Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dược phẩm trung ương I

Cải cách thủ tục hành chính.Thủ tục hành chính cồng kềnh, cửa quyền của cơ quan quản lý nhà nước cũng gây rất nhiều phiền hà. cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy thủ tục hành chính cần đảm bảo gọn nhẹ, thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Đây là điều kiện hết sức quan trọng và thị trường thì luôn biến động, vì vậy nếu bỏ lỡ cơ hội kinh doanh sẽ làm ăn không có lãi thậm chí thua lỗ. - Luật pháp cần đưa ra những biện pháp xử lý đối với tình trạng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp dưới dạng các khoản nợ,nhằm giảm các thiệt hại do điều này gây ra.

doc66 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dược phẩm trung ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãi ròng) 802.436 0,18% 2.487.649 0,48% 3.202.443 0,55% 1.685.213 210% 714.794 22,3% Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đều tăng trên 10% đặc biệt tăng cao trong năm 2001 là 19% ,công ty cần tiếp tục phát huy. Gía vốn hàng bán khá ổn định về số tương đối nhưng lại tăng theo số tuyệt đối tương ứng với tỷ lệ tăng số tuyệt đối của doanh thu ,như vậy là chưa có sự thay đổi trong việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm các loại chi phí. Lãi trước thuế có chiều hướng giảm về số tương đối nhưng lại tăng về số tuyệt đối ,năm 2001 tăng 584 267 000 đồng (15%) , năm 2002 tăng 222 345 000 đồng (5%) .Nhưng lãi sau thuế có chiều hướng tăng mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối ,đặc biệt có sự “ thăng hoa”ở năm 2001,một con số kỷ lục : tăng 1685 213 000 đồng (210%) so với năm 2000, năm 2002 tăng 22,3% so với năm 2001 và tăng 89% so với năm 2000.Sở dĩ có sự khác nhau về xu hướng phát triển của 2 loại lãi này là do sự giảm mạnh của thuế vốn phải nộp năm 2001 giảm 30% ,năm 2002 hoàn toàn không phải nộp thuế vốn. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý chiếm tỷ lệ không nhỏ trong lãi gộp của công ty,mặc dù chi phí bán hàng đã có chiều hướng giảm về số tương đối ( song vẫn tăng về số tuyệt đối năm 2001 tăng 2 670 590 000 đồng = 17%,năm 2002 tăng 1 272 464 000 đồng = 6,9% ) nhưng chi phí quản lý lại có chiều hướng tăng lên rất mạnh năm 2001 tăng 21,4% so với năm 2000, năm 2002 tăng 20,2 % so với năm 2001,tăng 24,5% so với năm 2000.Chi phí tăng một phần nữa là do từ năm 2001 công ty đưa hệ thống kho GSP vào sử dụng chi phí quản lý,chi phí tiền điện tăng ; Từ năm 2001 thị trường ngoại hối bất ổn ,tỷ giá ngoại tệ luôn biến động nên chi phí hoạt động tài chính tăng.Tất cả ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của công ty - đó là điều không mong muốn .Công ty cần có những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu những chi phí trên. * Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2000-2002: Bảng 4: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng 1.Vốn bằng tiền 5 081 069 16.1% 4 145 487 14.4% 2. Phải thu 4 848 239 15.3% 3 103 693 10.8% 3. Hàng tồn kho 23 418 363 74.2% 22 000 013 76.3% 4. TSCĐ 3 306101 10.5% 99 814 0.3% 5. Nợ ngắn hạn 22 190 027 70.3% 22 624 066 78.5% 6. Nợ dài hạn 2 293 144 7.3% 2 676 999 9.3% 7. Vốn chủ sở hữu 2 008 463 6.3% 2 994 926 10.4% Cộng 31 572 703 100% 31 572 703 100% 28 822 499 100% 28 822 499 100% - Trong năm 2001 nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 31 572 703 000 đồng tăng 24 % so với năm 2000 ,xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu nằm trong hàng hoá tồn kho (74.2%) nguồn vốn chủ yếu lấy từ khoản Nợ ngắn hạn(70.3%) về lý thuyết đây là điều hoàn toàn hợp lý vì công ty là một doanh nghiệp thương mại .Một điều hợp lý trong việc sử dụng vốn là : trong năm công ty có đầu tư xây dựng mới kho GSP tăng lượng TSCĐ (10.5%) lấy từ nguồn vốn Nợ dài hạn(7.3%)và Vốn chủ sở hữu (6.3%). - Trong năm 2002 Nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 28 822 499 000 đồng tăng 18% so với năm 2001 và tăng 22% so với năm 2000.Như vậy tỷ lệ này có tăng song lại tốc độ lại giảm so với năm trước.Cũng như năm trước vốn được sử dụng chủ yếu trong hàng tồn kho (76.3%) được lấy từ nguồn Nợ ngắn hạn (78.5%). Nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2001 là 10.4% do doanh thu tăng , lợi nhuận tăng. * Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh: - Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên: Bảng 5: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Khoản phải thu 51.527.103 56.375.342 53.271.649 2. Hàng tồn kho 55.767.280 79.185.643 101.185.656 3. Nợ ngắn hạn 87.189.034 109.379.061 132.003.127 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 20 105 349 26 181 924 22 454 178 - Về VLĐ thường xuyên: Bảng 6: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.TSCĐ 7.498.079 11.287.802 11.187.988 2. Vốn chủ sở hữu 43.798.486 45.806.949 48.567.678 3. Nợ dài hạn 383.855 2.676.999 VLĐ thường xuyên 36 684 262 37 196 146 37 379 690 - Vốn bằng tiền: Bảng 7: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 VLĐ thường xuyên 36 684 262 37 196 146 37 379 690 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 20 105 349 26 181 924 22 454 178 Vốn bằng tiền 16 578 913 11 014 222 14 925 512 Nhìn vào các bảng từ 5 đến 7 ta thấy cả VLĐ thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên đều dương chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của công ty được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn .Tình hình tài chính như vậy là khá tốt. * Về kết cấu tài sản và nguồn vốn được thể hiện trong bảng 8: Nhìn vào những số liệu trong bảng ta thấy : - Về tài sản, tỷ trọng TSLĐ chiếm trên 90 % và khá ổn định .Tuy nhiên chiếm phần lớn trong TSLĐ đứng đầu là hàng tồn kho,tiếp đến là khoản phải thu .Hàng tồn kho năm 2001 tăng 42% so với năm 2000 ; năm 2002 tăng 27,3% so với năm 2001.Khoản phải thu chiếm tỷ lệ khá cao trong TSLĐ nhưng có xu hướng giảm dần: năm 2000 là 39,2% ,năm 2001 là 35,7% và năm 2002 là 29,5% ;năm 2001 tăng 9,4% so với năm 2000 nhưng đó chỉ là tăng về số tuyệt đối còn số tương đối lại giảm , năm 2002 giảm 5,5% so với năm 2001 - đó là những dấu hiệu đáng mừng nhưng vẫn cần phải quan tâm hơn nữa đối với công tác quản lý công nợ của công ty nhằm giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Bảng 8: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng A.Tài sản I. TSLĐ 123.873.296 94,3% 146.575.207 92,8% 169.382.818 93,8% 22.701.911 18,3% 22.807.611 15,6% 1. Vốn bằng tiền 13.750.934 8.669.865 12.815.352 2. Phải thu 51.527.103 39,2% 56.375.342 35,7% 53.271.649 29,5% 4.848.239 9,4% - 3.103.693 -5,5% 3. Hàng tồn kho 55.767.280 42,5% 79.185.643 50,2% 101.185.656 56% 23.418.363 42% 22.000.013 27,8% 4. TSLĐ khác 2.827.977 2.344.356 2.110.160 II - TSCĐ 7.498.079 5,7% 11.287.802 7,2% 11.187.988 6,2% 3.789.723 50,5% - 99.814 - 0,9% Cộng tài sản 131.371.376 100% 157.863.010 100% 180.570.806 100% B. Nguồn vốn I – Nợ phải trả 87.572.889 66,7% 112.056.061 71% 132.003.127 73,1% 24.483.172 28% 19.947.066 17,8% 1. Nợ ngắn hạn 87.189.034 66,4% 109.379.061 69,3% 132.003.127 73,1% 22.190.027 25,5% 22.624.066 20,7% 2. Nợ dài hạn 383.855 2.676.999 0 II- Vốn chủ sở hữu 43.798.486 33,3% 45.806.949 29% 48.567.678 26,9% 2.008.463 4,6% 2.760.729 6% Cộng nguồn vốn 131.371.376 100% 157.863.010 100% 180.570.806 100% - Về nguồn vốn: Tỷ lệ Nợ phải trả tăng dần, năm 2001 tăng 28% so với năm 2000, năm 2002 tăng 17,8% so với năm 2001.Trong đó Nợ dài hạn là không đáng kể phần lớn là nợ ngắn hạn .Điều này là hợp lý bởi đây là doanh nghiệp kinh doanh thương mại – hoạt động chính là mua bán trao đổi hàng hoá không sản xuất nên TSCĐ là không đáng kể,nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong nguồn vốn để tài trợ cho TSLĐ. Như vậy từ các kết quả trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty Dược phẩm TW I trong 3 năm gần đây cho ta thấy tiềm năng kinh doanh của Công ty là rất lớn, tuy còn có một số điểm cần xem xét lại như điều chỉnh cân đối giữa lượng hàng hoá mua và bán để sao cho lượng hàng dự trữ không quá lớn ,tránh tình trạng ứ đọng vốn ; chính sách tín dụng cần được thay đổi theo hướng nâng cao khả năng thanh toán.. .Trong quá trình kinh doanh, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước và cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh thì đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện. II- thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dược phẩm tw I: 1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động : a) Hiệu quả sử dụng VLĐ : Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt. Doanh nghiệp thành đạt hay không được thể hiện ở kết quả hoạt động của mình,trước hết ta hãy xem xét việc sử dụng VLĐ của công ty thông qua số liệu trong bảng 9. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong 3 năm 2000-2002 có xu hướng tăng lên : năm 2000 là 0,73% ,năm 2001 là 1,84% (tăng 152,05% so với năm 2000) , năm 2002 là 2,03% ( tăng 10,33% so với năm 2001).Đây là điều rất tốt công ty cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Điều này có thể được cụ thể hơn khi ta đưa ra ví dụ nếu năm 2000 ta bỏ ra 10 000 đồng VLĐ ta sẽ thu được lợi nhuận là 73 đồng ,năm 2001 cùng với lượng tiền như vậy ta thu được lợi nhuận là 184 đồng ,tăng 152,02% về số tương đối và 111 đơn vị về số tuyệt đối .Tương tự năm 2002 sẽ thu được lợi nhuận là 203 đồng khi bỏ ra 10000 đồng VLĐ,tăng 178,08% về số tương đối và 130 đơn vị về số tuyệt đôí (so với năm 2000). Tuy nhiên để thấy rõ vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả ra sao, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động như thế nào, chúng ta cần đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng về nhiều mặt khác nhau. Bảng 9 : Hiệu quả sử dụng VLĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Doanh thu thuần (1.000đồng) 437.335.043 519.554.130 584.524.612 82.219.087 19% 64.970.482 12,5% VLĐ bình quân (1.000đồng) 110.140.847 135.270.991 158.028.658 25.130.144 22,8% 22.757.667 16,8% Lãi sau thuế (lãi ròng)(1000đồng) 802.436 2.487.649 3.202.443 1.685.213 210% 714.794 22,3% Hiệu quả sử dụng VLĐ 0,73% 1,84% 2,03% 1,11 152,05% 0,19 10,33% Mức đảm nhiệm VLĐ 25,18% 26,04% 27,04% 0,86 1,00 b) Tốc độ chu chuyển vốn lưu động: “Tốc độ chu chuyển vốn lưu động “ đó là một chỉ tiêu chất lượng, nó phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của Công ty .Chu chuyển được một vòng tức là khi vốn lưu động trở về hình thái đầu của nó như vậy tốc độ chu chuyển vốn nhanh hay chậm được thể hiện ở số vòng quay của vốn lưu động trong một thời gian nhất định được nhiều hay ít. Số vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Bảng 10: Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động : Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Tổng doanh thu (1.000đồng) 440.867.310 520.199.823 586.206.519. 79.332.513 18% 66.000.000 12,7% Doanh thu thuần (1.000đồng) 437.335.043 519.554.130 584.524.612 82.219.087 19% 64.970.482 12,5% VLĐ bình quân (1.000đồng) 110.140.847 135.270.991 158.028.658 25.130.144 22,8% 22.757.667 16,8% Vòng chu chuyển VLĐ ( Vòng/năm ) 3,97 3,84 3,71 -0,13 - 3,30% -0,13 - 3,65% Kỳ chu chuyển VLĐ ( ngày/vòng ) 91 94 97 - 3 - 3,30% - 3 3,2% Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và phát triển của công ty, qua bảng 10 ta thấy hàng năm công ty mở rộng kinh doanh thêm doanh số về giá bán cũng như lợi nhuận,công ty đã tăng thêm lượng vốn lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh. Cụ thể VLĐ bình quân năm 2001 tăng 25 130 144 000 đồng so với năm 2000,năm 2002 tăng 22 757 667 000 đồng so với năm 2001 làm doanh số của công ty tăng năm 2001 tăng 82 219 087 000 đồng so với năm 2000 ,năm 2002 tăng 64 970 482 000 đồng so với năm 2001.Tuy nhiên vòng quay VLĐ lại giảm năm 2000 là 3,97 ,năm2001 là 3,84,năm 2002 chỉ còn 3,7 ;Kỳ chu chuyển VLĐ tương ứng tăng dần,điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân là tốc độ tiêu thụ hàng hoá bán ra đang bị giảm,phát sinh hàng hoá ứ đọng, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Công ty nên tiếp tục áp dụng và thực hiện một số biện pháp đã có hiệu quả như: -Thực hiện việc mua bán nhanh, tránh phát sinh hàng ứ đọng, có mức dự trữ hàng hợp lý.Có kế hoạch tăng cường tiêu thụ các mặt hàng chậm bán hoặc còn tồn động từ trước bằng cách: giảm giá bán,bán kèm các hàng bán chạy khác, bán đến tận tay người tiêu dùng ở các vùng sâu vùng xa nơi đang có nhu cầu về mặt hàng đó. -Lựa chọn những mặt hàng nhập có giá trị, tiêu thụ nhiều,phù hợp với thời vụ với thị trường nhằm tăng doanh số, có lợi nhuận như các loại thuốc biệt dược của các hãng Rotex,Egis,Richtercác loại vacxin thuốc phòng cúm như trong các đợt dịch như dịch cúm gà ... Ngoài ra công ty phải cố gắng mở rộng thị trường để cung ứng linh hoạt, tạo nguồn để hạn chế hàng ứ đọng,vừa nhập khẩu vừa mua lẻ theo đơn đặt hàng.Gắn chặt công tác tạo nguồn với việc tính toán hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vốn lưu động (nhất là đối với vốn vay). Trên cơ sở dự đoán diễn biến giá cả chuẩn xác để chọn thời điểm mua vào bán ra thích hợp để tăng thêm doanh thu,tăng hiệu quả kinh doanh. Trách nhiệm không nhỏ cho những người làm trực tiếp,hàng ngày theo dõi sự luân chuyển của tài sản của nguồn vốn,những người kế toán phụ trách phần công nợ,phòng kế tóan tài vụ trong việc đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, nhanh chóng quay vòng vốn. Đặc biệt công tác tài chính kế toán được tổ chức chặt chẽ, phòng kế toán tài vụ chỉ cho cắt chuyển tiền đến những nơi có địa chỉ cụ thể, có hợp đồng mua bán hàng bảo đảm, chủ yếu hàng nhập kho mới chi trả tiền. Việc tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động càng luân chuyển càng nhanh càng tạo điều kiện rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá, tiết kiệm vốn, tiết kiệm chi phí kinh doanh và tăng thu nhập cho Công ty. Đồng thời có tác dụng làm giảm nhu cầu về tài sản cho phép tiết kiệm được vốn lưu động của Công ty. Như vậy, tốc độ chu chuyển vốn lưu động cũng đã phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động. Ngoài ra một chỉ tiêu không kém phần quan trọng cũng phản ảnh hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động là tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho. c) Tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho Công ty dược phẩm tw I là một doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nên hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản lưu động nên hiệu quả sử dụng tài sản là hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng hàng tồn kho được thể hiện ở tốc độ chu chuyển hàng tồn kho của Công ty.Chỉ tiêu của công ty trong 3 năm 2000- 2002 được thể hiện qua bảng 11. Bảng 11: Tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Tổng doanh thu (1.000đồng) 440.867.310 520.199.823 586.206.519. 79.332.513 18% 66.000.000 12,7% Giá vốn hàng bán (1.000đồng) 411.265.484 486.394.807 549.860.275 75.129.323 18,3% 63.465.468 13% Hàng tồn kho (1.000đồng) 55.767.280 79.185.643 101.185.656 23.418.363 42% 22.000.013 27,8% Vòng chu chuyển hàng tồn kho (Vòng/năm ) 7,37 6,14 5,43 - 1,23 - 16,6% - 0,71 - 11,5% Ngày chu chuyển hàng tồn kho(Ngày/Vòng) 49 59 66 10 20,4% 7 11,9% Từ số liệu tính toán ta thấy tốc độ chu chuyển hàng tồn kho giảm dần cao nhất năm 2000 ,thấp nhất năm 2002 , cụ thể: Năm 2000 số vòng quay hàng tồn kho là: 7,37 vòng với số ngày một vòng quay là 49 ngày sang đến năm 2001 số vòng quay hàng tồn kho là 6,14 vòng (tức là giảm 1,23vòng) làm số một vòng quay hàng hoá tăng lên 59 ngày; năm 2002 số vòng quay hàng tồn kho là 5,43 vòng (tức là giảm 0,71 vòng so với năm 2001) làm số vòng quay hàng hoá tăng lên 66 ngày .Như vậy hàng hoá của công ty đang có xu hướng tồn đọng lâu gây ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả sử dụng hàng tồn kho. Công ty là một doanh nghiệp dược phẩm nên ngoài mục đích kinh doanh công ty phải thực hiện nhiệm vụ phục vụ.Công ty luôn phải dự trữ một lượng thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc độc ( lượng thuốc đủ để cung cấp cho toàn bộ các tỉnh phía Bắc) đã tạo nên một lượng hàng hoá tồn kho không nhỏ . Mặc dù khi mua cũng như khi bán Công ty đều ký kết hợp đồng rất nghiêm ngặt,trong bảng hợp đồng cũng luôn đặt ra yêu cầu cung hàng hoá đúng thời gian, đúng địa điểm, chất lượng đảm bảo, thanh toán đúng kỳ hạn. Về phía Công ty luôn có mức hoa hồng thưởng cho khách hàng mỗi khi khách hàng thanh toán tiền nhanh và thực hiện đúng hợp đồng. Ngoài ra hợp đồng quy định những hình thức phạt vi phạm hợp đồng cụ thể, nghiêm khắc. nhằm làm giảm số dự trữ hàng hoá, tránh tình trạng khách hàng huỷ hợp đồng, tiền hàng hoá thu được cũng nhanh hơn. Mặt hàng kinh doanh mũi nhọn của Công ty phần lớn là nguyên liệu làm thuốc mà Công ty mua về bán cho các xí nghiệp sản xuất thuốc,loại hàng này thường về là đi ngay ít có lưu kho. Tuy nhiên với thực trạng hàng hoá tồn kho nhiều như trên có lẽ công tác nghiên cứu thị trường chưa được hiệu quả nên đã dự trữ hàng hoá chưa được hợp lý. Thuốc là một mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày (nhất là các bệnh viện). Do đó nếu Công ty làm tốt việc lắm bắt các thông tin về nguồn hàng cũng như tiêu dùng thì hàng hoá của Công ty sẽ được luân chuyển nhanh hơn. d)Tốc độ thu hồi công nợ: Công ty ra đời hình thành và phát triển đều qua thời kỳ bao cấp,khách hàng của công ty phần lớn là khách hàng truyền thống từ thời kỳ đó – họ đã quen với cung cách làm ăn đó, thêm vào đó khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” để phù hợp với nền kinh tế thị trường làm cho quá trình mua hàng hoá việc phát sinh công nợ là thường xuyên. Muốn nhanh chóng thu hồi công nợ đòi hỏi cán bộ quản lý phải có biện pháp thích hợp thông qua các hợp đồng kinh tế để quy định về thời gian hoặc thông qua giá cả bán hàng để khuyến khích khách hàng thanh toán công nợ. Bảng 12; Tốc độ chu chuyển khoản phải thu: Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Tổng doanh thu (1.000đồng) 440.867.310 520.199.823 586.206.519. 79.332.513 18% 66.000.000 12,7% Doanh thu thuần (1.000đồng) 437.335.043 519.554.130 584.524.612 82.219.087 19% 64.970.482 12,5% Khoản phải thu bình quân (1.000đồng) 48.027.386 54.639.042 54.873140 6.611.656 13,7% 234.098 0,4% Vòng thu hồi công nợ ( Vòng / năm ) 9,10 9,51 10,65 0,41 4,5% 1,14 12% Kỳ thu tiền bình quân (Ngày/vòng) 40 38 34 -2 - 5% -4 - 10,5% Qua tính toán ở bảng 12 ta thấy vòng thu hồi công nợ phải thu của Công ty có chiều hướng tăng lên năm 2002 tốt hơn năm 2001 và năm 2000.Cụ thể năm 2000 số vòng thu hồi công nợ của Công ty là 9,1 vòng với số ngày một vòng thu hồi công nợ là 40 ngày. Năm 2001 do làm tốt công tác thu hồi công nợ nên số vòng thu hồi công nợ tăng lên 9,51 vòng( tăng 0,41 vòng) với số ngày thu hồi công nợ giảm xuống còn 38 ngày (giảm 2 ngày).Năm 2002 kế thừa và phát huy công tác thu hồi công nợ nên số vòng thu hồi công nợ tăng cao lên tới 10,65 vòng( tăng 1,14 vòng so với năm 2001) với số ngày thu hồi công nợ giảm xuống còn 34 ngày (giảm 4 ngày so với năm 2001 ) .Sở dĩ có được kết quả trên là do Công ty đã khéo léo vận dụng các biện pháp mềm dẻo kết hợp với việc sử dụng các điều lệ mà pháp luật ban hành để nhanh chóng thu hồi công nợ như: Ngoài đối tượng phải phục vụ không tính đến lợi nhuận mà chỉ tính công ích, công ty phải chấp nhận để các đối tượng khách hàng thanh toán chậm (rất chậm) thì đối với các công ty tư nhân,công ty TNHH,công ty dược các tỉnh vv..đến mua thuốc Công ty ra quy định nếu các đơn vị không thanh toán đúng thời hạn như hợp đồng đã ký kết thì nếu quá hạn thì những ngày quá hạn đó Công ty Dược phẩm TWI sẽ tính lãi theo lãi suất ngân hàng. Vì vậy thu nợ của khách hàng có phần thuận lợi hơn. Ngược lại với những khách hàng trả tiền đúng hạn Công ty áp dụng một mức hoa hồng hợp lý để thưởng cho họ hoặc ưu tiên cho các đơn vị đó được mua một số mặt hàng khan hiếm, một số mặt hàng đang có nhu cầu lớn trên thị trường. Mặc dù đã có những dấu hiệu khả quan về công tác thu hồi công nợ song công ty vẫn luôn phải tìm cách hạn chế giảm xuống mức có thể tình trạng chiếm dụng vốn. Đây là tình trạng chung của các Công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các Công ty đều thiếu vốn đặc biệt là vốn lưu động dùng trong kinh doanh. Do vậy, nếu có thể có thêm một nguồn nào đó dùng được trong mục đích kinh doanh của họ thì họ sẽ tận dụng triệt để, trong đó mua hàng chịu là cách tốt nhất để có thêm vốn cho kinh doanh mà cũng rất hợp pháp. Chính vì lý do này mà việc thu hồi công nợ không thể một sớm một chiều có thể giải quyết triệt để được. Công ty cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp thu hồi công nợ để các năm tiếp theo có thể giảm tối thiểu các khoản kinh doanh bị đơn vị khác chiếm dụng. 2.Phân tích tình hình quản lý vốn lưu động : Với một lượng vốn lưu động không phải là nhỏ,chiếm phần lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của công ty,qua bảng 13 ta hãy xem công ty đã phân bổ và sử dụng vốn lưu động trong 3 năm 2000- 2002 như thế nào. Để tồn tại và phát triển, để đảm bảo giữ vững vị trí của Công ty trên thị trường và hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế Công ty luôn mở rộng quy mô kinh doanh tương đương với tăng số lượng vốn lưu động cụ thể trong 3 năm 2000- 2002 lượng vốn tăng lên như sau : Năm 2000 tài sản lưu động của Công ty đã sử dụng để phục vụ quá trình kinh doanh là 123.873.296 nghìn đồng. Sang năm 2001 do yêu cầu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh mà Công ty đã sử dụng vốn tăng so với năm 2000 một lượng là 22.701.911 nghìn đồng tăng 18,3% ; tương tự như vậy năm 2002 số lượng vốn lưu động sử dụng tăng so với năm 2001 là 22.807.611 nghìn đồng tăng 15,6%. Doanh thu của công ty trong 2 năm 2001,2002 đều tăng trên 10% nên ta có thể nói rằng Công ty đã có cố gắng sử dụng tài sản lưu động một cách hợp lý, tiết kiệm hơn. Để đánh giá việc sử dụng tài sản lưu động hợp lý ở khâu nào ta đi nghiên cứu cơ cấu tài sản lưu động của Công ty trong 3 năm. Trước hết ta nghiên cứu lượng hàng tồn kho trong kết cấu TSLĐ (một thành phần quan trọng của TSLĐ): năm 2001 tăng lên so với năm 2000 một lượng là 23.418.363 nghìn đồng (= 42%) , sang năm 2002 do Công ty đầu tư thêm vốn để mua hàng phục vụ bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh cả về số lượng và chất lượng nên hàng tồn kho của Công ty tăng lên 101.185.656 nghìn đồng với tỷ trọng 56% trong số tổng tài sản lưu động.Mặc dù lượng hàng tồn kho năm 2002 tăng so với năm 2001 một lượng là 22.000.013 nghìn đồng ( = 27,8%) nhưng với tỷ trọng hàng tồn kho như trên thì hơi thấp, lẽ ra tỷ trọng hàng tồn kho trong một Công ty kinh doanh phải đạt tới 60% - 80% trong tổng số tài sản lưu động. Công ty cần phải chú ý những nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng hàng tồn kho thấp như vậy, nếu không sẽ dẫn tới kết quả sử dụng tài sản lưu động thấp. Tuy nhiên để xem xét tình hình dự trữ hàng hoá của Công ty có hợp lý hay không, chúng ta phải phân tích cơ cấu từng nhóm mặt hàng trong tổng số hàng tồn kho của Công ty. * Hàng mua đang trên đường: Năm 2002 là:17.673.908 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 10,4% trong tổng số tài sản lưu động của Công ty tăng rất nhiều so với năm 2001 (chiếm 2,4%) và năm 2000 ( chiếm 4,3%). Lượng hàng mua đang đi đường tăng kèm theo những chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá từ nơi mua về Công ty,do công việc kinh doanh ngày càng khó khăn nên để giữ khách hàng công ty phải mua hàng ở những nơi cách xa công ty.Tuy nhiên việc giảm hàng mua đang đi đường giảm chi phí làm tăng lợi nhuận của Công ty là rất tốt. *Hàng hoá tồn kho : năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 49,6% về giá trị tuyệt đối tăng 25.280.999 nghìn đồng,vì trong năm 2001 công ty mở rộng qui mô kinh doanh ra các chi nhánh và các cửa hàng.Đến năm 2002 công ty tiếp tục phát huy năng lực kinh doanh của mình lượng hàng tồn kho trong năm này so với năm 2001 tăng 10,2% về giá trị tuyệt đối tăng 7.798.215.. Lượng hàng tồn kho luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản lưu động là thích hợp với đặc điểm kinh doanh buôn bán của Công ty. Điều đó chứng tỏ vốn tài trợ của Công ty chủ yếu dùng để mua hàng hoá nhằm đảm bảo cho quá trình lưu chuyển hàng hoá diễn ra thường xuyên liên tục. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng: mặc dù lượng hàng tồn kho của công ty đã tăng dần trong các năm nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp, chưa phù hợp lắm với tiềm năng kinh doanh của Công ty. Công ty cần nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục để kết quả kinh doanh được tốt hơn . Một thành phần mà tình hình quản lý tốt hay không tốt có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn - đó là các khoản phải thu.Để thấy rõ hơn tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động của Công ty ta tiến hành phân tích lượng giá trị các khoản phải thu trong tổng số tài sản lưu động của Công ty, vì thực chất các khoản phải thu là lượng vốn lưu động của Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng. Đây là số vốn lưu động chậm luân chuyển có thể giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động dẫn tới làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Các khoản phải thu năm trong 3 năm có xu hướng giảm đi,là điều đáng mừng cho hoạt động quản lý công nợ nói riêng và cho hoạt động quản lý vốn nói chung.Cụ thể năm 2001 các khoản phải thu có tăng lên về số tuyệt đối là 4.848.239 nhưng tỷ trọng năm 2001 là 35,7% thấp hơn tỷ trọng năm 2000 là 39,2% .Năm 2002 so với năm 2001 giảm 5,5% về số tương đối ,giảm 3.103.693 nghìn đồng về số tuyệt đối do Công ty tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ. Nhưng tỷ trọng các khoản phải thu vẫn còn khá cao dẫn tới vốn kinh doanh của Công ty bị chiếm dụng nhiều ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.Vì vậy Công ty cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc thu hồi công nợ tránh tình trạng ứ đọng vốn, tạo điều kiện tăng vòng quay tài sản lưu động nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó ta thấy, lượng vốn bằng tiền trong tổng số vốn lưu động chiếm tỷ trọng không lớn,cụ thể năm 2000 là 3,12%, năm 2001 là 1,67%,năm 2002 là 2,19% không được ổn định.Ta biết rằng nếu khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động tốt sẽ làm cho việc thanh toán công nợ cũng bớt khó khăn.Vì vậy công ty cần có một tỷ lệ vốn bằng tiền trong tổng lượng vốn lưu động một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu thanh toán của công ty để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Bảng 13: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Tổng doanh thu 440.867.310 520.199.823 586.206.519. 79.332.513 18% 66.000.000 12,7% . TSLĐ 123.873.296 94,3% 146.575.207 92,8% 169.382.818 93,8% 22.701.911 18,3% 22.807.611 15,6% 1. Vốn bằng tiền 13.750.934 3,12% 8.669.865 1,67% 12.815.352 2,19% - 5.081.069 - 36,9% 4.145.487 47,8% 2. Phải thu 51.527.103 39,2% 56.375.342 35,7% 53.271.649 29,5% 4.848.239 9,4% - 3.103.693 -5,5% a.Phải thu khách hàng 49.360.181 55.302.877 51.565.460 5.942.696 - 3.737.417 b. Trả trước người bán 764.809 0 1.391.153 - 764.809 1.391.153 3. Hàng tồn kho 55.767.280 42,5% 79.185.643 54 % 101.185.656 56% 23.418.363 42% 22.000.013 27,8% a. Hàng đang trên đường 5.310.272 4,3% 3.584.404 2,4% 17.673.908 10,4% - 1.725.868 14.089.504 b. Hàng hoá tồn kho 50.972.397 41,1% 76.253.396 52% 84.051.611 49,6% 25.280.999 49,6% 7.798.215 10,2% 3.Đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty dược phẩm TWI. Từ năm 1995 khi công ty được Bộ y tế cho phép tự do mua bán nguyên liệu thuốc, thuốc chữa cho bệnh thông thường, thuốc chữa cho bệnh đặc trị, công cụ bông băng gạc y tế và ký hợp đồng ký hợp đồng xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu thuốc thuốc chữa bệnh trực tiếp với nước ngoài thì hoạt động kinh doanh của Công ty mới bước vào cơ chế thị trường. Công ty ngày càng phát triển, không những đã bảo toàn được vốn nhà nước cấp mà còn làm cho đồng vốn ngày càng sinh sôi ,quy mô kinh doanh được mở rộng. Khác với trước đây còn hoạt động trong cơ chế bao cấp mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều làm theo sự chỉ đạo của Bộ y tế từ những mặt hàng thuôc mua về đến nơi tiêu thụ. Hiện nay khi đã bước vào kinh doanh trong cơ chế thị trường Công ty phải tự mình xoay sở tìm kiếm nguồn hàng và thị trường tiêu thụ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục và không ngừng phát triển. Và giờ đây công ty đã là một đơn vị tự hạch toán độc lập nên mọi kế hoạch kinh doanh của công ty phải được tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa vào họat động sao cho đảm bảo tính khả thi hạn chế tối đa những rủi ro có thể xẩy ra, kết quả mang lại là vừa nộp đầy đủ thuế cho Nhà nước vừa nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và không ngừng tích luỹ mở rộng qui mô kinh doanh. Ngoài ra, khi công ty thực sự bước vào hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường thì đã gặp phải một số khó khăn vướng mắc đó là: Mặt hàng kinh doanh của công ty trở nên quá đơn điệu không đủ đáp ứng yêu cầu của thị trường,giá cả phải linh hoạt phù hợp với các đối tượng khách hàng khách nhau trong khi đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng nhiều do Bộ y tế cũng cho phép các công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty liên doanh, thậm chí cả tư nhân được quyền buôn bán thuốc làm cho công ty mất khả năng độc quyền về mua bán hàng hoá, chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Những thành tựu : Chỉ sau gần 10 năm hoạt động, những khó khăn vướng mắc của công ty dần dần được giải quyết, công ty không những tồn tại được mà còn làm ăn có lãi điều này được khẳng định rõ hơn thông qua những thành tích mà công ty đã đạt được.Để sản phẩm của Công ty nhanh chóng được thị trường chấp nhận Công ty đã sớm xác định chiến lược sản phẩm, tìm đối tác kinh doanh để tạo thêm sức mạnh trên thị trường. Công ty đã xác định được những mặt hàng mũi nhọn lựa chọn những mặt hàng kinh doanh theo yêu cầu của thị trường. Cơ sở cho sự lựa chọn này do quy mô thị trường tiêu thụ lớn do khả năng của công ty, tạo cho công ty phát huy được thế mạnh trong cạnh tranh. Với việc tìm kiếm đối tác kinh doanh công ty đã tìm thấy nhiều nguồn cung cấp hàng mới trong và ngoài nước, ký kết được nhiều hợp đồng kinh doanh có giá trị, mang lại cho công ty rất nhiều lợi nhuận.Bên cạnh việc xác định chiến lược sản phẩm công ty còn tranh thủ mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ của Bộ y tế, Tổng công ty Dược Việt Nam, các ngành, các Công ty, Xí nghiệp, và các tỉnh, các bệnh viện, đổi mới trang thiết bị nâng cấp và xây dựng mới nhiều cửa hàng, kho hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ.Ngoài ra, công ty đã cải thiện phương thức mua bán cho phù hợp tình hình kinh doanh hiện nay như mua nhanh - bán nhanh - nhanh chóng thu hồi tiền bán hàng do đó đã giảm được một phần đáng kể các khoản vốn bị đơn vị khác chiếm dụng, góp phần nâng cao hiệu quả Công ty. Với những biện pháp trên đây, Công ty đã thu được những kết quả rất khả quan, cụ thể: Doanh thu tiêu thụ hàng hoá công ty ngày càng tăng: + Năm 2000 tổng doanh thu tiêu thụ là: 440.867.310 nghìn đồng + Năm 2001 tổng doanh thu tiêu thụ là: 520.199.823 nghìn đồng + Năm 2002 tổng doanh thu tiêu thụ là: 586.206.519 nghìn đồng Có được những thành tích bước đầu như vậy là được sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cán bộ công nhân viên công ty trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ thuốc. Gắn chặt công tác tạo nguồn vốn với việc tính toán hiệu quả tài sản lưu động bỏ ra trên cơ sở dự đoán tình hình giá cả chuẩn xác tránh để tồn kho dự trữ lâu.(trừ những mặt hàng phải dùng cho các cơ sở y tế chống dịch bệnh, các mặt hàng dùng trợ cấp cho các vùng khi có bão lụt, thiên tai xảy ra và các mặt hàng phân phối theo lệnh của Bộ y tế ảnh hưởng đến tài sản lưu động của mọi công ty. Đồng thời đẩy mạnh thu hồi công nợ (vốn bị chiếm dụng) để đưa vào kinh doanh. Đặc biệt công tác tài chính kế toán được tổ chức chặt chẽ, phòng kế toán tài vụ chỉ cho cấp chuyển tiền đến những nơi có địa chỉ cụ thể, có hợp đồng mua hàng đảm bảo. Chủ yếu khi hàng nhập kho mới chi trả tiền. Về tình hình sử dụng và bảo toàn tài sản lưu động sau khi được Bộ Y tế giao vốn Công ty đã bảo toàn vốn đó đúng với giá trị ban đầu và đồng thời tích cực làm cho đồng vốn được tăng trưởng để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh ngày càng mở rộng. Cụ thể : Nhờ việc chủ trương trong việc khai thác sử dụng và quản lý tài sản lưu động tương đối thích hợp mà năm 2001 tổng số tài sản đầu năm là 131.371.376 nghìn đồng đến cuối năm là 157.863.010 nghìn đồng đến năm 2002 là 180.570.806; số tài sản lưu động đầu năm 2001là 123.873.296 nghìn đồng cuối năm là 146.575.207 nghìn đồng,đến cuối năm 2002 là 169.382.818 tăng 36,7% với mức tăng 45.509.522 nghìn đồng so vơi đầu năm 2001. Hơn nữa tài sản lưu động của Công ty tăng chủ yếu là tăng hàng hoá Công ty đã tập trung vốn tài trợ cho các loại hàng hoá kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, làm giảm bớt lượng tài sản lưu động bị chiếm dụng ít có khả năng sinh lợi góp phần tăng nhanh vòng quay tài sản lưu động. Về việc tự trang trải chi phí và đảm bảo thu nhập cho người lao động, nhìn chung Công ty đã tự trang trải được, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện . Những mặt hạn chế. Vòng quay vốn còn thấp, có xu hướng giảm đi ,không phát huy hết hiệu quả việc sử dụng vốn lưu động.Tuy Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc thu tiền bán hàng nhưng số tiền Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vẫn còn khá cao, thời gian thu hồi lại rất chậm dẫn đến tình trạng mặc dù có dư tiền trang trải nợ nần nhưng Công ty vẫn phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao mỗi khi cần tiền trả nợ người bán, nhiều khi Công ty còn phải chịu thêm thiệt hại do chênh lệch tỷ giá khi mua và khi thanh toán. Các loại chi phí còn chưa hợp lý,chi phí bán hàng và chi phí quản lý còn cao. Nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là do đặc điểm kinh doanh của Công ty ảnh hưởng tới: Thứ nhất: Để đảm bảo tốt nhiệm vụ cung cấp thuốc kịp thời thường xuyên liên tục cho khối các bệnh viện Công ty phải có kế hoạch dự trữ thuốc cho năm 2002 từ quý IV năm 2001 Khi Công ty mua hàng vào dự trữ giá cả đang cao đến năm 2002 giá giảm mạnh làm lãi thu được từ chênh lệch giá mua giá bán giảm. Thứ hai: Công ty phải thường xuyên cung cấp hàng cho khối các bệnh viện trước sau đó mới thu được tiền, mà các bệnh viện là các đơn vị chiếm dung vốn của Công ty dài nhất. Nếu Công ty có thể thu hồi vốn nhanh có thể tạo ra hiệu quả kinh doanh cao hơn, lợi nhuận sẽ thu được nhiều hơn. Thứ ba: Do loại hàng hoá Công ty kinh doanh rất đặc biệt " Thuốc chữa bệnh cho con người " có nhiều mối quan hệ ràng buộc. Trong kinh doanh công ty vẫn chưa thoát khỏi cảnh bao cấp nên việc bảo toàn tăng vốn đảm bảo tương ứng với khối lượng hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn cuối cùng, thị trường thuốc tiếp tục phát triển mạnh một mạng lưới tư nhân sự cạnh tranh của Công ty ngày càng lớn khiến Công ty phải giảm giá nhiều mặt hàng mà trước đây Công ty mua với giá rất cao nay phải hạ giá cho phù hợp với giá cả thị trường thậm chí nhiều mặt hàng còn bị lỗ. Tóm lại, tình hình kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng tài sản lưu động nói riêng của Công ty Dược Phẩm TW I chưa thật ổn định. Xét trên một vài góc độ nào đó thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chưa cao. Tuy nhiên chúng ta đã thấy được những kết quả mà Công ty đạt được đó là hoạt động kinh doanh của Công ty năm nào cũng có lãi. Công ty luôn nộp đủ thuế cho ngân sách, đời sống cán bộ trong Công ty ngày càng được nâng cao quy mô kinh doanh mở rộng. Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VốN lưu động tại Công ty Dược phẩm TWI 1.Định hướng hoạt động của Công ty : Theo dự báo trong những năm tới thách thức,khó khăn càng nhiều hơn , diễn biến sẽ phức tạp hơn. Sức cạnh tranh sẽ gay gắt từ nhiều phía cả trong nước và từ nước ngoài. Thị trường nói chung có xu thế thu hẹp do các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất tự tiêu thụ khi sản xuất ra, các cơ quan công ty nước ngoài đã và đang dùng mạng lưới phân phối của Việt Nam, đi trực tiếp tiếp thị mà thực chất là chỉ đạo buôn bán từ cơ sở tiêu dùng,nhất là từ bệnh viện ,họ có nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn,đội ngũ nhân viên khéo léo,tinh thông,được huấn luyện có bài bản thường xuyên được nâng cao nghiệp vụ.Yêu cầu của khách hàng sẽ phức tạp,đòi hỏi của họ ngày càng cao. Trước tình hình đó kết hợp với kết quả hoạt động trong những năm qua công ty đã đưa ra định hướng như sau: + Vấn đề hàng đầu phải quan tâm tới là đầu tư về con người ,đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng GSP và ISO 9001 -2000 : đào tạo con người phải liên tục và lâu dài, trước hết là hình thành được cơ cấu tổ chức tổng thể, hợp lý và hài hoà giữa các đối tượng cán bộ cần và đủ cho bộ máy kinh doanh vận hành không bị mất cân đối, đào tạo con người đáp ứng yêu cầu của GSP theo tiêu chuẩn cụ thể của ISO 9001 -2000.Tiến hành đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của GSP. + Phát huy những kết quả đạt được về mặt kinh doanh trong tương lai Đồng thời với việc xây dựng định hướng thị trường ổn định vững chắc để từng bước chủ động trong quá trình mua và bán thông qua các hợp đông kinh tế đúng pháp luật. + Phát triển công ty theo hướng phát triển bền vững ,kết hợp phát triển về kinh tế xã hội ,con người và môi trường. Từ nhận định đó Công ty chủ trương không tăng doanh số đơn thuần và cố gắng giữ hiệu quả năm 2002 để có đủ điều kiện xây dựng hoàn thiện hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP - đây có thể là một điều kiện không thể thiếu trong bước đường hội nhập. Vấn đề cơ bản đưa ra là làm sao phải hạch toán và khống chế được tổng mức chi phí tối thiểu, bắt buộc phải có hàng năm.Trong đó lấy mục tiêu tiết kiệm chi phí các loại là số một để giữ lấy mức tiền lương thu nhập cho CBCNV. 2.Giải pháp : Mục đích của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là làm thế nào để đạt được kết qủa kinh doanh cao nhất từ việc sử dụng một nguồn vốn lưu động có hạn.Để làm được điều đó các nhà hoạch định tài chính cần đặt ra những câu hỏi thật cụ thể chi tiết gần với tình hình tài chính của công ty mình và đi tìm câu trả lời cho chúng: - Doanh nghiệp cần phân bổ vốn lưu động như thế nào: Tiền mặt, hàng bán là bao nhiêu là hợp lý với điều kiện của mình?, doanh nghiệp có bán chịu hàng không?, bán chịu cho những đối tượng nào?, đơn vị nên đi vay tiền khi thiếu vốn?, hay là đi mua chịu?, nếu đi vay thì vay ở đâu?,lãi suất vay bao nhiêu?... Nói chung để sử dụng có hiệu quả đồng vốn là một bài toán rất hóc búa cần được giải quyết ngay. a.Quản lý dự trữ Một trong những vấn đề quan trọng về quản lý vốn lưu động là cần xác định cho được mức dự trữ: tiền mặt, dự trữ hàng hoá một cách hợp lý để có được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên các nhà kinh tế học cho rằng để tìm được mức dự trữ một cách hợp lý nhất cần tìm được mức dự trữ về vật tư, hàng hoá... Mức dự trữ hợp lý sẽ quyết định lượng tiền tối thiểu là bao nhiêu. Công ty dược phẩm trung ương I là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên lượng hàng hoá dự trữ hay lượng hàng tồn kho phải đạt 60- 80 % tổng số vốn lưu động mới phát huy hết hiệu quả sử dụng vốn lưu động .Tuy nhiên để dự trữ một lượng hàng lớn như vậy và đảm bảo các tiêu chuẩn ‘ Thực hành tốt bảo quản thuốc “ như công ty đang thực hiện thì cần một lượng chi phí không nhỏ có thể chia các chi phí này ra làm hai loại sau: - Loại thứ nhất là bao gồm chi phí của vốn đầu tư vào dự trữ và các điều kiện dự trữ khác : đảm bảo sự hoạt động của kho GSP. - Loại thứ hai là các loại chi phí khác như bảo quản, bao gói... tránh cho hàng hoá bị hao hụt, hư hỏng... Vấn đề được đặt ra là với chi phí và lượng hàng tồn kho nhiều như vậy công ty phải tăng lượng hàng bán ra làm sao lại để vòng quay của hàng hoá dự trữ tăng lên, tránh gây ứ đọng đồng thời phải giảm các loại chi phí đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.Để làm được công ty phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.Trước hết cần phải quan tâm đến con người : b. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ - hoàn thiện bộ máy quản lý. Con người làm nên mọi việc nên chính sách "hướng vào con người ", và phát triển nguồn nhân lực phải được ưu tiên vị trí hàng đầu, trong các chiến lược kinh doanh và biện pháp quản lý của nhà nước ở tất cả các doanh nghiệp. Để thực hiện tốt các chính sách này công ty cần phải tuân theo một số nguyên tắc quản lý sau: - Cơ cấu bộ máy quản lý kinh tế tinh giảm gọn nhẹ - Xây dựng được một triết lý kinh doanh và nền văn hoá công ty hướng vào con người và những mục tiêu phát triển lâu dài. - Mục tiêu hướng vào khách hàng mà phục vụ bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm. - Phát huy sáng kiến và đổi mới đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ nhậ thức của CBCNV... Trong Công ty khi chuyển sang cơ chế mới đa số cán bộ còn nặng suy nghĩ là cán bộ nhà nước, nên đã không phát huy được tính độc lập tự chủ, sáng tạo trong kinh doanh. Mặc dầu Ban lãnh đạo Công ty đã rất năng động, nhạy bén và có trình độ quản lý tốt.Điều đó có thể do cơ chế hoạt động của chưa tạo ra động lực cạnh tranh ngay trong nội bộ người lao động công ty cần thực hiện chủ trương giao khoán trực tiếp đến từng người lao động, có tác động vào lợi ích kinh tế của họ thì mới có thể kích thích được lao động có hiệu quả. Từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn yếu tố quyết định đó là tăng khả năng bán hàng của doanh nghiêp: c. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường: Thị trường là nơi phản ánh mối quan hệ kết hợp giữa người mua và người bán, họ tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. Sức mua phụ thuộc vào một số yếu tố như : số lượng hàng hoá, chất lượng, thị hiếu, giá cả của sản phẩm và uy tín của Công ty .. . Thị trường không những tác động đến đầu vào và đầu ra của Công ty , nó còn chi phối và quyết định cả về qui mô và cách thức kinh doanh của Công ty . Công tác nghiên cứu thị trường là Công ty phải thu thập thông tin, số liệu về thị trường, ghi chép hệ thống hoá và phân tích xử lý những thông tin số liệu đó để rút ra kết luận nhằm giúp Công ty đưa ra quyết định đúng đắn. Khi nghiên cứu thị trường Công ty sẽ biết được thị trường nào là có triển vọng nhất đối với sản phẩm của Công ty và trên thị trường khả năng bán của Công ty là bao nhiêu. Đồng thời cũng qua nghiên cứu thị trường Công ty biết được sản phẩm của mình cần đáp ứng những yêu cầu gì trước những đòi hỏi của thị trường. Qua đó chọn cho Công ty một phương thức bán phù hợp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị trường là đi từ thu thập phân tích các hiện tượng của qúa khứ, những hoạt động thị trường hiện tại, các mối quan hệ ảnh hưởng qua lại.. . từ đó rút ra qui luật để dự báo cho tương lai. Công ty có thể lấy số liệu nghiên cứu qua các văn phòng thương mại, các Công ty, các văn phòng đại lý, hay thông qua báo chí hoặc có thể tổ chức các cuộc khảo sát điều tra chọn mẫu. Nhu cầu của thị trường về hàng hoá là bước quyết định cho nhà kinh doanh tăng hay giảm hàng hoá dự trữ và bán ra của mình từ đó điều chỉnh lại việc kinh doanh cho phù hợp. Trong nền kinh tế thị trường để cạnh tranh thắng lợi cần cũng cần nghiên cứu nắm bắt các thông tin về các đối thủ cạnh tranh,các chủ thể kinh doanh, tiềm năng và thủ đoạn của họ trong quá trình kinh doanh cạnh tranh, Công ty cần thích ứng và linh hoat kịp thời trước những thay đổi trên thị trường để tạo lợi thế tương đối,tìm chỗ đứng, cần khai thác hết mọi lợi thế và thế mạnh, khắc phục những khó khăn, yếu kém của mình. Đồng thời tìm cách hạn chế những chỗ mạnh của đối thủ trong khuôn khổ luật pháp và đạo đức kinh doanh.Nếu điều kiện có thể hãy tìm cách kinh doanh những hàng hoá theo cách thức đặc biệt riêng của mình để tránh bị cạnh tranh. Khi có đầy đủ các thông tin về nhu cầu thị trường, Công ty tiếp tục bước tiếp theo trong quá trình bán hàng đó là ; tiến hành quảng cáo hàng hoá của mình. d. Quảng cáo và giới thiệu hàng hóa Công tác quảng cáo và giới thiệu sản phẩm là công việc rất cần thiết đối với Công ty mặc dù công ty đã rất nổi tiếng về chất lượng hàng hoá và khả năng phục vụ của mình từ thời bao cấp đến nay. Công tác quảng cáo ngoài việc giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh của mình như : chuyên kinh doanh gia công chế biến thuốc, dược liệu.. . phục vụ sức khoẻ cộng đồng còn quảng cáo giới thiệu về năng lực kinh doanh, khả năng và chuyên môn...cơ sở hạn tầng với các đối tác trong và ngoài nước để liên doanh liên kết kinh tế. Nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sự có mặt hoặc ưu thế của hàng hoá hay dịch vụ mà Công ty cung ứng cho thị trường. Thông qua đó tạo niềm tin và làm tăng lòng ham muốn của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty. Công ty nên kết hợp nhiều hình thức quảng cáo sao cho mỗi hình thức hợp với mỗi loại thuốc với mỗi cửa hàng, với mỗi vùng, mỗi đối tượng phục vụ: - Trên phương tiện thông tin đại chúng : báo, đài, vô tuyến... - Trong các cửa hàng, công sở ...(nơi Công ty kinh doanh) - Trên bao bì hàng hoá của Công ty,trên các tờ rơi - Thông qua việc giúp đỡ hoặc từ thiện : Cấp thuốc cho trẻ khuyết tật, cấp thuốc cho bà mẹ Việt nam anh hùng. Hay viện trợ cho các vùng bệnh dịch, thiên tai trong cả nước. Công ty có thể sử dụng đồng thời các phương tiện quảng cáo, nhưng cũng phải tính đến chi phí bỏ ra để lựa chọn các phương tiện phù hợp nhất với mục tiêu quảng cáo nhằm mục đích tiết kiệm chi phí nhưng đem lại hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. Hiện nay,Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá,đây cũng là một hình thức sắp xếp lại doanh nghiệp mà công ty nên tham khảo; e. Cổ phần hoá doanh nghiệp, biện pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. Cổ phần hoá doanh nghiệp là một biện pháp tích cực trong việc huy động cũng như sử dụng vốn, bởi hình thức này giúp doanh nghiệp tập trung được nhân tài vật lực ... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực chất của cổ phần hoá là nhằm chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sự sở hữu của nhà nước toàn phần trong doanh nghiệp thành doanh nghiệp cổ phần hỗn hợp giữa nhà nước với tư nhân hoặc giữa tư nhân với nhau và tạo điều kiện xác lập thị trường tài chính mà cốt lõi là thị trường chứng khoán. Để chuyển phương thức vay tiền từ ngân hàng sang hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên áp dụng giải pháp cổ phần hoá khá phức tạp bởi vì do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác đó là việc người lao động có quyền lợi như thế nào, người lao động không có tiền mua cổ phần có còn được làm việc hay không... Mục tiêu cổ phần hoá bao gồm: - Chuyển một số phần quyền sở hữu tài sản nhà nước thành các cổ phần nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Huy động được một khối lượng vốn lớn nhàn rỗi trong dân cư ở trong và ngoài nước để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp... Với 3 mục tiêu chính được nêu ra trong chương trình thể nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp của chính phủ có thể thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước cần phải được giải quyết một cách cơ bản. Sự lựa chọn giải pháp cổ phần hoá là con đường hiệu quả để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong cơ chế cũ. Đồng thời tạo ra được nhiều mô hình kinh doanh hiện đại theo xu hướng của nền kinh tế thế giới. Xét về mặt huy động vốn công ty cổ phần đã giải quyết hết sức thành công. Bởi vì số tiền dành dụm nhỏ bé trong dân cư thì không thể phát huy được tác dụng nhưng nếu kết hợp lại sẽ đủ để thành lập các doanh nghiệp bước vào kinh doanh. Rõ ràng sự có mặt của công ty cổ phần đã tạo được điều kiện cho nhân dân có cơ hội để đầu tư một cách có hiệu quả nhất và an toàn khoản vốn nhỏ bé của mình. Về mặt hiệu quả công ty cổ phần cũng có những thế mạnh lớn hơn hẳn bởi bộ máy quản lý gọn nhẹ gồm những thành viên năng động nhất, sáng tạo... dễ thích nghi với cơ chế thị trường hiện nay. 3 . Kiến nghị : - Cải cách thủ tục hành chính.Thủ tục hành chính cồng kềnh, cửa quyền của cơ quan quản lý nhà nước cũng gây rất nhiều phiền hà... cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy thủ tục hành chính cần đảm bảo gọn nhẹ, thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Đây là điều kiện hết sức quan trọng và thị trường thì luôn biến động, vì vậy nếu bỏ lỡ cơ hội kinh doanh sẽ làm ăn không có lãi thậm chí thua lỗ. - Luật pháp cần đưa ra những biện pháp xử lý đối với tình trạng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp dưới dạng các khoản nợ,nhằm giảm các thiệt hại do điều này gây ra. MụC LụC Trang Chương I:Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp 3 I - Khái niệm , vai trò và phân loại vốn : 3 1.Khái niệm vốn kinh doanh : 3 2. Phân loại vốn : 4 a) Phân loại theo góc độ quản lý của Nhà nước : 4 b) Phân loại theo nguồn gốc hình thành vốn: 4 c) Phân loại theo tính chất luân chuyển của vốn: 5 3. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : 8 II - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 9 1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 9 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 11 3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 14 Chương II:Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dược phẩm TW I 15 I. Sơ lược về sự phát triển của Công ty dược phẩm TW I 15 1. Sự hình thành và phát triển của công ty : 15 2.Chức năng nhiệm vụ của công ty: 17 3. Tổ chức . 18 a.Về con người : 18 b.Về đặc điểm bộ máy tổ chức: 19 4. Đặc điểm kinh doanh của Công ty . 23 5. Sản phẩm của công ty . 23 6. Môi trường kinh doanh của công ty 25 7.Đặc điểm khách hàng của công ty: 28 8.Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm : 2000-2002: 29 a). Những thành tích Công ty đã làm được : 29 b) Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2000- 2002 30 II-Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dược phẩm tw I: 39 1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 39 a) Hiệu quả sử dụng VLĐ : 39 b) Tốc độ chu chuyển vốn lưu động 41 c) Tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho 43 d)Tốc độ thu hồi công nợ: 45 2.Phân tích tình hình quản lý vốn lưu động : 48 3.Đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty dược phẩm TWI. 52 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dược phẩm TWI 57 1.Định hướng hoạt động của Công ty 57 2.Giải pháp : 58 a.Quản lý dự trữ 58 b. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ - hoàn thiện bộ máy quản lý 59 c. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường: 60 d. Quảng cáo và giới thiệu hàng hóa 62 e. Cổ phần hoá doanh nghiệp, biện pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động. 63 3 . Kiến nghị 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9392.doc
Tài liệu liên quan