Đề tài Kiểm soát chất lượng Clanker tại Công ty Xi măng Bỉm Sơn

Những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất xi măng trong nước đã có những tiến bộ vượt bậc và hiện nay đang từng bước chuẩn bị tham gia hội nhập khu vực AFTA. Tuy nhiên xi măng Bỉm Sơn với công nghệ sản xuất theo phương pháp ướt đã bộc lộ nhiều nhược điểm: chi phí cho sản xuất cao, tiêu tốn nhiệt năng, tiêu hao điện năng, thiết bị cồng kềnh, mức độ tự động hoá thấp, chi phí nhân công lớn, dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn so với các công ty mới ra đời có công nghệ sản xuất theo phương pháp kho hiện đại ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn. Công ty đã có dự án cải thiện cải tạo nâng cấp dây chuyền số II lên sản xuất theo phương pháp khô hiện đại. Cho đến thời điểm này Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư cải tạo hiện đại hoá công nghệ dây chuyền II sản xuất xi măng theo phương pháp khô với tổng công suất là 2,4 triệu tấn sản phẩm một năm. Đường lối thực hiện là sau khi dây chuyền 2 vào hoạt động, không tiến hành cải tạo dây chuyền 1 nữa mà vận hành hai dây chuyền theo hai công nghệ, đồng thời xúc tiến đầu tư một dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô đồng bộ, hiện đại công suất 5500 tấn clanker/ngày hoàn thành vào năm 2006, dây chuyền 1 sản xuất theo phương pháp ướt được khai thác cho đến khi dây chuyền mới đi vào hoạt động, lúc đó công suất của nhà máy là 3,2 triệu tấn sản phẩm/năm.

doc65 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm soát chất lượng Clanker tại Công ty Xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy móc, cụ thể cho thời gian sắp tới như: - Từ nay cho đến năm 2006 hiện đại hoá đổi mới công nghệ một cách triệt để đi đến chuyển đổi hoàn toàn từ sản xuất phương pháp ướt sang phương pháp khô hiện đại, mục tiêu lúc đó là công suất 3,2 triệu tấn sản phẩm một năm. - Có kế hoạch dùng lò sửa chữa lò nung số 2 và số 2, cho máy nghiền xi măng. - Bên cạnh đó các đề tài nghiên cứu cải tiến công nghệ, trang thiết bị, máy móc cũng đã và đang được phê duyệt và tiến hành thực hiện. 3.4. Công tác tổ chức, nhân sự, tiền lương Công ty có hệ thống quản lý khá phức tạp nhiều phòng ban, nhiều bộ phận nhưng lại phù hợp và thể hiện nhiều ưu điểm trong công tác quản lý của Công ty. Mặt khác các phòng, phân xưởng được bố trí theo sự chỉ đạo của cấp trên, giúp sự quản lý dễ dàng. Mô hình chỉ đạo tổ chức sản xuất - kinh doanh Giám đốc công ty Phó GĐ công ty phụ trách sX Phó GĐ công ty phụ trách nội chính - KD Phó GĐ công ty phụ trách cơ điện Phòng ĐSQT Phòng BVQS Trạm y tế Trung tâm GDTT Phòng ĐHSX Văn phòng Phòng Cơ khí Ban QLDA Phòng Kỹ thuật Phòng KTTC Phòng KH-TH Phòng VT TB CN Thanh Hoá Phòng KTSX CN Nghệ An Phòng TN.KCS CN Hà Tĩnh Phòng KTAT CN Ninh Bình Xưởng mỏ NL CN Nam Định Xưởng Tao NL CN Thái Bình Xưởng lò nung CN Hà Tây Xưởng NXM CN Hoà Bình Xưởng đóng bao Tổng kho VTBB Phòng CƯVTTB VP Đại diện tại CHĐCND Lào Xưởng ô tô VT Phòng KTKH Phòng TCLĐ Phòng KTTKTC Phòng Năng lượng Phòng QLXM Xưởng SXTB Xưởng CKCT Xưởng CTN-NK Xưởng Điện TĐ Xưởng SCCT Công ty xi măng Bỉm Sơn năm 2007 Toàn công ty hiện có 2880 người, trong đó có 648 lao động nữ chiếm 22,15%; 108 lao động là cán bộ cấp trưởng phó; 1003 lao động là cán bộ có nghiệp vụ; 1487 lao động là công nhân kỹ thuật và 282 là lao động phổ thông. Do lịch sử để lại, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty xi măng Bỉm Sơn cao hơn nhiều lần so với cơ sở có năng lực sản xuất tương đương trong đó số lao động phổ thông, lao động mang tính dịch vụ xã hội nhiều chiếm tới 1/3. Kết cấu lao động như sau: Bảng 4: Cơ cấu trình độ lao động của Công ty năm 2007 Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Đại học và trên đại học 228 7.91 Trung học và cao đẳng 270 9.38 Thợ lành nghề 1230 42.71 Sơ cấp và lao động phổ thông 1152 40 Tổng 2880 100 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Với phương châm: Xây dựng một lực lượng lao động đủ năng lực, trình độ và khả năng thích nghi với mọi biến động của môi trường kinh doanh nhằm đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phục vụ người tiêu dùng. Công ty đã lên kế hoạch đào tạo nhân lực cụ thể như sau: Đối với cán bộ lãnh đạo thì cử đi học tại các trường lý luận cao cấp của Đảng, đi đào tạo thêm các lớp chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ lý luận và khoa học; tham quan học hỏi ở nước ngoài và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác Đối với công nhân lao động: khuyến khích tinh thần học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau; tổ chức các lớp đào tạo về công nghệ sản xuất Năm 2007, công ty đã lên kế hoạch và đang trong thời gian thực hiện mở các lớp đào tạo, gửi đi học tại chức, các lớp bồi dưỡng, các lớp về an toàn vệ sinh lao động cho hầu hết các lao động có trong doanh nghiệp và được tổ chức thời gian hợp lý không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty với tổng chi phí ước tính lên tới 2.293.000.000 đồng. Và còn tăng chi phí này qua các năm tiếp theo. 3.4.2. Tình hình trả lương và các chế độ phụ cấp Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên theo hình thức lương sản phẩm ở mức tiên tiến so với tình hình chung, mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty là 2.5 triệu đồng/người/tháng năm 2005. Theo kế hoạch thì năm 2008 tăng mức thu nhập lên 3 triệu đồng/một người/một tháng. Cán bộ công nhân viên được cung cấp đầy đủ phương tiện lao động, phòng hộ lao động gồm 2 bộ quần áo, giày mũ, xà phòng, bảo hộ, chống nóng, bồi thường độc hại, có xe đưa đón đi làm, được cấp một bữa ăn ca trị giá 6.000 đồng và 6500 đồng một suất Công ty cũng đảm bảo chính sách và chế độ cho các đối tượng như: - Hợp đồng lao động ngắn hạn, dài hạn - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: 100% tham gia. Tóm lại, công ty đã chăm lo đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên rất chu đáo, tạo môi trường lao động sinh hoạt dân chủ, thoả mãn các điều kiện, mang đậm tính nhân văn và hiện rõ nét văn hoá doanh nghiệp tiên tiến. 3.5. Tình hình tài chiníh kế toán 3.5.1. Công tác tài chính của công ty Là một doanh nghiệp nhà nước nên công ty được Nhà nước cung cấp vốn đầu tư ban đầu và bổ sung một phần vốn điều lệ. Tổng công ty xi măng Việt Nam là cơ quan trực tiếp quản lý giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do đó công ty hoạt động dựa trên quy chế tài chính, chính sách của tổng công ty, công ty phải nộp các khoản theo điều lệ, phải đóng góp các quỹ và khi công ty có nhu cầu vốn để mở rộng đầu tư sản xuất được duyệt thì tổng công ty sẽ điều chuyển vốn cho công ty. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản trong công ty và các đơn vị phụ thuộc được quy định một cách rõ ràng. Các đơn vị phụ thuộc hạch toán theo phương thức báo sổ, mọi tài sản, tiền vốn là do công ty quản lý. Hàng năm công ty tiến hành lập kế hoạch tài chính: Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận, vật tư, khấu hao, từ đó cân đối nguồn vốn để có cơ sở bổ sung nguồn vốn một cách kịp thời. Kế hoạch được lập và báo cáo lãnh đạo công ty, để Tổng công ty kết hợp với các ngành chức năng xem xét và giao kế hoạch cụ thể cho công ty. - Vốn và nguồn vốn của công ty Vốn của công ty bao gồm: vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn vay, các khoản phải trả người bán, tiền mua trả trước, các khoản phải trả khác Năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 367.028.109.332 (đồng). Năm 2003 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 348.059.451.208 (đồng). Sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu là do công ty đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Tổng công ty cấp bổ sung trong năm, trích phần lợi nhuận sau thuế, đầu tư TSCĐ, nộp khấu hao, quỹ Bên cạnh đó cơ cấu tài sản của công ty cũng có sự thay đổi: Tổng tài sản năm 2006 tăng 452.941.887 nghìn đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 65,5% là do TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng, tài sản cố định tăng. - Tình hình hoạt động tài chính của công ty được kiểm tra định kỳ giữa năm do tổng công ty tiến hành: kiểm tra quy chế mua sắm vật tư, công tác hạch toán kế toán. Cục tài chính doanh nghiệp kiểm tra tình hình biến động vốn kết quả kinh doanh tại công ty Cục thuế kiểm tra kết quả kinh doanh, chi phí, giá bán sản phẩm Hàng năm phải có báo cáo tài chính. 4. Kết quả sản xuất - kinh doanh trong một số năm gần đây Những năm gần đây công ty đã sản xuất hoàn thành kế hoạch, công suất vượt công suất thiết kế (công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn sản phẩm một năm) và đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2008 đi vào sản xuất dây chuyền công nghệ mới với công suất thiết kế 1,8 triệu tấn sản phẩm/năm cũng đã đạt hiệu quả. Sau đây là một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm từ 2004 đến 2008. Bảng số 5: Kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một số năm gần đây của công ty Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1. Giá trị tổng sản lượng (tr.đ) - Sản xuất - Tiêu thụ 950.254,25 857.568 863.581,9 856.045,0 1.121.578 1.018.669 1.432.251 1.289.650 2. Clanker (tấn) - Sản xuất - Tiêu thụ 982.359 82.246,17 1.057.104 63.645,43 608.020 97.744,58 805.205 121.245 3. Xi măng bột và bao (tấn) - Sản xuất - Tiêu thụ 1.204.543,1 1.108.867 1.228.564,1 1.221,898,6 1.428.623,3 1.430.266,2 1.654.839 1.650.820 Qua bảng ta thấy sản lượng sản xuất của công ty ngày càng tăng, chứng tỏ công ty ngày càng sử dụng công nghệ máy móc có hiệu quả hơn, đặcbiệt năm 2003 đã sản xuất vượt công suất thiết kế, năm 2004 đã vận hành thành công thiết bị công nghệ mới cho năng suất cao hơn hẳn. Những năm gần đây theo số liệu thống kê thì công ty sản xuất được bao nhiêu thì tiêu thụ gần hết, có năm tiêu thụ còn vượt quá lượng sản xuất do còn hàng tồn kho của năm trước (năm 2003) điều này cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty còn có thể hơn thế nữa nếu công ty có thể tăng năng suất sản xuất và khắc phục nhược điểm về giá bán. Từ năm 2001 công ty đã sản xuất vượt công suất thiết kế (công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn sản phẩm một năm), lượng clanker bán ra không ổn định là do nhu cầu thị trường và do yêu nhu cầu sản xuất của công ty. Bảng số 7: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 1. Giá trị TSL Tr.đ 950.245,25 853.581,9 1.121.578 1.432.251 2. Doanh thu Tr.đ 854.985 856.046,968 1.050.373 1.263.100 3. Nộp ngân sách Tr.đ 88.562 95.612,250 142.957,546 148.652 4. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 68.552 82.678,43 85.426,167 93.140,214 5. Tỷ suất LN/vốn % 0,224 0,327 0,35 0,352 6. Vòng quay vốn lưu động vòng 2,443 2,43 -2,3 2,35 Nguồn: Phòng Kế toán thống kê tài chính Ta thấy hầu hết các thông số đều tăng qua các năm, giá trị tổng sản lượng và doanh thu tăng tương đối nhanh, đặc biệt ở năm 2005 trở lại đây năm 2005 tổng giá trị tổng sản lượng là 953,581 triệu đồng ứng với doanh thu là 856.046,968 triệu đồng, thì đến năm 2006 đã là 1.121.578 triệu đồng, tổng giá trị sản lượng là 1.050.373 triệu đồng doanh thu, và năm 2007 đã lên tới 1.432.251 triệu đồng giá trị tổng sản lượng và 1.263.100 triệu đồng doanh thu. Từ bảng trên một điều nhận thấy rằng lợi nhuận của công ty tăng lên chậm, nhưng các khoản phải nộp ngân sách tăng nhanh, đó là do công ty đã giảm được những chi phí sản xuất, mặt khác công ty đã sắp hoàn thành khấu hao tài sản cố định. Năm 2000, việc sử dụng vốn kém hiệu quả (không trích trong bảng), vòng quay vốn tăng chậm. Không tận dụng được hết vốn (1,99 vòng) và hệ số sinh lợi của vốn ít, một đồng vốn chỉ thu được 0,215 đồng lợi nhuận. Nhưng các chỉ tiêu này ở các năm sau đã cải tạo rõ rệt cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đã tăng, năm 2004 vòng quay của vốn đã nhanh song hệ số sinh lợi của vốn còn thấp, năm 2005 thì hệ số sinh lợi của một đồng vốn là cao mặc dù vòng quay của vốn chậm hơn năm 2004. Năm 2006 mặc dù vòng quay của vốn chậm hơn hẳn so với năm 2005 nhưng hệ số sinh lợi của vốn lại lớn hơn, điều này là do công ty đã kiểm soát được chi phí, giảm chi phí sản xuất và có các hoạt động khác thu được nhiều lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng tăng cho thấy trình độ quản lý của công ty ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Năm 2007 đã khắc phục được vòng quay của vốn tuy chưa bằng năm 2005 nhưng đã có chiều hướng tăng, cần phải phát huy. Công ty cần phải có biện pháp để đẩy nhanh vòng quay của vốn để tận dụng được hết hiệu suất của đồng vốn. Với tiềm năng hiện nay còn nhiều thuận lợi cho công ty nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Công tác kiểm soát sản phẩm clanker 5.1. Nhận thức của công ty về kiểm soát sản phẩm clanker Ban lãnh đạo công ty đã có những nhận thức về tầm quan trọng của công tác kiểm soát sản phẩm, công ty coi chất lượng sản phẩm là hàng đầu và công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm là không thể lơ là mà phải quan tâm thường xuyên và hoạt động có hiệu quả. Nhưng thực tế cho thấy công tác kiểm soát sản phẩm clanker của công ty hoạt động chưa có hiệu quả, bằng chứng là công ty chưa có các biện pháp hay phương tiện để theo dõi sản phẩm clanker, hàng tháng chỉ số thống kê lượng clanker thứ phẩm được pha trộn với chính phẩm chứ không có thống kê hay một báo cáo về lượng clanker thứ phẩm, cũng như không có lưu hồ sơ về nguyên nhân gây sự sai hỏng đó. Vì vậy công ty không thấy chính xác nguyên nhân chủ yếu gây ra sai hỏng. Mặt khác công ty không tiếp tục kiểm tra chất lượng clanker thứ phẩm mà chỉ đưa vào sử dụng trong phối trộn, do đó công ty không có kết quả rõ ràng về chất lượng sản phẩm sai hỏng là ở chỉ tiêu nào là chủ yếu. Có nhận thức nhưng chưa thực sự quan tâm đúng mức, đúng chỗ nên công tác này chưa có hiệu quả, công ty cần phải triển khai lại công tác này nhằm đạt hiệu quả cao hơn. 5.2. Lập kế hoạch chất lượng sản phẩm clanker Công tác lập kế hoạch chất lượng được công ty tuân thủ một cách nghiêm túc và có nhiều vận dụng sáng tạo dựa trên tình hình thực tế và dựa vào điều kiện cũng như khả năng sản xuất của công ty. Công tác này được đưa ra nhằm xác định cho thấy công ty hướng sản xuất, đề ra kế hoạch khai thác và nhập nguyên vật liệu, đề ra kế hoạch chất lượng sản phẩm đạt được trong thời gian tới nhằm nắm vững được thị trường đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Theo nhu cầu thực tế hiện tại trong bối cảnh đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các cơ sở hạ tầng liên tục được xây dựng và phát triển, nhà máy, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các công trình lớn có tầm quan trọng và đặc biệt là các khu đô thị, nhà cao tầng, khu dân cư hiện nay đang được xây dựng rất nhiều yêu cầu phải có độ an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Nên nhu cầu về xi măng mác cao đang có nhu cầu tiêu thụ rất cao và đang tăng nhanh. Mặt khác trong thời gian gần đây công ty đã sản xuất được xi măng mác cao trong sản xuất đại trà mà vẫn phải công bố bán ra xi măng mác thấp, việc sản xuất xi măng mác cao đã tương đối ổn định và có thể nói là dù xi măng của công ty mang mác thấp nhưng các chỉ tiêu về cơ lý, hoá học đã đạt yêu cầu của xi măng mác cao. Do vậy công ty đang có xu hướng chuyển sang sản xuất xi măng PCB40 để đưa vào bán đại trà thay cho việc sản xuất xi măng PCB30 bán đại trà hiện nay. Vì vậy kế hoạch chất lượng của công ty trong thời gian này là sản xuất xi măng mác cao để bán đại trà. Đồng thời đi vào sản xuất chủng loại clanker mác cao có hoạt tính 28 ngày lớn hơn hoặc bằng 50N/mm2 và giảm tr lệ mẫu phế phẩm trong sản xuất. 5.3. Công tác kiểm soát sản phẩm clanker 5.3.1. Quy trình kiểm soát sản phẩm clanker Quy trình kiểm soát sản phẩm được thể hiện ở tài liệu QT13.01 tương ứng với mục 8.3 của tiêu chuẩn TCN ISO với nội dung sau: - Mục đích: Để xử lý các nguyên nhiên vật liệu nhập, các sản phẩm công đoạn và các sản phẩm xuất xưởng không phù hợp chỉ tiêu chất lượng theo các TCVN, TCN, TCCS và các quy định hiện hành. - Phạm vi: + Các nguyên vật liệu thấp + Các sản phẩm công đoạn + Các sản xuất xuất xưởng - Trách nhiệm: lãnh đạo đơn vị công ty chỉ đạo chung, phòng kĩ thuật sản xuất kết hợp cùng các đơn vị liên quan để xử lý. - Nội dung: Vì phạm vi bài viết nên em chỉ đề cập đến công tác kiểm soát sản phẩm clanker. + Vị trí kho bãi xem trong QT15.01, + Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm xem trong QT12.01 Tuỳ theo mức độ không phù hợp của sản phẩm, các đơn vị liên quan khi xử lý có thể lập các biên bản để xử lý hoặc ghi lệnh xử lý vào sổ lệnh hay sổ giao cao. + Các nguyên nhiên vật liệu nhập: Than cám than Na Dương Đá ba zan Thạch cao Xỉ ripit, quặng sắt Vỏ bao đựng xi măng + Các sản phẩm công đoạn, nhiên liệu tự khai thác: Đá vôi Yên Duyên Phiến xét, bùn sa máy nghiền than mịn cho lò nung, clanker ra lò Clanker ra lò kiểm tra không đạt chỉ tiêu chất lượng theo tieu chuẩn cơ sở TC09 gọi là clanker thứ phẩm. Clanker thứ phẩm rất dễ phân biệt với clanker chính phẩm bằng mắt thường. Clanker thứ phẩm có các hạt hay bột màu vàng còn clanker chính phẩm có màu đen, xám đen. Không chờ kết quả kiểm tra, thợ vận hành lò nung, thợ trực silô clanker của xưởng lò nung khi thấy clanker thứ phẩm trên băng gầu phải chủ động cho chuyển nạp vào silô clanker thứ phẩm (silô clanker số 4 chứa clanker thứ phẩm lò 1, silô clanker số 8 chứa clanker thứ phẩm lò 2), chỉ được phép đỏ clanker chính phẩm vào silô clanker thứ phẩm không được phép đổ clanker thứ phẩm vào silô chính phẩm. Thợ vận hành lò nung có nhiệm vụ xử lý các thông số vận hành để lò trở lại bình thường đảm bảo cho clanker đạt yêu cầu chất lượng. Chủ động báo cho thợ trực silô biết tình trạng clanker sắp ra lò để thợ trực silô chuyển nạp vào các silô clanker cho phù hợp. Để xử lý clanker thứ phẩm trong silô 4 và silô 8, phòng kỹ thuật sản xuất và phòng thí nghiệm KCS căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng của clanker chính phẩm và xi măng sau máy nghiền để điều hành việc tháo rút và pha trộn với các máy nghiền hay xả ra ngoài theo tỷ lệ hợp lý, không để ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Xi măng sau máy nghiền + Các sản phẩm xuất xưởng Xi măng bao xuất xưởng Xi măng rời xuất xưởng Clanker xuất xưởng: Clanker xuất xưởng chỉ được phép tháo xuất từ các silô đạt chất lượng. Trường hợp gặp lớp clanker không phù hợp thì trưởng ca phòng thí nghiệm KCS hoặc nhân viên đó đưa vào kho CT14 cho đến khi hết lớp clanker đó mới tiếp tục xuất cho khách hàng. Phòng thí nghiệm - KCS chỉ đạo xưởng nghiền xi măng tháo xuất Xi măng trong các kho chứa - Hồ sơ STT Tên hồ sơ Ký mã hiệu Nơi lưu Thời gian lưu Phương pháp lưu 1 Các giấy tờ xác nhận sản phẩm clanker kém chất lượng Đơn vị có sản phẩm kém chất lượng 2 năm Tủ hồ sơ 2 Các giấy tờ xác định nơi để sản phẩm kém chất lượng 2 năm Tủ hồ sơ 3 Các giấy tờ xác định biện pháp xử lý 2 năm Tủ hồ sơ 4 Các kết quả kiểm tra sau xử lý 2 năm Tủ hồ sơ Nguồn: Quy trình kiểm soát sản phẩm clanker 5.3.2. Thực tế công tác kiểm soát sản phẩm clanker Thực tế công tác kiểm soát hợp tại công ty được thực hiện khá nghiêm túc, theo quy trình Ban đầu khi thợ trực silô nhận thấy clanker có dấu hiệu sai hỏng thể hiện ở mầu sắc mà thợ trực dễ dàng nhận thấy thì báo ngay cho thợ điều hành xử lý kịp thời điều chỉnh cho clanker thứ phẩm và silô chứa thứ phẩm và điều chỉnh lại chế độ vận hành cho phù hợp. Song công tác này của công ty được thực hiện chưa triệt để, chưa thu được số liệu báo cáo về tình hình phế phẩm như số lượng, nguyên nhân, chỉ tiêu chất lượng không đạt mà chỉ tìm hiểu nguyên nhân và thông báo cho cán bộ phụ trách biết chứ không hình thành hệ thống văn bản ghi lại sự sai hỏng này. Hàng tháng chỉ có số liệu về lượng sản phẩm clanker thứ phẩm được trộn với chính phẩm chứ không thống kê lại lượng clanker đã sai hỏng, các biện pháp khắc phục được sử dụng và đề ra theo thời điểm. 6. Biện pháp khắc phục sản phẩm kém chất lượng của clanker 6.1. Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa - Mục đích Để khắc phục sự kém chất lượng của clanker, bán thànhphẩm, ngăn ngừa những sai sót. áp dụng cho tất cả các khâu quản lý, sản xuất và lưu thông trong toàn công ty. - Đối tượng áp dụng: Tất cả cán bộ, công nhân viên trong công ty. - Nội dung: - Hành động khắc phục Lưu đồ 1: Quy trình hành động khắc phục Khiếu nại, báo cáo, đề nghị Xem xét, quyết định Khảo sát nguyên nhân Đề xuất biện pháp khắc phục Xử lý khắc phục Kiểm tra Xác nhận kết quả thực hiện Lưu hồ sơ Họp Trách nhiệm Khách hàng, cá nhân Chỉ thị qua Ban giám đốc, phòng kỹ thuật Các phòng kĩ thuật, phòng KCS, phòng QT.17.01.BM04, đơn vị có liên quan Tài liệu liên quan Giấy đề nghị, khiếu nại có liên quan Giấy đề nghị, khiếu nại hay điện thoại Phiếu yêu cầu hành động khắc phục, phòng ngừa Nội dung lưu đồ Đơn vị liên quan: - Các phòng kĩ thuật, phòng KCS, Ban giám đốc - Các đơn vị liên quan - Phòng kĩ thuật + Mô tả cụ thể: Khách hàng, các cá nhân trong công ty khi phát hiện bất kỳ sự kém chất lượng liên quan đến chất lượng sản phẩm hay các bán thành phẩm đều có quyền viết giấy khiếu nại cụ thể, hay báo cáo ban giám đốc hay các phòng kỹ thuật có liên quan để yêu cầu xử lý. Ban giám đốc chỉ đạo cho các phòng kỹ thuật, các phòng kỹ thuật phải có trách nhiệm tìm ra các nguyên nhân của sự chất lượng kém, đưa ra các giải pháp xử lý, chỉ đạo cho các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp xử lý để quá trình trở nên phù hợp, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện. Ghi chép các thông tin đầy đủ vào phiếu yêu cầu hành động khắc phục và phòng ngừa (biểu mẫu QT.17.01.BM04). Các đơn vị liên quan đến quá trình trên có trách nhiệm cùng với các phòng kỹ thuật xác định nguyên nhân, đưa ra các giải pháp xử lý và thực hiện các giải pháp xử lý đó cho đến khi quá trình trở nên phù hợp. Dựa theo mức độ mà các hoạt động được ghi chép trực tiếp vào các sổ sách giao nhận ca, phiếu giao việc hay ghi theo biểu mẫu (QT.17.01.BM04). Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ kém chất lượng clanker mà ban giám đốc yêu cầu tổ chức cuộc họp để rút kinh nghiệm, xử lý cá nhân, đơn vị thực hiện không tốt, phòng ngừa sự lặp lại quá trình đó trong sản xuất. Tất cả các giấy tờ trong quá trình xử lý đều được lưu vào hồ sơ của đơn vị có hành động khắc phục phòng ngừa. Nhằm giúp công ty nhìn lại hồ sơ, số liệu quả các thời kỳ để từ đó rút kinh nghiệm cho kế hoạch tiếp theo mặt khác tạo thuận lợi cho việc khi xem xét lại bất kỳ hồ sơ liên quan. Hồ sơ: STT Tên hồ sơ Mã số Nơi lưu Thời gian lưu Phương pháp lưu 1 Giấy đề nghị khiếu nại Phòng kỹ thuật 2 năm Cặp hồ sơ 2 Phiếu yêu cầu hoạt động phòng ngừa Đơn vị có hoạt động khắc phục, phòng ngừa 2 năm Cặp hồ sơ 3 Biên bản họp (nếu có) Phòng kỹ thuật 2 năm Cặp hồ sơ Nguồn: Quy trình hành động khắc phục 6.2. Các biện pháp khắc phục sản phẩm clanker thứ phẩm của công ty Ngay sau khi người trực silô phát hiện sự kém chất lượng của clanker (bằng trực quan rất dễ phân biệt giữa clanker chính phẩm và thứ phẩm do clanker thứ phẩm có màu vàng còn clanker chính phẩm có màu đen hay màu xám) thì phải báo ngay cho thợ điều hành silô để chuyển sang silô chứa phế phẩm, đồng thời báo cho phòng điều hành trung tâm để cán bộ trực điều chỉnh nhiệt độ, tỷ lệ, độ bốc của than cho phù hợp khắc phục ngay hậu quả của sai hỏng. Đồng thời nhân viên của phòng KCS phải lấy mẫu lại ngay sau đó 1h (bình thường sau 2h lấy mẫu 1 lần) để kiểm tra xem đã khắc phục được sự sai hỏng chưa. Đối với sản phẩm clanker đã sai hỏng, không đạt chất lượng như yêu cầu đã được đổ vào silô riêng thì được sử dụng để pha trộnvới clanker chính phẩm để nghiền xi măng theo tỷ lệ pha trộn là 8-10%. Bình thường với clanker chính phẩm không có pha thứ phẩm thì tỷ lệ pha phụ gia là 22% và tỷ lệ clanker thứ phẩm là 8-10%. Với tỷ lệ pha trộn như vậy xi măng được sản xuất ra vẫn đạt chất lượng theo tiêu chuẩn. Đối với trường hợp có quá nhiều clanker thứ phẩm (do chất lượng nguyên vật liệu của đợt sản xuất đó kém không ổn định nên cán bộ điều hành chưa tìm ra được chế độ vận hành thích hợp) thì cũng không thể pha trộn hết lượng clanker thứ phẩm do vậy công ty chuyển đổ ra ngoài bãi chờ sử dụng sau hoặc được sử dụng để nghiền xi măng mác thấp. Tuy nhiên biện pháp này không khắc phục được sự thiệt hại về kinh tế. 6.3. Hiệu quả của các biện pháp trên. Các biện pháp khắc phục tạm thời sự về chất lượng sản phẩm clanker của công ty đã phần nào làm giảm bớt các thiệt hại cho công ty, sử dụng các biện pháp này công ty đã thu được một số lợi ích sau: - Ngăn chặn ngay sự tiếp tục sai hỏng khi vừa phát hiện sai hỏng, đó là khi có các biện pháp điều chỉnh lại chế độ vận hành, chế độ rung - Kịp thời phát hiện clanker thứ phẩm bằng trực quan giúp hạn chế được lượng phế phẩm trong một lần sai hỏng, không vi phạm tinh thần của công ty là có thể đổ clanker chính phẩm vào silô thứ phẩm chứ không được đổ clanker thứ phẩm vào silô chính phẩm. Đảm bảo được chất lượng xi măng sản xuất, giữ vững được uy tín và lòng tin của khách hàng. - Giảm thiệt hại về kinh tế do tận dụng được phế phm vào sản xuất, sử dụng phế phẩm như một loại phụ gia pha trộn. - Thông qua công tác kiểm soát các nhân viên có thể rút được kinh nghiệm cho quá trình sản xuất sau. 6.4. Hạn chế. Tuy có nhiều lợi ích thiết thực song các biện pháp khắc phục của công ty chưa thực sự mang lại lợi ích lớn lao như mong muốn, trong hệ thống các biện pháp còn bộc lộ nhiều sự thiếu sót cũng như chưa được hòan thiện để có thể giảm thiểu thiệt hại do có phế phẩm như: - Trong hệ thống các biện pháp khắc phục chưa có biện pháp nào nhằm sửa chữa sản phẩm sai hỏng, chỉ có các biện pháp tận dụng phế phẩm. - Không có được bài toán phối liệu hiệu quả hơn, vì sản phẩm của công ty đều đạt chất lượng ở mức cao hơn cần thiết rất nhiều điều này là tốt song không có hiệu quả kinh tế, công ty có thể tìm tỷ lệ pha trộn phụ gia và clanker thứ phẩm với tỷ lệ cao hơn mà ximăng được sản xuất ra vẫn đạt chất lượng theo yêu cầu. - Trong trường hợp có quá nhều clanker thứ phẩm thì công ty không có biện pháp để sử dụng hết hoặc tận dụng mà phải để lại dùng trong thời gian không có phế phẩm. Phần III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng clanker 1. Định hướng chất lượng sản phẩm trong thời gian tới. 1.1. Chính sách chất lượng của công ty. Lãnh đạo công ty đã ban hành chính thức chính sách chất lượng và đảm bảo rằng chính sách chất lượng này được mọi cán bộ công nhân viên trong công ty thông hiểu, thực hiện và duy trì bằng cách: - Hướng dẫn về hệ thống quản lý chất lượng. - Tuyên truyền chính sách chất lượng. - Thường xuyên xem xét và đánh giá các quy trình/ thủ tục liên quan đến chất lượng. Chính sách chất lượng của công ty. - Công ty luôn đưa chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và coi chất lượng sản phẩm là sự sống còn của công ty. - Công ty luôn tôn trọng và tiếp thu ý kiến của khách hàng nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. - Không ngừng cải tiến, hợp lý hóa sản xuất đảm bảo cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất. Hàng năm, hàng quý, hàng tháng công ty và các đơn vị trong công ty xây dựng các mục tiêu cho đơn vị và các giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu nhằm đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm. Mục tiêu chất lượng là đo được và nhất quán với chính sách chất lượng đã công bố. Mục tiêu chất lượng của công ty trong thời gian tới phù hợp với kế hoạch chất lượng mà công ty đã lập đó là chuyển sang sản xuất và bán đại trà xi măng mác cao, giảm tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất. 1.2. Mục tiêu chất lượng cụ thể của năm 2007. Sản xuất và tiêu thụ 2, 1 tấn sản phẩm các loại (phấn đấu 2,2 triệu tấn) thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam quy định. Tất cả các bao xi măng xuất xưởng đều đủ trọng lượng, đảm bảo chất lượng, thỏa mãn yêu cầu chính đáng của khách hàng. Các mẫu kiểm tra của các bán thành phẩm sai so với tiêu chuẩn cơ sởe quy định không vượt quá 5%. Duy trì các hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, chất lượng và năng suất cao. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Giảm tỷ lệ clanker phế phẩm tới mức tối thiểu. 2. Biện pháp kiểm soát chất lượng clanker. Hoạt động kiểm soát của công ty tuy đã góp phần vào công tác kiểm soát chất lượng clanker cũng chưa thực sự kiểm soát được hết quá trình hoạt động sản xuất của công ty, công ty thực sự chưa thu được nhiều kết quả từ hoạt động này, sau đây là một số công cụ thống kê thích hợp đã giúp công ty có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động sản xuất của mình, thực chất là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê trong kiểm soát chất lượng, chính là việc thu thập, phân loại, xử lý, trình bày dữ liệu dưới dạng các biểu đồ cần thiết để mọi người có thể nhận biết được thực trạng của quá trình. 2.1. Biện pháp 1: áp dụng sơ đồ lưu trình. Sơ đồ lưu trình là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện của một quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông qua những sơ đồ khối và các kí hiệu nhất định. Nó được sử dụng để nhận biết, phân tích quá trình hoạt động, nhờ đó phát hiện ra các hạn chế, các hoạt động thừa lãng phí và các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng trong doanh nghiệp. Thông qua sơ đồ người ta có thể nhận biết được các hoạt động thừa không cần thiết để từ đó loại bỏ chúng, tiến hành những hoạt động cải tiến và hòan thiện. Có thể biểu diễn sơ đồ tóm lược như sau: Sơ đồ: Mô hình sơ đồ lưu trình Bắt đầu Các hoạt động Quyết định Kết thúc Những yêu cầu cơ bản khi thiết lập sơ đồ lưu trình. - Những người xây dựng sơ đồ lưu trình là những người có liên quan trực tiếp đến quá trình đó. - Tất cả các thành viên của quá trình cần tham gia vào thiết lập sơ đồ lưu trình. - Dữ liệu và thông tin phải được trình bày một cách rõ ràng cụ thể, dễ hiểu, dễ nhận biết. - Trong khi xây dựng sơ đồ lưu trình cần đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt. Các câu hỏi cần đặt ra liên tục trong suốt tiến trình xây dựng sơ đồ lưu trình như câu hỏi: cái gì, khi nào? ở đâu? tại sao? cái gì tiếp tục?... 2.2. Biện pháp 2: áp dụng biểu đồ nhân quả Cũng có thể gọi là biểu đồ xương cá hoặc biểu đồ Ishkawa, đây là biểu đồ biểu diễn mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, còn nguyên nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó. Mục đích của biểu đồ nhân quả là xác định nguyên nhân dẫn đến sự kém chất lượng của chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục nguyên nhân. Có 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra sự sai hỏng của quá trình (5M) là: Materils (nguyên vật liệu), Machines (máy móc), Men (con người), Methods (phương pháp) và Measuremnet (đo lường). Ngòai ra còn đang được bổ sung thêm các nhóm nguyên nhân khác như: - Môi trường bên ngòai: khí hậu, thời tiết. - Các tác nhân không đoán trước được. . Ta có sơ đồ sau: Sơ đồ: Mô hình đơn giản của biểu đồ nhân quả. Chỉ tiêu chất lượng Men Materials Measurement Machines Methods Các bước xây dựng biểu đồ: Bước 1: Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích ví dụ: cường độ chịu nén, nồng độ CaO tự do, Bước 2: Vẽ chỉ tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiện xương sống cá, đầu mũi tên ghi chỉ tiêu chất lượng đó. Bước 3: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đã lựa chọn, vẽ các yếu tố này như những xương nhánh chính của cá (có 5 nhóm yếu tố chính 5M đã giới thiệu ở trên). Bước 4: tìm tất cả các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố chính vừa xác định được. Phải tìm được đầy đủ các nguyên nhân gốc dễ gây ra sự không phù hợp. Người xây dựng biểu đồ phải xuống tận lò, xưởng, hay phòng thí nghiệm để xác định rõ nguyên nhân, phải tận mắc chứng kiến để đảm bảo tính tuyệt đối và chính xác. Bước 5: Ghi tên các yếu tố và chỉ tiêu chất lượng trên sơ đồ. Ví dụ: nguyên nhân dẫn đến clanker không đạt chất lượng là nguyên vật liệu than, bột liệu,nguyên nhân than không đạt chất lượng là do độ bốc, nhiệt năng cung cấp, Tác dụng của biểu đồ nhân quả: - Xác định nguyên nhân gây ra sai hỏng để loại bỏ kịp thời - Hình thành thói quen làm việc tìm hiểu xác định những nguyên nhân gây ra trục trặc chất lượng. - Đóng góp trong việc giáo dục đào tạo những người lao động tham gia vào quản lý chất lượng. 2.3. Biện pháp 3: áp dụng biểu đồ phân bố mật độ. Việc đánh giá các chỉ tiêu cần phải thu thập nhiều dữ liệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau do vậy giá trị của chúng phân tán và không theo một trình tự nào nên không thể nhận biết được những dữ liệu đó có ý nghĩ như thế nào. Để hiểu được ý nghĩa đó người ta sử dụng biểu đồ phân bố mật độ. Biểu đồ phân bố mật độ yêu cầu có nhiều số liệu, khoảng trên 50 kết quả mẫu kiểm tra, công ty có thể thực hiện được biểu đồ này vì công ty đã thực hiện kiểm tra chất lượng thường xuyên theo ca trực, theo giờ sản xuất (2h lấy 1 mẫu). Biểu đồ được xây dựng qua các bước sau đây: Bước 1: xác định độ rộng của tòan bộ số liệu: R = Xmax - Xmin. Bước 3: Xác định số lớp k, số lớp k được chọn tương ứng với số liệu phân tích (n), có thể xác định k qua 2 cách: - k bằng căn bậc hai của tổng số số liệu đã thu thập. - Hoặc lấy số k bằng số lớn hơn trong hai số hàng và số cột của dữ liệu. Bước 4: Xác định độ rộng của lớp: h = (Xmax - Xmin)/k - 1 = R/k-1. Bước 5: Xác định biên giới của lớp để lập biểu đồ cột, bắt đầu tại giá trị của dữ liệu nhỏ nhất theo công thức: Xmin ± h/12 Bước 6: lâp bảng phân bố tần xuất của quá trình sản xuất. Bước 7: vẽ biểu đồ phân bố mật độ dưới dạng biểu đồ cột. Ghi các ký hiệu cần thiết trên biểu đồ. Bước 8: Nhận xét Biểu đồ phân bố mật độ có thể cho biết tỷ lệ hỏng thấp hay cao so với tiêu chuẩn, cho biết giá trị trung bình có trùng với đường tâm của giới hạn chuẩn hay không, cho biết độ phân tán của dữ liệu so với các giới hạn tiêu chuẩn. ứng dụng cụ thể của biểu đồ phân bố mật độ. - Kiểm tra và phân tích, đánh giá một cách định tính và định lượng khả năng của quá trình và thiết bị. Theo dõi được sự biến động của quá trình, độ chính xác của thiết bị. - Kiểm soát quá trình. Những người lao động trên dây chuyền sản xuất được trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng và đọc đ thị sẽ nhận thức được quá trình có chuẩn hay không. - Dùng làm tài liệu báo cáo đơn giản dễ hiểu - Phát hiện các sai số về đo Công ty có thể xây dựng biểu đồ phân bố mật độ cho các chỉ tiêu chất lượng như cường độ chịu nén, nồng độ CaOtd, hàm lượng căn không tan, hàm lượng mất khi nung 2.4. Biện pháp 4: áp dụng biểu đồ kiểm soát quá trình sản xuất. Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hoặc chấp nhận được hay không. Mục tiêu chung nhất của biểu đồ kiểm soát là phát hiện những biến động của quá trình để đảm bảo chắc chắn rằng quá trình được chấp nhận, được kiểm soát hay không kiểm soát được để từ đó tìm ra nguyên nhân loại bỏ. Mục tiêu cụ thể của biều đồ kiểm soát: Đảm bảo sự ổn định của quá trình. Một quá trình ổn định khi chỉ có những nguyên nhân chung phổ biến gây ra. Cải tiến khả năng của quá trình thông qua thay đổi giá trị trung bình của nó hoặc giảm bớt những biến động chung. Tác dụng của biểu đồ kiểm soát là cho biết những biến động của quá trình trong suốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó. Từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra sự bất thường để tìm được những giải pháp khắc phục kịp thời. Có nhiều loại biểu đồ kiểm soát khác nhau phục vụ cho từng mục đích cụ thể: biểu đồ giá trị trung bình, biểu đồ phân tán, biểu đồ độ lệch tiêu chuẩn, biểu đồ tỷ lệ % sản phẩm khuyết tật, biểu đồ kiểm soát số sản phẩm có khuyết tật, Quy trình xây dựng biểu đồ kiểm soát: Bước 1: Lựa chọn dạng biểu đồ kiểm soát. Bước 2: Chọn chỉ tiêu phân tích và thu thập số liệu. Bước 3: Lập bảng tính số liệu. Bước 4: Tính các giá trị đường tâm, giới hạn trên và giới hạn dưới. Bước 5: Vẽ biểu đồ kiểm soát. Bước 6: Nhận xét quá trình. Biểu đồ kiểm soát được nhận xét theo những quy tắc sau: Một quá trình ở trạng thái không bình thường khi: - Một hoặc nhiều điểm vượt qua khỏi phạm vi 2 đường giới hạn trên và đường giới hạn dưới của biểu đồ. - 8 điểm tiếp nằm một bên của đường tâm. - 8 điểm liên tiếp có xu thế tăng hoặc giảm liên tục. - 2 trong 3 điểm liên tiếp nằm trên vùng A. - 4 trong 5 điểm liên tiếp nằm trên vùng B. 3. Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa sản phẩm clanker kém chất lượng. 3.1. Biện pháp phòng ngừa. Trong thực tế hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ có tốc độ phát triển cao, đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng, công nghiệp xây dựng đang là vấn đề bức thiết, chất lượng công trình ngày càng đòi hỏi cao hơn. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường mức cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn chiến thắng chỉ có cách nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó thì việc có những biện pháp phòng ngừa sai hỏng tỏ ra có tác dụng lớn làm hạn chế sản phẩm sai hỏng, ngăn ngừa những nguy cơ dẫn đến có phế phẩm, giảm chi phí và thời gian. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa mà nếu được thực hiện tốt thì sẽ cho hiệu quả cao: - Nâng cao nhận thức về quản lý chất lượng trong tòan bộ cán bộ công nhân viên của công ty thông qua các buổi học, các buổi chuyên đề, hội thảo. Nâng cao ý thức vừa làm vừa theo dõi sát sao quy trình, thao tác chú ý những điểm nhỏ nhất có thể gây sai hỏng. Nhận thức của mọi người trong công ty, đặc biệt là của ban lãnh đạo về công tác kiểm soát sản phẩm không phù hợp và sử dụng công cụ thống kê trong công tác này. Hướng cho lãnh đạo cái nhìn mới về chất lượng là quản lý chất lượng quá trình chứ không phải chỉ ở kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Khi lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của quản lý quá trình thì mọi đường hướng của công ty sẽ trở nên đúng đắn và công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ được chú trọng và huy động được tòan bộ cán bộ công nhân viên của công ty vào công tác quản lý chất lượng. Có nhiều cách để nâng cao nhận thức của công nhân viên, tuy nhiên đối với từng bộ phận, từng chức vụ mà có những cách đào tạo khác nhau, tuy nhiên đối với từng bộ phận, từng chức vụ mà có những cách đào tạo khá nhau. Nhưng trước hết là phải đào tạo được nhận thức cho tòan công ty về công tác quản lý chất lượng, mọi người hiểu được thế nào là quản lý quá trình, thế nào là kiểm soát quá trình, thế nào là sức mạnh tập thể, thì từ đó mới có ý thức về tầm quan trọng của mỗi khâu, mỗi cá nhân trong tập thể, hiểu được vị trí của mình, sự đóng góp của mình vào sự thành công của toàn công ty thì từ đó mới thấy phấn chấn trong công tác và bỏ công tìm hiểu thêm về nghiệp vụ của mình. Sau đó tùy theo từng bộ phận từng chức năng mà công ty có các lớp đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ tay nghề - Lựa chọn nguồn nguyên vật liệu nhập. Ngành công nghiệp sản xuất xi măng là ngành sản xuất mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguyên vật liệu, trong khi nguồn nguyên liệu hiện nay của công ty có chất lượng không ổn định, không đồng nhất trong phối liệu vì phải nhập từ nhiều nơi, nhiều vùng khác biệt. Còn đối với các nguyên liệu tự khai thác thì do đặc tính của tìa nguyên thiên nhiên là không phải chỗ nào chất lượng cũng như nhau, có thể khu này cho chất lượng rất tốt nhưng khu ngay bên cạnh lại có chất lượng kém hơn nhiều. Khi đó sản xuất clanker lại trực tiếp từ nguyên liệu thô, thông qua chế biến để chất lượng đồng nhất như đặc thù của một số ngành sản xuất khác. Do đó việc tìm được nguồn nguyên vật liệu đồng nhất, có chất lượng ổn định là một công việc công ty nên khảo sát và khai thác. Mặt khác lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp (sử dụng nguyên vật liệu đồng nhất về chất lượng tránh tình trạng nguyên vật liệu chất lượng tốt sử dụng cùng với nguyên vật liệu kém chất lượng mà cuối cùng chất lượng sản phẩm vẫn không đạt yêu cầu, sử dụng nguyên vật liệu có kế hoạch từ trước để có thể tìm ra được tỷ lệ phối trộn phù hợp với tình hình chất lượng nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu. - Nâng cao trình độ của cán bộ vận hành sản xuất, trình độ về công nghệ thông tin, trình độ về sử dụng máy móc thiết bịđể các cán bộ này có khả năng nhận biết và điều chỉnh chế độ vận hành cho phù hợp khi có hiện tượng không phù hợp xảy ra, có khả năng tự tìm hiểu chế độ mới phù hợp hơn, tìm ra chế độ vận hành đạt kết quả cao nhấtbộ phận phụ trách nguyên vật liệu phải có báo cáo về chất lượng nguyên vậ liệu từng thời kì, báo cáo chất lượng nguyên vật liệu chuẩn bị được đưa vào sử dụng để cán bộ vận hành nghiên cứu trước tìm ra chế độ vận hành (chế độ nung, nhiệt độ nung, tỷ l than vào, độ dài buồng nung) phù hợp sao cho chất lượng sản phẩm là tốt nhất có thể, giảm thiểu tình trạng có một lượng sản phẩm được sản xuất ra không đạt chất lượng mới tìm được chế độ vận hành thích hợp. Nâng cao trình độ nhận biết bằng trực quan cho công nhân trực silô, lựa chọn công nhân có kinh nghiệm kèm cặp cho công nhân mới phân biệt clanker thứ phẩm và clanker chính phẩmtổ chức các cuộc thi nhận biết sản phẩm hỏng qua lý thuyết, thực tế nhìn nhận. Ngòai nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng mà công ty áp dụng mà tất cả các cán bộ công nhân viên đều phải biết thì việc nâng cao tinh thần tập trung làm việc ý thức trách nhiệm của mỗi công nhân silô là điều quan trọng. Tập trung quan sát theo dõi clanker được sản xuất ra xem có dấu hiệu sai hỏng thì phải báo ngay cho thợ vận hành để điều chỉnh đổ vào silô thứ phẩm. - Cải tiến quy trình máy móc, công nghệ. Hiện nay công ty vẫn sử dụng một dây chuyền cũ sản xuất theo phương pháp ướt, máy móc thiết bị đã cũ, lỗi thời vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác cải tiến và hòan thành công nghệ cũ để có khả năng sử dụng tối đa công suất cho đến khi công ty hòan thành dự án xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất theo phương pháp khô mới hoàn tòan. Đối với dây chuyền II cải tạo từ dây chuyền cũ thì cần phải tìm hiểu học hỏi để có thể sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay công ty đã có một số đề tài nghiên cứu cải tiến và đem triển khai rất khả thi có khả năng góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm như: Chế tạo trục răng nghiền than từ việc sử dụng trục răng cũ của bộ truyền hở lò nung. Nghiên cứu sản xuất chủng loại xi măng PCB 40 theo TCVN 6260: 1997, xi măng PCB 40 có tỷ lệ phụ gia là 18 - 20%. Nghiên cứu xây dựng chế độ sửa chữa định kỳ cho các thiết bị mới phương pháp khô. Nghiên cứu thiết kế, cải tạo và lắp đặt hệ thống băng tải đảo chiều trên silô clinker. Nghiên cứu, thiết kế, lập trình lắp đặt hệ thống điều khiển máy nghin xi măng sử dụng PLC S7-300 Nghiên cứu chuyn đổi mạch khởi động động cơ trực tiếp sang khởi động gián tiếp qua cuộn kháng khởi đông. Bên cạnh đó công ty cũng đã tập trung vào nghiên cứu tìm các nguồn nguyên vật liệu mới thay thế nguồn cũ đã cạn kiệt hoặc nguồn mới có chất lượng tốt hơn, nhiều hơn, công ty có các đề tài sau: Tìm kiếm nguồn nguyên liệu giàu nhôm ô xit sử dụng trong phối liệu sản xuất xi măng. Nghiên cứu thử nghiệm các nguồn phụ gia cần cung cấp cho trạm nghiền clanker Quảng Bình - Quảng Trị làm phụ gia sản xuất xi măng. Khảo sát, tìm kiếm nguồn nguyên liệu giàu SiO2 sử dụng trong phối liệu sản xuất clanker PC50. Nghiên cứu phối liệu nung clanker hợp lý sản xuất clanker PC50. Nghiên cứu thử nghiệm phụ gia đá bazan Hà Bình - Hà Trung làm phụ gia ximăng. 3.2. Biện pháp khắc phục sản phẩm clanker kém chất lượng. Đối với sản phẩm đã sai hỏng thì các biện pháp khắc phục là các biện pháp nhằm làm giảm được thiệt hại về kinh tế cũng như thiệt hại về uy tín của công ty, hiện nay công ty đã có một số biện pháp khắc phục tỏ ra có hiệu quả như: không xuất clanker thực phẩm cho bạn hàng, dùng để pha trộn với clanker chính phẩm theo một tỷ lệ cho phép, thải ra bãi và được sử dụng để sản xuất xi măng mác thấptuy nhiên các biện pháp này cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả tối đa khắc phục được sai hỏng. Công ty có thể nghiên cứu và xem xét và sử dụng một số phương pháp sau nhằm công tác khắc phục có hiệu quả hơn: - Tìm phương pháp để có thể sử dụng clanker thứ phẩm như một loại nguyên liệu đầu vào. Phòng kỹ thuật sản xuất có thể đầu tư nghiên cứu đề tài này, kết hợp với phòng thí nghiệm KCS, phòng điều hành sản xuất trung tâm để tìm ra cách thức sản xuất, tỷ lệ phối trộn, chế độ vận hành. Phương pháp này giúp công ty tiết kiệm được nguyên vật liệu, tận dụng hết phế phẩm và có thể tìm ra được nguồn nguyên vật liệu mới. Tuy nhiên công việc này là hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự ủng hộ của ban lãnh đạo công ty, sự ưu tiên cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, sự trợ giúp của các b phận có liên quan, đặc biệt là trí tuệ của cán bộ nghiên cứu. - Nghiên cứu chế độ vận hành phù hợp với từng loại chất lượng nguyên vật liệu. Do đặc tính của nguyên vật liệu là không ổn định không đồng nhất nên mỗi loại nguyên vật liệu đòi hỏi có một chế độ vận hành riêng biệt cho phù hợp. - Hiện nay chất lượng sản phẩm củ công ty đạt chất lượng rất cao so với yêu cầu mà công ty lấy làm tiêu chuẩn, nhiều mẫu kiểm tra cho các chỉ số gấp đôi (ở các chỉ tiêu chất lượng yêu cầu không bé hơn ví dụ ở chỉ tiêu cường độ chịu nén yêu cầu cho clanker 3 ngày là lớn hơn hoặc bằng 14N/mm2 thì sản phẩm của công ty đạt trung bình tháng 1/2004 là 27,76% N/mm2 với giá trị Min là 20,93 N/mm2, giá trị Max là 31,40 N/mm2; tháng 2/2004 là 29,75 N/mm2, Min = 26,86 và max = 32,66; yêu cầu cho clanker 28 ngày là lớn hơn hoặc bằng 30 N/mm2 thì trung bình tháng 1/2004 là 50,99 N/mm2 với min = 47,26 và max = 53.73 và tháng 2/2004 là 52,59 N/mm2 với min = 48,07 max = 57,20), hoặc ở chỉ tiêu khác thì rất thấp so với yêu cầu (ở các chỉ tiêu yêu cầu không lớn hơn như chỉ tiêu nồng độ CaOtd tiêu chuẩn là bé hơn hoặc bằng 1,5% thì sản phẩm của công ty đạt trung bình tháng 1/2004 là 0,32% với min = 0,06% và max = 1,04%; tháng 2/2004 là 0,59% với min = 0,24% và max = 1,32%) vì vậy công ty có thể cho nghiên cứu về tỷ lệ pha trộn phụ gia, tỷ lệ pha trộn clanker thứ phẩm cao hơn mức hiện tại nhưng vẫn đạt chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu. Với chất lượng sản phẩm đã đạt được như vậy công ty có khả năng tăng tỷ lệ clanker thứ phẩm pha trộn với clanker chính phẩm để nghiền xi măng mà vẫn đảm bảo chất lượng. Công ty có thể giảm được nhiu chi phí như chi phí nguyên vật liệu bỏ ra và sản xuất ra xi măng thứ phẩm không bị bỏ đi lãng phí, tận dụng được nhiều clanker phế phẩm. Các biện pháp giảm tạo ra clanker kém chất lượng. - Các thợ trực silô phải chú ý, cẩn thận trong việc quản lý sản phẩm clanker, kịp thời phát hiện clanker kém chất lượng, báo cáo laị bộ phận quản lý, có biện pháp ngăn ngừa những sai hỏng không đáng có, đặc biệt các nhân viên thường trực phải thường xuyên giám sát, kiểm tra máy móc sau những ca làm việc, cứ một thời gian nhất định phải bảo quản lại thiết bị làm việc; tra dầu, bôi trơn Khi phát hiện ra hiện tượng bất thường báo ngay cho bộ phận chuyên trách để kịp thời xử lý. - Tăng cường việc quản lý chất lượng sản phẩm clanker, chú ý việc pha trộn clanker chính phẩm với clanker thứ phẩm theo tỷ lệ nhất định cho phép, mặt khác kiểm tra các nguyên vật liệu: đá vôi, đất sétkhi đưa vào chế biến. Nếu lúc đầu không xem xét rõ tiêu chuẩn nguyên vật liệu, qua các công đoạn chế biến mới phát hiện ra sự kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn của sản phẩm, lúc này việc xử lý rất tốn kém lại còn mất thời gian cho việc chế biến, vừa hao phí công sức lại hao phí chi phí không đáng, vì chỉ cần chú ý một chút là có thể phòng ngừa được. - Thiết lập hệ thống quản lý thông qua máy tính, các báo cáo, hồ sơ liên quan được giữ lại để đối chiếu và so sánh, mặt khác lập các biểu đồ kiểm soát thông qua máy tính dễ dàng theo dõi các quá trình sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp phải sử dụng mạng thông tin thông qua máy tính, đây là công cụ phổ biến trên thế giới. Việc quan tâm đến chất lượng các tác nhân liên quan đến chất lượng; con người, máy móc - Có biện pháp khen thưởng thích đáng cho lao động có ý thức lao động tốt, đóng góp nhiều cho công ty, giúp nâng cao hiệu quả lao động, tích cực làm việc, bên cạnh đó song song với việc khen thưởng cũng có biện pháp kỷ luật nghiêm minh đối với các lao động vi phạm quy định, điều cấm trong công ty Một điều đáng chú ý trong việc áp dụng các biện pháp trên, lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn, để tạo ra động lực kích thích tăng năng suất lao động cho người lao động, nếu không áp dụng đúng cách thi sẽ mang lại hậu quả thay cho hiệu quả. - Tăng cường việc giám sát, kiểm tra các hoạt động sản xuất qua mỗi kỳ (năm, quý, tháng), tạo lập báo cáo từ đó phân tích, đánh giá, so sánh kết quả qua mỗi kỳ. Từ đó rút ra nhận xét cho hiệu quả công tác quản lý phù hợp hay còn nhiều yếu kém, thông qua các chỉ số kinh doanh các kỳ báo cáo, yếu kém thì phải có phương pháp khắc phục. Những biện pháp trên giúp cho công ty phần nào khắc phục được yếu kém của chất lượng clanker, nhưng tất nhiên đó chỉ là những giải pháp còn hiệu quả của nó phụ thuộc vào công tác thực hiện, phương pháp đó có mang lại kết quả hay không tuỳ thuộc vào những người thực hiện, người quản lý. Kết luận Nhu cầu thị trường luôn biến đổi, người tiêu dùng không ngừng nâng cao kỳ vọng về nhu cầu sản phẩm, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng mới lấy được lòng tin của người tiêu dùng, vì vậy việc kiểm soát sản phẩm và chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên cần thiết, quan trọng cho mọi doanh nghiệp, công ty. Nhưng để kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm là điều không dễ dàng và là bài toán làm đau đầu các nhà kinh tế, công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm phù hợp đang là khó khăn cho các doanh nghiệp. Nâng cao xu thế cạnh tranh, mở rộng thị trường là điều tất yếu các công ty, doanh nghiệp đều mong muốn, nhưng để đạt được kết quả thì phải giải quyết các yếu kém trong công ty mình, khắc phục những thiếu sót trong quản lý, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, cũng như trong nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng còn nhiều ưu đãi và cơ hội phát triển, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước thấp vì nước ta vẫn trong tình trạng cung nhỏ hơn cầu. Nhưng từ khi nước ta gia nhập AFTA và WTO các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đương đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ hiện đại, năng suất cao, chi phí thấp. Thì đây là một khó khăn vô cùng cho các doanh nghiệp trong nước nói chung, và là thử thách cho công ty xi măng Bỉm Sơn nói riêng. Công ty Xi măng Bỉm Sơn đã có những biện pháp chuẩn bị mọi điều kiện để đương đầu với các thử thách này. Với bài nghiên cứu này em hi vọng sẽ góp phần giúp các nhà quản trị, các doanh nghiệp phần nào hiểu rõ hơn vai trò của việc kiểm soát sản phẩm, cũng như cách thứuc áp dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát sản phẩm và hoàn thiện hơn công tác kiểm soát sản phẩm, công tác kiểm soát quá trình kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm hạn chế thiệt hại. Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo, của các cô chú, anh chị trong công ty một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo cùng các cô chú, các anh chị trong công ty, đặc biệt là các bác, các chú, các anh trong phòng Tổ chức Lao động đã giúp đỡ. Tuy vậy, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, em mong có được sự góp ý của thầy giáo, của các cô chú, anh chị để bài viết được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Bùi Thị Minh Hương Lớp: TXK9QB Viện đại học Mở Hà Nội Quảng Bình, tháng 4 năm 2008 Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo chất lượng sản phẩm clanker - bán thành phẩm - Công ty xi măng Bỉm Sơn. 2. Cơ cấu lao động trong công ty - Công ty xi măng Bỉm Sơn 3. Lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội - Công ty xi măng Bỉm Sơn 4. Nguyễn Đình Phan - Quản trị chất lượng trong các tổ chức. 5. Nguyễn Quang Toản - Quản trị chất lượng sản phẩm clanker 6. Nhà xuất bản Hà Nội 1998 - Bộ tiêu chuẩn ISO 9000-HTQLCL 7. Tài liệu giới thiệu chung về Công ty xi măng Bỉm Sơn 8. Công ty xi măng Bỉm Sơn - Quy trình sản xuất xi măng 9. Quy trình kiểm soát sản phẩm clanker 10. Quy trình khắc phục và phòng ngừa - Công ty xi măng Bỉm Sơn. 11. Tiêu chuẩn chất lượng clanker - Công ty xi măng Bỉm Sơn. Mục lục Lời nói đầu 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7832.doc
Tài liệu liên quan