Đề tài Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta giai đoạn 1996 - 2000

Quan niệm về công nghiệp ngoai quốc doanh được hình thành gắn liền với quá trình đổi mới nhận thức về các thành phần kinh tế ở nước ta. Trước năm 1988 trong lý luận quản lý kinh tế hầu như chúng ta không dùng đến khái niệm “ngoài quốc doanh”. Thuật ngữ “công nghiệp ngoài quốc doanh” chính thức bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ khi ban hành nghị quyết của Bộ chính trị ngày 15-7-1988 về đổi mới chính sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong nghị quyết này công nghiệp ngoài quốc doanh được hiểu là “công nghiệp thuộc kinh tế tập thể, kinh tế gia đình công tư doanh sản xuất cá thể, tiểu thủ và các cơ sở sản xuất của các nhà tư sản dân tộc”. Hiện nay trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có 5 thành phần kinh tế chủ yếu là :quốc doanh, tập thể, cá thể, tư bản tư nhân và tư bản nhà nước (kinh tế hỗn hợp). Trong thời gian ngắn bốn trong năm thành phần kinh tế nêu trên là tập thể, cá thể tư bản tư nhân và tư bản nhà nước (kinh tế hỗn hợp) được xếp vào loại hình kinh tế ngoài quốc doanh. Ngày nay ai cũng biết rằng đối với nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường thì trong một doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp ai nắm phần vốn khống chế thì toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị người đó chi phối. Chính vì vậy doanh nghiệp nào do nhà nước khống chế về vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu sẽ thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, còn nhữnh doanh nghiệp có sở hữu hỗn hợp nhưng nhà nước không giữ phần vốn khống chế sẽ thuộc thành phần tư bản tư nhân. Điều này được thể hiện rõ trong luật doanh nghiệp nhà nước (được Quốc hội ban hành năm 1995). Những doanh nghiệp có sở hữu hỗn hợp mà nhà nước nắm phần vốn khống chế hoặc doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước đều thuộc thành phần kinh tế quốc doanh. Tuy nhiên cũng với những doanh nghiệp loại trên nhà nước không trực tiếp quản lý với tư cách chủ sở hữu sẽ thuộc phần kinh tế tư bản nhà nước.

doc87 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thống kê về tình hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta giai đoạn 1996 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười vào năm 1999. Trong khi đó lao động trong ngành công nghiệp khai thác năm 1995 là 118233 người (chiếm 6,6%) giảm xuống 109868 người (chiếm5,8%) vào năm 1999 tức là giảm 8365 người. Cùng với nó tốc độ phát triển trong ngành này cũng liên tục giảm: năm 1996 giảm 1,1% so với năm 95, năm 97 giảm 4,1% so với năm 96, đến năm 1999 tiếp tục giảm 0,6% so với năm 1998. Nguyên nhân do đây là một ngành công nghiệp nặng nhọc chủ yếu chỉ phù hợp với nam giới, bên cạnh đó thì chế độ bảo hộ trong ngành này còn rất kém. Đối với ngành sản xuất lương thực, thực phẩm: lao động trong ngành này cũng có sự giảm dần từ năm 1995 đến 1998, chỉ đến năm1999 mới bắt đầu phát triển mạnh trở lại (tốc độ phát triển tăng 38,2% so với năm 1998). ỉNếu xét theo thành phần kinh tế: Lao động tập trung nhiều nhất ở thành phần kinh tế cá thể. Tỷ trọng lao động bình quân ngành này trong tổng số lao động công nghiệp ngoài quốc doanh là 80,92%. Tuy nhiên tốc độ phát triển trong khu vực này còn thấ, biến đổi không ổn định và có xu hướng giảm. Khu vực kinh tế tập thể là khu vực có sô lượng lao đông thu hút thấp nhất trong các thành phần kinh tế (chiếm bình quân 3,92% trong tổng số thời kỳ 95-99), nhưng lại là khu vực có tốc độ phát triển tương đối cao trong các thành phần kinh tế (tốc độ phát triển bình quân thời kỳ 96-99 là 10,88%). Khu vực kinh tế hỗn hợp có tỷ trọng lao động chỉ đứng sau khu vực kinh tế cá thể nhưng lại là khu vực có tốc độ phát triển cao nhất: tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 96-99 là 24,4%. Khu vực kinh tế tư nhân có mật độ thu hút lao động chưa xứng đáng với tiềm năng kinh tế của nó song nó là khu vực có đóng góp đáng kể cho việc giải quyết việc làm ở khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 4,4% trong tổng số lao động thời kỳ 95-99). 2.3. Nguồn vốn và tài sản cố định. Nguồn vốn và tài sản cố định là những chỉ tiêu rất quan trọng trong việc phản ánh năng lực sản xuất của ngành công nghiệp ngoài quốc doanh. trong những nằm qua tình hình biến động về vốn và tài sản cố định của công nghiệp ngoài quốc doanh như sau: a)Nguồn vốn của sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Nhìn chung hiện trạng về vốn của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh còn yếu. Vấn đề này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Biểu 15: Tình hình biến động nguồn vốn thời kỳ 1997-2000. Năm Khu vực và chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Bình Quân Toàn Ngành Qui mô (tỷ đồng) 19635 22372 34078 49297 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 2289 2737 11706 15219 7988 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 13,3 13,9 52,2 44,7 31 Tập Thể Qui mô (tỷ đồng) 618 748 994 1272 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 109 130 246 278 190 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 21,4 21 32,8 27,9 25,8 Tư Nhân Qui mô (tỷ đồng) 2087 2661 3374 5200 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 407 574 713 1826 880 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 24,2 27,5 26,8 54,1 33,2 Cá Thể Qui mô (tỷ đồng) 6116 7569 13633 16438 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 1367 1453 6064 2805 2922 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 28,9 23,8 80,1 20,6 38,4 Hỗn Hợp Qui mô (tỷ đồng) 10814 11394 16077 26387 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 406 580 4083 10310 3995 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 3,9 5,4 41,1 64,2 28,7 Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn trong toàn công nghiệp ngoài quốc doanh có tốc độ tăng khá nhanh. Nếu như năm 1997 là 19635 tỷ thì đến năm 1998 tăng 22372 tỷ đồng, toàn ngành ( tăng 2737 tỷ đồng tương ứng với 13,9%) và đến thời điểm ngày 31/12/2000 đã tăng lên 49277 tỷ đồng (tăng 15219 tỷ đồng tương ứng với 44,7% so với năm 1998). Tốc độ tăng bình quân cả thời kỳ này (1997-2000) là khá cao 31%. Song so với thực trạng kinh tế của đất nước và công nghiệp quốc doanh thì tiềm năng về vốn của khu vực này còn yếu lượng tăng liên hoàn bình quân giai đoạn 97-2000 mới chỉ đạt 7988 tỷ đồng. AXét theo thành phần kinh tế thì : Khu vực kinh tế hỗn hợp chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 1996 là 10814 tỷ đồng (chiếm 55,1% trong tổng số vốn củaCNNQD) và đến năm 2000 là 26378 tỷ đồng ( chiếm 53,5% trong tổng số vốn CNNQD). Đồng thời cũng là khu vực có tốc độ phát triển vốn tăng liên tục qua các năm và tăng khá nhanh trong hai năm1999 và 2000 (năm 1999 tăng 41,1% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 64,2% so với1999) Khu vực cá thể tuy là khu vực có tỷ trọng về nguồn vốn thấp hơn so với khu vực hỗn hợp, nhưng lại là khu vực có tốc độ phát triển vốn bình quân thời khì 1997-2000 cao nhất, đạt 38,4% Khu vực khinh tế tập thể là khu vực có tốc độ tăng trưởng vốn thấp nhất. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997-2000 của khu vực này là 25,8% (tăng 190 tỷ đồng/năm ) Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù là khu vực có tỷ trọng vốn đứng thứ ba trong các thành phần kinh tế nhưng lại là khu vực có tốc độ tăng trưởng vốn qua các năm chỉ sau khu vực cá thể. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân là 33,2% ( tương ứng 880 tỷ/năm). Nói tóm lại qui mô về vốn của các thành phần kinh tế trong khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh có tăng đều qua các năm nhưng mức độ thu hút, tiềm năng và năng lực về vốn của các thành phần kinh tế này còn thấp so với yêu cầu, tốc độ phát triển của đất nước. Giá trị tài sản cố định của sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh Là yếu tố quan trọng trong sản xuất công nghiệp nói trung và công nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Bởi vì nó quyết định đến hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, trình độ phát triển của ngành...Theo kết quả điều tra công nghiệp ta có tình hình biến động về tài sản cố định của công nghiệp ngoài quốc doanh như sau: Biểu 16: Tình hình biến động tài sản cố định theo khu vựcthời kỳ 1997-2000 Năm Khu vực và chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Bình Quân Toàn Ngành Qui mô (tỷ đồng) 12191 12583 20016 26754 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 334 392 7433 6738 3724,3 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 2,8 3,2 59,1 33,6 24,6 Tập Thể Qui mô (tỷ đồng) 487 51,6 605 634 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 23 29 89 29 42,5 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 4,9 5,9 17,2 4,8 8,2 Tư Nhân Qui mô (tỷ đồng) 1579 1631 1914 2469 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 42 52 283 555 233 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 2,7 3,3 17,4 28,9 13,1 Cá Thể Qui mô (tỷ đồng) 4661 4884 9645 11513 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 206 233 4770 1868 1769,3 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 4,6 4,9 97,5 19,4 31,6 Hỗn Hợp Qui mô (tỷ đồng) 5464 5542 7851 12137 ắ Lượng tăng liên hoàn (tđ) 63 78 2309 4286 1684 Tốcđộ tăng liên hoàn (%) 1,2 1,4 41,7 54,6 24,7 Qua biểu số liệu 14 ta thấy: Mặc dù công nghiệp ngoài quốc doanh mới được khôi phục và phất triển nhưng đã có sự đầu tư tích cực cho sản xuất. Nhất là trong những năm gần đây, điều này được thể hiện qua việc giá trị tài sản cố định của ngành được tăng liên tục và khá nhanh qua các năm: Năm 1997 toàn ngành có 12191 tỷ đồng đến năm 1998 là 12585 tỷ đồng tăng 392 tỷ đồng (tăng 3,21%) so với năm 1997, năm 1999 là 20026 tỷ đồng tăng 7433 tỷ (tăng 59,1%) so với năm 1998 và đến năm 2000 tiếp tục tăng 6738 tỷ đồng (tăng 33,6%) so với năm 99. Tốc độ tăng bình quân giá trị tài sản cố định trong thời kỳ 1997-2000 là tương đối cap 24,6%/năm. Xét theo các thành phần kinh tế thì: Khu vực kinh tế cá thể là khu vực có tốc độ tăng trưởng tài sản cố định cao nhất, tăng bình quân 31,6% năm. Đông thời cũng là khu vực có lượng tăng tuyệt đối liên hoàn bình quân cao nhất: tăng 1769,3 tỷ đồng/ năm. Khu vực tập thể là khu vực có tỷ trọng tài sản cố định (TSCĐ) thấp nhất chỉ chiếm 3,4% giá trị TSCĐ bình quân toàn ngành. Và cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng giá trị TSCĐ thấp nhất 8,2%/ năm. Khu vực kinh tế hỗn hợp là khu vực chiếm tỷ trọng giá trị TSCĐ cao nhất trong các thành phần kinh tế chiếm gần 44% giá trị TSCĐ bình quân toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng giá trị TSCĐ của khu vực này cũng tương đối cao chỉ sau khu vực kinh tế cá thể: tăng bình quân 24,7%/ năm. Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực tuy là khu vực có tốc độ tăng trưởng giá trị TSCĐ liên tục qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân còn thấp 13,1%/năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng giá trị tài sản cố định của công nghiệp ngoài quốc doanh có tăng đều qua các năm và tăng tương đối cao nhưng giá trị TSCĐ bình quân cho một cơ sở sản xuất còn rất thấp. Biểu 17: Giá trị TSCĐ bình quân cho một cơ sở sản xuất thời kỳ 97-2000 Đơn vị: Triệu đồng/ cơ sở. Năm Khu vực 1997 1998 1999 2000 BQ Tập thể 508,6 534,6 555,9 615,6 553,7 Tư nhân 289,7 377,3 457,7 514,2 411,9 Cá thể 6,1 8,3 15 20,7 12,5 Hỗn hợp 2551 3507,7 4203 5301 3890,7 Toàn ngành 19,8 21,3 32,5 41,4 28,8 Số liệu tính toán trên cho thấy giá trị tài sản cố định bình quân một cơ sở của công nghiệp ngoài quốc doanh còn quá thấp chỉ có 28,8 triệu đồng/cơ sở. Nếu tính cho từng khu vực thì giá trị TSCĐ bình quân một cơ sở sản xuất của khu vực khu cá thể là 12,5 triệu đồng/ cơ sở ( năm cao nhất chỉ là 20,7 triệu đồng/cơ sở), khu vực tư nhân 411,9 triệu đồng/cơ sở, khu vực tập thể 553,7 triệu đồng/cơ sở và khu vực hỗn hợp là 3890,9 triệu đồng/cơ sở. Trong các khu vực kinh tế trên chỉ có khu vực kinh tế hỗn hợp là có mức trang bị tài sản cao nhất: gấp 331,3 khu vực cá thể, 9,4 lần khu vực tư nhân và 7 lần khu vực tập thể. Nhưng mức trang bị tài sản cố định này vẫn còn quá thấp, nếu so với một khu vực công nghiệp quốc doanh thì chỉ bằng 0,141 lần. đây cũng chính là nguyên nhân mà tại sao mà mấy năm gần đây công nghiệp ngoài quốc doanh tuy có phát triển nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất, giá trị tổng sản phẩm, đóng góp vào nền kinh tế còn thấp. Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp NQD thời kỳ 96-2000. Sự tăng trưởng và phát triển của công nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm qua đã tác động tíc cực đến sự thay đổi và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành như sau: 3.1.Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế. Cơ cấu giá trị sản xuất. Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển của các thành phần. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trong khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh như sau. Biểu 18: Cơ cấu giá trị sản xuất CNNQD phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị: (%). Năm TPKT 1996 1997 1998 1999 2000 Tập thể 2,5 2,4 2,5 2,9 3,4 Tư nhân 8,9 10,4 10,1 10,1 9,9 Cá thể 71,5 63,4 62,4 59,4 55,2 Hỗn hợp 17,1 23,8 24,9 27,6 31,4 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ trọng giá trị sản xuất trong khu vực kinh tế cá thể có xu hướng ngày càng giảm: giảm từ 71,5% năm 1996 xuống còn 55,2%% năm 2000 (giảm 16,3%). Còn tỷ trọng giá trị sản xuất trong khu vực hỗn hợp thì lại ngày càng tăng: tăng từ 17,1% năm 1996 lên 31,1% năm 2000 (tăng 14%). Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực duy nhất có cơ cấu giá trị sản xuất không rõ ràng lúc tăng lúc giảm. Đối với khu vực kinh tế tập thể cơ cấu về tỷ trọng giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng dần trong bốn năm cuối từ 2,4% năm 1997 lên 3,4% vào năm 2000. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu trong khu vực này diễn ra quá chậm, tỷ trọng bình quân giá trị sản xuất tăng qua các năm thời kỳ nàylà 0,18%. Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu theo một số chỉ tiêu quan trọng khác. Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu của giá trị sản xuất trong công nghiêp ngoài quốc doanh còn diễn ra sư chuyển dịch cơ cấu của một số chỉ tiêu quan trọng khác mà chính những chỉ tiêu này lại là những nhân tố tíc cực tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu của giá trị sản xuất. Cơ cấu của các chỉ tiêu này trong các thành phần kinh tế như sau. Biểu 19: Cơ cấu của một số chỉ tiêu phân theo khu vực kinh tế 96-2000. Đơn vị: (%). Năm 1997 1998 1999 2000 Chỉ tiêu Khu vực Tài sản cố định Kinh tế tập thể 4,2 4,1 3 2,4 Kinh tế tư nhân 12,8 12,6 9,6 9,2 Kinh tế cá thể 38,2 38,8 48,2 43 Kinh tê hỗn hợp 44,8 44,5 39,2 45,4 Nguồn Vốn Kinh tế tập thể 3,2 3,1 2,9 2,6 Kinh tế tư nhân 10,6 12,1 9,9 10,6 Kinh tế cá thể 31,1 33,8 40 33,3 Kinh tê hỗn hợp 51,1 50,9 47,2 53,5 Lao động Kinh tế tập thể 3,8 4,4 4,6 4,8 Kinh tế tư nhân 4,5 4,6 4 4,6 Kinh tế cá thể 81,3 79,4 78,3 82,1 Kinh tê hỗn hợp 10,1 11,6 13,1 8,5 Qua bảng số liệu ta thấy: ửNếu xét theo chỉ tiêu giá trị TSCĐ. Giá trị tài sản cố định trong khu vực kinh tế tập thể và tư nhân có xu hướng ngày càng giảm: tỷ trọng tài sản cố định trong khu vực kinh tế tập thể giảm từ 4,2% năm 1997 xuống còn 2,4% năm 2000 (giảm 1,8%), tỷ trọng giá trị tài sản cố định trong khu vực kinh tế tư nhân giảm từ 12,8% xuống 9,2% năm 2000 (giảm 3,6%). Còn cơ cầu tỷ trọng giá trị TSCĐ khu vực cá thể thì chuyển dịch theo hướng tăng dần trong 3 năm đầu: tăng từ 38,2% năm 1997 lên 38,8% năm 1998(tăng 0,6%) và tăng tiếp lên 48,2% năm 1999, nhưng đến năm 2000 thì lại giảm xuống 43%. Ngược lại khu vực kinh tế hỗn hợp thì lại có cơ cấu tỷ trọng giá trị TSCĐ giảm liên tục trong 3 năm đầu: giảm từ 44,8% năm 1997 xuống 44,5% năm 1998 (giảm 0,3%) và đến năm 1999 giảm tiếp xuống là 39,2%, nhưng đến năm 2000 lại tăng lên 45,4%. Nếu xét theo chỉ tiêu về vốn thì ta thấy cơ cấu nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong công nghiệp ngoài quốc doanh những năm gần đây có các thay đổi tích cực. Tỷ trọng vốn trong khu vực tập thể ngày càng giảm: giảm từ 3,2% năm 1997 xuống 2,6% năm 2000. Còn cơ cấu tỷ trọng về vốn của hai khu vực kinh tế cá thể và hỗn hợp thì lại có sự chuyển dịch đối ngược nhau: Cụ thể tỷ trọng vốn của khu vực cá thể tăng liên tục trong 3 năm đầu và giảm vào năm cuối (tăng từ 31,1% năm 1997 lên 40% năm 1999 nhưng xuống 33,35 năm 2000), tỷ trọng vốn của khu vực hỗn hợp thì giảm liên tục trong 3 năm đầu nhưng lại tăng vào năm cuối ( giảm từ 55,1% năm 97 xuống 47,2% năm 99 và lại tăng 53,5% năm 2000). Bên cạnh đó ta thấy cơ cấu về tỷ trọng vốn của khu vực tư nhân cũng có sự chuyển dịch, như sự chuyển dịch này là không rõ ràng ( tăng, giảm không đều qua các năm). ửNếu xét theo chỉ tiêu lao động thì ta thấy cơ cấu về lao động trong các khu vực có sự biến động ngược lại với sự biến động của cơ cấu về chỉ tiêu vốn: Cơ cấu lao động trong khu vực kinh tế tập thể biến đổi theo hướng ngày càng tăng: tăng từ 3,8% năm 97 lên 4,8% năm 2000. Cơ cấu lao động trong khu vực cá thể chuyển theo hướng giảm dần trong 3 năm đầu nhưng tăng trở lại vào năm cuối (giảm từ 81,3% năm 97 xuống 78,3% năm 99 và lại tăng lên 82,1% vào năm 2000). Ngược lại khu vực kinh tế hỗn hợp thì tăng dần trong 3 năm đầu và giảm xuống vào năm cuối: tăng từ 10,1% năm 97 lên 13,1% năm 99 nhưng đến năm 2000 giảm xuống còn 8,5%. Đối với khu vực kinh tế tư nhân thì cơ cấu về tỷ trọng lao động có sự tăng giảm không đều qua các năm. Hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực. Hiệu quả sử dụng nguồn lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các nguông lực (các yếu tố sản xuất) của các đơn vị nhằm đạt được mục tiêu đề ra và hiệu quả kinh tế cao nhất. Phương pháp tính các chỉ tiêu hiệu quả được tính bằng cách lấy kết quả sản xuất (giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu) chia cho các chỉ tiêu chi phí. 4.1. Năng suất lao động. Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh kết quả mà một lao động đạt được trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được tính như sau: Năng suất lao động = Kết quả sản xuất/Số lao động bình quân Hay . Trong đó : Năng suất lao động. : Giá trị sản xuất. : Tổng số lao động. Từ biểu 4 và biểu 13 cùng với việc vận dụng công thức trên vào tính Toán ta có: Biểu 20: Năng suất lao động phân theo thành phần kinh tế 1996-1999. Đơn vị: triệu đồng/lao động. Năm Khu vực và chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 Bình Quân Toàn ngành Năng xuất lao động 15,5 18 19,6 19,8 18,2 Lượng tăng tuyệt đối LH ắ 2,5 1,6 0,2 1,4 Tốc độ tăng liên hoàn ắ 16,1 8,9 1,02 8,7 Tập Thể Năng xuất lao động (tđ/lđ) 9,8 11,5 11,2 13 11,4 Lượng tăng tuyệt đối LH ắ 1,7 -0,3 1,8 1,1 Tốc độ tăng liên hoàn ắ 17,3 -2,6 16,1 10,3 Tư Nhân Năng xuất lao động 36,0 40,8 44,6 47,6 42,3 Lượng tăng tuyệt đối LH ắ 4,8 3,8 3 3,9 Tốc độ tăng liên hoàn ắ 13,3 9,3 6,7 9,8 Cá Thể Năng xuất lao động 12,4 14,1 15,2 15,4 14,3 Lượng tăng tuyệt đối LH ắ 1,7 1,1 0,2 0,1 Tốc độ tăng liên hoàn ắ 13,7 7,8 1,3 7,6 Hỗn Hợp Năng xuất lao động 23,9 32,7 32,9 34,9 31,1 Lượng tăng tuyệt đối LH ắ 8,9 0,2 2,1 3,7 Tốc độ tăng liên hoàn (%) ắ 37,2 0,6 6,4 14,7 Kết quả tính toán trên cho thấy: Nhìn chung năng suât lao động bình quân toàn ngành công nghiệp ngoài quốc doanh năm sau cao hơn năm trước: năng suất lao động năm 1996 là 15,5 triệu đồng/lao động thì năm 97 là 18 triệu đồng/lao động và năm 98 là 19,6 triệu đồng/lao động, đến năm 1999 là 19,8 triệu/lao động. Năng suất lao động bình quân toàn ngành trong thời kỳ này là: 18,2 triệu đồng/lao động. Nếu xét theo khu vực kinh tế thì nói chung năng suất lao động cả ba khu vực kinh tư nhân, cá thể, hỗn hợp đều tăng. Ngoại trừ khu vực kinh tế tập thể năng suất lao động tăng giảm không đều qua các năm (năm 96 tăng từ 9,8 triệu đồng/lao động, nhưng lại giảm còn 11,2 triệu đồng/lao động và đến năm 1999 lại tăng 13 triệu đồng/lao động. Song do tỷ trọng lao động trong ngành này thấp nên ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất lao động chung của toàn ngành. Nếu so sánh tốc đô tăng năng suất lao động giữa ba khu vực thì khu vực hỗn hợp là khu vực có tốc độ tăng năng suất lao động bình quân cao nhất 14,7%, tiếp đến là khu vực tập thể 10,3%, tư nhân 9,8% và cuối cùng là khu vực cá thể 7,6%. Qua bảng trên có thể thấy tuy khu vực tư nhân có tốc độ tăng năng suất lao động bình quân chỉ đứng thứ ba trong các khu vực kinh tế nhưng lại là khu vực có mức năng suât lao động bình quân các năm cao nhất đạt 42,3 triệu đồng/lao động, điều đó chứng tỏ giữa tốc độ tăng NSLĐ và mức NSLĐ bình quân không có mối quan hệ tương quan tỉ lệ thuận tác động lẫn nhau. 4.2. Mức trang bị tài sản cố định (). Phương pháp tính: Lấy giá trị tài sản cố định chia cho số lao động bình quân của một thời kỳ nhất định. Công thức tính: . Trong đó: : là giá trị tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định. : tổng số lao động trong một thời kỳ nhất định. ý nghĩa của chỉ tiêu này là cứ một lao động trực tiếp sản xuất trong kỳ thì được trang bị mấy triệu tài sản cố định. Trị số của càng lớn thì nó phản ánh trình độ sản xuất kỹ thuật càng cao và do đó lao động của người công nhân càng có điều kiện được giải phóng khỏi lao động chân tay nặng nhọc, tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ số liệu bảng 13 và 16 cùng với công thức trên ta tính được mức trang bị tài sản cố định bình quân cho một lao động phân theo khu vực như sau: Biểu 21: Mức trang bị tài sản cố định bình quân một lao động phân theo khu vực thời kỳ 1997-2000. Đơn vị: Triệu đồng/lao động. Năm Khu vực 1997 1998 1999 2000 BQ Toàn ngành 9,5 7,1 7,4 10,7 12,7 Tập thể 7,3 7,4 6,7 7,3 7,8 Tư nhân 23,1 19,9 21,5 24,5 26,4 Cá thể 5,2 3,3 3,6 6,6 7,1 Hỗn hợp 25,4 24,3 21,8 26,7 28,6 Kết quả tính toán trên cho thấy: Mặc dù mức trang bị toàn ngành công nghiệp ngoài quốc doanh có tăng liên tục qua các năm: tăng từ 7,1 Trđ/lđ năm 97 lên12,7 Trđ/lđ năm 2000 (tăng gấp 1,8 lần so với năm 97). Tuy nhiên mức trang bị này vẫn còn thấp: mức trang bị bình quân giai đoạn này chỉ đạt 9,5 triệu đồng/lao động. Nếu xét theo thành phần kinh tế thì: Khu vực kinh tế hỗn hợp có mức trang bị tài sản cố định bình quân cho một lao động là cao nhất 25,4 Trđ/lđ, tiếp theo là khu vực kinh tế tư nhân 23,1 triệu đông/lao động, tập thể 7,3 Trđ/lđ, cá thể 5,2 Trđ/lđ. Do mức trang bi tài sản cố định trong hai khu vực kinh tế tập thể, cá thể tương đối thấp nên nó đã kéo theo năng suất lao động trong hai khu vực này cũng thấp. Chính vì vậy có thể nói giữa mức trang bị tài sản cố định và năng suất lao động có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế để tăng năng suất lao động trong các khu vực kinh tế nói riêng và toàn ngành công nghiệp ngoài quốc doanh nói chung thì cần phải tăng cường mức trang bị TSCĐ cho lao động. 4.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mà một đơn vị giá trị tài sản cố định tạo ra trong một thời kỳ nhất định hay nói cách khác là cứ 1triệu TSCĐ đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra mấy triêu kết quả sản xuất (doanh thu). Phương pháp tính. : Hiệu năng sử dụng TSCĐ= Kết quả sản xuất/giá trị TSCĐ BQ trong kỳ. Hay . Trong đó :giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ. : là tổng giá trị sản xuất trong kỳ. Dựa vào công thức trên và số liệu ở biểu số 4, biểu 13 ta có. Biểu 22: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua hai năm 1999-2000. Chỉ tiêu Khu vực (tỷđ/tỷđ) (%) (tỷđ/tỷđ) 1999 2000 Toàn ngành 1,85 1,64 86,5 -13,5 -0,21 Tập thể 1,78 2,3 129,21 29,21 0,52 Tư nhân 1,94 1,77 91,24 -8,76 -0,17 Cá thể 2,28 2,1 92,11 -7,89 -0,18 Hỗn hợp 1,3 1,13 86,92 -13,08 -0,17 Kết quả tính toán cho thấy: Hiệu năng sử dụng tài sản cố định toàn ngành công nghiệp ngoài quốc doanh năm nay so với năm trước giảm 0,21 đơn vị tương ứng với giảm 13,5% là do việc sử dụng kém hiệu quả tài sản cố định ở ba khu vực kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp. Nhất là khu vực kinh tế hỗn hợp hiệu năng sử dụng TSCĐ năm 2000 giảm 13,08% so với năm 1999. Mặc dù khu vực kinh tế tập có hiệu năng sử dụng TSCĐ tăng khá cao 29,21% nhưng do tỷ trọng tài sản cố định cũng như sô lượng lao động trong khu vực này thấp nên dẫn đến hiệu năng sử dụng TSCĐ trong toàn ngành công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn bị giảm. Bên cạnh đó cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác đó là do phần lớn máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong ngành công nghiệp ngoài quốc doanh đã quá lâu, lại chủ yếu là sửa và nâng cấp chứ ít được thay thế hoặc thay thế nhưng thay thế không đồng bộ. Do đó dẫn đến không phát huy hết công suất, năng lực của thiết bị cũng như người sử dụng. 5. Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm 2002 và 2003. Việc đưa ra những nhận xét mang tính quy luật nhằm phản ánh xu thế biến đổi của hiện tượng và từ có thể dự báo được sự phát triển của hiện tượng trong tương lai là rất cần thiết sau mỗi quá trình phân tích thống kê. Qua những phân tích ở trên và dựa vào dãy số thời gian về giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1996-2001. Ta có thể dự báo cho giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam năm 2002 và 2003 như sau. Biểu 23: Giá trị sản xuất CNNQD thời kỳ 96-2001. Năm Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Lượng tăng tuyệt đối LH (tỷ đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 1996 25451 2918 111,4 1997 31068 2699 109,5 1998 33402 2324 107,5 1999 37027 3624 110,8 2000 43809 6782 118,3 2001 53109 9299 136,1 Bình quân 37779 4609 115,6 5.1. Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. Ta có mô hình dự đoán. . với và n=6 ta có ồ Dự đoán cho năm 2002 (tỷ đồng). ồ Dự đoán cho năm 2003. (tỷ đồng). 5.2.Dư đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình. Ta có mô hình dự doán có dạng: với từ số liệu bảng trên ta có n=6 và , do đó ta có ồ Dự đoán cho năm 2002. (tỷ đồng) . ồ Dự đoán cho năm 2003. (tỷ đồng). Như vậy hai mô hình dự đoán trên cho kết quả khá chênh lệch nhau. Nguyên nhân do sai số giữa hai mô hình là khác nhau. II> Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong những năm tới là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh là một vấn đề chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ tiếp theo của đất nước, nhất là trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên xuất phát điểm của công nghiệp ngoài quốc doanh ở mức thấp, qui mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu còn mang nặng tính thủ công, ngành nghề sản xuất còn đơn điệu, phần lớn tập trung vào một số ngành nghề truyền thống. Các ngành nghề đòi hỏi công nghệ tiến, sản phẩm có kỹ thuật cao thì phát triển rất hạn chế. Từ đó việc phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài như sau. 1) Tích cực huy động vốn trong dân kết hợp với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Một khó khăn nổi bật của khối công nghiệp ngoài quốc doanh là thiếu vốn. Hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào vòng luẩn quẩn: Không có vốn để đổi mới kỹ thụt và công nghệ do vậy tính cạnh tranh của sản phẩm thấp. Do tính cạnh tranh của sản phấm thấp nên không có thị trường, không có thị trường nên không có nhu cầu đầu tư. Tự bản thân doanh nghiệp khó có thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này. Do vậy bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp cần có sự tác động của nhà nước. Để huy động được ngày càng nhiều vốn trong dân đầu tư vào hoạt động sản xuất công nghiệp cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau đây: l Một mặt cần xác định được tiềm năng vốn trong dân hiện nay. Đây là một vấn đề khá phức tạp có nguồn gốc từ những hậu quả của các chính sách trước đó. ; Về biện pháp tâm lý: Cần xoá bỏ tâm lý giàu, sợ mang tiếng giàu đang hết sức phổ biến trong dân cư. ; Về biện pháp chính trị: Nhà nước cần có chính sách khuyến khích dân chúng làm giàu. Bảo vệ người giàu, không tịch thu, trưng thu tài sản chính đáng của họ. ; Về biện pháp kỹ thuật: Phải thật đơn giản, không gò bó, phức tạp. Đó là tờ khai hoặc gửi tài khoản tại ngân hàng ... ; Tạo vốn trong điều kiện nền kinh tế mở kinh tế mở không tách dời quá trình liên doanh với các công ty, các cơ sở kinh tế ở các địa phương khác, các công ty nước ngoài, quá trình liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế. Đây là lĩnh vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bộc lộ sự non yếu gay gắt. Trừ một vài doanh nghiệp làm đại lý phân phối, số các doanh nghiệp liên doanh được với nước ngoài rất ít. Do vậy cần hết sức chú trọng hướng tạo vốn này. Cần tạo điều kiện tiếp xúc các đối tác ở các địa phương khác, các đối tác nước ngoài, tìm kiếm các cơ hội liên doanh liên kết. ; Phát triển quan hệ liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp lớn chủ yếu là các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh trong đó doanh nghiệp lớn đống vai trò trung tâm, đầu mối chỉ đạo trong quan hệ liên kết này. Các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng nhau chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, trong đó doanh nghiệp lớn sản xuất những chi tiết, bộ phận khó, công nghệ phức tạp và tiến hành lắp ráp, tiêu thụ sản phẩm còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở thành các vệ tinh gia công, sản xuất các chi tiết bộ phận đơn giản cho các doanh nghiệp lớn. -Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sơ chế, tiếp đó các doanh nghiệp lớn tinh chế vàg sử dụng tổng hợp nguyên liệu. -Các doanh nghiệp lớn làm một số dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Bao tiêu sản phẩm, tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ, đào tạo .... ; Bên cạnh phát triển các quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong địa phương, trong nước cần hết sức chú trọng thực hiện các quan hệ liên kết, liên doanh giưa công nghiệp ngoài quốc doanh với nước ngoài. Nên thành lập nhiều " câu lạc bộ các nhà đầu tư "để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể gập gỡ, trao đổi và học tập kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nhau. l Mặt khác đi đôi nvới việc huy động tốt mọi nguồn vốn trong đân vào đầu tư phát triển sản xuất, các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh phải thật sự năng động, tìm cách quay vòng vốn nhanh, nâng cao năng lực nghiệp vụ trong việc tìm nguồn vốn, đồng thời đảm bảo các thủ tục trong việc lập các luận chứng khả thi để các cơ sở ngân hàng có cơ sở làm các thủ tục giải ngân. ; Ngoài các biện pháp thu hút thêm nguồn vốn, các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh cần quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng có hiệu quả những đồng vốn ít ỏi hiện đang có. Rất nhiều các doanh nghiệp đang thiếu vốn nhưng bản thân họ lại sử dụng rất lãng phí, trong các doanh nghiệp hiện nay vốn thường nằm đọng tại nhiều khâu: -Dự chữ vật tư quá lớn. -Sản phẩm dở dang nhiều. -Vốn nằm trong kho thành phẩm do không tiêu thụ được sản phẩm. ; Để bổ sung nguồn vốn cho địa phương cần lưu ý một thực tế là việc phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ từ các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông qua các nghị định thư. Nguồn vốn này hầu như được tập trung ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn các tỉnh khác ít được các khoản tín dụng này và có cũng quy mô rất nhỏ. ở đây vai trò của uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố cũng như các cơ quan chức năng trong việc tìm kiém và tạo sự công bằng và công khai giữa các địa phương là rất quan trọng và cần thiết. ; Song song với việc thu hút thêm nguồn vốn cần có những tác động hỗ trợ vốn một cách tích cực từ phía nhà nước. Việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh cầc thực hiện tốt một số vấn đề sau đây: -Cái thiếu nhất của các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay là thiếu vốn cơ bản, nhưng việc cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng đối với họ bị hạn chế. Cho vay trung và dài hạn lãi suất thấp (chỉ bằng 1/2 lãi suất cho vay ngắn hạn) do đó thường chỉ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước. Để có được các khoản vay này ý kiến chung của các doanh nghiệp là chế độ vay, thủ tục vay của các ngân hàng chưa thục sự bình đẳng. -Cần có sự ưu tiên hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ mới, kỹ thuật mới, sản xuất sản phẩm mới ... nên điều chỉnh thời hạn vay từ 3 năm hiện nay lên 5 năm và thay đổi định mức cho mỗi lần vay. Với thời hạn vay và định mức vay cũ không đủ cho các doanh nghiệp mà có hiệu quả sản xuất kinh doanh dang rất thấp kịp thu hồi được vốn để trả nợ vay và duy trì tái sản xuất bình thường. -Thực hiện lãi suất ưu đãi vay vốn; một mặt cần phân biệt theo nghành, mặt khác cần chú trọng các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh trong các nghành truyền thống. Hiện nay các doanh nghiệp loai này chiếm tỷ trọng khá cao trong các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh và cần dược khuyến khích phát triển. -Cần giảm bớt các thủ tục phiền phức (đôi chõ còn phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh), đơn giản hoá các thủ tục, các quy chế về xây dựng các dự án, thẩm định, bảo lãnh và xét duyệt cho vay vốn. Cùng với đó là việc thay đổi quy chế thế chấp cho vay vốn sang tăng cường kiểm soát các nguồn vốn vay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Thực tế đã chứng tỏ rằng quy chế thế chấp hiện tại là một biện pháp để bảo toàn các nguồn vốn vay của ngân hàng nhưng là một rào cản khó vượt qua đối với các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. 2. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệp ngoài quốc doanh áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại. Cho đến nay, gần 100% máy móc thiết bị thuộc các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh đều do các doanh nghiệp nhà nước thải ra hoặc là máy móc tự tạo. Giá trị máy móc thiết bị chỉ chiếm khoảng từ 10-20% giá trị tài sản các cơ sở. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao đã dẫn đến sản phẩm khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thông qua việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, cần có những chủ trương hỗ trợ cơ sở vật chất rất lớn từ phía chính quyền các cấp. Các nội dung hỗ trợ bao gồm: ả Thứ nhất, sự hỗ trợ của nhà nước về áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Nhìn chung sự hỗ trợ này không chỉ xuất phát từ lợi ích của giới chủ doanh nghiệp mà còn là lợi ích chung của nền kinh tế quốc gia. ở những nước phát triển, nhà nước có luật quy định bắt buộc các doanh nghiệp sau một thời gian 9 theo quy định ) phải đầu tư để đổi mới thiết bị kỹ thuật, công nghệ. ậ Việt nam chưa có điều kiện để áp dụng những quy định như vậy, song điều hết sức cần thiết là nhà nước phải có những biện pháp thật cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ và kỹ thuật. Một số biện pháp sau đây cần thực hiện càng sớm càng tốt: -Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng đối với những tư nhân vay vốn cho mục đích đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ. - Thực hiện ưu tiên miễn giảm thuế cho các sản phẩm có hàm lượng khoa học- kỹ thuật cao, các sản phẩm mới do các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất ra. - Miễn thuế trong 3 năm đầu và giảm 50% cho hai năm tiếp theo như đè nghị của bộ khoa học công nghệ và môi trường đã đề xuất. ã Thứ hai, cần xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ, tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp công nghệp ngoài quốc doanh, áp dụng lãi suất thấp cho các doanh nghiệp vay vốn để đổi mới kỹ thuật- công nghệ hoặc áp dụng ác phương pháp quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến. á Thứ ba, xây dựng các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại thành phố để trực tiép giúp đỡ các doanh nghiệp về các mặt như: chế thử sản phẩm, đảm bảo các hoạt động đo lường, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, dào tạo... ạ Thư tư, bảo đảm cho các doanh nghiệp những thông tin về công nghệ tiên tiến, tình hình thị trường và các quá trình chuyển giao bằng việc quan hệ chặt ch, cung cấp thông tin công nghệ thường xuyên dưới nhiều hình thức phong phú như bản tin, hội thảo, thăm quan, triển lãm... Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự xác định được những công nghệ hiện đại phù hợp. º Thứ năm, tạo môi trường thông thoáng trong kinh doanh, trong giao dịch với nước ngoài, đặc biệt trong việc tiếp nhận vốn, vật tư của thân nhân là Việt kiều nhằm thúc đẩy tư nhân nhanh chóng thay đổi thiết bị công nghệ rút ngắn khoảng cách về mặt bằng công nghệ của nước ta với mặt bằng công nghệ thế giới. ằ Thứ sáu: song song với việc hỗ trợ cơ sở vật chất một cách trực tiếp, nhà nước cần tiến hành các hoạt động hỗ trợ gián tiếp thông qua việc thực hiện các chương trình đầu tư công cộng nhằm cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng về kinh tế và xã hội cho các doanh nghiệp mà trước hết là: cung cấp đầy đủ nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt, cải thiện chất lượng giao thông đô thị, cung cấp đầy đủ điện năng cho sản xuất. 3. Phát triển thị trường đồng bộ, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. a Ngững hạn chế lớn về thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, đang là nguyen nhân quan trọng làm chậm tốc độ phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay. a Cơ chế kế hoạch hoá tập chung cao độ trước đây đã để lại những hậu quả khá nghiêm trọng; thị trường bị phân tán, chia cắt theo từng yếu tố, từng khu vực địa giới hành chính, từng nghành kinh tế- kỹ thuật, từng hình thức sở hữu. Điều đó ảnh hưởng xấu đến việc phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy để phát triển thị trường trước hết cần xây dựng một thị trường đồng bộ và thống nhất, tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thị trường vùng và cả nước, từng bước hội nhập vào thị trường quốc tế. Việc xây dựng thị trường đồng bộ và thống nhất phải bao gồm cả thị trường của các yếu tố và thị trường hành hoá, cả thị trường của các khu vực. a Trong việc hình thành và phát triển các thị trường đồng bộ và thống nhất, chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý cấp ngành có vị trí vô cùng quan trọng. Hiện nay có mâu thuẫn lớn giữa nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, với nguồn cung về lao động đang thừa số lượng nhưng chất lượng lao động còn rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu. Để giải quyết mâu thuẫn này, các cơ quan lao động, tài chính phải có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, giải quyết các chính sách chế độ đối với lao động dôi dư, đồng thời giới thiệu việc làm, thực hiện các biện phaps tích cực trong giáo dục nhằm nâng cao trình độ văn hoá, thực hiện đào tạo tay nghề và đào tạo lại nhằm làmg tăng chất lượng lao động để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đó cũng chính là biện pháp khá quan trọng nhằm làm giảm sự mất cân đối trên thị trường lao động hiện nay. a Quá trình phát huy đầy đủ chức năng quản lý kinh tế của nhà nước sẽ có tác dụng tích cực trong việc tạo lập và kích thích phát triển thị trường đồng bộ và đầy đủ. Các kế hoạch nhà nước cấp chung ương và địa phương cũng như kế hoạch của các doanh nghiệp phải đi đến mục đích chung là tạo được một thị trường đồng bộ, trong đó các kế hoạch nhà nước trung ương và địa phương đóng vai trò định hướng, điều tiết vĩ mô. Ngược lại thị trường có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp. Như vậy tác động quản lý kinh tế của nhà nước, của các cơ quan quản lý nghành có tác động chỉ đạo thị trường phát triển đồng bộ và thống nhất theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước cũng như của từng địa phương. Đến lượt nó thị trường lại tác động điều tiết khách quan hoạt động kinh tế diễn ra trong các doanh nghiệp. a Hiện nay khi các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thông thường, các nghành có thế mạnh về truyền thống sản xuất, khai thác nguyên liệu dồi dào tại địa phương phát triển, thì tất yếu nó sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng của nguyên, vật liệu, phụ tùng và các phương tiện kỹ thuật khác. Lúc này các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là động lại là động lực thúc đẩy các doanh nghiẹep sản xuất tư liệu sản xuất để cung ứng cho nó hoạt động đều đặn. Điều đó tác động mạnh đến sự hình thành hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. Vấn đề là các doanh nghệp có phát hiện chính xác nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm mà xã hội và từng đơn vị đang đòi hỏi hay không? a Phát triển thị trường trong nước và hướng các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển theo định hướng này rất quan trọng song sẽ không đầy đủ nếu không đề cập đến việc hướng các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển theo định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài, thực hiện một nền kinh tế mở cửa cho mọi thành phần kinh tế. a Ngày nay, do xu hướng liên kết trên thế giới ngày càng tăng, việc Việt nam trở thành thành viên chính thức của khối ASEAN đã kéo theo sự giao lưu kinh tế giưã Việt nam và các nước trong khu vực ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hàng hoá có kỹ thuật cao đã xâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường thế giới, tạo ra sự thách thức rất lớn đối với nền sản xuất truyền thống của các nước. Việc xây dựng và phát triển kinhtế nhiều thành phần cũng phải tính tới xu hướng và những sự tác động này. Trước hết cần định hướng các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh tập trung vào các mặt hàng có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu dùng như: sản phẩm công nghiệp nhẹ trước hết là: giày, dép, may mặc, giấy vệ sinh, dụng cụ gia đình, hàng công nghiệp thực phẩm ... Đây chính là thị trường rộng lớn, nhưng đòi hỏi cao về chất lượng, kiểu dáng, đa dạng hoá về chủng loại, Chỉ có những nghiên cứu, thăm dò khoa học chính xác và sự hiểu biết tâm lý, sở thích của người tiêu dùng mới có thể xâm nhập, chiếm kĩnh được nhanh chóng và đủ sức thắng thế trong cạnh tranh lâu dài. a Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh hướng ra thị trường nước ngoài cần chú trọng những lợi thế sau: - Lực lượng lao động đông đúc, giá nhân công rẻ. - Nguồn tài nguyên phong phú và chưa dược khai thác nhiều. Lợi thế này tạo ra khả năng hợp tác trong lĩnh vực khai thác chế biến. - Lợi thế về địa lý. Nước ta đang nằm trong khu vực năng động của châu á - Thái Bình Dương. Để khai thác những lợi thế trên đay, Việt nam phải chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế, đặc biệt là khu vực châu á- Thái Bình Dương. Việc thu hút tất csr các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực kinh tế đối ngoại có ý nghĩa cực kì quan trọng, bởi vì ác lợi thế về lao động, về tài nguyên, về địa lý v.v.. nằm rải rác ở các địa phương, các vùng của đất nước. Kinh nghiệm khai thác và phát huy thế mạnh của chúng lại nằm rải rác ở các tầng lớp dân cư. Mỗi thành phần kinh tế với quy mô vốn và trình độ công nghệ khác nhau sẽ có khả năng thu hút đươc các tầng các tầng lớp dân cư vào việc khai thác lợi thế đó một cách hiệu quả nhất. Trong những năm vừa qua, hầu như tất cả các nước trên thế giới đèu theo cơ chế thị trường, tư nhân dược trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế đối ngoại, bao gồm trực tiếp xuất nhập khẩu, trực tiếp liên doanh, đầu tư với cước ngoài. Do vậy nước ta và mỗi địa phương muốn giao dịch với nền kinh tế thế giới thì tư nhân cần được khuyến khích. Để làm được điều đó nên thành lập các mô hình tổ chức thích hợp như: hiệp hội xuất khẩu, liên đoàn nhập khẩu, các tổ chức liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh và các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất truyền thống nhằm tạo điều kiện cho tư nhân tham gia một chách có hiệu quả và đúng pháp luật vào thị trường quốc tế. Cũng cần xoá bỏ việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp và các công ty tư nhân căn cứ vào định mức doanh thu. Do hạn chế về mức doanh thu mà nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh có khả năng xuất khẩu mà không xin được giấy phép. Hơn nữa một doanh nghiệp muốn xuất khẩu được, ngoài gấy phép còn phải được thị trường bên ngoài chấp nhận, thường đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản sau: Uy tín sản phẩm 9tức là chất lưọng sản phẩm). Uy tín của chủ hàng. Uy tín của cơ sở sản xuất (tức tên hãng và quy mô, mặt bằng, vốn liếng, công nghệ ...) Nên chăng chúng ta cũng sử dụng thêm các chỉ tiêu này làm căn cứ để quyết định khi cấp giấy phép xuất khẩu. Ngoài ra nhà nước cũng cần cải tiến việc cấp hạn ngạch và các hình thức uỷ thác, mua bán thanh toán ... Đối với chế độ cấp quản lý và sử dụng hạn ngạch chỉ nên áp dụng đối với những mặt hàng hạn chế. Nhà nước cũng nên cho phép các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế quyền bình đẳng, tự chịu trách nhiệm thực hiện và hoạch toán lỗ lãi trong hoạt đỗng xuất nhập khẩu. Bên cạnh các hạot động xuất khẩu nói trên với các hàng hoá thông thường, đẻ phats triển nhanh cần tận dụng triệt để các ưu thế về vốn, thị trường, lao động, công nghệ... của nhiều nước chứ không phải chỉ của nước mình. Do vậy bên cạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng cần phải tính đến hoạt động xuất khẩu vốn đâù tư ra bên ngoài để bảo đảm cho hàng hoá của chúng ta bám chắc và có hiệu quả ở thị trường bên ngoài. Hiện nay việc đầu tư vốn ra bên ngoài là một hiẹn tượng còn rất hiếm ở Việt nam, song Công ty Biti's- một công ty tư nhân sản xuất giầy dép- đã mở được văn phòng đại diện và ký được các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ tại Mỹ. Nhật bản và một số nước khác. Đây là một ví dụ điển hình về sự năng động, nhậy bén của kinh tế ngoài quốc doanh trong lĩnh vực này. b Để mở rộng thị trường, bên cạnh các định hướng phát triển thị trường, bản thân các daonh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh phải có những nỗ lực rất lớn để khắc phục những nhược điểm trong hoạt động hiện nay của mình. Một số vấn đề đặt ra mà các doanh nghiệp phải giải quyết như sau: À Các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh phải xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm, nghiên cứu và lựa chọn thị trường, kết cấu tài chính và vốn, về con người, sức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật để chủ động thâm nhập thi trường trong địa phương, trong khu vực , trong và ngoài nước. Á Các doanh nghệp áp dụng maketing trong điều tra nắm bắt nhu cầu và diễn biến của thị trườngđể tìm kiếm, khai thác và chọn đúng thị trường mà doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng hoà nhập. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp đã chứng minh rằng doanh nghiệp nào làm chủ được thị trường thì doanh nghiệp đó tôn tại và phát triển. Việc điều tra thị trường có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi doanh nghiệp cần có một nhóm hoặc một chuyên gia chuyên lo việc điều tra phân tích thị trường. Â Các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp của mình để có thể cạnh tránh và phát triển kinh doanh trên thị trường. Đồng thời tạo những nguồn lực hoặc những giải pháp thu hút các chủ đầu tư và khách hàng đến gắn bó với doanh nghiệp. Ã Các doanh nghiệp cần phải chủ động và tích cực tham gia các tổ chức liên doanh, hợp tác trong sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phải sem đó cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của mình. Ä Trong mỗi doanh nghiệp cần xem trọng và tăng cường công tác thông tin kinh tế, kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường trang bị các phương tiện nhằm hỗ trợ cho việc cung cấp và sử lý những thông tin dược nhanh tróng kịp thời. 4. Hỗ trợ đào tạo các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và lao động có tay nghề cao. L Một trong những khó khăn hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh là trình độ quản lý của đội ngũ chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý còn hạn chế. Đội ngũ lao động có tay nghề cao, cán bộ kỹ thuật... vừa ít về số lượng vừa thấp về chất lượng. B Hiện nay lao động lành nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là các cơ sở tự đào tạo, hoặc do cha truyền con nối. Lao động thu hút trong khu vực này phần đông là thanh niên mới lớn chưa có nghề nghiệp, chưa có việc làm. B Đội ngũ các chủ doanh nghiệp trình độ quản lý còn hạn chế, không được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý doanh nghiệp, chưa có đủ kiến thức và điều kiện để áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất, quản lý chất lượng tiên tiến. Do đó năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, không đồng đều và không ổn định. n Để khắc phục tình trạng trên các cấp chính quyền cần phải có những biện pháp mang tính hệ thống và đồng bộ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp. ỹNgoài các tổ chức, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở dào tạo hiện có, cần sớm tổ chứ các trung tâm dào tạo riêng cho các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm hiện có. Thông qua các tổ chức đào tạo dành riêng cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhà nước có thể thực hiện sự tài trợ về tài chính cho việc đào tạo, tài trợ đội ngũ cán bộ giảng dạy và các chương trình giảng dạy. ỹThường xuyên bồi dưỡng các kiến thức quản lý, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ quản lý. Tiến hành đào tạo lại đội ngũ các cán bộ đã có, cung cấp cho họ những thông tin, những kiến thức mới, những phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. ỹKết hợp với các trường, các viện nghiên cứu tại các trung tâm khoá học lớn của đất nước tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chủ doanh nghệp, tiến đến chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở có chủ doanh nghiệp đã được đào tạo. ỹĐối với các nghệ nhân, lao động có kỹ thuật cao trong các nghề truyền thống cần có chính sách để một mặt hộ đống góp phát triển nghề, mặt khác dạy nghề và truyền nghề cho lớp công nhân trẻ. ỹThành lập các trung tâm tư vấn về quản lý với đối tượng phục vụ chủ yếu là các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. ỹXem xét lại các chương trình đào tạo hiện có, đồng thời tăng cường các mối liên hệ, hợp tác trao đổi giưa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo để nâng cao chất lượng của công tác đào tạo và phục vụ có hiệu quả hơn, trực tiếp hơn cho các doanh nghiệp. L Ngoài ra hiện nay việc thực hiện chính sách mở cửa ở nước ta đã làm cho nền kinh tế nước ta có xu hướng toàn cầu hoá hơn, công nghệ trong các nghành thay đổi nhanh tróng hơn, việc kinh doanh trở nên phức tạp hơn, mang tính cạnh tranh hơn. Các nhà quản lý kinh doanh nước ta cũng phải trở nên quốc tế hơn, đa chức năng hơn với các kỹ năng quản lý thích ứng với môi trường kinh doanh như vậy, do đó nhu cầu đào tạo cho các quản lý kinh doanh càng trở nên cấp thiết và cũng phải tính đến xu hướng này trong chiến đào tạo. L Chỉ tiêu cơ sở trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ của chủ doanh nghiệp và người lao động dược nâng cao, công nghiệp ngoài quốc doanh mới có thể tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế, vào quá trình hội nhập của nền kinh tế, vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời đáp ứng đòi hỏi yêu cầu ngày càng khắt khe của nền kinh tế thị trường hiện đại. 5. Tăng cường quản lý nhà nước đối vớid công nghiệp ngoài quốc doanh. h Trước hết đẻ tránh tình trạng trùng lắp, chồng chéo và bỏ sót các chức năng quản lý, cần phải có một sự xem xét lại việc bố trí các chức năng quản lý về mặt hành chính. h Việc khảo sát các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với doanh nghiệp, đơn vị kinh tế tư nhân và các văn bản pháp quy cho phép hệ thống hoá các nội dung quản lý nhà nước như: @ Thành lập, chuyển hình thức sở hữu, giải thể các doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh. @ Quy hoạch- kế hoạch- định hướng phát triển. @ Thống kê- thông tin kinh tế. @ Các chính sách điều tiết. @ Tổ chức thực hiện pháp luật. @ Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. @ Xử lý vi phạm pháp luật đối với các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế. Mục lục Phụ lục Trang Biểu 3: Kết quả sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ.43 Biểu 4: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh phân theo45 Biểu 5: Tốc độ tăng liên hoàn giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc 45 doanh phân theo thành phần kinh tế thời kỳ 96-2000 . 45 Biểu 6: Chỉ số phát triển của công nghiệp phân theo thành phần kinh tế.48 Biểu 7: Số lượng các cơ sở sản xuất CNNQD phân theo thành phần k.tế50 Biểu 8: Tốc độ phát triển liên hoàn các cơ sở sản xuất thời kỳ 96-99..50 Biểu 9: Cơ cấu số lượng các cơ sở sản xuất phân theo TPKT...50 Biểu 10: Số lượng các cơ sở sản xuất CNNQD phân theo TPKT..51 Biểu 11: Cơ cấu các cơ sở sản xuất phân theo vùng kinh tế 96-9952 Biểu 12: Số lượng lao động công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 96-99 53 Biểu 13:Lao động phân theo thành phần và ngành kinh tế thời kỳ 95 -99 54 Biểu 14: Chỉ số phát triển lao động phân theo ngành và thành phần kinh tế. 55 Biểu 15: Tình hình biến động nguồn vốn thời kỳ 1997-2000. 57 Biểu 16: Tình hình biến động tài sản cố định theo khu vựcthời kỳ 59 Biểu 17: Giá trị TSCĐ bình quân cho một cơ sở sản xuất thời kỳ 97-2000.. Biểu 18: Cơ cấu giá trị sản xuất CNNQD phân theo thành phần kinh tế...61 Biểu 19: Cơ cấu của một số chỉ tiêu phân theo khu vực kinh tế 96-2000. 62 Biểu 20: Năng suất lao động phân theo thành phần kinh tế 1996-1999. 65 Biểu 21: Mức trang bị tài sản cố định bình quân một lao động phân theo khu vực thời kỳ 1997-2000 ..67 Biểu 22: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua hai năm 1999-2000.68 Biểu 23: Giá trị sản xuất CNNQD thời kỳ 96-2001...69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4117.doc
Tài liệu liên quan