Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cơ khí Đông Anh

Công ty CKĐA là một doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ xây dựng và phát triển hạ tầng - BXD chuyên đại tu và sản xuất các loại bi đạn, phụ tùng phục vụ cho ngành xi măng, bảo hành máy xây dựng cho hãng KOMASSU (nhật), đầu tư cơ sở hạ tầng liên doanh với tập đoàn SUMIMOTO (Nhật), từ khi được thành lập công ty đã không ngừng lớn mạnh và đạt đợc nhiều thành quả trong công cuộc mở rộng qui mô của công ty và nâng cao mức thu nhập cho CBCNV trong công ty. Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, bộ máy quản lý của công ty cũng đã được cơ cấu lại hợp lý hơn. Được phân chia rõ ràng theo chức năng của từng phòng ban đảm bảo hoạt động có hiệu quả tránh sự chồng chéo và đảm bảo yêu cầu quản lý. Trong quá trình SXKD, công ty không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, quản lý công nghệ , mở rộng qui mô sản xuất và qui mô tiêu thụ sản phẩm. Địa bàn hoạt động của công ty rộng khắp cả nước đặc biệt chú trọng đến các đối tượng chính như các công ty xi măng, sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận và tin tưởng. Do đó, nhiệm vụ chính của công ty được hoàn thành là phân phối lợi ích kết quả lao động chăm lo không ngừng đời sống tinh thần, vật chất cho CBCNV, nâng cao năng lực sản xuất, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ , khoa học kỹ thuật.

doc53 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cơ khí Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n công lao động kế toán. * Mô hình tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện giống như mô hình tổ chức quản lý, được chia ra thành các bộ phận khác nhau phục vụ cho công tác tổ chức hạch toán kế toán dưới sự quản lý thống nhất và tập chung của kế toán trưởng. Các bộ phận, phần hành kế toán khác giúp kế toán trưởng thực hiện những chức năng, nhiện vụ được giao. * Công tác kế toán của công ty được thực hiện qua 2 giai đoạn: - Hạch toán ban đầu: Tại các phân xưởng có các nhân viên làm công tác thống kê, tập hợp các chứng từ hạch toán ban đầu, sau đó chuyển về phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ kế toán. + Thủ kho (nguyên liệu, thành phẩm) tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu theo đúng các chỉ dẫn của phòng kế toán, căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho để ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo "Nhập - xuất - tồn" chuyển lên phòng kế toán công ty. + Nhân viên thống kê phân xưởng: bám sát quá trình sản xuất kể từ xuát kho vật liệu cho sản xuất đến khi giao thành phẩm về nhập kho. Hàng ngày tập hợp chấm công và thống kê các phiếu sản xuất phát ra cho công nhân thực hiện. Cuối tháng, tập hợp tất cả các phiếu giao khoán do công ty giao xuống lên phòng kế toán để đối chiếu thanh toán cho phân xưởng. Căn cứ trên các phiếu giao việc của quản đốc để chia tiền cho người lao động. - Hạch toán kế toán tại phòng kế toán: Sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, các cán bộ kế toán thực hiện sự kiểm tra hợp pháp, hợp lý của chứng từ thuộc phần hành mà mình phụ trách, lập bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ... ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Tổng hợp số liệu kế toán và lập các báo cáo kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Từ các báo cáo đã lập tiến hành phân tích nội dung kinh tế nhằm tham mưu cho ban giám đốc trong việc ra quyết định quản lý. Kế toán trưởng Phạm Văn San Kế toán: Tổng hợp Nguyễn Thị Lệ Kế toán: Thanh toán Nguyễn Thị Huê Kế toán: Tài sản Nguyễn Anh Khoa Kế toán: Thủ quỹ Cao Minh Nguyệt Kế toán: KT trưởng kế toán vật tư. Kế toán: Vật tư Lê Thị Thành Ngô Thị Đào Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. * Phân công lao động kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Là người trực tiếp thông báo, cung cấp các thông tin về tài chính - kế toán cho giám đốc Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán, kí duyệt các chứng từ, báo cáo kế toán và các tài liệu có liên quan khác, lập kế hoạch tài chính năm. - Kế toán tổng hợp - Phó phòng kế toán: Kế toán tổng hợp, tập hợp số liệu lập các báo cáo thuộc chức năng kế toán tổng hợp, thống kê. Thanh toán công nợ, thường xuyên thông báo và yêu cầu xác nhận công nợ với khách hàng. Cân đối , đánh giá , phân tích tình hình tài chính từng tháng, quý, năm đề xuất các giải pháp tối ưu. Kế toán công tác dịch vụ như: Các cửa hàng, đại lý, xăng dầu, liên doanh SUMIMOTO. - Kế toán thanh toán: Kế toán theo dõi ngân hàng, quỹ tiền mặt. Kế toán các khoản tạm ứng, phải thu, phải trả, quyết toán kinh phí công đoàn. Theo dõi thuốc y tế, nhà trẻ mẫu giáo. - Kế toán tài sản và thành phẩm: Quản lý TSCĐ, trích khấu hao tháng, lập và trình duyệt khấu hao năm. Quản lý các dự án đầu tư, thanh quyết toán mua thiết bị, công trình XDCB hoàn thành, lập thủ tục duyệt tăng, giảm, thanh lý TSCĐ. Quản lý kho thành phẩm(kho 155). - Kế toán trưởng kế toán vật tư: Quản lý theo dõi tổng hợp toàn bộ NVL(kho 152,153). Quản lý hàng nhập kho, theo dõi thanh toán với người bán hàng. Theo dõi giá thành, chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang(kho 154). Trích và phân bổ quỹ tiền lương, BHXH hàng tháng vào các đối tượng chịu chi phí. - Kế toán vật tư: Quản lý theo dõi chi tiết toàn bộ NVL(kho 152,153). Xác định giá trị biến động vật tư hàng tháng. Theo dõi kho văn phòng phẩm, chè thuốc phục vụ tiếp khách. - Thủ quỹ: Thủ quỹ tiền mặt và các chứng chỉ có giá trị như tiền, tín phiếu, trái phiếu. Tập hợp thu nhập cá nhân để tính thuế thu nhập cá nhân cuối năm . Theo dõi công cụ lao động, dụng cụ sinh hoạt, trang thiết bị hành chính văn phòng. 4.2.Hình thức tổ chức hạch toán kế toán. * Một số chế độ kế toán áp dụng tại Công ty. Niên độ kế toán: Bắt đầu năm tài chính được thực hiện từ 01/01/n kết thúc vào 31/12/n. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam ( VND ). Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: quy ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm quy đổi. Phương pháp kế toán tài sản cố định: NG Chi phí vận chuyển, lắp đặt (không thuế) Giá mua (không thuế) Thuế, phí, lệ phí (nếu có) + = + + Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: + Phương pháp khấu hao được áp dụng: Theo QĐ 166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính ban hành thay thế QĐ 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/12/1996. Khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng ( một số TSCĐ thuộc vốn vay áp dụngtheo phương pháp khấu hao nhanh ). Hàng năm mức khấu hao được cục QL vốn và tài sản của nhà nước tại DN duyệt. NGTSCĐ Năm sử dụng Mức khấu hao = Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá: Chi phí được tính theo giá vốn. Trị giá hàng xuất kho được tính theo giá đích danh. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Trị giá vốn hàng tồn kho đầu kỳ Trị giá vốn hàng nhập trong kỳ Trị giá vốn hàng xuất tron kỳ = - + Phương pháp xác định hàng tồn kho: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: Các khoản trích lập dự phòng được trích theo NĐ 59CP ngày 3/10/1996 và nghị định 27/1999 NĐ - CP ngày 20/4/1999 có sửa đổi bổ sung. Phương pháp thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ. Quá trình xử lí kế toán trên máy vi tính của Công ty cơ khí Đông anh. + Phần mềm kết toán công ty đang áp dụng là phần mềm Kế toán - Tài chính của Trung tâm tin học xây dựng và dịch vụ Tài chính - Kế toán - Bộ xây dựng phối hợp xây dựng. Mỗi nhân viên kết toán đảm nhiệm một hoặc một số phần hành kế toán và được làm việc trên máy theo Modul riêng biệt, cuối quý các Modul riêng biệt này được chuyển sang cho kế toán tổng hợp để tổng hợp và làm báo cáo quý. + Trình tự xử lý: Từ các chứng từ phát sinh ban đầu kết toán vào máy theo Modul của mình, máy tính lưu giữ và tự phân loại thành các loại chứng từ theo khai báo chi tiết của kế toán viên. Khi cần lấy thông tin người sử dụng máy khai báo máy với máy vi tính về yêu cầu thông tin đầu ra hay tên các loại sổ sách, báo cáo kế toán cần nhận của máy tính. Máy tự xử lý và đưa ra những thông tin theo yêu cầu của người sử dụng máy đã khai báo. + Các loại sổ kế toán và báo cáo được in ra, bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung. Các loại sổ kế toán chi tiết : Sổ kế toán chi tiết TK 141, 131, .... Báo cáo kế toán : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh. Dữ liệu đầu vào ( các chứng từ ban đầu) Máy lưu giữ và tự phân loại thành các các loại chứng từ Khai báo yêu cầu nhập thông tin đầu ra cho máy Máy tính xử lý thông tin và đưa sản phẩm ra Dữ liệu đầu ra Sổ kết toán tổng hợp. Sổ cái TK và sổ kế toán chi tiết liên quan. Các báo cáo kế toán. Hình 1.4: Quá trình xử lí kế toán trên máy ở Công ty cơ khí Đông Anh. 4.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng. Công ty áp dụng chế độ sổ sách và chế độ báo cáo tài chính theo qui định của chế độ kế toán hiện hành. Hàng ngày công ty đều phản ánh và tập hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán có liên quan. Đến cuối tháng, quý, hay cuối kỳ, cuối năm tài chính công ty tổng hợp số liệu, sổ sách kế toán để lập các báo cáo theo quy định và các báo cáo riêng theo phục vụ cho hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty. Việc vào chứng từ lập các sổ, các báo cáo tài chính đều được tiến hành trên máy tính. Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Hình 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Phần 2 : Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cơ khí đông anh. 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các loại chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ. Với công ty cơ khí Đông Anh chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền về NVL, CCDC, khấu hao TSCĐ, về tiền lương phải trả cho CBCNV trong công ty và các chi phí khác mà công ty phải bỏ ra trong kỳ hạch toán để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một tháng, một kỳ chi phí sản xuất công ty bỏ ra nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào số sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng nhiều hay không. Nếu như công ty ký được nhiều hợp đồng thì công ty phải tăng cường độ sản xuất, bỏ thêm nhiều chi phí để có được sản phẩm giao cho Khách hàng kịp thời hạn. Sản phẩm của công ty hiện nay phần lớn là sản xuất bi đạn, phụ tùng cho ngành xi măng, đầu tư cơ sở hạ tầng liên doanh với tập đoàn SUMIMOTO (Nhật). Cho nên chu kỳ sản xuất thường dài, chính vì vậy mà chi phí ở mỗi tháng được bỏ vào theo kiểu gối đầu. Cũng do đặc điểm như vậy chi phí dở dang ở cuối tháng của công ty thường rất lớn. Các chi phí này được bù đắp sau khi sản phẩm hoàn thành và giao cho khách hàng. Có tháng công ty bỏ ra rất nhiều chi phí mà không thu được một chút doanh thu nào vì sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài chưa hoàn thành. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Toàn bộ chi phí sản xuất mà Công ty bỏ ra để sản xuất, chế tạo sản phẩm ở mỗi kì hạch toán được phân thành: Chi phí NVL trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. ở đây chi phí chế tạo sản phẩm trong kì được bỏ vào sản xuất theo định mức chi phí sản xuất mà phòng kĩ thuật đã tính toán mỗi khi có đơn đặt hàng. Việc lập dự toán chi phí sản xuất sẽ giúp cho Công ty quản lí được chi phí theo định mức chi phí đã bỏ ra trong kì. 2. Đối tượng tập hợp và hạch toán chi phí sản xuất. Đối với các doanh nghiệp khi tập hợp và hạch toán chi phí sản xuất thì đều đặt ra đầu tiên là làm sao xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có như vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất mới đáp ứng yêu cầu sản xuất đặt ra, nghĩa là mới tập hợp được chính xác, đầy đủ, kịp thời chi phí sản xuất bỏ ra trong kỳ và đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty cơ khí Đông anh là sản xuất theo đơn đặt hàng, các sản phẩm của công ty phục vụ ngành xây dựng là chủ yếu. Hơn nữa do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, qua nhiều giai đoạn, mỗi chu kỳ sản xuất của công ty dài, vốn đầu tư vào từng loại sản phẩm lớn, vì thế công ty không thể sản xuất một cách đại trà mà chỉ tiến hành sản xuất từng lô sản phẩm theo đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất được tập hợp và hạch toán theo từng phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng. 3. Phương pháp và nội dung quy trình hạch toán chi phí sản xuất. 3.1. Tài khoản sử dụng. Phần hạch toán chi phí sản xuất - kế toán sử dụng các TK theo phương pháp kế khai thường xuyên, bao gồm: TK 152 - NVL. Chi tiết: TK 1521 - NVL chính. TK 1522 - Phụ tùng thay thế. TK 1523 - NVL phụ. TK 1524 - Nhiên liệu. TK 153 - Công cụ - dụng cụ. TK 214 - Hao mòn TSCĐ. TK 334 - Phải trả công nhân viên. TK 338 - Phải trả khác. Chi tiết: TK 3382 - KPCĐ. TK 3383 - BHXH. TK 3384 - BHYT. TK 621 - Chi phí NVL trựtiếp. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627 - Chi phí sản xuất chung. TK 154 - Chi phí sản xuất dở dang. TK 155 - Thành phẩm. Các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 155 được mở chi tiết cho từng loại. Tất cả các chi phí phát sinh trong kì được phản ánh trên các TK chi phí, cuối kì hạch toán được kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm khi hoàn thành và xác định số lượng sản phẩm làm dở cuối kì. Ngoài các TK trên, kế toán tập hợp chi phí sản xuất còn sử dụng các TK liên quan như: TK 111, TK 112, TK 141.. 3.2. Sổ sách kế toán sử dụng, qui trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty cơ khí Đông anh áp dụng hình thức sổ nhật ký chung để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sổ chi tiết: Gồm sổ chi tiết chi phí SXKD, sổ này dùng chung cho các TK621,622,627,154,142,335,641,642... mỗi Tài khoản trên được mở trên một sổ riêng hoặc trên một trang riêng. Sổ tổng hợp: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phản ánh chi phí sản xuất phát sịnh kế toán mở các sổ trên và phản ánh vào các sổ. Định kỳ hoặc khi sản xuất hoàn thành kế toán tiến hành tập hợp và đối chiếu chi phí sản xuất phát sinh giữa các sổ sách để tính giá thành sản phẩm. Các sổ sách kế toán gồm: + Nhật ký chung. + Nhật ký mua hàng. + Sổ cái TK621,622,627... Qui trình hạch toán. Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ Nhật ký Nhật ký chung Sổ chi phí mua hàng SXKD Bảng tính gía Sổ cái TK621 thành và các 622,627,154 bảng tổng hợp chi tiết chi phí Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng, cuối kỳ. Quan hệ đối chiếu. Hình số 2.1: Qui trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo hình thức sổ Nhật ký chung. 3.3. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp. * Phương pháp hạch toán chi phí NVL TT. Đối với doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, NVL đưa vào sản xuất là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất là điều kiện để sản xuất được tiến hành. Muốn tiến hành sản xuất các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ về đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là đối tượng lao động chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Công ty cơ khí Đông Anh luôn coi tiết kiệm NVL là nhiệm vụ trung tâm của các bộ phận trong công ty, bởi vì vậy NVL TT chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất đối với mỗi sản phẩm. Việc sản xuất các sản phẩm phải mất nhiều thời gian, nhiều loại chi tiết và nhiều loại vật liệu và phải qua nhiều kì hạch toán. * Nội dung hạch toán chi phí NVL TT. Với số lượng nguyên vật liệu có trên 1.500 loại khác nhau, để quản lý NVLTT phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt công ty chia thành 5 kho: Kho NVL chính: Tôn các loại, sắt thép, Crom.. Kho nguyên vật liệu phụ: Sơn, que hàn, gạch Crom,.. Kho CCDC: Pistong, bạc đệm.. Kho xăng dầu: Ôxi, xăng, dầu.. Kho KOMASU. Tại các kho này các nghiệp vụ nhập - xuất được diễn ra một cách thường xuyên phục vụ cho quá trình sản xuất khi có đơn đặt hàng. Trước hết, phòng vật tư căn cứ vào tình hình và nhu cầu sản xuất của sản phẩm lên kế hoạch mua vật liệu và cử người đi mua vật liệu về. Dựa vào các hoá đơn mua vật liệu, phòng vật tư sẽ viết phiếu nhập kho (Phiếu nhập kho được viết thành 3 liên: 1 liên lưu tại gốc, 1 liên làm thủ tục nhập kho, 1 liên kèm với hoá đơn để thanh toán). Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cán bộ phòng kĩ thuật sẽ lập định mức về số lượng qui cách và phẩm chất vật tư cho các sản phẩm. Khi có lệnh sản xuất, cần phải xuất kho nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất. Phòng vật tư sẽ căn cứ vào định mức đã lập viết phiếu xuất kho cho từng bộ phận sản xuất (Phiếu xuất kho được ghi làm 3 liên: 1 liên người nhận vật tư giữ, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên phòng vật tư giữ). Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho ghi thẻ kho. Định kì kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và kí xác nhận vào thẻ kho dồi mang toàn bộ phiếu nhập - phiếu xuất về phòng kế toán. Khi các phiếu nhập - phiếu xuất được đưa về phòng kế toán, kế toán vật liệu căn cứ vào phiếu nhập - phiếu xuất để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng. Cuối tháng tiến hành lập bảng tổng hợp xuất vật tư cho sản xuất sản phẩm cho từng đối tượng. Căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư, kế toán lập được bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ NVL, CCDC. Hình số 2.2: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: đồng STT Ghi có các TK Đối ứng Nợ các TK TK 152 TK 153 I Dùng cho sản xuất 722.253.905 1 Bi f 25 á f 30 + đạn 98.660.500 2 Bi f 40 á f 60 178.556.076 3 Bi f 70 á f 100 48.304.000 4 Giàn không gian trường ĐH kiến trúc 68.369.670 5 Giàn không gian đầm sen 188.066.574 II Chi phí khác 32.769.643 8.655.850 1 Kế hoạch sản xuất PX đúc 1 + PX đúc 2 PX công nghệ cao 31.180.643 16.523.218 14.657.425 7.412.200 7.325.700 1.243.650 2 Sửa chữa xe 1.589.000 86.500 III NB phụ tùng Nhượng bán Chênh lệch 18.765.000 9.006.800 Cộng 764.781.748 8.655.850 Giá vật liệu xuất dùng là: 764.781.748 Trong đó: Xuất dùng cho sản xuất trực tiếp là: (I + II - chênh lệch) = 764.781.748 Số vật liệu xuất dùng trực tiếp được kế toán định khoản: Nợ TK 621: 764.781.748 Có TK 152 : 764.781.748 Công ty cơ khí Đông Anh sản xuất theo đơn đặt hàng và mỗi đơn đặt hàng và mỗi đơn đặt hàng thường chỉ có một sản phẩm với mỗi yêu cầu về mẫu mã, kích cỡ khác nhau theo yêu cầu của khách hàng. Mặt khác một số chi tiết của sản phẩm của công ty không thể sản xuất được mà phải mua từ bên ngoài như mô tơ, quạt gió, lưỡi cưa, động cơ điện... Số chi tiết này có giá trị lớn cho nên chỉ khi nào cần thiết đến nó công ty mới mua về sử dụng ngay vào sản xuất chứ không qua nhập kho vật liệu. Số vật liệu mua ngoài này được công ty thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng hay còn nợ người cung cấp. Theo số liệu của tháng 2 năm 2002 số liệu mua ngoài định dùng ngay vào sản xuất được kế toán định khoản. Nợ TK 621 : 348.520.400 Có TK 111: 3.650.000 Có TK 141: 1.785.000 Có tk 331 : 343.085.400 Vì công ty sử dụng phương pháp Kê khai thường xuyên cho nên tất cả việc hạch toán NVL TT đều thường xuyên được ghi chép. Sau khi tập hợp bảng phân bổ NVL cho các đối tượng sử dụng và căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TK 621. Hình số 2.3 : Sổ chi tiết tài khoản 621 Tháng 2 năm 2003 Đơn vị : đồng Ng.ghi sổ Ng. C.từ Số Ch từ Diễn giải TK Đối ứng Số tiền phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 28/2 01/2 T01 Ông Tuấn 111 927.400 927.400 28/2 01/2 T02 Ô. Hưng 111 347.600 1.275.000 28/2 08/2 T03 Ô. Thảo 111 903.000 2.178.000 28/2 16/2 T04 Ô. Tiến 111 1.472.000 3.650.000 28/2 07/2 CO1 Ô. Cảnh 141 926.500 4.576.500 28/2 24/2 CO2 Ô. Đức 141 858.500 5.435.000 28/2 08/2 HO1 CT- TNHH Vĩnh Lam 331 100.760. 500 106.195.500 28/2 14/2 HO2 ống thép Hoà phát 331 85.600.000 191.795.500 28/2 17/2 HO3 CTTM Minh ánh 331 97.630.000 289.425.500 28/2 21/2 HO4 HTX Quyết tiến 311 59.094.900 348.520.400 28/2 02/2 BPb1 Chi phí NVL Đúc I 152 278.650.000 627.170.400 28/2 02/2 BPb2 Chi phí NVL Đúc II 152 195.780.600 822.951.000 28/2 04/2 BPb3 Chi phí NVL CNV 152 189.670.000 1.012.621.000 28/2 04/2 BPb4 Chi phí NVL PXNL 152 81.916.148 1.094.537.148 28/2 28/2 ĐKT Kết chuyển CP NVLTT 154.1 1.094.537.148 ... Tổng cộng 1.094.537.148 1.094.537.148 Tất cả các chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho sản xuất được tập hợp bên Nợ TK 621 sau đó kết chuyển sang TK 154 - giá thành sản xuất. Số NVL TT tháng 2/ 2002 được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154: 1.094.537.148 Có TK 621: 1.094.537.148 Để tiến hành tập hợp chi phí NVL TT, kế toán sử dụng các NKC để ghi chép lại rồi từ sổ NKC, bảng phân bổ NVL, CCDC, kế toán lập sổ cái TK 621 Hình số 2.4: Trích Nhật ký chung Tháng 3 năm 2003 Đơn vị: đồng Ngày ghi sổ Ngày C.từ Số C.Từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có 01/02 01/02 Ô. Đức trả tiền mua xăng 152 112 580.000 580.000 Ô. Hưng mua VL 152 311 927.400 927.400 ........................... Hình số 2.5: Sổ cái TK 621 Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: đồng Ng. ghi sổ Ng.C.từ Số CT Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có 28/2 Vật liệu mua ngoài= TM 111 3.650.000 3.650.000 28/2 Vật liệu mua ngoài = 141 1.785.000 5.435.000 28/2 Xuất NVL Cho SXTT 152 746.016.748 751.451.748 28/2 Còn Nợ nhà cung cấp 331 343.085.400 1.094.537.148 28/2 Kết chuyển CP NVL TT 154.1 1.094.537.148 ... Tổng cộng 1.094.537.148 1.094.537.148 3.4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 3.4.1. Nội dung hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty cơ khí Đông anh là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất và cả phần tiền phải thanh toán cho công nhân thực hiện vận chuyển sản phẩm đến tận nơi khách hàng yêu cầu. Khoản tiền đó bao gồm: Tiền lương, BHXH, BHYTế và kinh phí công đoàn cho công nhân trực tiếp, nhân viên phân xưởng và khoản lương khoán cho công nhân vận chuyển sản phẩm. Bộ phận chi phí nhân công trực tiếp này của công ty chiếm khoảng 10% -15% chi phí sản xuất sản phẩm của công ty. Tiền lương là bộ phận cấu thành lên giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm mà công ty tạo ra để bù đắp những hao phí lao động của cán bộ quản lý, công nhân sản xuất... bỏ ra trong quá trình sản xuất. Bảo hiểm xã hội được trích lập cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... BHYT được sử dụng để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động. KPCĐ chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức người lao động, chăm sóc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Cùng với tiền lương, các khoản trích lập các quỹ nói trên tạo thành các khoản chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm. Việc tính toán chi phí và lao động phải sống trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại việc tính đúng thù lao lao động, thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động. Mặt khác thúc đẩy việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả lao động trong công ty. Đó là biện pháp tích cực góp phần giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà công ty đặt ra cho công tác hạch toán chi phí nhân công trong công ty. 3.2.2. Phương pháp hạch toán. Chứng từ ban đầu để tiến hành hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là bảng chấm công, hợp đồng làm khoán, giấy xác nhận làm thêm giờ, phiếu nghỉ ốm và các chứng từ liên quan khác. Hiện nay, Công ty cơ khí Đông Anh sử dụng hai hình thức trả lương là: Hình thức lương thời gian và hình thức lương khoán sản phẩm. - Lương thời gian: Là hình thức lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kĩ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian được xác định như sau: Lương thời gian = Thời gian làm việc x Đơn giá tiền lương thời gian. Trong đó: Đơn giá lương thời gian Lương cơ bản Số ngày làm việc bình quân trong tháng = Lương cơ bản = Hệ số x Mức lương tối thiểu. Hệ số lương tùy thuộc vào từng cấp bậc lương do nhà nước ban hành. Hình thức lương thời gian được áp dụng cho người lao động thuộc khối văn phòng, bộ phận lao động gián tiếp (Nhân viên phân xưởng, quản đốc và phó quản đốc phân xưởng). - Lương sản phẩm: Là hình thức lương tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành, đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu chất lượng, qui cách và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị công việc. Theo hình thức này, lương sản phẩm được xác định như sau: Lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá tiềnlương. Hình thức lương sản phẩm được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Các phân xưởng tiến hành làm khoán theo các hợp đồng khoán. Căn cứ vào hợp đồng làm khoán mà phòng kinh tế kế hoạch đã giao, hàng ngày công việc của mỗi công nhân được theo dõi trên bảng chấm công do nhân viên quản lí phân xưởng theo dõi và ghi. Sau khi công việc hoàn thành, nhân viên quản lí phân xưởng tiến hành kiểm tra về mặt chất lượng, số lượng xem có đúng yêu cầu của hợp đồng đề ra hay không. Khối lượng thực tế làm sẽ được ghi vào phần thực hiện của hợp đồng làm khoán. Khi đó hợp đồng làm khoán sẽ được chuyển về phòng kinh tế kế hoạch để kiểm tra đối chiếu. Phòng kinh tế kế hoạch trên cơ sở khối lượng công việc làm được, tính toán số công nhân được hưởng lương và mức lương khoán của từng người, từ đó tính ra quĩ lương của từng phân xưởng trong tháng và kí xác nhận vào hợp đồng làm khoán. Sau đó chuyển về cho các phân xưởng để tiến hành tính lương cho từng người. Tiền lương phải trả cho 1 công nhân = Lương sản phẩm cho 1 công nhân + Lương thời gian 1 công nhân + Các khoản phụ cấp (nếu có) Kế toán lương căn cứ vào quĩ lương khoán, số công nhân khoán và bậc lương của từng người để làm căn cứ chia lương cho từng công nhân. Trên cơ sở bảng thanh toán lương kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ qui định: + BHXH: Trích 20% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân viên. Trong đó: 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 5% khấu trừ vào lương của người lao động. + BHYT: Trích 3% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho người lao động. Trong đó: 2% tính vào chi phí sản xuất. 1% khấu trừ vào lương của người lao động. + KPCĐ: Trích 2% tính vào chi phí sản xuất, số chi phí này được tính trên số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán đinh khoản Nợ TK 622 : 405.409.200 Có TK 334: 340.680.000 Có TK 338 : 64.729.200 338.2 : 6.813.600 338.3 : 51.102.000 338.4 : 6.813.600 Hình số 2.6: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: 1000 đồng Ghi Nợ TK Nội dung Ghi có TK 334 Ghi Có TK 338.2 Ghi Có TK 338.3 Ghi Có TK 338.4 Ghi Có TK 338 Tổng số TK 622 Chi phí lương cho CNTT 340.680 6.813,6 51.102 6813,6 64.729,2 405.409,2 1 PX Đúc II 65.457 1.309,14 918,55 1.309,14 12.436,83 77.893,83 2 PX Đúc I 74.796 11.495,92 11.219,4 1.495,92 14.211,24 89.007,24 3 PX cơ khí 62.678 1.253,56 9401,7 1.253,56 11.908,82 74.586,82 4 PX nhiệt luyện 68.697 1.373,94 10304,55 1373,94 13.052,43 81.749,43 5 PX công nghệ cao 49.675 993,5 7451,25 193,5 9.438,25 5.9113,25 6 PX đại tu 19.377 387,54 2.096,55 387,54 3.681,63 23.058,63 TK 627.1 Chi phí lương cho SXC 52.212 1.044,24 7813,8 1.044,24 9.920,28 62.132,28 PX Đúc I 10.940 218,8 1641 218,8 2.078,6 13.018,6 PX công nghệ caoI 6.771 135,42 1015,65 135,42 1286,49 8.057,49 PX cơ khí 5.400 108 810 108 1026 6426 PX Đúc II 8.457 169,14 1268,55 169,14 1.606,83 10.063,83 PX nhiệt luyện 7.144 142,88 1071,6 142,88 1.357,36 8.501,36 PX Đại tu 13.500 270 2.025 270 2.565 16.065 Bảng số 2.7: Bảng kê chi tiết chi phí nhân công trực tiếp. Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: đồng Ghi nợ TK Nội dung Ghi có TK 334 Ghi có TK 338 Tổng cộng TK 622 PX Đúc I 74.796.000 14.211.240 ... 1 Bi 25 30 đạn 39.549.580 7.514.420 Bi 40 60 13.462.000 2.557.780 Bi 70 100 21.784.420 4.139.040 2 PX CNC 49.675.000 9.438.250 Giàn Kgian Đầm Sen 29.890.000 5.679.100 Giàn K gian T.ĐHKT 19.785.000 3.759.150 ................................ ................... ..................... ... Cộng 340.680.000 64.729.200 405.409.200 Sau đó căn cứ vào bảng phân bổ, bảng kê, sổ nhật chung kế toán lập sổ chi tiết TK 622 và vào sổ cái TK 622. Hình số 2.8: Sổ chi tiết tài khoản 622 Tháng 2 năm 2003 Đơn vị : 1000 đồng Ngày ghi sổ Ngày C.từ Số C.Từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ: Lương Chi phí lương cho CNTT 334 340.680 340.680 Lương Trích 2% KPCĐ cho CNTT 338.2 6.813,6 347.493,6 Lương Trích 15% BHXH cho CNTT 338.3 1.102 398.595,6 Lương Trích 2% BHYT cho CNTT 338.4 6.813,6 405.409,2 ĐT/C K/c chi phí nhân công 154.1 405.409,2 Tổng cộng 405.409,2 405.409,2 Định khoản như sau: Nợ TK 154 : 405.409.200 Có TK 622: 405.409.200 Hình số 2.9: Nhật ký chung Tháng 3 năm 2003 Đơn vị: đồng Ngày ghi sổ Ngày C.từ Số C.Từ Diễn giải Số hiệu TK Số dư Nợ Có Nợ Có 01/2 01/2 Ông Thiết tạm ứng 141 111 1.020.000 1.020.000 Ông Hưng mua VL 152 311 927.400 927.400 ........................... Hình 2.10: Sổ cái TK 622 Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: 1000 đồng Ngày ghi sổ Ngày C.từ Số C.Từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 28/2 Lương Chi phí lương cho CN trực tiếp 334 340.680 340.680 28/2 Lương Chi phí trích theo lương 338 64.729,2 405.409,2 28/2 ĐTK K/c chi phí nhân công 1541 405.409,2 28/2 Tổng cộng 405.409,2 405.409,2 3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 3.5.1. Nội dung chi phí sản xuất chung. Chi phi sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí dùng chung trong phân xưởng, phục vụ giám tiếp cho SX sản phẩm. Đó là các khoản chi phí về nguyên vật liệu; công cụ, dụng cụ; chi phí về khấu hao TSCĐ; chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. 3.5.2. Phương pháp tập hợp. * Chi phí dụng cụ sản xuất: Căn cứ vào chứng từ xuất kho và bản kê NVL,CCDC của tháng 2 năm 2003, kế toán lập bảng phân bổ cho phần CCDC để phân bổ chi phí CCDC cho các đối tượng sử dụng theo quan hệ đối ứng có TK 153 và nợ các TK liên quan. Sau đó căn cứ vào bảng phân bổ, nhặt ra phần CCDC dùng cho sản xuất chung trong phân xởng để ghi vào nhật ký chung. Trong tháng 2 năm 2003 chi phí CCDC dùng cho sản xuất chung là: Nợ TK 627: 8.655.850 Có TK 153: 8.655.850 * Chi phí khấu hao TSCĐ: Trong quá trình SXKD giá trị hao mòn TSCĐ được tính vào chi phí SXKD trong tháng. Đối với Công ty cơ khí Đông Anh toàn bộ thiết bị TSCĐ tham gia sản xuất đều tính khấu hao và phân bổ vào chi phí sản xuất trong tháng. Mức trích khấu hao cơ bản tại các Doanh nghiệp áp dụng theo quyết định của Bộ trưởng bộ tài chính số 166/1999/QĐ-TC-BTC ngày 30 /12/1999 “ Số khấu hao cơ bản áp dụng thống nhất trong năm tài chính theo khung quy định đối với từng loại TSCĐ của Bộ tài chính”. Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ ( giá trị còn lại) Thời gian sử dụng Công ty cơ khí Đông Anh thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo tháng, kế toán lấy số khấu hao phải trích hàng năm chia cho 12 tháng. Mức khấu hao hàng tháng = Số khấu hao cả năm 12 Số liệu tính toán được phản ánh trên bảng phân bổ khấu hao sau: Hình 2.15. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: đồng TK Nội dung Tổng KHCB Trong đó N. sách T. Có V. vay 627.4 Chi phí KHCB cho SXC 88.670.000 1 PX cơ khí 23.796.000 2 PX Đúc I 17.816.000 3 PX Đúc II 9.315.600 4 PX nhiệt luyện 14.634.500 5 PX đại tu 4.486.800 6 PX công nghệ cao 18.621.100 Tổng cộng Định khoản: Nợ TK 627: 88.670.000 Có TK 214: 88.670.000 * Chi phí dịch vụ mua ngoài: Công ty cơ khí Đông Anh hàng tháng phát sinh việc chi trả tiền điện và điện thoại phục vụ cho phân xưởng sản xuất. Khoản chi phí này cũng hạch toán trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Căn cứ vào giấy báo thanh toán tiền điện, điện thoại kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 (6277): 40.078.000đ (Chi tiết: Đúc bi, đạn). Có TK 331: 40.078.000đ. Các chi phí khác bằng tiền khi phát sinh được kế toán tiến hành ghi trực tiếp vào sổ quĩ, cuối tháng tập hợp ở sổ quĩ kế toán phản ánh: Nợ TK 627 (6278): 1.115.000đ (Chi tiết: Đúc bi, đạn). Có TK 111: 1.115.000đ. Các khoản chi phi sản xuất chung nêu trên cuối tháng được ghi vào sổ Nhật kí chung theo các định khoản, từ sổ Nhật khí chung được ghi vào các sổ sổ cái TK và sổ kế toán chi tiết TK 627. Sổ chi tiết TK 627 được ghi vào cuối tháng sau khi đã tập hợp được các chứng từ liên quan. Cuối kì kế toán tổng hợp bên Nợ TK 627 để kết chuyển sang TK 154 như sau: Nợ TK 154: 203.349.130đ (Chi tiết: Đúc bi, đạn). Có TK 627: 203.349.130đ (Chi tiết: Đúc bi, đạn). Để theo dõi các chi phí sản xuất chung trong tháng, từ bảng phân bổ CCDC, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán lập sổ chi tiết theo định khoản. Nợ TK 627 : 203.349.130 Có TK 111: 1.115.000 Có TK 141: 2.698.000 Có TK 331: 40.078.000 Có TK 153: 8.655.850 Có TK 214: 88.670.000 Có TK 334: 52.212.000 Có TK 338: 9.920.280 Hình 2.16. Sổ chi tiết tài khoản 627 Tháng 2 năm 2003 Đơn vị : Đồng Ng. ghi sổ Ng. ch từ Số ch từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 28/2 28/2 Ông Đức 111 958.000 958.000 Ông Hưng 111 157.000 1.115.000 Ông Thiết 141 1.678.000 2.793.000 Ông Cảnh 141 1.020.000 3.813.000 CTTNHHTH Vinh Nam 331 7.650.000 11.463.000 CTTNHH Minh Cường 331 3.148.000 14.611.000 HTX Uy Nỗ 331 9.580.000 24.191.000 CTTNHH Minh ánh 311 8.765.000 32.956.000 CT Gang thép Thái Nguyên 311 10.935.000 43.891.000 Chi phí CCDC cho Đúc I 153 6.114.000 50.005.000 Chi phí CCDC cho CNV 153 2.541.850 52.546.850 Chi phí KHCB cho SXC 214 88.670.000 141.216.850 Chi phí lương cho SXC 334 52.212.000 193.428.850 Trích 2% cho KFCĐ 3382 1.044.240 194.473.090 Trích 15% cho BHXH 3383 7.831.800 202.304.890 Trích 2% cho BHYT 3384 1.044.240 203.349.130 K/c chi phí sản xuất chung 1541 203.349.130 Tổng cộng 203.349.130 203.349.130 Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho) hàng ngày ta vào sổ nhật ký chung. Hình số 17: Sổ nhật ký chung Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: đồng Ng. ghi sổ Ng. ch từ Số ch từ Diễn giải Tài khoản Số phát sinh Nợ Có Nợ Có 28/2 Ô. Tiến mua máy mài 152 331 3.740.000 3.740.000 28/2 Ô. Thảo mua máy cho SXTT 621 111 903.000 903.000 ... Sổ cái tài khoản 627 Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: đồng Ng. ghi sổ Ng. ch từ Số ch từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 28/2 28/2 Chi phí SXC mua = TM 111 1.115.000 1.115.000 Chi phí SXC 141 2.698.000 3.813.000 Chi phí SXC còn phải trả KH 331 40.078.000 43.891.000 CHi phí CCDC cho SXC 153 8.655.850 52.546.850 Trích KHCB TSLĐ cho SXC 2141 88.670.000 141.216.850 Chi phí lương cho SXC 334 52.212.000 193.428.850 Trích các khoản theo lương 338 9.920.280 203.349.130 K/c chi phí SXC 1541 203.349.130 Tổng cộng 203.349.130 203.349.130 4. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm kế toán sử dụng sổ cái TK 154 và sổ chi tiết TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất trong từng tháng của các sản phẩm. Các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được theo dõi theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho từng loại sản phẩm trên sổ chi tiết chi phí của sản phẩm đó. Từ các sổ chi tiết chi phí, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục để làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng. Trong bảng tổng hợp này chi phí sản xuất trong tháng của mỗi loại sản phẩm được phản ánh trên một dòng. Sổ cái tài khoản 154 Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: đồng Ng. ghi sổ Ng. Ch từ Số ch. từ Diễn giải T.K đối ứng Số tiền phát sinh Số dư Nợ có Nợ có 28/2 28/2 Chi phí NVL dở cuối kỳ 621 5.049.967.370 28/2 28/2 Chi phí NC dở cuối kỳ 622 834.948.125 28/2 28/2 Chi phí SXC dở cuối kỳ 627 2.046.466.464 K/c chi phí sản phẩm dở 154 7.931.381.959 Tổng cộng 7.931.381.959 7.931.381.959 Từ các bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng trong quí, kế toán tính toán, tổng hợp số liệu để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất quí (Xem mẫu bảng 4.2) để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: đồng Tên sản phẩm Chi phí DD ĐK Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí DDCK NVL NC SXC Cộng Bi 25 30 đạn 189.506.400 339.193.000 47.069.000 72.796.600 459.053.600 - Bi 40 60 1.689.570.000 59.678.148 46.119.200 19.768.800 125.566.148 848.674.000 Bi 70 100 1.530.579.600 47.965.000 32.416.700 24.450.100 1.635.411.800 - Giàn Kgian Đầm Sen 4.320.679.000 341.679.500 97.657.000 44.671.400 484.007.900 2.054.670.500 Giàn K gian T.ĐHKT 3.785.900.000 132.429.500 74.569.000 56.112.430 263.110.930 - ............ ......... ......... ......... ......... ......... ......... Cộng 14.988.769.000 1.094.537.148 405.409.200 203.349.130 1.712.295.478 7.931.381.959 5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm làm dở là khối lượng công việc, sản phẩm còn trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc đang nằm ở đâu đó trên dây truyền công nghệ hoặc đã hoàn thành vài quá trình công nghệ chế biến vẫn còn phải tiếp tục gia công chế biến mới có thể trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán xác định phần chi phí SX mà SP dở dang cuối kỳ phải chịu. Trong toàn bộ chi phí SX bỏ ra để SX sản phẩm bi đan ở công ty cơ khí Đông Anh, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70%. Do vậy công ty tiến hành đánh giá SP dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí khác (chi phi NCTT & chi phí SXC )được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Công ty tiến hành đánh giá SP làm dở theo công thức: Dck = Ddk + CTK x Sd Stp+Sd Trong đó: Dđk và Dck: Chi phi SX của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Ctk : Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ. Stp : Là số lượng thành phẩm. Sd : Là số SP dở cuối kỳ kiểm kê được. Ta có tình hình tháng 2 năm 2003 như sau: Số lượng sản phẩm bi đạn làm dở ck được kiểm kê là: 136.578(kg) Số lượng sản phẩm bi đạn hoàn thành nhập kho là: 163.422(kg) Công ty đánh giá sản phẩm cuối kỳ như sau: 2.005.864.000 + 15.415.651.088 Dck = _____________________________ *136.578 =7.931.381.959 163.422 +136.578 Căn cứ số liệu: Số lượng sản phâm dở cuối kỳ được căn cứ vào biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ. Việc kiểm kê này do kế toán giá thành và thống kê xưởng tiến hành, sau đó kế toán lập biên bản kiểm kê để phản ánh kết quả kiểm kê. Số lượng bi đạn hoàn thành nhập kho căn cứ vào bảng kê nhập thành phẩm trong kỳ. Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ căn cứ vào số dư dầu kỳ trên sổ cái TK 154. Chi phí NVL phát sinh trong kỳ căn cứ vào bảng kê xuất NVL. II. Tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí Đông Anh. 1. Đối tượng tính giá thành. Công ty cơ khí Đông Anh không chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà việc sản xuất được thực hiện trên cơ sở các đơn đặt hàng, do thời gian để hoàn thành các sản phẩm là khác nhau và khi kí được nhiều hợp đồng Công ty sẽ cùng đưa vào sản xuất các mặt hàng đó. Do đó, đối tượng tính giá thành ở đây là các sản phẩm hoàn thành. 2. Kì tính giá thành. Chu kì sản xuất sản phẩm của Công ty chỉ kéo dài từ 1 đến 3 tháng, mặt khác công tác tính giá thành trùng vào thời điểm báo cáo quí nên kì tính giá thành là vào cuối quí. Việc xác định kì tính giá thành theo quí phù hợp với kì báo cáo kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lí chi phí sản xuất và tính giá thành. 3. Phương pháp tính giá thành. Vào thời điểm cuối quí, sau khi đã tổng hợp, tính toán được về số liệu chi phí sản xuất quí, kế toán giá thành tiến hành tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành. Căn cứ để tính giá thành: Căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang cuối quí IV/2001. Số chi phí thực tế phát sinh tổng hợp được trong quí I/2002. Giá trị sản phẩm dở dang cuối quí I/2002. Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kì Chi phí thực tế sản phẩm làm dở đầu kì Chi phí sản xuất phát sinh trong kì Chi phí thực tế sản phẩm làm dở cuối kì = + - Trên cơ sở đó kế toán giá thành áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp theo các chi phí đã tập hợp được để tính giá thành của từng sản phẩm theo công thức sau: Như vậy, theo công thức này, giá thành thực tế của khối lượng sản phẩm đúc bi, đạn hoàn thành trong kì được tính như sau: - Chi phí thực tế sản phẩm làm dở đầu quí I: 189.506.400đ - Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quí I: 459.053.600đ - Chi phí thực tế sản phẩm làm dở cuối quí I: 0đ Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành như sau: 189.506.400 + 459.053.600 - 0 = 648.560.000 Số liệu này được ghi vào sổ Nhật kí chung theo định khoản: Nợ TK 154: 648.560.000 (Chi tiết: Đúc bi, đạn). Có TK 155: 648.560.000 (Chi tiết: Đúc bi, đạn). Việc tính giá thành cho từng loại sản phẩm được thể hiện trong bảng sau: Căn cứ vào bảng tính giá thành, bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong quí và các sổ kế toán chi tiết, kế toán lấy số liệu để lập báo cáo “ Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành ” của quí đó. Bảng tính giá thành sản phẩm Tháng 2 năm 2003 Sản phẩm: Bi 25 30 + đạn Sản lượng: 1.500 tấn Diễn giải Chi phí sản xuất trực tiếp Giá thành sản xuất Giá thành đơn vị NVL NC SXC DD ĐK 97.460.000 57.426.000 34.620.400 189.506.400 PSTK 339.193.000 47.064.000 72.796.600 459.053.600 DDCK - - - - Sản phẩm 436.653.000 104.490.000 107.417.000 648.560.000 432.373,3 Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm Tháng 2 năm 2003 Đơn vị: đồng Đối tượng Giá thành kế hoạch ( đơn vị)/ tấn Tổng giá thành thực tế Giá thành đơn vị thực tế/ tấn Bi 30 + đạn 433.000 648.560.000 432.273,3 Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cơ khí đông anh. I. Nhận xét chung về công ty cơ khí Đông Anh và về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Công ty CKĐA là một doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ xây dựng và phát triển hạ tầng - BXD chuyên đại tu và sản xuất các loại bi đạn, phụ tùng phục vụ cho ngành xi măng, bảo hành máy xây dựng cho hãng KOMASSU (nhật), đầu tư cơ sở hạ tầng liên doanh với tập đoàn SUMIMOTO (Nhật), từ khi được thành lập công ty đã không ngừng lớn mạnh và đạt đợc nhiều thành quả trong công cuộc mở rộng qui mô của công ty và nâng cao mức thu nhập cho CBCNV trong công ty. Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, bộ máy quản lý của công ty cũng đã được cơ cấu lại hợp lý hơn. Được phân chia rõ ràng theo chức năng của từng phòng ban đảm bảo hoạt động có hiệu quả tránh sự chồng chéo và đảm bảo yêu cầu quản lý. Trong quá trình SXKD, công ty không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, quản lý công nghệ , mở rộng qui mô sản xuất và qui mô tiêu thụ sản phẩm. Địa bàn hoạt động của công ty rộng khắp cả nước đặc biệt chú trọng đến các đối tượng chính như các công ty xi măng, sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận và tin tưởng. Do đó, nhiệm vụ chính của công ty được hoàn thành là phân phối lợi ích kết quả lao động chăm lo không ngừng đời sống tinh thần, vật chất cho CBCNV, nâng cao năng lực sản xuất, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ , khoa học kỹ thuật. Qua thời gian thực tập tại công ty CKĐA, tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán và đi sâu nghiên cứu hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em xin có một vài nhận xét như sau: * Về bộ máy kế toán. Công tác kế toán tài chính của công ty được tập chung tại phòng tài vụ nên khối lượng công việc tài phòng là rất lớn. Các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên đặc biệt là vào các kỳ lập báo cáo và khi cần thông tin cung cấp cho lãnh đạo công ty. Số lượng cán bộ kế toán của phòng kế toán khá lớn và được phân công trách nhiệm, nội dung công việc rõ ràng nên công việc được thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả và phát huy được trình độ cũng như kinh nghiệm của từng cá nhân. Công ty luôn quan tâm đến việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ và không gừng tổ chức bồi dưỡng về nghịp vụ , chính sách chế độ mới để nâng cao trình độ kiến thức và cập nhật những hiểu biết mới liên quan đến lĩnh vực kế toán tài chính cho cán bộ công tác. * Về vận dụng chế độ kế toán. Công ty cơ khí Đông anh nhìn chung tổ chức hạch toán và sử dụng hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán theo đúng chế độ của Bộ tài chính ban hành. Thực tế việc áp dụng này luôn có sự sáng tạo về biểu mẫu cũng như việc chi tiết các tài khoản cho phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất và yêu cầu quản lý. * Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phòng kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, vì quá trình sản xuất yêu cầu khối lượng nguyên liệu lớn các nghiệp vụ và nguyên vật liệu phát sinh nhiều và thường xuyên nên công ty đã bố trí riêng một kế toán chuyên theo dõi về vật liệu là rất hợp lý. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất là thờng xuyên mà công ty lại có nhiều phân xưởng nên việc bố trí mỗi phân xưởng một thống kê để ghi chép theo dõi tình hình sản xuất ở phân xưởng là rất cần thiết Việc bố trí này tạo điều kiện theo dõi giám sát chặt chẽ được mức tiêu hao cho phí của từng phân xưởng . Từ đó đa ra những biện pháp quản lý phù hợp . Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung là rất hợp lý . Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã giúp cho công ty theo dõi phản ánh được thường xuyên , liên tục tình hình nhập xuất tồn kho vật tư , áp dụng phương pháp này là hoàn toàn hợp lý vì công ty có qui mô lớn các nghiệp vụ phát sinh nhiêù và thường xuyên .Hình thức hạch toán kế toán công ty đang áp dụng dựa trên chế độ kế toán mới bắt đầu thực hiện từ 1/11996. Mặc dù mới thực hiện nhưng nhìn chung công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đi vào nề nếp ổn định . Kế toán tính giá thành sản phẩm đã cung cấp đợc những thông tin số liệu càn thiết, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất của công ty . Công ty áp dụng hình thức trả l]ợng theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất đã đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động , do đó kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động . Do qui trình công nghệ của công ty là kép kín và việc sản xuất sản phẩm là theo đơn đặt hàng cho nên công ty có thể tiết kiệm được thời gian và đẩy nhanh chu kỳ sản xuất tạo điều kiện để giảm chi phí tăng doanh thu cho công ty. *Nhược điểm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kế toán nói chung và kế toán hạch toán chi phí sản sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty vẫn còn một số hạn chế sau: Thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn chưa kịp thời chính xác, thông thường kết thúc tháng và đầu tháng sau chưa hoàn thành ngay số liệu giá thành . Vì hầu như các công việc hạch toán bị dồn vào cuối kỳ. Công ty nên sắp xếp sao cho các công việc được thực hiện dàn đều trong kỳ để đảm bảo được số liệu giá thành kịp thời, đáp ứng yêu cầu đối với quản trị doanh nghiệp. Việc tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng là toàn bộ qui trình sản xuất của công ty hiện nay vì thế không phát huy hết được tác dụng của kế toán trong việc hạch toán kinh tế nội bộ ở công ty , không bóc tách được chi phí phát sinh trong từng phân xưởng cũng như từng sản phẩm . Dẫn đến sự xa vời giữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và thực tế sản xuát sản phẩm ở phân xuởng làm cho công tác quản lý chi phí sản xuất và ra các quyết định phù hợp của lãnh đạo bị hạn chế. Đối với chi phí nhân công trực tiếp, công ty vẫn chưa hạch toán riêng rẽ chi phí nhân viên phân xưởng và chi phí cho công nhân trực tiếp , kế toán lại gộp cả phần chi phí cho công nhân vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng . Điều này chưa phù hợp vì khoản chi phí này phải hạch toán vào tài khảon 641- chi phí bán hàng, nó sẽ làm cho giá thành sản xuất sản phẩm tăng hơn so với thực tế . Chi phí khấu hao tài sản cố định công ty cũng không hạch toán riêng khấu hao tài sản cố định sử dụng cho mục đích quản lý doanh nghiệp với tài sản cố định sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Tức là chi phí khấu hao TSCĐ của toàn công ty kế toán tíh cả vào TK627. Như vậy giá thành sản phẩm cũng bị đội lên rất nhiều mà không hạch toán được chính xác chi phí theo mục đích sử dụng thực tế của từng loại chi phí . Mặt khác, trong số các nguồn vốn để đầu tư cho các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của công ty thì vốn tự có chiếm một tỷ lệ nhỏ mà vốn chủ yếu là vốn vay của ngân hàng. Cho nên chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài, chi phí sản xuất dở dang lớn là một khó khăn đối với công ty. Điều này đòi hỏi tập chi phí sản xuất phải tích cực hơn nữa để đảm bảo nắm bắt được các khoản chi phí bỏ ra đúng với định mức sản xuất để có biện pháp giảm tối đa có thể các chi phí tiêu hao giúp công ty tiết kiệm, để các chi phí cho các khoản lãi phải trả ngân hàng có được hiệu quả sử dụng vốn cao. II - Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm ở công ty CKĐA . -Trong điều kiện hiện nay công nghệ thông tin đang là công cụ đắc lực trong quản lý nói chung và trong công tác hạch toán kế toán nói riêng. Tuy phòng kế toán của công ty đã được trang bị máy vi tính để giúp cho công việc của phòng kế toán nhưng việc áp dụng kế toán máy vào công ty vẫn chưa được thông suốt ví như chương trình kế toán máy BRAVO được học tại trường rất hữu ích nhưng không thấy được sử dụng tại công ty. Theo em công ty nên đưa chương trình kế toán máy vào sử dụng nó giúp cho công việc làm kế toán nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. - Đối với việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Kết luận Qua thời gian thực tập tại công ty CKĐA em nhận thấy công tác kế toán và tập hợp chi phí - tính giá thành sản phẩm được công ty quan tâm đặc biệt và đây là khâu trọng tâm của công tác kế toán của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty đã giúp em củng cố lý thuyết đưa tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường và giúp em hiểu biết thêm về thực tế công tác kế toán tại nơi em thực tập. Được sự giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị phòng kế toán ở công ty và bạn bè đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này với đề tài “Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm”. Do thời gian thực tập có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị phòng kế toán tại công ty và bạn đọc để giúp cho chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn về mặt nội dung cũng như về hình thức. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn thực tập Nguyễn Hải Hà cùng các thầy cô các anh chị trong phòng Ban kế toán của công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29647.doc
Tài liệu liên quan