Đề tài Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cơ khí ô tô 3 - 2

Nhà máy cơ khí ô tô 3-2 được thành lập ngày 09/03/1964 tại quyết định số 185/QĐTC ngày 09/03/1964 của Bộ Giao thông vận tải. Cấp trên trực tiếp của nhà máy trước đây là Cục cơ khí bộ Giao thông vận tải, sau đó là Liên Hiệp các xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải - Bộ giao thông vận tải và bưu điện, lúc này là nhà máy cơ khí ô tô 3-2. Đây là giai đoạn xây dựng nhà máy trong cơ chế hành chính bao cấp. Nhà máy đã tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước và ngày càng phát triển lớn mạnh, toàn diện và đỉnh cao là những năm cuối thập kỉ 80. Về tổ chức sản xuất, sau 20 năm đã có 45 tổ sản xuất, 6 phân xưởng ( lắp ráp, thân xe, cơ khí sửa chữa, cơ khí sản xuất phụ tùng, phân xưởng phụ, phân xưởng kim phun), 7 phòng, 3 ban hoàn chỉnh. Việc tổ chức sản xuất đã theo dây chuyền chuyên môn hoá cụm sản phẩm, có phân xưởng đã khoán theo lương. Mọi công việc trong lắp ráp sửa chữa đều có tiêu chuẩn, định mức vật tư, lao động.

doc80 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cơ khí ô tô 3 - 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lượng được lập ở các phân xưởng, sau đó tổng hợp ra mức hoàn thành kế hoạch sản lượng bình quân của cả phân xưởng, lấy số liệu lập báo cáo sản lượng nộp lên kế toán Công ty đồng thời làm căn cứ tính lương thời gian theo sản phẩm cho công nhân phân xưởng sản xuất. 3.2.1. Tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất Lương của một Công nhân SX = Lương theo thời gian + Lương theo sản phẩm Lương theo thời gian: được tính cho số ngày mà người công nhân đó nghỉ phép nhưng vẫn được hưởng lương theo thờI gian Cách tính như sau: Lương thời gian = Hệ số lương x 540000 x Công thực tế được hưởng 26 Ví dụ: Công nhân Trần Thị Dung có: Hệ số lương là: 3.74 Công thực tế được hưởng là: 1 Lương thời gian Trần Thị Dung được hưởng = 3.74 x 540000 / 26 x 1 = 78,000 (VNĐ) Đơn vi: Phân xưởng cơ khí 1 Bảng thanh toán lương thời gian Bộ phận: Tổ nguội Tháng 3/2008 STT Họ và tên Hệ số lương Nghỉ phép Học, CĐ, QS, Lế, Tết Tổng cộng Hưởng 100% Hưởng 100% Số công Số tiền Số công Số tiền 1 Trần Quốc Phòng 4.4 2 Đỗ Duy Hưng 3.19 3 Trần Thị Dung 3.74 1 78,000 78,000 4 Đàm Văn Thành 2.71 5 Giang Thị Sinh 3.74 2 117,000 117,000 6 Ngô Trường Sơn 2.71 1.5 113,000 113,000 7 Nguyễn Giang Sơn 2.71 1 56,000 56,000 8 Nguyễn Khắc Hiệp 2.31 9 Nguyễn Mạnh Hùng 1.96 10 Trương Đình Sơn 2.31 11 Lưu Đình Chính 2.31 12 Đỗ Thị Liên 2.31 Lương theo sản phẩm: Cách tính như sau: Lương SP = Hệ số Bình bầu x số công thực tế trong tháng x Đơn giá một công Ví dụ: Công nhân Trần Quốc Phòng có: Hệ số bình bầu: 1.3 Số công thực tế trong tháng:27.75 Đơn giá một công: 106780 Lương sản phẩm Trần Quốc Phòng được hưởng = 1.3 x 27.75 x 106780 = 3852000 Trong đó Đơn giá một công được tính như sau: Bảng lương tháng 3/2008 TT NộI dung công việc Số phiếu Bậc ThờI gian 1 Uốn Khung xe B50 (30 xe) 608 3 297 h Nt 608 4 346.5 h nt 608 5 55.5 h 2 Bản lề cửa hậu xe K29 (150h) 554 4 150 Bộ Cắt tôn 554 4 1.5 3 Bản lề cửa hậu xe K34 (200h) 555 4 200 Bộ Cắt tôn 555 4 2.0 4 Sản xuất cửa khách xe B80 (40 Bộ) 100 4 240.0 5 Sản xuất cửa xe khách K46 (20 Bộ) 515 4 150.0 6 Uốn ghế K46 (20 xe) 532 4 543.2 Nt 532 5 8.0 7 Sản xuất tay vịn K46 (20 xe) 535 4 30.0 Nt 535 5 4.0 8 Kẹp dây khung Dream 697 5 9.17 9 Sản xuất cửa khách B80 (13 Bộ) 272 4 90.0 10 Chi tiết xương ghế K46 (8 xe) 655 4 133.1 11 Uốn ghế K46 (8 xe) 654 4 217.3 Nt 654 5 8.0 12 Sản xuất tay vịn K46 (15 xe) 657 4 22.7 Nt 657 5 4.0 13 Chân gương chiếu hậu K29 (40 h) 595 5 50 cái 14 Chi tiết ghế B50 (30 xe) 738 4 30.5 15 Uốn khung xe K46 (20 xe) 499 3 298.0 Nt 499 4 272.0 Nt 499 5 59.0 16 Bản lề cửa đổ dầu dung chung (200 c) 746 4 73.35 17 Pha tôn làm ốp cổ 792 4 9.9 18 Sản xuất giá đỡ tai bô 789 5 22.9 19 Kẹp dây khung Dream 791 4 18.34 20 Pha tôn làm đế bắt sàn 816 4 11.75 21 Đế bắt sàn 817 4 86.7 Nt 817 5 4.0 22 Uốn ghế B50 (30 xe) 739 4 452.7 23 Sản xuất chi tiết ghế B50 (30 xe) 873 4 18.6 24 Sản xuất tay vịn B50 (156 h) 740 4 30 xe Nt 740 5 24.0 25 Ép ốp cột B50 (30 xe) 634 4 21.0 Nt 634 5 4.0 26 Bản lề cửa đổ dầu 918 4 73.35 27 Uốn khung xe B50 (30 xe) 818 3 297.0 Nt 818 4 306.0 Nt 818 5 55.5 28 Miếng gia cường fuốc trên 788 4 30.8 29 Tay vịn trong xe B50 874 4 1.8 Nt 874 4 30 xe nt 874 5 24.0 1. Giờ công bậc 3: 7,196đ/h x 892 h = 6.418.000 2. Giờ công bậc 4: 8,442 đ/h x 3.142,59 = 26.529.745 3. Giờ công bậc 5: 9,938 đ/h x 282,07 = 2.803.200 Tổng cộng 35.751.745 - % QLPX 3.575.175 å1 = 32.176.571 1. Bản lề cửa thùng hàng 2.200.000 2. Bản lề cửa hậu K29 930.000 3. Bản lề cửa hậu B40 1.240.000 4. Tay vịn trong xe B50 1.074.000 5. Tay vịn trong xe B50 1.074.000 6. Chữa máy cắt tôn 120.000 7. Uốn vênh ghế 100.000 8. Làm bộ kẹp ống uốn tay vịn 60.000 9. Sơn lạI 3 bộ khuôn 90.000 10. Làm lạI cốI đột ốp cổ 60.000 11. Các loạI tôn làm bản lề thùng hàng 400.000 12. Chân gương chiếu hậu 300.000 å2 = 7.748.000 Tổng cộng số tiền lương = å1 + å2 = 32.176.571 + 7.784.000 = 39.924.571 -100.000 = 39.824.571 Tổng số ngày công = 372.025 Tiền công Một ngày = Tổng cộng tiền lương = 39.824.571 = 106.780 Tổng số ngày công 372.025 Kẹp danh sách chia lương Trích sổ lương: Tổng tiền lương và thu nhập nhận được của một người công nhân tổ nguội, PXCK 1 - Tháng 3/2008 STT Họ và tên Hệ số Tổng tiền lương và thu nhập 1 CN Tổng cộng Lương sản phẩm Lương TG Tiền ăn ca 1 Trần Quốc Phòng 4.4 3.852.000 390.000 4.242.000 2 Đỗ Duy Hưng 3.19 3.798.000 390.000 4.188.000 3 Trần Thị Dung 3.74 3.054.000 78.000 375.000 3.507.000 4 Đàm Văn Thành 2.71 3.852.000 390.000 4.242.000 5 Giang Thị Sinh 3.74 3.504.000 117.000 360.000 3.531.000 6 Ngô Trường Sơn 2.71 3.505.000 113.000 360.000 3.978.000 7 Nguyễn Giang Sơn 2.71 3.267.000 56.000 360.000 3.683.000 8 Nguyễn Khắc Hiệp 2.31 3.200.000 390.000 3.590.000 9 Nguyễn Mạnh Hùng 1.96 2.936.000 360.000 3.296.000 10 Trương Đình Sơn 2.31 3.171.000 390.000 3.561.000 11 Lưu Đình Chính 2.31 3.250.000 390.000 3.640.000 12 Đỗ Thị Liên 2.31 2.883.000 390.000 3.273.000 3.2.2. Tính lương của nhân viên quản lý phân xưởng Lương của một nhân viên = Lương theo thời gian + Lương theo sản phẩm Lương theo thời gian tính tương tự như công nhân sản xuất Lương theo sản phẩm được tính như sau: Lương theo sản phẩm = Hệ số lương x 540000 x Công thực tế được hưởng x hệ số px 26 Ví dụ: nhân viên Đỗ Tuấn Hùng có: Hệ số lương: 4.98 Ngày công thực tế :25 Hệ số phân xưởng: K= 1.72 Lương sản phẩm Đỗ Tuấn Hùng được hưởng= 4,446,000 Trong đó hệ số phân xưởng được tính như sau: K= Bình quân hệ số của các phân xưởng Tháng 03/2008 bình quân lương các phân xưởng như sau: 1- Phân xưởng ô tô 1 80 người Hệ số: 1,33 2- Phân xưởng ô tô 2 162 người Hệ số: 1,90 3- Phân xưởng cơ khí 1 37 người Hệ số: 1,71 4- Phân xưởng cơ khí 3 51 người Hệ số: 1,76 Bình quân K = 1,72 Trích sổ lương: Tổng tiền lương và thu nhập nhận được của một nhân viên quản lý phân xưởng, PXCK 1 – Tháng 3/2008 STT Họ và tên Hệ số Tổng tiền lương và thu nhập nhận được Tổng cộng Lương SP Lương TG Tiền ăn ca 1 Đỗ Tuấn Hùng 4.98 4.446.000 114.000 375.000 4.935.000 2 Vũ Ngọc Hưng 4.76 4.074.000 112.000 375.000 4.561.000 3 Trần Kim Yến 2.37 4 Vũ Bảo Ly 2.34 2.691.000 74.000 375.000 3.140.000 5 Nguyễn Thị Búp 3.56 1.995.000 146.000 345.000 2.486.000 6 Vũ Thị Liên Minh 1.100.000 1.100.000 360.000 1.460.000 Bảng tổng hợp lương toàn phân xưởng cơ khí 1 Tháng 3/2008 STT Họ và tên Tổng tiền lương và thu nhập nhận được Tổng cộng Lương SP Lương TG Tiền ăn ca 1 Bộ phận QLPX 13.206.000 1.546.000 1.830.000 16.582.000 2 Tổ nguội 39.822.000 364.000 4.545.000 44.731.000 3 Tổ đánh bóng 23.839.000 491.000 3.750.000 28.080.000 4 Tổ phay 14.181.000 337.000 3.075.000 17.593.000 Tổng cộng 91.048.000 2.738.000 13.200.000 106.986.000 II. Tài khoản và chứng từ hạch toán Tài khoản sử dụng Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tại công ty cơ khí ô tô 3-2 đã sử dụng những tài khoản sau: * TK 334 “phải trả người lao động”: dùng để phản ánh các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên, người lao động trong công ty về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ. Bên nợ: - Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã ứng trước cho người lao động Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh. Bên có: các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thực tế phải trả cho người lao động. Số dư bên có: các khoản tiền lương, tiền thưởng và khoản khác còn phải trả cho người lao động. Trong trường hợp cá biệt, TK 334 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả quá số tiền phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 được mở chi tiết theo từng đốI tượng, nội dung thanh toán (thanh toán lương và thanh toán khác) TK 338 “phải trả và phải nộp khác”: dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp khác cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hộI, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hộI, bảo hiểm y tế, doanh thu chưa thực hiện, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án TK 338 được chi tiết thành 6 tiểu khoản trong đó có 3 tiểu khoản được sử dụng để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương sau? - TK 3382: “kinh phí công đoàn” Bên nợ: chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị hoặc nộp cho công đoàn cấp trên Bên có: Trích KPCĐ tính vào chi phí SXKD Dư có: KPCĐ chưa nộp, chưa chi Dư nợ: KPCĐ vượt chi - TK 3383: “BHXH” Bên nợ: BHXH phải trả cho người lao động hoặc nộp cho cơ quan quản lý quỹ Bên có: Trích BHXH vào chi phí kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập của người lao động Dư có: BHXH chưa nộp Dư nợ: BHXH chưa được cấp bù - TK 3384: “BHYT” Bên nợ: nộp BHYT Bên có: trích BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập của người lao động Dư có: BHYT chưa nộp TK 622 ”chi phí nhân công trực tiếp”: là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm TK 627 “chi phí sản xuất chung” TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” TK 641 ”chi phí bán hàng” Chứng từ hạch toán - Bảng chấm công: theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, làm căn cứ tính trả lương cho người lao động. Mỗi phân xưởng phải lập bảng chấm công hàng tháng do tổ trưởng hoặc người được uỷ quyền chấm công. Cuối tháng người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công. Sau đó chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan khác như giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không lương về bộ phận kế toán để kiểm tra và tính ra ngày công theo từng loại. Bảng chấm công được lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ liên quan khác - Bảng chấm công làm thêm giờ: theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán với người lao động trong doanh nghiệp. - Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ dùng để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm cho người lao động, là căn cứ để thống kê về lao động, tiền lương - Giấy đi đường: làm căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí khi về doanh nghiệp. Giấy đi đường cùng với các chứng từ liên quan khác như vé tàu xe, hoá đơn thanh toán tiền phòng nghỉ, nộp cho kế toán để làm thủ tục kế toán. - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành: đây là căn cứ để lập bảng thanh toán tiền lương, tiền công theo sản phẩm của người lao động, do người giao việc lập thành hai liên, một liên lưu tại nơi giao việc, một liên chuyển đến kế toán tiền lương để tính tiền lương cho người lao động. - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: được lập cùng với bảng chấm công làm thêm giờ. - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương: đây là chứng từ xác định số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng cho các tổ chức liên quan và là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương. - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH: Tập hợp, phân bổ tiền lương, tiền công, BHXH cho các đối tượng sử dụng lao động Hạch toán tiền lương 1. Phương pháp hạch toán tiền lương Hàng tháng, kế toán Công ty, kế toán Xí nghiệp tập hợp các chứng từ hạch toán số lượng, thời gian, kết quả lao động ở các bộ phận nhân viên trước ngày cuối tháng làm căn cứ để trả lương cho cán bộ công nhân viên. Các nghiệp vụ hạch toán lương được ghi vào sổ kế toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ số 7: Sơ đồ hạch toán tiền lương cho CNV ở Công ty cơ khí ô tô 3-2 TK 3383, 3384 TK 334 TK 622 4 1 TK 111, 112 TK 627 5 2 TK 642 3 1: Tính ra tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất 2: Tính ra tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng 3: Tính ra tiền lương của nhân viên quản lý công ty, làm việc ở văn phòng. 4: Tính BHXH, BHYT, KPCĐ trừ vào thu nhập của cán bộ công nhân viên. 5: Thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên: Kế toán thanh toán căn cứ vào các bảng thanh toán lương chi tiết của các đơn vị để lập bảng tổng hợp thanh toán lương cho toàn Công ty. Bảng 6 : Bảng tổng hợp lương toàn công ty tháng 06/2007 TK 642 Lương thời gian Lương sản phẩm Phụ cấp Cộng lương Ban Giám đốc 26.850.000 PX ô tô 1 7.431.400 33.185.150 40.616.550 Phòng tài vụ 12.002.000 PX ô tô 2 22.639.000 55.850.470 78.489.470 Phòng Nhân Chính 20.604.000 PX cơ khí 1 2.234.000 18.518.610 20.752.610 Phòng Kế hoạch 23.845.000 PX cơ khí 3 2.110.000 15.686.800 17.978.800 Phòng Kỹ Thuật 13.556.000 Phòng KCS 18.255.000 Cộng 34.414.400 123.423.030 157.837.430 Ban Bảo vệ 11.670.000 Bảo vệ Hưng Yên 6.324.000 Cộng 133.106.000 TK 641 Nhân viên bán hàng 21.308.000 Cộng 21.308.000 Bảng 7: bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hộI – Tháng 6/2007 Ghi có TK Đối tượng sử dụng (ghi nợ TK) TK 334 - Phải trả công nhân viên TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Lương Các khoản phụ cấp Cộng có TK 334 KPCĐ BHXH BHYT TK 622 157.837.430 3.156.794 38.929.975 7.857.330 TK 641 21.308.000 426.160 1.409.100 187.880 TK 642 133.106.000 2.662.120 11.615.625 1.548.750 TK 3388 63.984.900 12.796.980 312.251.430 6.245.029 115.939.900 22.390.940 Quy trình ghi sổ Sơ đồ 8: Quy trình ghi sổ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Sổ chi tiết TK 334 Sổ cái TK 334 Báo cáo tài chính NKCT số 1, 2, 10, 7 : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu Công ty áp dụng thống nhất hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ. Vì vậy, các chứng từ hạch toán tiền lương trước tiên là được ghi vào các sổ chi tiết .Sổ chi tiết được mở theo dõi tiền lương nhân viên quản lý đơn vị là sổ chi tiết TK 3341 - Tiền lương. Bảng 9: Trích nhật ký chứng từ số 7 tháng 06/2007 TK ghi có TK ghi nợ 334 3382 3383 3384 3388 622 157.837.430 3.156.749 38.929.975 7.857.330 627 641 21.308.000 426.160 1.409.100 187.880 642 133.106.000 2.662.120 11.615.625 1.584.750 Cộng A 312.251.430 6.245.029 51.954.700 9.593.960 Bảng 11 : sổ cái TK 334 - Phải trả công nhân viên Tháng 6/2007 Số dư đầu năm Nợ Có 11.864.662.601 Ghi có TK ĐƯ Nợ Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 111 1.172.208.000 6.130.000 484.441.001 1.737.801.554 471.091.018 980.306.800 112 570.371.601 496.761.915 803.836.606 198.000.000 792.920.368 835.908.380 141 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 3388 25.151.800 25.290.000 26.440.860 32.353.950 25.128.720 25.951.430 3338 642 464.000 853.400 410.000 Cộng số ps nợ 1.768.495.401 529.335.315 1.315.018.467 1.968.865.504 1.289.440.106 1.842.466.610 Tổng số ps có 142.074.800 260.749.191 359.304.600 851.058.105 870.541.900 312.251.430 Số dư cuối tháng Nợ Có 10.220.242.000 9.951.655.876 8.995.942.009 7.878.134.610 7.459.236.404 5.929.021.224 Hạch toán các khoản trích theo lương Quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ của công ty cơ khí ô tô 3-2. Quỹ BHXH “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải biến cố làm giảm, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. - Không phân tách độc lập như quỹ lương, quỹ BHXH của Công ty được kế toán bảo hiểm Công ty trích lập cho cả nhân viên văn phòng Công ty (nhân viên quản lý Công ty), cả nhân viên ở các phân xưởng sản xuất. Cuối quý, sau khi trích lập, toàn bộ quỹ BHXH của Công ty được nộp lên cơ quan BHXH. - Hiện nay, theo chế độ hiện hành, Công ty trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% tổng quỹ lương cấp bậc của người lao động trong cả Công ty thực tế trong kỳ hạch toán. - Thông thường, Công ty tiến hành trích lập 20% quỹ BHXH 3 tháng 1 lần và phân bổ với các mức như sau cho các đối tượng: - Nhân viên các phòng ban Công ty. + 5% khấu trừ trực tiếp lương nhân viên + 15% tính vào chi phí quản lý Công ty. - Nhân viên các phân xưởng SXKD trực thuộc Công ty: + 5% trừ trực tiếp vào lương nhân viên + 15% phân bổ vào chi phí SXKD của cụ thể từng phân xưởng. Các Xí nghiệp phải trích đủ 20% và nộp lên quỹ BHXH của Công ty theo quy định. - Ngoài ra, ở Công ty có những nhân viên thuộc diện nghỉ không lương, theo quy định đóng toàn bộ 20% BHXH vào quỹ BHXH của Công ty. Vì vậy, hàng quý những người này phải trực tiếp đem tiền lên nộp quỹ BHXH trên Công ty với mức 20% lương cấp bậc, Công ty không nộp % nào cho những trường hợp này. Quỹ BHYT Gần giống như ý nghĩa của BHXH, BHYT là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần chi phí khám chữa bệnh cho người lao động khi họ gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn... bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Quỹ BHYT do Nhà nước tổ chức, giao cho một cơ quan là cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để tăng cường chất lượng trong việc khám chữa bệnh. Vì vậy, khi tính được mức trích BHYT, các DN phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. - Giống như quỹ BHXH, quỹ BHYT được trích lập tập trung tại Công ty với mức trích là 3% tổng quỹ lương cơ bản của người lao động trong cả Công ty thực tế trong kỳ hạch toán và được nộp cho cơ quan BHYT 3 tháng 1 lần. Các mức phân bổ trích BHYT như sau: - Nhân viên các phòng ban Công ty: + 1% Khấu trừ trực tiếp lương của người lao động + 2% tính vào chi phí quản lý Công ty. - Nhân viên các phân xưởng SXKD trực thuộc Công ty: + 1% khấu trừ trực tiếp lương của nhân viên + 2% tính vào chi phí SXKD của từng phân xưởng Các Xí nghiệp phải trích và nộp 3% này lên quỹ BHYT tập trung của Công ty theo quy định. - Ngoài ra, những nhân viên nghỉ không lương ở Công ty phải mang số tiền 3% BHYT lên Công ty nộp vào quỹ BHYT Công ty ít nhất 3 tháng 1 lần (Công ty không có trách nhiệm nộp thay cho nhân viên 2%) Quỹ KPCĐ KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp. Để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng, DN phải trích theo một tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh) thực tế phải trả cho người lao động - kể cả lao động hợp đồng và tính vào chi phí kinh doanh để hình thành KPCĐ. Tỷ lệ KPCĐ trích theo chế độ hiện hành là 2%, DN phải chịu toàn bộ và được tính vào chi phí SXKD. Thông thường, khi xác định được mức tính KPCĐ trong kỳ thì một nửa DN phải nộp cấp trên, một nửa thì được sử dụng để chi tiêu cho công đoàn tại các đơn vị. Khác với quỹ BHXH, BHYT quỹ KPCĐ của Công ty không được trích lập, nộp trực tiếp lên cơ quan công đoàn cấp trên mà quỹ KPCĐ của Công ty sau khi tập trung lại sẽ nộp lên Tổng Công ty ô tô Việt Nam để Tổng Công ty trực tiếp thanh toán với công đoàn cấp trên. Quỹ KPCĐ được trích lập theo tỷ lệ 2% tổng quỹ lương thực trả cho người lao động trong Công ty trong kỳ hạch toán (quý). Trong 2% này, 1% sẽ được giữ lại làm quỹ KPCĐ chi trả cho các hoạt động công đoàn tại mỗi bộ phận tính lương (Công ty, xí nghiệp), còn lại 1% phải nộp tập trung lên quỹ KPCĐ của Tổng Công ty. Toàn bộ số tiền trích lập quỹ KPCĐ, được phân bổ hoàn toàn vào chi phí SXKD, cụ thể. - ở văn phòng Công ty: tính vào chi phí nhân viên quản lý. ở các Xí nghiệp SXKD: tính vào chi phí nhân viên ở cụ thể từng bộ phận (nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý...). Nhân viên nghỉ không lương thì KPCĐ không được trích cho số người này. Cách tính các khoản trích theo lương tạI công ty cơ khí ô tô 3-2 Tuy nhiên, theo cách tính lương, BHXH, BHYT được trích bằng cách khấu trừ lương của nhân viên văn phòng Công ty hay văn phòng Xí nghiệp (5% đối với BHXH, 1% đối với BHYT), 15% BHXH, 2% BHYT còn lại được tính vào chi phí kinh doanh, 2% KPCĐ tính cho nhân viên quản lý tương ứng. Ở bộ phận nhân viên các công trình, kế toán trích 5% BHXH, 1% BHYT bằng cách khấu trừ lương những nhân viên có tham gia nộp bảo hiểm còn lại 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ được trích bằng cách tính vào chi phí nhân viên trực tiếp xây dựng, nhân viên quản lý công trình tương ứng. Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại DN trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...(hưởng lương BHXH) được tính toán trên cơ sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán ở Công ty (hoặc kế toán ở Xí nghiệp tuỳ thuộc đối tượng nghỉ thuộc bộ phận nào quản lý) lập phiếu nghỉ lương BHXH cho từng người (mẫu số 03 - LĐTL chế độ chứng từ kế toán) và từ các phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán lập bảng thanh toán BHXH, (mẫu số 04 LĐTL chế độ chứng từ kế toán). Sau đó, nếu nhân viên nghỉ hưởng BHXH ở các Xí nghiệp trực thuộc thì các đơn vị này gửi các chứng từ trên lên Công ty để Công ty gom lại lập bảng thanh toán BHXH cho toàn Công ty. Các chứng từ này sẽ là chứng từ dể Công ty thanh toán với cơ quan BHXH vào cuối mỗi năm. Kẹp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH 3. Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện để sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác như ốm đau, tai nạn, tuổi già mất sức lao động... nhưng những nhu cầu cần thiết của cuộc sống không những mất đi hay giảm đi mà thậm chí còn tăng lên, xuất hiện thêm những nhu cầu mới (khi ốm đau cần chữa bệnh...). Vì vậy, con người và xã hội loài người muốn tồn tại, vượt qua được lúc khó khăn ấy thì phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, khó khăn bất lợi của mỗi người được cả cộng đồng san sẻ gánh chịu. Còn ở xã hội phong kiến quan lại, những lúc gặp khó khăn thì cậy nhờ ở Vua, dân cư gặp khó khăn thì trông cậy vào sự đùm bọc, hảo tâm của họ hàng làng xã. Như vậy là tất cả đều ở thế bị động, thụ động trông chờ vào sự hảo tâm của phía giúp đỡ mà hoàn toàn không được chắc chắn. Tiến bộ hơn, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá phát triển xuất hiện mối quan hệ chủ - thợ. Khi hai bên cam kết về lao động, điều kiện về sự đảm bảo một phần thu nhập để trang trải những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi ốm đau, tai nạn... cho người lao động đã được người lao động quan tâm đến. Tuy nhiên, mới đầu do việc đảm bảo này chỉ liên quan giữa hai bên chủ - thợ mà chủ thì rõ ràng không muốn chi ra, thợ thì luôn đòi hỏi, vì vậy, tranh chấp giữa họ luôn xảy ra. Điều kiện khách quan đó làm xuất hiện một bên thứ ba, là nhân vật đóng vai trò trung gian để giúp thực hiện những cam kết giữa chủ - thợ bằng những hoạt động thích hợp của nó. Nhân vật thứ ba có đủ khả năng và sự tín nhiệm để làm bên trung gian, đó là Nhà nước. Nhà nước quy định hàng tháng giới chủ phải trích ra một khoản tiền nho nhỏ được tính toán chặt chẽ trên cơ sở xác xuất những biến cố của tập hợp những người lao động làm thuê để giao cho bên thứ ba, khi có biến cố thì bên thứ ba chi trả, không phụ thuộc vào giới chủ, số tiền không phải dùng đến (chưa phải chi trả) sẽ tồn tích lâu ngày thành quỹ. Việc Nhà nước can thiệp vào với vai trò là bên thứ ba, một mặt làm tăng vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế trong các mối quan hệ xã hội, mặt khác làm tăng chi cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước bằng những cơ sở lý luận khoa học đã buộc giới chủ đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT với một khoản tiền phù hợp đủ cho người lao động, đồng thời cũng yêu cầu giới thợ đóng góp một phần tiền lương của mình vào quỹ để đảm bảo cho cuộc sống của chính mình. Nhờ các hoạt động của Nhà nước này mà mâu thuẫn giữa chủ - thợ được giải quyết, cả hai bên đều hài lòng, cảm thấy mình có lợi và được bảo vệ. BHXH, BHYT là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho mỗi người dân nói chung và cho mỗi người lao động nói riêng. BHXH, BHYT là sự đảm bảo về vật chất cho người lao động trong và ngoài khu vực quốc doanh khi ốm đau, thai sản, tai nạn, hưu trí hoặc khi mất để góp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình trên cơ sở đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và sự bảo hộ của Nhà nước. Nói cách khác BHXH, BHYT là một hệ thống các chế độ mà mỗi người có quyền được hưởng phù hợp với những quy định về quyền lợi dựa trên các văn bản pháp lý của Nhà nước, phù hợp với điều kiện phát triển KT - XH và trình độ kinh tế nói chung của đất nước. ở nước ta, Nhà nước - người đại diện cho xã hội luôn chăm lo quyền lợi và đời sống cho người lao động trong đó có quyền lợi về BHXH, BHYT đã được ghi trong Hiến pháp của nước ta. BHXH, BHYT được áp dụng một cách rộng rãi cho mọi công nhân viên chức và đang dần dần áp dụng cho tất cả những người lao động trong và ngoài khu vực kinh tế Nhà nước. Chính sách BHXH, BHYT ở nước ta đang từng bước quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động và đảm bảo đời sống tối thiểu cho người không còn lao động. Mọi người lao động có tham gia đóng BHXH, BHYT đều có quyền hưởng BHXH, BHYT. Đóng BHXH, BHYT là tự nguyện hay bắt buộc tuỳ thuộc vào loại đối tượng và từng loại DN để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH, BHYT thích hợp. Phương thức đóng BHXH, BHYT dựa trên cơ sở mức tiền lương quy định để đóng BHXH, BHYT đối với mỗi người lao động. Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi của mình trước giới chủ, người lao động đã lập ra tổ chức công đoàn. Tổ chức này chuyên trách việc đại diện cho người lao động để thương thuyết với giới chủ đòi quyền lợi cho công nhân và giải quyết các tranh chấp bất công giữa chủ - thợ. Nguồn kinh phí cho các hoạt động của tổ chức này lấy từ quỹ KPCĐ. ở mỗi DN đều phải có tổ chức công đoàn để đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động và tập thể lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết để công đoàn hoạt động. Người làm công tác công đoàn chuyên trách do quỹ công đoàn trả lương và được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong DN, tuỳ theo quy chế DN hoặc thoả ước tập thể. Như vậy, việc nghiên cứu quá trình phân tích hạch toán các khoản trích theo lương là rất quan trọng và cần thiết. Hàng tháng hoặc quý kế toán Công ty, kế toán phân xưởng căn cứ vào các chứng từ hạch toán các khoản trợ cấp BHXH, BHYT và các khoản chi tiêu KPCĐ như danh sách lao động tham gia BHXH, danh sách lao động điều chỉnh mức lương, phụ cấp nộp BHXH tại Công ty để ghi sổ kế toán. Các bảng này là cơ sở để kiểm tra độ chính xác của bảng thanh toán tiền lương, đồng thời kết hợp với bảng thanh toán tiền lương để làm cơ sở kế toán tính ra số BHXH, BHYT phải nộp của mỗi cán bộ công nhân viên. Bảng 13: Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tháng 1 năm 2008 STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Số sổ BHXH Chức danh nghề nghiệp Tiền lương, phụ cấp nộp BHXH tháng 01 Tổng số nộp BHXH, BHYT Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu Ghi chú Nam Nữ Lương cơ bản Phụ cấp trich nộp BHXH Tổng số Trong đó KV. Đ Đ 1 Nguyễn Duy Nam 15/08/1978 CL Nhân viên 1.51 100.717 004 2 Nguyễn Quang Hồng 20/09/1978 CL Nhân viên 1.51 100.717 006 3 Giang Phú Cường 06/05/1979 CL Nhân viên 1.51 100.717 003 4 Dương Vân Hà 26/04/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 004 5 Hoàng Xuân Mạnh 18/12/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 006 6 Đỗ Hương Giang 13/05/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 006 7 Phan Hoài Phương 24/07/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 006 8 Bùi Quý Toàn 02/10/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 006 9 Nguyễn Quốc Việt 14/10/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 006 10 Trần Đức Tuấn 23/03/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 004 11 Nguyễn Minh Ngọc 29/10/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 003 12 Lê Tiến Dũng 02/09/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 055 13 Phạm Thị Hoài 08/05/1980 CL Nhân viên 1.51 100.717 003 Bảng 14: Danh sách lao động quỹ tiền lương điều chỉnh mức nộp BHXH, mẫu C47-BH Tháng 05/2007 Số TT Mã số Họ và tên Số sổ BHXH Tiền lương,tiền công đóng BHXH Chênh lệch Thời gian Tổng số tiền cl Ghi chú Mức cũ Mức mới Lương cơ bản Tổng p.cấp Lương cơ bản Tổng P.cấp Tăng Giảm Từ tháng Đến tháng Số tháng Tăng Giảm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 0060966101 Bùi Tất Hưng 0198055181 4.4 4.40 Hưu 2 0060966334 Nguyễn Văn Sơn 0102043139 2.71 2.71 Giảm tạm ngừng 3 0060967232 Phạm Văn Triều 0104062518 2.10 2.10 Chấm dứt HĐ 4 0060967426 Mai Bảo Trung 0104004843 2.71 2.71 Giảm tạm ngưng 5 0060967592 Phạm Thị Bình 0104062501 2.65 2.16 0.49 Điều chỉnh lương 6 0061546406 Vũ Mạnh Sơn 2.31 2.31 Giảm tạm ngưng 7 0061598242 Đồng Thị Vân 700000 900000 200000 Điều chỉnh lương 8 0061598267 Phạm Kim Anh 700000 900000 200000 Điều chỉnh lương 9 0061598281 Vũ Thị Liên Minh 700000 900000 200000 Điều chỉnh lương 10 0061759620 Phạm Thị Học 700000 900000 200000 Điều chỉnh lương 11 0061759637 Đồng Thị Hằng 700000 900000 200000 Điều chỉnh lương 12 0061759644 Đỗ Thị Thuý 700000 900000 200000 Điều chỉnh lương Cộng 1200000 14.72 Tổng hợp tình hình lao động quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 05/2007 STT Chỉ tiêu Tháng trước Tháng này Tăng Giảm Tổng số 1 Tổng số LĐ tham gia BHXH 338 5 333 2 Tổng số phiếu KCB 3 Tổng Quỹ Lương 428.451.000 1.200.000 6.624.000 423.027.000 4 Số phải nộp tính theo quỹ lương tháng này 97.296.210 Bảng 15: Danh sách lao động quỹ tiền lương điều chỉnh mức nộp BHXH, mẫu C47-BH Tháng 06/2007 Số TT Mã số Họ và tên Số sổ BHXH Tiền lương,tiền công đóng BHXH Chênh lệch Thời gian Tổng số tiền cl Ghi chú Mức cũ Mức mới Lương cơ bản Tổng p.cấp Lương cơ bản Tổng P.cấp Tăng Giảm Từ tháng Đến tháng Số tháng Tăng Giảm 1 2 3 4 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 0060965771 Nguyễn Cao Đàm 0197005758 4.66 0.50 4.99 0.50 0.33 Điều chỉnh lương 2 0060966052 Ngô Thanh Bình 0198024569 4.66 0.40 4.99 0.40 0.33 Điều chỉnh lương 3 0060966084 Đỗ Tuấn Hùng 0198024573 4.66 0.50 4.99 0.50 0.33 Điều chỉnh lương 4 0060966302 Lê Xuân Thuyên 0102043135 - 3.19 3.19 Tăng 10 5 0060967169 Đào Văn Quyên 0104004810 - 2.71 2.71 Tăng 10 6 0060967828 Phạm Trung Kiên - 2.34 2.34 Tăng 10 7 0061546406 Vũ Mạnh Sơn - 2.31 2.31 Tăng 10 Cộng 11.54 Hso Tổng hợp tình hình lao động quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 05/2007 STT Chỉ tiêu Tháng trước Tháng này Tăng Giảm Tổng số 1 Tổng số LĐ tham gia BHXH 333 4 337 2 Tổng số phiếu KCB 3 Tổng Quỹ Lương 423.027.000 5.193.000 428.220.000 4 Số phải nộp tính theo quỹ lương tháng này 98.490.600 5 Số điều chỉnh tháng này 6 Tổng số phải nộp BHXH tháng này 98.490.600 Các nghiệp vụ hạch toán các khoản trích theo lương được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ số 9: Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty XDCT 56. TK 111,112 TK 3382, 3383, 3384 TK 622, 627, 642 4 1 TK 334 TK 334 5 2 TK 111,112, 152 TK 111,112 6 3 1: Tính, trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (19%) vào chi phí SXKD 2. Tính, trích BHXH, BHYT, trừ vào thu nhập của người lao động (TK 3388: Thu của nhân viên nghỉ không lương). 3. Nhận tiền cấp bù của Quỹ BHXH 4. Nộp cho cơ quan quản lý Quỹ 5. BHXH phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp 6. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp Kẹp bảng thanh toán BHXH 3.1. Quy trình ghi sổ Sơ đồ 10: Quy trình ghi sổ Bảng kê Sổ chi tiết TK 338 NKCT số 1, 2, 10, 7 Sổ cái TK 338 Báo cáo tài chính Chứng từ gốc và các bảng phân bổ : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kep so cai Tk Kep so cai TK 338 Kep so cai Tk 338 Kep so cai Tk 338 Phần III: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cơ khí ô tô 3-2. Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cơ khí ô tô 3-2. Ưu điểm Về tổ chức bộ máy kế toán Công ty cơ khí ô tô 3-2 là Công trực thuộc Tổng Công ty ô tô Việt Nam. Vì vậy, các hoạt động, đặc biệt là công tác kế toán của Công ty được Tổng Công ty giám sát một cách chặt chẽ. Hệ thống máy vi tính phòng kế toán của Công ty được nối mạng với hệ thống máy vi tính của Tổng Công ty, đồng thời các mẫu sổ sách kế toán, các chương trình, công thức tính toán nói chung và tính lương nói riêng cũng do một đội ngũ cán bộ chuyên trách trên Tổng Công ty xuống đơn vị cài đặt vào máy, hướng dẫn cách làm. Có thể nói, đó là một thuận lợi lớn cho công tác kế toán của Công ty vì các mẫu sổ sách, trình tự ghi sổ, các định khoản. Công tác kế toán của Công ty đã được Tổng Công ty kiểm tra phê duyệt và hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty cơ khí ô tô 3-2 là hợp lý, đội ngũ nhân viên làm kế toán của Công ty là những người có năng lực, trình độ chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc nên việc vận dụng các hướng dẫn của Tổng Công ty trong công tác kế toán được thực hiện rất tốt.Bộ máy kế toán gọn nhẹ, lại được trang bị hệ thống máy vi tính để xử lí các số liệu một cách chính xác, nhanh chóng và được tổ chức lưu trữ rất an toàn. Về hình thức trả lương Hình thức trả lương của Công ty rất đáng chú ý. Nó thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn kế toán tiền lương của đơn vị một cách khoa học, hợp lý. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho lao động gián tiếp để tính lương cho nhân viên quản lý là rất tốt. Trả lương theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp phản ánh chính sách hiệu quả (kết quả) công việc, tính đúng giá trị sức lao động của các công nhân tại các phân xưởng sản xuất . Hiện nay vấn đề tiền lương, phụ cấp, trợ cấp được công ty thực hiện nghiêm túc theo đúng những quy định của nhà nước và của ngành, ngoài tiền lương nhà nước quy định công ty còn các khoản phụ cấp khác: phụ cấp trách nhiệm, hệ số phụ cấp, lương khuyến khích, lương hiệu quả. Việc công ty áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và theo trình độ chuyên môn của người lao động cũng là một biện pháp nhằm tránh tình trạng làm việc không có hiệu quả của một số người có tâm lý xem công ty như là một chỗ dựa về sau. Đồng thời, qua đó khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Nên tăng số tiền thưởng sáng kiến mới vì nó cũng có tác động rất lớn trong việc khuyến khích công nhân tìm tòi, sáng tạo nhiều hơn. Việc trả lương cho khối văn phòng theo thời gian mà công ty đã vận dụng tính toán là hoàn toàn hợp lý, vì bộ phận văn phòng không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nên không thể tính lương khối văn phòng theo sản phẩm được, công ty áp dụng lương theo thời gian để trả cho họ. Cách tính lương theo thời gian làm việc cho khối văn phòng của nhân viên phòng ban chỉ quan tâm đến thời gian làm việc mà không quan tâm đến chất lượng công việc, để hạn chế mặt tiêu cực đó công ty đã trả thêm lương trách nhiệm và lương hiệu quả cho khối phòng ban. Nếu nhân viên nào không làm việc tích cực, không hoàn thành nhiệm vụ của mình ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của công ty thì sẽ bị ban giám đốc trừ đi phần lương hiệu quả, lương trách nhiệm. Chính điều này đã khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc đúng tinh thần trách nhiệm của mình. Hơn nữa, họ không ngừng phấn đấu làm việc để được đánh giá là làm việc có hiệu quả cao để cuối năm tùy theo số điểm đánh giá mà họ nhận được khoản tiền thưởng phù hợp. Việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận trực tiếp sản xuất là hợp lý. Đặc biệt là, sản phẩm cơ khí là một sản phẩm có tính chất mùa vụ, mang tính thị trường. Sản phẩm tạo ra gắn trực tiếp với người công nhân nên việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất là hoàn toàn phù hợp. Người công nhân nào làm nhiều thì hưởng lương nhiều, làm ít hưởng ít, điều này phù hợp với nguyên tắc “ làm theo năng lực, trả theo lao động” . Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chất lượng sản phẩm ra sao khi công nhân chỉ chạy theo sản lượng để có thu nhập cao, vì vậy mà công ty không trả lương cho bộ phận sản xuất theo hệ số bậc thợ (đánh giá dựa vào trình độ trường lớp của nhân viên ), mà trả lương cho nhân viên theo hệ số cấp bậc công việc, và chính tổ trưởng _ người trực tiếp quản lý nhân viên sẽ đánh giá hệ số cấp bậc công việc của nhân viên mà mình quản lý ( dựa vào mức độ phức tạp cuả công việc mà người đó đảm nhận ). Tiền lương phụ thuộc vào số giờ làm việc chuẩn và số giờ làm việc chuẩn này sẽ thể hiện được chất lượng công việc mà người nhân viên đó thực hiện. Tùy theo mức độ phức tạp của công việc mà tổ trưởng bố trí nhân viên thích hợp, việc thi nâng bậc cho nhân viên thể hiện trình độ tay nghề của nhân viên từ đó tổ trưởng mới có sự tin tưởng để giao cho nhân viên làm những công việc phức tạp, để họ có cơ hội nhận lương cao hơn. Đánh giá về quỹ lương Công ty có bộ phận nhân viên văn phòng Công ty (quản lý) do kế toán lương Công ty phụ trách, bộ phận nhân viên các phân xưởng sản xuất do kế toán phân xưởng phụ trách. Do đó, quỹ tiền lương của Công ty cũng có hai loại tương ứng: - Quỹ tiền lương của nhân viên quản lý Công ty do kế toán lương Công ty phụ trách. - Quỹ tiền lương của công nhân các phân xưởng sản xuất do kế toán tiền lương các phân xưởng phụ trách. Như vậy là rất phù hợp vớI tình hình thực tế ở công ty. Hiện nay vấn đề tiền lương, phụ cấp, trợ cấp được công ty thực hiện nghiêm túc theo đúng những quy định của nhà nước và của ngành, ngoài tiền lương nhà nước quy định công ty còn các khoản phụ cấp khác: phụ cấp trách nhiệm, hệ số phụ cấp, lương khuyến khích, lương hiệu quả 1.4. Về hạch toán tiền lương Trong công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Công ty đã thực hiện nghiêm túc với quy định của chế độ kế toán về hệ thống chứng từ, sổ sách về tiền lương. Việc ghi sổ được kế toán tiến hành thực hiện theo đúng trình tự quy định. Việc tổ chức công tác kế toán tiền lương có thể nói là đã thống nhất với kế toán tiền lương ở các đơn vị khác trong Tổng Công ty. Ngoài ra, phương pháp hạch toán tiền lương công ty được áp dụng khá hợp lý, giúp cho công ty có những tài liệu đúng đắn, chính xác về tình hình năng suất lao động, hiệu suất công tác, việc chấp hành kỷ luật lao động. Đó cũng là cơ sở để công ty có những hình thức động viên khen thưởng hoặc kỷ luật đối với nhân viên trong công ty. Kế toán tính Tiền lương cho người lao động đầy đủ, chính xác đảm bảo lợi ích cho nhân viên của Công ty, giúp họ yên tâm làm việc, gắn bó với công việc. Về hạch toán BHXH, BHYT, KBCĐ cũng được Công ty quan tâm một cách thích đáng, cụ thể là công ty luôn hoàn thành nộp các quỹ này đủ, đúng thời hạn. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Công ty đối với các quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực trong công tác kế toán nói chung và công tác tổ chức hạch toán Tiền lương nói riêng, Công ty còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Hạn chế Về hình thức thưởng Tiền thưởng là một vấn đề quan trọng không kém tiền lương. Trong một công ty nếu chỉ cớ tiền lương thì không thể khuyến khích ngườI lao động làm việc hiệu quả để được hưởng thêm những khoản thu nhập ngoài lương như thưởng sang chế, thưởng thành tích, thưởng doanh thu Nếu việc xây dựng cách tính thưởng hợp lý nó sẽ trở thành công cụ kích thích nhân viên làm việc hết mình làm tăng năng suất lao động. Khi công ty hoạt động có hiệu quả lợi nhuận tăng thì thu nhập lại tăng theo. Cứ thế nó sẽ hình thành nên một hiệu ứng dây chuyền rất tốt đẹp. Do đó tiền thưởng là một nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh không chỉ trên thị trường lao động mà còn nhiều mặt khác. Tuy nhiên chế độ tiền thưởng của công ty được xây dựng chưa rõ ràng, còn thấp, chưa khuyến khích được nhân viên. Như trên bảng lương của phòng kỹ thuật ta thấy chỉ có 2 nhân viên được tiền thưởng đó là: Anh Nguyễn Văn Thịnh 810,800 và anh Nguyễn Cảnh Lân là 228,900. Còn những ngườI khác không có thưởng. Điều đó cho thấy chế độ thưởng ở công ty chưa hợp lý nên chưa khích lệ được nhân viên làm việc hiệu quả hơn để được nhận tiền thưởng 2.2. Về công tác kế toán Công tác kế toán tại công ty một phần đã được thực hiện trên phần mềm kế toán máy, tuy nhiên vẫn còn một số thực hiện thủ công, trên giấy tờ, chứ chưa phải hoàn toàn bằng kế toán máy. Điều này gây nên sự không đồng nhất trong cách sử dụng số liệu và gây trồng chéo nhau trong việc lưu giữ số liệu. Chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng chứng từ, bảng biểu. Đặc điểm bảng chấm công của Công ty, việc ghi chép không được rõ ràng, thống nhất. Việc theo dõi thời gian làm việc của người lao động để chấm không có mặt “O”, hay nghỉ có phép”F” không hoàn toàn theo giấy nghỉ phép theo quy định. Chỉ cần người nghỉ có báo miệng trước cho người chấm công thì coi như ngày nghỉ đó của họ là có phép và được tính lương thờI gian. Thêm vào đó, Công ty cũng không có quy định số ngày nghỉ phép tối đa được hưởng lương. Đây là một sơ hở rất lớn của lãnh đạo Công ty, và kế toán lương vốn rất biết điều này nhưng không hề có góp ý với phòng tổ chức lao động - nơi theo dõi chấm công, là một theo sai sót không đáng có và cũng không nên tiếp tục để tình trạng này tồn tại, tái diễn. Nó sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kỷ luật của Công ty. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cơ khí ô tô 3-2 Sau khi nghiên cứu công tác tổ chức hạch toán Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty tôi xin nêu ra một số cách sửa đổi mà Công ty nên khắc phục như sau: Về hình thức trả lương Nên nâng cao mức lương theo sản phẩm để khuyến khích hơn nữa ngườI lao động làm việc.. Việc công ty áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và theo trình độ chuyên môn của người lao động cũng là một biện pháp nhằm tránh tình trạng làm việc không có hiệu quả của một số người có tâm lý xem công ty như là một chỗ dựa về sau. Đồng thời, qua đó khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Thường xuyên tổ chức thi tay nghề để nâng cao tay nghề bậc thợ, khuyến khích nhân viên không ngừng cố gắng để nâng cao tay nghề của mình để có thể nhận được mức lương cao hơn. Do mức sống của xã hội ngày càng cao hoặc do tình hình trượt giá, lạm phát nên có lúc thu nhập đã tính đôi khi không còn phù hợp. Trong trường hợp này, căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh Ban Giám Đốc công ty xem xét để điều chỉnh thu nhập toàn công ty hoặc tính thêm một khoản trợ cấp khác. Tính lại sự cách biệt giữa các mức lương cũng như quy định lại các tiêu chuẩn, điều kiện tăng lương cho công nhân viên. Dựa vào mức tiền lương của một năm trong những năm trước đó cho đến nay và % tăng lương theo tốc độ tăng trưởng của công ty. Nhìn bên ngoài ta thấy việc trả lương theo sản phẩm tại công ty không căn cứ vào cấp bậc công nhân mà căn cứ vào cấp bậc công việc do phòng kỹ thuật tính toán là rất khách quan. Tuy nhiên, việc sắp xếp công nhân làm các công việc tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của tổ trưởng, mặc dù quản đốc và phó quản đốc thường xuyên đi kiểm tra tình hình làm việc của công nhân từ đó có căn cứ để xem xét lại hệ số lương mà tổ trưởng chấm cho công nhân có hợp lý chưa, rồi tiến hành tính lương trả cho người công nhân trong công ty. Nhưng việc đánh giá của tổ trưởng là quan trọng đối với nhân viên mà họ quản lý. Vì vậy công ty cần có biện pháp tăng cường giáo dục tư tưởng cho các tổ trưởng và các quản đốc tại công ty để việc sắp xếp công việc sản xuất được khách quan hơn. Về hình thức thưởng Công ty nên có hình thức thưởng xứng đáng cho nhân viên nếu nhân viên có đóng góp tích cực cũng như có những sang kiến tôt cho công ty. Như vậy vừa khích lệ ngườI lao động cống hiến hết sức mình cho công ty, vừa giúp công ty phát triển hơn nưa. Vì hơn ai hết ngườI lao động trong công ty là ngườI hiểu rõ về hoạt động của công ty cũng như những vướng mắc mà công ty đang gặp phải. Tiền thưởng được lấy từ nguồn quỹ phúc lợi, hội đồng khen thưởng xét theo mức độ cống hiến và chấm điểm cho từng công nhân viên. Về công tác kế toán Để đảm bảo tính thống nhất của kế toán trong toàn Công ty, kế toán lương cần hướng dẫn các phòng ban ở bộ phận quản lý đơn vị( Công ty, xí nghiệp ...) phải lập danh sách xét thi đua (làm căn cứ để xác định HSĐC) theo một mẫu thống nhất duy nhất. Không để tình trạng như hiện tại kéo dài: Các danh sách được lập cùng một nội dung là xếp loại HSĐC cho nhân viên trong phòng ban nhưng ở mỗi phòng ban lại lập theo 1 mẫu riêng, mỗi danh sách có một tiêu đề khác nhau như: danh sách xếp loại, danh sách xếp thi đua, bảng xếp loại ... Có thể thống nhất sử dụng mẫu bảng danh sách xét thi đua sau đây bộ phận văn phòng: Công ty cơ khí ô tô 3-2 Phòng Kế toán Danh sách xét thi đua Tháng 12 năm 2007 STT Họ và tên Xếp loại (HSĐC) Ghi chú 2,3 2 1,8 Nguyễn Hữu Hoà x Bùi Hùng Phú x Trịnh Thị Cầu x Nguyễn Thị Nhung x 5. Ngô Đức Dũng x 6. Nguyễn Phương Thảo x Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Trưỏng phòng ( ký tên) Ngoài ra, khi đã áp dụng phần mềm kế toán máy thì nhân viên phòng kế toán nên cố gắng làm việc trên phần mềm kế toán, hạn chế tối đa sử dụng kế toán thủ công để tránh sự sự không đồng nhất trong cách sử dụng số liệu và gây trồng chéo nhau trong việc lưu giữ số liệu. Vì khi chưa quen với phần mềm kế toán và những người thiếu hiểu biết về tin học thường ngại sử dụng phần mềm kế toán. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện. Điều kiện để thực hiện các giải pháp trên chỉ có thể thực hiện với sự hỗ trợ của ban Giám đốc, các nhà lãnh đạo của công ty, kết hợp với sự tham gia đóng góp ý kiến của toàn thể nhân viên trong công ty. 1. Về phía cán bộ của công ty Trước hết cán bộ quản lý công ty phảI có cách nhìn và hiểu được tầm quan trọng như thế nào của tiền lương. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào tiền lương đều đóng vai trò rất quan trọng vì đó là thu nhập của ngườI lao động. Nó quyết định thái độ làm việc của ngườI lao động đốI vớI công việc cũng như sự cống hiến và tâm huyết cho công ty. Chỉ có hiểu được tầm quan trọng của việc tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên thì những nhà quản lý mớI có được mức điều chỉnh phù hợp được. Đặc biệt trong thờI buổI giá cả leo thang chóng mặt như ngày hôm nay thì tiền lương quả thật là một vấn đề nóng bỏng mà các doanh nghiệp nên đặt lên hang đầu, vì nếu thu nhập thấp ngườI lao động sẽ không thể yên tâm làm việc được. Trên cơ sở một số vướng mắc còn tồn tại trong công tác kế toán, phòng kế toán phải có trách nhiệm tìm ra tất cả các giải pháp có thể thực hiện được để từ đó chọn ra giải pháp tối ưu nhất. 2. Về phía cán bộ công nhân viên trong công ty Ngoài việc cán bộ quản lý phảI hiểu được nhu cầu của ngườI lao động thì ngườI lao động cũng phảI cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc. Công việc có hoàn thành tốt thì công ty mớI làm ăn phát đạt được và thu nhập của chính bản than họ cũng được cảI thiện đáng kể. Nếu như mức lương mà cán bộ công nhân viên nhận được chưa thoả đáng thì nên kiên trì kiến nghị lên cấp trên mong được xem xét chứ không nên có thái độ tiêu cực. Để thực hiện thay đổi trong công tác kế toán không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà nó phải diễn ra theo một quá trình, đặc biệt là thói quen sử dụng kế toán thủ công trong công ty cơ khí ô tô 3-2 nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Tuy nhiên không có gì là không thể thực hiện được. Điều quan trọng là khi đã thay đổi thì nhân viên kế toán phải có ý thức thay đổi thói quen sử dụng thường làm để có sự thay đổi thống nhất trong toàn bộ máy kế toán. Kết luận Công ty cơ khí ô tô 3-2 là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển nhưng công ty vẫn đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Trong thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy mặc dù là doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty vẫn đặc biệt chú trọng đến công tác hạch toán kế toán. Hơn thế nữa em thấy rằng chế độ kế toán của nước ta cho đến nay là tương đối hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, và nó cũng thường xuyên được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của nên kinh tế thế giới nói chung, và nền kinh tế nước ta nói riêng. Kế toán đã thực sự phát huy được tác dụng của nó và chứng tỏ sự cần thiết của nó đối với các doanh nghiệp. Do khối lượng kiến thức của em còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn thiếu thốn nên nếu chỉ thực tập tại một công ty hoạt động kinh doanh mang tính chất đặc thù. Mặt khác giữa kiến thức trên giảng đường và kiến thức thực tế còn là một khoảng cách khá xa nên em không thể tránh khỏi những sai sot trong quá trình viết chuyên đề. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các cô chú phòng kế toán của công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Lời – giáo viên hướng dẫn trực tiếp và tập thể cán bộ phòng nhân chính, kế toán của công ty cơ khí ô tô 3-2 đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bản chuyên đề này! Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang Phụ lục 1/ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2006 2/ Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006 3/ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2007 4/ Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2007 Tài liệu tham khảo 1/ Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Đặng Thị Loan, khoa kế toán, trường ĐH KTQD 2/ Quá trình hình thành và phát triển – Công ty cơ khí ô tô 3-2 3/ Báo cáo tài chính của công ty cơ khí ô tô 3-2 4/ Hệ thống sổ sách kế toán của công ty cơ khí ô tô 3-2 5/ Sổ Lương của công ty cơ khí ô tô 3-2 6/ Website www.luatvietnam.vn Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6522.doc
Tài liệu liên quan