Đề tài Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Đồng thời, để thu hút công nghệ chuyển giao cần phải có những giải pháp tích cực để tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển giao công nghệ. Đó là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, các chính sách và luật pháp phải thật sự khuyến khích và hấp dẫn. Mặt khác phải tận dụng được lợi thế của mình và nhân thêm tính hấp dẫn thông qua việc làm như: Xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước phù hợp với yêu cầu của chuyển giao công nghệ và phát triển nền kinh tế đồng thời, tích cực đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân có trình độ ngày càng cao, theo yêu cầu của quá trình chuyển giao công nghệ.

doc52 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ theo kế hoạch nhà nước quản lý: Nhà nước điều tiết các kênh tiếp thu công nghệ qua “ Pháp luật”, kiểm soát hành chính kế hoạch nhập công nghệ ( dự án trên 5 triệu USD đưa vào kế hoạch nhà nước, dưới mức đó do kế hoạch địa phương. - Tiếp thu công nghệ: Thông qua kế hoạch “ lựa chọn (1986-1990)”. Thu hút đầu tư vốn và tăng cường nhập công nghệ tiên tiến lấy công nghệ nhập để sản xuất hàng xuất khẩu. Công nghệ được tiếp thu phải thích nghi đối với kinh tế Trung Quốc. - Lập các tổ chức quản lý khoa học- công nghệ, các uỷ ban và trung tâm R-D khoa học- công nghệ có nhiệm vụ: Nghiên cứu các giải pháp và hạng mục xây dựng quan trọng. Về R-D công nghệ được quy định chế độ bản quyền. Xây dựng và mở rộng thị trường công nghệ, thử nghiệm việc hợp đồng lập quĩ R-D. Tổ chức cơ quan trao đổi nhân tài và làm dịch vụ khoa học. Phát triển giáo dục đại học, giáo dục chức nghiệp, tăng cường bồi dưỡng cán bộ- công nhân viên chức nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thu công nghệ. * Hàn Quốc: Là một trong 4 con rồng ở Châu á kinh tế- xã hội phát triển nhanh chóng, đảm bảo cho Hàn Quốc thành công công nghiệp hoá trong vòng 11năm theo chính sách tiếp thu khoa học công nghệ qua 3 giai đoạn. - Thời kỳ (những năm 60) : Công nghệ dựa trên lao động giản đơn nhằm đáp ứng ngành công nghệ cơ bản để “ thay thế nhập khẩu” mở rộng cho công nghiệp nhẹ xuất khẩu. Thời kỳ này công nghiệp địa phương yếu ớt nên thường tiếp thu công nghệ nước ngoài “ trọn gói”. Nhà nước cũng lập hai cơ quan : 1- Bộ khoa học công nghệ TW; 2- Lập viện khoa học công nghệ quốc gia. Bằng phương châm “ lấy công nghiệp xuất khẩu làm nền cho phát triển khoa học công nghệ trong nước. - Thời kỳ ( những năm 70): Lập các tổ chức R-D nhằm “ địa phương hóa” công nghệ nước ngoài. Theo hướng “ phát triển công nghệ trong công nghiệp phải thích nghi và thay thế công nghệ ngoài vào” . Do đó hàng chục viện R-D trên lĩnh vực; chế tạo máy, điện tử, đóng tàu..được phát triển. Đặc biệt mở rộng các trường đại học- giáo dục dạy nghề cho các ngành đó. Lập “ viện khoa học tiên tiến Hàn Quốc năm 1970 để tạo những kỹ sư và khoa học đầu đàn, góp phần định hướng lại công tác nghiên cứu và giáo dục khoa học trong các trường đại học. Kết quả là tiếp thu R-D nhanh, thúc đẩy công nghiệp nặng cải tạo công nghiệp địa phương sang giai đoạn phát triển. - Thời kỳ (những năm 80): Tiếp thu công nghệ nước ngoài theo mục tiêu: chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động sang công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao. Nhưng do chính sách bảo hộ giá công nghệ cao, thúc ép Hàn Quốc phát triển tiềm lực công nghệ bên trong. Do đó, R-D trong nước cực kỳ quan trọng không chỉ tiếp thu “ cải tiến công nghệ nhập vào, mà phải hoàn thiện các công nghệ then chốt tiến tới xuất công nghệ”. Tiêu biểu là dự án Hàn Quốc phát triển cao (HANP) qua phát triển công nghệ đặc thù bắt kịp các nước phát triển và đáp ứng cạnh tranh thị trường quốc tế. Dù giải quyết những khó khăn như: Thiếu vốn (5-20% của chi phí R-D), nhân lực tương ứng, tích luỹ năng lực công nghệ cao... song dự án phải được hoàn thành năm 2001. * Đài Loan: Là vùng đảo phía nam Trung Quốc, Đài Loan có diện tích 36.000km2, 21 triệu dân (1994). Núi rừng gần70%, diện tích canh tác chỉ 25%, dân sống thành phố 25%, lao động đông và giá rẻ. - Qua 6 giai đoạn tiếp thu và phát triển: Gđ1 ( 1945-1952), xây dựng các vùng công nghiệp cơ bản; Gđ2 (1953-1960), công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu; Gđ3 (1961-1972) lấy ngoại thương để chuyển dịch “ cơ cấu kinh tế hướng ngoại; Gđ4 (1973-1983) công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu lần II tự sản xuất TLSX; Gđ5(1984-1990) công nghiệp hoá hướng ngoại lần II: xuất khẩu sản phẩm của ngành có hàm lượng kỹ thuật cao; Gđ6(1991-1995): Tự động hoá, quốc tế hoá, chú trọng nhu cầu trong nước...Đầu tư công nghệ cao và tăng mức sống trong nước..10 năm công nghiệp hoá, đưa Đài Loan lên nước công nghiệp mới NIC là 1 trong 4 con rồng châu á. Bình quân đầu người cao: 148USD/1992, 7720USD/1993, 11.900USD/1994. Ngoại thương 1960-1990 tăng 200 lần ( đứng thứ 13 trên thế giới) Tiếp thu công nghệ nước ngoài qua các chính sách: Phát triển khoa học- công nghệ linh hoạt: Lựa chọn khoa học công nghệ phù hợp trong từng lĩnh vực như: 1-Chú trọng công nghệ thích hợp “lấy nông nghiệp bồi dưỡng công nghiệp, lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển”, sử dụng công nghệ ít vốn thay giống mới, cải tiến phương pháp cạnh tranh, tăng phân bón theo nhu cầu hợp lý...Nhờ đó nông nghiệp tăng trưởng 60%. 2- Đặt Đài Loan trong một khâu dây truyền sản xuất của các công ty xuyên quốc gia: Những năm 60 công nghiệp hoá hướng ngoại. Chú trọng nông nghiệp dùng nhiều lao động có quy mô nhỏ và công nghệ trung bình. Trong công nghiệp lắp ráp nhập công nghệ đồng bộ, thu hút các xí nghiệp Dệt- điện tử có quy mô nhỏ- công nghệ cao của Mỹ vào để cạnh tranh lại Nhật. Trong dây truyền hơp tác sản xuất Mỹ- Đài Loan, giúp Đài Loan tiếp thu công nghệ mới và trình độ có nâng rõ rệt. 3- Những năm 70 có khó khăn về chính trị- kinh tế, vẫn chủ trương phát triển khoa học công nghệ để chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng “ những ngành có hàm lượng lao động cao sang những ngành sản xuất có hàm lượng tư bản cao- cần kỹ thuật- công nghệ phức tạp”. * Singapo: Là nước có 587km2, 3,95 triệu dân có bình quân GDP đầu người cao ( 19.092USD của 1994). Hiện nay quá trình công nghiệp hoá có chậm lại, nhưng việc mở rộng các ngành dịch vụ( ngân hàng, giao thông, viễn thông , kinh doanh...) đang có xu hướng bành trướng nhu cầu cấp bách về công nghệ cao (vốn nhiều, hàm lượng trí tuệ lớn...) đang cần cho công nghệ xuất khẩu - Tiếp thu công nghệ nước ngoài qua các chính sách: 1- Có khuyến khích ưu tiên để các cơ sở tiếp thu công nghệ hiện đại; 2- Ưu tiên phát triển các nhóm công nghệ mới; 3- Khai thác ưu thế dịch vụ vận tải biển nhờ kênh đào Xuy-Ê nối Đông - Tây đại dương nên phát triển mạnh du lịch- dịch vụ...tạo điều kiện cho tiếp thu và phát khoa học công nghệ cao. 2. Đánh giá chung: Những kinh nghiệm thành công và những tác động tiêu cực chủ yếu trong việc tiếp thu công nghệ ở một số nước lựa chọn trên cho thấy: 2.1. Những kinh nghiệm thành công. - Sớm thành lập các trung tâm R-D: từ 1960 Nhật xây dựng các trung tâm tự động hoá, cử các chuyên gia giỏi, trẻ (25 đến 35 tuổi) vào làm việc. Đến năm 1990 đã có 5 MHM lớn( trong khi Mỹ chỉ 1 MHM ) [11,36]. Hàn Quốc: Những năm 70 lập tổ hợp công nghệ ở các vùng chủ yếu, đến năm 1980 xây dựng thành phố khoa học Đacduk( 28km2, có 8 viện của chính phủ, 3 viện của tư nhân, 1 số trường Đại học)- Đacduk là trung tâm hạt nhân R-D, tiếp thu phát triển công nghệ cao. Đài Loan: Xây dựng làng khoa học Hsinchư để tiếp thu R-D công nghệ mới rất hiệu quả. Singapo: xây dựng tầng I: chuỗi dài các cơ quan R-D công nghệ từ TW đến địa phương. Tầng II; lấy hệ thông tài chính hoàn hảo đầu tư cho R-D. Trung Quốc xây dựng chương trình “ Bó đuốc” và “ Đốm lửa” làm trung tâm công nghệ Duyên Hải và công nghiệp hoá tại nông thôn. - Đầu tư mạnh cho khoa học công nghệ khuyến khích tư nhân đóng góp ngân sách vào R-D. Nhật huy động kinh phí đầu tư theo sự phối hợp nhà nước+gia đình+ doanh nghiệp + hợp tác quốc tế. Hàn Quốc tăng ngân sách đầu tư bình quân 15%/năm, tổng chi 577 triệu USD/1981 lên 1,8 tỷ USD/1991. Trung Quốc với chương trình “ Đốm lửa” khai thác vốn tự có trong nhân dân, giảm bớt vốn nhà nước đầu tư nhờ đó, năm 1980 “ vốn vay tín dụng 38%, nhân dân đóng góp 54%, còn nhà nước chỉ chiếm 8%”. Đưa tổng số vốn lên 23 tỷ nhân dân tệ [1,45]. Trong “ chương trình công nghệ cao” Đài Loan gọi vốn xây dựng làng Hsinchu: Nhà nước đầu tư 800triệu USD, còn tư nhân 2,5tỷ USD trong đó nước ngoài 19,8% và Hoa Kiều 4,5%[1,62]. Singapo, biết kêu gọi công ty đa quốc gia đầu tư mạnh cho tiếp thu, đổi mới công nghệ sản xuất. - Rất chú trọng giáo dục- đào tạo, phát triển nhân tố con người: Nhật Bản sớm cải cách giáo dục gắn “học với hành” nhẫn nại học tập công nghệ phương tây, đặc biệt thu hút “ trí tuệ công nghệ” từ các trường đại học danh tiếng như: Haward, Boston,... thông qua thù lao cao cho R-D. Đài Loan chú trọng con người ở các khâu: tuyển chọn- đào tạo- sử dụng- đội ngũ- tạo điều kiện cho bản thân và gia đình rất chu đáo, họ xem “ lao động và trí tuệ” là lợi thế so sánh để phát triển đất nước. Việc quan tâm đến các nhà khoa học đầu đàn cũng là kinh nghiệm quý ở các nước này. - Sớm xác định các ngành kinh tế mũi nhọn lựa chọn công nghệ tiên tiến để tiếp thu. Trong việc chú trọng “ 2 tầng doanh nghiệp” ( tầng trên là các doanh nghiệp làm trung tâm- hạt nhân, tầng dưới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm “ vệ tinh”, có chức năng “ giảm xốc” khi nền kinh tế có biến động cũng có những kinh nghiệm thành công đối với tiếp thu- đổi mới công nghệ. - Ngoài ra, các hoạt động tổ chức hội trợ như Trung Quốc, vai trò “ thủ lĩnh quốc gia” rất chú trọng R-D công nghệ ( như Hàn Quốc), đăng cai hội nghị R-D quốc tế hàng năm ( như Nhật Bản), nới nỏng quản lý licence và ngoại tệ ( như Singapo) cũng tạo điều kiện cho tiếp thu công nghệ 2.2 Những tác động tiêu cực trong chuyển giao công nghệ ở một số nước trong khu vực. - Làm tăng mâu thuẫn kinh tế xã hội giữa các nước và nội bộ từng nước trong khu vực. ở nước xuất: Mâu thuẫn cạnh tranh trong việc “ chạy đua” phát triển công nghệ, trong việc dùng những phương tiện ( Điện tử thông tin, quang học...) để bảo vệ bí mật kinh doanh. Trong việc mua phát minh sáng kiến các nhà khoa học...để chạy đua “công nghệ hoặc giữ vị trí độc quyền.Nhưng mâu thuẫn đó diễn ra ngày càng sâu sắc, gay gắt. ở nước tiếp thu công nghệ mới (Nics, Asean). Do yêu cầu công nghiệp hoá cần vốn, công nghệ mới, thị trường các nước NICS, ASEAN được “ưu ái” của Tư bản phát triển đầu tư FDI và ODA, trong đó kênh FDI là điều kiện giúp cho các nước này tiếp thu “ công nghệ mới” nhưng FDI cũng làm tăng thêm những mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở các nước này: 1/ Các nước nhập công nghệ (NICS) bị bóc lột sức lao động vì giá nhân công rẻ. 2/Quá trình được “đầu tư là điều kiện tiếp thu công nghệ mới, nhưng cũng là quá trình bị bòn rút” lợi nhuận ghê gớm. Ngoài ra tiếp thu bằng kênh FDI trong quan hệ với các nước TBPT còn tăng thêm sự phụ thuộc và nợ nần cho nhóm NICS, ASEAN, thêm sự phân cực thành thị và nông thôn, phân hoá giầu nghèo ngày thêm gay gắt. - Tiếp thu công nghệ càng làm tăng thêm sự phụ thuộc vào nền kinh tế (Đặc biệt vào Nhật Bản, Mỹ cũng như các công ty xuyên Quốc gia). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước ASEAN, NICS có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra tới 67- 76% GDP cho nước họ, song thường chỉ làm chức năng gia công cho các công ty xuyên quốc gia, nên đời sống chỗ làm của công nhân ở các doanh nghiệp và cả trong nền kinh tế các nước này do các công ty xuyên quốc gia định đoạt phần lớn. - Công nghệ mới đưa vào nếu không sử dụng hợp lý cũng tạo ra các “vấn nạn xã hội” trầm trọng. Đó là tăng thêm nạn thất nghiệp và cùng với nó là tệ tham nhũng các căn bệnh xã hội - các hội chứng phạm tội [25,8-11]. Từ những nội dung trình bày trên có thể rút ra nhận xét là: Để Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên một nước có “ kinh tế phát triển cao” vấn đề có ý nghĩa lớn nhất là: 1/ Biết chọn lựa những kinh nghiệm thành công ở các nước, vận dụng thích hợp vào điều kiện Việt Nam ; 2/ Biết gạn lọc những tác động tiêu cực do việc tiếp thu công nghệ mang lại; 3/ Sớm khắc phục những thách thức khó khăn, phát huy những thuận lợi vốn có; 4/ Đề ra những phương hướng và giải pháp cho việc chuyển giao công nghệ để phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội đất nước. II. Chuyển giao công nghệ - những phương hướng chủ yếu: 1. Xây dựng năng lực khoa học và công nghệ nội sinh: Xây dựng năng lực khoa học và công nghệ nội sinh là một trong những yếu tố quyết định không chỉ đối với sự phát triển của chính nền công nghệ quốc gia, mà còn cả với sự tiếp thu và hấp thụ công nghệ nước ngoài. Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá 8 đã nêu: "Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của nhà nước: đào tạo, bồi dỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, trẻ hoá và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có đủ đức, tài, kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật mở rộng các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá".[ ] Nếu chúng ta không xây dựng được năng lực khoa học và công nghệ nội sinh thì sẽ phụ thuộc và thụ động trước dòng vốn và công nghệ từ nước ngoài chảy vào sẽ làm cho nền sản xuất của đất nước không chỉ mang tính chất gia công, phụ thuộc mà còn là bãi thải công nghệ cũ, lạc hậu của nước ngoài. Kinh nghiệm nước ngoài cũng chỉ ra rằng: "để xây dựng tất cả các năng lực công nghệ cần thiết để khai thác thành công những đổi mới xuất phát từ nghiên cứu và triển khai thực hiện trong nước cần một khoảng thời gian từ 20 - 30 năm... Thời gian này có thể được rút ngắn thành 10 -15 năm"[13,192]. Năng lực khoa học và công nghệ nội sinh của một quốc gia một cách chung nhất được hiểu là năng lực tự mình xử lý, giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển nền khoa học và công nghệ của đất nước. Năng lực này bao gồm khả năng đề ra những quyết định đúng đắn về quản lý, khả năng tổ chức và kiểm soát sự phát triển công nghệ cũng như khả năng tiếp nhận và hấp thụ công nghệ nhập từ bên ngoài. Khả năng này ở nước ta, theo đánh giá chung, còn rất hạn chế cũng là một tác nhân quan trọng làm cho bức tranh chế biến sản phẩm xuất khẩu nước ta thời gian qua chưa được cải thiện đáng kể. Sự hạn chế trong năng lực công nghệ nội sinh đã dẫn đến tình trạng nhập các dây chuyền, thiết bị, công nghệ chế biến không phải là tiên tiến thậm chí có những trường hợp còn làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm chế biến (như làm tăng giá thành sản phẩm chế biến...) ở nước ta, việc thiết kế mới, đổi mới mẫu mã, chủng loại sản phẩm xuất khẩu còn rất chậm chạp, ỷ lại, thậm chí còn bảo thủ, thiếu sự năng động, chủ động và sáng tạo cần thiết. Có thể thấy rõ điều này qua danh mục hàng hoá xuất khẩu cũng nh đội ngũ và quy mô đào tạo các nhà thiết kế, tạo dáng công nghiệp. Cho đến năm 1996 Viện nghiên cứu và thiết kế mốt thời trang mới được thành lập trong khi sản phẩm ngành may mặc là một trong ba sản phẩm công nghiệp chế biến đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu (ba sản phẩm này là: dệt và may mặc, thuỷ sản, giày dép). Ba sản phẩm này từ năm 1993 đến nay luôn chiếm tỉ trọng khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu [13,162]. Chính vì thế mà Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đòi hỏi phải nâng cao năng lực khoa học và công nghệ nội sinh để cho nền kinh tế phát triển bền vững. 2. Tiếp thu công nghệ nước ngoài - phương hướng chủ yếu: Xem xét đặc thù của mỗi quốc gia trên thế giới thông qua quan hệ ngoại giao tranh thủ lòng nhiệt tình cởi mở sự hỗ trợ kinh tế - kỹ thuật của họ cùng với việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xem xét điều kiện tự nhiên tiềm lực công nghệ, khả năng cung ứng các luồng công nghệ... trên cơ sở đó xác định phương hướng tiếp thu và sử dụng công nghệ -nước ngoài có hiệu quả nhất. 2.1. Trong một số năm trước mắt nhập công nghệ và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào là phương hướng chủ yếu để nhanh chóng đổi mới công nghệ và thay đổi cơ cấu công nghệ - các công nghệ nhập và được chuyển giao phải là loại công nghệ hiện đại, tiên tiến. 2.2 Lựa chọn, tiếp thu và làm chủ các công nghệ nhập từ bên ngoài, tiến tới xuất khẩu công nghệ. Thực hiện tốt những phương hướng chủ yếu trên đây sẽ tạo ra "năng lực nội sinh", làm động lực quan trọng thúc đẩy việc tiếp thu, sử dụng, thích nghi cải tiến và phát triển công nghệ mới. Nhưng quá trình xây dựng và phát triển khoa học - công nghệ nước ta, làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thực hiện được không, đòi hỏi phải có những giải pháp khả thi cụ thể. III. một số giải pháp chủ yếu đối với chuyển giao công nghệ: 1. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực khoa học - công nghệ nội sinh của đất nước. 1.1. Huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghệ: Đây là giải pháp có tác động quyết định đến hoạt động khoa học công nghệ. Đầu tư vốn cho tiếp thu - đổi mới công nghệ có vị trí quan trọng và có ý nghĩa nâng cao hiệu quả việc tiếp thu công nghệ đó. Trong điều kiện đất nước đang tiến hành hàng loạt các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thì vốn trở thành nhu cầu cấp thiết. Vốn đầu tư cho hoạt động còn tách rời vốn cho phát triển kinh tế, vốn cho phát triển kinh tế, vốn cho khoa học và công nghệ chủ yếu là từ nguồn vốn Nhà nước và của nước ngoài. Nguồn vốn cho phát triển công nghệ hiện nay nói chung vẫn trông chờ vào nhà nước, chưa phải là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt từ khu vực doanh nghiệp. Vốn cho phát triển công nghệ là vấn đề cấp bách hàng đầu của mọi quốc gia khi tiến hành công nghiệp hoá, đặc biệt là đối với nước nghèo như Việt Nam. Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển thì tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ của toàn xã hội của toàn xã hội phải đạt khoảng 3% GDP, trong đó 1% từ ngân sách nhà nước, 1,5% là từ các doanh nghiệp (thuộc tất cả các thành phần kinh tế) và 0,5% còn lại là dựa vào các nguồn khác (vay tín dụng của các tổ chức tài chính, viện trợ từ bên ngoài...). Chẳng hạn, ở Hàn Quốc nếu năm 1991 chi cho R-D chiếm 3% GDP thì tư nhân đã góp 20% trong tổng chi. Đài Loan khơi vốn cho làng khoa học Hsinchu năm 1980: nếu nhà nước chi ngân sách 800 triệu USD thì tư nhân đã góp 19,8%, hoa kiều góp 4,5%[24]. Trung Quốc khai thác vốn tự có và vay tín dụng 38% còn nông dân đóng góp 54% và nhà nước chỉ đầu t 0,8% trong tổng số vốn cho tiếp thu và phát triển công nghệ mới. ở nước ta, chi ngân sách nhà nước hiện chiếm tỷ lệ khoảng 22 - 25% GDP và phần ngân sách nhà nước chi cho khoa học và công nghệ vào khoảng 1%. Nghĩa là vốn cho hoạt động khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 0,22-0,25% GDP. Một tỷ lệ còn quá nhỏ bé, khiêm tốn trong mối quan tâm phát triển của nhà nước. Theo nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 (khoá VIII) thì đến năm 2000 tỷ lệ ngân sách hàng năm chi cho khoa học và công nghệ không dới 2% tổng chi ngân sách. Vốn tiềm năng trong dân chưa huy động được bao nhiêu. Theo thống kê năm 1993 nhân dân đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng để mua sắm các tư liệu sinh hoạt gia đình và xây dựng nhà cửa (khoảng 65%), nhưng cũng chỉ bằng 1,4 lần nhà nước đầu tư cơ bản cho doanh nghiệp nhà nước, trong khi tổng doanh thu của tư nhân chiếm 75% tổng mức bán lẻ của xã hội. Để khuyến khích và huy động nguồn vốn từ nhà nước, doang nghiệp, tư nhân cho phát triển công nghệ cần có những biện pháp sau: - Quy định tỷ lệ tối thiểu và khuyến khích dành tỷ lệ cao hơn phần vốn dành cho khoa học và công nghệ trong các dự án và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. - Xây dựng ngân hàng khoa học và công nghệ, các khoản tín dụng, các quỹ hổ trợ tài chính cho phát triển công nghệ trong hệ thống ngân hàng và tài chính để mở rộng nguồn vốn cho cá nhân và cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế. - Quy định mức lãi xuất thấp đối với khoản vốn vay cho việc nghiên cứu áp dụng, thích nghi, cải tiến hoặc sáng tạo công nghệ mới tiên tiến ở các doanh nghiệp. - Miễn, giảm thuế đối với các sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao là kết quả nghiên cứu, triển khai của doanh nghiệp cụ thể miễn thuế 3 năm đầu và giảm 50% thuế cho 2 năm tiếp theo ( như TQ đã áp dụng) - Miễn giảm thuế trên phần đầu tư và tái đầu tư vào nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ mới ở các doanh nghiệp. - Cho phép các đơn vị nghiên cứu, triển khai công nghệ được sản xuất, kinh doanh với cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới (thí dụ như nếu doanh nghiệp dùng phần lợi nhuận của mình để đầu tư trở lại cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, kể cả ở các viện, trường không thuộc đơn vị mình quản lý, thì được miễn thuế lợi tức...). 1.2. Gấp rút đào tạo, đạo tạo lại cũng như khuyến khích đặc biệt mạnh mẽ đội ngũ những người hoạt động công nghệ nhằm xây dựng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao và đổi mới cơ cấu công nghệ phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cả trong các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tình trạng bất hợp lý về cơ cấu nhân lực khoa học và công nghệ rất không tương xứng với cơ cấu cũng như yêu cầu chuyển dịch cơ cấu trong các ngành, vùng ở nước ta cũng như tình trạng thiếu động lực kích thích đối với những người hoạt động khoa học và công nghệ trước những đòi hỏi cao của phát triển và đổi mới công nghệ, cơ cấu công nghệ... Việc khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải: kết hợp tốt việc sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ khoa học - công nghệ hiện có, làm cơ sở phát triển tiếp theo cho các thế hệ "khoa học tương lai". Mặt khác xem trọng chất lượng, đào tạo số lượng cần thiết cho một số lĩnh vực ưu tiên. đặc biệt gửi đi đào tạo tại những nước có trình độ phát triển công nghệ cao. Những năm qua chúng ta đã có những cố gắng nhất định chẳng hạn, thành phố HCM có nhiều chương trình hợp tác với nước ngoài phối hợp R-D trang bị lại các phương tiện nghiên cứu, đào tạo và đào tạo lại cán bộ khoa học - công nghệ... phối hợp với Pháp xây dựng trung tâm phân tích hoá nghiệm, trung tâm nghiên cứu vật liệu phức hợp... là một ví dụ. - Đãi ngộ xứng đáng cho các cán bộ khoa học và công nghệ. Trí thức khoa học công nghệ là một tầng lớp xã hội đặc biệt bởi sự đào tạo công phu, dạng hoạt động trí óc và hiệu quả đem lại đối với xã hội. ở tất cả các nước phát triển, có nền khoa học và công nghệ tiên tiến, trong suốt quá trình phát triển của mình đều dành cho tầng lớp này những đãi ngộ xứng đáng với sự đặc biệt này. ở nước ta, cần phải có chính sách phù hợp tạo điều kiện cho tầng lớp này yên tâm nghiên cứu khoa học như: thang bảng lương, nơi làm việc có đầy đủ phương tiện cho họ nghiên cứu. Thực tế cho thấy, những cán bộ khoa học - công nghệ có thang bảng lương không khác biệt nhiều so với các công chức hành chính. Điều này không những làm giảm động lực kích thích lòng hăng hái, nhiệt tình của trí thức khoa học công nghệ mà trong nhiều trường hợp là nguyên nhân quan trọng dẫn tới quyết định của nhiều cán bộ khoa học công nghệ giỏi rời bỏ biên chế nhà nước để làm việc cho các tổ chức nước ngoài và tư nhân, thậm chí có những trờng hợp rời bỏ đất nước ra nước ngoài làm việc. - Gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ đầu đàn. Đây là vấn đề thực sự cấp bách. Sự thiếu hụt và mất cân đối trong cơ cấu đội ngũ khoa học công nghệ trước hết là ở đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn, đang ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động và hiệu quả hoạt động của cả đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của đất nước. Do vậy, cần gấp rút, trong mọi thời gian ngắn nhất, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn, vừa để thay thế, khắc phục sự hẫng hụt đã nói, vừa để đào tạo, tăng cường lực lượng mới cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ hiện đang còn cần được bổ sung nhiều, đáp ứng các nhu cầu về khoa học công nghệ trong công cuộc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công cuộc này đòi hỏi và phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn giỏi chuyên môn, có tầm hiểu biết sâu rộng, đủ sức nắm bắt, dự báo và tổ chức triển khai những hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đón đầu, mang tính chất đột phá, mở đường cho việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, tạo dựng vị trí vững chắc trong cạnh tranh của nền kinh tế. Trên thế giới người ta đã tổng kết rằng nếu khoa học công nghệ quốc gia muốn là cơ sở cho việc phát triển kinh tế - xã hội phải đủ năng lực xử lý ba vấn đề có tính chiến lược là: 1/ Biết tại sao (tức là nắm được các nguyên lý khoa học); 2/ Biết thế nào (tức là nắm được các bí quyết sản xuất); 3/ Biết ở đâu, khi nào (tức là biết vận dụng đúng nơi, đúng lúc). Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học công nghệ giỏi, tầm cỡ chính là xây dựng năng lực xử lý các vấn đề chiến lược nói trên. Sự đột phá trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ phải nhằm trước hết vào các cán bộ đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn của đất nước. Cần rà soát lại để xác định đúng, chính xác số cán bộ khoa học - công nghệ thực sự là đầu đàn để có chính sách đãi ngộ đặc biệt (cả về vật chất và tinh thần) nhằm tận dụng và phát huy năng lực của họ trong nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ và đào tạo. Cần có cơ chế phát hiện nhân tài, có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nở rộ tài năng của các nhân tài khoa học. Sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh và cơ chế định kỳ sát hạch làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách ưu đãi đặc biệt [13,268,270]. 1.3. Chính sách đối với ứng dụng khoa học - công nghệ mới: Kinh nghiệm ở các nước trong khu vực cho thấy: Nhật đã có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp có đổi mới công nghệ: giảm thuế 25%, vay tín dụng lãi thấp (7,1%/năm) Chính phủ chịu từ 2/5 đến 2/3 chi phí khi doanh nghiệp R-D gặp rủi ro. ở nước ta cần thực hiện: + Hình thành quỹ quốc gia hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Quỹ này nên hình thành từ đóng góp của các doanh nghiệp được trao cho nhà nước sở hữu nhưng do chính các doanh nghiệp tự điều hành bằng một hội đồng điều hành. Mục đích là hổ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn trong chuyển giao công nghệ. Hình thức hổ trợ là cho vay dài hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. + Nhà nước thực hiện sự tài trợ trực tiếp (dưới hình thức cấp vốn) hoặc gián tiếp (dưới hình thức mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật) cho các doanh nghiệp để họ tự tổ chức ứng dụng khoa học - công nghệ mới. Trong những điều kiện cần thiết nhà nước có thể giảm thuế đối với các mặt hàng được sản xuất bằng công nghệ mới. Nhờ sự giảm thuế này, những sản phẩm nói trên có thể có khả năng cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, biện pháp này không nên áp dụng thường xuyên, chỉ nên thực hiện khi mà các doanh nghiệp gặp những rủi ro bất khả kháng trong quá trình chuyển giao công nghệ. Nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp hoặc giới thiệu các doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế. Nhà nước cấp vốn hoặc đứng ra tổ chức các quý dành riêng cho các dự án đổi mới và chuyển giao công nghệ. Nhà nước, thông qua hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để ứng dụng khoa học - công nghệ mới, như cho vay với lãi suất thấp, chỉ với điều kiện là với phương án khả thi chứ không cần thế chấp, cho vay để thanh toán nợ trước khi đổi mới công nghệ, vay ngoại tệ, trả nhiều lần. Cho dù việc thực hiện các biện pháp tài chính - tín dụng có đề cập tới sự hổ trợ hoặc ưu đãi. Song dứt khoát không thực hiện chế độ bao cấp ở đây. 1.4. Xây dựng các viện, các trung tâm R - D: Kinh nghiệm những nước có tiềm lực khoa học - công nghệ hiện đại ngoài việc hình thành mạng lới R - D, đều tập trung xây dựng một số trung tâm khoa học - công nghệ lớn làm hạt nhân cho R - D công nghệ bậc cao, như ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Các trung tâm công nghệ không chỉ kinh doanh đạt doanh thu cao cho đất nước mà còn tạo ra đội ngũ những nhà khoa học dẫn đầu, có khả năng tiếp thu, ứng dụng R - D phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia hùng hậu. Với nước ta Quyết định 324/CT(11.9.92) của HĐBT sắp xếp tổ chức 2 trung tâm khoa học lớn: 1) Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. 2)Trung tâm khoa học tự nhiênvà công nghệ quốc gia. Nhưng cần phải quan tâm chỉ đạo đúng mức việc sắp xếp lại các viện thuộc các Bộ, Ngành hình thành các cơ quan khoa học - công nghệ vùng gắn nghiên cứu cơ bản với các trường Đại học [1,41]. Tổ chức lại các viện nghiên cứu theo nghị quyết TW7(khoá 7) được ưu tiên vốn và nhân lực cho 2 trung tâm khoa học - công nghệ lớn. Đồng thời chủ trương xây dựng các khu công nghiệp cao, các làng khoa học có quy mô khác nhau gồm tổ chức tập trung R-D ở các viện, các trường Đại học, các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao. Tiếp thu và phát triển công nghệ mới theo quy trình khép kín, có trình độ liên kết cao giữa giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sản xuất thương mại. đồng thời nhà nước khuyến khích phát triển các tổ chức khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện mục tiêu "tiếp thu công nghệ mới, ứng dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm hiệu quả hoạt động của các tổ chức đó. Trong các tổ chức khoa học được lập, tổ chức các doanh nghiệp khoa học nhằm ứng dụng nhanh các kết quả của quá trình nghiên cứu đa những công nghệ mới, các tiến bộ khoa học đã được tiếp thu vào sản xuất và đời sống, theo hướng thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu và công nghệ do các doanh nghiệp khoa học đó sáng tạo. Thành lập các tổ chức khoa học - công nghệ của tập thể và tư nhân. Tạo mọi điều kiện cho các tổ chức này khai sinh và thấy cần thiết nhà nước có quyền khai tử cũng là giải pháp tạo điều kiện cho việc tiếp thu và sử dụng công nghệ. Xây dựng và phát triển mạnh các tổ chức khoa học công nghệ trên đây, đòi hỏi có chính sách "kích thích" chính đáng cho nhà nghiên cứu, phát minh, ứng dụng, công nghệ mới có hiệu quả trên cơ sở thực hiện tốt pháp lệnh của nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và điều lệ của Chính phủ về R-D. 1.5. Tạo thị trường vững chắc, ổn định cho sự phát triển của chuyển giao công nghệ: + Sự ổn định và mở rộng quy mô thị trường có ảnh hưởng quyết định đối với những quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất. Thị trường là mảnh đất làm nảy sinh nhu cầu về phát triển công nghệ. Thị trường càng phát triển thì nhu cầu về phát triển công nghệ đối với sản xuất kinh doanh càng lớn. + Việc ổn định và mở rộng quy mô thị trường cần phải chú ý cả tới việc hạn chế những mặt tác động tiêu cực của thị trường đối với sự phát triển của khoa học công nghệ. Điều đó có nghĩa là, bên cạnh những biện pháp kích thích kinh tế đối với sự phát triển của thị trường còn cần cả tới những biện pháp hành chính, pháp chế nhằm hạn chế và loại bỏ những hành vi cản trở, kìm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ. Các biện pháp nhằm ổn định và mở rộng quy mô thị trường bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau và tạo thành hệ thống đồng bộ nhưng có ba vấn đề cần phải được chú trọng: Một là, tạo môi trờng thuận lợi nhất cho việc nhập công nghệ, nhằm tăng nguồn cung cấp công nghệ liên quan tới các biện pháp này, trong bối cảnh hiện đại của nước ta cần chú ý đổi mới và hoàn thiện các qui định về nhập khẩu, tỷ giá về đầu tư nước ngoài, về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam theo hướng tạo ra những khuyến khích, những ưu đãi cho việc nhập công nghệ. Hai là, gắn liền với các biện pháp kích thích đối với công nghệ nhập cần tạo sự kích thích cần thiết đối với các công nghệ sản xuất trong nước. Nếu để tình trạng công nghệ nhập đợc khuyến khích nhng lại làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của sản xuất, máy móc thiết bị ở trong nước thì hậu quả tất yếu sẽ là sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung công nghệ nước ngoài mà không có năng lực công nghệ nội sinh ở trong nước làm cơ sở để tiếp thu, ứng dụng. Do vậy cần phải sớm xây dựng luật về khoa học và công nghệ. Ba là, việc thiết kế đồng bộ các biện pháp kích thích cung về công nghệ còn liên quan trực tiếp tới định hướng xây dựng nền công nghệ nhiều tầng của đất nước. Chính sách và biện pháp kích thích cung về công nghệ cần phải được định hướng vào các công nghệ được nghiên cứu và sản suất trong nước. Công nghệ nhập được khuyến khích là những công nghệ phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất, chứ không phải là nhận các công nghệ thải loại, gây ô nhiễm môi trường hao phí nhiều năng lượng, nguyên vật liệu. 2. Tiếp thu công nghệ nước ngoài - một số giải pháp: 2.1. Phát huy nhân tố con người trong chuyển giao công nghệ để có thể tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, cải tiến công nghệ nhập cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến tới từng bước sáng tạo công nghệ mới. Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, nhà nước phải có các quy định và chính sách ngay từ khi nhập khẩu công nghệ. Chẳng hạn, một trong các điều khoản bắt buộc ghi trong hợp đồng chuyển giao công nghệ của Ai Cập là các nước chuyển giao phải đào tạo 60% cán bộ với những người Ai Cập sử dụng công nghệ đó. Sau 3 năm hoạt động, 80% ngời Ai Cập sẽ điều hành công việc. Biện pháp này đã cho họ làm chủ được về kỹ thuật công nghệ và có khả năng cải tiến được công nghệ. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, lực lượng cán bộ quản lý công nghệ chủ yếu được đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa và việc đào tạo lại còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng này về cán bộ một mặt cần sử dụng tối đa đội ngũ hiện có, mặt khác thông qua nhiều hình thức hợp tác về khoa học, công nghệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế, các chuyên gia của Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu và học hỏi để bổ sung, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. Nhà nước tạo những điều kiện làm việc cần thiết cho các nhà khoa học như cung cấp thông tin, trang bị phương tiện thí nghiệm, các cơ sở triển khai, ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Xây dựng môi trường dân chủ, đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao trong lĩnh vực nghiên cứu. Khuyến khích, trân trọng những tìm tòi khoa học, những kiến giải khác nhau về các vấn đề của tự nhiên, kỹ thuật, khơi dậy nhiệt tình sáng tạo của người nghiên cứu. Tìm ra những hình thức tổ chức, phương thức và cơ chế hoạt động cho phép kết hợp và phát huy tối đa trí tuệ tập thể cũng như tài năng cá nhân của nhà khoa học. Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng tài năng. Mạnh dạn sử dụng các chuyên gia tài năng trẻ đã đào tạo có hệ thống, thực hiện chế độ trả lương đặc biệt cho họ. Trong một số trường hợp cần thiết, khi không có cán bộ đủ trình độ chuyên môn thì cần sử dụng các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn nước ngoài, đặc biệt là chuyên gia của các nước công nghiệp phát triển, trước hết là các chuyên gia về lĩnh vực khoa học công nghệ. 2.2. Thu hút thành tựu khoa học - công nghệ mới thông qua các hoạt động đầu t:ư Đầu tư cho phát triển khoa học - công nghệ ở nước ta chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Tỷ lệ đầu tư đó (2%) quá ít so với các nước trên thế giới. Do đó, trình độ khoa học công nghệ nước ta chưa theo kịp với nhịp độ phát triển chung của thế giới. Vì vậy, để theo kịp với các nước trên thế giới, nước ta không chỉ dựa vào các sản phẩm công nghệ trong nước mà còn phải thu hút thành tựu khoa học - công nghệ mới thông qua các hoạt động đầu tư (ODA-FDI), trong đó nguồn FDI đa trực tiếp công nghệ vào sản xuất giải quyết đáng kể việc thiếu hụt vốn. Vai trò đầu tư FDI nước ngoài vào Việt Nam rất quan trọng, nhưng vấn đề làm thế nào để nước ngoài đưa FDI vào, mang theo công nghệ hiện đại. Giúp ta bớt căng thẳng vốn? Để thu hút đầu tư FDI thì cần có điều kiện: - Hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi tối đa cho các đối tác nước ngoài đầu tư công nghệ vào, muốn vậy chế độ chính trị cần ổn định. Đây là yêu cầu trọng yếu nhất để các đối tác nước ngoài yên tâm bỏ vốn, đưa công nghệ vào sản xuất - kinh doanh. Kinh nghiệm cho thấy dù giá công nhân có rẻ, tài nguyên có phong phú, chính sách đầu tư có "cởi mở ". Nhưng chế độ chính trị không ổn định thì khó có thể hút vốn vào. Thực tế giữa Thái Lan và Philipin. Thời kỳ (80 - 85) chế độ chính trị Thái Lan ổn định, đầu tư nước ngoài vào tăng từ 362 - 1074 triệu USD, cùng thời điểm đó Philipin chính trị không ổn định (thỉnh thoảng đảo chính) đầu tư nước ngoài giảm 1259 - 1033 triệu USD. Thời kỳ (1987 - 1989) Thái không ổn định chính trị (giới quân sự đảo chính) đầu tư ngoài vào không tăng, trong khi đó Philipin ổn định hơn đầu tư ngoài vào tăng khá 1196 - 1682 triệu USD. Tương tự 2 thời kỳ này trong nội bộ các nước NICS cũng có tình hình đầu tư bất ổn như vậy. Chỉ khi chính trị xã hội ổn định mới bảo toàn vốn và có lợi nhuận, tính mạng của các chuyên gia đầu tư được đảm bảo, các nhà đầu tư mới yên tâm. Tình hình xã hội tốt đẹp. Mối quan hệ thiện cảm giữa nhà quản lý và công nhân cũng như với các chuyên gia được thiết lập, thì mới có đầu tư sâu rộng, tạo động cơ hướng mọi ngời tập trung phát triển sản xuất - kinh doanh. Môi trường kinh tế cần luôn củng cố và hoàn thiện: các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nước ngoài như: ngân sách, tổng GDP, tốc độ tăng trưởng, lạm phát được kìm chế, kinh tế đối ngoại... được nhà nước chủ động kiểm soát. Môi trường pháp lý được hoàn thiện vấn đề rất quan trọng. Nó trực tiếp liên quan đến lợi ích của các nhà đầu tư. Bởi vì các hoạt động đầu tư chỉ được triển khai khi mà lợi ích của người đầu tư đợc nhà nước bảo hộ. Cho nên, việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ mà trước hết là luật khuyến khích đầu tư trở thành điều kiện không thể thiếu được đối với các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ 12/1987 đã tạo hành lang thuận lợi cho hút vốn đầu tư ngoài vào. Qua việc cố gắng "cụ thể hoá" và được Quốc Hội bổ sung. Luật đầu tư (1990, 1992) và các văn bản như: Nghị định 139/HĐBT (9/1988); Nghị định 28/HĐBT (2/1991); Nghị định 18/CP (4/1993) và gần 100 văn bản pháp quy khác đã tạo thêm sự thuận lợi cho thu hút đầu tư. Do đó, nguồn FDI nước ngoài vào càng tăng, tỷ trọng và quy mô ngày càng lớn. Năm 1988 chỉ 366 triệu USD/năm thì năm 1994 đạt 4.071 triệu USD/năm. Môi trường hạ tầng kết cấu thích hợp là điều kiện cho thu hút FDI. Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh: Muốn vậy thủ tục hành chính không rườm rà, chống tiêu cực "tham nhũng" trong đầu tư vốn. Tăng cường năng lực nội sinh của quốc gia và các doanh nghiệp trong tiếp thu công nghệ nước ngoài qua FDI nhà nước cần chú trọng công nghệ - nâng cao năng lực cạnh tranh bảo đảm sản xuất sản phẩm phải hiểu quả cao. Các doanh nghiệp tìm ra nhiều hình thức tiếp thu công nghệ: qua Hiệp định Li xăng, liên doanh sản xuất "Đối lu công nghệ mới bằng sản phẩm bao tiêu"..... Điều quan trọng là các doanh nghiệp tăng cường năng lực nội sinh để đảm bảo hiệu quả vốn thông qua xác định công nghệ nhập, thận trọng về giá, am hiểu công tác tư vấn, chất lượng trong Hiệp định Lixăng ... chống tư tưởng lợi ích cá nhân hoặc nhóm lãnh đạo, sớm khắc phục tình trạng tiếp thu công nghệ lạc hậu gây hậu quả lãng phí vốn tại doanh nghiệp và cả nền kinh tế. 2.3. Nâng cấp và hiện đại hoá có "trọng điểm" kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để thích ứng với công nghệ được tiếp thu. Hiện trạng hệ thống giao thông chật hẹp (bình quân chỉ 0,03 km/1 km2 trong khi các nước khu vực 3 km/km2) lại thêm chất lượng đường xá quá thấp. Hệ thống cầu cống không bảo đảm cấp độ kỹ thuật, đặc biệt giao thông nông thôn, miền núi. Về thuỷ điện đã có những cố gắng song năng lực điện bình quân đầu người còn thấp, điện khí hoá nông thôn chỉ mới đạt 45% số xã chủ yếu cung cấp cho thuỷ lợi và thắp sáng. Hệ số đổi mới công nghệ ít hơn một nửa các nước đang phát triển (7% so với 15%). Giáo dục những năm qua tuy nhiều cố gắng tỷ lệ dân biết chữ khá cao đạt 88% so với các nước đang phát triển chỉ 61% trong năm 1992. Nhưng đầu tư cho đào tạo quá thấp (Việt Nam chỉ 15 - 20% ngân sách nhà nước. Trong khi các nước đang phát triển đầu tư giáo dục 4,3% GDP, các nước phát triển 6,2% GDP). Nếu xét đầu tư cho cán bộ khoa học - công nghệ lại càng thấp hơn: Việt Nam đầu tư CBKH - CN 50 USD/người-năm, trong khi Nhật: 15.839 USD, Hàn Quốc: 12.081 USD, ấn Độ: 22.285 USD, Singapo: 25.701 USD trong năm 1998 [1,17]. Do đó, nếu hệ số GDP, nước ta tăng khá (7 - 8%/năm) thì hệ số HDI quá thấp chỉ 0,464 xếp th 102/160 nớc trên thế giới [39,40]. Hệ thống biến cảng công suất thấp. Nếu dự án nâng cấp và mở rộng các cảng Sài Gòn + Hà Nội + Hải Phòng + Cần Thơ + Đà Nẵng khả thi vào năm 2000 thì tổng công suất các cảng cũng chỉ 22 triệu tấn/năm, trong khi Thái Lan đã có công suất: 25,2 triệu tấn/năm 85 [39,13]... Hệ thống kết cấu hạ tầng nêu trên không phát triển thì có thể tiếp thu công nghệ nước ngoài hiệu quả được. Tiếp thu công nghệ nước ngoài vào đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải được phát triển: Giao thông thông suốt và hiện đại, y tế giáo dục phát triển bảo đảm cho con người có đủ tài năng lĩnh hội và có khả năng R - D sáng tạo ra công nghệ mới. Có vậy mới khắc phục tình trang "tiếp thu công nghệ lạc hậu hoặc tiếp nhận công nghệ tiên tiến nhng không đủ năng lực sử dụng. Một khi giao thông thông suốt thì công nghệ tiếp thu không chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp mà các ngành khác cũng được công nghệ hoá, xã hội hoá công nghệ. Để tiếp thu công nghệ nước ngoài có hiệu quả, điều quan trọng phải quy hoạch tổng thể kỹ lưỡng, tránh hiện tượng"siêu đô thị" hoặc tiếp thu công nghệ rồi mới quy hoạch xây dựng công trình và hệ thống hạ tầng theo công trình đó. Khi công trình hoàn thành thì "công nghệ tiếp thu đã lạc hậu, hư hỏng, chôn vốn". Chống hiện tượng siêu đô thị, Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng theo quy hoạch hạn chế dân số những thành phố lớn ( Hà Nội, Thành phố HCM: 5-8 triệu dân) những thành phố trung bình không đông quá ( Hải Phòng, Đà Nẵng Cần Thơ: 1 - 1,5 triệu dân) vào năm 2020. Hệ thống giao thông cao tốc cần được xây dựng: nối liền Bắc-Nam và một phần nối với hệ thống giao thông xuyên qua Châu á (Liên quốc gia Việt Nam - Lào - Campuchia). Kinh nghiệm cho thấy: Nam Phi, Mỹ La Tinh,... cơ sở hạ tầng lạc hậu, công nghệ mới không được tiếp thu, nạn " thiên vị đô thị" xảy ra... đã làm cho tình trạng kinh tế không tăng, con trẻ đói ăn trầm trọng. Đài Loan kế hoạch (73 - 80) kinh tế hướng ngoại, trong khi hạ tầng xuống cấp nền kinh tế chậm phát triển . Phải củng cố lại cơ sở hạ tầng để chuyển sang phát triển những ngành công nghệ cao. Tiếp thu và tự động hoá công nghệ tin học, điện quang, máy tự động... Đã đưa kinh tế phát triển nhanh như hôm nay. Inđônêxia thiết lập mạng lới giao thông hữu hiệu và xây dựng công nghiệp sản xuất tại nông thôn. Đã khắc phục nạn đói, sản suất phát triển chuyên môn hoá mạnh mẽ, công nhân có điều kiện di chuyển dễ dàng và những công việc xây dựng, tu sửa các công trình đã khắc phục tình trạng thất nghiệp. Còn Việt Nam đầu tư nước ngoài những năm qua tập trung vào nơi có cơ sở hạ tầng phát triển (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng) dù nhà nước đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa có sự chuyển trải ra các vùng. Một khi cơ sở hạ tầng và hệ thống quy chế được cải tiến thì mọi vùng sẽ được khả năng thu hút đầu tư và tạo thêm công ăn việc làm. Chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố đó, những chính sách khác đề ra nhằm xoay sở tình thế cũng chỉ gây lãng phí tài nguyên mà thôi. Giáo dục đào tạo Việt Nam tuy đạt tỷ lệ biết chữ tương đương Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan... nhưng yếu kém về chất lượng. Đôi khi vì lòng tự hào, tự trọng dân tộc mà ngại " Bắt chước công nghệ nước ngoài. Kinh nghiệm Nhật cho thấy thời kỳ đầu chỉ là sự bắt chước", những mô hình công nghệ nước ngoài" [12,17]. Do đó, giải pháp đúng đắn, thiết thực phải coi khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có như vậy mới là điều kiện để tiếp thu công nghệ nước ngoài có hiệu quả. 2.4. Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô nhà nước trong quá trình tiếp thu công nghệ nước ngoài: Công nghệ đang trở thành công cụ hỗ trợ cho các thủ lĩnh ra quyết định, là "Đòn xeo" để tăng cao năng suất - chất lượng, hiệu quả, tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, là thứ hàng chiến lược - vũ khí sắc bén để bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia. Dù là mô hình kinh tế tập trung, kinh tế thị trường, hay kinh tế hỗn hợp... thì bất cứ nhà nước nào cũng nắm lấy công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường lợi thế cạnh tranh, tăng tiềm lực "trí tuệ" cho đất nước. Lịch sử các quốc gia đã bỏ ra hàng tỷ USD lập ra "Bộ máy nhà nước" về khoa học - công nghệ, tiêu tốn hàng tỷ USD vì bộ máy khổng lồ " Hàng nghìn tình báo công nghệ, để lao vào cuộc chiến tranh giành lấy từng gang tấc "trí tuệ" để nắm lấy vũ khí cạnh tranh. Vì đó là những chìa khoá của sự phát triển nên tất yếu nhà nước phải quản lý khoa học - công nghệ. Nhà nước quản lý quá trình tiếp thu công nghệ thông qua: các chính sách và pháp luật, quy hoạch giáo dục - đào tạo, bố trí - sử dụng - đãi ngộ... Đội ngũ trí tuệ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, động viên quần chúng tham sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất đời sống. Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong quá trình tiếp thu đổi mới công nghệ xin được phân tích những nội dung chủ yếu sau: Nhà nước có chính sách toàn diện trong việc tiếp thu công nghệ mới gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" Do không có khuôn mẫu cho sự phát triển mỗi nước phải tự tạo và điều chỉnh những thể chế của mình". Trong nền kinh tế thị trường phải tăng cường chức năng của nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nhằm định hướng, điều tiết, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi cho chủ thể thực hiện tốt quá trình tiếp thu công nghệ đó. Phải vì mục đích phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đúng hướng ưu tiên cho hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái đất nước. Nhà nước kích thích tiếp thu - đổi mới công nghệ thông qua văn bản pháp quy, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Các hoạt động sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết công nghệ... phải được xem là hàng hoá đặc biệt và cho phép thương mại hoá nhà nước có chính sách tác động kích thích cung cầu giúp các chủ thể hăng say R-D có hiệu quả. Quan tâm tác động chủ thể cung công nghệ, khuyến khích R - D trong những lĩnh vực ưu tiên (sản phẩm xuất khẩu có trình độ công nghệ cao), tác động phía cầu (các doanh nghiệp, xã hội đặt hàng) tiếp thu kết quả R-D để tận dụng vào sản xuất kinh doanh đời sống. Có chính sách bảo hộ những sản phẩm này như một hàng hoá của các doanh nghiệp khác, sản phẩm R-D cũng chịu điều tiết của các quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường tác động đến chu kỳ sống của sản phẩm. - Nhà nước quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ R-D phải rõ ràng khách quan. Sử dụng đúng người, đãi ngộ xứng đáng... không chỉ phát huy năng lực nội sinh của họ, mà còn tránh được hiện tượng "chảy máu chất xám"... Vì cục bộ địa phương, lợi ích cá nhân gây ra. Đánh giá kết quả R-D của đội ngũ trên, gắn với tiêu chuẩn, định lượng, đo lường, kiểm nghiệm, sản phẩm khoa học và công nghệ nhập. Gắn với đánh giá sát hạch hàng năm, quy định những " khu vực cấm" trong R-D công nghệ. Một khi quy hoạch - sử dụng - đãi ngộ ... đội ngũ khoa học - công nghệ đúng đắn sẽ tạo lập sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực R - D, tiếp thu - sử dụng công nghệ nước ngoài có hiệu quả nhất. Trong các giải pháp trên chúng có quan hệ mật thiết và đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, trong giải pháp chú trọng nhân tố con người. Nâng cao năng lực nội sinh của các nhà khoa học là quan trọng và quyết định nhất. Có vốn, có kết cấu hạ tầng hiện đại, nhà nước quản lý nghiêm túc nhưng " bản chất" con người và trình độ "công nghệ của họ kém" thì công nghệ tiếp thu - sử dụng không hiệu quả được. Phần III: Kết luận Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của hàng loạt các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia và các chi nhánh của nó ở các nước trên thế giới là một trong những nhân tố quan trọng nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển giao công nghệ. Cùng với nó là quá trình hình thành các thị trường kinh tế khu vực làm cho các nước ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, nó cũng đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nước. Như vậy xu hướng chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia là một xu hướng vận động tất yếu khách quan. Xu hướng đó tạo điều kiện cho các nước chậm phát triển có thể ứng dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nước, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Tuy vậy, nó cfũng đặt ra những thách thức không nhỏ, nếu không nắm bắt được thời cơ này thì nguy cơ tụt hậu giữa các nước ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, công nghệ đã được tăng cường chuyển giao cho nước ta. Nhưng chúng ta cũng thấy một thực trạng không chỉ riêng đối với Việt Nam mà đối với tất cả các nước đang, chậm phát triển nói chung. Đó là: Một mặt ta thấy được vai trò to lớn của chuyển giao công nghệ đã góp phần làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại. Nó phù hợp với xu thế toàn cầu hoá. Mặt khác, ta lại thấy các ngành sản xúât sử dụng nhiều lao động như dệt, may,da, giầy, giấy, nhuộm...và một số ngành khác có ảnh hưởng xấu đến môi trường đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước thuộc tầng nấc phát triển thứ ba, bốn. Từ đó xuất hiện xu hướng chuyển giao các thiết bị công nghệ bị thải loại đã qua sử dụng sang các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, chuyển giao công nghệ thành công chỉ khi năng lực nội sinh về công nghệ của đất nước phải đủ tầm để lựa chọn, tiếp nhận, ứng dụng, thích nghi và phát triển công nghệ nhập và để rồi có khả năng xuất khẩu công nghệ đó. Để thực hiện điều đó, cần có các giải pháp nhằm xây dựng năng lực công nghệ nội sinh và tiếp thu công nghệ nước ngoài có hiệu quả. Tăng vốn đầu tư cho phát triển công nghệ, phải coi trọng giáo dục, giáo dục phải là giáo dục thường trực, học tập phải là học tập suốt đời. Trong điều kiện nước ta công tác giáo dục phải được đặt lên hàng đầu các ưu tiên quốc gia. Chúng ta phải từng bước làm tốt công tác đào tạo khoa học và nâng cao chất lượng của đào tạo giáo dục, nhằm nâng cao trình độ dân trí và tiềm năng khoa học quốc gia từ đó có khả năng tiếp thu công nghệ nhập. Đảng và nhà nước ta cần có chính sách đối với ứng dụng khoa học- công nghệ mới, xây dựng các viện, các trung tâm R-D. Đồng thời, để thu hút công nghệ chuyển giao cần phải có những giải pháp tích cực để tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển giao công nghệ. Đó là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, các chính sách và luật pháp phải thật sự khuyến khích và hấp dẫn. Mặt khác phải tận dụng được lợi thế của mình và nhân thêm tính hấp dẫn thông qua việc làm như: Xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước phù hợp với yêu cầu của chuyển giao công nghệ và phát triển nền kinh tế đồng thời, tích cực đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân có trình độ ngày càng cao, theo yêu cầu của quá trình chuyển giao công nghệ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0045.doc