Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội

Qua bảng trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Công ty năm 2007 thấp hơn so với năm 2006, điều này thể hiện sự chủ động của Công ty trong hoạt động tài chính đang có xu hướng giảm sút, điều này là do Công ty đang tăng cường vốn vay bên ngoài và vốn do Tổng Công ty cấp để đầu tư vào tài sản. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 2007 cũng thấp hơn năm 2006, mặc dù doanh thu thuần của Công ty năm 2007 cao hơn năm 2006 nhưng TSCĐ năm 2006 cũng được Công ty đầu tư nhiều hơn năm 2007. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty trong năm 2007 tăng cao hơn so với năm 2006, điều này góp phần làm cho doanh thu và thu nhập của Công ty tăng lên.

doc79 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/01 PC 02/T1 Trả tiền mua dụng cụ VP 6278 331 563 200 563 200 12/02 PX 01/T2 Xuất vật tư thi công CT Nhà B6A Nam Trung Yên 621 152 13 354 000 13 354 000 18/02 PX 02/T2 Xuất vật tư thi công CT Nhà B6A Nam Trung Yên 621 152 34 474 000 34 474 000 20/02 PKT 01/T2 Trả tiền điện thoại cố định T1 6277 331 148 500 148 500 25/02 PX 03/T2 Xuất vật tư thi công CT Nhà B6A Nam Trung Yên 621 152 70 620 000 70 620 000 27/02 PX 04/T2 Xuất vật tư thi công CT Nhà B6A Nam Trung Yên 621 152 32 230 000 32 230 000 28/02 PC 05/T1 Trả lương cho cán bộ công nhân viên 334 1111 137 500 000 137 500 000 ............................. ............. ............. Cộng chuyển trang sau Mẫu số 06: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 201 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Đvt : VND Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Ngày Số Nợ Có Nợ Có 01/12 Số dư đầu kỳ 31/12 PX 01/T12 Xuất vật tư CT Nhà B6A Nam Trung Yên 1521 142 252 660 142 252 660 31/12 PX 02/T12 Xuất vật tư CT Nhà B6A Nam Trung Yên 1521 176 873 015 176 873 015 31/12 PX 03/T12 Xuất vật tư CT Nhà B6A Nam Trung Yên 1521 139 700 000 139 700 000 31/12 PKT Kết chuyển chi phí NVLTT 154 458 825 675 Tổng cộng 458 825 675 458 825 675 1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp Nhìn chung quá trình sản xuất ở xí nghiệp xây lắp cũng giống như ở các doanh nghiệp sản xuất khác, Chi phí nhân công trực tiếp thực hiện hoạt động xây lắp bao gồm chi phí quản lý công trình, chi phí cho bộ phận lao động gián tiếp như bảo vệ, cấp dưỡng, chi phí cho công nhân trực tiếp tham gia vào xây dựng ... Hiện nay lực lượng lao động trực tiếp thi công ở Công ty bao gồm 2 loại : công nhân viên trong biên chế của Công ty hoặc công nhân viên được ký hợp đồng lao động dài hạn và công nhân trực tiếp thuê ngoài ngắn hạn. Trong 2 lực lượng này thì lực lượng lao động thuê ngoài ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn, đây là một đặc điểm phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp do đặc điểm công trình thi công thường ở xa trụ sở Công ty (các Tỉnh trên cả nước), việc điều động cán bộ công nhân viên đến tận chân công trình gặp khó khăn, tốn kém, nên thường phải thuê lao động ngắn hạn tại chính địa phương nơi thi công công trình thông qua các Hợp đồng thuê nhân công (Mẫu số 07). Mặc dù vậy lực lượng công nhân viên trong biên chế và lực lượng lao động dài hạn vẫn là lực lượng nòng cốt của Công ty họ có thể thực hiện những công việc khó khăn phức tạp, đòi hỏi có trình độ kỹ thuật cao điều mà lực lượng lao động thuê ngoài thường khó đáp ứng. Đối với lực lượng công nhân lao động trực tiếp, công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm bằng cách khoán cho từng tổ, đội sản xuất thông qua các Hợp đồng giao khoán. Lực lượng này được tổ chức thành các tổ sản xuất và được phân công từng phần việc cụ thể, ví dụ như : Tổ nề, tổ xây, tổ sơn... Mỗi tổ sản xuất lại có một tổ trưởng chịu trách nhiệm chính cho tổ mình, là người phụ trách đứng ra ký kết hợp đồng giao khoán có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của các thành viên trong tổ, theo dõi thời gian lao động của các thành viên thông qua Bảng chấm công (Mẫu số 08) và tiến hành chia lương cho các thành viên trong tổ. Tài khoản mà Công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là tài khoản 622. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, chẳng hạn như + TK 622 – CT Nhà B6A Nam Trung Yên + TK 622 – CT 3.7 Láng Hạ Thanh Xuân + TK 622 – CT Làng sinh viên HACINCO ....... Dưới phòng kế toán của xí nghiệp: Cuối tháng trên cơ sở các hợp đồng giao khoán mà giám đốc xí nghiệp đã ký với các tổ, đội, kế toán xí nghiệp lập Bảng phân bổ lương (Mẫu số 09) cho từng công trình, sau đó sẽ chuyển lên Công ty kèm theo các hợp đồng giao khoán. Trên phòng Tài chính - Kế toán của Công ty: Sau khi nhận được các chứng từ do các xí nghiệp trực thuộc chuyển lên, kế toán Công ty tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ đó, rồi căn cứ vào Bảng phân bổ lương hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình, nhập các số liệu lên máy tính, máy sẽ tự động vào Sổ chi tiết tài khoản 622 (Mẫu số 10), sổ Nhật ký chung (Mẫu số 5 ở trên), rồi chuyển sang Sổ Cái TK622 (Mẫu số 11). Ngoài ra công ty có tổ chức đội máy thi công riêng biệt đó là xí nghiệp Vật tư xe máy, nên chi phí của nhân viên điều khiển máy thi công cũng được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Lương của bộ phận này được căn cứ theo thời gian vận hành máy. Hàng tháng các đội lập bảng chấm công để theo dõi số ca máy thực hiện của từng công nhân. Cuối tháng căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán xí nghiệp tính ra tiền lương của từng công nhân điều khiển máy thi công và lập bảng tổng hợp chi phí nhân công điều khiển máy thi công (Mẫu số 12) trong tháng cho từng công trình. Sau đó trên cơ sỏ Bảng tổng hợp chi phí của từng công trình, kế toán xí nghiệp lập Bảng phân bổ lương và chuyển lên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty để hạch toán. Mẫu số 07: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ XÂY LẮP SỐ 2 SỐ 15/HĐKT – QLXL2 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2007 HỢP ĐỒNG THUÊ NHÂN CÔNG Căn cứ vào quy chế của công ty đã ban hành. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được công ty phê duyệt. Căn cứ vào nhu cầu của bên A và năng lực của bên B Hôm nay, ngày.......tháng......năm......, chúng tôi gồm : Bên A(giao việc): Xí nghiệp Quản lý Xây lắp số 2 CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI (HACINCO) Đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Quang Chức vụ: Giám đốc Xí nghiệp Địa chỉ: ........................................................................................................... Điện thoại: ...................................................................................................... Bên B (nhận việc): Ông Lê Văn Nguyên Chức vụ: Tổ trưởng tổ Hợp đồng lao động thời vụ Địa chỉ: ............................................................................................................ Điện thoại: ....................................................................................................... Hai bên cùng nhau thoả thuận và đi đến những nội dung thống nhất như sau: Điều 1: Nội dung và yêu cầu công việc 1. Nội dung công việc Bên A giao cho bên B đảm nhận thi công phần nhân công trát tường Công trình B6A Nam Trung Yên. Bên A có trách nhiệm cung ứng đầy đủ vật tư cần thiết cho bên B. 2. Yêu cầu công việc - Về khối lượng và chất lượng: Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng. Theo tiêu chuẩn quy định của bản vẽ thiết kế, theo TCVN. Điều 2: Thời gian thực hiện: Theo tiến độ thi công của dự án, đảm bảo nhân lực, vật lực theo kế hoạch thi công hàng tuần, tháng và theo yêu cầu của Giám đốc XNQL XL số 2 Điều 3 : Đơn giá thanh toán: Đơn giá thanh toán cho nhân công trát tường dày 1.5 cm T11 CT B6A là 12 000đ (Mười hai nghìn đồng) Điều 4 : Thời gian thi công: Bắt đầu: ngày 18 tháng 01 năm 2007 Kết thúc: ngày 31 tháng 12 năm 2007 Điều 5 : Giá cả và phương thức thanh toán: Thanh toán theo kỳ lương của công nhân Điều 6: Các điều kiện thoả ước: Bên B chịu trách nhiệm về dụng cụ sản xuất và trang thiết bị phòng hộ lao động cho công nhân của mình phụ trách và mọi quyền lợi khác của người lao động. Điều 7: Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trên, nếu bên nào có vướng mắc gì, phải thông báo cho bên kia để tìm cách giải quyết. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 04 bản mỗi bên giữ 01 bản, phòng KHTH giữ 01 bản. Phòng tài vụ giữ 01 bản./. Đại diện bên A Đại diện bên B Mẫu số 08: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 201 BẢNG CHẤM CÔNG STT Họ và tên Nghề nghiệp Ngày trong tháng Tổng cộng Ký nhận 1 2 .... 31 1 Lê Văn Nguyên Tổ trưởng x x ... x 31 2 Bùi Xuân Thành Thợ xây x x ... x 31 3 Hoàng Văn Tuấn Thợ xây x x ... x 31 4 Đỗ Văn Thắng Thợ xây x x ... x 31 Tổng cộng 124 Phụ trách bộ phận Người chấm công CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 201 Mẫu số 09: Bộ phận: Trực tiếp BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 02 năm 2007 STT Họ và tên ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ký nhận 1 Lê Hải Anh Công 30 40 000 1 200 000 2 Tô Ngọc Hà Công 30 40 000 1 200 000 3 Lưu Văn Võ Công 30 40 000 1 200 000 4 Hà Minh Tới Công 30 40 000 1 200 000 Tổng cộng 4 300 000 Người lập Ngày 15 tháng 12 năm 2007 Đội trưởng Mẫu số 10: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 201 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 Tên công trình : Nhà B6A Nam Trung Yên Từ ngày 01/01/07 đến ngày 31/03/07 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/01 PKT 01/T3 XN XL 201 Phân bổ lương T1/2007 334 248 241 814 28/02 PKT 02/T3 XN XL 201 Phân bổ lương T2/2007 334 242 503 182 31/03 PKT 03/T3 XN XL 201 Phân bổ lương T3/2007 334 250 302 421 31/03 PKT K/c chi phí NCTT 154 741 047 417 Tổng cộng 741 047 417 741 047 417 Mẫu số 11: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ XÂY LẮP SỐ 2 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Đvt : VND Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Ngày Số Nợ Có Nợ Có 01/12 Số dư đầu kỳ 31/12 PKT 01/T12 Lương trực tiếp và công nhân thuê ngoài 334 252 252 660 252 252 660 31/12 PKT 28/T12 Nhận khối lượng xây lắp XN203 T11 CT B6A 336 165 873 015 165 873 015 31/12 PKT Kết chuyển chi phí NCTT 154 418 125 675 Tổng cộng 418 125 675 418 125 675 Mẫu số 12: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG ĐIỀU MÁY THI CÔNG Công trình: Nhà B6A Nam Trung Yên STT Họ và tên Số ca Đơn giá Thành tiền 1 Lê Trọng Đạt 22 82 000 1 804 000 2 Đinh Thế Toàn 19 79 000 1 501 000 3 Hồ Đắc Lợi 25 85 000 2 125 000 4 Phan Văn Tân 24 84 000 2 016 000 5 Đinh Hải Anh 26 86 000 2 236 000 Tổng cộng 9 682 000 Mẫu số 13: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 201 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, Ngày 31 tháng 12 năm 2007 BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU VÀ NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG Căn cứ theo hoá đơn số 15 ký ngày 26 tháng 07 năm 2007 Căn cứ vào tình hình thực tế mà bên B đã thi công và giao cho bên A Hôm nay chúng tôi gồm: Bên A (bên giao việc) Ông: .................................. Chức vụ: ....................................... Đại diện Xí nghiệp Xây lắp 201 – Công ty Đầu tư Xây dựng Hà Nội Địa chỉ : 324 Tây Sơn – Hà Nội Điện thoại : 04 5584167 – 5584168 Bên B (bên nhận việc) Ông: ..................................... Chức vụ: ................................ Địa chỉ : ............................... Tiến hành đối chiếu, nghiệm thu khối lượng bên B đã thi công và giao cho bên A từ ngày 01 tháng 08 năm 2007 đến ngày 31 tháng 10 năm 2007 như sau: STT Loại công trình, hạng mục công trình Đơn vị tính Tổng khối lượng 1 2 Hai bên đã thoả thuận nhất trí với số lượng trên. Số lượng trên là cơ sở để bên A thanh toán với bên B. Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Đại diện bên A Đại diện bên B 1.2.3 Chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công là một khoản mục chi phí riêng có trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp, do đặc điểm của quy trình sản xuất khó khăn, yêu cầu của công việc cao mà sức con người thì có hạn không thể đáp ứng được. Công ty thực hiện phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy. Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội có tổ chức đội máy thi công riêng biệt (Xí nghiệp Vật tư xe máy) và có tổ chức hạch toán riêng cho đội máy này. Tuy nhiên cũng có một số công trình do điều kiện vận chuyển khó khăn, công trình ở xa, thì vẫn phải thuê máy thi công bên ngoài. Chi phí sử dụng máy thi công ở Công ty bao gồm chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa máy, chi phí khác bằng tiền. Tài khoản sử dụng là tài khoản 623 Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình để tập hợp các khoản chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trực tiếp tại các công trình, hạng mục công trình. Đối với các khoản chi phí sử dụng máy thi công có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau, không thể hạch toán trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình cụ thể ( như chi phí thuê máy dùng cho nhiều công trình, chi phí bảo dưỡng chung cho toàn bộ máy thi công trong kỳ dùng cho nhiều công trình ...) thì được tập hợp vào tài khoản 623 phân bổ và được phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình liên quan vào cuối kỳ kế toán theo các tiêu thức phù hợp. a. Đối với trường hợp máy thi công thuộc quyền sở hữu của Công ty : Xí nghiệp Vật tư xe máy là xí nghiệp được Công ty giao cho quản lý tất cả các loại máy thi công và xí nghiệp này được tổ chức hạch toán kế toán riêng, các xí nghiệp khác khi cần điều động máy thi công cần phải liên hệ với xí nghiệp Vật tư xe máy để thuê. Việc điều hành máy và theo dõi hoạt động sản xuất bằng máy được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của các đội máy thi công và có sự giám sát của giám đốc xí nghiệp Vật tư xe máy . Trong trường hợp này chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công. chi phí nguyên liệu vật liệu sử dụng cho máy thi công. Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công bao gồm: chi phí điện, nước, chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí bảo hiểm cho máy thi công..... các khoản chi phí này phát sinh ở công trình nào thì tập hợp tại công trình đó. Công ty sử dụng tài khoản 623 để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tài khoản 623 được Công ty chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau: - TK 6231 : Chi phí nguyên liệu, công cụ dụng cụ - TK 6234 : Chi phí khấu hao máy thi công - TK 6237 : Chi phí dịch vụ mua ngoài * Hạch toán chi phí nguyên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công: Tại các xí nghiệp thi công công trình sau khi thuê máy thi công của Xí nghiệp Vật tư xe máy, tiến hành giao cho các đội thi công, đội trưởng các đội thi công căn cứ vào định mức công việc thi công viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên phòng kế toán của Xí nghiệp hoặc cứ tiến hành thu mua rồi đem hoá đơn GTGT về xí nghiệp đề nghị thanh toán, kế toán xí nghiệp dựa trên các chứng từ thu thập đầy đủ và hợp lý rồi và bảng kê phải trả người bán. Sau đó vào Nhật ký chung và sổ chi tiết tài khoản 623 (Mẫu số 14), Sổ cái tài khoản 623 (Mẫu số 15). Sau đó chuyển tất cả các chứng từ liên quan lên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty. Trên phòng kế toán của Công ty: Kế toán Công ty sau khi nhận được các chứng từ đó sẽ tiến hành xác minh lại số liệu và nhập vảo máy tính để máy tính tự động lên các Sổ.chi tiết TK 623, Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái TK 623. * Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công: Chi phí này được hạch toán vào tài khoản 6237 và được hạch toán như sau: Tại xí nghiệp: Khi phát sinh các nghiệp vụ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công, kế toán xí nghiệp nhận hoá đơn từ nhà cung cấp rồi ghi vào Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công (Mẫu số 16), cuối tháng tổng hợp lại số liệu để chuyển lên phòng kế toán của Công ty. Tại phòng Tài chính – Kế toán của Công ty: sau khi nhận được các chứng từ trên, kế toán Công ty tiến hành kiểm tra xác minh lại số liệu của các chứng từ, sau đó nhập vào máy tính. Các số liệu này sẽ được máy tính tự tổng hợp và tự động vào Sổ chi tiết TK 623, Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái TK 623. * Hạch toán chi phí khấu hao máy thi công: Phương pháp khấu hao TSCĐ mà Công ty áp dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng. Cuối mỗi quý, kế toán Xí nghiệp Vật tư xe máy sẽ tiến hành tính khấu hao cho các máy thi công và vào Bảng Khấu hao TSCĐ. Sau đó căn cứ vào bảng đó để vào Sổ chi tiết tài khoản 623, Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái tài khoản 623. Mẫu số 14: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 201 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623 Tên công trình : Nhà B6A Nam Trung Yên Từ ngày 01/12/07 đến ngày 31/12/07 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 30/12 PKT 09/T12 Chi phí vận thăng lồng 336 81 515 500 30/12 PKT 10/T12 Chi phí cẩu tháp 336 54 265 304 31/12 2PKT K/c chi phí NCT 154 135 780 804 Tổng cộng 135 780 804 135 780 804 Mẫu số 15: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ XÂY LẮP SỐ 2 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 623 Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Đvt : VND Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Ngày Số Nợ Có Nợ Có 01/12 Số dư đầu kỳ 30/12 PKT 09/T12 Chi phí vận thăng lồng 336 81 515 500 81 515 500 30/12 PKT 10/T12 Chi phí cẩu tháp 336 54 265 304 54 265 304 31/12 PKT Kết chuyển chi phí NCTT 154 135 780 804 Tổng cộng 135 780 804 135 780 804 Số dư cuối kỳ Kế toán trưởng Ngày ....... tháng ..... năm....... Người ghi sổ Mẫu số 16: Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công Tên công trình: Nhà B6A Nam Trung Yên Từ 01/03/07 đến 31/03/07 Đvt: VNĐ Chứng từ Nội dung Số tiền Thuế GTGT Tổng giá TT PC05/T3 06/03 Mua bảo hiểm máy thi công 55 000 000 55 000 000 PC08/T3 24/03 Chi trả tiền điện 1 155 000 115 500 1 270 500 PC10/T3 26/03 Chi sửa chữa MTC 19 580 000 1 958 000 21 538 000 Tổng cộng 75 735 000 2 073 500 77 808 500 b. Trường hợp máy thi công do công ty thuê ngoài: Đối với những máy thi công mà Công ty không có hoặc do công trình ở xa so với địa điểm đặt máy không thích hợp cho việc vận chuyển máy thì các xí nghiệp sẽ phải thuê máy móc từ bên ngoài theo phương thức thuê trọn gói cả ca máy, tiền thuê máy sẽ được tính căn cứ vào số ca máy hoạt động và đơn giá tiền thuê một ca máy. Khi có nhu cầu về máy thi công thuê ngoài giám đốc các xí nghiệp ký hợp đồng với các nhà cung cấp và lập bảng theo dõi chi phí máy thi công thuê ngoài (Mẫu số 17) để theo dõi số ca máy hoạt động và làm căn cứ thanh toán với nhà cung cấp. Cuối tháng kế toán xí nghiệp tổng hợp số liệu trên bảng theo dõi chi phí máy thi công thuê ngoài rồi mang lên phòng Kế toán – Tài chính của Công ty kèm theo các chứng từ gốc có liên quan. Kế toán Công ty sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ sẽ tiến hành nhập số liệu vào máy. Máy sẽ tự động đưa số liệu vào sổ chi tiết TK 623, Sổ Nhật ký chung và chuyển sang Sổ Cái TK 623. 1.2.4. Chi phí sản xuất chung: Đây là một trong bốn yếu tố chính tập hợp chi phí sản xuất xây lắp, khoản chi phí này nhằm hoàn thiện một cách đầy đủ hơn cho việc tổng hợp chi phí nhằm tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách chính xác và đầy đủ. Những khoản chi phí này tuy không trực tiếp tham gia và cấu thành sản phẩm xây lắp, nhưng lại có một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi. Chi phí sản xuất chung tại Công ty bao gồm: chi phí vận chuyển bê tông, đất, đá, điện thoại, điện, nước,chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ (không kể chi phí khấu hao máy thi công), chi phí tiếp khách, chi phí sửa chữa, xăng xe ô tô, chi phí thuê nhà, dựng lều trại.... Chi phí sản xuất chung được hạch toán thông qua tài khoản 627 và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tài khoản náy được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2: - TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý - TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu - TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác * Đối với chi phí nhân viên quản lý: Chi phí nhân viên quản lý tại Công ty bao gồm các khoản lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả cho nhân viên quản lý xí nghiệp xây láp và các khoản trích theo lương của họ. Công ty sử dụng tài khoản 6271 để hạch toán chi phí nhân viên quản lý. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Đối với nhân viên quản lý, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, tiền lương của nhân viên quản lý được tính căn cứ vào số ngày làm việc trong tháng và đơn giá một ngày công. Hàng tháng chủ nhiệm công trình theo dõi thời gian lao động của từng nhân viên quản lý trên Bảng chấm công. Cuối tháng, kế toán xí nghiệp căn cứ vào bảng chám công tính ra tiền lương phải trả cho các nhân viên quản lý, sau đó lập Bảng phân bổ lương để tính vào chi phí cho các công trình, sau đó kế toán xí nghiệp lập Bảng phân bổ các khoản trích theo lương, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí cho từng công trình. Sau đó kế toán xí nghiệp sẽ tiến hành chuyển các chứng từ trên về phòng Tài chính – Kế toán của Công ty để hạch toán. Trên phòng Tài chính - Kế toán của Công ty sau khi nhận được các chứng từ do kế toán các xí nghiệp chuyển lên, tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ đó, rồi nhập số liệu vào máy tính. Máy sẽ tự động vào sổ chi tiết TK 6271 (Mẫu số 17), Nhật ký chung, Sổ Cái TK 6271 (Mẫu số 18). Mẫu số 17: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 201 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6271 Tên công trình : Nhà B6A Nam Trung Yên Từ ngày 01/01/07 đến ngày 31/03/07 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/01 PKT 01/T3 Phân bổ lương T1 334 71 500 000 31/01 PKT 02/T3 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 338 6 567 842 ................ ......... ............... ............. 31/01 PKT K/c chi phí NVQL 154 78 067 842 Tổng cộng 78 067 842 78 067 842 Mẫu số 18: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 201 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 6271 Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Đvt : VND Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Ngày Số Nợ Có Nợ Có 01/12 Số dư đầu kỳ 31/12 PKT 04/T12 Phân bổ lương CT B6A Nam Trung Yên 334 32 472 550 32 472 550 31/12 PKT 05/T12 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ CT B6A Nam TY 338 3 073 015 3 073 015 31/12 PKT 06/T12 Phân bổ lương CT 3.7A Láng Hạ Thanh Xuân 334 30 800 000 30 800 000 31/12 PKT Kết chuyển chi phí NVQL 154 66 345 565 Tổng cộng 66 345 565 66 345 565 * Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài : như chi phí vận chuyển thiết bị, đất đá, điện nước, điện thoại... đội trưởng đội thi công viết giấy đề nghị tạm ứng. Rồi mang hoá đơn GTGT và giấy đề nghị tạm ứng về phòng kế toán của xí nghiệp xin duyệt hoàn ứng hoặc đề nghị thanh toán với bên cung cấp dịch vụ, kế toán xí nghiệp sau khi nhận được các hoá đơn tiến hành tập hợp lại vào cuối tháng, kèm theo các chứng từ liên quan trên chuyển lên phòng kế toán của Công ty. Cuối tháng, kế toán Công ty kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các hoá đơn, chứng từ, rồi nhập số liệu vào máy. Máy sẽ tự động ghi vào Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 6277, Sổ cái tài khoản 6277. * Đối với chi phí khấu hao TSCĐ: Khoản chi phí này tại Công ty gồm các khoản chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý xí nghiệp. Công ty sử dụng TK 6274 để hạch toán khoản chi phí này. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Dưới các xí nghiệp, hàng tháng kế toán lập Bảng kê trích khấu hao TSCĐ từng tháng để tính toán mức khấu hao cho mỗi tháng. Rồi từ các Bảng kê đó, kế toán xí nghiệp lập Bảng trích khấu hao TSCĐ của toàn xí nghiệp trong tháng, sau đó chuyển các chứng từ trên về phòng Tài chính – Kế toán của Công ty. Trên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty, sau khi nhận được các chứng từ trên, kế toán Công ty tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ đó, rồi nhập số liệu vào máy tính. Máy sẽ tự động chuyển vào Sổ chi tiết TK 6274, Sổ Nhật ký chung và chuyển vào Sổ Cái TK 6274. * Đối với chi phí công cụ dụng cụ : Khoản này chỉ áp dụng cho các công cụ dụng cụ có giá trị lớn chưa đủ để tính vào giá trị TSCĐ và các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ như trang bị, bảo hộ lao động cho công nhân.... Cuối mỗi quý, kế toán dựa vào các bảng kê tính và lập phân bổ công cụ, dụng cụ theo tỷ lệ phân bổ là 25% rồi vào Nhật ký chung, Sổ chi tiết tài khoản 6273, Sổ cái tài khoản 6273. Đối với CCDC có giá trị nhỏ thì được tính ngay vào chi phí sản xuất chung trong quý đó. * Đối với các chi phí khác : như chi phí lều trại, chi phí xăng xe, chi phí thuê nhà, tiếp khách, giao dịch .... đội trưởng đội thi công thu thập các chứng từ gốc có liên quan như hoá đơn GTGT, Giấy biên nhận ... rồi viết giấy đề nghị hoàn ứng. Kế toán xí nghiệp kiểm tra, tập hợp các chứng từ đó rồi chuyển lên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Trên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty, kế toán Công ty sẽ tiến hành xác minh số liệu rồi nhập vào máy, máy sẽ tự động vào Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết tài khoản 6278, Sổ Cái tài khoản 6278. 1.3. Tập hợp chi phí sản xuất : Cuối mỗi quý các khoản mục chi phí sản xuất được tập hợp trong quý sẽ được kết chuyển vào TK 154. TK này được mở chi tiết cho từng công trình Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty chính là các công trình, hạng mục công trình. Mặt khác thời gian thi công các công trình thường khó xác định chính xác thời điểm hoàn thành nên Công ty áp dụng cách tính như sau : Đối với các công trình hoàn thành bàn giao trong quý thì thời điểm tập hợp chi phí sản xuất là thời điểm tiến hành nghiệm thu bàn giao. Đối với các công trình mà cuối quý vẫn chưa hoàn thành thì kế toán chi phí giá thành tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng quý. Sau khi kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển tự động, máy sẽ tự tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết chi phí của quý đó kết chuyển sang TK 154, máy sẽ tự động vào sổ chi tiết TK 154 (Mẫu số 19), Nhật ký chung, rồi chuyển vào Sổ Cái TK 154 (Mẫu số 20) Mẫu số 19: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP XÂY LẮP 201 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 Tên công trình : Nhà B6A Nam Trung Yên Từ ngày 01/12/07 đến ngày 31/12/07 Số dư đầu kỳ: 0 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12 PKT 09/T12 K/c CPNVLTT 621 500 890 241 31/12 PKT 10/T12 K/c CPNCTT 622 98 265 305 31/12 PKT 11/T12 K/c CPSD MTC 623 174 855 422 31/12 PKT 12/T12 K/c CP SXC 627 376 612 045 31/12 PKT Giá thành CT hoàn thành bàn giao 1 150 623 013 Tổng cộng 1 150 623 013 1 150 623 013 Mẫu số 20: CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HN XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ XÂY LẮP SỐ 2 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Đvt : VND Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Ngày Số Nợ Có Nợ Có 31/12 PKT 09/T12 K/c CPNVLTT 621 500 890 241 500 890 241 31/12 PKT 10/T12 K/c CPNCTT 622 98 265 305 98 265 305 31/12 PKT 11/T12 K/c CPSD MTC 623 174 855 422 174 855 422 31/12 PKT 12/T12 K/c CP SXC 627 376 612 045 376 612 045 31/12 PKT Giá thành CT hoàn thành bàn giao 1 150 623 013 Tổng cộng 1 150 623 013 1 150 623 013 Kế toán trưởng Ngày ....... tháng ..... năm....... Người ghi sổ * Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: Vì đặc điểm thi công của các công trình xây dựng thường kéo dài và có kết cấu phức tạp, nên việc bàn giao thanh toán thường được chia làm nhiều giai đoạn nghiệm thu khác nhau. Do đó yêu cầu đặt ra là phải đánh giá giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ cũng như cuối kỳ. Để thuận lợi cho quản lý, Công ty tiến hành đánh giá giá trị sản phẩm dở dang vào cuối quý. Cuối mỗi quý cán bộ kỹ thuật, chỉ huy công trình và bên chủ đầu tư ra công trường để nghiệm thu phần công trình hoàn thành và xác định giá trị dở dang cuối quý. Sau đó cán bộ kỹ thuật lập Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp và giá trị dở dang cuối quý theo dự toán theo từng khoản mục rồi gửi lên phòng kế toán. Trên cơ sở đó kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: CPSXKD PS Trong kỳ CPSXKDDD đầu kỳ + Giá trị dự toán KLXLDD cuối quý Giá trị KLXLDD cuối kỳ x = Giá trị dự toán KLXLDD cuối kỳ Giá trị dự toán KLXL hoàn thành + Sau đó cùng với số liệu tổng hợp chi phí thực tế dở dang đầu quý, chi phí thực tế phát sinh trong quý, kế toán tính ra chi phí dở dang thực tế cuối quý theo mẫu sau: BẢNG KÊ CHI PHÍ DỞ DANG THỰC TẾ CUỐI QUÝ Công trình : Nhà B6A Nam Trung Yên Khoản mục chi phí Giá trị 1. Chi phí NVLTT 573 492 581 2. Chi phí nhân công trực tiếp 259 048 729 3. Chi phí sử dụng MTC 963 036 512 4. Chi phí sản xuất chung 807 712 232 Tổng cộng 2 603 290 054 * Quy trình hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 TK 154 TK 632 K/c CP NVLTT K/c CP NCTT K/c CP SDMTC K/c CP SXC K/c Giá thành SPXL 2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp: 2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp : Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thông thường phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí, tính giá thành được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy đối tượng tính giá thành tại Công ty được xác định dựa trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Do đó đối tượng tính giá thành tại Công ty chính là đối tượng tập hợp chi phí và tính cho từng công trình, hạng mục công trình. 2.2. Kỳ tính giá thành: Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty để đưa ra các quyết định kinh doanh, quản lý phù hợp và hiệu quả, Công ty xác định kỳ tính giá thành là theo Quý. Các giá trị sản phẩm đều được quy đổi ra giá trị tiền tệ. 2.3. Phương pháp tính giá thành: Tính giá thành là một khâu hết sức quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của Công ty cung như của những người tiêu dùng, để xác định giá thành một cách nhanh chóng, chính xác thì ngoài việc xác định đúng đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành thì còn cần phải lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Xuất phát từ yêu cầu đó, Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng quý cụ thể như sau: Chi phí SX phát sinh trong kỳ Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ - + = Căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí và xác định chi phí dở dang cuối quý, kế toán lập thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp cho từng công trình, hạng mục công trình và báo cáo giá thành xây lắp cho toàn Công ty cuối quý 4 năm 2007. THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Quý 4 năm 2007 Tên Công trình : 3.7A Láng Hạ - Thanh Xuân KM Chi phí Giá trị SPDD ĐK Tổng Chi phí PS trong kỳ Giá trị SPDD cuối kỳ Giá thành 1.CPNVLTT 753 725 874 1 923 233 783 573 492 581 2 103 467 076 2.CPNCTT 132 362 398 2 942 321 538 259 048 729 2 815 635 207 3.CPSDMTC 773 248 394 3 021 026 319 963 036 512 2 831 238 201 4. CPSXC 483 283 485 2 182 123 323 807 712 232 1 857 694 576 Tổng cộng 2 142 320 151 10 068 704 963 2 603 290 054 9 608 035 060 BÁO CÁO GIÁ THÀNH XÂY LẮP Công trình SPDD ĐK PS trong kỳ SPDD CK Giá thành ..... ....... ........ ....... ......... NB6 Nam Trung Yên 1 602 016 122 5 827 209 850 2 603 290 054 4 825 935 918 3.7A Láng Hạ Thanh Xuân 2 142 320 151 10 068 704 963 2 603 290 054 9 608 035 060 ...... ........ ........ ....... ....... Tổng cộng 42 431 804 203 38 912 046 100 41 011 683 203 40 332 167 100 Chương 3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội. 3. Đánh giá khái quát về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội. 3.1. Đánh giá khái quát về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội a. Về Ưu điểm: Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước xếp hạng một, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, với năng lực tài chính, lực lượng chuyên môn kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao,Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, các công trình mà công ty đã và đang thi công đều được các chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng, tiến độ và giá thành hợp lý. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên trong Công ty ngày càng được hoàn thiện. Có được những thành tựu to lớn như vậy là do các nhân tố chính sau : * Thứ nhất là về tổ chức quản lý : Mô hình quản lý của Công ty được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong Công ty đã tạo ra được sự chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Thứ hai là về công tác tổ chức sản xuất : Công ty áp dụng hình thức giao khoán trực tiếp trong quá trình thi công cho các xí nghiệp, điều này tạo sự chủ động cho mỗi xí nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hình thức này đảm bảo được tính dân chủ, công khai thống nhất trong toàn Công ty. Khi thực hiện giao khoán Công ty vẫn có thể giám sát được việc thi công công trình, trong quá trình thi công các xí nghiệp vẫn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các phòng ban chức năng của Công ty. Điều này tạo ra mối liên hệ chặt chẽ hơn trong Công ty Công ty có quy mô sản xuất phân bố không đồng đều trên cả nước với một cơ chế quản lý phù hợp. Hệ thống các phòng ban trong Công ty đã liên kết chặt chẽ, cố vấn một cách có hiệu quả cho cơ quan quản lý cấp cao nhất về các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, với việc áp dụng cơ chế khoán cho từng đơn vị trực thuộc, Công ty đã tạo được ý thức trách nhiệm trong sản xuất tới từng công nhân lao động nhờ đo chi phí của Công ty được sử dụng một cách có hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí. * Thứ ba là về tổ chức bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán đã tạo được khả năng chuyên môn hoá cao trong công tác hạch toán kế toán và phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty. * Thứ tư là về hệ thống chứng từ kế toán : Hệ thống chứng từ kế toán được Công ty tổ chức hợp lý và đầy đủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó Công ty cũng sử dụng một số chứng từ khác để phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty. Các chứng từ mà Công ty sử dụng được đánh theo từng loại và số hiệu chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ tổng hợp các tài khoản. Nhờ đó Công ty đã kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh. * Thứ năm là về hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty: là một Công ty lớn có nhiều đơn vị trực thuộc, do vậy công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung để ghi sổ là rất phù hợp. Kết cấu sổ đơn giản, dễ ghi chép, dễ kiểm tra, đối chiếu khi cần. * Thứ sáu là Công ty sử dụng hệ thống kế toán máy để hạch toán, điều này giúp cho các thông tin kế toán được chính xác và có độ tin cậy cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu của các nhà quản lý Công ty, đồng thời giúp cho việc quản lý, lưu trữ các thông tin kế toán được thuận lợi. * Thứ bảy là về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh tại Công ty, Công ty đã lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình cho từng kỳ rõ ràng, đồng thời phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng được xác định phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí được tập hợp theo từng khoản mục tạo điều kiện cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm được chính xác. - Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Đối với các loại vật tư không có sẵn trong kho, các đội tự mua về như dự toán bằng tiền tạm ứng tạo sự chủ động cho việc thi công liên tục. Các chứng từ kế toán được tập hợp đầy đủ bởi đội trưởng đội thi công để chuyển lên cho phòng kế toán xí nghiệp, chi phí nguyên vật liệu được theo dõi thông qua tài khoản 152 đã tạo được sự thuận lợi trong công tác hạch toán nguyên vật liệu. - Về chi phí nhân công trực tiếp : Việc theo dõi tiền lương nhân công ở Công ty rất chặt chẽ, phân biệt rõ tiền lương cho các bộ phận khác nhau (gián tiếp, trực tiếp, quản lý ...) thông qua Bảng chấm công hoặc đơn giá ngày công, điều này là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đồng thời tạo nên trách nhiệm của người lao động trong công việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Về chi phí sử dụng máy thi công : Công ty có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và đội máy này cũng được tổ chức hạch toán riêng, điều này tạo thuận lợi cho việc quản lý máy thi công của Công ty. Công ty đã có sự chủ động sáng tạo trong khi sử dụng tài khoản 623 bao gồm cả chi phí thuê máy trong trường hợp công trình ở quá xa, không điều động được máy ở xí nghiệp vật tư xe máy - Về chi phí sản xuất chung: Công ty phân ra các khoản mục khá chi tiết và rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi chi phí một cách chặt chẽ. b. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, Công ty cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý cần khắc phục. Đặc biệt đối với ngành xây dựng cơ bản là một hoạt động phức tạp, quy mô nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày lớn. Hơn nữa việc thực hiện chế độ kế toán mới trong doanh nghiệp xây lắp mới chỉ được áp dụng trong thời gian gần đây nên Công ty gặp không ít khó khăn: * Về tổ chức luân chuyển chứng từ: Một trong những đặc điểm nổi bật của ngành xây lắp là các công trình thi công thường ở xa trụ sở của Công ty, điều này đã làm cho việc cập nhật chứng từ từ các công trình thi công khó khăn, mặc dù tại các đội thi công đều có nhân viên chịu trách nhiệm thu thập chứng từ và lập bảng kê nhưng tất cả lại được nộp lên phòng kế toán cùng một thời điểm cuối tháng hoặc cuối quý, đó là còn chưa kể đến việc nhiều xí nghiệp còn không thể chuyển chứng từ nên đúng thời hạn do một vài yếu tố khách quan làm chậm việc quyết toán và tính giá thành công trình. * Về hệ thống tài khoản sử dụng Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ kế toán hiện hành và mỗi một tài khoản lại được chi tiết cho từng đơn vị trực thuộc, từng công trình, hạng mục công trình, điều này làm cho hệ thống tài khoản của Công ty không được gọn nhẹ. * Về hạch toán chi phí - Đối với CPNVLTT, NVL là một trong những yếu tố đầu vào chiếm một tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty và là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm xây lắp, các xí nghiệp đã giao cho các đội tự mua sắm vật tư theo dự toán được duyệt, điều này có thể dẫn đến hiện tượng các đội trực tiếp thi công sẽ tìm mọi cách tiết kiệm chi phí để hưởng phần chênh lệch giá. Do đó sẽ có thể dẫn đến chất lượng công trình bị giảm sút, làm giảm uy tín của Công ty. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Thực tế tại Công ty nội dung chi phí NCTT bao gồm cả chi phí của nhân viên điều khiển máy thi công (khoản này đúng ra là phải hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công). Điều này làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng, đồng thời làm giảm chi phí sử dụng máy thi công, làm ảnh hưởng tới cơ cấu chi phí sản xuất, qua đó ảnh hưởng tới việc phân tích chi phí, tính giá thành. Cách hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thi công công trình, Công ty không phản ánh qua tài khoản 334 mà tính ngay vào chi phí công trình trái với chuẩn mực kế toán. - Đối với chi phí SDMTC: Công ty không hạch toán chi phí điều khiển máy thi công vào TK 623 làm giảm chi phí SDMTC trong kỳ. Việc hạch toán chi phí thuê máy thi công vào TK623 ngược với chế độ kế toán hiện hành. Công ty không trích lập dự phòng cho chi phí sửa chữa máy thi công, nên khi phát sinh các nghiệp vụ sửa chữa máy thi công chi phí trong một số quý cao lên bất thường, làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành trong quý. 3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty * Về Hệ thống tài khoản sử dụng Hệ thống tài khoản của Công ty đang sử dụng là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, xong để giúp cho công tác hạch toán kế toán của Công ty được thuận lợi hơn thiết nghĩ Công ty có thể mở chi tiết cho các tài khoản như sau để thuận lợi cho việc hạch toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Ví dụ : TK 621 – Công trình NB6A Nam Trung Yên được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau: TK 62101 - Chi phí Cát vàng TK 62102 - Chi phí Thép .... * Về công tác luân chuyển chứng từ: Công ty đầu tư Xây dựng số 2 là một Công ty lớn có nhiều đơn vị phụ thuộc, số lượng công trình mà công ty thi công trong cùng một thời gian nhiều, phân tán, nên việc vận chuyển chứng từ gốc lên phòng kế toán các xí nghiệp và Công ty không tránh khỏi chậm trễ. Để khắc phục tình trạng này, phòng kế toán cần quy định về thời gian nộp chứng từ để có số liệu phản ánh kịp thời, thời gian nộp căn cứ vào phạm vi địa bàn công trình thi công. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự hỗ trợ của Ban giám đốc Công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. * Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: - Đối với chi phí NVLTT: Để quản lý một cách chặt chẽ chi phí NVLTT tránh tình trạng cắt xén nguyên vật liệu Công ty nên quy định với các khoản chi phí thu mua NVL có giá trị lớn, phát sinh thường xuyên các xí nghiệp chịu trách nhiệm thi công nên lựa chọn và ký hợp đồng trực tiếp với các nhà cung cấp để đảm bảo số lượng, chất lượng NVL. Chi phí thu mua cũng góp phần đáng kể làm tăng chi phí sản xuất do vậy công ty nên dự tính rõ ràng những khoản giao cho các đội thu mua tại nơi thi công, tránh tình trạng khai khống chi phí thu mua với lý do xa công trình. Trong quá trình sản xuất việc nguyên vật liệu bị hư hỏng do thời gian là một vấn đề không thể tránh khỏi, Công ty nên trích dự phòng các khoản hao hụt nguyên vật liệu trong định mức và quy định rõ định mức hao hụt. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp Công ty nên xác định lại thành phần chi phí nhân công trực tiếp, nên bỏ thành phần chi phí nhân viên điều khiển máy thi công chuyển nó về chi phí sử dụng máy thi công cho phù hợp với chế độ và dễ quản lý. - Đối với chi phí sử dụng máy thi công: Công ty nên tiến hành tập hợp chi phí điều khiển máy thi công vào chi phí SDMTC(TK623) cho phù hợp với quy định và chế độ kế toán hiện hành Công ty cũng cần phải lập dự phòng cho các khoản chi phí sửa chữa máy thi công phát sinh để đảm bảo chi phí sửa chữa máy thi công không tăng đột biến ảnh hưởng tới việc tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh mỗi quý. - Đối với chi phí sản xuất chung: Do đặc điểm của chi phí sản xuất chung là không thể tính trực tiếp vào sản phẩm mà phải thông qua việc phân bổ theo các tiêu thức thích hợp, Công ty nên phân loại chi phí SXC thành CPSXC biến đổi và CPSXC cố định để có thể xác định chi phí một cách chính xác làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch kiểm tra và chủ động điều tiết cho phù hợp. * Về phương pháp tính giá thành Do yêu cầu quản lý, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp, Công ty đã áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành như vậy là hợp lý và khoa học. Mặc dù vậy trong thực tế hoạt động kinh doanh xây lắp có rất nhiều công trình mà công việc thi công hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng chưa thể tính giá thành ngay mà đến cuối quý mới tính làm cho đồng vốn của Công ty lưu chuyển chậm, ảnh hưởng đến nhiều quyết định kinh doanh khác của Công ty. Để khắc phục tình trạng này, Công ty nên sử dụng thêm phương pháp tính giá thành theo hợp đồng. Phương pháp này cho phép Công ty quản lý chi phí chặt chẽ, chi tiết. Đồng thời đây cũng là phương pháp đơn giản, nhanh chóng đáp ứng kịp thời thông tin quản lý và thanh toán hợp đồng khi công việc hoàn thành bàn giao. 3.3. Một số biện pháp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty: 3.3.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất của Công ty: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi, nhất là trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm mà vẫn phải đảm bảo chất lượng công trình. Trước nhu cầu đó, công tác kế toán ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là kế toán quản trị. Qua tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại Công ty, em thấy Công ty có quy chế tài chính khá chặt chẽ. Tuy nhiên công tác quản trị tại Công ty mới chỉ dừng lại ở việc so sánh dự toán với thực tế, cung cấp thông tin chủ yếu về việc thực hiện kế hoạch. Trong công tác phân loại chi phí, Công ty còn có một số khác biệt so với chế độ kế toán gây hạn chế, phức tạp cho việc phân tích chi phí theo khoản mục để tìm biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành 3.3.2.Biện pháp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh : * Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: Một trong những vấn đê cần quan tâm của các doanh nghiệp xây lắp khi thi công các công trình đó là có duy trì được quá trình thi công liên tục theo đúng dự toán đề ra hay không. Việc ngừng thi công do thiếu NVL hay NVL đưa vào sản xuất chậm hoặc kém chất lượng gây ra thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp kể cả về doanh thu cũng như uy tín. Vì vậy để hoạt động kinh doanh được liên tục cần phải đảm bảo NVL được cung cấp kịp thời, đúng đủ về chất lượng. Do vậy Công ty nên cung cấp NVL theo đúng kế hoạch, bảo quản thật tốt vật tư sử dụng cho quá trình thi công. Công ty nên tìm và ký hợp đồng với những nhà cung cấp NVL có uy tín lớn trên thị trường để đảm bảo chất lượng NVL thi công, đồng thời cung nên tìm những NVL có tính chất thay thế mà đảm bảo yêu cầu về chất lượng có giá rẻ hơn để giảm chi phí. Nâng cao trách nhiệm trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng NVL thông qua hệ thống chứng từ liên quan. * Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công: Đây là một khoản mục chi phí quan trọng trong tính toán giá thành và hay bị sử dụng lãng phí, cần phải sử dụng một cách hiệu quả nhất, thường xuyên bảo dưỡng máy thi công, có thể tiến hành cho thuê máy thi công khi không sử dụng. * Nâng cao năng suất lao động: Năng suất lao động là một yếu tố quan trọng để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Công ty nên thường xuyên áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, tuyển dụng, đào tạo các kỹ sư, công nhân lành nghề để nâng cao năng suất lao động. Công ty nên nâng cao năng suất lao động sử dụng máy thi công, liên kết chặt chẽ giữa các công trình, các công trình ở gần thì có thể luân chuyển máy thi công cho nhau. Tiết kiệm NVL sử dụng máy cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm chi phí. Mỗi năm Công ty nên tổ chức đánh giá lại TSCĐ, đặc biệt là máy thi công để xem xét tính hiệu quả của máy từ đó mà có quyết định sửa chữa, nâng cấp, đầu tư, mua sắm phù hợp * Giảm chi phí sản xuất chung: Đây là khoản mục chi phí thường rất khó kiểm soát. Do đó để quản lý tốt, Công ty nên quy định một cách cụ thể một số khoản chi phí nhỏ lẻ như chi phí tiếp khách, điện thoại cá nhân .. phải nằm trong khuôn khổ có thể chấp nhận được tránh tình trạng lạm dụng công quỹ cho lợi ích cá nhân. * Tăng cường công tác quản trị trong Công ty : Hiện tại Công ty chưa coi trọng công tác kế toán quản trị, mới chỉ dừng ở việc so sánh đơn giản giữa chi phí dự toán với chi phí thực tế, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế mà chưa có báo cáo phân tích cụ thể để tìm ra nguyên nhân tăng giảm chi phí. Trong điều kiện hiện nay, công tác kế toán đã vượt ra khỏi giới hạn của quy trình tạo lập sổ ghi chép và báo cáo, việc đo lường tính toán chi phí của từng vấn đề cụ thể là chưa đủ, điều quan trọng hơn là phải có các giải pháp tác động đến các chi phí này. Để tác động đến chúng thì cần phải xác định được nguyên nhân của nó từ đó có thể can thiệp và làm giảm thiểu nó. Mỗi một khoản mục chi phí cần phải xác định được đâu là biến phí đâu là định phí, để nghiên cứu mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Thông qua các thông tin đó để lập các báo cáo quản trị định kỳ gửi cho các nhà quản lý Công ty để có phương hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp. KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững được trên thương trường thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải biết sử dụng đúng đắn hiệu quả các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra. Tuy nhiên để đạt được điều này, thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nó gắn liền với công tác hạch toán, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đây là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý, các chủ đầu tư nhằm tạo ra sự hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn, đảm bảo cho quá trình kinh doanh đạt được lợi nhuận cao.. Trong thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội em đã có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn PGS - TS. Ngô Trí Tuệ và các cô chú trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài : “ Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội”. Kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do trình độ cũng như nhận thức còn hạn chế, cho nên bài viết của em mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản và do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy giáo, ban lãnh đạo cũng như toàn thể các cô chú trong phòng Kế toán Công ty để nhận thức của em về vấn đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS - TS. Ngô Trí Tuệ và các cô chú trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này ! Hà Nội ngày 05 tháng 09 năm 2008 Sinh viên Bùi Minh Huệ NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI Hà nội, ngày.......tháng.....năm 2008 Kế toán trưởng Danh mục các tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Trường Đại học KTQD - Nhà xuất bản thống kê 2006 2. Giáo trình kế toán quản trị - Trường Đại học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản tài chính 2006 3. Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1999 4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam 5. Luật kế toán năm 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6462.doc
Tài liệu liên quan