Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ

Chương 1 : MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài : Cần Giờ với diện tích khoảng 70.421.58ha và được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và còn là lá phổi xanh của thành phố. Bên cạnh đó Cần Giờ còn là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho du khách trên thế giới. Cần Giờ có khoảng 70.315 ngừơi, do thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản nên Cần Giờ phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề cần quan tâm. Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về BCL. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp của huyện không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác . Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ, .), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon, . nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải có một giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn để quản lý lượng rác thải đang gia tăng mạnh như hiện nay. Nhận định được vấn đề nóng bỏng này, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp Khoa môi trường và Công nghệ Sinh học trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM. 1.2. Mục đích của đề tài : · Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ · Đưa ra các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ. Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR , giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTR gây ra. 1.3. Nội dung nghiên cứu : · Tổng quan về CTR · Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường huyện Cần Giờ. · Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ. · Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ. · Đề xuất các giải pháp quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ. · Kết luận và kiến nghị. 1.4. Phương pháp nghiên cứu : 1.4.1.Phương pháp luận : Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý môi trường. Trong những năm gần đây, với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ tại huyện Cần Giờ tiền đề cho nguồn phát sinh CTR sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về khối lượng và đa dạng về thành phần. Do đó, CTR sinh hoạt đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người nếu không được quản lý và xử lý thích hợp. Với khối lượng phát sinh lớn, việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đang gây nhiều khó khăn cho Đội thu gom rác dân lập và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Công ích, lượng CTR chưa được thu gom và xử lý triệt để đang là mối đe doạ lớn đến đời sống nhân dân, đây chính là vấn đề môi trường mà các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý đô thị luôn quan tâm và tìm cách giải quyết. 1.4.2. Phương pháp cụ thể : § Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng chất thải: Sử dụng công thức Euler cải tiến để ước tính dân số gia tăng từ năm 2007 đến năm 2020 ( dựa trên số liệu thực tế của dân số năm 2007). Từ đó tính toán được lượng CTR phát sinh trong cùng khoảng thời gian đó. § Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản lý và phân tích với phần mền Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word. § Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Thăm dò, tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những người trực tiếp làm việc trong công tác vệ sinh cùng các cơ quan liên quan (Sở TN và MT; Sở KH và CN; Công ty MTV Dịch vụ Công ích huyện Cần Giờ). § Thu thập tài liệu, số liệu tại Công ty TNHH Một Thành viên Dịch vụ Công ích Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. § Phương pháp thực địa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế): Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn huyện, các điểm tập kết rác, qui trình thu gom, vận chuyển và bãi xử lý rác huyện Cần Giờ. Nghi nhận những hình ảnh về hiện trạng của các hoạt động trên. 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài : Giải quyết ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách và cần thiết, do đó việc đánh giá tác động môi trường là một công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích, dự báo các tác động có lợi, có hại trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài góp phần hạn chế các tác động tiêu cực. Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ trên cơ sở đề xuất các biện pháp phân loại rác tại nguồn, thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR phát sinh hằng ngày Qua đó thấy được việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là vô cùng quan trọng nhất là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ. Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ đi sâu vào hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố. Qúa trình thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp để làm rõ các vấn đề cần quan tâm.

doc88 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tại huyện Cần Giờ. 5.1.1. Thực trạng phát thải rác tại Cần Giờ: Các số liệu thống kê CTR ở các địa phương thấy lượng phát sinh CTR ở huyện Cần Giờ vào khoảng 46720 tấn/năm (năm 2010). Trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, các khu chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh… chiếm khoảng 70-80% tổng lượng CTR toàn huyện. Lựơng còn lại là CTR phát sinh từ sản xuất công nghiệp, chất thải nguy hại ( CTR y tế, chất thải nguy hại công nghiệp, nông nghiệp …)trong đó lượng chất thải nguy hại tuy ít nhưng rất đáng chú ý vì hiện nay công tác thu gom và xử lý CTR nguy hại chưa được thực hiện triệt để, có nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người rất cao. Tuy nhiên chất thải y tế của huyện rất ít nên được trang bị lò đốt tại chổ. CTR sinh hoạt : Các xã thị trấn thuộc huyện Cần Giờ là nơi tập trung đông dân cư và là nơi phát sinh một lượng lớn các chất thải sinh hoạt. Do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, lượng rác thải tình theo đầu người ngày càng tăng. Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ tại các thời điểm khác nhau thì lượng CTR phát sinh trong khoảng 0,5- 0,7 Kg/người/ngày.CTR sinh hoạt ở các địa phương có tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy tương đối cao ( vào khoảng 50% ), còn lại là các CTR khó phân hủy và cả các chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được thu gom chung mà chưa có sự thu gom và phân loại riêng biệt. CTR sinh hoạt ở các địa phương của huyện chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy ( 60-75% ). Thành phần rác thải sinh hoạt ở huyện Cần Giờ thường thay đổi tùy theo mùa, theo khu vực và theo thời gian. Tuy nhiên chỉ số trung bình của các thành phần CTR sinh hoạt ở các xã thị trấn, mà đại diện là ở thị trấn Cần Thạnh thì chủ yếu là các chất thải hữu cơ ( lá cây, củ, quả, xác xúc vật chết…) chiếm khoảng 52,6%, còn lại là các chất trơ ( xà bần, chất thải công nghiệp …) Bảng 22:thành phần của chất thải sinh hoạt đô thị ở Cần Giờ Loại chất thải Thành phần ( % theo trọng lượng ) Chất hữu cơ 52,6 Giấy và bìa carton 3,4 Nhựa 8,6 Gỉe/vải 1,3 Thủy tinh 5,0 Kim loại 0,9 Các chất thải nguy hại 1,2 Các chất trơ 27,1 ( Nguồn:công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam,2006 ) Theo số lượng thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương trong huyện, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đô thị ở các địa phương của huyện còn rất thấp. Nhìn chung tỷ lệ thu gom trung bình đối với CTR sinh hoạt ở Cần Giờ đạt mức 63,2%. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa bàn các xã thị trấn của huyện đạt từ 50-80%. Ở các vùng xa trung tâm hay khu dân cư tỷ lệ thu gom đạt mức thấp ( tỷ lệ thu gom trung bình chung của nước ta khoảng 71% ) ( nguồn:khảo sát của nhóm tư vấn quốc gia,2006). CTR y tế : Hiện toàn huyện Cần Giờ có 11 trong đó 02 trung tâm cấp huyện 9 trung tâm y tế cấp xã ngoài ra còn có các phòng mạch tư nhân, dịch vụ y tế các loại. Bảng 23 : các bệnh viện và trung tâm y tế chính ở Cần Giờ: STT Tên bệnh viện Số giường 1 Bệnh viện đa khoa Cần Giờ 120 2 Phòng khám đa khoa An Nghĩa 50 3 Các trạm y tế của các xã thị trấn 05 (Nguồn : phòng y tế huyện Cần Giờ) CTR y tế bao gồm CTR sinh hoạt và CTR nguy hại, thành phần CTR y tế nguy hại gồm các mô, bệnh phẩm cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật, chữa trị y tế, dịch tiết, bông gạc nhiễm bẩn, xi lanh, kim tiêm, chai lọ dược phẩm…Với tỷ lệ khoảng 20-25% tổng lượng CTR y tế. Tính bình quân lượng chất thải y tế theo 1 giường bệnh vào khoảng 1-1,2 Kg/ngày, trong đó lượng CTR y tế nguy hại khoảng 0,1-0,2 Kg/giường bệnh/ngày. Hiện nay CTR y tế được thu gom và phân loại tại nguồn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện để tiến hành xử lý riêng biệt. Các CTR y tế nguy hại đã được lưu giữ và vận chuyển về lò đốt CTR y tế ở Cần Giờ bằng các thiết bị chuyên dùng. Còn lại hầu hết các trạm y tế, các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân chưa phân loại và vẫn thải bỏ chung cùng với chất thải sinh hoạt của cơ sở lượng này rất nhỏ không đáng kể. Lò đốt này được đặt ở bệnh viện Cần Giờ và phòng khám đa khoa An Nghĩa theo chương trình trang bị lò đốt CTR y tế giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Áo cho 25 tỉnh thành ở Việt Nam. Lò đốt CTR y tế ở Cần Giờ có suất theo thiết kế là khoảng 300-500 Kg/ngày. Phần lớn chất thải y tế lây nhiễm từ các trạm y tế xã, phòng khám khu vực, cơ sở y tế tư nhân ở các địa phương khác trong huyện chưa được phân loại tại nguồn và xử lý triệt để. Một số được phân loại và đốt tại các lò đốt thủ công không hợp vệ sinh, còn phần lớn không được phân loại mà được các công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích thu gom như là một phần của dịch vụ thu gom chất thải đô thị ( không được khử trùng và xử lý triệt để ). Chất thải công nghiệp : Hiện nay các ngành công nghiệp ở huyện Cần Giờ rất ích chủ yếu là:du lịch và dịch vụ, chế biến thực phẩm ( chủ yếu là chế biến hải sản, xử lý nước lợ.. ), đóng sửa chữa tàu thuyền và may Lượng phát sinh CTR công nghiệp chiếm rất ít so với lượng CTR sinh hoạt nhưng tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề của từng cơ sở. 5.1.2. Hiện trạng quản lý rác thải ở Cần Giờ: Phân loại và thu gom CTR : Công tác thu gom CTR sinh hoạt ở Cần Giờ chủ yếu là do các đơn vị nhà nước thực hiện là chủ yếu ( Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích ). Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và xử lý CTR sinh hoạt, chất thải công nghiệp hàng ngày ở Cần Giờ. Nguồn kinh phí thu gom chủ yếu là ngân sách nhà nước cấp, còn lại là nguồn thu phí do dân đóng góp. Ở một số xã ở Cần Giờ, CTR sinh hoạt do chính quyền xã, hội phụ nữ hoặc tư nhân đứng ra làm công tác thu gom, UBND xã cấp bù từ nguồn ngân sách của địa phương và nhân dân đóng góp một phần phí thu gom. Cho đến nay chưa có địa phương nào thuộc huyện Cần Giờ thực hiện công tác phân loại CTR tại nguồn. Trong quá trình thu gom CTR sinh hoạt, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu gom rác vẫn phải thu gom cả rác thải y tế từ các cơ sở y tế tư nhân hoặc rác thải công nghiệp từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thải ra. Do chưa thực hiện công tác phân loại CTR tại nguồn nên việc thu hồi và tái chế CTR có ích vẫn chưa được thực hiện, mặc dù trong thực tế các công nhân của công ty trong quà trình thu gom hoặc quét đường vẫn thu gom một số loại CTR có khả năng tài sử dụng ( lon nhôm, bao bì, nhựa giấy… ) để tăng thêm thu nhập cho họ. Công tác thu gom và tái chế CTR được thực hiện chủ yếu bởi một số người làm công tác thu gom phế liệu, những người có thu nhập thấp tại các điểm trung chuyển rác, các bãi rác…Các chất thải có khả năng tái sử dụng sau khi được làm sạch, phân loại được bán cho các đại lý lớn vận chuyển lên TP.Hồ Chí Minh để tái sản xuất hoặc bán cho các cơ sở gia công nhỏ. Hình thức và thiết bị thu gom rác : Các hình thức thu gom rác chủ yếu : Hiện nay dịch vụ thu gom CTR phổ biến ở các địa phương trong huyện là công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích thực hiện việc thu gom rác tại các hộ gia đình ở khu vực đô thị là chủ yếu. Ngoài ra công ty kí hợp đồng thu gom rác với các chợ, nhà hàng, khách sạn, văn phòng, truờng học, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đóng trên địa bàn. Ngoài ra các đường phố, bãi biển, rãnh thoát nước, các kênh mương trong nội thị cũng được các công ty thu gom và đưa ra bãi rác. Việc thu gom rác ở các đô thị (xã, thị trấn ) thực hiện bằng xe ô tô ở các đường phố chính. Khi xe rác đi qua, công nhân vệ sinh dùng kèng thông báo cho các hộ gia đình đem rác ra đổ hoặc công nhân đi theo xe cũng thu gom rác đựng trong các bao nhựa để trước nhà dân và đưa lên xe. Ở một số đô thị, tại các hẻm nhỏ, công nhân thu gom thường sử dụng các xe đẩy bằng tay và đưa ra điểm tập kết chất thải, đổ xuống đất, sau đó xe rác sẽ đến và vận chuyển ra bãi rác. Ở huyện Cần Giờ có khoảng 81 điểm tập kết CTR và các diểm này thường cách nhau khoảng 500m – 800m dọc theo các tuyến đường lớn, nơi xe tải có thể đi qua được. Ở Cần Giờ cũng có khoảng 1000 thùng rác loại 120 lít và 240 lít đặt trên các đường chính và nhiều thùng rác nhỏ đặt tại các khu vực công cộng, công viên,bãi biển, vườn hoa để thu gom rác. Một số mô hình thu gom rác dựa vào cộng đồng cũng tuơng đối phát triển ở một số địa phương trong huyện. Ở Cần giờ cũng đã một dự án xã hội hóa công tác thu gom rác đã được thực hiện ở các xã. Công nhân vệ sinh do UBND các xã, phường tuyển chọn và được ban quản lý dự án đào tạo kỹ năng thu gom rác và trang bị các phương tiện thu gom.Các công nhân này dùng các xe đẩy tay gom rác ở các đường phố, nhất là các ngõ, hẻm nhỏ mà xe tải không vào được trong vùng dự án, sau đó vận chuyển đến các điểm trung chuyển để xe rác đưa ra bãi rác của huyện. Dự án này cũng mở rộng việc thu gom rác sinh hoạt qua Xã Thạnh Anvận chuyển bằng thuyền và đưa về bãi rác xã Long Hoàđể xử lý, dự àn này tương đối thành công, tỷ lệ thu gom rác và thu phí đạt tương đối cao và giải quyết việc làm cho một số người nghèo ngay tại địa phương. Một số địa phương trong huyện đã hình thành mô hình thu gom rác với sự góp sức của nhà nước và nhân dân cùng làm người dân và chính quyền địa phương đã thành lập một đội thu gom rác và thu phí vệ sinh tại các hộ gia đình, chợ…Kinh phí thu gom do người dân đóng góp và ngân sách của chính quyền địa phương cấp bù. Hoạt động này đã góp phần giải quyết một phần về vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, làm cho môi trường trở nên sạch đẹp và góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân. Trang thiết bị thu gom rác : Thiết bị thu gom rác ở các địa phương của huyện tương đối cũ và lác hậu, một số xe ép rác chuyên dụng trong vài năm gần đây thì hầu hết các địa phương khác trong huyện chủ yếu sử dụng các xe tải chở rác cũ, không đảm bảo an toàn giao thông cũng như vệ sinh trong quá trình chuyên chở. Trong quá trình thực hiện,công nhân phải thao tác bằng tay là chủ yếu. Thống kê từ các địa phương cho thấy lượng xe ép rác đạt tiêu chuẩn quy định ở các huyện, thị xã và thành phố rất ít, có nơi không có. Bảng 24: thống kê trang thiết bị thu gom rác ở các địa phương : Tên Xe ép rác Xe thùng hở Xe đẩy tay Xe cải tiến Xe ủi Huyện Cần Giờ 4 3 60 20 3 ( Nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường các địa phương,2006 ) Với thiết bị thu gom rác tương đối cũ, chủ yếu là các xe tải hở và chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị cao nên công tác tu gom rác ở nhiều địa phương trong huyện còn gặp nhiều khó khăn,chưa đảm bảo về mặt vệ sinh trong quá trình thu gom do nhiều công đoạn thu gom công nhân phải làm bằng tay, công việc lại nặng nhọc nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động. Trong khi vận chuyển do không đủ xe ép rác nên rác bị vương vãi khi vận chuyển. Tổ chức quản lý nhân sự về công tác thu gom và xử lý rác ở huyện Cần Giờ: Cần Giờ có dân số 70315 người, diện tích tự nhiên khoảng 70421,58 ha, gồm 6 xã và một thị trấn hiện nay chỉ có một đơn vị chuyên trách làm công tác thu gom và xử lý CTR là công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích Cần Giờvới 230 người, 19 tổ. Kinh phí thu gom, vận chuyển hàng năm chủ yếu do ngân sách thành phố chi trả và một phần do hân dân đóng góp từ nguồn thu lệ phí rác, dân số được phục vụ ước tính vào khoảng 70%. Xử lý CTR : Cho đến nay hầu hết rác thải sinh hoạt ở đô thị, rác thải công nghiệp, phế thải sinh hoạt…ở các địa phương của huyện đều được thu gom và vận chuyển về các bãi rác không hợp vệ sinh. Theo số liệu điều tra của Sở tài nguyên và môi trường thành phố thì phần lớn các bãi rác ở Cần Giờ đều nằm gần với nghĩa trang, là các bãi rác hở chưa được xử lý nến móng để chống thấm, nước rỉ rác thấm tự do xuống đất nên gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí. Khoảng cách từ các bãi rác đến các khu dân cư tương đối gần : từ 1_2Km, vì vậy khả năng gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến khu dân cư là rất lớn. Bảng 25: Hiện trạng các bãi chứa CTR ở Cần Giờ năm 2006: Địa phương Số lượng bãi đã đầy và đóng cửa Địa điểm đang sử dụng Diện tích bãi rác ( ha ) Công suất bãi ( tấn/ha ) Khoảng cách từ bãi rác đến khu dân cư ( Km ) Hiện trạng bãi chứa Bình Khánh 0 ấp Bình lợi, Bình Khánh 5 2 Đổ tự nhiên Long Hòa 0 Đồng tranh 5 1,5 Đổ tự nhiên Lý Nhơn 0 Tân Điền 3 1 Đổ tự nhiên ( nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường huyện Cần Giờ, năm 2008 ) 5.1.3 Đánh giá hệ thống quản lý rác sinh hoạt tại Cần Giờ: Hệ thống thu gom và vận chuyển rác chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng cả về khối lượng, thành phần rác, công tác thu gom rác chỉ mới tập trung ở khu vực trung tâm, nội thị và các đường phố lớn, các đường hẻm nhỏ, ven biển, vùng sâu vùng xa…rác vẫn chưa được thu gom triệt để. Lượng CTR không được thu gom còn tồn đọng ở nhiều nơi : đường phố, ven sông, biển, cống rãnh, đồng ruộng… nên khả năng gây ô nhiễm cao. Công nhân làm việc trong môi trường độc hại cao nhưng phương tiện bảo hộ an toàn chưa thực sự tốt. Qúa trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ giới. Công tác thu gom, tái chế và xử lý CTR vẫn còn nhiều bất cập, chưa tiến hành phân loại rác tại nguồn, chưa tiến hành công tác phân loại, tái chế chất thải tại nguồn. Cho đến nay vẫn chưa thực hiện được việc quan trắc chất lượng môi trường tại các bãi rác để đánh giá mức độ ô nhiễm của các bãi rác đến các thành phần môi trường : đất, nước, không khí… Với tốc độ phát triển ngày càng tăng của các địa phương trong huyện Cần Giờ, các bãi rác hiện tại khó có thể đáp ứng được khả năng chứa rác cũng như đáp ứng về tiêu chuẩn môi trường các bãi rác. Để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững, cần thiết phải có một kế hoạch tổng thể về quản lý CTR phù hợp cho từng vùng, từng giai đoạn.Cần thiết phải đầu tư các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cũng như áp dụng các công nghệ xử lý phù hợp. Đồng thời cần có cơ chế quản lý, thu gom rác cũng như đầu tư về mặt nhân lực, trang thiết bị, tái chế chất thải phù hợp, đảm bảo phát triển bền vững. 5.2. Khảo sát nhận định của người dân tại xã An Thới Đông: Qua thăm dò cho một ấp trong tổng số 07 ấp của xã An Thới Đông Theo nhận định hầu hết mọi người đều cho rằng hệ thống thu gom hoạt động tốt, thể hiện qua các con số thống kê như có đến 100% người được hỏi đều được thu gom rác, 85% hộ gia đình xác định hệ thống này đi thu gom rất đúng giờ quy định, số còn lại không quan tâm đến giờ giấc thu gom và theo người dân cho biết thì thời gian thu gom như hiện nay là tất phù hợp. 80 % số hộ cho rằng vào giờ thu gom như hiện nay ( khoảng 5-6h ) họ đều có mặt ở nhà nên có thể mang rác ra đổ đúng giờ quy định. Đặc biệt người dân đánh giá cao cách phục vụ của người đi thu gom rác : Cách phục vụ tốt Tạm được Không tốt % nhận định 85,2% 15,8% 0% Lý do họ đưa ra nhận định như vậy vì theo họ hệ thống thu gom này rất đúng giờ, không tự ý thay đổi lịch trình, thu gom sạch sẽ không bỏ rác của dân và không làm rác vương vãi trên đường, đặc biệt là người thu gom rất lịch sự, tận tình trong công việc, không cấu gắt. Qua khảo sát ta biết được một số thói quen của họ như sau : + Về cách thức bỏ rác của người dân trước khi mang rác ra đổ thì họ thường có thói quen : Thói quen Đồ chứa rác gia đình Túi nilon Không ý kiến % nhận định 70% 20% 10% + Có đến 78% người được hỏi cho rằng họ không có 1 thỏa thuận nào ngay cả thỏa thuận bằng miệng với người thu gom rác ( việc này đã có xã thỏa thuận ) vấn đề của họ là được thu gom và đóng tiền đầy đủ là xong. Khi được hỏi có muốn ký hợp đồng thu gom bằng giấy tờ không, kết quả như sau : Thỏa thuận bằng giấy tờ có Không % nhận định 55% 45% Để nhận biết được thành phần chất thải trong rác thải sinh hoạt có thể phát sinh nhiều trong tương lai tôi đã tìm hiểu xem thói quen của người dân có thường nhặt phế liệu có trong thành phần rác sinh hoạt hay không và có được kết quả như sau : Phế liệu Nhặt ra Để chung % nhận định 57,5% 42,5% 57,5% này cho rằng số lượng phế liệu không có nhiều trong thành phần rác thải nhưng họ vẫn nhặt do thói quen hằng ngày và cũng kiếm thêm được một ít thu nhập để đóng chi phí thu gom rác. 5.3. Đánh giá hệ thống quản lý rác tại huyện Cần Giờ: Việc đánh giá hệ thống quản lý này chỉ ra những ưu khuyết điểm từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cho phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của huyện. 5.3.1. Môi trường pháp lý : Ưu điểm : Mặc dù không đủ lụât nhưng các cấp lãnh đạo ở đây cũng rất linh hoạt trong khâu xử lý, trong khi chờ UBND thành phố ban hành bộ luật riêng các cấp lãnh đạo đã xử dụng bộ luật môi trường chung cho cả nước để điều hành quản lý hệ thống rác ở đây.Ngoài ra các nhà chức trách ở đây đã sớm nhìn thấy được những vấn đề nghiêm trọng từ rác nên đã quyết định thành lập công ty TNHH MTV dịch vụ công ích và ra chỉ thị cấp phép hành nghề cho các đơn vị cá nhân nào tham gia hệ thống thu gom xử lý rác, có chính sách khuyến khích ( các đơn vị nào tham gia vaò hoạt động này sẽ được miễn thuế ). Nhược điểm : Do áp dụng bộ luật chung của cả nước nên có nhiều điểm không phù hợp với tình hình kinh tế_xã hội_văn hóa địa phương.Ngoài ra việc vận dụng luật vaò các ban ngành lại không giống nhau nên thiếu tính đồng bộ trong khâu xử lý, hệ thống quản lý rác không rõ ràng, còn mang tính chung chung. Do tầm nhận thức của người dân còn thấp, tầm nhận thức về luật chưa cao và thường có xu hướng không thích tìm hiểu về luật pháp.Về phía các cơ quan lãnh đạo thì không có chủ trương cho người dân tiếp cận với luật pháp, khi 1 chủ trương nghị định hay quyết định ban ra thì được chuyển cho các cơ quan ban ngành có liên quan,sau đó các cơ quan này sẽ phổ biến cho nhân viên của mình còn đến được người dân thì phải chờ một thời gian sau nữa.Do đó việc ban luật và việc người dân tiếp cận với luật đó là một khoảng cách rất xa. Khi luật đã có thì lại thiếu bộ phận điều hành thanh tra vì luật mang tính chung cho toàn ngành nên việc thanh tra quản lý cũng toàn ngành, bên này thanh tra quản lý thì sợ đụng bên kia, hay sẽ không có cơ quan nào chịu làm công tác đó vì không được giao trách nhiệm rõ ràng. Đôi lúc cũng lập ra bộ phận riêng chuyên trách công việc đó nhưng lực lượng lại quá mỏng không thể đảm nhận hêt công việc họ làm. 5.3.2. Cơ cấu tổ chức : Ưu điểm : Hệ thống quản lý rác được tổ chức trực tuyến và chỉ có 1 đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu thu gom vận chuyển đến xử lý, đơn vị này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố nên tránh được sự chồng chéo công việc giữa các ban ngành.Việc tổ chức bộ máy quản lý từ thành phố xuống đơn vị thi công tương đối gọn nhẹ, giúp cho việc điều hành, phổ biến các đìêu luật được nhanh chóng. Cách tổ chức của đơn vị cấp dưới chặt chẽ, phân chia làm những bộ phận chuyên biệt với mỗi lĩnh vực hoạt động phù hợp của mình nên việc điều hành cũng như hoạt động của mỗi bộ phận diễn ra đúng với lịch trình đã được quy định giảm được thời gian và nhân lực. Bên cạnh bộ phận hành chính lại có bộ phân công đoàn chuyên trách về đời sống kinh tế_xã hội cho công nhân, vì thế đời sống công nhân ở đây được đảm bảo ổn định nên không sao lãng trách nhiệm của mình. Với 1 đơn vị làm 1 công tác nên việc thực hiện các hoạt động rất đúng thời gian,bên cạnh đó do giữa các công nhân có sự kiểm soát lẫn nhau và thường xuyên có sự kiểm tra của ban thanh tra công ty nên tinh thần làm việc của công nhân rất nghiêm chỉnh. Nhược điểm : Do chỉ có 1 đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý rác nên không đủ khả năng hoạt động trong phạm vi lớn, các khu vực ngoại thành hầu như bị bỏ ngõ trong khi đó lựơng rác từ các phường xã vùng xâu không phải là nhỏ sẽ được người dân đổ xuống sông, kênh rạch, biển và những nơi công cộng làm ảnh hưởng đến môi trường chung. Cho nên việc quản lý không thể tổ chức cơ cấu thu gom cục bộ mà phải tổ chức một cách linh hoạt, phải có nhiều hình thức thu gom bất kể là khu vực nào cũng phải được thu gom hợp lý. Ngoài ra cần phải tổ chức các hệ thống thu gom rác ở các cấp cơ sở tại phường xã, nên để cho phường xã tự quản lý rác ở khu vực mình vì trong tương lai lượng rác phát sinh càng nhiều, do đó cơ cấu tổ chức trực tuyến ở cấp thành phố sẽ gánh quá nhiều việc, dễ dẫn đến hoàn thành không tốt nhiệm vụ. 5.3.3. Quy trình kỹ thuật : Công tác quét dọn_thu gom: Ưu điểm : Quy trình này có sự đồng bộ về phương tiện làm việc, thời gian làm việc như nhau không có trường hợp công nhân tự ý thay đổi thời gian hay lịch trình làm việc Việc phân cấp các loại đường cho công nhân làm rất hiệu quả trong việc kích thích khả năng làm việc của công nhân do đó năng suất lao động cao, công nhân có ý thức làm việc và giảm được số lượng công nhân không cần thiết nếu như cứ đồng hóa tất cả các loại đường với nhau. Thời gian, phạm vi và địa điểm thu gom tập kết được quy định rõ ràng, nên tất cả các khâu phải làm hết năng suất của mình để đúng giờ quy định, công tác thu gom rác hoạt động rất hiệu quả có sự tính toán và sắp xếp phù hợp nên tiết kiệm thời gian và công sức lao động. Nhược điểm : Do làm việc theo thời gian được quy định nên đối với những khu vực được thu gom rác gián tiếp ( khi có tiếng kẻng người dân phải tự mang rác ra xe đổ ) , nếu không mang rác ra kịp thì rác của họ sẽ bị để lại vì xe rác không có nhiều thời gian để chờ. Dùng qúa nhiều xe ô tô đi thu gom rác nên chỉ phục vụ trực tiếp cho những hộ sống ở đường nhựa, hẻm lớn, còn những hẻm nhỏ thì không được thu trực tiếp gây khó khăn cho những hộ dân sống ở đây. Phương tiện thu gom rác còn lạc hậu, chỉ dùng 1 loại xe cải tiến nên khi đến các điểm hẹn rác phải dổ xuống trước khi được công nhân xếp rác của ô tô, xe ép rác bốc rác lên xe trở lại, nên không thể tránh khỏi sự vương vãi rác gây mất vẻ mỹ quan thành phố, tốn nhân lực và thời gian cho công việc này. Công tác vận chuyển: Tại huyện này quy trình thu gom và vận chuyển rác hầu như không tách biệt, chỉ có thể phân biệt được đối với lực lượng đi thu gom bằng xe cải tiến, còn đối với xe ô tô và xe ép rác thì chúng vừa là phương tiện thu gom vừa là phương tiện vận chuyển rác. Ưu điểm của khâu vận chuyển rác là rác được phủ bạt kín trong quá trình vận chuyển để tránh vương vãi rác dọc đường. Công tác xử lý_đổ bỏ : Đây là khâu ít được chủ ý nhất, tại thành phố này vẫn tồn tại bãi rác lộ thiên không hề được quản lý cũng như không có 1 khoảng ngân sách nào chi cho công việc này và người dân cũng chưa thấy được trách nhiệm của mình trong việc phải cùng nhà nước gánh chịu những vấn đề này. Công tác phân loại rác ở đây rất yếu kém, tất cả các loại rác đều được đổ chung với nhau, chưa có kế hoạch xử lý rác độc hại. Rác y tế, rác công nghiệp được thu gom chung với rác sinh hoạt và được đổ tại bãi rá lộ thiên nên việc lây truyền bệnh và làm ô nhiễm môi trường từ bãi rác này là không tránh khỏi. 5.3.4. Tài chính : Ta thấy là ở đây lương bổng của công nhân, những người làm việc ở đây có lương hàng tháng còn thấp so với thu nhập mức lương trung bình của công nhân viên chức nhà nước, lại chưa có chế độ bảo hiểm xã hội và chưa được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Mặc dù công tác thu phí chỉ thu được 50% (báo cáo tình hình thực hiên thu phí của phòng tài nguyên môi trường huyện Cần Giờ năm 2010) số hộ dân hiện nay nhưng cơ chế thu phí áp dụng hiện nay hoạt động rất tốt đã thực hiện được 75% chỉ tiêu được giao vì đã giao việc thu phí này cho 1 số người đảm nhận và họ được hưởng 10% số tiền thu được, thêm và đó việc thu phí có kèm theo biên lai thu tìên vừa thuận lợi cho xã trong việc kiểm soát vừa dễ báo cáo và có được sự tin cậy của người dân. Có thể nói tài chính là vấn đề có ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ hệ thống quản lý rác, nếu tài chính đầy đủ thì việc giải quyết các nhước điểm của quy trình kỹ thuật rất dễ dàng. Hiện nay tài chính của hệ thống quản lý rác có 2 nguồn từ nhà nước ( chủ yếu ) và nhân dân, mỗi năm ngân sách chi cho hoạt động quản lý rác quá lớn trong đó ngân sách của nhà nước có giới hạn mà khối lượng rác ngày càng gia tăng nên đã ảnh hưởng đến khả năng mở rộng phạm vi thu gom. Vì thế muốn mở rộng phạm vi thu gom cần phải giải quyết 2 vấn đề : + Thứ 1 : nên chuyển việc quản lý rác xuống các cấp cơ sở để cho các phường xã gánh vác công việc này và cũng giảm bớt được 1 khoảng ngân sách phải chi cho việc mở rộng phạm vi thu gom. + Thứ 2 : tìm biện pháp nâng cao hiệu quả thu phí bằng cách tạo điều kiện cho người dân được hưởng trực tiếp việc thu gom rác, việc này gắn liền với việc để cho các cấp cơ sở và người dân cùng tham gia hệ thống quản lý rác. Chương 6 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI CẦN GIỜ. Trên cơ sở các phân tích đánh giá ở các chương trước, trong chương này đề ra các yêu cầu chung của phương thức quản lý CTR , dự báo phát sinh chất thải rắn đô thị huyện Cần Giờ đến năm 2020, dự báo dân số huyện Cần Giờ đến năm 2020, tốc độ phát sinh CTR tại Cần Giờ đến năm 2020, dự báo về nhu cầu vận chuyển. Căn cứ trên các dự báo đó, sẽ đề xuất các giải pháp phân loại rác tại nguồn, các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý như các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom, hoàn thiện công tác vận chuyển- trung chuyển và kế hoạch chôn lấp chất thải rắn cho huyện Cần Giờ. 6.1. Các yêu cầu chung của phương thức quản lý CTR : Việc giảm thiểu các thành phần không mong muốn trong sản xuất và sinh hoạt, tận dụng lại ngyuên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất là mục tiêu quan trọng trong công tác quản lý CTR. Vì vậy cần có những kế hoạch quản lý trên phương tiện tổng thể, xử lý kịp thời, phù hợp và hiệu quả. Về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu: Ngăn ngừa, giảm thiểu CTR tại nguồn. Việc ngăn ngừa tại nguồn sẽ làm giảm khối lượng lớn các thành phần và khối lượng rác sinh ra. Đối với các cơ sở sản xuất : áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất, có thể áp dụng các tiêu chuẩn như : ISO 9001, 14001 nhằm giảm đi lượng chất thải, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm, quản lý được vòng đời sản phẩm… Đối với các hộ gia đình, cơ quan xí nghiệp, trường học, bệnh viện… Cần tiết kiệm nguyên nhiên liệu, vật dụng trong công việc hàng ngày tránh lãng phí và gây tăng lượng rác. 6.2. Dự báo phát sinh chất thải rắn đô thị tại huyện Cần Giờ đến năm 2020 6.2.1 Dự báo dân số tại huyện Cần Giờ đến năm 2020 : Bùng nổ dân số là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến lượng rác thải hằng ngày. Hiện nay, dân số huyện Cần Giờ là khoảng 70.315 người (năm 2010), với tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1.031% Với tốc độ gia tăng dân số thu thập được, sử dụng mô hình Euler cải tiến để dự báo tốc độ gia tăng dân số từ nay đến năm 2025 của toàn huyện Trong đó: Ni: dân số tại năm i Ni+1: dân số tại năm tính toán (người) : khoảng thời gian chênh lệch (thường lấy = 1 năm) r: tốc độ gia tăng dân số 6.2.2 Dự báo tốc độ phát sinh CTR tại huyện Cần Giờ đến năm 2020 : Song song với việc tăng dân số thì việc gia tăng của khối lượng CTR là điều tất nhiên. Dự đoán khối lượng CTR phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc quản lý. Ơ đây khối lượng rác sẽ được dự đóan trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020 để có cơ sở cho việc lập kế hoạch thu gom và xử lý. Căn cứ vào tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực dự án hàng năm và mức độ thải rác của người dân thay đổi theo từng năm trên đầu người chúng ta có thể dự báo tải lượng rác thải của toàn xã, thị trấn giai đoạn 2010 – 2020. Ước tính tốc độ thải rác của tòan huyện hiện nay là khoảng 0.5- 0.7 kg/người/ngày. Theo đà phát triển của xã hội, tốc độ thải rác bình quân đầu người sẽ ngày một tăng và dự báo tốc độ thải rác đến năm 2020 dự tính sẽ là 1,7 kg/người/ngày. Kết quả tính toán được đưa ra ở bảng Công thức dự đoán áp dụng như sau: Khối lượng rác thải (tấn/ngày) = [tốc độ thải rác (kg/người/ngày) * dân số trong năm] /1000. Bảng 26 : Dự báo khối lượng chất thải rắn đến năm 2020 Năm Tốc độ thải rác (kg/người/ngày) Khối lượng rác thải (tấn/ngày) Khối lượng rác thải ( tấn/năm) 2007 1,35 52 18,980 2008 1,35 72 26,280 2009 1,40 90 32,850 2010 1,40 110 40,150 2011 1,50 128 46,720 2012 1,50 148 54,020 2013 1,50 167 60,955 2014 1,60 186 67,890 2015 1,60 205 74,825 2016 1,60 224 81,760 2017 1,65 243 88,695 2018 1,65 262 95,630 2019 1,70 281 102,565 2020 1,70 300 109,500 6.2.3 Dự báo về nhu cầu vận chuyển: Với lượng thiết bị chính như trên, hiện Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ có đủ khả năng vận chuyển khoảng 200 tấn rác/ngày 6.3. Đề xuất giải pháp phân loại rác tại nguồn: RSH muốn tái chế hiệu quả làm phân bón hoặc các vật liệu khác góp phần tạo ra kinh tế từ rác thải thì phải thu gom, phân loại tại nguồn.Hoạt động phân loại rác tại nguồn có thể được tiến hành tại các hộ gia đình, các điểm trung chuyển, các bãi chôn lấp… Hoạt động phân loại rác chủ yếu là bằng phương pháp thủ công ( dùng tay để phân loại rác tùy theo những mục đích khác nhau ). CTR sẽ được phân thành ba loại, danh mục các loại rác cần được phân loại được trình bày trong bảng sau: Bảng 27: Danh mục các loại rác cần phân loại Phân loại STT Rác hữu cơ dễ phân huỷ (thùng màu xanh) Rác tái chế (thùng màu vàng) Các loại rác khác ( thùng màu đen ) 1 Rau quả Kim loại Tro, gạch 2 Thực phẩm Nắp lọ Sành sứ 3 Lá cây Thuỷ tinh Vải, hàng dệt 4 Sản phẩm nông nghiệp Nilon Gỗ 5 Các chất hữu cơ khác Giấy Thạch cao Đối với các hộ gia đình, cơ sở sản xuất tự trang bị các thùng hoặc dùng các loại bịch nilon thì phải để riêng các thành phần rác như quy định, còn trường học, bệnh viện, chợ, nơi công cộng tất cả đều được đặt ba loại thùng rác có màu sắc như trên tại mỗi điểm. Ở Cần Giờ còn tồn tại một hình thức phân loại rác khá phổ biến đó là nhặt rác ( những loại có thể sử dụng bán phế liệu ) tại các bãi chôn lấp chất thài rắn. Công việc này được thực hiện chủ yếu bằng tay và không an toàn về mặt vệ sinh. Bước đầu, muốn áp dụng chương trình phân loại rác tại nguồn đạt được hiệu quả cao cần phải thực hiện các chương trình sau: + Tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức và thói quen của người dân trong việc phân loại rác thải ( đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh khi phân loại ). + Hướng dẫn cho người dân cách thực hiện PLRTN. + Trang bị cho người dân thiết bị dùng để PLRTN + Cử cán bộ phong trào đi giám sát, nhắc nhở, động viên người dân tham gia, chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom, phân loại rác. + Đưa vào chương trình giáo dục về vấn đề thu gom, phân loại rác thải, đặc biệt là từ lúc các bé còn nhỏ (mẫu giáo, cấp I). Ngoài những bài giảng cần kết hợp thêm tranh vẽ, các trò chơi để giúp cho các bé hình dung ra được cách thức thu gom, phân loại rác thải tại gia đình và trên đường phố, tập cho các bé hình thành thói quen ngay từ đầu. Một khi người dân đã có ý thức tự nguyện cũng như thói quen về vấn đề này thì vấn đề về rác thải cũng sẽ được giải quyết. 6.4. Các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển, chôn lấp chất thải tại huyện Cần Giờ 6.4.1 Các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom: Phương pháp chung nâng cao hiệu quả quản lý cho hệ thống thu gom rác tại huyện Cần Giờ Nhìn chung huyện Cần Giờ là huyện ngoại thành sẽ phát triển mạnh về du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng, cần phải giữ gìn cảnh mỹ quan đô thị trong sạch, với tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh làm cho lượng rác phát sinh ngày càng nhiều, do đó cần phải đầu tư thêm phương tiện thiết bị để phục vụ tốt công tác thu gom và vận chuyển. 1. Phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý tại khu vực đã có hệ thống quản lý rác: Hiện nay phạm vi phục vụ của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích rất có giới hạn, với 06 xã và 01 thị trấn, trong đó chỉ có thị trấn Cần Thạnh là được thu gom tương đối đầy đủ, 06 xã còn lại chỉ được thu gom ở các trục đường chính và còn nhiều ấp của các xã nằm ngoài khu dân cư chưa có hệ thống thu gom. Như vậy một điều chúng ta cần cân nhắc là có nên mở rộng phạm vi thu gom hay không và việc mở rộng phạm vi như thế sẽ do ai đảm nhiệm, vấn đề mà hệ thống rác chính quy đang gặp khó khăn là cán cân tài chính của họ không cân đối giữa người dân và nhà nước nên hệ thống thu gom rác không đủ khả năng mở rộng thêm phạm vi thu gom nhưng với ưu điểm hiện nay về giờ giấc thu gom, sự đồng bộ về phương tiện cũng như sự linh hoạt trong việc điều phối nhân lực nên việc duy trì 1 hệ thống như hiện nay là rất tốt nhưng phải làm sao cho cán cân tài chính chuyển dần từ nhà nước sang nhân dân. Muốn có sự thay đổi này chính quyền cần phải : + Nâng cao khả năng tham gia của người dân với hệ thống thông qua việc đóng phí thu gom đầy đủ. Thật ra người dân ở đây tham gia đóng phí tương đối cao, chỉ 1 phần hộ dân được thu gom gián tiếp là không tham gia tốt, qua đó ta có thể thấy được rằng cần thay đổi cách phục vụ khi đó họ sẽ sẵn sàng tham gia đóng phí thu gom, vì như hiện nay khi họ được thu gom gián tiếp, khoảng cách từ nhà đến tận điểm hẹn rất xa trong khi gần nhà lại có nhiều khoảng không gian trống hay gần bờ sông nên có xu hướng vứt rác tại những nơi đó. Nhưng nếu chúng ta giáo dục ý thức cho họ cùng với việc ra điều luật cấm họ xả rác vào các khu vực đó và có hệ thống thu gom phục vụ trực tiếp thì khả năng người dân tham gia rất cao. Khi giải quyết được vấn đề tài chính thì việc duy trì hệ thống rất dễ dàng. 2. phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với những khu vực chưa được thu gom : Những ấp nằm xa khu vực dân cư còn lại chưa được thu gom theo xu hướng phát triển của xã hội lượng rác thải ra ngày càng nhiều, mà với hệ thống thu gom rác chính quy thì không đủ khả năng đảm nhận hết công việc của mình. Như vậy một khi nhu cầu thực tế quá cao thì tự nhiên sẽ có những hệ thống khác xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó. Hiện tại huyện Cần Giờ tồn tại 3 khu vực dân cư + Khu dân cư sinh sống ở trung tâm và tất cả những khu vực này đều đã được thu gom rác tương đối đầy đủ. Đối với khu này thì chỉ cần nâng cao hiệu quả quản lý theo mô hình như hiện nay. + Khu dân cư sống ở khu vực bán nông thôn: những khu vực này chỉ mới thu gom được một phần chủ yếu là các hộ gia đình sống ở các trục đường nhựa và bê tông, còn những khu vực sống xa hơn thì không được thu gom hay được thu gom gián tiếp dẫn đến không hợp tác. + Khu dân cư sống ở nông thôn : khu vực này bao gồm có hơn 70% dân số ở các xã này sống bằng nghề nông nên rác ở đây chứa nhiều thành phần hữu cơ dễ phân hủy, nhưng hầu hết họ chưa thấy được tầm ảnh hưởng quan trọng của rác, do đó rác thường được vứt một cách bừa bãi. Vì vậy nên hướng dẫn người dân ở đây cách làm phân từ rác vì phương pháp này đem lại nhiều lợi ích, mặt khác còn có thuận lợi là các hộ gia đình ở đây có khoảng không gian nhất định để tiến hành quy trình làm phân rác. Loại phân hữu cơ làm từ rác này rất tốt cho việc bón ruộng vườn, từ đó giúp người dân tiết kiệm được một nguồn tài chính cho việc mua phân bón. Huyện Cần Giờ ngoài 3 khu vực dân cư cần quản lý thì bờ biển cũng cần có chính sách quản lý cho phù hợp vì bờ biển gắn liền với vẻ mỹ quan của huyện, tính chất môi trường ven biển và cả sức hấp dẫn đối với du khách. Hiện nay, rác bờ biển chủ yếu là rác sinh hoạt của du khách, các dịch vụ buôn bán và những hộ dân sống gần đấy, rác bờ biển cần phải được thu gom tuyệt đối, nghiêm cấm vứt rác bừa bãi để không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước biển và mỹ quan bãi biển vì đây chính là bộ mặt của huyện Cần giờ. Phương pháp cụ thể : Đối với rác hộ dân: Sau khi thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình, phần rác tái chế được gom bán cho người mua phế liệu, phần rác thải còn lại sẽ đựng trong túi nilon hoặc bỏ vào thùng rác gia đình ( rác hữu cơ dễ bị phân hủy phải được để riêng ) Đối với các hộ dân ở các mặt tiền đường lớn : được phát những thùng nhựa giống nhau và có thể dùng lại được để lưu trữ chất thải, các thùng này có thể tích 30_40 lít và có nấp đậy kín.Các hộ dân có trách nhiệm đặt các thùng chứa rác trước nhà vào trước thời điểm thu gom định sẵn để công tác thu gom của đội vệ sinh được thực hiện dễ dàng và đúng lịch trình, hoặc có thể đem rác đổ vào các thùng rác công cộng theo đúng quy định.Việc thu gom rác sẽ được thực hiện hằng ngày, rác sẽ được đổ vào trong các xe tải nén ép loại 7m3 và 15m3 được sử dụng trong điều kiện đường phố đủ rộng cho phép hoạt động. Các xe tải nén ép sau khi đã đổ đầy rác sẽ đi thẳng đến bãi chôn lấp. Đối với các đường phố hẹp và các ngõ vắng ( các xe tải không vào được ) : đến giờ thu gom, khi nghe có tiếng kẻng của công nhân vệ sinh người dân phải trực tiếp mang rác ra đổ, công việc này phải được tiến hành đúng thời gian quy định ( từ 6h sáng hoặc17h30_18h chiều, tùy theo tuyến đường) để tránh tình trạng rác bị tồn động gây mùi hôi thối, mất vệ sinh. Ngoài ra các xe cải tiến, xe đẩy tay cũng được sử dụng ở bất kỳ đâu để tăng hiệu quả công tác thu gom. Quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển rác được đưa ra trong hình sau : RTSH Phân loại sơ bộ tại nguồn Rác sau khi phân loại Điểm hẹn Xe ép rác, xe đẩy tay, xe cải tiến Thùng rác công cộng 240L – 660L Bãi chôn lấp Tận dụng bán phế liệu Phế liệu Thùng rác gia đình loại 30_40 L Hình 8 : Quy trình thu gom , phân loại, vận chuyển rác Đối với rác chợ: Phần CTR này được quét dọn và thu gom tại nơi phát sinh và được vận chuyển bằng xe ép rác với tần suất 2lần/ngày.Theo đặc tính về thành phần, rác chợ thường có lượng CHC cao, kết quả phân tích của trung tâm công nghệ và môi trường cho thấy thành phần hữu cơ trong rác chợ là 30,27%. Vì vậy, lượng chất thải này cần được xử lý trực tiếp (không cần phân loại) tại bại xử lý (chôn lấp hoặc làm phân compost). Đối với rác thải tại nhà hàng, khách sạn, cơ quan, trường học: Cũng sẽ được trang bị các thùng rác loại 240L- 660L, hằng ngày công nhân vệ sinh sẽ chuyển rác đến điểm hẹn theo đúng giờ quy định để các xe ép rác tiếp nhận và chở thẳng ra các bãi chôn lấp rác. Riêng đối với các nhà hàng, cửa hàng dịch vụ ăn uống lớn lượng rác thải tương đối nhiều, chủ yếu là rác hữu cơ, vì vậy công tác thu gom phải thực hiện triệt để, tránh tình trạng tồn động. Đối với rác đường phố, rác tại bãi biển : Cần phải trang bị các thùng chứa rác dọc các đường phố và khu vực bãi biển, sử dụng 3 loại thùng rác như đề xuất trên để người dân thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác, nhưng vì đây là huyện phát triển theo hướng du lịch sinh thái, lượng du khách rất đông đến từ nhiều quốc gia trên thế giới nên có thể họ còn chưa biết nhiều về quy định phân loại rác tại đây, chính vì vậy ngoài việc sử dụng các thùng rác có màu khác nhau ta cần phải ghi chú thích đầy đủ trên mỗi thùng rác để tất cả mọi người có thể tham gia một cách dễ dàng. Lượng rác thải này sẽ được CNVS thu gom với tần xuất 1 lần/ngày, sau đó tập trung ở các điểm hẹn và được vận chuyển thẳng ra bãi chôn lấp. Đối với các cơ sở sản xuất, KCN: Công tác thu gom, phân loại CTR tại nguồn cần được chú trong quan tâm. Sử dụng thùng chứa rác theo tiêu chuẩn có màu ( như đề xuất trên ) để phân loại và thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển. Ngoài ra, lượng chất thải độc hại cần phải được trang bị các thùng chứa riêng làm bằng thép không rỉ, có nắp đậy kín (thùng màu cam ). Tùy theo quy mô sản xuất mà phân bố số lượng thùng rác thích hợp. Đối với KCN, các cơ sở sản xuất có lượng rác thải lớn phải bố trí bãi trung chuyển và nơi chứa chất thải phù hợp để hạn chế tối đa khả năng gây ô nhiễm đến xung quanh. CTR sau khi phân loai, lưu trữ sẽ được vận chuyển về bãi rác bằng các phương tiện chuyên dùng để tránh rơi vãi dọc đường. Riêng đối với chất thải nguy hại, các cơ sở sản xuất phải thực hiện biện pháp xử lý thích hợp. Đối với rác thải y tế: Rác thải của các bệnh viện, trung tâm y tế chứa nhiều vi trùng gây bệnh, có khả năng lây lan dịch bệnh cao. Nhưng hầu hết các cơ sở y tế tại Cần Giờ hiện nay không có dụng cụ chứa thích hợp, vì vậy để đảm bảo tuân thủ quy định của bộ y tế và giảm ruỉ ro do những chất thải lây nhiễm gây ra nên đặt tại đây hai loại thùng để thu gom: + Thùng (màu xanh) để RTSH + Thùng (màu cam) để chất thải y tế nguy hại. Rác thải y tế sau khi được phân loại thì RTSH được CNVS đến thu gom và vận chuyển về bãi rác. Còn rác thải nguy hại sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dùng sang xử lý ở lò đốt rác thải y tế của bệnh viện Cần Giờ. 6.4.2 Các biện pháp hoàn thiện công tác vận chuyển- trung chuyển : Đi cùng với xu thế phát triển là lượng chất thải phát sinh với khối lượng lớn trong tương lai, do đó cần thiết phải có những thay đổi về công nghệ vận chuyển, thu gom của ngành vệ sinh cho phù hợp vì nó không những giúp giảm bớt nhiều công đoạn, tiết kiệm thời gian và sức lao động đồng thời còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo vẻ mỹ quan đô thị cho huyện. Cần giảm các điểm thu nhận (hẹn) rác nhất là ở các tuyến đường chật hẹp nhằm giảm lượng xe thô sơ tập trung vào các giờ cao điểm gây ách tắc giao thông. Tăng thêm lượng xe vận chuyển, trang bị máy móc, dụng cụ để việc vận chuyển rác từ các điểm hẹn lên xe ô tô được thực hiện nhanh chóng sao cho mỗi xe dừng ở mỗi trạm không quá 15 phút, tránh tình trạng xe cải tiến, xe đẩy tay chờ ở điểm hẹn quá lâu, như vậy sẽ tiết kiệm được giờ công lao động cho công nhân. Đối với các phương tiện tàu thuyền chở rác ở đảo Thạnh An về bãi chôn lấp cần phải được phủ kín bạt tránh hiện tượng rác vương vãi gây ô nhiễm nguồn nước biển, cần trang bị tàu thuyền có công suất cao để tiết kiệm chi phí vận hành. Hiện nay tại huyện Cần Giờ các điểm tập kết rác cũng là các trạm trung chuyển, do đó dễ gây ách tắc giao thông và làm mất my quan đường phố. Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng các trạm trung chuyển rác riêng biệt chúng có vai trò vừa tối ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe, vừa giảm được lượng rác thải đưa đến bãi rác chung của thành phố, trạm trung chuyển có thể tạo điều kiện cho những người bới rác không chính thức và những đội quân bới rác có tổ chức thực hiện công việc phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng lại các vật liệu có khả năng thu hồi. Tại các địa điểm được đề xuất để xây dựng các nhà vệ sinh công cộng nên hình thành các trạm trung chuyển kết hợp với các nhà vệ sinh này nhằm tăng hiệu quả ở những vùng có không gian hẹp và giảm chi phí cho việc xây dựng. Song song với việc xây dựng các trạm trung chuyển cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước rò rỉ. Cần phải phun xịt thường xuyên và có phương pháp giám sát việc phun xịt các chế phẩm khử mùi và diệt côn trùng. 6.4.3. Kế hoạch chôn lấp chất thải: Hiện nay toàn huyện Cần Giờ có 03 bãi chôn lấp rác thải; xã Long Hoà với diện tích 5.000m2, xã bình khánh với diện tích 5.000m2, xã Lý Nhơn với diện tích 3.000m2, khi rác đầy sẽ được san ủi và nén xuống do đó hoạt động chôn lấp chất thải ở đây có thể có những tác động về môi trường và sức khỏe cộng đồng, bao gồm sự nhiễm bẩn nguồn nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm không khí tại và xung quanh bãi chôn lấp. Thêm vào đó là việc một số hộ dân sống ngay tại bãi, hằng ngày nhặt phế liệu tại đây, tình trạng sống chung với rác như thế gây ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Do đó việc cần thiết trước mắt là phải thực hiện di dời chỗ ở cho các hộ dân ở đây, tiếp theo đó cần tiến hành phục hồi càng sớm càng tốt bãi đổ rác thải này. Một số đề xuất cho việc phục hồi bãi thải: + Phục hồi hình dạng đầm nén chất thải để hình thành khối đất và bề mặt nghiêng ổn định cho việc thoát nước mưa. + Xây dựng rãnh mương bề mặt để thoát nước mưa và tránh dòng nước chảy vào trong khu vực bãi chôn lấp. + Xây dựng bãi chứa và bể thu gom để thu gom nước rỉ rác phát sinh từ chất thải. + Nên phủ một lớp đất lên trên các phần khác của bề mặt bãi chôn lấp chất thải để giảm sự xâm nhập của nước mưa và ruồi nhặn. Ngoài ra, trong tương lai có thể quy hoạch xây dựng một bãi chôn lấp chất thải tập trung cho huyện rộng khoảng 5ha nằm trên phần đất của xã Lý: + Vị trí của bãi chôn lấp chất thải này được lựa chọn dựa trên cơ sở phù hợp với nguồn phát sinh chất thải và cự ly vận chuyển cũng như hiện trạng sử dụng đất xung quanh, có thể được mở rộng để trở thành bãi chôn lấp chất thải lâu dài cho huyện. + Khu vực bãi chôn lấp này là đất nông thôn và đất tự nhiên có mật độ dân cư thấp nên việc di dời và bố trí tái định cư cho các hộ dân ở đây cũng dễ dàng thực hiện hơn. Ngoài ra, huyện nên đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến phân compost từ rác thải vì nó không những mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà nó còn góp phần cải thiện môi trường. Một số lợi ích quan trọng từ việc làm phân compost : Làm giàu đất trồng: Bổ sung các CHC, mùn để phục hồi đất bạc màu. Tiêu diệt một số bệnh làm hại cây trồng và sâu bọ ký sinh. Gia tăng dung lượng dinh dưỡng và khả năng giữ nước trong cả đất sét và đất cát. Khôi phục cấu trúc đất trồng sau khi các vi sinh vật tự nhiên trong đất trồng bị sụt giảm do sử dụng phân bón hoá học. Giảm mạnh nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Giải quyết các vấn đề về đất, nước và không khí. Tạo thuận lợi cho việc phục hồi đất ẩm, tạo môi trường sống cho cây bằng cách làm giàu dinh dưỡng cho đất bị ô nhiễm, đất bị kết cứng và đất khó trồng trọt. Cải thiện nạn ô nhiễm: Hấp thụ các mùi hôi. Kết chặt các kim loại nặng và ngăn chúng nhiễm vào các nguồn nước được cây trồng hấp thụ hoặc gây độc hại về sinh học đối với con người. Giảm thiểu thuốc phòng bệnh cho cây trồng. Tránh được sự sản sinh khí metan và nước thải rò rỉ trong các BCL bằng cách chuyển CHC trong các BCL thành phân compost. KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN : Cần Giờ là một huyện được mệnh danh là lá phổi xanh của thành phố Hồ Chí Minh và được Unessco công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Cần Giờ được coi là trung tâm phát triển kinh tế du lịch sinh thái của thành phố. Bên cạnh sự phát triển đó là sự gia tăng rất nhanh về khối lượng rác thải, dẫn đến khối lượng rác chưa được thu gom và xử lý còn khá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Nghiên cứu đề ra giải pháp quản lý rác thải đô thị cho huyện Cần Giờ là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Mục tiêu của đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR , giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTR gây ra. Các kết quả nghiên cứu có thể tóm tắt như sau: Đã trình bày tổng quan về các khái niệm cơ bản và những vấn đề lý thuyết về chất thải rắn đô thị; Xem xét một số thông tin cơ bản về đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ. Nội dung trình bày gồm đặc điểm môi trường tự nhiên như: vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, địa chất thổ nhưỡng, hệ thực vật; đặc điểm thuỷ văn; đặc điểm kinh tế xã hội; Đã phân tích hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện bao gồm hiện trạng chất lượng môi trường không khí, hiện trạng chất lượng môi trường nước, ảnh hưởng của rác thải tới chất lượng môi trường của huyện Cần Giờ và định hướng quy hoạch phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2020. Trong phần chính, luận văn đã khảo sát hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ, bao gồm nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Cần Giờ, Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, tổ chức quản lý Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ, hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn huyện như quy trình thu gom, vận chuyển và trung chuyển, các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Cần Giờ. Luận văn cũng đã khái quát tình hình quản lý rác tại huyện Cần Giờ và đánh giá hệ thống quản lý rác sinh hoạt tại huyện Cần Giờ, trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại huyện thông qua nhận định của người dân địa phương về hệ thống thu gom rác chính quy, đã đánh giá hệ thống quản lý rác tại huyện về các mặt môi trường pháp lý, cơ cấu tổ chức, quy trình kỹ thuật, tài chính. Kết quả chính của luận văn là đã đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ trên cơ sở phân tích các yêu cầu chung của phương thức quản lý CTR , dự báo phát sinh chất thải rắn đô thị huyện Cần Giờ đến năm 2020, dự báo dân số huyện Cần Giờ đến năm 2020, tốc độ phát sinh CTR tại huyện Cần Giờ đến năm 2020, dự báo về nhu cầu vận chuyển. Các đề xuất bao gồm các giải pháp phân loại rác tại nguồn, các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý như các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom, hoàn thiện công tác vận chuyển- trung chuyển và kế hoạch chôn lấp chất thải Hiện trạng thu gom và vận chuyển CTRSH tại huyện Cần Giờ chưa được tốt do người dân chưa giao rác triệt để, ý thức kém và địa hình không thuận lợi. Bên cạnh đó phương tiện vận chuyển còn lạc hậu. Cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, lương công nhân thấp, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân còn hạn chế. Bên cạnh đó các hộ xoá đối giảm nghèo cao chiếm số lượng khá lớn 39,14% (báo cáo của phòng tài nguyên huyện cần giờ) trên tổng số 17.258 hộ dân trên toàn huyện. Để khắc phục các vấn đề khó khăn và yếu kém trong quá trình thu gom- vận chuyền. Nâng cao nhận thức của người dân như tuyên truyền luật bảo vệ môi trường, thành lập thêm tổ rác dân lập, nâng lương công nhân vệ sinh, hổ trợ trang thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển hiện đại. Nhìn chung công tác quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Cần Giờ trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể và ngày càng hoàn thiện hơn, tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn và trở ngại, do đó cần tìm ra giải pháp thích hợp để công tác quản lý được hoàn thiện hơn. Tác giả hi vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các ban ngành tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. KIẾN NGHỊ Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Cần Giờ: + Cần phải có luật pháp rõ ràng, tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm VSMT nhằm tạo thói quen cho người dân trong vấn đề giữ gìn vệ sinh đô thị. + Tăng cường chính sách giáo dục cho người dân, tuyên truyền, phổ biến, vận động mọi người cùng tham gia. + Cần thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng và tái chế phế liệu giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. + Có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý môi trường. + Cần thay đổi quan điểm quản lý rác cổ điển, đưa hệ thống thu gom rác xuống ở cấp cơ sở và để cho người dân tham gia vào hệ thống thu gom như phát triển hình thức thu gom rác dân lập. + Nhà nước nên có kế hoạch nâng đỡ các hệ thống rác dân lập và tạo điều kiện cho các tổ chức này phát triển một cách bền vững, song song bên cạnh hệ thống thu gom rác chính quy. + Tăng mức thu nhập, hổ trợ trang thiết bị và bảo hiểm cho những người thu gom rác dân lập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LVAN hoan chinh.doc
  • docDANH MUC CAC CHU VIET TAC.doc
  • docDE CUONG.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMUC LUC HINH ANH.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNHIEMVU - NHAN XET.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
  • docDANH MUC CAC BANG 1.doc
Tài liệu liên quan