Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị ở Công ty Xây Dựng 7

Nhà nước ta khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng trong nước không sản xuất được. Trong tình hình đó, các doanh nhiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển được phải quan tâm hơn đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Hàng hoá nhập khẩu không những mở rộng khả năng sản xuất tiêu dùng trong nước mà còn góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao tầm hiểu biết của nhân dân về sự phát triển không ngừng của thế giới. Việt Nam là một nước nghèo và thiếu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị nhằm mục đích công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thêo số liệu của bộ thương mại, xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có thể lù đắp được 60% - 70% chỉ tiêu nhập khẩu. Trong tổng kim nghạch hiện nay thì có đến 80% - 90% là nhập khẩu tư liệu sản xuất nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể.

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị ở Công ty Xây Dựng 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá, tạo ra nhiều hàng hoá mới cũng như sự hiện đại hóa của hệ thống thông tin liên lạc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhập khẩu. Đây là nhân tố khách quan mà bản thân doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức và có phương hướng kinh doanh phù hợp chứ không thể tự mình tác động làm biến đổi nhân tố này. IV. Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu hàng hoá: Mọi hoạt động kinh tế đều phải tính toán tới hiệu quả sao cho chi phí vật chất và lao động ít nhất thu được kết quả cao nhất. Yêu cầu đó là chung cho mọi chế độ xã hội. Kinh doanh thương mại quốc tế ngày càng phải tính toán hiệu quả vì đó là cơ sở để giải quyết mở rộng hay thu hẹp một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Đối với nước ta hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành cấp bách vì đó là nhân tố quyết định để tham gia phân cong lao động quốc tế, xâm nhập thị trường nước ngoài đồng thời làm tăng thu nhập quốc dân tạo thêm dân trong nước. 1/ Bản chất của hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng của hoạt động ngoại thương. Đây là vấn đề mà chúng ta chưa thể đánh giá được mức độ của nó. Mức độ đạt được hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả mà mỗi doanh nghiệp thu được trong từng thời kỳ. 2/ Các loại hiệu quả kinh tế nhập khẩu: a> Hiệu quả kinh tế cá biệt hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động nhập khẩu: - Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Biểu hiện nội dung của nó là doanh lợi đạt được . - Hiệu quả kinh tế xã hội mà hoạt động nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế quốc dân là đóng góp của hoạt động nhập khẩu vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế tăng năng suất lao động, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm và cải htiện đời sống nhân dân. b> Hiệu quả của chi phí bọ phận và chi phí tổng hợp. Hiệu quả kinh tế nhập khẩu được tạo thành trên cơ sở hiệu quả của các loại chi phí cấu thành, vì vậy bản thân doanh nghiệp khi nhập khẩu phải xác định những biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diện trên các yếu tố quá trình sản xuất. c> Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh: - Là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. - Hiệu quả so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của từng phương án với nhau. Nói cách khác nó là mức chênh lệnh về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. 3/ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kinh tế nhập khẩu: a> Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế nhập khẩu: Cùng với sự biểu hiện về mặt số lượng, hiệu quả kinh tế của bất kỳ một hoạt động kinh tế nào còn có tính chất lượng. Đó chính là tiêu chuẩn của hiệu quả. Tiêu chuẩn hiệu quả nhập khẩu là tiết kiệm lao động xã hội hay tăng năng suất lao động xã hội. Nó không chỉ đơn thuần là tiết kiệm chi phí xã hội cần thiết và lao động vật và lao động vật hóa cho sản xuất đơn vị sản phẩm mà cón bao hàm cả ý nghĩa phát triển sản xuất. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế nhập khẩu được biểu hiện gián tiếp thông qua một hệ thống chỉ tiêu. Nếu tiêu chuẩn biểu hiện mặt chất lượng của hiệu quả thì hệ thống chỉ tiêu biểu hiện số lượng của hiệu quả nhập khẩu. b> Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu: * Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu: là chỉ tiêu quan trọng nhất. * Chỉ tiêu so sánh giá nhập khẩu với giá quốc tế. * Chỉ tiêu so sánh doanh thu bán hàng nhập khẩu trong nước với chi phí tính ra đồng Việt Nam tỷ giá hiện hành của ngân hàng của Nhà nước của từng mặt hàng, từng chuyến hàng nhập khẩu hay từng thời kỳ nhập khẩu. * Chi tiêu so sánh giá cả nhập khẩu của từng mặt hàng, nhóm hàng giữa các khu vực thị trường và các thương nhân khác nhau. * Chỉ tiêu hiệu quả xuất nhập khẩu kết hợp tính cả nước hay từng doanh nghiệp đổi hàng riêng lẻ. Các chỉ tiêu trên thể hiện sự tiết kiệm lao động xã hội được thể hiện trực tiếp qua nhập khẩu. Phạm trù giá cả đo lường chi phí lao động mang tính quốc gia và quốc tế trong việc sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu được thể hienẹ qua các chỉ tiêu đó. 4/ Phương pháp tính hiệu quả kinh tế nhập khẩu: a> Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính toán lợi nhuận nhập khẩu có liên quan đến tính doanh thu và chi phí : - Doanh thu nhập khẩu của một doanh nghiệp là số tiền mà nó thu được qua việc bán hàng hoá dịch vụ nhập khẩu trong một thời gian nhất định. - Chi phí của hoạt động nhập khẩu là những phí tổn phải bỏ ra khi mua hàng hoá nhập khẩu trong thời đó. Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu – Chi phí nhập khẩu b> Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhập khẩu: Hn = Cs/Cn Hn : Hiệu quả nhập khẩu Cs : Chi phí sản xuất sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm thay thế nhập khẩu theo giá nội địa. Cn : Tổng chi phí ngoại tệ cho việc nhập khẩu (theo giá quốc tế). Hn > 1 : Nhập khẩu có hiệu quả c> Doanh nghiệp nhập khẩu: Doanh nghiệp nhập khẩu phản ánh kết quả tài chính của hoạt động nhập khẩu, nghĩa là nó phản ánh những kết quả bằng tiền thu được và chi phí thực tế bỏ qua cho những kết quả đó.Giá tính doanh lợi được tính toán trên cơ sở giá hiênh hành (giá tính toán của kế toán). Vì vậy, về mặt lượng nó không trùng tiêu hiệu quả kinh tế nhập khẩu đã xem xét ở trên. Dn = Error ! Chương 2 Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc vật tư, thiết bị của công ty xây dựng 7 I.Đặc điểm kinh doanh và tổ chức bộ máy của công ty xây dựng 7: 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty từ khi thành lập đến nay: Trong qua trình phát triển kinh tế của một quốc gia, vấn đề đầu tiên tạo cơ sở tiền đề cho quá trình phát triển đó là cơ sở hạ tầng. Khi có cơ sở hạ tầng vững chắc các ngành nghề khác trong nền kinh tế sẽ được đầu tư và phát triển. Chính cơ sở lý luận đó ngành xây dựng có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế trong nước nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. ở nước ta Công ty Xây Dựng 7 thuộc tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Xây Dựng Việt Nam (VINACONEX) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước. Trước hết để tìm hiểu về Công ty Xây Dựng 7 chúng ta cần tìm hiểu khái quát về Công ty: Trước đây Công ty Xây Dựng 7 là Công ty Xây Dựng 9 thành lập theo quyết định 170A/BXD - TCLĐ ngày 5 tháng 5 năm 1993 ( sau đó Công ty Xây Dựng 9 được thành lập lại theo nghị định 388 HĐBT). Địa chỉ trụ sở chính của Công ty là: H10 Thanh Xuân Nam Hà Nội. Số điện thoại: 8541895, 8546174, 8548071 Số Fax : 84 - 4 - 8541896 E - mail : VINACONCO 7 @ hn.vnn.vn Web - site : WWW.VINACONCO7.COM.VN Đại diện doanh nghiệp: Ông Nguyễn Công Tam. Chức vụ : Giám Đốc. Được thành lập lại: (Kèm theo bản sao giấy phép đăng ký và quyền sở hữu) theo quyết định số 170A/BXD - TCLĐ ngày 05/05/1993, và đổi tên doanh nghiệp theo quyết định số 703/BXD - TCLĐ ngày 19/07/1995, số 02 BXD - TCLĐ ngày 02/01/1996 Bộ xây dựng. Chứng chỉ hành xây dựng số: 102 ngày cấp 04/04/1997. Số hiệu đăng ký: 0104 - 02 - 0 - 1 - 110 Số đăng ký kinh doanh: 110818. Công ty đã chiếm được vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng do vậy Công ty đã đạt được những thành tựu lớn, đem lại những kết quả không nhỏ ở nhiều nơi. Sơ đồ tổ chức của Công ty Xây Dựng 7 (VINACONCO 7) ngày nay được thể hiện qua sơ đồ sau: Ta có hệ thống tổ chức của Công ty Xây Dựng 7 như sau: 1.Giám đốc Công ty: Kỹ sư Nguyễn Công Tam 2. Phó giám đốc Công ty: Kỹ sư Chu Văn Bình 3. Phó giám đốc Công ty: Nguyễn Anh Việt 4. Kế toán trưởng: Nguyễn Tuấn Dũng 5. Phòng tổ chức hành chính 6. Phòng kỹ thuật và an toàn lao động 7. Phòng kinh tế kế hoạch 8. Phòng tài chính kế toán 9. Các đội lắp máy điện nước 1 +2 10. Đội thi công cơ giới 11. Xưởng mộc, nội thất 12. Các đội xây dựng 1 +16 sơ đồ tổ chức công ty xây dựng 7 Giám đốc công ty Kỹ sư Nguyễn Công Tam Phó giám đốc Công ty K.S Chu Văn Bình Kế toán trưởng Nguyễn Tuấn Dũng Phó giám đốc K.S Ng. Anh Việt Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kĩ thuật An toàn lao động Phòng kinh tế Kế hoạch Các đội lắp máy điện,nước 1,2 Các đội xâydựng 1-6 Đội thi công cơ giới Xưởng mộc, nội thất 2/ Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của công ty: Qua sơ đồ trên chúng ta thấy hiện nay Công ty Xây Dựng 7 đang hoạt động với cơ cấu tổ chức như sau: Đứng đầu Công ty là Giám đốc - Kỹ sư Nguyễn Công Tam là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý đơn vị. Sau đó là hai Phó giám đốc của Công ty và một kế toán trưởng phụ trách chung về các vấn đề tài chính hệ thống tổ chức của Công ty. * Chức năng nhiệm vụ của các phòng sau: - Phòng tổ chức hành chính: Giúp cho Giám đốc Công ty quản lý các mặt hàng như chỉ huy điều hành quản lý các mặt tổ chức nhân sự, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, làm tốt các công tác bảo vệ đối với người lao động. Tham mưu quản lý chỉ đạo nghiệp vụ, các mặt tổ chức công tác cán bộ nhân sự lao động tiền lương, đào tạo thi đua khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm vụ: + Nghiên cứu chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ cho Công ty trước mắt và lâu dài. + Xây dựng chương trình duyệt cơ cấu tổ chức - phân cấp quản lý, xác định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, quan hệ trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc về thanh tra, pháp chế và thực hiện theo luật định. + Nghiên cứu hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra và thanh tra việc thi hành các chính sách của Đảng và Nhà nước về tuyển dụng lao động. + Nghiên cứu đề xuất các phương án cải tiến bộ máy làm việc, sắp xếp lại lao động cho toàn Công ty cho phù hợp với sự phát triển cảu ngành xây dựng. + Xây dựng chi phí tiền lương hàng năm để có thể giao cho các đơn vị trực tiếp làm báo cáo thống kê tổng hợp các nhiệm vụ định kỳ. - Phòng tài chính kế toán: Giúp cho giám đốc thực hiện tôte chế độ hạch toán kinh tế, thống kê tài chính, thông tin kinh tế trong Công ty, lập và thực hiện các kế hoạch tài chính và các báo cáo tài chính. - Tham mưu quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ về công tác tài chính kế toán, chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán: + Phân phối và điều hoà vốn vay phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của Công ty. Bố trí vốn cho xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, xây dựng cơ bản, sửa chữa công trình cho Công ty. + Tham mưu cho giám đốc ban hành, theo dõi và thực hiện các quy chế pháp lý về kinh tế tài chính, phân tích và quyết toán hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý những tồn tại trong kinh doanh về mặt tài chính. + Đề xuất kiến nghị bổ sung, sửa chưa những bất hợp lý trong chi phí lưu thông, giá cả hàng Công ty đang thực hiện. + Chịu trách nhiệm về công tác thống kê của Công ty về doanh số mua vào, bán ra giá trị hàng tồn kho. + Giải quyết công nợ mua bán hàng hoá và các nơi khác của Công ty quản lý tài sản của Công ty. + Tham gia dự án về ký kết hợp đồng kinh doanh. - Phòng kinh tế tài chính: Giúp cho ban giám đốc điều hành và giải quyết công việc sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời lập ra các kế hoạch về sản xuất kinh doanh trong các thời kỳ sau đó đưa lên để ban giám đốc duyệt. Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh bao gồm: + Tham mưu cho lãnh đạo về quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu. + Tổng hợp và lập các mặt kế hoạch của Công ty và trình lên cấp trên. + Lo các thủ tục hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép và các thủ tục xuất khẩu, tham mưu cho lãnh đạo Công ty ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. + Trực tiếp quản lý các công trình xây dựng, tìm biện pháp giải quyết những sơ xuất xảy ra trong quá trình xây dựng đièu phối và quản lý về hàng hoá nhập khẩu đồng thời cùng với phòng tài chính đánh giá về tài sản. + Quan hệ với các cơ quan bộ, Nhà nước để Công ty tham gia các dự án. - Phòng kỹ thuật và an toàn lao động: Đây là một trong những phòng quan trọng nhất của Công ty, phòng kỹ thuật và an toàn lao động chịu trách nhiệm về qua trình hoạt động và làm việc của máy móc thiết bị của Công ty, kịp thời sửa chữa và khắc phụ những hỏng hóc của máy móc thiết bị. Đồng thời tìm hiểu và áp dụng những công nghệ mới của những trang bị mới vào sản xuất kinh doanh để có thể đem lại hiệu quả cao hơn cho Công ty. Ngoài ra phòng kỹ thuạt và an toàn lao động còn chịuh trách nhiệm về quyền hạn và bảo hộ an toàn cho người lao động. Sắp xếp và đưa ra những công việc phù hợp với khả năng làm việc của công nhâ, trả thù lao tuỳ theo công việc mà từng công nhân làm. Trên đay có thể nói rằng mối quan hệ giữa các cá nhân và phòng ban trong Công ty tương đối chặt chẽ, có tính tập thể cao và luôn đoàn kết giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp. Qua mô hình trên ta cũng thấy thấy rằng Công ty Xây Dựng 7 có những ưu và nhược điểm như sau: - Ưu điểm: + Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty được thực hiện trên quy mô nhỏ nên dễ thích ứng với thị trường và dễ quản lý. + Có sự chuyên môn hoá sản xuất. + Giám sát chặt chẽ. + Lưu thông nhanh giữa cấp trên, cấp dưới và phòng ban. - Nhược điểm: + Quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty còn nhỏ nên cấp trên dễ can thiệp cấp dưới. + Do cấp dưới bị giám sát chặt chẽ nên không thể phát huy được hết khả năng của mình. + Quy mô kinh doanh nhỏ nên không thích ứng được với những thị trường lớn. 3/ Đặc điểm kinh doanh của Công ty: Với chức năng và nhiệm vụ như đã trình bày ở trên ta thấy Công ty Xây Dựng 7 (VINACONCO 7) có những đặc điểm kinh doanh như sau: Trên cơ sở ngành hàng đã đăng ký và giấy phép kinh doanh Công ty chủ yếu tập trung vào kinh doanh những công trình xây dựng. Trong những năm gần đây thì những ngành kinh doanh chính của Công ty là: * Xây dựng công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác. * Xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị cơ - điện - nhiệt - lạnh - nước và kết cấu công trình. * Xây dựng đường dây và trạm biến áp điện đến 35KV. * Xây dựng các công trình thuỷ lợi, sân bay, bến cảng, cầu, đường bộ, cấp thoát nước, nhà máy nước, đường ống công nghiệp và áp lực. Trong điều kiện ngày nay nền kinh tế thị trường có nhiều sự tranh gay gắt đòi hỏi Công ty Xây Dựng 7 Hà Nội phải tự tìm kiếm và giành được nhiều công trình, các đối tác làm ăn đồng thời làm tốt công tác Macketing (tìm kiếm thông tin) để có thể đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn Công ty. Về môi trường kinh doanh của Công ty Xây dựng 7 cũng giống như các Công ty khác rất phức tạp và đầy biến động bởi lẽ thị trường hoạt động tương đối rộng, khó kiểm soát được. Thêm vào đó hiện nay Nhà nước có nhiều chính sách mới nhằm kiểm soát công tác xuất nhập khẩu vừa tạo thuận lợi, vừa gây khó khăn chẳng hạn như thủ tục hành chính rườm rà nhiều khâu, nhiều cấp khác nhau. Đặc biệt là chính sách về tài chính tiền tệ có nhiều đổi mới cũng làm cho việc kinh doanh gặp khó khăn (nhất là trong việc vay vốn để kinh doanh). II/Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty xây dựng 7 trong những năm qua: 1/Vài nét về quá trình kinh doanh của công ty: Với những đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy, ngành nghề kinh doanh và quá trình phát triển của công ty xây dựng 7 như đã trình bày ở trên, trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của công ty cũng như hoạt động nhập khẩu đã liên tục thu được những thắng lợi đáng kể, cả về mặt hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội. Chúng ta đã biết rằng do cuộc khủng hoẳng tài chính tiền tệ và hậu quả của sự phát triển quá nhanh về kinh tế nói chung nên những nền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam á phải chịu những tổn thất nặng nề. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các qúc gia trong khu vực nói chung đã bị chững lại, đặc biệt ở Việt Nam thì lĩnh vự xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài thì tốc độ giảm xuống rõ rệt, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ. Trước bối cảnh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tổ lại cơ cấu tổ chức, định hướng lại ngành nghề và chiến lược kinh doanh, vấn đề hiệu quả kinh doanh phải đặt lên hàng đầu.Công ty xây dựng 7 cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Ta có thể đưa ra hoạt động kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2001 Thực hiện Tỷ lệ% Năm 2000 Năm2001 So KH Kim nghạch NK Tr đ 130000 126952 135735 1,04 1,07 Kim nghạch XK Tr đ 130000 126400 134000 1,04 1,07 Tổng kim nghạch XNK Tr đ 260000 253352 269735 Bảng 3: Số liệu về tài chính Tên doanh nghiệp: công ty xây dựng 7-vinaconex Đơn vị tính:đồng Việt Nam Tài sản Năm1999 Năm2000 Năm2001 1.Tổng số tài sản có 43083751742 42297967136 51865333681 2.Tài sản có lưu động 40267701822 40122498888 47528112481 3.Tổng số tài sản nợ 43083751742 42297967136 51865333681 4.Tài sản nợ lưu động 36715472261 36324149886 45765640641 5.Lợi nhuận sau thuế 1692961000 505233671 638561694 6.Doanh thu 62822033348 55802716525 63003058964 Quan hệ tín dụng với nhân hàng 1,Tên và địa chỉ cung cấp tín dụng Nhân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây Địa chỉ: 197 Quang Trung, Hà Đông, Hà Tây 2,Tổng số tiền tín dụng: 20.000.000.000 (hai mươi tỷ đồng chẵn) Bảng 4: Kế hoạch tài chính năm 2002 Số tt Chỉ tiêu Thực hiện năm 2001 Kế hoach năm 2002 Ghi chú I Chỉ tiêu tài sản vốn 1 Tài sản cố định a) Nguyên gía TSCĐ 7,791 36,791 -Số đầu năm KH 6,618 7.791 -Tăng trong năm 1,211 29,000 -Giảm trong năm 38 b)Khấu hao TSCĐ: - Ng /giá TSCĐ bq tính KH 7,470 12,984 -Tỷ lệ khấu hao bình quân 1.30 1.30 (Trong đó: tài sản thuộc vốn NS) c) Giá trị còn lại -Số đầu năm 4,157 4,167 -Số cuối năm 4,167 30,547 2 Nguồn vốn kinh doanh 6,121 9,065 -Nguồn vốn ngân sánh 1,829 4,810 - Nguồn vốn tự bổ xung 4,292 4,255 3 Nguồn vốn tự đầu tư 29,000 -Vay ưu đãi nhà nước 1,000 -Vay trung và dài hạn 44 22,000 -Vay ngắn hạn -Vay quỹ tập trung Tcty -Vay từ các quỹ đơn vị 3000 -Vay các tổ chức và cá nhân khác 3,000 4 Vốn lưu động 3,845 -Hiện có đến cuối năm báo cáo 2,727 8,667 -Định mức theo nhiệm vụ kế hoạch /tháng 8,855 4,822 -Số cần bổ xung /tháng 6,128 4,822 Trong đó: +Dự kiến vay nhân hàng (1) 4,337 +Vay từ các tổ chức kinh tế(2) 1,790 +Vay CBCNVC(3) +Xin ngân sách bổ xung(4) II Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 1 Doanh thu -Doanh thu theo khối lượng hoàn thành 71,571 78,000 - Tiền trực thu 64,129 65,000 Trong đó: +Tiền trực thu của DT nămtrước 24,226 35,000 +Tiền trực thu của DT năm nay 39,903 30,000 2 Lợi nhuận thực hiện 1,987 1,716 3 Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu 2.65% 2.2% Từ bảng trên cho ta thấy Cong ty đã có nhiều cố gắng nhằm phát triển Công ty. Điều này được thể hiện qua số liệu về vốn, doanh số nộp ngân sách, doanh thu. Trong năm 2001 các chỉ tiêu mà Công ty đạt được vẫn dưới mức kế hoạch mà Cong ty đã đưa ra để thực hiện nhưng so với năm 2000 thì Công ty đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Có thể nói rằng từ khi có chiến lược kinh doanh và cơ cấu tổ chức mới thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể. Trước đây hoạt động kinh doanh xây dựng công trình của Công ty xâyt dựng 7 thường là các Công trình nhỏ và Công ty chỉ có máy móc trang thiết bị lạc hậu và rẻ tiền, hoạt động tổ chức bộ máy và ngành nghề kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Nhưng đến nay với những trang thiết bị máy móc mới và sử dung công nghệ cao Công ty đã nhận thầu được những Công trình xây dựng lớn và bàn giao công trình đúng thời hạn. Điều này làm cho uy tín của Cong ty ngày càng Được nâng cao hơn. a>Các hình thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty: *Nhập khẩu trực tiếp: Đây là hình thức kinh doanh chủ yếu của Cong ty xây dựng 7 trong những năm qua .Hàng năm trên cơ sở xác định được nhui cầu về vật tư,máy móc, thiết bị và nắm bắt được nhu cầu của thị trường mà công ty đã có những thuận lợi trong quá trình nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị. Dự tính vào những công trình đã kí kết được, căn cứ vào khả năng về vốn của Công ty mà Công ty nđã kí kết được các hợp đồng và nhận hàng trực tiếp tại cảng hoặc mang về lưu kho để phục vụ cho việc tiêu thụ sau này. Hình thức kinh doanh này đòi hỏi Công ty phải có nhiều vốn, vốn có thể bị ứ đọng nếu như hàng hoá không được mang vào sử dụng. Việc kinh doanh thường mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên Cong ty có thể bị lỗ nếu như máy móc thiết bị không hoạt động hết công suất và vật tư không được sử dụng triệt để. Hình thức nhập khẩu trực tiếp của Công ty thường được áp dụng đối với những trường hợp sau: Hàng hoá có khối lượng, giá trị nhỏ mà người mua không muốn thông qua hình thức nhập khẩu uỷ thác Các Công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá nhưng không thông qua thị trường nước ngoài, giá cả chất lượng của hàng hoá. Một số Công ty mong muốn nhập khẩu hàng hoá ngay nhưng chưa có khả năng thanh toán ngay, muốn mua hang của Công ty để có thể được hưởng những ưu đãi về thanh toán. Một số máy móc phụ tùng thay thế mà các Công ty trong ngành xây dựng có nhu cầu để phục vụ sản xuất. *Hình thức nhập khẩu uỷ thác: Đây là hình thức ngày càng được Công ty chú trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong kim nghạch nhập khẩu. Thay cho người có nhu cầu nhập khẩu trên cơ sở được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định, Công ty có nhu cầu nhập khẩu có những hạn chế nhất định trong công tác nhập khẩu. Hình thức này Công ty không phải bỏ vốn mà vẫn thu được lợi nhuận.nhập khảu uỷ thác Công ty thường áp dụng với những trường hợp sau: -Các hàng hoá nhập khẩu có giá trị lớn mà Công ty không đáp ứng được nhu cầu về vốn. -Khi Công ty đã xác định được thị trường, chất lượng giá cả thì Công ty sẽ được uỷ thác các nghiệp vụ nhập khẩu. -Các Công ty trong ngành xây dựng thường xuyên có nhu cầu nhâp khẩu các thiết bị đặc chủng của ngành nên muốn thông qua hình thức nhập khẩu uỷ thác để có thể chủ động về giá cả, tránh được tình trạng phụ thuôvcj vào giá cả. b) Các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty: *Máy thi công thiết bị công trình: Măt hàng này ngày càng tăng mạnh về số lượng cũng như chủng loại do nhu cầu lớn về việc sử dụng máy móc. Những máy móc thường đặt mua là: máy lu, máy trộn bê tông, máy ủi, máy khoan... Bảng5: Năng lực máy thi công chủ yếu của công ty xây dựng 7 STT Tên thiết bị Nước sx Công suất động cơ Thiết bị Công tác Số lượng 1 Máy ủi T130 Nga 130CV 15,7tấn 3 2 Máy khoan địa chất XJC Trung quốc 160tấn 2 3 Máy ủi KOMATSU D60P Nhật 170CV 17,5tấn 2 4 Máy xúc bánh xích KOMASTU PC300-6Z Nhật 270CV 1,2m3 2 5 Máy đào KOMASTU PW 100-3A Hàn Quốc 0,4m3 3 6 Máy xúc bánh lốp Huyndai HX60W Hàn Quốc 132CV 0,45m3 2 7 Máy xúc bánh lốp Hitachi EX300 Nhật 270CV 1m3 1 8 Máy lu , đầm DU48 Nga 110CV 8tấn 2 9 Máy lu , đầm R12 Trung Quốc 110CV 12tấn 2 10 Máy trộn bê tông Trung quốc 4KW 200lít 10 11 Máy trộn bê tông Trung quốc 4,5KW 250lít 6 12 Máy trộn bê tông Trung quốc 5,5KW 350lít 5 13 Máy trộn vữa CL14 Trung quốc 6 14 Máy nén khí DK-9 Nga 180CV 12m3/phút 8 15 Máy nén khí TQ Trung quốc 15KW 5 16 Máy nén khí TQ 2,5KW 5 17 Máy phát điện DENYO175 Nhật 153CV 175KVA 3 18 Máy hàn hồ quang Việt Nam 23KVA 30 19 Máy cắt sắt các loại Trung quốc 2,2KW 5 20 Máy đầm cóc MYCASA Nhật 5CV 10 21 Máy đầm dùi các loại Nhật 6 22 Máy đầm bàn các loại Nhật 50 23 Máy cưa bào liên hợp Nhật 3KW 10 24 Máy kinh vĩ Trung quốc 10 25 Máy thuỷ bình Nhật 6 26 Máy phun sơn các loại Nhật 18 27 Máy cắt gạch các loại Nhật+TQ 20 28 Máy khoan bê tông cầm tay Trung quốc 600W 8 29 Máy bơm nước các loại Nhật +TQ 30 30 Máy ép cọc thuỷ lựcVP-02 Việt Nam 11KW 80tấn 3 31 Máy ép cọc Việt Nam 45KW 200tấn 3 32 Máy đống cọcHITACHI KH-180-3 Nhật 180CV 5tấn 2 *Các loại xe: Ngoài các loại máy móc trên công ty chú trọng nhập khẩu các loại xe cơ giới khác để phục vụ cho công trình xây dựng như: xe ben, xe chuyển bê tông, xe chở cán bộ công nhân viên. Bảng 6: Năng lực xe thi công chủ yếu của công ty xây dựng 7: STT Tên thiết bị Nước sản xuất Công suất động cơ Thiết bị công tác Số lượng 1 Xe ben MAZ 5549 Nga 180CV 12 tấn 2 2 Xe IFA W50 Đức 115CV 9 Tấn 8 3 Ô tô HUYNDAI Hàn Quốc 5,5 tấn 3 4 Xe thùng KAMAZ 54112 Nga 210CV 5 tấn 2 5 Xe chuyển bê tông NISSAN Nhật 180CV 15 tấn 3 6 Xe vận chuyển bê tôngKAMAZ Nga 6m3 6 7 Xe bơm bê tông Mishubishi Nhật 155CV Q=100m3/h 1 8 Xe chở cán bộ CNV Hàn Quốc 155 chỗ 1 2/Một số đánh giá tổng quát hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty xây dựng 7 trong thời gian qua: Đánh giá những ưu điểm: Đẻ đạt đượcnhững ưu điểm như trên, đặc biệt là trong hai năm vừa qua (2000-2001) Công ty đã có cố gắng rất nhiều đồng thời cũng gặp được những nhân tố thuận lợi đó là: *Nhân tố bên ngoài công ty: Tình hình kinh tế chính trị ổn định, tỷ giá không biến động lớn. Hiện nay với chính sách nền kinh tế “mở cửa” với chủ chương đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Đặc biệt từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận ở Việt Nam thì tình hình quan hệ Việt Nam với các nước khác càng có chiều hướng thuận lợi, thu hút được khối lượng vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện trong liên doanh liên kết về kinh doanh quýc tế thuận lợi hơn. Trong khu vực Đông Nam á chính sách đối ngoại được mở rộng nhất là việc nối lại mở rộng quan hệ với Trung Quốc là nước láng giềng và là thị trường quen thuộc của chúng ta có hệ thống giao thông thuận lợi và phong tục tập quán khá giống ta. Bên cạnh đó chúng ta đã ra nhập vào khối ASEAN là một điều hết sức thuân lợi cho việc phát triển các mối quan hệ quốc tế và là một trong những nhân tố tích cực cho hoạt động của Công ty. Một điều nữa là Công ty xây dựng 7 Hà Nội có cơ sở vật chất kỹ thuật, có mối quan hệ bạn hàng tương đối rộng , có sự chỉ đạo thống nhất của các cán bộ và có mối quan hệ tốt với các cán bộ trong ngành. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch ký kết hợp đồng, giấy phếp kinh doanh. *Nhân tố thuận lợi bên trong Công ty: -Về địa điểm, phương tiện: Trụ sở chính tại H10- Thanh Xuân Nam_ Hà Nội có điều kiện thuận lợi cho viêc kinh doanh, hơn nữa Công ty có diên tích kho bến bãi thuận lợi cho việc lưu kho bảo quản, giảm được chi phí lưu kho. -Về tài chính: Công được phân bổ vốn của nhà nước đẻ sử dụng và được vay vốn của ngân hàng với lãi xuất thấp. Công ty cũng được phân bổ các khoản viện trợ, tiền đầu tư, vay dài hạn với lãi suất ưu đãi (1-3%/năm). Các khoản đầu tư viện trợ này thường dưới dạng hàng hoá (vật tư, máy móc, thiết bị) nên Công tycó thể tranh thủ sử dụng thu hút vốn nhanh chóng và thu được lợi nhuận một cách sớm nhất. -Về hoạt động kinh doanh: Do có kiến thức sâu về chuyên môn, lai được sự quan tâm và trợ giúp của các cấp lãnh đạo mà các thương vụ kinh doanh của Công ty trong thời gian qua không bị lỗ và có hiệu quả. -Về đội ngũ cán bộ công nhân viên: Công ty xây dựng 7 có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, có mối quan hẹ rộng rãi với các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước. Mỗi nhân viên có thể đảm nhân nhiều công việc, hơn thế nữa toàn bộ cán bộ công nhân viên đèu có sự thống nhất,đoàn kết thống nhất vì mục tiêu chung. Bảng7: Đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật Tổng số cán bộ công nhân viên: 822 người Trong đó: Làm việc ở nước ngoài: 60 người Làm việc trong nước: 762 người STT Nghề nghiệp Tổng số Ghi chú 1 Kỹ sư 95 2 Kỹ thuật viên 56 3 Công nhân kỹ thuật 622 -Bậc <=4 260 -Bậc>4=7 362 4 Kinh tế và các ngành nghề khác 49 b)Đánh giá những tồn tại của Công ty trong hoạt đọng nhập khẩu: *Những khó khăn khách quan: Cơ chế thị trường tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty đòng thời cũng gây khó khăn cho Công ty,đó là sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiẹp khác thuộc đủ thành phần kinh tế. Chấp nhận cơ chế thị trường có nghĩa là phải chấp nhận sự cạnh tranh với các đơn vị khác, đây là vấn đề khó khăn nhất của công ty xây dựng 7 Hà Nội. Nhất là phải cạnh tranh với các đơn vị lớn, vốn nhiều được nhà nước quan tâm nhiều. Tuy nhiên cạnh tranh lại là đông lực đẩy mạnh sự phát triển của xã hội và của nền kinh tế quốc dân. *Khó khăn do chính sách của nhà nước: Hiên nay Công ty xây dựng 7 đang gặp phải những khó khăn do nhà nước có nhiều chính sách mới. Nhà nước đã khuyến khích xuất khẩu để phát huy vai trò của hàng hoá Việt Nam trên thương trường quốc tế, đồng thời chỉ nhập khẩu những mặt hàng có tính chất thiết yếu đối với nền kinh tế trong nước. *Những tồn tại trong nội bộ Công ty: Với chức năng xuất nhập khẩu xây dựng nên việc nhâp khẩu máy móc thiết bị vật tư là vấn đề hết sức quan trọng nên Công ty xây dựng 7 cần phải chú trọng và có chiến lược kinh doanh một cách phù hợp . Ngoài ra Công ty cần phải tránh được những thiếu xót trong quá trình quản lý kinh doanh cũng như viẹc tổ chức quản lý trong công ty. *Về tổ chức cán bộ: Do cơ cấu tổ chức mới thay đổi, tính ổn định thấp, các thủ tục hành chính trong nội bộ doanh nghiệp qua nhiều khâu làm tăng chi phí, thời gian dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh. Đây cũng là tình trạng phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay và chính điều này đã taọ ra sự kém linh hoạt trong cạnh tranh. Hơn nữa số cán bộ thực sự cần phải đào tạo thêm để thích ứng với hiện tại Chương 3 Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng ở công ty xây dựng 7 I/ Tầm quan trọng của nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị vật tư hiện nay ở Việt Nam: Chúng ta biết rằng nghành xây dựng là một trong những nghành kinh tế quan trọng bậc nhất ở nước ta. Sự phát triển và tồn tại của nghành xây dựng đã tạo điều kiện cho một số nghành kinh tế khác phát triển và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngày nay trong thời đại mới do sự tiến bộ của khoa họckỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực xây dựng. Xây dựng có vị trí quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân và đời sống và nền văn hoá xã hội nên chúng ta cần phải đẩy mạnh và củng cố nền xây dựng để kịp thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế mở. Vậy để nghành xây dựng của nước ta có thể tồn tại và phát triển được thì mục tiêu của chúng ta trong thời gian tới đối với nghành xây dựng là: “ Phải củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đòng thời chuẩn bị từng bước tiến hành hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực của nghành xây dựng”. Để phục vụ cho mục tiêu của nghành xây dựng Bộ xây dựng đã tạo điều kiện cho các công ty xây dựng phát huy hết khả năng và năng lực của mình bằng cách hợp tác và đầu tư vào nhưng trang thiết bị máy móc, vật tư mới nhằm đáp ứng được những công trình xây dựng lớn. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng hiện nay đang ở tình trạng cũ nát và yếu kém, năng lực và khả năng hoạt động của máy thi công mang lại hiệu quả không cao. Đứng trước tình hình như vậy Đảng và nhà nước ta cũng đã có những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của các loại máy móc thiết bị. Đó là nhập khẩu máy móc thiết bị với công nghệ cao và tiên tiến hiện đại hơn. Mặt khác tu sửa và nâng cấp những máy móc thiết bị còn hoạt động với công suất không cao. II/ Phương hướng phát triển nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư xây dựng ở công ty xây dựng 7 trong giai đoạn tới: Như nghị quyết của trung ương đã chỉ rõ mục tiêu của đất nước đến năm 2003 là công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Nghành xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh đến năm 2003 để đưa nghàng ngày càng phát triển hơn, đặc biệt là trên các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống đường bộ, giao thông nông thôn, nhà xưởng mặt khác chú trọng đến đầu tư xây dựng hệ thống đường xá ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng. Do vậy trong năm 2000 nghành xây dựng đã có nhiều dự án được phê duyệt. Trong hai năm 2001 và 2002 đã chính thức khởi công nhiều công trình xây dựng quan trọng. Ta có bảng sau: Bảng 8: Các công trình dự kiến thi công trong năm 2002 STT Tên công trình Giá trị CT (triệu đồng) Các công trình chuyển tiếp sang năm 2000 1 Cải tạo Trụ sở Tỉnh uỷ Bắc Giang 1200 2 Nhà máy nhiệt điện Phả lại II 1500 3 Nhà máy nước Hải Dương 700 4 Viện kiểm nghiệm- Bộ y tế 2000 5 Cải tạo Trụ sở Bộ LĐ- TB- XH 4100 6 Hệ thống đường RDA- Khu công nghiệp Sài Đồng 500 7 Tuyến ống phân phối nước Quỳnh Lôi 7000 8 Tuyến ống phân phối nước Vỹnh Phú 3000 9 Nhà C17- Trường ĐH Bách Khoa 3700 10 Hệ thống thoát nước thải Huế 4000 11 Cụm công trình Hà Giang 3500 12 Nhà máy chế biến rau quả Kỳ Anh- Hà Tỹnh 3200 13 Nhà ở NƠ 14- Khu đô thị Định Công 8500 14 Trường học vốn ADB 1600 15 Sửa chữa nâng cấp đường G13 Quảng Nam 2200 16 Trụ sở Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nam 2700 17 Trường chính trị Hà Nam 1000 18 Xây lắp nhà máy kính dán an toàn 4550 19 Lắp đặt điện, nước trụ sở Tổng cục V- Bộ công an 8500 20 Nhà điều hành bưu chính viễn thông 62-64 Trần Phú 10000 Cộng 73450 Các công trình dự kiến tìm kiếm 66550 Tổng cộng 140000 Cùng với việc phát triển kinh doanh, công ty XD 7 cũng đã nghiên cứu kế hoạch phát triển công ty đến năm 2003 về mọi mặt để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng của toàn nghành. * Kế hoạch phát triển của công ty xây dựng 7 Hà Nội từ năm 2000-2003 như sau: Về nghành nghề kinh doanh: Xuất nhập khẩu xây dựng và kinh doanh vật tư thiết bị nghành xây dựng Xây dựng các công trình thuỷ lợi, sân bay, bến cảng Xây dựng đường dây trạm biến áp đến 35 Kv Xây dựng công trình lắp đặt thiết bị cơ điện nhiệt lạnh nước và kết cấu công trình Xây dựng công nghiệp công cộng nhà ở và xây dựng khác. Muốn như vậy không có cách nào khác là công ty phải nhập khẩu các máy móc thiết bị, phương tiện vật tư hiện đại của nước ngoài vì trong điều kiện kinh tế và khoa học kĩ thuật của nuức ta hiện nay không thể sản xuất ra sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại, trong khi nền KHKT của nước ngoài phát triển cao, có sản phẩm tốt. Do đó với chức năng là một công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực KDXNK xây dựng công ty XD7 Hà Nội phải có nhiệm vụ cung ứng đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của đát nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ công ty đã đặt ra mục tiêu và phương hướng hoạt động cụ thể trong thời gian tới như sau: *Phương hướng phát triển trong thời gian tới của công ty: Mục tiêu kế hoạch: Mở rộng qui mô kinh doanh đặc biệt là đầu tư mở rộng sản xuất để đảm bảo nguồn hàng tại chỗ, tăng cường hoạt động XNK nhằm tăng doanh số lợi nhuận. Đảm bảo cung cấp các thiết bị cần thiết cho công ty xây dựng trên khắp cả nước, đặc biệt là máy thi công các lọai . Tiếp tục duy trì củng cố các sản phẩm mà công ty đã có sẵn đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm mà giảm được chi phí. Tiến hành liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong và ngoài nghành để đầu tư và phát triểncác công ty liên doanh sản xuất. Tìm cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ xây dựng cơ sở vật chất ngành xây dựng của công ty. III/Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị ở công ty xây dựng 7: Trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả tương đối tốt, không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận mà còn đem lại nhiều uy tín cho toàn công ty, tạo nền tảng ban đầu rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty như: sự đa dạng của công việc chuyên môn trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Đó là sự thay đổi nhanh chóng của thiết bị và công nghệ, sự xâm nhập của các công ty nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, Đặc biệt là khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, các chính sách về tài chính, kinh tế thị trường của nhà nước vẫn trong giai đoạn hoàn thiện, chưa hoàn toàn ổn định. Tất cả những điều đó phần nào làm cho công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có hoạt động nhập khẩu. Nhưng với sự điều hành sáng suốt của ban lãnh đạo và sự quyết tâm của cán bộ công nhân viên sẽ giúp cho công ty có thể khắc phục được những khó khăn, giành được hiệu quả cao trong những năm tới. Những tồn tại của công ty trong thời gian qua vẫn còn là những vấn đề còn phải suy nghĩ và giải quyết, cần có biện pháp thích hợp đổi mới các hoạt đông kinh doanh cho phù hợp với chế độ chính sách nhà nước ban hành. Qua nhận thức về mặt thời gian nghiên cứu, về tình hình thực tiễn của công ty ta có một số biện pháp như sau: 1/ Đối với thị trường nhập khẩu: Nghiên cứu cơ chế thị trường, bất kỳ một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nào cũng phải gắn với thị trưởng. Nếu nắm vững được thị trường, hiểu biết được các quy luật của thị trường thì công ty sẽ khắc phục được các khó khăn một cách dễ dàng hơn. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước là rất cần thiết và phải được quan tâm một cách thoả đáng. Trong hoạt động của mình công ty XD 7- Hà Nội rất quan tâm đến quá trình nghiên cứu thị trường, công ty đã thấy rõ được vai trò của nó đối với việc ra quyết định. Khác với trước đây việc tìm hiểu thị trường là không quan trọng, thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà nước. Nay chuyển sang hoạch toán kinh doanh độc lập, công ty phải tìm hiểu thị trường và bạn hàng giao dịch. Nắm vững thị trường nhập khẩu là công việc có ý nghĩa sống còn với công ty. Hiện nay, ở công ty công việc này còn tiến hành ở mức độ chung chung, khái quát như kiểu nắm được tình hình chung về kinh tế- chính trị- xã hội. Do vậy, trong thời gian tới công ty phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường thành nghiên cứu cụ thể, nắm chính xác các chế độ, chính sách có liên quan đến việc kinh doanh ở thị trường đó, phong tục tập quán của thị trường, uy tín ở phía đối tác trong và ngoài nước. Các xác định thông tin chính xác về cơ sở, kĩ thuật, tình hình kinh doanh hiện tại của các đối tác, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng tên giao dịch với công ty mình. Đối với nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, nếu như nghiên cứu thị trường nước ngoài về máy móc thiết bị không kĩ càng rất có thể công ty sẽ nhập về những máy móc thiết bị lạc hậu đã qua sử dụng như vậy hàng nhập về sẽ kém hiệu quả và mang lại lợi ích không cao cho công ty. Điều này đòi hỏi người nghiên cứu thị trường phải có đủ trình độ chuyên môn để đảm bảo xác định được các thông tin về thông số kĩ thuật chính xác để có thể chọn được những máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu trong nước, tạo lợi nhuận cao hơn cho công ty. * Mở rộng thị trường nhập khẩu: Để có những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình công ty cần phải có nhiều nguồn hàng để có thể chọn lựa những máy móc thiết bị tối ưu nhất và hiệu quả nhất. Do đóvấn đề mở rộng thị trường và mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng là có ý nghĩa chiến lược. Ngoài những bạn hàng truyền thốngnhư Nhật Bản,Trung Quốc. . .thì công ty vẫn phải xúc tiến hơn nữa trong việc mở rộng thị trường sang các nước có nền công nghiệp nặng phát triển,đặc biệt là công nghiệp máy móc thiết bị. Ngoài việc tìm kiếm và nghiên cứu thị trường công ty cầncó những biện pháp xúc tiến nhanh chóng việc đàm phán kí kết hợp đồng sao cho có hiệu quả đỡ tón thời gian chi phí.Khi đó đối tác mới có thể tin cậy và quan hệ lâu dài,công ty phải gây ấn tượng tốt với họ,tích cực bày tỏ ưu thế thuận lợi của mình để đặt niềm tin với họ, có như vậy mới thiết lập mố quan hệ tốt giữa hai bên. *Xác định thị trường trọng điểm có chiến lược kinh doanh thích hợp: Trong lĩnh vực kinh doanh cần phải lựa chọn một số đối tác chính và thiết lập với họ mối quan hệ làm ăn lâu dài, khi đó vạch ra kế hoạch kinh doanh với họ chớ không thể kinh doanh một cách tràn lan, không có mục đích cụ thể. Do vậy trong những năm tới dựa vào tình hình nhập khẩu và tình hình hiện tại mà lựa chọn bạn hàng ở những nước nhất định ( cụ thể với mặt hàng chủ yếu như hiện nay thì công ty nên lựa chọn thị trường nhập khẩu là Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản). Từ đó vạch ra kế hoạch nghiên cứu thị trường một cách cụ thể sau đó lập kế hoạch kinh doanh một cách phù hợp với khả năng của công ty và từng bước đưa công ty đi lên theo con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá. 2/ Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu: Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên việc áp dụng hình thức nhập khẩu mới sẽ càng đòi hỏi cao hơn đối với người cán bộ trong công ty, người cán bộ sẽ phải nâng cao nghiệp vụ của mình, nắm vững được quá. Do vậy, hình thức nhập khẩu liên doanh liên kết càn phải được phối hợp đẩy mạnh không ngừng, các bên gắn bó với nhau tạo lòng tin để gắn bó lâu dài với nhau. Bên cạnh đó hình thức nhập khẩu uỷ thác cũng cần phải dược đẩy mạnh, nhất là cần chú trọng nhập khẩu uỷ thác đối với các máy móc thiết bị vật tư cho các dự án tài trọ vốn nước ngoài( viện trợ, cho vay...). Tiếp tục nhận làm uỷ thác nhập khẩu với các chủng loại hàng hoá mà có hàng năm trong giấy phép kinh doanh của công ty. Hình thức này rất lợi, bởi lẽ ta không phải bỏ vốn mà thu được tiền( phí uỷ thác). Ngoài ra hình thức hàng đổi hàng cũng cần phải được quan tâm, đây là một phương án mà nhiều công ty xây dựng cũng thường xuyên làm. Vì trong hình thức này là hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng rất thuận tiện, tránh được thủ tục chuyển tiền, tránh được cả phiền hà đối với cả hai bên. 3/ Về bạn hàng khách hàng của hoạt động nhập khẩu: *Củng cố và giữ mối quan hệ với bạn hàng: Trong cơ chế cạnh tranh này thì có được bạn hàng nhất là khách hàng là rất khó , giữ được mối quan hệ với khách hàng bạn hàng cũ lại càng khó hơn. Để giành thắng lợi trên thương trường hiện nay là có sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bạn hàng và khách hàng quen thuộc, phải giữ được mối quan hệ làm ăn có uy tín và có trách nhiệm. Đó là chỗ dựa tin cậy trong hoạt động kinh doanh và muốn được như vậy thì phong cách làm ăn của công ty đối với bạn hàng, khách hàng phải đàng hoàng không nên vì lợi ích trước mắt của mình mà bỏ đi lợi ích lâu dài làm mất đi nhiều mối quan hệ và công sức bỏ ra bao lâu mới gây dựng được. Việc tận dụng mối quan hệ để gây dựng tiền đề mới thuận lợi hơn rất nhiều so với việc gây dựng mối quan hệ mới. Tuy nhiên cũng cần phải đánh giá tương lai triển vọng của bạn hàng cũ để quyết định sự hợp tác làm ăn cho tương lai. *Tìm hiểu mở rộng quan hệ bạn hàng, khách hàng mới: Trong sự phát triển đa dạng của kinh doanh không cho phép hoạt động kinh doanh trong một chủ thể nhất định. Do việc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn nên để có được mối quan hệ với bạn hàng hay khách hàng mới là một vấn đề khó khăn. Do vậy trong quá trình đi tìm đối tác và hợp tác kinh doanh thì các cán bộ kinh doanh phải cực kỳ khôn khéo và năng động. Các cán bộ kinh doanh phải tìm cách để cho đối tác chịu hợp tác và ký hợp đồng kinh doanh với mình, chỉ ra cho bên đối tác thấy được những điều kiện thuận lợi và lợi ích đêm lại cho cả hai bên. Trong hoạt động nhập khẩu do phải quan hệ với các đối tác là người nước ngoài nên rất khó tìm hiêu8r cách sống và phong tục tập quán của nước họ. Mặt khác do ngôn ngữ bất đồng và có quốc tịch khác nhau nên khi đàm phán và ký kết hợp đồng làm ăn cần phải tránh những lời lẽ làm cho họ hiểu sai ý nghĩa câu nói của mình. Do vậy các cán bộ kinh doanh trong công ty cần phải cố gắng tìm hiểu tối đa về văn hoá của họ. 4/ Về tổ chức quản lí hoạt động nhập khẩu: *Biện pháp tổ chức quản lí: Trong cơ chế thị trường thì công ty sẽ thực hiện chính sách giao việc cho từng bộ phận chuyên môn, do đó giúp đỡ cho cán bộ có ý thức hơn trong việc kinh doanh của mình. Đồng thời có chế độ thưởng cho các cán bộ có sự cố gắng và hoàn thành công việc vượt mức kế hoạch mà công ty giao cho, ngoài tiền lương các thành viên của công ty sẽ có thêm thu nhập néu doanh thu của công ty cao và có lợi nhuận sau khi hạch toán đầy đủ và làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty tăng cường kỹ năng và trách nhiệm quản lý kinh doanh qua một số chế độ thưởng phạt rõ rệt để các thành viên có động cơ làm việc và nhận thức rõ công việc mà mình đang làm. *Biện pháp hoàn thiện trình độ và công tác nghiệp vụ nhập khẩu: Các chủ chương chính sách của nhà nước về ngoại thương không phải cố định do đó người cán bộ làm công tác nhập khẩu phải nắm bắt được các tập quán thương mại đối với thị trường mà mình đang hoạt động. Điều này đòi hỏi phải luôn có thông tin tài liệu phục vụ việc nghiên cứu. Như vậy cơ quan phải luôn bổ xung nguồn sách báo tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Đối với công tác nghiệp vụ nhập khẩu cần phải chặt chẽ hơn nữa trong việc xác định các điều khoản hợp đồng. Vì hợp đồng là văn bản pháp lý quy định quyền hạn pháp lý của mỗi bên. XNK là hoạt động mua bán với công ty nước ngoài do đó việc giao dịch, đàm phán và kí kết là rất quan trọng. Bất kỳ một sơ xuất nào trong điều khoản nào đó sẽ dẫn đến hiệu quả xấu, thậm chí làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên nếu chúng ta khéo léo và biết cách thương lượng Và có các điều kiện khác thì công ty làm ăn sẽ có hiệu quả . Về hợp đồng nhập khẩu:cần làm rõ căn cứ kí hợp đồng dựa trên pháp luật Việt Nam cũng như kết quả giao dịch theo sự thoả thuận củ hai bên. Tên hàng cần ghi đầy đủ chính xác, vận chuyển ghi rõ cho phép chuyển tải hay không chuyển tải, về phương thức giao hàng cần ghi rõ chứng kiến của các bên, đảm bảo sự khách quan cho tổn thất (nếu có). Khi nhận và kiểm tra việc tiếp nhận vật tư hàng hoá nhập khẩu là một bước quan trọng trong công tác nhập hàng, việc kiểm tra chi tiêt cần đối chiếu yêu cầu của chứng từ mua hàng. Khi dỡ hàng các bộ phận cần quản lý chặt chẽ để hạn chế mất mát,trường hợp chưa biết chính xác ngay mọi mất mát cần có giấy chứng nhận về trọng lượng. 5)Về liên doanh, liên kết với các tổ chức Công ty nước ngoài: Để thực hiện muc tiêu mở rộng thị trường, phạm vi và qui mô kinh doanh của công ty, ban lãnh đạo của công ty đã đề ra những điều kiện tiên quyết Cho vấn đề liên doanh liên kết với các tổ chức và công ty nước ngoài, thành lập ra các công ty liên doanh nhằm hợp tác và sản xuất ra các máy móc và trang thiết bị để sử dụng cho sản xuất trong ngành. Mặt khác, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào công ty để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình đồng thời có thể liên kết với công ty họ phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Kết luận Kinh doanh trong cơ chế thị trường vô cùng đa dạng và phức tạp, song qua tìm hiểu và nghiên cứu ta thấy rằng knh doanh nhập khẩu còn đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều, vì hoạt đọng kinh doanh này mang tính quốc tế và bao gồm nhiề thủ tục, công đoạn đòi hỏi người làm công tác không những vững vàng về chuyên môn mà còn phải có nhièu kinh nghiệm thì mới tồn tại được. Hoạt đông nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư ở công ty xây dựng 7 trongnhững năm qua cũng đã đem lại phần nào những thành công và hiệu quả cho công ty, đồng thời tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho một bộ phận lao động. Bộ máy quản lý của Công ty tuy chưa thật ổn định nhưng hoạt động đã có hiệu quả, mọi người trong công ty dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần tích cực đem lại thành công bước đầu cho công ty xây dựng 7. Qua đề tài “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị của Cong ty xây dựng 7” tôi mong muốn được phần nào đóng góp một số ý kiến của mình vào quá trình phát triển kinh doanh mà công ty đang tiến hành. Đồng thời việc nghiên cứu về các nghiệp vụ thực tế tại công ty cũng là một kinh nghiệm hết sức quý baú đối với một sinh viên sắp tốt nghjiệp ra trường như tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo -Th.s Đàm Quang Vinh và các cô chú trong Công ty xây dựng 7 đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Mục lục Lời nói đầu Chương 1: Tổng quan lý luận về hoạt động nhập khẩu hàng hoá I/ Hoạt động nhập đối với sự phát triển của kinh tế đất nước Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế Vai trò của nhập khẩu hàng hoá nói chung và nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị nói riêng trong nền kinh tế nước ta hiện nay Các chính sách nhập khẩu ở nước ta hiện nay Tổng quát về tình hình nhập khẩu của nước ta trong những năm qua Các hình thức nhập khẩu ở nước ta hiện nay II/ Nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường nhập khẩu, lựa chọn bạn hàng giao dịch Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá III/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường Chế độ ,chính sách ,luật pháp trong nước cũng như quốc tế ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu Anh hưởng của biến động thị trường trong nước và ngoài nước ảnh hưởng của nền sản xuất trong nước cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong và ngoài nước ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh IV/ Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu hàng hoá Bản chất của hiệu quả kinh tế Các loại hiệu quả kinh tế nhập khẩu Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhập khẩu Phương pháp tính hiệu quả kinh tế nhập khẩu Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư , thiết bị của công ty xây dựng 7 I/Đặc điểm kinh doanh và tổ chức bộ máy của công ty xây dựng 7 Quá trình hình thành và phát triển của công ty từ khi thành lâp đến nay Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của công ty Đặc điểm kinh doanh của công ty II/Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty xây dựng 7 trong những năm qua 1.Vài nét về quá trình kinh doanh của công ty 2.Một số đánh giá tổng quát hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty xây dựng 7 trong thời gian qua Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng ở công ty xây dựng 7 I/Tầm quoan trọng của nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị vật tư hiện nay ở Việt Nam II/Phương hướng phát triển nhập khẩu máy móc ,vật tư, thiết bị ở công ty xây dưng7 trong giai đoạn tới III/Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị ở công ty xây dựng 7 1.Đối với thị trường nhập khẩu 2.Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu 3.Về bạn hàng khách hàng của hoạt động nhập khẩu Về tổ chức quản lý hoạt động nhập khẩu Về liên doanh, liên kết với các tổ chớc công ty nước ngoài Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4594.doc
Tài liệu liên quan