Đề tài Giải pháp tăng doanh thu tại Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang

Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất kinh doanh đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Nếu doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp mới thu hồi vốn nhanh, mới có quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo, có như vậy sản xuất kinh doanh mới có thể ổn định và phát triển. + Sản phẩm có tiêu thụ được mới xác định được kết quả tài chính cuối cùng, xác định lãi lỗ trong quá trình kinh doanh ở mức độ nào. Từ đó xác định được nguyên nhân, tìm ra biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp đạt mục tiêu là : Tiêu thụ với khối lượng lớn, giá bán cao, góp phần ổn định thị trường, thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh. Như vậy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp, sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng

doc60 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng doanh thu tại Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắp xếp lại Doanh nghiệp nhà nước Công ty có quyết định chuyển đổi thành Cônh ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty đã tiến hành xắp xếp lại lao động và giải quyết cho 120 lao động dôi dư được nghỉ hưởng chế độ trợ cấp theo Nghị định 41/CP của Chính phủ thời điểm tháng 10/2003. Sau khi thực hiện xắp xếp lại Doanh nghiệp Công ty còn lại 150 lao động. Đến quý 4/2004 Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết định thu hồi đất khu vực Cửa hàng bách hoá thị xã giao cho đơn vị khác, Công ty lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí xắp xếp cho số lao động do mất địa điểm kinh doanh, mô hình tổ chức chưa ổn định, nhưng Công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn và nhanh chóng bố trí địa điểm mới tạm thời để cán bộ công nhân viên tiếp tục kinh doanh, đồng thời có phương án xây dựng, cải tạo một số địa điểm mới để tổ chức kinh doanh lâu dài theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Theo xu thế phát triển chung cả cả nước để hội nhập với khu vực và quốc tế trong cơ chế thị trường, bắt nhịp vào nền kinh tế chung của đất nước., Đảng và Nhà nước có chủ trương chung là Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo quyết định số 1185 /QĐ – UB ngày 28/12/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang 100% do các cổ đông đóng góp cổ phần. Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang có trụ sở tại số 165 đường Chiến Thắng Sông Lô- phường Tân Quang - Thị xã Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty được UBND tỉnh giao nhiệm vụ kinh doanh mặt hàng chính sách xã hội và các mặt hàng thương mại tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân trong tỉnh và góp phần bình ổn giá cả thị trường. Công ty thực hiện các mặt hàng chủ yếu gồm : - Muối i ốt - Dầu hoả - Giấy vở học sinh - Hàng công nghệ phẩm gốm :Sản phẩm Bóng đèn phích nước Rạng đông . Sản phẩm phích đựng nước các loại. - Hàng kim khí điện máy : Sản phẩm của nhà máy khoá Việt Tiệp Khoá cửa, khoá tủ các loại - Hàng hoá của Công ty cổ phần Da So Hải phòng: Xà phòng, nước rửa bát - Kem đánh răng các loại... Vốn của Công ty hiện có: 4,65 tỷ đồng Trong đó: + Vốn Nhà nước giao : 1,65 tỷ đồng + Vốn cổ đông CBCNV: 3,0 tỷ đồng Công ty có 80 cán bộ công nhân viên trong đó: Nam 36 lao động, nữ 44 lao động Trong đó: + Đại học : 08 đ/c + Cao đẳng : 02 đ/c + Trung cấp : 33 đ/c Còn lại là trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang là đơn vị chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật và sự quản lý điều hành trực tiếp uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Trong những năm qua Công ty được phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Công ty đã ký hợp đồng mua, bán mỗi năm 4.200 tấn muối i ốt và 470 m dầu hoả. Ngoài nhiệm vụ trên Công ty còn tổ chức kinh doanh những mặt hàng khác để tạo việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ CNVC lao động. Nhận thức được trách nhiệm trong thời kỳ đổi mới, cộng với đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề, tuổi đời trẻ, nhiệt tình trong công tác, đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn và có năng lực công tác và thừa kế nền tảng sẵn có của Doanh nghiệp Nhà nước, cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu cấp trên giao . Bên cạnh đó Công ty gặp không ít khó khăn do chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cổ phần nhận thức của mỗi người lao động chưa theo được xu thế chung, tài sản của công ty đã quá cũ và lạc hậu, vốn pháp định để phát triển mở rộng sản xuất còn quá ít, chưa tạo được động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn trong những năm mới cổ phần hoá. Công ty đã có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của thị trường, bắt nhịp được xu thế phát triển chung của nền kinh tế hội nhập. Đã có những nới lỏng hơn trong công tác thu mua hàng và trao quyền cho cán bộ công nhân quyết định việc mua bán và đồng vốn sinh lời cho công ty. Qua các năm đều đạt các chỉ tiêu trên giao, hiện nay công ty áp dụng hình thức kinh doanh đối với toàn công ty ngoài nhiệm vụ chính trị được giao, đơn vị tích cực chủ động khai thác nguồn hàng, mở rộng màng lưới kinh doanh. Các mặt hàng chủ yếu phục vụ đời sống của nhân dân trên địa bàn đảm bảo chất lượng, không để hàng tồn kho và kém chất lượng ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Doanh nghiệp. 2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 2.1.3.1 Chức năng Công ty của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang có chức năng chính là kinh doanh các mặt hàng chính sách xã hội theo kế hoạch của ủy ban nhân dân tỉnh và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra Công ty còn có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo giấy phép kinh doanh XNK số 1503000048 cấp ngày 12/01/2007. Phạm vi hoạt động kinh doanh XNK của Công ty là: Xuất khẩu: Các mặt hàng thực phẩm nông sản của địa phương Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác các nguồn hàng, nhân lực, tài nguyên của địa phương, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào công việc xây dựng và phát triển kinh tế địa phương. 2.1.3.2. Nhiệm vụ Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang là đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng chế độ chính sách xã hội theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và các mặt hàng tiêu dùng khác phục vụ nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang góp phần tham gia bình ổn giá cả thị trường. Nhiệm vụ của Công ty gồm: Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Nghiên cứu khả năng kinh doanh, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng, giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt động kinh doanh hàng chính sách xã hội. Tuân thủ luật pháp về quản lý tài chính, quản lý hàng hóa và nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán hàng hóa và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối trong quá trình hoạt đọng kinh doanh, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước. 2.1.3.3. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của thị trường và để phù hợp với sự phát triển của Doanh nghiệp, Công ty đã không ngừng nâng cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được chia 3 cấp: Công ty, Cửa hàng, các quầy bán hàng. Bộ máy lãnh đạo của Công ty bao gồm: 1 Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc, 01 phó giám đốc và các trưởng phó phòng ban giúp việc cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo, quản lý thực hiện các chức năng quản lý nhất định như sau: * Hội đồng cổ đông Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có vai trò quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán; bầu; miễn nhiệm ; bổ nhiệm thành viên mới của Hội đồng quản trị thông qua các báo cáo tài chính hàng năm. * Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị có 3 thành viên trong đó có 01 thành viên là người chịu trách nhiệm phần vốn của Nhà nước giao cho Doanh nghiệp để kinh doanh mặt hàng chính sách xã hội. * Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm - Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty, quyết định và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trước pháp luật và cán bộ công nhân viên trong Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. * Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Có trách nhiệm giúp cho giám đốc điều hàmh sản xuất kinh doanh của đơn vị theo kế hoạch. Nhiệm vụ cụ thể là thường xuyên tìm hiểu thị trường , thâm nhập thị trường để mở rộng phạm vi hoạt động, xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch và biện pháp liên quan đến công tác xây dựng cơ bản và cung cấp hàng hóa vật tư đảm bảo điều kiện, phương tiện vật chất cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. * Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương Là phòng chuyên tham mưu cho cho Giám đốc công ty về công tác tổ chức cán bộ, quản lý và sử dụng người lao động. Phòng có trách nhiệm theo dõi tình hình thanh quyết toán tiền lương cho người lao động, thực hiện chế độ chính sách với người lao động, xây dựng định mức lao động và làm công tác thanh tra bảo vệ và khen thưởng cho toàn công ty và xây dựng định mức lao động và làm công tác thanh tra bảo vệ và khen thưởng cho toàn công ty. *Phòng kế toán thống kê Có chức năng tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo đúng quy định của Sở tài chính theo đúng điều lệ tổ chức hoạt động của công ty, đồng thời phòng có chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo đúng pháp luật chế độ chính sách của Nhà nước, xác định hiệu quả kinh doanh của Công ty để báo cáo trước ban giám đốc. *Phòng kinh doanh Có trách nhiệm tìm hiểu khách hàng, tạo nguồn hàng cho đơn vị, có trách nhiệm theo dõi ký kết các hợp đồng mua bán với các đơn vị bạn và cả nguồn hàng thu mua với dân địa phương. * Các cửa hàng trực thuộc: Được bố trí tại các trung tâm huyện thị của tỉnh . Bao gồm 6 đơn vị + Cửa hàng thương mại Na Hang nằm tại thị trấn Na Hang- huyện Na Hang – tỉnh Tuyên Quang. + Cửa hàng thương mại Chiêm Hoá nằm tại thị trấn Vĩnh Lộc - huyện Chiêm Hoá – tỉnh Tuyên Quang. + Cửa hàng thương mại Hàm Yên : nằm tại thị trấn Tân Yên – huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. + Cửa hàng thương mại Yên Sơn: Xã An Tường - Huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang. + Cửa hàng thương mại Sơn Dương: nằm tại thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương Tuyên Quang + Cửa hàng thương mại thị xã đặt tại thuộc phường Minh Xuân - thị xã Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang Các đơn vị trực thuộc công ty đều có chức năng nhiệm vụ kinh doanh mặt hàng chính sách xã hội theo kế hoạch của công ty phục vụ nhân dân trên địa bàn huyện, thị và tổ chức khai thác tự kinh doanh các mặt hàng thương mại thiết yếu tại địa bàn. Ngoài các chức năng trên các đơn vị còn tổ chức màng lưới bán hàng đại lý cho công ty tại các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện, thị... Tổng số điểm bán hàng đại lý cho công ty là 108 điểm trên địa bàn toàn tỉnh. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần thương mại TQ Hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát Ban giám đốc Phòng TC - HC Phòng KT - TK Phòng KH - KD Cửa hàng thương mại Yên Sơn Cửa hàng thương mại Sơn Dương Cửa hàng thương mại thị xã Cửa hàng thương mại Hàm Yên Cửa hàng thương mại Chiêm hoá Cửa hàng thương mại Na hang Quầy đại lý Quầy đại lý Quầy đại lý Quầy đại lý Quầy đại lý Quầy đại lý 2.1.3.4. Quy trình tổ chức bán hàng của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang Qui trình tổ chức bán hàng của công ty được tiến hành cụ thể như sau : - Đối với hàng chính sách xã hội : Công ty thực hiện ký kết hợp đồng với những đơn vị cung cấp sản phẩm hàng hoá theo kế hoạch được giao hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Căn cứ vào kế hoạch hàng tháng hàng quí, các nhà cung cấp hàng hoá được ký với các đơn vị cung cấp tổ chức giao hàng thẳng từ nhà cung cấp đến tận kho các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc tổ chức giao hàng hoá đến các quầy bán lẻ và các quầy hàng bán hàng đại lý của đơn vị. - Đối với mặt hàng thiết yếu tiêu dùng phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh : Công ty căn cứ vào nhu cầu đặt hàng của các đơn vị tổ chức nguồn hàng giao cho đơn vị tổ chức bán hàng, mặt khác công ty uỷ quyền cho các đơn vị trực thuộc tự tổ chức khai thác kinh doanh các mặt hàng theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trên địa bàn. - Các đơn vị căn cứ vào số lượng hàng hoá được giao và hàng hoá tự khai thác tổ chức bán hàng tại các điểm bán của đơn vị. Hàng tháng tổ chức kiểm kê làm báo cáo hàng và báo cáo kết quả về Công ty vào ngày 05 hàng tháng. Căn cứ vào kết quả bán hàng tại các đơn vị, công ty đánh giá và có sự điều chỉnh hàng hoá giữa các miền vùng để đẩy mạnh công tác bán ra nhằm tăng doanh thu cho đơn vị, góp phần thu hồi vốn nhanh tăng vòng qua vốn, tăng khả năng sinh lời cho đơn vị. 2.2. Thực trạng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 2.2.1 Phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng qua các năm Để thấy được sư biến động và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng qua các năm ta phân tích tốc động của chỉ tiêu này qua 4 năm theo biểu phân tích sau: Bảng 2.1 Kết quả doanh thu qua các năm Năm Doanh thu bán hàng %HT so sánh liên hoàn khi loại trừ giá %HT so sánh định gốc sau khi loại trừ giá 2004 27.888.340 100 100 2005 35.402.409 126,9 126,9 2006 53.128.958 150,1 190,5 2007 48.772.183 91,8 174,9 3 T = 1,269 x 1,501 x 0,918 = 1.17 Theo các số liệu tính toán được ta có những nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang như sau: + Doanh thu bán hàng của Công ty trong 4 năm (từ năm 2004 đến năm 2007) luôn luôn tăng mạnh , tỷ lệ tăng thấp nhất là 26,9%, cao nhất là 50% và tỷ lệ tăng bình quân là 1,17% năm. Điều này đã chứng tỏ Công ty đang làm ăn có hiệu quả và ngày càng thành đạt. 2.2.2. Đánh giá doanh thu của Công ty cổ phần thương mại theo cơ cấu mặt hàng Bảng 2.2 Doanh thu và khối lượng tiêu thụ qua các năm của Công ty TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Mức biến động Mức biến động Tỷ lệ % 1 Sản lượng tiêu thụ - Muối i ốt Tấn 5.175 4.256 4.251 (5) (99,88 ) - Dầu hoả m3 738 476 355 (121 ) (74,57) - Hàng khác (Tiêu dùng) Tr.đồng 26.835 42.683 44.443 1.760 104,12 2 Doanh thu Tỷ đồng 35,402 53,129 48,772 (4,357) (8,2 ) Nguồn: Phòng kế toán thống kê * Nhận xét : Năm 2007 sản lượng bán ra mặt hàng muối i ốt và dầu hoả bị giảm đây là hai mặt hàng thuộc diện hàng chính sách xã hội, việc kinh doanh phải được phê duyệt của UBND Tỉnh. Còn các mặt hàng khác là do Công ty đã từng bước nâng cao năng suất chất lượng hàng tiêu dùng phục vụ, tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa đáp ứng kịp thời trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Theo bảng trên ta thấy doanh thu của năm 2007 tăng hơn so với năm 2005 là 17,727 tỷ đồng bằng 137,73 % ; giảm 2006 là 4,357 tỷ đồng bằng 8,2 %. Năm 2007 do đơn vị thực hiện theo chủ trương của UBND Tỉnh và các ngành trong tỉnh quyết toán số liệu của 15 ngày đầu tháng 01/2007 vào năm 2006 để thực hiện việc chuyển sổ sang công ty cổ phần. Kết quả trên cho ta thấy Công ty đang từng bước phát triển để nâng cao kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước để đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. + Đối với mặt hàng chính sách xã hội doanh thu tương đối ổn định qua các năm vì hàng năm đơn vị thực hiện theo kế hoạch ấn định của uỷ ban nhân dân tỉnh, mà kế hoạch hàng năm được định mức theo số lượng dân trên địa bàn, chính vì vậy mà sự biến động về dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Doanh nghiệp. + Đối với mặt hàng dầu hoả hiện nay chỉ phục vụ cho số đồng bào ở vùng sâu, vùng xa và những nơi không có điện lưới quốc gia, nhưng năm gần đây lưới điện quốc gia sẽ phủ khắp các địa phương, lúc đó lượng dầu hoả sẽ bán được ít làm cho doanh thu của đơn vị sẽ giảm. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải có phương án hữu hiệu đề bù đắp phần doanh thu giảm do mặt hàng dầu hoả tạo ra. + Đối với mặt hàng thiết yếu tiêu dùng khác đây mới là nhân tố chính ảnh hưởng đến doanh thu của đơn vị. nếu đơn vị tổ chức kinh doanh tốt, khai thác được nguồn hàng phù hợp sẽ thúc đẩy được bán ra tiêu thụ sản phẩm tăng góp phần làm tăng doanh thu cho đơn vị. Mặt hàng này được coi là mũi nhọn của Công ty, vì thế trong năm tới Công ty cần phát huy, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ mặt hàng thiết yếu tiêu dùng phục vụ nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Thực tế những năm qua doanh thu về mặt hàng thiết yếu tiêu dùng hàng năm đếu có mức tăng trưởng tương đối tốt. Tóm lại nhờ có sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên và ban quản lý Công ty mà doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng lên góp phần tăng doanh thu chung của Công ty là 20%. Chứng tỏ quá trình tiêu thụ hàng hoá của Công ty là tương đối tốt. 2.2.3 Đánh giá doanh thu của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang theo phương thức bán Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty diễn ra dưới nhiều phương thức bán khác nhau như bán buôn , bán lẻ trực tiếp, bán đại lý, hoặc bán theo đơn đặt hàng. Trong đó bán buôn xuất khẩu chiếm phần lớn trong tổng doanh thu , còn các hình thức khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Để thấy được sự ảnh hưởng của các phương thức bán tới doanh thu như thế nào ta đi sâu nghiên cứu nội dung phân tích sau đây: Sản phẩm hàng hoá của Công ty chủ yếu được tiêu thụ bán ra trên thị trường trong tỉnh theo phương thức bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng, có bán buôn trên thị trường nhưng chiếm tỉ trọng rất thấp. Doanh thu hàng năm theo thống kê đều tăng trong đó chủ yếu là bán lẻ. Phương thức bán lẻ của công ty được thực hiện theo hình thực tại các đơn vị trực thuộc tổ chức các quầy bán lẻ tại các địa điểm chủ yếu tập chung đông dân cư ở các thị trấn, thị tứ ngoài các điểm bán hàng đó Công ty phát triển màng lưới đại lý bán hàng ở nhưng nơi mà công ty chưa có điểm bán hàng. Tại các điểm đại lý này hàng tháng đều đóng góp cho công ty một lượng doanh thu nhất định. Hiện nay màng lưới đại lý bán hàng của Công ty có 108 quầy hàng bán đại lý cho Công ty. Với kết quả này chứng tỏ sản phẩm hàng hoá của Công ty đang được người tiêu dùng trên dịa bàn tin dùng, Công ty đang dần khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường toàn tỉnh. Bên cạnh đó doanh thu bán buôn của Công ty cũng được tăng theo từng năm nhưng cũng chưa đáng kể. Tóm lại , với mức tăng doanh thu của các phương thức bán hàng trên đã làm cho doanh thu chung của Công ty tăng lên . Điều này cho thấy Công ty đang là đơn vị kinh doanh có lãi, số lượng sản phẩm hàng hoá của Công ty tiêu thụ trên thị trường ngày càng tăng. Doanh thu của Công ty tăng lên chủ yếu dựa vào phương thức bán lẻ chiếm phần lớn. Với phương thức bán lẻ thì vốn thu hồi chậm hơn phương thức bán buôn nhưng lượng vốn thu về chắc chắn và an toàn và có lợi nhuận cao hơn, sẽ tạo điều kiện cho Công ty mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh . tạo công ăn việc làm cho người lao động . Đồng thời khi bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng công ty có thể nắm bắt nhanh nhạy sự thay đổi thị hiếu và những ý kiến đóng góp của khách hàng. Qua đó có biện pháp điều chỉnh để nâng cao chất lượng của sản phẩm và tự hoàn thiện mình . Chính vì thế công ty nên đẩy mạnh hơn việc tiêu thụ theo phương thức bán lẻ trực tiếp ,muốn thế công ty cần phải quan tâm tới thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. 2.2.4. Đánh giá doanh thu của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang theo các đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang bao gồm 6 đơn vị trực thuộc gồm 5 huyện và 01 thị xã. Cả 6 đơn vị đều chịu sự quản lý chung của ban lãnh đạo công ty. Doanh thu bán hàng của Công ty bao gồm doanh thu của từng đơn vị thành viên. Để đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc của từng đơn vị trực thuộc ảnh hưởng tới doanh thu của Công ty như thế nào ta đi phân tích các nôi dung sau : Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh Công ty căn cứ vào tình hình cụ thể của từng đơn vị trực thuộc, để phân bổ chi tiêu kế hoạch hàng tháng, hàng quí để phát huy lợi thế thương mại của từng đơn vị. Thông qua các đơn vị để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, của từng vùng để khai thác những mặt hàng, ngành hàng phù hợp nhu cầu sử dụng của đồng bào, dân tộc địa phương qua đó tổ chức bán hàng phục vụ, đẩy mạnh bán ra tốc độ tiêu thu hàng nhanh, thu hồi và tạo nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận. Thực tế trong những năm qua các đơn vị tổ chức kinh doanh tại các đơn vị luôn hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy trong kỳ kinh doanh cả 06 đơn vị trực thuộc đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần làm cho doanh thu chung của doanh nghiệp tăng lên. Chứng tỏ hàng hoá của Công ty đang chiếm được lòng tin của khách hàng, điều này góp phần vững được thế chủ động trong công tác điều chỉnh lượng bán ra thị trường góp phần không ngừng tăng doanh thu, đem lại lợi nhuận cao. Tóm lại với mức tăng doanh hàng năm từ 2004 - 2007 cho thấy Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang là một đơn vị kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận của Công ty ngày một tăng, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty . 2.3 Đánh giá thực trạng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 2.3.1. Thành tích , kết quả đạt được Sau hơn 10 năm hoạt động trong thời kỳ đổi mới kể từ khi tách ra thành Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang thì Công ty đã nhanh chóng thích nghi, chuyển hướng kịp thời trong sản xuất kinh doanh, đầu tư đúng hướng, phát huy được nội lực, năng động sáng tạo, đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên để cùng phát triển. Công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng góp phần vào thành tích chung của sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Với sự phấn đấu không ngừng hơn 10 năm qua Công ty đã đạt được những thành tựu xuất sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực mà đáng chú ý nhất là doanh thu bán hàng của Công ty tăng dần qua các năm. Để đạt được điều đó thì có sự đóng góp rất lớn của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm,năng động nhiệt tình nên đã kịp thời đưa ra được các quyết định kinh doanh mang tính chất chiến lược không những đúng đắn mà cần kịp thời do vậy rất cần sự tập trung trí tuệ của tập thể, đặc biệt là của cán bộ chủ chốt, các quyết định kinh doanh đưa ra sai lầm hay chậm trễ là sẽ mất thị trường, mất khách hàng, tăng nguy cơ tiềm ẩn cho doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó Công ty đã có sự hoàn thiện và thay đổi dần cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến và mô hình này tỏ ra khá linh hoạt và hiệu quả trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó tỏ rõ sự ưu việt của mình như các quyết định được đưa ra do quyết định tối cao của giám đốc, chính xác và hợp lý do phát huy được trí lực, sức mạnh tập thể và bầu không khí đóng góp dân chủ của các công nhân trong cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh. Hình thức trả lương mà Công ty áp dụng là trả lương khoán cho người lao động nên nó đảm bảo được tính công bằng, bình đẳng giữa các thành viên . Điều này khuyến khích cán bộ công nhân viên trong toàn công ty hăng say làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như năng suất lao động của họ. Đây là một yếu tố góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Công tác nhân sự được chú trọng, Công ty chú ý nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho mỗi thành viên. Đào tạo cán bộ nghiệp vụ luôn luôn được đặt vào vị trí hàng đầu .Vì thế nên trong những năm qua đội ngũ lao động được đào tạo góp phần bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cho sự phát triển của Công ty. Công ty đi sâu khai thác các mặt hàng mũi nhọn của mình, tập trung vào các loại hàng thiét yếu tiêu dùng đang được thị trường ưu chuộng, thay đổi mẫu mã, chất lượng của sản phẩm đa dạng và phong phú, Công ty đầu tư trang thiết bị, màng lưới và cơ sở bán hàng hiện đại để nâng cao chất lượng của sản phẩm, tăng số lượng hàng bán ra thị trường mà giá bán vẫn không thay đổi. Đó là sự thành công của Công ty nên trong những năm vừa qua doanh thu bán hàng của Công ty đã đạt được kết quả đáng mừng đó là: Doanh thu bán hàng của Công ty kể từ năm 2004 đến năm 2007 đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Đó là những kết quả chứng minh cho sự phát triển của Công ty trong những năm qua. Dó là sự lãnh đạo đúng hướng của chi uỷ chi bộ, cùng với sự năng động sáng tạo và lao động hết mình mà tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang đã và sẽ không ngừng vươn lên khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong Tỉnh và của cả nước. 2. 3. 2. Hạn chế Ngoài những thành tích đã đạt được nói trên, Công ty còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đó là : - Đối với thị trường nội địa Công ty có sự quan tâm nhưng chưa thực sự đi sâu nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường nên sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trên thị trường nội địa còn thấp, các mặt hàng còn nghèo nàn mới đáp ứng được một phần ở địa bàn trong tỉnh. - Hàng hoá của Công ty đang bị cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá của các Công ty khác và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn... - Chi phí trong quá trình kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của Công ty còn khá cao nên cần phải có các biện pháp hạ thấp chi phí để tăng lợi nhuận. - Công tác hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức. - Doanh thu đạt được chưa đồng đều trong các quí, nhất là các mặt hàng tiêu dùng chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng nên lượng tiêu thụ trong quí I và quí II còn chưa cao. -Tuy đã xây dựng được chiến lược mặt hàng nhưng chưa bảo đảm sự đa dạnh mặt hàng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, chất lượng hàng hoá chưa cao. Đặc biệt là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được nâng cao về chất lượng và số lượng nhưng mặt hàng chất lượng cao còn rất ít. - Việc đầu tư cơ sở vật chất chưa được tiến hành do hiệu quả kinh doanh còn thấp nên không có điều kiện để đầu tư. - Với chức năng nhiệm vụ được giao làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu chưa làm được. - Mặc dù doanh thu hàng năm có tăng nhưng không ổn định, qui mô kinh doanh còn quá nhỏ. Lợi nhuận của đơn vị hàng năm đạt thấp, thu nhập của người lao động còn hạn chế. 2.3.3. Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất - Chưa thực sự mạnh dạn và chú trọng đầu tư trong việc tổ chức kinh doanh đa dạng mặt hàng, nhất là đối với những mặt hàng thương mại tự kinh doanh. Công ty chưa xây dựng và tuyển chọn được đội ngũ cán bộ nghiệp vụ marketing và nghiên cứu thị trường có trình độ. Đây là một thị trường rộng lớn với số lượng khách hàng đông đảo. Khắc phục được hạn chế này sẽ góp phần mở rộng thị trường, tăng trưởng tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Thứ hai - Các nhà quản lý doanh nghiệp chưa thực sự hiểu được nền kinh tế thị trường bắt buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm được nhiều khách hàng vì nền kinh tế thị trường cung thường lớn hơn cầu. Chính vì thế để bán được hàng Công ty phải nghiên cứu thị trường hay lôi kéo khách hàng về với mình càng nhiều càng tốt. Thứ ba - Trình độ cán bộ, từ cán bộ quản lý đến cán bộ công nhân viên chức lao động còn chậm đổi mới với nền kinh tế thị trường, chưa đáp ứng, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Công tác chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước theo phương án cổ phần còn chậm, mặc dù đã thực hiện chuyển đổi nhưng công ty chưa được chuyển đổi quyền sử dụng đất sang công ty cổ phần, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư phát triển kinh doanh. Thứ tư - Màng lưới kinh doanh bán hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo, nàn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn tham gia kinh doanh qúa nhỏ so với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. * Nguyên nhân khách quan Sự quan tâm của các cấp các ngành trong Tỉnh đối với ngành thương mại còn hạn chế, nên việc tạo điều kiện cho sự nghiệp phát triển của các doanh nghiệp chưa thực sự đúng mức. Thi trưởng tiêu thụ hàng hoá còn nhỏ nên sức mua hạn chế làm ảnh hưởng đến doanh thu của đơn vị, Hơn nữa là một tỉnh miền núi dân số ít, dân cư thưa thớt sống ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn và thu nhập của người dân quá thấp. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TUYÊN QUANG 3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang 3.1.1. Mục tiêu Trong nhiệm kỳ 2008 - 2013 đây là nhiệm kỳ 5 năm Hội đồng quản trị đã đề ra những mục tiêu cụ thể và được thông qua đại hội cổ đông là : + Phấn đấu doanh thu hàng năm tăng bình quân 15% + Thực hiện hoàn thành và vượt mức kế hoạch đối với các khoản nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. + Hoàn thành việc thu nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và giải quyết chế độ cho công nhân viên chức lao động kịp thời, bảo đảm đúng chính sách. + Phấn đấu bảo đảm 100% Công nhân viên chức có việc làm ổn định, có mức thu nhập bình quân toàn công ty đạt 2.000.000 đồng / người / tháng. 3.1.2. Định hướng phát triển công ty - Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu Nhà nước về kinh doanh phục vụ các mặt hàng chính sách xã hội. đảm bảo dự trữ hàng chính sách xã hội bằng hiện vật theo chỉ tiêu, đinh mức được uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho hàng năm. - Phát triển qui mô và ngành nghề, cải tiến phương thức kinh doanh phục vụ, thực hiện chiến lược kinh doanh, phục vụ tổng hợp và đẩy mạnh công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành và vượt mức nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phấn đấu nâng cao mức thu nhập bình quân cho công nhân viên chức lao động. - Củng cố và xây dựng các cửa hàng bán hàng tại các cơ sở trung tâm huyện, thị khang trang hiện đại. Mở rộng và phát triển các hình thức tiếp cận thị trường để tổ chức kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức đa dạng các hình thức kinh doanh, liên doanh , liên kết, kết hợp kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu. - Sắp xếp hợp lý lực lượng lao động, bộ máy quản lý đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở căn cứ vào nhiệm vụ, công việc cụ thể và năng lực của từng người để bố trí có hiệu quả. - Tăng cường công tác quản lý tài chính có hiệu quả, phát huy nguồn vốn hiện có, có biện pháp thu hút vốn mở rộng kinh doanh. - Thường xuyên tổ chức phong trào thi đua kinh doanh giỏi, chấp hành kỷ luật cơ quan và pháp luật Nhà nước, đồng thời có các hình thức khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với cán bộ công nhân viên chức lao động. - Với truyền thống của Công ty trong quá trình hiònh thành và phát triển, có sự lãnh đạo của các cấp các ngành, và trực tiếp là Chi uỷ chi bộ Công ty cùng với sự nỗ lực của tấp thể cán bộ, công nhân viên chức toàn công ty, quyết tâm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. 3.2 Giải pháp tăng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang Cuối những năm 80 khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường cạnh tranh, vừa là điều kiện, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Cùng với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế thì tốc độ phát triển của nền kinh tế không ngừng tăng lên qua các năm. Với cơ chế mới tạo cho các doanh nghiệp pháy huy sức sáng tạo mới, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam bắt kịp và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đối với các doanh nghiệp tồn tại trong thời kỳ đổi mới này thật là khó. Vì nét đặc trưng nhất của nền kinh tế thế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt, nên đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tư duy đổi mới phương thức quản lý, phương thức hoạt động kinh doanh để không chỉ duy trì sự hoạt động của mình mà còn phát triển vững mạnh. Do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào thương trường thì chỉ mong muốn duy nhất là tối đa hoá lợi nhuận. Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang là một doanh nghiệp mới được thành lập nên gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với khẩu hiệu “Trong nền kinh tế thị trường phải tìm mọi biện pháp vượt lên bằng chính mình để trụ được và từng bước đi lên không còn sự lựa chọn nào khác” tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa Công ty từng bước đi lên và đã thu được nhiều kết quả đáng mừng. Một trong những thành tích đạt được là doanh thu qua các năm đều tăng trong năm 2006 doanh thu tăng cao nhất là 50%. Qua một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang, em đã tìm hiểu và học hỏi rất nhiều. Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì còn có nhiều vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để góp phần tăng doanh thu cho Công ty em xin đề xuất một số ý kiến với hy vọng trong một chừng mực nào đó có thể góp phần hoàn thiện thêm công tác bán hàng của Công ty. 3.2.1. Chiến lược kinh doanh Đây là một yếu tố sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn về công sức và trí tuệ thì sẽ là một tiền đề cho sự thành công. Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang nên đưa ra các kế hoạch chiến lược mang tính ngắn hạn, cung cấp phục vụ các sản phẩm hàng hoá đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, tạo được đột phá mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 3.2.2. Công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá Chất lượng là yếu tố vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp thường sử dụng để cạnh tranh, nó đem lại khả năng chiến thắng vững chắc. Với nhu cầu tiêu dùng càng cao thì một sản phẩm hàng hóa phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt thì sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng từ đó sẽ đưa doanh nghiệp từng bước đi lên. Để nâng cao chất lượng của hàng hóa thì phải: -Nâng cao chất lượng ở khâu nguồn hàng cung cấp Để có được những sản phẩm hàng hóa tốt có chất lượng cao thì phải chú ý nâng cao chất lượng ngay từ khâu đầu vào của sản phẩm hàng hóa. Công đoạn nhập hàng phải đảm bảo đúng kỹ thuật và trình tự. Phải kiểm tra chất lượng của sản phẩm hàng hoá trước khi đưa ra tiêu thụ. Muốn thế đòi hỏi các cán bộ trong phòng kế hoạch kinh doanh phải có nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, kiểm tra chất lượng phải có lòng say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, không vì lợi ích riêng mà ảnh hưởng tới lợi ích chung của Công ty. - Công ty phải tổ chức khai thác các sản phẩm hàng hóa có mẫu mã đẹp, phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Để đạt được điều này đòi hỏi công ty cần có đội ngũ công nhân nhạy bén với thị trường, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn giỏi. -Tóm lại trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá có nhiều vấn đề cần giải quyết như chất lượng hàng hoá, sự cải tiến mẫu mã... Nếu công ty giải quyết không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tốc độ tiêu thụ hàng hoá, doanh thu bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Như vậy chất lượng sản phẩm hàng hoá là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, là nhân tố tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 3.2.3 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý Giá cả hàng hoá không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ của Công ty. Hiện nay việc xây dựng giá cả Công ty căn cứ vào : + Giá thành hàng hoá nhập kho + Mức thuế Nhà nuớc qui định + Quan hệ cung cầu trên thị trường Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá cả hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của hàng hoá đối với từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá không thể tách rời với chính sách sản phẩm hàng hoá. Cụ thể là : + Thứ nhất, thực hiện một mức giá cao hơn khi sản phẩm hàng hoá đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường. + Thứ hai, thực hiện một mức gioá thấp hơn khi hàng hoá đang ở giai đoạn suy thoái, tốc độ bán chững lại khi công ty đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số. + Thứ ba, Công ty thực hiện linh hoạt nhiều mức giá đối với các loại hàng hoá khác nhau ở các thị trường khác nhau. Công ty cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp áp dụng đối với những khách hàng thanh toán ngay, khách hàng mua với số lượng lớn... Đây là một lưu ý doanh nghiệp cần quan tâm vì hàng hoá luôn mang tính canh tranh. 3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, trình độ cán bộ quản lý Con người luôn là yếu tố trọng tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động việc xây dựng chiến lược kinh doanh, đề ra mục tiêu kinh doanh, định hướng kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm hàng hoá... Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu nhân tố con người. Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang có rất nhiều những người cán bộ công nhân viên chức lao động có nghiệp vụ kinh doanh tốt, những người quản lý giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn giỏi. Song cùng với sự phát triển không ngừng của thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ cao thì dần dần Công ty sẽ phải có và sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi người lao động phải có trình độ hiểu biết để có thể làm chủ và vận hành các trang thiết bị công nghệ mới, phục vụ cho công tác quản lý và điều hàng hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xác dịnh nhu cầu đào tạo và đào tạo lại trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu chiến lược của Công ty. Căn cứ vào yêu cầu từng bộ phận cụ thể để lập kế hoạch đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện được mục tiêu về con người trong quá trình tổ hoạt động sản xuất kinh doanh, tuỳ theo tình hình thực tế, nhiệm vụ của công ty để điều chỉnh cho hợp lý. Song để giải quyết tình thực tế công ty cần thực hiện các chính sách đào tạo như sau : + Đối với cán bộ chủ chốt của công ty bằng chương trình ngắn hạn và dài hạn do các trường đại học tổ chức. Cử cán bộ tham gia vào các cuộc hội thảo trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệp quản lý và điều hành kinh doanh. + Tổ chức học tập trong nội bộ công ty về nội qui lao động, tổ chức thi tay nghề cho người lao động + Tổ chức thi tuyển các ví trí cán bộ làm ccông tác quản lý, công nhân viên chức trực tiếp tại các quầy hàng theo đúng qui trình và yêu cầu công việc. + Cần có chính sách, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các cá nhân, đơn vị, có thành tích xuất sắc, khuyến khích tài năng, sức sáng tạo của công nhân viên bằng cách để cho họ tự khẳng định mình. Đồng thời nghiêm khắc, xử phạt, phê bình đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm nội quy, quy chế gây ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo phải luôn luôn gương mẫu để cho tất cả mọi thành viên trong công ty noi theo. Nếu đề ra được chiến lược đúng đắn về con người, công ty sẽ tập hợp được sức lực, trí tuệ của mọi thành viên cùng thực hiện công việc, tạo được sức mạnh để thực hiện mục tiêu về phát triển, mở rộng qui mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thành hiện thực. 3.2.5. Thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Đây là một phương pháp tốt nhất để cho công ty có thể hạ thấp giá thành sản phẩm hàng hoá và tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được điều đó thì: - Công ty nên tìm nguồn hàng có giá thấp, cung ứng đều đặn và chất lượng tốt, nên tận dụng nguồn cung cấp hàng hoá uy tín, chất lượng đã có mối quan hệ tốt, lâu năm để tạo điều kiện hợp tác hỗ trợ nhau cùng phát triển. -Công ty cần chú trọng tới việc xây dựng định mức chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cần có các biện pháp tận dụng các nhân tố khác để thực hiện giảm chi phí tới mức có thể trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. -Giảm các chi phí cố định, chi phí điện nước, nâng cao hiệu quả vốn cố địng. Công ty cần chú ý đến việc đầu tư dây chuyền công nghệ, cập nhật những tiến bộ khoa học, kỹ thuật đem ứng dụng vào sản xuất nhưng phải phù hợp với quy mô sản xuất, Công ty nếu không sẽ gây sự lãng phí rất lớn. Bên cạnh việc nhập các thiết bị hiện đại thì đối với những máy móc thiết bị không còn sử dụng được hoặc sử dụng kém hiệu quả và sản xuất sản phẩm ra không đạt yêu cầu thì Công ty lập tức thanh lý nhanh chóng thu hồi giá trị còn lại, đầu tư vốn vào các các dự án khác có lợi hơn. -Giảm các chi phí trong quá trình nhập hàng và bán hàng, các chi phí vận chuyện hàng hoá. -Sử dụng hợp lý về điện nước dùng trong sản xuất kinh doanh. 3.2.6. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại địa phương. Công ty cần chú trọng hơn nữa. Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Meketing cần có các kế hoạch tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng để tìm hiểu thị hiếu của họ, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh nhằm đáp ứng như cầu tiêu dùng ngày một cao của xã hội. Phát huy thế mạnh hàng hoá tại địa phương, khai thác những mặt hàng có giá trị của địa phương tham gia thị trường xuất nhập khẩu. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong quá trình tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Vì các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nếu tổ chức được kinh doanh xuất nhập khẩu, buôn bán với thị trường quốc tế thì chắc nhắn sẽ mang lại nhiều lợi cho doanh nghiệp nâng cao được thu nhập cho người lao động, góp phần cho việc đầu tư và phát triển doanh nghiệp tạo đà cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp. 3.2.7. Đổi mới công tác tổ chức bán hàng Đây là một công tác quan trọng nhằm tăng doanh thu cho Công ty. Để thực hiện tốt công tác này thì cần phải nghiên cứu tốt hơn nữa các vấn đề sau: -Về thị trường tiêu thụ : Đây là một yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy Công ty phải tìm mọi cách để thâm nhập thị trường mới, thị trường mà người tiêu dùng chưa biết đến. Hàng năm Công ty trích ra một khoản tiền phù hợp cho công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của công ty mình để tất cả mọi người tiêu dùng đều biết đến sản phẩm trong công ty. Đây chính là một công cụ tốt giúp cho doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng tiềm năng chưa được khai thác thành tập khách hàng hiện thực của Công ty. -Về công tác bán hàng: Thứ nhất, Công ty cần đặt các văn phòng đại diện hoặc mở các đại lý của mình rộng khắp nơi nhưng phải chú ý tới việc chào hàng, gửi mẫu hàng kèm theo báo giá để khách hàng có thể dễ dàng nghiên cứu và chủ động ký kết hợp đồng kinh tế. Thứ hai, đội ngũ bán hàng phải có trình độ và nghệ thuật giao tiếp để có thể trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình trong và ngoài tỉnh từ đó tăng lượng hàng hoá bán ra cho Công ty nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Thứ ba, phải thường xuyên có các biện pháp xúc tiến bán hàng như: Mở các đợt khuyến mại, giảm giá nhân ngày lễ tết, các đợt tặng quà, chiết khấu đối với các đơn vị mua hàng với số lượng lớn... Thứ tư, Công ty cần tăng sản lượng các mặt hàng thiết yếu khác phục vụ cho nhân dân theo mùa vụ đặc trưng, hay sản phẩm hàng hoá có nhất lượng cao, hàng sa sỉ, cho những đối tượng khách hàng có nhu cầu cao. 3.2.8. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doan h nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định , vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Doianh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối và sử dụng một cách hợp lý sao cho hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành tốt các chế độ chính sách quản lý tài chính của Nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động qui định. Một thực tế là Công ty hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Vốn góp phần rất quan trọng vào sự thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cao hay thấp. Trong cơ chế hiện nay tỉ trọng vốn tham gia kinh doanh là rất cao bởi vậy Công ty phải huy động từ mọi nguồn có thể được và có biện pháp để sử dụng có hiệu quả Nguồn vốn mà công ty có thể huy động băng nguồn vốn vay trả chậm từ các tổ chức, các đơn vị kinh tế khác, huy động của cán bộ công nhân viên chức lao động trong công ty hoặc vốn từ hàng hoá của nhà cung cấp. Nhưng vấn đề ở đây là phải đầu tư vào những hoạt động có khả năng đem lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh. Việc tang tốc độ lưu chuyển vốn lưu động sẽ có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn, cho phép bán ra nhiều hàng hoá tang doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra Doanh nghiệp trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh phải tăng cường công tác liên doanh liên kết kinh tế nhằm mục đích khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất tiềm năng thế mạnh của mỗi bên tham gia vào mối quan hệ liên kết. Đẩy mạnh và nâng cao uy tín của mỗi bên, mở rộng được thị trường khắc phục được một số điểm yếu của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đối với Nhà nước + Để bảo hộ và phát triển ngành thương mại nói chung và thương mại tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Đề nghị Nhà nước cần có những biện pháp ngăn chặn hàng nhập khẩu qua biên giới đang tràn vào thị trường nội địa cạnh tranh bất bình đẳng về giá cả ( Do nhập lậu ) với hàng hoá trong nước. + Nhà nước cần có những chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động linh hoạt, nhanh nhạy với cơ chế thị trường hiện nay, đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ để ban hành một chính sách về thuế, hải quan thương mại hoàn chỉnh và đồng bộ sát với thực tế hơn. Đồng thời ngăn chặn thật tốt nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tại thị trường nơi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Nhà nước nên có những hiệp hội các nhà kinh doanh bán lẻ có nhiệm vụ theo dõi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phát hiện kịp thời khó khăn, thuận lợi để giúp đỡ doanh nghiệp kinh doanh để Nhà nước điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp. Những hiệp hội này cần có sự quản lý của Nhà nước và hoạt động đúng với mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp. + Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở các tỉnh miền núi nền kinh tế còn nghèo nàn, chậm phát triển trong việc tìm kiếm thị trường mới nhất là thị trường quốc tế để hạn chế những rủi ro của sự biến động của thị trường. 3.3.2. Đối với các cấp lãnh đạo địa phương Từ thực tế tại Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang mới được chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo Công ty cổ phần, còn rất nhiều khó khăn, rất mong được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để Công ty hoạt động và phát triển. Công ty được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ kinh doanh phục vụ hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh ( Muối i ốt và dầu hoả ) và đảm bảo lượng dự trữ bằng hiện vật 02 mặt hàng trên.Quá trình phục vụ công ty đã thực hiện đảm bảo đúng qui định, tổ chức màng lưới ổn định phục vụ đủ nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong điều kiện phải vay vốn ngân hàng với phương thức thế chấp trong khi chưa được cấp chứng nhận quyền sự dụng đất nên việc vay vốn rất khó khăn. Mặt khác đơn giá cước 02 mặt hàng nói trên chưa được điều chỉnh phù hợp, do đó việc tổ chức thực hiện có nhiều khó khăn. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện cho công ty vay vốn ưu đãi để phục vụ kinh doanh mặt hàng chính sách xã hội. 3.3.3. Đối với Sở Công thương Đề nghị sở tạo điều kiện giúp đỡ Công ty về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như tìm kiếm thị trường trong nước và thế giới để công ty thực hiện tốt chức năng được giao tham gia thị trường xuất nhập khẩu. Đối với hoạt động thương mại trong tỉnh, dề nghị tăng cường công tác quản lý thị trường về hàng hoá không nguồn gốc xuất sứ, hàng nháy háng giá, hàng kém chất lượng, tạo điều kiện cho đơn vị ổn định được giá bán góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 3.3.4. Đối với ngân hàng Giảm bớt những thủ tục và sự bình đẳng, công bằng về vốn trong quá trình cho vay vốn đối với doanh nghiệp. Để quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, Công ty rất cần sự hợp tác giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi về việc ký kết hợp đồng vay vốn kinh doanh thương mại. 3.3.5. Đối với cơ quan thuế Đề nghị với cơ quan thuế tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thuế để đảm bảo sự bình đẳng, công bằng đối với các thành phần kinh tế. cùng hoạt động trên địa bàn. Sử lý nghiêm minh đối với những trường hợp trốn thuế, gian lận thuế. Tóm lại để ngành thương mại phát triển mạnh hơn nữa cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước từ việc tạo ra chính sách về đầu tư, về vốn đến những chính sách về thị trường, hợp tác quốc tế, quản lý ngành... để kích thích ngành thương mại phát triển theo định hướng của Nhà nước. KẾT LUẬN Giải pháp tăng doanh thu bán hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một việc làm tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp, chỉ có tăng doanh thu làm cho lợi nhuận tăng, thu nhập của người lao động được cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần cho doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng. Qua phân tích các nội dung tăng doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp các nhà quản lý sẽ nắm được các yếu tố tích cực và yếu kém tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra các biện pháp khắc phục thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do thời gian và lượng kiến thức còn hạn chế nên em không thể đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh kinh tế của Công ty trong cơ chế thị trường mà chỉ đề cập đến vấn đề doanh thu bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh tại Công ty, nhưng nhìn vào đó ta cũng có thể đoán biết được vị thế của Công ty trên thị trường. Với đề tài "Giải pháp tăng doanh thu ở Công ty cổ phần thương mại Tuyên Quang " nhằm mục đích trình bày vai trò ý nghĩa của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng biện pháp tăng doanh thu bán hàng. Đồng thời phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, những tồn tại và thành tích đạt được trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7884.doc
Tài liệu liên quan