Đề tài Đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp SXSH tại Công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập Đà Nẵng

Công ty cần trao dồi thêm nhận thức về SXSH, từ đó có thể xem xét, áp dụng các giải pháp đòi hỏi đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai và thời gian hoàn vốn ngắn. Trong xu thế hiện nay, việc áp dụng SXSH như những nấc thang giúp cho các doanh nghiệp đưa công ty mình phát triển theo hướng bền vững. Nâng cao kiến thức cho mỗi thành viên trong công ty về vấn đề bảo vệ môi trường, về lợi ích của các chương trình giảm thiểu chất thải từ các giải pháp ngăn ngừa và sản xuất sạch hơn. Tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng các công nghệ hiện hành tại công ty, các cân bằng vật liệu tại mỗi quá trình sản xuất để có thể tối ưu hóa một cách kinh tế cho sự sử dụng các nguồn nguyên vật liệu và năng lượng cũng như để tạo ra ít chất thải hơn.

doc96 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp SXSH tại Công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi, tanh từ nguyên liệu và từ nơi chứa phế thải rắn, mùi hôi do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải từ các hệ thống cống thoát nước và hố ga trong địa phận nhà máy. Khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển, trạm phát điện, lò hơi với các thành phần chủ yếu là khí CO, NOx, SO2, CO2 nguồn ô nhiễm này rất khó kiểm soát do phụ thuộc vào chất lượng các phương tiện vận chuyển, phụ thuộc vào điện áp của điện lưới Hơi tác nhân lạnh bị rò rỉ, bao gồm các loại khí như Freon 22, Freon 12 (một loại khí dạng CFC), khí NH3 Hơi xăng, dầu từ khu vực lưu trữ nhiên liệu cho máy phát điện và nồi hơi. Tiếng ồn sinh ra từ máy nén của hệ thống lạnh và nhiệt thải từ hệ thống (nhiệt lạnh). Tải lượng: ¯ Bụi và các khí SO2, NOx, CO, VOC sinh ra từ lò hơi đốt dầu DO: Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới- WTO, 1993, tải lượng các chất ô nhiễm từ lò đốt dầu DO được định mức như sau: Chất ô nhiễm Bụi SO2 NOx CO VOC Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu) 0.28 20xS 2.84 0.71 0.035 Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm từ lò đốt dầu DO Với S là hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu DO (1,0%). Lượng dầu DO sử dụng tại xí nghiệp cho mục đích đốt lò khoảng 15 tấn/năm, tức 41kg/ngày. Như vậy theo hệ số ô nhiễm của WHO, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ lò hơi đốt dầu DO được tính như sau: Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) Bụi 0.011 SO2 0.336 NOx 0.116 CO 0.029 VOC 0.001 Bảng 3.3: Tải lượng chất ô nhiễm theo lượng dầu sử dụng Theo lý thuyết cháy, khi đốt hoàn toàn 1kg dầu DO với nhiệt độ khí thải là 130 0C, hệ số thừa không khí =0,3 thì lưu lượng khí thải sinh ra là 22,5 m3. Như vậy, tổng lưu lượng khí thải sinh ra trong 1 ngày đêm sản xuất tại Xí nghiệp do đốt lò hơi tính được là 922,5m3/ngày ( hay 38,4m3/giờ). ¯ Bụi và các khí SO2, NOx, CO, CxHy từ các phương tiện giao thông Hoạt động từ các phương tiện giao thông vận chuyên nguyên nhiên liệu, sản phẩm ra vào khu vực xí nghiệp cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Nhiên liệu đốt cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải là xăng và dầu Diesel, vì vậy trong khói thải xe sẽ phát sinh bụi khói và các khí độc SO2, NOx, CO, CxHy. Theo thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, dự kiến hàng ngày có 1-2 xe loại trọng tải từ 3,5-16 tấn ra vào xí nghiệp. Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải được tính toán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức y tế Thế giới –WHO 1993, tải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5-16 tấn, với xe chạy Diezen (S=1%), và tốc độ trung bình 8-10km được xác định như sau: Chất ô nhiễm Tải lượng từ 1 xe (kg/10km đường dài) Tải lượng từ 4 xe (kg/10km đường dài) Bụi 0.009 0.0360 SO2 0.0429 0.1716 NOx 0.118 0.4270 CO 0.06 0.2400 VOC 0.26 0.1040 Bảng 3.4: Tải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho các loại xe Xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của xí nghiệp lưu thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận, nên hoạt động giao thông vận tải của xí nghiệp đã góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí. Đối với hệ thống lạnh Freon (F22): lượng F22 sinh ra từ hệ thống lạnh chủ yếu là do rò rỉ. Tiếng ồn từ hoạt động của xí nghiệp có khả năng sinh ra từ các nguồn: tiếng ồn tại máy nén của hệ thống lạnh, mức độ ồn phát ra tạ các xí nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như xí nghiệp Thủy sản Nam Ô, thủy sản F86 trung bình khoảng 70-75 dBA. Tác động đến môi trường: Khí thải có chứa bụi và các chất khí như: CO, NOx, SO2, CO2 sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe của công nhân trong khu vực và dân cư xung quanh với các loại bệnh phổ biến như bệnh đường hô hấp. Khí Clo phát sinh trong quá trình chế biến có nồng độ rất cao, phổ biến 100-200ppm, thậm chí ở những khu vực làm hàng sạch có thể lên đến 500ppm. Với độc tính của lọai hóa chất này, người tiếp xúc có thể bị ảnh hưởng trực tiếp tới mắt và đường hô hấp. Ngoài ra, khi Clo tiếp xúc với các chất hữu cơ trong nhà máy có thể hình thành hợp chất Clo hữu cơ có tính độc cao, bền vững và có khả năng tích tụ sinh học. Mùi hôi tanh ở khu vực sản xuất không gây độc tức thời nhưng với thời gian tiếp xúc khá dài sẽ làm cho người lao động có những biểu hiện đặc trư ng như buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi sau làm việc. Nhiệt thải (nhiệt lạnh) từ hệ thống lạnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân. Điều kiện lạnh ẩm của môi trường lao động gây cho công nhân dễ mệt mỏi, giảm hiệu quả lao động. Các bệnh nghề nghiệp đặc trưng cho bệnh đông lạnh là: bệnh khớp, bệnh giãn tim mạch. Tác hại của khí Freon: khí Freon, môi chất lạnh trong các thiết bị làm lạnh, là khí trơ trong các phản ứng hóa học, lý học thông thường, nhưng chúng được tích lũy ở tầng cao khí quyển, dưới tác dụng của các tia bức xạ tử ngoại đã làm thoát ra nguyên tử clo. Mỗi nguyên tử clo lại phản ứng day chuyền với 100.000 phân tử ôzôn và biến ôzôn thành oxy, gây thủng tầng ozon là lớp bảo vệ cho trái đất khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím. Tác hại chính của khí Freon chính là làm hỏng tầng ozon của trái đất, làm cho bức xạ tia cực tím chiếu trực tiếp lên bề mặt trái đất, ảnh hưởng đến sinh quyển. Một số máy lạnh tại xí nghiệp có sử dụng tác nhân lạnh là F22. Nhìn chung, tham khảo các số liệu đo đạc về hơi khí độc tại công ty cho thấy nồng độ hơi khí độc đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép. Do đó hoạt động sản xuất của công ty không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí. Tuy nhiên cũng cần phải có kế hoạch để phòng chóng nguồn ô nhiễm này. Đánh giá chung: Qua khảo sát hiện trạng sản xuất của công ty, tôi nhận thấy một số vấn đề môi trường chính trong công ty cần lưu ý như sau: Ô nhiễm nước thải từ quá trình sản xuất (chất hữu cơ, COD, BOD, tàn dư hóa chất) Ô nhiễm mùi từ nguyên liệu, phế thải rắn và nước thải của quá trình sản xuất. Oâ nhiễm do sử dụng dầu DO trong lò hơi ở công đoạn luộc hấp. Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất từ công đoạn sơ chế đến công đoạn cuối (đóng gói) và các vật liệu thải ra từ việc sữa chữa máy móc, hóa chất thải. Bên cạnh đó, việc rò rỉ nước từ các đường ống xung quanh các phân xưởng đã gây thất thoát một lượng nước rất lớn. PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ 3.4.1 Thành lập đội SXSH: Thành phần tham gia Chức vụ Vai trò Trần Nam Trưởng phòng kế hoạch (cty Procimex) Xét duyệt các đề xuất) Trần Văn Pháp Trưởng phòng kỹ thuật (cty Procimex) Tư vấn về các vấn đề kỹ thuật sản xuất Th.s Vũ Bá Minh Cố vấn Tư vẫn tất cả các vấn đề có liên quan đến việc áp dụng SXSH tại công ty Phạm Thị Thảo Sinh viên thực tập Đề xuất- theo dõi-kiểm tra các công đoạn thực hiện áp dụng SXSH tại công ty Trần Thị Thu Trưởng phòng tài chính vật tư Theo dõi quá trình áp dụng SXSH và cung cấp ngân sách để thực hiện Trần Bích Loan Quản đốc phân xưởng Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện SXSH của công nhân. Tư ván các vấn đề liên quan Bảng 3.5: Đội SXSH Phân tích các bước công nghệ Thu thập thông tin có liên quan đến quá trình sản xuất Tình hình sản xuất thực tế STT Nguyên liệu Đơn vị Tháng 9/2006 1 Cá ngừ Loi hút chân không tấn/tháng 85 2 Cá Đổng Fillet tấn/tháng 25 3 Cá Rô phi đông lạnh tấn/tháng 40 (nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Procimex) Bảng 3.6: Tình hình sản xuất công ty Procimex Xác định nguyên liệu đầu vào: toàn bộ số liệu thu thập được là số liệu của tháng 9/2006. Nguyên vật liệu: STT Nguyên vật liệu chính Đơn vị tính Lượng tiêu thụ trong tháng 9/2006 1 Cá Kg/tháng 150.000 2 Chlorine Kg/tháng 22 3 Bao bì đóng gói - Thùng carton Kg/tháng 250 - Bao PE Kg/tháng 10 - Dây niềng Kg/tháng 7 - Bút sáp Cây 18 4 Công cụ - Dao Cái 150 - Dụng cụ đánh vẩy Cái 150 5 Thuốc xử lý Kg/tháng 5 6 Điện Kwh/tháng 12750 7 Nước m3/tháng 2115 8 Dầu DO Kg/tháng 1230 Bảng 3.7: Nguyên vật liệu đầu vào Sơ đồ dòng chi tiết Rửa sơ bộ Nước sạch 2m3 Nước thải:2.5m3 Đá. Chlorine Nguyên liệu Sơ chế Luộc Làm nguội Cạo da Lên hàng Hút chân không Phân cỡ Nước sạch: 2m3 Nước thải: 2.5m3, Đá:200kg Chất thải rắn: 150kg Rửa lại Nước sạch: 3m3 Nước thải: 3m3 Nước sạch: 4m3 Nước thải: 4m3 Khí thải: 328,5m3 Nước sạch: 2m3 Nước thải:2m3 Chất thải rắn: 15kg Rút xương Chất thải rắn:25kg Lấy thịt trắng Cấp đông Bao gói, đóng kiện Trữ đông Xuất hàng Chất thải rắn:10kg Nước thải:0.1m3 Nước sạch: 0.1m3 Bao bì nguyên liệu Chất thải rắn Hình 3.6: Sơ đồ dòng chi tiết cho 1000kg cá Ngừ Trong quá trình chế biến tấn cá Ngừ nguyên liệu, định mức tiêu thụ nguồn tài nguyên và lượng chất thải tạo ra như sau: Tiêu thụ nước sạch khoảng 14,1 m3 trên 1000kg nguyên liệu Lượng nước thải khoảng 14,1m3 trên 1000kg nguyên liệu Lượng khí thải khoảng 328,5m3 trên 1000kg nguyên liệu Tổng năng lượng tiêu thụ có thể đạt 85-95kw/h, năng lượng chủ yếu dùng cho cấp đông, chiếu sáng, sản xuất đá. Lượng chất thải rắn sinh ra và trở thành phế liệu:200kg Định mức thành phẩm sau cùng: 785kg Cân bằng vật liệu Công đoạn Vật liệu đầu vào Vật liệu đầu ra Dòng thải Tên Số lượng Tên Số lượng Lỏng Rắn Khí Rửa sơ bộ Cá 1000kg Cá 1000kg Nước 2m3 2,5m3 Chlorine 0,08kg Đá 200kg Sơ chế Cá 1000kg Cá 835kg 160kg Mùi Nước 2m3 2,5m3 Đá 200kg Rửa lại Cá 835kg Cá 835kg Nước 3m3 3m3 Chlorine 0,07kg Luộc Cá 835kg Cá 835kg Nước 4m3 4m3 Dầu DO 14,6kg 328,5m3 Làm nguội Cá 835kg Cá 835kg Nước 2m3 2m3 Cạo da Cá 835kg Cá 820kg 15kg Rút xương Cá 820kg Cá 795kg 25kg Lấy thịt đen Cá 795kg Cá 785kg 10kg Cấp đông Cá 785kg Cá 785kg Nước 0,1m3 0,1m3 Đóng gói Thùng carton Bảng 3.9: Cân bằng vật liệu 3.4.2.4 Cân bằng năng lượng Hiện nay, hệ thống lò hơi công ty đang sử dụng là lò hơi FULTON được nhập từ Mỹ với hiệu suất sử dụng đạt 80%. Với hiệu suất cao như vậy thì việc tổn thất năng lượng lò hơi là có thể chấp nhận được. Vì vậy chỉ cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ đặc biệt là bộ sấy dầu và pet phun dầu thì có thể đảm bảo lò hơi hoạt động đúng hiệu suất. CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP SXSH CHO CÔNG TY PROCIMEX Công ty Procimex hiện đang sản xuất 3 loại hàng chính đó là: cá ngừ Loi hút chân không, cá Đổng cờ fillet và cá Rô phi đông lạnh. Tuy nhiên, trong 3 loại mặt hàng này thì sản lượng cá ngừ Loi hút chân không đạt hơn 50% tổng sản lượng của công ty. Nên trong bài này tôi chọn trọng tâm đánh giá là quy trình chế biến cá ngừ Loi hút chân không. Phân tích nguyên nhân và các giải pháp SXSH Dòng thải Nguyên nhân Giải pháp SXSH 1. Nước thải từ quá trình chế biến 1.1 Công nhân lấy nước vào bồn rửa quá đầy 1.1.1 Qui định mức nước cấp vào bồn 1.1.2 Sử dụng van tự động cho từng bồn 1.2 Chưa qui định chu kỳ thay nước 1.2.1 Nâng cao ý thức tiết kiệm cho công nhân 1.2.2 Quy định lại chu kỳ thay nước 1.2.3 Tăng cường kiểm tra giám sát 1.3 Thao tác của công nhân trong quá trình rửa. 1.3.1 Quy định cụ thể thao tác rửa 1.4 Do rửa thủ công 1.4.1 Trang bị máy rửa nguyên liệu 1.5 Rửa nguyên liệu trong nước 1.5.1 Chuyển sang sơ chế khô 1.5.2 Kết hợp thực hiện nhiều thao tác (cắt đầu, lấy ruột, đánh vảy) 1.6 Van nước và đường ống nước bị rò rỉ 1.6.1 Bảo dưỡng thường xuyên van và đường ống nước 1.7 Do rửa nguyên liệu 3 lần 1.7.1 Nghiên cứu rửa 2 lần 1.7.2 Áp dụng quy trình rửa luân chuyển 2. Nước thải từ quá trình sử dụng nước đá 2.1 Thời gian sơ chế dài 2.1.1 Đào tạo tay nghề công nhân 2.1.2 Cân đối nhân lực giữa các bước chế biến 2.2 Công nhân lấy quá nhiều đá vào rổ 2.2.1 Quy định lượng đá cho vào từng rổ 2.2.2 Giáo dục ý thức cho công nhân 2.2.3 Tăng cường kiểm tra dám sát thao tác công nhân 2.3 Nhiệt độ phòng chế biến quá cao 2.3.1 Lắp thêm máy lạnh cho phòng sơ chế 2.4 Sử dụng loại đá chưa phù hợp 2.4.1 Thay loại đá khối bằng loại đá vảy 3. Chất thải rắn xâm nhập vào nước thải 3.1 Thu gom phế thải chưa hợp lý 3.1.1 Quy định thu gom ngay sau khi hết một mẻ 3.1.2 Thu gom toàn bộ CTR còn xót lại trên bàn trước khi làm vệ sinh 3.1.3 Áp dụng rửa cô đặc lần đầu đối với bán thành phẩm 3.1.4 Tận dụng phế phẩm bán làm thức ăn gia súc 3.1.5 Giáo dục thao tác gọn gàng cho công nhân 3.2 Dụng cụ thu gom phế thải chưa phù hợp 3.2.1 Thay những thùng chứa phế thải đã bị nứt hay hư 3.2.2 Vệ sinh thường xuyên lưới chắn rác 3.2.3 Thay lưới chắn rác có mắc lưới phù hợp 4. Nước thải từ quá trình vệ sinh 4.1 Quy trình vệ sinh chưa hợp lý 4.1.1 Vệ sinh khô trước khi xịt nước 4.1.2 Lập đội vệ sinh chuyên nghiệp 4.1.3 Giám sát chặt chẽ thao tác công nhân 4.2 Chưa có dụng cụ vệ sinh chuyên dùng 4.2.1 Trang bị dụng cụ vệ sinh chuyên dùng 4.2.2 Sử dụng vòi phun áp lực cao 4.3 Tần suất vệ sinh quá dày 4.3.1 Giảm số lần vệ sinh xuống còn 2 ở mỗi ca 5. Nước thải từ quá trình cấp đông và làm nguội 5.1 Chưa tận dụng lại nước sau khi xả tủ đông và làm nguội 5.1.1 Tận dụng nước xả tủ đông và quá trình làm nguội cho quá trình làm mát máy và các mục đích khác 6. Dòng thải Chlorine 6.1 Nồng độ Chlorine sử dụng chưa hợp lý 6.1.1 Quy định nồng độ pha phù hợp 6.2 Cân lượng hóa chất dùng không chính xác 6.2.1 Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này Bảng 4.1: Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH 4.2 Lựa chọn các giải pháp SXSH 4.2.1 Sàng lọc các giải pháp SXSH Các giải pháp SXSH Phân loại Thực hiện ngay Cần phân tích thêm Bị loại bỏ Bình luận/lý do 1.1.1 Qui định mức nước cấp vào bồn Cải thiện kiểm soát quá trình x Chỉ cần vạch ra mức nước cụ thể trên bồn là có thể hạn chế lượng nước tràn ra ra khỏi bồn 1.1.2 Sử dụng van tự động cho từng bồn Cải tiến thiết bị x Chưa cần thiết vì chỉ cần thực hiện tốt việc quy định mức nước vào bồn thì giải pháp này dễ gây lãng phí. 1.2.1 Nâng cao ý thức tiết kiệm và thao tác gọn gàng cho công nhân Quản lý tốt nội vi x Yù thức của công nhân là điều kiện quan trọng để tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu cho công ty vì vậy nên thực hiện ngay 1.2.2 Quy định lại chu kỳ thay nước Cải thiện kiểm soát quá trình x Cần phải thử nghiệm 1.2.3 Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân Cải thiện kiểm soát quá trình x Đây là công việc nên thực hiện hàng ngày để hạn chế các thao tác gây lãng phí. 1.3.1 Quy định cụ thể thao tác rửa Quản lý nội vi tốt x Chỉ cần quy định cụ thể thao tác rửa cho công nhân trước khi nhận việc. 1.4.1 Trang bị máy rửa nguyên liệu Thiết bị mới x Đầu tư nhiều 1.5.1 Chuyển sang sơ chế khô Cải thiện kiểm soát quá trình x Cần phải thử nghiệm 1.5.2 Kết hợp thực hiện nhiều thao tác (cắt đầu, lấy ruột, đánh vảy) Cải thiện kiểm soát quá trình x Công việc này cần xem xét lại khi thực hiện kết hợp có tiết kiệm được thời gian và nguồn nước hay không. 1.6.1 Bảo dưỡng thường xuyên van, đường ống nước và bộ sấy dầu,pet phun dầu của lò hơi Quản lý nội vi tốt x Chỉ cần quy định thời gian kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ là có thể hạn chế sự rò rỉ từ các van và đường ống nước, đảm bảo lò hơi hoạt động đúng hiệu suất và tiết kiệm nguồn nguyên liệu 1.7.1 Nghiên cứu rửa 2 lần Cải thiện kiểm soát quá trình x Hiện tại sản phẩm của công ty đa số là xuất khẩu vì vậy rửa 2 lần không đảm bảo an toàn vệ sinh 1.7.2 Áp dụng quy trình rửa luân chuyển Cải thiện kiểm soát quá trình x Cần phải thử nghiệm 2.1.1 Đào tạo tay nghề công nhân Quản lý tốt nội vi x Chỉ cần công nhân sau khi được nhận vào làm phải qua một lớp đào tạo tay nghề là có thể hạn chế được nguyên liệu thất thoát. 2.1.2 Cân đối nhân lực giữa các bước chế biến Quản lý tốt nội vi x Chỉ cần phân bố đều nguồn nhân lực giữa các khâu chế biến. 2.2.1 Quy định lượng đá cho vào từng rổ Quản lý tốt nội vi x Chỉ cần quy định rỏ ràng lượng đá cụ thể cho vào mỗi rổ 2.3.1 Lắp thêm máy lạnh cho phòng sơ chế Cải tiến thiết bị x Đầu tư vốn nhiều 2.4.1 Thay loại đá khối bằng loại đá vảy Thay đổi nguyên liệu đầu vào x Cần đánh giá tính khả thi trước khi đưa vào thực hiện 3.1.1 Quy định thu gom CTR ngay sau khi hết một mẻ Quản lý tốt nội vi x Chỉ cần mỗi lần hết một mẻ là yêu cầu công nhân thu gom ngay lượng CTR, điều này nhằm hạn chế CTR trôi theo nước thải. 3.1.2 Thu gom toàn bộ CTR còn xót lại trên bàn trước khi làm vệ sinh Quản lý tốt nội vi x Công việc có thể thực hiện ngay để tránh CTR trôi vào dòng nước thải 3.1.3 Áp dụng rửa cô đặc lần đầu đối với bán thành phẩm Cải thiện kiểm soát quá trình x Cần thủ nghiệm để xem hiệu quả 3.1.4 Tận dụng phế phẩm bán làm thức ăn gia súc Tuần hoàn tái sử dụng tại chổ x Chỉ cần mỗi ngày thu gom và tận dụng bán lượng phế phẩm này công ty sẽ thu được lợi nhuận 3.2.1 Thay những thùng chứa phế thải đã bị nứt hay hư Cải thiện kiểm soát quá trình x Chỉ cần thường xuyên kiểm tra những thùng chứa phế thải là có thể thay ngay những thùng không đạt yêu cầu 3.2.2 Vệ sinh thường xuyên lưới chắn rác Quản lý tốt nội vi x Trước khi thay cần kiểm tra xem lưới chắn đã thực sự bị hư chưa để tránh lãng phí 3.2.3 Thay lưới chắn rác có mắc lưới phù hợp Cải thiện kiểm soát quá trình x Cần kiểm tra lại 4.1.1 Vệ sinh khô trước khi xịt nước Quản lý tốt nội vi x Chỉ cần cạo những vết bẩn khó ra là có thể tiết kiệm được một lượng nước vệ sinh đáng kể. 4.1.2 Lập đội vệ sinh chuyên nghiệp Quản lý tốt nội vi x Công việc này đòi hỏi thêm nhân lực nên cần xem xét lại. 4.2.1 Trang bị dụng cụ vệ sinh chuyên dùng Mua thiết bị mới x Chưa cần thiết. 4.2.2 Sử dụng vòi phun áp lực cao Cải tiến thiết bị x Chỉ cần thay vòi phun bình thường bằng vòi phun áp lực cao sẽ tiết kiệm được nguồn nước. 4.3.1 Giảm số lần vệ sinh xuống còn 2 lần ở mỗi ca Cải thiện kiểm soát quá trình x Cần thử nghiệm và kiểm tra. 5.1.1 Tận dụng nước xả tủ đông và làm nguội cho quá trình làm mát máy và các mục đích khác. Tuần hoàn và tái sử dụng x Chỉ cần thu hồi lượng nước xả tủ đông và làm nguội để tận dụng vào quá trình làm mát máy là có thể tiết kiệm được lượng nước đáng kể. 6.1.1 Quy định nồng độ pha phù hợp Cải thiện kiểm soát quá trình x Lượng hóa chất mất mát sẽ rất lớn nếu không quy định cụ thể nồng độ sử dụng 6.2.1 Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này Quản lý tốt nội vi x Công việc này không tốn thời gian, kỹ thuật cũng như đầu tư vì vậy có thể thực hiện ngay Bảng 4.2: Sàng lọc các giải pháp SXSH 4.2.2 Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH Các giải pháp SXSH Yêu cầu kỹ thuật Chi phí đầu tư dự kiến Lợi ích môi trường dự kiến Thứ tự ưu tiên và lựa chọn Thấp 3 Trung bình 2 Cao 1 Thấp 3 Trung bình 2 Cao 1 Thấp 1 Trung bình 2 Cao 3 Tổng điểm Thứ tự ưu tiên 1. Qui định mức nước cấp vào bồn x x x 8 2 2. Tận dụng nước xả tủ đông và làm nguội cho quá trình làm mát máy và các mục đích khác. x x x 7 3 3. Nâng cao ý thức tiết kiệm và làm việc gọn gàng cho công nhân x x x 7 3 4. Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân x x x 7 3 5. Thay loại đá khối bằng loại đá vảy x x x 3 6 6. Tận dụng phế phẩm bán làm thức ăn gia súc x x x 9 1 7. Bảo dưỡng thường xuyên van, đường ống nước và bộ sấy dầu,pet phun dầu của lò hơi x x X 4 5 8. Chuyển sang sơ chế khô x x x 6 4 9. Thu gom toàn bộ CTR trên bàn trước khi dùng nước vệ sinh x x x 9 1 10. Vệ sinh khô trước khi xịt nước x x x 8 2 11. Sử dụng vòi phun áp lực cao x x x 7 3 12. Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này x x x 7 3 13. Vệ sinh thường xuyên lưới chắn rác x x x 8 2 Bảng 4.3: Đánh giá sơ bộ các giải pháp Nghiên cứu tính khả thi cho các giải pháp Mô tả các giải pháp Giải pháp 1: Thu gom toàn bộ CTR trên bàn trước khi làm vệ sinh Trong công đoạn sơ chế, sau khi hết một ca công ty thường tiến hành vệ sinh nhà xưởng và bàn sơ chế. Vì vậy để hạn chế các phế phẩm trôi theo nước vệ sinh vào nguồn nước thải thì trước khi làm vệ sinh ta phải thu gom toàn bộ CTR trên bàn. Công việc này không yêu cầu kỹ thuật cao mà còn đem lại lợi ích về môi trường và không cần đầu tư vốn. Giải pháp 2: Tận dụng phế phẩm làm thức ăn gia súc Chất thải rắn sau khi thu gom sẽ được gom về nhà chứa phế phẩm và được tận dụng để bán làm thức ăn gia súc. Hàng ngày sẽ có người đại diện của các công ty chế biến thức ăn gia súc đến thu mua. Nếu nguồn chất thải rắn này không được tận dụng sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí rất lớn. Giải pháp 3: Vệ sinh khô trước khi xịt nước vệ sinh Trong khi sơ chế cũng như tinh chế có rất nhiều chất bẩn bám dính trên thành tường, sàn nhà và bàn, những chất bẩn này khi khô thì rất khó vệ sinh bằng vòi nước. Vì vậy để hạn chế lượng nước sử dụng vô ích thì trước khi xịt nước vệ sinh ta phải lau chùi hay cọ rửa những vết bẩn đó. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được một lượng nước đáng kể, không yêu cầu kỹ thuật cao cũng như không cần nhiều vốn đầu tư ban đầu. Giải pháp 4: Quy định mức cấp nước vào bồn Tại các bồn chứa nước do không quy định mực nước cấp vào bồn nên công nhân thường xả nước thoải mái làm tràn nước ra khỏi bồn. Điều này gây lãng phí nguồn nước rất lớn. Vì vậy, công ty nên quy định mực nước cụ thể trước khi cấp vào bồn. Giải pháp 5: Tận dụng nước xả tủ đông và làm nguội cho quá trình làm mát máy và các mục đích khác. Trước khi vệ sinh tủ cấp đông chúng ta thường xả tan lượng đá đóng trong đó, lượng nước này sẽ được thu lại và tận dụng làm mát các hệ thống máy. Bên cạnh đó lượng nước thải từ quá trình làm nguội bán thành phẩm cũng rất lớn nên cũng được thu hồi và tận dụng. Nếu không tận dụng nguồn nước này công ty sẽ lãng phí một lượng lớn nước cho mục đích làm mát máy. Giải pháp 6: Lưới chắn rác tại hố ga nên thường xuyên vệ sinh và thay định kỳ. Tại hố ga có sử dụng các lưới chắn rác, loại lưới chắn này rất dễ bị hỏng do tải lượng chất rắn lớn và các phế phẩm còn xót lại như xương xá, vảy cá dễ làm rách lưới. Vì vậy, để ngăn cản CTR xâm nhập vào nguồn nước thải công ty nên vệ sinh thường xuyên và thay định kỳ lưới chắn rác tại hố ga. Giải pháp 7: Sử dụng vòi phun áp lực cao Hiện nay, khi vệ sinh nhà xưởng và sân tiếp nhận nguyên liệu, công ty đang sử dụng loại vòi thông thường. Điều này gây lãng phí nguồn nước mà lại không đạt hiệu quả trong việc làm vệ sinh. Giải pháp này không yêu cầu kỹ thuật tuy nhiên phải thay toàn bộ vòi phun thông thường bằng vòi phun có áp lực cao. Giải pháp 8: Nâng cao ý thức tiết kiệm và làm việc gọn gàng cho công nhân. Để tránh tình trạng lãng phí nguồn nước và thao tác làm việc bừa bãi của công nhân. Hàng tháng hay hàng quí công ty nên tổ chức các buổi huấn luyện và nâng cao ý thức làm việc cho công nhân. Công việc này sẽ giúp công nhân nâng cao tay nghề và tiết kiệm nguồn nướ và nguồn vật liệu cho công ty. Giải pháp 9: Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này Lượng hóa chất sử dụng hàng ngày trong chế biến cũng như vệ sinh là rất lớn, vì vậy khi pha hóa chất yêu cầu công nhân phải cẩn thận và định lượng sẵn lượng hóa chất cần pha để tránh tình trạng vung vãi hóa chất và gây lãng phí, không những thế còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân pha chế nữa. Bên cạnh đó cần phải chỉ định người chịu tránh nhiệm cho việc này để xác định lượng hóa chất vào, ra và lượng hóa chất mất mát. Giải pháp 10: Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân Thao tác của công nhân là điều quan trọng trong quá trình chế biến, có tiết kiệm được nguồn nguyên liệu và nguồn nước hay không là phụ thuộc vào thao tác của họ. Bên cạnh việc nâng cao tay nghề và ý thức tiết kiệm thì cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát thao tác của họ để tránh việc gây lãng phí. Giải pháp 11: Chuyển sang sơ chế khô Tại khâu làm sạch cá công nhân thường sử dụng nước song song với thao tác loại bỏ mang và nội tạng, công việc này gây lãng phí nước không cần thiết và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy chúng ta nên chuyển sang sơ chế khô tức là sau khi loại bỏ mang và nội tạng cá xong ta mới chuyển sang sử dụng nước để rửa lại cá. Giải pháp 12: Bảo dưỡng thường xuyên van, đường ống nước và bộ sấy dầu,pet phun dầu của lò hơi Van và đường ống nước phải thường xuyên được kiểm tra và bảo dưỡng để tránh tình trạng bị rò rỉ gây lãng phí nước. Việc kiểm tra bộ sấy dầu và pet phun dầu định kỳ sẽ giúp đảm bảo lò hơi hoạt động đúng hiệu suất , công suất thiết kế và tiết kiệm nguồn nguyên liệu. Giải pháp 13: Thay loại đá khối bằng loại đá vảy Ướp thủy sản bằng nước đá dạng cục to không tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi nhiệt giữa thủy sản và nước đá, vì thủy sản không tiếp xúc trực tiếp với nước đá. Ngoài ra, những cục nước đá to, nhọn, sắc cạnh dễ làm hỏng bề mặt nguyên liệu và nước đá sẽ tăng cường sự oxi hóa chất béo trong thủy sản làm giảm chất lượng nguyên liệu thủy sản. Những thiếu sót trên sẽ được loại trừ nếu sử sử đá vảy đồng thời guúp cải thiện chất lượng sản phẩm. Đánh giá về mặt kinh tế của các giải pháp SXSH Việc đánh giá dựa vào quyết định của người đại diện công ty có chấp nhận hay không. Tính khả thi về kinh tế được đánh giá theo 3 cấp độ: cao, trung bình, thấp tùy thuộc vào thời gian hoàn vốn tương ứng với dưới 1 năm, từ 1-3 năm và lớn hơn 3 năm. Khi phân tích tính khả thi về kinh tế ta có thể sử dụng các phương pháp tỷ số quay vòng vốn nội vi, phương pháp tính giá trị hiện tại các phương pháp trên thích hợp với các giải pháp cần đầu tư nhiều vốn, các giải pháp đầu tư ít vốn chỉ cần dùng phương pháp tính thời gian hoàn vốn. Giải pháp SXSH Đầu tư ban đầu (triều đồng) Tiết kiệm (triệu/năm) Thời gian hoàn vốn (năm) Tính khả thi 1. Thu gom toàn bộ CTR trên bàn trước khi làm vệ sinh 0 8.100.000 0 Cao 2. Tận dụng phế phẩm làm thức ăn gia súc 0 162.000.000 0 Cao 3. Vệ sinh khô trước khi xịt nước vệ sinh 4 Không định lượng <1 Cao 4. Quy định mức cấp vào bồn 0 Không định lượng <1 Cao 5. Tận dụng nước xả tủ đông và làm nguội cho quá trình làm mát máy và các mục đích khác 2.5 7.560.000 <3 Trung bình 6. Lưới chắn rác tại hố ga nên thường xuyên vệ sinh và thay định kỳ. 2 Không định lượng <3 Trung bình 7. Sử dụng vòi phun áp lực cao 4 Không định lượng <3 Cao 8. Nâng cao ý thức tiết kiệm và làm việc gọn gàng cho công nhân. 3 Không định lượng <1 Cao 9. Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này 0 216.000 0 Cao 10. Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân 0 Không định lượng 0 Cao 11. Chuyển sang sơ chế khô 5 Không định lượng <3 Trung bình 12. Bảo dưỡng thường xuyên van, đường ống nước và bộ sấy dầu,pet phun dầu của lò hơi 4 Không định lượng Không xác định Trung bình 13. Thay loại đá khối bằng loại đá vảy 25 Không định lượng <3 Trung bình Bảng 4.4: Đánh giá về mặt kinh tế Đánh giá về mặt kỹ thuật của các giải pháp Đánh giá một giải pháp về mặt kỹ thuật là đánh giá các yêu cầu kỹ thuật của giải pháp đó và tác động kỹ thuật của nó đến chất lượng sản phẩm, năng suất, an toàn và tiện ích trong quá trình sản xuất . tính khả thi của giải pháp về mặt kỹ thuật được đánh giá cao, trung bình hay thấp tùy thuộc vào các yêu cầu và tác động của kỹ thuật. Giải pháp SXSH Yêu cầu kỹ thuật Lợi ích kỹ thuật Tính khả thi Thiết bị Độ khó khi thực hiện vận hành Cải thiện chất lượng sản phẩm Mức độ an toàn Tiết kiệm Năng lượng nước 1. Thu gom toàn bộ CTR trên bàn trước khi làm vệ sinh - - 0 0 + +++ Cao 2. Tận dụng phế phẩm làm thức ăn gia súc 0 - 0 + 0 + Trung bình 3. Vệ sinh khô trước khi xịt nước vệ sinh - - - 0 + + +++ Cao 4. Quy định mức cấp vào bồn - - 0 ++ 0 +++ Cao 5. Tận dụng nước xả tủ đông và làm nguội cho quá trình làm mát máy và các mục đích khác - - - 0 ++ ++ +++ Cao 6. Lưới chắn rác tại hố ga nên thường xuyên vệ sinh và thay định kỳ - - - - 0 0 0 0 Thấp 7. Sử dụng vòi phun áp lực cao - - - ++ + + ++ Cao 8. Nâng cao ý thức tiết kiệm và làm việc gọn gàng cho công nhân 0 - - +++ ++ + + Cao 9. Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này 0 - - + +++ 0 0 Trung bình 10. Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân 0 - ++ + ++ ++ Cao 11. Chuyển sang sơ chế khô - - - - + 0 + ++ Trung bình 12. Bảo dưỡng thường van, đường ống và bộ sấy dầu,pet phun dầu của lò hơi - - - 0 +++ ++ ++ Cao 13. Thay loại đá khối bằng loại đá vảy - - - - +++ + + + Trung bình Bảng 4.5: Đánh giá về mặt kỹ thuật Chú thích: Yêu cầu kỹ thuật Lợi ích kỹ thuật Không có yêu cầu và lợi ích kỹ thuật Nhiều Vừa Ít Nhiều Vừa Ít - - - - - - +++ ++ + 0 Đánh giá về mặt môi trường của các giải pháp Việc so sánh lợi ích môi trường giữa các giải pháp với nhau là rất khó. Đối với công ty Procimex, vấn đề môi trường cần lưu ý đó là nước thải, chất thải rắn sản xuất và mùi hôi từ quá trình sản xuất. Do vậy, tính khả thi về mặt môi trường được đánh giá theo 3 cấp độ cao, trung bình và thấp tùy thuộc vào khả năng giảm lưu lượng nước thải, giảm tải lượng CTR vào môi trường nước trong quá trình sản xuất. Giải pháp SXSH Lượng chất thải giảm Tính khả thi Khí thải Nước thải sản xuất Chất thải rắn CTR sản xuất Phế phẩm 1. Thu gom toàn bộ CTR trên bàn trước khi làm vệ sinh x xxx - xx Cao 2. Tận dụng phế phẩm làm thức ăn gia súc xxx - x xxx Cao 3. Vệ sinh khô trước khi xịt nước vệ sinh x xxx x - Cao 4. Quy định mức cấp vào bồn - xx - - Thấp 5. Tận dụng nước xả tủ đông cho quá trình làm mát máy xx xx - - Trung bình 6. Lưới chắn rác tại hố ga nên thường xuyên vệ sinh và thay định kỳ xx x xx x Trung bình 7. Sử dụng vòi phun áp lực cao - xxx - - Cao 8. Nâng cao ý thức tiết kiệm và làm việc gọn gàng cho công nhân - xxx xxx xx Cao 9. Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này xx - x - Trung bình 10. Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân - xxx xx xx Cao 11. Chuyển sang sơ chế khô x xxx x - Cao 12. Bảo dưỡng thường xuyên xuyên van, đường ống và bộ sấy dầu,pet phun dầu của lò hơi xx xxx - - Cao 13. Thay loại đá khối bằng loại đá vảy - - - - Thấp Bảng 4.6: Đánh giá về mặt môi trường Chú thích: Mức độ Giảm nhiều Giảm vừa Giảm ít Không giảm Ký hiệu xxx xx x - Lựa chọn các giải pháp SXSH STT Cơ hội SXSH Tính khả thi Tổng điểm Xếp hạng chung Kỹ thuật Kinh tế Môi trường Hệ số quan trọng 30% 50% 20% 1 1. Thu gom toàn bộ CTR trên bàn trước khi làm vệ sinh 5 1.5 5 2.5 5 1 5 1 2. Tận dụng phế phẩm làm thức ăn gia súc 4 1.2 5 2.5 5 1 4.7 2 3. Vệ sinh khô trước khi xịt nước vệ sinh 4 1.2 5 2.5 5 1 4.7 2 4. Quy định mức cấp vào bồn 5 1.5 5 2.5 1 0.2 4.2 5 5. Tận dụng nước xả tủ đông cho quá trình làm mát máy 3 0.9 3 1.5 1 0.2 2.1 10 6. Lưới chắn rác tại hố ga nên thường xuyên vệ sinh và thay định kỳ 1 0.3 2 1 3 0.3 1.6 11 7. Sử dụng vòi phun áp lực cao 4 1.2 5 2.5 4 0.8 4.5 3 8. Nâng cao ý thức tiết kiệm và làm việc gọn gàng cho công nhân 4 1.2 5 2.5 5 1 4.7 2 9. Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này 3 0.9 4 2 2 0.4 3.3 7 10. Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân 5 1.5 4 2 4 0.8 4.3 4 11. Chuyển sang sơ chế khô 2 0.6 5 2.5 5 1 4.1 6 12. Bảo dưỡng thường xuyên xuyên van, đường ống và bộ sấy dầu,pet phun dầu của lò hơi 3 0.9 3 1.5 4 0.8 3.2 8 13. Thay loại đá khối bằng loại đá vảy 2 0.6 3 1.5 1 0.2 2.3 9 Bảng 4.7: Lựa chọn các giải pháp Điểm cho như sau: Kỹ thuật Kinh tế Môi trường Điểm Cao: rất dễ thực hiện Cao: hoàn vốn <1 năm Giảm ô nhiễm lớn 4-5 Trung bình: dễ thực hiện Trung bình: hoàn vốn <3 năm Trung bình:giảm một phần ô nhiễm 2-3 Thấp: có thể thực hiện Thấp:không có thay đổi Thấp: không giảm được ô nhiễm 0-1 Kế hoạch hoạt động : Giải pháp Người chịu trách nhiệm đối với từng giải pháp Thời gian thực hiện Kế hoạch quan trắc cải thiện 1. Thu gom toàn bộ CTR trên bàn trước khi làm vệ sinh Hoàng Thị Lan Nguyễn Thị Hoa – quản độc phân xưởng sơ chế và tinh chế. Thực hiện ngay Quản đốc theo dõi và ước tính lượng CTR thu gom trên bàn hằng ngày 2. Tận dụng phế phẩm làm thức ăn gia súc Nguyễn Hoàn – nhân viên phòng kinh doanh Thực hiện ngay Dựa trên giấy tờ xác định lượng phế thải tận dụng bán hàng ngày. 3. Vệ sinh khô trước khi xịt nước vệ sinh Hoàng Thị Lan Nguyễn Thị Hoa – quản độc phân xưởng sơ chế và tinh chế Thực hiện ngay Theo dõi lượng nước sử dụng 4. Quy định mức cấp vào bồn Hoàng Thị Lan Nguyễn Thị Hoa – quản độc phân xưởng sơ chế và tinh chế Thực hiện ngay Quản đốc theo dõi thường xuyên lượng nước cấp vào bồn đạt tiêu chuẩn không 5. Tận dụng nước xả tủ đông cho quá trình làm mát máy Võ Thành Trung – Trưởng phân xưởng máy Hạn chót thực hiện là 2/2007 Kiểm tra lượng nước tiêu thụ cho quá trình là mát máy là bao nhiêu 6. Lưới chắn rác tại hố ga nên thường xuyên vệ sinh và thay định kỳ Phan Văn Tài – Nhân viện vệ sinh công ty Thực hiện ngay Theo dõi lượng CTR trôi theo nước thải bao nhiêu một ngày 7. Sử dụng vòi phun áp lực cao Nguyễn Trần Thành – Phó phòng kỹ thuật Hạn chót thực hiện là 1/2007 Kiểm tra lượng nước sử dụng cho 1 tấn nguyên liệu 8. Nâng cao ý thức tiết kiệm và làm việc gọn gàng cho công nhân Lê Thị Hoài – Phó phòng nhân sự Hạn chót thực hiện là 2/2007 Theo dõi thao tác công nhân sau khi đào tạo 9. Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này Phạm Lan Dung – phụ trách pha hóa chất Thực hiện ngay Hàng tháng đánh giá, kiểm tra lượng hóa chất nhập vào, lượng tồn kho và so sánh với nguyên liệu đầu vào 10. Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân Hoàng Thị Lan Nguyễn Thị Hoa – quản độc phân xưởng sơ chế và tinh chế Thực hiện ngay Hàng tháng có kế hoạch thưởng phạt đối với công nhân 11. Chuyển sang sơ chế khô Diệp Thị Hương – Trưởng phòng kỹ thuật Hạn chót thực hiện là 3/2007 Theo dõi lượng nước sử dụng giảm bao nhiêu trên một tấn cá 12. Bảo dưỡng thường xuyên van, đường ống và bộ sấy dầu và pet phun dầu của lò hơi Võ Thành Trung – Trưởng phân xưởng máy Thực hiện ngay Hàng tháng tính toán lượng nước tiêu thụ và hiệu suất của lò hơi. 13. Thay loại đá khối bằng loại đá vảy Võ Thành Trung – Trưởng phân xưởng máy Hạn chót thực hiện là 3/2007 Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi thực hiện giải pháp Bảng 4.8: Kế hoạch hoạt động Duy trì SXSH Tiếp tục giám sát Công việc Người chịu trách nhiệm giám sát Thời gian Phương thức Thông báo cho toàn thể cán bộ của công ty Báo cáo cho lãnh đạo Cá ngừ Loi hút chân không Hoàng Thị Lan –Nguyễn Thị Hoa Hàng ngày Quản đốc theo dõi sản xuất Tóm tắt trên biểu đồ đường cong cho cả năm Số liệu và đồ thị về tình hình sản xuất hàng ngày, hàng tuần Cá Đổng cờ Fillet Như trên Hàng tuần Như trên Như trên Số liệu và đồ thị về tình hình sản xuất hàng tuần, hàng tháng Cá rô phi đông lạnh Như trên Hàng tuần Như trên Như trên Như trên Điện Trần Văn Tân Hàng tuần Đọc trên các đồng hồ đo chính Như trên + so sánh với lượng sản phẩm Đường cong biểu thị tình hình tiêu thụ hàng tuần Nước Trần Văn Tân Hàng tuần Đọc trên các đồng hồ đo chính Như trên Như trên Dầu DO Võ Thành Trung Hàng tuần Tấn dầu vận chuyển + ước tính lượng tồn kho Như trên Như trên Chlorine Phạm Lan Dung Hàng tuần Kg Chlorine + lượng tồn kho Hàng tháng tóm tắt trên biểu đồ so sánh với nguyên liệu vào Số liệu và đồ thị tình hình tiêu thụ hàng tuần, tháng Thuốc xử lý Bri-so-nel Phạm Lan Dung Hàng tháng Kg thuốc + lượng tồn kho Như trên Số liệu và đồ thị tình hình tiêu thụ hàng tháng, năm Bao bì đóng gói Nguyễn Văn Tạo Hàng tuần Thống kê lượng bao bì xuất + lượng tồn kho Hàng tháng tóm tắt trên biểu đồ Như trên Dụng cụ Nguyễn Văn Tạo Hàng tháng Thống kê số lượng xuất Như trên Như trên Bảng 4.9: Giám sát hoạt động SXSH Các công việc tiếp theo Để duy trì SXSH , sau khi đưa ra các giải pháp cần thực hiện trước mắt thì đội SXSH cần phải liên tục giám sát đảm bảo kế hoạch được thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên. Bên cạnh đó cũng cần trình bày một kế hoạch hoạt động dài hạn cho các hoạt động SXSH: Đánh giá: thường xuyên theo giỏi các báo cáo số liệu về tình hình hoạt động và sản xuất của công ty để đánh giá thực tế kết quả thực hiện các giải pháp SXSH. Đề xuất các giải pháp: tiếp tục xem xét các quy trình sản xuất cũ và mới của công ty để đề xuất các giải pháp mới nhằm tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm nguyên vật liệu và cải thiện tình trạng môi trường. Nghiên cứu tính khả thi: tiếp tục nghiên cứu tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật và môi trường cho từng giải pháp, từ đó lựa chọn các giải pháp khả thi nhất đưa vào thực hiện. Giám sát đào tạo và nâng cao tay nghề: thường xuyên giám sát các thao tác và hoạt động của công nhân, mở lớp huấn luyện đào tạo nhằm nâng cao và kiểm tra tay nghề của công nhân. Kết quả dự tính thu được khi thực hiện các giải pháp SXSH Với các giải pháp thực hiện ngay, công ty có thể thực hiện trong thời gian 2 tháng, riêng các giải pháp thay nguyên liệu đầu vào và tuần hoàn tái sử dụng có thể thực hiện trong vòng 3 tháng. Kết quả thu được có thể mang lại cho công ty các lợi ích về các mặt kinh tế như sau: Thông số Trước SXSH Sau SXSH % Tiết kiệm (đồng/tháng) Năng suất sản xuất (tấn/tháng) 117,750 118,25 +0,3 12.500.000 Nước tiêu thụ sản xuất (m3/tháng) 2115 1481 -30% 1.268.000 Điện tiêu thụ (kwh/tháng) 14250 14138 -0,8% 190.400 Chlorine (kg/tháng) 22 19 -13,7% 18.000 Dầu DO (kg/tháng) 1230 1227 -0,2% 25.800 Bảng 4.10: Kết quả dự tính khi áp dụng SXSH Như vậy, sau khi áp dụng SXSH ước tính hàng tháng công ty tiết kiệm được 14.002.200đ guyên vật liệu. Như vậy bình quân hàng năm công ty tiết kiệm được 168.026.400đ, chưa kể nguồn thu từ việc tận dụng CTR để bán. 4.8 Đánh giá hiệu quả thu được ở các mặt Hiệu quả về kinh tế Tiết kiệm cho công ty một số tiền đáng kể hàng năm. Nếu tính trong thời gian dài từ lúc công ty hoạt động đến nay, sự lãng phí này là rất lớn. Bên cạnh đó, việc thực hiện các giải pháp đưa ra không cần nhiều vốn đầu tư. Hơn nữa công ty còn tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải do giảm lưu lượng nước thải. Hiệu quả về môi trường Bên cạnh những hiệu quả về mặt kinh tế từ việc tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, và giảm chi phí xử lý nước thải, các giải pháp sẽ mang lại cho công ty những lợi ích đáng kể về mặt môi trường. Lợi ích về môi trường đối với nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty được thể hiện qua việc giảm được tải lượng ô nhiễm nước thải. Tải lượng ô nhiễm nước thải được xác định dựa trên lưu lượng nước thải ra và tổng lượng chất ô nhiễm có trong nước thải. Việc giảm lượng nước tiêu thụ, đồng nghĩa với việc giảm được lưu lượng nưcớ thải đầu ra cùng với việc giảm nồng độ chất ô nhiễm thông qua các thông số BOD5, COD, và tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải có thể phần nào định lượng được sự cải thiện tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải. Trong khi áp lực từ các nhà quản lý môi trường càng khắc khe đối với những cơ sở công nghiệp có mức ô nhiễm lớn như ngành chế biến thủy sản và việc áp dụng thuế suất ô nhiễm dựa trên tải lượng chất ô nhiễm thải ra trong tương laithì việc làm giảm được tải lượng ô nhiễm cho công ty là hết sức có ý nghĩa trong việc tuân thủ tiêu chuẩn thải vào môi trường. Hiện tại công ty sử dụng 2 nguồn nước chính, nguồn nước dùng cho chế biến và nguồn nước dùng cho vệ sinh nhà xưởng và thiết bị. Trong đó nguồn nước dùng cho vệ sinh được lấy từ nguồn nước ngầm của giếng khoang. Vì vậy việc giảm lượng nước tiêu thụ chung sẽ làm giảm lượng nước ngầm khai thác, hạn chế ô nhiễm nước ngầm do sự xâm nhập các chất ô nhiễm từ xí nghiệp vào giếng. Ngoài việc giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải sản xuất, các lợi ích về môi trường do các giải pháp nghiên cứu mang lại cho doanh nghiệp còn được nhìn nhận từ khía cạnh cải thiện điều kiện môi trường không khí tại khu vực sản xuất và khu vực lân cận. CHƯƠNG 5: KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận: Ngành công nghiệp chế biến thủy sản trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc, tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, chế biến thủy sản cũng là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều tài nguyên nước, sản xuất ra khối lượng lớn chất hữu cơ và chất dinh dưỡng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các lưu vực tiếp nhận và ảnh hưởng trực tiếp đến cư dân địa phương. Nếu đánh giá và so sánh với kiểm soát ô nhiễm, các phương án SXSH sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn. Hơn nữa mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nên có thể mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Sau khi tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất của Công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu – Procimex, tôi đã xem xét các cơ hội áp dụng SXSH cho công ty từ đó lựa chọn các cơ hội khả thi nhất và đánh giá hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và môi trường cho các giải pháp đó. Và kết quả dự kiến thu được khá khả quan, hàng năm công ty có thể tiết kiệm được 168.350.400đ nguồn nguyên vật liệu, chi phí đầu tư cho các giải pháp thấp và không yêu cầu kỹ thuật cao. Ngoài ra, hiệu quả môi trường mang lại từ việc áp dụng SXSH là rất đáng kể. Vì vậy, việc áp dụng SXSH vào công ty là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp công ty hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tạo cho công ty một thương hiệu sạch góp phần tạo nâng cao thong hiệu của công ty trong thị trường chế biến thủy sản trong và ngoài nước. 5.2 Kiến nghị: Mặc dù SXSH mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường, tuy nhiên do một số trở ngại về thông tin và vốn nên các doanh nghiệp hiện nay chỉ thực hiện các giải pháp nhỏ, không đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và yêu cầu kỹ thuật. Để khắc phục mặt này rất cần sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng. Kiến nghị đến ban lãnh đạo của các doanh nghiệp: Công ty cần trao dồi thêm nhận thức về SXSH, từ đó có thể xem xét, áp dụng các giải pháp đòi hỏi đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai và thời gian hoàn vốn ngắn. Trong xu thế hiện nay, việc áp dụng SXSH như những nấc thang giúp cho các doanh nghiệp đưa công ty mình phát triển theo hướng bền vững. Nâng cao kiến thức cho mỗi thành viên trong công ty về vấn đề bảo vệ môi trường, về lợi ích của các chương trình giảm thiểu chất thải từ các giải pháp ngăn ngừa và sản xuất sạch hơn. Tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng các công nghệ hiện hành tại công ty, các cân bằng vật liệu tại mỗi quá trình sản xuất để có thể tối ưu hóa một cách kinh tế cho sự sử dụng các nguồn nguyên vật liệu và năng lượng cũng như để tạo ra ít chất thải hơn. Kiến nghị đến các cơ quan chức năng Thúc ép mạnh mẽ việc tuân thủ các quy định môi trường hiện hành, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chấp nhận và thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm thay vì phải mổ lực để thỏa mãn các quy định xử lý ô nhiễm. Nhà nước cần hổ trợ tài chính và chỉ đạo thực hiện nghiên cứu xây dựng chiến lược và chương trình tổng thể nhằm nay mạnh kế hoạch thực thi các giải pháp sản xuất sạch hơn. Cần tạo ra các buổi giao lưu giữa các doanh nghiệp , đây là dịp họ trao đổi thông tin, hợp tác sản xuất và có thêm các thông tin về thị trường thông qua đó, các nhà quản lý môi trường cũng dễ dàng truyền đạt các thông tin về ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp hơn. Khi tìm thấy lợi ích kinh tế thông qua việc bảo vệ môi trường các doanh nghiệp sẽ không cảm thấy việc bảo vệ môi trường là việc làm “đầu tư không sinh lợi” nữa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van1.doc
  • docBIA.doc
  • docPHU LUC.doc
Tài liệu liên quan