Đề tài Một số nội dung chủ yếu trong hoạt động quản trị doanh nghiệp của công ty cổ phần Quang Trung

Khách hàng chủ yếu của công ty hiện nay là những người có mức thu nhập trung bình. Để tiện theo dõi và quản lý, công ty đã chia khách hàng thành hai hình thức như sau : Đại lý của công ty và khách hàng theo hợp đồng. Đai lý của công ty: Đây là những khách hàng tin cậy của công ty, đảm bảo sản lượng tiêu thụ thường xuyên và ổn định. Các đại lý này tập trung chủ yếu ở Hà Tây (cũ), Hòa Bình, ở các đại lý này khách hàng chủ yếu là khách quen và tiêu dùng thường xuyên. Hiện nay có trên 100 đại lý. Khách hàng mua theo hợp đồng Đây là các khách hàng mua bia thường xuyên trong năm. Các khách hàng này chủ yếu ký hợp đồng mua bia bom nằm rải rác ở các tỉnh thành. Các khách hàng mua theo hợp đồng mua bán (mua bán đứt đoạn) thì được sở hữu hàng hóa của mình. Nhưng họ không phải là khách hàng ổn định của công ty và lượng hàng hóa bán ra cho khách hàng này không đều. Như đã nêu trên khách hàng của công ty chủ yếu là những người có thu nhập trung bình, vì vậy công ty có lợi thế là lượng khách hàng này chiếm khá đông. Vì nền kinh tế hiện này đang phát triển nhanh nhưng mức sống của người dân vẫn ở mức trung bình. Trái lại đây cũng là một bất lợi, đó là lượng khách hàng tiêu thụ không được nhiều và không thường xuyên như những khách hàng có thu nhập cao.

doc29 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số nội dung chủ yếu trong hoạt động quản trị doanh nghiệp của công ty cổ phần Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các ngành công nghiệp phát triển rất mạnh mẽ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được lập ra dẫn đến việc cạnh tranh với nhau để tồn tại ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp tìm cách để hạ bệ nhau, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Mỗi một doanh nghiệp lại có những chính sách, chiến lược kinh doanh, cách thức thực hiện khác nhau để phát triển thương hiệu và thị phần của mình. Họ dựa vào những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Em là một sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế quốc dân sắp ra trường. Tuy đã được học rất nhiều kiến thức trên ghế nhà trường nhưng kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công việc sau này vẫn còn rất thiếu. Nhận thức được điều này, nhà trường đã tổ chức kỳ học cuối cùng này như là một kỳ học để sinh viên chúng em có dịp thực tập, học hỏi thêm ở các doanh nghiệp đang hoạt động thực tế. Từ đó, chúng em có thể tiếp thu những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để làm hành trang chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Em đã chọn Công ty cổ phần Quang Trung để làm địa điểm thực tập và qua quãng thời gian thực tập tổng hợp tại đây, em đã được các cô chú, anh chị trong Công ty giúp đỡ rất nhiều. Điều đó đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Nội dung bản báo cáo thực tập gồm 5 phần : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG TRONG TƯƠNG LAI GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG Những thông tin chung Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG Tên giao dịch : QUANG TRUNG JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : QTC Trụ sở giao dịch : Đường Tô Hiệu – Hà Đông – Hà Nội Số điện thoại : (0433)825646 – 820533 – 822173 Fax : 521697 Vốn điều lệ : 2.000.000.000 VND trong đó có 35% là vốn nhà nước Giấy phép kinh doanh số: 0303000141 Do sở khoa học và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 10/02/2004 Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất và tiêu thụ bia hơi, bia chai. Công ty cổ phần Quang Trung là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về mặt tài chính và dưới sụ chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Hà Tây (cũ). Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Quang Trung Công ty liên doanh sản xuất bia hơi và nước giải khát Quang Trung là đơn vị liên doanh giữa công ty lương thực Hà Tây và viện khoa học các hợp chất thiên nhiên được thành lập theo quyết định số 333/QĐ – UB ngày 28/12/1993 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 1994, công ty liên doanh đã đầu tư 3.127.950.000 VND để xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị với công suất là 2.000.000 lít / năm. Đến ngày 21/02/1998 do bên liên doanh Viện khoa học các hợp chất thiên nhiên xin rút vốn. Trước thực lực hiện tại của công ty, cùng với sự đồng ý của UBND tỉnh Hà Tây (cũ), công ty lương thực Hà Tây ra quyết định số 77/CTLT – TCLD/QĐ ngày 25/02/1998 thành lập Xí nghiệp chế biến kinh doanh Bia, nước giải khát Quang Trung, là đơn vị trực thuộc công ty lương thực Hà Sơn Bình (Hà Tây cũ) với số cán bộ công nhân viên là 70 người. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cổ phần các doanh nghiệp Nhà nước để phát huy tính chủ động của doanh nghiệp mình. Căn cứ vào nghị định số 62/2002/NĐ – CT ngày 19/06/2002 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Thực hiện quyết định số 152/HĐQT/QĐ ngày 07/05/2002 của chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần lương thực miền Bắc quyết định cổ phần hóa xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực bia, nước giải khát Quang Trung của công ty cổ phần lương thực Hà Tây. Theo quyết định số 5866/QĐ – BNN – TCCB ngày 30/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc:” chuyển bộ phận doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực bia nước giải khát Quang Trung thành công ty cổ phần Quang Trung”. Công ty cổ phần Quang Trung chính thức đi vào hoạt động từ ngày 31/12/2003. Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Quang Trung Vốn điều lệ : 2.000.000.000 Tỉ lệ cổ phần của các cổ đông Trong đó : Nhà nước : 35% vốn điều lệ (700.000.000 VND) Người lao động trong và ngoài doanh nghiệp : 65% vốn điều lệ (1.300.000.000) Trị giá cổ phần : 100.000 VND Từ đây, công ty bước sang một giai đoạn mới với 42 lao động, trong đó có 32 lao động dài hạn, 3 lao động hợp đồng và 7 lao động thời vụ và 69 cổ đông, với cơ sở vật nghèo nàn, máy móc kỹ thuật đã bị lạc hậu. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của công ty Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, cung cấp cho thị trường về mẫu mã, chủng loại sản phẩm như bia, nước giải khát các loại. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho nên công ty phải tổ chức các hoạt động kinh doanh thuận lợi, đồng thời tạo ra công ăn việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác công ty phải thực hiện các quy định của cơ quan quản lý kinh tế về giá cả, chất lượng, dịch vụ góp phần bình ổn giá thị trường, đảm bảo việc tiêu thụ hàng hóa tốt hơn. Công ty trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao theo các chế độ quy định về tài chính kế toán. Công ty luôn phải thực hiện các chỉ tiêu, mục đích đặt ra để thực hiện các nghĩa vụ kinh tế đối với nhà nước thông qua các chỉ tiêu nộp ngân sách. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH Cơ cấu tổ chức của công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Quang Trung Hình 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Quang Trung Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phân xưởng sản xuất Tổ nghiền Tổ nấu men Tổ lọc Tổ áp lực Tổ bia chai ( Nguồn : Phòng tổ chức kinh doanh ) Theo sơ đồ trên ta thấy công ty cổ phần Quang Trung là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nên công ty có bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ nhưng đơn giản, chặt chẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng. Bộ máy quản lý gồm : hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban và phân xưởng sản xuất. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Tính tập trung của loại mô hình này rất cao, thể hiện mọi quyền lực đều tập trung vào người lãnh đạo cao nhất, mọi thông tin đều được tập trung cho người quản lý cao nhất và mọi quyết định đều bắt nguồn từ đó. Với cơ cấu tổ chức quản lý như trên, thì mỗi phòng ban, tổ sản xuất đều có chức năng nhiệm vụ riêng và có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hơn thế nữa, do công ty có một hội đồng quản trị do các cổ đông bầu ra nên có thể miễn nhiệm bất kỳ ai trong công ty nếu người đó mắc sai phạm nhiều lần. Do vậy, mỗi thành viên trong công ty đều phải tự nhận thức và phấn đấu để đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giúp cho công ty ngày càng phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Hội đồng quản trị : là cơ quan đại diện cho các cổ đông để quản trị công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh các cổ đông của công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là bộ phận có vị thế cao nhất trong công ty, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của Ban giám đốc công ty và bản thân công ty đó. Hội đồng quản trị có quyền và các nhiệm vụ sau : Chức năng đại diện cho cổ đông (các chủ sở hữu công ty): Quyết định đầu tư, phương án đầu tư và các dự án đầu tư; Cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác; Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. Quyết định liên quan đến việc sở hữu công ty: Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty. Quyết định mua lại cổ phần; Kiến nghị mức cổ tức được trả, thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Liên quan đến các nhân sự chủ chốt của công ty: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và các chức danh quản lý khác của Công ty; Quyết định mức lương và quyền lợi khác của những người quản lý trong công ty; Quyết định mức thù lao và lợi ích khác của người quản lý công ty; Giám sát, chỉ đạo Giám đốc, Tổng Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Quyết định các chính sách quan trọng nhất của công ty: Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty. Mức độ trong việc tham gia điều hành công ty: Hội đồng Quản trị thường không can thiệp vào hoạt động hàng ngày của công ty mà chỉ quyết sách các vấn đề lớn như quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trongbáo cáo tài chính gần nhất của Công ty; Quyết định thành lập công ty con, lập chi nhán, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Tổng giám đốc : là người có chức vụ cao nhất của bộ máy điều hành quản lý doanh nghiệp do Hội đồng quản trị bầu ra. Tổng giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo quyết định của hội đồng quản trị. Phó giám đốc : là người giúp giám đốc quản lý các nhiệm vụ sản xuất, chịu trách nhiệm với giám đốc về các nhiệm vụ được giao. Phòng tổ chức hành chính : có nhiệm vụ thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo các quyền lợi về văn hóa, tinh thần, vật chất và sức khỏe choc cán bộ công nhân viên. Tổ chức bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân kỹ thuật và tổ chức lao động, quản trị và bảo vệ nhân sự. Phòng kế hoạch kinh doanh : có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường để xây dựng và bố trí các phương án kinh doanh hiệu quả. Lập kế hoạch sản xuất, giá thành, biện pháp thực hiện kế hoạch, cân đối kế hoạch nhập xuất nguyên vật liệu, sản phẩm. Hàng ngày tiến hành công tác giao hàng, vận chuyền hàng hóa. Phòng tài chính kế toán : có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch tài chính. Thực hiện lập kế hoạch tài chính, hạch toán kết quả tài chính kinh doanh, tập hợp toàn bộ các chi phí cho việc tính giá thành sản phẩm và các khoản thu chi tiền mặt một cách hợp lý, hạch toán lãi lỗ, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng, quý và cả năm đảm bảo cho hoạt động tài chính của công ty được thông suốt. Phân xưởng sản xuất : là nơi diễn ra các quá trình sản xuất sản phẩm, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thưc phẩm. Đứng đầu phân xưởng sản xuất là quản đốc phân xưởng. Tổ nghiền : có nhiệm vụ nhận đúng, nhận đủ số lượng và tiêu chuẩn chất lượng gạo, Malt (theo phiếu xuất kho) mới được sản xuất. Khi nghiền gạo, Malt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của quy trình công nghệ. Đóng thực phẩm vào bao theo mẻ nấu, vận chuyển giao cho tổ nấu. Sau mỗi ca phải vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Tổ nấu + men : có nhiệm vụ nhận đúng, nhận đủ số lượng tiêu chuẩn chất lượng: bột gạo, Malt từ tổ nghiền chuyển lên. Khi nấu phải đúng quy trình công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất và tỉ lệ thu hồi cao nhất. Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp muối lạnh, kiểm tra thử, nếm thử dung dịch bia trong các thùng lên men. Vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Tổ áp lực : Có nhiệm vụ kiểm tra đầy đủ trước khi vận hành máy móc. Cung cấp đầy đủ hơi bão hòa cho tổ nấu, nhận đủ nhiên liệu trong kho, kiểm tra đủ số lượng, chất lượng than để khí đốt đủ nhiệt lượng. Cung cấp đủ lạnh cho tổ man, tổ lọc theo dõi thường xuyên kỹ thuật của hệ thống làm lạnh. Thu hết khí CO2 đúng tiêu chuẩn. Tổ lọc : Có nhiệm vụ lọc và nạp CO2 đúng tiêu chuẩn. Lọc và nạp bia đủ khối lượng để tiêu thụ trong ngày. Đo và điều khiển nhiệt độ các thùng bão hòa, thùng chứa bằng nước muối lạnh theo đúng quy trình kỹ thuật. Tổ bia chai : Có nhiệm vụ nhận chai đủ tiêu chuẩn. Sản xuất bia chai đủ số lượng để phục vụ tiêu thụ. Trước khi đóng, chiết bia vào chai phải kiểm tra chất lượng dịch bia, sau đó phải báo cáo quản đốc, cán bộ kỹ thuật. Vận chuyển bia sang phòng thanh trùng, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Duy trì nhiệt độ thanh trùng , đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định. Thanh trùng xong chuyển bia lên kho để dán nhãn mác. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường Đặc điểm về sản phẩm Theo đăng ký kinh doanh số 0303000141 Công ty cổ phẩn Quang Tung được phép kinh doanh các lĩnh vực sau : Sản xuất bia hơi. Sản xuất bai chai. Sản xuất nước giải khát. Kinh doanh lương thực, thực phẩm chế biến của các doanh nghiệp, nhà hàng ăn uống. Từ ngày thành lập Công ty cổ phần Quang Trung đã tích cực nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, cải tiến mẫu mã sản phẩm cụ thể công ty có các loại sản phẩm sau : bia hơi, bia chai và nước giải khát. Nhưng đến năm 2004, do chính sách thuế của Nhà nước, mặt hàng bia chai là loại mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất là 75%,công với máy móc đã lạc hậu do đầu tư từ năm 1994 nên công ty chỉ chuyên sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm đó là bia hơi. Việc chỉ sản xuất một loại bia hơi như vậy làm cho chủng loại sản phẩm của công ty quá hạn hẹp, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sản phẩm của người tiêu dùng. Nhưng do chỉ chuyên sản xuất một loại sản phẩm, nên công ty có thể tập trung cao hơn để đầu tư nâng cao chất lượng mẫu mã cho sản phẩm đó, đáp ứng được nhu cầu chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Đặc điểm về thị trường Do mới thành lập không lâu, quy mô lại nhỏ, chủng loại sản phẩm ko đa dạng nên thị trường chủ yếu của công ty là trong tỉnh Hà Tây (cũ), và một số tỉnh lân cận như : Hòa Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên. Trong các thị trường này thì Hà Tây và Hòa Bình là thị trường chủ yếu của công ty. Số lượng sản phầm bán ra chiếm 60% tổng số sản phẩm bán ra của công ty. Với thị trường như vậy, chúng ta thấy thị trường của công ty còn hẹp. Hiện nay, công ty đang thực hiện mở rộng thị trường sang một số tỉnh nữa như : Hà Nam, Thái Nguyên. Đặc điểm về lao động TT Phân loại lao động Số lượng lao động 1 Lao động trực tiếp 36 -Lao động dài hạn 28 -Lao động hợp đồng 1 -Lao động thời vụ 7 2 Lao động gián tiếp 14 -Lao động dài hạn 13 -Lao động hợp đồng 1 Tổng số lao động (1 + 2) 50 Trong tổng số 50 lao động thì có 6 lao động có trình độ đại học, 7 lao động có trình độ cao đẳng, 4 lao động có bằng trung cấp, còn lại là tốt nghiệp PTTH. Như vậy có thể thấy rằng lao động của công ty có trình độ trung cấp trở lên chiếm xấp xỉ 34% số lao động trong công ty. Tỉ lệ này chỉ bằng một nửa so với số lao động tốt nghiệp PTTH. Trình độ như vậy là khá thấp nên sẽ hạn chế phát triển nhiều mặt về lâu dài. Trong thời gian tới, Công ty cần tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo để nâng cao hơn trình độ lao động và quản lý của người lao động cho phù hợp với những yêu cầu mới của phát triển sản xuất. Đặc điểm về máy móc thiết bị Đặc điểm về các máy móc thiết bị chính của công ty cổ phần Quang Trung STT Tên thiết bị Giá trị ban đầu Giá trị còn lại 1 Hệ thống lạnh bằng cồn 162351000 139158000 2 Hệ thống cấp lạnh 61091439 52364091 3 Máy thu khí CO2 37061600 31767086 4 Thiết bị bão hòa 91608000 78521143 5 Máy lạnh nhanh 2 cấp 65318508 55987293 6 Máy lọc KB nhựa 57052682 48902299 7 Thùng lắng xoáy 25584394 21929481 8 Chai đựng khí CO2 43500000 37285714 9 Tank lên men 473586000 363436143 10 Lò hơi C70 108489600 82991086 (Nguồn : Phóng tài chính – kế toán) Máy móc thiết bị của công ty hầu hết không được tổ chức một cách đồng bộ và không cùng nhà sản xuất, vì vậy nó gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Nó làm quá trình bị chậm lại, làm mất đi tính liên tục của quá trình. Máy móc, thiết bị của công ty hiên nay đã cũ và lạc hậu. Trong yêu cầu cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty cần đầu tư mua nhiều thiết bị mới, đồng thời thường xuyên cải tiến thiết bị cũ theo hướng phù hợp với điều kiện sản xuất và môi trường. Ngoài ra công ty mới chỉ tập trung vào phần cứng của công nghệ, còn phần mềm của công nghệ mới chỉ mới ở dạng công nghệ thương mại, nghĩa là bán kèm theo máy móc. Mặt khác công ty cần áp dụng các phần mềm tin học vào công tác quản lý vì điều này làm cho việc quản lý trở nên nhanh chóng và chính xác. Quy trình công nghệ sản xuất bia Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia bao gồm : Malt (mầm đại mạch) Cao hoa Hoa viên (hoa Hublon) Gạo tẻ Đường Và các chất phụ gia khác Quy trình công nghệ sản xuất bia Thành phẩm Dán nhãn Men Máy lạnh Bã bia Thanh trùng Chiết bia Nạp CO2 Lọc bia Lên men Lạnh nhanh Lạnh sơ bộ Nồi đun hóa Lọc Đường hóa Thủy phân Đun sôi Trộn bột Nghiền Malt Hồ hóa Hồ hóa Trộn bột Nghiền Gạo Trộn cháo gạo Chiết bia hơi Khách hàng Khách hàng chủ yếu của công ty hiện nay là những người có mức thu nhập trung bình. Để tiện theo dõi và quản lý, công ty đã chia khách hàng thành hai hình thức như sau : Đại lý của công ty và khách hàng theo hợp đồng. Đai lý của công ty: Đây là những khách hàng tin cậy của công ty, đảm bảo sản lượng tiêu thụ thường xuyên và ổn định. Các đại lý này tập trung chủ yếu ở Hà Tây (cũ), Hòa Bình, ở các đại lý này khách hàng chủ yếu là khách quen và tiêu dùng thường xuyên. Hiện nay có trên 100 đại lý. Khách hàng mua theo hợp đồng Đây là các khách hàng mua bia thường xuyên trong năm. Các khách hàng này chủ yếu ký hợp đồng mua bia bom nằm rải rác ở các tỉnh thành. Các khách hàng mua theo hợp đồng mua bán (mua bán đứt đoạn) thì được sở hữu hàng hóa của mình. Nhưng họ không phải là khách hàng ổn định của công ty và lượng hàng hóa bán ra cho khách hàng này không đều. Như đã nêu trên khách hàng của công ty chủ yếu là những người có thu nhập trung bình, vì vậy công ty có lợi thế là lượng khách hàng này chiếm khá đông. Vì nền kinh tế hiện này đang phát triển nhanh nhưng mức sống của người dân vẫn ở mức trung bình. Trái lại đây cũng là một bất lợi, đó là lượng khách hàng tiêu thụ không được nhiều và không thường xuyên như những khách hàng có thu nhập cao. Đối thủ cạnh tranh Hiện này sản xuất bia là một trong những ngành mang lại nhiều lợi nhuận khá cao và thời gian quay vòng vốn nhanh. Do vậy nên rất nhiều công ty muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh này. Các đối thủ cạnh tranh này do họ có thời gian thành lập trước một thời gian dài nên họ đã có một thị phần rất lớn trên thị trường. Có bề dày lịch sử như vậy nên họ thường cho ra những sản phẩm mới lạ khác biệt để có thể thu hút người tiêu dùng. Ngoài ra họ còn tham gia liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài để tận dụng được công nghệ hiện đại của họ, sản xuất được các loại bia với chất lượng cao , mẫu mã bao bì sản phẩm đẹp Rất gây chú ý cho người tiêu dùng, hơn nữa họ liên tục đưa ra các hình thức quảng cáo khuyến mãi, được người tiêu dùng ủng hộ và đồng tình, thu hút được rất nhiều khách hàng. Nếu như trước đây tổng sản lượng bai cung cấp ra thị trường Việt Nam chủ yếu là một số công ty lớn cua Việt Nam như : Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Bia Halida thì hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có gần 30 nhãn hiệu lớn xuất hiện, và có rất nhiều công ty liên doanh với nước ngoài hay là của nước ngoài : bia Tiger, bia Anchor, bia Haneiken các công ty đó dù gia nhập thị trường sau nhưng đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nhờ vào chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm Và con số người tiêu dùng sẽ ngày càng tăng lên do mức sống, thu nhập của họ cao hơn dẫn đến họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn và do mức lợi nhuận đem lại, thì sẽ rất nhiều công ty tham gia vào thị trường này. Điều này sẽ gây khó khăn rất nhiều cho công việc sản xuất kinh doanh của công ty sản xuất bia với quy mô nhỏ, đặc biệt là một công ty còn non trẻ như công ty cổ phần Quang Trung. Muốn cạnh tranh được với các công ty đó, công ty phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp với quy mô của mình, cần phải huy động thêm nguồn vố, hoạc liên kết với các công ty khác để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại thì mới có thể tồn tại và phát triển. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Mã số 2005 2006 2007 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 6.265.188.199 8.200.249.485 10.446.644.217 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 1.221.438.106 1.598.653.620 1.988.551.889 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 5.043.750.013 6.601.595.865 8.458.092.328 Giá vốn hàng bán 11 3.604.072.934 4.688.892.262 5.670.204.936 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 1.439.677.079 1.912.703.603 2.787.887.392 Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.112.700 4.258.924 1.356.504 Chi phí tài chính 22 14.464.791 117.897.141 254.858.537 -Trong đó : chi phí lãi vay 23 14.464.791 117.897.141 254.858.537 Chi phí bán hàng 24 756.606.954 101.849.485 1.594.273.563 Chí phí quản lý doanh nghiệp 25 474.407.229 557.156.012 664.452.332 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 195.310.755 223.414.889 275.659.464 Thu nhập khác 31 133.333.883 619 126.294.251 Chi phí khác 32 13.940.117 1.253.004 0 Lợi nhuận khác 40 -13.940.117 -1.253.004 0 Lợi nhuận trước thuế 50 181.370.638 221.891.885 401.953.715 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 50.783.779 62.129.728 112.547.040 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 0 0 0 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 130.586.859 159.762.157 289.406.675 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 0 Khi xem xét kết quả kinh doanh trong những năm gần đây của công ty ta thấy công ty đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận của công ty năm sau đều cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ công ty đang có bước đi đúng hướng trong việc kinh doanh của mình và tổ chức quản lý hiệu quả các hoạt động của mình. Trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty chủ yếu là từ hoạt động bán hàng của mình và doanh thu tử hoạt động tài chính là không đáng kể. Một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cao. Điều này chứng tỏ công ty đang đi đúng hướng chỉ hoạt động trong lĩnh vực của mình chứ không những công ty nhà nước khác đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành của mình như cổ phiếu, ngoại tệ. Nhưng chi phí tài chính của công ty ( thực chất là chi phí lãi vay ) lại không ngừng tăng lên như : 2005 là 14.464.719; 2006 là 117.897.141; 2007 là 254.858.537 điều này chứng tỏ công ty đang rất cần vốn để kinh doanh, nâng cấp máy móc thiết bị, nghiên cứu để đưa ra sản phầm mới để mở rộng thị trường. Mặt khác ta thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty không được cao. Nguyên nhân là do bia là loại mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 30% nhưng không được khấu trừ đầu vào, do đó giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng sẽ bị đội lên rất cao gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phầm của công ty. Đặc biệt thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia hơi sẽ tăng lên 45% vào năm 2009 và 55% vào năm 2013 nên việc kinh doanh của công ty tương lai là rất khó khăn. Ngoài ra lợi nhuận của công ty còn bị ảnh hưởng từ việc nhập nguyên liệu. Hiện nay nguyên liệu chính để sản xuất bia của công ty là Malt, cao hoa và hoa Hublon. Các loại nguyên liệu này đều được nhập khẩu từ nước ngoài với mức thuế suất là 7% – 10% giá thành nguyên liệu. Đây là một tỷ lệ khá cao nên ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Bảng cân đối kế toán TÀI SẢN Mã số 2005 2006 2007 Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ A.TSNH 100 1.672.461.454 1.980.028.161 4.231.729.330 1.980.028.161 4.231.729.530 11.806.274.454 I.tiền và tương đương tiền 110 233.117.582 359.633.855 128.501.533 359.633.855 128.501.533 708.090.821 tiền 111 198.379.900 354.127.400 128.501.533 359.633.855 128.501.533 708.090.821 các khoản tương đương tiền 112 34.737.682 5.506.455 0 0 0 0 II.đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 0 0 0 0 đầu tư tài chính ngắn hạn 121 0 0 0 0 0 0 dự phòng tài chính ngắn hạn 129 0 0 0 0 0 0 III.các khoản phải thu 130 383.328.540 271.371.523 1.531.049.369 271.371.523 1.531.049.369 3.476.131.648 phải thu khách hàng 131 282.715.565 268.331.223 299.049.369 268.331.223 299.049.369 352.172.738 phải thu cho người bán 132 0 0 1.232.000.000 0 1.232.000.000 2.925.000.000 phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0 0 0 0 0 phải thu theo tiến đô KH SXKD 134 0 0 0 0 0 0 phải thu khác 135 100.612.975 3.040.300 0 3.040.300 0 198.958.010 dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 0 0 0 0 0 0 IV.hàng tồn kho 140 461.566.886 636.356.367 1.843.536.077 636.356.367 1.843.536.077 5.165.236.168 hàng tồn kho 141 461.566.886 636.356.367 1.843.536.077 636.356.367 1.843.536.077 5.165.236.168 dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 0 0 0 0 0 0 V.TSNH khác 150 594.448.446 712.666.416 728.642.351 712.666.416 728.642.351 2.456.815.817 Cp trả trước ngắn hạn 151 494.818.452 182.485.000 345.705.161 504.781.416 345.705.161 274.411.499 thuế GTGT dc khấu trừ 152 0 0 0 0 0 0 thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 0 0 0 0 0 537.470.178 TSNH khác 158 95.629.994 530.181.416 382.937.190 207.885.000 382.937.190 1.644.934.140 B.TSDH 200 2.188.296.683 2.642.230.185 2.915.123.358 2.642.230.185 2.915.123.358 8.493.529.356 I.các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0 0 0 0 phải thu khách hàng 211 0 0 0 0 0 0 vốn kinh doanh thuộc đơn vị trực thuộc 212 0 0 0 0 0 0 phải thu dài hạn nội bộ 213 0 0 0 0 0 0 phải thu dài hạn khác 218 0 0 0 0 0 0 dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0 0 0 0 0 0 II,TSCD 220 2.188.296.683 2.642.230.185 2.915.129.388 2.642.230.185 2.915.129.388 8.193.529.396 TSCD HH 221 2.188.296.683 2.642.230.185 2.915.129.388 2.642.230.185 2.915.129.388 7.875.368.901 nguyên giá 222 4.941.820.390 5.826.242.416 6.695.448.100 5.826.242.416 6.695.448.100 12.083.139.471 hao mòn lũy kế 223 -2.753.523.707 -3.184.012.231 -3.780.318.712 -3.184.012.231 -3.780.318.712 -4.207.830.570 TSCD thuê TC 224 0 0 0 0 0 0 TS vô hình 227 0 0 0 0 0 0 CPXD cơ bản dở dang 230 0 0 0 0 0 318.220.455 III.BDS đầu tư 240 0 0 0 0 0 0 IV.đầu tư tài chính ngắn hạn 250 0 0 0 0 0 300.000.000 đầu tư vào công ty liên kết kinh doanh 251 0 0 0 0 0 300.000.000 V.TSDH khác 260 0 0 0 0 0 0 TỔNG 3.860.758.137 4.622.258.346 7.146.852.688 4.622.258.346 7.146.852.888 20.299.803.810 NGUỒN VỐN A.nợ phải trả 300 1.597.886.405 2.372.670.303 3.842.312.754 2.372.670.303 3.842.312.754 14.799.377.651 I.nợ ngắn hạn 310 1.366.320.405 1.919.588.303 3.131.530.754 1.919.588.303 2.881.530.754 5.038.053.951 vay và nợ ngắn hạn 311 150.000.000 50.000.000 595.648.600 50.000.000 345.648.600 629.101.000 phải trả người bán 312 73.302.993 288.899.922 312.789.263 288.899.922 312.789.263 1.936.271.039 người mua trả trước 313 0 0 348.415 1.933.521 348.415 599.601 thuế và các khoản phải nộp 314 1.100.353.599 1.534.918.732 2.212.212.303 1.534.918.732 2.212.212.303 2.376.030.672 phải trả CNV 315 37.214.390 11.279.969 2.759.240 11.297.969 2.759.240 0 chi phí phải trả 316 0 0 0 0 0 20.660.000 phải trả nội bộ 317 0 0 0 0 0 0 phải trả theo tiến độ SXKD 318 0 0 0 0 0 0 các khoản phải trả phải nộp khác 319 5.449.423 32.538.159 7.772.933 32.538.159 7.772.933 75.391.639 dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0 0 0 0 0 II.nợ dài hạn 330 231.566.000 453.802.000 710.782.000 453.082.000 960.782.000 9.761.323.700 phải trả dài hạn người bán 331 0 0 0 0 0 0 phải trả DH nội bộ 332 0 0 0 0 0 0 phải trả DH khác 333 228.350.000 446.650.000 704.350.000 446.650.000 704.350.000 995.850.000 vay nợ DH 334 0 0 0 0 250.000.000 8.759.041.700 thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 0 0 0 0 0 0 dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 3.216.000 6.432.000 6.432.000 6.432.000 6.432.000 6.432.000 dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 0 0 0 0 B.VCSH 400 2.262.871.732 2.249.588.043 3.304.545.964 2.249.588.043 3.304.545.964 5.500.426.159 I.VCSH 400 2.262.871.732 2.249.588.043 3.304.545.964 2.236.080.125 3.304.545.964 5.500.426.159 vốn đầu tư của CSH 410 2.154.600.000 2.000.000.000 3.000.000.000 2.000.000.000 3.000.000.000 5.000.000.000 thặng dư vốn cổ phần 411 0 0 0 0 0 0 vốn khác của CSH 412 0 0 0 0 0 0 CP ngân quỹ 413 0 0 0 0 0 0 chênh lệch đánh giá lại tài sản 414 0 0 0 0 0 0 chenh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0 0 0 0 0 quỹ đầu tư phát triển 416 16.240.760 121.580.007 135.604.495 121.580.007 135.604.495 135.604.495 quỹ dự phòng tài chính 417 5.431.586 14.500.118 23.941.469 14.500.118 23.941.469 23.941.469 quỹ khác thuộc VCSH 418 0 0 0 0 0 0 lợi nhuận chưa phân phối 419 80.000.000 100.000.000 145.000.000 100.000.000 145.000.000 345.680.195 nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản 420 0 0 0 0 0 0 II.nguôn kinh phi và quỹ khác 421 6.599.386 13.507.918 0 13.507.918 0 -4.800.000 quỹ khen thưởng phúc lợi 430 6.599.386 13.507.918 0 13.507.918 0 -4.800.000 nguồn kinh phí 432 0 0 0 0 0 0 nguồn khác 433 0 0 0 0 0 0 TỔNG 3.860.758.137 4.622.258.346 7.146.858.718 4.622.258.346 7.146.858.718 20.299.803.810 Bảng lưu chuyển tiền tệ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 I.LC từ hoạt động sản xuất kinh doanh tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và DT khác 8.352.532.124 1.481.773.079 11.589.081.302 tiền chi trả cho người cung cấp dịch vụ 3.430.147.799 1.135.208.657 9.359.882.068 tiền chi trả cho người lao động 675126421 161.943.003 972.561.443 tiền chi trả lãi vay 308.974.617 9.840.691 204.858.537 tiền nộp thuế TNDN và các khoản phải trả cho nhà nước 1.019.199.351 0 31.500.000 tiền thu khác từ HDKD 30.158.268 180.000.000 538.000.000 tiền chi khác từ HDKD 15.551.429 418.860.000 2.250.406.358 B.lưu chuyển tiền thuần từ HDKD II.Lưu chuyển tiền từ HD DT tiền chi mua sắm xây dựng TSCD và TSDH khác 1.048.189.646 71.356.693 499.800.131 tiền thu từ thanh lý TSCD và TSDH 0 0 0 tiên chi cho vay mua các công cụ nợ của đơn vị khác 0 0 0 tiên thu hồi cho vay, bán lại công cộ nợ của đơn vị khác 0 0 0 tiền chi đầu tư gốp vốn vào đơn vị khác 0 0 300.000.000 tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 0 0 0 tiền chi cho lãi vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 0 30.173 1.356.564 C.LC tiền tư HD DT III.LC tiền từ HD TC tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhân góp vốn của chủ 173.779.223 0 2.020.660.000 tiền chi trả vốn góp, mua lại cổ phiếu doanh nghiệp 0 0 0 tiền vay NH, DH được nhận 50.000.000 500.000.000 317.568.000 tiền chi trả góc vay 150.000.000 0 1.071.514.251 tiền chi trả nợ thuê TC 0 0 0 cổ tức, lợi nhuận đã chia cho CSH 0 100.000.000 145.000.000 LC tiền thuần từ HD TC 0 0 0 LC tiền thuần từ HD bán hàng 0 0 0 tiền va tương đương tiền đầu kỳ 233.117.582 359.633.855 128.501.533 ảnh hương của tỷ giá hối đoái 0 0 0 tiền và tương đương tiền cuối kỳ 359.633.855 446.196.597 708.090.821 Tình hình tài chính của công ty hiện nay là khá ổn định. Công ty có một số điểm mạnh như có khả năng huy động vốn tốt, hiệu quả sử dụng vốn cố định cao. Việc công ty có khả năng huy động tạo thuận lợi rất nhiều, nó có thể giúp công ty huy động vốn một cách nhanh chóng để tăng sản lượng khi nhu cầu tiêu dùng không cao vào mùa hè, giúp công ty tận dụng được thời cơ. Nhưng lượng vốn khuy động không được nhiều, chỉ đủ để tăng sản xuất, không đủ mua sắm thiết bị. Vốn cố định của công ty phần lớn là do tự huy động, nó giúp công ty giảm được các khoản vay từ ngân hàng, từ đó giảm được các khoản lãi hảng năm. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty lại không được tốt, lượng vốn lưu động của công ty mặc dù hàng năm vẫn tăng, nhưng tăng không đáng kể. Vì vậy công ty cần phải đến việc sử dụng vốn lưu động hơn, cần tìm nguyên nhân để khắc phục. Công ty cần phải tìm cách để huy động thêm nhiều vốn hơn để đầu tư mua sắm máy móc, khắc phục tình trạng máy móc, thiết bị lạc hậu hiện nay. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUANG TRUNG Công tác nghiên cứu và phát triển Lập kế hoạch thiết kế và phát triển Đây là hoạt động điều tra của doanh nghiệp nhằm mục đích xem xét khả năng phát triển sản phẩm và quy trình mới hoặc nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình hiện tại. Hoạt động nghiên cứu và phát triển là một phương thức giúp cho công ty có thể xem xét đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tương lai bằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng hoạt động của công ty. Đầu tiên công ty cần lập kế hoạch thiết kế và phát triển, công ty lập kế hoạch thiết kế cho các dự án để đảm bảo rằng các hoạt động thích hợp đã được nhận diện ngay trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế. Trong kế hoạch sẽ làm rõ các nội dung như : Các công việc của quá trình thiết kế; Xem xét, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng; Trách nhiệm quyền hạn với các hoạt động thiết kế. Hoạt động nghiên cứu phát triển đóng vai trò nền tảng cho sự thành công lâu dài của công ty. Trong giai đoạn khó khăn, công ty cần cắt giảm khoản chi này. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, lượng sản phẩm tung ra thị trường sẽ ít hơn do sự giảm sút trong mức cầu nên việc cắt giảm chi phí là điều hợp lý. Xem xét thiết kế và phát triển Việc xem xét thiết kế sẽ được tiến hành tại một số giai đoạn thích hợp sẽ được nêu trong kế hoạch thiết kế. Mục đích của việc xem xét này là để đảm bảo kết quả thiết kế đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Kiểm tra xác nhận Kiểm tra xác nhận thiết kế được thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra để đảm bảo rằng thiết kế đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Quản trị nhân lực Công tác tuyển dụng Công ty phân công cán bộ có đủ năng lực, trình độ để thực hiện. Nội dung này bao gồm các công việc phân tích và thiết kế công việc; xác định nguồn nhân lực; tổ chức kiểm tra và tuyển chọn lao động theo đúng yêu cầu công việc đã thiết kế; bồi dưỡng hoạc bổ túc kiến thức tối thiểu cần thiết cho ngưởi lao động để họ có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí được phân công. Trên cơ sở yêu cầu năng lực cho từng vị trí công việc, Công ty tiến hành tuyển chọn, đào tạo để mọi người đều đáp ứng các yêu cầu này, Công ty xác định nhu cầu, lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện việc đào tạo cho cán bộ, nhân viên. Kết quả đào tạo được đánh giá và lưu cùng với các hồ sơ khác để chứng tỏ năng lực của cán bộ theo yêu cầu của vị trí công việc. Sử dụng đội ngũ lao động Các nội dung chủ yếu là phân công lao động và hợp tác lao động; xây dựng và hoàn thiện định mức lao động; tổ chức phục vụ nơi làm việc; công tác trả công lao động và thực hiện các chế độ cần thiết đối với người lao độn; đảm bảo các điều kiện lao động an toàn; tăng cường kỷ luật lao động và duy trì các phong trào thi đua. Phát triển đội ngũ lao động Doanh nghiệp vận động không ngừng: qui trình sản xuất thay đổi để cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đáp ứng đòi hỏi mới của thị trường; hệ thống vận hành của doanh nghiệp được điều chỉnh để tối ưu các dòng đầu vào và đầu ra... Do vậy, dội ngũ nhân sự nếu không cập nhật kiến thức, phát triển kỹ năng sẽ không đáp ứng được yêu cầu mới của công việc. Ngoài ra, được tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân cũng là đòi hỏi chính đáng từ người lao động. Khi nguyện vọng này được đáp ứng, công ty đã tạo ra động lực làm việc rất tốt cho đội ngũ của mình. Nội dung chủ yếu là thực hiện đào tạo, đào tạo lại cũng như bồi dưỡng người lao động. Công việc này được thực hiện bằng cách đào tạo qua công việc, các khóa học ngắn hạn cải thiện kỹ năng, gửi nhân viên tham gia các chương trình đào tạo chính thống và dài hạn. Mặt khác còn có các nội dụng như đề bạt thăng tiến nếu như người lao động làm việc hiệu quả, đạt được nhiều thành tích tốt, đồng thời công ty cũng cho thuyên chuyển, cho thôi việc và sa thải những lao động yếu kém. Quản trị chất lượng Trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần Quang Trung đã xác định rằng muốn cho công ty không bị đào thải và phát triển vững mạnh trên thị trường thìh phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Điều này có nghĩa là sản phẩm bia của công ty phải đáp ứng được chất lượng mà khách hàng đưa ra. Nhằm đạt được điều này công ty quyết định thực hiện ISO 9001 : 2000 và đã được cấp chứng chỉ. Để xây dựng thực hiện, duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý chất lượng bằng văn bản phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Công ty sẽ : Xác định các quá trình cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng và triển khai áp dụng cho tất cả các đơn vị đồng thời xác định trình tự và tác động qua lại của các quá trình này. Đề ra chuẩn mực và biện pháp giám sát để đảm bảo thực hiện và kiểm soát các quá trình này một cách có hiệu quả. Đảm báo sẵn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động và giám sát các quá trình này. Đánh giá giám sát và phân tích các quá trình. Thực hiện các hành động cần thiết để đạt được các kết quả đã định và cải tiến liên tục quá trình này. Quản tri chất lượng gồm có các nội dung sau : Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế Để thiết kế sản phầm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cần thực hiện các nhiệm vụ sau : Thứ nhất, tổ chức sự phối hợp giữa các nhà thiết kế, các nhà quản trị marketing, tài chính, tác nghiệp, cung ứng để thiết kế sản phẩm. Sản phẩm của sự phối hợp này là chuyển hóa những đòi hỏi cụ thể của khách hàng thành các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Muốn đạt được mục đích này công ty đã đưa ra những quy chế quy định từng hoạt động cụ thể và cung cấp thông tin của các bộ phận khác cho bộ phận thiết kế sản phẩm. Thứ hai, công ty đưa ra những phương án khác nhau về hình dáng, kết cấu, kích cỡ của sản phẩm với các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thứ ba, thử nghiệm và kiểm tra các phương án sản phầm nhằm chọn ra phương án tối ưu. Thứ tư, quyết định những tiêu thức chất lượng sản phẩm cụ thể. Các tiêu thức chất lượng sản phẩm được thiết kế phải đáp ứng được những yêu cầu sau : đáp ứng yêu cầu của khách hàng; thích hợp với khả năng; đảm bảo tính cạnh tranh với những sản phẩm của doanh nghiệp khác; tối thiểu hóa chi phí. Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng Nội dung chủ yếu bao gồm Lựa chọn những người cung ứng có khả năng đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng nguyên vật liệu Tạo lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật. Thỏa thuận về việc đảm bảo chất lượng nguyên nhiên vật liệu Thỏa thuận về phương án thẩm tra, xác minh. Xác định các phương án xác nhận. Xác định rõ ràng, đầy đủ, thống nhất các điều khoản trong giải quyết những trục trặc có thể xảy ra. Quản trị chất lượng trong sản xuất Quản trị chất lượng trong sản xuất giúp công ty huy động, khai thác có hiệu quả quá trình, công nghệ, thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Để thực hiện mục tiêu trên công ty cần thực hiện các nhiệm vụ sau : Cung ứng, nguyên vật liệu đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm. Kiểm tra kỹ càng chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Thiết lập và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, thao tác thực hiện từng công việc. Kiểm tra chất lượng các chi tiết, bô phận, bán thành phẩm sau từng công đoạn. Phát hiện sai sót, tìm nguyên nhân sai sót để loại bỏ. Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh. Kiểm tra, hiệu chỉnh thường kỳ các dụng cụ kiểm tra, đo lường chất lượng Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật công nghê, duy trì bảo dưỡng kịp thời. Quản trị chất lượng sản phẩm trong và sau khi bán hàng Công tác này là rất quan trong vì nó tăng uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp mà chỉ phải mất chi phí thấp nhưng lại thỏa mãn khách hàng nhanh nhất, thuận tiện nhất. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác này là : Tạo danh mục sản phầm hợp lý. Tổ chức mạng lưới đại lý phân phối, dịch vụ thuận lợi nhanh chóng. Thuyết minh hướng dẫn đầy đủ các thuộc tính sử dụng, điều kiện sử dụng, quy trình, quy phạm sử dụng sản phẩm. Dự kiến lượng và chủng loại phụ tùng thay thế cần phải đáp ứng nhu cầu khi sử dúng sản phẩm. Vai trò của lãnh đạo đối với quản lý chất lượng Lãnh đạo Công ty cam kết xây dựng, thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng thông qua : Truyền đạt cho tất cả cán bộ, nhân viên của Công ty hiểu rõ tầm quan trọng và quyết tâm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. - Nhấn mạnh tầm quan trọng đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định. - Đề ra chính sách, mục tiêu chất lượng. - Đảm bảo các nguồn lực cần thiết. - Tiến hành họp xem xét của lãnh đạo. Lãnh đạo Công ty đảm bảo rằng các hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng được lập kế hoạch để thực hiện chính sách, mục tiêu đã đề ra và các yêu cầu chung của hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng được duy trì, các thay đổi được thực hiện theo kế hoạch để đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống chất lượng. Ngoài ra, để xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty, lãnh đạo Công ty đã bổ nhiệm một phó giám đốc làm đại diện của lãnh đạo về chất lượng. Đại diện lãnh đạo là người chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về việc thiết lập và duy trì hệ thống chất lượng, theo dõi và báo cáo với Giám đốc và Ban chỉ đạo về hoạt động của hệ thống chất lượng. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Định hướng phát triển chung Đổi mới máy móc thiết bị Hiện nay máy móc của công ty đã lạc hậu. Việc công ty đổi mới máy móc thiết bị là một công tác hết sức quan trọng và cần thiết. Với máy móc và công nghệ lạc hậu công ty không thể đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác với công nghệ yếu kém và lạc hậu thì sản phẩm đưa ra sẽ có chất lượng không tốt làm cho khách hàng quay lưng lại với doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đổi mới máy móc và thiết bị là rất quan trọng. Việc này đòi hỏi phải thực hiện càng nhanh càng tốt vì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần làm ngay thì mới có thể phát triển kinh doanh được. Nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên Đây cũng là một công tác quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của công ty mà có chất lượng không cao thì không thể mở rộng thị trường được, không đưa ra được những ý tưởng kinh doanh độc đáo. Chính vì vậy, công ty muốn mở rộng thị trường thì phải có những cán bộ kinh doanh giỏi. Những người có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, đưa ra những phương thức quản lý độc đáo, những chiến lược Marketing, những phương thức bán hàng hợp lý vừa gây được cảm tình của khách hàng, vừa tiết kiệm được chi phí cho công ty. Muốn có được những sản phẩm tốt thì người công nhân phải có tay nghề cao, ý thức làm việc tốt Người công nhân có thể sử dụng thành thạo các loại máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất cảu công ty. Hiện nay đã có rất nhiều các trường dạy học, dạy nghề có thể đáp ứng được những yêu cầu này. Vì vậy công ty nên đầu tư cho công tác đào tạo nhân viên của mình. Hoàn thiện công tác quản lý con người Con người là nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công việc, các chính sách chiến lược có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Để các hoạt động kinh doanh được hoạt động thông suốt, thì sự hợp tác giữa các phòng ban, giữa các thành viên trong công ty là rất quan trọng. Vì vậy nhân sự của các phòng ban : phòng Tài chính – kế toán, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tổ chức hành chính, phân xưởng sản xuất trong công ty cần phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau cùng nhau làm việc, hợp tác để đưa công ty đi lên. Việc xuất bán hàng hóa ra khỏi công ty phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định để kiểm tra hàng hóa, hóa đơn chứng từ. Bộ máy quản lý của công ty phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, kỹ thuật, quy mô kinh doanh, công tác quản lý nhân sự. Phải kiểm tra đánh giá lại việc thực hiện cơ chế kinh doanh tài chính của công ty từ các đại lý đến các phòng ban nghiên cứu nghiệp vụ. Điều chỉnh đảm bảo quản lý chặt chẽ việc mua bán, thanh toán tiền hàng, các khoản chi phí. Đa dạng hóa sản phẩm Chúng ta đã nhắc nhiều đến công việc này, vì hiện nay do nhu cầu cuộc sống tăng cao. Vì vậy con người không chỉ có ăn no mặc ấm, mà họ đòi hỏi được ăn ngon mặc đẹp, các khiếu thẩm mĩ cũng được tăng lên. Khách hàng luôn có thật nhiều cơ hội lựa chọn để từ đó xem sản phẩm nào phù hợp với bản thân mình nhất. Chính vì vậy công ty cần tiến hành sản xuất thêm các chủng loại hàng hóa để làm phong phú thêm danh sách sản phẩm của mình. Tăng kinh phí quảng cáo Hiện nay nhà nước cho phép công ty trích 7% trên tổng chi phí sản xuất để làm kinh phí cho hoạt động lưu thông, quảng cáo. Với tỷ lệ này thì kinh phí cho quảng cáo và các hoạt động bán hàng còn khá nghèo nàn, kinh phí cho quảng cáo thấp như vậy nên sản phẩm của công ty không được nhiều người tiêu dùng biết tới. Kinh phí thấp như vậy sẽ có nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing. Mà trong thời gian tới công ty có dự định nâng công suất của nhà mày lên 4 triệu lít để dành thế cạnh tranh trên thị trường nên công ty cần yêu cầu nhà nước gia tăng chi phí quảng cáo để đông đảo người tiêu dùng biết đến đồng thời gây sức ép cho các đối thủ cạnh tranh. Hỗ trợ về vốn Hiện nay công ty đang hoạt động dưới hình thức tự quản và tự huy động vốn, thiếu sự trợ cấp của ngân sách nhà nước gây nhiều hạn chế cho công ty về mặt đổi mới công nghệ vì đây là hoạt động rất tốn kém. Trong tương lai công ty có ý định nâng cao công suất nhà máy lên 4 triệu lít / năm. Chính vì vậy công ty cần phải có các kế hoạch để tăng vốn như phát hành trái phiếu hoạc cổ phần hóa để huy động vốn nhàn rỗi. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Quang Trung với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, các cô chú trong phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tài chính kế toán của công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiên cho em được làm quen, cọ xát với công việc thực tế. Mặc dù chi trong một thời gian ngắn nhưng em đã học tập được rất nhiều, em đã biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được đem các kiến thức của mình vào thực tế. Em đã nắm bắt được các công việc của một nhà quản trị khi đưa ra các quyết định chính sách kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5745.doc
Tài liệu liên quan