Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng đô thị

Kế toán trưởng là người đứng đầu Phòng Tài chính - Kế toán, là người giúp việc của Phó Giám đốc Tài chính và Giám đốc. Bên cạnh đó, Kế toán trưởng còn là người có nhiệm vụ chỉ đạo, phân công công việc và hướng dẫn cho các thành viên trong Phòng TC- KT, tập hợp số liệu của các Kế toán viên để lên Báo cáo Tài chính của Công ty. Kế toán 1: là người đảm nhiệm các mảng: kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ( TGNH ); kế toán tiền lương và kế toán thanh toán phải thu phải trả, có trách nhiệm: + Kiểm tra chứng từ, thủ tục chi tiền mặt, TGNH để tạm ứng, thanh toán lương; tạm ứng và thanh toán với người bán. + Kiểm tra chứng từ, thủ tục về thu tiền, TGNH để theo dõi công nợ phải thu đối với người mua.

doc76 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Thường các công trình có địa điểm thi công gần công ty hoặc trong quá trình thi công cần nhiều sự giúp đỡ của các bộ phận quản lý tại công ty, thì cuối năm, khi tập hợp chi phí hoặc tính giá thành thường phải chịu phân bổ thêm một khoản chi phí từ chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng công trình “ Làm đường bê tông vào khu tập thể - CB CNV ” có địa điểm thi công xa, mặt khác được bố trí bộ phận quản lý tại công trình độc lập nên chi phí chung và chi phí trực tiếp khác của Công trình được hoàn ứng về công ty vào mỗi cuối tháng và cũng không cần phải phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi đó chi phí chung và chi phí trực tiếp khác sẽ được kế toán giá thành tập hợp vào Bảng tổng hợp chi phí cùng các chi phí khác và tiến hành ghi sổ xác định các giá trị của chi phí sản xuất dở dang hoặc tính giá thành công trình. 2. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Các sản phẩm xây dựng là đơn chiếc, sản xuất theo Hợp đồng nên tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, cũng có nghĩa là từng hợp đồng thi công. Các chi phí sản xuất được tập hợp bao gồm các chi phí trực tiếp phát sinh tại công trình, nằm trong Bảng tổng hợp vật tư tiêu hao, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí trực tiếp khác và chi phí sản xuất chung. 2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành: * Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Trong trường hợp sản phẩm xây lắp của công ty kéo dài trong 2 năm tài chính thì việc đánh giá sản phẩm dở dang được tính giá trị theo khối lượng thi công hoàn thành đến ngày 31/12 hàng năm, có xác nhận của chủ đầu tư. Chi phí sản xuất dở dang cũng căn cứ trên chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho công trình đó tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính. * Phương pháp tính giá thành: Khi sản phẩm xây lắp hoàn thành, công trình dược nghiệm thu hoàn thành bàn giao cho Chủ đầu tư, các hồ sơ quyết toán được lập và được xác nhận, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng thì kế toán giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành theo phương pháp tính giá thực tế. 2.3. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang tại công trình: Công việc chủ yếu của kế toán công trình là tập hợp chi phí sản xuất Cuối mỗi tháng kể từ thời điểm bắt đầu thi công công trình, kế toán công trình chịu trách nhiệm phải lập 1 Bảng tổng hợp chi phí về các chi phí thực tế đã phát sinh trong tháng đó. Do Công trình thi công trong thời gian ngắn, nên tôi xin nêu Bảng tổng hợp chi phí của Công trình trong cả 3 tháng: tháng 12 năm 2007; tháng 1 và tháng 2 năm 2008. Do Công trình thi công vào tháng 12, nên Bảng tổng hợp chi phí này được coi như là Bảng tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang của Công trình tính đến hết năm tài chính. Hình 8 : Bảng tổng hợp chi phí tháng 12 năm 2007 Hình 9 : Bảng tổng hợp chi phí - tháng 1 năm 2008 Hình 10: Bảng tổng hợp chi phí tháng 2 năm 2008 Bảng tổng hợp chi phí này được kế toán công trình lập, và gửi lên Phòng TC-KT Công ty, tại đây, kế toán giá thành kiểm tra các số liệu so với các chứng từ mà kế toán công trình chuyển về, cũng như các chứng từ mà công ty đã lưu trữ, rồi kế toán sử dụng các Bảng tổng hợp chi phí để làm căn cứ hạch toán giá thành cũng như ghi sổ kế toán tại các thời điểm cuối tháng. Trong trường hợp có gián đoạn thi công thì cần phải có công tác đánh giá sản phẩm dở dang. Khi đó, kế toán công trình sẽ căn cứ vào Biên bản xác định khối lượng đã thi công đến thời điểm cần đánh giá sản phẩm dở dang để xác định thời điểm và khối lượng công việc, sau đó căn cứ vào các chi phí thực tế đã phát sinh mà tập hợp lại, giá trị đó chính là giá trị dở dang của Công trình. 2.4. Tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành tại phòng TC - KT: 2.4.1, Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất dở dang: Khi kết thúc năm tài chính, kế toán giá thành cần làm công tác tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để xác định doanh thu và chi phí tương ứng để kế toán trưởng lập Báo cáo tài chính, xác định thuế TNDN phải nộp nhà nước. Căn cứ Biên bản nghiệm thu hoàn thành, bảng tổng hợp giá trị hoàn thành do kế toán công trình và kỹ thuật công trình lập được chủ đầu tư xác nhận cũng như các thông tin kế toán về công trình mà kế toán công trình cung cấp qua Bảng tổng hợp chi phí các tháng. Kế toán giá thành lập Bảng tổng hợp chi phí năm phát sinh để xác định tổng mức chi phí dở dang của công trình Hình 11: Bảng tổng hợp giá thành ( dở dang ) năm 2007 Sau khi kế toán giá thành lập bảng Tổng hợp giá thành, kiểm tra Bảng tổng hợp chi phí cuối tháng 12 ( chi phí sản xuất dở dang ) và kiểm tra Hồ sơ xin hoàn ứng chi phí, căn cứ vào hồ sơ đó để hoàn ứng và tạm ứng tiền thi công cho Công trình. Khi hoàn ứng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán định khoản và ghi sổ theo bút toán sau: (4) Nợ TK 154 : 54.448.915đ Nợ TK 133 : 3.674.990đ Có TK 141 : 58.123.905đ Chủ nhiệm công trình gửi Bảng tổng hợp chi phí tháng 12, với tổng chi phí là 89.011.905đ, và xin tạm ứng số tiền tương ứng, khi được duyệt chi, kế toán làm thủ tục chi tạm ứng, lập phiếu chi và ghi sổ có liên quan qua bút toán: (5) Nợ TK 141 : 89.011.905đ Có TK 111 : 89.011.905đ Hothisvà tài khoản ghi Có. 2.4.2, Tổ chức tập hợp chi phí tính giá thành Sau khi Công trình hoàn thành, chủ nhiệm công trình lập Bảng tổng hợp chi phí công trình gửi phòng TC-KT. Kế toán giá thành tiến hành lập Bảng tổng hợp giá thành ( có bao gồm cả chi phí dở dang ). Hình 12: Bảng tổng giá thành năm 2008 Các số liệu ghi trên Bảng tổng hợp này được coi như là giá thành của Công trình, kế toán tổng hợp tiến hành ghi sổ thông qua các số liệu đã lập và đối chiếu giữa kế toán giá thành với kế toán công trình, bằng bút toán: (6) Nợ TK 911 : 115.421.572đ Có TK 154 : 115.421.572đ 3. TỔ CHỨC GHI SỔ KẾ TOÁN 3.1. Tổ chức ghi sổ chi tiết Sổ chi tiết được Công ty sử dụng cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là sổ chi tiết các tài khoản theo dõi chi phí nguyên vật liệu - TK 152 và sổ chi tiết theo dõi tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - TK 154. Căn cứ vào các chứng từ nhập kho, xuất kho, hóa đơn mua hàng, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết tài khoản 152. SỔ CHI TIẾT Năm 2008 Tên tài khoản: Nguyên vật liệu Số hiệu: 152 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 1 2.632.667.463 ... ... ... ... ... ... ... 3/1/08 XK 03 3/1 Xuất kho thép – CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV (*) 154 4.016.000 7/1/08 NK 01 7/1 Nhập kho gạch 2 lỗ - HĐ 61971 111 39.990.000 8/1/08 NK 02 8/1 Nhập kho xi măng PC30–HĐ 66415 111 13.818.180 ... ... ... ... ... ... ... 12/1/08 XK 04 12/1 Xuất kho gạch xây- cho CT Sơn vôi – sơn tường ngoài nhà VP Cục DTQG 154 1.430.000 12/1/08 XK 05 12/1 Xuất kho sơn tường – sơn cửa cho CT Sơn vôi – sơn tường mặt ngoài VP Cục DTQG 154 13.200.000 ... ... ... ... ... ... ... 24/1/08 NK 08 24/1 Nhập kho xi măng PC30 – HĐ 37196 – mua chưa thanh toán 331 38.318.200 25/1/08 NK 09 25/1 Nhập kho gạch ốp, lát – HĐ 16779 111 77.195.480 Cộng số phát sinh 232.540.027 25.966.000 Số dư cuối tháng 2.839.241.490 Biểu 2 : trích Sổ chi tiết Tài khoản 152 – tháng 1 năm 2008 Ghi chú : (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 1 - trang 34 Số liệu trên Sổ chi tiết tài khoản 154 được sử dụng để đối chiếu với số liệu trên Sổ Cái tài khoản 154 cũng như trên các Sổ chi tiết tài khoản 152. Do là Sổ chi tiết nên được kế toán điều chỉnh bằng cách đánh mã hiệu công trình cũng như mã hiệu chi phí để dễ dàng tổng hợp chi sản xuất kinh doanh dở dang từng công trình cũng như phân loại được các khoản mục chi phí trong các công trình đó. SỔ CHI TIẾT Năm 2007 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Mã CT Mã CP TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 12 2.699.920.916 5/12/07 HT 5/12 Tính lương kỹ thuật T8-11 Hợp đồng 24 sửa chữa khu WC khoa Vi sinh - CT Xanh pôn 9 NC 334 6.143.300 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 HT 31/12 Tính lương CN T12 - CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục Dự trữ Quốc gia 25 NC 334 78.886.750 31/12/07 HT 31/12 Tính lương CN tháng 12 - CT Làm đường bê tông vào khu TT CB- CNV (*) 20 NC 334 30.888.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 BK HƯVT 31/12 CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục Dự trữ quốc gia - hoàn ứng vật tư T12 25 VT 141 28.387.815 31/12/07 BK HƯVT 31/12 CT Làm đường bê tông vào khu TT CB - CNV hoàn ứng vật tư tháng 12 20 VT 141 54.448.915 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 BK HƯVT 31/12 CT Lập thiết kế CT HanShin - hoàn ứng vật tư chung T12 32 VT 141 752.905 31/12/07 BK HƯCPC 31/12 CT Lập thiết kế CT HaShin - hoàn ứng chi phí chung T12 32 CPC 141 2.213.949 Cộng phát sinh 870.835.975 73.528.378 Số dư cuối tháng 3.497.228.513 Biểu 3 : Trích Sổ chi tiết tài khoản 154 – tháng 12 năm 2007 Ghi chú: (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 2 - trang 36 3.2. Tổ chức ghi sổ tổng hợp * Ghi Sổ Nhật ký chung: Hàng ngày, kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ phát sinh, hoặc căn cứ vào các bảng biểu tổng hợp mà Chủ nhiệm công trình hoàn ứng vật tư, nhân công cũng như chi phí khác của công trình để tiến hành ghi Sổ Nhật ký chung. Các nghiệp vụ phát sinh trước thì ghi trước, nghiệp vụ phát sinh sau thì ghi sau, không phải căn cứ vào ngày tháng trên chứng từ gốc. Trong phần trích Sổ Nhật ký chung, em xin trích các phần hạch toán các chứng từ đã nêu ở trên của Công trình “ Làm đường bê tông vào khu tậpt thể CB- CNV ” , các phần ký hiệu để ghi chú cho các bút toán đã nêu ở trên, cụ thể như sau: (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 2 - trang 36 (**) Bút toán định khoản nghiệp vụ 3 - trang 36 (***) Bút toán định khoản nghiệp vụ 4 - trang 42 (****) Bút toán định khoản nghiệp vụ 5 - trang 42 SỔ NHẬT KÝ CHUNG ( Trích tháng 12 năm 2007 ) Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có THÁNG 12 Số trang trước chuyển sang 27.045.016.688 4/12/07 PT 29 4/12 Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ TM 111 112 430.000.000 5/12/07 PC 177 5/12 Tạm ứng cho CT Thiết kế nội thất - Cty HanShin - tháng 11 141 111 69.600.000 5/12/07 HT 5/12 Tính lương kỹ thuật T8-11 H\đồng 24 sửa chữa khu WC khoa Vi sinh - CT Xanhpôn 154 334 6.143.300 5/12/07 BK HƯNC 5/12 Hoàn ứng chi phí lương Kỹ thuật T8-11 hợp đồng 24 sửa chữa khu WC khoa vi sinh CT Xanh pôn 334 141 6.143.300 ... ... ... ... ... ... ... ... 18/12/07 PT 30 18/12 Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ TM 111 112 240.000.000 19/12/07 PC 178 19/12 Nộp tiền BHXH quý IV/2007 338 111 3.980.000 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 HT 31/12 Tính lương CN CT Sơn vôi - Sơn tường mặt ngoài Cục DTQG tháng 12 154 334 78.886.750 31/12/07 HT 31/12 Hoàn ứng lương CN CT Sơn vôi - Sơn tường mặt ngoài Cục DTQG T12 334 141 78.886.750 31/12/07 HT 31/12 Tính lương CN CT Làm đường bê tông vào khu tập thể CB-CNV T12 (*) 154 334 30.888.000 31/12/07 BK HƯNC 31/12 Hoàn ứng lương CN CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV T12 (**) 334 141 30.888.000 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 BK HƯ VT 31/12 CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục DTQG hoàn ứng vật tư T12 154 141 28.387.815 VAT được khấu trừ 133 141 2.553.090 31/12/07 BK HƯVT 31/12 CT Làm đường bê tông vào khu tập thể CB-CNV hoàn ứng vật tư T12 (***) 154 141 54.448.915 VAT được khấu trừ 133 141 3.674.990 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng chuyển sang trang 30.492.952.606 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Số trang trước chuyển sang 30.492.952.606 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 PC 185 31/12 Chi tạm ứng CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV (****) 141 111 89.011.905 31/12/07 PC186 31/12 Chi tạm ứng CT Khu nhà điều hành sản xuất - các hạng mục phụ 141 111 112.516.450 31/12/07 PC 187 31/12 Tạm ứng CT Nhà máy XM Cẩm phả QN - Hợp đồng 125A 141 111 30.277.000 31/12/07 PC 188 31/12 Chi tạm ứng CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục DTQG 141 111 196.851.405 31/12/07 HT 31/12 Tính lương bộ phận quản lý tháng 12/2007 642 334 35.261.000 31/12/07 HT 31/12 Tính BHXH phải khấu trừ của CB-CNV bộ phận quản lý T12/2007 334 338 360.000 31/12/07 PC 189 31/12 Chi lương bộ phận quản lý T12 334 111 34.901.000 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 BK HƯ VT 31/12 CT Lập thiết kế CT HanShin hoàn ứng vật tư T12 154 141 752.905 31/12/07 BKHƯ CPC 31/12 CT Lập thiết kế CT HanShin hoàn ứng chi phí chung T12 154 141 2.213.949 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng chuyển sang trang 32.029.806.318 Biểu 4: Trích Sổ Nhật ký chung - tháng 12 năm 2007 * Sau khi ghi sổ Nhật ký chung, kế toán giá thành tiến hành ghi Sổ Cái các tài khoản liên quan, đây là trình tự ghi sổ phần kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, nên các Sổ cái được ghi chép là Sổ Cái tài khoản 154 và các Sổ Cái các tài khoản liên quan như tài khoản 111, tài khoản 152, tài khoản 334, tài khoản 141, tài khoản 911. SỔ CÁI Năm 2007 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 12 2.699.920.916 5/12/07 HT 5/12 Tính lương kỹ thuật T8-11 Hợp đồng 24 sửa chữa khu WC khoa Vi sinh - CT Xanh pôn 334 6.143.300 ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 HT 31/12 Tính lương CN T12 - CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục Dự trữ Quốc gia 334 78.886.750 31/12/07 HT 31/12 Tính lương CN tháng 12 - CT Làm đường bê tông vào khu TT CB- CNV (*) 334 30.888.000 ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 BK HƯVT 31/12 CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục Dự trữ quốc gia - hoàn ứng vật tư T12 141 28.387.815 31/12/07 BK HƯVT 31/12 CT Làm đường bê tông vào khu TT CB - CNV hoàn ứng vật tư tháng 12 (**) 141 54.448.915 ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 BK HƯVT 31/12 CT Lập thiết kế CT HanShin - hoàn ứng vật tư chung T12 141 752.905 31/12/07 BK HƯCPC 31/12 CT Lập thiết kế CT HaShin - hoàn ứng chi phí chung T12 141 2.213.949 Cộng phát sinh 870.835.975 73.528.378 Số dư cuối tháng 3.497.228.513 Biểu 6 : Trích Sổ Cái tài khoản 154 - tháng 12 năm 2007 Ghi chú: (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 2 - trang 36 (**) Bút toán định khoản nghiệp vụ 4 - trang 42 SỔ CÁI Năm 2007 Tên tài khoản: Tiền mặt Số hiệu: 111 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 12 820.333.170 4/12/07 PT 29 4/12 Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ TM 112 430.000.000 5/12/07 PC 177 5/12 Tạm ứng cho CT Thiết kế nội thất - Cty HanShin - tháng 11 141 69.600.000 18/12/07 PT 30 18/12 Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ TM 112 240.000.000 19/12/07 PC 178 19/12 Nộp tiền BHXH quý IV/2007 338 3.980.000 ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 PC 185 31/12 Tạm ứng cho CT Làm đường bê tông vào khu tập thể CB-CNV tháng 12 (*) 141 89.011.905 31/12/07 PC 186 31/12 Tạm ứng cho công trình Khu nhà điều hành SX - các hạng mục phụ - tháng 12 141 112.516.450 31/12/07 PC 187 31/12 Tạm ứng cho CT Nhà máy XM Cẩm Phả Quảng Ninh - hợp đồng 125A - tháng 11 141 30.277.000 31/12/07 PC 188 31/12 Tạm ứng cho CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục Dự trữ quốc gia - tháng 12 141 196.851.405 31/12/07 PC 189 31/12 Chi lương bộ phận quản lý 334 34.901.000 Cộng phát sinh 796.445.000 978.805.781 Số dư cuối tháng 637.972.389 Biểu 6: Trích Sổ Cái tài khoản 111 - tháng 12 năm 2007 Ghi chú: (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 5 - trang 42 SỔ CÁI Năm 2007 Tên tài khoản: Phải trả Công nhân viên Số hiệu: 334 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 12 - ... ... ... ... ... ... ... 5/12/07 HT 5/12 Tính lương kỹ thuật T8-11 Hợp đồng 24 sửa chữa khu WC khoa Vi sinh - CT Xanh pôn 154 6.143.300 5/12/07 BK HƯNC 5/12 Hoàn ứng chi phí lương Kỹ thuật T8-11 hợp đồng 24 sửa chữa khu WC khoa vi sinh CT Xanh pôn 141 6.143.300 ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 HT 31/12 Tính lương CN CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục DTQG T12 154 78.886.750 31/12/07 BK HƯNC 31/12 H\ứng chi phí NC T12 CT Sơn vôi- sơn tường mặt ngoài VP Cục DTQG 141 78.886.750 31/12/07 HT 31/12 Tính lương CN CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV T12 (*) 154 30.888.000 31/12/07 BK HƯNC 31/12 H\ứng lương CN CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV T12 (**) 141 30.888.000 ... ... ... ... ... ... ... 31/12/07 HT 31/12 Tính lương bộ phận quản lý tháng 12/2007 642 35.261.000 31/12/07 HT 31/12 Tính BHXH phải khấu trừ của CB-CNV bộ phận quản lý T12/2007 338 360.000 31/12/07 PC 189 31/12 Chi lương bộ phận quản lý T12 111 34.901.000 ... ... ... ... ... ... ... Cộng số phát sinh 533.325.242 533.325.242 Số dư cuối tháng - Biểu 7: Trích Sổ Cái tài khoản 334 - tháng 12 năm 2007 Ghi chú: (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 2 - trang 36 (**) Bút toán định khoản nghiệp vụ 3 - trang 36 SỔ CÁI Năm 2007 Tên tài khoản: Tạm ứng Số hiệu: 141 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Mã CT TK Đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 12 (46.999) 5/12 BK HƯNC 5/12 CT Xanh pôn; hạng mục sửa chữa khu WC khoa Vi sinh ... - HĐ 24 h\ứng lương Kthuật T 8- T11 9 334 6.143.300 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12 BK HƯNC 31/12 CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục DTQG h\ứng lương CN T12 25 334 78.886.750 31/12 BK HƯNC 31/12 CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV h\ứng lương CN T12 (*) 20 334 30.888.000 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12 BK HƯVT 31/12 CT Sơn vôi - Sơn tường mặt ngoài VP Cục DTQG hoàn ứng vật tư T12 25 154 28.387.815 VAT được khấu trừ 25 133 2.553.090 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12 BK HƯVT 31/12 CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV h\ứng vật tư tháng 12 (**) 20 154 54.448.915 VAT được khấu trừ 20 133 3.674.990 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12 PC 185 31/12 Chi tạm ứng CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV (***) 20 111 89.011.905 31/12 PC186 31/12 Chi tạm ứng CT Khu nhà điều hành sản xuất - các hạng mục phụ 30 111 112.516.450 31/12 PC 187 31/12 Tạm ứng CT Nhà máy XM Cẩm phả QN - Hợp đồng 125A 33 111 30.277.000 31/12 PC 188 31/12 Chi tạm ứng CT Sơn vôi - sơn tường mặt ngoài VP Cục DTQG 25 111 196.851.405 ... ... ... ... ... ... ... ... 31/12 BK HƯVT 31/12 CT Lập thiết kế CT HanShin hoàn ứng vật tư T12 32 154 752.905 31/12 BK HƯCPC 31/12 CT Lập thiết kế CT HanShin hoàn ứng chi phí chung T12 32 154 2.213.949 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng số phát sinh 903.338.781 903.291.782 Số dư cuối tháng Biểu 8: Trích Sổ cái Tài khoản 141 tháng 12 năm 2007 Ghi chú: (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 3 - trang 36 (**) Bút toán định khoản nghiệp vụ 4 - trang 42 (***) Bút toán định khoản nghiệp vụ 5 - trang 42 Do Công trình Làm đường bê tông vào khu tập thể CB –CNV có thời gian thi công kéo dài qua 2 năm tài chính, và ở thời điểm 31/12 năm 2007 Công trình chưa được thanh toán khối lượng hoàn thành, nên chi phí sản xuất đã phát sinh cho Công trình đó được để lại trên số dư của TK 154 và nằm trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty. Sang năm 2008, các chi phí sản xuất phát sinh thì được tập hợp và hạch toán như năm 2007. Khi kết thúc Công trình, kế toán tổng hợp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh của Công trình đó. Các kết quả tính toán đều căn cứ trên các Bảng tổng hợp chi phí và là căn cứ để tiến hành ghi các sổ có liên quan. Trình tự ghi sổ cũng được tiến hành như đã làm ở năm 2007, tuy nhiên em xin nêu lại các số liệu trong Sổ cái TK 154 để thấy được sự tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của Công trình đó. SỔ CÁI Năm 2008 Tên tài khoản: Nguyên vật liệu Số hiệu: 152 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 1 2.632.667.463 ... ... ... ... ... ... ... 3/1/08 XK 03 3/1 Xuất kho thép – CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV (*) 154 4.016.000 7/1/08 NK 01 7/1 Nhập kho gạch 2 lỗ - HĐ 61971 111 39.990.000 8/1/08 NK 02 8/1 Nhập kho xi măng PC30–HĐ 66415 111 13.818.180 ... ... ... ... ... ... ... 12/1/08 XK 04 12/1 Xuất kho gạch xây- cho CT Sơn vôi – sơn tường ngoài nhà VP Cục DTQG 154 1.430.000 12/1/08 XK 05 12/1 Xuất kho sơn tường – sơn cửa cho CT Sơn vôi – sơn tường mặt ngoài VP Cục DTQG 154 13.200.000 ... ... ... ... ... ... ... 24/1/08 NK 08 24/1 Nhập kho xi măng PC30 – HĐ 37196 – mua chưa thanh toán 331 38.318.200 25/1/08 NK 09 25/1 Nhập kho gạch ốp, lát – HĐ 16779 111 77.195.480 Cộng số phát sinh 232.540.027 25.966.000 Số dư cuối tháng 2.839.241.490 Biểu 9: Trích Sổ Cái tài khoản 152 - tháng 1 năm 2008 Ghi chú: (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 1 - trang 34 SỔ CÁI Năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 1 3.497.228.513 3/1/08 XK 03 3/1 Xuất kho thép - CT Làm đường bê tông vào khu tập thể CB-CNV (*) 152 4.016.000 12/1/08 XK 04 12/1 Xuất kho gạch xây - CT Làm đường bê tông vào Khu TT CB-CNV 152 1.430.000 ... ... ... ... ... ... ... 31/1/08 HT 31/1 Tính lương kỹ thuật CT làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV T12/07 334 8.100.000 31/1/08 BK HƯ VT 31/1 CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNVhoàn ứng VT T1 141 12.579.649 ... ... ... ... ... ... ... Cộng phát sinh tháng 1 138.285.062 44.879.785 Số dư cuối tháng 3.590.633.790 Số dư đầu tháng 2 3.590.633.790 ... ... ... ... ... ... ... 28/2/08 BK HƯ VT 28/2 CT Làm đường bê tông vào khu tập thể CB - CNV hoàn ứng vật tự T2/08 141 5.389.009 28/2/08 HT 28/2 Kết chuyển chi phí tính giá thành CT Làm đường bê tông vào khu TT CB- CNV (**) 911 115.421.572 ... ... ... ... ... ... ... Cộng phát sinh 117.517.668 1.007.260.912 Số dư cuối tháng 2.637.890.546 Biểu 10: Trích Sổ Cái tài khoản 154 - tháng 1&2 năm 2008 Ghi chú: (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 1 - trang 34 (**) Bút toán định khoản nghiệp vụ 6 - trang 43 SỔ CÁI Năm 2008 Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh Số hiệu: 911 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 2 0 1/2/08 HT 1/2 Kết chuyển khối lượng thực hiện giai đoạn- CT Nhà máy XM Cẩm phả Quảng Ninh - Hợp đồng 125A 511 156.637.600 1/2/08 HT 1/2 Kết chuyển chi phí của khối lượng thực hiện giai đoạn - CT Nhà máy XM Cẩm Phản - Quảng Ninh - Hợp đồng 125A 154 153.387.000 ... ... ... ... ... ... ... 28/2/08 HT 28/2 Kết chuyển doanh thu hoàn thành CT Làm đường bê tông vào khu TT CB-CNV 511 127.441.818 31/1/08 BK HƯ VT 31/1 Kết chuyển giá thành CT Làm đường bê tông vào khu TT CB - CNV (*) 154 115.421.572 ... ... ... ... ... ... ... Cộng phát sinh tháng 2 1.070.260.912 1.164.421.235 Số dư cuối tháng 94.160.323 Biểu 11: Trích Sổ Cái tài khoản 911 tháng 2 năm 2008 Ghi chú: (*) Bút toán định khoản nghiệp vụ 6 - trang 43 Cuối năm khi kế toán trưởng lập Báo cáo tài chính thì số liệu trên về công trình “ Làm đường bê tông vào khu tập thể CB- CNV ” sẽ được thể hiện trên các tài khoản của Bảng cân đối số phát sinh. Nhưng vì thời gian thực tập là ở giữa niên độ kế toán nên em không thể trích dẫn các số liệu tổng hợp về giá thành, có bao gồm giá thành của Công trình, trong Báo cáo tài chính năm 2008 của Công ty. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐÔ THỊ Sau quá trình học tập và nghiên cứu về công tác kế toán, em đã được đi thực tập để tìm hiểu việc tổ chức công tác kế toán trong thực tiễn. Quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đô Thị đã giúp em tiếp cận công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng từ đó dựa trên chủ quan của mình giúp em đưa ra các ý kiến đánh giá, nhận xét và những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán này. Những ưu điểm, hạn chế cũng như kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung đã được nêu trong phần III của Báo cáo Thực tập tổng hợp của em. Vậy trong Chuyên đề thực tập chuyên ngành này, em chỉ xin nêu những tồn tại, hạn chế của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng, và cũng xin nêu một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán này tại công ty. 1, Những ưu điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 1.1, Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất Như trên đã trình bầy, có thể thấy ưu điểm đầu tiên của Công ty là việc bố trí thêm kế toán công trình tại các công trình, dù chỉ làm công tác tập hợp, lưu trữ chứng từ và một số công tác kế toán đơn giản khác nhưng hiệu quả của việc sử dụng kế toán này là không thể không công nhận. 1.1.1, Về việc hạch toán chi phí sản xuất: Việc Phòng TC-KT cung cấp Bảng định mức tiêu hao vật tư của Công trình cho kế toán công trình cũng như Chủ nhiệm công trình khi bắt đầu khởi công công trình, giúp cho công tác chuẩn bị thi công được tốt hơn, việc chuẩn bị vật tư cho sản xuất cũng được kịp thời hơn. Chủ nhiệm công trình cùng với kế toán công trình sẽ có kế hoạch cung ứng chuẩn bị vật tư cho thi công cũng như kiểm soát được các chi phí sản xuất để tránh lãng phí về vật tư cũng như nhân công lao động. * Về chi phí nguyên vật liệu: - Việc Công ty để Chủ nhiệm công trình chủ động tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển đến chân công trình tạo nên tính chủ động, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời trong quá trình thi công. - Mặt khác, việc Công ty có để tồn kho các loại vật liệu chính, dù với khối lượng nhỏ cũng giúp Công ty tạm thời tránh được sự ảnh hưởng do giá cả biến động, phần nào giúp giá thành công trình ổn định, không có sự tăng đột biến, ảnh hưởng tới việc thi công cũng như thanh toán với người mua và người bán sau này. - Các chứng từ về nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình thi công đều được kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ trong suốt quá trình luân chuyển tại Công trình, trước khi được chuyển về Công ty, phần nào cũng giảm tải công việc cho kế toán tổng hợp tại Công ty. * Về chi phí nhân công : - Dựa vào Bảng Tổng hợp Vật tư tiêu hao, Chủ nhiệm công trình có sự chủ động hơn trong việc bố trí nhân lực, cũng như sắp xếp quá trình thi công hợp lý và đem lại hiệu quả hơn. - Công ty đã tuân thủ luật pháp khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động với tất cả người lao động trong công ty, điều này tạo nên niềm tin giữa người lao động với Công ty. - Mặt khác Công ty vẫn đảm bảo được các chế độ chính sách với công nhân lao động trực tiếp, như chi trả BHXH, BHYT ... là các ưu đãi mà người lao động xứng đáng được hưởng khi tham gia lao động. Chính vì thế mà Công ty luôn thu hút được những lao động có tay nghề cao, đảm bảo tốt các yêu cầu về chất lượng, về kỹ mỹ thuật của các công trình. * Về chi phí máy thi công: - Công ty hoạt động chủ yếu trong công tác sửa chữa, thi công các công trình dân dụng nên ít sử dụng đến các máy móc thi công phức tạp, hoặc có giá trị lớn, đòi hỏi công năng làm việc cao. Vì thế mà việc sử dụng máy thi công thuê ngoài là tương đối hợp lý, công ty có thể tiết kiệm được các chi phí như bảo dưỡng - sửa chữa máy móc, thuê nhà xưởng để bảo quản, nhân công để điều khiển họat động ... * Về chi phí chung: - Việc Công ty Chủ động sắp xếp Bộ phận quản lý Công trình ngay tại công trình, giúp giải quyết công việc được nhanh chóng, mặt khác các chi phí lại được tập chung, sẽ rất thuận tiện cho Chủ nhiệm Công trình trong việc tập hợp chi phí chung, và tổng hợp chi phí công trình đồng thời cũng giúp công tác kế toán tính giá thành được đơn giản và nhanh gọn. 1.1.2, Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định hợp lý, nhờ đó mà công tác quản lý chi phí cũng có nhiều thuận lợi, cũng như công tác tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện nhanh chóng. - Việc cả kế toán công trình và kế toán giá thành trên Phòng TC-KT cùng thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất giúp cho số liệu về chi phí sản xuất của Công trình có tính xác thực cao. 1.2, Về công tác kế toán tính giá thành: - Phương pháp tính giá thành áp dụng tại công ty là phương pháp tính giá thực tế, đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và có tính chính xác cao. - Do hàng tháng Chủ nhiệm Công trình đều lập Bảng tổng hợp chi phí công trình và gửi cùng các chứng từ nên công tác tính giá thành được thực hiện nhanh chóng, giúp kế toán tổng hợp tổng hợp nhanh được các số liệu mà vẫn đảm bảo tính chính xác. 1.3, Về công tác ghi sổ kế toán - Đầu tiên có thể thấy việc kiểm tra chứng từ đầu vào ở Công ty là rất tốt. Các chứng từ đều được sử dụng đúng mẫu, các thông tin trên chứng từ đều được ghi đầy đủ, đảm bảo được tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. - Nhìn chung công tác ghi sổ kế toán được thực hiện tương đối tốt. Các mẫu sổ Công ty áp dụng đều đúng theo chế độ kế toán hiện hành. Nội dung các nghiệp vụ kinh tế được vào sổ đầy đủ, cẩn thận theo đúng trình tự ghi sổ cũng như thứ tự ngày tháng phát sinh. - Việc sử dụng Sổ kế toán in từ máy tính đem lại rất nhiều thuận lợi cho Công tác kế toán. Sổ sách được trình bầy, đóng quyển sạch đẹp, các số liệu do được cộng trên máy tính nên đảm bảo sự chính xác cao. - Có thể thấy việc ghi Sổ chi tiết các tài khoản trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được bổ xung thêm một số chi tiết cho phù hợp với công tác quản lý của Công ty. Việc bổ xung thêm phần mã hiệu Công trình và mã hiệu chi phí, giúp kế toán giá thành có thể tổng hợp, báo cáo nhanh số liệu của các công trình và số liệu chi tiết về các khoản mục chi phí của các công trình đó. - Việc ghi sổ tổng hợp cũng được tuân thủ đúng trình tự sơ đồ ghi sổ. Các số liệu đều được kiểm tra kỹ đối chiếu thống nhất trước khi ghi sổ. Điều này giúp cho công tác tổng hợp của kế toán tổng hợp cũng như kế toán trường kiểm tra được nhanh gọn, chính xác. 2, Những tồn tại và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 2.1, Về công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất * Về chi phí nguyên vật liệu: - Việc Chủ nhiệm công trình chủ động thu mua nguyên vật liệu là rất tốt, đảm bảo sự linh hoạt về khối lượng trong thời gian thi công. Tuy nhiên Công ty lại chưa đề cao sự ràng buộc về quy cách, chủng loại cụ thể và chất lượng của các nguyên vật liệu mà các nhà cung cấp cung cấp cho Công ty. Trong một số trường hợp, khi có giao dịch mua bán bằng hợp đồng kinh tế lại đem lại nhiều lợi thế cho công ty như được cung cấp hàng hóa thường xuyên, được ưu đãi về giá, cũng như các khoản chiết khấu khi thanh toán ... Vì vậy Công ty nên xem xét, áp dụng thêm các thủ tục đối với Chủ nhiệm Công trình trong trường hợp chủ động giao dịch mua bán nguyên vật liệu. - Việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu tại Công trình chỉ theo dõi được nguyên vật liệu đầu vào và khống chế được số lượng vật tư tiêu hao. Vì nguyên vật liệu thường chuyển thẳng đến chân công trình, không được bảo quản khép kín nên thực chất vẫn chưa kiểm soát được lượng nguyên vật liệu thực tế cấu thành nên sản phẩm xây dựng đó. Sự chênh lệch giữa khối lượng nguyên vật liệu thực tế tiêu hao với khối lượng nguyên vật liệu cần thiết để cấu thành nên sản phẩm mà quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, cũng như uy tín của Công ty ... Do đó, Công ty có thể xem xét, bố trí kho bãi tại Công trình hợp lý hơn, cũng như tăng cường công tác quản lý của kỹ thuật tại công trình, đảm bảo chất lượng công việc, đảm bảo được hiệu quả của chi phí sản xuất mà Công ty đã bỏ ra. Bên cạnh đó Công ty có thể yêu cầu Kế toán công trình sử dụng thêm Sổ theo dõi nhập xuất vật tư thực tế tại công trình để theo dõi được số lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho công trình, Công ty có thể xem xét mẫu sổ sau: SỔ THEO DÕI VẬT TƯ CÔNG TRÌNH Tên công trình: . TT Tên vật tư Lượng nhập Lượng xuất Tồn Ngày nhập Số lượng Ngày xuất Số lượng Cộng Ngày ... tháng ... năm 200... Kế toán công trình Người theo dõi ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Biểu 12: Mẫu Sổ theo dõi vật tư công trình Sổ này là cơ sở để đối chiếu với Sổ chi tiết nguyên vật liệu do bộ phận kế toán lập nhằm quản lý tốt hơn số vật tư xuất dùng cho từng công trình Trong đó quy định trách nhiệm cho kế toán công trình cũng như người quản lý kho, như vậy có thể phần nào quản lý chi phí nguyên vật liệu được tốt hơn. * Về chi phí nhân công trực tiếp - Việc Công ty sử dụng công nhân trực tiếp ký hợp đồng với Công ty có thể giúp công ty đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật vì nhân công của Công ty đều là những lao động đã làm việc lâu ở Công ty, được đào tạo về chuyên môn cũng như được trực tiếp thực hiện nhiều công trình. Do đó chi phí nhân công sẽ cao hơn việc sử dụng lao động thuê ngoài. Vì vậy Công ty có thể xem xét thêm việc sử dụng lao động thuê ngoài đối với những công việc không đòi hỏi cao về kỹ thuật, như thế sẽ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí nhân công, giúp hạ giá thành sản phẩm xây dựng. - Trong đơn giá tiền công trả cho người lao động, có thể thấy Công ty đã đảm bảo chi trả phần chi phí Bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng, phần nào đã giúp Công ty giữ được nhưng lao động giỏi. Song, Công ty có thể xem xét việc sử dụng thêm một số chế độ khác với người lao động như có thể cùng người lao động chịu chi phí tiền ăn ca của người lao động tại Công trình, thông qua việc sử dụng bữa ăn công nghiệp của các đơn vị cung cấp dịch vụ này, việc công ty sử dụng chế độ này có thể góp phần cải thiện bữa ăn, giúp người lao động có thể tái sản xuất sức lao động tốt hơn, giúp cho công tác lao động được hiệu quả hơn. Mặt khác, công ty có thể hợp lý, hợp lệ được các chi phí thực tế đã bỏ ra cho người lao động, phần nào cũng giúp công tác tính giá thành sản phẩm xây dựng được chính xác hơn. * Về chi phí máy thi công - Có thể thấy ngoài những loại máy có giá trị lớn mà công ty chưa có ý định đầu tư, mua sắm thì trong định mức tiêu hao của Công trình còn cần sử dụng đến rất nhiều loại máy thi công khác. Những chi phí máy thi công đó là hợp lý và cần thiết. Trong trường hợp không có các loại máy thi công đó thì công nhân trực tiếp tại công trình sẽ phải làm thay các công việc cần sử dụng máy thi công đó, như thế gây lãng phí về chi phí cũng như thể lực của người lao động ... Công ty nên xem xét đầu tư mua sắm các máy thi công cần thiết như máy vận thăng, máy tời ... đây đều là các loại máy thi công có giá trị nhỏ, nhưng lại thường xuyên cần được sử dụng ở các công trình. Khi có chi phí mua máy thi công này rồi thì hàng tháng kế toán tiến hành phân bổ chi phí mua các dụng cụ vào chi phí máy thi công của các công trình. Công ty có thể tham khảo mẫu Bảng phân bổ sau: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ MÁY THI CÔNG Tháng ... năm 200 ... TT Tên Máy thi công Nguyên giá máy thi công Thời gian sử dụng ( ngày ) Công trình ... Công trình ... Tổng cộng Ngày thi công Chi phí Ngày thi công Chi phí A B 1 2 3 4 5 6 7 Cộng Người lập Kế toán trưởng Ngày... tháng ... năm 200... Giám đốc Bảng 13: Mẫu bảng tính và phân bổ chi phí máy thi công * Về chi phí trực tiếp khác: Chi phí trực tiếp khác là những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, bảo vệ môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu ... Qua thời gian thực tập, em thấy phần chi phí này không được thể hiện rõ ở bộ phận kế toán thông qua các chứng từ, có thể do thực tế Công ty có phát sinh chi phí, song do việc phải hoàn chi phí bằng các chứng từ nên đôi khi các chi phí này đã không được tính vào giá thành cho dù thực tế đã có phát sinh. Công ty cần xem xét tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ vừa để cung ứng các dịch vụ đó, mặt khác vừa để đảm bảo tính hợp lệ cho các chi phí, vì xét về lâu dài, các chi phí này là thường xuyên, khi Doanh thu càng tăng thì chi phí tương ứng cũng tăng lên, khi đó nếu không thực hiện việc hoàn các chi phí này thì phần nào công tác tính giá thành là chưa chính xác, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của Công ty và của những người chủ sở hữu thực tế. * Về chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung của công trình không chỉ gồm chi phí nhân công của bộ phận quản lý mà còn bao gồm nhiều các chi phí khác như: chi phí tiếp khách, chi phí điện thoại, chi phí mua các đồ dùng phục vụ quản lý tại công trình ... đây là một khoản mục chi phí rộng, và khó kiểm soát. Dó đó, Công ty cần có một quy chế chung về định mức các chi phí chung cơ bản thường có để áp dụng cho các công trình, tránh sự lãng phí chi phí, làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất chung của Công trình cũng như giá thành công trình. Trong quá trình tìm hiểu về công tác hạch toán chi phí chung tại Công ty, em có thấy Công ty có hóa đơn mua sắm đồ bảo hộ lao động để trang bị cho Công nhân; hóa đơn mua văn phòng phẩm cho các Công trình ... tuy nhiên các chi phí này thường hạch toán cho một số Công trình nhất định. Xét thấy sự cần thiết của các chi phí chung này trong chi phí sản xuất của Công trình, em thấy Công ty nên hạch toán phân bổ các chi phí chung đó cho các công trình theo những tiêu thức phù hợp để đảm bảo không dồn các khoản mục của chi phí chung vào một công trình nào mà tất cả các công trình đều phải có. Có như vậy, việc phản ánh, hạch toán chi phí chung cũng như tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành mới thực sự chính xác. 2.2, Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Việc kế toán công trình lập Bảng tổng hơp chi phí; Kế toán giá thành lập Bảng tổng hợp giá thành hàng tháng để kiểm tra đối chiếu với nhau là rất tốt, đảm bảo tính cập nhật của các số liệu kế toán. Tuy nhiên Kế toán giá thành nên xem xét bổ xung thêm một số chỉ tiêu trong Bảng tổng hợp giá thành hàng tháng của mình để kết quả cho thấy không chỉ có kế toán sử dụng được mà các bộ phận khác cũng có thể sử dụng cho công tác quản lý của mình. Ngoài Bảng tổng hợp giá thành hiện tại Công ty đang sử dụng, Công ty có thể thêm một bảng trích số lũy kế qua các tháng để có thể phục vụ công tác quản lý chi phí, giảm thiểu được các chi phí phát sinh bất hợp lý, đảm bảo khống chế giá thành công trình theo đúng Dự toán được duyệt BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH LŨY KẾ ( kèm theo Bảng tổng hợp giá thành hiện tại ) TT Diễn giải Dự toán Thực tế Chênh lệch so với Dự toán % đã hoàn thành so với Dự toán Ghi chú Lũy kế đến đầu tháng này Số phát sinh tháng này Lũy kế chuyển sang tháng sau 1 Chi phí nguyên vật liệu 2 Chi phí nhân công 3 Chi phí máy thi công 4 Chi phí trực tiếp khác 5 Chi phí chung Cộng Ngày ... tháng ... năm 200... Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng 14: Mẫu bảng tổng hợp giá thành lũy kế Bảng tổng hợp giá thành lũy kế được lập như một báo cáo quản trị, giúp Công ty nắm bắt được các chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, khối lượng công việc đã thực hiện là hoàn thành được bao nhiêu % so với Dự toán đề ra, từ đó có những quyết định kịp thời để đảm bảo thi công đúng tiến độ, và kiểm soát được chi phí. 2.3 Về công tác ghi sổ kế toán: Có thể thấy việc in sổ sách kế toàn từ máy tính đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho công tác kế toán. Tuy nhiên công tác ghi sổ này vẫn có một số điểm còn thiếu sót. * Về công tác ghi sổ chi tiết: Các mẫu Sổ chi tiết thường chỉ là mẫu hướng dẫn, do đó các Công ty có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của Công ty mình, nhưng vẫn thường bám sát mẫu hướng dẫn chung. Công ty tiến hành ghi sổ chi tiết rất nhiều tài khoản, tuy nhiên lại chưa mang tính chi tiết cho tài khoản đó, mà lại có các thông tin gần giống như trong Sổ Cái. Đối với các tài khoản không cần sự chi tiết thì việc sử dụng mẫu như vậy là không có ảnh hưởng, Tuy nhiên với những tài khoản như tài khoản 152 và 154 thì Công ty nên xem xét sử dụng mẫu sổ chi tiết khác. + Sổ chi tiết TK 152: chưa thể hiện rõ được các số liệu chi tiết của các loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu trong xây dựng rất đa dạng, phong phú cả về chủng loại, giá cả cũng như chất lượng .. vì thế mà cần phải được theo dõi một cách thực sự chi tiết thì mới có thể đảm bảo được các số liệu chi tiết của vật liệu tồn kho, xuất kho về mọi mặt. Đồng thời cũng giúp cho Công ty có kế hoạch sử dụng vật liệu hợp lý. + Sổ chi tiết Tài khoản 154: đối tượng chi tiết ở đây chưa được xác định đúng; vì vậy mà chưa thể hiện rõ số liệu chi tiết của các khoản mục chi phí của một Công trình.. Việc đánh mã chỉ giúp kế toán tổng hợp được số liệu nhanh chứ không được thể hiện ra, người xem không thể tự nhìn thấy mà phải cần có báo cáo của kế toán giá thành. Công ty nên xem xét mở sổ chi tiết cho từng công trình để có thể theo dõi hết các khoản mục chi phí của Công trình đó. Công ty nên xem xét áp dụng lại mẫu sổ chi tiết theo hướng dẫn, để có thể cung cấp tốt nhất các thông tin cần theo dõi chi tiết Đơn vị SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Năm ... Tài khoản: ............... Tên kho : .............. Tên, quy cách vật liệu: ...................... Đơn vị tính: .............. Chứng từ Diễn giải TK Đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền 1 2 3 4 5 6 7=5x6 8 9=5x8 10 11=5x10 12 Số dư đầu năm Cộng tháng Ngày ... tháng ... năm 200... Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng 15: Mẫu sổ chi tiết vật liệu * Về công tác ghi sổ tổng hợp Mẫu sổ tổng hợp là mẫu sổ theo quy định, vì vậy mà việc sử dụng các mẫu sổ này được Công ty áp dụng tương đối tốt. Tuy nhiên có một số điểm cần bổ xung như sau: - Trong Sổ Nhật ký chung cột dữ liệu “ Đã ghi sổ cái ” bị loại bỏ .. việc đánh dấu những nghiệp vụ đã được ghi Sổ Cái các tài khoản giúp cho người ghi sổ có thể nhìn thấy nhanh những nghiệp vụ chưa được ghi Sổ Cái, tránh việc sửa chữa sổ sau khi đã hoàn thiện sổ. - Trong Sổ Cái các tài khoản thì thông tin “ Trang nhật ký chung ” cũng bị loại bỏ. Đây là thông tin về vị trí của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Sổ Nhật ký chung, giúp cho kế toán khi muốn kiểm tra số liệu gốc của nghiệp vụ được ghi trong Sổ Cái trong Nhật ký chung thì có thể dễ dàng tìm thấy số liệu đó trong Sổ Nhật ký chung. Vì vậy, Công ty nên xem xét bổ xung các thông tin đó vì những thông tin đó không chỉ giúp kế toán ghi sổ tự kiểm tra mà giúp cho người đọc có thể kiểm tra các thông tin được ghi sổ. 2.4 Một số ý kiến đóng góp khác: * Áp dụng phần mềm kế toán: Với quy mô hoạt động cũng như bộ máy tổ chức gọn nhẹ, Công ty cũng nên xem xét việc sử dụng phần mềm kế toán. Vì việc sử dụng phần mềm kế toán không những giúp công tác ghi sổ được chính xác mà còn giúp kế toán tổng hợp có thể tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh gọn, chính xác. Giúp công tác kế toán có được hiệu quả tốt hơn. * Về việc luân chuyển chứng từ: Do đặc điểm hạch toán chi phí của Công ty, các chi phí mà Chủ nhiệm Công trình chủ động tại Công trình thì thường chờ đến cuối tháng mới mang chứng từ về để hoàn ứng với Công ty, vì vậy mà địa bàn họat động của các Công trình cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời và chính xác của thông tin kế toán tại một thời điểm nào đó mà hóa đơn chứng từ chưa kịp về phòng TC - KT. Công ty nên xem xét và ra quy chế về thời gian nộp chứng từ về Công ty để đảm bảo giá trị của chứng từ. * Về ngày hạch toán hoàn ứng chứng từ: Qua các bảng biểu trích dẫn, ta có thể thấy thời điểm cuối tháng kế toán tổng hợp có rất nhiều việc cần hạch toán. Ngoài việc hạch toán chi phí trực tiếp tại Văn phòng, kế toán tổng hợp còn phải hạch toán chi phí sản xuất tại tất cả các công trình mà Công ty thi công trong tháng, như vậy có thể thấy khối lượng công việc dồn vào ngày cuối tháng là rất nhiều ... Công ty hoặc Phòng TC- KT có thể chủ động sắp xếp, quy định lại các thời điểm hoàn ứng chi phí sản xuất của các công trình sang 1 hoặc 1 số ngày đầu của tháng kế tiếp để đảm bảo tính chính xác của các số liệu tổng hợp được. * Bổ xung nhân sự cho bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán vẫn đảm bảo khối lượng công việc song về mặt nào đó hiệu quả của Công việc chưa cao. Khối lượng công việc của kế toán 3 ( kế toán tổng hợp, kế toán giá thành và kế toán thuế ) tương đối nhiều, lại tập trung công việc cần giải quyết vào cuối tháng nên phần nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nếu Công ty chưa thể xem xét tới việc sử dụng phần mềm kế toán để giảm tải công việc thì có thể xem xét để bố trí thêm kế toán phụ trách riêng mảng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. * Lập dự phòng chi phí bảo hành công trình: Do đặc thù Công ty là chuyên hoạt động trong lĩnh sửa chữa, cải tạo các công trình, hiện trạng các công trình sửa chữa thường là đã qua sử dụng, lại là công trình nhà cửa nên không tránh khỏi các tác động của thời tiết cũng như quá trình thi công trước đó, do đó không tránh khỏi việc phải bảo hành công trình sau thi công. Công ty nên xem xét lập dự phòng cho chi phí bảo hành công trình, tránh sự ảnh hưởng đột biến của chi phí bảo hành trong kỳ. Qua thời gian học tập tại trường, cũng như quan sát thực tế tại Công ty, em xin mạnh dạn nêu ra những ý kiến chủ quan của mình về tổ chức bộ máy kế toán, về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty và cũng như một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán này tại Công ty. Mong rằng Công ty sẽ xem xét và cho ý kiến đóng góp để em có thể hoàn thiện thêm kiến thức của mình trong thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành nói riêng. KẾT LUẬN Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đô Thị đã giúp em phần nào thấy được mô hình tổ chức bộ máy hoạt động cũng như tổ chức bộ máy kế toán của loại hình Công ty Cổ phần nói chung và của Công ty Cổ phần Xây dựng Đô Thị nói riêng. Thời gian thực tập tại Công ty cũng giúp em có được những kiến thức thực tế sau 5 năm học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về các lĩnh vực như kế toán doanh nghiệp, quản trị sản xuất và tác nghiệp, phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh đặc biệt là kế toán doanh nghiệp ... đây đều là những kiến thức thực tế bổ ích cho công việc của em sau này. Do thời gian thực tập và kiến thức còn nhiều hạn chế nên các ý kiến nhận xét, đánh giá và các đề xuất đưa ra chắc chắn còn nhiều thiết sót. Em mong nhận được sự hướng dẫn và các ý kiến đánh giá của Công ty cũng như của Giáo viên hướng dẫn để Chuyên đề thực tập chuyên ngành này được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Xây dựng Đô Thị đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại Công ty. Và em cũng xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn Ths. Đặng Thúy Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý để em có thể hoàn thành được Chuyên đề thực tập chuyên ngành này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2008 Sinh viên Trần thị Minh Trang Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6493.doc
Tài liệu liên quan