Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường

Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, dựa trên sự góp vốn của các thành viên trong công ty, công ty có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Sau chính sách mở của hội nhập của Nhà Nước ta, công ty cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhận thức được điều này, công ty đã có những chính sách làm đa dạng hóa và mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh mới cũng như sản xuất thêm các loại của mới đa dạng về chủng loại và phong phú về thiết kế.

doc80 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng và tổng số tiền của dụng cụ xuất. Trong công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, dụng cụ sản xuất không chỉ dùng trong phân xưởng sản xuất mà còn phục vụ cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Sau khi lập “Bảng kê ghi Có TK 153 ghi Nợ các TK liên quan” kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ dụng cụ xuất dùng, chi tiết cho sản xuất chung, cho chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và chi cho quảng cáo. Các số liệu trong chứng từ ghi sổ sẽ được dùng để lập sổ cái TK 627. Bảng số 4 : Bảng kê ghi Có TK 153 ghi Nợ các TK liên quan Công ty CPĐTXD&TMPhú Cường BẢNG KÊ GHI CÓ TK 153 GHI NỢ CÁC TK LIÊN QUAN Tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ stt DM Tên NVL Số PX Tổng xuất Đơn giá BQ TK 627 TK 6421 TK 6422 SL TT SL TT SL TT 1 1 Cưa máy 355 944.000 04 944.000 2 4 Biển quảng cáo sản phẩm 348 727.350 10 727.350 .. Tổng 14.122.460 4.541.600 2927350 6653510 Ngàythángnăm 2008 Người ghi sổ ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số 14: Chứng từ ghi sổ dụng cụ xuất dùng Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 16 Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có CCDC xuất dùng trong tháng 153 14.122.460 1 Cho sản xuất chung 627 4.541.600 2 Cho chi phí bán hàng 627 2.927.350 3 Xuất cho quản lý DN 627 6.653.510 4 Xuất cho quảng cáo 627 727.350 727.350 Cộng 14.122.460 14.122.460 Ngày.tháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Chi phí khấu hao TSCĐ Công ty là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất là khá lớn. TSCĐ của công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường gồm có: nhà văn phòng, nhà kho, nhà xưởng, các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuấtTrong số đó bao gồm cả những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn đang sử dụng và các tài sản đang phục vụ sản xuất. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục nên máy móc thiết bị của công ty luôn hoạt động với công suất cao. Nên việc theo dõi chi tiết về nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại của TSCĐ là khá quan trọng, hơn nữa, chi phí khấu hao TSCĐ lại được sử dụng để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất. Công ty chỉ tiến hành trích khấu hao và cho vào chi phí sản xuất chung phần chi phí khấu hao TSCĐ của phân xưởng. Đối với chi phí khấu hao các TSCĐ của bộ phận khác sẽ không được tính vào chi phí sản xuất, điều này tránh cho giá thành sản phẩm chịu chi phí khấu hao quá cao. Vào đầu mỗi niên độ, kế toán tiến hành tính mức khấu hao cả năm cho những tài sản TSCĐ được sử dụng tại công ty theo phương pháp đường thẳng.Mỗi loại TSCĐ khác nhau có mức trích lập khác nhau. Đối với nhà kho cấp 4 mức trích lập là 5,5%; với nhà 2 tầng mức trích lập là 5%, với máy móc, thiết bị mức trích lập là 8%.... Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng giúp công ty có thể tính toán hao mòn tài sản một cách chính xác, tránh nhầm lẫn, sai sót bởi chi phí khấu hao TSCĐ cũng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất chung và có ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm. Để hạch toán khấu hao TSCĐ kế toán sử dụng TK 214 – khấu hao TSCĐ. Công thức tính mức khấu hao bình quân năm: Mức khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Còn mức khấu hao phải trích trong tháng được xác định theo công thức: Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu phải trích = đã trích + tăng thêm - hao giảm tháng này tháng trước tháng này tháng này Sau khi tính ra mức khấu hao, kế toán lập Bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ năm 2008. Biểu số 15: Tổng hợp kế hoạch trích khấu hao TSCĐ năm 2008 Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường KẾ HOẠCH TRÍCH KHẤU HAO NĂM 2008 Đơn vị: VNĐ STT Tên TSCĐ TSCĐ 01/01/2008 Kế hoạch trích khấu hao CB năm 2008 Tính cho sản phẩm dịch vụ Ghi chú Nguyên giá Giá trị còn lại Phân xưởng Quản lý I Nhà cửa-vật kiến trúc 7.596.564.645 4.297.536.585 417.810.100 417.810.100 II Máy móc, thiết bị 30.350.651.457 22.327.605.915 1.252.324.900 1.252.324.900 III Thiết bị văn phòng 133.398.030 37.142.020 9.260.400 9.260.400 IV Phương tiện vận tải 883.569.380 217.711.990 64.442.600 64.442.600 Tổng cộng 39.030.183.512 26.886.670.910 1.764.260.400 1.755.000.000 9.260.400 Ngày.tháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Biểu số 16 : Chứng từ ghi sổ trích khấu hao TSCĐ Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 18 Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích khấu hao TSCĐ vào giá thành tháng 10/2008 627 2141 146.000.000 146.000.000 Cộng 146.000.000 146.000.000 Ngày.tháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Các TSCĐ của công ty thường xuyên tham gia vào quá trình sản xuất do đó không tránh khỏi những hỏng hóc lớn, kế toán căn cứ vào các hóa đơn sửa chữa kế toán tiến hành phản ánh chi phí sửa chữa, sau đó lập ra chứng từ ghi sổ sửa chữa lớn TSCĐ. Biểu số 17: chứng từ ghi sổ khấu hao SCL TSCĐ Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 19 Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích khấu hao SCL TSCĐ vào giá thành tháng 10/2008 627 3352 12.000.000 12.000.000 Cộng 12.000.000 12.000.000 Ngày.tháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Chi phí dịch vụ mua ngoài Là những chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất chung, nhưng lại là chi phí không thể thiếu được. Các chi phí đó bao gồm chi phí điện, nước ngoài ra còn có thêm các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất như chi phí đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân viên, dịch vụ vận chuyển Trên cơ sở các hóa đơn tiền điện, tiền nước và các phiếu chi, hóa đơn giá trị gia tăng kế toán tiến hành ghi sổ kế toán. Do phân xưởng sản xuất nằm tách biệt với văn phòng đại diện cũng như trụ sở chính của công ty, nên toàn bộ số tiền điện và tiền nước ghi trên hóa đơn sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung của phân xưởng. Dựa trên các hóa đơn nhận được, kế toán tiến hành ghi chứng từ ghi sổ phản ánh tiền điện sử dụng trong sản xuất Biểu số 18 :chứng từ ghi sổ chi phí điện dùng trong tháng 10/2008 Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 20 Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Đơn vị: VNĐ TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi phí tiền điện dùng trong T10/2007 627 331 41.663.100 41.663.100 Cộng 41.663.100 41.663.100 Ngày.tháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Các khoản chi trả cho những dịch vụ mua ngoài của công ty thường được chi trả bằng tiền mặt nên kế toán căn cứ vào các phiếu chi và sổ quỹ tiền mặt, cuối tháng lập chứng từ ghi sổ Biểu số 19: Chứng từ ghi sổ chi phí dịch vụ mua ngoài Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 21 Ngày 31 tháng 10 năm2008 Đơn vị: VNĐ TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 2 3 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi trả tiền mua Chi trả tiền mua vật tư theo bảng kê Chi trả tiền thuê xe cẩu téc chở khoáng 627 111 111 111 2.054.900 300.000 1.544.900 210.000 Cộng 2.054.900 2.054.900 Ngày.tháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Các chi phí bằng tiền khác Các chi phí bằng tiền khác gồm có chi phí lễ tân, tiếp khách, giao dịch của phân xưởng. Chi phí bằng tiền của công ty đa phần là chi phí nâng cao trình độ cho công nhân viên. Các chi phí này được kế toán dựa vào các phiếu chi để phản ánh vào sổ quỹ tiền mặt. Cuối tháng các chi phí này được tập hợp để lập chứng từ ghi sổ và sổ cái của các TK liên quan. Nợ TK 627 16.000.000 Có TK 111 16.000.000 Sau khi các chi phí sản xuất chung được phản ánh theo từng khoản riêng vào các chứng từ ghi sổ, đến cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung vào sổ cái chi phí sản xuất kinh doanh chi tiết cho chi phí sản xuất chung. Biểu số 20: Sổ Cái TK 627 Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627 Tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ Số chứng từ Ngày tháng ghi sổ Diễn giải Tài khoản ĐƯ Số tiền Nợ Có 6271 CP nhân viên PX Số dư đầu kỳ 05 31/10/2008 Trích 15% BHXH vào giá thành tháng 10/08 Khối SX chung 3383 46.208.100 06 31/10/2008 Trích 2% BHYT vào giá thành tháng 10/08 Khối SX chung 3384 6.161.200 01 31/10/2008 Phải trả tiền trợ cấp độc hại tháng 10/08 3342 6.241.200 03 31/10/2008 Trích 2% KPCĐ theo lương tháng 10/08 Chung 3382 4.816.000 04 31/10/2008 Tiền lương phải trả tháng 10/08 Khối SX Chung 3341 24.499.000 18 31/10/2008 K/C Chi phí SX chung 154 87.925.500 Tổng phát sinh 87.925.500 87.925.500 Số dư cuối kỳ 6272 CP vật liệu quản lý Số dư đầu kỳ 12 31/10/2008 Ng Vật liệu xuất dùng tháng 10/08 Cho SX chung 1521 22.890.000 18 31/10/2008 K/C Chi phí SX chung 154 22.890.000 Tổng phát sinh 22.890.000 22.890.000 Số dư cuối kỳ 6273 CP CCDC Số dư đầu kỳ 11 31/10/2008 CCDC Xuất dùng tháng 10/08 Cho SX chung 1531 14.122.460 18 31/10/2008 K/C Chi phí SX chung 154 14.122.460 Tổng phát sinh 14.122.460 14.122.460 Số dư cuối kỳ 6274 CP khấu hao TSCĐ Số dư đầu kỳ 17 31/10/2008 TRích KHCB vào Z tháng 10/08 2141 146.000.000 18 31/10/2008 K/C Chi phí SX chung 154 146.000.000 Tổng phát sinh 146.000.000 146.000.000 Số dư cuối kỳ 6277 CP dịch vụ mua ngoài Số dư đầu kỳ 1711661 16/10/2008 Tiền điện 3311 41.663.100 740 09/10/2008 Chi trả tiền mua 1111 300.000 796 31/10/2008 Chi trả tiền mua vật tư theo bảng kê 1111 1.544.900 803 31/10/2008 Chi trả tiền thuê xe cẩu téc chở khoáng 1111 210.000 18 31/10/2008 K/C Chi phí SX chung 154 43.718.000 Tổng phát sinh 43.718.000 43.718.000 Số dư cuối kỳ 6278 CP bằng tiền khác Số dư đầu kỳ 19 31/10/2008 Chi phí đào tạo công nhân viên 3352 16.000.000 18 31/10/2008 K/C Chi phí SX chung 154 16.000.000 Tổng phát sinh 16.000.000 16.000.000 Số dư cuối kỳ Tổng cộng Số dư đầu kỳ Cộng phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ 330.655.960 330.655.960 Ngàythángnăm 2008 Người ghi sổ ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 2.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Tập hợp chi phí sản xuất Khi sản phẩm sản xuất ra, cần xác định giá vốn của sản phẩm để làm cơ sở xây dựng nên giá bán phù hợp và có tính cạnh tranh cao. Mà để xác định được giá vốn của sản phẩm thì cần tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ. Cũng như các công ty khác tham gia vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường cũng có các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung. Đến cuối tháng, căn cứ vào số dư của các tiểu khoản về chi phí sản xuât – kinh doanh mà kế toán lập chứng từ ghi sổ kết chuyển tất cả các chi phí phát sinh về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành sản phẩm sản xuất. Biểu số 21: Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 22 Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp tháng 10/2008 154 621 404.291.000 404.291.000 Cộng 404.291.000 404.291.000 Ngày.tháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Biểu số 22: Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 23 Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 10/2008 154 622 170.001.800 170.001.800 Cộng 170.001.800 170.001.800 Ngày.tháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Biểu số 23: chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí sản xuất chung Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 24 Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ TT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí sản xuất chung tháng 10/2008 154 627 330.655.960 330.655.960 Cộng 330.655.960 330.655.960 Ngày.tháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Các chi phí được tập hợp đầy đủ vào các chứng từ ghi sổ và các chứng từ ghi sổ này làm căn cứ để lập sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Biểu số 24: Sổ cái chi phí sản xuất kinh doanh Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường SỔ CÁI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ Số chứng từ Ngày tháng ghi sổ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 87.081.000 16 31/10/2008 K/C chi phí nguyên vật liệu 621 404.291.000 17 31/10/2008 K/C chi phí nhân công 622 170.001.800 18 31/10/2008 K/C Chi phí SX chung 627 330.655.960 24 31/10/2008 Giá thành sản phẩm nhập kho tháng 10/08 155 917.136.760 Tổng phát sinh 904.948.760 917.136.760 Số dư cuối kỳ 74.893.000 Ngàythángnăm 2008 Người ghi sổ ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Qui trình sản xuất của công ty khá dài, qua nhiều công đoạn, sản phẩm sản xuất liên tục, nên khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ công ty chỉ xác định khối lượng sản phẩm dở dang nằm trong giai đoạn lắp ráp. Còn sản phẩm dở dang nằm trong các giai đoạn trên thì không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Tháng 10 là một trong những tháng gần cuối năm, các công trình xây dựng thường cố gắng đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành, bàn giao công trình trong năm, nên các sản phẩm được sản xuất trong tháng 10 cũng nhiều hơn so với các tháng trước và các sản phẩm dở dang của tháng 10 sẽ ngay lập tức được đưa vào sản xuất trong tháng 11. Việc đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành vào cuối mỗi tháng. Các nhân viên phụ trách phân xưởng, cán bộ phòng kỹ thuật và kế toán trưởng của công ty tiến hành kiểm nghiệm và nghiệm thu chất lượng của sản phẩm cũng như sản phẩm dở dang. Trong toàn bộ chi phí để sản xuất sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên công ty xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, theo phương pháp này thì toàn bộ chi phí chế biến được tính hết vào thành phẩm, do đó trong sản phẩm dở dang chi còn bao gồm giá trị vật liệu chính., nghĩa là toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết vào sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ. Giá trị SP dở dang cuối kỳ = Giá trị SPDDĐK + CPNVLTT phát sinh trong kỳ SLSP hoàn thành trong kỳ + SL SPDDCK x SL SP DDCK Khi đó, giá trị thành phẩm hoàn thành trong kỳ được tính theo công thức sau: Giá trị thành phẩm hoàn thành trong kỳ = CPSXKD dở dang đầu kỳ + CPSXKD phát sinh trong kỳ - CPSXKD dở dang cuối kỳ Sau khi kiểm tra kế toán lập biên bản đánh giá sản phẩm dở dang theo mẫu: Biểu số 25: Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG Cuối tháng 10/2008 Hôm nay, ngày 31/10/2008. Tổ kiểm kê gồm có: 1. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa Trưởng phòng kỹ thuật 2. Bà Nguyễn Ngọc Lan Kế toán trưởng 3. Ông Đỗ Xuân Sơn Phó quản đốc phân xưởng sản xuất Chúng tôi cùng tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang tại phân xưởng sản xuất tính hết ngày 31/10/2008. Số lượng cụ thể như sau: - Cửa NewYork 66 chiếc - Cửa Genova 35 chiếc - Cửa Paris 31 chiếc Cộng: 298 chiếc Biên bản lập xong ngày 31/10/2008. Tổ kiểm kê cùng nhau thống nhất số liệu trên. PXSX P.Kỹ thuật P.kế toán P.kế hoạch dự án 2.2 Giá thành sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường 2.2.1 Đối tượng tính giá và kỳ tính giá Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trình độ quản lý tài chính của công ty. Nên việc tính giá thành có ý nghĩa to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để tính giá thành sản phẩm, công ty phải xác định được đối tượng tính giá. Các sản phẩm của công ty có chủng loại, mẫu mã khác nhau nhưng được sản xuất theo cùng một chu trình trong cùng một phân xưởng. Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty là từng loại sản phẩm riêng biệt. Mặc dù cùng là cửa, nhưng theo mỗi phong cách khác nhau đòi hỏi nguyên vật liệu , độ tinh xảo và những phụ kiện đi kèm khác nhau. Nên cụ thể đối tượng tính giá thành là các sản phẩm theo phong cách NewYork, Genova, Roma, Milan, Paris. 2.2.2 Phương pháp tính giá thành Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường tính giá thành phẩm theo chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm phát sinh. Kế toán sẽ căn cứ vào số liệu đã kết chuyển sang TK 154, và số liệu từ việc đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tiến hành tính tổng giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ. Kế toán xác định tổng giá thành theo công thức: Z = Ddk + C – Dck Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm sản xuất Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ C : Chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ Dck : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Kế toán xác định giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức: Giá thành đơn vị sản phẩm loại i = Tổng giá trị sản phẩm loại i Tổng sô lượng sản phẩm loại isg hoàn thành Công việc tính giá thành phẩm được xác định vào thời điểm cuối mỗi tháng và được thực hiện trên thẻ tính giá thành sản phẩm. Trên thẻ thể hiện các khoản mục về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Biểu số 26: Thể tính giá thành sản phẩm hoàn thành THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH Tháng 10 năm 2008 Đơn vị: VNĐ Khoản mục chi phí Giá trị SXDD đầu kỳ Tổng CP phát sinh trong kỳ Giá trị SXDD cuối kỳ Tổng giá trị SX trong kỳ Giá thành SP hoàn thành(chiếc) 1834 1 1.CPNVLTT 87.081.000 404.291.000 74.893.000 416.479.000 416.479.000 227.088 2. CPNCTT 0 170.001.800 0 170.001.800 170.001.800 92.695 3. CPSXC 0 330.655.960 0 330.655.960 330.655.960 180.292 Tổng 0 904.948.760 0 917.136.760 917.136.760 500.075 Ngàytháng.năm 2008 Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ CƯỜNG 3.1 Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường 3.1.1 Đánh giá chung về bộ máy kế toán của công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường được thành lập vào thời kỳ nước ta đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Xu thế toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời phải luôn nhạy bén, chớp lấy thời cơ, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trước hoàn cảnh đó, công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường cũng đã mạnh dạn đầu tư các thiết bị sản xuất, thi công hiện đại, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng bắt kịp với xu thế chung và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như của người tiêu dùng. Công ty không chỉ sản xuất của gỗ theo một phong cách mà theo nhiều phong cách với các ưu điểm vượt trội, phù hợp với thiết kế của công trình xây dựng. Công ty cũng chủ động tiếp cận các thị trường mới, tạo lập mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng có tiềm năng. Sau gần 5 năm xây dựng và phát triển, công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường đã không ngưng vươn lên khẳng định mình là doanh nghiệp kinh doanh co hiệu quả. Công ty đã có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, gắn công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của thị trường. Phòng kế toán của công ty trong thời gian qua cũng đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, đã giúp việc đắc lực cho lãnh đạo công ty, cung cấp các thông tin tài chính một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. Từ đó là cơ sở để nhà quản lý đưa ra các quyết định sản xuất – kinh doanh kịp thời, cũng như lập ra các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn phù hợp với tình hình của công ty. Có thể thấy rõ điều này qua các mặt sau: Về công tác kế toán nói chung: Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung, có sự phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng và đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhân viên trong phòng kế toán và giữa các phòng ban trong công ty. Các nhân viên trong phòng kế toán cũng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, liên tục cập nhật chế độ kế toán và các chính sách tài chính, nắm vững luật kinh doanh, áp dụng linh hoạt chế độ, cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ thông tin tài chính kế toán làm cơ sở cho nhà quản lý ra quyết định. Về bộ máy kế toán bộ máy kế toán của công ty khá gọn nhẹ nhưng vẫn luôn đảm bảo có sự phân công, phân nhiêm rõ ràng, các nhân viên kế toán đảm nhận một hoặc một số phần hành cụ thể và luôn làm đúng chức năng và nhiệm vụ được giao, thực hiện công việc hạch toán và luân chuyển chứng từ phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Sau khi hoàn thành công việc của mình, kế toán viên chuyển lên cho kế toán trưởng kiểm tra và phê duyệt, việc này nhằm phát hiện ra được những sai sót trong quá trình làm việc của các kế toán viên và kịp thời sửa chữa và không gây tốn nhiều thời gian do phải luân chuyển qua nhiều cấp, giảm chi phí nhân viên và hạn chế những sai sót cố ý nhằm mục đích tư lợi cá nhân. Kế toán trưởng nắm rõ tình hình của công ty và có thể cung cấp thông tin cũng như giải trình với ban giám đốc một cách nhanh chóng và chính xác. Công ty không sử dụng phần mềm kế toán song tất cả các nhân viên trong phòng kế toán đều được trang bị một máy vi tính riêng, giúp cho quá trình nhập số liệu vào excel được nhanh chóng, thuận tiện và tính toán chính xác. Nếu như có sai sót thì việc sửa chữa cũng đơn giản, và việc lưu giữ số liệu trên máy vi tính cũng không gây ra cho công ty thêm các khoản chi phí lưu giữ, bảo quản phát sinh thêm. Về hệ thống tài khoản sử dụng hệ thống TK của công ty được thiết kế theo quyết đinh 48/2006, tất cả các chi phí sản xuất được công ty tập hợp vào TK chi phí sản xuất kinh doanh. Công ty xây dựng hệ thống kế toán được chi tiết thành các TK cấp 2 và cấp 3 nhằm phản ánh được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Ngoài ra, Công ty cũng xây dựng mã khách hàng, mã nhà cung cấprất chi tiết đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ, dễ dàng nhận diện những khách hàng lớn và quen thuộc. Về hệ thống sổ sách công ty mới hoạt động và tổ chức sổ sách theo hình thức chứng từ ghi sổ, hình thức này giúp cho hệ thống sổ sách của công ty gọn nhẹ, công ty đã xác định các loại sổ sách theo mẫu ban hành của chế độ kế toán hiện hành, đáp ứng được yêu cầu ghi chép và phản ánh thông tin chính xác. Tuy nhiên kết cấu sổ vẫn chưa thật hợp lý, hệ thống sổ còn chưa đầy đủ, chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy dẫn đến việc theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong tháng gặp rất nhiều khó khăn. Đây là vấn đề công ty cần xem xét nghiên cứu và hoàn thiện. Về hệ thống chứng từ chứng từ của công ty bao gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn. Công ty cũng lập các chứng từ phù hợp với quy định của Bộ Tài chính đảm bảo có đủ chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ và thuận lợi cho công tác hạch toán. Chứng từ của công ty được luân chuyển theo trình tự nhất định, đúng chế độ tạo điều kiện dễ dàng cho việc ghi chép của các kế toán viên và kiểm tra của kế toán trưởng. Tuy nhiên việc luân chuyển chứng từ trong công ty vẫn còn tồn tại hạn chế là dồn công việc vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm, gây cho kế toán áp lực công việc lớn vào các thời điểm này. Về hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Các Báo cáo tài chính như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính đều được lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Các báo cáo kế toán khác kế toán lập tùy theo yêu cầu của nhà quản lý mà chú trọng vào khoản mục nào. Nhìn chung công tác kế toán của công ty đã thực hiện đúng theo chế độ kế toán hiện hành. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng tồn kho. Do nguyên vật liệu của công ty nhập xuất thường xuyên và liên tục nên việc lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên để theo dõi hàng tồn kho giúp có thể nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết về nguyên vật liệu và từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh nhạy bén. 3.1.2 Ưu điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường Công ty lấy hoạt động sản xuất của gỗ công nghiệp làm hoạt động chủ đạo của công ty, do đó phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được thực hiện khá chặt chẽ, đảm bảo phù hợp với tình hình hoạt động của công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý và phù hợp với chế độ hiện hành. Công việc sản xuất của công ty được diễn ra thường xuyên và liên tục, do đó công tác hạch toán cũng được thực hiện liền mạch, chi phí phát sinh giữa các kỳ chênh lệch nhau không quá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán của kế toán và tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã. Công ty lại tiến hành hạch toán theo sản phẩm, điều này gây khó khăn cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên phòng kế toán vẫn hoàn thành tốt và đảm bảo cung câp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất của từng loại. Công ty tiến hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hàng tháng nên đã phản ánh được tình hình biến đổi của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với đặc điểm sản xuất – kinh doanh của công ty là sản xuất theo chu trình, kế toán đã xác định được đúng đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Song tại phân xưởng của công ty không có kế toán riêng đảm nhận việc phản ánh các hoạt động phát sinh, mọi chứng từ phải được chuyển về phòng kế toán của công ty tại phòng giao dịch. Về chi phí nguyên vật liệu chính: Công ty đã tiến hành phân loại các loại nguyên vật liệu theo kích cỡ, chất lượng cũng như công dụng và theo dõi nhập xuất tồn của riêng từng loại. Đó là cơ sở để quản lý tốt vật tư trong công ty. Đồng thời hàng tháng, hàng quý, công ty dựa vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu vật tư, nhu cầu của thị trường mà tiến hành tính toán ra định mức chi phí nguyên vật liệu cho từng chủng loại sản phẩm, giúp xác định lượng nguyên vật liệu cần sử dụng một cách hợp lý, sát với thực tế nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu nhập được ghi chép hằng ngày bằng giá thực tế đích danh, còn nguyên vật liệu xuất và tồn được theo bằng giá bình quân cả kỳ dự trữ, việc này giúp làm giảm khối lượng công việc cho các kế toán viên. Nguyên vật liệu của công ty cũng có ít danh điểm nên công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết là hoàn toàn phù hơp. Nhận thấy được chi phí nguyên vật liệu chính chiếm phần lớn trong giá thành của sản phẩm sản xuất, Công ty đã tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, từ đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất còn tồn trong các sản phẩm chưa hoàn thành, giúp giảm được giá thành sản phẩm. Về chi phí nhân công trực tiếp Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó việc tính toán và hạch toán đầy đủ , chính xác chi phí nhân công trực tiếp và trả lương kịp thời, thỏa đáng cũng góp phần khuyến khích công nhân hăng say lao đông, đóng góp sức mình vào xây dựng công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời việc quản lý tốt các khoản phải trả công nhân viên giúp ổn định chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời công nhân sản xuất cũng được trích đầy đủ các khoản trích theo lương nhằm đảm bảo công nhân nhận được đầy đủ các quyền lợi mà Nhà nước quy định. Công ty áp dụng trả lương theo thời gian và theo cấp bậc, bằng cách này có thể đánh giá chính xác sự đóng góp của công nhân vào sản xuất từ đó mà chi trả hợp lý. Công ty cũng kết hợp các hình thức khen thưởng và phạt để khuyến khích lao động hăng say làm việc. Về chi phí sản xuất chung Các khoản chi phí sản xuất chung được công ty chi tiết rất tỉ mỉ thành chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác và các khoản chi phí này được hạch toán tương đối chính xác và đầy đủ. Việc tập hợp chi phí chính xác đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc theo dõi, kiểm tra để xác định nguyên nhân cũng như mức độ tác động của chi phí sản xuất chung đến giá thành sản phẩm để đề ra các chủ trương thích hợp. Về tính giá thành sản phẩm Công ty xác định rõ đối tượng tính giá thành, từ đó xác định được phương pháp tính giá thành đơn giản nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu quản lý của công ty, làm cơ sở để công ty đưa ra giá bán phù hợp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường mà vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty. Công ty xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thông qua chi phí nguyên vật liệu chính, từ đó tạo điều kiện để tính giá tương đối chính xác. Kỳ tính giá của công ty theo tháng,, phù hợp với chu kỳ sản xuất ngắn, hoạt động sản xuất liên tục và cần có sự theo dõi thường xuyên của coong ty do đó cũng đã cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các nhà quản lý công ty. 3.1.3 Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn những tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện Về công tác kế toán nói chung Công ty hiện đang hoạt động theo quyết định 48/2006. Theo quyết định này, toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp vào tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và ghi vào sổ chi phí sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình hạch toán công ty vẫn sử dụng các TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp, TK 627 – chi phí sản xuất chung và các sổ cái TK 621, 622, 627 để phản ánh các chi phí phát sinh trong kỳ. Đây là các TK và các sổ sử dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 15/2006 QĐ – BTC. Việc sử dụng các TK này là không đúng theo chế độ. Kế toán có tiến hành lập các Báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin chi tiết về tình hình sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó nhà quản lý có thể đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp, nhằm quản lý tốt chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. Công tác kế toán quản trị tại công ty đã có nhưng chưa thành hệ thống và cũng chưa thường xuyên. Chỉ khi có yêu cầu của Ban giám đốc, phòng kế toán mới tập hợp các số liệu liên quan, phân tích tổng hợp và lập nên các báo cáo do vậy mà thông tin cung cấp không kịp thời. Đồng thời hệ thống báo cáo quản trị được sử dụng trong công ty cũng chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Hơn nữa, tại phân xưởng chưa có kế toán viên chuyên theo dõi tình hình hoạt động của phân xưởng, mà các chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh sẽ thông qua phòng kế toán của công ty tại văn phòng đại diện. Việc này gây khó khăn cho kế toán trong việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh đúng thời gian. Cũng như kiểm tra tính chính xác và hợp lý của các nghiêp vụ này. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công việc hàng ngày của kế toán chỉ là theo dõi về mặt số lượng, cuối tháng mới tiến hành tính ra số tiền nguyên vật liệu thực xuất. Phương pháp này khá đơn giản, dễ tính toán và không đòi hỏi kế toán phải có trình độ cao. Các phiếu xuất kho hàng ngày của công ty được ghi theo yêu cầu xuất nguyên vật liệu của bộ phận sản xuất, và chỉ theo dõi được số lượng xuất mà không theo dõi được giá trị nguyên vật liệu xuất. Nếu vào giữa kỳ mà doanh nghiệp muốn biết tình hình về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thế nào để kịp thời điều chỉnh chi phí thì sẽ không biết được chính xác giá trị nguyên vật liệu đã xuất kho dùng cho sản xuất do chưa tính được đơn giá xuất nguyên vật liệu. Đồng thời sử dụng phương pháp này còn ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. Về chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung chưa được phân chia thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, mà tất cả chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành, từ đó làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm, làm giảm tính chính xác của việc tính giá thành sản phẩm và chưa phù hợp với chế độ. Về công cụ, dụng cụ xuất dùng Giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất chung. Việc này phù hợp với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ nhưng đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, liên quan đến nhiều kỳ mà hạch toán một lần thẳng vào chi phí sản xuất trong kỳ thì không chính xác. Nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của kỳ đó và các kỳ tiếp theo, làm cho kỳ mà xuất kho công cụ, dụng cụ sẽ phải gánh chịu chi phí lớn và gây biến động lớn tới giá thành của sản phẩm sản xuất trong kỳ. Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang thông qua chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chỉ xác định khối lượng sản phẩm dở dang khi đang trong giai đoạn lắp ráp. Việc này giúp cho kế toán đơn giản, xong với các bán thành phẩm ở các giai đoạn sản xuất trước không được coi là sản phẩm dở dang nên chi phí sản xuất các sản phẩm dở dang này vẫn không được trừ khởi chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Về công tác tập hợp chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm Thẻ tính giá thành sản xuất của công ty còn sơ sài, chỉ có chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mới được chi tiết trong thẻ, còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì không được chi tiết theo khoản mục chi phí. Điều này sẽ gây khó khăn khi công ty muốn đối chiếu về tỷ lệ các loại chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm. Việc tính toán giá thành sản phẩm được kế toán thực hiện thủ công, không có sự trợ giúp của các phần mềm, do đó có thể gây ra những sai sót trong quá trình tính toán. 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường 3.2.1 Cơ sở và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu mà các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm. Chi phí sản xuất là cơ sở để tạo nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất là điều kiện để giảm giá thành sản phẩm. Quản lý chi phí sản xuất thực chất là việc quản lý việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh cũng muốn làm sao để đảm bảo lấy thu nhập để bù đắp chi phí đã bỏ ra, đồng thời có thể cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế năng động và phát triển không ngừng như hiện nay, tiết kiệm chi phí, sản xuất có hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm mới có thể giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tồn tại và đứng vững trên thi trường. Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường chuyên sản xuất sản phẩm cửa gỗ công nghiệp thì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng của công ty. Đây cũng là hoạt động phức tạp và diễn ra thường xuyên đòi hỏi người kế toán cần có trình độ và kinh nghiệm để thực hiện đúng và chính xác. Do đó, để có thể phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, công việc hạch toán phải được thực hiện cẩn thận, chính xác và kịp thời. Hoàn thiện phải được xem như một công tác thường xuyên, nhìn nhận nghiêm túc và hoạt động có hiệu quả. Việc tổ chức công tác kế toán và tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là cần thiết với tất cả các doanh nghiệp sản xuất. Tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được thực hiện khá hoàn chỉnh và phù hợp với nhu cầu quản lý, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục trong công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn nói riêng. 3.2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường 3.2.2.1 Về công tác kế toán nói chung Công ty đã hoạt động ổn định được gần 5 năm. Mà theo quyết định 48/2006 về doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công ty hoạt động ổn định ít nhất 2 năm có thể chyển đổi qua tuân thủ theo quyết định 15/2006. Do đó, để phù hợp với sự phát triển của công ty, cũng nhu đáp ứng được nhu cầu hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng đa dạng công ty nên có đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển đổi áp dụng chế độ này. Khi chuyển sang áp dụng chế độ kế toán mới này công ty sẽ hợp pháp trong việc sử dụng các TK phản ánh chi phí. Về hệ thống tài khoản Mặc dù công ty đã sử dụng các TK 621, 622, 627 nhưng lại không phù hợp với chế độ. Do đó khi chuyển sang hoạt động theo QĐ 15/2006 – QĐ- BTC thì công ty cần xây dựng lại hệ thống TK Công ty sẽ sử dụng các TK phản ánh chi phí sản xuất riêng cho từng loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp TK 627 - chi phí sản xuất chung. Từ các TK này có thể chi tiết ra thành các tiểu khoản để phản ánh chi phí sản xuất trong kỳ. Như đối với chi phí sản xuất chung, công ty có thể mở các tiểu khoản: TK 6271 – chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – chi phí vật liệu TK 6273 – chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – chi phí bằng tiền khác Việc mở các tiểu khoản này giúp công ty có thể phản ánh đầy đủ các chi phí phát sinh và việc kiểm tra, xem xét riêng từng khoản mục chi phí cũng đơn giản. Kế toán công ty cần phân tích chi phí thành 2 loại: bất biến và khả biến. Điều này cần được thể hiện rõ trong Báo cáo kết quả kinh doanh lập theo cách ứng xử của chi phí Bảng số 3: báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí Chỉ tiêu Số tiền 1. Doanh thu tiêu thụ 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần 4. Chi phí khả biến 5. Số dư đảm phí 6. Chi phí bất biến 7. Thu nhập thuần Báo cáo này phục vụ trong nội bộ công ty, nhà quản lý cũng cần biết được kết cấu chi phí của công ty để từ đó xây dựng các định mức phù hợp, đồng thời việc phân tích chi phí bất biến và chi phí khả biến giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định về việc nhận hay không các hợp đồng sản xuất với giá trị nhỏ. Việc phân tích chi phí sẽ đem lại cho công ty lợi nhuận nhiều hơn. Phòng kế toán của công ty nằm ở văn phòng giao dịch của công ty. Trong khi phân xưởng sản xuất và kho lại ở cách đó khá xa, nhưng tại phân xưởng không có kế toán viên phụ trách theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mà giao toàn bộ cho thủ kho. Công ty nên tuyển thêm 1 kế toán chuyên phụ trách tại xưởng sản xuất, theo dõi tình hình sản xuất của xưởng, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán, có thể là các phần mềm được bán trên thị trường, hoặc là phần mềm do công ty thuê viết riêng để phù hợp với tình hình của công ty, nhằm làm cho công việc tính toán được chính xác và giảm bớt khối lượng công việc cho các kế toán viên. 3.2.2.2 Về chi phí nguyên vật liệu Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá xuất kho của nguyên vật liệu. Phương pháp này khiến cho công tác tập hợp chi phí chưa thật chính xác. Các nguyên vật liệu trong công ty là các vật liệu có thể lưu trữ trong thời gian dài, nên thay vì sử dụng phương pháp tính giá bình quân cả kỳ dự trữ công ty nên xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Với phương pháp này nguyên vật liệu được tính giá thực tế khi xuất kho. Do mặt hàng gỗ công nghiệp không có biến động lớn về giá nên việc áp dụng phương pháp này không gây biến động chi phí sản xuất – kinh doanh của công ty. Áp dụng phương pháp này sẽ làm tốn nhiều công sức của kế toán viên, nhưng với sự hỗ trợ của phần mềm máy vi tính thì công việc này sẽ đơn giản hơn. Khi đã áp dụng phương pháp nhập trước – xuất trước thì có thể xác định được số tiền của nguyên vật liệu xuất dùng. Nên trong phiếu xuất nguyên vật liệu nên phản ánh thêm phần tổng số tiền của nguyên vật liệu xuất, thay vì chỉ phản ánh nguyên số lượng. Việc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh vào các sổ cũng thuận tiện hơn khi được ghi vào sổ chi tiết và sổ cái TK 621. Tương tự như đối với chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cũng được ghi chép vào các sổ chi tiết và sổ cái TK 622, 627. Việc thay đổi này làm cho lượng sổ sách của công ty tăng lên, tuy nhiên với việc tính toán bằng excel hoặc sử dụng phần mềm thì công việc này cũng không còn khó khăn. 3.2.2.3 Chi phí nhân công trực tiếp Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của công ty thực hiện khá tốt, công ty chỉ cần chú ý đến cải tiến công nghệ; tổ chức quản lý sản xuất để tránh lãng phí sức lao động; nghiên cứu, bố trí lao động phù hợp với trình độ, tay nghề. Công ty có kế hoạch đầu tư thêm máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất thay thế sức lao động, tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp. Bên cạnh đó khuyến khích, động viên các nhân viên nhiệt tình trong công việc, có chế độ khen thưởng. Có thể bằng vật chất hoặc bằng tinh thần như: có quà biếu vào các dịp lễ, tổ chức cho đi du lịch, nghỉ mát hàng năm hoặc khi đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra 3.2.2.4 Chi phí sản xuất chung Công ty cần tiến hành phân chia chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Và công ty cũng nên xác định mức công suất bình thường để có thể phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào sản xuất. Nếu mức sản phẩm sản xuất thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường đã xác định thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Còn với khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ thì được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Nếu mức sản phẩm sản xuất thực tế sản xuất ra lớn hơn hoặc bằng công suất bình thường đã xác định, chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ và kết chuyển hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị thành phẩm trong kỳ. 3.2.2.5 Về công cụ, dụng cụ xuất dùng Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất – kinh doanh, trong quá trình sử dụng chúng vẫn giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu. Tuy nhiên về mặt giá trị, công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng vì vậy cần phân bổ công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất – kinh doanh trong kỳ. Công ty cần tiến hành phân loại công cụ, dụng cụ từ đó tiến hành phân bổ các công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất. Từ đó sẽ tránh cho chi phí sản xuất trong kỳ phải gánh chịu. Khi đó có giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ theo công thức Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ = Giá trị CCDC thực tế xuất dùng Số lần dự kiến phân bổ Khí bắt đầu đưa công cụ, dụng cụ vào sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 142, 242 Có TK 153 Tùy vào việc sử dụng công cụ, dụng cụ cho bộ phận nào mà phân bổ dần vào chi phí của bộ phận đó. 3.2.2.6 Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm Việc tập hợp chi phí tiền lương và chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp cho các đối tượng là các sản phẩm hoàn thành, điều này làm giảm công việc kế toán. Tuy nhiên để sản xuất ra bán thành phẩm thì cũng cần có lao động và các chi phí sản xuất chung khác như điện, nước Mà công ty chỉ xác định khối lượng sản phẩm dở dang khi sản phẩm đó nằm trong giai đoạn lắp ráp, còn các bán thành phẩm khác không được tính là sản phẩm dở dang. Như vậy công ty cần điều chỉnh cho phù hợp để tính giá thành không chỉ của thành phẩm mà cả giá thành bán thành phẩm. 3.2.2.7 Về hạch toán sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp rápTùy theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm được chia thành sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được ( là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về kinh tế) và sản phẩm không sửa chữa được ( là sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế). Công ty không xây dựng định mức sản phẩm hỏng. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi những sai sót do lơ là, thiếu trách nhiệm của công nhân hoặc do máy hỏng, hỏa hoạn bất chợt song trong chi phí sản xuất không thấy công ty hạch toán sản phẩm hỏng, nên các sản phẩm hoàn thành nhập kho sẽ phải chịu chi phí lớn, làm cho giá thành sản phẩm không được tính chính xác. Do đó công ty nên xây dựng hệ thống định mức về sản phẩm hỏng đối với đối với từng sản phẩm. Đồng thời công ty cũng sử dụng tài khoản để hạch toán riêng khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra. Khi đã xây dựng định mức sản phẩm hỏng thì các sản phẩm hỏng ngoài định mức không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà được xem là khoản phí tổn trong kỳ và phải trừ vào thu nhập. Với thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức không được chấp nhận, công ty có thể sử dụng TK 1381 để hạch toán Đối với việc ghi nhận chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng phát sinh ta có thể hạch toán: Nợ TK 1381- Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức Có TK 334, 152, 111, 214: chi phí thực tế phát sinh sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được Có TK 154 : Giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được Sau khi tiến hành tìm ra nguyên nhân thì kế toán sẽ tiến hành đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm chi phí. Nợ TK 1388, 334, 111: tiền bồi thường của cá nhân hay tập thể gây ra sản phẩm hỏng Nợ TK 632 : phần thiệt hại sau khi trừ đi tiền bồi thường Có TK 1381- Thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức. KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường” Trong điều kiện còn hạn chế về kiến thức và thời gian tiếp cận thực tế, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em chỉ đề cập giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Từ thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gia thành ở công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, em đã nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại công ty và qua đó kiến nghị công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng như công tác kế tóan nói chung. Qua nội dụng cơ bản của chuyên đề thực tập tốt nghiệp, có thể thấy nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp là công cụ không thể thiếu được trong công tác kế toán của công ty. Những đề xuất được nêu trên cũng là mục đích hoàn thiện hơn công tác kế toán ở công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Trung, cùng các anh, chị trong phòng kế toán của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua để em hoàn thiện tốt chuyên để thực tập tốt nghiệp này của mình. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TK Tài khoản CP Cổ phần CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp CCDV Cung cấp dịch vụ GTGT Giá trị gia tăng NVL Nguyên vật liệu TSCĐ Tài sản cố định MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU Bảng số 1: Báo cáo kết quả kinh doanh 2 năm gần đây: 4 Bảng số 2: Phân bổ lương tháng 10/2008 33 Bảng số 3: báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí 69 Bảng số 4 : Bảng kê ghi Có TK 153 ghi Nợ các TK liên quan 42 Biểu số 1: Phiếu xuất kho 23 Biểu số 2 : Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ 25 Biểu số 3: Bảng kế ghi Có 152 trên tờ số 1 27 Biểu số 4: Bảng kê ghi Có TK 152 tổng hợp từ các tờ mang sang 28 Biểu số 5: Chứng từ ghi sổ của chi phí nguyên vật liệu 29 Biểu số 6: Sổ cái TK 621 29 Biểu số 7: CTGS tính lương T10/2008 34 Biểu số 8: Trích BHXH, BHYT 35 Biểu số 9: CTGS trích BHXH T10/2008 36 Biểu số 10: CTGS trích BHYT T10/2008 37 Biểu số 11: Chứng từ ghi sổ trích KPCĐ T10/2008 38 Biểu số 12: Sổ cái TK 622 39 Biểu số 13: CTGS độc hại T10/2008 40 Biểu số 14: Chứng từ ghi sổ dụng cụ xuất dùng 42 Biểu số 15: Tổng hợp kế hoạch trích khấu hao TSCĐ năm 2008 44 Biểu số 16 : Chứng từ ghi sổ trích khấu hao TSCĐ 45 Biểu số 17: chứng từ ghi sổ khấu hao SCL TSCĐ 45 Biểu số 18 :chứng từ ghi sổ chi phí điện dùng trong tháng 10/2008 46 Biểu số 19: Chứng từ ghi sổ chi phí dịch vụ mua ngoài 47 Biểu số 20: Sổ Cái TK 627 48 Biểu số 21: Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 50 Biểu số 22: Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 51 Biểu số 23: chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí sản xuất chung 51 Biểu số 24: Sổ cái chi phí sản xuất kinh doanh 52 Biểu số 25: Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang 54 Biểu số 26: Thể tính giá thành sản phẩm hoàn thành 56 Sơ đồ 1:Tổ chức bộ máy quản lý 7 Sơ đồ 2:Quy trình sản xuất cửa gỗ công nghiệp Crown 11 Sơ đồ 3:Tổ chức bộ máy kế toán 14 Sơ đồ 4:Tổ chức hạch toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ: 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2447.doc
Tài liệu liên quan