Đề tài Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các quỹ tín dụng Nhân dân

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1 1. QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA QUỸ TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ 1 1.1. Khái niệm và đặc điểm của quỹ tín dụng nhân dân 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2. Đặc điểm 1 1.2. Vai trò, vị trí của QTDND trong nền kinh tế 2 1.2.1. Vị trí 2 1.2.2. Vai trò của QTDND đối với sự nghiệp phát triển kinh tế 3 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND 4 2.1. Mục tiêu hoạt động và quá trình trưởng thành của Quỹ 4 2.2. Đảm bảo an toàn trong hoạt động là cơ sở cho sự phát triển của QTDND 6 3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND 7 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA QTDND 10 1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CỦA QTDND 10 1.1. Kết quả trong công tác phát triển thành viên 10 1.2. Kết quả trong công tác phát triển nguồn vốn 13 1.3. Kết quả trong công tác sử dụng vốn 19 1.4. Kết quả trong công tác kế toán tài chính 25 1.5. Kết quả trong công tác quản trị, điều hành và kiểm soát QTD 28 2. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THIẾU AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND 30 2.1. Những biểu hiện về sự thiếu an toàn trong hoạt động 30 2.2. Nguyên nhân của sự thiếu an toàn trên 31 CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND 33 1. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO QTDND 33 1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và quản lý nhân sự 33 1.1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định đảm bảo an toàn vốn 35 1.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 36 1.1.3. Nâng cao hiệu lực công tác kiểm, tra giám sát hoạt động của hệ thống QTDND 39 1.2. Giải pháp thúc đẩy tính liên kết an toàn trong hệ thống QTDND 41 1.2.1. Giải pháp để các QTDND hoạt động mang tính hệ thống 41 1.2.2 Triển khai thành lập tổ chức liên kết phát triển hệ thống QTDND 42 1.2.3. Xây dựng cơ chế Quỹ an toàn hệ thống cho QTDND 43 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 44 2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 44 2.2. Kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội 45 KẾT LUẬN CHUNG 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các quỹ tín dụng Nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85.603 triệu đồng, chiếm 78% tổng dư nợ ( như vậy là giảm so với 2002 vì cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ năm 2002 là 87%). Dư nợ cho vay trung hạn là 338.075 triệu đồng, chiếm 22% tổng dư nợ và tăng so với năm 2002 là 9% (tỷ lệ cho vay trung hạn trên tổng dư nợ năm 2002 là 13%). Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của QTDND thông qua báo cáo tín dụng ngắn hạn và trung, dài hạn tổng hợp toàn QTDTW. Bảng 2.4. Báo cáo tín dụng ngắn hạn tổng hợp toàn QTDTW (Đến ngày 31-12-2004) Đơn vị: Triệu đồng Stt Tên chi nhánh TRONG HỆ THỐNG NGOÀI HỆ THỐNG Tổng dư nợ Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn LK tháng Lk năm LK tháng Lk năm LK tháng Lk năm LK tháng Lk năm 1 Trung Tâm 850 7850 670 5850 2400 0 3761 61286 8891 66260 52269 159 54669 2 Phòng GD 5 0 0 0 0 0 0 3547 25118 3585 25269 15269 0 15269 3 An Giang 11820 151880 5970 146744 66105 139 185 10339 525 7012 9700 0 75805 4 Bình Định 6630 69526 4110 67409 34910 0 1383 33353 2467 31846 28269 34 63179 5 Bình Thuận 2250 24340 2070 25710 16370 0 1446 20254 1511 19061 23812 159 40182 6 Bắc Ninh 3150 24615 2025 19505 11920 0 1862 28527 1075 27701 26814 14 38734 7 Đắc Lắc 3150 20504 3620 23334 14707 227 4799 44270 4086 33408 38617 293 53324 8 Đồng Nai 1980 25980 1280 31330 13050 0 5460 118447 6025 92067 75929 0 88979 9 Hà Tây 12870 128045 10875 128775 68090 0 243 9831 1592 8003 5628 0 73718 10 Hải Dương 1930 66319 3576 61337 28999 385 683 43334 3184 35830 28173 89 57172 11 Hưng Yên 4420 57480 3850 52567 18884 84 2287 62654 3247 30440 45456 196 64340 14114 Kiên Giang 2640 30190 1103 26108 30588 9359 600 15738 727 11650 40 44703 13 Lâm Đồng 2700 62325 4000 52785 39962 0 1825 11526 727 9547 4546 115 44508 14 Long An 5570 64270 4250 63940 22454 154 1309 55863 1514 40677 51405 23 73858 15 Nam Định 6480 42450 4722 38085 32290 0 2462 20743 1458 19545 17806 28 50096 16 Nghệ An 5510 48170 2095 39680 29227 7 3934 50945 1549 36149 28872 274 58099 17 Ninh Bình 4620 30110 2510 22110 12350 0 3300 47857 1984 41977 23193 24 35543 18 Phú Thọ 2460 25097 1960 26347 14585 0 3041 75879 3225 58575 59081 17 73666 19 Quảng Bình 3870 23230 600 22032 8202 22 2789 69868 1517 60616 34529 1141 42731 20 Sóc Trăng 7490 108515 1330 87814 67267 1686 4929 59541 2873 28407 49001 551 116267 21 Thái Bình 6240 70332 4082 55592 28046 546 1269 31879 1549 24517 23417 0 51463 22 Thanh Hóa 5440 48780 2095 41520 26516 0 785 35386 2507 34545 23479 125 49995 23 TP.HCM 9250 56750 4050 46200 28650 0 932 89203 3700 47822 107841 2684 136491 24 Trà Vinh 5950 42985 3160 49360 15920 0 1244 34886 823 18748 33414 283 49334 25 Vĩnh Phúc 2400 36880 930 21860 52909 1139 571 47211 1444 30838 38542 0 91450 26 Hải Phòng 450 20350 330 13370 15680 0 665 20323 1069 11292 18463 0 34143 Tổng cộng 120120 1286973 75263 1169364 700081 13747 55309 1124259 62855 851803 877636 6249 1577717 Nguồn: Quỹ tín dụng Trung ương Bảng 2.5. Báo cáo tín dụng trung, dài hạn QTDTW Đơn vị: Triệu đồng TRONG HỆ THỐNG NGOÀI HỆ THỐNG Cho vay TCTD Tổng dư nợ Nợ đã xử lý bằng Quỹ DPRR Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn LK tháng Lk năm LK tháng Lk năm LK tháng Lk năm LK tháng Lk năm 11718 138540 2140 38250 317455 1236 4306 106158 5128 73494 134915 195 2000 454370 1294 Nguồn: QTDTW Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy tổng dư nợ ngắn hạn của QTDTW đến ngày 30/4/2004 là 1.577.717 triệu đồng. Như vậy so với 31/12/2003 đã tăng lên 392.114 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 33%). Dư nợ trung dài hạn là 454.370 triệu đồng, tăng hơn so với 31/12/2004 là 116.295 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 34,4%. Ta nhận thấy dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều có mức tăng tương đối giống nhau. Trong thực tế để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả thì cần phải đảm bảo được một tỷ lệ cho vay trung dài hạn nhất định. Tổng nợ quá hạn trong hệ thống là 14.983 triệu đồng, chiếm 1,47% tổng dư nợ trong hệ thống. Tổng nợ quá hạn ngoài hệ thống là 6444 triệu đồng, chiếm 0,636% tổng dư nợ ngoài hệ thống. Cho vay trong hệ thống từ trước đến nay vẫn chiếm ưu thế tại các QTDND. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và triển khai thực hiện các quy chế vẫn còn có những bất cập cần phải xem xét thêm. Theo quyết định số 349 về quy chế cho vay trong hệ thống QTDND có quy định: mức cho vay tối đa bằng vốn tự có của bên vay. Quyết định này có hạn chế là làm giảm chức năng của bên cho vay. QTDTW không đạt được yêu cầu trong việc chuyền tải vốn đến QTD cơ sở. Trong thời gian đầu, nhu cầu vốn cho các thành viên là rất lớn, vượt quá khả năng huy động vốn tại chỗ và mức vốn được vay trên. Công văn số 286 đã khắc phục được những hạn chế trên bằng việc quy định: ngoài mức cho vay đó thì Hội đồng quản trị có thể xem xét cho vay thêm với mức tối đa bằng 100% số dư tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng tại quỹ. Tuy nhiên, bất cập trong sự biến động số dư tiền gửi của khách hàng dẫn đến sự ra đời của công văn số 476. Theo đó quy định: Mức huy động vốn tối đa không quá 20 lần vốn tự có, trong đó vốn huy động tại chỗ chiếm ít nhất 30%, vốn vay của QTD khu vực tối đa là 70%. Cho vay bổ sung được căn cứ vào khả năng quản lý, mức độ an toàn của QTD. Nhưng dư nợ cho vay tối đa tại mọi thời điểm chiếm trong tỷ lệ dư nợ hữu hiệu của QTDND. Đối với Quỹ năm đầu thành lập tối đa là 70%, Quỹ đã hoạt động trên 1 năm tối đa là 50%. Tiếp sau đó là sự ra đời của công văn số 266, đưa mức cho vay bổ sung tối đa không quá 70%, nhằm tạo điều kiện mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành viên. Sau khi Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực, Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 1310 về “Quy chế cho vay giữa các tổ chức tín dụng”. Điều kiện cho vay được quy định rất cụ thể trong quyết định này. như vậy, việc cho vay trong hệ thống thực chất là loại tín dụng “bán buôn”. Tuy có khác nhau về mục đích nhưng về bản chất cũng là loại hình cho vay giữa các tổ chức tín dụng. Theo đó, việc cho vay trong hệ thống chỉ có thể áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo, chính vì vậy cần có các tiêu chí, điều kiện để xem xét đánh giá tình hình hoạt động và khả năng hoàn trả của các QTDND. Có như vậy việc cho vay vốn của QTDTW mới được an toàn và các QTD cơ sở mới có cơ hội phấn đấu đáp ứng điều kiện để được vay với mức cao nhất. Tất cả những quy định trên với mục đích cao nhất là làm sao cho hoạt động tín dụng được đảm bảo an toàn, hiệu quả. Có thể nói rằng thước đo chính xác cho sự thành công của bất kỳ tổ chức tín dụng nào chính là khả năng quản lý và sử dụng vốn của tổ chức đó ra sao? 1.4. Kết quả trong công tác kế toán tài chính * Công tác hạch toán kế toán Nhìn chung công tác hạch toán kế toán của QTD đã chấp hành tốt nguyên tắc và chế độ qui định. Cán bộ nghiệp vụ đã được Ngân hàng nhà nước thành phố tập huấn, hướng dẫn, đào tạo, do đó đã nhanh chóng nắm bắt được qui trình nghiệp vụ kế toán đã giúp cho công tác hạch toán tài sản QTD an toàn, góp phần tham mưu cho hội đồng quản trị, giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành hoạt động QTD. * Công tác tài chính: Xác định QTD là tổ chức kinh tế Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mình, do đó công tác quản lý thu, chi tài chính đã được quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo đúng nguyên tắc và chế độ qui định. Nhìn chung các QTD đã khai thác tốt nguồn thu, tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo hoạt động của QTD và đảm bảo kết quả kinh doanh có lãi, đóng góp đầy đủ thuế theo quy định, giành tích luỹ nội bộ và chia cổ tức, cổ phần cho thành viên. Bảng 2.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (31/12/2003) Tỷ giá: 1USD = 15770 VND Các chỉ tiêu VND USD I. 1 2 5 Thu từ lãi Thu lãi cho vay Thu lãi tiền gửi Thu khác về hoạt động tín dụng 188 808 277 658 169 513 189 815 19 245 907 198 49 180 645 11 972 624 10 749 093 1 220 413 3 119 II. 1 2 Chi trả lãi Chi trả lãi tiền gửi Chi trả lãi tiền đi vay (140 025 820 829) (68 077 052 839) (71 948 767 990) (8 879 253) (4 316 871) (4 562 382) III. Thu nhập từ lãi 48 782 456 829 3 093 371 IV. 1 2 4 4 7 8 Thu ngoài lãi Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh Thu phí dịch vụ thanh toán Thu phí dịch vụ ngân quỹ Thu từ tham gia thị trường tiền tệ Thu từ các dịch vụ khác Các khoản thu nhập bất thường 1 194 922 535 188 126 500 26 878 155 175 520 501 368 249 63 198 310 415 175 801 75 772 11 929 1 704 11 31 793 4 008 26 327 V. 1 2 3 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Chi phí ngoài lãi Chi phí khác về hoạt động huy động vốn Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Chi về tham gia thị trường tiền tệ Chi về hoạt động khác Chi nộp thuế Chi nộp các khoản phí, lệ phí Chi phí cho nhân viên Chi hoạt động quản lý và công cụ Chi khấu hao cơ bản TSCĐ Chi khác về tài sản Chi dự phòng Chi nộp phí bảo hiểm tiền gửi khách hàng Chi bất thường (38 183 360 473) (20 723 332) (684 862 950) (649 298 639) (37 976 046) (108 728 368) (17 845 153 427) (9 925 416 753) (3 413 647 441) (3 392 240 749) (1 494 485 268) (610 827 500) (2 421 266) (1 314) (43 428) (41 173) (2 408) (6 895) (1 131 589) (629 386) (216 465) (215 107) (94 768) (38 734) VI. Thu nhập ngoài lãi (36 988 437 938) (2 345 494) VII. Thu nhập trước thuế 11 794 018 891 747 877 VIII. Thuế thu nhập doanh nghiệp (3 710 086 045) (235 262) IX. Thu nhập sau thuế 8 083 932 846 512 615 (*) Phí điều chuyển nội bộ 37 054 413 531 2 349 677.46 Nguồn: Báo cáo thường niên Như vậy, so với năm 2002, tổng thu nhập của QTDTW đã tăng 60 tỷ đồng, tương đương 46%. Tổng chi phí tăng 59 tỷ đồng, tương đương tăng 49%. Lợi nhuận tăng 2,5% so với năm 2002, vượt kế hoạch liên Bộ giao là 2,5%. Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thu nhập năm 2003 Nguồn: Báo cáo thường niên Biểu đồ 2.6. Cơ cấu chi phí năm 2003 Nguồn: Báo cáo thường niên Qua các biểu đồ trên, ta nhận thấy tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng chiếm một con số rất lớn (86%). Trong khi đó, thu từ hoạt động ngân quỹ và thanh toán còn nhỏ (chỉ có 13%). Cơ cấu chi phí cũng có sự tập trung cao ở chi phí huy động vốn (72%), chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi không đáng kể ( chiếm 2%). Con số này tiếp tục đặt cho ta câu hỏi về khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các QTDND. Nhìn lại các con số trong giai đoạn trước đó sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những bước thay đổi của QTDND. - Năm 1998: Chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh: 1.892 triệu đồng chiếm 77,5% tổng chi phí. - Năm 1999: Chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh: 2.548 triệu đồng, chiếm 81,4% tổng chi phí. - Năm 2000: Chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh: 2.452 triệu đồng, chiếm 77,3% tổng chi phí. - Chi phí năm 2000 so với năm 1999 của QTD có xu hướng tiết kiệm hơn, năm 2000 tỷ lệ chi trực tiếp cho hoạt động kinh doanh giảm so với năm 1999: 96 triệu đồng. Tuy nhiên do mở rộng, nâng cao thêm phương tiện làm việc nên các khoản chi khác tăng (chi khác tăng 132 triệu, 41,7%). - Chi phí cho nhân viên vẫn giữ ở mức độ như năm 1999 ( chiếm khoảng 8,5% so với tổng chi phí ). Về kết quả kinh doanh cũng có những biến chuyển sau: - Năm 1997 có lãi: 169 triệu đồng. Bình quân lãi 1 quỹ là 16,9 triệu đồng/năm. - Năm 1998 lãi: 293 triệu đồng tăng so với năm 1997: 124 triệu đồng, tăng 73%. Bình quân lãi một quỹ là 32 triệu đồng/năm. - Năm 1999: lãi 300 triệu đồng, tăng so với năm 1998: 7 triệu đồng, tăng 2,3%. Bình quân lãi một quỹ là 33 triệu đ/năm. - Năm 2000: lãi 384 triệu đồng, tăng so với năm 1999: 84 triệu đồng, tăng 28%. Bình quân lãi một quỹ là 42 triệu đ/năm. Về cơ bản QTDTW đã trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cố gắng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ, đưa mô hình QTDND lên một vị thế cao hơn trong hệ thống tài chính. 1.5. Kết quả trong công tác quản trị, điều hành và kiểm soát QTD Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức kinh tế Hợp tác xã do các thành viên là thể nhân và pháp nhân tự nguyện lập ra, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nhằm mục tiêu tương trợ, tạo điều kiện thực hiện có kết quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đại hội thành viên hay đại hội đại biểu thành viên có quyền quyết định cao nhất của QTDND. Đại hội thành viên bầu ra hội đồng quản trị, đây là cơ quan quản lý QTDND. Đại hội bầu ban kiểm soát là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi mặt hoạt động của QTD theo pháp lụât và điều lệ. Điều hành hoạt động của QTD do ban điều hành đứng đầu là giám đốc. Giám đốc QTD là thành viên hội đồng quản trị. Ngoài ra QTD còn duy trì ban tín dụng gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và một thành viên do Hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên Hội đồng quản trị, để xem xét và quyết định các món cho vay ngoài thẩm quyền của giám đốc theo qui chế do điều lệ QTD qui định. Xác định rõ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và là tổ chức kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, những năm qua công tác quản lý, điều hành, kiểm soát QTD đã đi dần vào nề nếp, kỷ cương theo qui chế, điều lệ và pháp luật qui định. Nhìn chung công tác quản trị, điều hành, kiểm soát QTD đã phát huy tương đối tốt chức năng, vai trò và nhiệm vụ của mình đưa hoạt động của QTD phát triển khá trên các mặt hoạt động. * Công tác quản trị QTD Thành viên Hội đồng quản trị đã được đại hội QTD lựa chọn, tín nhiệm bầu ra, nhìn chung có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghiệp vụ, có vốn góp vào QTD. Hầu hết Hội đồng quản trị các QTD đều được cấp uỷ, chính quyền địa phương cử một đồng chí đại diện tham gia, là nhịp cầu nối cho mối quan hệ giữa QTD với sự chỉ đạo, lãnh đạo quan tâm của cấp uỷ chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho QTD hoạt động tốt hơn. Công tác quản lý QTD bước đầu đã xác định được phương hướng, nhiệm vụ chiến lược phát triển QTD phù hợp với tình hình kinh tế xã hội địa phương và đất nước. Hội đồng quản trị đã đề ra được mục tiêu và biện pháp thực hiện các mục tiêu đó trong mỗi thời kỳ, chấp hành điều lệ, nghị quyết đại hội thành viên và quy định của pháp luật. Tạo được sự đoàn kết nhất trí, gắn bó vì mục tiêu phát triển của QTD phục vụ cho kinh tế xã hội địa phương, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ và giữ được mối quan hệ hài hoà, lĩnh hội được sự giúp đỡ của các cấp các ngành các tổ chức đoàn thể trong địa bàn. * Công tác điều hành QTD Ban điều hành QTD đã được Hội đồng quản trị lựa chọn và tuyển dụng trong số thành viên QTD, 100 % ban điều hành đều tham gia góp vốn cổ phần, mức góp cao hơn mức bình quân góp vốn của các thành viên. Nhìn chung đội ngũ cán bộ điều hành đã được Ngân hàng nhà nước đào tạo nghiệp vụ chuyên môn do đó đã nắm bắt được nghiệp vụ. Tuy nhiên lúc đầu còn bỡ ngỡ mới mẻ nhưng với phương châm vừa làm vừa học, dần dần công tác điều hành đã đi vào hoạt động có nề nếp, kỷ cương và chấp hành tốt chế độ quy định. Thành viên ban điều hành nhìn chung có phẩm chất đạo đức, gắn bó với nghề nghiệp, có quan hệ giao dịch tốt với khách hàng, có ý thức cầu thị tiến bộ, phát huy được tinh thần đoàn kết nội bộ. Đây là những nhân tố quyết định và quan trọng giúp QTD phát triển ngày một có hiệu quả. * Công tác kiểm soát QTD Nhìn chung đội ngũ kiểm soát QTD đều có năng lực, phẩm chất và nhận thức chuyên môn, tham gia đóng góp vốn cổ phần đầy đủ, hầu hết cán bộ kiểm soát đã được Ngân hàng Nhà nước đào tạo và tập huấn nghiệp vụ. Công tác kiểm soát bước đầu đã được phát huy, giúp QTD đi vào hoạt động theo quy chế, điều lệ. Chấp hành chế độ thường trực thường xuyên, có chương trình công tác cụ thể, đã phát hiện và đề xuất, kiến nghị kịp thời với HĐQT, ban điều hành một số tồn tại cần được sử lý, khắc phục giúp QTD hoạt động an toàn hiệu quả hơn . Kiểm soát QTD đã phối hợp được với thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng nhà nước, thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra QTD và chấp hành chế độ báo cáo kiểm soát định kỳ theo quy định. Bằng tất cả những cố gắng và nỗ lực, tập thể cán bộ công nhân viên trong hệ thống QTDND đang cùng nhau phấn đấu cho một mô hình hợp tác tín dụng an toàn và hiệu quả. 2. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THIẾU AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND 2.1. Những biểu hiện về sự thiếu an toàn trong hoạt động Công tác quản trị, điều hành, kiểm soát còn nhiều sai phạm, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn hoạt động. Chưa có quy chế về Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban tín dụng và Ban kiểm soát, do đó hoạt động một cách cầm chừng, chiếu lệ nhất là Hội đồng quản trị của QTD Định Công. Ở quỹ này, Ban kiểm soát làm việc kiêm nhiệm nên không phát huy được tính chủ động trong hoạt động kiểm soát, không tự phát hiện được các sai phạm trong hoạt động của quỹ, nghiêm trọng hơn cả là cán bộ kiểm soát của quỹ đã đồng tình với Hội đồng quản trị, ban điều hành của quỹ vi phạm nguyên tắc hoạt động, vi phạm pháp luật gây hậu quả nặng nề, tạo dư luận xấu trong nhân dân ảnh hưởng đến uy tín hoạt động của các QTD khác. Chất lượng đội ngũ cán bộ điều hành quỹ còn nhiều hạn chế, cá biệt có cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức dẫn đến các hành vi sai trái, tham ô trục lợi, làm thất thoát tài sản gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng hoạt động của quỹ. Việc chấp hành các cơ chế, quy chế còn thiếu nghiêm túc. Một bộ phận QTDND có động cơ chạy theo lợi nhuận kinh doanh đơn thuần dẫn đến xa rời mục tiêu tương trợ thành viên, vi phạm các quy định của pháp luật. Hoạt động vượt ra ngoài các giới hạn cho phép như mở rộng phạm vi hoạt động ngoài địa bàn, cho vay một thành viên vượt quá tỷ lệ quy định so với vốn tự có, cho vay sai đối tượng (QTD Cầu Diễn), khi xem xét cho vay còn tình trạng cảm tính, thường vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn gây ra nợ quá hạn, nợ khó đòi lớn. Chất lượng tín dụng của các QTDND chưa cao, chưa làm tốt công tác thẩm định khi cho vay, cá biệt có trường hợp lập hồ sơ vay khống để rút tiến của quỹ sử dụng vào mục đích riêng dẫn đến tình trạng nợ quá hạn cao (100%) ở QTD Định Công. Mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động vượt quá khả năng quản lý của quỹ ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động của quỹ như QTD Cầu Diễn, một QTD đô thị được thành lập và hoạt động trong môi trường có nhiều ngân hàng thương mại, QTD Cầu diễn đã kết nạp cả những tổ chức kinh tế ngoài địa bàn thị trấn làm thành viên, những thành viên này đã vay vốn của quỹ vào kinh doanh. Nhưng do ngoài địa bàn nên tiềm ẩn những rủi ro do khả năng quản lý, kiểm tra giám sát vốn cho vay bị hạn chế. Mặt khác đây cũng là một quỹ có quy mô hoạt động tương đối lớn (năm 1999 vốn điều lệ là 1.004 triệu đồng, số dư tiền gửi là 7.885 triệu đồng). 2.2. Nguyên nhân của sự thiếu an toàn trên * Nguyên nhân vĩ mô Việc thành lập QTDND chưa đảm bảo các nguyên tắc cần thiết, còn chạy theo phong trào dẫn đến việc cấp phép cho những QTDND chưa đủ điều kiện hoạt động mà QTD Định Công là một điển hình. QTD Định Công được chuyển đổi từ Hợp tác xã tín dụng cũ, khi tiến hành cấp giấy phép hoạt động theo mô hình QTDND do phong trào thành lập QTDND lúc này đang phát triển rầm rộ, cùng với sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương nên công tác thẩm định các điều kiện cần thiết để cấp giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền được tiến hành một cách hình thức, chiếu lệ. Những tồn đọng cũ của HTXTD chưa được giải quyết hết nhưng vẫn được xác nhận là không còn nợ tồn đọng, chính vì vậy chỉ sau không đầy một năm hoạt động những chủ nợ cũ đã đến đòi giải quyết những món nợ trước đây làm ảnh hưởng đến uy tín và an toàn hoạt động của quỹ. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của QTD chưa thường xuyên, kịp thời nên có những vụ việc xảy ra không được phát hiện kịp thời. * Nguyên nhân từ bản thân QTD Do chưa nhận thức đúng về nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của QTDND là một thực thể hợp tác được lập ra theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo mục tiêu hợp tác tương trợ nhằm hỗ trợ các thành viên của quỹ trong sản xuất kinh doanh và bị chi phối bởi Luật Hợp tác xã, Luật Các TCTD nên đã biến QTD thành đơn vị kinh doanh tiền tệ, chạy theo mục tiêu lợi nhuận. Về công tác cán bộ: Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự không an toàn trong hoạt động của QTDND đặc biệt là QTD Định Công. Nhìn chung cán bộ chủ chốt tại các QTDND đa số đã làm tại HTXTD cũ nên có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng thuần tuý nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay lại mang theo tác phong quản trị, điều hành cũ, chưa triệt để đi vào nguyên tắc nên còn để xảy ra sai sót. Trình độ, năng lực, nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cán bộ QTD còn yếu, nhất là chủ tịch hội đồng quản trị do kiêm nhiệm công tác nên thiếu quan tâm đến hoạt động của quỹ. Ban kiểm soát thì hoạt động cầm chừng, không phát huy được vai trò và trách nhiệm trong việc kiểm soát nội bộ, giám sát hoạt động của ban điều hành. Thậm chí có nơi ban kiểm soát còn đồng tình với những sai trái của ban điều hành rút tiền để tham ô tập thể, sử dụng quỹ công vào mục đích cá nhân. Cán bộ tín dụng đã qua các lớp tập huấn nghiệp vụ QTD nhưng vẫn chưa đủ sắc sảo, nhanh nhạy, nghiệp vụ chưa nắm chắc để đối phó với các đối tượng vay vốn cố tình lợi dụng, sử dụng vốn vay vào các mục đích khác... có cán bộ tín dụng còn ký khống các hồ vay vốn để rút tiền ... Cá biệt có cán bộ biến chất (QTD Định Công) cố tình làm trái quy định gây tổn thất cho quỹ, cho người gửi tiền và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các QTD khác. Vụ án quỹ tín dụng Định Công không thu hồi được vốn để chi trả cho dân là 1 tồn tại rất lớn . Ngoài những nguyên nhân nêu trên, an toàn trong hoạt động của quỹ còn do những nguyên nhân khác như: ở một vài xã có QTDND, chính quyền xã coi QTDND như một tổ chức tài chính của xã nên vay vốn của quỹ và chậm trả hàng năm gây khó khăn cho hoạt động của quỹ (xã Vĩnh Ngọc). Có nơi lại coi đây như một tổ chức do một vài cá nhân lập ra kinh doanh nên bắt QTDND phải đóng góp các nghĩa vụ tài chính lớn khi mua đất làm trụ sở gây khó khăn nhiều cho hoạt động của QTDND (xã Nam Hồng)... Từ tất cả những nguyên nhân trên, vấn đề tìm ra giải pháp để khắc phục đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Điều đó đặt các QTDND trước một sự lựa chọn: hoặc là thất bại hoặc là phải cố gắng đưa hoạt động của cả hệ thống đạt đến một mức an toàn nhất định. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA QTDND 1. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO QTDND 1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và quản lý nhân sự Để cho hoạt động của cả hệ thống QTDND hiệu quả và an toàn thì trước hết cần phải xác định rõ vai trò lãnh đạo, đầu mối của QTDTW. Hiện nay, số vốn do các QTD cơ sở đóng góp vào QTW mới chỉ chiếm tỷ trọng 7,45% tổng số vốn điều lệ. Do đó, Nhà nước đã phải hỗ trợ 83 tỷ đồng, tương đương 72,8%. Còn lại là phần đóng góp của các NHTM nhà nước (khoảng gần 20%). Với cơ cấu vốn như trên, hiện nay QTDTW là một tổ chức tín dụng chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN và chuyển tải những định hướng hoạt động cho các QTD cơ sở. Trước mắt thì mô hình tổ chức như trên là hợp lý và thuận lợi cho NHNN trong việc triển khai các quyết định, chỉ đạo định hướng nhằm hỗ trợ hoạt động cho cả hệ thống QTDND. Song về lâu dài, cơ cấu này không đảm bảo được nguyên tắc HTX là các thành viên tự nguyện góp vốn thành lập, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, định hướng chuyển QTDTW thành một ngân hàng đầu mối của cả hệ thống cần phải được xem xét và nhanh chóng triển khai. Cụ thể trong công tác điều hòa vốn, QTDTW cần phải tiếp tục cân đối vốn giữa những nơi thừa và nơi thiếu một cách nhanh chóng kịp thời. Thực hiện tốt được vai trò này tức là QTDTW đã tạo được một mạch chuyển thông suốt từ trung ương cho đến cơ sở. Việc điều hòa vốn cần phải tuân thủ theo đúng những nguyên tắc có quy định tại Quy chế điều hòa vốn trong hệ thống QTDND. Song song với công tác trên, việc xây dựng và vận hành hệ thống thanh toán nội bộ cũng là một bước hoàn thiện về mặt tổ chức hoạt động cho các QTDND. Nhờ đó mà vấn đề thanh toán được đảm bảo an toàn, nhanh chóng. Một giải pháp nữa cũng mang ý nghĩa sống còn cho hoạt động của hệ thống QTDND chính là việc tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, năng lực quản trị điều hành QTDND. Thực tế đã cho thấy, QTDND là một loại hình TCTD hợp tác mới ra đời, đội ngũ cán bộ nhân viên trình độ còn hạn chế, hơn nữa các Quỹ lại thường có quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu ở nông thôn nên khó có khả năng thu hút được các đối tượng có trình độ chuyên môn cao. Hơn lúc nào hết, các QTDND muốn phát triển thì cần phải có chiến lược đầu tư vào con người với chế độ đãi ngộ hợp lý. Chỉ có như vậy thì sự phát triển của hệ thống mới thực sự bền chắc và an toàn. Các công việc cụ thể có thể làm như: mở các khóa tập huấn ngắn ngày theo từng nội dung chuyên đề cho từng loại đối tượng. Ngoài ra về lâu dài cũng cần phải có kế hoạch đào tạo cho các QTDND mới thành lập sau này. Đi song song với trình độ nghiệp vụ thì giáo dục ý thức chấp hành quy định của pháp luật, nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ cũng cần phải được chú trọng. Như thế sẽ giảm thiểu được rủi ro đạo đức trong hoạt động của QTDND. 1.1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định đảm bảo an toàn vốn Về nguyên tắc các QTDND cũng đang chấp hành những quy định chung về đảm bảo an toàn hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên nếu chỉ áp dụng đồng loạt mà không tính đến những đặc thù của từng loại quỹ thì không thể nào đảm bảo an toàn tuyệt đối được. Do đó, để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống, trong những năm tới NHNN cần phải khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn hoạt động, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động cho phù hợp với tính chất đặc thù, thực tiễn của các QTDND. Trước hết đó là việc xác định chính xác nội dung vốn tự có theo thông lệ quốc tế. Hiện nay vốn tự có của các TCTD chỉ bao gồm: vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Nhưng theo ủy ban Basel thì vốn tự có phải bao gồm: vốn tự có cấp 1 (vốn điều lệ + quỹ dự trữ chung) và vốn tự có cấp 2 (lợi nhuận để lại không chia + quỹ dự phòng rủi ro + chênh lệch thu chi + chênh lệch đánh giá lại tài sản). Sự khác biệt này sẽ là cản trở lớn cho Việt Nam trên con đường hội nhập tài chính toàn cầu. Giải pháp cần làm ngay chính là việc sửa đổi quy chế trên cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ hai đó là vấn đề sửa đổi cách tính toán tài sản có rủi ro. Tài sản thì có rất nhiều loại nhưng khi đánh giá mức độ rủi ro thì chỉ có 4 nhóm. Điều này dẫn đến kết quả là có những loại tài sản với mức độ đảm bảo khác nhau song lại bị đánh cùng một mức độ rủi ro. Từ những bất cập trên đòi hỏi tất yếu là phải có giải pháp khắc phục kịp thời nhằm đưa hoạt động của các QTDND trở nên hiệu quả và phản ánh chính xác mức độ an toàn của nó. Nói tiếp đến vấn đề vốn tự có, ta có thể khằng định rằng đây là một chỉ tiêu phản ánh được rất nhiều trong mọi mặt hoạt động của các TCTD. Công tác phát triển vốn tự có vì thế mà cần được xem xét một cách nghiêm túc hơn. Khi vốn tự có được mở rộng thì đồng nghĩa với việc các QTDND có thể đối phó với những rủi ro bất thường tốt hơn. Giải pháp giảm tỷ lệ thuế thu nhập (có thể bằng 50% so với các TCTD khác) sẽ khuyến khích các thành viên tăng vốn góp để bổ sung vốn tự có. Cùng với biện pháp trên thì ta cũng có thể điều chỉnh hoặc sáp nhập các QTD với quy mô nhỏ lẻ với nhau. Theo số liệu thống kê thực tế thì một QTDND cần phải có quy mô nguồn vốn từ 3-4 tỷ đồng thì mới đảm bảo trang trải được chi phí và có tích lũy để tăng trưởng bền vững. Để phát triển vốn tự có thì còn có thể mở rộng đối tượng kết nạp thành viên. Loại hình hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu trở thành thành viên của QTDND thì cũng sẽ tạo ta cơ hội lớn cho sự vững mạnh và an toàn trong hoạt động của các QTD. Khi đó, các QTDND sẽ có khả năng tăng trưởng vượt bậc về năng lực tài chính (thông qua nguồn vốn góp và gửi tiền), tăng khách hàng và thị phần tín dụng thông qua việc cho vay đối với những khách hàng này. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng vốn tự có trên thì các QTDND cũng có khả năng củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý điều hành thông qua việc đưa những đại diện của doanh nghiệp nói trên tham gia bộ máy quản trị, điều hành và kiểm soát hoạt động của QTDND. Có thể nói rằng giải pháp vừa nêu sẽ mang lại một bộ mặt mới cho khu vực nông nghiệp và nông thôn. Nó không những tăng cường thêm tính an toàn trong hoạt động của hệ thống QTDND mà còn đưa thành phần kinh tế tập thể cùng thành phần kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng vững chắc của toàn bộ nền kinh tế. 1.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng đó là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong nội dung sử dụng vốn thì hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng lớn, hơn nữa hoạt động này lại chứa đựng khá nhiều rủi ro cho tổ chức tín dụng nếu không có một cơ chế quản lý an toàn. Vì những lý do trên mà giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng không thể không được nhắc đến khi đang hướng đến mục tiêu an toàn cho các QTDND. * Chấp hành đúng quy trình, thủ tục khi cho vay Đối với các quỹ nhân dân cơ sở, khi xem xét giải quyết cho vay đối với thành viên thì phải tuân thủ đúng quy trình mà NHNN đã quy định. Thủ tục và hồ sơ phải đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ, vừa đơn giản thuận tiện cho khách hàng nhưng cũng vừa đảm bảo chặt chẽ, hạn chế rủi ro và thuận lợi cho quá trình kiểm tra, kiểm soát tín dụng về sau. Đối với QTDTW thì cần sửa đổi hoàn thiện quy định hướng dẫn về chế độ cho vay của NHNN và chấn chỉnh đảm bảo chấp hành đầy đủ quy trình thủ tục hồ sơ giải quyết cho vay đặc biệt là cho vay các QTDND cơ sở. Đồng thời hướng dẫn kiểm tra các chi nhánh QTDND Trung ương thực hiện nghiêm túc việc chấp hành đầy đủ quy trình thủ tục cho vay (nhất là khâu giải ngân). Có như vậy mới đảm bảo đủ vốn kịp thời cho các QTD và an toàn cho QTDTW. * Nâng cao năng lực thẩm định, phân tích đánh giá và tư vấn cho khách hàng Thành viên của các QTDND hầu hết là những người nông dân với vốn kiến thức và trình độ kinh doanh còn hạn chế. Chính vì vậy khi vay vốn họ rất mong được tư vấn và phân tích cho thấy những việc nên và không nên làm. Nếu các QTD giúp họ được điều này thì cũng chính là đã giúp được cho mình. Bởi vì kinh doanh ở khu vực nông nghiệp tiểm ẩn rất nhiều rủi ro lại phụ thuộc vào sự bất thường của thời tiết. Do đó tư vấn cho khách hàng kinh doanh tốt cũng chính là để đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình, nhờ đó mà có cơ sở phát triển bền vững. Đối với QTDTW thì những rủi ro mất vốn còn lớn hơn. Để giải quyết vấn đề này thì QTDTW không còn con đường nào khác ngoài việc tăng cường nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phân loại đánh giá chất lượng hoạt động của các QTDND cơ sở khi xem xét giải quyết cho vay. Đồng thời cũng phải đẩy mạnh hình thức chăm sóc hỗ trợ các QTDND thông qua việc tư vấn lập kế hoạch, xây dựng chính sách, chiến lược và nghiệp vụ kinh doanh, cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ mới ... cho QTD cơ sở. Chỉ khi nào QTD cơ sở hoạt động hiệu quả thì chất lượng tín dụng của Quỹ Trung ương mới được nâng cao và đảm bảo an toàn. ngược lại, QTDTW với vai trò là ngân hàng đầu mối cũng cần phải có trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn hoạt động (đặc biệt là về mảng tín dụng) cho các Quỹ cơ sở. * Hình thành các bảo đảm tín dụng như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh ... để có cơ sở xử lý các khoản rủi ro tín dụng Các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh có thể được coi là “chiếc phao cứu sinh” dự phòng đối với các TCTD khi thực hiện cho vay đối với khách hàng. Tuy nhiên đề cập đến vấn đề này ở các QTDND thì cũng có những khó khăn riêng. Một phần do điều kiện kinh tế nông thôn ở Việt Nam còn khó khăn phần do môi trường pháp lý chưa đầy đủ và thuận tiện (cơ sở công chứng tài sản thế chấp, bảo lãnh còn xa xôi). Hơn nữa, nhận thức của cả cán bộ nhân viên và khách hàng còn hạn chế nên việc áp dụng các hình thức đảm bảo tín dụng này chưa mang tính khả thi. Hiện nay hầu hết các QTDND cho vay dựa trên cơ sở “tín chấp”; vì vậy khả năng rủi ro tín dụng là rất cao. Giải pháp cần làm để khắc phục tình trạng trên chính là việc kết hợp từ phía cơ quan quản lý nhà nước với chính hoạt động của các QTD. NHNN cần nghiên cứu chỉnh sửa các điều kiện quy định về bảo đảm tín dụng theo hướng vừa đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo được tính pháp lý, phù hợp với thực tiễn nông thôn Việt Nam. Có thể cho phép sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của QTDND làm vật bảo đảm tín dụng. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng thì không khi nào loại bỏ được hoàn toàn rủi ro. Chính vì vậy bản thân các QTDND cần xác định rõ tinh thần chấp nhận và sẵn sàng đối mặt với những rủi ro có thể xảy đến. Chú trọng hơn đến việc quản lý nợ quá hạn và nợ khó đòi. Cụ thể là phải thường xuyên kiểm tra, rà soát phân loại nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân, thực trạng khả năng giải quyết các món nợ này trong từng chu kỳ hoạt động tín dụng. Đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau, mức độ vi phạm khác nhau mà có hướng giải quyết phù hợp. Không nên vội xiết nợ hay xử lý bằng pháp luật mà hãy xem xét, có thể gia hạn nợ hoặc đưa ra những giải pháp giúp khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời có cơ sở trả nợ cho Quỹ. Trường hợp khi đã áp dụng tất cả các biện pháp nói trên mà vẫn không bù đắp được tổn thất do nợ quá hạn và nợ khó đòi thì các QTDND cần phải áp dụng trích lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý triệt để các khoản tổn thất này. Biện pháp này thực chất chỉ nhằm mục đích bảo tồn và chống đỡ khả năng mất vốn của chủ sở hữu chứ không có tác dụng giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Vì vậy sau khi đã xử lý rủi ro tín dụng các QTDND vẫn phải tiếp tục theo dõi và đôn đốc thu nợ quá hạn và nợ khó đòi. Hiện nay theo quy định của NHNN, các QTDND được phép trích lập dự phòng rủi ro đến mức ngang bằng không gây lỗ trong kết quả hoạt động tài chính cuối năm. Vì vậy nếu QTDND nào có tổng số các khoản rủi ro lớn hơn số “lãi” kinh doanh hàng năm mà không phải trích lập dự phòng rủi ro thì tuy kết quả hoạt động của năm đó không “lỗ” song trên thực tế QTDND đó đã tiềm ẩn rủi ro mất đi một phần vốn chủ sở hữu và tình trạng này kéo dài thì rất có thể QTD đó sẽ đi đến chỗ phá sản. Với lý do trên NHNN cần sớm chỉnh sửa quy định này nhằm nâng cao khả năng đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống QTDND. 1.1.3. Nâng cao hiệu lực công tác kiểm, tra giám sát hoạt động của hệ thống QTDND Đối với QTDND cơ sở thì bộ máy ban kiểm soát cần phải được hoàn thiện với chức năng kiểm toán nội bộ. Tiến hành tập trung đào tạo, tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác kiểm soát để sao cho Ban kiểm soát có thể thay mặt Đại hội thành viên giám sát và kiểm tra mọi mặt hoạt động của QTDND theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ QTD. Kiểm soát viên chuyên trách có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho trưởng ban kiểm soát để người này thông báo cho HĐQT, báo cáo cho Đại hội thành viên và NHNN về những sai phạm nghiêm trọng xảy ra trong hoạt động của QTDND. Trường hợp ban kiểm soát biết các sai phạm nói trên mà không báo cáo, phản ánh kịp thời thì cũng bị liên đới chịu trách nhiệm. Đối với QTDTW thì cần kiện toàn Ban kiểm soát để Ban kiểm soát có thể thay mặt Đại hội thành viên giám sát kiểm tra mọi hoạt động của QTDTW theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức. Ngoài ra cũng cần phải hoàn thiện bộ máy kiểm soát nội bộ từ Hội sở chính xuống đến các chi nhánh, đảm bảo thực hiện tốt chức năng kiểm tra và thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động điều hành của QTDND Trung ương. Bên cạnh đó thì công tác thanh tra giám sát hoạt động QTD cũng cần được đổi mới. Trước hết cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa bộ phận quản lý và bộ phận thanh tra, giám sát hoạt động đối với hệ thống QTDND tại NHNN. Việc tiếp theo là phải đổi mới cơ chế thanh tra đối với hoạt động của hệ thống QTDND. Hiện nay cơ chế thanh tra chưa thật phù hợp với đặc thù hoạt động phân tán của QTDND, thanh tra NHNN khi muốn nắm thực trạng tình hình thì phải trực tiếp thanh tra tại chỗ đối với hoạt động của QTDND mà chưa tận dụng được năng lực của bộ máy kiểm soát nội bộ nên hiệu quả không cao. Vậy giải pháp cho vấn đề này chính là việc sớm ban hành Quy chế thanh tra hoạt động theo phương thức giám sát từ xa thông qua việc thanh tra NHNN tiến hành phân tích báo cáo thống kê định kỳ của QTDND và các kết quả báo cáo kiểm toán do tổ chức kiểm toán của hệ thống QTDND cung cấp để phân tích, đánh giá kết quả trong hoạt động của QTDND. Đồng thời Thanh tra NHNN thực hiện giám sát chất lượng hoạt động của tổ chức kiểm toán và bộ máy kiểm soát nội bộ của các QTDND. Thanh tra tại chỗ chỉ thực hiện khi thấy thực sự cần thiết. Như vậy sẽ nâng cao được tính tự quản tự chịu trách nhiệm của các QTDND trong công tác kiểm tra giám sát hoạt động của nội bộ hệ thống. 1.2. Giải pháp thúc đẩy tính liên kết an toàn trong hệ thống QTDND 1.2.1. Giải pháp để các QTDND hoạt động mang tính hệ thống Tính hệ thống của QTDND dựa trên sự liên kết của hệ thống vận hành, hệ thống quản lý, tổ chức hệ thống và quan hệ cộng đồng... Những yếu tố này sẽ tạo nên tính khép kín và tính liên kết chặt chẽ cùng phát triển của hệ thống. Hệ thống vận hành là những quy trình, quy định dựa trên những chính sách giữ vai trò quan trọng của các hoạt động thường nhật từ phức tạp đến đơn giản nhất. Nếu quá trình vận hành vốn từ Trung ương đến các cơ sở phát huy được tối đa hiệu quả thì đồng vốn sẽ sinh lời với chi phí thấp nhất. Để tạo dựng kênh dẫn vốn khép kín trong hệ thống QTDND đòi hỏi QTDTW phải tổ chức hạch toán tốt, phân biệt vốn của các QTDND cơ sở hình thành vốn điều hòa để cho vay chi trả đối với các QTD cơ sở, áp dụng chung một mức lãi suất cho vay, tiền gửi như các tổ chức tín dụng hợp tác các nước trên thế giới. Về lãi suất thì nên áp dụng mức lãi suất của thị trường tín dụng có tổ chức. Những khoản tín dụng này, QTDTW cung ứng cho QTDND cơ sở cần áp dụng cơ chế tín dụng do NHNN quy định và có thể miễn trừ thế chấp tài sản. Nếu thực hiện được hệ thống vận hành mềm dẻo thì sẽ thuận lợi cho công tác đào tạo và đảm bảo khả năng kiểm soát lẫn nhau tối ưu giữa các thành viên tham gia tổ chức. Hệ thống quản lý là những hoạt động quản lý thống nhất cần bảo đảm việc định ra mục tiêu đúng đắn trong hệ thống QTDND là kinh doanh theo đuổi mục đích tương trợ thành viên để phát huy sức mạnh của cả hệ thống QTDND. Hệ thống quản lý cần có những quy trình ra quyết định dựa trên các thông tin rõ ràng hiệu quả. Chức năng quản lý của các thành viên tập trung ở Hội đồng quản trị, cần dựa vào các cẩm nang để xem xét giám sát các nhà điều hành thực hiện tốt các hoạt động mang lại hiệu quả tối ưu đối với mỗi nghiệp vụ. Như vậy với thực tế hoạt động của hệ thống QTDND thì một hệ thống quản lý tự thân vận hành chắc chắn sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn là trông chờ vào sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát từ bên ngoài. Về tổ chức hoạt động: Mô hình tổ chức hệ thống QTDND hai cấp như hiện nay là thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ quyền hạn, trách nhiệm của QTDND cơ sở trong mối quan hệ với QTDTW và ngược lại. Vấn đề này cần phải có cơ chế rõ ràng. Những quy định phải đảm bảo được tính độc lập của các QTDND cơ sở cũng như QTDTW, các quy định phải dung hòa tính tự lập và tính tương trợ, tính hệ thống và tính phân cấp. Tuy ta có thể học tập mô hình của các nước trên thế giới song không thể rập khuôn mà cần phải dựa vào truyền thống văn hóa, truyền thống dân tộc và đặc điểm môi trường hoạt động của nước mình để đưa ra một cấu trúc hệ thống với chiến lược phát triển đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Vấn đề quan hệ cộng đồng từ lâu vẫn được coi là một chiến lược quan trọng nhằm quảng bá và tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho hoạt động của QTDND. Để làm tốt công tác này thì các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp, các tổ chức Đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cần làm tốt việc tuyên truyền (đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng) về chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước làm cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội (nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn) hiểu rõ hiểu đúng về bản chất, mục tiêu hoạt động của QTDND, có thái độ ứng xử bình đẳng như đối với các loại hình TCTD khác. Có thể nói quan hệ cộng đồng tốt sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của cả hệ thống QTDND trên cơ sở liên kết hình ảnh và tác động đến tâm lý của đông đảo khách hàng. 1.2.2 Triển khai thành lập tổ chức liên kết phát triển hệ thống QTDND Các QTDND cơ sở đều là các tổ chức kinh tế độc lập, tự chủ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nhưng do quy mô nhỏ bé, địa bàn hoạt động giới hạn trong một khu vực tương đối hẹp ở nông thôn (chứa đựng nhiều rủi ro), trình độ cán bộ nhân viên còn thấp nên để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các QTDND không còn con đường nào khác là phải có mối liên kết chặt chẽ thông qua tổ chức đứng đầu là QTDTW. Triển khai thành lập Tổ chức liên kết phát triển hệ thống QTDND chính là một việc làm cụ thể để QTD hoạt động mang tính hệ thống hơn. Điều này đồng thời sẽ mang lại sự phát triển an toàn và bền vững của mỗi thành viên cũng như của toàn hệ thống QTDND. Tổ chức liên kết phát triển hệ thống QTDND sẽ đảm nhiệm các chức năng đại diện quyền lợi, định hướng phát triển chung, hướng dẫn triển khai các cơ chế nghiệp vụ liên quan đến QTDND do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, thực hiện kiểm toán, tư vấn, quản lý Quỹ an toàn hệ thống, đào tạo cán bộ nhân viên, tham gia với các cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của QTD. Vì sự an toàn của cả hệ thống mà trong thời gian tới cần nhanh chóng nghiên cứu và triển khai thực hiện việc xây dựng Tổ chức liên kết phát triển hệ thống. 1.2.3. Xây dựng cơ chế Quỹ an toàn hệ thống cho QTDND Quỹ an toàn là tài sản thuộc sở hữu chung của hệ thống QTDND được thiết lập nhằm mục tiêu bảo vệ các QTDND thông qua việc hỗ trợ kịp thời khi QTDND gặp khó khăn về tài chính, ngăn chặn nguy cơ phá sản hoặc giải thể, qua đó bảo đảm được quyền lợi cho thành viên, an toàn tiền gửi cho người gửi tiền, góp phần giữ gìn uy tín, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống QTDND cũng như hệ thống Ngân hàng. Quỹ an toàn được hình thành từ phí đóng góp theo định kỳ hàng năm của các QTDND. Phí đóng góp vào quỹ an toàn, QTDND không được hoàn lại và không được hưởng lãi. Mức phí tham gia Quỹ an toàn được xác định theo một tỷ lệ tính trên dư nợ bình quân năm Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ và được hạch toán vào chi phí hoạt động. Bên cạnh đó thì Quỹ an toàn cũng có thể được bổ sung từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nhằm giúp cho quỹ hoạt động hiệu quả hơn. Như đã nói, về nguyên tắc thì Quỹ an toàn hệ thống phải do tổ chức liên kết phát triển hệ thống QTDND quản lý và điều hành. Tuy nhiên trong thời gian trước mắt khi tổ chức này chưa được hình thành thì Thống đốc NHNN đã ra quyết định thành lập “Ban quản lý Quỹ an toàn hệ thống QTDND” để thực hiện chức năng quản lý và điều hành Quỹ an toàn. Như vậy việc lập, quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ an toàn hệ thống được thực hiện theo Quy chế do Thống đốc NHNN ban hành. Cơ chế điều hành Quỹ an toàn theo hướng sau: Khi QTDND gặp khó khăn về tài chính sẽ được xem xét trợ giúp từ Quỹ an toàn dưới hình thức hỗ trợ không lấy lãi. Sau khi khắc phục được khó khăn, trở lại hoạt động bình thường, QTDND phải hoàn trả lại phần vốn đã được sử dụng, trừ trường hợp sau khi được hỗ trợ QTDND vẫn khó khăn dẫn đến bị giải thể hoặc phá sản. Để được hỗ trợ vốn từ Quỹ an toàn thì QTD phải đảm bảo các điều kiện nhất định của Thống đốc NHNN trên cơ sở phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, tình hình khó khăn thực tế của QTDND. Quỹ an toàn trong lúc chưa sử dụng có thể được dùng để đầu tư vào tín phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN. Các khoản lãi đầu tư bằng nguồn vốn từ quỹ an toàn sẽ được nhập vào nhằm tăng trưởng Quỹ. Tóm lại: đảm bảo an toàn trong hoạt động của các QTDND là một việc làm cần thiết và không thể coi nhẹ. Các giải pháp đề ra cần được kết hợp với nhau. Có như vậy mới phát huy hiệu quả thực sự của các giải pháp và đạt đến mục tiêu nhanh nhất. 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân: Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân theo định hướng mới. Nghiên cứu, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; Hướng dẫn công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động QTD, theo luật Hợp tác xã và luật các tổ chức tín dụng cũng như các qui định pháp luật khác. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho Quỹ tín dụng nhân dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho hoạt động lâu dài của Quỹ tín dụng nhân dân, trước mắt khi tổ chức liên minh chưa được thành lập Đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần có định hướng thường xuyên đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm tại Quỹ tín dụng nhân dân và cả cán bộ quản lý các Tổ chức tín dụng để nâng cao trình độ. Phát huy và tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng Nhà nước cần phải phối, kết hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp và các ngành trong việc quản lý nhà nước về hoạt động của Quỹ tín dụng theo pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân nhằm giúp Quỹ tín dụng phòng ngừa và sử lý kịp thời những rủi ro, đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng và hoạt động của Quỹ tín dụng được an toàn và phát triển ổn định. 2.2. Kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội Chính phủ cần có chính sách ưu đãi đối với hoạt động của hệ thống QTDND. Cụ thể như sau: Quá trình hoạch định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cần có nội dung định hướng phát triển thị trường vốn trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong đó có xác định QTDND là một loại hình TCTD quan trọng đối với sự phát triển của thị trường này. Tập trung các nguồn vốn cho vay hỗ trợ phát triển và xóa đói giảm nghèo đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn từ các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các chương trình dự án của Nhà nước, chính quyền các cấp và đoàn thể cũng như Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện thông qua hình thức đại lý, ủy thác cho vay đối với các QTDND ở những nơi có loại hình TCTD này. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ QTDND xử lý rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng như đối với các TCTD nhà nước. Vì thực tế hiện nay Chính phủ chưa có những hỗ trợ công bằng về vấn đề này đối với các QTDND. Chính phủ cũng nên có chính sách thành lập “Quỹ bảo lãnh tín dụng kinh tế tập thể” nhằm bảo lãnh cho các doanh nghiệp HTX hoặc khách hàng vay vốn của hệ thống QTDND. Khi các đối tượng này gặp khó khăn không trả được nợ vay cho QTDND thì “Quỹ bảo lãnh tín dụng kinh tế tập thêr” sẽ đứng ra trả nợ thay. Chính giải pháp này sẽ mang lại cơ sở an toàn trong hoạt động của các QTDND. Đối với Quốc hội thì cần xem xét mô hình HTX và mức thuế áp dụng ở các nước trên thế giới để có những quy định cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Cụ thể: ở các nước như Canada, CHLB Đức hoặc ngân hàng HTX bị giới hạn chỉ được phép cho vay trong thành viên thì chỉ chịu mức thuế bằng 50% so với các TCTD hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Trong khi đó ở Việt Nam, mức thuế vẫn được áp dụng như nhau mà không có một sự ưu đãi nào. Vì vậy Nhà nước cần xem xét sửa đổi mức thuế hợp lý khi áp dụng cho các QTDND. KẾT LUẬN CHUNG Trong phạm vi của một Chuyên đề tốt nghiệp, đề tài: “Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các QTDND” đã cố gắng bao quát được những cơ sở lý luận cơ bản cho sự an toàn của hệ thống đồng thời cũng đề cập đến thực trạng hoạt động và mức độ an toàn của hệ thống QTDND trong thời gian qua, từ đó có những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm định hướng cho sự phát triển an toàn của cả hệ thống QTDND - một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác rất cần được chú trọng mở rộng, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay. Từ những giải pháp ở tầm vĩ mô đến những giải pháp cho chính bản thân các QTDND, đó đều là hướng đi cần thiết quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Mô hình QTDND với những vai trò và trọng trách quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn thì hơn bao giờ hết cần phải có hướng đi thực sự an toàn. Chính vì vậy mà vấn đề an toàn cũng như giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các QTDND chắc chắn sẽ còn thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn viết và các đối tượng có liên quan. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quỳnh Chi: Thường xuyên củng cố, chấn chỉnh và phát triển hệ thống QTDND (Thị trường Tài chính tiền tệ 8/2004) 2. Quách Thị Cúc: Thiết lập quỹ an toàn hệ thống - một giải pháp đảm bảo an toàn cho QTDND (Tạp chí Ngân hàng số 3/2002) 3. Trần Thu Hường: Những giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo an toàn và phát triển hệ thống QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội” 4. TK: Hoạt động của hệ thống QTDND: kết quả đạt được và một số kiến nghị đề xuất (Tạp chí Ngân hàng số 12/2004) 5. Nguyễn Xuân Sơn: Giải pháp để các QTDND hoạt động mang tính hệ thống (Tạp chí Ngân hàng số 15/2003) 6. V.T: Củng cố và hoàn thiện hệ thống QTDND góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn (Tạp chí Ngân hàng số 3/2003) 7. Văn Tạo: Một số ý kiến về cho vay trong hệ thống QTDND hiện nay (Thị trường Tài chính tiền tệ 12/2002) 8. TS. Hoàng Văn Thạch: Giải pháp hoàn thiện và hội nhập liên kết các tổ chức QTDND (Tạp chí Ngân hàng số 9/2004) 9. Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng 10. Hệ thống hoá các văn bản về Quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước Việt nam (1993-1998) 11. Báo cáo thường niên của QTDTW năm 2003-2004 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 24.doc
Tài liệu liên quan