Đề tài Một số giải pháp về vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21

Sự phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội trong nông thôn là sự khơi mào cho một thời kỳ phát triển mới. Sự phát triển này mới diễn ra trong những năm gần đây song đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Những hạ tầng được xây dựng trong nông thôn đã trở thành những lực lượng sản xuất, làm thay đổi chất lượng trong những điều kiện vật chất của sinh hoạt kinh tế nông thôn. Có thể nói, phát triển cơ sở hạ tâng kinh tế – xã hội là một cuộc cách mạng kinh tế – nhân văn làm thành một nội dung trọng yếu của sự phát triển kinh tế – xã hội nông thôn. Nó có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự chuyển đổi kinh tế – xã hội nông thôn trong giai đoạn phát triển hiện nay. Mặt khác, phát triển hạ tầng nông thôn không phải chỉ là công việc của tầng cộng đồng thôn xóm. Nó có tầm vĩ mô toàn xã hội, liên quan đến sự phát triển chung, bền vững và dài hạn. Bởi vậy Nhà nước cần có chương trình về phát triển hạ tầng ở nông thôn. Kèm theo chương trình này là các giải pháp đầu tư của Nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn dưới hình thức đầu tư trực tiếp, kể cả vốn ODA, vốn đâu tư qua hệ thống tín dụng, ngân hàng.

doc39 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp về vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Theo vùng: Vì nguồn vốn huy động được là hết sức khó khăn, do đó cần đầu tư cho các vùng trọng điểm. Chủ yếu là các vùng: + Vùng miền núi trung du Bắc Bộ: ở đây có tiềm năng về than, du lịch, có lợi thế phát triển thuỷ điện. Với tiềm lực kinh tế này chúng ta cần phải khai thác thế mạnh của vùng, phải tập trung vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế nhiều hơn để thu hút được vốn đầu tư trong nước và ngoài nước vào các lĩnh vực kinh tế của vùng để vùng phát triển. + Vùng đồng bằng Sông Hồng: So với các vùng trong cả nước thì vùng đồng bằng Sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng phát triển nhất. Do sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp lý, có các chính sách phù hợp. + Vùng khu bốn cũ: ở đây khí hậu khắc nhiệt, nền kinh tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng nông thôn ở đây còn yếu kém, tình hình sử dụng vốn đầu tư ở đây còn phân tán, chưa tập trung. Do cơ sở hạ tầng nông thôn chưa phát triển nên nguồn vốn huy động được chưa thực sự sử dụng cho các công trình trọng đIểm và khu vực trọng đIểm... Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo vùng cần phải đi sâu xem xét để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trên đây là một số khu vực cần ưu tiên đầu tư cho nó, bởi những nơi đã phát triển rồi thì phải bảo đảm sự phát triển đó ngày càng đi lên, còn những vùng còn yếu kém khó khăn thì phải khắc phục để đưa cơ sở hạ tầng của nó đi lên cùng với các vùng khác phát triển. Nhất là công tác huy động và sử dụng vốn ở đây ngày càng đạt hiệu quả cao. Theo lĩnh vực: Về thuỷ lợi: Hàng năm nhà nước đã dành 8,1-10% vốn ngân sách cho đầu thuỷ lợi. Vốn đầu tư từ ngân sách cho thuỷ lợi năm 1990 là 299,8 triệu đồng, năm 1991 là 405 triệu đồng, năm 1992 là 581,6 triệu đồng, năm 1993 là 7860 triệu đồng( trong đó vốn đầu tư thuỷ nông là 244,4 triệu đồng năm 1990 là 354,3 triệu đồng năm 1991;438,3 triệu đồng năm 1992 và 673,7 triệu đồng năm 1993) và đến năm1994 là 1000 triệu đồng. 50% số vốn này được dùng để duy trì nâng cấp các công trình đầu mối và trục kênh chính( đối với hệ thống và cả kênh cấp hai). Tổng mức đầu tư từ ngân sách trung ương tính đến nay đã đâù tư cho các công trình thuỷ lợi là 113 tỷ đồng còn ngân sách địa phương và thuỷ lợi phí là 435 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà nước đã quyết định vay và Ngân hàng thế giới(WB) và Ngân hàng Châu á (ADB) 80 triệu đồng đầu tư cho các hệ thống ở miền Trung, 45 triệu USD cho hơn 30 dự án thuộc đồng bằng Sông Hồng. Vốn đầu tư vào hệ thống chính thức từ đầu mối đến kênh 2 là vốn của ngân sách TW, ngân sách địa phương và vốn vay trung dài hạn của các tổ chức quốc tế. Hệ thống phân phối nước vào đồng ruộng có vốn đầu tư huy động từ công của nông dân, ở hệ thống này nhà nước chỉ hộ trợ một phần. Ví dụ như ở Thanh Hoá công trình xây lát kiên cố hoá kênh mương nội đồng với tổng chiều dài hơn 98 lần, khối lượng xây xát hơn 55.000m2 tưới tiêu cho 12.200 ha, đã tiêu tốn hết 1 lượng kinh phí 17 tỷ đồng trong nhà nước hổ trợ hơn 2,7 tỷ đồng, còn lại do dân đống góp. Bằng nguồn ngân sách, nhà nước đã đầu tư 1,374 tỷ đồng năm 1996, 1,773 tỷ đồng năm 1997; 1.904 tỷ đồng năm 1998 và năm 1999 là 2.2000 tỷ đồng. Kế hoặch năm 2000 là 2,345 tỷ đồng. Nói tóm lại, đầu tư cho các công trình thuỷ lợi ở nước ta rất được nhà nước quan tâm. Vốn đầu tư các công trình này được nhà nước huy động theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Lượng vốn dành cho thuỷ lợi được nhà nước ưu tiên chiếm 50% tổng số vốn dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy vậy, lượng vốn này chưa được giải quyết, phân bố đồng đều ở tất cả các công trình và các vùng. Nhiều hệ thống công trình, nhiều vùng còn đang rất thiếu thốn để duy trì nâng cấp chất lượng công trình. Mặc dù được ưu tiên đầu tư song vốn đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi ở nước ta vẫn còn rất thấp, mức đầu tư chưa được 1000USD/ha trong khi nhu cầu phải là 3000-4000USD/ha. Bởi thế chúng ta cần phải tích cực huy động vốn để đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi một hệ thống quan trọng trong ngành nông nghiệp. Về điện khí hoá nông thôn: Theo nguồn của Tổng công ty điện lực. Việt nam những năm gần đây kết quả đầu tư đưa điện về các xã, các huyện là: năm 1995 đầu tư 173,726 tỷ đồng, năm 1996 là 465,500 tỷ đồng. Điện về nông thôn nằm trong mục tiêu công nghiệp hoá nông thôn và cũng làm nhiệm vụ kinh doanh của Tổng công ty Điện lực.vì vậy ,đưa điện về nông thôn ,thực hiện mục tiêu điện khí hoá nông thôn có nguồn vốn đầu tư đóng góp của Tổng công ty điện lực bên cạnh nguồn vốn của Ngân sách Nhà nứơc và của dân .Trong số vốn đầu tư năm 1995 thì số vốn của Tổng công ty là 77,363 tỷ đồng , chiếm 44,5% còn lại là nguồn vón ngân sách nhà nước và vốn góp của nông dân là 96,363 tỷ đồng chiếm 55,5%. Năm 1996 tương ứng là 107,33 tỷ đồng chiếm 76,5% và 33,009 tỷ đồng chiếm 23,5% năm 1997 tương ứng là 258,567 tỷ đồng chiếm 63,3% và 150 tỷ đồng chiếm 36,7%. Vốn đầu tư của nhà nước và ngành đIện chỉ đầu tư các đường dây và trạm từ 35KV trở lên và chủ yếu là phục vụ cho thuỷ lợi. Các công trình từ 6-10KV và hạ thế là do các địa phương và nhân dân đóng góp. Do điều kiện thu nhập của nhân dân còn thấp nên mức huy động vốn chỉ có hạn, đáp ứng chỉ được 20-30% yêu cầu. Vốn ngân sách nhà nước huy động đầu tư cho lĩnh vực này cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ Về giao thông: mặc dù mấy năm gần đây, đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn được ngân sách Trung ưong và ngân sách địa phương quan tâm hơn song vốn đầu tư vẫn còn ít, chưa thích đáng. Tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư để xây dựng đường nông thôn các cấp là 219,2 tỷ đồng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu vốn 511,5 tỷ đồng chiếm 70% là do dân đống góp. Qua thực tế quản lý cấp phát vốn, vốn đầu tư cho lĩnh vực này của ngân sách nhà nước chiếm một tỷ lệ không lớn chủ yếu mang tính chất hỗ trợ. Trong khi đó nguồn vốn do dân đóng góp tương đối lớn và hết sức cần thiết. Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn: 2.1 Phân loại: Nếu chỉ đánh giá thực trạng cơ sở hạ tâng nông thôn, xét trên phạm vi kết cấu hạ tầng cấp xã có 3 loại: Loại 1: Là loại gồm các xã đã hình thành được bộ khung kết cấu hạ tầng ở mức khá, đường xá bảo đãm ôtô vào đến trung tâm xã và các thôn xóm. Công trình thuỷ lợi đã được giải quyết về cơ bản trên 60% số hộ được dùng điện, trên 30% số hộ được dùng nước sạch. Tổng thể các trường học, trạm y tế, nhà ở và các công trình công cộng đều đáp ứng các yêu cầu của dân cư. Loại 2: Là loại trung bình gồm các xã có kết cấu hạ tầng phát triển ở mức chưa hình thành được đồng bộ với chất lượng khá như ở đoạn 1. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch khoảng 25%, thuỷ lợi hoá mới giải quyết ở mức trung bình, tỷ lệ số hộ dùng điện khoảng 50%, số phòng học đạt chương trình cấp 4 trở lên mới khoảng 70%, có trạm ytế nhưng chất lượng còn thấp, tỷ lệ nhà kiên cố khoảng 50%. Loại 3: Là loại kém gồm các xã có kết cấu hạ tầng kém phát triển. ở đó không có đường ôtô vào được trung tâm xã hoặc có nhưng chỉ vào được vào mùa khô, chưa có điện hoặc có điện dưới 30% số hộ. Công trình thuỷ lợi ít ỏi hoặc chưa có. Nước sinh hoạt chưa đãm bảo vệ sinh, số phòng học nhà tranh trên 50%. Trạm y tế đơn sơ hoặc chưa có, nhà ở tạm bợ trên 70% số hộ. Trên đây là đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn được xét trên phạm vi kết cấu hạ tầng cấp xã và được phân ra 3 loại. Từ đó chúng ta cần phải tăng cường, huy động vốn đầu tư cho từng loại phù hợp, đưa cơ sở hạ tầng đi lên, tạo tiền đề cho các ngành khác phát triển. 2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn ở Việt Nam hiện nay: Từ khi thực hiện nghị quyết 10 của Bộ chính trị, tiếp đó ta đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đả có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, sự kém phát triển của nhiều vùng nông thôn hiện nay là vấn đề cấp bách đòi hỏi sự quan tâm đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước. Theo số liệu của Uỷ ban dân tộc và miền núi, hiện nay cả nước có 1.700 xã đặc biệt khó khăn, trong đó 1.160 xã(chiếm 11% tổng số xã) thiếu hạ tầng cơ sở như đường giao thông đến xã, điện thắp sáng, nước sinh hoạt, trường tiểu học, cho xã hoặc liên xã, trạm y tế. Trong số hơn 10.000 xã trên toàn quốc, có trên 473 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm xã, 591 xã thiếu trường học( trong đó có 29 xã chưa có trường cấp I), 455 xã chưa có trạm y tế, 941 xã chưa có điện thắp sáng, 546 xã có 50% số dân thiếu nước sạch sinh hoạt, 760 xã chưa có chợ hoặc chợ liên xã. Đảng và nhà nước xem chương trình xoá đói giảm ngèo là chương trình kinh tế – xã hội quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn, gắn xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế. Muốn giảm đói nghèo, giải pháp chủ yếu là tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Những vấn đề nổi cộm về hạ tầng nông thôn hiện nay là : - Đường giao thông - Điện thắp sáng và sản xuất -Trạm y tế - Trường học Ngoài ra việc giải quyết nước sinh hoạt trong chiến lược khai thác và sử dụng tốt tài nguyên nước, vấn đề xây dựng hệ thống thuỷ lợi hợp lý, xây dựng các cụm trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội cũng đang được quan tâm trong xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông thôn. Theo kết quả sơ bộ của cuộc tổng điều tra, đến thời điểm 1.10.2001, các yếu tố của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn cả nước đều phát triển theo chiều hướng tích cực. Điện khí hoá: đIện khí hoá nông thôn có bước phát triển nhanh và khá toàn diện. Cả nước có 7.712 xã có điện, chiếm tỷ lệ 86,2%, trong đó có năm 1994 chỉ có 5,309 xã có đIện chiếm tỷ lệ 60,4%. Như vậy sau 7 năm qua, cả nước đã tăng thêm 2.403 xã có đIện, tốc độ tăng 45,3%. Các vùng có tốc độ tăng cao là miền núi Bắc bộ. Tây nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long(Tây nguyên +185%;Tây bắc +162%; Đông bắc +69% và ĐBSCL +59%). Số thôn có điện 62.227, chiếm tỷ lệ 77,3%, tăng 26.509 thông với năm 1994(năm 1994 có 74,2% số thôn có đIện); số hộ nông thôn dùng điện là 10.424.723 hộ, chiếm tỷ lệ 79,3%, tăng 43,3 van hộ( năm 1994 là 71,0%) so với năm 1994. Như vậy cho đến nay cả nước có 3 vùng cơ bản hoàn thành điện khí hoá nông thôn và tỷ lệ xã có diện trên 95% là đồng bằng sông Hồng 99,8%, đồng băng sông Cửu Long 98,7% và Đông Nam bộ là 97,5%; 26 tỉnh có tỷ lệ 100% có điện là 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng( trừ HảI Phòng), Hà Tĩnh, Khánh Hoà, TP>HCM, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sốc Trăng và Bạc Liêu. Giá bán đIện nông thôn bình quân cả nước là 693đ/kwh, giảm 63đ/kwh so với năm 1994, nguyên nhân chủ yếu là nhà nước cải tiến cơ chế quản lý nông thôn từ chính quyền sang ngành điện. Đến nay vùng có giá bán điện thấp nhất là Đông Nam bộ 608đ/kwh, cao nhất là Bắc Trung bộ 780đ/kwh. Tồn tại lớn nhất của vấn đề này là vẫn còn gần 1.238 xã( 14%); 18.317 thôn( 22,7%) và 2.722.976( 20,7%) chưa có điện. ở 3 vùng miền núi phía Bắc Tây nguyên tỷ lệ hộ dùng điện mới đạt 50%. Giá điện nông thôn tuy đã giảm so với năm 1994 nhưng vẫn cao hơn giá đIện thành thị 38%. Trong nông thôn, vung nghèo có thu nhập thấp như Bắc Trung bộ, giá điện lại cao nhất, còn vùng Đông Nam bộ có thu nhập cao giá điện lại thấp nhất. Đó là một nghịch lý cần xem xét và xử lý. Đường giao thông Sau điện đường giao thông nông thôn cũng là một yếu tố quan trọng của kết cấu hạ tầng được nhà nước quan tâm và đầu tư trong những năm qua. Kết quả là đến nay cả nước có 8.461 xã (94,5% có đường ôtô đến UBND xã. So với năm 1994, số xã có đường ôtô tăng 731 xã (+9,5%). Các vùng có tỷ lệ cao là đồng bằng sông Hồng 99.9%. Đông Nam bộ 99,7%, Tây nguyên 97,8%, Đông bắc 97,2%. Vùng có tỷ lệ đường thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long 78,1%. Cả nước có 23 tỉnh, thành phố có 100% số có đường ôtô đến UBND xã, trong đó đồng bằng sông Hồng 10/11 tỉnh, Đông Nam bộ 6/8 tỉnh. Đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long số xã có đường ôtô tăng từ 755 xã lên 958 xã, nên số xã có đường ô tô tăng từ 65,7% lên 78,1% trong 7 năm, trở thành vùng có tốc độ tăng nhanh nhất cả nước về đường giao thông nông thôn. Chất lượng đường giao thông nông thôn tuy còn thấp song đã có tiến bộ so với trước. Đến nay cả nước có 1.427 xã( 16%) có đường liên thôn được nhựa hoá hoặc bê tông hoá trên 50%, trong đó vùng khá nhất là đồng bằng sông Hồng ( Hà Tây 23%, riêng huyện Thạch Nhất 52,6%; Ninh Bình 30%, trong đó Hoa Lư 56%, Yên Khánh 68,4%). Các tỉnh Bắc Trung Bộ, tuy là vùng nghèo, thiên tai bảo lụt thường xuyên xảy ra, song hệ thống đường giao thông nông thôn đã phủ kín 96,5% số xã, trong đó Hà Tĩnh 98,8%, Thừa Thiên Huế 98,4%, Thanh Hoá 97,8%. Chất lượng đường giao thông thôn, xóm được nâng cấp: tỷ lệ đường liên thôn được nhựa hoá và bê tông hoá trên 50%, đạt tỷ lệ 18% số xã, trong đó Thừa Thiên Huế 19%, riêng huyện Hương Trà 26,7%. Đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc tỷ lệ xã có đường ôtô từ 82,6% năm 1994, đến nay tăng lên 97,2%, trong đó có 4 tỉnh đạt 100% là Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, 3 tỉnh đạt trên 99% là Lạng Sơn, Bắc Giang và Hoà Bình. Trường học và y tế. Hệ thống trường học ở nông thôn phát triển toàn diện. Đến nay 99,9% số xã có trường học; 8,7% số xã có trường trung học phổ thông và 85,6% số xã có lớp mẫu giáo, đạt cao hơn năm 1994(99,8%; 76,6%; 7% và 76,8%, trong đó miền núi Đông bắc từ 64,7% lên 79,7%, Tây nguyên từ 50,3% lên 78,4%, và đồng băng sông Cửu Long từ 74,9% lên 80,5%. Đến nay cả nước đã có 782 xã có trường phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ 8,7%, trong đó có 6 tỉnh, thành phố đạt trên 15% là Hà Nội 15,3%, TP.HCM 21,4%, An Giang 18,6%, Tuyên Quang 15,3%, Bình Dương 16,7%. Cùng với việc mở rộng các trường phổ thông, nhiều vùng và địa phương đã quan tâm phát triển và mở rộng các lớp mẫu giáo ở khu vực nông thôn. Năm 2001 cả nước có 7.665 xã, chiếm tỷ lệ 85,6% số xã có lớp mẫu giáo so vơí 6.813 lớp và 76,3% năm 1994. Hệ thống trường phổ thông và mẫu giáo phát triển rộng khắc từ đồng bằng tới miền núi, hải đảo đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút trẻ em trong độ tuổi ở khu vực nông thôn đến trường. Trong lĩnh vực y tế, thực hiện chủ trương đưa bác sỹ và cán bộ y tế tăng cường cho tuyến xã, hệ thống trạm y tế xã được cũng cố và hoàn thiện. Đến nay cả nước có 8.863 xã có trạm y tế, chiếm tỷ lệ 99%, tăng 6% so vơí năm 1994; có 2/8 vùng đạt 100% xã có trạm y tế là đồng bằng sông Hồng và Tây bắc, hai vùng đạt tỷ lệ thấp nhất là Đông bắc 92,7% và Tây nguyên 93,7%. Thông tin liên lạc và cơ sở văn hoá Hệ thống thông tin liên lạc khu vực nông thôn được Nhà nước đầu tư hổ trợ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, điểm bưu điện văn hoá xã - một mô hình thông tin, văn hoá nông thôn mới hình thành trong những năm đổi mới đến nay đã mở rộng khắp 61 tỉnh, thành phố trên địa bàn 4.902 xã, chiếm 54,8% số xã trên cả nước, trong đó cao nhất là đồng bằng sông Hồng 70%, Bắc Trung bộ 61,3%, Nam Trung bộ 55,2% và đồng bằng sông Cửu Long 50,2%, thấp nhất là Tây băc 36,6%. Cả nước có 7.503 có máy đIện thoại, chiếm tỷ lệ 83,8%, trong đó cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long 99,7%, Đông Nam bộ 97%, đồng băng Nam bộ 98,6%, Nam trung bộ 88,5% và thấp nhất là 2 vùng miền núi phía bắc; Tây bắc 61,9% và Đông bắc 67,9%. Hệ thống điện thoại không chỉ đến trung tâm xã mà đã toả đến các hộ nông dân đáp ứng nhu cầu sản xuất sinh hoạt ngày càng tăng của dân cư nông thôn. Đến năm 2001, cả nước có 704,4 ngìn hộ nông dân có máy điện thoại, gấp 30 lần năm 1994( 38,6%). Đáng chú ý là những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển như đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ là những địa phương có nhiều xã và hộ sử dụng đIện thoại. Hệ thống loa truyền thanh trong thôn xóm đã được mở rộng và nâng cấp; năm 1994, cả nước chỉ có 3.395 xã có loa truyền thanh, chiếm tỷ lệ 38,5% tổng số xã thì nay đã có 5.091 xã chiếm tỷ lệ 57%. Nhiều xã đã có hệ thống loa truyền thanh đến các hộ gia đình nông dân góp phần tích cực vào việc tuyên truyền các chủ trương ,chính sách của Đảng và Nhà nước và phổ biến kiến thức khuyến nông đến người sản xuất. Hệ thống cơ sở văn hoá ở nông thôn được hoàn thiện. Đến nay cả nước có 1.252 xã có nhà văn hoá, chiếm tỷ lệ 14%. 624 xã có thư viện chiếm 7%. Trong đó cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng 26% và 10,7%, Đông Nam bộ 20,4% và 12%, Bắc Trung bộ 17,4% và 6,4%. Tuy số lượng xã có nhà văn hoá và thư viện chưa nhiều, nhưng điều quan trọng là những cơ sở này đang có xu hướng hồi phục và đi vào hoạt động thực tế nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần của dân cư nông thôn. Mạng lưới chợ Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo cơ chế thị trường, lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính đã tạo tiền đề và đIều kiện để phát triển mạng lưới chợ nông thôn. Đến nay cả nước có 5.101 xã có chợ, chiếm tỷ lệ 57%, bình quân gần 2 xã có một chợ. Tỷ lệ này cao hơn năm 1994(54,9%), chủ yếu tăng ở hai xã Tây nguyên từ 147 lên 203 chợ và miền núi phía Bắc từ 996 chợ lên 1.090 chợ trong 7 năm tương ứng. Những chợ có tỷ lệ chợ cao là đồng bằng sông Cửu Long 72,1%; Đông Nam bộ 70,25 và đồng bằng sông Hồng. Đó cũng là những vùng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch mạnh theo hướng hàng hoá. Vùng ít chợ nông thôn nhất là Tây bắc 27,8%; Tây nguyên 40,2% và đông bắc 43,8%. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng chợ nông thôn cũng được nâng cấp, tỷ lệ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố tăng lên, chợ tạm giảm xuống. Cơ cấu mặt hàng ở chợ nông thôn nói chung đã chuyển biến theo hướng đa dạng và tăng các loại hàng hoá tiêu dùng và vật tư nông nghiệp, giảm tỷ trọng các mặt hàng nông sản mang tính tự cấp tự túc. ở nhiều vùng, chợ gắn với các trung tâm cụm xã, với các điểm bưu điện văn hóa xã nên ngoài chức năng trao đổi hàng hoá, còn có tác dụng nâng cao trình độ dân trí, cung cấp thông tin thị trường cho bà con nông dân. Những tiến bộ và khởi sắc về kết cấu hạ tầng nông thôn trên đây khẳng định: sau 15 năm đổi mới, bộ mặt nông thôn nước ta đã thực sự khởi sắc toàn diện theo hướng đi dần đến trình độ văn minh hiện đại. Nhà nước cho khu vực nông thôn nông nghiệp nói chung và xây dựng kết cấu hạ tầng nói riêng nhằm thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tồn tại Tuy nhiên bên cạnh thành tích và tiến bộ, kết cấu hạ tầng nông thôn nói lên một số vấn đề cần quan tâm. Các vùng miền núi phía Bắc và Tây nguyên kết cấu hạ tầng còn kém xa so với cả nước. Cho tới nay vùng Tây bắc vẫn còn 47% số xã và 57,8 số thôn, 50% số hộ nông dân chưa có điện. Trong đó kém nhất là Lai Châu: 72%; 80% và 77,5%; vùng Tây nguyên tuy khá hơn nhưng vẫn còn 24% số xã, 42% số thôn và 48,2% số hộ chưa có điện. Đaklak là tỉnh có vùng nông thôn rộng lớn, đông dân cư, là vùng có nhiều tiềm năng nông nghiệp hàng hoá, vùng trọng điểm số một của cả nước về trồng cà fê, nhưng đến nay vẫn còn 52% số thôn bản và 45,4% số hộ nông thôn chưa có điện. Giá điện nông thôn tuy có giảm so với năm 1994 nhưng vẫn cao hơn giá điện thành thị 38%, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long 742đ/kw.h, Bắc Trung bộ 780đ, Đông Bắc 707đ, Nam Trung bộ 702đ/kwh. Đường giao thông nông thôn cũng trong tình trạng tương tự, các vùng miền núi và đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ số xã có đường ôtô thấp so với yêu cầu: Tây bắc 88,8%, ĐBSCL 78,1%, chất lượng đường còn kém, tỷ lệ đường liên thông được nhựa hoá còn thấp. Hệ thống trường học, trạm y tế và các cơ sở hạ tầng khác ở nông thôn phát triển chưa đều và nói chung chất lượng còn thấp của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn là tồn tại lớn nhất và phổ biến nhất ở các vùng và các địa phương trong cả nước. Vì vậy giải pháp cho vấn đề này những năm tới Nhà nước cần điều chỉnh ưu tiên cho những vùng sản xuất hàng hoá, vùng có tiềm năng và cả những vùng nghèo, nhất là vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, kháng chiến... 3. Đánh giá chung thực trạng sử dụng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn. Việc tăng cường huy động vốn cho cơ sở hạ tầng nông thôn là việc cấp thiết, rất quan trọng. Nhưng khi huy động được nguồn vốn đầu tư cho nó, thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đó còn quan trọng hơn nhiều. Việc sử dụng vốn đầu tư đã có nhiều ưu điểm nhưng không ít nhược điểm: Ưu điểm: Nhìn một cách tổng quát thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn nước ta hiện nay, mặc dù Nhà nước giảm đầu tư ngân sách vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sự tăng lên tương ứng của tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tâng trong quy mô đầu tiên của Nhà nước nhưng tỷ lệ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp và không hợp lý trong khi vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị cao hơn rất nhiều. Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn đã dành tới 70% tổng số vốn cho giao thông, thuỷ lợi nông thôn, trong đó thuỷ lợi được ưu tiên đầu tư tới 50%. Do đó vốn để điện khí hoá nông thôn bị hạn chế rất nhiều. Hệ thống giao thông nông thôn đáp ứng được trên 50% nhu cầu hiện tại về vận chuyển nông sản hàng hoá. Cả nước hiện có 158.180 km đường bộ, trong đó 31.264km đường huyện, 91.216 đường xã ôtô đi được và 35.700 km đường sông, kênh mương. Chất lượng đường giao thông rất yếu kém, có 4,5% đường được rãi nhựa, 17,3% rải đá dăm. Hệ thống thuỷ lợi ở nông thôn được Nhà nước quan tâm ngay từ những ngày đầu Miền Bắc được giải phóng. Tổng vốn đầu tư của Nhà nước cho khu vực này theo giá hiện hành khoảng 18.500 tỷ đồng. Nhược điểm: + Tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn thấp và giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách của nước ta trên 18% thời kỳ 1984-1985 và 11% năm 1995. + Vốn đầu tư ít, tỷ trọng thấp lại đầu tư phân tán, dân đều không tập trung cho các vùng trọng điểm và công trình trọng điểm của sản xuất hàng hoá. Vốn đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ thấp lại không tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. + Công tác dự báo phát triển còn yếu, thiếu thông tin trong và ngoài nước dẫn đến kết quả đầu tư kém hiệu qủa. + Bố trí vốn đầu tư quá phân tán làm lu mờ mục tiêu chiến lược, bình quân mức vốn bố trí cho các công trình dự án qúa thấp. Ngân sách Nhà nước hầu như chỉ đáp ứng được trên 10% so với tổng mức đầu tư được dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, gây ứ động và lảng phí vốn. + Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, được phân bổ chưa cân đối giữa các vùng, có vùng được chú trọng phát triển nhưng có vùng lại không được quan tâm để khai thác có tiềm năng của vùng. Vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt song ngược lại vùng miền núi trung du Bắc bộ và vùng Tây nguyên cơ sở hạ tầng còn rất yếu kém. - Nguyên nhân: + Cơ cấu sản xuất kém hiệu quả: quy mô sản xuất nhỏ, phân bố phân tán, sử dụng không hết công suất, năng suất thấp, chất lượng thấp, chi phí cao đưa đến kết quả không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường. + Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn đã ít lại đầu tư phân tán dàn trải, không tập trung vào công trình trọng tâm, vùng trọng điểm, hiệu quả đầu tư thấp gây thất thoát lãng phí. + Cơ chế quản lý lưu thông tiền tệ chưa hợp lý trước nhu cầu vừa đảm bảo duy trì ổn định kinh tế, vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững. Hệ thống các ngân hàng chưa được tạo sự an toàn tin cậy, chưa có mức sinh lời chấp nhận được, phương thức thanh toán rườm rà, không thuận tiện và linh hoạt với khả năng rút vốn bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu khi họ cần. + Hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đặc biệt là các tổ chức chuyên kinh doanh vốn dài hạn hầu như chưa có, thị trường chứng khoán mới đang ở bước chuẩn bị. + Bên cạnh đó luật khuyến khích đầu tư trong nước còn hạn chế, chưa thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân, luật đầu tư nước ngoài chưa thông thoáng khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại chưa dám đầu tư. Trên đây là đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư để đưa ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của việc sử dụng vốn đầu tư để đưa ra những giải pháp về vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam ngày một hoàn thiện hơn. Chương 3: một số giảI pháp về vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21 I.quan đIểm , phương hướng đầu tư và huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn việt nam 1.Quan điểm đầu tư và huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Để phát huy được vai trò, vị trí của kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từng bước đi lên sản xuất hàng hoá theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là cần phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo một chiến lược khoa học. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra để thực hiện thành công công nghiệp hoá nông thôn chúng ta cần phải tăng cường đầu tư vốn đầu tư nông nghiệp- nông thôn trong đó vốn dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm phần lớn. Cơ sở hạ tầng nông thôn có vai trò vô cùng to lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của công nghiệp và kinh tế nông thôn. Bởi vậy, tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là yêu cầu cấp thiết đặc biệt đối với công tác huy động vốn đầu tư phát triển các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện lưới nông thôn. Công tác này đòi hỏi tăng cường và huy động vốn theo các quan điểm chủ yếu: Đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước chỉ nên tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, điện lưới, đường giao thông, trạm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu thực nghiệm... Nguồn vốn đầu tư trong nước là nguồn chủ yếu, trong đó là nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, nhưng bên cạnh đó phải coi trọng nguồn vốn đống góp sức người sức của của nhân dân. Phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tận dụng nguồn vốn nước ngoài( đặc biệt là nguồn vốn ODA) Cơ sở hạ tầng nông thôn vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài cho nên cần tăng cường cần tăng cường và huy động để phát triển nó. Phát kết hợp tăng trưởng kinh tế với xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế tăng lên. Cần đa dạng hoá các hình thức huy động, phương thức thanh toán gọn nhẹ, có thể rút tiền bất cứ lúc nào đối với hệ thống ngân hàng. 2. Phương hướng đầu tư và huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam Phương hướng chung Để đưa ra được một phương hướng chung đầu tư và huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam Đảng và Nhà nước ta cần cân đối lại ngân sách, bố trị lại cơ cấu đầu tư hợp lý cho nông nghiệp, ít nhất chiếm tỷ lệ 20% tổng số vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đối với các doanh nghiệp làm chức năng dịch vụ thuỷ nông, bảo vệ thực vật, giống cây, còn Nhà nước nên dành phần vốn thích đáng cho việc phát triển cơ sơ vật chất kỹ thuật và dịch vụ. Có chính sách thuỷ lợi phí cho từng vùng, từng địa phương. Thuỷ lợi phí cần bảo đảm cơ cấu giá thành giá thu đầy đủ, tưới tiêu và có chế độ thưởng phạt lớn, thu hồi vốn lâu, vốn địa phương( xã, hợp tác xã) và nhân dân đống góp theo hình thức thích hợp của tầng địa phương( góp công, tiền, hiện vật...). Có chế độ khuyến khích các hình thức đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn như BOT( xây dựng, vận hành, chuyển giao). Phối hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các ngành nông nghiệp, điện, giao thông, thuỷ lợi... trong việc xây dựng vận hành các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Có chính sách thích hợp và giá cả hợp lý đối với hợp tác xã hoặc hộ nông dân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, điện, giao thông nông thôn... Huy động các nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm : Vốn ngân sách của Nhà nước( trung ương và địa phương); vốn tín dụng của Nhà nước( chủ yếu là dài hạn và trung hạn); vốn tín dụng ngân hàng; vốn các doanh nghiệp trong và ngoài nước; vốn của nhân dân( ngày công, tiền, hiện vật...); vốn tài trợ nhân đạo, các nhà hảo tâm. Phương hướng chung đó nhà nhằm đầu tư cho nông nghiệp nông thôn bằng nhiều nguồn vốn thích hợp, không có vốn sẻ không thể hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Vốn là yếu tố quan trọng, mở đường khai phá, là yếu tố tạo lực, tạo điều kiện và cũng là công cụ tất yếu để thực hiện các mục tiêu cho nông nghiệp nông thôn. Để tạo ra sự phát triển hài hoà tiến tới đồng đều giữa các vùng, yếu tố quan trọng hàng đầu là quy hoạch bố trí xây dựng từng bước một hệ thống kết cấu hạ tầng trong đó bộ khung cơ bản là mạng lưới giao thông đường bộ kết hợp với đường thuỷ, đường sắt, cảng biển; phân bố hợp lý toả rộng trên các vùng lớn và kết nối với nhau tạo thành mạng lưới giao thông nông thôn và miền núi nối mạng với thành phố lớn, đồng thời mở rộng đầu mối giao lưu quốc tế. Muốn như thế phải tăng cường đầu tư vốn cho cơ sở hạ tầng. Phương hướng trong những năm tới. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu về giao thông vận tải, cung cấp năng lượng, cấp nước sạch cho dịch vụ, du lịch, sản xuất cải thiện và nâng cao điều kiện sinh hoạt của nhân nông thôn đảm bảo tiện nghi về: Giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc nhanh chóng, cung cấp điện nước cho hầu hết các hộ nông dân. Có đủ các công trình thuỷ lợi: Trường học, trạm y tế, công trình văn hoá thể thao, nhà ở...Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá. Phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng ở các xã đạt trình đôn: Giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hoá, giao lưu kinh tế...Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại. Xuất phát từ quan điểm, mục tiêu của nó đòi hỏi phải có chính sách phát triển phù hợp, cân đối giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi để đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước được phân bố cân bằng hợp lý, đồng thời tạo điều kiện để các vùng kém phát triển vươn lên và hoà nhập với nền kinh tế cả nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng trong những năm tới có hàng loạt mục tiêu quan trọng phụ thuộc vào vốn: + Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn này phải đạt mức 10-12% + Để tăng trưởng kinh tế đạt 10-12% thì cần lượng vốn khoảng 28-32%GDP + Sản xuất nông nghiệp tăng 4,5-5%. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trong thời gian tới đã được Nhà nước xác định là tập trung đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải, phát triển giáo dục, y tế và đô thị hoá vùng nông thôn. + Thuỷ lợi: Đảm bảo năng lực tưới cho 8,5 triệu ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp. + Giao thông: Ưu tiên đầu tư đến 5 huyện lỵ và 500 trung tâm xã chưa có đường ôtô, 50% tuyến đường giao thông nông thôn được rải nhựa. + Năng lượng: 100% số xã và số hộ vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc bộ được dùng điện các vùng khác 70-80% số hộ. + Giáo dục: 97% số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết. + Y tế: 100% số xã có trạm y tế, nâng cấp 60% số trạm y tế hiện có. Tuy nhiên nếu không có những giải pháp mạnh mẻ và đồng bộ để giải quyết hai vấn đề chủ yếu là vốn, cơ chế và chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn thì không thể đạt được các mục tiêu đề ra. II. Lập kế hoạch nhu cầu và khả năng cung ứng vốn đầu tư cho sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: 1. Kế hoạch nhu cầu vốn đầu tư: Một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố vốn. Có vốn chúng ta mới xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, duy tư bảo dưỡng thường xuyên được các công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình đIện lưới nông thôn, giáo dục y tế. Để thực hiện công cuộc công nghiệp công nghiệp hoá nông thôn cần lập kế hoạch vốn cho cơ sở hạ tầng nông thôn như sau: Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước: Khoảng 12-15% vốn đầu tư của ngân sách, trong đó 70% cho công trình giao thông, thuỷ lợi, điện lưới quốc gia nông thôn. Lượng vốn này đáp ứng được 30% nhu cầu vốn cần huy động để phát triển các loại công trình đó. Nguồn vốn đầu tư của bản thân nông thôn: 50% tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn. Vốn đầu tư nước ngoài: 10% lượng vốn cần thiết của 3 loại công trình trên. Nguồn vốn của người dân thành thị và nguồn vốn của kiều bào nước ngoài huy động càng nhiều càng tốt. Đây là kế hoạch nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cần phải cố gắng đạt được. Khả năng cung ứng vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Nước ta là nước đang phát triển, nên khó khăn về mọi mặt. Do đó khả năng cung ứng vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn có hạn, chính vì thế mà chính phủ luôn đưa ra các chính sách về huy động vốn nhằm đầu tư cho các công trình trọng điểm, khu vực trọng điểm. Đặc biệt là huy động vốn từ nước ngoài. Tuy nhiên khả năng cung ứng vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn không phải là qúa hạn chế mà nó đã đạt được những hiệu quả nhất định. Đảng và Nhà nước ta đã tạo các đIều kiện hết sức cần thiết cho công tác huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng . Đến năm 2000 đã cung ứng được 31-31,5%GDP cho đầu tư cơ sở hạ tầng của toàn xã hội và khả năng có thể cao hơn nữa trong những năm tới. Nguồn vốn Nhà nước chiếm 40,5%, nhưng lại có chiều hướng giảm đi. Nói chung khả năng cung ứng vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nước ta còn hạn chế. Cần phải phát triển các ngành nghề ở nông thôn để thu hút được vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Có nhiều nguồn có khả năng có khả năng cung ứng nhưng họ chưa đặt niềm tin vào nông thôn, hơn nữa các cơ sở hạ tầng ở đây còn quá kém. III. các giảI pháp nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21 CảI tiến chính sách tạo nguồn vốn: Nguồn vốn huy động để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tuy không đa dạng như nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh song đến nay nguồn vốn này cũng đã thu hút được nhiều đối tượng có vốn đâù tư và có cơ cấu nguồn vốn cũng đã thay đổi. Thay vì trước kia chỉ có vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này, bây giờ lĩnh vực này đã thu hút được vốn của xã, vốn của các hộ nông dân, vốn đâù tư nước ngoàI và tuy nhiên vốn ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn vốn cơ bản còn nguồn vốn dân cư là nguồn vốn quan trọng. Trong những năm tới để huy động được các nguồn vốn trên, Nhà nước cần có chính sách kinh tế thích hợp, nhất là các chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách ruộng đất, trợ giá nông sản, xuất khẩu gạo, khoa học kỹ thuật khuyến nông, xoá đói giảm nghèo. Đối với chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp Nhà nước cần phải giảm và miển thuế này cho nhân dân. Nhân nhân được miển giảm vừa có điều kiện nâng cao mức sống, vừa hạn chế được dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị vừa có điều kiện nâng mức tỷ lệ để dành của hộ nông dân dẫn đến đầu tư của hộ nông dân cho cơ sở hạ tầng tăng. Với chính sách trợ giá nông sản, xuất khẩu gạo khuyến nông, khoa học kỹ thuật sẽ làm cho thị trường nông thôn được mở rộng thu hút được lao động, các ngành nghề phi nông nghiệp tăng, giảm khối lượng thời gian nhàn rỗi của nhân dân, kinh tế nông thôn tăng, mức thu nhập của các hộ gia đình tăng, tỷ lệ để dành cho đầu tư tăng. Mặt khác, thực tế tăng trưởng nhanh nhất ban đầu lại từ yếu tố giảm tỷ lệ nghèo bằng các biện pháp tài chính như vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm các loại thuế sẽ làm tăng độ đồng đều trong sản xuất nông nghiệp và phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Bên cạnh đó sẽ tạo được việc làm để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nghèo. Ngoài ra với chính sách khai hoang, xây dựng các khu kinh tế mới, Nhà nước đầu tư khai thác đất mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó chuyển giao cho nông dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp. Chính sách này vừa tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nhân dân nghèo vừa phân bố lại dân cư và lao động trên các ngành lãnh thổ, rút ngắn khoảng cách về thu nhập, đời sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư nhằm tạo đIều kiện thu hút vốn đầu tư. 2. Cải tiến cơ chế huy động vốn. Huy động vốn phải dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn cung ứng của từng lĩnh vực cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Đảm bảo thực hiện các công tác kế hoạch hoá và điều hành công tác huy động vốn theo tháng, quý trên cơ sở chỉ tiêu cần đáp ứng. Đối vớivốn ngân sách trung ương và địa phương trích 45% thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại địa phương xây dựng và phát triển nông thôn . Cùng với 5-10% thuỷ lợi phí thu được trong năm. Với các công trình lớn Nhà nước cần phải huy động vốn thông qua nhiều công cụ huy động khác nhau song các công cụ nay phải đảm bảo một cách hợp lí giữa các nhà đầu tư về thời hạn , lãi suất, phương thúc thanh toán , giao dịch ,trao đổi về loại tiền huy động .Ngân sách nhà nước cần phải cắt giảm vốn đầu tư cho sản xuất vốn kinh doanh để tăng tương ứngvốn đầu tư cho cở sở hạ tầng.Mặt khác, phải khai thác triệt để mọi nguồn thu của ngân sách nhà nước cải tiến hệ thống thuế. Đây là nguồn vốn cơ bản để phát triển hạ tầng. Đối với vốn đóng góp của nhân dân chúng ta huy đông cả đóng góp bằng tiền hay bằng sức lao động cũng như đóng góp bằng hiện vật như vật liệu xây dựng. Huy động vốn của dân cư là huy động có tính lâu dài. Vì thế trong cơ chế huy động vốn trong dân cư phải tạo điều kiện cho dân có thu nhập cao thông qua các chính sách kinh tế nông nghiệp đối với nông thôn như: Chính sách cho vay vốn ưu đãi, chính sách thuế, trợ giá nông sản. Trong những năm tới, chúng ta phải tập trung vốn hổ trợ ODA và vốn của các tổ chức tài chính thế giới vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại phải tập trung ưu tiên phát triển, cho các vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số ít người, vùng miền núi trung du. Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta cần khuyến khích đầu tư hạ tầng theo các hình thức: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao; hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh( BTO); Hợp đồng xây dựng – chuyển giao(BT). Trong các hình thức BTO,BOT,BT, chúng ta khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài với hình thức BT. Hình thức BT đem lại lợi ích cho hai bên đối tác trong lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. với hình thức này, bên phía nhà đầu tư sau khi xây dựng xong công trình theo hợp đồng họ sẽ tạo điều kiện ưu đãi chuyển sang thực hiện dự án khác khu vực quanh công trình đã chuyển giao, bên phía Nhà nước vừa nghiệm thu công trình chuyển giao cũng cố phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đưa được lợi ích từ dự án bên phía đầu tư được chuyển sang, trong những năm tới hình thức BT chắc chắn thu hút không chỉ với các nhà đầu tư nước ngoài mà hình thức này còn thu hút được cả các nhà đầu tư trong nước. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng góp phần không nhỏ trong việc thực hiện huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong những năm tới việc mở rộng quy mô, nâng cao năng lực của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là một yêu cầu cần thiết. Tóm lại: Cần phải cải tiến cơ chế huy động vốn coi nguồn vốn ngân sách Nhà nước là cơ bản, nguồn vốn đóng góp của dân chúng là quan trọng. Trong cơ chế huy động vốn cần phải đa dạng hoá các công cụ huy động, khuyến khích hình thức đầu tư BT, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng một tỉ lệ lãi suất sinh hoạt hợp lý. 3.Cải tiến cơ chế hoàn vốn. Mục tiêu hoàn vốn là để có vốn tái đầu tư sản xuất. Vì thế cơ chế hoàn vốn được tính toán phù hợp với điều kiện từng vùng. Chúng ta phải xác định một quý sử dụng mà người hưởng lợi từ công trình phải trả sao cho thời gian thu hồi không quá lâu, phí thu hồi được đầy đủ, hấp dẫn được các nhà đầu tư mà lại phù hợp với thu nhập của người sử dụng, người dân vừa trả được phí sử dụng cải thiện được đời sống, mức phí sẻ không gây ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập. Hiện nay, phí giao thông thuỷ lợi còn cao so với mức thu nhập của nông dân, đặc biệt giá điện ở tình trạng rất cao nhất là vùng sâu, vùng xa. Vì vậy cần có những chính sách bình đẳng về giá điện cho nông thôn, cố gắng giảm phí thuỷ lợi, giao thông tới mức có thể so với mức hiện nay. Những khoản tiền thu từ phí sử dụng, công trình CSHT sẻ có tác dụng tăng thêm nguồn thu cho quỷ xây dựng để đầu tư trở lại nâng cấp sửa chữa với các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và cũng là để hạn chế bớt hiện tượng tiêu dùng qua mức không cần thiết. Phí sử dụng cần được thu qua hai cách là: Đối với các công trình cơ sở hạ tâng có chi phí giao dịch thấp nên thu lệ phí đối với người sử dụng khi mổi lần sử dụng. Đối với các công trình cơ sở hạ tầng có chi phí quá tốn kém nên thu phí thông qua đánh thuế sử dụng các công trình. 4.Cải tiến cơ chế xác định lãi suất. Theo nguồn tạp chí tài chính tiền tệ xác định: Thông thường ở các nước lãi suất vay dài hạn cao hơn lãi suất vay trung hạn, lãi suất vay trung hạn cao hơn lãi suất vay ngắn hạn, lãi suất vay trung hạn phải cao hơn mức lợi tức bình quân đầu tư một ngành kinh tế lựa chọn cụ thể. P1>Pm> Ps>Pa. Trong đó: P1: Lãi suất cho vay dài hạn. Pm: Lãi suất cho vay trung hạn. Ps: Lãi suất cho vay ngắn hạn. Pa: tỉ lệ lợi tức bình quân của một ngành lựa chọn. Sở dĩ Ps phải cao hơn Pa bởi vì nếu đầu tư vào ngành đó thì thu được tỉ lệ lợi tức bằng Pa nhưng trong điều kiện còn lạm phát thì phải cộng thêm cả phần rủi ro do sức mua của đồng tiền giảm. Có thể sử dụng lãi suất cố định cho cả kỳ hạn. lãi suất thay đổi hàng năm hay mức lãi suất chỉ đạo để tổ chức đấu thầu. Có thể sử dụng các hình thức quy định mức lãi suất như sau: Lãi su ất theo chỉ số: Lãi suất sẻ được đIều chỉnh hàng năm theo biến động của thị trường, giá trị tín phiếu được bảo tồn. Lãi suất cố định: Giữ nguyên giá trị danh nghĩa ghi tiền trái phiếu mức lãi suất cố định ghi trên trái phiếu. Loại này phù hợp với sở thích người mua bảo hiểm. Lãi suất và giá trị ghi trên trái phiếu được đảm bảo theo giá trị bằng vàng hay ngoại tệ nhưng phải ở mức tương đối cân bằng với lãi suất bằng đồng Việt Nam. Dựa vào uy tín của Nhà nước, lãi suất các khoản vay của Nhà nước có thể thấp hơn lãi suất chứng khoán, kỳ phiếu, cổ phiếu của các thành phần kinh tế khác nhưng không vì thế mà quy định lãi suất quá thấp chỉ mang tính đặc trưng, nếu không sẻ không thu hút được tiền vay. Trong nền kinh tế thị trường. Huy động vốn, phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện và để thu hút nguồn vốn lớn phải có cơ chế lãi suất hợp lý. 5.Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Như đã nói ở phần thực trạng, vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã ít lại đầu tư phân tán dàn trải, không tập trung vào các công trình trọng điểm, vùng trọng điểm, hiệu quả đầu tư thấp gây thất thoát lảng phí đIều này làm giảm tính hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy trong thời gian tới cần thực hiện một số biện pháp tăng cường sử dụng vốn đầu tư. Đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước chỉ nên tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng; Điện, thuỷ lợi, giao thông, trạm nghiên cứu khoa học thực nghiệm, các công trình đầu mối và hệ thống kênh cấp I, cấp II, phục vụ tưới tiêu. Các công trình khác nên mở rộng theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc sử dụng vốn vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư. Nguồn vốn đầu tư cho thuỷ lợi có thể giữ nguyên như hiện nay 65-70% tổng nguồn nhưng trước hết tập trung vào tu sửa, nâng cấp các công trình hiện có( khoảng 60-70% số vốn đầu tư vào thuỷ lợi tương đương khoảng 500 tỷ đồng/năm) phần còn lại sẻ đầu tư mới. Dành phần đáng kể để đầu tư cho hệ thống đường xá giao thông nông thôn, giao thông nội đồng trên cơ sở xây dựng các công trình phát triển giao thông nông thôn đến 2010 và chia ra từng giai đoạn để thực hiện theo nguyên tắc: Vùng sản xuất hàng hoá tập trung cao, thuận lợi được ưu tiên trước; Đầu tư phải đồng bộ và kết hợp với các nguồn của địa phương của dân và của các nguồn khác. Nghiên cứu đầy đủ và chi tiết quy hoạch và phát triển kinh tế tổng thể từng tiểu vùng nông thôn và công khai hoá các quy hoạch đó cho toàn dân những vùng không biết để cùng tham gia thực hiện bằng nguồn vốn tự có. Các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội nông thôn được phát triển bằng nguồn khác nhau như vốn nước ngoài (nhân đạo), vốn huy động tại chổ, vốn vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn quyên góp, đặt biệt là từng lớp dân cư có thu nhập cao trong xã hội. Kết hợp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng với đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật nhằm phát triển hiệu quả sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng. Tăng cường thêm vốn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thích hợp cho các vùng sản xuất ở nông thôn. Tập trung đầu tư nghiên cứu sử dụng ưu thế lai của giống để nông nghiệp Việt Nam được áp dụng phần lớn các giống có ưu thế lai với hướng chủ yếu là: Lúa, gạo, ngô, bông, rau, tằm, lợn, bò, gà...để nâng cao năng suất sinh học và chất lượng nông sản của Việt Nam. Về nghiên cứu công nghệ sản xuất, trồng trọt chăn nuôi trồng cây, con. Đồng thời giành phần đáng kể vốn đầu tư cho nghiên cứu thị trường hành hoá nông sản, nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như nghiên cứu chính sách mà Nhà nước cần phải giải quyết để phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... Ngành năng lượng cần tiến hành lắp đặt công tơ để bán điện cho nông thôn bằng mức giá chung ở các vùng đô thị KCN. Nhà nước tính toán bổ sung vốn đầu tư xây dựng hệ thống tải điện về các vùng nông thôn theo quy hoạch trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế( hệ thống tải điện đã xây dựng phải được khai thác tối đa). Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trực tiếp sản xuất như : Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, kho tàng, bến bãi ở nông thôn cũng cần vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư phát triển. Vậy để hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đạt kết quả tốt ngoài những giải pháp trên chúng ta cần tập trung vào: Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chi phí cho công trình, đảm bảo sử dụng vốn đầu tư theo đúng mục đích vốn, kế hoạch tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước; Tập trung vốn xây dựng các công trình trọng đIểm ở các vùng trọng điểm, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; Gắn trách nhiệm của chủ thể đầu tư với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 6.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn: Thông qua việc phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm và quỷ tiết kiệm qua bưu điện. Sự ra đời và phát triển các thị trường này sẻ thúc đẩy thực hiện chính sách huy động vốn trong và ngoài nước . Thông qua các thị trường này chúng ta sẻ huy động được nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư và nguồn vốn tạm thời nhàn rổi của các doanh nghiệp. Vì vậy Việt Nam cần phải phát triển thị trường vốn bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển thông qua việc cho phép lưu hành rộng rãi các chứng khoán dài hạn. 7.Tổ chức đào tạo chuyên môn. Hầu hết các địa phương có đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và quản lý cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng rất yếu kém. Đội ngũ này không có kinh nghiệm kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn cho nên trình độ quản lý rất yếu kém gây nên lãnh phí thất thoát lớn chẳng hạn như: Tham ô tiền đầu tư xây dựng cơ bản, tăng tiền vất tư hoặc mua vất tư kém...Trong những năm tới phải tổ chức đào tạo nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ này một cách triệt để. Có như vậy vốn đầu tư mới được sử dụng có hiệu quả, nhân dân mới tích cực tham gia đống góp công sức tiền của để cùng Nhà nước xây dựng phát triển kinh tế xã hội. 8.ổn định môi trường đầu tư kinh doanh. Kiềm chế lạm phát, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, sửa đổi bổ sung hoàn thiện môi trường pháp lý cho công tác huy động vốn theo hướng vừa thúc đẩy hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh doanh, vừa tạo được cơ chế giám sát hữu hiệu đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 9.Khuyến khích đầu tư. Để thu hút được vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn cần có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Chúng ta cần ưu đãi đối với cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiến hành đầu tư. Chế độ ưu đãi ở đây là ưu đãi thuế, về lãi suất, thời hạn vay vốn đầu tư... Trên đây là một số giải pháp nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam. Tất nhiên là còn nhiều giải pháp, nhưng đây là những giải pháp cơ bản. Kết luận Sự phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội trong nông thôn là sự khơi mào cho một thời kỳ phát triển mới. Sự phát triển này mới diễn ra trong những năm gần đây song đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Những hạ tầng được xây dựng trong nông thôn đã trở thành những lực lượng sản xuất, làm thay đổi chất lượng trong những điều kiện vật chất của sinh hoạt kinh tế nông thôn. Có thể nói, phát triển cơ sở hạ tâng kinh tế – xã hội là một cuộc cách mạng kinh tế – nhân văn làm thành một nội dung trọng yếu của sự phát triển kinh tế – xã hội nông thôn. Nó có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự chuyển đổi kinh tế – xã hội nông thôn trong giai đoạn phát triển hiện nay. Mặt khác, phát triển hạ tầng nông thôn không phải chỉ là công việc của tầng cộng đồng thôn xóm. Nó có tầm vĩ mô toàn xã hội, liên quan đến sự phát triển chung, bền vững và dài hạn. Bởi vậy Nhà nước cần có chương trình về phát triển hạ tầng ở nông thôn. Kèm theo chương trình này là các giải pháp đầu tư của Nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn dưới hình thức đầu tư trực tiếp, kể cả vốn ODA, vốn đâu tư qua hệ thống tín dụng, ngân hàng. Chính vì tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng nông thôn, nên em đã chọn đề tài này nhằm đưa ra được những giải pháp thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Nhất là việc tăng cường và huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn trong những năm tới. Bài viết của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót và chưa hợp lý. Em kính mong các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Vũ Đình Thắng góp ý cho em để đề án ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo. Sinh viên: Đoàn Thị Như ý. Tài liệu tham khảo 1. Sách: + Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam Tác giả: Đỗ Hoài Nam + Số liệu thống kê cơ bản về cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam . 2. Giáo trình: + Kinh tế nông thôn + Phân tích chính sách nông nghiệp + Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp + Kinh tế nông nghiệp + Kinh tế phát triển 3. Tạp chí, báo: + Nông thôn ngày nay + Phát triển kinh tế + Thị trường tài chính tiền tệ + Kinh tế dự báo + Kinh tế – quản lý + Nông nghiệp và phát triển nông thôn... + Kinh tế ngành địa phương + Nghiên cứu trao đổi 4. Một số tài liệu tham khảo khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35357.doc
Tài liệu liên quan