Đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

A, LỜI NÓI ĐẦU Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta hiện nay. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế còn non trẻ của Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý. Nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng ngày càng tăng, trong đó đặc biệt là khu vực tỉnh Lâm Đồng với trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là thành phố Đà Lạt. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG I. ĐÔI NÉT VỀ DU LỊCH VIỆT NAM Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, song mục đích của phát triển du lịch không chỉ vì lợi nhuận kinh tế, điều quan trọng và căn bản hơn là du lịch cần trực tiếp góp phần nâng cao vị thể, hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới cũng như các nước trong khu vực. Qua du lịch, khách muôn phương có dịp hiểu hơn về con người, đất nước, kinh tế, văn hóa Việt Nam . Muốn vậy, du lịch Việt Nam phải trở thành một sứ giả của hòa bình và hữu nghị Cùng với sức hấp dẫn của “ngôi sao đang lên”, du khách nước ngoài lựa chọn Việt Nam vì đây còn là điểm đến an toàn và thân thiện. Tiếng lành đồn xa Nhưng ta cần nhận thấy ở đây một thông điệp” hãy giữ bền và nhân lên “tiếng lành” đó. Và muốn vậy, người làm du lịch phải luôn biết và dám nhìn thẳng vào những hạn chế. Từ chỗ không có cảng biển đón khách du lịch, thiếu phòng lưu trú đến những bất cập về dịch vụ như thiếu hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ, thiếu chương trình giải trí về đêm và “đáng ngại nhất” là lối kinh doanh làm giả “chặt chém” du khách Một chuyên gia về phát triển du lịch đã kể tôi nghe câu chuyện nhỏ, nghe thật buồn. Rằng, khách du lịch Nga một ngày qua Hy Lạp năm chuyến bay, qua Thổ Nhĩ Kỳ năm chuyến bay, qua đảo Síp cũng vậy. Đó là những khu du lịch hoàn thiện, đáp ứng mọi điều kiện nhu cầu của du khách. Nay, sức hút Việt Nam mời gọi, họ rủ nhau đến Việt Nam . Nhưng khi đến thì sao? Hầu hết khách sạn kém chất lượng, không đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí. Mới 23 giờ đêm đã đóng cửa, đường phố vắng teo. Có những du khách trước khi về đưa ra một cục tiền, ngao ngán vì không biết tiêu vào việc gì (!). Nói vậy để thấy đã đến lúc chúng ta cần có quan niệm và nhận thức mới hơn, đầy đủ hơn về hoạt động du lịch. Trước hết là con người. Con người nào chất lượng sản phẩm đó. Thử xem nguồn nhân lực của ngành du lịch hiện nay ra sao? Những người lao động trực tiếp mới đào tạo được khoảng 20%. Lao động gián tiếp cũng vậy. Đã đến lúc ngành du lịch phải mở rộng hệ thống đào tạo quốc gia với quy hoạch cơ bản về phát triển nguồn nhân lực trên tinh thần kêu gọi xã hội hóa công tác đào tạo, kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư thông qua hình thức mở trường với một hệ thống giao trình cập nhật, tăng ngoại khóa, bớt lý thuyết, coi trọng thực hành, bảo đảm học viên ra trường làm việc được ngay. Kiểu đào tạo chắp vá, làm ăn cháp vá cần được chấm dứt, vì đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động thiếu sáng tạo, kém khả năng cảm nhận và hướng tới những giá trị mới. Cần hiểu rằng, bản thân người làm du lịch cũng là một “sản phẩm du lịch”. Quen trong dạ, lạ trông áo. Hướng dẫn viên du lịch là hình ảnh đầu tiên mang đến những cảm nhận ban đầu về đất nước, con người. Phong cách ứng xử và chiều sâu văn hóa là những yếu tố cực kỳ quan trọng. Du khách nước ngoài đến Việt Nam chính bởi sự thân thiện. Đây là một thế mạnh mang tính truyền thống, bởi vậy rất cần được giữ gìn, phát huy và tôn bồi. Có thể ta kém nhiều nơi khác về trình độ “công nghiệp du lịch, nhưng nếu ta biết khai thác những thế mạnh của du lịch hiện đại và phổ vào đó tình người, ta sẽ có một “công nghệ du lịch” hoàn hảo. Trong quy hoạch cũng vậy. Đã đến lúc cần phải có chuyên gia và các công ty tư vấn nước ngoài. Cùng với những lợi thế mang tính chuyên nghiệp, họ còn đứng trên tư duy của du khách mà đáp ứng trúng nhu cầu. Ta làm du lịch để phục vụ du khách thì phải hiểu nhu cầu của chính du khách để đáp ứng tốt nhất, từ cách bố trí không gian, thiết kế đến những yêu cầu trong xử lý môi trường v.v Cùng đó là quy hoạch những cùng du lịch trung tâm như đảo Phú Quốc; toàn bộ ven biển miền Trung với những di sản văn hóa thế giới, Huế, Hội An cũng như các thành phố du lịch khác. Nhìn sang láng giềng ta thấy, riêng khu vực đền ăng-co-vát (Cam-pu-chia) đã có 10 khách sạn năm sao. Một sự đầu tư có tầm vóc và hết sức khôn ngoan. Trong khi đó, nhiều khu vực có lợi thế phát triển du lịch của ta (biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh; vịnh Nha Trang là một trong 24 vịnh đẹp nhất thế giới; hồ Ba Bể là một trong 10 hồ nước ngọt lớn nhất toàn cầu; và mới đây, sau một cuộc bình chọn dài ngày mang tên “Hidden Beaches”, bãi Dài (Phú Quốc) đã được chọn là bãi biển sạch và đẹp nhất thế giới còn hoang sơ tiềm ẩn (Theo Hãng tin ACB News). Chưa hết. Ngoài Hạ Long trên biển ta có Hạ Long trên cạn ở Ninh Bình đến giờ vẫn chưa được quy hoạch và đầu tư tương xứng. Cho nên những chuyển động từ Phú Quốc và một số khu du lịch khác trong thời gian qua là tín hiệu rất đáng mừng. Hiện Phú Quốc có ba nhà đầu tư nước ngoài với 5 tỷ USD. Một dự án từ Mỹ sang, hai dự án từ châu Âu sang. Hy vọng đây sẽ là một trong những khu du lịch mẫu mực của Việt Nam . Song nên nhớ, tình trạng xẻ núi, lấp hồ, ngang nhiên vi phạm luật di sản vẫn là một bài học đau xót. Đó là hậu quả thu lợi trước mắt mà không có tầm nhìn lâu dài. Cũng như vậy, bài học của sự đầu tư manh mún, vừa tốn kém vừa ít hiệu quả vẫn con nguyên giá trị cảnh báo. Thí dụ như tuyến đường lền Bà Nà (Đà Nẵng), đường đến hồ Ba Bể (Bắc Kạn) một nỗ lực rất lớn, nhưng vì đường nhỏ quá, hai xe không tránh nổi nhau, khách đi một lần là sự mãi Hẳn những người làm du lịch hiểu rõ ba mấu chốt cơ bản cần cân nhắc trước một quyết định quy hoạch và đầu tư. Thứ nhất, nhiều và ít (nhiều thông tin cung cấp cho du khách nhưng ít phiền hà rắc rối cho họ); thứ hai, cao và thấp (chất lượng phải cao, chi phí thấp); thứ ba, dài và ngắn (du khách ở dài ngày, khoảng cách từ điểm A đến điểm B ngắn để tạo sự thoải mái) Vấn đề quảng bá hình ảnh Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Đi quảng bá du lịch ở nước ngoài là huy động tổng hợp các thế mạnh của Việt Nam , bởi vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ trước khi ký kết. Trên góc độ quản lý, du lịch Việt Nam cần phân cấp mạnh hơn cho tương xứng nhu cầu của một thị trường lớn. Hàng năm, các nước đều tổ chức hội chợ quốc tế về du lịch tại các thủ đô và thành phố nổi tiếng, tập hợp hàng loạt công ty lữ hành. Tại sao ta không chủ động tham dự? Phải chăng thói quen trông chờ vào Trung ương đã triệt tiêu khả năng nhạy bén? Rõ ràng đã đến lúc các địa phương, các doanh nghiệp phải chủ động dành ngân sách cho chi phí quảng bá, khắc phục tư tưởng ỷ lại. Còn một điều không thể không nói, ấy là sự coi trọng và biết tận dụng sức mạnh của báo chí. Đối thoại là con đường ngắn nhất để hiểu nhau, cũng là con đường ngắn nhất để tiếp cận chân lý. Ngành mà né tránh thực trạng du lịch cần quan tâm hơn đến những vấn đề cụ thể, nhất là những phê phán, góp ý từ công luận, qua đó kịp thời rút kinh nghiệm điều chỉnh, xóa bỏ tâm lý chỉ thích khen yếu kém. Đổi mới tư duy là chỗ đó - một tư duy lấy hiệu quả làm trọng. Luận văn dài 48 trang, chia làm 3 chương

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất hiện của trường trung cấp du lịch Đà Lạt (thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam) từ hơn 1 năm nay cũng đã phần nào đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực đang rất bức thiết của ngành. Đối với du lịch, chỉ người lao động làm tốt công việc của mình là không đủ để đáp ứng được nhu cầu của những người đi du lịch. Vì vậy, việc đào tạo sao những nhân lực này cần dựa trên các quy chuẩn về chất lượng cho các cơ sở và dịch vụ du lịch. Khi đã là dịch vụ mang tính chuyên nghiệp thì cần được tuân thủ theo những quy chuẩn nghề nghiệp được xây dựng theo tiêu chuẩn đáp ứng sự mong đợi của những du khách. Có làm được như vậy thì mới đảm bảo được việc thu hút khách. 8 kỹ năng cần có Thách thức ở đây là làm sao để tuyển dụng được những nhân sự có khả năng đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng đó. Các tiêu chí như thái độ, sự cam kết, phong thái, khả năng ngoại ngữ và sự trung thực... phụ thuộc vào năng lực của từng ứng viên. Tuy nhiên vì đây là lĩnh vực du lịch - dịch vụ, nên những ứng viên muốn làm việc trong ngành này cần nắm bắt được 08 kỹ năng hay thói quen sau: 1. Mỗi khi bạn thấy một khách hàng, hãy đón họ với một nụ cười thật ấm áp và nhìn thẳng vào mắt họ 2. Chủ động lấy số liên hệ của khách. 3. Khi giao tiếp với khách, hãy sử dụng ngôn ngữ cử chỉ với một giọng nói thân mật, thái độ tích cực và thân thiện nhất.  Hãy dùng những ngôn từ lịch sự của những người làm dịch vụ. Và nhớ gọi tên gọi của khách bất kỳ khi nào có thể. 4. Đối xử với khách với sự tôn trọng và lịch sự, và luôn chu đáo với các nhu cầu cần thiết của khách. 5. Hãy nhớ là bạn không chỉ làm việc theo bổn phận. Hãy là một người có trách nhiệm khi giải đáp các câu hỏi của khách hàng, và cố gắng giải quyết các vấn đề nhanh và chính xác. Nếu bạn không thể giải đáp hay đưa ra giải pháp cho vấn đề, hãy chủ động tìm ai có thể giúp được khách hàng. 6. Đoán trước các nhu cầu của khách hàng, và hãy chủ động giải quyết trước khi khách phải yêu cầu. 7. Có kiến thức sâu rộng về các sản phẩm và dịch vụ. Hãy chủ động giới thiệu hay quảng bá các sản phẩm, dịch vụ này đến du khách. 8. Tiếp nhận các ý kiến góp ý của khách hàng. Điều này rất quan trọng. Hãy cám ơn họ, và chân tình mời họ quay lại. Thiện cảm là yếu tố tích cực đối với bất kỳ ai làm việc trong ngành này. Thành công của ngành du lịch và dịch vụ được dựa trên từng con người, với điều kiện họ phải nhận thức được tác động của cách họ làm việc. Tổng cục Du lịch Việt Nam phải chuẩn bị cho mình một chương trình hay một kế hoạch của ngành tập chung vào chất lượng; và phải xây dựng được một chương trình giảng dạy phục vụ cho ngành bao gồm tất cả các công việc liên quan đến du lịch - dịch vụ, từ hàng không, đại lý du lịch, khách sạn, hệ thống bán lẻ và cả ngành công nghiệp giải trí. àng năm, Lâm Đồng thu hút một lượng khách du lịch lớn đến với những địa danh nổi tiếng trên. Năm 2008, tỉnh phấn đấu đón khoảng 2,5 triệu lượt khách du lịch, đạt doanh thu xã hội từ du lịch trên 3.000 tỷ đồng. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao, trong đó có 10 khách sạn từ 3 đến 5 sao; 35 điểm tham quan du sinh thái văn hóa và lịch sử, thu hút 145 dự án đăng ký đầu tư phát triển du lịch tại địa phương với tổng số vốn đăng ký hàng chục ngàn tỷ đồng. Chủ trương xã hội hóa đầu tư du lịch của tỉnh đang hấp dẫn các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến làm ăn trên địa bàn. Với số khách sạn còn hạn chế như vậy nên trong thời gian qua, tình trạng thiếu cơ sở lưu trú vẫn diễn ra thường xuyên tại Đà Lạt-Lâm Đồng, tình trạng “cháy tour” và nâng giá vẫn còn. Tuy nhiên, bài toán khan hiếm phòng khách sạn từ 2 đến 5 sao, cơ sở lưu trú vẫn tồn tại như một thách thức cho ngành du lịch. Ngay cả ở các trung tâm kinh tế lớn cả nước, những khách sạn tầm cỡ quốc tế vẫn rất thiếu so với nhu cầu. Vào mùa cao điểm, nhiều đơn vị lữ hành phải tiếc nuối huỷ các tour quốc tế vì không đặt được phòng hoặc vì giá phòng bị đẩy lên quá cao. Một thực trạng dễ nhận thấy nữa tại thành phố du lịch hấp dẫn như Đà Lạt chỉ có khu chợ với quy mô nhỏ, chưa có hệ thống siêu thị lớn phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Đây cũng là một hạn chế rất lớn đối với việc phát triển tiềm năng du lịch của địa phương. Làm thế nào để gìn giữ và phát huy vẻ đẹp duyên dáng, quyến rũ của Đà Lạt và thu hút du khách trong nước và quốc tế trở lại với thành phố thơ mộng này ngày một nhiều hơn là một vấn đề được các cấp, các ngành của tỉnh Lâm Đồng quan tâm. Các dự án đầu tư vào các khu du lịch là rất lớn, tỉnh Lâm Đồng tập trung thực hiện 4 nội dung để thu hút đầu tư vào lĩnh vực mà tỉnh có nhiều thế mạnh, đó là: đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ và nâng cấp môi trường du lịch, làm tốt công tác xúc tiến, tìm kiếm thị trường. Một số nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao vẻ đẹp và tiềm năng Việt Nam nói chung và của Lâm Đồng nói riêng song hiện trạng cơ sở hạ tầng yếu kém của Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các dự án du lịch tại đây. Bên cạnh đó, vấn đề thủ tục hành chính cũng là một trong những vấn đề được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì thời gian chờ duyệt hồ sơ đăng ký đầu tư còn kéo dài, nhiều khi phải mất từ 3 đến 6 tháng; thời gian được mua đất, chờ đợi giải phóng mặt bằng, đền bù cũng mất rất nhiều thời gian cho các nhà đầu tư. Nhằm giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước có điều kiện triển khai các dự án vào lĩnh vực du lịch một cách thuận lợi, các cấp, các ngành tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư..., để khắc phục những trở ngại mà các nhà đầu tư quan tâm. Hy vọng trong 2-3 năm tới, với tốc độ đầu tư như hiện nay, số lượng phòng sẽ tăng lên đáng kể, đáp ứng một phần nào đó nhu cầu lưu trú của khách du lịch trong nước và quốc tế. 2. Nguồn lao động trong ngành du lịch vừa thiếu lại vừa yếu 2.1 Thiếu cả về chất lượng và số lượng a, Thiếu về số lượng: thiếu về số lượng lao động so với số lượng du khách, tính đến năm 2007 toàn ngành du lịch mới thu hút được khoảng 21000 đến 22000 lao động cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong khi đó 9 tháng đầu năm 2007 đã đón và phục vụ 1.794.000 lựot khách cả trong và ngoài nước. thiếu lao động đựoc đào tạo, được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: tính đến năm 2007 mới có khoảng trên 30%. Số lượng lao động trực tiếp chỉ có khoảng 7000 lao động trong khi đó lao động gián tiếp chiếm tới trên 14000 lao động trong tổng số lao động của ngành du lịch. b, Thiếu về chất lượng Thiếu nhân lực có trình độ quản lý. Thiếu nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu về hưỡng dẫn, thuyết minh, thuyết trình…. Lao động trong ngành du lich thiếu kỹ năng nghề nghiệp: như kỹ ngăng làm việc trong nhà hàng khách sạn, kỹ năng quảng bá du lịch… 2.2 Yếu Nguồn lao động không những thiếu mà lai còn rất yếu kém về: kiến thức nghề nghiệp, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ… Kiến thức nghề nghiệp ít có tính thực tế, mang nặng tính lý thuyết, chung chung trên sách vở Yếu trong vấn đề xử lý tình huống Lao động ngành du lịc rất thiếu kiến thức về lịch sủ, văn hóa, nguồn gốc các địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh… nên khả năng linh hoạt trong công việc rất hạn chế về khả năng thuyết minh, thuyết trình khi phải thay đổi liên tục các điểm đến của du khách… Khi gặp du khách nước ngoài nhân viên thường rất lúng túng trong giao tiếp, hướng dấn hoặc đáp ứng nhu cầu của khách.. yếu về trình độ ngoại ngữ - Khả năng lao động trong ngành du lịch đáp ứng được về trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm khoảng từ 8% đến 12% trong tổng số lao động của ngành du lịch - Riêng về các thứ tiếng Pháp, Nhật, Đức rất hạn chế chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 7% - Đặc biệt về tiếng Anh là ngoại ngữ thông dụng nhất nhưng số lao động thành thạo ngoại ngữ này chỉ có khoảng 18%, biết đủ để sử dụng giao tiếp 30%, số lượng còn lại hâù như rất hạn chế về thứ ngôn ngữ này. - Lao động trong ngành du lịch còn yếu về khả năng xử lý tình huống Đặc biệt lao động trong ngành du lịch còn rất yếu về các kiến thức văn hóa chung, kiến thức kinh tế, kiên thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về chính trị tư tuởng,… Kiến thức văn hóa chung: sự hiểu biết còn hạn chế trong lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, hội họa, âm nhạc, quan hệ giao tiếp xã hội, phong tục tập quán,… Kiến thức kinh tế: thiếu khả năng phân tích các hoạt động kinh tế, khă năng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp,… Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ: lao động trong ngành du lịch chưa nắm được những kỹ năng kỹ xảo của nghiệp vụ du lịch Ví dụ: Nhân viên phục vụ nhà ăn, khách sạn còn thiếu kỹ xảo về các phương diện bày bàn ăn, đưa thức ăn lên, rót rượu,… Nhân viên phòng khách chưa nắm vững kỹ xảo phục vụ, đón khách, dọn dẹp phòng khách,… Kiến thức chính trị tư tưởng: lao động chưa có khả năng nhận diện đúng và dám đấu tranh chống lại những việc làm sai trái gây ô nhiễm du lịch, ô nhiễm tinh thần. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐÀ LẠT Các cơ sở đào tạo tại Đà Lạt hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Lạt có 5 Cơ sở đào tạo, từ bậc đại học, cao đẳng, trung cấp nghề. trong đó có 02 trường đại học, 03 trường dạy nghề về du lịch là: Đại học Đà Lạt, Đại học dân lập Yersin – Đà Lạt, trường Cao Dẳng nghề Đà Lạt, tường Cao Đẳng kinh tế - kỹ thuậ Lâm Đồng, trường trung cấp du lịch Đà lạt. 2. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực du lịch - Đào tạo chuyên nghiệp: hiện nay ở Việt Nam nguồn nhân lực du lịch được đào tạo theo hệ thống 3 cấp: - Hệ sơ cấp: chủ yếu là đào tạo về kỹ năng thực hành, thao tác công việc như buồng, bar,… - Hệ trung cấp: Mục tiêu chủ yếu la đào tạo sâu vào các môn công nghệ và hướng dẫn thực hành ngay sau khi kết thúc môn học. - Hệ Cao đẳng và Đại học: Đào tạo sâu, rộng về các lý thuyết cơ bản của ngành và thực hiện các kỳ thực tập với thời gian tương ứng để rèn luyện kỹ năng thực tế.Đồng thời còn hứong dẫn cho sinh viên lam quen với công tác nghiên cứu khoa học như các đề tài tiểu luận, luận văn tốt nghiệp, nắm bắt và xử lý lượng thông tin,... Bồi dưỡng, huấn luyện: có 2 hình thức là huấn luyện tại chức và bồi dưỡng, huấn luyện tại các trường nghiệp vụ Huấn luyện tại trường: là việc gửi lao động đến tu nghiệp tai các trường chuyên ngành để thông qua học tập lý luận một cách hệ thống, nẵm vững quy luật cơ bản của sự phát triiển ngành du lịch, học một số kiến thức quản lý nhất định. Huấn luyện tại chức: là huấn luyện trước khi nhân viên đi làm hoặc thời gian làm việc theo 2 hướng Huấn luyện ngành nghề: là huấn luyện kỹ năng thao tác công việc như nắm vững các kiến thức, phương pháp, bước vào quá trình đảm nhiệm công việc. Huấn luyện phát triển: đối tượng chủ yếu là nhân viên quản lý, nhằm bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, năng lực xử lý vấn đề và năng lực ứng xử của họ. Công tác huấn luyện là một công trình hệ thống bao gồm các bước: Xác định nhu cầu bồi dưỡng Phân tích tình hình trước mắt Xác định mục tiêu bồi dưỡng Tổ chức huấn luyện Đánh giá kết quả rèn luyện Tuy nhiên để đạt đựơc chất lượng tốt, khi huấn luyện tại chức nhất định phải kết hợp với giáo dục chuyên nghiệp ở trường. cơ sở vật chất kỹ thuật đa số những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch có mặt trên đại bàn thành phố Đà Lạt không có những cơ sở vật chất cụ thể cho sinh viên thực hành. Nhưng cũng không khó khi mà Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ dưỡng. sẽ có nhiều nàh hàng, khách sạn, các khu du lịch sẵn sang cho mượn cơ sở bvaatj chất để thực hành. Song sự liên kết thực tế giữa các điểm du lịch và các cơ sở đào tạo còn quá ít, nếu không nói là chưa có một mói liên hệ đúng nghĩa. -Không có cơ sở vật chất để sinh viên thực tập sau khi học xong một môn học hoặc 1 chương trình kỹ năng về du lịch ví dụ như học về kỹ năng buồng, bàn trong khách sạn, nhà hàng, kỹ năng quản lý,… Sinh viên ra trường lại bắt đầu những môn học thực hành mới. Lại bắt đầu tìm cho mình một công việc… đội ngủ giảng viên Cán bộ giảng dạy còn thiếu thực tế ví dụ như kỹ năng khách sạn nhà hàng về trưng bày, xếp khăn, dọn phòng …giảng viên cũng còn thiếu. Những giảng viên trực tiếp giảng dạy cho sinh viên thì hòa toàn dựa vào lý thuyết sách vở. Còn những người trực tiếp hoạt động, quản lý trong lĩnh vực du lịch thf lại không tham gia vào công tác giảng dạy. Nhưng chính những người đứng đầu cơ sở đào tạo lại không biết đựơc rằng chính những người trực tiếp hoạt động trong ngành mới là những người thật sự có kinh nghiêm thực tế. Chính họ sẽ có những kiến thức cụ thể làm cho sinh viên hiểu rõ hơn về công việc của mình sau khi ra trường. Từ đó tạo ra một đội ngủ nhân viên “biết nghề” sau khi rời ghế nhà trường. và họ có thể bắt tay vào công việc của mình một cách nhanh nhất. Sẽ giảm dần những nhận xét rằng “ sinh vên du lịch ra trường chỉ mang toàn những lý thuyết suông ”. 5. Chương trình đào tạo: - nhìn chung - Chưa thực tế, kiến thức đào tạo còn mang nặng lý thuyết trên sách vở,chung chung. - Tình trạng đào tạo bị hổng kiến thức do thuê nhiều nhân viên khách sạn đã nghỉ hưu, sao chép giáo trình của các trường khác… - Học viên, sinh viên được đào tạo theo chương trình khung của Bộ GD và ĐT, phải học nhiều môn đại cương trong khi thời luợng dành cho chuyên môn quá ít. - Thời luợng để sinh viên tiếp cận thực tế chỉ chiếm ¼ thời gian học tập trong suốt 3-4 năm học của hệ ĐH và Cao đẳng tức chỉ 5-6 tháng,còn trung cấp chuyên nghiệp chỉ 2 đến 3 tháng nên khi ra trường tay nghề của học viên sinh viên còn yếu kém Khả năng tiếp cận công việc thực tế khi kết thúc chương trình đào tạo -Phần đông các doanh nghiệp không muốn tuyển sinh viên mới ra trường do không đáp ứng được yếu cầu của công việc -Do thiếu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về hướng dẫn kỹ năng làm việc của nhà hàng khách sạn… -Lao động của ngành du lịch được đào tạo trong các trường đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp ra trường rất khó xin việc làm và thường hay làm trái nghề vì hầu hết các doanh nghiệp phải đào tạo lại -Do yếu về chuyên môn ngoại ngữ III. THỰC TẾ 1. hoạt động trong doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp lữ hành thì lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào nó quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì chính con người là chủ thể tiến hành mọi hoạt động hoạt động sản xuát dinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp lữ hành có 2 loại lao động: lao động quản trị và lao động thừa hành. Lao động quản trị bao gồm: Giám đốc doanh nghiêp, phó giám đốc doanh nghiệp, trưởng các phòng chức năng, trưởng các bộ phận tác nghiệp và các quản trị viên. Trong đó giám đốc doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Phó giám đốc doanh nghiệp là người do giám đốc doanh nghiệp ủy quyên phụ trách từng lĩnh vực công tác nhất định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng phó giám đốc doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô và mô và lĩnh vựa kinh doanh của doanh nghiệp. Trưởng cấc phòng chức nằng ( trưởng phòng kế toán, trưởng phòng tổ chức điều hành…) là nhà quản trị cấp trung gian, họ có vai trò tham mưu và trợ giúp cho giám đốc doanh nghiệp giải quyết các vấn đề chuyên môn sâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trưởng các bộ phận tác nghiệp (bộ phận thị trường, điều hành, hướng dẫn) là các bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn quản trị viên là những người đảm nhận công việc trợ lý và tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp, thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh, nghiên cứu và xử lý các tình huống phát sinh trong chuyến đi. Lao động thừa hành bao gồm: Nhân viên thị trường, nhân viên điều hành và hướng dẫn viên du lịch và các nhân viên khác như nhân viên kế toán, bảo vệ… trong đó, nhân viên thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thiết kế các chường trình du lịch. Nhân viên điều hành chịu trách nhiệm phối hợp với các nhân viên bộ phận thị trường để ký kết các hợp đồng bán và phân công hướng dẫn viên theo đoàn. Hướng dẫn viên du lịch là những người đi theo trong các tour du lịch hướng dẫn khách và giúp khách đáp ứng mọi nhu cầu phát sinh trong chuyến đi. Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhân viên ở bộ phận nghiệp vụ (nhân viên thị trường, nhân viên điều hanh, nhân viên hướng dẫn) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ là những người trực tiếp quyết định đến chất lượng dịch vụ và thay mặt doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, cung cấp và thỏa mãn những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu giúp cho khách hang có ấn tượng về dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, đội ngũ lao động này phải có trình độ chuyên môn vững vàng, am hiểu đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhạy bén với những thay đổi bên ngoài nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt hướng dẫn viên phải là người có trình độ ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp, có khả nằng làm việc độc lập, giải quyết tốt các tình huống phát sinh. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ người lao động hợp lý nhằm duy trì và phát triển đội ngũ lao động, thu hút và giữ những người có tài cho doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt sự kỳ vọng của khách hàng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của lữ hành. Bên cạnh đó, việc xác định số lượng và chất lượng lao động để bố trí sử dụng hợp lý cũng góp phần quan trọng và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Việc quản lý sử dụng lao động cũng như việc phân bổ tỏ chức lao động hợp lý sẽ kích thích khả năng sang tạo của người lao động, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh với doanh nghiệp lữ hành càng trở nên quan trọng hơn vì doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp sử dụng lao động sống là chủ yếu 2. hoạt động của nhân lực trong ngành a, Hướng dẫn viên du lịch Phân thành 2 loại : Khách du lịch đặt tour đường dài Và Đà Lạt là một trong những điểm dừng của tour du lịch đó thì hướng dẫn viên du lịch là người theo suốt hành trình. Những người hướng dẫn này, về giao tiếp lẫn nghiệp vụ khá thành thạo, họ am hiểu đặc trưng của từng miền từng vùng, hiểu biết sâu sắc về văn hoá, lịch sử của địa phương các địa điểm du lịch. Họ phục vụ nhiệt tình, lo chỗ nghỉ ngơi tại khách sạn; ăn uống tại các nhà hàng thậm chí nếu khách có yêu cầu, họ sẽ dẫn khách du lịch đến những quán ăn bình dân để thưởng thức những đặc sản của địa phương. Mặt khác họ vẫn còn yếu trong trường hợp người hướng dẫn viên là một người không trực tiếp sống trên địa bàn Đà Lạt. khi đến đây họ chỉ biết nói nhưgx gì họ đã biết, những gì mà họ đã được học… còn những điểm, những nơi, nhưng con đường, hẻm phố thay đổi như thể nào thì hoàn toàn họ không biết. Chúng tôi đã trực tiếp tham gia trên một chuyến đi của cán bộ cong chức Huyện Yên Thành – Nghệ An đi Tuor đường dài và người hướng dẫn viên của họ là môt cô gái người Hà Tĩnh. Khi đoàn đến Đà Lạt cố hướng dẫn viên đó chỉ biết đến những địa danh nổi tiếng như: thung lũng tình yêu, đồi mộng mơ, công viên hoa hay chợ Đà Lạt… Hoàn toàn bị thu động trong trường hợp đó. Trong khi chúng tôi không được đào tạo về chuyên môn nhưng do đặc trưng là chúng tôi đang sinh sống trên địa bàn Đà Lạt nên chúng tôi đã trực tiếp hướng dẫn cho khách nhưng nơi đoàn đi qua… Và chính sự tự túc của đoàn đó lại vô tình làm cho du khách và người dân Đà Lạt có một khoảng cách nhất định… Du khách đi theo đoàn, chỗ ăn ngủ… đã được chuẩn bị hoàn toàn đó cũng là một điều rất tuyệt vời cho những người ở xa đến nhưng cộng với một hướng đẫn viên “không chuyên” của Đà Lạt thì mục đích mà du khách mong muốn khi đến nới đây sẽ không đạt được toàn vẹn… Theo sự đánh gía của những du khách thì những gì chúng tôi nói giúp họ hiểu rõ hơn về Đà Lạt. Do vậy, đào tạo nguồn nhân lực đã không đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho du khách khi đến nơi đây. Trong khi đội ngũ hướng dẫn viên của chúng tar a trường vẫn còn rất nhiều người khong có việc làm… Cho nên, các ban ngành, đoàn thể trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này cần phải có sự linh động, nhạy bén kịp thời để tránh dần tình trạng khách đến Đà Lạt và ra về trong ý nghĩ “cái gì cũng biết nhưng cái gì cũng không rỏ”về đất Đà Lạt thơ mộng, con người Đà Lạt hiền hòa mên khách, ẩm thực Đà Lạt là sự kết hợp của nhiều vùng miền… Và theo chúng tôi, Nhà nước nên có chính sách cho đội ngủ hướng dẫn viên “không chuyên” của Đà Lạt như những bác xe lai, những người thợ chụp ảnh hay cả những người bán hang rong… được hoạt động một cách chính thức, vi chính những người đó là những người rất am hiểu về cảnh vật, con người, khí hậu nơi đây… Tạo cho việc sử dụng nguồn nhân lực ngày một hợp lý hơn và đạt được mục tiêu của ngành đề ra… Hướng dẫn viên theo tour ngắn trong Đà Lạt Nhân lực du lịch: Cầu cao, cung èo uột lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt ngày càng nhiều. không có bất kì một hướng dẫn viên nào trong số họ Trong phạm vi thành phố Đà Lạt, số lượng sinh viên, học viên được đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng cho đến trung cấp nghề về chuyên ngành du lịch rất nhiều, có đến hàng trăm “nhân viên du lich” ra trường… Nhưng trong đó, số lượng hướng dẫn viên du lịch giỏi về nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ nằm trong một con số khá khiêm tốn. Mà lượng khách du lịch đến Đà Lạt phần lớn là du khách nước ngoài. Mặt khác, tại các khách sạn 3, 4 sao như Blue Moon, Novotel, Sammy... lượng du khách là người nước ngoài đến ở chiếm 1/3; khi được hỏi thăm về nguồn hướng dẫn viên du lịch tại đây thì câu trả lời là “Khách sạn không bao gồm dịch vụ này”, khách du lịch thường phải tự mình tìm hiểu hoặc liên hệ đến các trung tâm lữ hành để hỏi chi tiết cụ thể, phần lớn là người nước ngoài tự mình đi tham quan. Mà khách sạn chỉ chú trọng đến đội ngủ quản lý và tiếp tân, phục vụ phòng… Tại khách san Blue Moon, mặc dù khách nước ngoài chiến 1/3 số lượng khách nhưng không có hướng dẫn viên riêng của khách sạn, mà những người hướng dẫn chủ yếu là quản lý và các nhân viên tại các bộ phận của khách sạn…. Ngay cả một khách sạn lớn như Blue Moon cũng chưa tạo lập cho mình một đội ngủ nhân viên đầy đủ và hoạt động theo chuyên môn. Mà chỉ theo tiêu chí “ tận dụng” nguồn nhân lực… Thiếu nguồn hướng dẫn viên du lịch, thiếu tính chủ động… Nhóm chúng tôi đi thực tế tại nhà xe Phương Trang trên đường Phan Châu Trinh. Vô tình chúng tôi gặp cảnh một cặp nhân tình người Anh đang chờ ở bến để lên chuyến xe đặt trước. khi một chuyến xe chuẩn bị khởi hành họ mang hành lý lên thì có một chị là người đồng hành cùng khách của công ty Phương Trang chặn lại và hỏi “ where Nha Trang?” thấy 2 người khách không nói gì chị nói tiêp “ Nha Trang where?”. Cuối cùng người con trai nói “ I don’t know ” …. Một thực tế chứng minh sự thiếu chuyên môn nghiệp vụ của đội ngủ hướng dẫn viên. Đó là một trong những lý do khiến khách du lịch nước ngoài đến Đà Lạt chỉ đúng 1 lần duy nhất và không quay trở lại. Đối với khách du lịch là khách địa phương, họ thường phải liên hệ với Trung tâm lữ hành, đặt 1 tour tham quan Đà Lạt trong ngày, người hướng dẫn viên du lịch đồng thời kiêm nhiệm luôn lái xe sẽ đưa khách đi tham quan. Khi hỏi về kiến thức lịch sử, văn hoá của địa điểm du lịch họ chỉ nói những thông tin chung chung nhất, một cách qua loa, đại khái. Hoặc thông qua người quen, liên lạc với người thân sống tại đây mà khách du lịch có người dẫn đường, giới thiệu. Mặc dù Đà Lạt là một điểm đến du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước nhưng nguồn hướng dẫn viên du lcịh tại đây không đông đảo, yếu kém về trình độ ngoại ngữ lẫn nghiệp vụ kiến thức. b, Kỹ năng nghề nghiệp tại các nhà hàng khách sạn . Kỹ năng nghề nghiệp tại các nhà hàng khách sạn bao gồm có các kỹ năng : tiếp tân; phục vụ buồng phòng; phục vụ nhà hàng; bồi bàn;... Hiện tại khách sạn Blue Moon: Bộ phận phục vụ gồm có 21 người bao gồm: nhà phòng, spa, nhà giặt, nhân viên làm khu vực vệ sinh công cộng… Họ làm việc theo ca, theo giờ hành chính, đội ngủ làm việc ban ngày bắt đầu làm việc từ 7 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều. Nhưng đội phục vụ phòng cũng được tuyển dụng từ những học viên, sinh viên chuyên ngành du lịch ra… Nhưng gần như họ không phát huy được thế mạnh của mình khi được “ chỉ tay giao việc” làm đúng bổn phận của mình. Nguồn bên ngoài Hiện tại ở Đà Lạt, có một dịch vụ “xe ôm Internet” được rất nhiều khách du lịch ưa thích. Ra đời cách đây 5 năm, chỉ là những người làm xe ôm bình dân tại Phố Núi tập hợp lại thành một hãng xem ôm tên là Đà Lạt skyraiders. Họ không qua bất kì một trường lớp chính quy hay cơ sở đào tạo nghề nào nhưng những người xe ôm bình dân này lại có đầy đủ những yếu tố để trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Đội xe có hơn 70 người hoạt động khá chuyên nghiệp và thành thạo. Tất cả mọi tuyến đường, mọi miền du lịch học đều nắm vững trong lòng bàn tay. Ngoài tiếng mẹ đẻ, họ còn có thể nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức,... MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO CỤ THỂ khoa du lịch trường Đại học Đà Lạt a, Đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch gắn với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp ở trường Đại học Đà Lạt Để đáp ứng nhu cầu xã hội trên và được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2002-2003 trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở bậc đại học. Với mục đích cung cấp cho sinh viên các kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức chuyên ngành để sau khi tốt nghiệp họ có thể dễ dàng nhập cuộc và nhanh chóng hòa mình vào đời sống xã hội, sử dụng kiến thức đã tích lũy để làm việc. b, mục tiêu đào tạo là đào tạo các cán bộ quản lý trong ngành Du lịch có các kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực sau: 1.    Phân tích các yếu tố tác động lên sự phát triển du lịch quốc tế và quốc gia. 2.    Nắm bắt được các chính sách và định chế về quản lý du lịch. 3.    Phân tích và thực hiện các chiến lược tiếp cận thị trường du lịch. 4.    Có chuyên môn sâu về ngoại ngữ chuyên ngành du lịch. 5.    Có khả năng hoạch định và kiểm soát các dự án phát triển du lịch. 6.    Phân tích các khả năng và dự báo được sự phát triển các loại hình du lịch. 7.    Hoạch định các chính sách phát triển du lịch theo từng địa phương. 8.    Có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp về hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân, quản lý và phục vụ buồng, bếp, nhà hàng,… c, chương trình đào tạo Để giúp cho người học có thể tiếp thu các kiến thức cơ bản, các kiến thức thực tế nghề nghiệp và đáp ứng nhu cầu xã hội. chương trình đào tạo ngành du lịch ở bậc đại học tại trường Đại học Đà Lạt đã được thiết kế theo hệ thống đào tạo tín chỉ. gồm hai phần: kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức chuyên nghiệp. Đến năm thứ ba, sinh viên được phân theo hai chuyên ngành đào tạo: Quản trị khách sạn - nhà hàng và Quản trị du lịch - lữ hành. Ngoài các kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành chung, sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị khách sạn - nhà hàng được lựa chọn các tín chỉ đi sâu vào các lĩnh vực quản trị học (quản lý nhà hàng, quản trị khách sạn, quản trị nhân sự, quản trị tài chính trong doanh nghiệp du lịch và các môn học về nghiệp vụ tiếp tân, hoạch định và quản trị các dự án phát triển du lịch, thanh toán quốc tế, nghệ thuật bán hàng,…). Sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị du lịch - lữ hành lựa chọn các tín chỉ đi sâu vào các lĩnh vực nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, tổ chức tour, địa lý du lịch, tuyến điểm du lịch, qui hoạch vùng du lịch và phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức các sự kiện,…    Từ khi bắt đầu đào tạo, đến nay số lượng sinh viên khoa Du lịch của trường Đại học Đà Lạt đã lên tới gần 800 sinh viên và tiến hành đào tạo theo hướng đa dạng hóa gồm các hệ chính quy (đào tạo bậc đại học và trung cấp chuyên nghiệp), các hệ phi chính quy. Trong các năm học tới sẽ tiến hành đào tạo hệ Cao đẳng chính quy, đồng thời đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng và Cao đẳng lên Đại học. Đã có ba khóa bậc Đại học và hai khóa hệ Trung cấp tốt nghiệp với số lượng tốt nghiệp là 550 sinh viên, đến nay hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (ở các điểm du lịch, các khu du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú và lữ hành), một số trở thành giáo viên giảng dạy chuyên ngành du lịch ở các trường đại học và trung cấp du lịch và được các cơ sở tuyển dụng đánh giá cao về trình độ chuyên môn quản lý và nghiệp vụ. Một trong những vấn đề đào tạo được trường Đại học Đà Lạt quan tâm là đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Và để đạt được mục tiêu này, việc nâng cao kiến thức thực tế là vấn đề quan trọng được quan tâm. Do vậy trong chương trình đào tạo phần kiến thức thực hành chiếm một tỷ trọng tương đối cao (gần 40%). Phần kiến thức thực hành chia làm các nhóm:    Nhóm thứ 1. Lồng ghép vào các học phần giảng dạy. Song song với kiến thức lý thuyết sinh viên sẽ được thực hành tại cơ sở của trường hoặc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt.    Nhóm thứ 2. Thực tập dã ngoại dài ngày. Trong chương trình đào tạo, để tăng kiến thức thực tế cho sinh viên còn thiết kế 02 học phần Thực tập dã ngoại (Thực tập dã ngoại I dành cho sinh viên năm thứ 1 và Thực tập dã ngoại II dành cho sinh viên năm thứ 3). Mỗi học phần được thiết kế là 03 tín chỉ và sinh viên được tổ chức đi thực tập dã ngoại 2 tuần tại các điểm du lịch trong phạm vi cả nước.    Nhóm thứ 3. Thực tập doanh nghiệp. Cuối khóa học, trong chương trình đào tạo có một khoảng thời gian khá lớn cho phần thực tập doanh nghiệp kéo dài khoảng 03 tháng: sinh viên đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực tập nghề nghiệp. Sau đó viết báo cáo chuyên đề tốt nghiệp và báo trước Hội đồng khoa học của khoa (được tính tương đương 10 tín chỉ). Các báo cáo chuyên đề tốt nghiệp ngoài việc thẩm định và đánh giá của hội đồng khoa học của khoa, còn được thẩm định và xác nhận của doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập. Điều này không chỉ là việc sinh viên tích lũy được học phần, mà còn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp để nâng cao kiến thức thực tế và tạo khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp. Thực tế có nhiều sinh viên của khoa Du lịch sau khi tốt nghiệp đã xin việc được tại các doanh nghiệp mà họ đã thực tập. Trong chương trình đào tạo các học phần giảng dạy được thiết kế để các giáo viên có thể sử dụng được các công cụ hỗ trợ hiện đại: như máy tính xách tay kết hợp với máy chiếu LCD (projector LCD), các phần mềm hỗ trợ (phần mềm thiết kế tour và tuyến điểm, phần mềm không gian 3 chiều về quản trị cơ sở lưu trú, phần mềm giảng dạy pha chế rượu và thực phẩm, phần mềm trang trí và cắm hoa,…). Một số học phần nghề nghiệp như nghiệp vụ và quản lý tiếp tân, buồng phòng, bàn bar,… được thực tập tại Trường. Hiện nay, trường có canteen với khoảng 100 chỗ với trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc thực tập nghiệp vụ bàn bar; nhà khách với 20 phòng với trang thiết bị tương đương khách sạn 1 sao (bồn tắm nóng lạnh, tivi truyền hình cáp, mạng Internet tốc độ cao,…) là cơ sở để sinh viên thực tập nghiệp vụ về buồng phòng, tiếp tân, nghiệp vụ lưu trú,… Ngoài ra, để sinh viên thường xuyên tiếp cận được với các doanh nghiệp trong chương trình đào tạo có thiết kế 2 học phần chuyên đề. Nội dung các học phần này là mời các cán bộ quản lý của ngành du lịch, giám đốc các doanh nghiệp du lịch đến trình bày về yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp, chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp, hướng phát triển của doanh nghiệp,…và hàng năm cùng với các doanh nghiệp tổ chức các hội chợ việc làm.    Nhờ vào việc áp dụng đào tạo theo tín chỉ và ứng dụng các modul đào tạo có ứng dụng thực tế, cũng như sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy hiện đại, mà sinh viên ngành Du lịch của Trường sau khi tốt nghiệp đã có việc làm ổn định. Trong số đó, có nhiều sinh viên được các doanh nghiệp đưa đi đào tạo nâng cao chuyên môn ở nước ngoài và một số sinh viên đã được đề bạt ở các vị trí quan trọng.    Có thể nói, khoa Du lịch trường Đại học Đà Lạt từ khi thành lập đến nay đã góp phần đào tạo nhân lực cho ngành Du lịch của Lâm Đồng và các tỉnh phụ cận. Phấn đấu của Khoa là nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn để thu hút người học ngày càng đông, sinh viên sau khi ra trường thích ứng cao với yêu cầu công tác của ngành Du lịch. ( GVC. TS. Trần Duy Liên Trưởng khoa Du lịch ) khoa du lich trường Đại học dân lập Yersin chương trình đào tạo. được thiết kế trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, khối lượng kiến thức mà sinh viên phải tích lũy theo trình độ đào tao. Chương trình đào tạo gồm 2 khối kiến thức khối kiến thức giáo dục địa cương khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. đào tạo theo quy chế tín chỉ học phần. ngoài những kiến thức trong lý thuyết sinh viên còn được tiêp xúc với những kiến thức thực tế thông qua việc dã ngoại, thưc tế thực tập tại các khách sạn nhà hàng, các khu du lịch… V. NHỮNG YẾU KÉM TRONG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỀN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Tình hình chung. - Chất lượng lao động chưa đáp ứng đuợc yêu cầu lao động của từng nghề, trong quá trình phục vụ vẫn hay mắc phải sai sót, tỷ lệ khách hàng phàn nàn về chất lượng phục vụ còn khá cao. - Có sự chênh lệch khá lớn về ý thức, thái độ làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ giữa đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp nhà nứơc hoặc các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. - Kỹ năng quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm du lịch, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài còn hạn chế đối với nhân viên trực tiếp phục vụ du lịch, hơn nữa chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp. - Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch.Tỷ lệ lao động chuyển từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành có xu hướng tăng. - Chế độ tiền lương, tiền thưởng và kỷ luật lao động tại nhiều doanh nghiệp chưa có tác động khuyến khích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ theo mục tiêu của doanh nghiệp. VI. GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THANH PHỐ ĐÀ LẠT. 1, Biện pháp chung -Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch. -Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên. -Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng du lịch trên thế giới, những yêu cầu của du khách trong tương lai, nhưng sản phẩm của du lịch chúng ta sẽ thiết lập trong tương lai để có thể đào tạo nguồn nhân lực để đi trước đón đầu, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động.Để đáp ứng được yêu cầu này chúng ta cần phải đào tạo về kỹ năng chuyên sâu để xây dựng được một lực lượng có khả năng: Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của du lịch quốc tế và quốc gia. Nắm bắt được các chính sách và định chế về quản lý du lịch. Phân tích và thực hiên các chiến lược tiếp cận thị trường du lịch. Có khả năng hoạch định và kiểm soát các dự án phát triển du lịch. Phân tích các khả năng và dự báo được sự phát triển của các loại hình du lịch. Hoạch định các chính sách phát triển du lịch theo từng địa phương Có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp về hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân,quản lý và phục vụ buồng, bếp,… -Cần phải thay đổi những chính sách đối với lực lượng lao động trong ngành du lịch như: Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi truờng trong doanh nghiệp du lịch. Đề ra nhưng quy định nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động.Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động. Bố trí và phân công lao động thích hợp. -Ngoài ra còn thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch: Thứ nhất, liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch. Thứ hai, liên kết tuyển dụng,đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch.Tổ chức cho các doanh nghiệp đặt hàng cấp học bổng cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo du lịch, cam kết thỏa thuận khi ra truờng thì sinh viên làm việc cho các doanh nghiệp ít nhất là 5 năm.Hoặc các doanh nghiệp thông qua việc quy hoạch cán bộ để tuyển chọn, cử người đi học. Thứ ba, liên kết đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái: cần phân định rõ và đảm bảo tính chuyên môn trong quá trình tham gia vào việc tạo ra sản phẩm dịch vụ và quá trình phục vụ du khách du lịch sinh thái.Việc phân định nhằm đảm bảo nội dung đào tạo mang tính chuyên sâu để hình thành và phát triển các kỹ năng của người lao động cho phù hợp sản phẩm và nhu cầu của thị trường. Theo nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển kinh tế du lịch-dịch vụ du lịch giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. -Phát triển nguồn nhân lực du lịch đồng bộ cả về số lương, chất lượng, từng bước chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch chuyên nghiệp; đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về về du lịch từ tỉnh đến các địa phương, các đơn vị sự nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp và đội ngũ lao động, nhăm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cả về trước mắt và lâu dài. -Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp để phát triển nguồn nhân lực theo hướng đa dạng hóa loại hình đào tạo và tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch.Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2010, từ đó hằng năm có kế hoạch và kinh phí hỗ trợ cho công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch.Khuyến khích thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. -Phấn đấu đến 2010 đạt một số chỉ tiêu cơ bản sau: 80% đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến các địa phương, các đơn vị sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sau về du lịch. 70% lao động phục vụ trực tiếp du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. 90% cơ sở đào tạo du lịch xây dựng được chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực tiễn với 90% giáo viên được đào tạo chuẩn hóa.; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy theo hướng đạt tiêu chuẩn hiện đại. - Thực hiện chính sách tạo nguồn cán bộ quản lý Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp thuê các chuyên gia trong và ngoài nước có trình độ chuyên môn cao, kiến thức quản lý hiện đại để quản lý kinh doanh, đào tạo, huấn luyện đội ngũ lao động.có kế hoạch tuyển chọn cán bộ dưa đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.Nghiên cứu hình thành các cơ sở đào tạo du lịch chất lượng cao về quản lý khách sạn, quản lý các khu nghỉ dưỡng, hướng dẫn viên du lịch quốc tế…Xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo quản lý Nhà nước, kinh doanh để có kế hoạch đào tạo và làm cơ sở bổ nhiệm, sắp xếp đội ngũ cán bộ du lịch. - Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và các tổ chức quốc tế để xây dựng trường Nghiệp vụ du lịch Đà Lạt, đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực du lịch cho Lâm Đồng và khu vực miền Trung, Tây Nguyên, tiến tới nâng cấp thành trường Đại học Du lịch có tầm quốc gia và quốc tế. Đối với các sở , ban ngành trong tỉnh: - Sở Văn hóa- thể thao và du lịch: Là cơ quan thừơng trực giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch theo sự phân công của UBND tỉnh về việc quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch thời kỳ 2006-2010 và định hướng đến 2020. - Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng tiêu chuẩn, quy trình chọn lựa, bổ nhiệm cán bộ trong ngành du lịch. Chủ trì phối hợp với các ngành biên soạn tài liệu giảng dạy, tuyên truyền vận động về phong cách người Đà Lạt “hiền hoà-thanh lịch-mến khách” Xây dựng các kịch bản, nội dung truyền thuyết các danh lam thắng cảnh trên địa bàn đưa vào khai thác du lịch - Sở Tài chính: Xây dựng đề án thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch Cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực - Cục thuế: Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách liên quan đến thuế theo hướng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu trong ngành du lịch - Sở Y tế: Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng xây dựng đề án phát triển y tế gắn với việc phát triển du lịch nghĩ dưỡng và điều dưỡng, chữa bệnh Đổi mới, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh phục vụ cho nhân dân và du khách. - Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với các ban ngành xây dựng đề án hình thành và phát triển các cơ sở đào tạo chất lượng cao gắn với nhu cầu phát triển du lịch. Chủ trì, phối hợp với các Sở ban ngành liên quan xây dựng các giáo trình về văn hóa truyền thống người Đà Lạt, và giảng dạy ngoại khóa tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. 2. một số giải pháp cụ thể xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch trong doanh nghiệp Chướng trình định hướng công việc và phát triển nhân viên mới: tạo điều kiện cho nhân viên tìm hiểu về doanh nghiệp, ý thức được vị trí, vai trò của mình. Chương trình đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngủ nhân viên: nên theo dõi quá trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của nhân viên ở mỗi bộ phận để làm cơ sở cho việc hoạch định, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Cân nhắc giữa chi phí đào tạo và hiệu quả sử dụng nhân viên sau đào tạo để lập kế hoạch đào tạo thích hợp với mỗi công việc. Chương trình đề bạt, thăng tiến: đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng vị trí công tác, ban lãnh đạo phải tạo môi trường bình dẳng đê khuyến khích nhân viên, những người được đề bạt vào vị trí cao hơn phải là những người có trình độ giỏi. Hoàn thiện công tác tuyển dụng Các doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở các quy chế, chính sách về tuyển dụng lao động, quy định về tiêu chuẩn nhân viên của Nhà nước, của ngành để xây dựng các quy định, chính sách và các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên,…cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ bảo đảm tính công bằng. Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp cần hoạch định cho mình chiến lược tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, độ tuổi,… Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong ngành du lịch - Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc, tạo ra môi trường thuận lợi về tâm sinh lý cho người lao động. - Tạo bầu không khí dân chủ tuơng trợ lẫn nhau giữa những nguời lao động với nhau và với những người quản lý, lãnh đạo,… - Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe, có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao tính chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ. Phải coi công tác đào tạo, bồi dưỡng người lao động là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị sử dụng lao động trong ngành du lịch. Tăng cường đào tạo chuẩn bị cho người lao động về kiến thức văn hóa chung, về kiến thức kinh tế, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức chính trị tư tưởng, kiến thức ngoại ngữ. Thành lập quỹ đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức, hiệp hội, tập đoàn khách sạn sẽ tạo được cơ hội đào tạo, học hỏi cho đội ngũ lao động của các đơn vị sử dụng lao động du lịch đồng thời thu hút và tuyển chọn được các nhân viên giỏi. Tăng cường phát triển các mô hình liên kết giữa các sở ban ngành có liên quan về lĩnh vực du lịch, giữa các đơn vị đào tạo và đọn vị sử dụng lao động trong ngành du lịch. Hoàn thiện chế độ đãi ngộ. đánh giá và khen thưởng người lao động. Hoàn thiện công tác tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động trong ngành du lịch Người lãnh đạo doanh nghiệp phải biết được giá trị của lao động trong từng loại công việc, nắm bắt được thông tin và khung lương cho loại lao động đó, công việc đó trên thị trường lao động để quyết định mức lương, mức trả công lao động hợp lý Mỗi doanh nghiệp du lịch cần lựa chọn được hình thức trả lương hợp lý vừa khuyến khích được người lao động vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh. Phát triển các hình thức thưởng và đãi ngộ khác với người lao động: Mức thưởng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của khách. Ngoài ra,các doanh nghiệp cần duy trì các hình thức thưởng khác như thưởng cuối năm, thưởng hoàn thành vượt kê hoạch, thưởng sáng kiến. Phát triển các hình thức đãi ngộ khác có tác động đến động cơ và năng suất lao động như khen thưởng,… Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động Các doanh nghiệp cần củng cố và hoàn thiện nội quy lao động theo nghị định 41CP ngày 6/7/1999 của Chính phủ và theo nội dung:các điều khoản tuyển dụng, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, các quy định về quyền lợi của người lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, các quy định bí mật kinh doanh,… Tổng thu nhập mà người lao động thu nhập mỗi tháng làm việc nên được chia làm 2 phần tiền lương và tiền thưởng. Các đơn vị sử dụng lao động cần quy định rõ các điều khoản khen thưởng và các điều khoản vi phạm nội quy kèm theo hình thức xử lý, và cần được phổ biến rộng rãi trong đơn vị. Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận của đơn vị kinh doanh du lịch. Phải xem xét, đánh giá được trình độ chuyên môn của người lao động trong đơn vị để bố trí đúng người đúng việc.Nên mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm để họ có thể độc lập, tự chủ trong công việc. Bố trí người lao động cho các bộ phận của đơn vị phải căn cứ vào tình hình thực tế của công việc, trách nhiệm của bộ phận đó để đảm bảo phù hợp với khả năng thực tế CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ I. Đối với các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan đến lĩnh vực du lịch -Đối với các cơ quan Nhà nước có chức năng liên quan đến ngành du lịch -Kiến nghị với Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra một số môn học bằng ngoại ngữ vào chương trình giảng dạy của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học ngành du lịch nhằm giúp cho sinh viên nâng cao khả năng ngoại ngữ nói chung và tiếng anh nói riêng. -Tổng cục du lịch nên quy hoạch mạng lưới và hoàn thành sớm hệ thống trường đào tạo nghiệp vụ du lịch. -Về phía sở văn hóa-thể thao và du lịch Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hằng năm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.Nhằm trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn và tìm cách khắc phục. Chương trình đào tạo Tìm cách xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.Cần lồng ghép chương trình học lý thuyết đan xen với thực tập, thực tế. Cần giảm tải số lượng chương trình học đại cương tăng thời lượng dành cho chương trình chuyên môn. Không nên vận hành theo cách trường cứ đào tạo và đơn vị sử dụng lao động cứ tuyển dụng, cần thống nhất giữa nội dung đào tạo của nhà trường phù hợp với nhu cầu chung của các đơn vị sử dụng lao động.Chú trọng đào tạo chuyên sâu về trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm. -Đổi mới phương pháp giảng dạy,cần phải có những giáo viên có kinh nghiệm thực tế, giaó trình tương ứng với điều kiện hoàn cảnh của du lịch từng vùng miền. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam. . Mặt khác hệ thống trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch cũng nên đổi mới phương thức giảng dạy. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch như: Đổi mơi chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch cũng là vấn đề cần tính đến. Ngoài ra, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững… II.Đối với các đơn vị sử dụng lao động tronmg ngành du lịch Các doanh nghiệp du lịch cần dành kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực du lịch của mình. Các doanh nghiệp không nên cho rằng, vấn đề này quá tốn kém mà hãy nghĩ là khi doanh nghiệp mình bỏ ra một đồng đào tạo thì sẽ thu về mười đồng. Bởi vì khi đội ngũ du lịch được phát triển đầy đủ về tri thức, kỹ năng thì sẽ làm hài lòng du khách đến với Việt Nam. Một khi đã hài lòng thì có thể khách du lịch nước ngoài sẽ quay trở lại Việt Nam ở những lần sau nữa. Vì vậy, chúng ta cần phải đào tạo đội ngũ này làm việc có tính chuyên nghiệp hơn. Các doanh nghiệp du lịch có thể đào tạo nguồn nhân lực của mình bằng cách giao việc cho họ và để họ tự khắc phục và nâng cao nghiệp vụ khi gặp phải sai sót. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên phát huy hệ thống đào tạo tại chỗ về du lịch cho thật tốt như: Những người nào có kinh nghiệm nhiều thì truyền đạt lại cho người có ít kinh nghiệm hoặc người mới bước vào nghề Mặt khác, chúng ta cũng nên thuê các chuyên gia nước ngoài xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tieu_luan_9003.doc
Tài liệu liên quan