Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến tưng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ .) thì hạch toán cho đối tượng đó. Trong trường sử dụng nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể ghi trực tiếp cho từng đối tượng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ

doc82 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au : Nợ TK 621 - Kẹo cứng nhân dứa 285027000 Có TK 152 285027000 Khi đối chiếu với báo cáo vật tư về thực tế xuất dùng và định mức nguyên vật liệu, kế toán sẽ xác định được xí nghiệp sử dụng tiết kiệm được hay lãng phí nguyên vật liệu. - Nếu tiết kiệm thì phần nguyên vật liệu tiết kiệm được đơn vị sẽ được hưởng và Công ty mua lại của xí nghiệp (phần này đã ghi có ở bút toán trên) nên được hạch toán. Nợ TK 152 phần nguyên vật liệu tiết kiệm Có TK 336 (Chi tiết đơn vị sử dụng tiết kiệm) - Nếu đơn vị sử dụng quá định mức, khoản nguyên vật liệu vượt định mức coi như xí nghiệp vay của Công ty (khoản này thực tế đã sử dụng hết) và sẽ hạch toán. Nợ TK 136 (Chi tiết đơn vị sử dụng vượt định mức) Có TK 152 Phần nguyên vật liệu vượt định mức Song song với việc lập sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, kế toán nguyên vật liệu, căn cứ vào phiếu xuất kho cho các mục đích khác nhau, riêng xuất cho sản xuất trực tiếp thì sẽ căn cứ vào định mức để vào sổ chi tiết xuât vật liệu cho tất cả các mục đích đó. Số liệu tổng cộng trên sổ chi tiết vật liệu sẽ được thể hiện ở Bên có bảng tổng hợp phát sinh TK 152 để dùng vào bảng kê 4 (biểu số 13), Nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 14, 15) và bảng tính giá thành (biểu số 17). Các thông tin liên quan đến khoản mục chi phí NVLTT sẽ được theo dõi trên sổ cái TK 621 (biểu số 4). Loại sổ này được mở vào cuối mỗi tháng căn cứ vào tổng phát sinh bên có TK 621 trên NKCT số 7, và chi tiết số phát sinh bên nợ đối ứng với các TK khác. Biểu số 3 : Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152 nguyên liệu, vật liệu Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 111 - Tiền mặt 15200000 112 - Tiền gửi ngân hàng 65430000 136 - Phải thu nội bộ 9180000 138 - Phải thu khác 7953000 141 - Tạm ứng 5025000 142 - Chi phí trả trước 58631832 152 -Nguyên liệu, vật liệu 9724900 331 - Phải trả người bán 9606250000 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 150810000 336 - Phải trả nội bộ 1458200000 338 - Phải trả, phải nộp khác 3754000000 587580000 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7276450000 627 - Chi phí sản xuất chung 126061725 632 - Giá vốn hàng bán 698510000 641 - Chi phí bán hàng 82658500 642 - Chi phí quản lý 175500370 821 - Chi phí bất thường 2945854000 Tổng cộng 15064639900 11968379427 (*) Nợ TK 152 đối ứng với Có TK 152 xảy ra khi xuất kho bao bì đựng vật liệu sau đó lại được nhập vào kho vật liệu (Công ty coi bao bì là một loại nguyên vật liệu) b. Với sản phẩm phụ. Chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm phụ được hạch toán vào TK 621 - Chi tiết theo từng bộ phận sản xuất sản phẩm phụ, chi tiết tiểu khoản 6211 - Chi phí về nguyên vật liệu. Chi phí về công cụ dụng cụ cho sản xuất phụ loại phân bổ một lần tại Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng được hạch toán vào TK 621 nhưng chi tiết tiểu khoản 6212- Chi phí về công cụ dụng cụ. Khoản mục chi phí này, kế toán ghi vào bảng tính giá thành sản phẩm theo bút toán : Chi phí về nguyên vật liệu Nợ TK 621 (6211) Có TK 152 - Chi tiết vật liệu Chi phí về công cụ dụng cụ Nợ TK 621 (6212) Có TK 153 - Chi tiết công cụ dụng cụ. Ví dụ : Trong tháng 03/2002 với tổ sản xuất phụ “Tổ rang xay cà phê” kế toán tính ra được chi phí về nguyên vật liệu là 30400đ và chi phí về công cụ dụng cụ là 16200đ, kế toán ghi các khoản này vào Sổ cái TK 621, Bảng kê số 4, Bảng tính giá thành sản phẩm như sau : Nợ TK 621 (6211 - Tổ rang xay cà phê) : 30400 Có TK 152 : 30400 Nợ TK 621 (6212 - Tổ rang xay cà phê) : 16200 Có TK 153 Biểu số 4 : sổ cái TK 621 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng với Nợ tài khoản này Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Cộng TK 152 7276450000 TK 153 39740000 Cộng số phát sinh Nợ 7316190000 Cộng số phát sinh Có 7316190000 Số dư cuối tháng Nợ : Có : 2.2.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. a. Với sản phẩm chính. Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : - Chi phí tiền lương - Các khoản trích theo lương Với các khoản chi phí NCTT, kế toán chỉ theo dõi số tổng cộng và chi trả cho toàn bộ xí nghiệp. Còn việc tính trả lương cho từng người của xí nghiệp sẽ do nhân viên thống kê theo dõi tiền lương tại xí nghiệp thực hiện dựa trên bảng chấm công, Sổ theo dõi lao động bảng kê sản phẩm hoàn thành và Bảng đơn giá lương khoán Số liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí của toàn Công ty, kế toán theo dõi trên Bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Quá trình hạch toán chi phí NCTT như sau : * Hạch toán chi phí về lương. Khoản chi phí về “lương” tại Công ty bánh kẹo Hải Hà được hạch toán cho từng loại sản phẩm theo đơn giá tiền lương định mức đã được xây dựng cho từng loại sản phẩm đó và sản lượng thực tế của sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng trong kỳ. Cuối tháng, khi nhận được bảng quyết toán định mức lương của các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiến hành đối chiếu với Báo cáo kết quả sản xuất và định mức đã được xây dựng để xác định tính đúng đắn của Bảng quyết toán này. Mẫu quyết toán định mức lương thể hiện ở biểu số 5. Biểu số 5 : Bảng quyết toán định mức lương Tháng 07 năm 2002 Xí nghiệp kẹo TT Chủng loại sản phẩm SL (kg) G1 G2 G3 G4 G5 G6 Đ.G.L Lương (đ) 6 Kẹo cứng nhân cam 18500 55,34 850 18,5 9,5 8,7 5,3 947,34 17525790 7 Kẹo sữa mềm 25000 900 61,5 16 7,3 8,5 5 988,3 24957500 8 Kẹo cứng nhân dứa 40000 825 45,74 16,35 7,25 6,05 4,5 904,89 36195600 . Tổng cộng 635140 217598800 Trong đó : Cột Đ.G.L là đơn giá tiền lương định mức cho sản phẩm. Cột G1 là đơn giá lương công nhân sản xuất chính Cột G2 là đơn giá lương công nhân phục vụ Cột G3 là đơn giá lương lao động gián tiếp Cột G4 là đơn giá lương công nhân vệ sinh Cột G5 là đơn giá lương công nhân trực sớm Cột G6 là đơn giá lương công nhân dự phòng Đ.G.L = G1 + G2 + G3 + G4 + G5 + G6 Tất cả các đơn giá lương đều tính theo đồng/kh Cột lương là số tiền lương khoán cho từng loại sản phẩm trong kỳ. Lương = Sản lương * Đ.G.L Căn cứ vào bảng quyết toán định mức lương, kế toán tính và lập ra bảng thanh toán lương khoản cho từng xí nghiệp (biếu số 6) Biểu số 6 : Bảng thanh toán lương khoán Tháng 07 năm 2002 STT Chủng loại sản phẩm Sản lượng (kg) Đ.G.L (đ/kg) Lương (đ) . 6 Kẹo cứng nhân cam 18500 947,34 17525790 7 kẹo sữa mềm 25000 998,3 24957500 8 Kẹo cứng nhân dứa 40000 904,89 36195600 Cộng 635140 217598800 Ví dụ : Theo bảng quyết toán định mức lương và bảng thanh toán lương khoản thì khoản “lương”công ty phải trả cho xí nghiệp kẹo về sản phẩm kẹo cứng nhân dứa là 361956000đ khoản này sẽ được ghi vào cột “lương” dòng kẹo cứng nhân dứa theo bút toán. Nợ TK622 : Kẹo cứng nhân dứa 36195600 Có TK 334 36195600 Ngoài ra căn cứ vào mức phụ cấp của từng xí nghiệp do văn phòng theo dõi, tính toán và gửi lên phòng kế toán, kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức lương khoán sản phẩm. Phụ cấp phân bổ cho sản phẩm loại (i) = Tổng phụ cấp của XN sản xuất sản phẩm loại (i) x Chi phí lương khoán của SP loại (i) Tổng chi phí lương khoán của XN sản xuất sản phẩm loại (i) Ví dụ : Tháng 07/2002 văn phòng đã tính được tổng mức phụ cấp phải trả cho xí nghiệp kẹo là 26575000đ Tổng chi phí lương khoán của xí nghiệp kẹo là 217598800đ Chi phí lương khoán của sản phẩm kẹo cứng nhân dứa là 36195600đ Vậy theo công thức trên máy tính sẽ tính được khoản phụ cấp phân bổ cho kẹo cứng nhân dứa là 4420512đ. Kết quả này được ghi vào cột “phụ cấp” dòng “kẹo cứng nhân dứa” trong bảng phân bổ số 1 theo bút toán : Nợ TK 622 - Kẹo cứng nhân dứa 4420512 Có TK 334 4420512 - Các khoản khác là những chi phí trả cho công nhân (ngoài hai khoản lương và phụ cấp đã nêu ở trên) như tiền thưởng năng suất, tiền lĩnh ngày lễ, tết. Căn cứ vào báo cáo tập hợp các khoản khác của từng xí nghiệp, hoặc quyết định của Ban giám đốc công ty.kế toán sẽ tập hợp các khoản này theo từng xí nghiệp rồi tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoán của các loại sản phẩm đó. Khoản khác phân bổ cho sản phẩm loại (i) = Tổng các khoản khác của XN sản xuất sản phẩm loại (i) x Chi phí lương khoán của SP loại (i) Tổng chi phí lương khoán của XN sản xuất sản phẩm loại (i) Ví dụ : Tháng 07/2002 tổng các khoản khác phải trả cho xí nghiệp kẹo là 92615100đ theo công thức trên máy tính sẽ phân bổ cho kẹo cứng nhân dứa được 15405737đ. Khoản này sẽ được ghi vào dòng “kẹo cứng nhân dứa” cột “khác ” trong bảng phân bổ số 1 (biểu số 7) Như vậy, tổng chi phí về lương sẽ bao gồm ba khoản :Lương, phụ cấp và khoản khác. Với kẹo cứng nhân dứa tổng chi phí về lương là 56021849đ, khoản chi phí này sẽ được ghi vào cột “tổng cộng 334” dòng “kẹo cứng nhân dứa” của bảng phân bổ số 1 theo bút toán : Nợ TK622 - Kẹo cứng nhân dứa 56021849 Có TK334 56021849 * Hạch toán các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp sản xuất Theo chế độ hiện hành ngoài chi phí về tiền lương, Công ty còn phải trích vào chi phí NCTT các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo một tỷ lệ nhất định. BHXH được trích 15% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất BHYT được trích 2% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất KPCĐ được trích 2% tổng tiền lương thực tế của công nhân sản xuất Tiền lương cơ bản được tính cho từng xí nghiệp căn cứ vào mức lương tối thiểu do nhà nước quy định và hệ số lương cấp bậc của công nhân sản xuất trong xí nghiệp đó. Trên cơ sở đó, kế toán sẽ phân bổ các khoản trích theo lương này cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoán của công nhân trực tiếp sản xuất. Khoản trích BHXH, BHYT phân bổ cho từng sản phẩm loại (i) = Tổng BHXH, BHYT trích vào chi phí NCTT của XN sản xuất sản phẩm loại (i) x Chi phí lương khoán của SP loại (i) Tổng lương khoán của CNXN sản xuất sản phẩm loại (i) KPCĐ tính cho sản phẩm loại (i) = tiền lương thực tế sản phẩm loại (i)* 2% Ví dụ : Lương cơ bản của xí nghiệp kẹo trong tháng 07/2001 là 130869718đ Tổng chi phí lương khoán của xí nghiệp kẹo là 217598800đ Chi phí lương khoán của kẹo cứng nhân dứa là 36195600đ Tổng chi phí lương thực tế của công nhân sản xuất kẹo cứng nhân dứa là 56021849đ. Khi đó kế toán tính được Khoản trích BHXH vào chi phí NCTT của xí nghiệp kẹo là : 130869718 * 15% = 19630458đ BHXH phân bổ cho kẹo cứng nhân dứa máy tính sẽ tính được là 3265350đ số 3265350đ sẽ được ghi ở cột “BHXH” dòng “kẹo cứng nhân dứa” trong bảng phân bổ số 1 (biểu số 7). Khoản trích BHYT vào chi phí NCTT của xí nghiệp kẹo là 130869718 *2% = 2617394đ BHYT phân bổ cho kẹo cứng nhân dứa máy tính sẽ tính được theo công thức trên là 435380đ số 435380đ được ghi ở cột “BHYT” dòng “kẹo cứng nhân dứa” trong bảng phân bổ số 1. KPCĐ tính cho kẹo cứng nhân dứa sẽ là 56021849 x 2% = 1120437đ. Khoản này được ghi vào cột “KPCĐ” dòng “kẹo cứng nhân dứa” trong bảng phân bổ số 1 (biểu số 7). Các số liệu về các khoản trích theo lương này được phản ánh trên bảng phân bổ số 1 theo bút toán Nợ TK 622 - Kẹo cứng nhân dứa 4821167 Có TK 338 4821167 - 3382 1120437 - 3383 3265350 - 3384 435380 Số liệu về tiền lương và khoản trích theo lương của từng loại sản phẩm được ghi vào bảng tính giá thành sản phẩm Ví dụ : Số 56021849đ được ghi vào dòng “kẹo cứng nhân dứa” cột “Nợ TK622 đối ứng có TK334”. Số 4821167đ được ghi vào dòng “kẹo cứng nhân dứa” cột “Nợ TK 622 đối ứng có TK338”. Từ bảng phân bổ số 1, kế toán vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK 622 được dùng để theo dõi chung về chi phí NCTT của toàn công ty (xem biểu số 8). Biểu số 7 ngang Biểu số 8 : Sổ cái TK 622 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng với Nợ tài khoản này Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Cộng TK 334 783253201 TK 338 61655161 Cộng số phát sinh Nợ 884908362 Cộng số phát sinh Có 844908362 Số dư cuối tháng Nợ : Có : b. Với sản phẩm phụ Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm phụ được tiến hành tương tự như trong sản xuất sản phẩm chính. Kế toán sử dụng TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp, chi tiết cho từng bộ phận sản xuất phụ để hạch toán chi phí NCTT. Ví dụ : Trong tháng 07/2002 với tổ sản xuất phụ “tổ rang xay cà phê” kế toán tính được tổng chi phí về tiền lương là 377346đ và các khoản trích theo lương vào chi phí là 56121đ kế toán ghi khoản này vào bảng tính giá thành sản phẩm như sau : Nợ TK 622 - Tổ rang xay cà phê 433467 Có TK 334 : 377346 Có TK338 : 56121 2.2.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung a.Bới sản phẩm chính : Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi xí nghiệp ngoài hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp đã nêu ở trên. Tại công ty bánh kẹo Hải Hà, kế toán sử dụng TK627 - Chi phí sản xuất chung để hạch toán chi phí sản xuất chung. Với sản phẩm chính thì TK 627 được chi tiết theo từng xí nghiệp Xí nghiệp phụ trợ(TK627-Xí nghiệp phụ trợ): Công việc của xí nghiệp này là phục vụ cho công tác sản xuất chính của hai xí nghiệp bánh và kẹo. Và vì vậy mọi khoản chi phí phát sinh liên quan đến xí nghiệp nàu đều được hạch toán vào TK 627 -Xí nghiệp phụ trợ - sau đó phân bổ cho hai xí nghiệp Bánh và kẹo theo tiêu thức sản lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp Phụ trợ chủ yếu gồm : Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, dụng cụ, lương và các khoản trích theo lương nhân viên vào chi phí, khấu hao và chi phí khoán. Xí nghiệp Bánh và kẹo chủ yếu sản xuất sản phẩm chính cho Công ty bánh kẹo Hải Hà, những chi phí chung cho từng xí nghiệp sẽ được hạch toán vào TK627 - Xí nghiệp bánh hoặc 627 -Xí nghiệp kẹo. Chi phí SXC tại các xí nghiệp này bao gồm : Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao và chi phí khoán. Hai xí nghiệp Việt Trì và Nam Định hoạt động như hai nhà máy độc lập, lại ở xa Công ty nên bộ phận phục vụ cho sản xuất chính không được tách riêng mà nằm ngay trong nội bộ xí nghiệp. Các chi phí chung cho các xí nghiệp này được hạch toán vào TK627 -Xí nghiệp Việt Trì và TK627 - Xí nghiệp Nam Định. Chi phí SXC ở các xí nghiệp này bao gồm :Khấu hao TSCĐ, chi phí khoán và một số nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ đặc biệt công ty xuất trực tiếp xuống tận xí nghiệp. Chi phí khoản trong chi phí sản xuất chung chỉ có tính chất quản lý còn việc hạch toán vẫn theo số thực tế trên bảng kê chứng từ chi phí. * Hạch toán chi phí nhân viên xí nghiệp Chi phí nhân viên xí nghiệp được hạch toán vào bên nợ TK627 chỉ có ở xí nghiệp phụ trợ, còn chi phí lương nhân viên các xí nghiệp còn lại đã được hạch toán vào chi phí NCTT. Chi phí nhân viên xí nghiệp phụ trợ bao gồm : Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí SXC. Việc tính lương cho nhân viên xí nghiệp Phụ trợ được tiến hành tương tự như đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân viên xí nghiệp Phụ trợ được theo dõi và hạch toán trên bảng phân bổ số 1 theo bút toán : Nợ TK 627 (xí nghiệp Phụ trợ) Có TK 334 Nợ TK 627 (xí nghiệp phụ trợ) Có TK 338 Ví dụ : Tháng 03/2002 trong bảng phân bổ số 1 kế toán hạch toán Nợ TK627 (xí nghiệp phụ trơ ) :13854100 Có TK 334 :13854100 Và bút toán : Nợ TK 627 (xí nghiệp Phụ trợ) : 4012400 Có TK 338 : 4012400 Chi phí nhân viên xí nghiệp Phụ trợ từ bảng phân bổ số 1 sẽ được kế toán ghi vào sổ chi tiết nợ TK627 (xem biểu số 10) * Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng Khi xuất vật liệu, phụ tùng lắp thêm, phụ tùng thay thế, thiết bịnhằm hoàn thiện kỹ thuật sản xuất hoặc phục vụ cho sản xuất chung thì kế toán sẽ tập hợp các khoản này theo từng xí nghiệp sử dụng. Riêng tiền điện, tiền nước ở xí nghiệp Bánh và xí nghiệp Phụ Trợ nằm ngay cạnh công ty nên Công ty trực tiếp chi trả, kế toán không hạch toán khoản này như chi phí dịch cụ mua ngoài mà hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất chung thông qua TK152 -Nguyên vật liệu.Máy tính sẽ tự động nhặt các khoản này ra để hạch toán vào TK627 -chi phí sản xuất chung (với hai xí nghiệp Việt Trì và Nam Định thì chi phí về tiền điện nước sẽ được hạch toán theo số thực dùng trong khoản mục chi phí sản xuất chung (khoán cho từng xí nghiệp). Các khoản chi phí này nằm ngoài mức khoán và được hạch toán trong sổ chi tiết nợ TK627 theo bút tóan . Nợ TK627 Có TK152 (chi tiết loại nguyên vật liệu) Nếu là xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất chung thì kế toán sẽ hạch toán trong sổ chi tiết nợ TK627 như sau : Nợ TK 627 Có TK153 (chi tiết loại công cụ dụng cụ) Căn cứ để ghi các bút toán trên là các phiếu xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho các xí nghiệp sử dụng : Ví dụ : Tháng 07/2002 trị giá nguyên vật liệu xuất cho sản xuất chung ở xí nghiệp kẹo là 92785000đ, kế toán ghi trong sổ chi tiết nợ TK627 Nợ TK627 (xí nghiệp kẹo) 92785000 Có TK 152 92785000 Trị giá công cụ dụng cụ xuất dùng ở xí nghiệp kẹo là 61000đ, kế toán ghi trong sổ chi tiết nợ TK627. Nợ TK 627 (xí nghiệp kẹo) 61.000 Có TK153 61000 Từ các phiếu xuất công cụ dụng cụ kế toán sử dụng để tổng cộng số liệu để phản ánh trên bên có Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 153 - Công cụ dụng cụ. Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 153 (biểu số 9) sẽ được dùng vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7. Biểu số 9 : Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản TK153 công cụ dụng cụ Tài khoản đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có 331 - Phải trả người bán 25670500 142- Chi phí trả trước 5657540 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3974000 627 - Chi phí sản xuất chung 3762739 641- Chi phí bán hàng 9962500 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 3091500 Tổng 25670500 26449179 Biểu số 10 Sổ chi tiết nợ TK627 Tháng 07 năm 2002 STT Mã đơn vị Tên đơn vị TK đối ứng Số tiền 1 NB4 Xí nghiệp Phụ trợ 152 23281418 2 NB4 Xí nghiệp Phụ trợ 153 3294965 3 NB4 Xí nghiệp Phụ trợ 214 8139535 4 NB4 Xí nghiệp Phụ trợ 334 13854100 5 NB4 Xí nghiệp Phụ trợ 338 4012400 6 NB4 Xí nghiệp Phụ trợ 331 4069767 7 NB4 Tổng 56652185 8 NB2 Xí nghiệp kẹo 152 92785000 9 NB2 Xí nghiệp kẹo 153 61000 10 NB2 Xí nghiệp kẹo 214 288708657 11 NB2 Xí nghiệp kẹo 336 35986000 12 NB2 Xí nghiệp kẹo 331 34541619 13 NB2 Tổng 452082276 14 NB9 Xí nghiệp bánh 152 1667617 15 NB9 Xí nghiệp bánh 153 406774 16 NB9 Xí nghiệp bánh 214 222347195 17 NB9 Xí nghiệp bánh 336 8329437 18 NB9 Xí nghiệp bánh 331 106994330 19 NB9 Tổng 339745353 20 NB32 Rang xay càphê (XN kẹo) 336 24573273 21 NB19 Gia công hộp XN bánh 336 2140000 22 Tổng 26713273 23 Tổng cộng 875193087  * Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ TSCĐ của Công ty bánh kẹo Hải Hà được phân loại theo từng nguồn, từng nhóm để tiện theo dõi và quản lý. Tuy nhiên, để phục vụ cho công tác tập hợp CPSX (phần chi phí khấu hao TSCĐ) TSCĐ lại được phân loại theo nơi sử dụng. Hiện nay, TSCĐ cho sản xuất của Công ty được phân thành hai nhóm. -Nhóm TSCĐ của xí nghiệp Phụ trợ - Nhóm TSCĐ của 4 xí nghiệp còn lại TSCĐ được phân nhóm như trên là do TSCĐ của xí nghiệp Phụ trợ ít, dễ theo dõi, chi phí SXC của xí nghiệp lại được phân bổ cho hai xí nghiệp bánh và kẹo. TSCĐ của bốn xí nghiệp còn lại rất nhiều, giá trị lớn và chỉ phục vụ cho sản xuất sản phẩm chính. Hiện nay, Công ty đang trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao trích hàng năm của từng TSCĐ trong Công ty được trích như sau : Mức khấi hao phải trích hàng năm của TSCĐ (i) của TSCĐ (i) = Nguyên giá TSCĐ (i) Thời gian sử dụng TSCĐ (i) tính bằng năm Trên cơ sở mức khấu hao trích hàng năm đã được tính, kế toán xác định mức khấu hao phải trích hàng tháng của từng TS. Mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ (i) = Mức khấu hao phải trích hàng năm 12 Do việc phân thành hai nhóm TSCĐ như trên, kế toán sẽ tính riêng được khấu hao của TSCĐ ở xí nghiệp Phụ trợ và tổng khấu hao ở 4 xí nghiệp còn lại. Tổng mức khấu hao ở xí nghiệp Phụ trợ sẽ được hạch toán vào TK 627 - Xí nghiệp Phụ trợ. Tổng mức khấu hao của 4 xí nghiệp còn lại sẽ được phân bố cho từng xí nghiệp theo tiêu thức số lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra. Mức khấu hao TSCĐ phân bổ cho XN (i) hàng tháng = Tổng mức khấu hao của 4 xí nghiệp trong tháng x Số lượng sản phẩm thực tế của XN (i) trong tháng Tổng sản lượng thực tế của 4 xí nghiệp trong tháng Ví dụ : Tháng 7/2002. Tổng mức khấu hao của TSCĐ dùng cho sản xuất tại 4 xí nghiệp trong tháng là 519195387đ. Tổng sản lượng thực tế của 4 xí nghiệp là 1354000kg. Sản lượng thực tế của xí nghiệp kẹo tháng 7/2002 là 635140kg Máy tính sẽ tính được mức khấu hao phân bổ cho xí nghiệp kẹo là 243546350đ, khoản này được hạch toán trong Sổ chi tiết Nợ TK 627. Nợ TK 627 - Xí nghiệp kẹo 243546350 Có TK 214 243546350 * Hạch toán các khoản chi phí theo dự toán vào chi phí sản xuất chung trong kỳ. Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất chung gồm những khoản chi phí trả trước. Những khoản chi phí trả trước ở Công ty bao gồm những khoản chi phí như : chi phí sửa chữa lớn phát sinh được phân bổ dần vào các bộ phận sử dụng như vật tư, trùng tu, sửa chữa đường cáp trạm điện hay sửa chữa nhỏ như trục in, máy túi kẹo. Công việc sửa chữa tại Công ty bánh kẹo Hải Hà hầu hết là thuê ngoài thực hiện theo hai hình thức hoặc khoán toàn bộ công việc hoặc khoán tiền công và cung cấp nguyên vật liệu. Công ty không có kế hoạch trích trước vào chi phí sản xuất để bù đắp khi nó xảy ra. Vì vậy toàn bộ chi phí sửa chữa sẽ được tập hợp vào TK 142- Chi phí trả trước. Sau đó sẽ được phân bổ dần vào chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan khác, các chi phí cho công việc sửa chữa sẽ được kế toán tập hợp vào Bảng kê số 6. Việc phân bổ chi phí này căn cứ vào lợi nhuận ước tính trong tháng (căn cứ chủ yếu vào mức sản lượng làm ra nhiều hay ít). Nếu tháng nào sản lượng làm ra nhiều, việc phân bổ chi phí không làm giá thành tăng quá cao so với định mức thì việc phân bổ không được tiến hành. Ngược lại, nếu sản lượng ít thì việc phânbổ không được tiến hành mà phải chờ đến tháng có sản lượng sản xuất nhiều mới phân bổ. Chi phí sửa chữa được tập trung cho tất cả các xí nghiệp và được phân bổ cho các xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng tấn sản phẩm. Khoản chi phí này được hạch toán trên Sổ chi tiết Nợ TK 627, theo bút toán : Nợ TK 627 Có TK 142 Trong tháng 7/2002 do không phải mùa sản xuất, sản phẩm tiêu thụ chậm, mức sản lượng thấp nên chi phí sửa chữa không được phân bổ vào chi phí sản xuất chung. * Hạch toán các chi phí khác Về các khoản chi phí chung mà Công ty khoán cho từng xí nghiệp thì việc hạch toán, kế toán sử dụng TK 336 - Chi tiết theo từng xí nghiệp. Với các chi phí khoán này từ Bảng kê chứng từ chi phí kèm theo các chứng từ gốc kế toán sẽ hạch toán vào Sổ chi tiết Nợ TK 627 Nợ TK 627 - Chi tiết theo từng xí nghiệp Có TK 336- Chi tiết theo từng xí nghiệp Ví dụ : Trong tháng 7/2002 tổng chi phí khoán của xí nghiệp kẹo là 35986000đ, kế toán ghi khoản này trong Sổ chi tiết Nợ TK 627 như sau : Nợ TK 627 - Xí nghiệp kẹo 35986000 Có TK 336 - Xí nghiệp kẹo 35986000 Với một số khoản chi phí phát sinh có tính chất bất thường mà Công ty không khoán hoặc khoán sẽ không hiệu quả thì việc hạch toán chi phí này kế toán ghi trong Sổ chi tiết Nợ TK 627 Nợ TK 627 - Chi tiết theo từng xí nghiệp Có TK 111, 112, 331 * Phân bổ chi phí sản xuất chung. Vì chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng nên không thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm được nên sau khi đã tập hợp theo từng xí nghiệp, kế toán phải phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng theo tiêu thức thích hợp. - Với chi phí SXC đã được tập hợp vào TK 627 (Chi tiết xí nghiệp phụ trợ) kế toán phân bổ chi phí này cho hai xí nghiệp Bánh và kẹo theo tiêu thức sản lượng thực tế sản xuất. Chi phí SXC của XN phụ trợ phân bổ cho XN kẹo (bánh) = Chi phí SXC ở XN phụ trợ x Sản lượng thực tế XN kẹo (bánh) SLTT XN kẹo + SLTT XN bánh Ví dụ : Tổng chi phí SXC của xí nghiệp phụ trợ tháng 07/2002 là 56652185đ Sản lượng thực tế của xí nghiệp kẹo là 635140kg Sản lượng thực tế của xí nghiệp bánh là 292500kg Khi đó máy tính sẽ tính được chi phí SXC xí nghiệp phụ trợ phân bổ cho xí nghiệp kẹo là 38788828đ. Chi phí SXC của XN phụ trợ phân bổ cho XN kẹo (bánh) = 56652185 x 635140 = 38788828đ 635140 + 292500 - Các chi phí SXC sau khi được tập hợp và phân bổ theo từng xí nghiệp sẽ được phân bổ cho các loại sản phẩm chính theo sản lượng thực tế sản xuất trong tháng. Chi phí SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm (i) của XN kẹo (bánh) = Chi phí SXC của XN phụ trợ phân bổ cho XN kẹo (bánh) + Chi phí SXC của XN kẹo (bánh) x Số lượng SP (i) Sản lượng thực tế của XN kẹo (bánh) Ví dụ : Tổng chi phí SXC của xí nghiệp kẹo là 452082276đ Chi phí SXC của xí nghiệp phụ trợ phân bổ cho xí nghiệp kẹo là 38788828đ. Chi phí SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm (i) của XN kẹo (bánh) = 38788828 + 452082276 x 40.000 = 30914199đ 635140 Vậy máy tính sẽ tính được chi phí SXC phân bổ cho kẹo cứng nhân dứa là 30914199đ, khoản này sẽ được phản ánh ở Bảng tính giá thành sản phẩm tại dòng “kẹo cứng nhân dứa” cột “Phân bổ 627” Tại hai xí nghiệp Việt Trì và Nam Định, chi phí SXC cũng được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản lượng thực tế. Chi phí SXC của XN Nam Định (Việt Trì) phân bổ cho sản phẩm i = Chi phí SXC ở XN Nam Định (Việt Trì) x Số lượng sản phẩm loại i Sản lượng thực tế củ XN Nam Định (Việt Trì) Sổ chi tiết nợ TK627 dùng để theo dõi chung về toàn bộ chi phí SXC của Công ty (bao gồm cả sản xuất chính và sản xuất phụ). Từ sổ chi tiết nợ TK627, kế toán vào sổ tổng hợp nợ TK 627 (biểu số 11) số liệu trên sổ tổng hợp nợ TK 627, kế toán vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7. Biểu số 11 Sổ tổng hợp nợ TK627 Tháng 07 năm 2002 STT Tài khoản đối ứng Số tiền 1 152 11734035 2 153 3762739 3 214 519195387 4 331 145605716 5 334 13854100 6 336 71028710 7 338 4012400 8 Tổng cộng 875193087 Sổ cái TK627 (biểu số 12) sẽ được mở để theo dõi chung toàn bộ các thông tin về chi phí sản xuất chung của toàn Công ty. Biểu số 12 Sổ cái TK627 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng với Nợ tài khoản này Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Cộng TK 142 TK 152 117734035 TK 153 3762739 TK214 51919387 TK331 145605716 TK334 13854100 TK336 71028710 TK338 4012400 Cộng số phát sinh nợ 875193087 Cộng số phát sinh có 875193087 Số dư cuối tháng nợ Có : b. Với sản phẩm phụ. Chi phí SXC cho sản xuất sản phẩm phụ bao gồm các chi phí khoán và các chi phí về dịch vụ, các yếu tố cần thiết mua ngoài. Chi phí SXC cho sản xuất sản phẩm phụ được theo dõi trên Sổ chi tiết Nợ TK 627 theo bút toán : Nợ TK 627 (Chi tiết bộ phận sản xuất phụ) Có TK 336 (chi tiết từng xí nghiệp) Có TK 111, 112, 331 Ví dụ : Trong tháng 7/2002, kế toán hạch toán chi phí SXC cho sản phẩm phụ Nợ TK 627- Tổ rang xay cà phê 32400 Có TK 336 - Xí nghiệp kẹo 32400 Từ bảng phân bổ tiền lương, chi phí PS TK 152 kế toán lập bảng kê số 4 (biểu số 13) và NKCT số 7 (biểu số 14, 15) 2.2.3.4. Tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Các chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã được hạch toán. Kế toán tổng hợp các chi phí trên vào bên Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp (chi tiết từng phân xưởng, từng sản phẩm ) Nợ TK 154 Có TK 621 - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng) Nợ TK 154 Có TK 622 - Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm Nợ TK 154 Có TK 627 Sau khi đã kết chuyển, kế toán sẽ lập sổ cái TK 154 (biểu số 16) và tổng hợp số liệu vào bảng tính giá thành sản phẩm (biểu số 17) Biểu số 17 : Sổ cái Tài khoản 154 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng với Nợ tài khoản này Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Cộng TK 155 15762438 TK 621 7296186438 TK 622 139908362 TK627 875193087 Cộng số phát sinh nợ 8311287887 Cộng số phát sinh có 8311287887 Số dư cuối tháng Nợ : Có : 2.2.3.5. Đánh giá sản phẩm dở dang. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty theo kiểu giản đơn, liên tục, khép kín và có quy trình sản xuất ngắn nên khi kết thúc ca máy là khi sản phẩm hoàn thành. Do vậy không có sản phẩm dở dang. 2.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 2.2.4.1. Đối tượng tính giá thành. Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất mà Công ty bánh kẹo Hải Hà đã xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm kể cả sản phẩm chính cũng như sản phẩm phụ. 2.2.4.2. Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành. Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hiệu quả của chỉ tiêu giá thành nên Công ty bánh kẹo Hải Hà xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng. Đơn vị tính giá thành ở Công ty bánh kẹo Hải Hà là đồng/kg đối với tất cả các sản phẩm chính, còn đối với sản phẩm phụ thì tuỳ từng loại sản phẩm mà có đơn vị tính giá thành cho phù hợp. Ví dụ : Với sản phẩm phụ là hộp do tổ cắt hộp làm thì đơn vị tính giá thành là đồng/hộp, với sản phẩm cà phê rang xay do tổ rang xay cà phê làm thì đơn vị tính giá thành lại là đồng/kg. 2.2.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Do sản phẩm của Công ty được sản xuất theo quy trình công nghệ giản đơn, khép kín từ khi bỏ nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành nửa thành phẩm chuyển ngay sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến nên kế toán chọn phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho từng loại bánh, kẹo. Do không có sản phẩm dở dang nên mọi chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính cho sản phẩm hoàn thành. Vì vậy, giá thành sản phẩm sẽ được tính theo công thức : Z = C Trong đó : Z : Tổng giá thành sản phẩm z : Giá thành đơn vị sản phẩm C : Tổng chi phí sản xuất trong kỳ Q : Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Công thức trên tính cho cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ Việc tính giá thành sản phẩm chính và phụ được tính hoàn toàn trên máy và thể hiện trên bảng tính giá thành sản phẩm (biểu số 17) Lưu ý : Với sản phẩm phụ mà nhận làm theo hợp đồng đã sản xuất trong kỳ nhưng chưa giao cho khách hàng thì kế toán tại Công ty vẫn treo phần đó trên dư nợ TK 154 để kỳ sau mới ghi giá vốn, phần này đã hoàn thành và được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Sản phẩm phụ hoàn thành nhập kho, kế toán ghi vào sổ nhập kho nguyên vật liệu. Nợ TK 152 Có TK 154 (Chi tiết theo từng bộ phận sản xuất phụ) Sản phẩm phụ hoàn thành bán trực tiếp cho khách hàng trong kỳ kế toán ghi vào sổ giá vốn. Nợ TK 632 Có TK 154 (Chi tiết theo từng bộ phận sản xuất phụ) Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. 3.1.1. Ưu điểm Là một doanh nghiệp sản xuất nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu công việc quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán kế toán của Công ty. Hơn nữa số loại sản phẩm của Công ty nhiều, lại bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ nên khiến cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm càng trở lên khó khăn hơn. Tuy nhiên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ, cung cấp đầy đủ các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách kịp thời. Kế toán Công ty bánh kẹo Hải Hà đã đánh giá đúng mức tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó mà việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành đều đặn hàng tháng sát với thực tế. Nhờ đó các thông về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã được cung cấp cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Việc Công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí theo từng loại sản phẩm là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty. Do đó đảm bảo tập hợp chi phí một cách chính xác, đầy đủ của thông tin. Đối tượng tính giá thành được xác định theo từng loại sản phẩm là hoàn toàn phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Điều này làm giảm nhẹ khối lượng công việc tính giá thành mà vẫn đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của thông tin. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty bánh kẹo Hải Hà được xác định là phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm đúng như đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã định. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty là không có sản phẩm dở dang, một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng có sự khác biệt về thời gian nên kế toán đã xác định phương pháp tính giá thành phù hợp là phương pháp giản đơn. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành như trên đã thể hiện được tính khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Kế toán sử dụng tối đa phương pháp trực tiếp, mặt khác cácđịnhmức được xây dựng là căn cứ tốt cho việc phân tích các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc xây dựng được hệ thống định mức chi phí cho từng loại sản phẩm thể hiện được những tiến bộ trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm đạt được các mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Tại các xí nghiệp đều có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thống kê về tình hình sử dụng vật tư, tài sản đồng thời lập các báo cáo về tình hình thực hiện các định mức chi phí đã xây dựng nhằm hoàn thiện hệ thống định mức trong các kỳ tiếp theo. Như vậy, nhìn chung việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. 3.1.2. Nhược điểm. Về chi phí nguyên vật liệu : Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu theo định mức tại Công ty bánh kẹo Hải Hà là chưa hợp lý vì chưa phản ánh đúng chi phí nguyên vật liệu thực tế cho sản xuất sản phẩm. Việc tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu, kế toán không sử dụng Bảng phân bổ số 2 - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà phản ánh vào bên Có Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152. Về chi phí nhân công trực tiếp : Trong đơn giá tiền lương định mức đã bao gồm chi phí lương của nhân viên phân xưởng và vì vậy việc hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng vào chi phí NCTT là chưa hợp lý. Về chi phí sản xuất chung. - Chi phí về công cụ dụng cụ trong sản xuất sản phẩm phụ được hạch toán vào TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khoản chi phí này tuy rất nhỏ song vẫn là điều không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. - Chi phí khấu hao TSCĐ : mặc dù có máy tính hỗ trợ trong việc thống kê TSCĐ, nhân viên kế toán TSCĐ vẫn chưa tách biệt TSCĐ vẫn chưa tách biệt được TSCĐ của từng xí nghiệp moọt nên khấu hao TSCĐ được tính trên cơ sở phân chia TSCĐ sử dụng cho sản xuất thành hai nhóm (nhóm 1 cho xí nghiệp phụ trợ và nhóm 2 cho 4 xí nghiệp còn lại). Sau đó chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ cho các xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng tấn sản phẩm. Điều này mất đi sự chính xác trong việc xác định hiệu quả của từng xí nghiệp. - Về chi phí điện nước mua ngoài ở ba xí nghiệp tại Hà Nội, hiện nay kế toán vẫn hạch toán qua tài khoản 152 - Nguyên vật liệu sau đó đưa sang TK 627 - Chi phí sản xuất chung là không phù hợp vì thực chất chi phí này do Công ty mua ngoài sử dụng cho sản xuất sản phẩm nên phải được hạch toán như khoản chi phí dịch vụ mua ngoài. - Việc phân bổ chi phí SXC ở xí nghiệp phụ trợ cho hai xí nghiệp bánh và xí nghiệp kẹo theo tiêu thức sản lượng sản xuất của mỗi xí nghiệp là không hợp lý. Vì xí nghiệp Phụ trợ phục vụ cho các xí nghiệp này không phải trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, không tỷ lệ với khối lượng sản phẩm sản xuất ra mà xí nghiệp phụ trợ chủ yếu thực hiện các công việc sửa chữa nhỏ, lắp đặt các thiết bị cho hai xí nghiệp theo nhu cầu thực tế phát sinh. - Chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp đều được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sản phẩm. Sở dĩ như vậy, bởi công ty cho rằng sản phẩm nào có sản lượng nhiều thì chi phí sản xuất chung dành cho nó sẽ cao điêù này cũng có thể đúng nêú như tính chất và đặc điểm sản xuất, dây chuyền, công nghệ của các sản phẩm là giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải như vậy, dây chuyền sản xuất của Công ty có rất nhiều loại máy móc của nhiều nước khác nhau và nhiều khi không có sự đồng bộ trên từng một dây chuyền. Sự tiêu hao các yếu tố chi phí sản xuất chung của các sản phẩm là khác nhau nên khi phân bổ như vậy giá thành chi tiết sản phẩm đã mất đi sự chính xác. Như vậy căn cứ vào các tồn tại đã nêu trên thì việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty bánh kẹo Hải Hà là rất cần thiết. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành taị Công ty bánh kẹo Hải Hà. ý kiến 1 : Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hiện nay việc hạch toán chi phí NVLTT theo định mức tại Công ty là chưa hợp lý vì nếu hạch toán theo định mức thì khoản chi phí này không phản ánh đúng như chi phí NVL thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm. Hơn nữa hiện nay công ty hạch toán theo định mức nguyên vật liệu đã xây dựng cho từng loại sản phẩm, công việc này bắt đầu làm vào cuối tháng sau khi nhận được báo cáo vật tư do xí nghiệp gửi lên, điều này không phù hợp với thực tế hàng ngày Công ty đều có xuất vật liệu cho sản xuất sản phẩm nhưng không ghi ngay vào chi phí cho khoản vật liệu đó. Vậy trong thời gian tới, để việc xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu vẫn phát huy tác dụng trong việc khuyến khích lao động mà vẫn đảm bảo khoản chi phí này vẫn phản ánh đúng thực chất chi phí bỏ ra thì kế toán tiến hành như sau : - Khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kế toán tập hợp ngay cho từng đối tượng theo số thực dùng. - Vào cuối tháng, sau khi đối chiếu với các báo cáo vật tư của từng xí nghiệp, kế toán sẽ tập hợp ngay cho từng đối tượng theo số thực dùng. Trong bảng tổng hợp phát sinh TK152 -Nguyên vật liệu và bảng tổng hợp phát sinh TK153 -Công cụ dụng cụ hiện nay của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Bênh có các bảng tổng hợp này dùng để theo dõi tổng hợp việc xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dòng TK 621 vẫn chưa được chi tiết cho từng loại sản phẩm. Vì vậy không thể sử dụng bên có các bảng tổng hợp này để vào bảng tính giá thành sản phẩm, thay vào đó kế toán phải vào bảng tính giá thành sản phẩm từ đó các số liệu trên các sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Dòng TK627 cũng không được kế toán chi tiết cho từng xí nghiệp về chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mà các xí nghiệp đã dùng nên bảng tổng hợp TK152 và 153 cũng không sử dụng vào sổ tổng hợp TK627 theo từng xí nghiệp. Trong thời gian tới, Công ty nên mở bảng phân bổ số 2 -Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (biểu số 18), điều này vừa phù hợp với chế độ, vừa đảm bảo cung cấp lượng thông tin đầy đủ nhất, tiện lợi cho việc ghi sổ sách. Biểu số 18 Mẫu bảng phân bổ số 2 Bảng phân bổ nguyên vật liệu Công cụ , dụng cụ Tháng.năm STT Ghi có các TK Đối tượng sử dụng (Ghi nợ các TK TK152 TK153 1 2 3 4 1 TK621 -Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sản phẩm a Sản phẩm b . 2 TK627 - Chi phí sản xuất chung Xí nghiệp kẹo Xí nghiệp bánh 3 TK641 - Chi phí bán hàng 4 TK642 - CHi phí quản lý doanh nghiệp 5 TK138 -Phải thu khác 6 Cộng ý kiến 2 : Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Ta nhận thấy : Trong đơn giá lương định mức của từng loại sản phẩm được xây dựng đã bao gồm cả lương của bộ phận gián tiếp - nhân viên phân xưởng, nhân viên vệ sinhNhư vậy, việc hạch toán chi phí lương nhân viên phân xưởng ( trừ lương nhân viên xí nghiệp phụ trợ) vào TK 622 là điều chưa hợp lý. Nên chăng, trong thời gian tới kế toán Công ty nên hạch toán chi phí lương của các nhân viên xí nghiệp vào TK 627 để đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. ý kiến 3 : Hoàn thiện chi phí sản xuất chung * Với chi phí vật liệu Riêng tiền điện, nước mua ngoài tại các xí nghiệp bánh, kẹo, Phụ trợ hiện nay kế toán hạch toán qua TK 152 coi như chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất chung là điều không hợp lý vì thực chất đây là khoản chi phí dịch vụ mua ngoài nên phải được hạch toán như một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài. * Với chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ của 4 xí nghiệp được tính toán và phân bổ cho từng xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng của từng xí nghiệp là điều không hợp lý vì TSCĐ ở mỗi xí nghiệp là không giống nhau, nhập từ các nước khác nhau, nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng khác nhaunên chi phí sử dụng tài sản đó là khác nhau thậm chí để sản xuất ra một tấn kẹo cứng nhân dứa thì thời gian sử dụng máy sẽ khác khi sử dụng máy đó để sản xuất một loại kẹo khác. Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp sản xuất lớn và vì vậy số lượng TSCĐ nhiều, khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ lớn trong tổng chi phí của xí nghiệp, nên phân bổ không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự đúng đắn của chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Mặt khác hiện nay công ty vẫn chưa sử dụng Bảng phân bổ số 3 - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ nên việc theo dõi riêng về chi phí khấu hao TSCĐ còn gặp nhiều khó khăn, khối lượng tính toán lớn. Nếu mở bảng phân bổ số 3 này thì việc hạch toán khoản mục khấu hao TSCĐ sẽ trở lên dễ dàng hơn tạo điều kiện tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm. Vậy trong thời gian tới các khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất kế toán cần phải thực hiện các công việc sau : - Xác định rõ TSCĐ được sử dụng ở xí nghiệp nào. Điều này hoàn toàn có thể làm được vì các xí nghiệp là độc lập và TSCĐ của từng xí nghiệp được sử dụng riêng rẽ. Với chi phí khấu hao TSCĐ của từng xí nghiệp, kế toán nên phân bổ cho từng loại sản phẩm theo thời gian sử dụng máy. Chỉ tiêu giá thành sản phẩm sẽ hoàn thiện hơn nếu chi phí khấu hao được tính toán và phân bổ một cách chính xác cho từng loại sản phẩm. * Về phân bổ chi phí sản xuất của xí nghiệp Phụ trợ Hiện nay, toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh tại xí nghiệp Phụ Trợ đều được hạch toán vào TK 627 - Xí nghiệp Phụ Trợ, sau đó đến cuối tháng kế toán phân bổ cho hai xí nghiệp Bánh và Kẹo theo tiêu thức sản lượng sản xuất trong kỳ. Điều này không hợp lý vì hoạt động của xí nghiệp Phụ Trợ chủ yếu phát sinh do nhu cầu thực tế của từng xí nghiệp Bánh và Kẹo. Để hoàn thiện hơn việc phân bổ chi phí sản xuất và Xí nghiệp Phụ Trợ cho hai xí nghiệp Bánh và Kẹo, kế toán Công ty nên có sự theo dõi chi tiết chi phí phát sinh ở xí nghiệp Phụ Trợ theo từng hoạt động trong tháng phục vụ trực tiếp, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được để phục vụ cho việc hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm chính xác hơn nữa. * Về việc phân bổ chi phí điện, than, dầu trong 4 xí nghiệp Bánh,Kẹo, Nam Định, Việt Trì. Do mức tiêu hao năng lượng của mỗi sản phẩm trong một xí nghiệp là hoàn toàn khác nhau nên việc phân bổ chi phí nhiên liệu, năng lượng cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sẽ làm cho độ chính xác của giá thành đơn vị sản phẩm bị sai lệch dẫn đến không biết được mức độ hiệu quả của từng sản phẩm. Theo như ý kiến của phòng kỹ thuật, thì họ có thể xây dựng được hệ thống định mức tiêu hao năng lượng của từng loại sản phẩm. Vì vậy, Công ty hoàn toàn có thể phân bổ năng lượng cho từng sản phẩm trong xí nghiệp theo tiêu thức định mức tiêu hao năng lượng và sản lượng thực tế trong tháng của sản phẩm. Công thức : H = Tổng chi phí điện (nước) phát sinh trong tháng Đ.M điện (nước) cho sản phẩm (i) * Sản lượng sản phẩm (i) sản xuất trong tháng Trong đó : H là hệ số phân bổ Chi phí điện (nước) cho sản phẩm (i) = H x Đ.M (nước) cho sản phẩm (i) x Số lượng sản phẩm (i) sản xuất trong tháng * Hoàn thiện sổ chi tiết nợ TK627 Trong chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp, yếu tố nhiên liệu, động lực chiếm tỷ trọng lớn nhưng trong sổ chi tiết nợ TK627 lại không chi tiết cho từng loại nhiên liệu, động lực (điện, nước, dầu). Do vậy để xem một loại nguyên vật liệu thì phải kiểm tra lại các sổ nhật ký khác. Khi kế toán lập “nhật ký chứng từ số 7 phần II - tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố”, công việc nhiều khi bị lặp lại và mất nhiều công sức. Để khắc phục nhược điểm này em xin đưa thêm số liệu chi tiết vào sổ chi tiết nợ TK627 (biểu số 19). Biểu số 19 : Sổ chi tiết nợ TK627 Tháng năm Mã đơn vị Tên đơn vị Tài khoản Số tiền NB2 Xí nghiệp kẹo 152 (điện) 2540000 NB2 Xí nghiệp kẹo 152 (phụ tùng) 1583000 NB2 Xí nghiệp kẹo 152 (dầu marut 956000 NB2 Xí nghiệp kẹo 152 (nước) 356200 . ý kiến 4 : Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ Sản phẩm phụ của Công ty Bánh kẹo Hải Hà bao gồm : Cà phê rang xay, hộp đã in song để đựng sản phẩm, túi gia công song. Các bộ phận sản xuất phụ sau khi đã hoàn thành công việc thì sản phẩm phụ sẽ được nhập kho vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm chính hoặc bán ra theo hợp đồng của khách hàng. Về thực chất, đây là hoạt động gia công vật liệu cho sản xuất chính. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ còn một số điểm chưa hợp lý. Về hạch toán chi phí công cụ dụng cụ nào TK621. Mặt khác, phần hoạt động gia công hoàn thành chờ xuất bán, kế toán treo trên TK 154 để kỳ sau ghi giá vốn là không hợp lý vì TK154 là tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên không thể treo trên tài khoản này phần giá thành của sản phẩm đã hoàn thành rồi. Vậy trong thời gian tới công ty nên hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ theo sơ đồ sau : TK152 TK621 TK154 TK152 Chi phí NVLTT K/c chi phí NVLTT Nhập kho NVL đã gia công TK334,338 TK622 TK632 Chi phí NVLTT K/c chi phí NCTT Xuất bán thẳng trong kỳ TK111,112,336 TK627 TK152 (chi tiết) Chi phí NVLTT K/c chi phí SXC NVL đã gia công chờ bán ý kiến 5 : Hoàn thiện bảng kê số 4 Bảng kê số 4 hiện nay của Công ty dùng để tập hợp chi phí trong kỳ. Tuy nhiên bảng kê này chỉ tập hợp các số liệu tổng cộng trên các TK 621,622,627. Khoản chi phí NVLTT, chi phí NCTT chưa chi tiết cho từng sản phẩm, chi phí SXC chưa chi tiết theo từng xí nghiệp. Sau khi hoàn thiện bảng phân bổ số 2, thì bảng kê số 4 cần được cải tiến cho phù hợp với chế độ và thống nhất với những thay đổi này. Cụ thể Công ty nên lập bảng kê số 4 như biểu số 20 sau : Biểu số 20 Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo xí nghiệp Dùng cho các TK : 154,631,621,627 STT Các TK ghi có Các TK ghi nợ 142 152 153 631 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng cộng NKCT số 111 NKCT số 1 TK154 -XN bánh - XN kẹo - XN phụ trợ .. 2 TK621 - XN bánh - XN kẹo - XN phụ trợ . 3 TK622 . 4 TK627 Cộng ý kiến 6 : Xây dựng hệ thống kế toán máy phục vụ cho hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Hà đang tổ chức và vận dụng hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ, do đặc điểm của sổ này là thể hiện đa năng trên một số và vì vậy rất khó mã hoá trên máy gây ra không ít khó khăn cho công tác kế toán. Với khối lượng công việc lớn, Công ty nên khẩn chương hoàn thiện phần mềm kế toán máy để phục vụ tốt hơn nữa cho công tác kế toán tại đơn vị. Kết luận Sự phát triển của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại phát triển doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường, luôn phải phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản lý, sử dụng chi phí sản xuất tiết kiệm, hiệu quả, tính đúng và tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của người quản lý trong đó có những người làm công tác kế toán. Với chức năng giám sát các thông tin về tình hình chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản lý ra quyết định một cách đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế luôn có một khoảng cách mà tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng của bộ phận kế toán ở mỗi đơn vị, song phải tôn trọng chế độ, quy định hiện hành đảm bảo yêu cầu quản lý là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán để đưa ra phương hướng đổi mới cho phù hợp. Chuyên đề này đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau : Về mặt lý luận : Đã trình bày khái quát và có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất và sự vận dụng vào các loại hình doanh nghiệp cụ thể. Về mặt thực tiễn : Từ thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà trên cơ sở những kiến thức đã học, chuyên đề đã nêu những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác kế toán nói chung tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Cuối cùng thông qua chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Trọng Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em, các cô chú, anh chị Phòng tài vụ Công ty bánh kẹo Hải Hà và các bạn bè đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, tháng 7 năm 2002  Tài liệu tham khảo - Kế toán tài chính doanh nghiệp công nghiệp (tập một) Nhà xuất bản tài chính - năm 1999 - Tổ chức công tác kế toán Nhà xuất bản tài chính - Năm 1999 - Hệ thống sơ đồ hạch toán Nhà xuất bản tài chính - Hệ thống sổ sách, chứng từ tại Công ty bánh kẹo Hải Hà Mục lục Nhận xét của đơn vị thực tập Tên CS kinh doanh Công ty bánh kẹo hải Hà Địa chỉ : 25 Trương Định Bảng kê chứng từ TK 627 (XN kẹo) tháng 7/2002 Đơn vị tính : nghìn đồng Có TK Nợ TK 214 336 152 153 331 Cộng 627 288708657 3598600 92785000 61000 34541619 452082276 Hoá đơn bán hàng Họ tên người mua hàng :. Đơn vị cơ quan:.. Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Kẹo cứng Kg 38 947 35986000 Cộng Cộng thành tiền (viết bằng chữ).. . Ngày.tháng..năm Người nhận hàng Đã nhận đủ tiền Người viết hoá đơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6341.doc
Tài liệu liên quan