Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị cung ứng hàng hoá ở công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội

Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của những tiến bộ khoa học và công nghệ mới thế giới kinh doanh cũng thay đổi chóng mặt. Dường như hiện tại chưa bắt đầu thì tương lai đã sẵn sàng đối đầu thách thức với chúng ta. Công ty kinh doanh cần phải theo sát những thay đổi của thị trường, tận dụng được những cơ hội tốt, đồng thời trách được những rủi ro đáng tiếc. Thực tế cho thấy những bất ngờ những rủi ro do cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 đem lại không phải chỉ ảnh hưởng đến những công ty mà thậm chí nhiều quốc gia những tổn thất nặng nề thụt lùi sau vài chục năm. Nếu dùng hình ảnh như vậy phải chăng là hơi quá, nhưng điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc bám sát nghiên cưú những biến động, những nhu cầu của thị trường. Ở đây, công ty cần xúc tiến phát triển mạnh hơn nữa việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra những kế hoạch, phương án thu mua có điều chỉnh với thị trường về sở thích, thị hiếu chất lượng cũng như giá cả. Song song với kế hoạch này công ty không ngừng nghiên cứu cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm của mình để thúc đẩy doanh số bán ra. Ngày nay, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt, nếu công ty nào không thích ứng lập tức sẽ bị đào thải. Hoạt động Marketing của công ty cần phải bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện hơn trước trong tất cả các bước. Công tác này là hết sức khó khăn vì nghiên cứu hành vi tâm lý của khách hàng là rất phức tạp. Công ty cần phải đào tạo một đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nhiệm có chuyên môn trong cách tiếp cận nghiên cứu thị trường. Phương châm “ sản xuất bán ra thị trường những sản phẩm thị trường cần chứ không phải sản xuất ra những gì mà công ty hiện có luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty trong giai đoạn hiện nay.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị cung ứng hàng hoá ở công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt tài chính của doanh nghiệp. Năm 1999 hệ số tài trợ = 0,49 0,5 đã thể hiện mức độ tự chủ của công ty tương đối độc lập không phụ thuộc vào những nhà cho vay tài trợ khác . Hệ số nợ năm 2000 cũng giảm đi 0,021 thể hiện hình trạng nợ nần của công ty có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu tốt lành đang đến với công ty . Chỉ tiêu doanh thu / vốn kinh doanh thể hiện 1 đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. ở đây hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh năm 2000 tăng 0,03 so với năm 1999. Hệ số lợi nhuận / vốn chủ sở hữu thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận . Hệ số này tăng 0,009 so với năm 1999. III. Thực trạng của quá trình hoạt động cung ứng hàng hoá ở công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội trong vàI năm qua 1.Hoạt động mua hàng ở công ty a.Thực trạng về tình hình mua hàng: Trong 2 năm 1999-2000 sản lượng về sản phẩm của công ty tăng lên rõ rệt . Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là hoạt động mua hàng mà cụ thể ở đây là việc thu mua những nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm từ lương thực của công ty . Xuất phát từ nhu cầu thị trường, mạng lưới nghiên cứu trong chương trình Marketing của công ty được phân bổ khắp nơi. Họ thu thập không ngừng những tin tức phản hồi từ khách hàng, từ thị trường. Kết hợp với việc nghiên cứu môi trường, khách hàng, công ty tung ra một đội ngũ khác tìm kiếm những nhà cung cấp nguồn hàng cho công ty. Công việc của họ là tìm hiểu các đối tác này làm ăn như thế nào về sức mạnh tài chính cũng như về uy tín , về phương pháp bán hàng , điều kiện bán hàng … xem có phù hợp với việc mua hàng của công ty. Tập trung từ những thông tin đó ban giám đốc công ty đã họp bàn cùng trưởng phó phòng kế hoạch vật tư và thủ kho bàn bạc ra quyết định thu mua nguồn hàng cho năm tới ngay tại thời điểm cuối năm trước. Có thể nói rằng hàng hoá thu mua của công ty là loại hàng hoá đặc biệt. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất các loại mì phở ở đây là bột mì , dầu thưc vật. Còn nguyên liệu phụ để làm gia vị như súp gà , sa tế , hành tỏi ớt mỡ gà tiêu bột ngọt, muối, phẩm màu, mác nhãn, bao bì…Nguồn nguyên liệu chính không mang tính chất thời vụ vì vậy công tác thu mua diễn ra dễ dàng hơn . Công ty có thể yêu cầu nhà cung ứng cung cấp bất cứ lúc nào. Hai loại nguyên liệu chính này như bột mì công ty thường nhập của các hãng nước ngoài nổi tiếng như úc, Singapore , Pháp… Ngoài ra công ty cũng tiêu dùng bột mì của các hãng trong nước như bột Bình Đông và Bình Dương. Dầu thực vật cũng được công ty mua của công ty dầu Tường An và Neptune… Các nguyên liệu phụ mang tính thời vụ nên công tác thu gom cũng khó khăn hơn do đó công tác bảo quản phải thực có hiệu quả. Hành, tỏi tiêu ớt… được công ty thu gom từ các công ty chế biến hay các hợp tác xã, các bà con nông dân ở các vùng ven Hà Nội như Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc … Tuy nhiên, ngày nay do công nghệ tiên tiến những sản phẩm làm gia vị này đã được các nhà cung cấp chế biến và sấy khô nên công tác bảo quản nguyên vật liệu cũng dễ dàng hơn . Nhìn chung, hoạt động mua hàng của công ty trong hai năm qua diễn ra ổn định mang lại hiệu quả cao nhờ hoạt động thu mua có kế hoạch và tiết kiệm. Song công ty cũng không tránh khỏi những sai sót trong khâu mua do những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Sai sót của cá nhân nhưng người thu mua là khó tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể khắc phục và hạn chế những sai sót đó mà thôi. Những nguyên nhân khách quan do cơ chế thị trường, do thời tiết khí hậu thay đổi, do mất mùa đã đẩy giá tăng lên vọt cũng ảnh hưởng đến kế hoạch mua hàng của công ty cụ thể là ảnh hưởng đến chi phí trong khâu mua. Tóm lại do có công tác chuẩn bị nghiên cứu kỹ lưỡng và đề ra kế hoạch có tính khả thi nên hoạt động mua hàng của công ty là tương đối tốt cung cấp một nguồn nguyên liệu đảm bảo về chất lượng số lượng thời gian quy cách giúp cho công tác sản xuất kinh doanh của côngty đạt hiệu quả cao gần tới mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận . a.Phân tích tình hình hoạt động cung ứng hàng hoá của công ty *Phân tích tình hình mua hàng theo nhóm hàng của công ty STT Tên nguyên Liệu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Bột mì 7,32 31,28 8,42 32,3 1,1 15,02 2 Dỗu thực vật 3,05 13,03 3,39 13,01 0,34 11,14 3 Đường kính 0,28 1,2 0,318 1,22 0,038 13,57 4 Muối ăn 0,213 0,91 0,235 0,9 0,022 9,36 5 Hành tỏi ớt tiêu 0,96 4,1 1,07 4,13 0,11 11,45 6 Phẩm màu 0,187 0,8 0,21 0,81 0,023 12,3 7 Vỏthùng, giấy gói 4,45 19,02 4,93 18,9 0,48 10,78 8 Bột ngọt 0,69 2,95 0,75 2,88 0,06 8,7 9 Hương liệu, sa tế 6,25 26,7 6,89 26,4 0,64 10,24 Tổng cộng 23,4 100 26,078 100 2,678 11,44 Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy nguồn nguyên liệu chính là bột mì chiếm tỷ trọng lớn dao động từ 31,28 - 32,3% tổng nguồn hàng mua vào. Dẫu thực vật và hương liệu sa tế cũng chiếm tỷ trọng lớn. Do kế hoạch bán hàng của công ty tăng lên trong năm 2000 nên nguồn nguyên liệu nhập vào theo kế hoạch cũng tăng lên . Cụ thể là nguyên liệu bột mì tăng nhanh nhất năm 2000 so với năm 1999 tăng 1,1 tỷ VND với tỷ lệ tăng 15,02% . Hương liệu sa tế là nguồn nguyên liệu phụ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn do giá cả của nguồn nguyên liệu này là tương đối đắt . Vỏ thùng và giấy gói cũng tăng 0,48 tỷ VND năm 2000 so với năm 1999 với tỷ lệ tăng10,78% Thành phần đường và muối chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong thành phần làm sản phẩm. Có thể thấy qua bảng trên tình hình nhập hàng là tương đối ổn định. Tỷ trọng của các nguồn nguyên liệu không có sự thay đổi lớn chứng tỏ công ty đã có kế hoạch mua hàng hợp lý ăn khớp với kế hoạch tiêu thụ . *Phân tích tình hình mua hàng theo thời gian (các quý trong năm 2000) STT Tên nguyên Liệu Quý I Quý II Quý III Quý IV 1 Bột mì 2,1 1,98 2,03 2,31 2 Dầu thực vật 0,85 0,88 0,76 0,9 3 Đường kính 0,079 0,08 0,078 0,081 4 Muối ăn 0,058 0,06 0,049 0,068 5 Gia vị hành tỏi ớt tiêu 0,45 0,11 0,13 0,38 6 Phẩm mầu 0,051 0,053 0,055 0,051 7 Vỏ thùng, giấy gói 1,25 1,21 1,19 1,28 8 Bột ngọt 0,18 0,192 0,178 0,2 9 Hương liệu, sa tế 1,8 1,7 1,75 1,64 Nhận xét : Nhìn chung tình hình nhập hàng của công ty qua các quý của năm 2000 là tương đối ổn định có sựthay đổi không đáng kể . Điều đó chứng tỏ rằng việc tiêu thụ hàng hoá của công ty cũng không dao động là mấy. Mấy tháng cuối năm việc mua hàng có xu hướng cao hơn các quý đầu năm . Tuy nhiên xét đối với nguồn hàng là những gia vị hành tỏi ớt tiêu nên công ty phải tập trung thu mua theo mùa vào cuối vụ thu đông và đầu mùa xuân . Những tháng không là mùa vụ thì công ty đành mua những nguyên liệu đã qua sơ chế được sấy khô và bảo quản. Xu hướng nhập hàng của công ty ở quý I và quý IV thường cao hơn so với quý II và quý III đối với nguyên liệu dùng làm gia vị Nhận xét : Từ bảng biểu trên cho thấy công ty có rất nhiều đối tác làm ăn, có rất nhiều những nhà cung cấp cung ứng những nguồn nguyên liệu khác nhau. Thậm chí ngay cả trong một nguyên liệu thu mua cũng bao gồm rất nhiều những nhà cung cấp. Điều này thể hiện nguyên tắc kinh doanh của côngty là không bỏ tiền vào một ống . Công ty lựa chọn nhiều nhà cung ứng để tránh rủi ro do các nhà cung ứng gây ra . Trong biểu tình hình nhập bột mì úc có giảm 0,11 tỷ VND tương ứng giảm 4,45% so với năm 1999.Trong khi đó lương nhập của bột Bình Đông lại tăng lên 0,82 tỷ VND với tỷ lệ tăng 48,5 % . Điều đó đã chứng tỏ bột mì úc có vấn đề trong giá cả cũng như trong chất lượng hàng hóa do đó công ty đã tăng sản lượng mua với bột Bình Đông. Đối với nguyên liệu dầu thực vật công ty mua của hãng dầu Neptune một hãng dầu của Singapore đang được người tiêu dùng mến mộ. Các loại nguyên liệu nhập làm gia vị cũng được công ty đặc biệt chú ý nhập của một công ty kinh doanh nông sản phẩm lớn ở miền Bắc. Ngoài ra còn có cơ sở nhỏ ở Hải Dương cũng được công ty thu mua nhưng với khấu lượng không nhiều lắm. Về hương liệu sa tế do việc nhập hàng từ trong thành phố Hồ Chí Minh nên giá cả cao công ty thường lám ăn với các đối tác ngoài Hà Nội như công ty hoá thực phẩm Hà Nội nguồn hàng của công ty đã tăng 0,94 tỷ VND với tỷ lệ tăng 28,9% năm 2000 so với năm 1999. Nhìn chung công ty hầu như toàn nhập hàng của các công ty có uy tín trong và ngoàI nước. Vì vậy mà chất lượng hàng mua luôn được đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Thông qua việc phân tích tình hình nhập hàng của công ty chúng ta cũng thấy được phần nào hoạt động cung ứng của công ty . Công tác kế hoạch được thực hiện diễn ra nhanh chóng nhịp nhàng thể hiện những bước đi đúng hướng của công ty. 2.Hoạt động dự trữ hàng hoá nguồn nguyên liệu ở công ty a.Thực trạng Trên cơ sỏ hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hoạt động cung ứng nguyên liệu mà hoạt động dự trữ tồn kho được hình thành. Trong hai năm qua 1999-2000 do kế hoạch bán ra và mua vào của công ty có chiều hướng thay đổi tăng lên nên dự trữ trong công ty cũng phải được cân đối giữa tiêu thụ và cung ứng. Nhìn chung khối lượng nguyên liệu mua vào phục vụ cho quá trình sản xuất tăng lên làm cho nguồn dự trữ cũng tăng lên đáng kể. Kho dự trữ sản phẩm sản xuất cũng gia tăng phục vụ cho chiến dịch bán hàng mở rộng có khuyến mại của công ty . Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của công ty trong dự trữ là hệ thống kho bãi lạc hậu cũ nát và chật trội. Trang thiết bị cũng được sử dụng hết thời hạn nên khó có thể đảm bảo chính xác. Kho của công ty chứa những nguyên liệu sản phẩm từ lương thực vì vậy kho là nơi tập trung của những loài chuột, gián, sâu bọ . Đó chính là nguồn thức ăn khổng lồ cho chúng. Nếu công ty bảo quản kho không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng thì sẽ là một thiệt hại đáng kể cho công ty. Đối với một số nguyên liệu phụ như hành tỏi ớt tiêu lại là những nguyên liệu mang tính thời vụ vì vậy công ty phải mua với số lượng lớn để dự trữ . Mặt khác những nguyên liệu này lại có thời gian sử dụng ngắn vì vậy việc bảo quản là hết sức khó khăn đòi hỏi nhân viên phải có trình độ và kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ kho. Thêm vào đó hệ thống kho của công ty lại trật trội cũ nát ẩm thấp nên việc bảo quản nguyên liệu là không mấy an toàn . Có thể nói trình độ của nhân viên kho còn chưa cao lại làm việc trong điều kiện kho bãi như vậy nên họ chưa thể phát huy hết khả năng của bản thân . Công tác kiểm kê kho theo định kỳ luôn được đảm bảo thực hiện . Không chỉ có sổ sách ở kho mà sổ sách còn được đối chiếu thông qua phòng kế hoạch vật tư và phòng tài vụ . Việc làm trên rất khoa học vì sẽ hạn chế những khả năng xảy ra sai sót nhầm lẫn hoặc thất thoát trong khâu mua cũng như khâu bảo quản. Tóm lại thực trạng tình hình hoạt động dự trữ của công ty diễn ra tương đối tốt Tuy nhiên công ty cần khắc phục một số nhược điểm để hoạt động dự trữ hàng hoá được diễn ra hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm chi phí dự trữ giảm được một phần tổng chi phí trong kinh doanh b.Phân tích tình hình hoạt động dự trữ hàng hoá của công ty Công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội là một doanh nghiệp có chức năng vừa sản suất vừa kinh doanh. Vì vậy hệ thống dự trữ của công ty rất phức tạp . Một mặt công ty phải có kho để dự trữ đầu vào nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất . Mặt khác công ty lại phải có hệ thống kho dự trữ những sản phẩm mà công ty sản xuất ra phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hoá . Với hoạt động phức tạp như vậy đòi hỏi công ty phải có một hệ thống kho khoa học hợp lý với nguồn nhập và nguồn sản phẩm tiêu thụ phải được bảo quản kỹ lưỡng Để hiểu rõ thêm phần nào tình hình dự trữ của công ty chúng ta cần nghiên cứu bảng biểu sau Tên hàng bán 1999 2000 So sánh Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng 1. Sản phẩm: Các loại mì ăn liền Các loại cháo Các loại phở 2.Nguyên liệu chính Bột mì Dầu thực vật 3.Nguyên liệu phụ Gia vị hành tỏi Đường kính Muối ăn Phẩm màu Vỏ thùng carton + Giấy Bột ngọt Hương liệu, sa tế 3,3 2,85 0,18 0,27 1,05 0,75 0,3 1,3180,1 0,03 0,02 0,018 0,45 0,07 0,63 100 86,64 5,45 7,91 100 71,4 28,2 100 7,58 2,28 1,52 1,36 34,14 5,3 47,8 3,735 3,18 0,23 0,325 1,2 0,86 0,34 1,492 0,108 0,032 0,024 0,02 0,49 0,075 0,68 100 85,14 6,15 8,71 100 71,6 28,4 100 7,24 2,14 1,61 1,34 32,8 5,03 45,5 0,435 0,33 0,05 0,055 0,11 0,04 0,111 0,008 0,002 0,004 0,002 0,004 0,005 0,05 13,18 11,58 27,7 20,37 14,6 13,3 8,428 6,7 20 11,1 8,8 7,14 7,9 Nhận xét : Qua biểu hiện trên mức dự trữ hàng hoá cũng như nguồn nguyên liệu dự trữ của công ty là rất sát với tình hình bán ra và mua vào. Trên cơ sở hoạt động của bán ra và mua vào công ty đã đề ra kế hoạch dự trữ sao cho phù hợp. Cụ thể đối với sản phẩm của công ty mì chiếm tỷ trọng lớn từ 85 á 86% tổng sản phẩm của công ty nên khối lượng dự trữ cũng lớn hơn rất nhiều so với sản phẩm cháo và phở. Năm 2000 sản lượng mì dự trữ tăng 0.33 tỷ VNĐ với tỷ lệ tăng 11.58%. Các sản phẩm cháo và phở cũng tăng lên trong năm 2000 nhưng do tỷ trọng mặt hàng nhỏ nên khối lượng tăng không đáng kể so với mức tăng tương ứng là 0.05 tỷ đồng và 0.055 tỷ VNĐ nhưng tỷ lệ tăng lại rất cao là 27.7% và 20.37%.Với lượng dự trữ như trên công ty đảm bảo được nhanh chóng công tác tiêu thụ hàng hoá. Việc nhập hàng từ các nhà máy cung ứng tăng lên nên nguồn nguyên liệu dự trữ cũng tăng lên. ở đây bột mì và dầu thực vật vẫn chiếm tỷ trong lớn nên mức dự trữ cũng rất cao. Cụ thể vào năm 2000 dự trữ bột mỳ tăng 0.11 tỷ VNĐ với tỷ lệ tăng tương ứng 8.8% và 7.9% ảnh hưởng chủ yếu đến công tác dự trữ. Ngoài ra những nguyên liệu phụ khác với tỷ trọng nhỏ vì vậy tuy có ảnh hưởng nhưng mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Tóm lại, với khả năng hoạt động như vậy của công ty không chỉ đối với công tác dự trữ mà với mọi hoạt động khác của công ty sẽ chắc chắn thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình. CHƯƠNG III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng hàng hoá tại công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội. I.Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 1.Những điểm mạnh Trong vòng 10 năm kể từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, công ty không những thích nghi với cơ chế mới mà còn đạt được những thành tựu đáng kể. Trong suốt lịch sử phát triển của mình có thể nói đây là giai đoạn hoàng kim của công ty. Điểm nổi bật của công ty là tổng doanh thu bán hàng tăng nhanh rõ rệt qua các năm. Để có được doanh thu bán hàng như vậu không thể bỏ qua vai trò số một của công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tập khách hàng đến khâu tiêu thụ với thái độ ứng xử nhã nhặn, cởi mở cùng phương thức bán hàng hợp lý đã thúc đẩy tổng doanh thu tăng lên. Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức mẫu mã. Ban cạnh đó uy tín về chất lượng và lịch sử phát triển lâu năm trong ngành chế biến lương thực đã tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sản phẩm của công ty phù hợp với mọi đối tượng khánh hàng từ những người có thu nhập cao ở thành thị đến những người có thu nhập thấp ở nông thôn. Do đó sản phẩm của công ty không những có mặt ở trên thị trường của các thành phố lớn mà còn len lỏi ở những vùng nông thôn, miên núi. Vị trí địa lý kinh doanh là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự thành công trên thương trường. Không ít nhà kinh doanh cho rằng lựa chọn điểm kinh doanh tốt là yếu tố dẫn đến sự thành công trong bán hàng. “Nhà rộng không bằng đông khách” luôn là điều tâm niệm của các nhà kinh doanh khi tìm điểm đặt cửa hàng. Công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội có vị trí nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng. Xung quanh đó là một loạt những nhà máy sản xuất có tên tuổi như nhà máy bánh kẹo Hải Hà, Hải Châu .. tạo nên một vành đai về công nghiệp thực phẩm cung cấp cho các tỉnh miền Bắc. Không những thế vị trí của công ty còn nằm gần đường quốc lộ số 1, một trong những tuyến đường giao thông quan trọng của cả nước. Điều này đã thu hút được rất nhiều khách hàng biết đến tên tuổi của công ty. Trong mấy năm lại đây, nhà nước duy trì một chế độ chính trị ổn định, các chính sách kinh tế cũng được hoàn thiện thông thoáng. Thu nhập của dân chúng cũng tăng lên, giá cả hàng hoá tương đối ổn định mặc dù cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á song đó cũng là môi trường kinh doanh tốt, là điều kiện thuận lợi cho hoạt đông kinh doanh của công ty phát triển. Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm chính từ lương thực, công ty còn tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị. Công ty đầu tư cải tiến một dây truyền sản xuất các loại bột canh, gia vị tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm của mình. Đồng thờigiảI quyết công ăn việc làm cho tập công nhân để tận dụng công suất máy móc công ty còn thực hiện sản xuất cả ca 3.Thu nhập của công nhân từ đó cũngđược tăng lên đảm bảo đời sống vật chất cho họ. Điều kiện sản xuất, làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng được đảm bảo. Công ty có một cảnh quan sạch sẽ thoáng đãng mát mẻ là điều kiện tốt để đảm bảo sức khoẻ cho mọi người . Không những thế, công ty còn tạo nên bầu không khí thoải mái, đoàn kết từ giám đốc đến các thành viên trong công ty. Công ty phục vụ ăn trưa cho cán bộ công nhân viên vừa đảm bảo vệ sinh, tránh mất thời gian đồng thời tạo sự thân thiện giữa mọi người . Sẽ thật là thiếu sót nếu không đề cập đến vai trò quan trọng của ban giám đốc công ty. Để có được kết quả như những năm trở lại đây là do công ty có một ban giám đốc có năng lực quản lý và kinh doanh. Đó là những người nhậy bén nhanh nhẹn biết nắm bắt kịp thời tình hình thị trường đó tạo ra những thuận lợi, thời cơ cho công ty. Không những thế, ban lãnh đạo còn có năng lực tổ chức, điều hành chỉ đạo phương hướng kinh doanh và hoàn thành suất sắc những mục tiêu đề ra. Thêm vào đó công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên yêu nghành, yêu nghề, tận tâm tận lực với công việc được giao. Đó chính là những yếu tố tạo nên thành công của công ty hôm nay. 2.Những điểm yếu, tồn tại của công ty: Điều trước tiên phải đề cập đến trong vấn đề này là cơ sở vật chât của công ty. Công ty kinh doanh và chế biến thực phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty lương thực Việt Nam.Vì vậy trong thời bao cấp công ty được nhà nước bao cấp toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn kinh doanh. Công ty chỉ mới hoạt động kinh doanh trong cơ chế trong vòng 10 năm. Mặc dù doanh thu tăng, lợi nhuận tăng song để đầu tư trang thiết bị mới với công nghệ hiện đại quả là khó khăn đối với công ty. Yếu tố cơ sở vật chất trang thiết bị ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất sản phẩm của công ty. Với trang thiết bị lạc hậu sẽ làm yếu tố chất lượng bị ảnh hưởng, nguyên liệu bị lãng phí ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh do đó ảnh hưởng đến thu nhập của công ty. Mặc dù sản phẩm của công ty có uy tín đối với người tiêu dùng về chất lượng, giá cả và mẫu mã nhưng để đại đa số dân chúng nhận biết về sản phẩm công ty đó là điều không dễ dàng gì. Thị hiếu người tiêu dùng đã quen thuộc với một số tên tuổi như Miliket, Côlusa, Vifon,… nên việc thay đổi ý thức về nhãn hiệu của khách hàng là khó khăn. Một bất lợi lớn đối với công ty là do việc không liên doanh với công ty kỹ nghệ thực phẩm Sài Gòn (VIFON) và lấy tên mới là FOOD Hà Nội. Muốn để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn cần phải có thời gian. Các đối thủ cạnh tranh cũng tung ra trên thị trường những sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chất lượng lượng tốt, giá cả phải chăng đương là vấn đề làm công ty đau đầu. Việc cắt giảm chi phí tối đa nhằm hạ giá thành sản phẩm cũng ảnh hưởng tới doanh thu của công ty. Khó khăn nối tiếp khó khăn. Công ty vừa đầu tư vào dây truyền sản xuất nước ngọt. Vì vậy nguồn vốn bỏ vào đây cũng khá lớn. Bên cạnh đó do mới đi vào hoạt động nên việc sản xuất của dây truyền này chưa có hiệu quả như mong muốn. Đồng thời công ty cũng phải đối mặt với những đối thủ khổng lồ như Coca Cola, Pepsi Cola.. cũng gây tác động đối với công ty. Thêm vào đó, diện tích kho bãi dự trữ của công ty chưa đủ rộng nên việc dự trữ còn gặp rất nhiều khó khăn. Khối lượng dự trữ không lớn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Thêm vào đó số lần nhập hàng gia tăng chi phí cho mỗi lần nhập hàng tăng lên động chạm đến lợi nhuận của công ty. Kho bãi dự trữ nguyên liệu sản xuất của công ty thường là các sản phẩm từ nông nghiệp. Đây là nguồn thức ăn khổng lồ cho một số loàI gặm nhấm và côn trùng hoành hành. Công tác bảo quản nguồn nguyên liệu cũng như sản phẩm là hết sức khó khăn phức. Với những điều kiện sẵn có như trên sẽ cản trở công tác bảo quản kho bãi. II. Đánh giá hoạt động quản trị cung ứng hàng hoá tại công ty 1.Những điểm nổi bật trong công tác cung ứng hàng hoá tại công ty a. Đánh giá theo chức năng. *Hoạch định trong cung ứng hàng hoá của công ty Xuất phát từ quan điểm chỉ mua tốt mới dẫn đến bán tốt, ban lãnh đạo công ty đã có những kế hoạch mang tính chiến lược trong hoạt động cung ứng hàng hoá. Ban giám đốc chỉ đạo điều hàng giao nhiệm vụ này cho phòng kế hoạch vật tư của công ty. Phòng kế hoạch vật tư đã đề ra phương hướng kế hoạch (có thông qua lãnh đạo công ty) thu mua và tạo nguồn hàng tốt trong thời gian 1 năm và được chia theo quý. Việc nghiên cứu sát sao về tình hình của nhiều nhà cung cấp, về uy tín của họ và các nhân viên đảm nhận chức năng mua từng loại nguyên liệu cũng xuất phát từ phòng kế hoạch . Mọi quyết định từ ban giám đốc được các phòng, các ban ngành có liên quan chấp hàn nghiêm túc đã tạo nên một hệ thống hoạt động ăn khớp nhịp nhàng. Điều đó cũng góp phần giúp công ty hoàn thiện mục tiêu trong thời gian sớm nhất. *Tổ chức trong cung ứng Tổ chức trong cung ứng hàng hoá diễn ra hợp lý và được sắp xếp theo kiểu trực tuyến chức năng. Ban giám đốc đưa ra kế hoạch xuống phòng kế hoạch vật tư. Phòng này có nhiiệm vụ cử các nhân viên của mình đi thu mua nguyên liệu sản xuất sản phẩm. Sau khi sản phẩm được thu mua thì toàn bộ khối lượng nguyên liệu sẽ được chuyển vào kho phục vụ cho quá trình sản xuất tới. Việc phân công chỉ định nhiệm vụ cho từng phòng ban, từng cá nhân giúp cho hệ thống tổ chức trong hoạt động cung ứng cũng như hệ thống tổ chức của toàn công ty không bị đan xen chồng chéo. Mọi công việc không bị lặp lại, đảm bảo sự cân đối, tính linh hoạt và hiệu qủa. Nhờ có việc tổ chức hợp lý này, trách nhiệm và quyền lợi thuộc về từng cá nhân cụ thể nên tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong bản thân mỗi người được phát huy cao độ. Công ty cũng có những biện pháp khuyến khích hay phê bình chính xác đối với từng trường hợp cụ thể. *Lãnh đạo trong hoạt động cung ứng Phòng kế hoạch vật tư luôn phải tiên phong đi đầu trong việc thu mua và tạo nguồn hàng cho công ty. Phòng có chức năng đôn đốc các nhân viên thu mua nguyên liệu nhằm hoàn thành công việc đề ra. Bên cạnh đó, phòng cũng có nhiệm vụ giám sát tình hình kho bãi dự trữ của công ty, đôn đốc thúc ép tình hình nhập hàng từ các nhà cung cấp và yêu cầu nhân viên kho thực hiện bảo quản hàng hoá nhập về. Hạn chế tình trạng nguyên liệu kém chất lượng khi đưa vào sản xuất gây mất uy tín về sản phẩm của công ty . Sau khi hoạt động thu mua được hoàn tất phòng phải đệ trình báo cáo lên giám đốc. Lãnh đạo trong công tác cung ứng hàng hoá ở công ty đạt hiệu quả giúp cho các hoạt động khác cũng được tiến hành mau lẹ. *Kiểm soát trong hoạt động cung ứng của công ty Lãnh đạo mà không có kiểm soát thì không gọi là lãnh đạo. Kiểm soát ở khâu này trong công ty diễn ra tương đối tốt. Hàng hoá khi đưa về nhập kho phải được kiểm kê xem xét nguyên nhân xem có thừa thiếu, chất lượng theo hợp đồng hay không . Các giấy tờ hợp đồng có liên quan được kiểm tra cẩn thận ghi bút toán trong sổ sách kế toán ở phòng vật tư, phòng tài vụ và cả ở thẻ kho. Việc lưu lại giấy tờ như vậy giúp cho việc kiểm soát nguồn nguyên liệu được chặt chẽ hơn. Hàng tháng nhân viên kho cùng nhân viên phòng kế hoạch phải kiểm tra định kỳ xem nguyên liệu thừa thiếu ra sao, chất lượng thế nào có thích hợp để phục vụ cho chu kì sản xuất kinh doanh tiếp theo. b.Đánh giá theo tác nghiệp Trong công tác cung ứng hàng hoá vấn đề quan trọng mấu chốt là tạo được nguồn hàng có chất lượng, ổn định, đồng bộ, đúng thời gian, qui cách chủng loại màu sắc, kích thước … Nhìn chung công ty đã hoàn thành tốt công tác thu mua tạo nguồn cho hoạt động sản xuất của mình. Điểm mạnh trong công tác này là do công ty có rất nhiều đối tác, những nhà cung cấp nguyên liệu có uy tín và có tiếng tăm trên thị trường . Điều này đảm bảo cho công ty luôn đủ nguyên liệu sản xuất với chất lượng nguồn hàng tương đối tốt. Với nhiều nhà cung cấp như vậy công ty đã tận dụng được hầu hết những ưu điểm của họ mà lạy không bị họ ép giá gây khó khăn tron các hợp đồng giao nhận. Cả hai bên làm ăn đứng đắn đúng pháp luật tạo mối quan hệ lâu dài. Lực lượng thu mua nguồn hàng của công ty là những người có trình độ năng động thích ứng rất nhanh với tình hình biến đổi của thị trường . Họ là những người rất am hiểu thị trường , thấu đáo trong chuyên môn, nhiệt tình tự tin trong giao tiếp vì vậy mà nguồn nguyên liệu họ thu mua luôn đạt tiêu chuẩn cao với giá cả rất phải chăng. Với lòng nhiệt tình yêu nghề, họ không quản giờ giấc, xa xôi lần tìm đến những nhà cung cấp để có thể giảm bớt các chi phí ở khâu mua hàng. Không thể bỏ qua vai trò của những nhân viên kho bãi trong quá trình thu mua tại kho đến khi bảo quản chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Công việc của họ không đơn thuần chỉ là việc kiểm kê kho mà họ còn có nhiệm vụ bảo quản các loại sản phẩm, nguyên liệu ở những nơi hợp lý khô ráo thoáng mát tránh ẩm thấp, tránh loài bò sát gặm nhấm làm tổ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác điều hành tổ chức từ ban giám đốc đến phòng kế hoạch đến kho dự trữ được thông suốt. Luồng thông tin liên hệ từ trên xuồng và từ dưới lên rất chính xác không bị đẽo gọt cắt xẻ. Những hoạt động thu mua bảo quản tại kho hàng được ban giám đốc theo dõi rất sát sao nên tương đối là tốt và đảm bảo. Một trong những biện pháp khuyến khích hoạt động bán hàng trong công ty là tăng sản lượng bán bằng việc công ty bán hàng có khuyến mãi. Việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm với khối lượng tăng mạnh đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào cũng phải tăng lên. Vì vậy khả năng thu mua của công ty tăng lên đáng kể. Với việc mua số lượng lớn về nguyên liệu công ty sẽ được hưởng những ưu đãi mà nhà cung cấp dành cho như chiết khấu mua hàng, giảm giá… Đây cũng là một nguồn không nhỏ đóng góp vào việc giảm chi phí đồng thời tăng lợi nhuận cho công ty . 2.Những mặt còn tồn tại Trong công tác triển khai các kế hoạch mua hàng có một số rủi ro đáng tiếc đã làm ảnh hưởng đến việc thu mua tạo nguồn hàng của công ty. Trong công ty việc các nhà cung cấp giao hàng chưa đúng với chất lượng đã ghi trong hợp đồng vẫn còn tồn tại. Chính vì vậy việc sản xuất kinh doanh của công ty cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu khách hàng và nghiên cứu các đối thủ canh tranh đôi khi tỏ ra kém hiệu quả. Sai sót trong khâu thu mua do chưa tiếp cận sát thị trường còn phổ biến. Bên cạnh đó yếu tố chủ quan do trình độ hiểu biết và trình độ nghề nghiệp của cán bộ thu mua còn thấp chưa có khả năng quyết định chính xác có hay không nên mua nguồn hàng trên. Vì vậy chuyện thất thoát nhầm lẫn trong khâu mua là chuyện bình thường, khó tránh khỏi. Việc lựa chọn cán bộ thu mua cần hết sức cẩn trọng vì chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể mang đến một hậu quả khó lường. Nhìn chung hệ thống kho bãi của công ty vẫn chưa được đảm bảo. Hệ thống kho được xây dựng đã lâu và vẫn chưa được đầu tư mới. Trang thiết bị bảo quản trong kho thì lạc hậu, kém chính xác do thời gian sử dụng đã hết. Nhiều khi kho bãi còn là nơi làm tổ của chuột gián đã ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Vấn đề này là mối quan tâm số 1 vì vấn đề an toàn thực phẩm là phương châm hàng đầu trong sản suất của công ty. Xã hội càng phát triển người tiêu dùng càng dễ chấp nhận đắt một chút hơn là sử dụng sản phẩm quá thời hạn, mất vệ sinh. Công tác vệ sinh kho cần phải hoạt động thương xuyên hơn nữa. Việc kiểm kê kho cũng cần phải diễn ra định kỳ hơn, tránh trường hợp dồn vào một khoảng thời gian nào đó nên khó nắm bắt được tình hình thừa thiếu nguồn nguyên liệu của công ty. Trình độ bảo quản kho của các nhân viên kho còn nhiều điểm yếu cần phải khắc phục. Nó bị hạn chế do trình độ chuyên môn của họ. Trên đây là một số nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại trong quá trình cung ứng vật tư hàng hoá mà công ty cần khắc phục. Nếu tìm ra hướng đi, biện pháp khắc phục hợp lý thì chúng ta có thể chắc chắn rằng công tác cung ứng hàng hoá sẽ góp phần mang laị những thành công trong công tác hoạt động kinh doanh, một bước khởi đầu quan trọng cho một loạt những hoạt động tiếp theo. Người ta nói “ Đầu xuôi, thì đuôi mới lọt” quả không sai chút nào. Khởi sự mà thành công thì yếu tố tiếp theo sẽ có cơ sở trong việc phát triển tiếp mục tiêu sau cùng. III.Những phương hướng , mục tiêu của công tác cung ứng hàng hoá ở công ty trong những năm tới 1.Để đảm bảo mức tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được mở rộng, công tác cung ứng nguồn nguyên liệu cũng được phát triển không ngừng. Các kế hoạch cung ứng được nghiên cứu, xem xét một cách kĩ lưỡng. 2.Chú trọng hơn nữa đến chất lượng nguyên liệu đầu vào nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. 3.Tìm kiếm những đối tác, những nhà cung cấp có uy tín lâu năm trên thương trường tạo thuận lợi cho công ty trong việc thu mua và tạo nguồn hàng có chất lượng. 4.Lựa chọn phương thức mua hàng hợp lý nhất với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nhằm làm giảm chi phí mua hàng góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. 5.Luôn đề ra các biện pháp bám sát thị trường tiêu thụ sản phẩm để từ đó có hướng điều chỉnh trong công tác cung ứng nguyên vật liệu hợp lý với quá trình sản xuất. 6.Chú trọng đến năng lực trình độ của nhân viên thu mua nguyên liệu cũng như nhân viên kho bãi. Công ty thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, và đãi ngộ nhân sự chặt chẽ hơn. 7.Vấn đề bảo quản kho bãi sẽ hoàn thiện hơn. Một số trang thiết bị máy móc phục vụ cho bảo quản sẽ được đầu tư. 8.Các chức năng trong quản trị cung ứng hàng hoá được hoạt động đồng bộ. Ban lãnh đạo công ty cùng với phòng kế hoạch vật tư giám sát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động của công nhân viên trực tiếp đảm nhận ở khâu này. IV.Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị cung ứng tại công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội 1.Phát huy hơn nữa thế mạnh trong cung ứng hàng hoá. Không chỉ dừng lại ở những thế mạnh trong cung ứng mà công ty đã đạt được, công ty phải quan niệm rằng không ngừng phát huy những thế mạnh là nhiệm vụ cốt yếu. Với những mối quan hệ lâu năm với bạn hàng, với đối tác , với những nhà cung ứng… công ty luôn phải thiết lập quan hệ thân thiện đôi bên cùng có lợi để khai thác triệt để những ưu điểm của họ. Đánh giá những nhược điểm của những nhà cung cấp là cần thiết và từ đó tránh xa những nhược điểm đố. Công ty cũng phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng những nhà cung cấp về tình hình tài chính, khả năng cung cấp những mặt hàng, uy tín lâu năm đối với thị trường như thế nào để từ đó có quyết định đúng đắn: có hay không sự duy trì quan hệ làm ăn với những đối tác đó. Có như vậy khả năng tránh được những rủi ro bất ngờ đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó nhờ sự giúp đỡ tận tình của các ban ngành từ trung ương đến địa phương cộng với uy tín trong giao dịch mua bán công ty có thể thu hút các đối tác làm ăn và đI tới việc ký kết hợp đồngvới họ. Công ty cần có kế hoạch cung ứng trong từng giai đoạn cụ thể khác nhau, lúc nào thì cần tăng tốc thu mua hay lúc nào cần hạn chế mua nguyên liệu đầu vào cho phù hợp với nhu cầu sản xuất và tránh được chi phí bảo quản kho không cần thiết. Công ty cần thực hiện đồng bộ các chức năng: từ hoạch định, tổ chức, lãnh đạo đến kiểm soát trong hoạt động cung ứng nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty. Các chức năng này phải được phối hợp nhịp nhàng, thực hiện song song cùng bổ xung hỗ trợ hoàn thiện cho nhau. Hoạch định đề ra những kế hoạch cho công tác cung ứng đồng thời tổ chức, lãmh đạo và kiểm soát cùng tham gia điều hành phân công phối hợp nhằm đạt được thành công kế hoạch với kết quả khả quan nhất. Phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên lí trong hoạt động mua hàng: như nguyên lí Pareto trong cung ứng hàng hoá và các phương pháp phân tích khi mua hàng: phương pháp 20/80 và phương pháp phân tích A B C cũng dựa trên nguyên tắc 20/80.Tại sao nói công ty phải tuân thủ những nguyên tắc này ? Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đảm bảo việc bán ra đều đặn thường xuyên thì phải có một khối lượng hàng hoá dự trữ nhất định phù hợp với nhu cầu bán ra. Đó chính là cơ sở để xác định kế hoạch mua hàng. Trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau và mỗi một mặt hàng có một vị trí nhất định. Có mặt hàng giữ vị trí chủ đạo nhưng cũng có mặt hàng giữ vị trí thứ yếu. Những mặt hàng chủ đạo là những mặt hàng mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn và nếu thiếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp cần có một chính sách cung ứng hàng hoá có lựa chọn nghĩa là phải tập trung vào những mặt hàng quan trọng chủ lực. Đó chính là nguyên lí phân phối không đều của Pareto được thực hiện nhờ hai phương pháp. Phân tích theo nguyên tắc 20/80: trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng thì khi mua 20% mặt hàng về mặt giá trị thực hiện 80% ngược lại 80% mặt hàng thể hiện 20% giá trị. Như vậy 20% mặt hàng tạo ra 80% giá trị đầu tư cho dự trữ. Nhờ đó mà 20% mặt hàng mang lại 80% lợi nhuận. Còn lại 80% mặt hàng chỉ mang lại 20% lợi nhuận. Từ nguyên tắc này trong kinh doanh thương mại,công ty cần phải chọn các mặt hàng đầu tầu để có chính sách ưu tiên về vốn, dự trữ cho những mặt hàng này. Ví dụ như sản phẩm mì ăn liền của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán mà đặc biệt là một số những loại mì cao cấp, mì kg túi, mì 75 OPP. Tuân theo nguyên tắc này công ty nên chú trọng thu mua và tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất các loại mì trên. Phương pháp phân tích A-B-C dựa trên nguyên tắc phân tích 20/80. Nhóm hàng A từ 10 - 20% thực hiện 70% giá trị dự trữ. Nhóm hàng B từ 20 - 30% mặt hàng thực hiện 5 - 10% giá trị dự trữ . Nhóm hàng C từ 50 - 60% mặt hàng thực hiện 5 - 10% giá trị dự trữ. Nguyên lí phân bố hàng hoá không đều hàng hoá Pareto và các nguyên tắc 20/80 ABC sẽ cho phép công ty ra quyết định một cách khoa học chính xác vì vậy không thể bỏ qua những nguyên lý này trong quá trình nâng cao công tác quản trị cung ứng. Các quy tắc đảm bảo cho mua hàng có hiệu quả cũng phải được phát huy: Là một doanh nghiệp thương mại hay bất kì một doanh nghiệp nào khi việc mua hàng hoá hay nguyên vật liệu là không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình mua hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó những ảnh hưởng của nhà cung cấp là rất lớn. Chính vì vậy mà công ty không nên “ bỏ tiền vào một ống “. Công ty cần phải có một số lượng các nhà cung cấp luôn sẵn sàng phục vụ khi cần thiết. Điều này sẽ giúp đỡ công ty tránh được những rủi ro do quá trình mua (đầu vào) đem lại hay rủi ro do thất bại của nhà cung cấp gây ra hoặc cũng có thể do các nhà cung cấp ép giá chấp nhận những điều kiện bất lợi trong mua bán, giao nhận. Một nguyên tắc không kém phần quan trọng trong quá trình mua đó là công ty phải luôn luôn giữ thế chủ động trước các nhà cung cấp. Mark Cormack đã nói “ trong khi nghệ thuật bán hàng là nói với khách hàng những gì họ muốn nghe thì nghệ thuật mua hàng là nghe lời rao hàng của người bán và viết nó ra giấy. Cách đơn giản nhất là ghi chú đầy đủ tất cả các lời hứa của người bán hàng, tổng hợp chúng thành một hợp đồng và bắt người bán kí vào. Lúc này ta sẽ buộc người bán hàng thương lượng với mình một cách chủ động và với những điều kiện có lợi “. Thật vậy mua hàng quả là một nghệ thuật. Nhưng làm thế nào để đạt được nghệ thuật đó thật khó. Khi mua hàng nếu ta không tỉnh táo, quyền chủ động của ta với tư cách là người mua tự do sẽ bị mất dần và ta tự nguyện trở thành nô lệ cho một nhà cung cấp nào đó và bỏ đi những quyền lợi trong mua hàng mà mình được hưởng có thể gây ra những nguy hại cho công ty. Vậy không còn cách nào khác là công ty luôn phải giữ thế chủ động trước mọi nhà cung cấp. Đảm bảo sự hợp lí trong tương quan quyền lợi giữa hai bên cũng cần được tuân thủ.. Bởi vì như đã đề cập ở những phần trên nếu công ty mua hàng với giá quá cao và bị những điều kiện bất lợi thì lợi nhuận của công ty sẽ bị cắt giảm, rơi vào tình trạng khó khăn. Nhưng nếu công ty lại ép người bán hàng với giá thấp thì nguy cơ huỷ hợp đồng sẽ mau chóng bị chấp thuận ảnh hưởng không nhỏ đến công ty. Đứng trên cương vị người bán thì không một ai là không muốn bán đắt. Vì vậy không còn cách nào khác là đưa ra một điểm cân bằng, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa hai bên. Có như thế hoạt động kinh doanh của hai bên mới diễn ra tốt đẹp Việc lựa chọn phương thức mua hàng phù hợp với từng giai đoạn với từng điều kiện cụ thể của công ty cũng là một giải pháp hữu hiệu trong công tác quản trị cung ứng có hiệu quả. Đối với từng giai đoạn khác nhau những nhà lãnh đạo cần vạch ra những phương thức mua hợp lý để tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết và tận dụng triệt để những ưu điểm của từng phương thức đó Tóm lại hoạt động cung ứng là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị cung ứng cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.Thể hiện cao độ tính thống nhất khuôn phép trong lãnh đạo công ty tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa các khâu, các phòng ban trong công ty Thật vậy, tính thống nhất trong lãnh đạo tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa các khâu, các phòng ban thể hiện ở sự lãnh đạo tài tình của ban giám đốc. Thành công trong quá trình kinh doanh đã được những nhà kinh doanh tài ba nổi tiếng trên thế giới đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu về quản trị. Khoảng 50% á 60% thanh công phụ thuộc vào công tác quản trị doanh nghiệp. Trong một công ty bộ máy lãnh đạo thể hiện trình độ học vấn, khả năng quản lý doanh nghiệp linh hoạt sáng suốt sẽ làm cho khâu tổ chức và mọi hoạt động của doanh nghiệp theo guồng máy cứ hoạt động nhịp nhàng ăn khơip với nhau. Cũng không thể so sánh với một công ty có ban lãnh đạo thiếu năng động, trì trệ , thụ động chỉ biết ngồi chờ mệnh lệnh từ trên xuống mà không động đậy hoạt động bản thân. Với lãnh đạo của công ty như vậy thì làm sao thúc đẩy một tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình và đoàn kết trong công tác. Công ty đó chỉ duy trì sự trì trệ lạc hậu và rời rạc mà thôi. Lãnh đạo công ty luôn là tấm gương sáng mẫu mực để công nhân viên trong công ty học tập noi theo. Lãnh đạo phải tự rèn luyện mình, tránh đi những nhược diểm, phát huy ưu điểm để các thành viên phải “tâm phục khẩu phục”. Có như thế uy tín cả người lãnh đạo mới được tôn trọng. Vì vậy người lãnh đạo không còn cách nào khác là phải học tập, trau dồi kiến thức nhanh nhẹn, nhạy bén đôi khi phải biết nhìn xa trông rộng và có chút mạo hiểm. Người lãnh đạo học tập và trau dồi ở đâu? Họ học trong sách vở, ngoài trường đời , ngoài thực tế trong những kinh nghiệm của người đi trước. Nói tóm lại, ở những người lãnh đạo cấp cao không ngừng học, không ngừng tìm tòi sáng tạo phát minh ra những cái mới phục vụ lợi ích của công ty . Người lãnh đạo công ty phải luôn là người đứng mũi chịu sào, tiên phong đứng đầu trong mọi công việc và phải chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty. Một sai sót nhỏ của họ cũng có thể gây ra những tổn thất to lớn cho công ty. Như vậy công ty phải thiết lập một kỷ luật nghiêm minh thực hiện đồng bộ từ trên xuống và đưa ra những khen thưởng cùng mức hình phạt thích đáng. Nhưng cái khó là không cứng nhắc máy móc. Nhà lãnh đạo không được xa rời quần chúng mà phải gần gũi quan tâm đến hoàn cảnh gia đình bản thân họ. Có khi chỉ cần một lời động viên khích lệ của lãnh đạo cũng làm cho họ quyết tâm gắng sức làm việc hơn nữa.. Thực tế này đã được những nhà kinh doanh Nhật Bản áp dụng rất thành công. Đôi khi cũng cần phải xử lý tình huống bằng tình cảm . Chúng ta có thể tin chắc rằng những nhà lãnh đạo tài ba với những phẩm chất và trình độ năng lực như trên thì thành công trong mọi hoạt động kinh doanh không phải là bài toán khó.Vậy trước thực tế đó, đặc biệt là trong cơ chế thị trường này vai trò lãnh đạo của những nhà quản trị cấp cao sẽ chi phối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp đó. Không còn cách nào khác là nhà lãnh đạo phải là người có năng lực, có trình độ mới có khả năng cáng đáng được trọng trách nặng nề này. 3.Công tác đào tạo đãi ngộ nhân sự được củng cố Có thể nói mọi quản trị suy cho cùng đều là quản trị con người. Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu đứng ở vị trí trung tâm trong mọi hoạt động của bất kỳ công ty nào. Thật vậy để chứng minh cho quan điểm trên chúng ta có thể thấy khả năng của con người là to lớn, là vĩ đai. Tại sao lại như vậy ? Con người có khả năng làm thay đổi cả thế giới vật chất đang tồn tại. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ khoa học tiên tiến máy móc trang thiết bị hiện đại đều do một tay con người phát minh ra. Mọi hoạt động kinh doanh từ kết quả tốt đẹp đến những rủi ro nguy hiểm gây hại cho công ty cũng do bàn tay con người. Động chạm đến bất cứ vấn đề gì ở đâu khi nào đều do yếu tố con người chi phối, điều khiển. Hiểu được vấn đề trên ban lãnh đạo công ty cần phải đề ra các biện pháp, phương hướng nhằm phát huy cao độ giá trị con người, khơi dậy những mặt tích cực , hạn chế gạt bỏ những sai sót, nhược điểm trong mỗi cá nhân nhằm hoàn thiện bản thân họ. Điều đó cũng chính là hoàn thiện công ty. Con người ở đây hoàn toàn khác với cỗ máy. Đó là những con người biết làm việc, có tình cảm có lý trí, có óc suy xét trong mọi công việc. Con người có xu hướng phục tùng những người đem lại cho họ những quyền lợi, đồng thời thoả mãn những nhu cầu của họ. Vì vậy ở đâu, khi nào những người quản lý biết tôn trọng nhân cách của người lao động, biết khơi dậy tính tích cực sáng tạ, lòng yêu nghề, nhiệt tình trong công tác trên cơ sở dân chủ và đảm bảo quyền lợi cho họ thì ở đó, khi ấy những nhà lãnh đạo sẽ thành công. Sự khen chê, đánh giá và xử phạt của nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và hành động của người lao động sản xuất góp phần tạo nên bầu không khí tâm lý hoặc mang tính tích cực hoặc ngược lại mang tính tiêu cực. Chúng ta cần phải học tập những thành công của người Nhật Bản. Người Nhật Bản rất tự hào khi nói với bạn bè là họ đang làm việc tại công ty này hay hãng nọ. Họ thường nói về công ty của mình với những từ thân thiết như “công ty của chúng tôi”. Họ coi công ty như ngôi nhà thân yêu của họ. ở đây tâm lý cá nhân, tình cảm cá nhân đã hoà nhập làm một taọ nên tâm lý chung của tập thể, cả cộng đồng người. Người Nhật luôn phát huy được sức mạnh của tập thể, lòng tự hào dân tộc. Hiểu được vấn đề này công ty cần đưa ra những chính sách những biện pháp nhằm làm hoàn thiện hơn công tác tuyển dụng đào tạo và đãi ngộ nhân sự trong công ty. Khi tuyển dụng, công ty cần phải tuyển những cá nhân có năng lực, trình độ học vấn cũng như khả năng giao tiếp cởi mở và thân thiện với mọi người. Trong chương trình đào tạo, công ty cần phải bổ xung kiến thức hiểu biết cho cán bộ công nhân viên bằng cách tổ chức, mở lớp, gửi họ đi học để đào tạo cho thích ứng với sự thay đổi chóng mặt của cơ chế thị trường này. Các hình thức đãi ngộ cũng lên kế hoạch hoàn thiện. Gia tăng mức thưởng cho những cá nhân đơn vị hay phòng ban hoàn thành nhiệm vụ và xử phạt nghiêm minh không khoan nhượng, dung thứ với những hành vi vi phạm kỷ luật của họ và nếu cần thiết có thể đuổi việc họ. Đi sâu vào chi tiết trong việc đào tạo, đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên thu mua và quản lý kho cần phát huy năng lực của họ trong công việc cũng như trong các mối quan hệ khác. Đây cũng là nhân tố quyết định đến khối lượng đầu vào có hiệu quả. 4.Tích cực nghiên cứu bám sát những biến động thị trường Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của những tiến bộ khoa học và công nghệ mới thế giới kinh doanh cũng thay đổi chóng mặt. Dường như hiện tại chưa bắt đầu thì tương lai đã sẵn sàng đối đầu thách thức với chúng ta. Công ty kinh doanh cần phải theo sát những thay đổi của thị trường, tận dụng được những cơ hội tốt, đồng thời trách được những rủi ro đáng tiếc. Thực tế cho thấy những bất ngờ những rủi ro do cuộc khủng hoảng Châu á 1997 đem lại không phải chỉ ảnh hưởng đến những công ty mà thậm chí nhiều quốc gia những tổn thất nặng nề thụt lùi sau vài chục năm. Nếu dùng hình ảnh như vậy phải chăng là hơi quá, nhưng điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc bám sát nghiên cưú những biến động, những nhu cầu của thị trường. ở đây, công ty cần xúc tiến phát triển mạnh hơn nữa việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra những kế hoạch, phương án thu mua có điều chỉnh với thị trường về sở thích, thị hiếu chất lượng cũng như giá cả. Song song với kế hoạch này công ty không ngừng nghiên cứu cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm của mình để thúc đẩy doanh số bán ra. Ngày nay, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt, nếu công ty nào không thích ứng lập tức sẽ bị đào thải. Hoạt động Marketing của công ty cần phải bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện hơn trước trong tất cả các bước. Công tác này là hết sức khó khăn vì nghiên cứu hành vi tâm lý của khách hàng là rất phức tạp. Công ty cần phải đào tạo một đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nhiệm có chuyên môn trong cách tiếp cận nghiên cứu thị trường. Phương châm “ sản xuất bán ra thị trường những sản phẩm thị trường cần chứ không phải sản xuất ra những gì mà công ty hiện có luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty trong giai đoạn hiện nay. 5.Đầu tư xây dựng hệ thống kho bài dự trữ có quy mô. Một khó khăn nữa cần khắc phục của công ty đó là hệ thống kho bãi còn chật hẹp, lạc hậu, cơ sở vật chất trong kho đã tồn tại rất lâu mà chưa được thay thế. Các thiết bị trong kho cũ kỹ lạc hậu thiếu chính xác do thời gian sử dụng quá lâu. Cũng biết rằng việc đầu tư này không thể diễn ra nhanh chóng một sớm một chiều, ngày một ngày hai là hoàn thành được . Bởi vì nó còn động chạm đến một loạt các vấn đề cần giải quyết khác. Tuy nhiên công ty cần tiết kiệm cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, hạn chế những việc cần chi và đầu tư khác mà củng cố xây dựng một hệ thống kho khang trang hiện đại hơn. Công ty cũng cần đầu tư thêm một số trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản kho như hệ thống quạt thông gió, máy sấy… Song song với việc đầu tư này, công tác bảo quản kho cũng phải được nâng cấp. Các nhân viên kho luôn phải đảm bảo hệ thống kho được sạch sẽ, thoáng mát tiện lợi trong công việc thu mua cũng như công việc chuyển nguyên liệu tới nơi sản xuất thành sản phẩm. Đảm bảo vệ sinh trong kho bãi đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm được quan tâm hàng đầu. Cần phải tiêu diệt những loài động vật ký sinh và những loài gặm nhấm như chuột, gián làm tổ trong kho. Công tác kiểm kê kho theo định kỳ cũng như theo kiểm kê đột xuất phải được đảm bảo thường xuyên và được thông báo chi tiết lên phòng kế hoạch vật tư để có hướng điều chỉnh phù hợp kế hoạch thu mua và dự trữ của toàn công ty . 6.Thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng, nhà cung cấp tranh thủ sự giúp đỡ tối đa của nhà nước . Công ty luôn đề cao phương châm hoạt động kinh doanh dựa trên những lợi ích song phương, sự kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế giữa hai bên. Đối với các bạn hàng, nhà cung cấp công ty luôn thể hiện một cách làm ăn đứng đắn, thể hiện một thái độ thoả hiệp cởi mở chân thành đồng thời cũng kiên quyết không quan hệ với những bạn hàng không trung thực, thiếu đứng đắn trong kinh doanh. Điều này thể hiện cao độ uy tín của công ty đối với bạn hàng. Bên cạnh đó công ty cũng cần thực hiện trách nhiệm xã hội đối với nhà nước. Việc đóng thuế , trả nợ ngân hàng đến kỳ thanh toán được công ty chấp hành nghiêm chỉnh. Ngoài việc tạo uy tín đối vói khách hàng công ty cần mở rộng quan hệ ngoại giao thân thiện với những người hàng xóm láng giềng của công ty, gia tăng các hoạt động xã hội như quyên góp ủng hộ đồng bào xây dựng nhà tình nghiã, hỗ trợ quỹ tài năng trẻ nhằm thu hút hơn nữa khách hàng biết đến công ty. Công ty cần tạo mối quan hệ tốt đối với nhà nước nhằm giải quyết vấn đề đi vay mượn được nhanh chóng đảm bảo quá trình đầu tư với mức vốn lớn. Phần kết luận Trên đây là một số nét chính về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội. Có thể kết luận rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển mặc dù công ty vẫn còn một số những khó khăn trở ngại cần khắc phục. Công ty đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong cơ chế mới, một cơ chế cạnh tranh và thải loại, một cơ chế không hề dụng nạp bất kỳ một doanh nghiệp hay một công ty chỉ biết dậm chân tại chỗ mà không đủ khả năng gây ra những thay đổi thậm chí những đảo lộn hợp lý mà qua đó có thể phát triển mình một cách vững chắc. Nhìn nhận từ thực tế chúng ta hoàn toàn có thể chắc rằng công ty kinh doanh và chế biến lương thực Hà Nội sẽ có một chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong tương lai. Người ta nói từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất lớn. Đề tài trên bị giới hạn trong khuôn khổ tầm hiểu biết của một sinh viên chưa qua thực tế. Vì vậy những giải pháp đề xuất nêu trên cũng có thể là khoa học song cũng có thể không mang tính khả thi hay còn mang tính sách vở. Vậy kính mong ban lãnh đạo công ty bỏ qua cho. Chỉ qua bốn tháng thực tập ngắn ngủi song bản thân em cũng cảm thấy trưởng thành và tự tin hơn trước. Sự kết hợp giữa lý thuyết ở nhà trường và thực tế ở công ty cũng giúp em hiểu biết được phần nào công việc kinh doanh của công ty trên thị trường. Đó chính là những bài học quí báu đầu tiên và thực sự cần thiết cho bản thân em cũng như những sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế có thêm kiến thức để chuẩn bị bước vào đời. Nhân đây em cũng xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, phòng kế hoạch vật tư cùng toàn thể các cô các chú, các anh các chị trong công ty, thầy giáo Nguyễn Quang Trung và Khoa QTDN đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn em là tốt đề tài trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29817.doc
Tài liệu liên quan