Đề tài Định hướng và các giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nhằm phát triển ngành du lịch Hà Tây giai đoạn 2001- 2010

Hà Tây coi trọng công tác y tế nhằm chăm lo sức khoẻ cộng đồng, phát huy nguồn nhân lực của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 17 bệnh viên, với 4040 giường bệnh; 25 phòng khám đa khoa khu vực; 720 bac sỹ, không có xã trắng về y tế; 100% xã phường có trạm y tế, các trạm y tế được xây dựng ở khu vực rộng rãi, thoáng mát, chủ yếu là nhà cấp 4. - Với hệ thống cơ sở y tế nêu trên, việc thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sinh đẻ có kế hoạch, tiêm phòng dịch và chữa bệnh cho nhân dân được tiến hành tốt, bước đầu đạt nhiều kết quả tốt. - Cán bộ y tế tăng cường về số lượng và chất lượng. Năm 1999 có 5.090 người, trong đó có 3 tiến sỹ, 10 thạc sỹ và 778 bác sĩ có trình độ đại học và sau đại học, 115 dược sĩ đại học; 53,1% trạm y tế có bác sĩ, 100% trạm y tế có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh trung học. Năm 1999, ngành y tế đã khám cho 2.267.280 lượt người tăng 11,4% so với năm 1995. Các căn bệnh xã hội: lao, viêm phổi, đường hô hấp, tiêu chảy dễ mắc, dễ gây tử vong giảm rõ rệt. Bệnh sốt rét, tả về cơ bản được xoá bỏ, tuổi thọ bình quân ở người tăng: 65 tuổi, trẻ em chết dưới một tuổi giảm 45‰ trẻ em lứa tuổi 5 chết giảm dưới 41‰ - Thành tích và kết quả đạt được của ngành y tế là to lớn. Tuy vậy, còn có xã phường chưa có trạm xá cố định, trang thiết bị các cơ sở y tế cơ bản nghèo nàn, thiều thốn, lạc hậu, xuống cấp.

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định hướng và các giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nhằm phát triển ngành du lịch Hà Tây giai đoạn 2001- 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục Lời nói đầu i. giới thiệu chung về Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây Lịch sử hình thành và phát triển của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây a. Thời kỳ 1955- 1975 Thời kỳ 1976- 1985 Từ 1986 đến nay 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây và của các phòng. Cơ cấu tổ chức của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây. Chức năng nhiệm vụ của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc, phó giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng, phó phòng và cán bộ công nhân viên chức. Nhiệm vụ và chức năng của phòng thực tập ( Phòng phát triển kinh tế ngành) II. Đánh giá tình hình công tác năm 2002 và nhiệm vụ năm 2003 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây. 1.Đặc điểm tình hình. 2.Kết quả cụ thể các mặt công tác. 3.Những tồn tại cần khắc phục. 4.Nhiệm vụ công tác năm 2003. III. Đánh giá thực trạng tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây thời kỳ 1996 – 2000. 1. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội thông qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. 2. Đánh giá phát triển các ngành kinh tế . Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Các nghành dịch vụ. Tài chính- ngân hàng. Kinh tế đối ngoại. 3. Đánh giá phát triển xã hội. Về giáo dục. Về y tế. IV. Hướng lựa chọn đề tài. LờI NóI ĐầU Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây có một vai trò quan trọng trong công tác tham mưu và lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn,các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan trong Tỉnh việc thực hiện kế hoạch, quy hoach,…của tỉnh trình tỉnh uỷ, HĐND và UBND. Qua một thời gian tìm hiểu tuy chưa nhiều nhưng được sự hướng dẫn tận tình chu đáo của cô Nguỹên Thị Hoa và các cô chú phòng Phát triển kinh tế ngành về cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh trong những năm qua và phương hướng hoạt động trong những năm tới của Tỉnh và của Sở, những khó khăn còn vướng mắc cần tháo gỡ và những điểm mạnh cần phát huy.Em xin viết bản báo cao tổng hợp về Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hà Tây. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hoa, các cô chú trong Sở kế hoạch Hà Tây và phòng Phát triển kinh tế ngành đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Hà nội 1-2003 Sinh viên Đoàn Ngọc Bích Báo cáo tổng hợp về sở kế hoạch đầu tư TỉNH hà tây i. Giới thiệu chung về sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh hà tây 1.Lịch sử hình thành và phát triển của sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây - Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây được thành lập vào 8/10/1955, tiền thân của sở là Uỷ ban kế hoạch của hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Trải qua 45 năm xây dựng trưởng thành và 10 năm thực hiện đổi mới của ngành kế hoạch tỉnh Hà Tây, đội ngũ cán bộ công chức của sở đã không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn, đạo đức và bản lĩnh chính trị. a.Thời kỳ 1955- 1975 - Sau ngày thành lập, cơ quan kế hoạch của mỗi tỉnh chỉ có hơn chục cán bộ, trình độ văn hoá còn hạn chế lại chưa được đào tạo về chuyên môn, phương tiện làm việc hiện đại nhất lúc đó là chiếc máy tính Nissan. Tuy nhiên ngay sau khi được thành lập, Uỷ ban kế hoạch của hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây đã tiến hành ngay việc xây dựng kế hoạch hai năm (1956-1957) nhằm khôi phục kinh tế của tỉnh sau chiến tranh và kế hoạch 3 năm (1958- 1960) nhằm cải tạo và phát triển kinh tế. Các kế hoạch trên đã góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân chủ ở miền Bắc. Sau kế hoạch 3 năm đã có 75% số hộ nông dân của hai tỉnh vào hợp tác xã. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sau tiếp quản đã được phục hồi, lập các xí nghiệp công tư hợp doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp đã tăng nhiều lần so với thời kỳ chiến tranh chống Pháp. - Trong thời kỳ 1961- 1965 cùng với TW, kế hoạch 5 năm (1961- 1965) của hai tỉnh trong giai đoạn này là tập trung thực hiện công nghiệp hoá. Một số cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của hai tỉnh đã được xây dựng, đặc biệt là những công trình thuỷ lợi. - Năm 1965 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sát nhập thành tỉnh Hà Tây. Uỷ ban kế hoạch Hà Tây ở giai đoạn này có gần 70 cán bộ trẻ khoẻ, hâu hết đã được đào tạo ở các trường đại học và trung học. Vì vậy tuy trong thời chiến, song chất lượng công tác kế hoạch vẫn được nâng cao và phát huy. Công tác kế hoạch từ 1965 đến 1975 là kế hoạch trong thời chiến vừa bảo đảm sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu.Kế hoạch tập trung cho việc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, nhất là đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng pháo đài bay B52 của Mỹ o miền Bắc. Mặt khác kế hoạch cũng chuẩn bị cho việc góp phần với TƯ giải phóng hoàn toàn miền Nam, kế hoạch tuyển quân của tỉnh đã được vạch ra hàng tháng và hàng quý.Năm nào chúng ta cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao quân và nộp lương thực, mỗi năm giao nộp trên dưới 7 vạn tấn lương thực, trên 5000 tấn thịt lơn hơi. - Sản lượng lương thực năm 1975 đã đạt 47,7 vạn tấn, tăng 22,4% so với năm 1965. Đàn lợn đạt 39 vạn con, tăng 30% so với năm 1965. Nhiều cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp được xây dựng, nhất là những công trình thuỷ lợi, hệ thống giống cây, giống con. Một loạt các công trường quốc doanh đã được xây dựng như: nông trường cam, chè, dâu, dứa. Công nghiệp tập trung vào việc xây dựng các xí nghiệp ươm tơ, đường, gạch, xi măng… - Trong 20 năm này (1955-1975) cơ chế kế hoạch vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung, dùng các chỉ tiêu pháp lệnh để điều hành. Cơ chế kế hoạch này tuy áp đặt, mệnh lệnh song phù hợp với tình hình thời chiến b.Thời kỳ 1976- 1985 - Tháng 5/1975 đất nước hoàn toàn được giải phóng, tháng 4 năm 1976 tỉnh Hà Sơn Bình được thành lập. Kế hoạch 1976- 1980 của tỉnh Hà Sơn Bình là kế hoạch 5 năm đầu tiên sau khi nước nhà thống nhất. Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm này là tập trung xây dựng một số cơ sở vật chất quan trọng, nhằm hình thành cơ cấu công – nông – lâm nghiệp cải thiện một bước đới sống nhân dân. Tuy nhiên kế hoạch đề ra mới thực hiện hơn một năm thì đên quý II năm 1978, năm huyện và một thị xã phía bắc của tỉnh được chuyển về Hà Nội, 2/3 số cơ sở vật chất kỹ thuật chủ lực nay không thuộc tỉnh quản lý, vì vậy kế hoạch 1976 – 1980 của tỉnh Hà Sơn Bình còn lại rất thấp. Trong 5 năm bình quân mỗi năm giảm 2,4% về tổng sản phẩm xã hội, 4,8% về thu nhập quốc dân, 5% về năng suất lao động, 4,5% về lương thực bình quân đầu người. - Sự không thành đạt trong kế hoạch 1976 – 1980 cũng là bài học kinh nghiệp cho tỉnh trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch 1981 – 1985. Do xác định phương hướng đúng, cộng với sự nỗ lực của các ngành của toàn Đảng, toàn dân, nên kế hoạch 1981 – 1985 đạt được một số kết quả khả quan hơn. Trong kế hoạch nay, 30 công trình xây dựng cơ bản đã được xây dựng mới và mở rộng. c. Thời kỳ 1886 đến nay - Mở đầu thời kỳ là kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm này là: ổn định sản xuất, bước đầu cải thiện đời sống nhân dân, nhất là nhân dân miền núi sâu, kế hoạch tập trung vào ba chương trình kinh tế lớn: chương trình lương thực, thực phẩn, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. - Thời kỳ 1991 – 2000 nền kinh tế nước ta đã chuyển mạnh từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy công tác kế hoạch đã đổi mới, sự đổi mới đó đã được thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch, từ kế hoạch tập trung, bao cấp sang kế hoạch hoá định hướng, bảo đảm các cân đối tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh. - Trong thời kỳ này đội ngũ các bộ kế hoạch đã giảm về số lượng và tăng về chất lượng. Giai đoạn 1970 – 1980 cán bộ trước đây từ 65 người nay chỉ còn hơn 30 người, hầu hết có trình độ đại học. 2. Cơ câu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tây và của các phòng a.Cơ cấu tổ chức của sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây gồm có 8 phòng chuyên môn: Phòng Quy hoạch Phòng Tổng hợp Phòng Phát triển kinh tế ngành Phòng Kế hoạch văn hoá xã hội Phòng Hợp tác và Kinh tế đối ngoại Phòng Đăng ký kinh doanh Phòng Thẩm Định – Xây dựng cơ bản Phòng Tổ chức hành chính Mỗi một phòng chuyên môn của sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây gồm có một trưởng phòng và một phó trưởng phòng b.Chức năng nhiệm vụ của sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây - Tổ chức nghiên cứu và tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, lựa chọn các chương trình, các dự án ưu tiên, các danh mục công trình về phát triển kinh tế xã hội, các cân đối chủ yếu: Tài chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư với nước ngoài, lựa chọn các đối tác ký kết đàm phán hợp đồng, kế hoạch xuất nhập khẩu của địa phương một cách thiết thực và hiệu quả. - Phối hợp với sở Tài chính – Vật giá xây dựng dự toán ngân sách tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh. Theo dõi tình hình hoạt động các đơn vị kinh tế trên điạn bàn lãnh thổ để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Hướng dẫn cơ quan các cấp trong tỉnh, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án có liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh, là đầu mối trực tiếp nhân hồ sơ dự án của chủ đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh và những kiến nghị, khiếu nại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Theo dõi kiểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án phát triển trình Uỷ bản nhân dân tỉnh, các chủ trương, biên pháp nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của địa phương. Trực tiếp điều hành thực hiện kế hoạch đố với một số lĩnh vực theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý của toàn quốc, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc điểm địa phương và những nguyên tắc chung đã quy định. - Theo sự phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh làm nhiệm vụ chủ trì hoặc thành viên về xét duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, thẩm định các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước, và việc thành lập các doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý việc sử dụng các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn viện trợ khác. - Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh trên địa bản tỉnh theo quy định hiện hành. Xem xét trình Uỷ bản nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. - Theo định kỳ và đột xuất thực hiện báo cáo gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kiến nghị việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư của tỉnh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. c. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc, phó giám đốc sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây. *Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc sở: - Lãnh đạo công tác của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các phòng chuyên môn của sở thực hiện các mặt công tác theo đúng pháp luật Nhà Nước. - Dùng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả -Tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và UBND tỉnh xây dựng, chỉ đạo, triển khai, thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện, thị xã, quy hoạch tổng thể các nghành. -Tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và UBND tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn, kế hoạch dài hạn. Cân đối ngân sách tài chính, nguồn vốn đầu tư XDCB. Lựa chọn các dự án đầu tư, các dự án chương trình mục tiêu nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. - Tham mưu đề xuất những cơ chế chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, thu hút đầu tư tạo điều kiện đồng bộ để phát triển kinh tế của tỉnh -Thực hiện báo cáo thường kỳ, đột xuất với Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Tổ chức việc chỉ đạo tiếp dân xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cán bộ – công chức theo đúng quy định của phap luật - Gĩư vai trò chủ tịch hội đồng kỷ luật. - Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Phối hợp với Đảng uỷ và các đoàn thể trong công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, bãi miễn, điều động cán bộ và các công tác trọng tâm của sở. * Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó giám đốc - Nhiệm vụ của Phó giám đốc thường trực: +Trực tiếp chỉ đạo Phòng Hợp tác – kinh tế đối ngoại, Phòng Đăng ký kinh doanh. + Chỉ đạo công tác hợp tác đầu tư liên doanh nước ngoài, đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài vào tỉnh, viện trợ, công tác đăng ký kinh doanh, cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp. + Chủ tịch hội đồng khen thưởng. + Uỷ quyền thứ 1 ký duyệt chi ngân sách của cơ quan. + Phó ban thường trực ban tiếp nhận viên trợ + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Nhiệm vụ của phó giám đốc: + Trực tiếp chỉ đạo phòng: Thẩm định – XDCB, Phát triển kinh tế nghành, Văn hoá xã hội. + Chỉ đạo phòng Thẩm định – XDCB và các phòng nghiệp vụcó kiên quan về quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh. + Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổng hợp đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm, ngắn hạn, trung hạn, kế hoạch vốn XDCB. Thuộc các phòng phụ trách. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc sở giao. - Quyền hạn của các phó giám đốc. + Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư phân công công tác các phó Giám đốc sở, phó Giám đốc sở được phân công phải chịu trách nhiệm trước giám đốc sở. + Phó giám đốc Sở giải quyết công việc theo lĩnh vực được phân công phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan Nhà nước cấp trên. + Xây dựng kế hoạch công tác và chỉ đạo công tác hàng tháng, quý, năm thuộc lĩnh vực phụ trách. +Chỉ đạo, kiểm tra các phòng chuyên môn theo sự phân công trong công việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các phòng, thực hiện pháp luật, các văn bản Nhà nước cấp trên, Nghị quyết tỉnh uỷ, HDND tỉnh, quyết định của UBND tỉnh. + Giải quyết kịp thời những đề nghị khiếu nại thuộc lĩnh vực phụ trách, các văn bản của các ngành, huyện, thị xã, các tổ chức kinh tế gửi Sở kế hoạch và Đầu tư xin ý kiến giải quyết, giám đốc phụ trách lĩnh vực đó phải có văn bản trả lời châm nhất không quá 10 ngày( Trừ những vấn đề khó khăn phức tạp) + Theo dõi và tham gia phát biểu ý kiến của mình và bố trí sử dụng cán bộ cơ quan, cán bộ thuộc lĩnh vực phụ trách. + Phó Giám đốc được phân công thường trực ngoài việc phụ trách một số lĩnh vực công tác. Thay mặt giám đốc chỉ đạo công tác của Sở Kế hoạch và Đầu tư khi giám đốc đi vắng, giúp giám đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác đối nội, đối ngoại. d.Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng, phó phòng và cán bộ công nhân viên chức. *Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng. - Trưởng phòng của sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết công việc theo lĩnh vực được phân công chịu trách nhiệm trước phó giám đốc trực tiếp phụ trách, giám đốc và cơ quan Nhà nước cấp trên với chức năng nhiệm vụ được giao. - Với chức năng nhiệm vụ của phòng, tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ trong phòng phù hợp với năng lực, trình độ. - Xây dựng kế hoạch công tác và chỉ đạo công tác hàng tháng, quý, năm của phòng. - Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện báo cáo, công tác chuyên môn, công tác lưu trữ hồ sơ của cán bộ công chức trong phòng. Kịp thời giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong nội bộ phòng. - Tổng hợp báo cáo kết quả công tác. Xây dựng các báo cáo của phòng liên quan. Phổ biến chương trình nội dung công tác đến cán bộ- công chức sau khi giao ban cơ quan. - Tiếp nhận công văn đến và yêu cầu của lãnh đạo, triển khai thực hiên đến các chuyên viên được giao nhiệm vụ, chỉ đạo việc thực hiện và kết quả thực hiện báo cáo lãnh đạo. - Cán bộ- công chức thuộc phòng đi công táccơ sở phải có lịnh và nội dung công việc báo cáo trưởng phòng, trưởng phòng báo cáo lãnh đạo. - Trưởng phòng nghỉ việc riêng phải báo cáo lãnh đạo. - Trưởng phòng được giải quyết cho cán bộ- công chức trong phòng nghỉ việc riêng trong 1 ngày.Qúa 1 ngày trưởng phòng phải báo cáo lãnh đạo. *Nhiệm vụ và quyền hạn của phó phòng. - Nhiệm vụ và quyền hạn của phó phòng do trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và lãnh đạo cấp trên. - Thay trưởng phòng điều hành giải quyết của phòng khi trưởng phòng đi vắng. *Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công chức - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và sự điều hành của trưởng phòng - Giải quyết công việc theo sự phân công của trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và cấp trên. - Xây dựng và thực hiệnchương trình công tác tháng, quý, năm theo nhiệm vụ được giao.Thực hiện nghiêm túc báo cáo, lưu trữ hồ sơ. - Các văn bản soạn thảo phải chịu trách nhiệm về nội dung soạn thảo và thông qua trưởng phòng để trưởng phòng chỉ đạo trực tiếp - Đi công tác cơ sở phải có nội dung, chương trình và kết quả thực hiện báo cáo với trưởng phòng. - Nghỉ việc riêng phải báo cáo trưởng phòng. - Được bảo lưu ý kiến quan điểm cá nhân nhưng vẫn phải thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nếu lãnh đạo chỉ đạo sai bản thân không phải chịu trách nhiệm liên đới. e. Nhiệm vụ chức năng của phòng thực tập ( phòng Phát triển kinh tế nghành ) -Phối hợp với phòng tổng hợp hướng dẫn các Sở, ngành thuộc khối ngành kinh tế xây dựng, tài chính, giao thông triển khai kế hoạch hàng năm, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn -Xây dựng kế hoạch và theo dõi tình hình thực hiên trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách cho đồng bào thuộc các xã miền núi , -Tham mưu cho lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổng hợp toàn diện các mục tiêu kinh tế của các nghành:Công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng.Đề xuất các chủ trương biện pháp quản lý sản xuất trên địa bàn tỉnh để Uỷ ban Nhân dân Tỉnh chỉ đạo và giải quyết -Xây dựng và tổng hợp kế hoạch dài hạn phục vụ Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ qua các khoá VII, VIII, XI -Xây dựng tổng hợp kế hoạch hàng năm gồm các chỉ tiêu pháp lệnh và hướng dẫn báo cáo lãnh đạo Sở, báo cáo Thường vụ tỉnh uỷ, Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh và Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh.Giao những chỉ tiêu kế hoạch các nghành mà phòng được phân công theo dõi để các Sở, Nghành, Huyện, Thị xã triển khai thực hiện. -Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm đảm bảo kịp thời gian quy định để cơ quan tổng hợp báo cáo Bộ kế hoạch và đầu tư, một số cơ quan trung ương yêu cầu và Uỷ ban nhân dân tỉnh. -Đề xuất những biện pháp cụ thể trong quá trình thực hiện gặp khó kế khăn, vướng mắc cần giải quyết ngay báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo. -Trong những năm đổi mới của nền kinh tế đất nước, toàn thể cán bộ, nhân viên trong phòng đã tham gia nhiều tổ công tác của Tỉnh như: Thanh toán công nợ, thưc hiện Nghị định 388 HĐBT nay là chính phủ (Về thành lập lại và giải thể phá sản doanh nghiệp nhà nước) -Tham gia điều tra thực trạng các doanh nghiệp Nhà nước Trung ưong, địa phương quản lý, giúp viêc ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Tỉnh và tổ chức xắp xếp lại, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, đoàn điều tra kinh tế trang trại … -Thưc hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao II. ĐáNH GIá TìNH HìNH CÔNG TáC NĂM 2002 Và NHIệM Vụ NĂM 2003 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh hà tây. 1. đặc điểm tình hình. - Năm 2002 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ 9, thực hiện kế hoạch 5 năm 2001- 2005, tập thể cán bộ- công chức Sở kế hoạch và đầu tư tham mưu cho Tỉnh uỷ xây dựng các dự án, đề án phục vụ sự chỉ đạo của Tỉnh. - Năm 2002 tập thể cán bộ- công chức Sở kế hoạch và đầu tư tham mưu cho tỉnh uỷ , HĐND, UBND tỉnh, khôí lượng công việc các bộ phận đều tăng, số lượng cán bộ giảm nhưng vẫn duy trì hoạt động đáp ứng nhiệm vụ được giao. - Đội ngũ cán bộ- công chức tiếp tục trưởng thành là yếu tố quan trọng thực hiện nhiệm vụ chính trị Tỉnh giao. 2. Kết quả cụ thể các mặt công tác. - Giao kế hoạch năm 2002 được sớm hơn so với năm trước do có chuẩn bị chu đáo ngay từ cuối năm 2001, giao vốn XDCB và các chỉ tiêu kinh tế- xã hội cho các huyện, thị xã, các Sở, nghành, huyện, thị xã và các chủ đầu tư. - Năm 2002 là năm đã làm việc với Bộ kế hoạch và đầu tư, với các ngành TƯ vốn đầu tư XDCB tăng 30% so với năm 2001 đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. - Hoàn thành kịp thời các kỳ báo cáo với Bộ kế hoạch và đầu tư, với tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh theo quy định (Tháng, quý, 6 tháng, 1 năm) về kinh tế- xã hội. - Đôn đốc thực hiện quy hoạch các nghành, nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy hoạch nghành y tế, nghành văn hoá thông tin, quy hoạch một số thị trấn, quy hoạch cụm công nghiệp, quy hoạch làng nghề. - Về đăng ký kinh doanh:Tiếp nhận hồ sơ và đăng ký kinh doanh, bổ sung đăng ký kinh doanh được 350 đơn vị. Đảm bảo kịp thời chặt chẽ, không sai sót. Đã tạo được môi trường kinh doanh phát triển thuận lợi, đúng luật. Kỉêm tra rút giấy phép 20 doanh nghiệp. - Tham mưu cho lãnh đạo một số khôí lượng lớn hơn năm trước - Cán bộ tham gia các nhiệm vụ Tỉnh phân công đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Đã huy động trí tuệ một số phòng, một số cán bộ tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, thực hiện xã hội hoá về giáo dục, y tế, quản lý đầu tư thu hút vốn nước ngoài. Ba đề tài bảo vệ đã được HĐKH của tỉnh xếp loại xuất sắc. - Điều hành nguồn kinh phí cho Sở năm 2002 phân bổ chi tiêu các hạng mục, về lương, phụ cấp lương, công tác phí, mua sắm tài sản… - Qua các đợt kiểm tra của cán bộ chuyên quản lý Sở tài chính đã xác nhận đúng chế độ chính sách. Một vài chi tiết nhỏ được bổ quyết rút kinh nghiệm kịp thời. 3.Những tồn tại cần khắc phục. - Giao kế hoạch kinh tế –xã hội và XDCB sớm hơn năm 2001 nhưng việc kiểm tra đôn đốc của các phòng chuyên môn chưa thường xuyên nên khi đánh giá phân tích nguyeen nhân trong báo cáo còn nhiều hạn chế.Chưa phân tích được từng nguyên nhân chem. Tiến độ XDCB tham mưu cho UBND tỉnh một cách kịp thời. - Tính chủ động nghiên cứu đề xuất trong công việc áp dụng vào đổi mới cơ chế chính sách của Chính phủ, cơ chế của tỉnh chưa được nhiều. Cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan chưa mạnh mẽ. Quản lý một số mặt công tác chưa chủ động còn hạn chế. - Kỷ cương và ý thức tổ chức ở một vài cán bộ cần được chấn chỉnh để nhận thức đầy đủ trách nhiệm được phân công và chịu trách nhiệm xây dựng củng cố cơ quan đoàn thể tốt hơn. 4.Nhiệm vụ công tác năm 2003. - Ban chấp hành chi uỷ, Đảng bộ tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chính quyền và công đoàn phối hợp chặt chẽ, tổ chức học tập và thông báo kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các quyết định của Tỉnh về mỗi cán bộ viên chức hiểu biết thông tin và thực hiện. - Mỗi cán bộ viên chức nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, trách nhiệm trong mọi lĩnh vực - Tiếp tục xây dựng mối quan hệ giữa các phòng chuyên môn. giữa cá nhân với cá nhân thực hiện Sở kế hoạch và đầu tư là một thể thống nhất, thường xuyên bám sát các sở, ngành, huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2003, đôn đốc thực hiện kế hoạch nắm bắt kịp thời những vướng mắc tham mưu báo cáo kịp thời ban giám đốc giải quyết, đồng thời phục vụ các kỳ báo cáo đúng quy định và đảm bảo chất lượng. - Bám sát các vụ chuyên môn của Bộ kế hoạch và đàu tư và các ngành TƯ xin bổ xung vốn XDCB năm 2003 cho các công trình còn thiếu. - Công tác đối ngoại: Tham mưu giúp việc cho tỉnh uỷ cấp giấy phép cho các dự án nước ngoài, đồng thời nắm bắt kịp thời vướng mắc của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tỉnh giải quyết.Tiếp nhận dự án, tổ chức thẩm định dự án vào các cum khu công nghiệp .Phối hợp với các nghánh chức năng địa phương giải quyết đền bù cho nhân dân ở các cum khu công nghiệp được tỉnh phê duyệt. - Tổ chức hướng dẫn và tiếp nhân hồ sơ giải quyết thẩm định dự án đầu tư, thẩm định dự án đấu thầu, giải quyết kịp thời vướng mắc trong đấu thầu. - Các phòng trong cơ quan có sự phối hợp chặt chẽ đôn đốc các Sở, ngành, thị xã hoàn thành báo cáo tổng hợp đánh giá thực hiện kế hoạch năm 2003, xây dựng mục tiêu giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2004 báo cáo tỉnh cho chủ trương trước khi báo cáo Bộ kế hoạch và đầu tư. - Công tác tổ chức tiếp tục duy trì họp giao ban mỗi tháng 1 lần: Lãnh đạo và các trưởng phòng, phó phòng, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong chỉ đạo điều hành kế hoạch 2003. III. Đánh giá thực trạng kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây thời kỳ 1996 – 2000 1. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội thông qua một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Thực hiện nghị quyết đại hội tỉnh Đảng Bộ lần thứ VIII ( NQĐH), thời gian qua, cùng hoá nhập với công cuộc đổi mới chung của cả nước, mặc dù có nhiều khó khăn về đầu tư do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng tỉnh Hà Tây đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội tạo tiền đề cho công cuộc CNH, HĐH vào những năm đầu của thế kỷ 21. Cụ thể là: - Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 1996 – 2000 của tỉnh là 7,3%/ năm ( cả nước cùng thời kỳ này là 6,8%/năm ). Giá trị GDP so với cả nước ít thay đổi ( nằm trong khoảng 1,8 – 2% GDP cả nước ) nhưng cơ cấu đã có sự chuyển đổi rõ rệt. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1995 – 2000 Biểu 1: cơ cấu kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng sp trong tỉnh (p- tỷđồng ) 4977.2 5301.9 6095.7 6755 7540 Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100 100 - Nông nghiệp 47,38 41,43 43,05 41,82 41,00 - Công nghiệp 25,80 29,74 29,11 29,70 30,50 - Dịch vụ 26,82 28,88 27,84 28,84 28,50 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và Cục thống kê Hà Tây 7/2000 Bảng trên cho thấy tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm, từ 49,52% năm 1995 xuống 41% năm 2000. Tỷ trọng các khối ngành công nghiệp và dịch vụ cũng tăng lên tạo điều kiện để chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tiến bộ. Như vậy, về cơ cấu kinh tế ngành cơ bản đã đạt được mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra vào năm 2000. - GDP bình quân theo đầu người: Chỉ tiêu GDP bình quân theo đầu người năm 1996 đạt trên 2 triệu đồng/ nguời , năm 2000 đạt gần 3,112 triệu đồng/ người ( tương ứng với 200 USD giá hiện hành ), như vậy so với bình quân cả nước là thấp và không đạt chỉ chỉ tiêu so với NQĐH đề ra là 400 USD/ người/ năm. Như vậy, ở thời điểm năm 2000, bình quân GDP/người của Hà Tây gần bằng 60% mức bình quân cả nước và 48% bình quân vùng trọng điểm Bắc bộ. Biểu 2: gdp bình quân đầu người 1996 – 2000 1996 1997 1998 1999 2000 Dân số tb ( 1000 người ) 2.328,3 2.354,2 2.370 2.393,7 2.423 GDP ( giá hh, tỷ đ) 4.977,2 45301,9 6095,7 6755,0 7540 GDP/người ( giá hh, 1000 đ) 2036 2237 2548 2805 3112 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và cụ thống kê Hà Tây 7/2000 - Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP: Trong cả thời kỳ 1996 – 2000 thực hiện bình quân 6,5%. Hằng năm ngân sách TW vẫn phải cân đối phần thiếu hụt. Do đó, có thể nói Hà Tây là tỉnh thu không đủ chi và không có tích luỹ. - Xuất khẩu: Trước năm 1996, giá trị xuất khẩu địa phương thấp, bình quân đạt 5,6 triệu USD/năm. Thời kỳ 1996 – 2000, giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm là 22,3% Biểu 3: Tình hình xuất khẩu 1996 – 2000 Đơn vị: triệu USD 1996 1997 1998 1999 2000 Tốc độ tăng 1996-2000 14,9 18,5 29,8 36 40 36,1% Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và Cục thống kê Hà Tây 7/2000 Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người tăng nhanh, năm 1996 là 7,7 USD năm 2000 đạt 16,5 USD/người ( tăng hơn 2 lần so với năm 1996 ). - Về xã hội có chuyển biến tích cực: Số hội đói, nghèo giảm từ trên 10% năm 1996 xuống còn 5,3% năm 2000 Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 30% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,31%/năm Biểu 4: một số chỉ tiêu tổng hợp 1996 – 2000 Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 GDP b.quân/ng ( p) 1000/người/năm 2036 2237 2548 2805 3112 Lương thực/ ng Kg/người/năm 342 338 387 414 414 Giá trị sx- ttcn (p) 1000đ/người 770 890 970 1060 1240 Giá trị XK USD/người/năm 7,7 8,9 12,6 14,6 16,5 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thống kê Hà Tây 7/2000 Như vậy, xuất phát điểm của Hà Tây vào năm 2000 với các chỉ tiêu cơ bản nêu trên là thấp, đặc biệt là chỉ tiêu GDP, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người. Hà Tây thực chất vẫn là tỉnh nông nghiệp, chưa phát huy được cac lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên, đặc biệt là tỉnh có khả năng phát triển du lịch nhưng hiện tại ngành du lịch chiếm tỷ trọng thấp, chưa đạt 3% trong tổng giá trị thương mại – dịch vụ. 2. Đánh giá phát triển các ngành kinh tế a. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Hà Tây sau những năm lúng túng sa sút đã từng bước tổ chức lại, chuyển hướng kinh doanh, cải tiến mẫu mã, đầu tư thêm trang thiết bị kỹ thuật tăng cường tiếp thị … bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 1996 – 2000 tăng nhanh, năm 1996 thực hiện 1787,2 tỷ đồng, đến năm 2000 đạt gần 3000 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân 16% năm. * Công nghiệp: - Công nghiệp của tỉnh Hà Tây tập trung vào một số ngành chủ yếu như sản xuất chế biến nông sản, đồ uống, vật liệu xây dựng ( VLXD ), dệt may. Đến nay, Hà Tây có 15 doanh nghiệp TW đóng trên địa bàn, 31 doanh nghiệp địa phương do tỉnh quản lý, 28 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 58.000 hợp tác xã công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp - Sản lượng và các sản phẩm của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất bánh mứt kẹo, đường mật, gạch xây, gạch lát, dược phẩm, sửa chữa cơ khí, phương tiện vận tải. Công nghiệp ngoài quốc doanh của địa phương tăng mạnh cả về số lượng cơ sở sản xuất, giá trị năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 85- 86% giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Hà Tây. - Doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng mạnh, năm 1996 đạt 19%, năm 2000 đạt khoảng 30% giá trị công nghiệp Hà Tây, các sản phẩm chính là: đá các loại, bia, vỏ đồ hộp, vỏ bao bì, chè khô, quần áo may sẵn, đồ chơi trẻ em. Công nghiệp quốc doanh địa phương chiếm tỷ lệ thấp đạt 14,5% và công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 85,5%. Trong phân bố, các doanh nghiệp TW, doanh nghiệp quốc doanh địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều ở thị xã Hà Đông, thị xã Sơn Tây, dọc các quốc lộ chính như QL1, QL6, QL32, QL22. - Tuy nhiên trong phát triển công nghiệp – tiêut thủ công nghiệp còn một số tồn tại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, một số dự án xi măng, bia Tiger, nước khoáng Ba Vì không thực hiện được nhưng vẫn giữ được mức tăng giá trị tổng sản phẩn bình quân hàng năm 16%. Mức độ tăng trưởng của ngành CN – TTCN không đạt mục tiêu NQĐH ( tăng 18%/năm ). Các doanh nghiệp chưa đổi mới thiết bị công nghệ, nên chất lượng sản phẩn không cạnh tranh được với hàng ngoại, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm. Biêu 5: giá trị sản xuất công nghiệp 1996 – 2000 Đơn vị: tỷ đồng Giá trị sx CHẹ NGHĩA ( p) 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 1787,2 2099,5 2289,8 2637 2997 Trong đó Công nghiệp TW 165,1 145,8 163,0 160,0 184,0 Công nghiệp địa phương 1289,0 2680,6 1463,4 1527,7 1900,0 + Quốc doanh 169,9 197,9 216,5 240,0 264,0 + Ngoài quốc doanh 1199,1 1193,6 1247,3 1412,0 1558,5 KV có vốn đầu tư nước ngoài 333,01 562,2 663,0 825,0 990,0 Nguồn: Cục thống kê Hà Tây 7/2000 * Tiểu thủ công nghiệp Hiện nay toàn tỉnh có 106 làng nghề ( theo tiêu chí của tỉnh ). Các làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và hình thành nhiều nghề mới. Nhiều làng nghề nổi tiếng như hàng mộc ở Đan Phượng, hàng thêu ren ở Mỹ Đức, Thường Tín. Tỉnh đã từng bước củng cố các nghề truyền thống, mở thêm nghề mới, nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, cải tiến mẫu mã nên có năng xuất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tốt, tham gia tích cực làm hàng xuất khẩu. b. Nông , lâm nghiệp, thuỷ sản * Nông nghiệp: - Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, kinh tế và đời sống nông thôn đã có sự đổi mới. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp Hà Tây những năm qua đạt khá: Tốc độ tăng bình quân 3,8%/năm về năng suất, tăng 3,7%/năm về sản lượng. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh giữa trồng trọt và chăn nuôi. Ngành chăn nuôi từng bước phát triển đa dạng, hiện tại đạt 30% GDP nông nghiệp. - Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp vừa qua chủ yếu là do tăng năng suất, sản lượng lúa và tăng số lượng, chất lượng đàn lợn. - Ngoài cây lúa, con lợn, tiềm năng nông nghiệp của tỉnh chưa được phát huy. Do đó mở hướng phát triển theo hình thức đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phù hợp với điều kiện phát triển của từng vùng ( đồi núi, vùng bãi, vùng đồng…) để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu du lịch, xuất khẩu, nhu cầu ngày càng cao của xã hội, có như vậy mới có giá trị cao trên một đơn vị diện tích. - Công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt là công nghệ chế biến nông sản thực phẩm dưới các dạng sơ chế … chưa phát triển, do đó có sự hao phí lớn. Vì vậy cần đầu tư về công nghệ, thiêt bị nhằm giảm hao phí này. - Đất canh tác có xu hướng giảm do quá trình đô thị hoá, xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, công cộng …, và còn chưa đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để thâm canh, tăng vụ ăn chắc. Diện tích đất lúa một vụ còn nhiều, đất bằng chưa sử dụng cho nông nghiệp còn 2.689 ha; nhiều diện tích ao, hồ đầm chưa khai thác. * Lâm nghiệp - Sau nhiều năm khai thác đến nay diện tích đất lâm nghiệp Hà Tây còn 16.689,6 ha giảm gần 10.000 ha so với năm 1994. Trong đó đất có rừng trồng là 12.559,5 ha. Giai đoạn 1996 – 2000 thực hiện chương trình 327 và chương trình trồng 5 triệu ha rừng, tỉnh đã trồng 3129 ha rừng tập trung và gần 5 triệu cây phân tán, chăm sóc 5.092 ha và tu bổ rừng 10.760 ha. Rừng trồng phần lớn là những cây nhập nội ( bạch đàn, keo ). Việc chăn bón kém, cây trồng phát triển chậm, hiệu quả trồng rừng sau chu kỳ chưa cao… Gần đây trong nhân dân có xu hướng thay thế cây rừng keo, bạch đàn… tại các vùng đồi thấp bằng các cây ăn quả: nhẵn, vải. Diện tích đất đồi núi chưa có rừng là trên 3849,3 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ba Vì 2207,7 ha; Chương Mỹ 843 ha cần được đầu tư trồng rừng theo hướng kết hợp kinh tế lâm nghiệp với xây dựng cảnh quan, phát triển du lịch… * Thuỷ sản Diện tích mặt nước ở Hà Tây là khá lớn, với 5 con sông có chiêu dài 408 km, hệ thống hồ chứa 5.131,1 ha, ruộng cấy một vụ là 10.000 ha, song mới sử dụng ở mức thấp và nuôi tự nhiên là phổ biến, nên sản lượng cá thu được chưa cao. Diện tích nuôi thuỷ sản hiện nay là 10.000 ha. Trước năm 1996, sản lượng cá và thuỷ sản đạt bình quân 3.500 tấn/năm Những năm gần đây, ghề nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng, ngoài việc đành bắt tự nhiên, trên sông còn phát triển nuôi cá lồng; trong đồng các ao hồ được tận dụng thả cá theo kỹ thuật tiên tiến, nuôi đặc sản giá trị cao ( ếch, ba ba, lươn, tôm… ) được chú ý. Trong thời kỳ 1996 – 2000, giá trị đạt bình quân 100 tỷ/năm ( giá năm 94 ). Nhìn chung, nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Hà Tây trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, sản lượng sản phẩm chưa xứng với tiềm năng. Nuôi trồng thuỷ sản bị thả nổi, và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, diện tích ao hồ bị thu hẹp do bị san lấp phục vụ cho việc xây dựng cơ bản và làm nhà ở. c. Các ngành dịch vụ * Thương mại - Thương mại Hà Tây sau thời kỳ chao đảo đã dần thích nghi với cơ chế thị trường.Tổng mức bán lẻ hàng hóa thị trường xã hội năm 1996 đạt 1.673 tỷ đồng, trong đó quốc doanh đạt 453 tỷ, ngoài quốc doanh đạt 1.220 tỷ. Năm 2000 tổng bán lẻ hàng hóa thị trường xã hội đạt 2750 tỷ đồng ( giá hiện hành ), trong đó quốc doanh đạt 726 tỷ, tốc độ tăng trung bình 17,3%/ năm, ngoài quốc đạt 2.024 tỷ, tốc độ tăng trung bình 15,4%/năm. Quốc doanh chiếm 26,2% tổng số. Nhìn chung thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng thuận tiện cho người sản xuât và người tiêu dùng Biểu 6 Tổng giá trị hàng hóa thị trường xã hội Đơn vị: tỷ đồng( giá hiện hành ) 1996 1997 1998 1999 2000 Giá trị hàng hoá TTXH 1673 1798 2321 2497 2750 - Quốc doanh 453 498 589 660 726 - Ngoài quốc doanh 1220 1309 1732 1837 2024 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Tây 7/2000 - Xuất khẩu Trong tổng giá trị hàng xuất khẩu thì giá trị hàng xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao Tốc độ xuất khẩu tuy có tăng nhưng giá trị thấp. Từ năm 1996, với sự tham gia của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổng giá trị xuất khẩu của của Hà Tây có tiến bộ. Hàng xuất khẩu của Hà Tây chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, hàng may mặc, thêu ren, nông sản như lạc nhân, chè, hoa quả chế biếm…đồ nhựa, đồ gia dụng. Hà Tây chưa có hàng hoá xuất khẩu mũi nhọn, một số xuất khẩu không ổn định. Biểu 7 Tình hình xuất khẩu 1996 – 2000 Đơn vị: Triệu USD 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng giá trị hàng xuất khẩu 14,9 18,5 29,8 36,0 40,0 - DN quốc doanh 6,7 9,5 10,4 14,0 15,0 - Ngoài quốc doanh 5,0 5,5 6,0 7,0 7,0 - XN có vốn đầu tư nước ngoài 3,2 3,5 13,4 15,0 18,0 Nguồn: Sở Thương mại và Cục thống kê Hà Tây 7/2000 - Nhập khẩu Nhu cầu nhập khẩu của Hà Tây là rất lớn và ngày càng tăng. Do xuất khẩu bị hạn chế, nguồn ngoại tệ có hạn vì vậy ảnh hưởng đến nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu vào Hà Tây chủ yếu là nguyên liệu sản xuất như: thuốc trừ sâu, phân bón, ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng khác… Song chủ yếu vẫn là thiết bị máy móc, vật tư, nguyên nhiên liệu. Tỷ trọng của hàng nhập khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khá cao. * Du lịch - Ngành du lịch được lãnh đạo tỉnh hết sức quan tâm, Tỉnh uỷ đã có dự thảo nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2005 và những năm tiếp theo. - Doanh thu năm 1996 từ du lịch đạt 85 tỷ đồng trong đó quốc doanh đạt 3 tỷ, ngoài quốc doanh đạt 82 tỷ. Năm 2000 thực hiện được 183 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình là 24,7%/năm, trong đó quốc doanh đạt 14 tỷ, tốc độ tăng trung bình 39%/năm, ngoài quốc doanh 124 tỷ, tốc độ tăng trung bình 23,6%/năm - Doanh thu từ du lịch của các công ty du lịch tại Hà Tây so với tiềm năng còn rất thấp, năm 2000 chỉ chiếm 2,5% GDP của toàn tỉnh. Do các hoạt động kinh doanh, tổ chức phục vụ, cơ sở vật chất, nội dung hoạt động du lịch chưa hấp dẫn, chưa mang sắc thái riêng của Hà Tây, phù hợp với cảnh quan truyền thống dân tộc, gắn với việc giữa gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Các hạn chế lớn đối với ngành du lịch hiện nay là: + Cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém. Các nhà khách, khách sạn, nhà nghỉ của tỉnh chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. + Kết cấu hạ tầng lạc hậu, mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. + Công tác tiếp thị mở tua, nội tuyến du lịch trong tỉnh, giữa tỉnh HàTây với các tỉnh bạn và nước ngoài còn hạn chế. + Tại các điểm du lịch, việc tổ chức hoạt động vui chơi giả trí rất nghèo nàn, chưa hấp dẫn du khách. + Môi trương du lịch đang bị tác động xấu: các chất phế thải rắn, phế thải hữu cơ… chưa có đủ điều kiện, phương tiện kịp thời thu gom, xử lý, rừng tự nhiên, động vật quý hiếm bị săn bắn, chặt phá. Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ, hướng dẫn viên du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch hiện nay. + Sự đầu tư của ngân sách tỉnh và chính phủ tuy đã được chú trọng nhưng vẫn còn nhiều bất cập d. Tài chinh – Ngân hàng *Tài chính - Hà Tây là tỉnh thu chưa đủ chi hàng năm, nhà nước phải trợ cấp ngân sách chi. Tỷ lệ huy động vào ngân sách so với tổng GDP thấp ( đạt khoảng 6 – 7% năm 1993 và 4,8% năm 1999) - Nhu cầu chi ngày càng tăng, mặc dù tỉnh đã hết sức tiết kiêm. Năm 1998 chi ngân sách địa phương vượt quá 760 tỷ, năm 1999 là 642,7 tỷ, năm 2000 là 700 tỷ, tăng 10% - 15%. Trong đó có các khoản chi lớn như: sự nghiệp giáo dục, y tế, ngân sách xã, quant lý nhà nước… hàng năm các nguồn chi này chiếm hơn 50% nguồn thu ngân sách địa phương. *Ngân hàng Các tổ chức ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả trong thanh toán, huy động vốn và tín dụng. Do lượng tiền huy động tăng, nên số lượng lượt người cho vay và số lượng đơn vị vay tăng. Diện cho vay được mở rộng tới nhiều ngành nghề khác nhau, qui mô từng bước lớn hơn, thời hạn vay kéo dài đến trung hạn, năm 1996 tổng vốn cho vay 1.541,3 tỷ đồng, năm1999 là 1.613 tỷ đồng tăng hơn 4,6% so với năm 1996 e. Kinh tế đối ngoại - Hà Tây đã tích cực đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại. Đến đầu năm 2000 Hà Tây có 35 dự án được cấp giây phép với tổng vốn đăng ký là 568 triệu USD, đã có 22 dự án đi vào sản xuất, sử dụng 3.656 lao động ( riêng lao động Hà Tây là 2.784 người ) , đòng góp vào ngân sách Hà Tây hàng năm hơn 100 tỷ đồng. - Trong 5 năm qua, số dự án đầu tư tăng thêm cả về số lượng và quy mô vốn đầu tư. Trong qua trình thực hiện, hoạt động của các dự án luôn luôn biến động: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, có 10 dự án khó khăn tạm dừng đầu tư xây dựng, 3 dự án đang xây dựng cơ bản chuẩn bị đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cho đến nay đã có 17 nước ( và vùng lãnh thổ ) đầu tư vào Hà Tây, đứng đầu là Đài Loan: 7 dự án, Malaysia: 4 dự án, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, úc mỗi nước có 3 dự án. Các nước khác như: Thuỵ Sĩ, Anh, Pháp, Hồng Không, Trung Quố, Ucraina, Singapo, Philippin có số dự án thấp hơn. - Các dự án đầu tư vào Hà Tây phần lớn vốn đăng ký dưới 10 triệu USD, số dự án có vốn pháp định trên 10 triệu USD thấp: chiếm 7/35 dự án, đặc biệt một số dự án vào Hà Tây đã 5 – 6 năm, vốn thực hiện so với tổng vốn đăng ký đạt thấp 30 – 50%, như: Cocacola, bia Hà Tây, chè Chính Nhân, Công ty TNHH Viet Pacific, Công ty VMEP… Đây là tình chung của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Biểu 22: cơ cấu đầu tư nước ngoài phân theo ngành kinh tế Ngành kinh tế Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng % Tổng số 35 674.347.949 100 Công nghiệp – xây dựng 27 581.010.489 86,1 Nông lâm ngư nghiệp 6 59.462.460 8,8 Dịch vụ 2 33.875.000 5,1 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tây 7/2000 - Kết quả cho thấy 86,7% vốn đầu tư và 77,14% số dự án tập trung vào các ngành công nghiệp và xây dựng, vốn và dự án đầu tư váo các ngành nông, lâm nghiệp, du lịch còn thấp. Trong ngành công nghiệp chủ yếu là sản xuất chế biến đồ uống ( Cocacola, bia Hà Tây ), hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, lắp ráp xe máy, ô tô…, sản phẩm xuất khẩu giá trij chưa cao. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Hà Tây được sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ giá trị bình quân khoảng 600.000 USD/năm. 3. Đánh giá về phát triển xã hội a. Giáo dục và đào tạo - Năm 1997 – 1998 ngành giáo dục đã xây dựng mới 751 phòng học, sửa chữa cải tạo được 2339 phòng. Sửa chữa đòng mới trên 30.000 bộ bàn nghế học sinh, cung cấp đủ sách giáo khoa và thiết bị trường học các năm học. Tỉnh đã được công nhận xoá mù chữ và phổ cập tiểu học 13/14 huyện - Tổng số học sinh phổ thông năm 1996 là 556.638 học sinh, năm 2000 là 578.905 học sinh, tăng bình quân 1,7%/năm ( trong đó học sinh THCS tăng 2,5%, học sinh PTTH tăng 13,6% ). Công tác đào tạo nghề cho thanh niên bước đầu được chú trọng. Tuy nhiên chất lượng giáo dục chưa toàn diện, một số nơi cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn. - Hiện nay, Hà Tây có 70 vạn người đi học chiếm 27% dân số đang đi học ở các học phổng thông. Tỉnh đã có 369 trường mầm non, 740 trường trung học phổ thông, tăng hơn năm học 1995 – 1996 là 26 trường. Trong đó số trương trung học tăng thêm 14 trường với 35.057 học sinh. Hàng năm tỷ lệ huy động nhà trẻ so với độ tuổi ra lớp đạt 29,3%, mẫu giao đạt 63% ( mãu giáo 5 tuổi đạt 96,5% ), số học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 90%. Học sinh tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận học nghề đạt 90%. - Kết quả đạt được của ngành giáo dục - đạo tạo là to lớn, nhưng còn nhiêu hạn chế, do thiều vốn xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học. Còn nhiều trường tạm, lớp học đơn sơ, học sinh học chay, thậm chí có địa phương do thiều trương lơp, học sinh phải đi học xa, nên vẫn còn nhiều trường hợp bỏ học ( Thạch Thất, Ba Vì ); lớp học quá đông 60 – 70 học sinh/lớp ( Hoài Đức ), do đó không khỏi khó khăn trong việc nâng cao lượng học sinh, chất lượng giáo dục; số giáo viên còn thiếu, mất cân đối ở các môn học, cấp học, đặc biết là đối với các vùng núi, bán sơn địa ( Ba Vì, Mỹ Đức, Chương mỹ ). Ngành giáo dục cần đòi hỏi rất lớn về vốn đầu tư của Nhà nước và nhân dân. b. Ngành Y tế -Hà Tây coi trọng công tác y tế nhằm chăm lo sức khoẻ cộng đồng, phát huy nguồn nhân lực của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 17 bệnh viên, với 4040 giường bệnh; 25 phòng khám đa khoa khu vực; 720 bac sỹ, không có xã trắng về y tế; 100% xã phường có trạm y tế, các trạm y tế được xây dựng ở khu vực rộng rãi, thoáng mát, chủ yếu là nhà cấp 4. - Với hệ thống cơ sở y tế nêu trên, việc thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sinh đẻ có kế hoạch, tiêm phòng dịch và chữa bệnh cho nhân dân được tiến hành tốt, bước đầu đạt nhiều kết quả tốt. - Cán bộ y tế tăng cường về số lượng và chất lượng. Năm 1999 có 5.090 người, trong đó có 3 tiến sỹ, 10 thạc sỹ và 778 bác sĩ có trình độ đại học và sau đại học, 115 dược sĩ đại học; 53,1% trạm y tế có bác sĩ, 100% trạm y tế có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh trung học. Năm 1999, ngành y tế đã khám cho 2.267.280 lượt người tăng 11,4% so với năm 1995. Các căn bệnh xã hội: lao, viêm phổi, đường hô hấp, tiêu chảy… dễ mắc, dễ gây tử vong giảm rõ rệt. Bệnh sốt rét, tả về cơ bản được xoá bỏ, tuổi thọ bình quân ở người tăng: 65 tuổi, trẻ em chết dưới một tuổi giảm 45‰ trẻ em lứa tuổi 5 chết giảm dưới 41‰ - Thành tích và kết quả đạt được của ngành y tế là to lớn. Tuy vậy, còn có xã phường chưa có trạm xá cố định, trang thiết bị các cơ sở y tế cơ bản nghèo nàn, thiều thốn, lạc hậu, xuống cấp. + Chất lượng khám chữa bệnh chưa cao + Chế độ chính sách với cán bộ y tế chưa đầy đủ + Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ít, đời sống cán bộ y tế còn nhiều khó khăn. IV.HƯớng lựa chọn đề tài Qua một thời gian tìm hiểu về tình hình của Sở kế hoạch và đầu tư và các tài liệu của Sở về tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh. Em nhận thấy rằng có một vấn đề rất cần được quan tâm đó là ngành du lịch của Hà Tây. Mặc dù có tiềm năng lớn và được thiên nhiên ưu đãi và trong những năm gần đây đã được Tỉnh đầu tư thích đáng nhưng vấn đề sử dụng vốn đầu tư còn nhiều bất cập dẫn đến chưa khai thác hết tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa hiệu quả. Để tìm một hướng đi mới cho du lịch Hà Tây và để cho ngành du lịch trở một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh thì ngành du lịch Hà Tây cần phải khắc phục nhiều vấn đề bất cập trong đó việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cần được chú trọng thích đáng. Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Hoa và các cô chú ở Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây, em lưa chọn và nghiên cứu đề tài “Định hướng và các giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nhằm phát triển ngành du lịch Hà Tây giai đoạn 2001- 2010” nhằm mục đích tháo gỡ những khó khăn đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC703.doc
Tài liệu liên quan