Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Thường Tín

Tín dụng ngân hàng trong thời gian qua là một công cụ đắc lực của các NHTM trong việc giúp nhà nước, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nông nghiệp nông thôn tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp, tăng sức mạnh cạch tranh của Việt Nam trên thi trường thế giới. sự vững mạnh của hệ thống Ngân hàng của mỗi quốc gia ít nhiều phản ánh được vị thế của quốc gia đó trên thương trường quốc tế Đối với Việt Nam, nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần phải luôn luôn hoàn thiện các hoạt động kinh doanh còn có nhiều thiếu sót của mình, trong đó có hoạt động tín dụng

doc54 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Thường Tín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au, có thể là bổ sung cho nhau nhưng có thể là mâu thuẫn với nhau. Do đó, để đánh giá một cách tương đối chính xác hiệu quả tín dụng của một ngân hàng thì cần phải đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu đó trong một hệ thống cả trên quan điểm của Ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng Ngân hàng 1.3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc phía Ngân hàng + Quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn của NHTM Muốn cho vay thì cần phải có vốn. Vốn chính là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Nhưng nếu cứ đi vay vốn cấp trên với lãi suất cao để cho vay thì hiệu quả của hoạt động tín dụng sẽ không cao. Do vậy vấn đề huy động vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế là một vấn đề quan trọng vì đây là một nguồn vốn rẻ và chính nguồn vốn naỳ sẽ quyết định hiệu quả tín dụng của ngân hàng. + Năng lực thẩm định dự án, thẩm định khách hàng của ngân hàng Một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng là vốn vay và lãi vay được hoàn trả đúng kỳ hạn. Điều này khó có thể đạt được nếu như việc thực hiện dự án không đạt hiệu quả như mong muốn hoặc khách hàng không có thiện chí hoặc cố tình lừa đảo ngân hàng. Để hạn chế nguy cơ đó ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng.Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho ngân hàng loại bỏ những khách hàng không tốt. + Khả năng của ngân hàng trong việc giám sát và xử lý các tình huống tín dụng Công tác giám sát và sử lý các tình huống tín dụng sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề như : sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tình hình hoạt động thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án .... Làm tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu lừa đảo ngân hàng ... + Chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng của NHTMlà một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng đó trong từng thời kỳ . Như vậy chính sách tín dụng có tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó là hạn chế tín dụng thì quy mô tín dụng của ngân hàng đó sẽ bị thu hẹp theo. Mặt khác, chính sách tín dụng của ngân hàng còn bao gồm nhiều vấn đề khác như: quy định về điều kiện ,tiêu chuẩn tín dụng... Đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp đảm bảo tiền vay, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất ...có tác dụng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu các vấn đề đó được thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ thì sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt + Thông tin tín dụng Để thẩm định dự án, thẩm định khách hàng thì cần phải có thông tin về dự án, về khách hàng đó; để làm tốt công tác giám sát sau khi cho vay cũng cần có thông tin.Thông tin chính xác kịp thời thì càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ giúp ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế, qua đó góp phần nâng cao chầt lượng tín dụng cho ngân hàng. + Công nghệ ngân hàng, trang thiết bị kỹ thuật cũng là một nhân tố tác động tới hiệu quả của tín dụng ngân hàng. Một ngân hàng sử dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại có thể đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng vay vốn. Nhờ đó thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. - Chất lượng nhân sự của Ngân hàng Vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi Ngân hàng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong cộng việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ, trong một chừng mực nhất định có thể giúp ngân hàng bù đắp lại nhưng hạn chế về công nghệ, kỹ thuật để có chất lượng tín dụng tốt. Ngoài việc có các cán bộ giỏi thì cần phải bố trí sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết sức mạnh và hạn chế thấp nhất điểm yếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong Ngân hàng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng. 1.3.3.2.Các nhân tố thuộc phía khách hàng - Nhu cầu vay vốn của khách hàng Nếu như khách hàng đang trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thu hẹp việc sản xuất kinh doanh thì lúc đó nhu cầu vay vốn sẽ không cao và Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng và ngược lại . - Khả năng đáp ứng các điều kiện để được vay vốn Ngân hàng: Như về mục đích sử dụng vốn vay có hợp lý không ?, năng lực tài chính, năng lực sản xuất thế nào?, về tính khả thi của dự án..... - Đạo đức của khách hàng vay vốn 1.3.3.3. Nhóm nhân tố thuộc phía môi trường - Môi trường kinh tế Sự biến dộng của kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và của khách hàng biến động theo chiều hướng tương tự - Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho những khách hàng có đạo đức không tốt cơ hội lừa đảo Ngân hàng, và làm cho các nhà đầu tư trung thực e dè không dám mạnh dạn đầu tư phát triển do đó làm giảm hiêụ quả hoạt động tín dụng. - Môi trường chính trị xã hội Sự ổn định của môi trường chính trị xã hội là một căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư ra quyết định. Nếu môi trướng này ổn định thì khách hàng yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và khi đó nhu cầu về vốn sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu môi trường bất ổn định thì các nhà đầu tư sẽ không dám mạo hiểm để bảo toàn vốn,dẫn đến hiệu quả tín dụng thấp . - Sự quản lý vĩ mô của các cơ quan Nhà nước Thể hiện ở sự ổn định và hợp lý của các đường lối, chính sách các qui định, thể lệ của Nhà nước và các cơ quan chức năng sẽ tạo hành lang pháp lý thuật lợi cho hoạt động cuả ngân hàng cũng như khách hàng, đó là điều kiện để Ngân hàng nâng cao hiệu quả tín dụng Như vậy hiệu quả tín dụng Ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có những nhân tố thuộc bản thân Ngân hàng,cũng có nhân tố thuộc về phía khách hàng cũng có nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của cả hai. Việc nghiên cứu nắm rõ vai trò và cơ chế tác động của từng nhân tố sẽ giúp Ngân hàng có biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THƯỜNG TÍN TỈNH HÀ TÂY 2.1 .giới thiệu khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường tín tỉnh hà tây. 2.1.1.Đặc đIểm kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng Huyện Thường Tín Tỉnh Hà Tây là một huyện có điều kiện thuận lợi cả về địa lý và điều kiện kinh tế, Huyện gồm có 28 xã và một thị trấn với vị trí ưu thế là cửa ngõ của thủ đô nên ngoài nghành xản xuất nông nghiệp còn có thể phát triển rất nhiều nghành nghề khác như: Tiểu thủ công nghiệp ,ngư nghiệp kinh doanh buôn bán ...với nhiều thành phần kinh tế rất đa dạng và phong phú . Trong vài năm trở lại đây ,đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của nhân dân huyện ThườngTín được cải thiện rõ dệt và phát triển không ngừng.Trên địa bàn của huỵên có nhiều khu công nghiệp mới,.nhiều doanh Nghiêp tư nhân mới đựơc thành lập, nền kinh tế của huyện ngay càng đI lên rõ dệt Trong thành tựu kinh tế của huyện, có sự đóng góp đáng kể của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín thể hiện : Năm 2006, nguồn vốn tự huy động là 321.419 triệu đồng , tổng dư nợ 291.932 triệu đồng nợ quá hạn : 3752 triệu đồng chiếm 1,29% tổng dư nợ của ngân hàng, giảm 0.3% so với năm 2005. Các phong trào thi đua giữ vững, hoạt động của Đảng bộ và các đoàn thể ngày càng phát triển vững mạnh. Từng bước tăng từng cơ sở vật chất kỹ thuật , kinh doanh an toàn tài sản và con người. Từ đó đóng góp đáng kể vào thành tích của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây, xứng đáng là thành viên của đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới . 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín NHNN&PTNT huyện Thường Tín có tổng số 124 cán bộ công nhân viên chức làm việc tại tất cấc chi nhánh, các phòng ban. Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo gồm một giám đốc và một phó giám đốc. Bộ máy hành chính của NHNN&PTNT huyện Thường Tín được tổ chức thành các phòng ban với quy định rõ ràng cụ thể về chức năng và nhiệm vụ. Biểu 1: Ban giám đốc . Phòng kế toán ngân quỹ Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Các ngân hàng cấp 3 2.1.2.1 Phòng nghiệp vụ kinh doanh . Phòng nghiệp vụ kinh doanh là phòng hoạt động trọng tâm của ngân hàng, có chức năng tham mưu cho ban giám đốc thực hiện công tác huy động vốn và sử dụng vốn trên cơ sở thể lệ chế độ hiệ hành đẩm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn vốn và hạn chế rủi ro. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh: là lập kế hoạch cân đối vốn, kế hoạch đầu tư theo quý, năm , nghiên cứu, nắm bắt đường lối chủ trương địa phương từng giai đoạn và đường nối chủ trương của ngân hàng cấp trên giao cho; thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao cho. 2.1.2.2. Phòng kế toán-Ngân quỹ Phòng kế toán ngân quỹ là phòng chức năng tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo điều hành về việc quản lý thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân quỹ theo pháp luật và chế độ hoạch toán kế toán của nghành. Nhiệm vụ của phòng kế toán – ngân quỹ : Lập kế hoạh thu chi quý, năm với yêu cầu kinh doanh của chi nhánh, bán sát kể hoạch đựợc giao tham mưu cho giám đốc trong việc chấp hành chỉ tiêu kế hoạch được duyệt; tổ chức thực hiện về quản lý thu chi, chi tiền mặt, ngoại tệ, và các tài sản khác. Ngoài ra phòng kế toán – ngân quỹ còn có nhiệm vụ quản lý về trang thiết bị như: hệ thống máy tính của toàn chi nhánh trong huyện. 2.1.2.3. phòng tổ chức hành chính. Với chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện các văn bản, chế độ của nhà nước, của nghành về tổ chức bộ máy, cán bộ lao động, tiền lương, đào tạo hành chính quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ kinh doanh của chi nhánh. Ngoài ra phòng hành chính còn kiêm thêm việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai sót xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh . 2.1.2.4. Các ngân hàng cấp 3 Là các chi nhánh trực thuộc ngân hàng huyện có nhiệm vụ huy động vốn và cho vay ở các điạ bàn xã trong huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi về không gian cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ; có trách nhiệm và quyền hạn nhất định trong công tác cho vay cũng như quyết toán với ngân hàng cấp trên. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Thường Tín trong thời gian qua. Kết quả thu được trong công tác huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây qua các năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau: (đơn vị triệu đồng) Biểu 2: Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 I/ tổng nguồn vốn 193458 254560 321419 1/tiền gửi kho bạc 15409 21878 19542 2/ tiền gửi các tổ chức kinh tế + không kỳ hạn 14545 14449 13505 3/ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 120590 164769 222991 4/ tiền gửi KP có kỳ hạn 1185 3790 4796 5/Tiền gửi ngoại tệ 41729 49674 60585 II/ Tổng dư nợ 174173 221674 291932 A.Ngắn hạn 113186 154184 213790 Quá hạn 806 2506 1759 B. trung dàI hạn 60987 67490 78142 Quá hạn 515 1016 1993 Tổng nợ quá hạn 1375 3522 3752 1.doanh nghiệp nhà nước 28299 19481 21976 2.doanh nghiêp ngoàI quốc doanh 27818 35793 42350 3. Hộ sản xuất 100757 1486887 204743 4.Cầm cố 3152 14920 2867 5. Cho vay đời sồng 10033 11335 17465 6.dưnợ WB 430 0 0 7.Cho vay AFDIII 2950 58 2445 8.cho vay hợp tác xã 81 0 10 9.cho vay NHCSXH 0 0 0 10. Tổng quỹ tiền mặt 1167 2500 1089 ( Số liệu từ cân đối tổng hợp Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây năm 2004: năm 2005 và năm 2006 ). Qua bảng số liệu cho thấy quy mô nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng qua các năm , Năm 2006 nguồn vốn huy động đạt 321419 triệu đồng.tăng do với năm 2005 là 26% Trong kết cấu nguồn vốn huy động cho thấy ; Tiền gửi các tổ chức kinh tế + không kỳ hạn năm 2006 chiếm tỷ lệ thấp 4,2% so với tổng nguồn nhưng chi phí huy động đầu vào thấp tạo điều kiện giảm chi phí huy động nguồn . Ngân hàng cần chú ý nâng cao tỷ lệ này trong thời gian tới . Tiền gửi có kỳ hạn năm 2006 là 222991 triệu đồng chiếm 69.59 % so với tổng nguồn điều này tạo đIều kiện thực hiện kế hoạch cho việc đầu tư trung và dài hạn . 2.2 Thực trạng hiệu qủa tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường tín 2.2.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng Để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến chất lượng tín dụng, đặc biệt là các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể sau: .2.1.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ . Đánh giá chung về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây trong mấy năm gần đây có sự tăng trưởng khá nhanh cụ thể: Về tổng dự nợ: Nếu năm 2004 chỉ đạt 174073triệu đồng thì đến năm 2005 đạt 221674triệu đồng , đặc biệt trong năm 2006 tổng dư nợ của ngân hàng đạt 291932 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 117859 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 67.71%. Để thấy rõ hơn về tình hình dư nợ của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, ta xem bảng số liệu sau: Biẻu 3 ( đơn vị triệu đồng) Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 174173 221674 291932 1. DN nhà nước 28299 19481 21976 2.DN ngoàI quốc doanh 27818 35793 42350 3.hộ sản xuất 100757 148687 204743 4.cầm cố 3152 14920 2867 5.cho vay đời sống 10033 14920 17465 ( Số liệu từ cân đối tổng hợp Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây năm2004: năm 2005 và năm 2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Dư nợ khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ rất thấp trong tổng dư nợ, năm 2004 dư nợ khu vực này là 27818 triệu chiếm tỷ trọng 15.97%tổng dư nợ khu vực này năm 2005 là 35793 triệu đồng chiếm 16.15% và năm 2006 dư nợ 42350 triệu đồng chiếm 14.51% tổng dư nợ. Như vậy, ta thấy rằng đây là tỷ lệ quá thấp có xu hướng giảm. Nguyên nhân do mấy năm gần đây do khủng hoảng kinh tế trong khu vực gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cho nên một số doanh nghiệp đã thu hẹp sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng do đó làm cho dư nợ ngân hàng của khu vực này có xu hướng giảm . Tóm lại, qua tình hình của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. Mặc dù có tăng trưởng, song so với yêu cầu còn chậm thể hiện dư nợ bình quân trên đầu cán bộ còn thấp, kết cấu dư nợ chưa thật hợp lý. Do vậy, cần quan tâm và nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa. 2.2.1.2.Chỉ tiêu nợ quá hạn . Bảng số liệu sau cho thấy tình hình diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn từ năm 2004 đến năm 2006 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. Biểu 4 Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nợ quá hạn 1375 3522 3752 Phân thêo thời hạn cho vay quá hạn ngắn hạn 860 2506 1759 nợ quá hạn trung, dài hạn 515 1016 1993 Phân theo thành phần kinh tế nợ quá hạn doanh nghiep nhà nước 0 0 0 nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh 4 1624 562 Nguồn: Số liệu từ cân đối tổng hợp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây năm2004, 2005, 2006 Theo số liệu bảng trên ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. đã thành công trong việc đảm bảo an toàn với các khoản vay. Tuy tổng nợ quá hạn vẫn đang tăng nhưng đã tăng chậm hơn cụ thể năm 2005 tổng nợ quá hạn là 3522 triệu đồng tăng 2147 triệu đồng so với năm 2004 tức là tăng 64% so với năm 2004, năm 2006 tổng nợ quá hạn là 3752 triệu đồng tăng 230 triệu đồng so với năm 2005 tức là tăng 0.65% so với năm 2005. 2.2.1.3.. Chỉ tiêu doanh số cho vay. Doanh số cho vay theo thời hạn cho Biểu 4 Đơn vị : triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 174173 100 221674 100 291932 100 _ Cho vay ngắn hạn 113186 64.98 154184 69.55 213790 73..23 _ Cho vay trung dài hạn 60987 35.02 67490 30.45 78142 26.77 2. So với năm trước ( Và năm 2006 so với 2004 ) Doanh số cho vay _ _ 47501 27..27 117759 67.61 _ Cho vay ngắn hạn _ _ 40998 36..22 100604 88.88 _ Cho vay trung dài hạn 6503 -10.66 17155 28.13 Nguồn: Số liệu từ cân đối tổng hợp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây năm2004, 2005, 2006. Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho văy tăng nhiều qua các năm. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 47501triệu đồng đạt 2.5%, đặc biệt năm 2006 tăng vọt so với năm 2004 là 117759 triệu đồng với tốc độ tăng là 67.61%. Trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng 100604 triệu đồng tốc độ tăng là 88.88% và cho vay chung dài hạn tăng 17155 triệu đồng đạt tốc độ tăng 28.13%. 2.2.1.4.Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng Biểu 5 Đơn vị :triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng 18423 100 18357 100 19354 100 Thu lãi cho vay 17425 94.58 18143 98.83 17253 89.14 Thu lãi tiền gửi 987 5.36 145 0.79 1845 9.53 Thu lãi khác 11 0.06 69 0.38 256 1.33 Nguồn: Số liệu từ cân đối tổng hợp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây năm 2004, 2005, 2006. Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay(từ 89.14% đến 98,83% tổng thu nhập). Năm 2005 thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất (98,83%) cho thấy là ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay còn các hoạt động khác chưa phát huy được hiệu quả. Năm 2006 thu nhập từ hoạt động cho vay giảm xuống và các hoạt động khác dần dần phát huy tăng (từ 11năm 2004 lên 256 triệu năm 2006). Điều này cho thấy ngân hàng ngoài việc thực hiện cho vay, còn thực hiện các dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền điện tử và các hoạt động khác. 2.2..2.hiệu quả tín dụng của ngân hàng NNo&PTNT huyện thường tín – tỉnh hà tây Biểu 6 Các chỉ tiêu ( đơn vị triệu đồng) Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 19354 Tổng dư nợ tín dụng 25068 Tổng lợi nhuận ngân hàng 8933 Tổng dư nợ cho vay 290843 Tổng tàI sản 321419 Doanh thu thu nợ 17253 Tổng dư nợ bình quân 265781 Dư nợ quá hạn khó đòi 2523 Dư nợ quá hạn không có khả năng thu hồi 1229 Tổng dư nợ 291932 Nguồn: Số liệu từ cân đối tổng hợp ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây năm 2006 + Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín có uy tín lâu năm do đó có khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.ngân hàng có uy tín nên có khả năng thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn ta xét các chỉ tiêu : Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận : Hiệu quả tín dụng ngân hàng không thẻ nói là cao nếu lợi nhuận do hoạt động này mang lại thấp. Ta thường dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả tín dụng xét về mặt lợi nhuận : xét các số liệu của năm 2006 ta có: Khả năng sinh lời = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Tổng dư nợ tín dụng = (19354*100%)/25068 =77.21% Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng.. Tỷ lệ này cũng tương đối cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại năm 2006 là tương đối lớn17253 ,đó là một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả tín dụng cao của ngân hàng = Lợi nhuận ngân hàng Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Tổng lợi nhuận ngân hàng = (19354*100%)/8933=216.65% kết quả cho thấy tầm quan trọng của hoạt động tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của ngân hàng có đuợc là từ hoạt động cho vay - Chỉ tiêu về dư nợ Dư nợ cho vay = Dư nợ Tổng tài sản = (290843*100%)/321419 = 90.49% Kết quả cho thây chứng tỏ các khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. - Chỉ tiêu về thu nợ : Thu nợ = Doanh thu thu nợ Tổng dư nợ bình quân = (17253*100%)/265781 = 6.49% Kết quả cho thấy Tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ.Tốc độ tăng doanh số thu nợ cao chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đang được tiến hành rất tốt - Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn : Ngoài ra, để đánh giá một cách kỹ lưỡng người ta thường chia nợ quá hạn ra thành các loại: nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn khó đòi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tình hình nợ quá hạn bao gồm +Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn Tổng dư nợ =(3752*100%)/291932 =1.285% Kết quả cho thấy tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong cho vay.ở mức dưới 1,5% có thể coi là lý tưởng. Dư nợ quá hạn khó đòi Tổng dư nợ Chỉ tiêu trên tuy phản ánh khái quát tình hình nợ quá hạn của ngân hàng nhưng cũng chưa đủ là căn cứ đáng tin cậy để đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt. Để đánh giá chính xác hơn ta phải dùng thêm hai chỉ tiêu : + Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trên tổng dư nợ = = (2523*100%)/291932=0.86% + Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ = Dư nợ quá hạn không có khả năng thu hồi Tổng dư nợ =(1229*100%)/291932 =0.421% Kết quả cho thấy chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng là tương đối tốt. Tóm lại hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện Thường Tín là tương đối tốt,lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại năm 2006 là tương đối lớn hầu hết lợi nhuận có được là nhờ hoạt động cho vay, công tác thu nợ của ngân hàng đang được tiến hành rất tốt, công tác quản lý nguồn vốn cho vay tốt ,hạn chế được nợ khó đòi nợ không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường Tín có nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn và có xu hướng tăng lên năm 2004 là 0.79% đến năm 2006 là 1.285% . Ngân hàng Thường Tín chưa chú trọng tới các doanh nghiệp nhà nước nên tỷ trọng dư nợ ở khu vực này còn thấp, da số các khoản cho vay là cho vay hộ sản xuất. 2.3. Đánh giá hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp huyện Thường Tín 2.3.1. Những kết quả đạt được. Từ những thực hiện trên cho thấy chất lượng tín dụng tại NHNO Thường Tín là khá tốt. Biểu hiện ở một số khía cạnh sau: Một là: Doanh số cho vay cũng như tổng dư nợ tăng theo từng năm. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động tín dụng của ngân hàng có uy tín và chiến lược thu hút khách hàng tốt. Hai là: Tỷ lệ nợ quá hạn giảm theo từng năm. Năm2004, tỷ lệ nợ quá hạn là 0.79% đến năm 2006 tăng lên là 1.285%. Đây là một đIều Ngân Hàng cần thẩm định tôt hơn các khoản cho vay. Ba là: Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập.Và vẫn đang có xu hướng tăng lên.năm 2005 là 18357 triệu đồng đến năm 2006 là 19354 triệu đồng vì trong tình hình kinh tế hiện nay, nhu cầu vay vốn để kinh doanh ngày càng lớn các doanh nghiệpvừa và nhỏ mọc lên nhiều trên địa bàn huyện. Bốn là: Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay vốn được nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng từng bước gắn mình với khách hàng và doanh nghiệp qua vai trò tư vấn . Năm là : Ngân hàng đã lựa chọn những cán bộ có đủ tài năng, có trách nhiệm và nhiệt tình công tác và phòng kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng làm ăn có hiệu quả. Sáu là: Trong quá trình vay, ngân hàng đã thực hiện liên tục việc kiểm tra khách hàng trước khi cho vay, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra ngân hàng còn xem xét các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ, thu nhập ... của khách hàng trong phạm vi cho phép. 2.3.2.NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN . * Những hạn chế về chất lượng tín dụng . Thứ nhất: Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay nên vẫn phải nhận nguồn điều tiết từ ngân hàng cấp trên. Thứ hai; Tỷ lệ nợ quá hạn mặc dù là thấp đến năm 2006 là 1.285%. Thứ ba: Một tồn tại mang tính bất cập hiện nay của Ngân hàng Thường Tín đó là: khả năng quản lý các khoản nợ của một số cán bộ tín dụng hiện nay chưa thực sự tốt. Thứ tư: Khi xem xét chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay ta thấy rằng năm 2006, thu nhập từ hoạt đông tín dụng của Ngân hàng Thường Tín đạt 19354 triệu đồng chiếm 85% tổng thu nhập của ngân hàng,tăng so với năm 2005 là 997 triệu đồng. Thứ năm : Ngân hàng Thường Tín chưa chú trọng tới các doanh nghiệp nhà nước nên tỷ trọng dư nợ ở khu vực này còn thấp. * Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. - Nguyên nhân từ phía khách hàng: Khâu thẩm định tín dụng còn một số bất cập: Hiện nay trong ngân hàng Thường Tín, việc thẩm định các dự án cho vay chưa mang tính thống nhất ( chưa có phương pháp chung, chưa có cán bộ chuyên môn và công tác thẩm định mang tính chất khách quan ). Các dự án cho vay đều do cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định và chịu trách nhiệmvề chất lượng thẩm định đối với các khoản cho vay đó. Một mặt do đội ngũ cán bộ Ngân hàng Thường Tín có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ thấp ( khoảng 20% ). Mặt khác mỗi cán bộ tín dụng lại sử dụng một phương pháp riêng trong quá trình thẩm định, điều này tạo ra sự linh hoạt trong khâu thẩm định nhưng lại không tránh khỏi việc có các yếu tố mang tính chủ quan trong thẩm định hoặc bỏ sót một số yếu tố khác mà họ cho là không cần thiết. Nói chung các sai sót mà cán bộ tín dụng thường mắc phải : phân tích và xử lý thông tin không được tốt, phân tích tài chính của khách hàng chưa sâu: đôi khi không đánh giá phương án kinh doanh một cách chính xác. Ngân hàng chưa xây dựng hệ thống phân loại các khoản vay để đánh giá về quản lý chung theo tiêu chuẩn: Việc đánh giá hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết của cán bộ tín dụng lên dễ phát sinh rủi ro và dẫn tới tình trạng không nhất quán. Công tác kiểm tra, kiểm soát cán bộ tại chỗ đối với cán bộ thừa hành và cán bộ quản lý điều hành nghiệp vụ tín dụng chưa được thường xuyên và sâu sát. Ngân hàng chưa có hệ thống thu nhập thông tin về tình hình tài chính, về mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn, về năng lực quản lý đồng vốn vay của khách hàng. Nguyên nhân từ phía khách hàng : Chất lượng tín dụng của ngân hàng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cố phần hộ sản xuất nên có thể những hạn chế về năng lực tài chính năng lực quản , năng lực quản lý. Nhìn chung khả năng về vốn của khách hàng bị hạn chế, máy móc thiết bị còn lạc hậu, trình độ và kinh nhiệm của chủ doanh nghiệp còn thấp kém. Ngoài ra, còn một số khách hàng chủ tâm xây dựng các phương án kinh doanh có hiệu quả để vay vốn ngân hàng nhưng kại sử dụng vốn đó cho mục đích khác. Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nên các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của một Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới và hoàn thiện. Sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng lậu và hàng ngoại nhập. Trong điều kiện này có nhiều doanh nghiệp không theo kịp sự thay đổi của cơ chế và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước hoặc không điều chỉnh kịp nên gặp khó khăn thua lỗ trong kinh doanh. Môi trường pháp lý cho hoạt đông tín dụng chưa đồng bộ: Các văn bản liên quan đến thế chấp, cần cố tài sản vay vốn của ngân hàng chưa đầy đủ, thống nhất, đặc biệt là thiếu văn bản hướng dẫn hoặc có hướng dẫn nhưng chưa đầy đủ lên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THƯỜNG TÍN TỈNH HÀ TÂY. 3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệpvà phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây. 3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân Hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cần phảI có hướng phát triển như nào,để phù hợp với tinh hình kinh tế hiện tại.tại khu vực . Mở rộng cho vay dịch vụ cầm đồ cầm cố, cho vay đời sống, mở rộng việc đầu tư vốn thông qua tổ nhóm tín chấp ở cả kênh Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng người nghèo. Chất lượng tín dụng được xác định mục tiêu hàng đầu, xử lý triệt để các khoản nợ quá hạn đã phát sinh , thu hồi nợ cho ngân hàng . Nghiên cứu và thực hiện tốt chiến lược khách hàng, ngành hàng, thị trường và thị phần để đẩy mạnh việc tìm kiếm tiếp cận các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển kinh tế. 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng Ngân hàng là ngành kinh tế đặc thù trong nền Kinh tế quốc dân, nhiệm vụ chủ yếu của nó là tập chung vào phân phối vốn trong nền kinh tế, phục vụ sản xuất kinh doanh, hoạt động ngân hàng có liên quan đến mọi lĩnh lực đời sống, kinh tế, xã hội. Vì vậy hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín nói riêng. Phát triển chất lượng tín dụng góp phần làm giảm thiểu rủi ro hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm lành mạnh tình hình tài chính của Ngân hàng Thương Mại giúp Ngân hàng Thương Mại ổn định và phát triển lâu dài . Phát triển chất lượng tín dụng, Góp phần làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua việc tăng dư nợ tín dụng, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay từ đó tăng thu lãi về hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Phát triển chất lượng tín dụng góp phần làm tăng thêm các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Thương Mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng cường vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm nhiều khách hàng bởi các hình thức sản phẩm, dịch vụ đào tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng. Phát triển chất lượng tín dụng góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội của ngân hàng, giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững. Hơn nữa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Thường Tín trong những năm vừa qua mặc dù vẫn tốt vẫn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, song với xu thế hiện nay thì nó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế. Do vậy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Thường Tín cần phải tích cực hơn nữa đẻ có thể theo kịp với xu thế hiện nay. Tóm lại , phát triển chất lượng tín dụng, luôn luôn là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín trong việc hoạch định chiếm lược kinh doanh của mình, sự cần thiết và khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng.. 3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng . 3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh tín dụng. Trước tiên, phải thấy rằng việc xây dựng chiến lược kinh doanh là hết sức cần thiết và mang tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng luôn luôn xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và thường xuyên lập kế hoạch cho từng năm, nên ngân hàng luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng .Năm 2006, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây đã phát huy nội lực, thực hiện nghiêm chỉnh sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đề ra nhiều biện pháp mở rộng và tăng trưởng kinh doanh với phương châm: “Phát triển – An toàn – Hiệu quả “. Nhưng trên thực tế, hoạt động của năm qua chưa được hiệu quả cao thể hiện dư nợ bình quân trên đầu cán bộ còn thấp. Qua nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín, em thấy rằng ngân hàng có những thế mạnh sau: * Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín là một Ngân hàng hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực tiền tệ trên địa bàn huyện Thường Tín, do đó Ngân hàng luôn có những khách hàng truyền thống * Ngân hàng có kinh nghiệm trong việc xây dựng một cơ cấu huy động và cho vay hợp lý, đảm bảo khả năng sinh lời và an toàn cho ngân hàng . * Do đó công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín , em có một số ý kiến như sau: + Ngoài việc tiếp tục giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống thì ngân hàng cần phải thu hút thêm khách hàng mới . + Mạnh dạn đẩy nhanh tốc độ tăng dư nợ hơn nữa. + Phải đảm bảo được tính linh hoạt trong hoạt động huy động và cho vay. + Muốn đạt được những mục tiêu này ( trên cơ sở xem xét các mặt mạnh, yếu của ngân hàng, nhu cầu của thị trường và các chính sách kinh tế vĩ mô) sẽ có một số các giải pháp cụ thể sau: Một là : Ngân hàng phải đẩy mạnh hoạt động quan hệ tốt hơn nữa, cung cấp các dịch vụ tối ưu đối với những khách hàng truyền thống của mình, là những doanh nghiệp nhà nước như Công ty công trình giao thông124, nhà máy thức ăn gia súc Đại uy... Hai là : Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như các công ty cổ phần, công ty tư nhân... Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín cần có các biện pháp cho vay linh hoạt hơn nữa mà vẫn đảm bảo các yêu cầu an toàn trong công tác cho vay. 3.2.2.Đẩy mạnh công tác huy động vốn . Bất cứ một tổ chức kinh tế nào muốn hoạt động được pải có vốn đặc biệt là với một ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là đi vay để cho vay, do đó nguồn vốn huy động là rất quan trọng. Nếu không huy động dược nguồn vốn thì ngân hàng không thể thực hiện được các nghiệp vụ khác . Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín có thể áp dụng các biện pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn như sau : Đa dạng hoá các hình thức huy động : ngoài tiền gửi không kỳ hạn, thì ngân hàng có thể huy động kỳ phiếu trả lãi trước, tiết kiệm tại nhà và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng . Ngân hàng phải luôn luôn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng khi họ có nhu cầu, đảm bảo uy tín của mình với khách hàng, tạo sự tin tưởng cho khách hàng gửi tiền.. 3.2.3.nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay sau này vì kết thúc khâu thẩm định đưa ra kết quả là có cho khách hàng vay hay không. Thẩm định gồm hai bước cơ bản là thu nhập thông tin và sử lý thông tin. +Thu nhập thông tin. Việc thu nhập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn người xin vay, sổ sách của Ngân hàng, các nguồn thu nhập từ các doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, các nguồn thông tin từ dịch vụ, các cơ quan cung ứng thông tin, và từ các nguồn khác. Để có một số thông tin ta có một số phương pháp như sau: -Thu nhập thông tin từ việc nối mạng máy vi tính từ các tổ chức tín dụng khác. -Thu nhập thông tin từ các biển báo ( áp dụng với các tổ chức tín dụng chưa nối mạng máy tính hoặc chưa có máy tính ). -Thu nhập thông tin qua đường công văn từ các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc chính quyền địa phương thuộc địa bàn thoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà Ngân hàng cho vay. -Thu thập thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp và khách hàng. -Thu thập thông tin từ các thông tin cơ quan báo chí, đây là phương pháp đơn giản và hữu hiệu, thông tin có nguồn gốc đa dạng, phong phú và xác thực. - Thu thập thông tin qua mạng Internets, mạng trí tuệ Việt Nam của hãng FPT... Tóm lại , việc thu thập thông tin rất quan trọng và phức tạp, vì vậy ngân hàng nên có một bộ phận thông tin tín dụng cho riêng mình. Điều đó không chỉ giúp cho việc thẩm định được tốt mà còn giúp cho cả quá trình cho vay của ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả của việc cho vay. + Phân tích thông tin tín dụng : Khi phân tích được các thông tin cần thiết thì việc lựa chọ khách hàng cũng rất quan trọng. Trước đây, trong thực tế chỉ có khách hàng lựa chọn ngân hàng, ngân hàng thực hiện tín dụng với hầu hết các khách hàng đến với mình. Còn ngày nay, quan hệ tín dụng phải là quan hệ hai chiều: Khách hàng lựa chọn ngân hàng và ngân hàng lựa chọ khách hàng. Điều đó có nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Khi lựa chọn khách hàng, ngân hàng cần chú trọng cho khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín trong quan hệ tín dụng, sẵn lòng trả nợ đúng hạn. Để nắm bắt được điều này, ngân hàng phải xem xét quan hệ sản xuất kinh doanh của khách hàng với đơn vị kinh tế khác qua nhiều năm để từ đó có cơ sở đánh giá về độ tín nhiệm của khách hàng. Ngoài ra trong công tác thẩm định ngân hàng cần nâng cao nghiệp vụ đánh giá khách hàng như: Tư cách đạo đức, tính pháp lý của hoạt độngvà ý thức chấp hành pháp luật của khách hàng: nắm vững vốn tự có, tình hình công nợ, năng lực, kinh nhiệm tổ chức quản lý, uy tín chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động của khách hàng. 3.2.4. Nâng cao tỷ trọng cho vay chung dài hạn, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, mở rộng đối tượng đầu tư. Tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Ban lãnh đạo cần tăng cường xuống các địa bàn có dư nợ thấp cùng cơ quan địa phương, làm tốt công tác Marketing ngân hàng đối với người dân, tuyên truyền quảng cáo mạnh mẽ, sâu rộng về quyết định 67/TTg để người dân hiểu hơn về ngân hàng và đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng . Hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Thông tin chính xác sẽ giúp ngân hàng đánh giá khách hàng một cách toàn diện, chính xác, có thể thấy được những ưu nhược điểm của họ từ đó ngân hàng có những kết luận đúng đắn về khách hàng của mình, thông tin đầy đủ nhiều chiều với độ tin cậy cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng và mở rộng đối tượng đầu tư thông qua đó mà Ngân hàng sẽ phân tán, giải thiểu được rủi ro tín dụng. Từng bước mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với những khách hàng kinh doanh ổn định , có tín nhiệm với ngân hàng. Từ đặc điểm kinh tế của huyện ngoài sản xuất nông nghiệp còn có một số xã có nghề truyền thống lên ngân hàng cần chú trọng mở rộng cho vay và duy trì để phát triển các làng nghề, các nghành nghề mới, cho phát triển Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp. 3.2.5.Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương Mại. Nhằm phát hiện, điều chỉnh những sai sót một cách kịp thời. Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng mình nhằm thanh lọc những cán bộ mất phẩm chất, tiêu cực, thái hoá gây nên thất thoát tài sản của Nhà nước và uy tín của ngân hàng. Để đánh giá khả năng trả nợ của người vay ngân hàng có thể phỏng vấn trực tiếp người xin vay vốn với mục đích để xem khách hàng có trung thực hay không. Tuy nhiên sẽ không cần thiết nếu khách hàng là người quen thuộc có tín nhiệm. Cuộc phỏng vấn có thể là trao đổi những khó khăn vướng mắc về thủ tục vay vốn hay những khó khăn trong những đáp ứng về điều kiện vay vốn: qua đó có thể nhận xét về tư cách, năng lực, tư cách đạo đức, kinh nghiệm của người vay. Có thể thông tin phỏng vấn để làm sáng tỏ những điểm còn mâu thuẫn hoặc chưa rõ ràng trong hồ sơ vay vốn. Qua phỏng vấn ngân hàng có thể tìm hiểu nguồn gốc của sự gia tăng thu nhập, hay chi phí và lợi nhuận của khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng còn cần tìm hiểu về loại hình sản phẩm mà khách hàng sản xuất và hoạt động trên thị trường như thế nào. 3.2.6. Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng ngừa và hạn chế rủi do tín dụng. Rủi ro là một vấn đề không thể tránh khỏi đặc biệt là kinh doanh ứng dụng trên địa bàn nông nghiệp và nông thôn mà địa bàn đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và điều kiện tiêu thụ sản phẩm thì rủi ro càng nhiều. Chính vì vậy trong kinh doanh cần có những biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro. -Phân tán khách hàng và đa dạng hoá các khoản đầu tư. -Thực hiện nghiêm túc chế độ đảm bảo tiền vay, chế độ bảo lãnh. - Xây dựng hệ thống thông tin ứng dụng , có đăng ký tại CIC. -Phối hợp với công ty Bảo hiểm, vận động tuyên truyền khách hàng mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm mùa màng. -Theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng. -Chủ động giải quyết nợ có vấn đề. Thực hiện tốt các đảm bảo tín dụng của ngân hàng đối với các khách hàng vay vốn là biện pháp bắt buộc trách nhiệm của người vay vốn là biện pháp bắt buộc để ràng buộc của người vay vốn ngân hàng trong suốt quá trình sử dụng vốn tín dụng, từ đó góp phần đảm bảo an toàn nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy tuy không phải là mục tiêu hàng đầu nhưng đảm bảo tín dụng là nội dung hết sức quan trọng của mcụ tiêu an tòan, chất lượng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Đối với tài sản thế chấp, ngân hàng cần quan tâm đánh giá chính xác giá trị kinh tế pháp lý của chúng. Do đặc điểm của tài sản thế chấp là ngân hàng không thể quản lý trực tiếp bằng hiện vật mà chỉ quản lý chúng thông qua các giấy tờ sở hữu, nên điều tra trước tiên ngân hàng phải làm là xác định tài sản thế chấp có thực sự quyền sở hữu của khách hàng hay không . Ngân hàng cần chú trọng đến những tài sản mang tính đồng sở hữu vì nó sẽ liên quan đến vấn đề phát mại tài sản khi rủi ro sảy ra. Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn: Biện pháp này được thực hiện ngay khi ngân hàng tiến hành kiểm tra cho vay, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. 3.2.7. Giải pháp màng lưới , con người và cơ sở vật chất. +. Đổi mới màng lưới hoạt động . Đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Mở rộng các dịch vụ như chuyển tiền điện tử, dịch vụ bảo hiểm... từ đó tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. +. Tăng cường công tác và bồi dưỡng cán bộ . Cán bộ tín dụng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đối với khối lượng và hiệu quả công tác tín dụng. Do đó những cán bộ tín dụng có tay nghề vững vàng, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ đánh giá khách hàng cũng như thẩm định dự án đầu tư chính xác hơn những người có năng lực chuyên môn kém. để thực hiện tốt các nội dung trong quá trình thẩm định, cán bộ ngân hàng cần được trang bị những kiến thức như: Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước cũng như của NHTW trong phát triển kinh tế chế độ tín dụng , thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng . Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường nhanh nhậy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Có kiến thức hiểu biết nhất định trên một số lượng, có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng của mình như trong lĩnh vực trồng chọt, chăn nuôi, vận tải hàng hoá. Con người là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị nói chung và trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng, đặc biệt là hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc đào tạo và đào tạo lại về mặt nghiệp vụ cho cán bộ và việc làm rất cấp bách. +. Tăng cường đầu tư trang thiết bị trụ sở. Trong thời kỳ hện nay, ngân hàng hoạt động trong thời đại bùng nổ thông tin khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ vì vậy để tạo dựng và duy trì niềm tin với khách hàng, để có đủ sức mạnh cạnh tranh có hiệu quả với các tổ chức tín dụng khác trong một thị phần nhỏ bé ở nông nghiệp và phát triển nông thôn thì cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cần phải có mức độ hiện đại cho phù hợp. +. kiến nghị với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà tây và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam . Thứ nhất: Đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo , đào tạo lại , tập huấn nghiệp vụ để nâng cao kiến thức nội ngành, ngoai ngành và kiến thức pháp luật cho cán bộ . từ đó nâng cao trình độ cán bộ ,đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong thời kỳ mới . Thứ hai: tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngân hàng cơ sở , triển khai sữa chữa nâng cấp trang thiết bị thay thế máy vi tính mới . đồng thời triển khai thực hiện tốt hơn nữa các chương trình ứng dụng công nghệ ngân hàng để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn tài sản trong kinh doanh. Thứ ba: mặc dù các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trên địa bàn hoạt động còn hạn chế nhưng theo số liêụ phân tích trong chuyên đề thì đầu tư vốn trong lĩnh vực này vẫn có nhiều triển vọng. Do vậy , cần sớm có những chính sách để mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này . 3.3 một số kiến nghị 3.3.1.kiến nghị với nhà nước và chính quyền các cấp . Đề nghị UBND Tỉnh có biện pháp chỉ đạo sở địa chính đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sớm ban hành luật sở hữu tài sản để thống nhất các chuẩn mực về giấy tờ sở hữu tài sản của tất cả các thành phần kinh tế . thông qua đó thúc đẩy việc chuyển quyền sở hữu tài sản nhanh chóng , dễ dàng tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại trong việc nhận tài sản đảm bảo về chính sách khuyến nông : Cần đầu tư mạnh vào trung tâm nghiên cứu giống ,công nghệ sinh học trong nông nghiệp để có thể tạo ra các công nghệ mới , các loại cây trồng vật nuôi đạt năng suất , giá trị cao , cán bộ làm công tác khuyến nông phải làm việc trực tiếp với hộ dân các trường hợp rủi ro bất khả kháng nhà nước cần có chính sách sử lý cho người vay như cấp bù kịp thời cho ngân hàng các khoản xoá nợ khoanh nợ . giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cho ngân hàng nông nghiệp hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cải tiến cách định giá tài sản đảm bảo bằng việc xem xét giá khung giá đối quyền sử dụng đất sao cho phản ánh được giá cả thị trường và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong việc dánh giá bất động sản 3.3.2.kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước Một là: hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng việt nam bao gồm trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước và phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại được hình thành và đi vào hoạt động được vài năm , bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên , những thông tin do bộ phận thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng , thiếu tin cậy. Đó là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Vì vậy , đề nghị ngân hàng nhà nước cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy có hiệu quả. Thêm vào đó , ngân hàng hàng nhà nước lên cho phép việc hình thành và phát triển của các cơ quan chuyên cung cấp thông tin tín dụng nhằm tăng nguồn thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng thường mại. Hai là: ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện các qui chế các qui định và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. Cụ thể : Công ty mua bán nợ đã thành lập song cho đến nay thì công ty này hoạt động không có hiệu quả, chưa thực hiện được nhiệm vụ xử lý nợ đóng băng của các ngân hàng. đề nghị ngân hàng nhà nứơc những biện pháp tích cực, tạo cơ sỏ pháp lý để công ty này hoạt động hiệu quả hơn . Có những vướng mắc trong việc thực hiện qui định của pháp luật như luật các tổ chức tín dụng điều 54, khoản 2 có nói dõ là các tổ chức tín dụng có quyền bán tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện bảo lãnh hoặc có quyền khởi kiện nêú khách hàng không trả được nợ . nhưng nghị định 86/CP thì ngân hàng không có quyền bán đấu giá tài sản cầm cố thế chấp. Tín dụng ngân hàng trong thời gian qua là một công cụ đắc lực của các NHTM trong việc giúp nhà nước, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nông nghiệp nông thôn tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp, tăng sức mạnh cạch tranh của Việt Nam trên thi trường thế giới. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đòi hỏi mang tính chất cấp bách cho cả ngân hàng và nền kinh tế nó chỉ không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn phục vụ trực tiếp đến công cuộc đổi mới của đất nước. Những vấn đề đã đề cập trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chỉ là một khía cạnh hoạt động cuả hoạt động ngân hàng. Hy vong rằng qua đó những suy nghĩ của em có thể đóng góp 1 phần bé nhỏ cho nhiệm vụ nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT Chi nhánh Thường Tín nói riêng và Việt Nam nói chung. KẾT LUẬN Tín dụng ngân hàng trong thời gian qua là một công cụ đắc lực của các NHTM trong việc giúp nhà nước, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nông nghiệp nông thôn tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp, tăng sức mạnh cạch tranh của Việt Nam trên thi trường thế giới. sự vững mạnh của hệ thống Ngân hàng của mỗi quốc gia ít nhiều phản ánh được vị thế của quốc gia đó trên thương trường quốc tế Đối với Việt Nam, nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần phải luôn luôn hoàn thiện các hoạt động kinh doanh còn có nhiều thiếu sót của mình, trong đó có hoạt động tín dụng. Tín dụng ngân hàng trong thời gian qua là một công cụ đắc lực của các NHTM trong việc giúp nhà nước, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nông nghiệp nông thôn tăng năng lực sản xuất cho các doanh .Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đòi hỏi mang tính chất cấp bách cho cả ngân hàng và nền kinh tế nó chỉ không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn phục vụ trực tiếp đến công cuộc đổi mới của đất nước. Những vấn đề đã đề cập trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chỉ là một khía cạnh hoạt động cuả hoạt động ngân hàng. Hy vong rằng qua đó những suy nghĩ của em có thể đóng góp 1 phần bé nhỏ cho nhiệm vụ nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT Chi nhánh Thường Tín nói riêng và Việt Nam nói chung. Tài liệu tham khảo 1. giáo trình ngân hàng thương mại (đậi học kinh tế quóc dân 0 3. Ngân hàng thơng mại -EDWARDW . RET & EDWARDK. GILL _ viện khoa học ngân hàng nhà nước thành phố Hồ Minh 4. giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ /(trường đại học kinh tế quốc dân ) 5. qui trình nghiệp vụ cho - NHNo & PTNT việt nam 6. Báo các tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2004-2006No&PTNT chi nhánh Thường Tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0203.doc
Tài liệu liên quan