Đề án Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

Tổ chức quản lý KCN- KCX đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu hướng phát triển các KCN- KCX trong bối canh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chính phủ đã ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức quản lý các KCN- KCX. Song những quy địn trong quy chế này đến nay có nhiều nhược điểm không còn phù hợp hoặc không đáp ứng yêu cầu do thực tế phát triển có nhiều vấn đè mới này ra. Mặt khác, do bản thân hệ thống tổ chức quản lý các KCN- KCX đã có sẵn những hạn chế, khiếm khuyết ngay từ khi thiết kế, bởi chưa đủ luận cứ khoa học, nên quá trình vận hành đã không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cac KCN- KCX. Về thẩm định cấp giấy phép đầu tư: tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ”; hoàn thiện thủ tục hành chính xét duyệ thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư. Tiếp tục cải cải cách bộ máy quản lý KCN- KCX và phải được hực hiện thường xuyên, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin- cho”, kỷ luật nghiêm khắc những cán bộ, công chức nhũng nhiễudoah nghiệp. Phải coi cơ chế “một cửa tị chỗ” trong hoạt động quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu bảo đảm sự thành công của các khu công nghiệp. Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng tùy tiện trong thực thi cơ chế quản lý “ một cửa tại chỗ” hiện nay ở các ban quản lý khu công nghiệp trong cả nước, góp phần tạo môi trường hành chính lành mạnh nhằm tăng tính hấp dẫn của các khu công nghiệp, tăng tính năng động, chủ động phục vụ các doanh nghiệp của cán bộ ở các ban quản quản lý khu công nghiệp và khu chế xuât. Đông thời góp phần đẩy mạnh tiến trình cải cách tủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở một trình độ cao hơn trong tuơng lai. Vì vậy, cán bộ, ngành nên sớm ủy quyền chức năng quản lý nàh nước cho các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. Nội dung ủy quyển phải được thể chế bằng pháp luật.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lên đôi chút, đạt 2,97ha/dự án Bảng 8: Vốn đầu tư bình quân trên 1 ha đất của dự án Năm Quy mô vốn bình quân của một DA FDI (triệu USD) Diện tích sử dụng bình quân trên một dự án (ha/dự án) Vốn đầu tư bình quân trên 1 ha đất (triệu USD/ha) 1997 23 1998 21 1999 3,8 1,61 3,86 2000 3 0,92 3,31 2001 4,3 1,86 3,36 2002 3,2 2,11 1,13 2003 3,44 1,34 2,37 2004 4 2,97 1,84 * Về vấn đề lao động: Các dự án đầu tư thu hút vào các KCN ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý người Việt Nam giỏi, công nhân tay nghề cao, kỷ luật lao động tết, song đa số các nơi không đáp ứng được. Theo thống kê gần đây về trình độ của người lao động làm việc trong các KCN-KCX: mới có khoảng 4-5% lao động có trình độ đại học, trên đại học; 4-5% kỹ thuật viên; 30% công nhân kỹ thuật có qua đào tạo; còn lại hơn 60% là lao động giản đơn. Khi mà lao động Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được lựa chọn, tuyển dụng những lao động của nước họ sang làm việc. Theo thống kê, tại Bình Dương, số lao động là người ngoài tỉnh chiếm đến hơn 90%; còn tại Tp.HCM con số này là 70% vào năm 2007. Như vậy, mục tiêu thành lập các KCN-KCX nhằm để giải quyết việc làm cho người lao động xem ra đã chưa đạt được. Ngoài ra, đời sống của người lao động còn nhiều bức xúc, vấn đề đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc phát triển các KCN-KCX nhưng không chú ý đúng đến đời sống của người lao động, chưa phát triển theo hướng đô thị hoá, hình thành các Khu công nghiệp- Khu đô thị đồng thời, chưa bổ sung quy hoạch phát triển các khu dân cư gắn với các khu công nghiệp hiện có và đảm bảo các điều kiện cần thiết để xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội dân cư. Trong các KCN, các doanh nghiệp vẫn còn vi phạm các quy định về lao động, nhất là chế độ lương, thưởng, bảo hiểm xã hội. 2.2.2.5 Cơ chế, các biện pháp, các chính sách tổ chức quản lý phát triển các KCN-KCX còn gặp nhiều bất cập. Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian qua còn chậm được kiện toàn, chưa quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản ly ở tầm vĩ mô. Tiêu biểu như KCN Đài Tư- Hà Nội là một trong những KCN đầu tiên của Việt Nam được cấp phép vào thời điểm tháng 8/1995. Với tổng diện tích 40ha nằm trên đường Nguyễn Văn Linh - Quận Long Biên, Hà Nội, Đài Tư có vị trí giao thông rất thuận lợi, dễ dàng thông thương tới các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phú... KCN này chỉ cách trung tâm Hà Nội 10km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km và đặc biệt lại nằm giữ đoạn đường của hai cây cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì đang xây dựng. Tuy vậy, mãi đến năm 2005 mới có những dự án đầu tiên đầu tư vào KCN này. Trong suốt 10 năm trước đó, KCN chỉ dành cho cỏ mọc vì bản thân chủ đầu tư KCN đã rất loay hoay về phương án và cách thức triển khai, không thể tập hợp, thống nhất được ý kiến của các cổ đông công ty. Mặc dù nhà nước đã thực hiện chính sách ủy quyền, Chính phủ quyết định thành lập ban quản lí khu công nghiệp cấp tỉnh, gồm 32 Ban quản lý là cơ quan quản lý trực tiếp các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa chính của một tỉnh, thực hiên cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”. Cơ chế đã phát huy những tác dụng tích cực, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cấp tỉnh đã được trao nhiều quyền quyết định trong quản lý các khu công nghiệp khu chế xuất, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, rút ngắn thủ tục hành chính, giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư nước ngoài về chính sách của nước ta với khu vực vực đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng. Bên cạnh đó, cũng còn một số tồn tại như cấp giấy phép vượt thẩm quyền chưa phù hợp với những quy định của Pháp luật (cấp giấy phép đầu tư, phê duyệt kế hoạch sản xuất, nhập khẩu); có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương, mối quan hệ giữa Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và chính quyền các cấp đã xuất hiện một số vướng mắc cần giải quyết. Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất chậm sửa đổi và ban hành. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất của tỉnh các cơ quan chức năng của Bộ, ngành Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất theo các quy định của Pháp luật và trực tiếp là các thể chế, chính sách được quy định trong quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất được ban hành theo nghị định 36/CP năm 1997. Thực tiễn quản lý trong những năm vừa qua phát sinh nhiều vấn đề bất cập. 2.2.3. Nguyên nhân của những yếu kém trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển KCN- KCX 2.2.3.1 Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất chưa thực sụ gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của ngành và địa phương. Các khu công nghiệp, khu chế xuất phân bố không đồng đều theo lãnh thổ; trong tổng số 183 khu công nghiệp, thì tại 3 vùng kinh tế trọng điểm đã có tới 133 khu công nghiệp (chiếm 72,7%) với tổng diện tích tự nhiên 35.346 ha (chiếm 80,9%); riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 87 khu công nghiệp (chiếm 47,5%) với tổng diện tích tự nhiên 24.198 ha (chiếm 55,3%). Trong khi đó, tại vùng Tây Nguyên và miền núi phía Bắc việc thành lập và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất còn ở mức độ hạn chế. Ở một số địa phương, nhiều khu công nghiệp được thành lập trong vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho hoạt đông cac khu công nghiệp và chứ tính đến ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa. Do đó hiệu quả vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thấp, đôi khi tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư Mặt khác cũng chính sự phân bố không dồng đều này, đã làm cho tình trạng thừa thiếu lao động chênh nhau rất lớn giữa các vùng, số lao động tại chỗ không đấp ứng đủ nhu cầu. Tình trạng phân bố không đồng đều các khu công nghiệp, khu chế xuất đã làm ảnh hưởng đến sự cân đối cán cân công nghiệp trên cả nước. Vấn đề môi trường cũng đã và đang ảnh hưởng năng nề đến những địa phương tập trung đông các khu công nghiệp, khu chế xuất và cũng từ đây nảy sinh nhiều vấn đè xã hội khó kiểm soát. Còn các khu công nghiệp, khu chế xuất phía Bắc vừa ít lại vưa hoạt động không hết công suất, chính vì vậy mà hiệu quả mang lại không như mong muốn. 2.2.3.2 Công tác xúc tiến đầu tư kém hiệu quả Trong những năm đầu, việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung chủ yếu vào đầu tư nước ngoài. Nhưng trong bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài gặp một số khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới vưa qua và thực tế thu hút đầu tư tại một số địa phương đã cho thấy đầu tư trong nước ngày càng đóng vai trò quan trọng. Do vậy, với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, ngoài việc chú trọng vận động đầu tư trực tiếp nước ngoài, phải đặc biệt chú ý các dự án đầu tư trong nước với những cơ chế, chính sách thích hợp phát huy cao nhất nội lực. Để đầu tư xây dựng các hạnh mục công trình hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất… doanh nghiệp trong khu chế xuất rất cần đến nguồn vốn của ngân hàng, nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, nhà đầu tư không dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này, vì khó đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu phải sản xuất, kinh doanh có lãi sau 2 năm hoạt động mới được vay vốn ngân hàng. Nhưng với doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất thời gian 2 năm chưa đủ hoàn vốn và có lãi, bởi họ tập trung đầu tư rất tốn kém. Mặt khác, doanh nghiệp không thể dùng tài sản để thế chấp ngân hàng khi vay vốn, do chưa được cấp giấy phép sử dụng đất. Lãi suất vay ở các ngân hàng Việt Nam tuy có thấp hơn ngân hàng nước ngoài, thủ tục khá đơn giản. Nhưng việc thẩm định tài sản thế chấp của ngân hàng quá lâu ( thường là 30 ngày sau khi công ty đã hoàn tất đủ hồ sơ), gây khó khăn cho các dự án. Các ngân hàng thương mại vẫn xác định khu chế xuất, khu công nghiệp là thị trường tín dụng đầy tiềm năng, có độ tin cậy cao và ít rủi ro. Nhưng trước mắt, ngân hàng chưa thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp do chưa có quy chế riêng, chưa có cơ chế đặc thù về tín dụng đối với doanh nghiệp trong khu chế xuất. Chính sách ưu đãi đầu tư cho khu công nghiệp, khu chế xuất phải hơn bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất thì mới tạo được sự thu hút đâu tư vào trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong khu công nghiệp, khu chế xuất phải đảm bảo đối xử bình đẳng về mặt pháp lí giữa nàh đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thu hút đầu tư vào KCN- KCX phải hướng vào bốn đối tượng: nhà kinh doanh cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư vào khu công nghiệp, người giao đất làm khu công nghiệp và công nhân làm trong các khu công nghiệp. Môi trường đầu tư quyêt định sự thành bại của các khu công nghiệp và khu chế xuất. Môi trường đầu tư ở các tỉnh phía bắc không bằng môi trường đầu tư ở các tỉnh phía Nam. Chiến lược Marketting ở phía Nam cũng rõ hơn ở phía Bắc, họ biết làm mạnh dạn hơn đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. 2.2.3.3 Quy hoạch và triển khai quy thực hiện quy hoạch cũng như trong công tác quản lý chưa có phân loại các khu công nghiệp, khu chế xuât. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất đã xác định rõ hướng phát trieernvaf phân bố quy mô và cơ cấu ngành nghề nhưng chưa có sự phân loại cá khu công nghiệp theo vị trí, chức năng và tầm quan trọng của các khu công nghiệp để tạo điều kiện phân cấp và xác định rõ cơ chế chính sách trong quản lý phát triển. Thực tế trong những năm vừa qua khi nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuât tăng lên nhanh chóng thì công tác quản lý đã gặp phải nhiều vấn đề, hạn chế tỉnh chủ động của cấp tỉnh, thành phố trong phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. Để đảm bảo quản lý phát triển có hiệu quả cần có sự phân loại rõ ràng các khu công nghiệp, khu chế xuất có vị trí tầm quan trọng đối với toàn bộ nền kinh té, đối với sự phát triển của một vùng lãnh thổ và Chính phủ phải quản lý chặt chẽ. Quy mô vốn đầu tư cho mỗi dự án trong các KCN- KCX gần đây giảm mạnh do việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất còn mang nặng tính tự phát, chưa dựa trên các yếu tố cụ thể. Là một trong những nguyên nhân dẫn đén những khó khăn, hạn chế của việc thu hút đầu tư các khu công nghiệp, khu chế xuất. Số các khu công nghiệp, khu chế xuất chuyên sản xuất một số mặt hàng còn quá ít trong khi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đa ngành nghề, không hình thành được những mũi nhọn phát triển các mặt hàng chủ lực có tính cạnh tranh cao. 2.2.3.4 Trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất việc phát hiện và điều chỉnh các chính sách liên quan đến quản lý phát triển chưa kịp thời. Các khu công nghiệp, khu chế xuất là đối tượng quản lý chịu sự quản lý điều chỉnh của nhiều luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhiều sự bất hợp lý của luật pháp đã gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khich các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào các ngành sản xuất, Nhà nước và đang không ngừng nghiên cứu hoàn thiện chính sách ưu đãi, cải cách thủ tục hành chính sao cho thong thoàng và nhanh gọn, tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Hiện nay bộ máy quản lý của Nhà nước đối với các khu công nghiệp còn yếu, cơ chế chính sách chưa kiện toàn, việc phân công, phân cấp và thực hiện một cơ chế “ một cửa, tại chỗ” còn chưa tốt. Khi chuyển các ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh về Ủy ban nhân dân tỉnh đã tạo điều kiện tối đa cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, tạo điều kiện tiền đề để phát triển cấc khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu lại ban quản lý công nghiệp cấp tỉnh sao cho gọn nhẹ, chất lượng, phải đúng, đủ. 2.2.3.5 Quá chú trọng vào phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất quy mô lớn, nhưng thực tế đòi hỏi phải phát triển các khu công nghiệp ở các cấp trình độ và quy mô. Xu thế phát triển các khu công nghiệp hiện đại đã hình thành những loại hình tổ chức mới theo hình thức các khu công nghiệp hiện đại đã hình thành những loại hình tổ chức mới theo hình thức các khu phát triển tổng hợp bao gồm nhiều chức năng như sản xuất công nghiệp và các loại hình dịch vụ…Trong thực tế hiện tại đã và đang có nhu cầu lớn về phát triển các cụm khu công nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết các vấn đề bức xúc trong phát triển đặc biệt là khu vực ở nông thôn. Hiện nay chưa có khung pháp lý cho việc quản lý loại hình này PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển khu công nghiệp đến năm 2010: 3.1.1. Mục tiêu phát triển của khu công nghiệp đến năm 2010 3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát: - Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia. Hình thành hệ thống các khu công nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn. - Nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tập trung đã được thành lập và đang tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng. Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy diện tích các khu công nghiệp đã được thành lập; xem xét thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các khu công nghiệp tập trung trên các vùng lãnh thổ, các địa phương tăng lên khoảng 22,813 ha. - Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ mức 26% hiện nay lên khoảng 38% vào năm 2010. Tăng tỉ lệ xuất khẩu công nghiệp từ 19% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 32% vào năm 2010. 3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2006-2010: - Xây dựng khu vực xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực bố trí tập trung các khu công nghiệp như tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và kinh tế trọng điểm miền Trung…Hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạn tầng trong các khu công nghiệp hiện đang hoạt động, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải. - Tiếp tục đầu tư đồng bộ thành lập mới một cách có chọn lọc khoảng 25.000 ha đất khu công nghiệp; phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60% - Tiếp tục đổi mới thể chế chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất phấn đâu thu hút trên khoảng 2000 dự án bao gồm cả dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư và triển khai thực hiện sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu chế xuất với tôtngr lượng vốn đầu tư khoảng 19-20 tỷ USD (vốn đăng ký) trong kế hoạch 5 năm 2006-2010; phấn đấu đẩy nhanh tốc độ giải ngân thực hiện đâu tư khoảng 2 tỷ USD/năm( cả vốn đầu tư trong nước và nước ngoài) - Sau thời kỳ 2010 quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý dự trữ diện tích đất công nghiệp; hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn quốc; quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được thành lập trước đây theo hướng đồng hóa, hình thành những “công viên công nghiệp” nhằm đổi mới và nâng cao các khu công nghiệp. 3.1.2. Phương hướng phát triển khu công nghiệp - khu chế xuất 3.1.2.1. Phát triển khu công nghiệp phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt Để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và từng địa phương, việc tiếp tục phát triển khu công nghiệp đóng vai trò là công cụ đặc biệt quan trọng để phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tuy vậy việc thành lập các khu công nghiệp cần được xem xét chặt chẽ đảm bảo yếu tố khả thi. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp phải căn cứ vào quan hệ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và phải gắn kết chặt chẽ với quan hệ vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kinh tế và xã hội. Các vấn đề quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội….là những vấn đề hết sức quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của khu công nghiệp, khu chế xuất thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài. Trước mắt, tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập. Phấn đấu trong vòng vai ba năm tới sẽ hu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đàu tư nước ngoài, để lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp của các khu đã thành lập. Trừ những dự án gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, những dự án có yêu cầu đặc biệt, kiên quyết định hướng các dự án sản xuất công nghiệp còn lại đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặt khác, cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các khu công nghiệp đã được thành lập. 3.1.2.2. Phát triển khu công nghiệp cần gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển vùng Cần kết hợp chặt chẽ việc phát triển khu công nghiệp với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hoá, phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng bộ hoá việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp ngay từ khâu xem xét thành lập để thống nhất phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp. Hơn thế nữa, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất cần tính đến lợi thế so sánh của từng vùng và yêu cầu phát triển của khu vực, tạo nên thế mạnh, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Phương hướng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là phát triển khu công nhiệp, khu chế xuất theo hướng công nghiệp xuất khẩu, công nghiệp điện tử, thông tin, cơ khí, luyện kim, phân bón và công nghiệp phần mềm là những ngành có thế mạnh cảu vùng. Vùng kinh tế trong Nam Bộ tiến hành hoàn chỉnh và nâng cao các khu công nghiệp khu chế xuất, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với xây dựng đô thị. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển khu công nghiệp ven biển, phát triển công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp chế biến và chế tạo khác. 3.1.2.3. Đi đôi với việc phân bố các khu công nghiệp có cơ cấu sản xuất đa ngành Nhất thiết phải hinh thành hợp lý các cụm công nghiệp theo hướng hiện đại hoá sản xuất ngành mũi nhọn. Hình thành và phát triển các cụm công nghiệp vừa có khả năng phát huy thế mạnh của các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, vừa khai thác được các lợi thế địa lý, kinh tế của vùng, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với một số ngành công nghiệp chế biến nông sản đặc thù( sử dụng nguyên liệu tươi sống, cồng kềnh, không vận chuyển xa và cần lợi dụng tổng hợp phụ liệu, phế liệu như công nghiệp đường- mía và sản phẩm sau đường) đã hind thành những cụm công nghiệp liện hợp sản xuất nông- công nghiệp. Các cụm công nghiệp thường được phân bố gần cơ sở nguyên liệu, trang trại, hộ gia đình sản xuất nguyên liệu trên cơ sở hợp đồng nguyên liệu nhiều chiều. Loại hình cụm công nghiệp đã và đang mở ra đối với các ngành nghề chế biến nông sản(đường, chè, bột ngọt, sơ chế bông, cao su…). Trong trường hợp quy mô tập trung vùng nguyên liệu nhỏ hơn, thì công nhgiệp chế biến ở đây được phân bố theo mô hind điểm công nghiệp chế biến nông sản, nhất là điều kiện khó tập trung nhiều cơ sở công nghiệp như chế biến bột sắn, bột giấy, gỗ ván dăm vùng núi. Do trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta chưa cao, công nghiệp nhỏ còn phổ biến, công nghiệp phát triển không đồng đều, công nghiệp thành thị và nông thôn có nhiều điểm khác biệt vể trình độ và quy mô sản xuất, nguồn lực phát triển công nghiệp giũa các vùng cũng không giống nhau… Do đó, việc phân bố sản xuất công nghiệp đều đồng loạt theo một loại hind khu công nghiệp là không thực tế. Vì vậy, bên cạnh những khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đại tất yếu phải có các khu công nghiệp, khu chế xuất đã cấp độ, phân bố rộng tại các đại bàn thích hợp: Khu công nghiệp nhỏ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp nông thôn; được xây dựng trong phạm vi địa giới thị trấn, thị tứ; hoặc cụm các cơ sở sản xuất của làng nghề được phân bố linh hoạt theo tính chất sản xuất của nghề và điều kiện đất đai 3.1.2.4. Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất phải gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư … Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu totó thuận lợi của các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể hấp dẫn các nhà đầu tư. Cần có quy định về việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào khi xem xét đề án xây dựng khu công nghiệp, cụ thể là: + Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào được giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành, như cấp điện nước, thông tin liên lạc, giao cho ngành điện lực, nước và bưu điện địa phương, trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng cam kết đảm bảo cung cấp nước (khai thác nước và xủa lý để cung cấp cho doanh nghiệp), điện(xây dựng nhà máy điện cho khu công nghiệp) thì chủ đầu tư cần đề xuất phương án cụ thể. + Đường giao thông đến tận chân hàng rào khu công nghiệp: Có giải pháp cụ thể với đường giao thông dẫn vào khu công nghiệp trong đó tính toán giải pháp kỹ thuật, vốn đầu tư, nguồn vốn, tiến độ, cơ quan chủ trì thực hiện. + Nhà ở của người lao động: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với doanh nghiệp phát triển hạ tầng tính toán nhu cầu về nhà ở cho người lao động của khu công nghiệp, địa điểm, vốn đầu tư, phương thức đầu tư, cơ quan chủ trì thực hiện. Do vậy, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, phải gắn liền và phải tính đến khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần phải có những cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. 3.1.2.5. Đổi mới một bước công tác quản lý về khu công nghiệp, khu chế xuất và hoàn thiện các văn bản pháp quy Một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công của các khu công nghiệp, khu chế xuất là quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện nay, mô hình quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất theo cơ chế “ một cửa tại chỗ” đã phát huy tác dụng tích cực trong việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, cần được tiếp tục tăng cường và hoàn thiện cho phù hợp với tình hind thực tế. Cơ chế các Bộ, ngành uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, hướng dẫn để một mặt tạo thuận lợi cho các ban quản lý trong quá trình thực hiện, mặt khác đảm bảo được tính thống nhất trong khuôn khổ pháp luật, chính sách chung của nhà nước. Tổ chức bộ máy các Ban quản lý cần được xem xét cân nhắc tuỳ theo yêu cầu thực tế và tình hình cụ thể của từng địa phương. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút FDI vào KCN, KCX: 3.2.1 Có các chính sách tạo nguồn vốn Khả năng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất gặp nhiều khó khăn, trong khi việc hình thành nhiều khu công nghiệp dưới nhiều hình thức đã làm hạn chế hiệu quả của vốn đầu tư, cần phải có những hiệu quả của vốn đầu tư, cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn Sử dụng vốn ngân sách để hỗ trọ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Mô hình phát triển công nghiệp theo hình thức nhà nước giao đất hoặc cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng thuê đất đã phát triển hạ tầng, sau đó doanh nghiệp phát triển hạ tầng cho thuê lại đất phát triển hạ tầng, mô hình này thích hợp vói một số địa phương có điều kiện thu hút vốn đầu tư như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh…Tại cacs tỉnh thuộc địa bàn khó khăn hơn như khu vực phía Bắc hoặc miền Trung thì mô hình phát triển khu công nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, điều kiện để thu hút đầu tư ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nhìn chung không hấp dẫn bằng các tỉnh Đông Nam Bộ nên muốn hấp dẫn nhà đầu tư thuê lại đất trong khu công nghiệp thì giá thuê đất cần ở mức thấp, thậm chí thấp hơn giá thành. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì doanh nghiệp phát triển hạ tầng không tích cực đầu tư phát triển hạ tầng vì khó thu hồi vốn. Tuy nhiên, cần phải xem xét chặt chẽ việc sử dụng vốn ngân sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất trong từng trường hợp cụ thể, không chỉ xuất phát từ sự cân thiết thành lập KCN- KCX mà còn phải phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách. Mặt khác, kiên quyết không hỗ trợ nhỏ giọt và dàn trải. Chính sách tín dụng ngân hàng đối với phát triển hạ tầng các KCN- KCX và doanh nghiệp hoạt động trong KCN- KCX. Áp dụng lãi suất vay ưu đãi và kéo dài thời gian vay. Do đặc điểm của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN- KCX là hiệu quả của các dự án đó phụ thuộc nhiều vào việc thu hút được dự án đầu tư thứ cấp thuê lại đất và thường chậm thu hồi vốn. Nếu doanh nghiệp chỉ vay vốn theo lãi suất thương mại và hạch toán vào giá thành thuê lại đất cao, khó thu hút được dự án thứ cấp thuê đất. Do vậy, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN- KCX cũng cần được xác định là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương tự như giao thông, bến cảng…được vay vốn có lãi suất và các điều kiện ưu đãi tương tự. Cụ thể hóa việc cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng đất đai hình thành bộ máy xử lý nhanh và có hiệu quả, kết hợp giữa thuyết phục, tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và cưỡng chế, giảm giá thuê đất, công tác đo đạc chỉ nên tiến hành 2 lần, thủ tục đơn giản, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thỏa thuận với người sử dụng đất. Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng gây chậm trễ nhất trong việc triển khai dự án đầu tư Nhà nước cần cụ thể hóa bằng pháp luật để có các chính sách ưu đãi về đất đai cho phát triển các KCN- KCX là vấn đề rất phức tạp, cần được xem xét trong các qui định có liên quan để xử lý thích hợp quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN- KCX cũng như doanh nghiệp trong các KCN- KCX để đảm bảo tính nhất quán của chính sách ưu đãi về đất đai( miễn, giảm tiền thuê đất) của Nhà nước đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài KCN- KCX, tôn trọng quyền tự do sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. 3.2.2. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN- KCX Yêu cầu đầu tiên của các nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư của địa phương là được cung cấp nhanh chính sách thông tin về các khu vực có thể đầu tư, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giá thuê đất, điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông… Trên cơ sở các thông tin này họ có thể so sánh đối chiếu quyết định địa bàn đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư có thể diễ ra nhanh chóng và hiệu quả. Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp vào KCN- KCX chưa được quan tâm đầy đủ, thiếu tổ chức chung của các Ban quản lý KCN- KCX. Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn lung túng trong quá trình thực hiện. Để tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn hơn phải cải thiện các chính sách liên quan đến hoạt động của các công ty có vốn nước ngoài đã đầu tư để tạo nên hình ảnh tốt làm an tâm những xí nghiệp dự định đầu tư. Quảng bá điểm khác biệt giữa các KCN- KCX của nước ta với các nước khác trong khu vực. Chìa khóa của sự thành công của các KCN- KCX là vị trí, dịch vụ hạn tầng và năng lực quản lý. Xây dựng KCN- KCX trong khu vực nghèo rẻ hơn trong khu vực phát triển, có chi phí lao động , đất đai, vật liệu rẻ hơn. Nhưng ngược lại, chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng đến khu phát triển hơn. Cố gắng giảm thiểu chi phí đầu vào như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hóa, nới lỏng chính sáh thuế thu nhập của người nước ngoài. Sự phát triển và phân bổ KCN- KCX được thực hiện theo nguyên tắc: lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN- KCX đã có, khi nào các KCN- KCX lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN- KCX tiếp theo, hạn chế việc sử dụng quá mức và lãng phí quỹ đất canh tác. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các công việc sau: Giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh. Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương. Nhà nước cần dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách Nhà nước cho công tác xúc tiến đầu tư. Để nhanh chóng lấp kín các khu đã thành lập và đạt được mục tiêu đề ra khi thành lập các khu trên địa bàn, đề nghị Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh thành phố chỉ đạo chặt chẽ Ban quản lý KCN- KCX, doanh nghiệp phát triển hạ tầng trong việc vận động định hướng đầu tư vào KCN- KCX. Hạn chế tối đa đầu tư phát triển sản xuất ngoài KCN. Cần rà soát lại các chính sách về thuế để đảm bảo tíh ổn định và thay đôủ những bất hợp lý theo hướng khuyến khích các dự án thực hiện nội địa hóa, khắc phục tình trạng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu… Nhà nước cần nghiên cứu chính sách ưu đãi tài chính giải quyết vấn đề về thuế, chuyển lợi nhuận về nước, vốn góp, hỗ trợ các dự án được cấp giấy phép hưởng những ưu đãi về lợi tức, giá thuế đất mới, giảm thuế doanh thu các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ… 3.2.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN- KCX * Xây dựng KCN- KCX phải gắn liền với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCN- KCX là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư… Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu tố thuận lợi của công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể hấp dẫn nhà đầu tư. Cần có quy định về phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào khi xem xét đề án xây dựng KCN- KCX. Giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư phát triển các côg trình hạ tầng ngoài hàng rào: đầu tư cấp điện. cấp nước, thông tin liên lạc giao cho ngành điện lực, nước và bưu chính địa phương. Trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng cam kết tự đảm bảo cung cấp nước( khai thác nước và xử lý cung cấp cho doanh nghiệp), điện ( xây dựng nhà máy điện riêng cho KCN- KCX) thì chủ đầu tư cần phải đề xuất phương án cụ thể. Quy hoạch xây dựng KCN- KCX phải gắn liền và tính đến khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần phải có những cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia, đầu tư các công trình hạ tầng ngoài hàng rào. Các địa phương khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN- KCX cần có kế hoạch triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên ngoài hàng rào KCN- KCX đồng bộ so với bên trong KCN- KCX. Cần phải tính toán đầy đủ và có dự phòng phát sinh khi xây dựng KCN- KCX như: chỗ ở cho người lao động, vệ sinh, an ninh trật tự, tái định cư, các dịch vụ công cộng như trường học, trạm xá, khu giải trí… từ đó có phương hướng xử lý kịp thời, đảm bảo môi trường đầu tư bên ngoài khu vực KCN- KCX. Coi việc xây dựng KCN- KCX gắn chặt với phát triển hạ tầng kỹ thuật- xã hội ngoài hàng rào KCN là tiêu chí bắt buộc các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần lồng ghép các chương trình phát triển dân sinh, xã hội trong các KCN- KCX đảm bảo hài hòa môi trường bên trong và bên ngoài KCN- KCX. * Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN- KCX Để phục vụ mục tiêu CNH- HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và từng địa phương, việc tiếp tục phát triển các KCN- KCX đóng vai trò và là công cụ đặc biệt quan trọng để phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, việc thành lập các KCN- KCX cần được xem xét chặt chẽ, đảm bào tính khả thi và có hiệu quả. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch KUC- KCX của các địa phương triển khai do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy hoạch vùng, quy hoạch khu đô thị- dân cư, quy hoạch sử dụng đất. Việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KCN- KCX phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển KCN- KCX với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Quy hoạch phát triển KCN- KCX sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý của địa phương sử dụng quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Trong quá trình triển khai quy hoạch, chú trọng đến việc khuyến khích các nhà đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội trong và ngoài KCN- KCX. Xây dựng các tiêu chí thành lập KCN- KCX trên cơ sở xem xét toàn diện nền kinh tế của các địa phương, cân nhắc toàn bộ các yếu tố môi trường, dân cư, lao động, giai thông, tình hình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư… Rà soát chi tiết quy hoạch sử dụng đất KCN trên địa bàn cả nước, quy hoạh sử dụng đất cần đảm bảo mức độ sử dụng đất nông nghiệp để chuyển đổi sử dụng đất công nghiệp hợp lý, đảm bảo cân đối giữa các ngành kinh tế trên địa bàn. Xây dựng KCN- KCX phải gắn liền với thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật KCN- KCX. Quy hoạch phát triển KCN- KCX phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Các vấn đề như quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành nghề đầu tư vào khu xử lý chất thải, hạ tầng xã hội.. là những vấn đề hết sức quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của KCN- KCX thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài. Ngược lại, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, địa phương cũng phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KCN- KCX trên phạm vi cả nước để xây dựng các phương án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội nói chung trên địa bàn cho phù hợp, hiệu quả và tránh chồng chéo, trùng lặp.. không hiệu quả. Quy hoạch phát triển KCN- KCX sau khi được duyệt sẽ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức và các địa phương sử dụng trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng và các địa phương. Công tác quy hoạch và xây đường giao thông phục vụ phát triển công nghiệp phải được quan tâm đầy đủ, thực hiện quy hoạch đi trước một bước. Tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy KCN- KCX đã được thành lập. Thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, để lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp của các KCN của các khu đã thành lập. Trừ những dự án cần gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, những dự án có yêu cầu đặc biệt, kiên quyết định hướng các dự án sản xuất công nghiệp còn lại đầu tư vào KCN- KCX. Khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN- KCX xác định chỉ tiêu phát triển công nghiệp, khai thác thế mạnh về nguồn lực tại chỗ của từng địa phương như nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, điện năng… từ đó có phương hướng tận dụng lợi thế của từng vùng, địa phương. Phân chia một cách hợp lý thu hút đầu tư giữa các địa phương để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN- KCX đã được thành lập. Trường hợp KCN- KCX triển khai thuận lợi( thu hút đầu tư tốt, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thêt xem xét việc mở rộng KCN- KCX. Đối với KCN- KCX gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu KCN- KCX không có triển vọng, cần kiên quyết xem xét việc rút Giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tránh tình trạng dự án được phê duyệt nhưng không triển khai được. 3.2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN- KCX Đối thủ cạnh tranh của các KCN- KCX ở nước ta là các KCN- KCX của các nước trong khu vực. Khả năng cạnh tranh của các KCN- KCX thể hiện ở tính vượt trội trong quan hệ so sánh giữa các KCN- KCX ở nước ta với KCN- KCX của các nước khác trong khu vực. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN sẽ góp phần tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN Việt Nam. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN. Có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các KCN- KCX. Một số tiêu chí được coi là cơ bản: Môi trường pháp luật và hành chính tốt, vượt trội đối với đối thủ cạnh tranh, kết cấu hạ tầng tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển ở trình độ cao; tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi với chi phí thấp, nguồn nhân lực đáp ứng tốt về số lượng và chất lượng, phương thức tiếp thị đạt tiêu chuẩn quốc tế… 3.2.5. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng KCN- KCX. KCN- KCX không những thu hút lao động địa phương mà còn thu hút lao động từ địa phương khác. Hiện tượng tập trung lao động tại KCN- KCX và tác động mạnh mẽ của việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, các công trình hạ tầng kỹ thuật của khu vực ngày càng quá tải. Cho đến nay, lao động ngoại tỉnh thường thuê nhà khu vực xung quanh các KCN- KCX để cư trú với điều kiện sống tạm bợ, hết sức khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến sức khoe, chất lượng làm việc của lực lượng lao động của đất nước. Do vậy, việc đầu tư vào nhà ở các công trình công cộng và trật tự an toàn giao thông là rất quan trọng. Phát triển KCN- KCX có vai trò quan trọng trong phát triển vùng lãnh thổ phát triển nguồn nhân lực. Trong quá trình công nghiệp hóa, các vùng công nghiệp nơi có mật độ các cơ sở công nghiệp cao, là nơi dễ tìm kiếm việc làm hơn và có thu nhập cao hơn hẳn các khu vực nông nghiệp. Chính vì vậy tạo nên hiện tượng di cư từ nơi có vùng nông nghiệp ra các vùng đô thị công nghiệp, đặc biệt là các vùng có KCN- KCX. Vì vậy trong quá trình thực hiện cơ sở hạ tầng xã hội cũng cần được thực hiện đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và lâu dài trong tương lai như nhà ở, các công trình công cộng… Việc xây dựng cá công trình cơ sở hạ tầng xã hội là trách nhiệm của Nhà nước và các doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng một phần vốn ngân sách Nhà nước cần huy động các nguồn lực khác nhau của xã hội bằng những cơ chế thích hợp, ưu đãi. 3.2.6. Phát triển lao động và đào tạo nghề, phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển KCN- KCX. Để tạo ra một môi trường thu hút đầu tư thật hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ KCN-KCX. Đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý KCN cần tiến hành đào tạo về chuyên môn, tạo điều kiện được dự các lớp tập huấn, tham gia hội thảo chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý KCN- KCX. Đối với công nhân cần được đào tạo có chuyên môn, đồng thời cần quan đến đời sống vật chất và văn hoắ, tinh thần, giáo dục, y tế.. cho công nhân và con em họ ở các JCN- KCX tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân ở các KCN- KCX an tâm lao động, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư vào nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật.Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực ở khâu quản lý nhà nước, đặc biệt là ban quản lý các KCN- KCX. Trong đó chú trọng và đảm bảo sự cân đối giữa số lượng và chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp và các chuyên gia. Từng bước đấp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng cong nhân tại các KCN- KCX, khu công nghệ cao cả về trước mắt và lâu dài. Việc thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại nơi phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất để trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN- KCX tạo đời sống ổn định cho người dân địa phương. Mặt khác, các khu công nghiệp, khu chế xuất khi hình thành có đòi hỏi sử dụng một số lượng lớn lao động kĩ thuật. Do vậy, vấn đề đào tạo và cung cấp lao đông trong khu công nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là vùng có mật độ khu công nghiệp cao như Đông Nam Bộ. Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển các ngành trên các vùng và trong các khu công nghiệp để có phương án bó trí hợp lí và đáp ứng được các yêu cầu. Đối với các địa phương, ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất phải có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với các chủ đầu tư hạ tầng nắm rõ các ngành nghề trong KCN- KCX, từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN- KCX để chủ động cho các doanh nghiệp. Hình thành Quỹ đào tạo nghề cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp nhằm giảm bớt chi phí đào tạo nghề, đồng thời góp phần hỗ trợ vào kinh phí đào tạo nghề ở địa phương. Quỹ đầo tạo có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó chú trọng sự đóng góp của các doanh nghiệp- những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này. Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại những nơi dự kiến phát triển khu công nghiệp, trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp và con em những người đã chuyển đổi sang làm cho KCN- KCX và nâng cao chất lượng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp về nâng cao chất lượng lao động. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp KCN- KCX đào tạo lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này; ưu tiên đối với những lao động nằm trong diện thu hồi đất xây dưng khu công nghiệp, khu chế xuất để họ có thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây đẻ người dân tin tưởng hơn vào các khu công nghiệp, khu chế xuất tịa địa phương. Hoàn thiện văn bản pháp quy về tuyển dụng lựa chọn lao động, chức năng của cơ quan quản lý lao động đào tạo, đề bạt, sa thải, trah chấp lao động...tăng cường vai tro của cơ quan thanh tra lao động tong kiểm tra giam sát, sửa đổi mức chịu thuế thu nhập cua người nước ngoài theo hướng nâng cao mức khởi điểm chịu thuế và giảm mức thuế suất, giảm thuế thu nhập cho người Việt Nam. Sở lao động và thương binh xã hội nên thoả thuận với các nhà đầu tư để lựa chọn những người lao động phù hợp bằng cách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cử cán bộ chuyên trách sang tham gia phỏng vấn kiểm tra hồ sơ...Khi đó sẽ thúc đầy nhanh quá trình tuyển dụng lao động tìm kiếm lao động phù hợp, giúp cho các dự án được triển khai đúng tiến độ, chất lượng các dự án được nâng cao, tiến tới cho phép nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tuyển dụng lao động theo tiêu chuẩn của họ. 3.2.7 Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất * Hoàn hình tổ chức quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thiện: Quản lý mọi loại hình các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, khu kinh tế và các cụm công nghiệp ( hiện nay do địa phương quản lý). Để thực hiện được cấn sớm thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam ở cấp ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Phân công và phối hợp trong hệ thống tổ chức quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất giưa các Bộ, ngành Trung ương với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh. Quy định sự phân công và phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất giữa các cơ quan quản lý còn chưa đủ chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể và chưa quan sát với tình hình thực tế của các KCN- KCX. Trong thực tế vận hành cơ chế lại thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan quản lý đã được phân công theo chức trách với các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý chưa đi đôi với nhau. Cần phải xác định rõ các biện pháp quản lý nhà nước về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp một cách hài hòa và có hiệu quả. Phân cấp hơn nữa cho chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan nhà nước không can thiệp vào việc đầu tư phát triển các KCN- KCX tại các vùng kinh tế trọng điểm, những vùng thuận lợi thu hút đầu tư. Hạn chế sự sử dụng của vốn ngân sách Nhà nước cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cho các KCN- KCX. Vốn ngân sách chỉ sử dụng trong điều kiện đối với những KCN- KCX quyết định đến việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của những vùng có điện có vùng kinh tế xẫ hội khó khăn để tạo đà phát triển thu hút đầu tư. Tiếp tục cuủng cố, hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cơ chế các Bộ, ngành ủy quyền cho Ban quản lý thực hiện một số chức năng quản lý tiếp tục được hoàn thiên theo hướng cụ thể hóa, minh bạch hóa các quy hoạc...để tạo thuận lợi cho các Ban quản lý trong quá trình thực hiện. * Cải cách thủ tục hành chính Tổ chức quản lý KCN- KCX đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu hướng phát triển các KCN- KCX trong bối canh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Chính phủ đã ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức quản lý các KCN- KCX. Song những quy địn trong quy chế này đến nay có nhiều nhược điểm không còn phù hợp hoặc không đáp ứng yêu cầu do thực tế phát triển có nhiều vấn đè mới này ra. Mặt khác, do bản thân hệ thống tổ chức quản lý các KCN- KCX đã có sẵn những hạn chế, khiếm khuyết ngay từ khi thiết kế, bởi chưa đủ luận cứ khoa học, nên quá trình vận hành đã không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cac KCN- KCX. Về thẩm định cấp giấy phép đầu tư: tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ”; hoàn thiện thủ tục hành chính xét duyệ thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư. Tiếp tục cải cải cách bộ máy quản lý KCN- KCX và phải được hực hiện thường xuyên, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin- cho”, kỷ luật nghiêm khắc những cán bộ, công chức nhũng nhiễudoah nghiệp. Phải coi cơ chế “một cửa tị chỗ” trong hoạt động quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu bảo đảm sự thành công của các khu công nghiệp. Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng tùy tiện trong thực thi cơ chế quản lý “ một cửa tại chỗ” hiện nay ở các ban quản lý khu công nghiệp trong cả nước, góp phần tạo môi trường hành chính lành mạnh nhằm tăng tính hấp dẫn của các khu công nghiệp, tăng tính năng động, chủ động phục vụ các doanh nghiệp của cán bộ ở các ban quản quản lý khu công nghiệp và khu chế xuât. Đông thời góp phần đẩy mạnh tiến trình cải cách tủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở một trình độ cao hơn trong tuơng lai. Vì vậy, cán bộ, ngành nên sớm ủy quyền chức năng quản lý nàh nước cho các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất. Nội dung ủy quyển phải được thể chế bằng pháp luật. Về đất đai: cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất, trong các giao dịch liên quan đến đất đai. Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thường mặt bằng; tuyên truyền công khai các chủ trương, định hướng về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất tại các địa phương. Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong KCN- KCX sao cho quyền lợi của các công ty phát triển hạ tầng được đảm bảo, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN- KCX hoạt động...bố trí quỹ đất cho tái định cư kết hợp với biện pháp tuyên truyền, giáo dục hiểu biết pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân có đất nông nghiệp có ý thức hơn về chủ trườn phát triển khu công nghiệp. Về xuất nhập khẩu: tiến hành nhanh chóng các thủ tục xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trong KCN- KCX có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiến hành đầu tư , xem những khó khăn này là từ phía bẩn thân doanh nghiệp hay từ phía các chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước chúng ta nhận thấy những lợi thế để phát triển, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất về nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách ưu đãi... Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thật, trình độ quản lý nghiệp vụ cho người lao động. Bên cạnh những thuận lợi đó thì các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng còn không ít những khó khăn và bất cập trong môi trường đầu tư đó là những vần đề về quản lý, đất đai, thủ tục hành chính, cơ cấu tạo vốn, cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN- KCX, các vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất... Chính những điều này làm hạn chế dòng đầu tư, làm cho khả năng thu hút vốn đàu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất còn yếu. Hiện nay mức độ thành công của các khu công nghiệp, khu chế xuất còn khiêm tốn so với mục đích đầu tư, so với tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Chính vì vậy, trong những năm tới cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chinh sách đất đai, ban hành chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, nâng cao chất lượng quy hoạch cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, nâng cao tay nghề cho người lao đông...để khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng phát triển, đóng góp to lớn vào GDP của cả nước, thu hút ngày càng nhiều lượng vốn đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài, giúp chuyển dịch cơ cấu hợp lý và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế đầu tư Giáo trình Luật đầu tư Trang web của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.com Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam tháng 3/2007 www.khucongnghiep.com.vn Niên giám thống kê các năm 2003,2004,2005,2006 Báo cáo quy hoạch các KCN- KCX năm 2006, 2007 Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước đến năm 2010 Trag web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn Tạp chí kinh tế và dự báo tháng 1, tháng 6, tháng 8 năm 2008 Danh sách dự án đầu tư nước ngoài đăng ký tại KCN- KCX Việt Nam Thông tin khu công nghiệp- khu chế xuất- TS Trần Ngọc Hưng tháng 1 năm 2005 Thời báo kinh tế tháng 12 năm 2007 Giáo trình Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ- Trường đại học Kinh tế quốc dân. Nghị quyết đại hội Đảng khóa VI, VII, VIII, IX, X Tạp chí Cộng sản tháng 6 năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24998.doc
Tài liệu liên quan