Đề tài Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Dương Phú

- Doanh thu bán hàng thuần là phần doanh thu còn lại sau khi đã khấu trừ các khoản giảm giá, hàng bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp ra khỏi doanh thu bán hàng. - Giá vốn hàng bán: là giá mua vào của hàng hóa tiêu thụ. - Chiết khấu bán hàng: là tiền tính trên tổng doanh thu mà doanh nghiệp trả cho khách. Chiết khấu hàng bán bao gồm: + Chiết khấu thanh toán là số tiền thưởng cho khách hàng đã thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định. + Chiết khấu thương mại: là số tiền giảm trừ cho khách hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hóa (tính theo tổng số hàng đã mua trong thời gian đó) hoặc giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua khối lượng lớn hàng hóa trong một đợt. - Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém chất lượng, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn địa điểm được quy định trong hợp đồng,.

doc83 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Dương Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm cho khách hàng, do không thực hiện đúng các điều khoản ký kết trong hợp đồng như: về chất lượng, thời hạn, địa điểm - Hàng bán bị trả lại: là số hàng doanh nghiệp đã tiêu thụ nhưng so sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng không đúng về chủng loại, quy cách, chất lượng mà khách hàng không chấp nhận. Các khoản: Chiết khấu, giảm giá, doanh thu bán hàng bị trả lại được phép trừ vào doanh thu trước thuế, do đó kế toán cần phải theo dõi đầy đủ, chính xác và phải hạch toán chi tiết từng khoản vào các sổ sách kế toán làm căn cứ tính giảm doanh thu chịu thuế đối với các cơ quan thuế. 2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 334, 338 TK 641, 642 (1) TK 152, 153 (2) TK 214 (3) TK 111, 331 (4) TK 911 (5) Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau: 3. Kết quả xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là phần doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp được các khoản thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) hoặc thuế xuất nhập khẩu và các khoản chi phí kinh doanh. Đó là lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi (lỗ) = - ( + ) Trong đó: = - Thuế(XK,TTĐB )- Xác định kết quả kinh doanh kế toán còn sử dụng các tài khoản: 421, 641, 642 và trình tự được tiến hành như sau: - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ 911 có 632 - Kết chuyển chi phí : Nợ 911 Có 641: Chi phí bán hàng Có 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp - Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần: Nợ 511, 512 Có 911 - Kế toán xác định kết quả bán hàng: Nếu lãi: Nợ 911 Có 421 (lãi chưa phân phối) Nếu lỗ Nợ 421 Có 911 * Sơ đồ hạch toán tổng quát doanh thu tiêu thụ TK 511, 512 TK 111, 112, 131, 1368 TK 333 TK 111, 112, 131 TK 333 IV. Sổ sách kế toán trong kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tuỳ theo hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp mà sử dụng các loại sổ sách khác nhau. Theo hình thức "nhật ký chứng từ" kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh sử dụng các loại sổ sau: - Bảng kê số 5: Dùng để phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Sổ theo dõi nhập xuất thành phẩm tồn kho hàng hoá: Dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, hàng hoá theo giá hạch toán và giá thực tế. - Bảng kê số 10: "Hàng gửi bán" dùng để theo dõi phản ánh các loại hàng hoá, thành phẩm lao vụ dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được thanh toán. - Bảng kê số 11: "Phải thu của khách hàng" dùng để phản ánh tổng hợp tình hình thanh toán tiền hàng với người mua. Chương II Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán bán hàng ở Công ty TNHH Dương Phú I. Đặc điểm và tình hình chung của Công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tiền thân của Công ty TNHH Dương Phú chỉ là một cơ sở sản xuất gia công nhựa với quy mô nhỏ. Nhưng càng ngày xã hội càng phát triển và tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, do đó con người cần phải có nhiều loại vật liệu thay thế hơn. Mặt hàng nhựa là những sản phẩm thay thế phần lớn các nguyên liệu thiên nhiên khác. Nên các sản phẩm nhựa là một trong những mặt hàng không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày như: Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, các loại vật tư xây dựng (ống nước, trần nhựa, mái lợp), các loại vỏ bao bì bằng nhựa, vỏ đĩa CD, VCD Bởi vậy nhu cầu về nhựa trên thị trường là rất lớn. Trước tình hình đó, với một cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ không cung ứng đủ nhu cầu trên thị trường, chủ cơ sở sản xuất quyết định đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất này lên với quy mô lớn hơn và do đó Công ty TNHH Dương Phú ra đời. Công ty TNHH Dương Phú được thành lập ngày 26 tháng 9 năm 2001, dưới sự quyết định và cho phép của Phòng đăng ký kinh doanh, sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, mang giấy phép số: 0102003514. Và với số vốn điều lệ: 1.1.28.000.000 đ (một tỷ một trăm hai mươi tám triệu đồng Việt Nam). Địa chỉ trụ sở chi ủy: Số 110, Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất, gia công và buôn bán các sản phẩm, cơ khí; + Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng; + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Sản xuất, gia công và cung ứng các sản phẩm nhựa, cơ khí trên thị trường, buôn bán các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. Ngoài ra, công ty còn nhận làm đại lý, ký gửi hàng hoá. Đồng thời Công ty phải bảo toàn về vốn trong kinh doanh và có nghĩa vụ nộp các khoản thuế với ngân sách Nhà nước. 3. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty. Công ty TNHH Dương Phú tuy là một đơn vị mới thành lập song trước đây đã có kinh nghiệm và thời gian đi sâu vào sản xuất dưới quy mô của cơ sở tư nhân nên đã đạt được một số kết quả thành công ban đầu, các sản phẩm gia dụng của Công ty mang tên: Tiền Thành, Đại Hưng đã phần nào khẳng định được chỗ đứng của mình trong nhiều năm qua. 4. Mạng lưới kinh doanh của Công ty TNHH Dương Phú Công ty TNHH Dương Phú mới được thành lập nên mạng lưới kinh doanh của Công ty chưa có gì đáng kể. Nhưng với sự nỗ lực của ban Giám đốc và phòng kinh doanh đã đưa sản phẩm của Dương Phú tiêu thụ tương đối nhiều ở khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hà Tây, Hòa Bình 5. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy quản lý. - Bộ máy quản lý gồm có: Giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban và phân xưởng sản xuất được bố trí theo sơ đồ sau: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tài chính - kế toán Phòng sản xuất kinh doanh - Vai trò và vị trí: + Giám đốc: là người nắm quyền hành quản lý trên toàn Công ty và là người ra quyết định chủ yếu trong sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: là người trực tiếp chỉ đạo các phòng tìa chính kế toán, phòng sản xuất kinh doanh và báo cáo trước giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. + Phòng Tài chính Kế toán: kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính trong toàn Công ty theo đúng pháp luật Nhà nước và của Công ty, có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh doanh kịp thời đầy đủ và chính xác cho quản lý và tham mưu cho giám đốc nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Tổng hợp các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo mẫu quy định với cơ quan Nhà nước. + Phòng sản xuất kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn cho Công ty và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, tiến độ sản xuất, tham mưu cho giám đốc trong việc đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh. 6. Đặc điểm về vốn kinh doanh. Khi mới thành lập Công ty TNHH Dương Phú có số vốn là 1.12.000.000đ trong đó vốn cố định là 667.344.600đ và vốn lưu động là 460.655.400đ. Với số vốn cố định này ban đầu công ty không sử dụng hết công suất do thị phần của Công ty trên thị trường chưa lớn lắm. Hiện nay, sản phẩm của Dương Phú rất có uy tín trên thị trường nên nhu cầu về sản phẩm của Dương Phú trên thị trường là rất lớn. Do đó Công ty cần phải mở rộng sản xuất bằng cách sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị. Và nhu cầu về vốn của Công ty đã tăng lên với tổng số vốn đầu tư là 1.367.600đ (trong đó vốn lưu động 700.000.000đ). 7. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở Công ty TNHH Dương Phú 7.1. Bộ máy kế toán Do Công ty mới thành lập nên Bộ máy kế toán hiện nay chỉ gồm 2 người một kế toán trưởng và một nhân viên. Kế toán trưởng phụ trách: - Kế toán nguyên vật liệu - Thanh toán với người bán, người mua - Hướng dẫn kế toán Kế toán viên phụ trách: - Lương, BHXH - Giá thành, chi phí tiêu thụ - Công nợ phải thu, thủ quỹ - Về khai thuế VAT 7.2. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty. Công tác kế toán ở Công ty được thực hiện qua 2 giai đoạn sau: - Hạch toán ban đầu: Tại phân xưởng có nhân viên làm công tác thống kê, tập hợp các chứng từ hạch toán ban đầu, sau đó chuyển lên phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ. Thủ kho (nguyên vật liệu, thành phẩm) tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu theo đúng các chỉ dẫn của phòng kế toán, căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho để ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo "Nhật, xuất, tồn" chuyển lên phòng kế toán Công ty. Nhân viên thống kê phân xưởng: Bám sát quá trình sản xuất kể từ xuất kho vật liệu cho sản xuất đến khi giao thành phẩm về nhập kho. Hàng ngày tập hợp chấm công và thống kê các phiếu sản xuất phát cho công nhân thực hiện, cuối tháng tập hợp các phiếu giao khoản do Công ty giao xuống lên phòng kế toán để đối chiếu thanh toán cho phân xưởng và căn cứ vào đó để trả lương cho người lao động. - Hạch toán kế toán tại phòng kế toán: Sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, cán bộ kế toán thực hiện sự kiểm tra hợp pháp, hợp lý của các chứng từ thuộc phần hành mà mình phụ trách, lập bảng kê, bảng phân bổ nhật ký chứng từ ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp. Tổng hợp số liệu kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý của công ty. Từ đó phân tích nội dungkinh tế tham mưu cho ban giám đốc trong việc ra quyết định. 7.3. Tổ chức sổ kế toán. - Là một Công ty TNHH mới đi vào hoạt động nhưng số lượng nghiệp vụ ở Công ty không phải là nhỏ. Do đó để đảm bảo phù hợp với hình thức kế toán của Việt Nam Công ty đã chọn và áp dụng hình thức nhật ký chứng từ ghi sổ kế toán. Với hình thức đó, Công ty luôn tuân thủ theo những quy định của Bộ tài chính về việc sử dụng chứng từ, sổ sách kế toán. Mọi hoạt động kinh tế tài chính trong Công ty đều được lập chứng từ theo đúng mẫu và phương pháp tính toán. - Hệ thống của Công ty hiện nay bao gồm: + Nhật ký - chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10. + Bảng kê số 1, 2, 4, 5, 6, 11 + Bảng phân bổ số 1, 2, 3. + Sổ chi tiết tài khoản. + Sổ cái các tài khoản. Kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, vì vậy hệ thống tài khoản được sử dụng gồm hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, trừ các tài khoản 121, 129, 139, 156, 159, 212, 213, 221, 611, 631. Trình tự ghi sổ kế toán: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Báo cáo kế toán Sổ cái Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng Đối chiếu II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dương Phú 1. Công tác quản lý chung về kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty. 1.1. Đặc điểm thành phẩm của Công ty. Thành phẩm của Công ty TNHH Dương Phú được hoàn thành với quy trình công nghệ sau: Nguyên liệu Sấy trộn Sản xuất Hoàn thiện sản phẩm Thành phẩm Sàng Nghiền Phế phẩm Tạo hạt Sản phẩm chủ yếu của công ty là: Chậu ĐK 42 cm, chậu ĐK 35 cm, chậu ĐK 25 cm, rọ đũa đôi, bình đựng nước, xô sách nước loại 20 lít, xô sách nước loại 15 lít, ghế ngồi vuông, ghế ngồi tròn. Việc quản lý thành phẩm do phòng kế toán và người quản lý kho thực hiện trên hai mặt hiện vật và giá trị. Việc nhập xuất kho bao giờ cũng có sự có mặt của ít nhất cả hai bên. Người quản lý kho có nhiệm vụ quản lý và bảo quản thành phẩm sau khi nhập kho. Nếu mất mát, hư hỏng thì người quản lý kho hoàn toàn chịu trách nhiệm. 1.2. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm, các phương thức bán hàng và thể thức thanh toán. Tuy vừa mới thành lập song Công ty TNHH Dương Phú cũng đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Những sản phẩm của Dương Phú tạo ra phần lớn được bán hết ngay do những khách hàng quen thuộc trong địa bàn Hà Nội và ngoại tỉnh. Công ty đã thực hiện một phương thức bán hàng là phương thức tiêu thụ trực tiếp. Với phương thức bán hàng này hình thức thanh toán là: Bán hàng thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng hoặc tiền mặt sau khi đã lập hóa đơn bán hàng tại phòng kế toán. Bán hàng trả chậm: Công ty cho phép một số khách hàng thanh toán chậm trong một thời gian nhất định. Hai hình thức này được Chi phí áp dụng linh hoạt tùy theo từng đối tượng khách hàng. Công ty chia ra 2 loại khách hàng: khách hàng có hợp đồng mua bán là những khách hàng chính, còn lại là những khách hàng lẻ. Khách hàng chính được mua chịu và được hưởng một tỷ lệ chiết khấu theo giá trị hàng mua trên hóa đơn tăng daàu. Với khách hàng quen thời hạn tín dụng rộng rãi hơn. Thông thường Công ty cho khách hàng chịu từ 30 - 50 ngày. Khi mua khách hàng phải thanh toán 30% trị giá lô hàng, sau 20 ngày thanh toán 40%, hết thời hạn thanh toán nốt phần còn lại. 2. Chứng từ hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Kế toán sử dụng những chứng từ sau để hạch toán: - Hóa đơn giá trị gia tăng. - Phiếu thu - Giấy báo có của ngân hàng Khi khách hàng đến mua hàng, kế toán sẽ lập hóa đơn giá trị gia tăng loại 3 liên lớn theo chế độ. Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt (thường là khách hàng lẻ, số lượng ít chiếm từ 3 - 5% doanh thu) sau khi thu tiền kế toán kiêm thủ quỹ sẽ đóng dấu "Đã thanh toán". Đối với khách hàng thường xuyên có hợp đồng, phát sinh quan hệ mua bán chịu, kế toán sẽ đóng dấu "bán chịu", nếu đổi hàng do sản phẩm hỏng kế toán sẽ đóng dấu "Đã thanh toán". Hóa đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên và được luân chuyển như sau: - Liên 1 (màu đen): Nếu khách hàng thanh toán ngay thì tạm lưu ở chỗ thủ quỹ. Cuối ngày, căn cứ vào số tiền ghi trên hóa đơn, thủ quỹ sẽ lập phiếu thu sau đó chuyển cho kế toán tiêu thụ để ghi sổ. Nếu là hóa đơn bán chịu thì kế toán ghi sổ chi tiết TK 331 (Phải thu của khách hàng), sổ chi tiết 5112 (Doanh thu bán hàng). Cuối tháng, sau khi ghi chép đẩy đủ số liệu vào sổ chi tiết, đối chiếu với số liệu ở thủ kho thì liên 1 sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và đóng vào đúng quyển (25 số một quyển). + Liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng : việc thanh toán hoặc mua chịu của khách hàng được xác nhận ngay trên hóa đơn (có đóng dấu và ký xác nhận). + Liên 3 (màu xanh). Hóa đơn này được vào sổ giao nhận chứng từ định kỳ thủ kho gửi lên kế toán tiêu thụ, kế toán tiêu thụ phân loại hóa đơn, với khách hàng lẻ thì lập cùng phiếu thu, với khách hàng mua chịu thì phân loại theo đơn vị khách hàng và lưu lại. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng. Biểu số 1: Mẫu số 01. GTGT - 3LL CP/01 - 3 Hóa đơn (GTGT) Liên 1: (Lưu) Ngày 4 tháng 6 năm 2002 No 59188 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Dương Phú Địa chỉ : Số 110, Vĩnh Tuy, Hà Nội Điện thoại: MS: Họ tên người bán : Tuấn Anh Đơn vị: Công ty.. Địa chỉ: .. Số TK: Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS:.. STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 X 2 1 2 3 Chậu ĐK 42 cm Chậu ĐK 35 cm Chậu ĐK 25 cm cái cái cái 8640 7450 1500 4.500 3.200 1.980 38.880.000 26.149.500 297.0000 Cộng tiền hàng : 100.377.000 Tiền thuế GTGT, thuế suất 10% : 100377.00 Tổng cộng tiền thanh toán : 110.414.700 Số tiền viết bằng chữ : Một trăm mười triệu bốn trăm mười bốn nghìn bảy trăn đồng Người mua hàng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) 3. Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Dương Phú 3.1. Hạch toán doanh thu bán hàng Hàng ngày căn cứ vào liên 1 của hóa đơn GTGT, kế toán tiêu thụ ghi vào "Sổ chi tiết TK 5112 - Doanh thu bán hàng" Sổ chi tiết TK 5112 dùng để theo dõi doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo từng chủng loại trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Sổ được ghi hàng ngày với những hóa đơn thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán (Hóa đơn GTGT và các chứng từ khác) làm căn cứ. Sổ gồm một quyển và mỗi trang sổ theo dõi một sản phẩm. Sổ chi tiết TK 5112 được mở theo mẫu sau: Biểu số 2: Sổ chi tiết TK 5112 Tên sản phẩm : Chậu ĐK 42 cm. Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Ngày Chứng từ Diễn giải Số lượng Đơn giá Doanh số 2/6 5136 HĐ bán hàng có thuế 10% 1.530 4.500 6.885.000 3/6 5140 HĐ bán hàng có thuế 10% 15.835 4.500 71.257.500 4/6 5149 HĐ bán hàng có thuế 10% 8.640 4.500 38.880.000 Tổng cộng 45.432 4.500 204.444.000 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 3: Sổ chi tiết TK 5112 Tên sản phẩm : Chậu ĐK 35 cm. Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Ngày Chứng từ Diễn giải Số lượng Đơn giá Doanh số 2/6 5136 HĐ bán hàng có thuế 10% 20.543 3.200 65.737.600 4/6 5142 HĐ bán hàng có thuế 10% 7.450 3.200 26.149.500 9/6 5147 HĐ bán hàng có thuế 10% 1.725 3.200 5.520.000 . . Tổng cộng 53.637 3.200 171.753.600 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Cuối tháng kế toán tập hợp sổ chi tiết TK 5112 của từng loại thành phẩm vào "Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng - TK 511". Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng - TK 511 được mở theo mẫu (Biểu số 12 ). 3.2. Hạch toán khoản phải thu của khách hàng Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm Công ty có áp dụng phương thức bán chịu (bán trả chậm) cho một số khách hàng lớn và quen thuộc. Để theo dõi việc thanh toán với khách hàng kế toán mở sổ theo dõi khoản mục này là "Bảng kê phải thu của khách hàng". Bảng kê này gồm nội dung như sau: Cột 1 : Tên đơn vị khách hàng Cột 2 : Số dư nợ đầu kỳ Cột 3,4 : Số phát sinh Nợ, Có Cột 5 : Số dư cuối kỳ. Cột 6 : Số ngày thanh toán Bảng kê này có mẫu sau: Biểu số 4 Bảng kê phải thu của khách hàng Tài khoản: 131 Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Tên khách hàng Số dư Nợ đầu kỳ Số phát sinh Số dư nợ cuối kỳ Số ngày Nợ Có Cửa hàng BHTH - Bắc Giang 20.000.000 85.327.000 50.000.000 55.327.000 40 Anh Hải - Hà Nội 150.936.500 100.000.000 50.936.500 65 Chị Hương - Gia Lâm 53.254.000 23.254.000 30.000.000 58 . . . Cộng 376.845.680 344.854.573 399.190.000 322.510.253 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 3.3. Hạch toán giá vốn hàng bán Thành phẩm của Công ty TNHH Dương Phú được tính toán và phản ánh theo một loại giá duy nhất đó là giá thực tế. Đối với giá thực tế của thành phẩm nhập kho, kế toán căn cứ giá thành sản xuất của từng loại thành phẩm để tính. Đối với thành phẩm xuất kho, kế toán áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Việc tính giá thành thực tế thành phẩm xuất kho được tiến hành trên "Bảng tính giá vốn hàng bán". Định kỳ (10 ngày), kế toán lập "Sổ chi tiết nhập kho" và "Sổ chi tiết xuất kho". Sổ chi tiết nhập, xuất được dùng cả năm để theo dõi nhập, xuất kho của từng loại thành phẩm trong từng tháng về mặt số lượng. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết nhập, xuất kho để tính ra lượng hàng tồn kho của từng loại thành phẩm như sau: Số lượng thành phẩm tồn cuối kỳ = Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ + Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ - Số lượng thành phẩm xuất trong kỳ Sau đó, kế toán căn cứ vào số liệu tổng cộng trên các sổ chi tiết nhập, xuất thành phẩm để ghi vào "Bảng kê nhập - xuất - tồn kho thành phẩm" về mặt số lượng. Biểu số 5 Bảng kê nhập - xuất - tồn kho thành phẩm tháng 6 năm 2002 Tên sản phẩm Tồn đầu kỳ Nhập kho Xuất kho Tồn cuối kỳ Nhập từ sản xuất Nhập khác Xuất bán Xuất khác Chậu ĐK 42 cm 13.464 43.527 45.432 11.559 Chậu ĐK 35 cm 8.735 50.105 53.637 5.203 Chậu ĐK 25 cm 7.342 42.530 46.528 3.344 Xô xách nước loại 20 L 3.587 9.583 10.346 2.824 Xô xách nước loại 15 L 9.672 10.864 15.825 4.711 Ghế ngồi vuông 10.126 8.346 15.324 3.148 Ghế ngồi tròn 7.352 13.134 14.459 6.027 Bình đựng nước 1.561 60.958 54.634 7.885 Rọ đũa đôi 851 50.127 46.570 4.408 . .. Kế toán dựa vào "Bảng tập hợp giá thành sản xuất" và "Bảng kê nhận - xuất - tồn kho thành phẩm" để lập "Bảng tính giá vốn" và để tính giá trị thành phẩm xuất kho như sau: ã 2 cột thành phẩm tồn đầu tháng về số lượng biểu giá trị được lấy từ bảng tính giá vốn hàng bán tháng trước. ã 2 cột số lượng, giá trị thành phẩm nhập, xuất, tồn kho được lấy từ bảng kê nhập - xuất - tồn kho thành phẩm trong tháng. ã Cột giá trị thành phẩm nhập kho được tính từ số lượng thành phẩm nhập và giá thành sản xuất. Sau đó tính số lượng, giá trị thành phẩm xuất kho được tính theo công thức: Giá đơn vị bình quân thành phẩm xuất kho = Giá trị thực tế thành phẩm tồn đầu tháng và nhập trong tháng Số lượng thành phẩm tồn đầu tháng và nhập trong tháng Giá trị thành phẩm thực tế xuất trong tháng = Giá đơn vị bình quân thành phẩm xuất kho x Số lượng thành phẩm xuất kho Giá trị thực tế thành phẩm tồn cuối tháng = Giá trị thành phẩm tồn đầu tháng và nhập trong tháng - Giá trị thực tế thành phẩm xuất trong tháng Mẫu bảng tính giá vốn hàng bán như sau: Biểu số 6: Bảng ngang Sau khi tính được giá vốn hàng bán trong tháng, kế toán ghi vào nhật ký chứng từ 8 theo định khoản giá vốn hàng bán: Nợ TK 6322 : 957.518.810 Có TK 155 : 957.58.810 Cuối tháng số liệu về giá vốn hàng bán sẽ được vào sổ cái TK 632(theo biểu số 15). 3.4. Hạch toán chiết khấu bán hàng. Công ty luôn có một chế độ chiết khấu bán hàng rất cụ thể nhằm khuyến khích các bạn hàng mua hàng với số lượng lớn. Công ty không có chiết khấu thanh toán mà chỉ có chiết khấu thương mại, bạn hàng càng mua nhiều thì tỷ lệ chiết khấu càng cao. Tỷ lệ chiết khấu từ 0,4 - 1,5%, tỷ lệ thuận với giá trị mua trên hóa đơn có giá trị gia tăng. Mức chiết khấu thường được thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua bán của cả hai bên. Đối với khách hàng lẻ thanh toán ngay thì khoản chiết khấu này được trả lại cho khách hàng bằng tiền mặt. Đối với khách hàng có phát sinh quan hệ mua bán chịu thì được bù trừ vào số nợ của khách hàng. Khoản chiết khấu này được ghi vào "Sổ chi tiết TK 811" theo trình tự thời gian. Sổ được chia làm 2 theo dõi riêng các khách hàng thanh toán ngay. Biểu số 7 Sổ chi tiết TK 811 (trích) Tháng 6 năm 2002 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền (VNĐ) Số Ngày 5158 16/6 Chị Liên - Hà Nội 111 653.400 5170 24/6 Bà Hương - Hà Tây 111 2.860 . . . Cộng 111 3.039.750 5163 18/6 Cửa hàng Bách hóa tổng hợp Bắc Giang 131 310.826 5175 26/6 Anh Hải - Hà Nội 131 1.437.250 . Cộng 131 6.587.436 Tổng cộng 111 + 131 9.627.186 Ví dụ: - Ngày 24/6 Bà Hương - Hà Tây mua theo hóa đơn 758 và được hưởng chiết khấu 2.860đ. Kế toán ghi sổ chi tiết TK 811: Nợ TK 811 : 2.860 Có TK 111 : 2.860 Số liệu tổng cộng Nợ TK 811 : 9.627.186 được ghi vào Nhật ký chứng từ số 8 theo định khoản: Nợ TK 911 : 9.627.186 Có TK 811 : 9.627.186 3.5. Hạch toán thuế giá trị gia tăng Công ty TNHH Dương Phú áp dụng chế độ tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế theo tháng. Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết KT 5112, TK 5115 và sổ chi tiết TK 331, bảng trích giá vốn hàng bán để lập bảng kê hàng hoá dịch vụ đầu ra và hàng hoá dịch vụ đầu vào. Sau đó kế toán lấy tổng số thuế VAT từ bảng kê hàng hoá dịch vụ đầu ra trừ đi tổng số thuế VAT từ bảng kê hàng hoá dịch vụ đầu vào để được thuế VAT phải nộp. Mẫu bảng kê TK 3331 như sau (trích) Biểu số 8 Bảng kê chi tiết TK 3331 - Thuế VAT đầu ra. Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Ngày Chứng từ Diễn giải Doanh thu (không thuế) Thuế VAT 2/6 5136 HĐ BH có thuế 10% 81.012.930 8.101.293 2/6 5137 HĐ BH có thuế 10% 30.857.960 3.085.796 3/6 5138 HĐ BH có thuế 10% 15.163.540 1.516.354 3/6 5138 HĐ BH có thuế 10% 10.639.513 1.063.951 .. Tổng cộng 1.050.731.390 105.073.139 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Sau đó kế toán lập tờ khai thuế có mẫu sau: Biểu số 9 Mẫu số 01/VAT Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tờ khai thuế VAT Tháng 6 năm 2002 (Dùng cho cơ sở thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) Tên cơ sở: Công ty TNHH Dương Phú Mã số: 0102003514 Địa chỉ: Số 110 Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Doanh số (Chưa có thuế) Thuế VAT 1 Hàng hoá dịch vụ bán ra 1.050.731.390 2 Hàng hoá dịch vụ chịu thuế 1.050.731.390 105.073.139 a Hàng hoá xuất khẩu chịu thuế suất 0% b Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 5% c Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 10% 1.050.731.390 105.073.139 d Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 20% 3 Hàng hoá dịch vụ mua vào 951.518.810 95.151.881 4 Thuế VAT của hàng hoá dịch vụ mua vào 95.151881 5 Thuế VAT được khấu trừ 9.921.258 6 Thuế VAT phải nộp 4.294.929 7 Thuế VAT kỳ trước a Nộp thừa b Nộp thiếu 8 Thuế VAT nộp trong tháng 10.000.000 9 Thuế VAT được hoàn trả trong tháng 10 Thuế VAT phải nộp trong tháng 4.216.187 Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu hai trăm mười sáu nghìn một trăm tám mươi bảy đồng. Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai sót tôi xin chịu mọi trách nhiệm xử lý theo pháp luật. Nơi gửi tờ khai: - Cơ quan thuế. - Địa chỉ - . Ngày 5 tháng 7 năm 2002 - Cơ quan thuế nhận tờ khai Thay mặt cơ sở - Ngày nhận: (Ký, họ tên) - Người nhận (ký, họ tên) 3.6. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. a. Chi phí bán hàng gồm: Chi phí nhân viên gồm các khoản phải trả cho nhân viên bảo quản, vận chuyển các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, lương Chi phí vật liệu, bao bì gồm các chi phí liên quan. Chi phí khấu hao tài sản cố định: nhà kho. Chi phí khác: thuê vận chuyển, b. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Chi phí nhân viên quản lý: Tiền lương, tiền phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của ban giám đốc, nhân viên quản lý các phòng ban. Chi phí vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng: văn phòng phẩm, bàn ghế, máy tính Chi phí khấu hao tài sản cố định. Thuế và lộ phí: nhà đất, muôn bài. Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại. Chi phí khác bằng tiền: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, * Kế toán sử dụng TK 641, 641 để tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việp tập hợp này được thực hiện trên "Bảng kê số 5" và được lập vào cuối tháng. Cơ sở để lập bảng kê: - Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, ghi có TK 152, 153. - Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, ghi Có TK 334, 388. - Căn cứ vào bảng tính phân bổ khấu hao và tài sản cố định, ghi có TK 214. - Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1, 2, ghi có TK 111, 112. - Căn cứ vào bảng kê và nhật ký chứng từ để ghi các cột các dòng tương ứng. Bảng kê số 5 được mở theo mẫu sau (biểu số ) Cuối tháng kế toán cộng phát sinh nợ TK 641, 642 trên bảng kê 5, trừ đi tổng cộng số phát sinh có TK 641, 642 trên nhật ký chứng từ để ghi vào nhật ký chứng từ 8. Nợ TK 911 20.001.300 Có TK 641 20.001.300 Nợ TK 911 6.259.400 Có TK 642 6.259.400 Đồng thời ghi vào sổ Cái TK 641, 642 theo mẫu. 3.7. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ. Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu và ghi các bút toán kết chuyển doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí quản lyd doanh nghiệp, vào "sổ chi tiết TK 911 - Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh". Căn cứ ghi sổ là các Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng TK 5112 và Sổ chi tiết 811, 641, 642, 6322. Mẫu bảng tổng hợp doanh thu bán hàng như sau (Biểu 12) Biểu số 11 Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng TK 5112 Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Tên sản phẩm Số lượng (cái) Giá bán Doanh số Chậu ĐK 42 cm 45.432 4.500 204.444.000 Chậu ĐK 35 cm 53.637 3.200 171.753.600 Chậu ĐK 25 cm 40.528 1.980 92.125.440 Xô xách nước loại 25 L 10.346 8.400 86.906.400 Xô xách nước loại 15L 15.825 6.100 96.532.500 Ghế ngồi vuông 15.324 8.250 126.423.000 Ghế ngồi tròn 14.459 8.950 129.408.050 Bình đựng nước 54.634 1.800 98.341.200 Rọ đũa đôi 46.570 960 44.707.200 Tổng cộng 1.050.731.390 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 12 sổ chi tiết TK 911 Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính : VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 28/6 Kết chuyển doanh thu bán hàng 5112 1.050.731.390 28/6 Kết chuyển chiết khấu bán hàng 811 9.627.186 28/6 Kết chuyển giá vốn hàng bán 6322 951.518.810 28/6 Kết chuyển chi phí bán hàng 641 20.001.300 28/6 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 642 6.259.400 28/6 Kết chuyển lãi 4212 63.324.694 Cộng 1.050.731.390 1.050.731.390 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Sau đó ghi vào Nhật ký chứng từ số 8 như sau: ã Căn cứ vào bảng tính giá vốn ghi nợ TK 6322, Có TK 155 ã Căn cứ vào bảng kê 1, 2, 11 ghi Nợ TK 111, 112, 131, Có TK 5112, 5115. ã Căn cứ vào sổ chi tiết TK 811 ghi Nợ TK 911, Có TK 811. Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Chiết khấu bán hàng Sau khi tính ra doanh thu thuần, ghi Nợ TK 911, Có TK 5112, 5115 căn cứ vào sổ chi tiết 911 ghi Nợ TK 911, Có TK 6322, 641, 642 = - - - Nếu lãi (Lợi nhuận > 0) Kế toán ghi: Nợ TK 911 : 63.324.694 Có TK 4212 : 63.324.694 Nếu lỗ (ghi ngược lại) Nhật ký chứng từ số 8 được mở như sau(biểu số 13): Cuối tháng khóa sổ nhật ký chứng từ số 8, xác định tổng bên có của các TK 155, 511, 632, 641, 642 để ghi "Sổ Cái" và lập "Báo cáo kết quả kinh doanh:. Công ty mở cả sổ Cái cho các tài khoản cấp 2 và TK tổng hợp. Sau đây em xin trình bầy một số sổ cái có liên quan đến phần hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định tiêu thụ thành phẩm tại Công ty. Biểu số 14 Sổ cái Số hiệu TK 6322 Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối ứng với TK này Tháng 1 . Tháng 6 Tổng cộng 155 .. 951.518.810 .. Cộng số phát sinh Nợ 951.518.810 Có 951.518.810 Số dư cuối tháng Nợ Có Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Biểu số 15 Sổ cái Số hiệu TK 641 Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối ứng với TK này Tháng 1 . Tháng 6 .. Tổng cộng 111 .. 216.000 214 334 3.840.000 338 729.600 331 15.034.000 .. Cộng số phát sinh Nợ 20.001.300 Có 20.001.300 Số dư cuối tháng Nợ Có Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Biểu số 16 Sổ cái Số hiệu TK 642 Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối ứng với TK này Tháng 1 . Tháng 6 Tổng cộng 111 .. 109.000 214 105.000 334 5.260.000 338 999.400 .. Cộng số phát sinh Nợ 6.259.400 Có 6.259.400 Số dư cuối tháng Nợ Có Ngày 30 tháng 6 năm 2002 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Biểu số 17 Sổ cái Số hiệu TK 5112 Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối ứng với TK này Tháng 1 . Tháng 6 .. Tổng cộng . .. TK 911 1.050.731.390 Cộng số phát sinh Nợ 1.050.731.390 Có 1.050.731.390 Số dư cuố tháng Nợ Có Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Biểu số 18 Sổ cái Số hiệu TK 911 Năm 2002 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối ứng với TK này Tháng 1 . Tháng 6 .. Tổng cộng TK 6322 .. 951.518.810 TK 641 20.001.300 TK 642 6.259.400 TK 811 9.627.186 TK 4212 63.324.694 .. Cộng số phát sinh Nợ 1.050.731.390 Có 1.050.731.390 Số dư cuối tháng Nợ Có Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) III. Công tác phân tích kinh tế về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Dương Phú Tuy mới thành lập nhưng Công ty TNHH Dương Phú cũng đã đề ra kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng tiến hành phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch để rút ra kinh nghiệm và để có phương hướng cho kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty thực hiện 6 tháng một lần. Căn cứ vào số liệu thực tế em đã thu thập được trong thời gian thực tập tại Công ty, em trình bày Bảng phân tích thực hiện so với kế hoạch 6 tháng đầu năm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện so với kế hoạch 6 tháng đầu năm 2002. Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện TH so với KH (%) 1 Doanh thu bán hàng 7.847.695.000 8.083.300.860 103 2 Giá vốn hàng bán 7.184.268.181 7.383.888.654 102.8 3 Chi phí bán hàng 146.823.963 164.928.694 112.3 4 Chi phí quản lý DN 39.463.000 40.556.412 102.8 5 Lợi nhuận từ bán hàng 477.139.856 493.927.100 103.5 6 Tỷ suất lợi nhuận bán hàng trên doanh thu (%) (6 = x 100) 6.08 6.11 Nhìn vào bảng phân tích ta thấy: lợi nhuận 6 tháng đầu năm kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch tăng 3,5% tức là tăng 16.787.244 đ. Do có được điều này là bởi các nhân tố ảnh hưởng sau: + Doanh thu bán hàng kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch tăng 3%tức là tăng 235.605.865 đ đâu là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chính mức tăng trưởng này đã làm cho lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch tăng lên. tuy nhiên bên cạnh nhân tố làm cho lợi nhuận tăng lên này còn có những nhân tố khác làm giảm lợi nhuận. + Giá vốn hàng bán: do doanh thu bán hàng tăng lên tức là bán được nhiều hàng hơn so với kế hoạch nên giá vốn hàng bán tăng lên so với kế hoạch là tất yếu. Nhưng sự tăng trưởng này cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Kỳ thực hiện so với kế hoạch tăng 2,8% tức là tăng 199.620.473 đ nghĩa là giảm lợi nhuận 199.620.473 đ. + Chi phí bán hàng: kỳ thực hiện tăng 12,3% so với kế hoạch tức là tăng 18.104.731 đ. Mức tăng này tương đối lớn so với mức tăng trưởng doanh thu (3%). Công ty cần phải xem xét lại công tác tổ chức quản lý hàng hóa và tiêu thụ để tìm cách giảm bớt sự tăng trưởng của chi phí mà doanh thu bán hàng vẫn tăng mạnh. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: kỳ thực hiện so với kế hoạch tăng 2,8% < 3% tăng doanh thu. Điều này là nỗ lực của công ty trong việc tổ chức quản lý bộ máy công ty. Tuy kỳ thực hiện so với kế hoạch tỷ lệ tăng trưởng ít hơn so với doanh thu nhưng nó cùng với chi phí bán hàng cũng góp phầnlàm giảm lợi nhuận. Nhìn chung, trong việc thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm công ty không những đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra mà còn vượt kế hoạch lợi nhuận. Điều này được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của kỳ thực hiện tăng 0,03% so với kế hoạch (6,11 – 6,08). Đây là sự nỗ lực của công ty trong việc làm tăng lợi nhuận của mình. * Để nắm bắt thêm về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Dương Phú em xin trình bày bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn của kỳ thực hiện so với kế hoạch 6 tháng đầu năm 2002 STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện TH so với KH (%) 1 Lợi nhuận bán hàng 477.139.856 493.927.100 103,5 2 NGTSCĐ 667.344.600 667.344.600 100,02 3 Số dư bình quân vốn lưu động 705.634.000 681.735.000 96,6 4 Tổng giá thành sản xuất 7.184.268.181 7.383.888.654 102,8 5 Tỷ suất lợi nhuận vốn = 0,348 0,366 6 Tỷ suất lợi nhuận giá thành = 0,066 0,067 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn: = P'V = Gọi V0, V1 là tổng số vốn sử dụng bình quân kế hoạch, thực hiện tháng đầu năm 2002 ta có: V0 = 667.344.600đ + 705.634.000đ = 1.372.978.600đ V1 = 667.344.600 + 681.735.000 = 1.349.079.600đ+ Tỷ suất lợi nhuận vốn thực hiện so với kế hoạch (DP'V1) DP'V1 = P'V1 - P'V0 = - = - = 0,366 - 0,348 = + 0,018 hay 1,8% Tỷ suất lợi nhuận vốn thực hiện so với kế hoạch tăng 1,8%. Điều này có nghĩa là theo mức kế hoạch Công ty đề ra thì có 100đ vốn thì thu được 34,8 đồng lợi nhuận. Như vậy Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra. Sở dĩ Công ty đạt được điều này là do các nhân tố ảnh hưởng sau: + Mức độ ảnh hưởng của tổng số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (DV1) (DV1) = - P'V0 = - 0,348 = 0,354 - 0,348 = +0,006 hay +0,6% Do tổng số vốn sử dụng bình quân thực hiện so với kế hoạch giảm 23.899.000đ (681.735.000 - 705.634.000) làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn tăng 0,6%, điều này có nghĩa là so với kế hoạch cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì lợi nhuận tăng 0,6 đồng. + Mức độ ảnh hưởng của tổng mức lợi nhuận kinh doanh (DP1) DP1 = - = 0,366 - 0,354 = +0,012 hay 1,2% Như vậy, do tác động của tổng mức lợi nhuận kinh doanh thực hiện so với kế hoạch tăng 1,2% nên cứ 100 đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty thu được lợi nhuận tăng 1,2 đồng. - Tổng hợp và nhận xét DP'V1 = DV1 + DP1 1,8 % = 0,6% + 1,2% Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thực hiện tốt hơn so với kế hoạch đặt ra đầu năm. Chỉ càn số vốn ít hơn kế hoạch đặt ra nhưng Công ty cùng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về lợi nhuận. Đây có thể nói là sự nỗ lực của Công ty trong việc sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả nhất. Chương III một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh dương phú. I. Đánh giá chung về hiện trạng công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Dương Phú. Qua nghiên cứu tình hình thực tế về công tác hạch toán tại công ty, em thấy có thể rút ra một vài nhận xét sau: * Bộ phận kế toán tài chính của công ty nhìn chung đã hoàn thành tốt chức năng quản lý tài chính và chức năng tham mưu cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trường. Tuy số lượng các cán bộ thực hiện công tác này rất ít ( chỉ có 2 người ) nhưng việc bố trí phân công phụ trách các phần hành kế toán được thực hiện khá hoàn chỉnh. * Công tác kế toán của công ty được thực hiện theo đúng các quy định hướng dẫn của chế độ kế toán và chế độ quản lý tài chính hiện hành. Các cán bộ kế toán của công ty đã nghiên cứukỹ lưỡng để chọn ra một hệ thống tài khoản, bộ sổ kế toán, cũng như hình thức ghi sổ, trình tự luân chuyển hợp lý và khoa học. * Việc công ty tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ là hợp lý. Trước hết hình thức này phù hợp với đặc điểm kinh doanh , quy mô của công ty, yêu cầu bố trí lao động kế toán và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mỗi kỳ kế toán. Mặt khác, theo dõi bằng hình thức này đảm bảo sự thuận lợi (cả về thời gian và độ chính xác) cho kế toán ghi chép đối chiếu tổng hợp số liệu. * Hệ thống chứng từ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của công ty được tổ chức khá hợp lý, liên hệ chặt chẽ với nhau, kế toán viên cũng như người quản trị có thể theo đó đối chiếu kiểm tra. * Bộ sổ kế toán dùng để hạch toán tiêu thụ sản phẩm của công ty nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ về bán hàng , theo dõi sát sao tình hình tiêu thụ sản phẩm, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng, bảng các khoản giảm trừ thanh toán với khách hàng. Nhìn chung công ty TNHH Dương Phú, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán tiêu thụ nói riêng được thực hiện khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những nét ưu việt, phần hành kế toán này của công ty vẫn còn những tồn tại nhất định mà công ty có thể nghiên cứu để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán, thực hiện tốt vai trò kế toán trong sản xuất kinh doanh của công ty. II. Một số ý kiến hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Dương Phú. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của công ty có 2 người, do ít người nên các cán bộ kế toán phải kiêm nhiệm khá nhiều so với mức trung bình ở một công ty có quy mô và tính chất kinh doanh tương tự. Đặc điểm này gây một sức ép lớn đối với công tác kế toán của công ty. Để đảm bảo tính khách quan, kiểm soát được hoá đơn, tránh được sự sai sót, nhầm lẫn công ty nên tuyển thêm ít nhất một nhân viên kế toán để đáp ứng nhu cầu của công tác kế toán. Lúc đó thì: * Trưởng phòng kế toán: chịu trách nhiệm chung về tình hình tài chính, kế toán của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty theo chế độ hiện hành. * Kế toán viên 1: phụ trách kế toán nguyên liệu, vật liệu, giá thành, chi phí tiêu thụ, kế toán tiêu thụ. * Kế toán viên 2: phụ trách thanh toán với người mua, người bán, công nợ phải thu, thủ quỹ, lương, BHXH và kê khai thuế VAT. 2. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán (thành phẩm tiêu thụ) Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô, đa dạng về chủng loại sản phẩm, nghiệp vụ nhập, xuất diễn ra thường xuyên nhưng hiện tại công ty đang hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này phải đến cuối tháng kế toán mới tính được giá xuất kho nên việc theo dõi các nghiệp vụ xuất, nhập phát sinh trong tháng là rất khó khăn. Để thuận tiện cho việc ghi chép các nghiệp vụ này Công ty nên sử dụng giá kế hoạch cho việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Đến cuối tháng kế toán mới điều chỉnh sổ theo số liệu của kế toán tính giá thành sản phẩm chuyển sang. Và để tiện theo dõi tình hình nhập xuất, tồn thành phẩm công ty nên sử dụng “Bảng kê số 8”. Bảng kê này phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Mẫu bảng kê số 8 được mở như sau: Bảng kê số 8- nhập xuất, tồn kho Thành phẩm (TK155) Tháng 6 năm 2002 Tên thành phẩm: Chậu ĐK 42 Số dư đầu tháng: STT Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 155, ghi Có TK Ghi Có TK 155, ghi Nợ TK Số hiệu Ngày tháng 154 Cộng Nợ 632 Cộng Có Số lượng Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT Số lượng Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT Cộng: Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ. Hiện nay, công ty đang sử dụng TK 911 để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cho toàn công ty. Để tiện theo dõi và quản lý kết quả tiêu thụ của từng loại thành phẩm, công ty nên mở “Sổ chi tiết xác định kết quả tiêu thụ” cho từng loại thành phẩm chính. Số chi tiết này sẽ giúp cho công ty đánh giá chính xác mức độ tiêu thụ hiệu quả của từng loại thành phẩm, từ đó đưa ra các chính sách hợp lý nhằm tăng lợi nhuận chung của công ty. Mẫu được mở như sau: Số chi tiết TK 911 Chậu ĐK 42 cm Tháng 6 năm 2001 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Cộng số phát sinh 4. Hoàn thiện quá trình tiêu thụ. Hiện nay, có nhiều cơ sở sản xuất các loại sản phẩm để dựa trên thị trường. Do vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất quyết liệt. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp cần có hướng đi đúng đắn, nắm bắt thị trường, ứng xử theo thị trường và phục vụ theo thị trường là rất quan trọng. Để làm được điều đó công ty cần: - Nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường. - Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường. - Mở rộng mạng lưới kinh doanh như đại lý, hàng đổi hàng, để hình thành cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. - Sử dụng linh hoạt mọi phương tiện hạch toán kết hợp với việc vận dụng hệ thống giá linh hoạt. - Tạo uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm nói riêng và toàn bộ hoạt động của công ty nói chung. - Đảm bảo tính liên tục hoạt động kinh doanh bằng cách đại tu, sửa chữa máy móc để hoạt động liên tục. - Phải đón bắt được nhu cầu tiềm tàng của thị trường để từ đó có kế hoạch chuẩn bị sản xuất. Kết luận Tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra làm thế nào để quá trình tiêu thụ đạt kết quả cao nhất, được theo dõi và quản lý một cách chính xác nhất. Kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng đã và đang là một công cụ chủ yếu quan trọng trong phụcvụ mục tiêu đó. Công ty TNHH Dương Phú tuy mới được thành lập nhưng phần nào đó đã đi vào nề nếp, được vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. tuy nhiên, để làm cho kế toán thực sự phát huy tác dụng của mình và trở thành công cụ sắc bén có hiệu lực phục vụ cho quản lý kinh tế, công ty cần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm một cách hợp lý và khoa học. Do thời gian và trình độ có hạn, nên bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, sự góp ý của các thầy cô giáo và các cán bộ kế toán công ty TNHH Dương Phú là điều mong muốn nhất của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các anh Dương Minh Việt, Lại Tuấn Anh ở công ty TNHH Dương Phú và cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Thơm đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này./. Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại I. Bán hàng và ý nghĩa của kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại 3 1. Quá trình bán hàng và đối tượng bán hàng 3 2. ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng 3 2.1. ý nghĩa của công tác bán hàng 3 2.2. ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng 4 3. Các phương thức bán hàng của doanh nghiệp thương mại 5 3.1. Bán buôn 5 3.2. Phương thức bán lẻ 5 3.3. Phương thức gửi đại lý bán 6 4. Đặc điểm và yêu cấu quản lý của kế toán bán hàng 6 4.1. Đặc điểm 6 4.2. Thời điểm ghi chép nghiệp vụ bán hàng 6 II. Nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 7 1. Nhiệm vụ 7 2. Nguyên tắc tổ chức hạch toán hàng hoá 8 3. Nội dung của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 8 3.1. Chứng từ ban đầu 8 3.2. Các phương pháp tính giá vốn hàng hoá 9 4. Phương pháp hạch toán kế toán bán hàng 11 4.1. Một số khái niệm cơ bản 11 4.2. Kế toán bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên 13 III. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 30 1. Kế toán thuế và các khoản giảm trừ doanh thu 30 1.1. Kế toán thuế 30 1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 31 2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 31 3. Kết quả xác định kết quả hoạt động kinh doanh 32 IV. Sổ sách kế toán trong kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh 34 Chương II: Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán bán hàng ở Công ty TNHH Dương Phú I. Đặc điểm và tình hình chung của Công ty 35 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 35 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 36 3. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty 36 4. Mạng lưới kinh doanh của Công ty TNHH Dương Phú 36 5. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy quản lý 36 6. Đặc điểm về vốn kinh doanh 37 7. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở Công ty TNHH Dương Phú 37 7.1. Bộ máy kế toán 37 7.2. Tổ chức công tác kế toán ở Công ty 38 7.3. Tổ chức sổ kế toán 38 II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dương Phú 40 1. Công tác quản lý chung về kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty 40 1.1. Đặc điểm thành phẩm của Công ty 40 1.2. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm, các phương thức bán hàng và thể thức thanh toán 40 2. Chứng từ hạch toán tiêu thụ thành phẩm 41 3. Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Dương Phú 44 3.1. Hạch toán doanh thu bán hàng 44 3.2. Hạch toán khoản phải thu của khách hàng 45 3.3. Hạch toán giá vốn hàng bán 46 3.4. Hạch toán chiết khấu bán hàng 50 3.5. Hạch toán thuế giá trị gia tăng 51 3.6. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 54 3.7. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 55 III. Công tác phân tích kinh tế về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Dương Phú 64 Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Dương Phú I. Đánh giá chung về hiện trạng công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Dương Phú 69 II. Một số ý kiến hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Dương Phú 70 1. Tổ chức bộ máy kế toán 70 2. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán (thành phẩm tiêu thụ) 71 3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 72 4. Hoàn thiện quá trình tiêu thụ 72 Kết luận 74 Biểu số 10 Bảng kê số 5 Tập hợp: - Chi phí bán hàng (TK 641) - Chi phí Quản lý doanh nghiệp (TK 642) Tháng 6 năm 2002 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 152 153 214 334 338 . Các TK phản ánh ở các NKCT khác Cộng chi phí thực tế NKCT Số 1 NKCT Số 2 NKCT Số 5 1 TK 641 - Chi phí bán hàng 86 95,7 3.840 729,6 216 20.001,3 2 - Chi phí nhân viên 3.840 729,6 4.569,6 3 - Chi phí vật liệu bao bì 86 86 4 - Chi phí dụng cụ đồ dùng 95,7 95,7 5 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 15.634 6 - Chi phí bằng tiền khác 216 216 7 TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 20 35 105 5.260 999,4 109 6.528,4 8 - Chi phí nhân viên quản lý 5.260 999,4 6259,4 9 - Chi phí vật liệu quản lý 20 20 10 - Chi phí đồ dùng văn phòng 35 35 11 - Chi phí khấu hao TSCĐ 105 105 12 - Thuế và lệ phí 75 75 13 - Chi phí bằng tiền khác 116 116 Cộng 26.529,7 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 7: Bảng tính giá vốn hàng bán Tháng 6 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Tên sản phẩm Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Số lượng Trị giá Chậu ĐK 42 cm 13.464 55.242.792 43.527 178.678.335 45.432 186.452.928 11.559 47.468.199 Chậu ĐK 35 cm 8.735 26.030.300 50.105 145.905.760 53.637 156.727.314 5.203 15.208.746 Chậu ĐK 25 cm 7.342 2.431.704 42.530 76.341.350 46.528 72.788.288 3.344 5.984.766 Xô xách nước loại 20L 3.587 27.228.917 9.583 73.223.703 10.346 78.908.942 2.824 21.543.678 Xô xách nước loại 15 L 9.672 54.163.200 10.864 59.393.488 15.825 87.512.250 4.711 26.044.438 Ghế ngồi vuông 10.126 75.924.748 8.346 62.595.000 15.324 114.914.676 3.148 23.605.072 Ghế ngồi tròn 7.352 59.727.648 13.134 106.451.070 14.459 117.291.408 6.027 48.887.310 Bình đựng nước 1.561 2.814.483 60.958 109.480.568 54.634 98.122.664 7.885 14.172.387 Rọ đũa đôi 851 817.811 50.127 48.222.174 46.570 44.800.340 4.408 4.239.645 Tổng cộng 304.381.603 860.291.448 951.518.810 207.159.241 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu số 13 Nhật ký chứng từ số 8 Ghi Có TK: 155, 131, 511, 632, 641, 642, 811 Tháng 6 năm 2002 STT Số hiệu tài khoản ghi Nợ Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 155 131 511(2) 632(2) 641 642 811 911 Cộng A B C 1 111 Tiền mặt 156.650.000 213.546.720 370.196.720 2 112 Tiền gửi ngân hàng 242.540.000 514.674.417 757.214.417 3 131 Phải thu của khách hàng 322.510.253 322.510.253 4 511 Doanh thu bán hàng 1050731390 1050731390 5 632 (2) Giá vốn hàng bán 951.518.810 951.518.810 6 911 Xác định kết quả kinh doanh 951.518.810 20.001.300 6.259.400 9.627.186 987.406.696 7 Cộng 951.518.810 1.050.731.390 951.518.810 20.001.300 6.259.400 9.627.186 1050731390 4439578286 Ngày 28 tháng 6 năm 2002 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) * Sơ đồ hạch toán tổng quát doanh thu tiêu thụ TK 511, 512 TK 111, 112, 131, 1368 TK 333 TK 3331 TK 1331 TK 152, 153 TK 521, 532, 531 TK 911 TK 111, 112, 131 TK 632 TK 152, 153 TK 157 (5) (2) (7) (6) (8) (10) (1a) (1b) (3) (2) (4) (9)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3406.doc
Tài liệu liên quan