Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay

Để thực hiện phương hướng và giải pháp mà đề án đề ra, nội dung các kiến ngịh tập trung vào một số vấn đề sau: Về phía Nhà nước. - Cần tiếp tục thúc đẩy các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trong phát triển CNCBNS. - Qui hoạch phát triển của nông nghiệp tạo điều kiện cho phát triển CNCBNS. - Thực hiện các chính sách khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật và đổi mới hoạt động quản lý. Về phía các doanh nghiệp : - Cần phải có ý thức tự lực vươn lên, bỏ ý thức dựa dẫm ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. - Xoá bỏ cách thức làm ăn chộp giật, xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài. - Đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng - Tạo mối quan hệ kinh tế với nông dân và những nhà cung ứng nguyên liệu cũng như các nhà tiêu thụ sản phẩm.

doc37 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông nghiệp , trong quá trình tác động đến đối tượng lao động cần có một khoảng thời gian để cây trồng vật nuôi tự phát triển ,do vậy hoạt động sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụhình thành lên một lực lượng lao động thất nghiệp có tính mùa vụ nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm sẽ vừa lãng phí về nguồn lựcvừa gây ra các hiện tượng xã hội rắc rối . CNCBNS là một nghành sản xuất gắn với nông nghiệp và nông thôn , phát triển CNCBNS chủ yếu dựa trên địa bàn nông thôn ,hơn nữa trong các khâu của quá trình chế biến nông sản có những khâu đơn giản mà lao động ở nông thôn có thể đảm nhiệm. Do vậy phát triển CNCBNS là một biện pháp quan trọng để giải quyết vấn đề công ăn việc làm và giảm lượng thất nghiệp ở nông thôn tăng thu nhập và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. 1.3> những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của CNCBNS. 1.3.1> ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới CNCBNS . Các nguyên liệu của CNCBNS đều là các sản phẩm của nộng nghiệp ,do vậy trong quá trình phát triển của CNCBNS phải có biện pháp đảm bảo cho nông nghiệp pháp triển để tạo ra đầu vào ổn định cho CNCBNS phát triển .Sự mất ổn định trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của CNCBNS.Khi nông nghiệp mất mùa sẽ làm thiếu hụt nguyên liệu cho quá trình chế biến ,vừa làm giá nông sản tăng cao làm tăng chi phí lên cao , làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường .Ngựoc lại nếu được mùa sẽ làm giá nông sản giảm ,không khuyến khích hoặc làm phá sản đối với nông dân và do đó tạo ra xu hướng giảm sản lượng trong tương lai . Chất lượng của nông sản cũng có ảnh hưởng chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của CNCBNS ,vì vậy tạo ra nông sản với chất lượng tốt và đồng đều là một việc làm cần thiết để tăng chất lươngj và khả năng cạnhtranh của CNCBNS. 1.3.2> ảnh hưởng của công nghệ tới CNCBNS. Công nghệ là một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất của bất cứ nghành sản xuất vật chất nào và đặc biệt quan trọng đối với CNCBNS .Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đối với các sản phẩm của CNCBNS cả về năng suât và chấ lượng .CNCBNS nước ta muốn phát triển được ,sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường thì phải có công nghệ tiên tiến để các sản phẩm có thể có được chất lượng tôt đáp ứng được các tiêu chuẩn nghặt nghèo của thị trường trong nước và thế giới . Trong điều kiện của nước ta hiện nay trình độ khao học kĩ thật thấp việc tự nghiên cưu công nghệ mới còn nhiều hạn chế , để tảoa những bước đi tắt đón dầu để đuổi kịp các nước trên thế giới thì việc đổi mới công nghệ qua chuyển giao công nghệ là cần thiết .Tuy nhiên trong những năm qua ,việc đổi mới công nghệ còn nhiều hạn chế , viêc nâng cao hiệu quả của đổi mới công nghệ là một nhiệm vụ quan trọng ,chuyển giao phải làm chủ được công nghệ, phải đánh giá dúng được giá trị của công nghệ ,phải biết vận dụng công nghệ đó có hiệu quả nhất. 1.3.3 ảnh hưởng của thị trường đối vơi sự phát triển của CNCBNS. Trong sản xuất ra các sản phẩm thì yêu cầu số một là phải tìm được thị trường tiêu thị .Thị trường có ảnh hưởng mạnh mẽ ,có quyết định to lớn đến sản xuất nói chung và CNCBNS nói riêng .Tìm được thị trường tiêu thụ sẽ giúp giảm lượng tồn kho đặc biệt là với CNCBNS nói chung là thời gian bảo quản hàng hoá cần rút ngắn .Hơn nữa nó sẽ giúp thu hồi vốn nhanh rút ngắn chu kì kinh doanh ,làm tăng hiệu quả sử dụng vốn . Trong điều kiện nước ta hiện nay ,chiến lược hướng đến xuất khẩu là rất quan trọng . Đặc biệt với CNCBNS , các sản phẩm của nghành có thể đóng góp lớn vào xuất khẩu và thị trường trong nước còn hạn chế .Vì vậy tìm kiếm thị trưòng nước ngoài là việc làm bức thiết , CNCBNS phải hướng tới xuất khẩu .Tuy nhiên cũng phải có sự quan tâm thích đáng đến thị trường trong nước. 1.3.4> ảnh hưởng của cơ chế chính sách tới sự phát triển của CNCBNS . Một thực tế mà chúng ta đã biết đó là trong cơ chế cũ –cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không chỉ riêng CNCBNS mà hầu hết các nghành kinh tế đều không phát triển.Điều đó cho thấy cơ chế chính sách của nhà nước có tác động to lớn tới sự phát triển của CNCBNs,cơ chế chính sách phù hợp sẽ kích thich và thúc đẩy sản xuất phát triển ,ngược lại cơ chế chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất .CNCBNS là một nghành cần được ưu tiên phát triển ,vừa có tính kinh tế vì tạo ra các sản phẩm có khối lưọng lớn cho xã hội ,vừa giải quyết được vấn đề việc làm ,vừa tiêu thụ nông sản cho nông dân. Trong những năm vừa qua các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đã có những khuyến khích to lớn đến sự phát triển của CNCBNS tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập ,chưa phát huy đúng khả năng của nó. II> thực trạng phát triển của CNCBNS ở nước ta hiện nay. 2.1>tình hình chung phát triển kinh tế-xã hội nước ta hiện nay. Sau 10 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã và đang tong bước có những thay đổi rõ dệt mức tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Bảng2: thống kê chỉ số phát triển kinh tế của một số nước ASEAN 1998 1999 ASEAN -7,5% 3% Inđônêsia -15% 2% Thái lan -8% 4% Malaisia -5% 3% Philippines -0,2% 2,9% Việt Nam 5,8% 4,8% Từ một nền kinh tế tự cung tự cấp với đường lối đổi mới ,nền kinh tế Việt Nam đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường thế giới và khu vực,bước đầu đã có nhưng tích luỹ kim nghạch xuất nhập khẩu tăng ,lạm phát được kiềm chế và ổn định ở một con sốđầu tư nước ngoài ngày càng tăng góp phần tăng tiềm lực cho các nghành kinh tế.Cơ cấu kinh tế có nhiều biến chuyển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp ,tăng tỷ trọng công nghiệp .Tuy nhiên tỷ tăng của nông nghiệp vẫn còn cao so với mức chung của thế giới. Đời sống nhân đã được cải thiện tuy nhiên vẫn còn những bộ phận đân cư khó khăn về kinh tế.Về mặt xã hội nhìn chung có nhiều tiến bộ nhân dân được chăm sóc sức khoẻ tốt ,trẻ em được học hành đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao .Cuối năm 2000Việt Nam đã xoá được nạn mù chữ . Việt Nam cũng đã thanh toán được bệnh bại liệt ,hệ thóng y tế chăm lo sức khoẻ cho nhân dân rộng khắp ,các hệ thống điện ,hệ thống phủ sang của đài phát thanh ,truyền hình rộng ,đời sống của nhân dân được nâng cao. Bảng3:số xã thuộc khuvực nông thôn có điện đến xã năm 1999. Tổng số xã vùng nông thôn của cả nước Số xã có điện Tỷ lệ(%) 8917 7653 85,5 Bảng4:tổng sản phẩm trong nước , chỉ số phát triển của tổng sản phẩm trong nước và cơ cấu nghành kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 1995-1999(theo giá hiện hành). Đơn vị tính 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng GDP Nghìn tỷ 228,9 272,0 313,6 361,0 399,9 Chỉ số phát triển GDP % 109,5 109,3 108,2 105,8 104,8 Tổng số cơ cấu % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông,lâm nghiệp và thuỷ sản % 27,18 27,76 25,77 25,78 25,43 Công nghiệp và xây dựng % 28,76 29,73 32,08 32,49 34,49 Dịch vụ % 44,06 42,51 42,15 41,73 40,08 Số liệu thống kê KT-XHViệt Nam 1975-2000 NXB Thống kê 2000 Bảng5:tỷ lệ hộ nghèo năm1996 và 1999phân theo thành thị và nông thôn. đơn vị tính % Năm Chung Thành thị Nông thôn 1996 15,7 6,85 17,73 1999 13,33 4,61 15,96 Tuy đã đạt nhiều thành tựu và mặt KT-XH ,nhưng nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều yếu kém 2.2> những lợi thế và trở ngại chủ yếu trong phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay. 2.2.1> thuận lợi và khó khăn về nông sản đầu vào. Nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời ,người dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp ,với điều kiện khí hậu đặc thù và vị trí địa lí đặc biệt nước ta có điều kiện phát triển nhiều loaị nông sản như:lúa gạo ,ngô ,lạc ,đỗ tương,khoai các loại,rau nhiệt đới ,cà phê ,hồ tiêu vv.....các loại gia súc gia cầm.Đặc biệt trong những năm qua , do áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất như:lai tạo nhiều giống cây trồng mới ,áp dụng máy móc vào sản xuất ,chuyển dần từ thủ công sang cơ giới,và đảm bảo tốt các yéu tố cần thiết cho sản xuất nông nghiệp như thuỷ lợi, phân bón vv....Nhờ vậy mà đã tăng năng suất lao động . Cùng với đó các chính sách phát triển nông nghiệp đã giúp sản xuất nông nghiệp phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu,vừa mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp ,vừa tận dụng khoảng trống để xen canh tăng vụ .Nhờ đó mà sản lượng nông sản trong những năm qua ngày càng tăng ,đáp ứng tốt nhu cầu đầu vào cho CNCBNS. Bảng6 :giá trị sản xuất nông nghiệp 1995-1999 theo giá hiện hành và chỉ số phát triển nông nghiệp tương ứng. Năm Giá trị sản xuất nông nghiệp (tỷ đồng) Chỉ số phát triển(%) 1995 85507,6 131,8 1996 92006,2 107,6 1997 98852,3 107,4 1998 113269,2 114,6 1999 121731,5 107,5 sản xuất nông nghiệp trong những năm qua cung đã chuyển dần từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá . Từ chỗ trước kia sản xuất ra chủ yếu tiêu dùng nội vùng ,sản xuất đến đâu tiêu dùng đến đấy ,còn hiện nay sản xuất nông sản chủ yếu là để bán ,đã có sự chuyển đổi nông sản giữa các vùng và xuất khẩu ra thị trường thế giới ,đó vừa là đòi hỏi sự phát triển của CNCBNS ,lại vừa là tiềm năng để CNCBNS phát triển. Tuy nhiên chất lượng nông sản của nông nghiệp nước ta lại chưa cao ,giống cây trồng không đồng bộ ,sản xuất nông nghiệp lại tự phát ,thiếu định hướng gây lên sự thừa ,thiếu giả tạo :vùng này thiếu nguyên liệu nông sản cho chế biến trong khi vùng khác lại đang lãng phí hoặc phải bỏ đi các nguyên liệu này.Nguồn nông sản thiếu đồng bộ do sự khác biệt về nguồn giống cây trồng tạo lên sự không đồng bộ về sản phẩm đầu ra ,gây khó khăn cho tiêu thụ ,Mặt khác ,cơ sở hạ tầng ở nước ta còn kém phát triển ,giao thông đi lại khó khăn ,do vậy sẽ gây khó khăn cho vận chuyển nguyên liệu tới nơi chế biến ,hoặc trên đường vận chuyển có thể nông sản có thể bị hư hỏng.Kĩ thuật xử lí nông sản của bà con nông dân còn kém nên nguyên liệu cho CNCBNS có thể bị hạn chế . Ngoài ra sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan bên ngoài như :thời tiết,thiên tai ,biến động của thị trường thế giới vv.....Gây nên sự mất ổn định cho nguyên liệu đầu vào của CNCBNS. Bảng 7:giá trị sản xuất một số sản phẩm nông sản 1996-1999 theo giá so sánh năm 1994 . Đơn vị :tỷ đồng 1996 1997 1998 1999 Lương thực 44654,1 46592,9 49059,6 52738,1 Rau đậu 5088,2 5440,8 5681,8 5946,6 Cây công nghiệp 12806,1 14550,9 15041,6 16976,7 Cây ăn quả 5688,3 6132,4 6091,2 6193,4 Gia súc 9301,2 9922,6 10467,0 11181,9 Gia cầm 2506,5 2690,5 2835,0 3092,2 2.2.2> Về nguồn nhân lực Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/1999 nước ta có 76 triệu dân trong đó có 56% ứng với khoảng 44 triệu dân số trong độ tuổi lao động và hàng năm có khoảng hơn 1 triệu người đến tuổi lao động .Điều đó cho thấy nước ta có một lực lượng lao động dồi dào về số lượng .về mặt phân bố lực lượng lao đông trên chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn. sản xuất trong nông nghiệp lại có tính thời vụ vì vậy xuất hiện lực lượng lao động không có việclàm khi trái vụ .Lực lượng lao động này gắn bó với nông nghiệp và nông thô nên có nhiều kinh nghiệm trong chế biến nông sản . Mặt khác xu hướng CNCBNS sẽ phát triển chủ yếu ở nông thôn do những yêu cầu về măt kinh tế kĩ thuật .Do vậy phát triển CNCBNS là một giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm lại vừa tận dụng được lực lượng lao động với kinh nghiệm và giá rẻ. Bảng 8: cơ cấu dân số nước ta năm 1999 phân theo độ tuổi . Số lượng(triệu người) Tỷ lệ(%) 0-14 25,562 33,5 15-55 42,761 56,0 >55 8,004 10,5 Tuy nhiên lực lượng lao động nước ta lại vừa thiếu trình độ chuyên môn ,vừa không cân đối .Lực lượng lao động không có chuyên môn chiếm đến 92% tổng số lực lượng lao động .Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn ,có bằng cấp chứng chỉ chiếm khoảng 8%lại xảy ra tình trạng mất cân đối ,lực lượng lao động có trình độ đại học c,cao đẳng thì nhiều ,không có việc làm, còn công nhân lành nghề thì lại thiếu nghiêm trọng.Hơn nữa lực lượng lao động có chuyên mon này lại tập trung chủ yếu ở các đô thị ,do đó gây khó khăn cho việc sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cho CNCBNS.Lao động ở nông thôn tuy nhiều về số lượng nhưng lại yếu kém về chất lượng,chỉ chủ yếu có kinh nghiệm mà không có trình độ chuyên môn ,do vậy hiệu quảlao động không caoviệc nâng cao chất lượng sản phẩm khi sử dụng lực lượng lao động này là khó thực hiện .Một khó khăn nữa là lực lượng lao động ở nước ta đặc biệt là ở nông thôn có ý thức lao động kém ,không có tác pơhong công nghiệp ,năng suet lao đông không cao ,gây khó khăn cho khai thác và sử dụng lực lượng lao động có hiệu quả. Bảng 9:Cơ cấu lao động nước ta từ 13 tuổi trở lên năm 1999 phân theo trình độ chuyên môn. Số lượng (nghìn người) Tỷ lệ (%) 1. công nhân kĩ thuật,nhân viên nghiệp vụ có bằng,chứng chỉ 1239 2,276 2. trung học chuyên nghiệp. 1526,2 2,801 3. Cao đẳng 379,2 0,696 4. đại học 936,9 1,720 5. thạc sĩ 17,2 0,032 6. tiến sĩ 8,8 0,016 7. tiến sĩ khoa học 2,5 0,005 8. không có trình độ 50336,4 92,404 9. tổng số 54473,8 100,000 2.2.3> những thuận lợi và khó khăn về công nghệ. Trong những năm qua ,với xu hướng toàn cầu hoá ,liên kết ,hơp tác kinh tế diĩen ra mạnh mẽ đã tạo điều kiện cho nước ta tiếp cận ,nắm bắt ,ứng dụng các công nghệ của thế giới vào sản xuất .Nhưng thực trạng cho thấy việc chuyển giao công nghệ và đưa công nghệ vào sản xuất ở nước ta còn nhiều vấn đề bất cập.Do còn nhiều yếu kém trong công tác đánh giá công nghệ nên các doanh nghiệp nước ta đã tiếp nhận nhiều công nghệ lạc hậu của thế giới,them chí cả những công nghệ của những năm 1920,1930 .Do đội ngũ cán bộ khoa học của ta còn yếu kém nên việc vận hành và làm chủ công nghệ còn nhiều hanj chế ,khi đưa các cong nghệ vào sản xuất phải có các chuyên gia nước ngoài hướng dẫn ,và khi họ về nước thì ta không vận hành được . Từ những thực trạng trên cho thấy khoa học công nghệ nước ta còn nhiều yếu kém công nghệ vẫn chưa thuực sự thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của CNCBNS. Những thuận lợi chủ yếu về mặt công nghệ của nước ta gồm: -Do xu hướng toàn cầu hoá đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ta tiếp cận và tiếp nhận các công nghệ của thế giới thông qua chuyển giao công nghệ và liên kết kinh tế. -Do chuyển giao công nghệ chủ yếu là chuyển giao ngang ,các công nghệ này đã được ding ở các nước trên thế giới nên độ rủi ro trong ứng dụng thấp . các công nghệ này rẻ tiền ,phù hợp với trình độ của người lao động và khả năng vốn của các doanh nghiệp nước ta. Về khó khăn ta có thể khái quát những khó khăn chủ yếu sau: -nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu thử nghiệm các công nghệ mới còn hạn chế. -những yếu kém về trình độ của cán bộ kĩ thuật trong kiểm tra,vận hành ,làmchủ công nghệ dẫn đến tiếp nhận những công nghệ lạc hậu,triển khai và đưa công nghệ vào sản xuất bị phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài. -sự thiếu thông tin trong chuyển giao công nghệ dẫn đến những thiệt thòi trong chuyển giao công nghệ ,liên doanh, liên kết. 2.2.4>Thuận lợi và khó khăn về mặt thị trường. Trong sự phát triển của CNCBNS những năm qua tuy có những bước tiến đáng kể nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng .Một trong những nguyên nhân của sự chậm. Phát triển đó là vấn đề thị trường.Thị trường có tính quyết định đối với cơ cấu và quy mô của bất kỳ một nghành kinh tế nào kể cả CNCBNS.Nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường đến sự phát triển của CNCBNS ở nước ta trong những năm qua ta thấy một số thuận lợi và khó khăn sau: Thị trường trong nước với dân số lớn và là một thị trường tiêu thụ dễ tính đối với sản phẩm của CNCBNS.Tuy nhiên dân cư lại có thu nhập thấp dẫn đến nhu cầu thấp ,người dân quen hơn với tiêu thụ các sản phẩm tươi sống ,trực tiếp. Giá rẻ ,có tính cạnh tranh cao với nhiều đoạn thị trường trong nước .Nhưng chất lượng sản phẩm kém chưa đủ tiêu chuẩn để xuất sang các thị trường nước ngoài khó tính ,đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ. Nước ta chưa tham gia nhiều vào các tổ chức thương mại,các tổ chức thị trường chung của khu vực và thế giới nên có nhiều bất lợi cho xuất khẩu . 2.2.5>về cơ chế chính sách. Trong những năm qua với các chủ trương ưu tiên phát triển CNCBNS .các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển CNCBNS. -Ưu tiên về đầu tư cho phát triển ,các nhà đầu tư vào CNCBNS được ưu tiên về mặt thuế ,lãi suất ,tín dụng ,phát triển cơ sở hạ tầng và Nhà nước trực tiếp đầu tư cho CNCBNS. -Đổi mơí thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh . -Tạo điều kiện ưu tiên áp dụng công nghệ mới vào sản xuất ,tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ. Quản lí ,điều tiết các nguyên liệu đầu vào bằng các chính sách giá cả,tạm trữ ,trợ giá để ổn định nguồn đầu vào cho CNCBNS. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế , gây khó khăn cho CNCBNS phát triển ,như hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện ,chưa ổn diịnh ,gây khó khăncho hoạch định chính sách phát triển của các doanh nghiệp.Các chính sách phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp vẫn chưa phát huy được vai trò của nóp trong phát triển CNCBNS ,cơ chế quản lí chồng chéo chức năng,thiếu đồng bộ không tạo điều kiện cho CNCBNS phát triển. 2.3>Thực trạng phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay. 2.3.1>Tình hình chung phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay. Từ Đại hội VII của trung ương Đảng năm 1991 đến nay ,do đường lối đổi mới cơ chế quản lí kinh tế ,thực hiện sự nghiệp CNH ,HĐH đất nước ,ưu tiên phát triển CNCBNS ,do đó CNCBNS ở nước ta có nhiều tiến bộ ,do có nhiều thuận lợi nên số lương các doanh nghiệp tham gia vào chế biến nông sản cũng như quy mô của các doanh nghiệp ngày càng tăng.Từ đó dẫn đến kết quả giá trị sản xuất của CNCBNS luôn tăng với mức độ cao .Theo kết quả điều tra trong công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống (CNSXTP&ĐU) chỉ số phát triển là 114,36% với giá trị sản xuất đạt khoảng 34,015 nghìn tỷ đồng . Bảng 10: Giá trị tổng sản phẩm và chỉ số phát triển của CNSXTP&ĐU ,CNCBvà nghành công nghiệp năm 1996,1997,1998 theo giá cố định năm 1994. 1996 1997 1998 Giá trị tổng sản phẩm(nghìn tỷ) -Công nghiệp -CNCB -CNSXTP&ĐU 118,10 94,78 30,88 134,42 107,66 34,01 150,68 119,48 39,63 Chỉ số phát triển (%) -Công nghiệp -CNCB -CNSXTP&ĐU 114,24 113,84 114,36 113,82 113,58 110,13 112,10 110,97 108,57 (kết quả điều tra toàn bộ công nghệp năm1998-NXB thống kê -Hà nội 1999) Trong đó theo cơ cấu thành phần kinh tế ta thấy khu vực kinh tế trong nước có tốc độ phát triển chậm hơn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,khu vực kinh tế quốc doanh có tốc độ phát triển chậm hơn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh,các thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản phẩm thì lại có tốc độ phát triênr lớn và ngược lại thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thì tốc độ phát triển lại chậm .Theo số liệu năm 1998 của CNSXTP&ĐU thì chỉ số phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 117,83% trong khi khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 104,50%,khu vực kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng 0,16% có chỉ số phát triển là 136,72%trong khi khu vực quốc doanh chiếm tỷ trọng 46,10%lại có chỉ số phát triển là 104,12%. Bảng 11:Giá trị tổng sản phẩm năm 1997,1998,1999và cơ cấu tỷ trọng , chỉ số phát triển năm 1998 của các thành phần kinh tế trong CNSXTP&ĐU theo giá cố định năm1994. đơn vị giá trị :nghìn tỷ đồng đơn vị tỷ trọng,chỉ số : % 1997 1998 1999 Tỷtrọng 1998 Chỉ số 1998 I.tổng nghành 34,01 36,49 39,39 100,00 107,30 1. khu vực kinh tế trong nước Quốc doanh -Địa phương -Trung ương 1.2Ngoài quốc doanh -KT tập thể -KT tư nhân -KT cá thể -KT hỗn hợp 26,88 16,16 8,92 7,23 10,72 0,043 1,52 6,82 2,11 26,09 16,82 8,97 7,85 11,26 0,062 1,73 7,08 2,38 29,68 17,62 9,23 8,39 12,05 _ 1,73 _ _ 76,97 46,10 24,57 21,53 30,87 0,16 4,75 19,42 6,53 104,50 104,12 100,48 108,66 105,06 136,72 113,55 103,81 112,65 2.Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài 7,13 8,40 9,71 23,03 117,83 Về cơ cấu mặt hàngcủa CNCBNS nước ta phụ thuộc vào cơ cấu nông nghiệp .Với những điều kiện tự nhiên đặc thù ,nước ta phát triển nông nghiệp có thế mạnh về các mặt hàng nông sản như các loại cây lấy dầu lạc,đỗ tương,vừng ,dừa vv....,mía đường ,cây lương thực như lúa gạo,ngô ,khoai,sắn vv ....,các cây công nghiệp như cà phê ,chè,cao su,tiêu ,điều,đay,cói,sợi,bông vv..... Trong những năm qua,nhờ chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắnmà ta đã giữ được mức tăng trưởng ổn định các loại nông sản trên,tạo điều kiện cho sản lượng các loại sản phẩm chế biến của các loại nông sản trên phát triển ổn định. Bảng 12 :Cơ cấu sản lượng các sản phẩm chế biến của CNCBNS ở nước ta năm 1996-1999. Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999 Hoa quả hộp Nghìn tấn 16,3 21,4 20,0 20,3 Dầu thực vật Nghìn tấn 78,1 87,7 94,6 102,8 Sữa hộp có đường Nghìn hộp 169,3 188,4 185,0 201,0 Đường mật Nghìn tấn 636,5 419,1 736,0 932,1 Đường luyện Nghìn tấn 110,6 122,0 143,0 147,0 Chè chế biến Nghìn tấn 32,9 45,0 52,7 53,0 Rượu Triệu lít 67,1 93,6 96,1 96,9 Bia Triệu lít 533,4 581,0 670,0 648,0 Thuốc lá Triệu bao 2160 2133 2195 2129 Mì chính Tấn 87 91 104 109 Sợi Nghìn tấn 65,4 67,5 69,1 73,7 Về khả năng chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm CNCBNS của ta còn nhiều yếu kém do chất lượng sản phẩm kém không đáp ứng được tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài khó tính. Do uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, do thiếu các thông tin về giá cả, chất lượng, thói quen tiêu dùng, văn hoá, truyền thống của thị trường các nước mà khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm của CNCBNS Việt Nam thấp trong cạnh tranh các sản phẩm cảu ta luôn ở thế yếu bị chèn ép và mất khả năng chiễm lĩnh thị trường. Bảng 13.: Tỷ lệ số doanh nghiệp phân theo khả năng chiếm lĩnh thị trường của CNSXTP & ĐU thời điểm 30/6/1998. Dành ưu thế Chưa vững chắc Không cạnh tranh được Thị trường trong nước 24,49 58,35 17,17 Thị trường nước ngoài 13,47 13,16 73,37 Số liệu thống kê toàn Bộ Công nghiệp năm 1998 - NXB Thống kê 1999. Về mặt công nghệ chế biến của CNCBNS ở nước ta thì chủ yếu sử dụng các công nghệ được chuyển giao cho kênh chuyển giao ngang. Do đó công nghệ được sử dụng chủ yếu là cơ khí và bán cơ khí máy móc thiết bị bị cũ kỹ lạc hậu, con người có trình độ khoa học công nghệ cũng như khả năng quản lý hạn chế. Theo kết quả điều tra ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống của khu vực kinh tế trong nước tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp có trình độ công nghệ đạt trình độ cơ khí và bán cơ khí chiếm đến 74%, gần 10% sử dụng công nghệ thô sơ, cho thấy sự lạc hậu trong công nghệ chế biến của CNCBNS ở nước ta hiện nay. Bảng 14: Tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống khu vực kinh tế trong nước phân theo trình độ cn. Đơn vị tính: % Số liệu năm 1998 Tổng số cơ sở Tự động hoá Bán tự động Cơ khí Bán cơ khí Thủ công Công nghiệp chế biến 8.887 1,86 19,77 26,69 35,84 15,85 CNSXTP & ĐU 3.594 1,2 14,94 36,64 37,70 9,52 Số liệu điều tra toàn bộ công nghiệp 1998 Về cơ cấu lao động ta thấy tỷ lệ lao động không có chuyên môn trong CNCBNS lớn, chủ yếu không có trình độ chuyên môn. Theo số liệu ngành CNSXTP &ĐU khu vực kinh tế trong nước, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tới hơn 78% năm 1998. Bảng 15: Cơ cấu lao động trong CNSXTP & ĐU khu vực kinh tế trong nước phân theo trình độ chuyên môn năm 1998. Trên đại học Đại học & cao đẳng Trung cấp Công nhân Không có chuyên môn CNCB 0,05 5,35 5,63 20,29 68,68 CNSXTP & ĐU 0,03 5,3 5,4 10,8 78,47 Số liệu điều tra toàn bộ công nghiệp 1998 2.3.2. Những ưu, khuyết điểm và những vấn đề đang đặt ra. Đối với ngành CNCBNS nước ta hiện nay. Ưu điểm: CNCBNS nước ta trong những năm qua phần nào đã tận dụng được lợi thế so sánh của nước ta đó là lợi thế về điều kiện tự nhiên do đó có nguồn nhiên liệu nông sản tốt, mang đặc thù mà các nước không có được để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu tận dụng được lực lượng lao động rẻ tạo ra ưu thế trong cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài. Các doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đưa vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí cho những sản phẩm sai hỏng, đồng thời đó cũng là giấy thông hành để sản phẩm CNCBNS của ta chen chân vào thị trường thế giới đặc biệt là thị trường Châu Âu và Mỹ. CNCBNS của nước ta đã phần nào giải quyết tốt vấn đề dầu ra cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp, góp phần làm tăng tổng GDP, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhược điểm: CNCBNS nhìn chung phát triển còn nhỏ, lẻ, thiếu định hướng, sản xuất manh mún, phân tán thiết bị công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm còn chưa cao làm ăn còn mang tính chộp dựt chưa tạo được uy tín trên thị trường. CNCBNS chưa tạo ra mối quan hệ khăng khítk với nông nghiệp, các doanh nghiệp CNCBNS còn bất đồng về lợi ích với bà con nông dân nên không ổn định được vẫn đề đầu vào, và tạo thành một dây chuyền sản xuất nhịp nhàng từ nông nghiệp đến CNCBNS và đến thị trường vốn đầu tư cho ngành còn thiếu nhiều các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như hệ thống pháp luật chưa thữ sự khuyến khích các nhà đầu tư do đó trong những năm qua CNCBNS chưa phát triển như tiềm năng của nó. Kết cấu hạ tầng chưa đạt yêu cầu và chưa khuyến khích CNCBNS phát triển. Các doanh nghiệp CNCBNS còn chưa chú ý đến vấn đề quản lý chất lượng, số lượng doanh nghiệp thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng còn ít, các doanh nghiệp CNCBNS còn thừa thực sự chú ý đến vấn đề môi trường do vậy gây ra những ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường. Những vấn đề đặt ra đối với CNCBNS ở nước ta hiện nay: - Thứ nhất, cần tận dụng tốt nhất lợi thế của đất nước, để đẩy mạnh phát triển hơn nữa các doanh nghiệp CNCBNS cả về qui mô và số lượng để tăng cường giá trị nông sản xuất khẩu, đáp ứng tốt thị trường trong nước và giải quyết đầu ra cho nông dân, việc làm cho người lao động, và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Thứ hai, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm CNCBNS, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo ra uy tín của sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giới. - Thứ ba, cần tìm ra giải pháp về vốn, máy móc thiết bị, khoa học công nghệ, lực lượng lao động cho phát triển CNCBNS. - Thứ ta, cần tìm ra các giải pháp đưa các khu công nghiệp cụm công nghiệp hoạt động, tạo ra hành lang pháp lý ổn định và từ đó kích thích CNCBNS phát triển III- Phương hướng và giải pháp cho phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay. 1. Phương hướng chung. Để có được một sự phát triển bền vững trong CNCBNS ở nước ta cần thực hiện theo những phương án cơ bản sau: Thứ nhất, cần qui hoạch vùng nguyên liệu dựa trên thế mạnh từng vùng phát triển nông nghiệp có kế hoạch phát triển đồng bộ tạo ra các vùng nguyên liệu nông sản đầu vào ổn định, chất lượng tốt, tạo điều kiện cho cung ứng nguyên liệu tốt coh CNCBNS. Thứ hai, cần thực hiện đào tạo nguồn lao động có trình độ ở nhiều hình thức để tạo ra đội ngũ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật. Thứ ba, nâng cao trình độ công nghệ, tăng cường áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại, đồng thời vẫn thực hiện chuyển giao ngang, hạn chế nhập các công nghệ lạc hậu. Thứ tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Thứ năm, giữ vững thị trường trong nước đồng thời tăng cường hoà nhập, mở rộng ra thị trường thế giới, xúc tiến tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và thế giới. Thứ sáu, thực hiện các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thứ bảy, phát triển cơ sở hạ tầng tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thứ tám, hoàn thiện và ổn định hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách 3.2. Các mô hình phát triển. 3.2.1. Mô hình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta. Mô hình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta. Mô hình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta hiện nay có thể khái quát ở mô hình dưới đây. Trong đó nông nghiệp và bước chế biến thô sơ có nhiệm vụ: - Sản xuất và tập trung nguồn nguyên liệu. - Chế biến thô sơ, sơ chế để tạo ra nguyên liệu thô kéo dài, thời gian để đưa nguyên liệu vào bước chế biến tiếp theo. - Tạo ra các sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm tiêu dùng phẩm cấp thấp, đáp ứng những nhu cầu thấp, tận dụng đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhỏ, lẻ, khả năng thanh toán thấp. - Giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động có trình độ thấp hoặc không có trình độ chuyên môn ở nông thôn. Khâu chế biến cao cấp có nhiệm vụ dùng khả năng cao về vốn, công nghệ hiện đại để tiếp tục chế biến các nguyên liệu thô, các sản phẩm trung gian tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường người tiêu dùng có thu nhập cao và tăng cường xuất khẩu. Giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ, vệ tinh, các điều kiện và nguồn lực để thực hiện bước chế biến thô sơ. Điểm khác biệt của mô hình là từ nông nghiệp đến chế biến tạo ra sản phẩm có chất lượng cao có một bước đệm là bước chế biến thô sơ, dùng để tập hợp nguyên liệu, kiểm tra, cung ứng nguyên liệu tốt và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, công nghệ hiện đại, tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. Thị trường Chế biến cao cấp Chế biến thô sơ Nông nghiệp Mô hình phát triển khu công nghiệp cụm công nghiệp ở nước ta Về phân bố bước chế biến công nghệ hiện đại được thực hiện bởi các doanh nghiệp có tiềm lực lớn về vốn, tài chính, công nghệ, nhân lực… và có thể phân bố trong các khu công nghiệp, có thể phân bố gần thị trường. Thành phố thuận lợi trong đưa sản phẩm ra thị trường, bước chế biến thô sơ có thể phân bố không tán, gần vùng nguyên liệu và tận dụng những nguồn lực nhỏ từ đó vừa thuận lợi trong thu mua nguyên liệu, vừa tận dụng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn ở nông thôn. Về nguồn vốn cho sự phát triển, thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có những ưu đãi về thuế, về cơ chế chính sách đầu tư để thu hút các nguồn vốn lớn từ dân cư thành thị, các nhà đầu tư lớn trong nước, vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời mở rộng các loại hình doanh nghiệp, đổi mới thủ tục hành chính, tạo thuận lợi để thu hút nguồn lực từ người dân, các nhà đầu tư để phát triển các doanh nghiệp ngay tại địa phương, những doanh nghiệp này chủ yếu thực hiện bước chế biến thô sơ và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp chế biến hiện đại về vận hành cần tạo ra mối quan hệ truyền thống lâu dài, ổn địnhgiữa các bước chế biến cũng như các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ vệ tinh, giữa các doanh nghiệp vệ tinh với các hộ gia định sản xuất nông nghiệp trên cơ sở thống nhất lợi ích Về cơ chế quản lý của Nhà nước. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, về chính sách xuất khẩu, chính sách đầu tư v.v… Đối với thủ tục hành chính giúp huy động và tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển, kết hợp quản lý tập trung ở các khu công nghiệp với quản lý các doanh nghiệp vệ tinh phân tán, phân bổ ở các vùng nguyên liệu 3.2.2. Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm. Nông nghiệp Tiêu dùng Chế biến cao cấp Chế biến thô sơ Mô hình bảo đảm chất lượng Theo mô hình quản lý chất lượng sản phẩm ở trên, để có được một sản phẩm có chất lượng tốt ở khâu chế biến cao cấp, đưa ra tiêu dùng thì không phải chỉ có khâu chế biến cao cấp nỗ lực, cố gắng là đủ mà phải trong xuyên suốt toàn bộ quá trình và đặc biệt quan trọng ở khâu đầu tiên, một nguồn nguyên liệu không đồng bộ ở khâu sản xuất nông nghiệp, chất lượng kém, ,mùi vị không đạt tiêu chuẩn mỗi đơn vị sản phẩm có sự khác biệt to nhỏ khác nhau, ngọt, nhạt khác nhau nếu đưa vào các khâu tiếp theo và đến khâu chế biến cao cấp, đưa ra thị trường thì không thể có một sản phẩm nông sản chất lượng cao, sức cạnh tranh cao trên thị trường. Vì vậy mô hình đã chỉ ra rằng, muốn có sản phẩm chất lượng tốt ta phải bắt đầu từ khâu đầu tiên, khâu sản xuất nông sản của nông nghiệp và trong toàn bộ quá trình đều phải thực hiện nguyên tắc "làm đúng ngay từ đầu" để cuối cùng cho ra một sản phẩm hoàn hảo. 3.3. Giải pháp cho phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay. 3.3.1. Giải pháp về qui hoạch và phát triển nông nghiệp. Trong tình hình hiện nay, sản xuất nông nghiệp rất manh mún nhỏ nhặt, sản xuất quá phân tán và có phần thiếu định hướng gây ra những khó khăn về nguyên liệu đầu vào cho CNCBNS, để đáp ứng tốt đầu vào nguyên liệu cho CNCBNS các cơ quan chuyên môn của Nhà nước cần có những nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, về khả năng sản xuất của từng , về thị trường tiêu thụ, từ đó có kế hoạch phát triển CNCBNS ở từng vùng trên cơ sở qui hoạch vùng nguyên liệu. Thứ nhất, bằng nguồn vốn đầu tư của mình, Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, hoặc tạo điều kiện về giao thông, điện, nước, thông tin, liên lạc. Bằng cơ chế, chính sách về thuế, về quản lý để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia vào CNCBNS, từ đó định hưonứg cho qui hoạch vùng nguyên liệu. Thứ hai, cần phát triển hơn nữa ngành sản xuất giống vật nuôi cây trồng, khuyến khích đầu tư, nghiên cứu giống mới, thương mại hoá ngành sản xuất giống tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp tham gia vào ngành, khắc phục tình trạng hiện nay chỉ có một vài viện nghiên cứu giống vật nuôi cây trồng của Nhà nước. Từ đó ngành sản xuất giống có thể sản xuất ra các loại giống với khối lượng lớn, chất lượng đồng đều để tạo ra vùng nguyên liệu với chất lượng cao cho CNCBNS. Thứ ba, cần phát triển mô hình trang trại trong phát triển nông nghiệp, giao đất cho các hộ gia đình chỉ dứng lại ở một hoặc hai ô, từ đó tạo điều kiện cho họ tập trung vào sản xuất một số ít giống cây trồng, từ đó tạo điều kiện cho tập trung nguyên liệu đầu vào cho CNCBNS. Thứ tư, tăng cường vai trò hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật xã, huyện, tỉnh. Đồng thời các doanh nghiệp cũng nên có những giúp đỡ bà con nông dân từ đó tự tạo nguyên liệu đầu vào cho mình. 3.3.2. Giải pháp và thu hút vốn đầu tư và phát triển khu công nghiệp cụm công nghiệp. Đổ có một giải pháp đúng đắn cho phát triển khu công nghiệp cụm công nghiệp nhằm phát triển CNCBNS ở nước ta cần thực hiện theo các biện pháp sau: Thứ nhất, về nghiên cứu dự án phát triển khu công nghiệp cụm công nghiệp cần dựa trên những cơ sở. Vùng nguyên liệu hiện có về cả qui mô, sản lượng, chất lượng. Lực lượng lao động về cả số lượng và chất lượng. Về khả năng huy động vốn Về giao thông đi lại Về cơ sở vật chất hiện có Về phong tục tập quán. Từ đó các cơ quan Nhà nước căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển khu công nghiệp hay cụm công nghiệp. Bước này là bước quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tương lai vì vậy phải đặc biệt nghiên cứu kỹ lưỡng, tránh tình trạng xây dựng tràn lan như hiện nay gây nên lãng phí nguồn lực. Trong phát triển khu công nghiệp cần thực hiện đa dạng hoá qui mô để có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp với thực lực về vốn, lao động, nguồn nguyên liệu của từng vùng. Thứ hai, về thu hút vốn đầu tư có thể thực hiện theo hai hướng. Theo hướng tận dụng các nội tại trong nước Nhà nước cần thực hiện: - Khuyến khích người dân đầu tư trực tiếp bằng tiền nhàn rỗi của họ vào CNCBNS qua các chính sách ưu đãi về thuế, về chính sách ổn định giá cá, chính sách hỗ trợ giải quyết đầu ra. Phải có biện pháp thông tin rộng rãi để người dân hiểu biết những chính sách đó. - Mở rộng các hình thức góp vốn đầu tư đặc biệt là hình thức Nhà nước góp một phần và nhân dân góp phần còn lại tạo niềm tin cho nhân dân. Tạo điều kiện đưa mọi nguồn vốn lớn nhỏ vào sản xuất của CNCBNS - Khuyến khích các loại hình doanh nghiệp để huy động vốn như kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hỗn hợp v.v... - Phát triển kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, phát hành công trái để tập trung nguồn vốn đầu tư gián tiếp. Về hướng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần chú ý đến các biện pháp sau: - Thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác để các đối tác nước ngoài hiểu vì cơ chế chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với CNCBNS để tham gia đầu tư vào ngành. - Phát triển các khu công nghiệp, tạo ra các địa chỉ đầu tư thuận lợi, an toàn trong đầu tư vào ngành, khuyến khích đầu tư trực tiếp qua chính sách ưu đãi về thuế, về chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng, vếc giá cả đồng thời tạo điều kiện đầu tư gián tiếp thông qua các hình thức cổ phiếu trái phiếu, hệ thống ngân hàng v.v... - Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động đầu tư. - Đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức xã hội quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ, quĩ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới để tạo ra nguồn vốn vay nước ngoài, viện trợ, vốn ODA, FDI v.v... Thứ ba, về cơ chế hoạt động của các khu công nghiệp cụm công nghiệp. Dựa trên các vùng nguyên liệu mà hình thành lên các cụm công nghiệp tạo điều kiện phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động vốn linh hoạt tham gia như kinh tế cá thể, công ty tư nhân, thực hiện khâu đầu của quá trình chế biến và chế biến trực tiếp ra các sản phẩm tiêu dùng. Đồng thời trên cơ sở các cụm công nghiệp làm vệ tinh kho các khu công nghiệp khu chế xuất để các doanh nghiệp lớn có nguồn lực mạnh tiếp tục tiếp nhận các bán thành phẩm đã qua chế biến ở khâu chế biến đầu để tiếp tục công đoạn chế biến ra các sản phẩm cao cấp có thể cho tiêudùng trong nước hoặc xuất khẩu. Thứ tư, về cơ cấu chính sách và pháp luật cần tạo ra hành lang pháp lý hoàn thiện, ổn định tạo ra hành lang pháp lý và cơ sở pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp, cần tiếp nhận ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp để có những sửa đổi cho phù hợp với thực tế. 3.3.3. Giải pháp phát triển các thành phần kinh tế. Đối với thành phần kinh tế Nhà nước. Trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, thành phần kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, cần rà soát lại các doanh nghiệp Nhà nước. Những doanh nghiệp không hợp lý, không hiệu quả có thể cho giải thể, bán cho tư nhân. Những doanh nghiệp yếu kém nhưng có thể duy trì được cần mở rộng giao cho người lao động, các thành phần kinh tế khác tham gia theo hình thức cổ phần hoá để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ hai, các doanh nghiệp Nhà nước mới được thành lập phải dựa trên cơ sở nghiên cứu đúng đắn, kỹ lưỡng. Thứ ba, cần thực hiện đổi mới hoạt động quản lý đối với các doanh nghiệp Nhà nước, gắn trách nhiệm quản lý chặt chẽ với lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp Nhà nước thông qua thu nhập, tiền thưởng và các loại khuyến khích khác đồng thời giao cho họ quyền lãnh đạo lớn hơn các cơ quan cấp chủ quản phải tôn trọng và không can thiệp sâu vào các hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Thứ tư, cần thực hiện chế độ bảo hộ lỏng dần, không duy trì bảo hộ quá âu của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước, tránh tình trạng ỷ lại ở các doanh nghiệp đối với kinh tế nước ngoài. Khu vực kinh tế này là một tiềm năng to lớn mà ta có thể khai thác, để phát triển CNCBNS ở nước ta. Hiện nay giải pháp để tiếp tục khuyến khích khu vực này phát triển là bằng các chính sách để khuyến khích đầu tư, khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo cho sự phát triển của nó. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: gồm chủ yếu các thành phần kinh tế sau: Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp. Đây là khu vực kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng thực tế trong những năm qua, thành phần kinh tế này còn nhiều yếu kém và bị cạnh tranh từ nhiều phía. Các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước bảo hộ, khu vực kinh tế nước ngoài có thực lực mạnh, và còn bị sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu. Để tiếp tục phát triển thành phần kinh tế này cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, cần bảo hộ nó để cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu qua thúê nhập khẩu và các biện pháp khác giảm mức độ bảo hộ của Nhà nước với các doanh nghiệp Nhà nước và hỗ trợ thành phần kinh tế này về vốn. Thông tin về khoa học công nghệ, về thị trường. Thứ hai, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật và có những cơ chế chính sách thích hợp hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Thứ ba, cần ưu tiên và tạo điều kiện cho họ tham gia vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ và đào tạo đội ngũ lao động. Dựa trên thực trạng sử dụng công nghệ trong CNCBNS ở nước ta để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ cần thực hiện theo các hướng sau: Thứ nhất, cần nâng cao trình độ đánh giá, cần nghiên cứu kỹ các nghiệp vụ và đào tạo nghiệp vụ chuyên dâu cho cán bộ, đánh giá, kiểm tra, hợp tác với các chuyên gia nước ngoài trong kiểm tra, đánh giá công nghệ. Thứ hai, cần sử dụng hợp lý công nghệ trong sản xuất căn cứ vào khả năng đáp ứng nguyên liệu, trình độ người lao động và mục tiêu của doanh nghiệp, tránh tình trạng máy móc không đi vào sử dụng và sử dụng không hết công suất do thiếu nguyên liêụ, do người lao động không vận dụng được dây chuyền công nghệ, kết hợp sử dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết công ăn việc làm và tận dụng lực lượng lao động thất nghiệp ở nông thôn. Đồng thời khuyến khích sử dung các công nghệ hiện đại để các sản phẩm có chất lượng tốt tính cạnh tranh cao trên thị trường. Thứ ba, phải thực hiện đổi mới cơ cấu đào tạo ưu tiên sang đào tạo công nhân kỹ thuật và ưu tiên hơn với đào chuyên sâu để người công nhân cũng như kỹ sư, nhà quản lý dễ dàng thích ứng với một lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực CNCBNS. Ưu tiên phát triển các loại hình đào tạo ở nông thôn để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động này để có thể vận hành tốt các dây chuyền công nghệ. 3.3.5. Thúc đẩy áp dụng các hệ thống chất lượng. Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng mang lại rất nhiều lợi ích. Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời lại tiết kiệm và giảm được giá thành từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp từ đó hiệu quả lao động của từng thành viên được nâng cao và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chung, giấy chứng nhận áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng là giấy thông hành để doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường các nước. Để thúc đẩy áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng Nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng và thông tin rộng rãi đến các doanh nghiệp về lợi ích của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Có hình thức bắt buộc, cưỡng chế các doanh nghiệp về các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội chợ chất lượng hàng hoá, khi thực hiện các hoạt động khác để khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. 3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý trong phát triển CNCBNS. Công tác quản lý của Nhà nước ở nước ta hiện nay còn nhiều yếu kém, chưa thực hiện khuyến khích CNCB phát triển, trong những năm tới cần thực hiện. Thứ nhất, cần đồng bộ hoá và thể chế hoá các chính sách tạo ra một hệ thống chính sách đồng bộ thống nhất, ổn định. Thứ hai, thay kế hoạch hoá trực tiếp bằng kế hoạch định hướng, Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chỉ thực hiện quản lý vĩ mô thay cho can thiệp trực tiếp tạo ra tính năng động, chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế. Thứ ba, cần đơn giản, gọn nhẹ các thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, thực hiện nguyên tắc "Trách nhiệm - nghĩa vụ" thay cho nguyên tắc "xin - cho", giảm tối đa "quyền" trong công tác quản lý của Nhà nước. Thứ tư, tinh giảm bộ máy hành chính của Nhà nước, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý các cấp. Thứ năm, làm rõ hoạt động quản lý của từng cơ quan tránh tình trạng trùng, chéo trong quản lý. Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở cho công tác quản lý. Thứ bay, đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần xây dựng hệ thống pháp lý hoàn thiện để làm cơ sở cho quá trình hoạt động, nâng cao vai trò quản lý , gắn chặt lợi ích với trách nihệ của ban quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cần giao quyền quản lý lớn hơn cho bán quản lý đồng thời giảm can thiệp của cấp trên vào hoạt động quản lý của khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 3.4. Kiến nghị. Qua sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đề án môn học với đề tài: "Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của CNCBNS trong thời kỳ CNH - HĐH ở nước ta hiện nay" đã hoàn thành và đạt được kết quả sau đây: - Đề án làm rõ khái niệm CNCBNS vai trò của CNCBNS và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của CNCBNS ở nước ta hiện nay. Phân tích thực trạng để thấy được tình hình chung phát triển của CNCBNS ở nước ta hiện nay, những ưu điểm và hạn chế, những khó khăn trở ngại và những lợi thế, những vấn đề đặt ra cho sự phát triển của ngành nêu ra phương hướng phát triển, phân tích rõ mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong phát triển CNCBNS và mô hình bảo đảm chất lượng cho sản phẩm của CNCBNS và cuối cùng đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển của ngành. Kết quả nghiên cứu của đề án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà kinh doanh và những ai quan tâm đến vấnđề phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay. Để thực hiện phương hướng và giải pháp mà đề án đề ra, nội dung các kiến ngịh tập trung vào một số vấn đề sau: Về phía Nhà nước. - Cần tiếp tục thúc đẩy các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trong phát triển CNCBNS. - Qui hoạch phát triển của nông nghiệp tạo điều kiện cho phát triển CNCBNS. - Thực hiện các chính sách khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật và đổi mới hoạt động quản lý. Về phía các doanh nghiệp : - Cần phải có ý thức tự lực vươn lên, bỏ ý thức dựa dẫm ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. - Xoá bỏ cách thức làm ăn chộp giật, xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài. - Đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng - Tạo mối quan hệ kinh tế với nông dân và những nhà cung ứng nguyên liệu cũng như các nhà tiêu thụ sản phẩm. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Hội nghi lầ thứ 7 BCH TW Đảng khoá VII 2. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp - GS.TS. Nguyễn Đình Phan (chủ biên) 3. Vụ công nghiệp - Tổng Cục Thống kê - kết quả điều tra tàon bộ công nghiệp năm 1998 - NXB Thống kê - Hà Nội 1999. 4. Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam - 1975-2000 - vụ tổng hợp và thông tin - Tổng Cục thống kê -NXB Thống kê 2000 5. Nông nghiệp và nông thôn trên con đường CNH - HĐH hợp tác hoá, dân chủ hoá - NXB Chính trị Quốc gia. 6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực tiễn - PGS.TS. Lê Đình Thắng (chủ biên) 7. Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn - PGS.PTS. Ngô Đức Cát (chủ biên) 8. Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông thôn Thái Lan - PGS. PTS. Nguyễn Thế Nhã - PTS. Hoàng Văn Hoa (chủ biên) 9. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn trong quá trình CNH và chuyển sang nền kinh tế thị trường - PTS. Dương Bá Phượng (chủ biên) 10. Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam - GS.TS. Đặng Như Toàn (chủ biên) 11. Quản lý chất lượng và ISO 9000 - tủ sách Đại học Tổng hợp TPHCM - 1996. 12. Thạc sỹ. Hoàng Văn Xô - Phát triển công nghiệp nông thôn ở Việt Nam - Tạp chí KTPT số 38 tháng 8/2000. 13. TS. Nguyễn Đắc Hưng - Giải pháp vốn đầu tư cho CNH, HĐH nông thôn - Tạp chí PTKT số 115 tháng 5/2000 14. Thạc sỹ. Nguyễn Xuân Chính - Cụm công nghiệp - giải pháp hữu hiệu cấp bách cho sự nghiệp CNH nông thôn ở Hà Tây- Tạp chí công nghiệp số 14 tháng 8/2000 15. CNCBNS - Thực trạng và giải pháp - trang 13 - tạp chí công nghiệp số 18 tháng 10/2000. Mục lục Trang Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu I- Một số lý luận chung về phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay 1.1. Khái niệm và đặc điểm CNCBNS 1.2. Vai trò của CNCBNS trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay 1.2.1. Sự phát triển của CNCBNS đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, đưa nước ta thành một nước công nghiệp 1.2.2. CNCBNS phát triển thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp 1.2.3. CNCBNS tạo ra chủng loại hàng hoá đa dạng, chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu 1.2.4. CNCBNS giải quyết công ăn việc làm và một lượng thất nghiệp lớn ở nông thôn 1.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của CNCBNS 1.3.1. ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới CNCBNS 1.3.2. ảnh hưởng của nhân tố công nghệ 1.3.3. ảnh hưởng của nhân tố thị trường 1.3.4. ảnh hưởng của cơ chế chính sách II- Thực trạng phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay 2.1. Tình hình chung phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay 2.2. Những lợi thế và trở ngại chủ yếu trong phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay 2.2.1. Thuận lợi và khó khăn về nông sản đầu vào 2.2.2. Về nguồn nhân lực 2.2.3. Về khoa học công nghệ 2.2.4. Về thị trường 2.2.5. Về cơ chế chính sách 2.3. Thực trạng phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay 1.3.1. Tình hình chung phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay 2.3.2. Những ưu điểm, khuyết điểm và những vấn đề đặt ra cho phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay III- Phương pháp và giải pháp cho phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay 3.1. Phương hướng chung 3.2. Các mô hình phát triển 3.2.1. Mô hình phát triển khu công nghiệp cụm công nghiệp 3.2.2. Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm 3.3. Giải pháp cho phát triển CNCBNS ở nước ta hiện nay 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch và phát triển nông nghiệp 3.3.2. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư và phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp 3.3.3. Giải pháp phát triển các thành phần kinh tế 3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ và phát triển lực lượng lao động 3.3.5. Thúc đẩy áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng 3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý trong phát triển CNCBNS 3.4. Kiến nghị Mục lục Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35083.doc
Tài liệu liên quan