Đề tài Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH và DV Thu Tuất

Trong chế độ này, vấn đề cần chú ý khi áp dụng là phải phân phối tiền lương cho các thành viên trong tổ, nhóm một hợp lý, phù hợp với cấp bậc lương thời gian lao động của họ. Ưu điểm: khuyến khích nhân viên trong tổ nâng cao trách nhiệm trước tập thể tạo nên mối quan hệ than ái giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc. Nhược điểm: là kết quả của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền lương của họ. Do đó không khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân. Mặt khác do phân phối tiền lương chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khoẻ, sự cố gắng trong lao động, chưa thể hiện nguyên tắc phân phối thưo số lượng, chất lượng lao động.

doc97 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH và DV Thu Tuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty được tiêu thụ bởi các hoá đơn, chứng từ mua hàng của khách hàng, đây cũng chính là mảng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty, ngoài ra, còn có 1 phần là bán hàng lẻ cho những khách hàng với những nhu cầu và số lượng nhỏ. Nhìn chung trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự đổi mới và không ngừng sáng tạo trong lĩnh vực kinh doanh luôn là tất yếu để tiếp cận khách hàng, tạo niềm tin nơi khách hàng khi sử dụng những hàng hóa của mình. Chính vì vậy công ty đã đưa ra chính sách bàn hàng trả góp, cùng với những chính sách ưu đãi với khách hàng là: giao hàng tận nơi nếu đáp ứng đủ số lượng yêu cầu trong chính sách của công ty, đồng thời khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu nếu thanh toán hàng ngay khi xuất hoá đơn và chứng từ. Bên cạnh đó, công ty ngày càng mở rộng thị trường, phân phối hàng hóa đến tận các huyện thị của tỉnh như: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc với quy mô ngày càng tăng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty nhận thấy rằng, trên thực tế, việc phân phối hàng hóa đến các huyện gặp phải khó khăn trong khâu đi lại, nhưng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong 2 năm gần đây công ty đã đầu tư thêm 02 chiếc xe tải, chỉ phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa phân phối cho các huyện thị. Theo nhìn nhận có thể thấy cho đến nay việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu vẫn tập trung váo một số các mặt hàng thế mạnh đem lại lợi nhuận cao như : các loại ống nước nhựa,ống kẽm, tôn, ngói và thép là mặt hàng tiêu thụ thường xuyên với số lượng có thể lên đến hàng trăm tấn trong 1 tháng. 4.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty Thu Tuất • Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và qua đó dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. ngoài ra báo cáo kqhđkd cũng là cơ sở giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ tại doanh nghiệp, so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả hoạt động kinh doanh của năm báo cáo là lãi hay lỗ. Tựu chung lại, báo cáo KQHĐKD phản ánh kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định với các thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật cũng như trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh. BÁO CÁO KQHĐKD VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NĂM 2006 VÀ 2007 đơn vị : đồng Chỉ tiêu Mã số 2006 2007 Sự tăng giảm Số tuyệt đối % DTBH và cung cấp dịch vụ 01 3.268.740.000 3.889.825.750 621.085.750 119,001% Các khoản giảm trừ 03 17.365.890 18.731.180 1.365.290 107,86% Chiết khấu TM 04 12.530.000 14.521.000 1.991.000 115,89% Giảm giá hàng bán 05 3.471.000 2.782.650 -688.350 80,17% Hàng bán bị trả lại 06 1.364.890 1.431.530 66.640 104,89% Doanh thu thuần 10 3.251.374.110 3.871.094.570 619.720.460 119,06 Doanh thu HĐTC 21 19.612.242 17.307.168 -2.305.074 88,25 Giá vốn hàng bán 11 2.614.125.000 2.526.531.200 -87.593.800 96,65 Lợi nhuận gộp 20 637.249.110 944.563.370 307.314.260 148,23 Chi phí tài chính 22 215.867.797 206.590.381 -9.277.416 95,7 Chi phí bán hàng 24 17.021.500 19.325.680 2.304.180 113,54 Chi phí QLDN 25 12.764.000 13.623.370 859.370 106,73 Lợi nhuận từ HĐTC 30=20+(21-22)-(24-25) 30 411.208.055 722.331.107 311.123.052 175,67 Thu nhập khác 31 231.508.686 195.758.794 -35.749.892 84,57 Chi phí khác 32 32.819.352 29.325.757 -3.493.595 89,36 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 198.689.334 166.433.037 -32.256.297 83,77 Tổng lợi luận (50=30+40) 50 609.897.389 888.764.144 278.866.755 145,72 Thuế TNDN phải nộp 51 162.568.705 193.553.729 30.986.024 119,06 Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 447.328.684 695.209.415 247.880.731 155,4 • Nhận xét chung về tình hình tài chính của Công ty Thu Tuất Qua biểu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Năm 2006 và 2007 cho thấy: + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn năm trước - Về số tuyệt đối tăng 621.085.750đ - Về số tuyệt đối tăng 119,001% tức là vượt 19,001% + Doanh thu thuần cũng tăng hơn so với năm trước: - Về số tuyệt đối tăng 619.720.460đ - Về số tương đối tăng 119,06% vượt 19,06% + Lợi nhuận sau thuế - Về số tuyệt đối tăng: 247.880.731đ - Về số tuyệt đối: 155,4% vượt 55,4% Như vậy, lợi nhuận sau khi đã nộp thuế thu nhập quý 2/2007 so với quý 2/2006 tăng 247.880.731đ hay 55,4%. Đặc biệt là tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm 15,13% quý 2/2006 so với quý 2/2007 đã làm cho lợi nhuận tăng đáng kể Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta có thể thấy công ty đã ngày càng lớn mạnh và làm ăn có lãi, tạo được niềm tin cho cán bộ công nhân viên, giúp họ hăng say trong công việc tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty và làm cho cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao. II. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại cty Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán công ty. Ở bộ phận đơn vị trực thuộc không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ và gửi chứng từ về phòng kế toán của công ty. Sơ đồ : Kế toán trưởng ( Kế toán tổng hợp) ) nn Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán TSCĐ Thủ quỹ Thủ kho Phòng kế toán của công ty gồm: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Phụ trách chung về tài chính cũng như kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tài chính, báo cáo của kế toán viên. Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản thu chi trong nội bộm tiền lương và BHXH, KPCĐ, BHYT. Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản thu của khách hàng, các khoản đến hạn phải trả cho các nhà cung cấp. Kế toán TSCĐ: tính toán và phân bổ chính xác giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí của từng đối tượng sử dụng. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chi tiền mặt khi có quyết định của lãnh đạo và thu tiền vốn vay của các đơn vị, theo dõi ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ, chính xác tình hình tăng, giảm và số tiền còn tồn tại quỹ, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho kế toán trưởng. Thủ kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá đảm bảo chính xác số lượng hàng hoá đã nhập kho, đã xuất bán và hiện còn trong kho. 2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán 2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán : Công ty TNHH và DV Thu Tuất hiện tại đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. 2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Là một doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên để tiến hành thanh toán với khách hàng công ty sử dụng hoá đơn GTGT do tổng cục Thuế phát hành. Phiếu xuất kho, hoá đơn, sổ chi tiết Tài khoản sử dụng: 632, 511, 3331, 131. Để phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hoá kế toán sử dụng TK: 156, 157, 511, 512, 531, 532, 521, 3387, 311, 341. TK tính chi phí: 642, 635 TK liên quan: 111, 112, 133, 131, 331, 144, 333, 334 2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kê toán  Công ty chọn hình thức nhật ký chung để ghi sổ kế toán, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Sơ đồ : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ chi tiết Bảng tổng hợp sổ chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu kiểm tra: Niên độ kế toán: Từ 01/01/N đến 31/12/N theo quy định, nộp thuế GTGT theo tháng. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác được quy ra VNĐ theo tỉ giá ngân hàng công bố. Phương pháp kế toán TSCĐ: Phương pháp khấu hao đều Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: F Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Phương pháp tính giá bình quân tháng. F Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quâ tháng. F Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. F Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty Thu Tuất, bao gồm 6 biểu mẫu báo cáo: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 -DN Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất-kinh doanh Mẫu số B04-HH Báo cáo KQKD chi tiết cho từng hoạt động Mẫu số B05-HH Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN Các đơn vị thành viên của Công ty Thu Tuất phải lập và gửi báo cáo tài chính vào cuối quý, cuối năm cho cơ quan Công ty, tại cơ quan Công ty Thu Tuất vào cuối quý, cuối năm cũng phải lập báo cáo tài chính, kết hợp với các báo cáo tài chính tại các đơn vị thành phần gửi đến để lập ra báo cáo tài chính cho toàn Công ty Thu Tuất, báo cáo này cuối quý, cuối năm được lập và gửi cho các ban ngành liên quan. F Sau đây là một số báo cáo mà Doanh nghiệp sử dụng: Tờn tài sản Năm đưa vào SD Số năm KH Nguyờn giỏ Giỏ trị cũn lại Hao mũn luỹ kế TK ghi nợ Kế toỏn Mỏy Photocopy 17/09/2003 5 25.898.363 2.589.857 23.308.06 6424 Mỏy tớnh P4 14/04/2004 3 13.413.300 13.413.300 6424 Xe ụ tụ Du Lịch KIA 22/04/2005 6 180.568.138 60.235.142 120.332.996 6424 Máy tính Đông Namm á 01/02/2006 3 21.213.810 1.173.28 19.950.282 6424 Mỏy tớnh HPDV 4000 01/02/2006 3 20.549.700 6.279.075 14.270.625 6424 Mỏy tớnh CPU P4 21/04/2006 3 12.114.000 4.374.500 7.739.500 6424 Mỏy tớnh xỏch tay Sonny 10/06/2006 3 25.728.000 10.719.995 15.008.005 6424 Mỏy tớnh Compaq 11/10/2006 3 10.446.000 5.513.161 4.932.839 6424 Cộng kế toỏn 309.931.311 89.829.058 220.102.253 Tổng cộng 309.931.311 89.829.058 220.102.253 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán Thủ Trưởng BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Từ ngày 01/01/2007 Đến ngày 31/12/2007 Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Thu tiền từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ 01 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 02 3.254.427 Tiền chi trả cho người lao động 03 Tiền chi trả lãi vay 04 ‘Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 Tiền thu khác từ các hoạt động kinh doanh 06 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD 20 -26.421.462 Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ &các TS dài hạn khác 21 6,7 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ & các TS dài hạn khác 22 8,11 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 Tiền chi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 Chi tiền góp vốn vào các đơn vị khác 25 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác 26 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận chia được 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 Lưư chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu 31 21 Tiền chi trả góp vốn cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu 32 21 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 Tiền chi trả nợ gốc vay 34 Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữư 36 21 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 40 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động trong kỳ (20+30+40) 50 -26.421.462 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 90.163.258 ảnh hưởng của thay đổ tỷ giá hối đoái qui đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ ( 50+60+61) 70 29 63.741.796 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán Thủ trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) III. Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty TNHH và DV Thu Tuất. 1. Hạch toán lao động tại công ty TNHH và DV Thu Tuất Công ty quản lý số lượng lao động thông qua hồ sơ nhân sự được lưu trữ và cập nhật thường xuyên. Dựa trên hợp đồng lao động và các chứng từ về thuyên chuyển công tác, nâng bậc, đơn xin thôi việc,... phòng Hành chính tổng hợp sẽ lập bảng theo dõi số lượng lao động theo tháng. Trên bảng này, phòng Hành chính tổng hợp sẽ theo dõi ngày vào làm, hệ số lương, lương theo hợp đồng. Bảng này là căn cứ quan trọng để Công ty tiến hành trích lập các quỹ bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, và các khoản phụ cấp khác. Trích danh sách nhân viên Công ty STT Họ tên Chức danh Lương hợp đồng Quê quán BAN GIÁM ĐỐC 1 Nguyễn Đức Tuất Giám đốc 8.000.000 Hà Tây 2 Nguyễn Thu Hiền Phó GĐ 4.000.000 Hòa Bình 3 Đinh Thị Thu Phó GĐ 4.000.000 Hà Tây PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 1 Nguyễn Thị Minh Kế toán trưởng 2.000.000 Hà Nội 2 Nguyễn Thị Ngân Kế toán tổng hợp 1.000.000 Thái Bình ... .... ... ... ... PHÒNG KẾ HOẠCH 1 Trần Văn Đức Trường Phòng 2.500.000 Phú Thọ 2 Nguyễn Huy Khánh Phó Phòng 1.000.000 Hòa Bình ... ... ... ... ... ** Hạch toán thời gian lao động Hạch toán chính xác thời gian lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định tiền lương cho người lao động. Đối với bộ phận hành chính- quản lý, bảng chấm công là căn cứ chính. Các trưởng phòng hoặc phó phòng sẽ trực tiếp lập bảng chấm công theo mẫu có sẵn. Các bảng chấm công này phải có chữ ký của trưởng bộ phận. Cuối tháng, bảng chấm công được chuyển lên phòng Tài chính kế toán để kế toán tính lương. Đây là căn cứ rất quan trọng cho việc tính lương. Phòng Hành chính tổng hợp cũng có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng ban khác trong việc theo dõi thời gian lao động cho các nhân viên. Công ty hiện nay đang dùng bảng chấm công theo mẫu số 01a – LĐTL ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Ngoài ra Phòng hành chính tổng hợp còn căn cứ vào các giấy tờ khác như giấy xin nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ thai sản... Các giấy tờ liên quan đến việc đau ốm thì phải có xác nhận của bệnh viện. 2. Chế độ tiền lương tại Công ty - Phải trả đủ lương và phụ cấp cho CBCNV của Công ty theo chế độ Nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi CBCNV được hưởng lương theo định 28/CP ngày 28/03/1997, thông tư số 05/2006/TT - BLĐTBXH ngày 29/01/2005 của Bộ lao động thương binh xã hội. - Ngoài mức lương đang hưởng theo quy định của Nhà nước các CBCNV đang làm việc trong doanh nghiệp được hưởng theo hệ số lương riêng của Công ty (hệ số này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty) dựa trên cấp bậc công việc đang làm và định mức công việc được giao. - Chế độ lương khoán sản phẩm, khoán đất lượng nhằm gắn nhiệm vụ của người lao động với sản phẩm cuối cùng của đơn vị trên cơ sở quỹ lương được duyệt, việc phân phối tiền lương cho người lao động được áp dụng dưới hình thức khoán gọn cho đơn vị đối với công việc có định mức Công nhân hỗ trợ cho sản xuất, nhân viên kinh doanh, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo, quản lý, được thực hiện chế độ lương khoán, lương sản phẩm được hưởng đầy đủ các khoản đãi ngộ khác theo chế độ hiện hành. 3. Tài khoản sử dụng TK 334 – Phải trả công nhân viên TK 338 – Phải trả , phải nộp khác . +TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản đó ( gồm : tiền lương , tiền thưởng , BHXH và các khoản thuộc thu nhập của công nhân viên ). Kết cấu của TK 334 – Phải trả công nhân viên Bên Nợ : +Các khoả tiền lương ( tiền công ) tiền thưởng và các khoản khác đã ứng trước cho CNV . +Các khoản khấu trừ vào tiền lương , tiền công của CNV . Bên Có : +Các khoản tiền lương ( tiền công ) tiền thưởng và các khoản khác phải trả CNV . Dư Có : Các khoản tiền lương ( tiền công ) tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả CNV . Dư Nợ (cá biệt ) : Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả . TK 334 có 2 tài khoản cấp 2 : 3341 - Phải trả công nhân viên 3348 - Phải trả người lao động khác +TK 338 – Phải trả , phải nộp khác : Dùng để phản ánh các khoản phải trả , phải nộp cho cơ quan quản lý , tổ chức đoàn thể xã hội . Kết cấu của tài khoản 338 – Phải trả , phải nộp khác : Bên Nợ : +Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý . +BHXH phải trả công nhân viên . +KPCĐ chi tại đơn vị . +Số BHXH , BHYT , KPCĐ đã nộp choc ơ quan quản lý . +Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511 . +Kết chuyển chi phí cổ phần hoá trừ (-) vào số tiền Nhà nước thu được từ cổ phần hoá công ty Nhà nước . +Các khoản đã trả và đã nộp khác . Bên Có : +Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân ). +Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân , tập thể trong và ngoài đơn vị . +Trích BHXH , BHYT , KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. +BHXH , BHYT khấu trừ vào lương công nhân viên . +KPCĐ vượt chi được cấp bù . +Số BHXH đã chi trả CNV khi được cơ quan BHXH thanh toán. +Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kì . +Phản ánh tổng số tiền thu được từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước . +Các khoản phải trả , phải nộp khác . Dư Có : +Số còn phải trả , phải nộp khác . +Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết . +Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán . Dư Nợ : (nếu có ) Số đã trả , dã nộp lớn hơn số phải trả , phải nộp . TK 338 có 8 tài khoản cấp 2 : 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết . 3382 – Kinh phí công đoàn . 3383 – Bảo hiểm xã hội . 3384 – Bảo hiểm y tế , 3385 – Phải trả về cổ phần hoá . 3386 – Nhận ký quỹ , ký cược ngắn hạn . 3387 – Doanh thu chưa thực hiện . 3388 – Phải trả , phải nộp khác . 4. Nội dung, phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trich theo lương taị CTy TNHH và DV Thu Tuất 4.1 Các chứng từ sử dụng Để hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn kế toán sử dụng các chứng từ sau: Các chứng từ bắt buộc sau: LĐTL : Bảng chấm công LĐTL : Bảng thanh toán lương LĐTL : Phiếu nghỉ hưởng BHXH LĐTL : Bảng thanh toán BHXH LĐTL : Bảng thanh toán tiền thưởng Ngoài ra còn có các chứng từ mang tính hướng dẫn như: LĐTL : Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành LĐTL : Phiếu báo làm thêm giờ LĐTL : Hợp đồng giao khoán LĐTL : Biên bản điều tra tai nạn lao động 4.2 Phương pháp xây dựng quỹ lương tại công ty Quỹ lương của công ty là toàn bộ số tiền lương trả cho cán bộ CNV của công ty. Hiện nay công ty xây dựng qũy tiền lương trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 22%. Hàng tháng sau khi tổng hợp toàn bộ doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sẽ lấy tổng doanh thu đó nhân với 22% sẽ ra quỹ lương của công ty trong tháng đó. Ví dụ: Doanh thu của công ty tháng 12 năm 2006 là 136.274.545,46đ 136.274.545,46 x 22% = 35.920.400đ Hàng tháng công ty sẽ tính ra thưởng cho CNV lấy từ quỹ thưởng khoản tiền thưởng này góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho 1 lao động, khuyến khích họ hăng say trong công việc với thời gian ngắn nhất. Tiền thưởng của công ty được tính 15% trên tổng quỹ lương: 15% x 35.920.400 = 5.388.060đ. Sau đó sẽ phân chia cho các bộ phận: - Bộ phận QLDN sẽ là: 2% x 35.920.400 = 718.408 đ - Bộ phận kinh doanh: 7% x 35.920.400 = 2.514.428đ - Bộ phận kỹ thuật: 5% x 35.920.400 = 1.796.020đ - Bộ phận kế toán: 1% x 35.920.400 = 359.204 đ 4.3 Phương pháp hách toán tiền lương tại CTy Theo qui định của Nhà nước thì hệ số lương của các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp như sau: - Đối với bậc đại học là 2,34 - Đối với bậc cao đẳng là 1,80 - Đối với bậc trung cấp là 1,70 và mức lương cơ bản là 550.000đ Ở công ty việc chi trả lương đều do thủ qũy thực hiện, thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ "Bảng thanh toán tiền lương" và "Bảng thanh toán BHXH" để chi trả lương và các khoản khác cho nhân viên trong công ty. Do qui mô còn nhỏ nên công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Công thức tính như sau: Ltg = (Hệ số lương+hệ số phụ cấp) x Số ngày làm việc trong tháng VD: Nhân viên Hồ Ngọc Chương thuộc bộ phận kinh doanh trong tháng 12 làm được 30 công, do là trưởng phòng nên sẽ có hệ số phụ cấp là 0,30 và hệ số lương là 2,34 vậy tháng lương của Hồ Ngọc Chương sẽ được tính như sau: (Hệ số lương+hệ số phụ cấp) x 30 = 924.000 Cứ như vậy kế toán sẽ dựa vào hệ số lương, hệ số phụ cấp và sô ngày làm việc của từng nhân viên đẻ tính ra tiền lương hàng tháng cho công nhân viên. Chỉ tính lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ số lương và hệ số phụ cấp của từng người cùng với bảng chấm công. Bảng chấm công dùng để theo dõi thời gian làm việc của từng người trong tháng. Bảng chấm công do cán bộ phụ trách có trách nhiệm chấm công cho từng người, cuối tháng sẽ chuyển về phòng kế toán cùng với những chứng từ khác để tính ra số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên. Hệ số chức vụ quản lý của CTy được tính như sau: Chức danh Hệ số lương Hệ số phụ cấp - Giám đốc - PGĐ - KTT - Trưởng phòng - Phó phòng 4,98 4,32 0,30 0,20 Bảng tính hệ số lương, hệ số phụ cấp của công ty Bảng chấm công STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Cộng bảng lương sản phẩm Số công lương thời gian Sô công nghỉ việc hưởng 100% Số công nghỉ việc hưởng 100% Số công hưởng BH XH 1 2 3 4 5 6 29 30 31 1 Nguyễn Đức Tuất (2,34 + 0,30) x x x x x x x x 30 2 Nguyễn Thu Hiền (2,34 + 0,20) x x x x x x x x 30 3 Đinh Thị Thu (2,34 + 0,20) x x x x x x x x 30 4 Nguyễn Thị Minh 2,34 x x x x x x x x 30 5 Nguyễn Thị Ngân 2,34 x x x x x x x x 30 6 Trần Văn Đức (2,34 + 0.30) x x x x x x x x 30 7 Nguyễn Huy Khánh (1,80 + 0.20) 0 x x x x x 0 x 28 8 Trương Thị Trang 1,80 x x x x x x x x 30 9 Lê Thị Lan 1,80 x x x x x 0 x x 29 10 Trần Văn Lực 1,80 x x x x x x x x 30 11 Đỗ Bích Thuỷ 1,80 x x x x x x x x 30 12 Vũ Thị Yến 1,80 x x x x x x x x 30 B¶ng thanh to¸n l­¬ng Bộ phận: Quản lý DN Tháng 11 năm 2007 STT Họ và tên Chức vụ Lương chính Tổng số Tạm ứng kỳ I Các khoản khấu trừ 6% BHXH Tiền thưởng Kỳ II thực lĩnh SC Hệ số lương Lương cơ bản 1 Nguyễn Đức Tuất GĐ 30 4,98 550.000 2.739.000 400.000 164.340 179.602 2.174.840 2 Nguyễn Thu Hiền PGĐ 30 4,32 550.000 2.376.000 400.000 142.560 179.602 1.833.620 3 Đinh Thị Thu PGĐ 30 4,32 550.000 2.376.000 400.000 142.560 179.602 1.833.620 4 Nguyễn Thị Minh KTT 30 4,32 550.000 2.376.000 400.000 142.560 179.602 1.833.620 Tổng 120 120 2.200.000 9.867.000 1.600.000 592.020 718.408 7.675.698 Bộ phận: Phòng kinh doanh BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 11 năm 2007 TT Họ và tên Chức vụ Lương chính Phụ cấp khác Tổng số Tạm ứng kỳ I Các khoản khấu trừ 6% BHXH Thưởng Kỳ II thực lĩnh SC Hệ số bậc Lương TT 1 Nguyễn Huy Khánh TP 30 2,34 550.000 0,30 1.452.000 300.000 87.120 132.338 1.197.218 2 Trần Văn Đức PP 30 2,34 550.000 0,20 1.397.000 300.000 83.820 132.338 1.145.518 3 Nguyễn Thị Ngân KTTH 28 2,34 550.000 1.287.000 300.000 77.220 132.338 1.042.118 4 Trương Thị Trang NV 30 2,34 550.000 1.287.000 300.000 77.220 132.338 1.042.118 5 Lê Thị Lan NV 29 2,34 550.000 1.287.000 300.000 77.220 132.338 1.042.118 6 Trần Văn Lực NV 30 2,34 550.000 1.287.000 300.000 77.220 132.338 1.042.118 7 Đỗ Bích Thuỷ NV 30 1,80 550.000 990.000 300.000 59.400 132.338 762.938 8 Vũ Thị Yến NV 30 1.80 550.000 990.000 300.000 59.400 132.338 762.938 Tổng 237 4.400.000 9.977.000 2.400.000 598.000 1.058.704 8.037.084 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 11/2007 Bộ phận Lương chính Lương BHXH Tổng số Tạm ứng kỳ I Số tiền KT 6% BHXH Thưởng Kỳ II thực lĩnh SC ST SC ST 1. Bộ phận QLDN 2. Bộ phận kinh doanh 120 237 9.867.000 9.977.000 0 0 0 0 9.867.000 9.977.000 1.600.000 2.400.000 592.020 598.000 718.408 1.058.704 7.675.698 8.037.084 Tổng 357 19.844.000 0 0 19.844.000 4.000.000 1.190.020 1.777.112 15.712.782 ** Hàng tháng công ty có hai kỳ trả lương vào ngày 15 và ngày 30. - Kỳ I: Tạm ứng cho CNV đối với những người có tham gia lao động trong tháng. - Kỳ II: Sau khi tính lương và các khoản phải trả cho CNV trong tháng của doanh nghiệp. Kế toán sẽ trừ đi số tiền tạm ứng trước đây và thanh toán nốt số tiền còn lại mà CNV được lĩnh trong tháng đó. - Khi muốn tạm ứng người có trách nhiệm của các bộ phận sẽ lập 1 giấy đề nghị tạm ứng và gửi lên cho thủ trưởng đơn vị để xin xét duyệt. Trong giấy đề nghị tạm ứng phải ghi rõ số tiền tạm ứng, lý do tạm ứng. Sau đó giấy đề nghị này sẽ được chuyển cho kế toán trưởng và kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị. Căn cứ vào quyết định của thủ trưởng và kế toán trưởng, kế toán thanh toán lập phiếu chi kèm giấy đề nghị tạm ứng, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ. GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Kính gửi: Ban giám đốc Tên tôi là: Trần Văn Đức Địa chỉ: Trưởng phòng kinh doanh Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 2.400.000đ (Viết bằng chữ): Năm triệu bảy trăm ngàn đồng chẵn Lý do tạm ứng: Tạm ứng lương cho CNV Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Nợ TK: 334 Có TK111 PHIẾU CHI Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Họ tên người nhận: Trần Văn Đức Địa chỉ: Trưởng phòng kinh doanh Lý do tạm ứng: Tạm ứng lương kỳ I cho CNV trong tháng Số tiền: 2.400.000đ (Viết bằng chữ): Năm triệu bảy trăm ngàn đồng chẵn Kèm theo 02 chứng từ gốc Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (bằng chữ) Năm triệu bảy trăm ngàn đồng chẵn Ngày 15 tháng 11 năm 2007 ** Hạch toán các khoản trích theo lương tại công ty a. Quỹ BHXH: Dùng để chi trả cho 1 người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau theo chế độ hiện hành. BHXH phải được tính là 20% trên tổng quỹ lương trong đó 15% tính vào chi phí kinh doanh của công ty. 5% do người lao động góp trừ vào lương công ty sẽ nộp hết 20% cho cơ quan bảo hiểm. Tháng 11 tổng quỹ lương của công ty là: 19.844.000 Theo quy định công ty sẽ nộp BHXH với số tiền là: 19.844.000 x 20% = 3.968.800đ Trong đó NV đóng góp trừ vào lương là: 19.844.000 x 5% = 992.200đ Còn lại 15% công ty tính vào chi phí: 3.968.800 – 992.200 = 2.975.800đ VD: Nguyễn Huy Khánh thuộc bộ phận kinh doanh cuối tháng kế toán tính ra số tiền lương là 1.452.000 vậy số tiền mà Khánh phải nộp BHXH là: 1.452.000 x 5% = 72.600đ Còn tiền BHXH mà công ty phải chịu vào chi phí là: 1.452.000 x 15% = 217.800đ b. Quỹ BHYT: Dùng để chi trả cho người tham gia đóng góp trong thời gian khám chữa bệnh. BHYT được tính 3% trên tổng quỹ lương trong đó: - 2% tính vào chi phí của công ty - 1% tính vào lương của CNV Tháng 11 quỹ lương của công ty là 19.844.000đ. Theo qui định công ty sẽ nộp BHYT với số tiền: 19.844.000x 3% = 595.320đ Trong đó: Nhân viên chịu trừ vào lương 1% 19.844.000 x 1% = 198.440đ Còn lại 2% công ty tính vào chi phí: 19.844.000 x 2% = 396.880 đ VD: Nhân viên Nguyễn Huy Khánh với số lương là 1.452.000 thì số tiền mà Khánh phải nộp BHYT là: 1.452.000 x1% = 14.520 Còn 2% công ty tính vào chi phí: 1.452.000 x 2% = 29.040 đ c. KPCĐ: Dùng để duy trì hoạt động của công đoàn doanh nghiệp được tính 2% trên tổng quỹ lương, 1% nộp cho công đoàn cấp trên, 1% giữ lại tại doanh nghiệp.2% này được tính hết vào chi phí. Quỹ lương tháng 11 của công ty là: 19.844.000đ thì 2% KPCĐ được công ty tính vào chi phí là: 19.844.000 đ x 2% = 396.880 đ Trong đó: 1% mà doanh nghiệp phải nộp cấp trên là: 19.844.000 x 1% = 198.440 đ 1% giữ lại tại doanh nghiệp là: 19.844.000 x 1% = 198.440 đ Như vậy: Hai khoản BHXH, BHYT phải thu của nhân viên được tính vào là 6% trừ luôn vào lương của người lao động khi trả lương. Số tiền mà doanh nghiệp sẽ trừ vào lương của nhân viên là: 19.844.000 x 6% = 1.190.640đ ** Cuối tháng kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho các bộ phận hạch toán như sau: * Ngày 15/11 tạm ứng lương kỳ I cho CNV: Nợ TK 334 Có TK 111 4.000.000 * Ngày 28/11 tính ra số tiền lương phải trả cho nhân viên QLDN (bộ phận kỹ thuật + bộ phận kế toán) và bộ phận bán hàng Nợ TK 641: 9.977.000 Nợ TK 642: 9.867.000 Có TK 334: 19.844.000 đ * Ngày 28/11 tính ra các khoản phải trích theo lương Nợ TK 641: 9.977.000 x 19% = 1.895.630 đ Nợ TK 642: 9.867.000 x 19% = 1.874.730 đ Nợ TK 334: 19.844.000 x 6% = 1.190.640 đ Có TK 3382: 19.844.000 x 2% = 396.880đ Có TK 3383: 19.844.000 x 20% = 3.968.800đ Có TK 3384: 19.844.000 x 3% = 595.320đ * Tính ra số tiền từ quỹ khen thưởng, tiền trợ cấp BHXH từ qũy BHXH không phản ánh vào chi phí: Nợ TK 431: 1.777.112 đ Nợ TK 3383: 1.190.020 đ Có TK 334: 2.967.132 đ * Khi thanh toán lương cho công nhân viên (ngày 30/11/2007) Nợ TK 334 : Có TK 111: 15.712.782 đ * Khi nộp KPCĐ (1%), BHXH (20%), BHYT (3%) cho cơ quan quản lý quỹ lương bằng chuyển khoản. Nợ TK 3382: 198.440đ Nợ TK 3383: 3.968.800đ Nợ TK 3384: 396.880 Có TK 111: 4.564.120đ BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 11 năm 2007 STT TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK 338 Tổng 338 Tổng Lương chính Phụ cấp Khác Cộng 3382 3383 3384 1 TK 641 9.977.000 9.977.000 199.540 1.496.550 199.540 1.895.630 11.872.630 2 TK 642 9.867.000 9.867.000 197.340 1.480.050 197.340 1.874.730 11.741.730 3 TK 338 3.968.800 3.968.800 4 TK 431 1.777.112 1.777.112 5 TK 334 992.200 198.440 1.190.640 1.190.640 Tổng 19.844.000 5.745.912 19.844.000 396.880 3.968.800 595.320 4.961.000 30.550.912 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 11 Từ bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cùng bảng thanh toán tiền lương, kế toán lập một số chứng từ ghi sổ. Cuối tháng các chứng từ này sẽ được tổng hợp vào sổ đăng ký chứng từ. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 01 Ngày 15/11/2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Tạm ứng lương kỳ I cho CNV 334 111 4.000.000 Tổng cộng x x 4.000.000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 02 Ngày 28 tháng 11 năm 2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Trích TL phải trả trong tháng - Tiền lương NV QLDN - Tiền lương NV BH 642 641 334 9.867.000 9.977.000 Tổng cộng 19.844.000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 03 Ngày 28 tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Tính ra các khoản trích theo lương - Tính vào chi phí bán hàng - Tính vào chi phí QLDN - Tính vào lương 641 642 334 338 1.895.630 1.874.730 1.190.640 Tổng cộng x x 4.961.000 Kèm theo 05 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 04 Ngày 28 tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có BHXH phải trả CNV trong tháng 334 338 1.190.020 Tổng cộng x x 1.190.020 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 05 Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Khấu trừ lương khoán BHXH 334 338 1.190.640 Tổng cộng x x 1.190.640 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 06 Ngày 28 tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Tính ra số tiền thưởng phải trả CNV 431 334 1.777.112 Tổng cộng x x 1.777.112 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 07 Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Thanh toán lương cho công nhân viên 334 111 15.712.782 Tổng cộng x x 15.712.782 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 08 Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý 338 112 4.564.120 Tổng cộng x x 4.564.120 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Cuối tháng tổng hợp các chứng từ vào sổ đăng ký chứng từ SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 11/2007 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền SH NT SH NT 01 15/11 4.000.000 05 30/11 1.190.640 02 28/11 19.844.000 06 30/11 1.777.112 03 28/11 4.961.000 07 30/11 15.712.782 04 28/11 1.190.020 08 30/11 4.564.120 Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SỔ CÁI Tài khoản 334 Đơn vị tính: đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có 01 15/11 Số dư đầu tháng Số phát sinh Tạm ứng lương kỳ I 111 4.000.000 02 28/11 TL phải trả CNV - TL trả NVQLDN - TL trả VNBH 642 641 9.867.000 9.977.000 04 28/11 BHXH phải trả CNV trong tháng 338 1.190.020 05 30/11 Khấu trừ lương khoản BHXH 3383 1.190.640 06 30/11 Tiền thưởng phải trả 431 1.777.112 07 30/11 Thanh toán lương cho CNV 111 15.712.782 Số phát sinh Dư cuối tháng 20.903.422 22.811.132 1.907.710 SỔ CÁI Tài khoản 338 Đơn vị tính: đồng Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu tháng 03 28/11 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ - Tính vào CPBH - Tính vào CPQLDN - Trừ vào lương 641 642 334 1.895.630 1.874.730 1.190.640 04 28/11 BHXH phải trả trong tháng 334 1.190.020 08 30/11 Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ 111 4.564.120 Cộng phát sinh Dư cuối tháng 5.754.140 793.140 4.961.000 PHẦN 3 HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH VÀ DV THU TUẤT Sau một thời gian thực tập tại Công ty, nghiên cứu bộ máy của Công ty nói chung cũng như bộ phận kế toán nói riêng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động, đi sâu nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, em xin đưa ra một số nhận xét đánh giá của mình nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. I. Nhận xét chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại cty Là một Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh,thương mại và xây dựng với một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn thì vấn đề trả lương cho người lao động là một vấn đề cần được quan tâm. Đi đôi với vấn đề này, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty đóng một vai trò quan trọng trong công tác kế toán của Công ty. Hiện nay, công tác kế toán tiền lương đã dần hoàn thiện và có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên bên cạnh đó không thể không kể đến một số nhược điểm mà kế toán tiền lương đang gặp phải. Hơn nữa trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại và phát triển Công ty cần đưa ra các giải pháp và chiến lược phát triển mới, phù hợp với điều kiện của mình. Với vai trò cung cấp nguồn thông tin trực tiếp cho các nhà quản trị, hệ thống kế toán của Công ty cần phải đảm bảo tính kịp thời và chính xác, trong đó công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty đóng một vai trò quan trọng. Do đó, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng là một công việc rất cần thiết, phù hợp với nhu cầu quản lý của Công ty. Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là phải đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ và các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, do mỗi doanh nghiệp lại có những đặc điểm kinh doanh khác nhau, bộ máy quản lý và phân công lao động cũng khác nhau vì vậy các giải pháp đưa ra phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, đồng thời cũng phải rất linh hoạt, tránh cứng nhắc, dập khuôn để phát huy vai trò của kế toán. Ngoài ra, các giải pháp đưa ra cũng phải đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi trong điều kiện của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Điều này đòi hỏi phải có một sự hiểu biết sâu sắc và nhận thức rõ ràng về hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm ngành nghề, đặc điểm lao động của mỗi doanh nghiệp. Nói tóm lại, các giải pháp đưa ra cần hội tủ đủ các yếu tố: tuân thủ các quy định của Pháp luật, phù hợp với đặc điểm của Công ty, linh hoạt và mang tính khả thi cao. Để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty, ta sẽ xem xét một số ưu nhược điểm trong bộ máy quản lý, trong bộ máy kế toán và đặc biệt trong phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1. Ưu điểm a. Về công tác quản lý tại Công ty Bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, hoạt động hiệu quả. Bộ máy quản lý này giúp cho Ban lãnh đạo trong việc quản lý điều hành công ty. Sự hiệu quả trong công tác quản lý của Công ty còn được thể hiên qua sự phân công lao động hết sức rõ ràng, cụ thể và khoa học giữa các phòng ban, bộ phận. Mỗi phòng ban có những chức năng riêng biệt, phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban khác. Các phòng ban được thiết kế hợp lý với chức năng và nhiệm vụ của Công ty. Bên cạnh đó Công ty còn lập riêng một Ban kiểm soát hoạt động độc lập, giám sát chặt chẽ việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn của Công ty. Đồng thời Ban kiểm soát còn đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty. b. Về tổ chức bộ máy kế toán Để tạo nên sự thành công của công tác kế toán phải kể đến công tác tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Phòng kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung là rất phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, giúp cho việc cập nhật chứng từ hàng ngày là nhanh chóng kịp thời và đảm bảo tính chính xác. Sử dụng mô hình này giúp kế toán trưởng giám sát được toàn bộ hoạt động của các nhân viên trong phòng, có sự đôn đốc với công tác kế toán. Với quy mô Công ty còn hạn chế, thì việc tổ chức bộ máy kế toán như vậy là gọn nhẹ, không cồng kềnh giúp tiết kiệm chi phí cho Công ty mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm việc. c. Về công tác tổ chức kế toán Công ty đã vận dụng quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 là phù hợp với đặc điểm của Công ty cổ phần. Công ty lựa chọn hình thức Nhật ký chung giúp cho việc vào sổ kế toán trở nên đơn giản, không phức tạp, tránh nhầm lẫn. Việc sử dụng các sổ chi tiết hạch toán cho từng đối tượng cụ thể là rất chi tiết, đảm bảo theo dõi chính xác các nghiệp vụ liên quan đến đối tượng đó, giúp kế toán trưởng nắm bắt tình hình kịp thời để từ đó đưa ra các biện pháp quản trị thích hợp. Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, đơn giản, gọn nhẹ và khá hoàn chỉnh với cách bố trí nhân lực hợp lý, trinh độ vững chắc về chuyên môn, tạo điều kiện cho việc hạch toán được tập trung nhằm cung cấp thông tin tài chính cho quản lý được nhanh chóng chính xác. Bộ máy kế toán được chia thành nhiều phần hành kế toán, tạo điều kiện cho các nhân viên tích lũy được kinh nghiệm, ý thức được tầm quan trọng của mình trong Công ty nói chung và trong phòng kế toán nói riêng. * Về tổ chức vận dụng chứng từ Công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định số 15. Hệ thống chứng từ này rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, dễ dàng cho việc ghi sổ, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh, nội dung ghi trên chứng từ. Kế toán Công ty đã tuân thủ đầy đủ quá trình luân chuyển chứng từ, bảo quản, kiểm tra và luân chuyển chứng từ. Chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh được quản lý chi tiết theo từng tháng, có đánh số thứ tự rõ ràng rất thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. * Về hệ thống tài khoản Hệ thống tài khoản của Công ty được vận dụng theo Quyết định số 15. Các tài khoản được mở chi tiết theo từng đối tượng, thuận tiện cho việc theo dõi số dư, tình hình công nợ của Công ty. * Về hệ thống sổ sách Hệ thống sổ sách của Công ty được vận dụng theo quyết định số 15 của Bộ Tài Chính. Theo quyết định này, Công ty có một hệ thống sổ sách đầy đủ, được lập đều đặn, đảm bảo cho việc theo dõi các nghiệp vụ phát sinh và thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra. d.Về Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương do đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực và chuyên môn đảm nhiệm nên đã đạt hiệu quả cao và khá hoàn thiện. Trước hết, để tạo nên sự hoàn thiện của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải kể đến sự phân công lao động hợp lý giữa phòng kế toán và phòng Hành chính tổng hợp. Với nhiệm vụ theo dõi tình hình nhân sự, số lượng lao động và thời gian lao động của từng nhân viên, tính lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên, phòng Hành chính tổng hợp đóng một vai trò không nhỏ trong công tác tiền lương tại Công ty. Hàng tháng, kế toán tiền lương thực hiện ghi sổ kế toán dựa trên bảng tính lương mà phòng Hành chính tổng hợp chuyển sang. Sự phân công công việc này phù hợp với chức năng của mỗi phòng ban, đem lại hiệu quả cao cho Công ty đồng thời đảm bảo chi trả lương kịp thời cho nhân viên, tạo tâm lý yên tâm khi làm việc cho nhân viên. 2. Một số hạn chế còn tồn tại a. Về tổ chức bộ máy kế toán Mặc dù đã có sự phân công công việc đối với từng phần hành kế toán tuy nhiên nhiều khi việc phân tách trách nhiệm giữa các nhân viên kế toán còn chưa rõ ràng, dẫn đến sự trùng lặp công việc. Có nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán ảnh hưởng đến tính độc lập khi hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Trong bộ máy kế toán hiện nay vẫn chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ, do vậy Ban quản lý của Công ty rất khó kiểm soát công tác kế toán trong thời gian dài để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của Công ty,giúp phát hiện những khuyết điểm trong bộ máy kế toán của mình. Khi mà quy mô đang mở rộng như hiện nay, với khối lượng vốn lớn, các nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều thì việc thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ là rất cần thiết. b. Về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Về cách trả lương cho nhân viên, đối với nhân viên hành chính được trả theo số tiền đã được thoả thuận trong hợp đồng lao động. Cách trả lương là đơn giản nhưng gây ra một số hạn chế đối với Công ty. Điều này dẫn đến ý thức lao động của nhân viên không cao. Người lao động không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả công việc mình làm vì dù làm thế nào họ cũng nhận được lương như trong hợp đồng. Theo quy định Công ty phải trích 6% vào lương của nhân viên, đây là phần mà nhân viên phải chịu. Xét về tài chính cách trích này không làm thay đổi tổng chi phí. Nếu trừ 6% vào thu nhập của người lao động thì kế toán lại ghi tăng chi phí tiền lương. Như vậy chi phí sẽ không thay đổi nhưng nếu làm như vậy sẽ không cho thấy được tổng thu nhập hàng tháng của nhân viên chính xác là bao nhiêu. Ngày nay trong giai đoạn thông tin- công nghệ , tất cả các thông tin phải nhanh, chính xác, thì mới kịp điều chỉnh, ra các quyết định thắng lợi trong cạnh tranh, cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế. Muốn vậy công tác hạch toán kế toán phải được tự động hoá thông qua các phần mềm kế toán thực hiện trên máy vi tính Người lao động do quá tập trung vào việc tăng năng suất lao động nên thường không chú ý nhiều đến chất lượng công việc. II. Hoàn thiện hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại cty Có thể nói trong công tác hạch toán kế toán các phần hành chủ yếu tại đơn vị mình, Công ty TNHH và DV Thu Tuất đã tuân thủ hầu hết các nguyên tắc kế toán cũng như các chế độ kế toán hiện hành. Trong thời gian tìm hiểu nghiên cứu về phần hành kế toán tiền lương tại Công ty em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau: 1. Cần hoàn thiện công tác tính lương Có thể nói sau khi tách ra hoạt động độc lập, Công ty đã áp dụng cách tính lương mới đơn giản hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên với cách tính lương này chưa đảm bảo trả lương công bằng so với sức lao động mà mỗi nhân viên đã bỏ ra. Công ty nên xây dựng một phần mềm chuyên dụng dùng để tính lương. Công ty nên xây dựng một cách tính lương mới mà trong đó, cần theo dõi thời gian lao động của nhân viên trong công ty chính xác hơn thông qua các phiếu đánh giá chất lượng công việc do các Trưởng phòng lập, theo dõi riêng cho từng dự án. Đối với đội ngũ kỹ sư tham gia giám sát thi công các dự án ở các khu vực xa trung tâm, cần áp dụng chế độ phụ cấp thích hợp nhằm khuyến khích tinh thần lao động cho mỗi nhân viên. 2 .Đối với cách trả lương cho nhân viên Công ty cần xem xét lại cách lương sao cho tối ưu và công bằng đối với năng lực của người lao động và hiệu quả làm việc của họ. Khi người lao động thấy được tiền lương mà họ nhân được xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra thì họ sẽ hăng say lao động, mang lại năng suất cao hơn. Đặc biệt do đặc điểm ngành nghề kinh doanh và trình độ của đội ngũ nhân viên nên Công ty cần chú ý tới cách trả lương cho họ. 3.Tỷ lệ trích các khoản trích theo lương vào chi phí Chi phí nhân công chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Chính vì vậy để tính toán chính xác kết quả kinh doanh thì Công ty cần phải hạch toán chính xác chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. Hơn nữa, nếu hạch toán đúng theo chế độ hiện hành nhân viên sẽ thấy được số tiền thực tế trong tháng mình làm ra chứ không chỉ là số tiền thực tế mà mình nhận được trong tháng là bao nhiêu, cho thấy rõ bản chất tiền lương. Hiện nay Tổng tiền lương trích vào chi phí = Tổng tiền lương thực lĩnh + thuế TNCN Công ty nên trích tổng tiền lương vào chi phí như sau: 1% lương theo hợp đồng(BHYT) Tổng tiền lương vào chi phí = Lương tháng thực lĩnh + Thuế TNCN 5% lương theo hợp đồng(BHXH) + + Kế toán sẽ định khoản như sau: Nợ TK 642: chi phí lương bộ phận quản lý Có TK 334 Khí trích các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT) kế toán sẽ ghi: Nợ TK 642: 15% lương theo hợp đồng bộ phận quản lý Nợ TK 334: 5% lương theo hợp đồng của bộ phận quản lý Có TK 3383: Tổng số BHXH phải trích Trích BHYT trong kỳ, kế toán sẽ định khoản Nợ TK 642: 2% lương theo hợp đồng bộ phận quản lý Nợ TK 334: 1% lương theo hợp đồng bộ phận quản lý Có TK 3384: Tổng số BHYT phải trích Đồng thời phản ánh đúng bản chất của thuế TNCN người lao động là khoản trừ vào thu nhập của nhân viên trong kỳ 4.Về vấn đề quản lý lương của người lao động Vấn đề quản lý lương của người lao động, cụ thể là việc theo dõi thời gian lao động của công nhân viên. Để tránh tình trạng tính sai lệch, không đúng thời gian lao động thực tế của cán bộ công nhân viên, ngoài việc theo dõi chặt chẽ ngày công đi làm qua " Bảng chấm công " Công ty cần theo dõi thêm số giờ làm việc của mỗi lao động. Nếu một lao động làm việc không đủ số giờ theo quy định thì thực hiện trừ công theo giờ và nếu người lao động làm thêm giờ thì nên lập thêm chứng từ “Phiếu báo làm thêm giờ” cùng mức thưởng hợp lý để thực hiện việc trả lương đúng đắn và khuyến khích người lao động tăng năng suất công việc. PHIẾU BÁO LÀM THÊM GIỜ Ngày Tháng Năm Họ và tên : Đơn vị công tác : Ngày tháng Công việc Thời gian làm thêm Đơn giá Thành tiền Ký nhận Từ giờ Đến giờ Tổng giờ Tổng cộng Người lập (Ký tên) Cuối tháng căn cứ vào phiếu báo làm thêm giờ của từng cán bộ công nhân viên, kế toán tiền lương sẽ quy đổi số giờ làm thêm ra ngày công bằng cách lấy tổng số giờ làm thêm chia cho 8. Nếu số ngày lẻ (dạng số thập phân) thì có thể làm tròn rồi đem bù trừ thời gian đó sang tháng sau. Làm được như vậy người lao động trong công ty sẽ được khuyến khích hơn vì lao động của họ ra được bù đắp thoả đáng. Công ty TNHH và DV Thu Tuất nói riêng. Để hoàn thiện được công tác trên Công ty phải thường xuyên có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với các quy định của nhà nước và với lợi ích của người lao động. Mặt khác mỗi người lao động trong công ty cũng nên cố gắng hết mình, nhiệt tình hăng say trong công việc để đưa công ty đi lên, phát triển vững vàng hơn. Đặc biệt là các cán bộ quản lý lao động, tiền lương và các nhân viên kế toán tiền lương trong công ty cần phải phát huy tính tự giác, cẩn thận và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để tránh những sai sót không đáng có khi hạch toán, nhằm đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho người lao động. Tóm lại công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Do đó việc hoàn thiện công tác này cần được Công ty đề cao xây dựng các điều kiện để thực thi. KẾT LUẬN Sau 3 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH và DV Thu Tuất đã có những thành công đáng kể. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các phòng ban cũng như quy chế nội bộ nghiêm ngặt của Công ty. Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ nhân viên kế toán giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm trong công việc. Chính nhờ sự hoạt động có hiệu quả của phòng kế toán, Công ty đã huy động được nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả nhất. Trong quá trình thực tập tại Cty em đã cố gắng tìm tòi và học hỏi nghiên cứu lý luận cũng như thực tế. E nhận thấy rằng quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp .Tổ chức hạch toán công tác tiền lương tốt sẽ giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian thực tập tại công ty em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ nhân viên trong công ty đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo của Thầy giáo Tiến sỹ Phạm Thành Long và kế toán trưởng của công ty nên em đã hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp với đề tài "Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH và DV Thu Tuất" Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Lý thuyết Hạch toán kế toán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân do Tiến Sỹ Nguyễn Thị Đông chủ biên - Nhà xuất bản Tài chính Tháng 11/1999. 2. Giáo tình Kế toán Công trong đơn vị hành chính sự nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân do PGS - Tiến sỹ Nguyễn Thị Đông chủ biên - Nhà Xuất bản Tài chính T5/2003 3. Giáo trình Kế toán Doanh nghiệp sản xuất - Trường Đại học Tài chính kế toán chủ tiên Tiến Sỹ Nguyễn Đình Đồ - Nhà xuất bản Tài chính Tháng 12/2000. 4. Giáo trình Kế toán tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6559.doc
Tài liệu liên quan