Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình

Quy mô và chất lượng tín dụng đang là vấn đề quan tâm hàng đầu tại các ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng Công thương Ba đình nói riêng. Hiện nay tốc độ phát triển khu vực KTNQD đã tăng lên nhanh tróng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây chính là tiềm năng để ngân hàng đưa ra những đề xuất nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề rất cần thiết cho hệ thống các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay.

doc71 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
83.37% 1.409 76,9% 1.626 77.06% - Công cụ nợ (kỳ phiếu, trái phiếu) 289 16,22% 424 23.1% 484 31% Tổng cộng 3.188 3.638 4.160 100 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng và luôn đạt tỷ trọng cao Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.160 tỷ đồng, tăng 522 tỷ (tương ứng với14,34%) so với năm 2004 và tăng 972 tỷ (tương ứng với 30,48%) so với năm 2003. BBiểu đồ1: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm Qua đây ta có thể nói rằng việc ra tăng nguồn vốn huy động là một thuận lợi lớn đối với ngân hàng, nó đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng một cách kịp thời, nếu huy động tăng thì khả năng cho vay cũng tăng lên. Nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng: trong năm 2005 đạt 2050 tỷ đồng, tăng 245 tỷ đồng so với năm 2004 chiếm tỷ trọng 13,57%.Năm 2004 đạt 1.805 tỷ đồng tăng 398 tỷ chiếm tỷ trọng 28,28% so với năm 2003, qua đó ta có thể thấy rằng trong những năm gần đây lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế không ngừng tăng lên trong đó thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư: trong năm 2005 đạt 2.110 tỷ đồng, tăng 277 tỷ đồng so với năm 2004 chiếm tỷ trong 15,11%, năm 2004 đạt 1.833 tỷ tăng 52 tỷ so với năm 2003 chiếm tỷ trọng là 2,91%, trong đó tiền gửi tiết kiệm năm 2005 đạt 1.833 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1.409 tỷ đồng, năm 2003 đạt 1.492 tỷ. đồng. Phát hành các loại giấy tờ có giá năm 2005 đạt 484 tỷ đồng, năm 2004 đạt 424 tỷ đồng, năm 2003 đạt 289 tỷ đồng. Trong tất cả các nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn tương đối ổn định nhưng lãi suất cao và thời gian gửi ngắn, huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn. Trong các năm gần ta thấy tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra rất phức tạp, đa số các ngân hàng đang cố gắng tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay ở mức có thể để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn. Trước tình hình đó NHCT Ba đình đã nỗ lực phấn đấu để đạt được chỉ tiêu kế hoạch và xứng đáng là đơn vị chủ chốt trong toàn nghành. 2.2.2. Hoạt động tín dụng Công tác tín dụng của chi nhánh luôn hướng trọng tâm là nâng cao chất lượng tín dụng, kiên quyết là không chạy theo số lượng, cơ cấu tín dụng cũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ cho vay đối với khu vực KTNQD. Đến ngày 31/12/2005 tổng dư nợ đạt 2.815 tỷ đồng, tăng 651 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 23,12% so với năm 2004). Năm 2004 tổng dư nợ đạt 2163 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 180 tỷ đồng; số liệu cụ thể được thể hiện qua biểu sau: Bảng 2:Tình hình tín dụng qua các năm của NHCT Ba đình Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cho vay Ngắn hạn 1.112 56.07% 1261 58.29% 1.850 65.71% Cho vay Trung DH 590 29.75% 632 29.21% 965 34.29% Cho vay uỷ thác ODA 281 14.17% 270 12.48% 0 0.00% Tổng dư nợ 1.983 100% 2163 100% 2.815 100% Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005. Trong những năm vừa qua hoạt động tín dụng của ngân hàng có những bước tăng trưởng đáng kể. Cho vay ngắn hạn liên lục tăng qua các năm cụ thể năm 2005 đạt 1850 tỷ đồng, tăng 589 tỷ đồng so với năm 2004( chiếm tỷ trọng 46,67%), năm 2004 tăng 149 tỷ đồng so với năm 2003 (chiếm tỷ trọng là 13,39%) Tín dụng trung và dài hạn cũng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2005 tăng 333 tỷ so với năm 2004 và tăng 375 tỷ so với năm 2003, song đây cũng được coi là hoạt động chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động của chi nhánh. Việc thu nợ đối với khách hàng tại chi nhánh luôn đạt chỉ tiêu được giao, tỷ nợ quá hạn rất thấp. Bên cạnh việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay là chủ yếu, chi nhánh còn mở rộng cấp tín dụng thông qua hình thức tài trợ uỷ thác và dịch vụ bảo lãnh, góp phần tạo điều kiện cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng chi nhánh cũng rất chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng. Ngân hàng thường xuyên sàng lọc, phân tích chất lượng tín dụng theo dõi chặt chẽ quá trính sử dụng vốn vay của khách hàng. Nhìn chung trong những năm gần đây chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, tập chung thu nợ và xử lý nợ, vì vậy mà chất lượng tín dụng được cải thiện hơn. Bên cạnh đó với các biện pháp nghiệp vụ mới mà nâng cao chất lưọng nghiệp vụ ngân hàng đã củng cố và giữ vững được khách hàng truyền thống cũng như thâm nhập thị trường tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại. Trong năm 2005 tình hình kinh tế có nhiều thay đổi lớn, giá một số hàng hoá tăng nhanh như xăng dầu,vàng. Tình hình chính trị trên thế giới không ổn định đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế, tỷ giá giữa các đồng tiền liên tục thay đổi, điều này gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ không chỉ riêng chi nhánh mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Trước những khó khăn như vậy nhưng Ngân hàng Công thương Ba đình vẫn đạt được những mục tiêu đã đề ra. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên tục tăng. Cụ thể tổng doanh số mua bán 493.370.638 USD tăng 220.116.762 USD bằng 180,55% so với năm trước, chênh lệch mua bán đạt 1.358 triệu đồng. 2.2.4. Thanh toán quốc tế Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng cụ thể là tổng giá trị thanh toán hàng xuất nhập khẩu là 2061 món đạt 159.009.733 USD tăng 20,8% so với năm 2004, trong đó thanh toán hàng nhập là 1890 món đạt 153.001.137 USD tăng 32% so với năm 2004. 2.2.5. Nghiệp vụ bảo lãnh Năm 2005 phát hành 1374 món với giá trị 308 triệu đồng. Đến ngày 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt được 496 triệu đồng so với cuối năm 2004 giảm 74 triệu đồng, nguyên nhân do chi nhánh đã hạn chế và giảm dần hạn mức tín dụng với một số doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải và xây dựng. 2.2.6. Công tác kho quỹ Công tác kho quỹ tại chi nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ theo chế độ quy định thu chi tiền mặt và ra vào xuất nhập kho tiền. Không để sai sót đảm bảo tuyệt đối tài sản của ngân hàng và khách hàng. Cụ thể doanh số thu chi tiền mặt cả năm là 11 tỷ đồng và 226.050.113 USD, phát hiện và thu giữ 245 tờ tiền giả tổng mệnh giá 21 triệu đồng, trả lại tiền thừa cho khách hàng 460 món với 47,7 tỷ đồng. Trong đó có món cao nhất là 50 triệu đồng Việt nam, ngoại tệ có món cao nhất là 1000USD. Kho quỹ trong năm 2005 được bảo đảm an toàn tài sản tuyệt đối. 2.2.7. Công tác kiểm tra kiểm soát Công tác kiểm tra kiểm soát luôn được chú trọng, thực hiện nghiêm túc các quy chế,quy trình nghiệp vụ của ngân hàng nhà nước và ngân hàng Công thương Việt nam, nên nhìn chung không có sai sót lớn, kịp thời chỉnh sửa những sai sót trong các mặt nghiệp vụ tín dụng, kế toán, tiết kiệm 2.2.8. Công tác tổ chức và phát triển mạng lưới Tuy mới được thành lập lại hoạt động trên địa bàn đang trong quá trình đô thị hoá, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn phòng giao dịch Tây Hồ đã đi vào nề nếp và đã có những kết quả khả quan, vốn huy động được 262 tỷ đồng, dư nợ cho vay 36 tỷ đồng các hoạt động dịch vụ về chuyển tiền, thanh toán mua bán ngoại tệ cũng đã có kết quả tốt. 2.2.9. Kết quả tài chính Với sự cố gắng phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên của chi nhánh nên lợi nhuận đã đạt mức 90,6 tỷ đồng vượt 5,681 tỷ đồng so với kế hoạch được giao, trích lập dự phòng rủi ro 32,899 tỷ đồng đủ chỉ tiêu kế hoạch được giao, thu nhập của người lao động đựợc tăng lên rõ rệt . 2.3. Thực trạng tín dụng đối với KTNQD tại NHCT Ba đình Hoạt động tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm gần đây đã được chú trọng hơn, xong đối với các ngân hàng đây vẫn là hoạt động kinh doanh mới mẻ so với doanh nghiệp quốc doanh.Ngân hàng Công thương Ba đình là một ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động tiền gửi trong dân cư, số lượng vốn mà ngân hàng huy động được ngày càng tăng. Tuy nhiên kết quả kinh doanh của Ngân hàng còn phụ thuộc vào việc ngân hàng đã cho vay như thế nào. Hiện nay KTNQD đang trở thành một thị trường tín dụng rộng lớn chiếm đầy tiềm năng và triển vọng để ngân hàng khai thác. Tuy nhiên KTNQD của ta còn nhiều bấp bên trong hoạt động nên chưa tạo niềm tin với nhà nước cũng như đối với ngân hàng, về các quy định và điều kiện của khu vực này cũng chặt chẽ hơn so với khu vực kinh tế quốc doanh. Trong những năm qua Ngân hàng Công thương Ba đình không ngừng mở rộng mạng lưới cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các phòng giao dịch được bố trí ở những địa bàn có hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp các hộ gia đình có thể vay vốn một cách thuận lợi. Để đánh giá hiệu quả cho vay đối với khu vực KTNQD của Ngân hàng Công thương Ba đình chúng ta hãy xem xét các chỉ tiêu cơ bản sau đây. 2.3.1. Tình hình dư nợ Công tác tín dụng của chi nhánh luôn hướng trọng tâm là nâng cao chất lượng tín dụng. Nhưng trong các năm gần đây dư nợ theo thành phần kinh tế đặc biệt là đối với khu vưc KTNQD có xu hướng tăng lên. Thông qua bảng số liệu sau đây Bảng 3: Dư nợ của chi nhánh phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng KTQD 1.435 72,36% 1.198 55,38% 1.498 53,21% KTNQD 548 27,63% 965 44,61% 1.317 46,78% Tổng dư nợ 1.983 100% 2.163 100% 2.815 100% Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005 Doanh số dư nợ đối với KTNQD liên tục tăng qua các năm: cụ thể năm 2005 tăng hơn so vơi năm 2004 là 352 tỷ đồng chiếm 16,27% so với tổng dư nợ. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 417 tỷ đồng, chiếm 21,02% so với tổng dư nợ.qua đây ta thấy múc dư nợ đối với khu vực KTNQD tăng cao nguyên nhân chủ yếu là các Doanh nghiêp ngoài quốc doanh hâù hết là các doanh nghiệp mới, ta thấy trong năm 2004 dư nợ của KTNQD tăng một cách đột biến, nguyên nhân là do chi nhánh đang cố gắng mở rộng tín dụng đối với KTNQD, trong khi đó thành phần KTNQD lại có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù số lượng dư nợ của khu vực KTNQD có tăng cao nhưng chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ so với tổng dư nợ. Biểu đồ 3: Dư nợ của chi nhánh phân theo thành phần kinh tế qua các năm 2003, 2004, 2005 Trong các năm gần đây ta thấy thầnh phần KTNQD vay vốn tại chi nhánh ngày càng nhiều và tăng lên liên tục qua các năm. Qoa đó cũng phản ánh được sự chuyển dịch cho vay đối với KTNQD 2.3.2. Doanh số cho vay Trong những năm gần đây nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ những nghành kinh doanh đơn thuần cạnh tranh với nhau để thu hút thêm khách hàng về phía doanh nghiệp, mà một doanh nghiệp như ngân hàng cũng không hề nằm ngoài quy luật đó.Ngân hàng Công thương Ba đình với mục tiêu tăng cường tín dụng, đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng tín dụng, lấy chất lượng làm trọng và phù hợp với cơ chế quản lý, giám sát của ngân hàng “Đã mở rộng cho vay đối với nhiều thị trường khác nhau trong đó có một thị trường thực sự có tiềm năng đó là kinh tế ngoài quốc doanh” Do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp ngày càng nhiều, hoạt động cho vay của chi nhánh được mở rộng. Doanh số cho vay đối với khu vực KTNQD ngày càng có xu hướng tăng lên, điều đó được thể hiên qua bảng sau: bảng 4a: Doanh số cho vay(VNĐ)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng KTQD 200 29.89% 212 14.8% 233 15.76% KTNQD 757 79.1% 1.220 85,19% 1.245 84.23% Tổng doanh số cho vay 957 100% 1.432 100% 1.478 100% Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm,2003,2004,2005 Bảng 4b: Doanh số cho vay(USD)của chi nhánh qua các năm 2003, 2004,2005 Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng KTQD 3.356.200 72.95% 3.356.641 57.26% 3.375.461 57.26% KTNQD 1.244.600 27.05% 2.412.657 41.82% 2.519.178 42.74% Tổng doanh số cho vay 54.600.800 100% 5.769.298 100% 5.894.639 100% Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005 Nhìn vào số liệu của 3 năm gần đây cho thấy cơ cấu cho thấy cơ cấu của chi nhánh vẫn tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh, cụ thể năm 2003 doanh số cho vay của doanh nghiệp quốc doanh chiếm 20,89% ( VND) và 72,95% ( USD), năm 2004 chiếm 14,82%(VNĐ) và 58,18% (USD), năm 2005 chiếm 15,76% (VNĐ) và 57,26%(USD). Bên cạnh việc cho vay đối với kinh tê n nhà nước thì chi nhánh cũng cố gắng cho các thành phần KTNQD vay Năm 2004 cơ cấu tín dụng đã dần thay đổi không tập trung vốn cho vay vào một số doanh nghiệp lớn mà còn dàn trải ra các thành phần kinh tế ngoài các doanh nghiệp truyền thống chi nhánh đã chú trọng đầu tư cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, tiêu biểu là công ty TNHH thương mại và xây dựng Sơn lâm Dư nợ 4,5 triệu đồng Năm 2005 tỷ lệ cho vay KTNQD tăng lên, nhiều doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, trong năm này có khoảng hơn 100 khách hàng mới đến vay vốn ngắn hạn để phát triển kinh doanh mở rộng sản xuất. Cùng với việc mở rộng số lượng các DNNQD, chính sách tín dụng đối với thành phần kinh tế này ngày càng có nhiều ưu đãi hơn, cho vay ngắn ạn là hợt động chủ yếu chủ yếu của chi nhánh để biết được doanh số cho vay phân theo thời hạn thông qua bảng sau Bảng 5a: Doanh số cho vay(VNĐ) KTNQD phân theo thời hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng Ngắn hạn 730 96,43% 1100 90,16% 1121 90,04% Trung và dài hạn 27 3,57% 120 9,83% 124 9,95% Tổng doanh số cho vay 757 100% 1.220 100% 1.245 100% Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Bảng 5b: Doanh số cho vay( USD) KTNQD phân theo thời hạn của chi nhánh qua các năm 2003, 2004, 2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng Ngắn hạn 1.100.345 88,4% 2.124.134 88,05% 2.124.112 84,32% Trung và dài hạn 144.255 11,59% 288.523 11,95% 395.066 15,68% Tổng doanh số cho vay 1.244.600 100% 2.412.657 100% 2.519.178 100% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Theo bảng trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm có xu hướng tăng dần cụ thế năm 2003 doanh số cho vay ngắn hạn là 730 tỷ đồng chiếm 96,43% ngoài ra còn cho vay bằng đồng ngoại tệ với số tiền là 1.100.120 USD, cho vay trung và dài hạn đat 27 tỷ đồng chiếm 3,56 %. Trong năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng tăng hơn so vơi các năm trước cụ thể cho vay ngăn hạn là 1.121tỷ đồng chiếm 90% và cho vay bằng đồng ngoại tệ lại giảm so với năm 2004 chiếm 84,32%. Để có thế thấy được cơ cấu cho vay đối với KTNQD phân theo thời hạn thông qua biểu đồ sau: Biểu đồ: Doanh số cho vay VND theo thời hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Biểu đồ: Doanh số cho vay USD theo thời hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Qua biểu trên ta thấy Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn qua các năm tăng dần, nhưng doanh số cho vay ngắn hạn lại lớn hơn rất nhiều so với cho vay trung và dài hạn, bởi nếu cho vay trung và dài hạn thì cần tài sản đảm bảo lớn nhưng đa số khách hàng khu vực KTNQD hầu hết là các doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ nên nhu cầu vay vốn của họ không lớn, ngoài ra khu vực này cũng chưa tạo được lòng tin cho ngân hàng, đây cũng là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.3.3. Doanh số thu nợ Bảng 6a:Doanh số thu nợ (VNĐ)của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng KTNQD 37 16,29% 39 66,1% 2.647 95,18% KTQD 190 83,7% 20 33,89% 134 4,8% Tổng doanh số thu nợ 227 100% 59 100% 2.781 100% Nguồn: báo cáo tài chính các năm 2003,2004,2005 của NHCT Ba đình Bảng 6b:Doanh số thu nợ ( USD)của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng USD Tỷ trọng KTNQD 30.560 4,36% 30.736 3,87% 2.677.139 46,45% KTQD 668.987 95,63% 761.670 96,12% 3.085.934 53,55% Tổng doanh số thu nợ 699.547 100% 792.406 100% 5.763.073 100% Nguồn: báo cáo tài chính các năm, 2003, 2004, 2005 của NHCT Ba Đình Song song với công tác mở rộng cho vay,chi nhánh đã đôn đốc công tác thu nợ nên trong 3 năm gần đây tình hình thu nợ tăng lên đáng kể, các doanh nghiệp trả nợ sòng phẳng không kéo dài để làm ảnh hưông đén chất lượng tín dụng .Qua bảng trên ta thấy được tình hình thu nợ trong 3 năm đã tăng dần cụ thể năm 2005 doanh số thu nợ so với năm 2004 tăng là 2722 tỷ đồng và 5033.526 USD, sự tăng trưởng vượt bậc này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ tín dụng và sự cố gắng của các thành viên trong nền kinh tế. Kết quả trên cũng phản ánh hiệu quả trong công tác quản lý nợ công tác thu nợ cũng như hoạt động kinh doanh đặc biệt là công tác thẩm định trước khi cho vay được thực hiên một cách kỹ càng do đó cũng đảm bảo được chất lượng tín dụng của chi nhánh. 2.3.4. Tình hình nợ quá hạn Bất kỳ một ngân hàng nào khi cho vay cũng gặp phải những rủi ro, như việc thu chậm, khó thu hoặc không thu được vốn lẫn lãi. Những rủi ro đó đã gây rất nhiều tổn thất cho ngân hàng. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu cơ bản để phản ánh rủi ro tín dụng mà các ngân hàng luôn phải đối mặt, nếu doanh số cho vay doanh số dư nợ gia tăng mà ngân hàng không thu đựoc nợ thì rõ ràng là việc cho vay đó không có chất lượng, cho vay được gọi là có chất lượng thì phải có tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Để thấy rõ tỷ lệ nợ quá hạn, cũng như tổng số nợ quá hạn của khu vực KTNQD cần xem bảng số liệu sau. Bảng7: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng tỷ đồng Tỷ trọng KTNQD 13 19,4% 16 20,51% 5,5 27,5% KTQD 54 80,59% 62 79,48% 14,4 72,5% Tổng số nợ quá hạn 67 100% 78 100% 20 100% Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2003, 2004, 2005 Nợ quá hạn đến cuối tháng 9/2005 lên tới 178 tỷ, số tiền trích của chi nhánh dự phòng rủi ro lên tới 112 triệu đồng, nhưng đến ngày 31/12/2005 sau khi xử lý rủi ro, thì nợ quá hạn và nợ ra hạn chỉ còn 65 tỷ, trong đó nợ quá hạn là 20 tỷ ta thấy nợ quá hạn và nợ ra hạn ngày càng giảm xuống. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số nợ quá hạn là rất nhỏ: Nợ quá hạn năm 2003 của khu vực KTNQD là 13 tỷ đồng chiếm 19,4% tổng nợ quá hạn,.năm 2004 nợ quá hạn là 16 tỷ đồng chiếm 20,51% tổng nợ quá hạn,năm 2005 nợ quá hạn chỉ còn 5,5 tỷ đồng chiếm 27,5%. Biểu đồ: Tình hình nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế của chi nhánh năm 2003,2004,2005 Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực KTNQD dần đã giảm xuống đồng thời cũng cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được cải thiện. Nhưng trên thực tế cũng có không ít những khoản nợ khó đòi đã quá hạn và cũng khó có khả năng thu hồi được. Ngoài các chỉ tiêu trên còn có một số các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dung khác như chỉ tiêu quay vòng vốn tín dụng , chỉ tiêu nay đánh giá khả năng quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng, nếu chỉ tiêu quay vòng vốn càng cao thì khả năng sử dụng vốn có hiêu quả cao 2.3.5. Chất lượng tín dụng đối với KTNQD Quy mô và chất lượng tín dụng có mối quan hệ khăng khít với nhau: Nếu chỉ mở rộng quy mô mà bỏ qua vấn đề chất lượng, sẽ dẫn đến rủi ro cao và dẫn đén những điều khó lường, ngược lại nếu chỉ nâng cao chất lượng mà với quy mô hẹp thì cũng ảnh hưởng đén lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, do đó mở rộng quy mô tín dụng thì nhất thiết phải xem xét đén chất lượng tín dụng . Chất lượng tín dụng được phản ánh qua nhiều các chỉ tiêu như nợ quá hạn, tỷ số nợ quá hạn, và tỷ số nợ quá hạn/dư nợ. Đây là chỉ tiêu cơ bản khi xem xét đến chất lượng tín dụng nếu nợ quá hạn/dư nợ càng cao chứng tỏ tín dụng cung cấp ra càng kém . Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đén nợ quá hạn của ngân hàng, các nguyên nhân này cũng có thể xuất phát từ phía khách hàng vì khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích,làm ăn thua lỗ thậm chí do cố tình lừa đảo ngân hàng … Về phía ngân hàng, phần lớn việc phát sinh nợ quá hạn là do cán bộ tín dụng chưa thực hiện tốt quy trình tín dụng, chưa sát sao trong việc giám sát các khoản vay ngoài ra cũng có thể do sự thay đổi của các định chế kinh tế, tài chính. Qua số liêu trên ta thấy nợ quá hạn khu vưc KTNQD ngày càng giảm dần, đây là một dấu hiệu rất tốt cho chi nhánh trong quá trình hoạt động của mình, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng trong các năm vừa qua đã đạt hiệu quả rất cao. 2.4. Đánh giá hoạt động tín dụng của NHCT Ba đình đối với KTNQD 2.4.1. Kết quả đạt được Trong hai năm gần đây nền kinh tế Việt nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc, đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá, song bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội vẫn bộc lộ những yếu kém làm ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế, thêm vào đó cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Các Ngân hàng thương mại hiện nay đều nhận thức rằng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là hướng ngỏ đầy tiềm năng cho việc chiếm lĩnh thị phần tín dụng. Vượt lên trên những khó khăn Ngân hàng Công thương Ba đình đã đạt được những kết quả đáng kể trong quan hệ tín dụng với khu vực kinh tế được coi là tiềm năng này cả trên hai mặt quy mô và chất lượng tín dụng. Quy mô tín dụng với khu vực KTNQD ngày càng tăng thể hiện ở doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong các năm qua ngày càng tăng, có rất nhiều khách hàng là DNNQD đến chi nhánh đển vay vốn và đã được ngân hàng đáp ứng đầy đủ. Đi đôi với mở rộng tín dụng song chi nhánh cũng luôn chú trọng tới đảm bảo chất lượng tín dụng. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực KTNQD còn cao, song hầu hết là không phải nguyên nhân từ phía ngân hàng mà những kết quả trên là do: Trong quan hệ tín dụng với khu vực KTNQD, chi nhánh luôn đáp ứng nhu cầu về vốn một cách nhanh chóng và có hiệu quả, luôn có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng uy tín và quan hệ lâu dài, do đó ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Ngân hàng đã thực hịên tốt chiến lược marketing đối với khách hàng, tìm hiểu thông tin về khách hàng, xem xét đáng giá và cung cấp dịch vụ kịp thời và đúng lúc. Đa dạng hoá các hình thức cho vay, lãi suất cho vay ngày càng phù hợp đối với KTNQD Chi nhánh luôn chú trọng tới công tác kiểm tra, quản lý nợ vay, nhờ đó mà tín dụng được mở rộng về quy mô và hạn chế được những khoản tín dụng nợ xấu, ngoài ra những kết quả mà chi nhánh đạt được còn do hoạt động ngày càng khởi sắc và phát triển của khu vực kTNQD cũng như sự điều chỉnh về môi trường chính sách hợp lý 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1. Tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được của Ngân hàng Công thương Ba đình trong quan hệ tín dụng với khu vực KTNQD là không thể phủ nhận, nhưng vẫn còn nhiều bất cập về quy mô và những biểu hiện tồn tại về chất lượng tín dụng. Trong thời gian qua ngân hàng đã mở rộng việc cho vay đối với KTNQD, tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng vẫn còn ít so với số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn hà nội. Doanh số cho vay KTNQD vẫn còn rất thấp không tương xứng với khả năng tín dụng của ngân hàng .Các khoản tín dụng chủ yếu là cho vay ngán hạn, cho vay trung và dài hạn là rất ít.Trong khi đó nhu cầu cả vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của kinh tế ngoài quốc doanh đang tăng. Để canh tranh với các doanh nghiệp nhà nước, các công ty nước ngoài và các công ty liên doanh đã và đang có thế mạnh về vốn, thì KTNQD rất cần có sự hỗ trợ vốn từ phía ngân hàng . + Về chất lượng tín dụng: Tình trạng nợ quá hạn của khu vực KTNQD là chủ yếu. Mặc dù đối với khu vực kinh tế nhà nước một khoản nợ xấu thường được nhà nước khoanh, nhưng tín dụng đối với kinh tế ngoài Quốc doanh vẫn là biểu hiện kém chất lượng, hơn nữa cơ cấu nợ quá hạn của KTNQD và tỷ lệ nợ khó đòi ngày càng gia tăng, qua đây ta thấy chất lượng nợ quá hạn rất thấp đó chưa tính đến nợ gia hạn:Cụ thể nợ quá hạn đến tháng 9 /2005 lên tới 178 triệu đồng và số tiền phải trích dự phòng rủi ro là 112 triệu đồng. 2.4.2.2. Nguyên nhân Trong công tác tín dụng đối với KTNQD của Ngân hàng Công thương Ba đình còn gặp rất nhiều khó khăn và tồn tại những nguyên nhân sau - Nguyên nhân về kinh tế: Chu kỳ kinh tế cũng có ảnh hưỏng rất lớn tới quy mô chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng cho KTNQD nói riêng, trong thời kỳ kinh tế đình trệ sản xuất kinh doanh bị thu hẹp dẫn tới hoạt động tín dụng giảm, nếu ở thời kỳ hưng thịnh nhu cầu tín dụng tăng thực tế nền kinh tế Việt nam trong 3 năm qua đã dần đạt được mức tăng trưởng ổn định ổn định, song ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã có những ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việt nam, tình hình này đã làm giảm cầu đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và khu vực KTNQD, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho quy mô về tín dụng khu vực KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình chưa cao. Quá trình ra nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế ở Việt nam kéo theo sự có mặt ngày càng gia tăng của hàng hoá và các công ty nước ngoài đặt ra thử thách lớn đối với doanh nghiệp việt nam đặc biệt là khu vực KTNQD với xuất phát điểm không cao và không được sự trợ giúp của nhà nước như các doanh nghiệp của nhà nước làm cho nợ quá hạn của khu vực KTNQD tăng cao - Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Việc cho vay kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng có hiệu quả chưa cao trước hết là do những yếu tố từ phía ngân hàng + Thứ nhất: Lãi suất cho vay của ngân hàng chưa linh hoạt, chỉ áp dụng mức lãi suất chung cho tất cả các thành phần kinh tếvà cho tất cả các loại khách hàng, trong khi đó hoạt động của các thành phần này có tính chất khác nhau nên kết quả kinh doanh cũng khác nhau, việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ khác nhau. Vì vậy có những chính sách ưu đãi để thành phần KTNQD được đến ngân hàng nhiều hơn + Thứ hai: Kì hạn nợ chưa tương xứng với thời gian quay vòng vốn của doanh nghiệp, việc xác định kỳ hạn nợ phù hợp với khoản thu của doanh nghiệp là rất quan trọng,đảm bảo cho nguồn thu của doanh nghiệp lại đúng lúc giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Nhưng việc định kỳ hạn nợ của Ngân hàng Công thương Ba đình đôi khi chưa phù hợp, dẫn đến kỳ hạn trả nợ ngắn hơn thời gian quay vòng vốn của doanh nghiệp do đó món nợ chuyển thành nợ quá hạn + Thứ ba: Tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản, ngân hàng đã coi tài sản thế chấp như một bảo bối khi món vay không được hoàn trả đúng hạn, trong khi đó tài sản thế chấp cũng chứa đựng nhiều rủi ro, mặt khác các doanh nghiệp NQD, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập không có tài sản thế chấp và giấy tờ hợp lệ về quyền sở hữu vì chưa có cơ quan chính thức cấp xác nhận quyền sở hữu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khu vực KTNQD. Công tác kiểm tra gặp nhiều khó khăn, việc kiểm tra kiểm soát vốn vay của khách hàng qua các số liệu đièu tra nhiều khi không đúng với tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Biên bản kiểm tra của cán bộ tín dụng đối với khách hàng đều cho biết khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích nhưng trên thực tế lại không phải như vậy. Đây cũng là những lý do làm phát sinh các khoản nợ quá hạn và nhất là các khoản nợ khó đòi Ngân hàng thiếu thông tin tín dụng dẫn dến những quyết định sai lầm trong khâu thẩm định, một số có trình độ lừa đảo tinh vi mà cán bộ tín dụng không nhận biết được, đây là nguyên nhân của tình trạng thủ tục nhiêu khê mà nợ quá hạn vẫn gia tăng. Ngân hàng còn thiếu tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh, phụ thuộc quá nhiều vào sự chỉ đạo của ngân hàng Công thương Việt nam. Ngân hàng chưa thực sự mạnh dạn khi thực hiện cho vay đối với KTNQD vì sợ mất vốn, chính vì vậy mà doanh số cho vay qua các năm đã giảm sút. Ngân hàng chưa đặt niềm tin vào khách hàng, điều này đã tạo tâm lý “mặc cảm” đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh họ không đến vay vốn ngân hàng mà họ đi nới khác vay vốn ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Tuy đã áp dụng một số cách tiếp cận với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhưng ngân hàng chưa chủ động tìm tòi, đến tận nơi để chào hàng chủ yếu vẫn là khách hàng có nhu cầu tự tìm đến ngân hàng. - Đội ngũ cán bộ ngân hàng phần lớn đã được đào tạo một cách cơ bản và có nhiều đóng góp trong quá trình đổi mới ngân hàng, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên với sự phát triển nhanh tróng của công nghệ ngân hàng, và đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động tiền tệ trong cơ chế thị trường thì lực lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng không chuyển biến kịp thời để có thể thích nghi với điều kiện mới. Mỗi khi cán bộ tín dụng không thực hiện tốt công việc của mình, không đưa ra những quyết định kịp thời, chính xác thì hoạt động cho vay gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi Hơn nữa, ngân hàng chưa thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với các cán bộ tín dụng, mức lương còn chưa thực sự thoả đáng đối với cán bộ tín dụng,chưa quy định rõ món vay thuộc về trách nhiệm của ai nên đôi khi có hiện tượng cán bộ lỏng lẻo trong khi xét cũng như giám sát dự án vay vốn * Nguyên nhân từ phía khách hàng Hệ thống sổ sách của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầy đủ, tuy nhiên ngân hàng rất khó tiếp cận để thu thập, nhiều khi khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, chính những điều này đã gây sai sót trong quá trình thẩm định và gây ra những rủi ro tín dụng. Hiệu quả hoạt động KTNQD còn rất kém, hầu hết các doanh nghiệp NQD thường không có kế hoạch tài chính dài hạn, chỉ quen với sản xuất quy mô nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn khi mở rộng sản xuất, sản phẩm thiếu đa dạng, chất lượng chưa cao đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc làm ăn thua lỗ gây ra nợ quá hạn tại ngân hàng Công thương Ba đình. Chính vì vậy mà ngân hàng không muốn cho vay đối với KTNQD với số lượng lớn, nhu cầu nguồn vốn từ bên ngoài đặc biệt là vốn vay ngân hàng tăng nhanh theo sự mở rộng sản xuất, nhưng các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về vấn đề đảm bảo tiền vay để có thể tiếp cận được nguồn vốn vay. Uy tín của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với ngân hàng đang còn rất thấp, việc sử dụng vốn vay của ngân hàng sai mục đích cón nhiều, khách hàng vay vốn ngắn hạn nhưng lại sử dụng đầu tư trung và dài hạn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn. - Các nguyên nhân khác Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội có những bước chuyển biến đáng kể, số lượng ngân hàng tham gia hoạt động trên thi trường ngày càng nhiều làm cho sự canh tranh ngày càng phức tạp hơn. Các ngân hàng ngày càng đưa ra nhièu chính sách hấp dẫn để thu hút khách hàng; như lãi suất cho vay luôn thấp hơn so với lãi suất huy động. Hoạt động kinh doanh tiền tệ rất nhạy cảm chịu tác động mạnh mẽ nhiều yếu tố trong nước.Trong hai năm 1999 và 2000.nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tình hình kinh tế trì trệ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vốn đã nhỏ nay lại chịu tác động của những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế và lâm vào cảnh bế tắc, làm ăn kém hiệu quả không trả nợ được ngân hàng dẫn đén tỷ lệ nợ quá hạn cao, đồng thời các đơn vị ngoài quốc doanh cũng thu hẹp khả năng sản xuất kinh doanh của mình, do đó nhu cầu vay vốn cũng giảm, khi kinh tế khủng hoảng giá cả bất ổn, đặc biệt trong mấy năm gần đây giá đất thay đổi liên tục gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NHCT BA ĐÌNH 3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình 3.1.1. Định hứớng phát triển hoạt động tín dụng đối với KTNQD trong thời gian tới Là một dơn vị thành viên có những đóng góp tích cực trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam. Ngân hàng Công thương Ba đình căn cứ vào tình hình hoạt động của năm 2005 và điều kiên thực tế đã đề ra những chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2006 là: * Tổng nguồn vốn huy động 4720 tỷ, trong đó VND là 3.950 tỷ * Dư nợ cho vay nền kinh tế 2800tỷ, trong đó VND là 1.977 tỷ Trong đó tỷ trọng nợ sấu dến ngáy 31/12/1006 là 1,07% * Xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ được xử lý là 43. tỷ đồng * Thu dich vụ ngân hàng gấp hai lần thực hiện năm 2005 * Lợi nhuận chưa chích DPRR là 140 triệu đồng Để đạt đựoc những mục tiêu trên thì ngân hàng phải thực hiện một số nhiệm vụ sau : Tích cực giữ vững hoạt động huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn huy động, duy trì ổn định khách hàng truyền thống + Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao dần tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất…Kiên quyết không phát sinh nợ quá hạn + Tăng cường số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, mở thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch, các quỹ tiết kiệm, đồng thời tuyên truyền quảng bá các sản phảm mới. + Mở rộng cho vay đối với KTNQD, nâng cao chất lượng cũng như số lượng: Tập trung vào các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh rõ ràng, lâu dài và có vốn tự có tương ứng tham gia vào hoạt động kinh doanh. + Xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp từ giai đoạn đầu đi vào hoạt động để tạo mối quan hệ bền vững lâu dài. - Nâng cao chất lượng tín dụng bảo đảm an toàn vốn: tiếp tục khai thác các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời phân tích đánh giá, chọn lọc xếp hạng khách hàng vay vốn để xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Phân công cho từng cán bộ tín dụng chiựu trách nhiệm thu nợ của từng đơn vị đã được xử lý theo kế hoạch được giao. - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vu cho cán bộ một cách căn bản, đặc biệt là kỹ năng công nghệ mới,công tác tuyển dụng lao động cần có những yếu tố đầy đủ như vấn đề đạo đức, năng lực trình độ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngày càng cao. - Đối với khu vực ngoài quốc doanh thì Ngân hàng Công thương Ba đình có định hướng là tiếp tục mở rộng quan hệ tín dụng với khu vực này, thông qua duy trì mối quan hệ với khách hàng có uy tín lâu năm chủ động tìm kiếm những khách hàng và các dự án để đầu tư cho vay, tìm và tiếp cận và tìm hiểu những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao tỷ trọng cho vay đối với khu vực kinh tế này. + Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế này: Cùng là một doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, vì mục tiêu lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận là điều các ngân hàng thương mại rất quan tâm.Kinh doanh ngân hàng là loại kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và hậu quả là những tổn thất về mặt kinh tế. Trong khi đó lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nó phản ánh chất lượng của quá trình kinh doanh, nó bao gồm quy mô và độ an toàn tín dụng chính vì vậy mở rộng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng .Ngân hàng Công thương Ba đình luôn tạo điều kiện để khách hàng có thể tiếp cận với nguồn tín dụng nhưng không có nghĩa là ngân hàng cung cấp tín dụng tràn lan để chạy theo quy mô, phải có sự chọn lọc kỹ càng trước khi quyết định cho vay, đặc biệt đối với khu vực KTNQD một khu vực mang nhiều rủi ro cao. Những quan điểm và định hướng cho hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng giành cho khu vực KTNQD nói riêng sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng này. 3.2. Giải pháp nhằm mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng đối với KTNQD tại Ngân hàng Công thương Ba đình 3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh Để có hướng đi đúng phù hợp với khả năng thực tiễn sẽ là một tiền đề quan trọng, do đó để thành công thì việc lập ra một chiến lược kinh doanh của ngân hàng ngay từ đầu là hết sức cần thiết. Chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là chất lượng và quy mô tín dụng, nếu ngân hàng không vạch ra chiến lược kinh doanh thì đồng nghĩa với việc ngân hàng không lường trước được những khó khăn của thị trường, chính vì vậy mà không có biện pháp kịp thời để đối phó. Ngoài ra ngân hàng cần phải tiếp tục mở rộng quan hệ tín dụng đối với đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh trên đia bàn Hà nội, đẩy mạnh tốc độ dư nợ, đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ, đưa ra các mức lãi suất phù hợp 3.2.2. Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Trong bất cứ thời đại nào thì yếu tố con người là vấn đề không thể thiếu và đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người cũng không nằm ngoài quy luật đó, chính vì vậy kết quả hoạt động này phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ tín dụng. Trong thực tế do tính phức tạp của kinh tế thị trường, sự khó khăn trong công tác cho vay thì đòi hỏi cán bộ tín dụng có kiến thức chuyên môn giỏi, và cả những kiến thức khác. Để có được điều này thì Ngân hàng Công thương Ba đình cần phải thi tuyển người thật sự có năng lực, có trình độ, ưu tiên những người đã có kinh nghiệm trong tín dụng . Đối với những cán bộ quản lý kinh doanh thì không chỉ nâng cao nghiệp vụ tín dụng mà cần nắm chắc các nghiệp vụ khác của ngân hàng Ngoài nâng cao trình độ quản lý thì bộ phận cán bộ tín dụng trực tiếp giao dịch với khách hàng cần được chú trọng vì đội ngũ này trực tiếp gặp gỡ khách hàng, những ấn tượng mà họ tạo ra ảnh hưởng uy tín của ngân hàng, ngân hàng cần phải có chế độ thưởng phạt đối với nhân viên của mình, phải gắn lợi ích của cán bộ tín dụng với hiệu quả đầu tư tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm và tinh thần của cán bộ trong công việc, quy chế làm việc phải gắn liền với hiệu quả làm việc, thường xuyên tổ chức những cuộc hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp. 3.2.3. Đẩy mạnh marketing ngân hàng tăng sức hấp dẫn của sản phẩm Do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao do đó việc giữ vững khách hàng là vấn đề rất khó khăn. Các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải tìm cách thu hút khách hàng để có được điều này thì ngân hàng phải đẩy mạnh hoạt động marketing. + Hoạt động này bao gồm các nội dung sau Thứ nhất: nghiên cứu thị trường thì phải nghiên cứu nhu cầu vốn vay và dịch vụ mới kèm theo mà khách hàng cần, qua nghiên cứu sẽ giúp ngân hàng trả lời các câu hỏi họ là ai? họ cần gì?lúc nào? ở đâu? Để tiến hành nghiên cứu được nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng phải tiến hành phân tổ, nhóm khách hàng theo các tiêu thức lựa chọn trên cơ sở đó để hiều được bản chất, đặc điểm quy mô nhu cầu của khách hàng Thứ hai: Ngân hàng cần tổ chức quản lý tốt hơn việc xây dựng mạng lưới thông tin từ phía khách hàng, đó là những thông tin về tài chính, thông tin về năng lực quản lý, quan hệ thanh toán và cả những thông tin liên quan đến tín dụng, tất cả những công việc này chỉ nhằm một mục đích là nâng cao chất lượng tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng Thứ ba: nghiên cứu xây dựng mục tiêu kế hoạch đầu tư trung và dài hạn theo chiến lược của khu vực KTNQD, tăng cường công tác tiếp thị, tìm hiểu các tổ chức kinh tế các doanh nghiệp trên địa bàn, luôn luôn có thái độ đúng mực với khách hàng. Đặc biệt để KTNQD ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với nguồn tín dụng của ngân hàng, thì ngân hàng phải luôn tạo điều kiện giúp đỡ nếu trong phạm vi quyền hạn của ngân hàng . 3.2.4. Tập trung đầu tư công nghệ mới hiện đại trong Ngân hàng Ngày nay công nghệ cũng là một yếu tố không thể thiếu trong ngân hàng, nó giúp cho quá trình thực hiện nhanh hơn do đó giảm được tối đa thời gian cho khách hàng và làm cho bộ máy ngân hàng cũng dỡ cồng kềnh hơn. Chính vì vậy yếu tố thời gian cũng như sự tiện lợi do ngân hàng tạo ra cũng là một trong những nguyên nhân co thể giữ khách hàng, bởi khách hàng không chỉ có nhu cầu vay vốn mà ngoài ra còn sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ do ngân hàng cung ứng. Do đó công nghệ tiên tiến là yếu tố cần đáng quan tâm trong xu thế cạnh tranh và phát triên của ngân hàng. 3.2.5. Thực hiện tài sản bảo đảm. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bảo toàn và phát triển vốn luôn là nhiệm vụ cơ bản được đặt lên hàng đầu. Để bảo toàn vốn thì một nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động tín dụng là khoản bảo đảm tiền vay. Đó là cơ sở pháp lý để NH có thêm nguồn thu nợ ngoài nguồn thu thứ nhất. Có hai hình thức bảo đảm đó là bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật, lựa chọn hình thức nào còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng và KH. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng là phải tìm ra những hình thức bảo đảm tốt nhất cho KH ở từng loại tín dụng, nghĩa là sử dụng các phương thức đảm bảo tiền vay vừa chặt chẽ lại vừa linh hoạt, không chỉ thực hiện kỹ lưỡng và theo đúng quy định của pháp luật khi đặt ra bảo đảm mà trong đó phải giám sát chi tiết bảo đảm trong thời hạn tín dụng. Muốn vậy trong quá trình lập hồ sơ thẩm định yếu tố đảm bảo tiền vay cần phải thực hiện một cách chính xác khách quan và trung thực nhăm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Hiện nay rất nhiều khách hàng có liên hệ với nhiều ngân hàng, vì vậy không loại trừ khả năng một tài sản được dùng để bảo đảm ở nhiều nơi và họ dùng bản sao công chứng để làm thủ tục vay vốn, do đó ngân hàng cần kiểm tra chính xác của giấy tờ này một cách cẩn thận, thiết lập mối quan hệ thường xuyên với phòng công chứng của khách hàng. Với những tài sản là động sản thì người vay phải nộp hiện vật hoặc hợp đồng cho thuê kho bảo đảm, có hợp đồng giữa hai bên về chế độ quản lý, bảo hiểm hàng hoá trong kho, đồng thời cán bộ tín dụng cần giám sát chặt chẽ tài sản để nắm bắt được thực trạng tài sản đó, với bất đống sản là phương tịên kinh doanh ngân hàng cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên tình hình sử dụng các tài sản trên để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra rủi ro với khách hàng vay vốn. Không chỉ nắm giấy tờ hay hiện vật của tài sản đảm bảo mà trước khi thẩm định giá trị của tài sản, ngân hàng cần phải đánh giá đúng mức, có tỷ lệ dự phòng giảm giá khi xác định mức độ cho vay và phải tuân thủ đúng theo quy định. Cán bộ tín dụng cần nắm chắc được giá cả thị trường tránh gây ra tình trạng KH không trả được nợ mới phát hiện giá trị thực thấp hơn giá trị được đánh giá, điều này sẽ gây thất thoát vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng không nên coi tài sản thế chấp là chỗ dựa cho số tiền vay, không nên tuyệt đối hoá tài sản thế chấp cho dù tài sản thế chấp là cơ sở giúp ngân hàng có khả năng thu nợ vay khi KH không có khả năng trả nợ . Bởi vì mục đích của ngân hàng cho vay là giúp KH có vốn để duy trì hoạt động sản xuất , hơn nữa không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để thu hồi nợ một cách kịp thời mà điều quan trọng để quyết định cho vay là uy tín, năng lực tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. 3.2.6 Phát triển hệ thống thông tin khách hàng, mở rộng địa bàn phục vụ Vai trò của hệ thống thông tin hết sức quan trọng đối với ngân hàng, đặc biệt là thông tin tín dụng. Thông tin tín dụng cho ta biết các thông tin về khách hàng, ngân hàng cạnh tranh, các thông tin về kinh tế thị trường, thông tin về văn hoá, xã hội tình hình chính trị trong và ngoài nước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chi nhánh cần thu thập các thông tin về cung cầu, tỷ giá hối đoái trên thị trường trong và ngoài nước, nếu thông tin tín dụng càng đầy đủ, thì việc mở rộng cho vay càng được thuận tiện ngoài ra chất lượng tín dụng cũng tốt hơn 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước Trong xu thế cạnh tranh gay gắt và đang trên tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc các doanh nghiệp việt nam cạnh tranh với nhau trong một quốc gia cũng đã gặp không ít khó khăn cũng chưa nói đến vấn đề cạnh tranh với các nước trong khu vực .Do đó có một số kiến nghị sau Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế,tạo điều kiện để cho các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích đầu tư Đảng và nhà nước cần thống nhất hơn nữa các quan điểm chỉ đạo phát triển khu vực KTNQD, song cần phải khẳng định hơn những vấn đề tập trung trong khu vực này, phải coi đây là mục tiêu lâu dài trong phát triển kinh tế, tạo tâm lý ổn định cho nhà đầu tư trong và ngoài nước để họ có thể tích cực tham gia đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất giữa các bộ nghành có liên quan trong việc tổ chức cũng như quản lý hoạt động của kinh tế ngoài quốc doanh. Cần nắm rõ vai trò của KTNQD trong việc phát triển kinh tế của đất nước để có định hướng, chính sách khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, thực hiện chế độ cải cách hành chính đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học công nghệ giúp các đơn vị nắm được đường lối của đảng đã vạch ra, phải hỗ trợ thông tin xúc tién việc làm, cần phải có cơ chế phương tiện bảo đảm cho khu vực KTNQD nhận được những thông tin cần thiết về pháp luật - Nhà nước cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất để làm tăng các biện pháp đảm bảo tiền vay cho ngân hnàg, mặt khác thông qua đó việc cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng được mở rộng và có chất lượng hơn 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Công thương Ba đình nói riêng thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh thì đòi hỏi ngân hàng nhà nước cần phải có sự quan tâm sau + Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể và đầy đủ trong hoạt động cho vay của chi nhánh đối với kinh tế ngoài quốc doanh có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng Công thương Ba đình Tiếp tục nâng cấp hiện đại hoá trang thiết bị cho các ngân hàng, nâng cấp hệ thống thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh hoạt động tốt hơn giúp cán bộ tín dụng có được đầy đủ, chính xác thông tin tình hình của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, mặt khác các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng hiểu về ngân hàng mà mình vay vốn nhiều hơn 3.3.3. Đối với NHCT việt nam Để đơn giản hoá các thủ tục vay vốn, đề nghị Ngân hàng Công thương việt nam nghiên cứu hướng dẫn các chi nhánh khi cho vay các doanh nghiệp chỉ cần lập bảng kê chứng từ hàng tháng, tuỳ theo số lượng chứng từ phát sinh, có xác nhận của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị là cơ sử pháp lý để ngân hàng giải quyết cho vay vốn - Hỗ trợ ngân hàng Công thương Ba đình về mặt kinh phí trong công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn của cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng - Phối hợp chặt chẽ với ngân hàng nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất. 3.3.4. Đối với ngân hàng Công thương Ba đình Đẩy nhanh tiến độ chương trình hiện đại hoá ngân hàng, làm cơ sở đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ mới Tăng cường công tác kiểm tra,kiểm soát nội bộ, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động kinh doanh - Kịp thời có văn bản hướng dẫn thực hiện các nghị định của chính phủ và ngân hàng nhà nước về tín dụng, đảm bảo rõ ràng chi tiết không chồng chéo với các văn bản khác. - Phối hợp với các cơ quan ban nghành khác thu thập thông tin tín dụng đầy đủ kịp thời cung cấpvà hỗ trợ cho các phòng ban. 3.3.5. Đối với khu vực kinh tế ngoàì quốc doanh Hoạt động tín dụng có chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào người sử dụng vốn vay. Trong thời gian qua KTNQD đã chứng tỏ vai trò của mình đối với nền kinh tế, tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp vẫn làm mất uy tín của mình, làm ăn lừa đảo, thua lỗ, phá sản, sử dụng vốn vay sai mục đích, đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn nợ, dẫn tới nợ quá hạn gia tăng.Chính vì vậy khu vự kinh tế này cũng phải có hướng đi riêng Thứ nhất: Phát huy hết năng lực sản xuất kinh doanh của mình, học tập cách quản lý tiên tiến, không nên chủ quan nóng vội trong kinh doanh Thứ hai: Phải khai thác tối đa nguồn vốn tự có của mình và huy động các nguồn vốn khác phục vụ cho phương án kinh doanh với yêu cầu tiết kiệm đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả Thứ ba: Phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán của nhà nước Thứ tư: Sử dụng vốn vay của ngân hàng đúng mục đích, không gian lận, luôn hợp tác với Ngân hàng một cách có thiện chí, nếu có khó khăn thì phải cùng Ngân hàng và các cơ quan chức năng tháo gỡ. KẾT LUẬN Quy mô và chất lượng tín dụng đang là vấn đề quan tâm hàng đầu tại các ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng Công thương Ba đình nói riêng. Hiện nay tốc độ phát triển khu vực KTNQD đã tăng lên nhanh tróng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây chính là tiềm năng để ngân hàng đưa ra những đề xuất nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề rất cần thiết cho hệ thống các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay. Qua tìm hiểu và nghiên cứu tại ngân hàng Công thương Ba đình em cũng đã nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng đối với KTNQD. Em đã mạnh dạn đưa ra những đề xuất nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Ba đình nói chung và hệ thông Ngân hàng Công thương nói riêng. Do thời gian thực tập có hạn,cùng với những hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình và sự góp ý của thầy cô, và chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba đình để em có thể nhận thức rõ về đề tài mà em đang nghiên cứu. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của tâp thể cán bộ chi nhánh Ngân Hàng Công thương Ba đình và sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, đặc biệt là cô giáo - thạc sỹ Phạm Hồng Vân đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Phan Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Thu Thảo. 2002 Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê TS. Lê Thẩm Dương, TS Hồ Sĩ Diệu., Tín dụng Ngân hàng PGS.TS Lê Văn Tư, 1997. Tiền tệ tín dụng ngân hàng Các tạp chí ngân hàng, 2003, 2004,2005 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nhà xuất bản thống kê Mishkin. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính Luật các tổ chức tín dụng , nhà xuất bản chính trị quốc gia. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba đình, 2003,2004,2005 Hoàng Xuân Quế,Nghiệp vụ ngân hàngTW. Nhà xuất bản thống kê,2003 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0243.doc
Tài liệu liên quan