Đề tài Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo

MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ kéo theo nhu cầu của con về chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao. Từ việc phấn đấu cho mục tiêu làm sao đủ ăn, đủ mặt, có chỗ che nắng che mưa thì ngày nay con người đã hướng tới mục tiêu cao hơn như ăn ngon, mặt đẹp, có nhà cao cửa rộng. Để cố gắng đạt được mục tiêu đề ra, con người đã không ngừng khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên, đặc biệt là lạm dụng quá mức và hoan phí các nguồn tài nguyên tái tạo (gió, mặt trời, nước ) dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên này trong tương lai gần. Bản chất của sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái tạo gắn liền với cách mà chúng ta sống. Đó là sự gia tăng dân số loài người, là cách mà loài người tiêu thụ không hợp lý và quá mức các nguồn tài nguyên tái tạo, các hệ thống kinh tế thiếu sự định giá thích hợp cho môi trường, các cấu trúc xã hội không hợp lý, và những yếu kém trong hệ thống pháp lý và nhà nước. Năng lượng tái tạo là một nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển bền vững, việc tìm kiếm những phương thức tiết kiệm tài nguyên (năng lượng) tái tạo là rất cần thiết nếu muốn năng lượng được bảo tồn. Trong những năm gần đây, nhu cầu “sống xanh”, sống hòa hợp thân thiện với môi trường càng được trở nên ưa chuộng. Nhà ở sinh thái là một trong những phương thức tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, những năng lượng tự nhiên, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo càng lúc càng được mọi người ưu tiên sử dụng. Trong điều kiện ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều như hiện nay, cùng với hiện trạng thiếu thốn về nhà ở, việc xây dựng nhà ở sinh thái sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo như nước mưa, năng lượng mặt trời, gió, năng lượng Biogas là một xu hướng thong minh. Chính vì vậy đề tài: “Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo” được thực hiện với mục tiêu cải thiện môi trường đô thị, định hình một lối sống mới cho người dân đô thị. 2 Mục đích đề tài Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo. 3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nhà ở sinh thái áp dụng cho Việt Nam, đặc biệt là Tp HCM. 4 Giới hạn đề tài Chỉ thiết kế mô hình cho nhà ở sinh thái với diện tích xây dựng 246 m2 cho 5-6 người thuộc 3 thế hệ (theo kết quả khảo sát về thị hiếu của người dân thành phố Hồ Chí Minh). 5 Nội dung đề tài Gồm các phần sau: Định nghĩa, khảo sát hiện trạng nhà ở sinh thái tại việt nam và trên thế giới.Khảo sát hiện trạng, vai trò và ứng dụng các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.Khảo sát thị hiếu của người dân đối với mô hình nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng.Đánh giá tiềm năng phát triển của nhà ở sinh thái tại Việt Nam.Thiết kế mô hình nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng.Nhận định hiệu quả khi áp dụng mô hình.Viết báo cáo 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp luận Dựa trên 2 phương pháp: Kỹ thuật môi trường: thông gió, xử lý phân hủy chất thải rắn, Sản xuất sạch hơn: tiết kiệm năng lượng, tận dụng nguồn tài nguyên tái tạo. 6.2 Phương pháp cụ thể Các phương pháp cụ thể được áp dụng là: Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn.Phương pháp thu thập số liệu.Phương pháp đánh giá.Phương pháp ý kiến chuyên gia.Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn Trên cơ sở thu thập thông tin, sưu tầm điều tra gián tiếp hoặc dựa vào các kết quả điều tra sẵn có trên sách, báo và phương tiện thông đại chúng cùng với việc phân tích, khảo sát, đánh giá hiện trạng nhà ở sinh thái ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó lựa chọn đưa ra các giải pháp thích hợp và khả thi cho việc thiết kế mô hình. Phương pháp thu thập thông tin Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về tài nguyên tái tạo (năng lượng tái tạo), các dự án cải tạo quy hoạch khu đô thị sinh thái, các ứng dụng của các thiết bị hoạt động dựa trên nguồn năng lượng này . Phương pháp thống kê phân tích số liệu Tổng kết, đánh giá, khằng định lại những đặc điểm sinh thái – xã hội của nhà ở cổ truyền Việt Nam, nghiên cứu về hình khối và hướng nhà tiết kiệm năng lượng, xác định các bước đi trong việc sinh thái hoá thiết kế nhà ở. Phương pháp đánh giá và phương pháp ý kiến chuyên gia. Sử dụng phương pháp điều tra theo dạng phiếu hỏi thăm nhằm khai thác thông tin về nhu cầu nhà ở sinh thái của người dân tại địa phương. Thiết kế mô hình nhà ở sinh thái trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo. 7 Ý nghĩa đề tài Nghiên cứu lý thuyết, đánh gía tiềm năng của Nhà ở Sinh Thái, đô thị sinh thái.Thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo.Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trên thực tế.Mô hình là bước đổi mới trong thiết kế, xây dựng nhà ở.Mô hình nhà ở sinh thái không chỉ là phương pháp để tiết kiệm năng lượng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tái tạo mà còn tiết kiệm được chi phì xây dựng, vận hành và thân thiện với môi trường, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

doc97 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn cẩn thận, bạn có thể mua một căn nhà sản xuất tại nhà máy được tinh chỉnh các yếu tố kỹ thuật để tối thiểu sự tiêu thụ năng lượng. Chẳng hạn như sự bền vững của căn nhà, tỉ lệ ứng dụng sử dụng năng lượng mặt trời. Hơn nữa, các bộ phận được tính toán và sản xuất trước đó tại nhà máy sẽ giảm những tác động lên môi trường trong quá trình bạn xây nhà.  Hình 3.11 Một dạng nhà Modular Nhà lắp ráp được xây từ những bộ phận làm sẵn có thể sắp xếp thành một tổng thể. Một căn bếp hay phòng tắm hoàn chỉnh có thể được đặt trước trong nhà. Ván tường, khung nhà và các bộ phận đúc sẵn của căn nhà được xe tải chuyển từ nhà máy đến nơi xây dựng. Bạn có thể thấy một nửa căn nhà di chuyển dọc trên xa lộ. Tại nơi xây dựng, từng phần căn nhà được đặt lên móng nơi căn nhà được dựng lên cố định. Không giống nhà lưu động, nhà lắp ráp phải tuân theo các quy định về vị trí xây dựng tại nơi chúng được dựng lên. Nhà lắp rắp được biết đến với các tên gọi như Modular house, factory-built, panelized, prefab hay pre-fab.Nói đến nhà lắp ráp phải nhắc đến nhà thiết kế những căn nhà thôn dã Katrina Cottage. Chắc hẳn chúng ta đều biết về bão Katrina tại Mỹ đã phá hủy nhà cửa và cướp đi sinh mạng của nhiều người. Nhiều kiến trúc sư đã đối phó với cơn khủng hoảng bằng cách thiết kế những căn nhà cứu trợ giá rẻ. Những căn nhà Katrina Cottage trở thành giải pháp phổ biến vì sự đơn giản và ấm cúng. Katrina Cottage được phát triển bởi Marianne Cusato và những kiến trúc sư hàng đầu khác, bao gồm kiến trúc sư lừng danh Andres Duany. Sau này, nguyên mẫu căn nhà rộng 94 m được nhiều kiến trúc sư và các hãng xây dựng phỏng theo để tạo ra hơn 20 phiên bản nhà khác nhau. Katrina Cottage điển hình nhỏ gọn, khoảng 150m2 – 300m2. Trong khi kích thước và sơ đồ tầng lầu có thể khác nhau, Katrina Cottage có nhiều đặc điểm chung. Những căn nhà xinh xắn đều là nhà tiền chế, được cấu trúc từ những tấm ghép được làm sẵn từ nhà máy. Với lý do này, Katrina Cottage được xây khá nhanh (chỉ trong vài ngày) và rất tiết kiệm. Kiểu nhà này cũng rất bền vững. Nó đáp ứng được các quy định xây dựng quốc tế cũng như hầu hết các yêu cầu ứng cứu khi bão lụt xảy ra.  Hình 3.12 Nhà Katrina Cottage Nhà Katrina Cottage thường có những đặc điểm sau: thường chỉ một tầng, hành lang phía trước, những chi tiết như cột chống, dầm chia (công-xon) được mài gọt láng bong, ván ghép chống mối mọt, nắm cửa, mái nhà bằng thép, tường khô chống ẩm mốc, thiết bị tiết kiệm năng lượng. 3.3 Hiện trạng nhà ở sinh thái tại Việt Nam Nước ta đang trong quá trình Công Nghiệp Hóa, nền nông nghiệp vẫn là chủ đạo, mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Như vậy, từ nay đến 2020 còn hơn chục năm nữa. Hiện nay, đô thị nước ta vẫn còn tình trạng đô thị nông nghiệp, tức là trong nội thành xen cài nông nghiệp và nông nghiệp ngoài ngoại thành. Ngoài ra còn xen cài Khu Công Nghiệp, khu đô thị mới phát triển. Nếu chính quyền đô thị nơi đó quan tâm đến môi trường, quan tâm đến phát triển bền vững (mô hình nhà ở sinh thái cũng chính là mô hình phát triển bền vững), họ sẽ nghĩ đến vấn đề làm sao tránh khai thác quá nhiều tài nguyên thiên nhiên, sử dụng quỹ đất xanh, đất nông nghiệp và không gian mặt nước… sao cho hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao ý thức của người dân, giải quyết được các vấn đề bất cập như rác thải, chi phí điện, nước, ô nhiễm môi trường… Nước ta đang trong quá trình CNH, HĐH, quỹ đất nông nghiệp, quỹ đất cho cây xanh và không gian mặt nước vẫn còn và đây là những điều kiện thuận lợi. Như vậy, để làm được nhà ở sinh thái vấn đề phải có kinh phí, có sự chủ động và tham gia của chính quyền và ý thức của người dân. Muốn xây dựng một nhà ở sinh thái thì sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng. Mặc dù trình độ dân trí nước ta khá cao nhưng không phải ai cũng đọc được đồ án quy hoạch. Nhiều khi người dân cũng không thể hiểu, không thể xác định ngôi nhà của họ ở đâu, hiện trạng đô thị như thế nào… và từ đó họ cũng không thể tham gia đóng góp ý kiến. Với khả năng hiện tại, chúng ta chỉ có thể bắt đầu từ những ngôi nhà nhỏ, tận dụng những điều kiện vốn có để phát triển. Hiện tại ở nước ta xuất hiện trào lưu nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng, kéo con người lại gần với thiên nhiên. Điển hình là: Đến cuối năm 2002, ông Dũng và Công ty AST đã chế tạo thành công bộ biến đổi có sóng sin, và vận hành thành công tổ hợp "Điện mặt trời thông minh" sử dụng hoàn toàn công nghệ trong nước. Và ngôi nhà đầu tiên ứng dụng công nghệ này chính là nhà riêng của gia đình ông. Trên khoảng 20m2 mái ngói của căn nhà có 40 tấm pin mặt trời được lắp đặt. Trong điều kiện nắng chiếu quanh năm ở Thành phố Hồ Chí Minh, dàn pin mặt trời có công suất 2,2kWp cung cấp khoảng 200 kWp/tháng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho toàn bộ nhu cầu ánh sáng và mọi sinh hoạt khác của gia đình. Bộ biến áp kỹ thuật số smart invertor P2000 chuyển hóa điện từ ắc quy thành dòng điện 220V để hòa vào mạng lưới điện gia đình với công suất là 2KW. Nguồn điện mặt trời này cũng được thiết kế như một mạng điện cục bộ, sử dụng nguồn điện lưới làm nguồn dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu. Nguồn điện mặt trời cũng sẽ hỗ trợ phụ tải điện lưới quốc gia khi tách độc lập khỏi nguồn điện lưới trong giờ trung và cao điểm (từ 4h chiều đến 22h đêm), còn ở giờ thấp điểm (từ 22h đến 4h), mạng điện cục bộ tự nhập vào mạng điện quốc gia và dự trữ đầy vào hệ thống tồn trữ năng lượng của căn nhà. Với phương thức này, gia đình sẽ tiết kiệm điện, mua điện giá rẻ vào giờ thấp điểm để dự trữ sử dụng trong giờ cao điểm. Tổ hợp "Điện mặt trời thông minh" được vận hành tự động hoàn toàn. Đặc biệt là tính năng tự động dò tải. Khi nhận tín hiệu có nhu cầu sử dụng, hệ thống tự động bật lên trong 15 giây, ngược lại sẽ tự ngắt để tiết kiệm điện. Hệ thống đèn cổng, vườn và hệ thống tưới cây cũng được điều khiển tự động theo kỹ thuật định giờ theo mặt trời, lấy thời điểm mặt trời lặn để kích hoạt mạch điện tử điều khiển chức năng. Đồng hồ chỉ số điện tiêu thụ là 733 KWh. "Nếu tính bình quân 1.000 đồng/KWh điện thì gia đình đã tiết kiệm được 733.000 đồng”. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam chưa có mô hình nhà ở sinh thái đáp ứng những yêu cầu xây dựng dạng nhà ở sinh thái đã trình bày trong phần tổng quan nhà ở sinh thái. 3.4 Hiện trạng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam 3.4.1 Năng lượng mặt trời a/ Pin mặt trời Hệ nguồn độc lập từ 20 – 100kWp, trong đó: hộ gia đình 20 – 200 Wp, hộ tập thể 200-2000Wp, thông tin viễn thông 200-20000Wp, giao thông đường thủy 10 -600Wp, các ứng dụng khác như giao thông, chiếu sáng công cộng,… Hệ nguồn nối lưới: 5-150kWp, trong đó dùng cho EVN, viện năng lượng, trung tâm hội nghị quốc gia 150kWp, tổng công suất lắp đặt 1,5MWp. b/ Nhiệt mặt trời trên cơ sở hiệu ứng nhà kính Thiết bị đun nước nóng sử dụng cho hộ gia đình, khách sạn,…khoảng 1,5 triệu m3 đã được lắp đặt, thiết bị sấy: gia đình, công nghiệp, chưng cất nước. c/ Hiện trạng ứng dụng Dàn đun nước nóng bằng Năng lượng Mặt trời Một số mẫu của thiết bị đun nước nóng bằng Năng lượng Mặt trời đã được nghiên cứu và lắp đặt thử nghiệm tại một số cơ sở như: Bệnh viện, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ăn tập thể và trung tâm điều dưỡng. Một số mẫu của thiết bị đun nước nóng dùng cho gia đình cũng được nghiên cứu ứng dụng và đã đưa bán ở thị trường tại một số khu vực. Qui mô thiết bị đun nước nóng hệ tập thể thường có diện tích mặt thu bức xạ từ 10 - 50 m2, tương ứng với lượng nước nóng được cung cấp từ 1- 5 m3, ở nhiệt độ từ 50 - 700C. Đối với hệ gia đình thường có diện tích bộ thu từ 1- 3 m2 và cung cấp được 100- 300 lít nước nóng, ở nhiệt độ từ 45 - 650C. Tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 40 thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời hệ tập thể và 7300 hệ gia đình được lắp đặt ứng dụng trong phạm vi toàn quốc. Thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời Một số mẫu thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời đã được nghiên cứu và lắp đặt ứng dụng thử, phục vụ cho việc sấy các sản phẩm: - Nông nghiệp (vải, nhãn, chuối, thức ăn gia súc và thóc); dược liệu; hải sản; cột bê tông ly tâm. Hệ thống chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời Các thiết bị chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời được nghiên cứu và triển khai ứng dụng nhằm cung cấp nước ngọt cho nhân dân vùng hải đảo và vùng nước chua phèn, đặc biệt là cung cấp nước ngọt cho bộ đội ở quần đảo Trường Sa. Ngoài ra nước chưng cất còn phục vụ cho công nghiệp tráng gương và sản xuất ắc qui. Có khoảng 8 hệ thống chưng cất nước loại cố định và khoảng 50 thiết bị chưng cất nước dạng khay đã được lắp đặt ứng dụng. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng 30% các thiết bị đang hoạt động. Hệ thống pin mặt trời Loại thiết bị này được nghiên cứu và triển khai ứng dụng ở Việt Nam muộn nhất. Vào đầu những năm 90, các hệ thống pin mặt trời mới được ứng dụng ở nước ta. Đến năm 1994 việc triển khai ứng dụng các thiết bị này phát triển khá mạnh mẽ. Đi đầu trong việc phát triển ứng dụng này là ngành Bưu chính Viễn thông và ngành Bảo đảm Hàng hải. Khu vực phía Nam là nơi ứng dụng sớm nhất các giàn pin mặt trời phục vụ thắp sáng và sinh hoạt văn hoá dân cư tại một vùng nông thôn xa lưới điện. Các trạm điện mặt trời có công suất từ 500 - 1000 Wp được lắp đặt ở các trung tâm xã để nạp điện vào ắc quy cho các gia đình đưa về sử dụng. Các giàn pin mặt trời có công suất từ 250 - 500 Wp phục vụ thắp sáng cho các bệnh viện, trạm xá và các cụm văn hoá thôn, xã. Đến nay, có khoảng 800 giàn pin mặt trời đã được lắp đặt và sử dụng cho các hộ gia đình với công suất 22,5 - 50 Wp. Khu vực miền Trung là vùng có bức xạ mặt trời khá tốt và số lượng ngày nắng tương đối cao, rất thích hợp cho việc ứng dụng pin mặt trời. Hiện tại, ở khu vực miền Trung có 2 dự án lai ghép của pin mặt trời có công suất lớn nhất Việt Nam: - Dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ với công suất 125 kW được lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, trong đó công suất của hệ thống pin mặt trời là 100 kW. Dự án được đưa vào vận hành từ cuối năm 1999 cung cấp điện cho 5 làng (trong đó có 2 làng dân kinh tế mới). Đây là dự án do tổ chức NEDO tài trợ, Viện Năng lượng là đối tác chính phía Việt Nam. - Dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió phát điện với công suất là 9 kW, trong đó pin mặt trời là 7 kW và gió là 2 kW. Dự án trên được lắp đặt tại làng Kongu 2, huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum do Viện Năng lượng thực hiện. Toàn bộ vốn của công trình do Công ty điện lực Tohuku (Nhật Bản) tài trợ (trừ phần lưới hạ thế do Tổng công ty Điện lực Việt Nam đóng góp). Công trình đã được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2000, cung cấp điện cho một bản người dân tộc thiểu số với 42 hộ gia đình. - Các giàn pin hệ gia đình cũng được ứng dụng tại các tỉnh Gia Lai, Quảng Nam, Bình định, Quảng Ngãi và Khánh Hoà. Tổng số các giàn gia đình được lắp đặt là 165 với công suất từ 40 - 50Wp. Các giàn được sử dụng cho các trung tâm cụm xã phục vụ cho thắp sáng công cộng, thông tin văn hoá, liên lạc và phục vụ các trạm y tế xã có công suất từ 200 - 800 Wp. Đã có khoảng 25 giàn loại này được lắp đặt. Khu vực phía Bắc bắt đầu triển khai ứng dụng pin mặt trời có chậm hơn khu vực phía Nam. Song việc ứng dụng các giàn pin mặt trời cho các hộ gia đình ở các vùng núi cao, hải đảo và cho các trạm biên phòng được triển khai khá nhanh. Công suất của các giàn dùng cho hộ gia đình từ 40 - 75Wp. Các giàn dùng cho các trạm biên phòng và bộ đội nơi hải đảo có công suất từ 165 - 300 Wp. Các giàn dùng cho trạm xá và các cụm văn hoá thôn, xã là 165 - 525 Wp. Tính đến tháng 6 năm 2002 khối lượng lắp đặt ứng dụng các giàn pin mặt trời ở các vùng núi và hải đảo khu vực phía Bắc như sau: - Tổng số giàn dùng cho các hộ gia đình: 450 giàn - Tổng số giàn dùng cho các trạm biên phòng và bộ đội ở hải đảo: 94 giàn - Tổng số giàn dùng cho các trạm xá, trường học hay trung tâm văn hoá xã : 42 giàn. Tại Quảng Ninh đã có 2 dự án pin mặt trời do vốn của Chính phủ Việt Nam tài trợ: + Dự án sử dụng pin mặt trời cho các đơn vị bộ đội trên các đảo vùng Đông Bắc. Tổng số vốn đầu tư khoảng trên 3 tỷ đồng, tổng công suất lắp đặt khoảng 20 kWp. Dự án trên do Viện Năng lượng và Trung tâm Năng lượng mới - Đại học Bách khoa thực hiện. Công trình đã được vận hành hơn 4 năm. + Dự án pin mặt trời cho các cơ quan hành chính và một số hộ dân của huyện đảo Cô Tô. Tổng công suất lắp đặt là 15 kWp. Dự án trên do Viện Năng lượng thực hiện. Công trình đã được đưa vào vận hành từ tháng 12/2001. Công ty VP Solar của úc đã tài trợ một dự án pin mặt trời gồm 5 hệ thống. Trong đó 3 giàn có công suất 150Wp phục vụ cho thắp sáng công cộng, và một trạm 400 Wp phục vụ việc bảo quản vắc xin tập trung có công suất là 6120 Wp phục vụ cho trạm xá, trụ sở xã, trường học và khoảng 10 hộ gia đình. Dự án trên được lắp đặt tại xã Sĩ Hai, huyện Quảng hà, tỉnh Cao Bằng. Dự án 'ứng dụng thí điểm điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam' tại xã ái Quốc, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành vào tháng 11/2002. Tổng công suất dự án là 3.000 Wp, gồm 6 hệ thống phục vụ cung cấp điện cho trung tâm xã và trạm thu, phát truyền hình của xã. Toàn bộ kinh phí do Chính phủ Phần Lan tài trợ. Ngành bưu chính viễn thông và ngành bảo đảm hàng hải cũng ứng dụng một khối lượng pin mặt trời khá lớn. - Tổng số giàn pin mặt trời dùng cho các trạm đèn biển và đèn sông trong cả nước khoảng 260 giàn. Tính đến cuối năm 2005, tổng công suất pin mặt trời đã được lắp đặt ứng dụng ở Việt Nam là 1.150 kWp. Có thể thấy rằng, việc khai thác, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời để thay thế một phần nguồn năng lượng hoá thạch đang dần cạn kiệt đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường là rất cần thiết trong hiện tại và tương lai. 3.4.2 Thủy điện nhỏ Đã lắp đặt 507 trạm gần 135 MW, 69 trạm ngừng hoạt động, phân bố chủ yếu khu vực miền núi phía bắc. Khoảng 1300-1400 thủy điện nhỏ gần 35 – 65 MW đang được các gia đình miền núi sử dụng. 80% thủy điện nhỏ sàn xuất tù Trung Quốc giá rẽ, tuổi thọ thấp, mỗi năm chỉ dùng 5-6 tháng, công suất rất hạn chế. 3.4.3 Năng lượng gió Động cơ gió phát điện đã được nghiên cứu, ứng dụng ở nước ta từ đầu những năm 80, các cơ quan tham gia nghiên cứu và lắp đặt thử nghiệm về lĩnh vực này là: Viện Năng lượng, Bộ Giao thông vận tải, Viện Cơ giới Bộ quốc phòng, các trung tâm nghiên cứu năng lượng mới của trường Đại học Bách khoa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các cơ quan này đều nghiên cứu, thử nghiệm loại turbin gió cỡ công suất nhỏ từ 150 W đến 3 kW. Tính đến cuối năm 2003 đã có khoảng 1300 máy phát điện gió phát điện cỡ gia đình (Công suất từ 150 W đến 200 W) đã được lắp đặt sử dụng, chủ yếu ở vùng ven biển từ Đà nẵng trở vào. - Một máy phát điện gió có công suất 2 kW đã được lắp đặt vào cuối năm 2000 tại huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum do Công ty TOHOKU (Nhật Bản) tài trợ. Đến nay máy phát điện gió này đang hoạt động tốt. Năm 2002, Viện Năng lượng đã nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt một động cơ gió phát điện có công suất 3,2 kW. - Dự án phát điện gió tại đảo Bạch Long Vĩ là dự án gió có công suất lớn nhất - 800 kW. Đây là hệ thống hỗn hợp giữa tua-bin gió và máy phát điện Diezen. Công trình đã lắp đặt hoàn thiện từ tháng 6/2004, hiện đang vận hành tốt. - Dự án phát điện gió tại đảo Phú Quí, tỉnh Bình Thuận đã được EVN phê duyệt Dự án đầu tư, hiện đang triển khai đấu thầu cung cấp thiết bị, do EVN làm chủ đầu tư. - Dự án phát điện gió tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã được EVN phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, hiện đang tìm đối tác phối hợp đầu tư. - 2 Dự án phát điện gió tại Qui Nhơn: Công suất dự kiến là 51 MW và 84 MW do Công ty Grabovski của Đức thực hiện trên cơ sở đầu tư BOT. Hiện tại dự án đã triển khai xong FS, song chưa thoả thuận được về giá bán điện với EVN. 3.4.4 Sinh khối 63% bã mía dùng để phát 150-200MW điện, 23% trấu dùng cho mục đích năng lượng, dự án xử lý rác sản xuất 2,4 MW điện và phân hữu cơ NPK 1500-3000 tấn/năm, phế phẩm sinh khối dùng phát điện và nhiệt để sấy. 3.4.5 Khí sinh học Khoảng 60.000 hầm khí sinh học có thể tích từ 3-30m3 sản xuất 110 triệu m3 khi1/năm, 70% quy mô gia đình. 3.4.6 Năng lượng địa nhiệt Xây dựng nhà máy địa nhiệt tại quãng ngãi công suất 18,6 MW, 20-25MW tại Bình Định. Tóm lại: Tiềm năng năng lượng tái tạo tại Việt Nam là rất lớn nhưng tỷ lệ đóng góp còn rất thấp 2,3% vì vậy cần đẩy mạnh khai thác những tiềm năng năng lượng lớn như: Năng lượng mặt trời từ Đà Nẵng trở vào Nam, số giờ nắng trung bình 2500 (h/năm). Năng lượng gió: khu vực duyên hải Miền Trung vận tốc gió 4-7 (m/s). Năng lượng sinh khối: trấu 4,5 (triệu tấn/năm, bã mía 6,5 (triệu tấn/năm), khí sinh học 10.000 (m3/năm). Thủy điện nhỏ và cực nhỏ: miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Năng lượng địa nhiệt: Nam Trung Bộ 73 nguồn nước nóng. CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ Ở SINH THÁI DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ TẬN DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN TÁI TẠO KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI DÂN TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở SINH THÁI TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM. MỤC TIÊU CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ Ở SINH THÁI TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH: “ NHÀ Ở SINH THÁI DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ TẬN DỤNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN TÁI TẠO”. HẠCH TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG. CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ Ở SINH THÁI DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ TẬN DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN TÁI TẠO 4.1 Khảo sát thị hiếu người dân Việc áp dụng nhà ở sinh thái ở Việt Nam nói chung và Tp HCM nói riêng, nơi có dân số trẻ rất triển vọng. Một căn nhà 20-25m2 phù hợp cho gia đình một thế hệ, 40-45m2 phù hợp cho hai thế hệ, …Tiến hành điều tra khảo sát với số lượng 100 người dân trên nhiều khu vực địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua phiếu thăm dò: Bảng 4.1 Hiện trạng nhà ở theo độ tuổi Hiện trạng nhà ở (m2) Độ tuổi (%) < 25 25-45 45-60 > 60 20 -40 10 40 40 10 40- 80 15 40 25 20 > 80 10 25 50 15 Nhà ở sinh thái tuy là khái niệm mới mẻ nhưng đã được nhiều người dân thành phố tiếp cận. Khi khảo sát 100 người dân thì có đến 30 % dân số ở độ tuổi 25 – 45 thể hiện sự quan tâm và hứa hẹn lựa chọn nhà ở sinh thái làm nơi ở lâu dài. Bảng 4.2 Nhu cầu nhà ở sinh thái Sự lựa chọn, sự yêu thích nhà ở sinh thái Độ tuổi (%) < 25 25-45 45-60 > 60 Có 15 30 25 25 Khi tiến hành điều tra khảo sát suy nghĩ của người dân về vấn đề thu nhập phù hợp với nhà ở sinh thái thì có đến 35% người trong số 100 khảo sát đã lựa chọn phương án thu nhập từ 4tr – 10tr/ tháng và 45% câu trả lời thu nhập 6tr – 10 tr/ tháng mới đủ khả năng mua sắm nội thất trong nhà. Bảng 4.3 Thu nhập phù hợp cho căn nhà sinh thái Nhà ở, nội thất Thu nhập Thu nhập/ tháng (%) < 4 tr 4 –6tr 6- 10tr >10tr Nhà ở 15 35 35 15 Nội thất 5 25 45 25 Đối với nhà ở thuộc 2 thế hệ thì theo khảo sát có đế 75% đồng ý với việc sử dụng 100 – 300 Kwh/tháng, nhà 3 thế hệ thì không thể sử dụng thấp hơn 100 Kwh/tháng và có tới 75% số người lựa chọn phương án >300Kwh/tháng. Bảng 4.4 Nhu cầu sử dụng địên hàng tháng Thế hệ Điện năng tiêu thụ ( KWh/tháng) (%) < 100 100 - 300 >300 1 35 35 30 2 15 75 10 3 0 35 75 Đa số người dân cho rằng có thể tiết kiệm điện bằng cách sử dụng thiết bị tiết kiệm điện . Mức độ thay thế của thiết bị này trong gia đình phụ thuộc vào thu nhập và ý thức của các thành viên trong gia đình.. 55% ý kiến cho rằng tỷ lệ sử dụng vật dụng tiết kiệm điện so với toàn bộ vật dụng sử dụng điện năng trong gia đình.là 20 – 45% với những người có thu nhập > 10 tr/tháng. 45% phiếu cho rằng với những người thu nhập 4tr- 10tr/ tháng thì mức sử dụng thiết bị tiết kiệm điện năng cũng là 20-45%. Đặc biệt là việc sử dụng pin năng lượng mặt trời để hỗ trợ điện khi thiếu điện. Bảng 4.5 Hiện trạng sử dụng vật dụng tiết kiệm điện Thu nhập/tháng Tỷ lệ sử dụng vật dụng tiết kịêm so với toàn bộ vật dung sử dụng điện năng trong gia đình (%) < 20 % 20 -45 % > 45 % <4tr 20 35 45 4 – 10 tr 20 45 35 > 10 tr 15 55 25 Bảng 4.6 Hiện trạng sử dụng Pin NLMT Quy mô nhà ở Độ tuổi (%) < 25 25-45 45-60 > 60 Cấp 4 0 15 10 0 1- 2 tầng 2 15 18 5 ≥ 3 tầng 8 15 5 7 Phong thủy là yếu tố rất quan trọng trọng trong xây dựng nhà ở sinh thái và phụ thuộc vào mục đích sử dụng nhà ở. Bảng 4.7 Phong thủy- mối quan tâm trong xây dựng nhà ở sinh thái Mục đích sử dụng nhà ở Độ tuổi (%) < 25 25-45 45-60 > 60 Nhà ở 10 20 35 45 Nhà ở + kinh doanh 5 35 30 30 Nhận xét Qua khảo sát 100 người dân đa phần ở độ tuổi 25 đến 45 đã có gia đình. Thành viên trong nhà khoảng 5 người, Lượng điện tiêu tốn 100 đến 300 kWh/tháng, đa phần thu nhập từ 4 triệu đến 10 triệu/ tháng. Đa số người dân trả lời chính xác phương pháp giảm tiền điện là tắt những vật dụng sử dụng điện không cần thiết vào giờ cao điểm, sử dụng tiết kiệm điện,...Đa số đã từng nghe thấy cụm từ: “ pin năng lượng mặt trời”, tuy nhiêu đa phần ko hiểu gì về nó. Phong thủy trong xây dựng nhà cũng được đặt lên hàng đầu. Nhìn chung đa số người dân được khảo sát điều quan tâm đến các yếu tố trong mô hình nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng như sử dụng pin năng lượng mặt trời, kiến trúc, vật tư xây dựng, vì sự kết hợp hài hoài giữa thiên nhiên và con người và vì khía cạnh thân thiện với môi trường. 4.2 Triển vọng phát triển nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam 4.2.1 Triển vọng Với xu thế hội nhập của Việt Nam và giai đoạn khủng hoản tài chính toàn cầu, bên cạnh một số biện pháp để cắt giảm chi phí thì tiết kiệm năng lượng sẽ là một biện pháp hữu hiệu.  Từ đó, nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật và thông tin sẽ ngày càng nhiều hơn, sẽ tạo ra một thị trường mới: thị trường dịch vụ năng lượng.  Từ việc thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng các gia đình sẽ từng bước hiểu rõ hơn về những yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư có liên quan đến mua sắm thiết bị và công nghệ, họ sẽ thận trọng hơn trong việc chọn lựa thiết bị. Từ đó, Việt Nam sẽ giảm nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ do việc nhập thiết bị lạc hậu không chọn lọc.  Ngoài ra, với việc phê chuẩn Nghị Định Thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính, kèm theo đó là Cơ Chế Phát Triển Sạch (CDM: Clean Development), công tác tiết kiệm năng lượng còn tạo ra được một sản phẩm có thể mua bán được, đó là chứng chỉ giảm phát thải CO2 . Nó tạo ra một nguồn lợi bổ sung từ lượng carbon giảm thiểu được do tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu. Hiện nay, các nước thuộc phụ lục 1 của Nghị Định Thư Kyoto (chủ yếu là các nước đã phát triển), đang tìm mua tín chỉ này. 4.2.2 Tiềm năng  Các chuyên gia kiểm toán năng lượng Việt Nam tích lũy dần kinh nghiệm, kỹ năng và phương tiện, nhiều tiềm năng tiết kiệm mà trước đó chưa được nhìn thấy sẽ được phát hiện, từ đó, tiềm năng tiết kiệm năng lượng phát hiện được sẽ tăng lên.  Trong khi năng lực đầu tư khá hạn chế và thiết bị xuống cấp dần theo tuổi thọ, tiềm năng tiết kiệm năng lượng tổng thể có thể cao hơn nếu được khảo sát đầy đủ.  Nhìn chung, tiềm năng tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở nước ta hiện nay chủ yếu nằm ở khâu quản lý kỹ thuật và vận hành. Đặc biệt là công tác theo dõi, đo lường chưa được chú ý. Do đó, mỗi gia đình hầu như chưa biết mức tiêu thụ năng lượng thực tế của mình để có thể có phương hướng cải thiện. Ngoài ra, phương thức xử lý và khai thác các số liệu thống kê ghi nhận, cũng chưa được hiểu rõ đầy đủ để có thể tìm ra phương hướng và quyết định cải tiến.  Công tác bảo trì định kỳ cũng chưa được chú ý lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi đầy đủ, khiến cho thiết bị mau xuống cấp và gia tăng mức tiêu thụ năng lượng, nói riêng, và nguyên nhiên vật liệu, nói chung. Một số gia đình sẵn sàng mua thiết bị mới trong khi không hề chú ý đến quản lý, cải thiện chế độ vận hành của thiết bị hiện có và hệ thống phụ trợ, với chi phí rẻ hơn nhiều. Kết quả thường là thiết bị mới vẫn tạo ra các lãng phí như trước.  Xu hướng hiện nay, đa số các gia đình chỉ chú ý tiết giảm chi phí đầu tư ban đầu bằng cách chọn các thiết bị rẻ, mà chưa chú ý đến toàn bộ chi phí trong suốt vòng đời của thiết bị.  Thông thường, nếu công tác tiết kiệm năng lượng được thực hiện tốt, như là hệ quả kéo theo sẽ được nâng cao, các nguyên vật liệu khác sẽ được tiết kiệm hơn. 4.2.3 Kết luận Hiện nay, nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng đang có chiều hướng phát triển tích cực về chiều rộng. Tuy nhiên, về chiều sâu, vẫn còn nhiều mảng cần hoàn thiện thêm. Về nhân lực: Đa số các chuyên viên tư vấn hiện hữu về kiến trúc xây dựng nhà ở được đào tạo theo hương thiết kế ngôi nhà thân thiện với yếu tố môi trường và tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, để có thể phát huy hiệu quả của lực lượng này, cần bồi dưỡng thêm về kỹ thuật hợp lý hóa sử dụng năng lượng, là những phương thức để phục vụ cho nghiệp vụ sau này. Ngoài ra, nhìn về hướng lâu dài, công tác đào tạo kỹ sư kiến trúc theo trào lưu tiết kiệm năng lượng phục vụ cho phía nhu cầu, cũng cần được nhìn đến ngay từ các trường đại học. Thông tin: Rất nhiều gia đình chưa từng nghe hoặc rất ít thông tin về các hoạt động hỗ trợ về tiết kiệm cũng như về thông tin công nghệ để có những quyết định đầu tư đúng đắn. Cơ chế: Một trong những nguyên nhân làm cho nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng chưa thâm nhập sâu đến các từng gia đình là hiện nay hoạt động năng lượng vẫn chưa được xã hội hóa rộng rãi. Các nguồn kinh phí hỗ trợ vẫn phải được thông qua một số tổ chức được chỉ định.  Tài chính: Tiết kiệm năng lượng là một khái niệm khá mới nên chưa được nhiều nhà đầu tư quan tâm. 4.3 Mục tiêu xây dựng nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng Kiến trúc cộng sinh với thiên nhiên: cần coi kiến trúc, hiểu theo nghĩa rộng, là tài nguyên thứ hai sau thiên nhiên; kiến trúc phải hòa đồng với thiên nhiên, lấy sự thích ứng và ứng phó mềm làm phương châm trong ứng xử với thiên nhiên; đặt các hoạt động kiến trúc vào nhiệm vụ trọng đại là chữa trị và ở mức độ có thể; hồi phục thiên nhiên. Kiến trúc giảm thiểu phí tổn năng lượng: hạn chế tối đa việc sử đụng các phương tiện và thiết bị kỹ thuật tiêu tốn năng lượng điện, tận dụng tối đa các giải pháp và thủ pháp truyền thống tạo lập tiện nghi khí hậu, khai thác tối đa các nguồn năng lượng mặt trời, hướng cuộc sống con người trở lại đần với các điều kiện tự nhiên. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: sử dụng tài nguyên đất đai và sinh thái một cách tiết kiệm, dành cho các thế hệ mai sau, hạn chế khai thác và cạn kiệt hóa các vật liệu và nguyên liệu tự nhiên, tăng cường khả năng tái sử dụng vật liệu, hạn chế tối đa việc tạo ra các vùng đất chết biến chúng thành những bãi thải chất rắn, giết chết mọi sự sống. 4.4 Đề xuất mô hình: “ Nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng nguồn tài nguyên tái tạo” 4.4.1 Mô hình Hình 4.1 Mô hình nhà ở sinh thái tiết kiệm năng lượng Hình 4.2 Mặt đứng trụ 5 -1, TL:1/100 Hình 4.3 Mặt cắt trục 1-1, TL: 1/100 Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của đất nước, dân từ khắp nơi kéo đến dẫn đến hiện trạng đất chật người đông, nên các thành viên trong gia đình cùng chung sống trong một mái nhà với diện tích vừa đủ cho các nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Dựa trên cơ sở đó cùng với kết quả khảo sát như đã trình bày trong phần [4.1]. Mô hình nhà được thiết kế với diện tích sàn 123m2 (chiều dài 20.5 m, chiều rộng 6m) gồm có: 1 trệt và 2 lầu với 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 3 phòng ngũ, 2 phòng làm việc, 1 garage và 1 hầm mái. Mô hình nhà sinh thái dành cho 5 người ở thuộc 3 thế hệ: vợ chồng, con và ông bà. Mô hình nhà sử dụng những tấm pin năng lượng mặt trời để tạo ra điện năng hỗ trợ và thay thế mạng điện quốc gia, kết hợp với kiểu kết cấu nhà thông tầng, sắp xếp hợp phong thủy, mang con người gần với thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đặc biệt tiết kiệm chi phí sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. 4.4.1.1 Làm mát công trình Hình 4.4 Làm mát cho công trình Ngôi nhà sẽ được làm mát trong suốt mùa đông, gió mang hơi nước từ nơi khác vào phòng, đẩy luồng không khí nóng ra khỏi phòng qua cửa sổ, hầm mái. Nước mưa theo đường ống, mái nhà,.. chảy tới hệ thống ống dẫn đến bể chứa. Nhờ khoảng thông tần gió được lưu thông qua tất cả các phòng ngoại trừ phòng ngũ. 4.4.1.2 Ánh sáng Mô hình sử dụng toàn bộ cửa gỗ ghép kính, tăng lượng ánh sáng tối đa vào trong phòng, giảm thiểu việc dùng đèn chiếu sáng đến mức tối thiểu. Vào mùa hè cường độ chiếu sáng lớn, tia chiếu nghiêng 650 so với trục ngang, lúc này ta sử dụng hệ thống mái che chắn phía trước hạn chế ánh nắng chiếu vào phòng khách và tăng cường chiếu vào phòng ngũ. Vào mùa xuân, tia chiếu lệch khoảng 340 so với trục ngang, lúc này ánh nắng sẽ trực tiếp chiếu vào phòng khách. Cửa là yếu tố không thể thiếu cho một căn nhà. Vừa là yếu tố thẩm mỹ, vừa quyết định sự che chắn của ngôi nhà. Lựa lựa chọn loại cửa phù hợp với từng vị trí, phòng ốc thật sự không đơn giản. Một số kết cấu cửa sử dụng trong mô hình: Hình 4.5 Cửa chính công trình Hình 4.6 Cửa chính công trình Hình 4.7 Cửa sổ công trình Hình 4.8 Cửa sổ công trình 4.4.1.3 Năng lượng sinh hoạt Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh. Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Sinh hoạt gia đình sử dụng mạng điện quốc gia kết hợp nguồn năng lượng từ Pin mặt trời gắng trên mái nhà. Bộ nguồn năng lượng 480 W (Tấm thu công nghệ Mono-crytal). Bộ nguồn năng lượng mặt trời này có thể cung cấp ánh sáng và nguồn điện có công suất 2 chiếc đèn 5W/12V/DC, đèn chiếu sáng, quạt điện, xem ti vi, sử dụng máy tính , máy in... trong 10 giờ. Bảng 4.8 Thông số pin năng lượng mặt trời Danh mục Năng lượng mặt trời Bộ điều chỉnh Bộ đổi điện Accquy Thông số 850 x 550 x 35 mm 12V/50 A 1000 W 12V/100 AH Số lượng 08 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 4 chiếc Tuổi thọ 25 năm 5 năm 5 năm 3-5 năm a/ Công đoạn chế tạo - Quy trình tạo Module Cấu tạo module gồm 5 lớp: b/ Lắp ráp Hình 4.9 Hình mặt bằng kèo mái, TL: 1/100 Hình 4.10 Hình mặt bằng mái, TL: 1/100 Khoảng thông tầng có khung sắt bảo vệ, lợp mái poly lấy ánh sáng có khay trược. Lắp 8 tấm pin mặt trời kích thước 850 x 550 x 35 (mm) trên mái (hình 64). Năng lượng 480 W/ tấm, có tất cả 8 tấm được lắp đặt, thời gian đảm bảo điện cung cấp cho sinh hoạt trong gia đình lên đến 10 tiếng. Ngoài pin mặt trời còn trang bị thêm bộ đổi điện 1 chiếc 12V/50A, 1 chiếc 1000W và 4 chiếc Acquy 12V/100AH dùng để chuyển đổi điện năng và khởi tạo hoạt động của pin mặt trời. Bảng 4.9 Thiết bị trong pin năng lượng mặt trời STT TÊN THIẾT Bị GHI CHÚ  1 Solar Cells Panel RED SUN Monocrystalline (đơn tinh hể) Polycrytalline (đa tinh thể)  2 Solar Regulator Lựa chọn tùy mức điện thế và công suất của hệ thống  3 DC-AC Inverter Dạng sóng ra : Step Wave hoặc Sine Wave  4 Battery (ắc-quy) Bình khô, kín khí, không cần bảo dưỡng.  5 Khung, gá Chuyên dụng cho hệ thống  6 Dây cáp Chuyên dụng cho hệ thống (ngoài trời và trong nhà)  7  Phụ kiện lắp đặt Linh, phụ kiện đồng bộ khác PANEL MẶT TRỜI “RED SUN”: Tấm pin mặt trời RED SUN (solar cells panel) biến đổi quang năng hấp thụ từ mặt trời để biến thành điện năng. Một số thông tin cơ bản về tấm pin mặt trời RED SUN: hiệu suất: từ 15% - 18%, công suất: từ 25Wp đến 175 Wp, số lượng cells trên mỗi tấm pin RED SUN: 72 cells, kích thước cells: 5 – 6 inchs, loại cells: monocrystalline và polycrystalline, chất liệu của khung: nhôm, tuổi thọ trung bình của tấm pin RED SUN: 30 năm, có khả năng kết nối thành các trạm điện mặt trời công suất lớn không hạn chế, có thể hòa lưới (grid), hoặc hoạt động độc lập như 1 hệ thống back-up điện, trong một ngày nắng, mặt trời cung cấp khoảng 1 kW/m² đến mặt đất (khi mặt trời đứng bóng và quang mây, ở mực nước biển). Công suất và điện áp của một hệ thống sẽ phụ thuộc và cách chúng ta nối ghép các tấm pin mặt trời RED SUN lại với nhau. Các tấm pin mặt trời RED SUN được lắp đặt ở ngoài trời để có thể hứng được ánh nắng tốt nhất từ mặt trời nên được thiết kế với những tính năng và chất liệu đặc biệt, có thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, nhiệt độ… BỘ ĐIỀU KHIỂN SẠC: Là thiết bị thực hiện chức năng điều tiết sạc cho ắc-quy, bảo vệ cho ắc-quy chống nạp quá tải và xả quá sâu nhằm nâng cao tuổi thọ của bình ắc-quy, và giúp hệ thống pin mặt trời sử dụng hiệu quả và lâu dài. Bộ điều khiển còn cho biết tình trạng nạp điện của Panel mặt trời vào ắc-quy giúp cho người sử dụng kiểm soát được các phụ tải. Bộ điều khiển còn thực hiện việc bảo vệ nạp quá điện thế (>13,8V) hoặc điện thế thấp (<10,5V). Mạch bảo vệ của bộ điều khiển sẽ thực hiện việc ngắt mạch khi bộ điều khiển xác nhận bình ắc-quy đã được nạp đầy hoặc điện áp bình quá thấp. AC-DC INVERTER: Là bộ biến điện nghịch lưu. Inverter chuyển đổi dòng điện 12V DC từ ăc-quy thành dòng điện AC (110VAC, 220VAC). Được thiết kế với nhiều cấp công suất từ 0.3kVA – 10kVA. Inverter có nhiều loại và cách phân biệt chúng bằng dạng sóng của điện áp đầu ra : dạng sóng hình sine, giả sine, sóng vuông, sóng bậc thang… BATTERY (Ắc-quy): Là thiết bị lưu trữ điện để sử dụng vào ban đêm hoặc lúc trời ít hoặc không còn ánh nắng. Ắc-quy có nhiều loại, kích thước và dung lượng khác nhau, tùy thuộc vào công suất và đặc điểm của hệ thống pin mặt trời RED SUN. Hệ thống có công suất càng lớn thì cần sử dụng ăc-quy có dung lượng lớn hoặc dùng nhiều bình ắc-quy kết nối lại với nhau. KHUNG GÁ VÀ DÂY CÁP: Để đảm bảo cho hệ thống pin mặt trời RED SUN đặt đúng vị trí tốt nhất (nắng nhiều nhất và lâu nhất) và hiệu suất sử dụng hệ thống luôn được ổn định lâu dài, chúng ta cần dùng đến bộ khung gá và dây cáp chuyên dụng. Để tối đa hóa hiệu suất của hệ thống, các tấm pin mặt trời cần được lắp đặt theo 1 góc nghiêng và 1 hướng nhất định (tùy thuộc từng vị trí lắp đặt cụ thể). Lưu ý khi lắp đặt tránh các vùng có khả năng bị che, khuất nắng, nên lựa chọn những vị trí có thể hứng được nắng tốt nhất cho cả ngày. Các phụ kiện đồng bộ kèm theo : ống, công tắc, bảng điện, Vaseline, domino, ổ cắm… để lắp hoàn chỉnh hệ thống điện mặt trời. c/ Nguyên lý hoạt động: Từ giàn pin mặt trời, ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một chiều (DC). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển là một thiết bị điện tử có chức năng điều hoà tự động các quá trình nạp điện vào ắc-quy và phóng điện từ ắc-quy ra các thiết bị điện một chiều (DC), trong mạch điện sẽ được lắp thêm bộ đổi điện để chuyển dòng một chiều thành dòng xoay chiều (AC), chạy được thêm nhiều thiết bị điện gia dụng (đèn, quạt, radio, TV…). Hình 4.11 Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời Phong thủy Phong thủy về nhà cửa phân biệt trong nhà (nội thất) và xung quanh nhà (ngoại thất). Từ trung tâm của căn nhà chia ra 8 vùng như các múi của một trái cam. Các vùng này là 8 vùng dựa theo 8 hướng Bắc, Ðông-bắc, Ðông, Ðông-nam, Nam, Tây-nam, Tây, và Tây-bắc. Trong ngôn ngữ Phong thủy, người ta gọi đó là 8 cung hoặc 8 phương-vị. Cửa chính của căn nhà nằm trên vị trí Ðông - Chấn của căn nhà nhưng cửa nhà lại hướng về phía Ðông ở góc 1060 với hướng Bắc từ trường. Cửa sổ phía trước nhà này nằm ở cung Ðông-nam - Tốn và quay về cùng một hướng với cửa chính của căn nhà tức là quay về hướng Ðông ở góc độ 106 so với hướng Bắc từ-trường. Hướng Bắc từ-trường là hướng Bắc được đo bằng kim chỉ nam trong khi hướng Bắc thực của trái đất thì lại lệch qua bên một chút. Nhà sinh thái được thiết kế có hình chữ nhật nên giao điểm 2 đường chéo là trung tâm căn nhà. Dựa theo phương pháp Phong-thủy cổ truyền xưa nay thì ngũ hành (kim hay mộc hay...), màu sắc đại diện các ngũ-hành này và hình dạng của các vật đại diện cho ngủ-hành này như: Hướng Tây-bắc là quẻ Càn, là cung Quý-nhân, ảnh hưởng đến người cha trong gia đình và cũng ảnh hưởng đến quyền lực, thuộc Kim, các vật hình tròn hay màu trắng được coi như tượng trưng cho hành Kim. Khi xây bếp của nhà ở sinh thái trên có 4 điều chính: thứ nhất là Hỏa kỵ với Thủy nên bếp được đặt xa với khu chứa nước hoặc vệ sinh; thứ hai, miệng bếp không hướng vào cửa khu vệ sinh, vốn là nơi dẫn các uế khí; thứ ba, mở cửa không nhìn ngay thấy miệng bếp; thứ tư, khí thải của bếp như mùi, khói, bụi không truyền sang các phòng bên cạnh do có chắn vách ngăn ở giữa bếp và các phòng. Treo một chiếc chuông gió, đặt một chậu cây ngay bên cạnh lối vào bếp sẽ giúp ngăn cản luồng khí chạy xộc vào phòng. Mặt khác, nhà bếp luôn thông thoáng, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng. Căn phòng khách được thiết kế ngoài kết cấu, bố cục, cách trang trí…, còn quan tâm đến yếu tố phong thủy.  Hình 4.12 Phòng khách được thiết kế thông thoáng và nhiều ánh sáng  Ánh sáng có vai trò đặc biệt quan trọng trong không gian sống trong nhà, với phòng khách cũng vậy. Các cửa sổ được bố trí và sắp xếp giúp phòng khách không bị yếm khí và thiếu ánh sáng. Đặt một chậu cây ngăn cửa sổ để tạo không khí mát mẻ dễ chịu. thay vì đặt nhiều cây vì sẽ ảnh hưởng lượng ánh sáng thiên nhiên tận dụng cho nhà.  Chất liệu sàn: với những chiếc sàn được lót bằng gỗ, đá hoa văn đuợc làm từ chất liệu không quá trơn hoặc thô ráp, gồ ghề sẽ khiến thành viên trong gia đình dễ gặp tai nạn hoặc rủi ro. Vị trí: phòng khách được bố trí, sắp đặt là căn phòng đầu tiên của ngôi nhà và ở vị trí gần nhất với cổng ra vào. Điều này giúp khách tới chơi nhà có thể đi thẳng đến phòng khách sau khi bước vào từ cổng mà không phải đi qua những căn phòng khác trước. Ngoài ra, phòng khách là nơi có thể hấp thu được nhiều không khí và ánh sáng tự nhiên nhất. Đây là cách giúp các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, dồi dào sức khỏe và không ốm đau. Thiết kế: phòng khách có thể hấp thụ được nhiều không khí và ánh sáng nhất cũng như tạo được vòng luân chuyển không khí, vì thế phòng khách được thiết kế theo hình chữ nhật thay vì những hình thù khác. Cách thiết kế này cũng tạo lợi thế dễ dàng khi trang trí và bố trí những đồ nội thất trong phòng. Một không gian phòng tắm trông đẹp, trang nhã, và rộng rãi hơn với việc làm sáng phòng tắm sử dụng màu sơn nhạt và sáng cho phần tường và cửa. Thay đổi bàn trang điểm sử dụng loại có kích thước nhỏ. Tách riêng không gian cho khu vực vệ sinh và phòng tắm. Thêm gương vào phòng tắm, đặc biệt luôn giữ cho phòng tắm sạch sẽ và gọn gàng. Hình 4.13 Phòng tắm  Phòng ngủ được thiết kế yên tĩnh, thảnh thơi, sạch sẽ để khi bước vào đó sau một ngày làm việc căng thẳng giúp xua tan đi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Hình 4.14 Phòng ngủ Những gam màu khác nhau sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đối với mọi người. Phòng ngủ được sơn với những gam màu nhẹ tạo không gian tĩnh lặng cho phòng ngủ. Phòng ngủ tách biệt hẳn những không gian giải trí khác trong nhà nơi đặt các thiết bị như dàn âm thanh, TV... Rèm cửa cho phòng ngủ rất quan trọng bởi quá nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ tỉnh giấc bất chợt, không theo ý muốn. Nên phòng ngủ được che chắn ánh sang rất tối vì nhất là với những người mà đồng hồ sinh học hơi khác thường, phải "làm đêm và ngủ ngày". sử dụng loại đèn chỉ dành cho ban đêm giúp giảm bớt ánh sáng. Sử dụng máy điều hòa không khí và máy hút ẩm để đảm bảo bầu không khí thật trong lành trong phòng ngủ. Chất gây dị ứng và không khí hơi khô sẽ làm mất ngủ và gây cảm giác khó chịu khi thức dậy. Hoa luôn mang lại cảm giác tươi mát, lãng mạn cho ngôi nhà. Không hẳn phải chưng hoa đắt tiền mới sang. Sự hiện hữu của hoa, cây cảnh có thể thay đổi một cách tinh tế sự trống vắng trong không gian, và mang vào nhà những màu sắc tươi mát của thiên nhiên. Đặc biệt đối với những ngôi nhà vườn, không gì có thể hài hòa hơn là đưa những màu sắc của khu vườn vào ngôi nhà.  Sử dụng hoa ngay trong vườn nhà tạo cảm giác mộc mạc, tự nhiên và đơn giản như đang mở cửa cho thiên nhiên tràn vào nhà vậy. Bố trí một bình hoa hồng trong phòng bếp và hoa lan trong phòng khách sẽ làm cho không gian nhà bạn thêm dịu dàng và bình dị hơn. Hình 4.15 Cây hồ lô Cây hồ lô là loài thực vật có thể xua đuổi phiền muộn; cổ nhân thường dùng những đồ đựng hình dáng “bảo hồ lô” có thể ngăn chặn được sự nhiễm các loại sóng và bức xạ. Hồ lô là vật khí không thể thiếu để hoá giải hung khí và tăng cường sức khoẻ. Chính vì thế quả hồ lô được treo bên cạnh giường ngủ mang lại bình yên và sức khoẻ, tránh được rất nhiều bệnh tật. Nó còn là công cụ giúp tình cảm vợ chồng thêm đằm thắm. Quả hồ lô được treo bên cạnh chiếc nôi của trẻ, sẽ tránh được đau bệnh và tật khóc dạ đề cho trẻ và Hồ lô cũng là quà tặng đầy ý nghĩa cho những gia đình có người ốm đau hoặc có người già với hy vọng mang lại sức khoẻ và trường thọ. Hạch toán chi phí xây dựng Bảng 4.10 Thông số thiết kế Thiết kế Thông số Đơn vị Diện tích sàn 123 m2 Diện tích xây dựng 246 m2 Dài 20.5 m Rộng 6 m Bảng 4.11 Nội thất Nội thất Số lượng Đơn vị Pin năng lượng mặt trời 8 Tấm Bóng đèn tiêt kiệm điện 10 Cái Salon phòng khách 1 Bộ Bàn gỗ phòng ăn 1 Bộ Giường 3 Cái Bảng 4.12 Chi tiết hạng mục công trình TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) I. PHẦN NỀN MÓNG 1  Đào nền móng công trình m3 172.27  61.344  10.568.038  2  Đào bể chứa (bể phốt, bể nước) m3 11.34  61.344  695.641  3  Ép cọc B.T.C.T m 1125  185.000  208.125.000  4  Đắp đất nền móng công trình m3 82.02  26.224  2.151.024  5  Vận chuyển đất đổ đi m3 101.59  16.235  1.649.314  6  Bê tông gạch vỡ lót móng, lót nền m3 12.24  349.326  4.276.100  7  Đổ bê tông móng, đáy bể m3 37.77  834.640  31.526.022  8  Đổ bê tông giằng móng, dầm bể m3 6.14  834.640  5.120.516  9  Ván khuôn móng, bể 100m2 1.68  3.225.000  5.406.068  10  Cốt thép móng (thép chủ) tấn 1.68  11.300.000  19.012.259  11  Cốt thép móng (thép đai) tấn 1.68  11.150.000  18.759.884  12  Cốt thép bể tấn 0.38  11.300.000  4.319.822  13  Xây tường móng m3 20.13  860.000  17.311.800  14  Xây tường bể chứa m3 5.15  860.000  4.427.280  15  Láng sàn bể chứa m2 7.56  12.000  90.720  16  Trát tường bể chứa m2 18.12  22.000  398.640  Cộng (I) 333.838.126  II. PHẦN THÂN NHÀ   1  Cốt thép cột (thép chủ phi 18-20) tấn 1.12  11.300.000  12.673.385  2  Cốt thép cột (thép đai phi 6-8) tấn 0.64  11.150.000  7.105.101  1  Cốt thép dầm (thép chủ phi 20-22) tấn 2.41  11.300.000  27.189.538  2  Cốt thép dầm (thép đai phi 6-8) tấn 1.95  11.150.000  21.743.035  3  Cốt thép sàn, thang (thép phi 8-10 đan ô vuông 150-200) tấn 1.82  11.300.000  20.581.639  4  Cốt thép lanh tô (thép chủ phi 10) tấn 0  11.300.000  0  5  Cốt thép lanh tô (thép đai phi 6-8) tấn 0  11.150.000  0  6  Bê tông sàn, mái, cầu thang, mác 200, đá 1x2 m3 24.6  834.640  20.532.144  7  Bê tong cột, mác 200, đá 1x2 m3 5.01  834.640  4.181.046  8  Bê tong dầm, mác 200, đá 1x2 m3 20.13  834.640  16.801.303  9  Bê tong lanh tô, mác 200, đá 1x2 m3 0  834.640  0  10  Ván khuôn sàn, mái, cầu thang (ván gỗ) 100m2 2.46  3.225.000  7.933.500  11  Ván khuôn cột (ván kim loại) 100m2 0.91  4.354.000  3.965.623  12  Ván khuôn dầm (ván gỗ) 100m2 1.87  3.225.000  6.019.785  13  Ván khuôn lanh tô (ván gỗ) 100m2 0  3.225.000  0  14  Xây tường gạch (tường bao 220) m3 0  860.000  0  15  Xây tường gạch (tường ngăn chia 110) m3 109.68  640.000  70.192.320  16  Láng sàn vữa xi măng m2 246  12.000  2.952.000  17  Trát trần vữa xi măng mác 50 m2 246  31.000  7.626.000  18  Trát tường vữa xi măng mác 50 dày 1,5cm m2 897  22.000  19.734.000  19  Bả matit vào tường, bộ bả Jajynic m2 897  17.872  16.031.184  20  Bả matit vào cột, dầm, trần, thang, bộ bả Jajynic m2 246  20.605  5.068.830  21  Sơn cột, dầm, trần, tường trong nhà, sơn Super 1 lót 2 phủ m2 1143  18.000  20.574.000  22  Sơn tường ngoài nhà, sơn Super 1 lót 2 phủ m2 0  21.000  0  23  Ốp tường vệ sinh, gạch Eurotile m2 35  160.000  5.600.000  24  Lát nền sàn bằng gạch Eurotile m2 246  160.000  39.360.000  25  Lát gạch chống nóng 6 lỗ tầng tum m2 123  43.467  5.346.441  26 Ốp gỗ, tay vịn, con tiện cầu thang (gỗ nghiến) m 6.5 1.600.000 10.400.000 27  Lát gỗ công nghiệp (trừ T1 và tum), ván Parador 8mm m2 0  245.000  0  28  Cửa chính bằng sắt hộp m2 14.85  750.000  11.137.500  29  Cửa pano gỗ, gỗ dổi m2 4.89  750.000  3.667.500  30  Khuôn cửa, gỗ chò m 33.95  180.000  6.111.000  31  Hoa sắt cửa sổ, sắt đặc 12x12 m2 2.44  323.478  790.904  32  Phụ kiện cấp thoát nước vệ sinh phòng 2  1.200.000  2.400.000  33  Xí bệt bộ 2  996.206  1.992.412  34  Chậu rửa 2 vòi bộ 2  550.498  1.100.996  35  Bồn tắm nằm có hoa sen bộ 0  2.360.887  2.360.887 36  Vòi tắm hoa sen 1 sen 1 vòi bộ 2  290.177  580.354  37  Bình nóng lạnh bộ 1  1.416.287  1.416.287  38  Phụ kiện vệ sinh (gương, kệ kính, giá treo, hộp xà phòng) bộ 2  370.193  740.386  39  Phễu thu nước sàn đường kính 100mm bộ 2  23.942  47.884  40  Bồn chứa nước inox 1,5 m3 bộ 1  5.260.414  5.260.414  41  Phụ kiện, dây dẫn, thiết bị sử dụng điện m2 246  160.000  39.360.000  42  Hệ thống thu sét (kim thu, dây dẫn, cọc tiếp địa) bộ 1  12.000.000  12.000.000  43 Pin năng lượng mặt trời Bộ 1 45.990.000 45.990.000 Cộng (II) 484.806.984 Tổng cộng (I+II) 818.645.110 Tổng diện tích 246  m2 Chi tiết những hạng mục công trình được liệt kê dựa trên kết cấu hạng mục xây dựng công trình nhà ở dân dụng. Chi tiết trên chỉ liệt kê những hạng mục công trình cơ bản trong xây dựng như tường, sàn, cửa, hệ thống thu sét, hệ thống dây dẫn điện, và những vật dụng thiết yếu đi kèm. Kết luận: Bộ pin năng lượng mặt trời cung cấp 200 kWh/tháng, giá tiền điện hiện tại là 2000 VNĐ/kwh thì sẽ tiết kiệm cho gia đình 400.000 vnđ/tháng và đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Đáp ứng nhu cầu điện thay thế cho gia đình 3 thế hệ, tổng chi phí xây dựng gần 819 triệu là hoàn toàn chấp nhận được trong điều kiện sống của Tp.Hồ Chí Minh hiện nay. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Mô hình nhà ở sinh thái dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng bằng việc sử dụng pin năng lượng mặt trời và tận dụng nguồn tài nguyên tái tạo là năng lượng mặt trời chỉ đảm bảo nhu cầu điện thay thế, hỗ trợ điện lưới quốc qia khi thiếu điện hoặc tiết kiệm chi phí chứ hoàn toàn không thể hằn vai trò của điện lưới quốc gia vì chi phí lắp đặt còn khá cao và không ổn định theo mùa. Việc tiết kiệm năng lượng mang lại những lợi ích: tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình, góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho hiện tại và cho các thế hệ sau, góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực bạn đang sống, góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường – chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân của bạn, tiết kiệm năng lượng là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng. Việc sử dụng pin năng lượng mặt trời góp phần giảm thiểu lượng CO2 phát thải ra ngoài môi trường từ các nhà máy thủy điện. Ngoài việc sử dụng pin năng lượng mặt trời, nhà ở sinh thái chính là sự kết hợp hài hòa của tất cả các chi tiết thiết kế, bày trí liên quan đến phong thủy, kiến trúc phải cộng sinh với thiên nhiên. Người dân thành phố quan tâm tới nhà ở sinh thái và yếu tố phong thủy cũng rất quan trọng. Theo những kiến thức về nhà ở sinh thái, điều tra xã hội học về nhu cầu phát triển nhà ở, tác giả mới thiết kế ngôi nhà có diện tích xây dựng 246 m2 với chiều dài 20.5 m, chiều rộng 6m, gồm có: 1 trệt và 2 lầu với 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 3 phòng ngũ, 2 phòng làm việc, 1 garage và 1 hầm mái. Mô hình nhà sinh thái dành cho 5 người ở thuộc 3 thế hệ: vợ chồng, con và ông bà với các hạng mục phần nền. móng và phần thân nhà với giá thành gần 819 triệu, phù hợp đại đa số dân số tuổi 25 – 60. Trang bị bộ pin năng lượng mặt trời cung cấp 200 kWh/tháng, giá tiền điện hiện tại là 2000 VNĐ/kwh thì sẽ tiết kiệm cho gia đình 400.000 vnđ/tháng và đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Đáp ứng nhu cầu điện thay thế cho gia đình 3 thế hệ, tổng chi phí xây dựng gần 819 triệu là hoàn toàn chấp nhận được. 2 Kiến nghị Chính phủ cần trợ giá cho mặt hàng tiết kiệm điện đặc biệt là pin năng lượng mặt trời, thay vì phải chịu thuế 10% như hiện nay thì giảm xuống còn 5% hoặc 0%. Ngoài ra Chính Phủ cần khuyến khích việc sử dụng pin năng lượng mặt trời bằng cách mua lại điện và cho phép hòa vào mạng lưới điện quốc gia sẽ góp phần giảm chi phí mua thiết bị và lắp đặt còn phân nữa giá vì không cần có thiết bị lưu trữ điện cho mỗi giàn năng lượng. Bên cạnh đó cần phải: sử dụng tiết kiệm các thiết bị điện trong gia đình, tắt những thiết bị điện không cần thiết chẳn hạn nên sử dụng điều hòa không khí hiệu quả, nên dùng loại máy có công suất tương thích với diện tích phòng, không để thất thoát gió lạnh: làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào, hạn chế số lần mở cửa ra vào,không để các nguồn nhiệt trong phòng, cài đặt nhiệt độ hợp lý: 250C cho ban ngày, 270C cho ban đêm, tắt ngay khi không dùng, dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không để nắng chiếu trực tiếp, làm sạch máy định kỳ. Mặc dù công suất tiêu thụ của các bóng đèn không lớn như nhiều thiết bị điện khác, nhưng do sử dụng nhiều bóng và thời gian sử dụng lâu nên nó chiếm một khoản chi phí khá lớn trong tổng chi phí tiền điện của gia đình bạn. Vì vậy, bạn nên: sử dụng các cửa sổ lấy ánh sáng có ô văng, giếng trời, phối hợp cửa lấy ánh sáng với cửa thông gió, sử dụng loại đèn chiếu sáng có hiệu suất cao như đèn compact, đèn huỳnh quang T5, T8, dùng chấn lưu điện tử thay cho chấn lưu truyền thống, lắp đặt đèn hợp lý để phát huy hiệu quả chiếu sáng, thường xuyên vệ sinh máng, chóa đèn, tắt đèn ngay sau khi không sử dụng. Phong thủy là yếu tố không thể thiếu trong ngôi nhà , trước khi xây dựng nhà cần phải tìm hiểu kỹ vì nó quyết định rất lớn đến sự phồn thịnh cũng như sức khỏe của từng thành viên trong gia đình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO TOT NGHIEP- NOI DUNG.doc
  • docBÌA.doc
  • docDANHMC~1.DOC
  • docDANHSA~1.DOC
  • docDS Hình.doc
  • docDSBIUD~1.DOC
  • docMUC LUC.doc
  • docPHLC~1.DOC
  • docTAILIU~1.DOC