Đề tài Nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay, những vấn đề cơ bản, thực trạng và giải pháp

- Các cuộc điều tra qua thư từ (Mail surveys) là cách thức đòi hỏi ít chi phí để tiếp cận với một số lượng lớn các khách hàng. Cách làm này rẻ hơn nhiều so với các cuộc điều tra trực tiếp và điều tra qua điện thoại, nhưng tỷ lệ phản hồi bạn thu được chỉ từ 3% đến 15%. Mặc dù tỷ lệ phản hồi thấp, nhưng các cuộc điều tra qua thư luôn là sự lựa chọn thích hợp (xét về khía cạnh tài chính) đối với các công ty nhỏ. Ở Canada tỷ lệ sử dụng phương pháp này chiếm 6,2%, ở Mỹ 7% và đặc biệt các nước có trình độ học vấn cao như Đan Mạch, Phần Lan, Nauy, Thụy Điển, Hà Lan phương pháp này rất phổ. Tuy nhiên ở Châu Phi, Á, việc điều tra bằng thư tín lại khó triển khai vì đa số dân cư sống ở nông thôn. Theo kinh nghiệm, dùng thư tín để điều tra là phương pháp rất thành công trong nghiên cứu thị trường quốc tế, nhất là trong các ngành công nghiệp. - Các cuộc điều tra trực tuyến (Online surveys) thường đem lại tỷ lệ phản hồi rất khó dự đoán và những thông tin không đáng tin cậy, bởi vì bạn không thể kiểm soát tất cả các phản hồi. Tuy nhiên, những cuộc điều tra trực tuyến rất dễ dàng tiến hành nhờ yếu tố tiết kiệm về mặt chi phí.

doc68 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay, những vấn đề cơ bản, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nhưng đã đến lúc Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ này để đảm bảo rằng, DN Việt Nam cũng như nước ngoài đều có thể cạnh tranh trong môi trường kinh tế mới sẽ có ở Việt Nam khi gia nhập WTO. Nếu không, các cơ hội này sẽ vuột mất. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu thị trường ngành cà phê Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Cũng như các ngành kinh tế khác, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam không nằm ngoài danh sách dành quá ít kinh phí cho công tác nghiên cứu thị trường. Một điều đáng lo ngại là do đặc thù của sản phẩm cà phê là một mặt hàng nông sản, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết, tính mùa vụ, dịch bệnh, nên việc công tác dự báo là điều rất quan trọng, đặc biệt với đa phần người trồng cà phê hiện nay, đều là nông dân, thông tin họ có được đều rất bấp bênh và thiếu tính chính xác. Tình hình chung là các doanh nghiệp gần như không có khả năng tài chính cũng như chuyên môn để đầu tư vào công tác này. Các vấn đề chính vẫn là thiếu những dự báo chuyên môn về thị trường cũng như những thông tin về các doanh nghiệp cạnh tranh, của cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Về thu thập thông tin: Do nguồn tài chính hạn chế, nên hiện nay các doanh nghiệp cà phê Việt nam chỉ nghiên cứu thông qua tài liệu là chính, tuy độ tin cậy không cao nhưng phương pháp này phù hợp với năng lực hiện tại. Các thông tin thu thập về ngành hàng cà phê chủ yếu xuất phát từ các nguồn chính như: Từ đại diện hệ thống thương mại Việt nam tại các nước. Đây là nguồn thông tin rất hữu ích. Đặc biệt cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội nói chung và tình hình trong ngành nói riêng tại các nước đặt đại diện. Điều chắc chắn ở nguồn tin này đó là đảm bảo tính trung thực cao, và thường là các thông tin được thông cáo miễn phí. Từ các hãng cung cấp tin danh tiếng như BBC, Reutes: Đây đều là các hãng cung cấp tin có uy tín. Bằng nhiều cách, hàng tháng hoặc hàng tuần, các hãng này sẽ gửi các thông tin liên quan đến ngành hàng cà phê tới cho người mua tin. Thông tin từ nguồn này rất đáng tin cậy và thường có tính chuyên môn cao, đều đã được phân tích kĩ, cũng như những dự báo chính xác, do các công ty này đều có hệ thống thu thập tin trên toàn thế giới, nhanh nhạy, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc mua tin từ các hãng này lại dẫn tới một lượng chi phí rất lớn cho các thông tin có được. Chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu lớn và các doanh nghiệp có vốn nước ngoài mới đủ khả năng để chi trả cho phương pháp lấy tin này. Nên việc sử dụng dịch vụ lấy thông tin này vẫn chưa phải là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Các thông tin từ Internet: đây là một nguồn tin phong phú và nhiều tiềm năng. Tuy rằng việc sử dụng các thông tin có được từ nguồn này có độ rủi ro cao, bởi sự không ổn định, thiếu tính xác thực của thông tin. Việc sử dụng thông tin từ nguồn này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao đủ năng lực phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được bởi nguồn tin này là rất đa dạng, có thể thiếu tính khách quan. Mặt khác, các nguồn tin trên Internet có thể không đủ tính nhạy bén bởi thời gian đến với người tiếp nhận thông tin có thể là vài ngày, thậm chí hàng tuần so với thực tế, đó là những thông tin cũ kĩ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dùng thông tin, đặc biệt trong các vấn đề về thông tin thị trường, giá cả trên thị trường cà phê thay đổi theo từng ngày như hiện nay. Từ các tổ chức cà phê như: + Tổ chức cà phê thế giới ICO + Hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê ACPC + Hiệp hội cà phê-cacao Việt Nam VICOFA Ở Việt Nam hiện nay có một số cơ quan cung cấp số liệu về ngành hàng, trong đó có cà phê như Tổng cục Thống kê, Hiệp hội cà phê cacao Việt nam, Bộ Thương Mại, Sở NN và PTNT ĐăklăkTuy nhiên, các số liệu này có độ chênh lệch lớn, Tổng cục thống kê tập hợp các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng từ các báo cáo thống kê của các tỉnh và tổng điều tra nông nghiệp. Tổng điều tra nông nghiệp cũng dựa trên phương pháp bản hỏi hộ nông dân. VICOFA ước lượng cung cà phê đầu vụ: dựa trên số liệu dự báo của các tỉnh, tình hình sản xuất của năm trước và kinh nghiệm chuyên gia. Cuối vụ, hiệp hội lấy lượng xuất khẩu trừ đi số liệu tồn kho năm trước và năm nay, tạm nhập tái xuất và tiêu thụ trong nước. Sở NN&PTNT Đăklăk thì dựa trên số liệu thống kê của Sở địa chính. Một số nguồn thông tin khác không thường xuyên. Với những phương pháp lấy số liệu không thống nhất như vậy, các số liệu đưa ra từ những đơn vị/cơ quan này thường có chênh lệch lớn và không kiểm nghiệm được độ sai lệch. Đây thường là các thông tin miễn phí, đi kèm những khuyến cáo của các chuyên gia trong ngành sao cho có lợi nhất cho người sản xuất cà phê. Đây là nguồn thông tin chính hiện nay của ngành này, thường được tận dụng một cách tối đa trong công tác nghiên cứu thị trường. Ngoài ra còn có thông tin từ các cơ quan đại diện của nước nhập khẩu đặt tại Việt Nam. Việc nắm bắt thông tin từ các cơ quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập mối quan hệ tốt với họ. Mặt khác, trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp còn cử cán bộ ra nước ngoài để trực tiếp điều tra thị trường. Tuy rằng việc này đòi hỏi thời gian và tiền bạc, không thể có thông tin trong một sớm một chiều. Về công tác dự báo: Đây được đánh giá là một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay trong công tác nghiên cứu thị trường ngành cà phê tại Việt nam. Mà sự kiện cần nhắc tới gần đây đó là sự kiện “5.3” (5/3/2008). Đây chính là bài học thiếu dự báo đáng nhớ, dù cho Việt nam đã là quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil, và tự hào mình là một quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Sự kiện đó đã làm nhiều nông dân, chủ trang trại, đại lí hay công ty xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thị thua lỗ. Ngày 5.3, cà phê được mua bán với giá cao kỉ lục là 40.000-42.000 đồng/kg cà phê nhân, ngay lập tức ngày hôm sau, nhiều người đã phải ôm nợ vì giá giảm mạnh xuống còn 35.000-37.000 đồng/kg. Vấn đề nằm ở chỗ, thị trường của Việt Nam không nắm bắt kịp thông tin từ thị trường thế giới. Tối ngày 4/3, theo giờ VN thì bên thị trường giao dịch kì hạn bên London hoạt động và giao dịch gần như là ban đêm của VN. Giá cà phê ở thị trường London đạt đỉnh là 2.815 $/tấn, mức giá cao kỉ lục kể từ tháng 7/1995. Lúc này, giá càphê tại cảng TP HCM chào bán lên tới 2600 $/tấn, tăng 100% so với cùng từ năm trước. Nhưng sang ngày hôm sau (tức 6/3 của VN) giá giao dịch ở thị trường London đột ngột giảm mạnh, và liên tiếp các ngày sau đó, giá cà phê trên thị trường kì hạn đóng cửa ở mức âm (giảm). Đây là nguyên nhân khiến giá cà phê trong nước đột ngột giảm mạnh liên tiếp trong một tuần sau đó. Mỗi tấn càphê nhân mà đại lí ôm giữ lỗ gần 5 triệu đồng. Việc mua bán diễn ra ảm đạm vì người mua phần lớn là các nhà xuất khẩu, họ đều không nắm được giá còn lên hay xuống nên không dám mua vào, chờ đơị thông tin tiếp theo. Bài học sau sự kiện đó cho thấy phần lớn người trồng cà phê chưa đủ hiểu biết để đánh giá, phân tích thị trường cà phê cho mỗi niên vụ, trong khi giá cà phê luôn lên xuống thất thường, hơn nữa, nông dân của ta không nhiều vốn để chủ động trong khâu chăm sóc, tái đầu tư vườn cây nên thường có xu hướng bán cà phê theo nhu cầu kinh tế của mỗi gia đình, thậm chí có nhiều trường hợp phải bán non vườn cà phê. Những nông dân “trúng đậm” khi bán cà phê ở thời điểm giá cao nhất cũng chỉ nhờ vào sự may hơn khôn. Còn phần lớn những người làm cà phê (cả nông dân và không ít DN) vẫn hết sức mù mờ, thiếu thông tin dự báo trong khi thị trường cà phê thế giới lại hết sức khắt khe, biến động liên tục. Điều này đẩy không ít doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê đứng trên bờ vực phá sản. Đa phần những thiệt hại rơi vào các doanh nghiệp nhỏ, ít có kinh nghiệp trong xuất khẩu, các đại lí nhỏ, ít nắm bắt thông tin.Còn các đại lí lớn, các công ty xuất khẩu lớn đều có mua tin của Reuters hàng ngày thì ít bị thiệt hại hơn. Vấn đề đặt ra ở đây là không có ai dự báo trong nước. Đặc biệt là với những dự báo về giá cả. Những thông tin này dù cho có vào trang chủ như www.vicofa.org.vn của hiệp hội cà phê-cacao Việt Nam cũng chỉ thi thoảng mới thấy vài bản tin phân tích thị trường cà phê của các tổ chức nứoc ngoài, còn lại chỉ là những tin tức về cà phê đăng trên báo chí trong nước. Mà phần lớn các bản tin của Reuters hay các tổ chức nước ngoài được dịch và đăng tải trên trang này chủ yếu là do sự chia sẻ của các doanh nghiệp hội viên gửi cho. Nếu rảnh thì doanh nghiệp gửi biếu không, còn không thì thôi. Nên do vậy, phần lớn các tin mang tính dự báo này đều cũ ký từ vài ngày tới vài tuần so với thực tế. Chỉ hoàn toàn có tính chất đọc để biết, tham khảo rút kinh nghiệm. Hiệp hội cà phê-cacao Việt Nam là tổ chức về cà phê lớn nhất trong nước hiện nay, nhưng hiệp hội hiện chỉ có vài người và thuần tuý làm công tác hành chính hội họp, đại hội, chứ chẳng hề có bộ phần phân tích, dự báo. Trong khi Brazil hay Indonesia cũng có hiệp hội xuất khẩu cà phê và họ thành lập hẳn các bộ phận phân tích, dự báo thị trường cà phê để cung cấp cho doanh nghiệp và trang trại cà phê trong nước. Điều này khiến cho chúng ta phải nhắc lại một lần nữa vị thế của cà phê Việt Nam hiện nay: là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Một số thay đổi tích cực: Tuy nhiên, gần đây, Việt Nam đã có những chú ý nhất định trong công tác nghiên cứu thị trường của ngành cà phê, một vài sự kiện trong những năm gần đây tuy chưa đem lại những kết quả hiện hữu tích cực, nhưng cũng giúp cho công tác nghiên cứu thị trường ngành hàng cà phê của nước ta có những định hướng để thay đổi: Năm 2005, dự án “Nâng cao năng lực thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách nông nghiệp” MISPA do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ đã hỗ trợ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp-Nông thôn ứng dụng thử nghiệm phương pháp ước lượng cung cà phê dựa trên ảnh vệ tinh và công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lí). Phương pháp này đã từng được áp dụng cho nhiều nước châu Âu, châu Mỹ (đặc biệt là Brazil) và cả nước láng giềng Trung Quốc (cho 9 nhóm ngành hàng nông sản quan trọng trong phạm vi cả nước). Kết quả cho thấy khả năng ứng dụng phương pháp này rất khả quan với độ chính xác cao, chi phí không quá tốn kém, không chỉ cho ngành cà phê mà cho cả một số cây trồng lâu năm khác. Giữa năm 2007, Hội thảo “Dự báo thị trường và chất lượng cà phê 2007” do Viện chính sách và chiến lược PTNNNT phối hợp với Cục trồng trọt (Bộ NN và PTNT), Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam tổ chức. Tại Hội thảo, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thông thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lần đầu tiên đã trình bày tại một hội thảo về phân tích ngành hàng. Bản chất của bài trình bày là phân tích về những thông tin dự báo ngành hàng, và đã chọn cà phê làm mặt hàng để phan tích dự báo đầu tiên. Hội thảo này đã có ý nghĩa to lớn, mở ra một hướng mới trong công tác phân tích, dự báo thông tin. Tuy nhiên, những thông tin mà Viện đưa ra và phân tích chỉ là những con số thống kê quá cũ kỹ của các năm trước mà nông dân hay doanh nghiệp chẳng ai cần tới. Hội thảo về “Triển vọng thị trường, chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà phê Việt nam 2008” tổ chức vào tháng 3/2008. Hội thảo cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình trồng trọt sản xuất cà phê ở Việt Nam và trên thế giới, cũng như chiến lược chính sách hỗ trợ phát triển cà phê của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Hội thảo tập trung nhiều đại diện của các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, giúp doanh nghiệp có cơ hội trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm về nghiên cứu phát triển thị trường, kĩ thuật chế biến bảo quản cà phêGiúp doanh nghiệp nắm bắt các thông tin nhiều chiều (trung ương, địa phương, học giả, nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước). Đây là kênh thông tin quí báu tham mưu hiệu quả cho người ra quyết định. Hội thảo “Thông tin thị trường và cảnh báo rủi ro hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiệu quả” diễn ra vào tháng 4/2008, do Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức. Hội thảo đã hỗ trợ những thông tin chính sách và cảnh báo tranh chấp thương mại phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Khẳng định tầm quan trọng của Thông tin trong công tác xuất nhập khẩu, đồng thời chỉ ra vai trò của Hiệp hội ngành nghề trong dự báo thông tin thị trường giúp doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả. Những sự kiện này đã ít nhiều đạt được những thành công nhất định, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn hàng trên thế giới, cập nhật những thông tin cần thiết về cả nghiên cứu mở rộng thị trường lẫn kiến thức khoa học về canh tác cà phê, tạo cơ hội liên kết các đối tượng cùng ngành hàng với nhau... Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của ngành cà phê trong giai đoạn tới 3.1.2. Những khó khăn ngành cà phê phải đối mặt khi gia nhập WTO: Hiện nay, nước ta có trên 500 nghìn ha cà phê cho sản lượng hàng năm từ 650 - 800 nghìn tấn và đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, và là nước xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới. Nhưng muốn phát triển ngành cà phê Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì ngoài những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam phải nhận thức được những thách thức trong quá trình hội nhập. Trước hết là về chính sách thuế. Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU... Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn. Thứ hai là về chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành cà phê phát triển thiếu tính nhất quán và thống nhất chung với tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hậu quả là không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp cả nước. Thứ ba là các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt. Mặc dù hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ... nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều chưa tốt. Đầu tiên là những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Tiếp theo là các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay. Một điều nữa là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng, mặc dù trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông, thuỷ lợi, điện đã có những chuyển biến đáng kể. Ví dụ như đường giao thông kém sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà phê khác nhau, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá càng thấp. Chi phí sử dụng mạng Internet hiện nay ở nước ta vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực. Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng đúng mức. Như vậy, WTO, các doanh nghiệp trong ngành cà phê Việt Nam (trong đó riêng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk chiếm hơn 50%) cần nhận thức rõ những mặt hạn chế, những khó khăn trước mắt của ngành mình mà chủ động khắc phục để khi bước vào “sân chơi mới” WTO khỏi bị ngỡ ngàng./. 3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của ngành cà phê trong giai đoạn mới           Từng bước củng cố tổ chức Hiệp hội lớn mạnh, nhằm không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của  cà phê Việt nam trong hội nhập kinh tế thế giới, ổn định sản lượng 1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 1,5 tỷ USD trở lên. Xây dựng ngành công nghiệp cà phê Việt Nam phát triển bền vững toàn diện về kinh tế, xã hội, và môi trường. I. SẢN XUẤT:             1.Mục tiêu, nhiệm vụ:              - Thưc hiện chủ trương của nhà nước: Với qui mô diện tích cà phê  ổn định khoảng 500.000 ha, trong đó diện tích cà phê chè từ 50.000- 70.000 ha, được phát triển tại khu vực Lâm đồng, Tây bắc và một số nơi thích hợp .             - Lâu dài năng suất: bình quân hàng năm từ 2000-2400 kg nhân /ha. Mỗi năm cung ứng khoảng 1 triệu tấn cà phê nhân để làm nguyên liệu chế biến thành phẩm các loại dùng cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Phát huy thế mạnh về các điều kiện tự nhiên, lao động. nâng cao chất lượng vườn cây, chất lượng hạt . Phấn đấu hạ giá thành sản xuất hợp lý. 2. Chương trình và giải pháp: - Đề xuất với Bộ NN&PTNT trình chính phủ thông qua chiến lược phát triển toàn diện ngành cà phê đến năm 2010, trong đó đặc biệt chú ý tới qui mô, qui hoạch, cơ cấu diện tích các loại cà phê cả nước, công tác nghiên cứu cải tạo giống            - Kết hợp với cục khuyến nông bộ NN&PTNT, viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây nguyên, chi cục khuyến nông địa phương.. tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao các biện pháp kỷ thuật tiên tiến trong sản xuất. Kiến nghị với Bộ, ngành và địa phương xây dựng dự án “trồng lại, thay thế”  những diện tích cà phê già cổi  - Cùng các địa phương kiến nghị với nhà nước hỗ trợ cho nông dân về tín dụng ngân hàng trong việc đầu tư mới và sữa chữa, củng cố các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất: hệ thống các công trình thuỷ lợi, sân phơi, dây chuyền công nghệ chế biến. II. CHẤT LƯỢNG :             1.Mục tiêu nhiệm vụ: Thu hoạch và các công đoạn sau thu hoạch liên quan mật thiết đến chất lương sản phẩm. Tăng cường quản lý trong mùa  thu hái cà phê và các công đoạn sau thu hoạch là một yêu cầu vừa bức thiết trước mắt, vừa mục tiêu  lâu dài của toàn ngành.             2. Chương trình và giải pháp:             - Tuyên truyền , khuyến khích thu hái cà phê chín đạt trên 90%. vấn đề “an ninh nông thôn”. Kết hợp với cục khuyến nông bộ nông nghiệp, chi cục khuyến nông địa phương, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên,  tuyên truyền, tập huấn cho nông dân về yêu cầu của chất lượng cà phê theo tiêu chuẩn xuất khẩu, cũng như các phương pháp chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.             - Tích cực và chủ động phối kết hợp với Bộ NN&PTNT hoàn thành đề án “nâng cao chất lượng cà phê Việt nam” trình Thủ tướng chính phủ thông qua trong năm 2008. trong đó chú ý giải pháp tài chính để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chế biến sau thu hoạch, cũng như giải pháp nâng cao sức tiêu dùng nội địa. III. KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU : Niên vụ 2006/2007, sản lượng cà phê Việt Nam đạt trên 18,5 triệu bao, nhiều hơn so với dự đoán ban đầu và là năm có sản lượng đạt cao nhất, bình quân năng suất trên 2 T/ha. Đặc biệt ở tỉnh Daklak, nơi có sản lượng cà phê chiếm trên 1/3 sản lượng của cả nước, đạt năng suất bình quân trên 2,4 T/ha. Như vậy, lượng cà phê tồn kho chuyển sang vụ mới không nhiều. Theo Tổ chức cà phê thế giới, sản lượng cà phê toàn cầu vụ mùa 2007/2008 dự kiến ở mức 118-120 triệu bao (Chưa tính  lượng cà phê dự trữ tại các quĩ đầu cơ), lượng tiêu thụ toàn cầu  năm 2007/2008 dự kiến hơn 125 triệu bao.Về lâu dài, trừ năm thời tiết có đột biến xấu, sản lượng cà phê thế giới khá ổn định bởi cà phê các nước xuất khẩu được hỗ trợ của nhà nước bằng chính sách khuyến khích sản xuất bền vững.  1.Mục tiêu nhiêm vụ:             Phấn đấu xuất khẩu toàn bộ sản lượng cà phê sản xuất ra của người nông dân (trừ lượng cà phê tiêu thụ nội địa.). Đảm bảo vừa tăng khối lượng, chất lượng, kim nghạch vừa đạt hiệu quả kinh doanh. Tăng tỷ lệ mặt hàng cà phê đã qua chế biến có chất lượng cao; phấn đấu đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, khuyến khích  xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng khá. Giữ vững, ổn định thị trường truyền thống vừa chủ động khai thác thị trường mới, nhiều tiềm năng. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về thị trường xuất nhập khẩu. Nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, Nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. 2.Chương trình và giải pháp :   - Củng cố mạng lưới thông tin của doanh nghiệp, kết nối với trung tâm thông tin của hiệp hội. Thường xuyên truy cập thông tin từ nhiều nguồn trong nước và quốc tế để có cơ sở ra các quyết định hợp lý trong mua bán kinh doanh cà phê.Tổ chức các lớp tập huấn về kinh doanh thương mại điện tử; trang Website; Email.. cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.             - Có kế hoạch thu hút, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn khá, ưu tiên đào tạo chuyên gia có kiến thức và kỷ năng giao dịch trên thị trường kỳ hạn nhằm không ngừng nâng cao năng lực xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường               - Từng doanh nghiệp xây dựng  các vùng nguyên liệu cơ bản. Ban hành cơ chế giá thu mua hạt cà phê theo hướng khuyến khích cà phê chất lượng cao đối với nông dân.              - Mỗi năm tổ chức 1-2 lần sinh hoạt của các nhà xuất khẩu cà phê cả nước nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tìm các giải pháp xử lý tình huống trong các hợp đồng . Đề ra sách lược thống nhất trong kinh doanh nhằm góp phần ổn định giá có lợi chung cho nông dân và doanh nghiệp.             - Tiếp cận với phương thức buôn bán tại các chợ cà phê thế giới. Tổ chức khảo sát, học tập kiến thức và kinh nghiệm hoạt động của các sở giao dịch hàng hoá các nước. Trước mắt hỗ trợ Trung tâm giao dịch cà phê Buôn ma Thuột- Đắk lắk, đồng thời tích cực đề xuất và phối hợp với Bộ Nông Nghiệp &PTNT xây dựng đề án “hợp tác giữa sàn giao dịch cà phê Việt nam với sàn giao dịch cà phê Chicago” 3.2. Giải pháp tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Dựa vào những nhiệm vụ và phương hướng phát triển của ngành cà phê ở trên, cũng như những thách thức mà các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt trong giai đoạn đầu gia nhập WTO, cho thấy việc trước hết cần làm của doanh nghiệp, tổ chức trong ngành đó là tìm hiểu, nắm vững thông tin về thị trường, hiểu biết, phân tích tốt các dự báo về thị trường trong và ngoài nước là vấn đề tất yếu và không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển thị trường của mình. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những giải pháp và định hướng nhất định cho công tác nghiên cứu thị trường tại doanh nghiệp mình, cũng như những định hướng chung của cả ngành cho công việc hết sức quan trọng này. Sau đây xin tập hợp và kiến nghị một số giải pháp chính thúc đẩy công tác nghiên cứu thị trường của ngành cà phê Việt Nam: 3.2.1. Về phía doanh nghiệp: *Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do ko đủ kinh phí về tài chính để mua tin từ các công ty danh tiếng hoặc thuê các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, cần tận dụng các nguồn thông tin sẵn có từ Internet, các Tổ chức cà phê thế giới và trong nước. Với các doanh nghiệp trong nước, thì việc tìm kiếm thông tin từ báo cáo của các cơ quan quản lí như bộ, ngành, hiệp hội, thuế, thống kêcũng rất dễ dàng. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức đầy đủ về nghiên cứu thị trường, từ đó sẽ có những sự phân tích đánh giá đầy đủ và đúng đắn về các thông tin thô mà doanh nghiệp có được nhờ các phương pháp trên. Tuy rằng nghiên cứu thị trường là công việc đòi hỏi chuyên môn và qui mô riêng nhưng với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có đội ngũ cán bộ được đào tạo về nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể tận dụng để tự làm lấy công tác này. Ví dụ như huy động đội ngũ bán hàng trong hệ thống phân phối tham gia vào các cuộc điều tra nghiên cứu đơn giản. Đó đều là các thông tin chính thức để có thể tham khảo và phân tích thị trường. Một giải pháp được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay đó là khi hợp đồng với các công ty quảng cáo, thì doanh nghiệp có thể kí thêm hợp đồng phụ, yêu cầu các công ty quảng cáo định kì cung cấp số liệu chung về lĩnh vực cà phê mà doanh nghiệp cần. Bởi các công ty quảng cáo vẫn thường đặt hàng một “gói” dữ liệu chung từ một công ty nghiên cứu thị trường, sau đó có thể chia sẻ lại với các đối tác của mình. Một biện pháp khác cũng được coi là giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường nội địa, đó là tham gia các hội chợ, triển lãm, vừa là cách để trò chuyện với khách hàng, vừa tìm hiểu được đối thủ cạnh tranh, lại là cơ hội để doanh nghiệp nắm được xu hướng chung của thị trường, trao đổi thông tin với các doanh nghiệp khác. Thách thức với nhiều doanh nghiệp nhỏ là việc thực hiện nghiên cứu thị trường trong nguồn kinh phí hạn hẹp. Sau đây là 5 phương pháp tiết kiệm chi phí mà các doanh nghiệp có thể áp dụng: Nói chuyện trực tiếp với khách hàng và khách hàng tiềm năng Mặc dù việc gửi trực tiếp bằng đường bưu điện bảng câu hỏi, chiến dịch marketing trực tiếp thông qua điện thoại, các buổi thảo luận tập trung và các thủ thuật khác là các biện pháp hữu hiệu để khảo sát khách hàng và khách hàng tiềm năng, chúng thường khá tốn kém. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một số kiểu không chính thức cua các biện pháp này. Ví dụ, thay vì tập hợp một nhóm khách hàng mục tiêu để đánh giá xem họ phản ứng như thế nào đối với một sản phẩm hay dịch vụ mới của DN, DN có thể tổ chức một cuộc họp mặt không chính thức để lấy số liệu. Mời khoảng 5-10 khách hàng đi ăn trưa và trình bày với họ là bạn đang muốn biết những đánh giá không chính thức của họ về một sản phẩm hay dịch vụ mới của bạn. Để họ phát biểu và hỏi về nguồn thông tin của họ. Tương tự, bạn có thể gọi điện cho khoảng 15 hay 20 khách hàng và hỏi họ các câu hỏi khảo sát tương tự. Mặc dù bạn không có kết quả mang tính khoa học nhưng bạn có được một số thông tin về xu hướng chung và thận chí có thể có được một số ý tưởng mới từ nhu cầu thực tế của khách hàng. Sử dụng sinh viên Liên lạc với khoa marketing của trường cao đẳng hay đại học tại địa phương và đề nghị liệu có thể có một số lớp hay các cá nhân sinh viên marketing quan tâm tới việc thực hiện một dự án nghiên cứu thị trường. Những dự án này thường được sinh viên rất ủng hộ để họ thu nhận được thêm kinh nghiệm hay có được tín chỉ đặc biệt của khoá học.Ngoài việc tiết kiệm được chi phí, làm việc với sinh viên cũng có thể giúp bạn thu được những ý kiến hoàn toàn mới về việc thiết kế hay thực hiện một cuộc nghiên cứu thị trường. Khi liên hệ với trường cao đẳng hay đại học, đưa ra lời đề nghị trực tiếp với lãnh đạo nhà trường hay khoa marketing hay phòng quản lý sinh viên. Tận dụng thư viện Thư viện công cộng rất phong phú về sự kiện và số liệu sẵn có trong các cuốn sách hướng dẫn của các ngành công nghiệp, các bản tóm tắt sách của chính phủ hay các sách hướng dẫn tham khảo khác Một số các thư viện công cộng ở địa phương không có các tin tức kinh doanh chuyên sâu mà bạn đang tìm kiếm. Trong trường hợp đó hãy đến thử tìm ở thư viện của các trường cao đẳng và đại học ở địa phương để có số liệu đó. Cuối cùng, Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp nhỏ có các thư viện nghiên cứu tập trung cụ thể vào nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ. Giữ liên lạc với Hiệp hội doanh nghiệp: Các hiệp hội doanh nghiệp thường xuyên thu lượm các thông tin về các ngàngh công nghiệp tương ứng và sẵn sàng cung cấp thông tin cho các thành viên của hiệp hội. Các cuộc khảo sát này thường tập trung vào các vấn đề như chi phí cơ bản hoạt động công ty, các xu hướng phát triển của ngành công nghiệp, các cơ hội thị trường mới, v.v. Các báo cáo nghiên cứu này thường chỉ được cung cấp cho các thành viên của hiệp hội, do vậy DN phải tham gia hiệp hội thì mới có những thông tin đó. * Với các loại hình doanh nghiệp lớn: Với loại hình doanh nghiệp này, các nhà quản lí sẽ đỡ đau đầu hơn vì sức ép của kinh phí trong hoạt động nghiên cứu thị trường. Bản thân doanh nghiệp có thể tự thành lập một bộ phận nghiên cứu thị trường với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hoặc lựa chọn phương thức đi thuê các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp. Tuy vậy, cần có những giải pháp để sao cho hoạt động nghiên cứu thị trường tại các doanh nghiệp này có kết quả hơn. Tổ chức quản lí tốt bộ phận phòng ban nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp: thành lập bộ phận chuyên thu thập thông tin, khâu tuyển chọn nhân sự phải đảm bảo yêu cầu nghề nghiệp, đào tạo chuyên môn phải được tiến hành kĩ càng, đầy đủ. Thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao bồi dưỡng năng lực đội ngũ làm Marketing. Có thể cử nhân sự đi học ở nước ngoài hoặc tổ chức đào tạo tại công ty, đảm bảo cho đội ngũ nhân này luôn có đủ các kiến thức về thị trường, nhạy bén, có đầu óc phân tích tốt, đưa ra cho doanh nghiệp những báo cáo chính xác, kịp thời. Trong một số trường hợp, đặc biệt khi sản phẩm mà doanh nghiệp định tung ra thị trường dưới dạng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, thì cách tốt nhất đó là liên hệ sử dụng dịch vụ với các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp. Giải pháp này đặc biệt cần được chú ý đối với các doanh nghiệp hiện đang muốn tiếp cận và phát triển thị trường tiêu thụ cà phê nội địa. Vì đây vẫn là thị trường nhiều tiềm năng, với sản lượng tiêu dùng chỉ khoảng 5% so với tổng sản lượng cà phê sản xuất ra của đất nước. Giải pháp này đòi hỏi chi phí khá lớn từ doanh nghiệp, tuy nhiên kết quả có được chưa hẳn là chính xác, nhất là với công tác nghiên cứu thị trường tại Việt Nam hiện nay. Vì thế, doanh nghiệp cẩn thận xem xét lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường sao cho tránh lãng phí, kết quả nghiên cứu thị trường không đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Tham gia các hội thảo, hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Đây là cơ hội tốt để trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu khách hàng, cũng là cơ hội chào hàng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có nhiều cơ hội gặp gỡ tiếp xúc và làm bạn với các doanh nghiệp nước ngoài khác hơn hẳn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp lớn có được những nguồn thông tin quí giá thông qua việc tạo dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài, tham gia tích cực vào các nhóm, hiệp hội cà phê trong và ngoài nước. Khi cần thiết, doanh nghiệp có thể cử cán bộ sang nghiên cứu trực tiếp tại thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới. Đây sẽ là nguồn thông tin nội bộ rất quí giá, cần thiết cho doanh nghiệp. Một phương án khác cho công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp đó là tìm kiếm thông tin thông qua các chi nhánh đại diện của mình cũng như của bạn hàng. Các doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh ở trong và ngoài nước, nên thông tin từ các báo cáo của các đại diện này là rất lớn, không phải bất cứ công ty nghiên cứu thị trường nào cũng có được. Ngoài ra doanh nghiệp còn có được thông tin từ đại diện của các bạn hàng thông qua xúc tiến trao đổi buôn bán với các doanh nghiệp khác 3.2.2. Về phía Nhà nước: Các doanh nghiệp cà phê Việt Nam còn vấp phải rất nhiều khó khăn trong công tác nghiên cứu thị trường, mà vấn đề lớn nhất vẫn là chi phí cho công tác này. Việc này đòi hỏi sự giúp đỡ từ phía Nhà nước cho các doanh nghiệp. Việc tiếp thu và xử lý thông tin thị trường cà phê là một khâu còn yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận được với các nguồn thông tin để có được giá đóng cửa, mở cửa, lược giao dịch, lượng tồn khocùng diễn biến giá cả thu mua của các mặt hàng cà phê tại thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. Điều này các doanh nghiệp VN đã làm được. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là khả năng dự báo thị trường. Tức là tiếp cận với những thông tin về dự báo thời tiết tại các quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới, hiện tượng sương muối, mưa bão, lũ lụt, hạn hántừ đó đưa ra các dự báo chính xác cho thị trường cà phê. Để phân tích và xử lí những thông tin này một cách chính xác không hề đơn giản, mà rất cần có một tổ chức dự báo mang tầm quốc gia, tập hợp những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích và dự báo thị trường để cung cấp những thông tin mới nhất cho người sản xuất cũng như doanh nghiệp nhằm định hướng sản xuất và xuất khẩu cho cả ngành cà phê Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự ra tay can thiệp của Nhà nước. Nhà nước cần lập ra một bộ phận chuyên trách về dự báo thị trường cho ngành cà phê, nhằm cung cấp những thông tin mở cho doanh nghiệp và người sản xuất cà phê Việt Nam, đảm bảo tính chính xác và định hướng cao. Đây không chỉ là yêu cầu cấp bách của ngành cà phê mà còn của các ngành nông sản khác ở Việt Nam. Tiếp thu kinh nghiệm từ các nước bạn. Đặc biệt là của Brazil. Sự phát triển ngành cà phê của nước này đem lại rất nhiều bài học đáng giá cho Việt nam. Trong đó, có vấn đề nghiên cứu thị trường. Mặc dù hiện nay vị trí của ngành cà phê Brazil giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu, nhưng Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng tương đối ổn định. Thành tựu này đạt được một phần là nhờ nước này có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, trên cơ sở đó, đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê rất chính xác, được công bố qua Hội thảo triển vọn thị trường được tổ chức hàng năm tại Brazil. Hội thảo như thế cũng đã được tổ chức ở Việt Nam thành công lần đầu tiên năm 2007 dưới sự phối hợp giúp đỡ của Brazil. Bộ Nông nghiệp nên thường xuyên tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo như vậy để giúp phục vụ cho các quyết định chính sách sản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, ở Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê, Tổ chức nghiên cứu xã hội ngành hàng, chịu trách nhiệm nghiên cứu dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân khác nhau. Điều phối mọi hoạt động của tất cả các tổ chức là Hội đồng cà phê Quốc gia (CNC). Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu thị trường cà phê của Brazil, cho thấy Việt nam cần sớm thành lập Ban điều phối các hoạt động trong ngành cà phê, chịu trách nhiệm xây dựng đề án tổ chức ngành hàng cà phê cà các hoạt động khác. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có sự định hướng thống nhất cùng nhau phát triển ngành cà phê Việt Nam. Bộ NN&PTNT cần thường xuyên đứng ra tổ chức các hội thảo, hội chợ để doanh nghiệp cà phê Việt Nam có điều kiện tìm hiểu thông tin về bạn hàng, về đối thủ cạnh tranh, tạo cơ hội cho DNVN giới thiệu hình ảnh với bạn bè thế giới. Có các chính sách thích hợp, khuyến khích sự ra đời, tồn tại, và phát triển của các công ty Nghiên cứu thị trường. Đây cũng là một cách nhích dần chất lượng của các công ty NCTT “made in Việt Nam” thay vì các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng dịch vụ này giá cao ở các công ty Nghiên cứu thị trường nước ngoài. Ngoài ra, cần có phướng án hỗ trợ và khuyến khích sự ra đời của các Hiệp hội doanh nghiệp, nhằm giúp đỡ những doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội phát triển. Trước khi một Ban chuyên trách về cà phê như đã nhắc ở trên được ra đời, cũng như một cơ quan chuyên môn về dự báo và phân tích thị trường cà phê ra đời, thì việc trước mắt bây giờ là phải nâng cao năng lực của Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam. Hiệp hội cần tư vấn cho các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến ngành cà phê và các doanh nghiệp hội viên, làm tốt công tác thông tin phục vụ sản xuất và xuất khẩu, ủng hộ các doanh nghiệp chế biến cà phê bảo vệ thương hiệu của mình như Vinacafe, Trung Nguyen, Dragon, HighlandMà cơ bản nhất là tăng cường vai trò của Hiệp hội để tạo sự thống nhất trong công tác thông tin dự báo tình hình thị trường giá cả, sản lượng cung cầu ở thị trường tỏng nước và nước ngoài, nhằm cũng cấp những thông tin cho người sản xuất đồng thời cảnh báo những thông tin sai lệch gây nhiễu thị trường, bất lợi trong kinh doanh. KẾT LUẬN: Rõ ràng, thông tin đóng một vai trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam. Mặc dù ý thức được điều này, nhưng các doanh nghiệp cà phê Việt Nam vẫn gặp phải quá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về cà phê thế giới và khu vực. Đặc biệt là vấn đề về tính nhanh nhạy chính xác của thông tin, và các thông tin dự báo. Vì vậy doanh nghiệp phải chú trọng hơn nữa vào công tác nghiên cứu thị trường, đưa nghiên cứu thị trường thành 1 phần trong chính sách phát triển trong tương lai của doanh nghiệp mình. Việc này đòi hỏi một nguồn kinh phí rất lớn mà không ít doanh nghiệp trong nước còn thiếu khả năng đáp ứng, không chỉ của các doanh nghiệp trong ngành cà phê, mà còn là vấn đề chung của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, Nhà nước cần có những biện pháp kịp thời, hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin nhanh, chính xác, nhằm phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam. PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Kiến nghị của ngành cà phê Việt nam trong Đại hội lần thứ 6, T1/2008 Sau khi HĐQT khoá VI (nhiệm kỳ 2008-2010) nhận nhiệm vụ và phương hướng hành động cho giai đoạn mới , đồng thời cũng kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan một số nội dung : * Về sản xuất: Nên ổn định diện tích khoảng 500.000 ha cà phê trên cả nước - cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất bình quân đạt 2,0 đến 2,4 T/ha *Về chất lượng: + Sản lượng cà phê đã đạt đến ngưỡng 1.000.000 tấn/năm, do vậy chất lượng cần được quan tâm  nhiều hơn. + Nên tổ chức phổ biến các quy định áp dụng quy chuẩn chất lượng và việc kiểm tra chất lượng đối với cà phê nhân xuất khẩu đến cơ quan quản lý chất lượng, các cơ sở sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê để chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể khắc phục các hạn chế về chất lượng, đáp ứng các chỉ tiêu mới: Trước hết áp dụng ngay một số chỉ tiêu về khuyết tật có trị số lổi cao nhưng dễ khắc phục như  độ ẩm ≤ 12,5%, tạp chất ≤ 0,5%, và hạn chế có hạt mốc  ≤0,2%. + Tuyên truyền phổ biến cho người sản xuất, đại lý thu mua, doanh nghiệp xuất khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài ủng hộ việc cải tiến chất lựơng cà phê xuất khẩu. Thực hiện các chính sách hổ trợ cho việc nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, hổ trợ tín dụng thiết thực cho hộ nông dân, người trực tiếp sản xuất đầu tư sân phơi. Hướng dẫn, khuyến khích các người trồng cà phê chăm sóc và thu hái đúng kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị và đào tạo cán bộ để khắc phục hạn chế trong khâu thu mua, bảo quản và chế biến cà phê xuất khẩu. + Doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi để đầu tư cơ sở chế biến, đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến từng bước nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu. *Về thị trường :    + Tăng cưòng vai trò của Hiệp hội để tạo sự thống nhất trong công tác thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả , sản lượng cung cầu ở thị trường trong nước và nước ngoài, nhằm cung cấp những thông tin có lợi cho người sản xuất đồng thời cảnh báo những thông tin sai lệch gây nhiễu thị trường, bất lợi trong kinh doanh. + Bộ Công Thương cần hoàn thiện cơ chế quản lý ngành hàng và đưa ra những chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia sử dụng hợp đồng kỳ hạn như là công cụ phòng chống rủi ro về giá cho thị trường hàng thật. Bên cạnh đó cũng nhằm hạn chế các doanh nghiệp, chưa đủ năng lực tham gia có thể gây ra những xáo trộn trên thị trường. + Hiệp hội có sự phối hợp với Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) dưới sự tác động của các cơ quan hữu quan tạo điều kiện cho hộ sản xuất, nhà xuất khẩu có nhiều cơ hội mua bán hàng cà phê đúng theo giá cả thị trường chung trên thế giới. * Về Xúc tiến thương mại:   Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường tập trung khai thác theo chiều sâu và chiều rộng đối với các thị trường truyền thống của cà phê Việt Nam, quan tâm hơn công tác phát triển thị trường nội địa, khuyến khích tiêu dùng cà phê trong nước, tăng thị phần 10 -15% . Nên chủ động ký kết hợp đồng thương mại thoả thuận, thuyết phục khách hàng truyền thống chấp nhận mua cà phê Việt Nam theo hướng hàng chất lượng cao.   Tóm lại, để giữ được kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê 2008-2010 đạt bình quân từ 1,5 đến 1,6 tỷ USD hằng năm, Hiệp hội kiến nghị các Bộ Ngành TW cần quan tâm nhiều hơn đến ngành hàng cà phê Việt Nam, có kế hoạch định hướng thị trường và hoạch định các chủ trương, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi, tăng năng lực sản xuất - chế biến cho các Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu một cách toàn diện. (nguồn: VIFOCA) Phụ lục 2: Mô hình tổ chức ngành hàng cà phê Brazi và kinh nghiệm cho VN Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 thế kỷ 20 cho đến tận ngày nay. Trước đây, cà phê chiếm tới 80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, hiện nay, con số này chỉ còn là 20% do giá trị xuất khẩu của các ngành hàng khác tăng mạnh. Lợi nhuận của người trồng cà phê cũng không cao như trước đây do chi phí lao động tăng đáng kể (chiếm 85% tổng chi phí sản xuất) và đồng Real của Brazil liên tục bị đánh giá cao so với đồng USD. Mặc dù vị trí của ngành cà phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu nhưng Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng tương đối ổn định. Thành tựu này đạt được một phần là nhờ nước này có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, trên cơ sở đó, đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê rất chính xác, được công bố qua Hội thảo triển vọng thị trường được tổ chức hàng năm tại Brazil. Đầu năm 2007, Hội thảo triển vọng thị trường cho ngành cà phê lần đầu tiên ở Việt Nam đã được tổ chức thành công. Kết quả cho thấy, việc giám sát nguồn cung là vô cùng quan trọng nhằm đưa ra những thông tin và dự báo cung chính xác, phục vụ các quyết định chính sách, sản xuất và đầu tư cho các tác nhân. Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thị trường thế giới nhờ chất lượng cao. Chuyến khảo sát cho thấy mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam nhưng Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Thành tựu này đạt được là nhờ Brazil có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt, do chính phủ đầu tư toàn bộ. Hiện nay, cũng như Brazil, nhóm chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đang xây dựng chương trình áp dụng Bộ tiêu chuẩn chung của cộng đồng cà phê (4C) tại Việt Nam. Việc học tập kinh nghiệm của Brazil và cùng áp dụng bộ tiêu chuẩn 4C  sẽ là hướng đi mới giúp Việt Nam nâng cao chất lượng cà phê một cách đồng bộ. Brazil cũng là nước có sản lượng tiêu thụ cà phê lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ), với gần 50% sản lượng sản xuất ra được tiêu thụ trong nước, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới. Hiện nay, lượng tiêu thụ nội địa vẫn liên tục tăng hàng năm, nhờ triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Đây là một kinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam có thể học tập. Các thành tựu về khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại và thông tin giám sát và dự báo hiệu quả mà Brazil đạt được trong thời gian qua phần lớn là nhờ xây dựng và phát triển tốt hệ thống tổ chức ngành hàng cà phê, hoạt động chuyên nghiệp và mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhóm lợi ích tham gia trong ngành. Ngành cà phê của Brazil có 4 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã), Tổ chức của các nhà rang  xay, Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và tổ chức của các nhà , xuất  khẩu. Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm người khác nhau, tham gia vào quá trình (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Brazil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch. Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Đoàn đã tới thăm Hợp tác xã cà phê lớn nhất thế giới của Brazil (Cooxupe) được thành lập từ năm 1957, có 12000 thành viên, trong đó 70% là nông trại quy mô nhỏ (5-7ha), 30% là quy mô vừa và lớn. Hàng năm, trang trại này buôn bán tới 4,5 triệu bao (cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. HTX có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê, và buôn bán trực tiếp. Năm 2006, HTX có kho chứa công suất lên tới 3,3 triệu bao/năm. Năm 2006, HTX đã nhận vào kho chứa tới 2,6 triệu bao. HTX có khoảng 60 chuyên gia nông nghiệp, mỗi người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khoảng 200-250 hộ. Như vậy, mỗi vụ, một chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết. Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như  Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ (Embrapa-điều phối của nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Brazil còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân khác nhau. Điều phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC), có văn phòng thường trực (Cục Cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệp  Brazil. Thành viên của hội đồng bao gồm 50% là thành viên của chính phủ (Bộ và các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ) và 50% là đại diện của 4 nhóm tổ chức trên. Chủ tịch hội đồng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, phó chủ tịch là 1 thứ trưởng phụ trách nông nghiệp. Hội đồng bao gồm 4 uỷ ban: Uỷ ban thị trường và tiếp thị, Uỷ ban chính sách chiến lược, Uỷ ban nghiên cứu kỹ thuật và Uỷ ban phụ trách các tổ chức quốc tế. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngành hàng, đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng như các chương trình khác như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi trường Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu, thị trường cà phê của Brazil, cho thấy Việt Nam cần sớm thành lập Ban điều phối các hoạt động trong ngành cà phê. Ban sẽ do 1 lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, với 50% thành viên là thuộc chính phủ và 50% thuộc các thành phần kinh tế khác. Ban sẽ có một tiểu ban thường trực là đại diện của một cơ quan quản lý nhà nước, 1 cơ quan nghiên cứu chính sách và hiệp hội. Ban sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đề án tổ chức ngành hàng cà phê Việt Nam và hàng loạt các hoạt động khác. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban sẽ được nghiên cứu đề xuất cụ thể khi lãnh đạo Bộ cho phép thành lập. Đây sẽ là tổ chức điều phối ngành hàng đầu tiên của Việt Nam, gắn toàn bộ các nhóm tác nhân dọc theo kênh ngành hàng, với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước và sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế. (Bài viết www.saga.vn hợp tác Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007) BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT: ASEAN : Association of Southeast Asian Nations-Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA : ASEAN Free Trade Area- Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN NAFTA : North American Free Trade Area- Khu vực tự do Thương mại Bắc Mỹ. EU : European Union- Liên minh châu Âu. WTO : World Trade Organization- Tổ chức Thương mại Thế giới. ICO : International Coffee Organization- Tổ chức Cà phê Thế giới. VICOFA : Việt Nam Coffee and Cocoa association- Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam. DN : Doanh nghiệp TM : Thương mại NCTT : Nghiên cứu thị trường. NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn KH&CN : Kế hoạch và Công nghệ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quản trị Marketing Philip Kother, Nhà Xuất bản Thống kê 1997 Kĩ thuật Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, Dương Hữu Hạnh, NXB Thống kê 2006. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương Mại-tập 1, trường ĐHKTQD, nhà xuất bản LĐ-XH 2005. Các chiến lược và các kế hoạch Marketing xuất khẩu, tác giả Dương Hữu Hạnh, NXB Thống kê. Các tài liệu tham khảo từ các trang web: Trang web của Hiệp hội cà phê VN www.vicofa.org.vn Trang web Bộ Công Thương www.moi.gov.vn Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM www.uba.com.vn Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online www.thesaigontimes.vn Báo điện tử-Thời báo kinh tế Việt Nam vneconomy.com.vn Diễn đàn doanh nghiệp điện tử www.dddn.com.vn Ngoài ra còn có các tạp chí chuyên ngành và các thông tin kinh tế thời sự khác được khai thác trên Internet. NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6176.doc
Tài liệu liên quan