năng tìm kiếm việc làm trong thời gian tới. Căn cứ vào năng lực về vốn, trang thiết bị, lao động, khả năng đầu tư TSCĐ tăng năng lực sản xuất, căn cứ vào hiện trạng TSCĐ và tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Lãnh đạo và công nhân viên của Xí nghiệp quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch về doanh thu đến 2010 đạt tổng sản lượng là 100 tỷ đồng. Trong đó xây lắp điện = 80 tỷ đồng và sản xuất khác là 20 tỷ đồng.. TSCĐ tuy chưa chiếm tỷ trọng lớn nhưng trong thời gian tới sẽ phải chú trọng đầu tư kịp thời, đổi mới trang thiết bị máy móc thi công. Khai thác tốt hơn nữa năng lực, công suất của máy móc hiện có, tăng tỷ lệ máy móc tham gia thi công, có kế hoạch điều động, biên chế máy móc phương tiện phù hợp với tính chất thi công của từng công trình. Từng bước hoàn thiện công tác định mức, khấu hao cho máy móc hoạt động, đồng thời xem xét và tham gia thị trường thuê tài sản. Đây là thị trường có tiềm năng nhằm phản ứng nhanh với yêu cầu máy móc thiết bị cho thi công... Như vậy qua phần định hướng trên ta có thể thấy những vấn đề đang còn tồn tại cũng như các vấn đề cần tập trung xây dựng, phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Xí nghiệp. II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ: 1- Biện pháp 1: Bố trí hệ thống TSCĐ một cách hợp lý. Hiện nay đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam đều chung tình trạng sử dụng không hợp lý những máy móc thiết bị hiện có. Xí nghiệp Xây lắp Điện cũng nằm trong tình trạng này. Hiện nay Xí nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu điều chuyển tài sản (máy móc, phương tiện thi công ) giữa các đội xây dựng. Việc điều chuyển qua lại đã làm giảm tiến độ, tăng chi phí: Đó là cũng là lý do làm cho hiệu quả quản lý và sử dụng trang bị thi công là chưa cao. Chính vì vậy Xí nghiệp cần phải xây dựng một mô hình luân chuyển và sử dụng tài sản một cách hợp lý sao cho có hiệu quả cao nhất, tránh trùng lặp giữa các đội sản xuất trong Xí nghiệp. Phòng kỹ thuật cùng Phòng kế hoạch là nơi quản lý, có trách nhiệm bố trí, điều động máy móc thiết bị TSCĐ nên cần xây dựng kế hoạch, các biện pháp về sử dụng TSCĐ cũng như máy móc thiết bị... giúp cho công tác điều chuyển, quản lý, sử dụng TSCĐ, thiết bị thi công đạt tối ưu nhất. Các đội xây dựng có thể căn cứ vào bản kế hoạch trên để xây dựng kế hoạch thi công cho riêng mình một cách phù hợp, tạo thế chủ động trong khai thác và sử dụng trang thiết bị thi công. Đồng thời phải có trách nhiệm thông báo cũng như tham mưu cho cơ quan quản lý về hiện trạng, nhu cầu cần bổ sung của TSCĐ, trang thiết bị thi công, giúp các cơ quan chức năng xây dựng được kế hoạch chung cho toàn Xí nghiệp... 2- Biện pháp 2: Mở rộng thị trường tiêu thụ và cho thuê tài sản. Thực tế cho thấy trong thời gian qua tình hình sử dụng TSCĐ về mặt hiệu quả là khá cao. Tuy nhiên mức độ đóng góp cho tổng thu nhập vẫn còn ở mức khiêm tốn, vì tỷ trọng TSCĐ cuả Xí nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản. Đây là yếu tố chịu nhiều ràng buộc khác như khả năng về vốn, đội ngũ lao động, nhu cầu việc làm (chưa có các công trình lớn đòi hỏi phải tập trung nhiều năng lực về máy móc thiết bị ) Để mở rộng sản xuất kinh doanh, một phương án quan trọng là phải làm tốt hơn nữa khả năng tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketing, vận động bằng uy tín sẵn có trong hoạt động xây lắp của Xí nghiệp, mở rộng thị trường. Mặc dù việc đầu tư lớn cho nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Nhưng việc mở rộng thị trường là tất yếu vì nó sẽ tạo ra khối lượng công việc nhiều hơn, Xí nghiệp có điều kiện thúc đẩy, tăng quy mô về mọi mặt- Trong đó có trang bị TSCĐ. Hiện nay thị trường của Xí nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc, các tỉnh Thành phố lớn nơi có những gói thầu lớn nhưng lại gặp nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực... Để cải thiện tình hình này với một lượng vốn chưa được dồi dào của Xí nghiệp- Xí nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi máy móc thiết bị, phương tiện bằng việc mua sắm hoặc bằng hình thức thuê tài chính. Thuê tài chính có thể giúp Xí nghiệp sử dụng thiết bị công nghệ với số vốn nhỏ hơn, đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn hơn, đồng thời tránh được sự lạc hậu của trang thiết bị, nâng cao tiến độ và chất lượng công trình. Xét về mặt kinh tế, thuê mua cũng không làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cơ hội thu hút các nguồn vốn khác khi cần thiết ... Hết thời hạn thuê nếu quản lý sử dụng tốt thì giá trị thực tế TSCĐ sẽ lớn hơn nhiều. Giá trị còn lại dự kiến trong hợp đồng Xí nghiệp có thể mua lại, hoặc bán để hưởng phần chênh lệch. Để thực hiện tốt điều này Xí nghiệp cần phân cấp quản lý TSCĐ nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý, chất hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa sớm hơn so với kế hoạch. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cho từng cá nhân, bộ phận trong việc bảo quản bảo dưỡng, bảo đảm cho TSCĐ luôn hoạt động với công suất cao. Bên cạnh đó Xí nghiệp cũng cần sử dụng triệt để đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao hơn nữa công suất sử dụng máy móc thiết bị bằng các quy chế thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh, sẽ khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với tài sản chung. Làm tốt điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo tiền đề, duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện thi công góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Xí nghiệp. 3- Biện pháp 3: Chuyển đổi phương thức khấu hao TSCĐ. Trong sản xuất kinh daonh khấu hao là một loại chi phí làm giảm TSCĐ của doanh nghiệp. Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu hao bình quân (khấu hao đường thẳng ) nghĩa là mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau. Đây là một bất cập vì là một xí nghiệp xây lắp , TSCĐ (máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ) hoạt động trong điều kiện không thuận lợi, ngoài sự ảnh hưởng của tự nhiên còn phải chịu nhiều tác động khác nên có loại trang bị hao mòn rất nhanh. Do vậy Xí nghiệp cần phải xác định lại cho đúng mức khấu hao trong năm, xác định đúng giá trị còn lại của tài sản để thực hiện tái đầu tư, nâng cao chất lượng và năng lực thi công. Theo Em Xí nghiệp nên lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh. Theo phương pháp này thì tùy vào từng loại tài sản mà Xí nghiệp cùng Công ty có hệ số điều chỉnh . Với việc phân chia này thì thời gian sử dụng tài sản càng lâu thì hệ số điều chỉnh sẽ càng cao. Ngược lại thời gian sử dụng càng ngắn thì hệ số điều chỉnh càng ngắn. Mặt khác việc áp dụng phương pháp này làm cho khấu hao từng loại tài sản (nhất là trang thiết bị thi công ) nhanh hơn – Xí nghiệp có thể thu hồi vốn nhanh... Đây là cũng một biện pháp để Xí nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản bằng việc tái đầu tư, mua sắm tài sản mới đáp ứng nhu cầu kinh doanh lớn hơn của Xí nghiệp... 4- Biện pháp 4: Tiếp tục đầu tư cải tiến, nâng cao năng lực của TSCĐ: Trước sự đòi hỏi ngày càng cao của thị trường xây dựng, công tác đầu tư cải tiến mua sắm, thay thế tài sản (máy móc thiết bị..) cũ, lạc hậu là đòi hỏi cấp bách nhằm nâng cao năng lực thi công các công trình của Xí nghiệp. Tại Xí nghiệp ngoài một số trang bị mới được đầu tư thì hầu hết tài sản được đầu tư từ năm 1987 trở lại đây. Do vậy số máy hỏng khá nhiều, một số đang sửa chữa, số máy đang hoạt động cũng trong tình trạng không sung sức trong đó có các máy nhập từ Liên Xô cũ, Nhật, Mỹ và ở Việt Nam. Công suất thực tế chỉ đạt tối đa từ 60 – 65% công suất thiết kế, chi phí bảo quản sửa chữa lớn dẫn đến chi phí sử dụng máy cao, chất lượng công việc thấp, đặc biệt là không đáp ứng kịp tiến độ thi công, ảnh hưởng tới chi phí chung cũng như tốc độ luân chuyển vốn.... Ngoài ra những thách thức từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành xây dựng ngày càng lớn, đặc ra những yêu cầu bức thiết là phải tiếp tục đầu tư đổi mới một số máy móc, thiết bị, công nghệ để thay thế dần những trang bị đã cũ và lạc hậu. Để có thể đầu tư, cải tiến năng lực của máy móc thiết bị, phương tiện trước hết Xí nghiệp phải tiến hành phân loại tài sản. Công việc này có thể dựa trên một cuộc tổng kiểm kê, điều tra trong toàn Xí nghiệp nhằm xác định lại một cách chính xác số lượng tài sản (máy móc thiết bị..) hiện có, năng lực thực tế, trình độ công nghệ đang ở mức nào so với các đối thủ cạnh tranh cũng như so với mức trung bình của ngành xây dựng. Việc phân loại có thể theo 2 cách: Phân theo chủng loại và công nghệ. Việc phân theo chủng loại cho phép đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản để có kế hoạch đầu tư. Phân loại theo trình độ công nghệ cho phép đánh giá năng lực thực tế của tài sản, qua đó đối chiếu với các đơn vị trong ngành. Dựa trên các số liệu thống kê và tình hình sử dụng tài sản để cân đối lại nhu cầu về trang bị, tránh bất hợp lý, lãng phí công suất. Lập kế hoạch nhu cầu trang thiết bị phải dựa trên kế hoạch trung và dài hạn nhằm đầu tư đúng hướng đồng thời hoạch định đúng nhu cầu đầu tư cải tiến: Tránh đầu tư dàn trải mà hiệu quả mang lại không cao. Một điều quan trọng trong đầu tư đổi mới công nghệ là công nghệ đó phải phù hợp với yêu cầu thi công, phải đem lại lợi ích cho Xí nghiệp. Việc xác định sẽ mua tài sản (máy móc thiết bị ) của ai, bằng phương thức nào là việc làm không kém phần quan trọng. Xí nghiệp nên ưu tiên lựa chọn máy móc thiết bị của những nước có truyền thống, uy tín trong sản xuất loại thiết bị mà Xí nghiệp đang có nhu cầu và đã được sử dụng rộng rãi ở các đơn vị khác trong ngành cũng như coi trọng các chào hàng đến từ những nước đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức.. Trong thời gian gần đây, sự tham gia của một số Công ty tài chính trên lĩnh vực xây dựng đã mở ra một hướng đi mới trong việc đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp xây dựng. Thay vì phải đầu tư toàn bộ cho việc mua mới, các doanh nghiệp có thể thuê sử dụng các thiết bị thi công theo đúng yêu cầu. Mặc dù Xí nghiệp đã từng sử dụng loại dịch vụ này song vẫn chưa hợp lý khi có một số tài sản phải sử dụng thường xuyên mà Xí nghiệp vẫn tiến hành thuê trong khi chi phí thuê TSCĐ là rất lớn. Chính vì thế mà Xí nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét một cách khoa học khi tiến hành phương án thuê và nên chỉ thuê khi: - Các máy móc thiết bị còn tần suất sử dụng thấp, thường chỉ sử dụng cho một số công trình hoặc trong giai đoạn ngắn trong toàn bộ quá trình thi công công trình. - Xí nghiệp cùng một lúc thực hiện nhiều hợp đồng khác nhau tại các địa phương cách xa nhau, có một vài loại máy móc thiết bị phục vụ khi thi công bị hạn chế, các công trình có quy mô nhỏ trong khi vận chuyển trực tiếp máy móc thi công từ Xí nghiệp tới gặp nhiều khó khăn. - Các máy móc thiết bị mà Xí nghiệp có song đang bận thi công các công trình khác chưa thể điều động về kịp.. Các máy móc thiết bị thuê theo hình thức này sẽ giúp Xí nghiệp không phải bỏ một lần toàn bộ chi phí đầu tư, không phải tính khấu hao cho tài sản thuê, tránh được khấu hao vô hình của tài sản. Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp thường gặp đó là khó khăn trong việc tạo nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch đầu tư mới tài sản. Nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi là nguồn vốn quan trọng của Xí nghiệp nhưng lại chưa đủ lớn để có thể tài trợ cho kế hoạch đổi mới tài sản (máy móc thiết bị.. ). Vì vậy nguồn vốn vay ngân hàng dài hạn, nguồn tự tài trợ sẽ là những nguồn quan trọng nhất mà Xí nghiệp nên tập trung khai thác. Với nguồn nội bộ Xí nghiệp có thể khai thác từ nguồn quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao máy móc thiết bị. Đặc biệt với những loại máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu Xí nghiệp nên tiến hành khấu hao nhanh, thanh lý nhằm nhanh chóng thu hồi vốn đưa vào nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch đầu tư cải tiến máy móc thiết bị.. Sau khi tài sản (trang thiết bị..) đã được đầu tư mua sắm thì việc quan trọng tiếp theo là nhanh chóng đưa chúng vào khai thác, sử dụng nhằm nhanh chóng tính khấu hao, tận dụng tối đa sự đóng góp của TSCĐ vào thu nhập của Xí nghiệp. 5- Biện pháp 5: Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ người cán bộ quản lý và công nhân vận hành máy: Xí nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản phải thực hiện đồng thời các giải pháp. Song một giải pháp không thể thiếu mà Xí nghiệp áp dụng là thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho người lao động. Vì trình độ lao động có cao thì mới điều hành được máy móc tiên tiến, mới tiết kiệm được chi phí vật tư mới tăng được năng suất và chất lượng sản phẩm. Cho nên có thể nói lao động là một yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Nhìn chung Xí nghiệp đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển nhân lực thông qua đào tạo nâng cao năng lực, trình độ. Xí nghiệp đã có chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện của mình như đào tạo chuyên gia, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến công nghệ, bồi dưỡng đội ngũ đốc công, tổ trưởng. Ngoài ra còn tổ chức nâng bậc, nâng cấp cho công nhân. Tuy nhiên công tác đào tạo chưa thực sự hợp lý và có chiều sâu. Xí nghiệp chỉ tập trung đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật, chưa chú ý đến đào tạo năng lực quản trị. Xí nghiệp có thể bố trí tuyển chọn những người dưới 40 tuổi để đào tạo trên Đại học, đặc biệt chuyên ngành quản trị kinh doanh để nâng cao năng lực quản trị. Bên cạnh đó Xí nghiệp cần đào tạo chuyên trách Marketing. Không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà Xí nghiệp cần phải giáo dục về giá trị tinh thần, góp phần làm phong phú thêm nhận thức cho người lao động. Bên cạnh việc đào tạo ở các trường Đại học, Xí nghiệp cần mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước đến giảng dạy. Đối với cán bộ quản lý phải là người có hiểu biết về khoa học kỹ thuật. Ngoài ra họ còn phải am hiểu về kinh tế, có những phản ứng nhanh và linh hoạt trong kinh doanh nói chung và trong sử dụng TSCĐ nói riêng bằng việc đưa ra những quyết định trong quản lý một cách có hiệu quả nhất. Do vậy công tác tuyển dụng đầu vào phải bảo đảm các yếu tố này. Bên cạnh đó cần bồi dưỡng kiến thức quản lý, kinh tế cho tất cả đội ngũ kỹ sư trong Xí nghiệp, cho các cán bộ kỹ thuật thuộc các phòng ban, đội kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản trong Xí nghiệp. Đối với công nhân vận hành, với những người trong biên chế họ là những người gắn bó lâu dài với Xí nghiệp cần quan tâm trước hết. Tổ chức các khóa học ngắn hoặc trung hạn nhằm đào tạo, đào tạo lại, trang bị thêm về kiến thức lý thuyết nâng cao hơn nữa tay nghề cho họ. Không nên trao tài sản cho những người mà yêu cầu đòi hỏi vượt quá khả năng, trình độ thực lực của họ. Đối với những công nhân được thuê theo hợp đồng mùa vụ tại các địa phương nơi thi công công trình cần mở các khóa tập huấn ngắn hạn cho họ về quy trình vận hành máy móc thiết bị, có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật. III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ : 1- Với Công ty điện lực 1: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc tìm kiếm thị trường, hoạt động Marketing là không thể thiếu được. Nó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng trong lĩnh vực xây dựng thì hoạt động Marketing là không cần thiết nhưng đó là sai lầm vì đã kinh doanh thì phải có hoạt động Marketing. Trong những năm gần đây Xí nghiệp đã chú ý đến hoạt động này, đã tiến hành nghiên cứu, phân loại thị trường, xây dựng các chương trình Marketing-mix. Song với Xí nghiệp vẫn chưa có ban kiểm tra chất lượng công trình, mọi công việc đều do người phụ trách thi công thực hiện, vì thế chất lượng kiểm tra các công trình còn mang tính khách quan. - Công ty Điện lực I cần xây dựng một cơ chế, thành lập ban kiểm tra chất lượng công trình cho toàn công ty. Bên cạnh đó là tìm kiếm việc làm dưới danh nghĩa Công ty để giao và tạo cơ hội kinh doanh cho Xí nghiệp thi công. - Có chính sách, chiến lược bảo toàn vốn kinh doanh cho Xí nghiệp để phòng ngừa rủi ro, bổ sung nguồn quỹ dự phòng tài chính ở Công ty để sẵn sàng cung ứng cho XN khi nguồn vốn bị hạn chế bởi những lý do khách quan. - Thực hiện tốt tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp, bảo lãnh cho Xí nghiệp vay vốn dài hạn ở Ngân hàng thương mại (với dư nợ bình quân khoảng 10 tỷ đồng ) - Đối với quản lý sử dụng TSCĐ, xây dựng được một định mức chung công suất cho máy móc thiết bị thi công của Công ty.. Đồng thời kiện toàn công tác quản lý TSCĐ theo hướng hợp lý, chặt chẽ, khoa học nhằm nâng cao năng lực thi công. - Đề nghị Công ty trang bị thêm cho Xí nghiệp một số TSCĐ mang tính đặc thù của chuyên ngành xây lắp điện như kéo dây, máy hàn đầu cáp quang... 2- Đối với các bộ ngành liên quan: - Xây dựng được một hành lang pháp lý đầy đủ cho lĩnh vực xây dựng, trong đó Xây lắp Điện là công việc đặc thù của ngành Điện lực. - Chia sẻ cũng như cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới một cách khách quan trong toàn ngành xây dựng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.. - Xây dựng một cơ chế đấu thầu hay chỉ định thầu một cách hiệu quả, công khai, công bằng và khách quan. - Để có nguồn vốn mua sắm TSCĐ, Xí nghiệp cần Nhà nước cấp bổ sung thêm nguồn vốn ngân sách. Bổ sung thêm từ lợi nhuận sau thuế, tăng cường tín dụng, thuê mua hoặc liên doanh liên kết trên nhiều lĩnh vực.. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt quyết liệt, muốn tồn tại và phát triển thỡ doanh nghiệp phải có những người quản lý giỏi và năng động nhạy bén trước sự thay đổi nhanh chúng của nền kinh tế. Nõng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định, TSCĐ nói riêng là mục tiờu hàng đầu của mọi doanh nghiệp, là cơ sở để tăng thu nhập, tăng vốn cho quá trỡnh sản xuất và đầu tư mở rộng sản xuất. Muốn vậy công tác tổ chức, quản lý và sử dụng TSCĐ phải đạt được hiệu quả cao. TSCĐ là bộ phận chính của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, là điều kiện cơ bản để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, từng doanh nghiệp. Vì vậy quản lý TSCĐ cần phải chặt chẽ, chính xác tình hình xây dựng, trang bị mới, tăng giảm TSCĐ, tính toán chính xác khấu hao và phân bổ vào giá thành. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ, sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm tránh lãng phí và bảo quản tốt TSCĐ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, làm tăng thu nhập cho Xí nghiệp. Xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I đã và đang hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng TSCĐ ngày càng có hiệu quả. Góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập cho Xí nghiệp trong những năm tới. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề bao quát, rộng và khó về lý luận thực tiễn. Do vậy trong phạm vi chuyên đề em chỉ đề cập một số khía cạnh trong công tác quản lý, sử dụng TSCĐ và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong quản lý, sử dụng TSCĐ ở Xí nghiệp. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và trình độ của bản thân còn hạn chế nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn hoặc chưa hiểu sâu vấn đề. Rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và ban giám đốc ở xí nghiệp Xây lắp Điện- Công ty Điện lực I. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2004, 2005, 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện. 2. Báo cáo quyết toán tài chính các năm 2004, 2005, 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện. 3. Bảng cân đối kế toán các năm 2004, 2005, 2006 của Xí nghiệp Xây lắp Điện. 4. Khoa kế toán- kiểm toán, Trường Đại học KTQD Hà Nội; Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê- 3/2001. 5. Khoa kế toán- kiểm toán, Trường Đại học KTQD Hà Nội; Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp CN và TM, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội - 2001. 6. Khoa khoa học quản lý- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình Quản lý học Kinh tế Quốc dân, NXB KH&KT, Hà Nội - 2001. 7. Khoa khoa học quản lý –Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình Khoa học Quản lý tập II, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội- 2002. 8. Khoa quản trị kinh doanh tổng hợp, Trường Đại học KTQD Hà Nội. Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp tập 2- NXB thống kê Hà Nội - 2001. 9. Giáo trình tài chính doanh nghiệp- Trường Đại học kinh tế Quốc dân, NXB thống kê – Hà Nội- 2003. MỤC LỤC Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3305.doc
Tài liệu liên quan