Đề tài Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững vủa tuyến du lịch sông Hồng

Tài nguyên du lịch vùng ven sông Hồng là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, hoạt động du lịch thực tế của tuyến du lịch sông Hồng trong những năm qua lại chưa thực sự đáp ứng đựơc yêu cầu phát triển du lịch. Từ thực tế dó, trong khuôn khổ của khoá luận tác giả xin phép được đưa ra một số ý kiến chủ quan dựa trên việc tìm hiểu thâm nhập thực tế nhằm khai thác mạnh hơn tiềm năng của tuyến du lịch sông Hồng. Những giải pháp tác giả đưa ra chủ yếu tập trung vào việc đẩy mạnh sự tham gia của công đồng địa phương trong các hoạt động du lịch của tuyến thông qua việc xây dựng một chương trình du lịch mới cho chương trình 1 cũ của chuyến du lịch sông Hồng. Chương trình du lịch mới được đưa ra là việc kế thừa chương trình du lịch 1 cũ của tuyến. Tuy nhiên, với kiến thức của mình, tác giả đã đề xuất thêm một mặt rất quan trọng cho việc phát triển du lịch bền vững của tuyến, đó là sự tham gia của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, do tuyến du lịch sông Hồng là tuyến mới nên việc thống kê các số liệu là rất khó khăn. Để hoàn thành khoá luận, tác giả đã tiến hành điều tra thực địa tại các điểm đến nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế do kiến thức hạn hẹp của một sinh vên.

doc89 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững vủa tuyến du lịch sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương trình du lịch mang tính chất thăm quan đơn thuần chứ chưa thực sự khai thác hết được những hoạt động khác trong lịch trình tour. Trước khi đưa ra chương trình du lịch mới cho tuyến du lịch. Xin đưa ra một cách ngắn gọn về chương trình du lịch này: Chương trình 1: Hà Nội - Đền Dầm- Đền Đại Lộ- Đền Chử Đồng Tử- Bát Tràng- Hà Nội. 07h30: Tàu đón tại 121 Chương Dương Độ đưa quý khách đến cầu phao Khuyến Lương. 10h00: Quý khách lên bờ thăm quan đền Dầm- đền Đại Lộ 11h00: Quý khách trở lại tàu tiếp tục xuôi theo dòng sông Hồng. 11h30; Quý khách lên bờ thăm quan đền Chử Đồng Tử (đền thờ Tình yêu) 12h15: Quý khách trở lại tàu, ngược đòng sông Hồng và ăn trưa trên tàu. 14h45: Thăm quan làng gốm Bát Tràng, mua sắm đồ lưu niệm. 15h45: Quý khách lên tàu trở về Hà Nội. 17h30: Kết thúc chương trình tại 121 Chương Dương Độ Giá vé: 120.000đ/người. 3.1.1. Giới thiệu lịch trình tour mới: Trước hết phải khẳng định răng tác giả không hoàn toàn muốn thay đổi hành trình, lịch trình của chuyến tour. Kiến nghị xây dựng tour mới này chỉ là sự kế thừa những gì đã có và dựa vào đó nhằm xây dựng thêm một số hoạt động trong tour nhằm khai thác có hiệu qủa mọi tiềm năng của tuyến du lịch sông Hồng với mục đích cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách, tăng thu nhập từ du lịch cho người dân địa phương đồng thời lôi kéo sự tham gia của người dân địa phương trong sự phát triển du lịch . CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HÀ NỘI- ĐỀN DẦM- ĐỀN ĐẠI LỘ- ĐỀN CHỬ ĐỒNG TỬ- BÁT TRÀNG ( 2 ngày 1 dêm) Lịch trình chi tiết: Ngày 1: 7h30: Tầu đón khách tại 121 Chương Dương Độ đưa quý khách đến cầu phao Khuyến Lương. 10h00: Thăm đền Dầm- đền Đại Lộ 11h00: Thăm một số hộ gia đình làm mây tre đan trong làng và mua sắm đồ lưu niệm. 12h00: Trở lại tầu xuôi dòng sông Hồng và ăn trưa. 13h00: Thăm quan đền Chử Đồng Tử. 14h00: Thăm kiến trúc làng cổ Bình Minh- Khoái Châu- Hưng Yên. Thăm một số hộ gia đình làm thuốc nam truyền thống 16h00: Thời gian tự do cho việc mua sắm, chụp ảnh. 17h30: Ăn tối tại nhà người dân địa phương. 19h00: Sinh hoạt tập thể với người dân địa phương (giao lưu văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian). 21h00: Nghỉ qua đêm tại nhà người dân địa phương. Ngày 2: 7h31: Tập trung tại tàu ngược dòng sông Hồng. 9h00: Thăm quan làng gốm Bát Tràng mới và các cửa hàng, đình chùa. 11h00: Nghỉ ngơi tại Nhà hàng Cửa Vân 11h30: Ăn trưa tại nhà người dân địa phương. 13h00: Thăm quan Hội chợ Bát Tràng Tham gia trực tiếp làm gốm tại đay. 15h00: Thời gian cho việc mua sắm đồ lưu niệm. 16h00: Lên tầu trở về Hà Nội. 17h30: Kết thúc chương trình tại Hà Nội. 3.1.2. Thị trường du lịch lựa chọn Việc xây dựng chương trình tour mới trên nhằm muốn thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham gia vào tuyến du lịch sông Hồng. Trước đây thị trường du lịch của tuyến là khá đa dạng, phù hợp với thời gian nghỉ ngơi của mọi người. Cùng với sự thay đổi về chính sách nghỉ ngơi cho cán bộ công nhân viên với 2 ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật thì sẽ chắc chắn đây sẽ là hoạt động du lịch hấp dẫn cho mọi loại khách. Với chương trình du lịch trên (nếu được áp dụng) chúng ta nên lựa chọn chuyến du lịch khách du lịch nội địa là các cơ quan, đoàn thể, trường học có thời gian nghỉ thứ 7, chủ nhật. Đây là hình thức du lịch phù hợp với các đoàn đi theo nhóm tuy nhiên nếu có cách tổ chức linh hoạt thì việc gộp các vé lẻ cũng tạo nên một chương trình du lịch độc đáo. Đối với thị trường khách du lịch quốc tế thì việc giới thiệu các chương trình này đến các cơ quan có người nước ngoaì công tác hoặc các nhóm hoạt động xã hội, dự án tại Việt Nam tham gia là rất có khả năng phát triển. Loại hình khách này thường có thời gian lưu trú rất ít và họ chỉ có thể tận dụng những ngày nghỉ cuối tuần để thăm quan và lại vẫn có thể tiếp tục làm việc ngày hôm sau. Tuy nhiên để phát triển chuyến du lịch thì ở cả hai loại thị trường khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đều có một đối thủ cạnh tranh rất mạnh là điểm du lịch Vịnh Hạ Long- một di sản thiên nhiên thế giới. Nhưng một điều chắc chắn khẳng định rằng tuyến du lịch sông Hồng nếu dược quan tâm đầu tư đúng mực sẽ thực sự hấp dẫn khách du lịch bởi tính độc đáo trong từng loại hình phục vụ như phương tiện vận chuyển, dịch vụ cung cấp... 3.1.3. Phần tính giá: Phần tính giá cho tour du lịch mới này cũng được xây dựng nhằm phù hợp với các hoạt động và dịch vụ mà khách du lịch được cung cấp trong chuyến tour. Số lượng khách dự kiến: 15 người Số ngày : 2 ngày/1đêm Địa điểm thăm: đền Dầm- đền đại Lộ- đền Chử Đồng Tử- làng gốm Bát Tràng. Các thành phần bao gồm trong chuyến tour: Phương tiện vận chuyển; tầu thuỷ Ăn trưa + ăn tối + giải khát Cơ sở lưu trú Vé thăm quan Xem chương trình văn nghệ Hướng dẫn viên Phí làm đồ gốm tại làng gốm Bát Tràng Quà lưu niệm Bảo hiểm Các thành phần không bao gồm: Đồ lưu niệm Đồ uống trên tàu Các chi phí và dịch vụ cá nhân (chụp ảnh, mua sắm...) STT Các thành phần bao gồm Chi phí cá nhân (đồng) Chi phí theo nhóm (đồng) 1 Vận chuyển 2.500.000 2 Ăn trưa 50.000 3 Ăn tối 30.000 4 Giải khát 10.000 5 Lưu trú qua đêm 5.000 6 Vé thăm quan 10.000 7 Xem văn nghệ 300.000 8 Hướng dẫn viên 100.000 9 Phí làm đồ gốm 200.000 10 Quà lưu niệm 10.000 11 Bảo hiểm 1.500 12 Tổng 116.000 3.100.000 Chi phí cho toàn nhóm tính trên từng du khách: 3.100.000 : 15 = 206.666đ Chi phí chung tính trên từng du khách: 206.666 + 116.500 = 323.166đ Chi phí cho một chuyến tour 1 ngày với 15 người: 323.166 * 15 = 4.847.500đ Lợi nhuận ( 20%) tính trên từng du khách: 323.166 + 64.633 = 387.799đ Giá bán thực chất: 389.000đ/khách. Lợi nhuận thu được toàn chuyến tour với 15 khách: ( 389.000 * 15) – 4.847.500 = 987.500đ Lượng khách tối thiểu cho một tour: 3.100.000 = 11 khách 389.000 – 116.000 Như vậy với đoàn khách 11 người thì chuyến tour sẽ đảm bảo được chi phí. Từ người khách thứ 12 trong một tour thì chuyến tour sẽ có lợi nhuận. Giá bán của tour: 389.000đ/ 1 khách. Tuy nhiên mức giá này cũng sẽ thay đổi linh hoạt phụ thuộc vào mùa du lịch hay không. Mức giá này cũng sẽ thay đổi khi lượng khách là đông hơn 15 người thì mức chi phí chung sẽ thay đổi cho phù hợp. 3.1.4 Quảng cáo, giới thiệu về tour: Đây là một khâu yếu nhất trong toàn bộ cách quản lý du lịch của chuyến du lịch sông Hồng. Sự yếu kém trong quy trình marketing giới thiệu sản phẩm chính là một phần nguyên nhân gây ra sự suy giảm về lượng dẫn đến sự suy giảm về chất lượng chuyến du lịch. Việc cần làm đầu tiên cho việc phát triển tuyến du lịch sông Hồng là việc xây dựng bộ phận marketing nghiên cứu thị trường. Việc tiếp thị du lịch của du lịch bền vững cần đảm bảo là quá trình tiếp thị một cách có trách nhiệm [3, 35]. Việc tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hoá và xã hội của nơi thăm quan đồng thời sẽ tăng thêm sự thoả mãn của khách. Quá trình tiếp thị của tuyến du lịch sông Hồng sau khi đã có bộ phận nghiên cứu thị trường xác định thị trường mục tiêu, xây dựng giá bán hợp lý phù hợp với tiêu chuẩn dịch vụ thì việc cần thiết phải làm là sao cho việc tiếp thị sản phẩm nhanh nhất, thuận tiện nhất đến mọi đối tượng khách ở mọi nơi. Chương trình quảng bá này có thể tiến hành như sau: Phát hành ấn phẩm: Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng nên in ấn các ấn phẩm về chương trình tour với nội dung ngắn gọn và dễ nhớ. Điều đặc biệt lưu ý là chương trình du lịch phải được in với các thứ tiếng sau: tiếng việt- tiếng Anh- tiếng Pháp- tiếng Trung và tiếng Nhật. Những thị trường khách này là rất có điều kiện để phát triển. Đồng thời Xí nghiệp cũng hỗ trợ cho người dân địa phương xây dựng các ấn phẩm riêng về điểm du lịch mà chuyến tour ghé qua bằng các thứ tiếng như trên với nội dung hấp dẫn, lôi cuốn nhưng vẫn phải phản ánh trung thực chất lượng sản phẩm tại địa phương và thể hiện các nguyên tắc hướng dẫn chỉ đạo cho du khách tại các điểm du lịch. Các ấn phẩm quảng cáo này sẽ được phân phát đến các cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu dân cư... Quảng cáo trên tạp chí sách báo: Chương trình du lịch sông Hồng mặc dù đã hoạt động gần 10 năm nhưng nhiều người vẫn chưa hề biết về tuyến du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài. Thỉnh thoảng trên báo Hà nội mới cũng có một số bài viết về chưang trình du lịch này. Tuy nhiên với những bài báo này thì chương trình chỉ đến được bộ phận tầng lớp Người cao tuổi là chủ yếu. Việc quảng báo trên sách báo, tạp chí là rất quan trọng. Việc trước tiên phải làm là cần xây dựng một hình ảnh mới về biển quảng cáo của bến du lịch sông Hồng tại bến Chương Dương Độ. Biển quảng cáo này chỉ mang tính chất thông báo địa điểm của chương trình du lịch sông Hồng chứ không mang tính chất khơi gợi trí tò mò, lôi cuốn mọi người. Thêm vào đó biển quảng này lại chỉ được viết bằng tiếng Việt. Có thể thay biển quảng caó đơn thuần chữ trắng nền xanh này bằng một biển quảng cáo tự động chiếu sáng với những hình ảnh màu hấp dẫn lạ mắt. Việc đưa chương trình du lịch sông Hồng cho khách du lịch nội địa có thể tập trung vào một số tờ báo như Du lịch, Phụ nữ... Chỉ có một góc nhỏ trong tờ báo này nên nội dung quảng cáo phải đảm bảo tính cô đọng, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ, trung thực. Đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế việc đưa sản phẩm đến họ là rất quan trọng. Quảng bá trên Heritage, The guide là cách dễ nhất để tiếp cận với khách quốc tế. Tuy nhiên chi phí cho quảng cáo này là khá cao đòi hỏi nguồn lực vốn khá mạnh của Xí nghiệp. Cũng nên đồng thời tiến hành song song việc đưa các thông tin về chương trình lên địa chỉ của mạng Internet. Các thông tin cung cấp lên mạng nên đi kèm hình ảnh về các chuyến du lịch thực tế các diểm du lịch. Tham gia hội chợ về du lịch: Ngày nay khi du lịch đã phát triển thì ngày càng nhiều công ty du lịch khắp cả nước được mở ra. Việc tổ chức Hội chợ Du lịch đã được Tổng cục du lịch quyết định mở hàng năm nhằm giới thiệu các sản phẩm du lịch mới đến thị trường khách du lịch. Việc lựa chọn một gian hàng là rất cần thiết và nhằm tạo ra tính hấp dẫn, độc đáo riêng của chương trình du lịch sông Hồng. Bên cạnh việc trang trí, bài trí gian hàng, Xí nghiệp nên mời các hộ gia đình của làng nghề thủ công Bát tràng, làng mây tre đan Ninh Sở đến tham gia biểu diễn cách làm nghề của địa phương họ. Bên cạnh đó cũng sẽ tổ chức hát quan họ giao duyên với khách du lịch đến gian hàng nhằm thu hút số lượng lớn khách du lịch. Hằng năm đều có các hội chợ chuyên về du lịch bền vững ví du lịch sinh thái do PATA tổ chức, đây là cơ hội tốt cho sự hội nhập quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch. Tổ chức các farmtrip: Farm trip này được tổ chức cho các hãng du lịch, các đại lý du lịch nước ngoài tìm hiểu thực hiện các chương trình du lịch tại Hà Nội. Các chương trình farmtrip này được tổ chức giảm giá hoặc miễn phí dịch vụ. Tặng quà cho khách sau chuyến đi: Tuy đây là chương trình áp dụng sau chuyến tour nhưng vẫn nên đưa vào chiến lược marketing. Sau mỗi chuyến tour nên tặng quà cho khách du lịch. Quà có thể là biểu tượng của xí ngfhiệp in trên mũ, áo phát cho khách. Xí nghiệp cũng nên liên hệ phối hợp với người dân Bát tràng, làng mây tre đan Ninh Sở làm những sản phẩm để tặng cho khách du lịch là khách đoàn như tranh bằng gốm, bàn ghế mây tre đan. Tặng quà cho khách bằng sản phẩm du lịch mang tính chất độc quyền của điểm đến là cách hợp lý và hữu hiệu nhất để gây ấn tượng tốt với khách du lịch, quảng bá về hình ảnh của công ty. 3.2. MỘT SỐ HƯỚNG NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH: Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch. Sự tham gia của địa phương là rất cần thiết để phát triển bền vững và hợp lý. Sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu của dân bản địa và bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hoá của họ. Phát triển du lịch một cách thận trọng có thể mang lại những lợi ích kinh tế, môi trường và văn hoá cho cộng đồng. Ngược lại sự tham gia thực sự của cộng đồng có thể làm phong phú kinh nghiệm và sản phẩm du lịch. Từ thực tế hoạt động những năm vừa qua có thể thấy rằng hầu như không có sự tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch. Nhưng ngược lại khi tiếp xúc với người dân địa phương ở các điểm đến họ đều mong muốn du lịch phát triển ở địa phương mình và họ có cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch. Dựa trên chương trình du lịch mới và nhằm tìm kiếm biện pháp lôi cuốn sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch tác giả xin đưa ra một số đề xuất giải pháp sau: 3.2.1. Đẩy mạnh vai trò của người dân địa phương trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch: Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho ngành du lịch, người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố thu hút khách tới một điểm du lịch. Do vậy các nhu cầu và khát vọng của người dân địa phương cần phải ủng hộ hoàn toàn. Để phát triển du lịch tại điểm đến, cần phải khuyến khích sự tham gia của người dân trong hoạch định kế hoạch du lịch lâu dài. Các thành viên của cộng đồng địa phương là thành viên chính cần tham gia vào việc xác định các giá trị thiên nhiên và văn hoá của quê hương họ. Các nhà hoạch định du lịch chuyên nghiệp nên đưa người dân địa phương vào những vị trí quan trọng thiết yếu như các thành viên chính, hỗ trợ trong quản lý hoạt động du lịch . Một số công việc có thể tiến hành: Tổ chức những khoá học ngắn hạn về du lịch và quản lý du lịch tới người dân địa phương giúp họ hiểu thêm về giá trị của việc phát triển du lịch tại địa phương. Giao quyền quản lý cho người dân địa phương tại khu đền của địa phương mình. Người dân địa phương có nhiệm vụ quản lý đền tu sửa đền theo đúng yêu cầu. Khuyến khích người dân địa phương dứng ra tổ chức các điểm du lịch chuyên đề về nghề thủ công truyền thống chuyên phục vu du lịch. Đó có thể là một khu hợp tác xã nhỏ chuyên cung cấp sản phẩm cho khách du lịch do người dân tự đứng ra quản lý tính toán chi phí, giá thành phù hợp. Dựa trên tiềm năng thực lực của địa phương xây dựng các cửa hiệu quán ăn, dịch vụ dưới sự quản lý trực tiếp của người dân địa phương. Quản lý lĩnh vực này người dân địa phương phải có biện pháp đúng đắn, hợp lý tránh tình trạng xung đột giữa người dân địa phương, hạn chế và tiến tới bỏ dần việc chèo kéo khách mua hàng. Dựa trên hoạt động du lịch, hàng năm chính quyền địa phương có các thống kê về lượng khách, nguồn khách và doanh thu mà du lịch mang lại để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động du lịch nhằm tạo ra các biện pháp quản lý tích cực để hệ thống quản lý du lịch của địa phương đạt hiệu quả cao nhất. 3.2.2. Sử dụng lao động là người địa phương vào các dịch vụ du lịch: Với chương trình tour mới được đề xuất xây dựng ở trên thì việc tham gia của cộng đồng địa phương vào công việc phục vụ khách là khá đa dạng, từ việc tổ chức cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống đến việc tổ chức bán hàng lưu niệm, vui chơi giải trí. Việc sử dụng lao động địa phương vào các dịch vụ kể trên là rất cần thiết nhằm tạo ra sự giao tiếp giữa người dân địa phương và du khách. Các dịch vụ bao gồm: Phục vụ cơ sở lưu trú cho khách du lịch, tiếp đón khách: Trong chương trình tour mới việc phục vụ lưu trú cho khách sẽ diễn ra . ở khu đền Chử Đồng Tử- xã Bình Minh- huyện Khoái Châu- Hưng Yên. Địa điểm nghỉ dêm của du khách không nhất thiết phải xây dựng những khu nhà nghỉ sang trọng hoặc những khách sạn nhỏ mà chỉ cần sử dụng nhà ở của người dân địa phương để cho du khách nghỉ. Việc nghỉ ngơi của khách du lịch tại nhà người dân địa phương tạo mối quan hệ thân thiết giưã kháh du lịch vàcộng đồng dân cư. Sự giản dị trong đời sống sinh hoạt thường ngày của dân cư làng Việt chắc chắn sẽ là yếu tố hấp dẫn khó quên trong lòng du khách về điểm du lịch. Những cảnh sing hoạt thường ngày, những câu chuyện về sự tích ngôi làng việt, về kiến trúc làng Việt qua lời kể của những người già trong làng sẽ là điều mong ước của rất nhiều du khách khi tham gia chuyến du lịch này. Đồng thời việc lưu trú ở nhà người dân địa phương cũng tạo một nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên để tạo ra lợi ích công bằng trong mỗi chuyến tour khác nhau sẽ nghỉ tại nhà dân khác nhau. Sự thay đổi này sẽ tạo ra việc công bằng trong người dân địa phương. Phục vụ ăn uống: Đi liền với việc nghỉ ngơi tại nhà dân là công tác phục vụ ăn uống cho khách. Bởi chuyến du lịch sông Hồng là chuyến du lịch mang đậm bản sắc của cư dân vùng sông nước nên bữa ăn phải đảm bảo được đặc tính này. Việc tổ chức bữa ăn của người dân địa phương phải đảm bảo được yếu tố ngon, lạ độc đáo mang đậm nét văn hoá cư dân vùng ven sông lại vừa đảm bảo được tính vệ sinh. Bữa ăn gợi ý: Canh cua nấu chua Cá đồng kho tương Chả cá rán ( làm từ cá lăng đánh bắt ở sông) Tôm rang Rau xào (tuỳ theo mỗi mùa một loại rau) Tráng miệng bằng hoa quả vườn nhà Nước chè xanh hoặc nước vối sau bữa ăn Để đảm bảo được bữa ăn này không phải là quá khó đồng thời lại mang đậm văn hoá vùng sông nước. Những bữa ăn này đựoc phục vụ bởi các mẹ, các chị nông dân thuần hậu nhưng lại có nét đẹp mặn mà của con gái vùng sông nước. Tham gia trong quá trình hoạt động hướng dẫn viên tại điểm: Việc sử dụng hướng dẫn viên tại điểm du lịch là điều rất nên làm bởi không ai có thể hiểu về địa phương mình hơn họ. Ban quản lý du lịch tại địa phương nên tổ chức đào tạo thêm về chuyên ngành du lịch cho các cụ già_ những người lâu năm sinh sống ở quê hương. Họ chính là những người sẽ đưa cho du khách những thông tin đầy đủ nhất, hấp dẫn nhất, độc đáo nhất về điểm du lịch. Đồng thời cũng nên khuyến khích thế hệ trẻ của địa phương học hỏi những kiến thức về quê hương mình từ các thế hệ trước để sẵn sàng phục vụ khách du lịch, Hướng dẫn viên du lịch của chương trình du lịch sông Hồng phải biết tạo mối quan hệ tốt đẹp . Với hướng dẫn viên địa phương để đáp ứng một cách đầy đủ nhất mọi nhu cầu của khách du lịch tạo ra sự thoả mãn một cách tuyệt đối khi tham gia vào chương trình tour du lịch sông Hồng. Tổ chức giao lưu văn nghệ với du khách: Hoạt động giao lưu này sẽ diễn ra tại khu vực đền Chử Đồng Tử vào tối ngày đầu tiên trước cửa sân đền. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền với hướng dẫn viên các tour vào tối ngày đầu tiên đó sẽ diễn ra các hoạt động sinh hoạt tập thể. Hoạt động sinh hoạt tập thể này vừa là kết thúc vui vẻ cho một ngày lao động mệt nhọc lại vừa là cách để giúp du khách và người dân tham gia vào các hoạt động giao lưu. Để giúp cho hoạt động giao lưu này thực sự hiệu quả chính quyền địa phương nên tìm cách tham gia khôi phục lại các trò chơi dân gian như đánh đu, hát giao duyên, ném còn... Các hoạt động vui chơi giải trí này sẽ được tổ chức thường xuyên và có sự quản lý hợp lý. Những trò chơi dân gian đặc biệt là việc giao lưu văn nghệ giữa du khách và cộng đồng địa phương sẽ tạo ra một buổi tối thú vị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng cả người dân địa phương và du khách. Cùng với sự kết hợp của quản lý chương trình du lịch sông Hồng, chính quyền dân cư địa phương cũng thỉnh thoảng mời các đoàn chèo đến diễn lại tích “ Chử Đồng Tử- Tiên Dung” phục vụ cho người dân địa phương và du khách, giúp họ hiểu hơn về tình yêu của hao người từ xa xưa. 3.2.3. Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho hoạt động du lịch; Đối với mỗi du khách khi đến thăm bất kỳ một điểm du lịch nào thì việc được mua các sản phẩm du lịch địa phương là điêù mong muốn của họ. Ngược lại đối với người dân địa phương đây cũng là cách để họ tăng thêm nguồn thu nhập, là cách để họ giới thiệu quảng bá sản phẩm địa phương tới mọi miền đất nước. Trong chương trình du lịch sông Hồng du khách có điều kiện để tiếp xúc với 3 điểm du lịch nổi tiếng với làng nghề truyền thống là làng trồng thuốc nam Đa Hoà, làng mây tre đan Ninh Sở và đặc biệt là làng gốm Bát Tràng. Trong khuôn khổ của bài khoá luận xin phép được trình bày 2 cách để cộng đồng địa phương giơí thiệu sản phẩm cho khách , đó là; sản xuất cung cấp sản phẩm du lịch cho khách và hướng dẫn khách làm sản phẩm. Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách: Người dân địa phương ở làng mây tre đan Ninh Sở đã có nghề truyền thống từ hàng chục năm nay. Sản phẩm của làng từ những vật dụng nhỏ như cái giỏ, cái khay...đến những vật dụng lớn như bộ bàn ghế... đều được làm thủ công bằng mây tre đan. Đây là một nghề cha truyền con nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sản phẩm mây tre đan của làng chủ yếu dùng cho xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Châu Mỹ. Làng nghề mây tre đan Ninh Sở phát triển mạnh đã tạo điều kiện ổn định nền kinh tế địa phương. Kể từ khi tuyến du lịch sông Hồng qua điểm du lịch này, người dân bắt đầu chú ý tới việc sản xuất phục vụ. Thời gian đầu, khi mà lượng khách ổn định đều qua hàng tháng làng nghề cũng sản xuất phục vụ du lịch. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi mà lượng khách không ổn định đều thì người dân làng không còn quan tâm sản xuất cho du lịch nữa mà chỉ quan tâm đến xuất khẩu. Trên tuyến đường từ sông Hồng vào địa phận đền Dầm- đền Đại Lộ, du khách chỉ có cơ hội đi qua một số hộ sản xuất nhỏ còn đa số các hộ sản xuất lớn lại chỉ tập trung ở khu vực ngoài đê nhưng du khách không thể tiếp cận được do thời gian eo hẹp của lịch trình. Trong hành trình tour mới được đề xuất xây dựng, du khách có cơ hội tìm hiểu về quy trình làm mây tre đan. Để phù hợp với lịch trình tour mới này người dân địa phương bên cạnh việc tập trung sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch. Các sản phẩm du lịch này sẽ mang tính thiết thực cho nhu cầu của du khách, mang tính thuận tiện gọn nhẹ. Khu sản xuất hàng phục vụ cho du lịch này sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của người dân địa phương. Trong các khu này sẽ có người hướng dẫn khách về quy trình làm sản phẩm, về cách làm sản phẩm sao cho đẹp và cách giữ, sử dụng đồ mây tre đan sao cho thật bền, thật bóng. Người dân địa phương sẽ cung cấp cho du khách những sản phẩm có tên của địa phương và nếu khách yêu cầu cũng sẽ làm riêng phục vụ sản phẩm riêng cho khách. Nghề làm thuốc nam ở xã Bình Minh cũng nổi tiếng xưa nay. Người dân ở đây nhà nào cũng trồng đủ các loại thuốc nam trong vườn nhà. Đến với làng này du khách được tận hưởng một thơm mát mẻ trong lành. Tuy nhiên nghề làm thuốc nam ở đây còn phát triển khá manh mún. Chủ yếu người dân địa phương chỉ làm nguyên liệu để bán buôn lên Hà Nội. Trong lịch trình tour mới này, du khách sẽ có khoảng thời gian nửa ngày lưu trú ở làng nghề. Tuy rằng khả năng cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho du khách là chưa thật sự độc đáo nhưng chắc chắn du khách cũng sẽ thấy thích thú trước những chai mật ong nguyên chất những vị thuốc nam với rất nhiều công dụng khác nhau. Nhưng có lẽ sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất của địa phương chính là những sản phẩm du lịch văn hoá mà du khách trải nghiệm được qua những hoạt động sinh hoạt văn hoá tại địa phương. Vấn đề đặt ra với việc sản xuất và phục vụ sản phẩm du lịch ở hai địa phương trên là cách bán, giới thiệu sản phẩm địa phương. Đối với làng nghề mây tre đan du khách có thể mua đồ lưu niệm tại các hộ gia đình hoặc chính quyền địa phương có thể xây dựng một cửa hàng bán đồ lưu niệm ở khu vực trước cửa đền Đại Lộ để du khách có thể dễ dàng, thuận tiện khi mua sản phảm. Cũng tương tự như vậy việc bán thuốc nam có thể là ở trước khu vực đền Chử Đồng Tử hoặc du khách có thể mua ở các gia đình nghề gia truyền trong làng. Tuy nhiên vấn đề cần đặt ra là việc “chèo kéo” khách dể mua sản phẩm du lịch. Đây là vấn đề bức xúc đối với tất cả các địa điểm phát triển du lịch. Việc quản lý, hướng dẫn người dân địa phương cách bán hàng lịch thiệp là một trong những yếu tố thành công trong việc phát triển du lịch. Và có thể vui mừng khẳng định rằng làng gốm Bát Tràng là điểm du lịch nổi bật nhất trong hành trình cả chuyến tour. Trong chương trình du lịch cũ, khách du lịch chỉ có điều kiện để thăm khu Hội chợ- nơi khách hàng có điều kiện mua sắm các sản phẩm du lịch. Hầu hết tất cả du khách đều rất hài lòng với cách bán hàng lịch thiệp, cởi mở của người dân ở đây. Tuy nhiên cùng với việc mở hội chợ chính quyền địa phương nên tổ chức sản xuất ngay tại đây để du khách có thể xem cách làm gốm, quy trình làm gốm. Hướng dẫn khách làm sản phẩm: Điều mới lạ trong chương trình tour mới là việc khách du lịch có thể tham gia sản xuất đồ gốm trực tiếp tại làng gốm Bát Tràng. Cùng với việc xây dựng Hội chợ sẽ có một khu riêng để khách du lịch xem quy trình làm gốm của chính mình dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương. Khi khách tham gia vào quy trình làm gốm, người dân địa phương sẽ giúp họ hiểu hơn về lịch sử làng gốm Bát Tràng, về điểm khác biệt giữa làng gốm Bát Tràng với các làng gốm khác, về hoa văn của gốm Bát Tràng... Người dân địa phương cũng sẽ định hướng cho khách những mẫu đơn giản để khách có thể dễ dàng làm được. 3.2.4. Chia sẻ lợi ích từ các lệ phí thu được để hỗ trợ cộng đồng: Hiện nay ở tất cả các điểm du lich sông Hồng đều không thu lệ phí. Tuy nhiên nhằm tăng khả năng hỗ trợ cho kinh tế địa phương từ hoạt động du lịch có thể xây dựng mức giá thu phí cho các điểm đến. Mức phí này sẽ là 2000đ/người/1 điểm du lịch. Mức phí này được xây dựng đều cho cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó một phần lợi nhuận thu được từ mỗi chuyến tour (khoảng 7%) cũng sẽ được đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội của điểm đến nhằm cải thiện đời sống cho dân cư địa phương. Ngoài ra cũng có thể áp dụng chế độ thưởng phạt cho cả du khách và người dân địa phương nhằm hướng mọi người đến việc phát triển du lịch bền vững. 3.3. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG 3.3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp Về phương tiện tàu thuỷ Hiện nay tuyến du lịch sông Hồng chỉ có 2 tàu hoạt động là Thăng Long 333 và Sông Hồng 5. Lượng khách của 2 tàu này là 20- 40 khách /chuyến/tàu. Như vậy vấn đề đặt ra là nếu quá đông khách thì khả năng tải là không có. Chắc chắn khi tour du lịch hoạt động thật sự hiệu quả, Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng sẽ phải thuê thêm tàu hoặc đổi ngày xuất phát. Điều này rất khó nên đòi hỏi Xí nghiệp phải mua thêm tàu khi tuyến du lịch thực sự phát triển. Tầu Thăng Long là tàu cũ đang trong thời gian sửa chữa. Nhưng có thể nhận thấy tàu Thăng Long không còn thích hợp cho hoạt động du lịch và trên thực tế cũng không có thuyền trưởng và đoàn thuỷ thủ chuyên trách. Bởi vậy Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng nên thanh lý tàu Thăng Long bởi nó đảm bảo chất lượng của chuyến du lịch do tàu cũ, xấu, các trang thiết bị lạc hậu. Hơn thế nữa các trang thiết bị an toàn ở tàu Thăng Long cũng không đảm bảo nếu tai nạn xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và chi phí của công ty. Tầu Thăng Long dự tính sẽ thanh lý được khoảng 350- 400 triệu đồng . Với số tiền đó, Xí nghiệp sẽ dùng để đầu tư trở lại do các hoạt động kinh doanh khác đặc biệt là hoạt động marketing. Phục vụ ăn uống ở trên tàu cũng là điều đáng quan tâm. Hiện nay có 3 nhân viên bếp thường xuyên đi theo phục vụ nhu cầu ăn uống trên tàu. Tất cả hành khách tham gia trong tour đều thực sự chưa cảm thấy hài lòng với bữa ăn trên tàu. Nhân viên tàu nên phục vụ bữa ăn trưa đa dạng hơn để tăng sự hài lòng của khách. Cũng có ý kiến cho rằng nhân viên trên tàu nên mặc đồng phục của ngành từ thuyền trưởng, thuyền phó, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ. * Về hệ thống đường xá Nhìn chung mọi hệ thống đường xá đến các điểm du lịch của tuyến tour du lịch sông Hồng đều rất xấu, chưa được đầu tư đúng mức. Đường đi đến các điểm du lịch khá gồ ghề, hoang sơ. Tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu bởi hầu hết các điểm du lịch này đều nằm ở ven sông nên mùa nước lên xuống thất thường. Với việc phát triển du lịch bền vững của tuyến sông chúng ta nên cải tạo hệ thống đường đến các điểm du lịch bằng cách xây dựng các bậc lên xuống bằng đá. Những bậc này sẽ đảm bảo an toàn hơn cho khách đến điểm du lịch. Mặt khác nên động viên người dân địa phương dọn dẹp vệ sinh đường vào các khu di tích tránh sự bừa bãi như hiện nay. Việc làm này cần được tiến hành thường xuyên và thực chất nếu người dân địa phương ý thức được vai trò của du lịch trong đời sống của mình thì họ sẽ tiến hành làm công việc này tự nguyện * Về bến tàu: Hệ thống bến bãi chính như bãi Chương Dương và hầu hết những bến đỗ tới địa điểm du lịch nên được đầu tư để sửa chữa và nâng cấp. Thành phố nên duyệt quy hoạch về hệ thống cảng về bến thuỷ nội địa và nhanh chóng xây dựng bến tàu khách Chương Dương theo tiêu chuẩn. Các bãi này phải bao gồm các cơ sở hạ tầng đơn giản: như xanh đẹp, vệ sinh, thuận tiện và an toàn. Những bến bãi tại các điểm dừng chân cũng cần được quan tâm đầu tư để thuận tiện cho du khách khi đến điểm du lịch đồng thời cũng tạo tính chuyên nghiệp cho hoạt động du lịch.Để giải quyết vấn đề bến bãi một cách hợp lý, xí nghiệp cần nâng cao sự cộng tác với các điểm du lịch. Một bến tàu có thể cần đến chi phí xây dựng khoảng 3- 4 tỷ đồng nhưng một bến đỗ lẻ chỉ cần đầu tư khoảng 20 triệu đồng. Hầu hết ở các điểm du lịch của tuyến du lịch sông Hồng nói chung và chương trình 1 nói riêng bến đỗ còn sơ sài. Chính bởi vậy xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng có thể thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương để giải quyết vấn đề này. Xí nghiệp sẽ kết hợp với người dân địa phương để xây dựng các bến đỗ và sẽ trả tiền quản lý bến trực tiếp cho người dân địa phương mỗi khi chạy tàu, tiền bến là 10000 đồng/ tàu. * Về thắng cảnh hai bên bờ: Do đặc thù là tuyến du lịch đường sông nên du khách có thể thả mình vào những khung cảnh lãng mạn, nên thơ của vùng sông nước. Trên thực tế những thắng cảnh hai bên bờ của tuyến du lịch sông Hồng rất hấp dẫn, đặc biệt là khách du lịch. Du khách phải trầm trồ thán phục trước những cảnh sắc mà thiên nhiên và con người đã tạo nên cho hai bến bờ sông này. Những màu xanh ngút ngàn của bãi ngô, bãi rau... hấp dẫn đặc biệt với du khách. Du khách cũng tò mò tìm hiểu về lối sống sinh hoạt của người dân, về cảnh khai thác cát, về những hình ảnh sống động của ngư dân làng chài, tất thảy đều có sức hấp dẫn, cuốn hút kì lạ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc giữ gìn môi trường ở hai bên bờ sông. Những bãi rác to, những dòng nước thải đen ngòm từ các nhà máy ven sông làm giảm đi nhiều sự lãng mạn của cảnh sấc vùng sông nước. Để giải quyết vấn dề này các nhà hoạch định du lịch cần phải kết hợp với người dân địa phương, với chính quyền địa phương vùng ven sông giúp họ có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn môi trường. Cùng với sự phối hợp của người dân địa phương chương trình của tuyến sẽ có những khoảng dừng chân trong 10-15 phút để tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt của dân ven sông như cảnh khai thác cát, cảnh đánh bắt, cảnh thu hoạch hoa màu...Chắc chắn rằng việc tạo ra những cảnh sinh hoạt sống động hai bên bờ sông cũng là yếu tố thu hút khách du lịch trên hành trình chuyến thăm quan sông Hồng. * Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống dân cư và du lịch Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, trên tuyến du lịch sông Hồng cũng đang tiến hành xây dựng khá nhiều nhà máy, các khu vực sản xuất nhằm khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương. Có thể kể ra một số dự án tiêu biểu như việc xây dựng khu Hội chợ ở làng gốm Bát Tràng, xây dựng Hợp tác xã mây tre đan ở Ninh Sở – Hà Tây. Tuy nhiên , vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để những công trình xây dựng này không làm ảnh hưởng đến cảnh quan các khu di tích đến đời sống của cộng đồng địa phương. Người dân ở khu vực Đền Dầm (Ninh Sở – Hà Tây) một địa điểm của hành trình chuyến tour rất không hài lòng khi một nhà máy đóng tàu có quy mô khá lớn được xây dựng trước cổng đền. Ngay khi dự án vẫn chưa được duyệt người dân địa phương đã có đơn thư kiến nghị nhưng việc xây dựng vẫn được tiến hành và kết quả là một nhà máy to lớn, hiện đại đã ra đời nhưng lại gây mất cảnh quan trang nghiêm, cổ kính của ngôi đền. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là rất quan trọng và cần thiết nhưng để tránh tình trạng tương tự xảy ra ở khu vực đền Dầm đòi hỏi các nhà hoạch định du lịch, các nhà đầu tư phaỉ có sự phối kết hợp với người dân địa phương để mỗi công trình được xây dựng thực sự có ý nghĩa cả về kinh tế và du lịch. Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, tuyến du lịch sông Hồng từ Hà Nội đến Đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên) cần phải tiến hành xây dựng một số công trình nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng của điểm đến. Một số công trình cần được tiến hành xây dựng như mô hình hợp tác xã mây tre đan ở làng Ninh Sở (Hà Tây), mô hình một tổng thể di tích gồm đền Chử Đồng Tử và mô hình các nhà nghỉ tại làng Bình Minh- đền Chử Đồng Tử. Để tiến hành xây dựng mô hình hợp tác xã mây tre đan ở Ninh Sở ( Hà Tây) có thể dựa vào nguồn vốn địa phương cộng với sự hỗ trợ của các ban ngành du lịch. Hợp tác xã mây tre đan ở Ninh Sở sẽ được xây dựng ở khu đất giữa đền Đại Lộ và đền Dầm. Khu hợp tác xã này sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của người dân địa phuơng từ khâu tiến hành quản lý xây dựng, quản lý nhân công xây dựng đến việc chọn các hộ gia đình, các loại sản phẩm phù hợp để sản xuất hàng mây tre đan trong hợp tác xã này. Bên cạnh việc sản xuất cung cấp hàng phục vụ khách du lịch, trong mô hình hợp tác xã này còn có dịch vụ hướng dẫn khách qui trình làm sản phẩm nên nhân công lao động cần có tay nghề cao và phải là người dân địa phương am hiểu về lịch sử làng nghề quê hương mình. Để tránh tình trạng làm hỏng quang cảnh của hai ngôi đền, khu hợp tác xã này chỉ cần là ngôi nhà nhỏ và được xây dựng theo lối kiến trúc cổ nhà hàng Việt là nhà 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái. Khu vực đền Chử Đồng Tử có không gian rất rộng rãi và thoáng đãng. Để nhằm phát triển hơn nữa các hoạt động du lịch ở đây chính quyền địa phương nên kết hợp với người dân địa phương tiến hành xây dựng các mô hình phục vụ các trò chơi dân gian như đánh đu,bàn cờ người...để du khách ngoài việc thưởng ngoạn cảnh quan kiến trúc linh thiêng của đền còn có điều kiện tham gia vào cá hoạt động vui chơi ở đây. Điều đáng qua tâm và đây là khu vực đền nên tránh đưa cào các trò chơi mang tính hiện đại, vừa gây tốn kém lại không phù hợp với sự tĩnh lặng, trang nghiêm của cảnh quan đền. Việc xây dựng nhà trọ cho khách du lịch ở khu vực làng Bình Minh ( đền Chử Đồng Tử) là thực sự cần thiết với lịch trình tour mới. Tuy nhiên để tránh tình trạng lãng phí có thể sử sụng ngay các nhà dân trong làng. Việc sử dụng các nhà dân cho mục đích nghỉ trọ hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của người dân địa phương. Nhưng cũng nhằm để hoàn thiện hơn việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, nên đầu tư một số trang thiết bị cần thiết cho các hộ dân này. Vấn đề đặt ra là để phục vụ nhu cầu giải trí cho khách du lịch một số địa phương phát triển du lịch ở vùng khác đã tiến hành mở dịch vụ giải khát karaokê. Điều này là hoàn toàn không phù hợp và cần tránh vấp phải tại khu vực này mà nên thay thế bằng các hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ với người dân địa phương tại khu vực Đền. Khu Hội chợ Thương Mại gốm sứ Bát Tràng sắp được khánh thành trong những tháng đầu năm 2005 hứa hẹn tạo ra tính quy mô chuyên nghiệp trong hoạt động kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Khu vực xây dựng khu Hội chợ thuộc địa phận làng cổ Bát Tràng- một ngoi làng còn giữ nguyên được những nét độc đáo của một ngôi làng cổ Việt Nam. Khu hội chợ được xây dựng nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của nhiều ban, ngành từ trung ương đến địa phương. Mô hình khu Hội chợ này nên được xem xét áp dụng cho các điểm du lịch khác trong chương trình du lịch . 3.3.2.Giải pháp về đào tạo nhân lực: Vấn đề đào tạo đòi hỏi phải đồng bộ từ trên xuống. Việc đào tạo nên bắt đầu từ việc đào tạo kiến thức cho xí nghiệp Đầu tư và Phát triển du lịch sông Hồng đến việc đào tạo nhân lực là người dân địa phương trong các hoạt động du lịch. Hầu hết cán bộ công nhân viên của xí nghiệp Đầu tư và Phát triển du lịch sông Hồng có rất ít kinh nghiệm, kiến thức về du lịch. Hiện nay cả xí nghiệp chỉ có 3 nhân viên được đào tạo trong các trường du lịch chính quy còn hầu hết là từ các trường kinh tế, thương mại. Vấn đề đặt ra cho nguồn nhân lực ở đây là việc cần tiến hành đào tạo có bài bản cho tất cả nhân viên ở đây những kiến thức chung nhất về du lịch. Chương trình đào tạo tại xí nghiệp nên kết hợp với Tổng cục du lịch để có những chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Các chương trình đào tạo này nên diễn ra hàng tháng có kiểm tra đánh giá định kỳ và gắn liền với thực tế. Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong việc đào tạo nguồn nhân lực của tuyến du lịch sông Hồng là việc đào tạo nguồn nhân lực là lao động địa phương. ở nơi nào lực lượng lao động có đào tạo đến làm việc trong một thời gian ngắn là hợp lý. Tuy nhiên, lợi ích lâu daì cho mọi người là phải đòi hỏi việc đào tạo và sử dụng nhân viên của người địa phương. Đào tạo tại địa phương tỏ ra có chi phí – hiệu quả cao hơn cho cả ngành lẫn các nhà chức trách quốc gia hoặc địa phương, đồng thời cũng nâng cao trình độ sử dụng kỹ năng , các sản phẩm thủ công nghiệp của địa phương. Việc đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương ở các điểm đến của tuyến du lịch sông Hồng có thể bao gồm các vị trí hướng dẫn viên du lịch, bán hàng lưu niệm, phục vụ lưu trú - ăn uống, hướng dẫn khách làm sản phẩm. Nguồn nhân lực địa phương sẽ được lựa chọn để đào tạo nguồn nhân lực có thể trích từ những lợi nhuận ban đầu mà hoạt động du lịch tại địa phương đem lại. Công tác đào tạo sẽ đem được tiến hành cùng với sự giúp đỡ về chuyên môn của các cơ quan quản lý du lịch. Những nhà chuyên môn du lịch sẽ giúp người dân nhận thức được vai trò của du lịch trong việc phát triển du lịch của địa phương. Chính từ những hoạt động giáo dục này người dân sẽ ý thức hơn về vai trò của du lịch để từ đó mong muốn góp sức mình cho sự phát triển chung. Các phương thức đào tạo nhân lực có thể được sử dụng như sau: Đầu tiên Tổng cục du lịch sẽ phối kết hợp với chính quyền địa phương mở những lớp ngắn hạn về du lịch. Nên lưu ý những người dân địa phương ở điểm đến đều xuất thân là nông dân chất phác, thuần hậu nên những bài giảng về du lịch đều phải hết sức cô đọng, ngắn gọn, gắn liền với thực tế. Sau khi mở những lớp tập huấn ngắn hạn những nhà chuyên môn du lịch sẽ trực tiếp đóng vai là khách du lịch để người dân địa phương thực hành luôn vai trò của mình. Mỗi lớp học đào tạo nên có sự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cuối kỳ. Sau khi đã có nền móng về nhân lực vững chắc thì chính những người dân địa phương đã được đào tạo trước đây sẽ trực tiếp mở các lớp huấn luyện về nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng dân cư của mình. Trong các chương trình giáo dục nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ như băng hình, slide, tranh ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ. Một điều nên lưu ý là giáo dục cộng đồng địa phương trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa phương, những người uy tín trong cộng đồng chẳng hạn như những người lớn tuổi, những người có trình độ học vấn như thầy giáo, những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân ... Nếu có thể tuyên truyền cho những đối tượng này thì việc giáo dục đối với toàn bộ cộng đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều vì họ thường được dân nghe theo. Song song với việc đào tạo ngoại ngữ nên tập trung vào thế hệ trẻ nhằm kích thích sự năng động, nhạy bén của giơí trẻ trong việc phát triển du lịch. 3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách Tuyến du lịch sông Hồng hiện nay là “sản phẩm độc quyền “ của Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng. Đây là một Xí nghiệp nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty vận tải thuỷ. Để phát trỉên tuyến du lịch sông Hồng nói chung và chương trình 1 nói riêng cần phải có được các cơ chế chính sách đồng bộ khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch của điểm đến đồng thời phải tạo môi trường thuận lợi với những cơ chế cụ thể có tính khuyến khích để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển các điểm đến trong hành trình du lịch. Nhằm đạt được sự phát triển toàn diện cần chú trọng đến một số chính sách sau: Khuyến khích phát triển của nguồn lực du lịch về phương diện hấp dẫn thiên nhiên cũng như các giá trị văn hóa. Những cảnh quan hấp dẫn 2 bên bờ sông Hồng cùng với những khu đền cổ trong lịch trình chuyến tuyến sông Hồng là những tiềm năng du lịch rất có giá trị đòi hỏi sự quan tâm đầu tư khai thác đúng đắn. Có sự điều phối để tạo sự hợp tác giữa tất cả các bên có liên quan, nhấn mạnh đến việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm đối với điểm đến và việc tổ chức các tour sẽ không gây ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương. Triển khai lập kế hoạch cải tiến và xây dựng các nguyên tắc và qui định, tổ chức quản lý hiệu quả hoạt động du lịch từ đó có thể tạo nên sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa chính phủ, khối tư nhân và người dân địa phương. Động viên người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch và thu lợi nhuận từ hoạt động du lịch. Để thực hiện hiệu quả những chính sách trên đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giưã các ban ngành. Việc áp dụng “cơ chế thóang “ là đặc biệt cần thiết để thu hút vốn đầu tư vào hoạt động du lịch như việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: Từ khảo sát thực tế chương trình 1 của chuyến du lịch sông Hồng và căn cứ vào nguồn tài nguyên phong phú đa dạng của tuyến, trong khuôn khổ khoá luận, tác giả đã trình bày một cách ngắn gọn nhất về giải pháp xây dựng một lịch trình tour mới cho chương trình 1 của tuyến du lịch sông Hồng. Chương trình tour mới đưa ra nhằm khai thác triệt để yếu tố cộng đồng địa phương- một thành phần quyết định tính bền vững trong hoạt động du lịch. Trong lịch trình tour mới này yếu tố cộng đồng địa phương được khai thác triệt để nhằm tạo ra sự hài lòng tuyệt đối cho du khách với chuyến du lịch đồng thời cũng mang lại lợi nhuận về kinh tế cho người dân địa phương thông qua hoạt dộng du lịch. Những giải pháp được đưa ra trình bày ở chương 3 về việc phát triển chương trình 1 của tuyến du lịch sông Hồng tập trung chủ yếu vào sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch. Những hoạt động naỳ được đề xuất dựa trên cơ sở tiềm năng của cộng đồng địa phương ở các điểm đến nhằm khai thác triệt để hiệu quả từ hoạt động du lịch của chương trình du lịch mới này. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ KHOÁ LUẬN Tài nguyên du lịch vùng ven sông Hồng là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, hoạt động du lịch thực tế của tuyến du lịch sông Hồng trong những năm qua lại chưa thực sự đáp ứng đựơc yêu cầu phát triển du lịch. Từ thực tế dó, trong khuôn khổ của khoá luận tác giả xin phép được đưa ra một số ý kiến chủ quan dựa trên việc tìm hiểu thâm nhập thực tế nhằm khai thác mạnh hơn tiềm năng của tuyến du lịch sông Hồng. Những giải pháp tác giả đưa ra chủ yếu tập trung vào việc đẩy mạnh sự tham gia của công đồng địa phương trong các hoạt động du lịch của tuyến thông qua việc xây dựng một chương trình du lịch mới cho chương trình 1 cũ của chuyến du lịch sông Hồng. Chương trình du lịch mới được đưa ra là việc kế thừa chương trình du lịch 1 cũ của tuyến. Tuy nhiên, với kiến thức của mình, tác giả đã đề xuất thêm một mặt rất quan trọng cho việc phát triển du lịch bền vững của tuyến, đó là sự tham gia của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, do tuyến du lịch sông Hồng là tuyến mới nên việc thống kê các số liệu là rất khó khăn. Để hoàn thành khoá luận, tác giả đã tiến hành điều tra thực địa tại các điểm đến nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế do kiến thức hạn hẹp của một sinh vên. Với mục tiêu ban đầu đề ra là nhằm đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch nên nội dung chính của các giải pháp đưa ra là tập trung vào vấn đề này. Để thực hiện các giải pháp trên tác giả xin phép đưa ra một số kiến nghị sau: * Với Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng Chương trình du lịch sông Hồng là “sản phẩm độc quyền” của xí nghiệp nên xí nghiệp phải có biện pháp để khai thác hết tiềm năng của tuyến nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả từ hoạt động du lịch trong đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Xí nghiệp nên phối hợp với nhiều ban ngành đoàn thể đẻ cùng xây dựng một chương trình du lịch hoàn hảo đáp ứng tối đa nhu cầu của khách đồng thời vẫn tạo ra lợi nhuận đáng kể từ hoạt động du lịch. Để hoạt động du lịch có hiệu quả hơn xí nghiệp nên tự tách ra hoạt động riêng, là một Công ty du lịch độc lập chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục du lịch.Xí nghiệp nên đứng vai trò là nhà trung gian tích cực giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương trongviệc thu hút tiến hành các dự án phục vụ cho hoạt dộng du lịch. * Với chính quyền địa phương tại các điểm du lịch trong hành trình Chính quyền địa phương nên nhận thức được vai trò của du lịch đối với việc phát triển kinh tế địa phương. Chính quyền nên có mọi biện pháp nhằm tạo ra sự tin cậy với cơ chế cởi mở để thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư vào địa phương mình. Chính quyền địa phương phải là người đóng vai trò đại diện cho quyền lợi của người dân địa phương để quyết định lựa chọn những chương trình đầu tư du lịch phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. * Với Tổng cục du lịch Tổng cục du lịch nên quan tâm thường xuyên hơn nữa đến hoạt động du lịch của tuyến. Tổng cục cũng nên có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời cùng với những chính sách đầu tư phù hợp để khuyến khích du lịch phát triển ở tuyến du lịch sông Hồng. Trong quá trình thực hiện khoá luận, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ từ mọi mặt để có thể hoàn thành khoá luận một cách tốt nhất. Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế của một sinh viên chắc chắn khoá luận không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự góp ý từ thầy cô, những nhà chuyên môn du lịch để đề tài khoá luận thực sự mang lại hiệu quả thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bên kia chân trời xanh- Báo cáo tham luận các nguyên tắc du lịch bền vững – Cục môi trường tổ chức dịch, chỉnh biên và xuất bản- Tháng 12 năm 1998, 65 trang. [2]. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2010- Hà Nội tháng 10/2001- 50 trang. [3].Nguyễn Đình Hoè- Vũ Văn Hiếu- “Du lịch bền vững”- NXB ĐH Quốc gia Hà Nội- 2001- 186 trang. [4].Hội thảo quản lý Nhà Nước đối với các khu, điểm du lịch ở Việt Nam- 06/11/2000- 147trang. [5].Phan Lê Huy- Nguyễn Đình Chiến- Nguyễn Quang Ngọc- Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV- XIX- NXB thế giới- 1995- 209 trang. [6].Kreg Lindberg và Donald E Hawkins- Dulcịh sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý- Cục môi trường xuất bản- 1999- 230 trang. [7].Robert Languar và Robert Hollier- Marketing du lịch- NXB Thế giới 2002- 159 trang. [8].Nguyễn Thị Thu Mai- Nguyên lý và thực hành hướng dẫn du lịch- Hà Nội – 04/2002- 65 trang. [9].Tài liệu hội thảo: Quản lý tài nguyên du lịch bền vững- Hà Nội- 04/09/2002- 60trang. [10].Tổng cục Du lịch- Non nước Việt nam- 1998- 740 trang. [11].PTS Nguyễn Minh Tuệ- PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh- PGS.PTS Lê Thông- PTS Phạm Xuân Hậu- PTS Nguyễn Kim Hồng- Địa lý du lịch – NXB TP HCM- 264 trang. [12].Tuyển tập Báo cáo Hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam- TPHCM- 17/18/12/1997- 159 trang [13].Tuyển tập Báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam- Hà Nội 7- 9/9/1999- 147 trang [14].Nguyễn Minh San, Nguyễn Phương Thảo- Đền Chử Đồng Tử- UBND xã Bình Minh,Khoái Châu, Hưng Yên- Tạp chí văn hoá nghệthuật 2003, 23 trang [15]. Nguyễn Thị Sơn- Luận án Tiến Sĩ Địa Lý- Cơ sở Khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương- Người hướng dẫn khoa học PGS- PTS Lê Thông- Hà Nôi 2002- 149 trang [16]. uỷ ban Thường vụ Quốc hôi- Pháp lệnh Du lịch – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nôi, 1999, 32 trang. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết 1 2. Mục đích, giới hạn, nhiệm vụ đề tài 2 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2 4. Một số giải pháp và kiến nghị của khoá luận 3 5. Kết cấu khoá luận 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm về du lịch 4 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của du lịch 4 1.1.2. Định nghĩa về du lịch 5 1.1.3. Chức năng của du lịch 7 1.1.4. Các loại hình du lịch 8 1.2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững 12 1.2.1. Khái niệm 12 1.2.2. Các nguyên tắc của du lịch bền vững 12 1.2.3. Quan điểm về phát triển bền vững 13 1.2.4. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch bền vững và cộng đồng dân cư địa phương 16 1.2.5. Một số mô hình du lịch bền vững 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23 CHƯƠNG 2  TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN DU LỊCH SÔNG HỒNG 2.1. Tiềm năng tuyến du lịch sông Hồng 25 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 26 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 28 2.2. Khái quát về tuyến du lịch sông Hồng 29 2.2.1. một số tour cụ thể của tuyến du lịch sông Hồng 30 2.2.2. Giới thiệu đôi nét về những địa điểm trong chương trình tour 30 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch của tuyến trong những năm qua 37 2.3.1. Nguồn khách 37 2.3.2. Lượng khách 37 2.3.3. Doanh thu 39 2.3.4. Cơ sở dịch vụ và phương tiện vận chuyển 41 2.3.5. Cán bộ nhân viên trong xí nghiệp 42 2.4. Thực trạng về mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng địa phương của tuyến du lịch sông Hồng 43 2.4.1. Cộng đồng địa phương đối với du lịch 43 2.4.2. Du khách với cộng đồng địa phương 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51 CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TOUR MỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1. Kiến nghị xây dựng chương trình tour mới 52 3.1.1. Giới thiệu lịch trình tour mới 52 3.1.2. Thị trường du lịch lựa chọn 54 3.1.3. Tính giá 55 3.1.4. Quảng cáo, giới thiệu về tour 57 3.2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch 60 3.2.1. Đẩy mạnh vai trò của người dân địa phương trong quản lý, điều hành hoạt động du lịch 61 3.2.2. Sử dụng lao động địa phương vào các dịch vụ du lịch 62 3.2.3. Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm du lịch địa phương cho hoạt động du lịch 64 3.2.4. Chia sẻ lợi ích từ các lộ phí thu được để hỗ trợ cộng đồng 67 3.3. Kiến nghị 1 số giải pháp cho phát triển du lịch của tuyến du lịch sông Hồng 68 3.3.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp 68 3.3.2. Giải pháp về đào tạo nhân lực 73 3.3.3. Giải pháp về đào tạo cơ chế chính sách 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 76 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KHOÁ LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0010.doc
Tài liệu liên quan