Đề tài Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức đối với con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình, Thạch Thành, Thanh Hoá

LỜI MỞ ĐÂU 1. Lý do chọn đề tài Thành tựu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước Việt Nam vượt qua những khó khăn, bước vào giai đoạn mới, nên kinh tế thị trường đang từng bước hình thành nó có tác dụng làm biến đổi xã hội. Đó là những biến đổi tích cực về kinh tế, sự biến đổi về mặt xã hội và sự ổn định về mặt chính trị. Kéo theo đó là sự biến đổi thang bậc, chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội . Việt Nam đang trong thời kỳ kinh tế thị trường, nền kinh tế có sự mở cửa, tự do cạnh tranh. Những điều kiện đó cho phép nước ta co điều kiện đón nhận và giao lưu với nhiều nền văn hoá nước ngoài, qua đó người việt nam được mở rộng tầm nhìn, nâng cao sự hiểu biết về kinh tế, văn hoá giáo dục Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường mang đến nhiều mặt trái như: Sự thay đổi tiêu cực trong lối sống, sự lãng quên các giá trị chuẩn mực truyền thống, học đòi và tôn sùng lối sống phương tây ngày càng nhiều, đặc biệt diễn ra ở thế hệ trẻ. Đứng trước thực trạng đó Đảng và nhà nước đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể về việc giữ gìn bảo vệ văn hoá truyền thống đặc biệt là giữ gìn đạo đức trong gia đình. Hiện nay gia đình là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong gia đình thì vấn đề giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái là rất quan trọng. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con người, quyết định đến sự hình thành và hoàn thiện đạo đức nhân cách của con người. Giáo dục đạo đức gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục xã hội. Nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ cho con cái trong gia đình có được quan tâm hay đã giảm xút. Vì lý do này tôi đã chọn đề tài “nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình - Thạch Thành - Thanh Hoá” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo dức cho con cái nhằm mục đích chỉ ra thực trạng các bậc cha mẹ đã hiểu biết và có những phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái như thế nào qua đó đưa ra các kiến nghị để giúp các bậc cha mẹ có được sự nhận thức đúng đắn nhất về giáo dục đạo đức cho con cái. 3. Khách thể nghiên cứu Các bậc cha mẹ trong xã Thạch Bình là (200 người). 4. Phạm vi nghiên cứu * Không gian nghiên cứu xã Thạch Bình - Huyện Thạch Thành- Thanh Hoá. * Thời gian nghiên cứu: Tháng 03 năm 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp phân tích tài liệu: trong quá trình viết báo cáo tôi có sử dụng một số bài viết về vấn đề giáo dục đạo đức trên các sách báo tạp chí phục vụ cho nghiên cứucủa mình. 2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: chúng tôi tiến hành nghiên cứu thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn qua bảng hỏi gồm 15 câu hỏi đã có phương án trả lời sẵn. 3. Phương pháp quan sát: tôi tiến hành quan sát và ghi chép những thông tin cần thiết qua thái độ và cách thức người được phỏng vấn trả lời. 4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 bậc cha mẹ ở xã Thạch Bình – nơi tôi nghiên cứu nhằm mục đích thu thập được những thông tin chi tiết chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu có kết quả tốt nhất. 5. Phương pháp sử lí số liệu. Số liệu thu được qua điều tra được sử lí bằng cách tính ra %. Số phiếu lựa chọn X 100. Tổng số phiếu 6. Giả thiết nghiên cứu 1. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì nhận thức của các bậc cha mẹ ở xã Thạch Bình - Thạch Thành về giáo dục đạo đức cho con cái đã được nâng cao hơn. 2. Sự biểu hiện của nhận thức về giáo dục đạo đức cho con cái là tương đối phong phú. 3. Sự nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế giaó dục, vai trò quản lý của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là sự tự nhận thức của các bậc cha mẹ.

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức đối với con cái trong gia đình hiện nay tại xã Thạch Bình, Thạch Thành, Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậc cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho con cái là rất tốt và họ cũng lý giải điều trên bằng nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên tất cả họ đều nhận định rằng, giáo dục đạo đức là quan trọng để giúp trẻ hoàn thiện nhân cách và đây là lứa tuổi dễ uốn nắn và dễ dậy bảo các em làm theo lời hướng dẫn của cha mẹ. Giáo dục đạo đức là rất quan trọng trong giai đoạn mà trẻ đang mò mẫm mọi thứ, học tập mọi điều, học cách cư sử giao tiếp với những người sung quanh, đối với thế giới sung quanh là điều mới lạ. Vì vậy khi cha mẹ nhận thức được cách giáo dục đối với trẻ là họ thấy rằng trẻ cần phải biết những cách cư sử cần thiết để sau này ra xã hội trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ khi giao tiếp với mọi người trong xã hội . Cũng bằng câu hỏi trên nhưng với con cái ở lứa tuổi lớn hơn, cụ thể là lứa tuổi thiếu niên thì chúng tôi cũng thu được những ý kiến sau: Lứa tuổi này đa số các em đã lớn, đã có suy nghĩ nhận thức tương đối tốt, các em không phải là trẻ con nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn. ở lứa tuổi này các em rất thích chở thành người lớn và do đó các em thường bắt trước những hành động của người lớn trong đó có những hành động không tốt như bắt chước hút thuốc lá, uống rượu… Vì vậy ở lứa tuổi này các bậc cha mẹ vẩn phải chú ý giáo dục đạo đức cho con em mình. Qua đó chúng ta thấy rằng các bậc cha mẹ đã nhận thức tương đối chính xác về giáo dục đạo đức cho con em ở lứa tuổi thiếu niên. Theo các nhà tâm lý học thì lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi khó giáo dục nhất “lứa tuổi bất trị”. Do lứa tuổi này về tâm sinh lý có những biến đổi “Sự mất cân bằng tạm thời” do đó trong giáo dục đạo đức chúng ta phải giáo dục những phẩm chất và năng lực để các em luôn luôn tự giác thực hiện những hành động có đạo đức. Đề tìm hiểu về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức chúng tôi còn đt câu hỏi: Có ý kiến cho rằng cha mẹ cần phải học làm cha mẹ, ông (Bà) có đồng ý với ý kiến trên không? Về vấn đề này kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy có: 91% khách thể cho rằng đồng ý. 6% khách thể còn phân vân chưa biết có cần phải học cách làm cha mẹ không. 3% người được hỏi trả lời không đồng ý với ý kiến trên. Qua kết quả trên cho chúng ta thấy: Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái, vì họ đã cho rằng “ Cần phải học làm cha mẹ và hầu hết họ đều lý giải rằng: “Ngoài bẩm sinh làm cha mẹ, cần phải học hỏi thêm cách làm cha mẹ để nuôi day và định hướng cho con”. Cũng bởi vì, không phải ai sinh ra cũng biết cách làm cha mẹ. Đây là giải thích của khách thể cho câu trả lời “Đồng ý là phải học cách làm cha mẹ”. Qua đó cho chúng ta thấy họ đều nhận thức được là cần phải học làm cha mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một số 6% là phân vân không biết có phải học làm cha mẹ không. Họ trả lời là “Phân vân” và họ giải thích là tôi cũng chưa biết là có cần phải học không, tuy nhiên có lẽ học thì sẽ có cách giáo dục tốt hơn. Còn có 3% cho rằng “Không đồng ý” phải học làm cha mẹ, họ giải thích là làm cha mẹ là bẩm sinh cần gì phải học. Tuy nhiên đây không phải là số đông đêu cho là như vậy, chỉ là thiểu số. Chứng tỏ vẫn còn tồn tại những con người có cách nghĩ sai lệch về giáo dục cho con cái, họ cho là cần gì phải học cũng vẫn giáo dục con nên người. Nhưng giáo dục đạo đức hiện nay là một vấn đề quan trọng, khi mà nhiều giá trị đạo đức không được coi trọng. Vì vậy chúng ta những bậc làm cha làm mẹ rất cần phải biết và hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái. Vì đây là lứa tuổi rất thuận lợi để giáo dục đạo đức khi mà chúng còn chưa biết, chưa va vấp xã hội. Chúng ta quay lại phân tích ý kiến đa số hầu hết khách thể đều nhận thức được cần phải học cách làm cha mẹ, có như vậy mới giáo dục con cái được tốt và có hiệu quả cao. 70 người họ còn cho rằng “Giáo dục đạo đức cho trẻ là cả một nghệ thuật, một khoa học” không ai không học mà có cách giáo dục tốt được, hay cho rằng cha mẹ là tấm gương cho con cái học tập vì vậy cha mẹ cần nghiêm túc, đúng mực, hàng ngày các cháu học theo và thường xuyên tiếp xúc “Nhân nào thì quả ấy” các khách thể đều nhận thức đều phải học cách làm cha mẹ. Vậy họ học cách làm cha mẹ bằng cách nào khi chúng tôi đặt câu hỏi: Ông ( Bà) thường tiềm hiểu cách giáo dục qua phương tiện gì. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng sau: Bảng 2. Các nhận thức của cha mẹ về việc tìm hiểu cách giáo dục TT Nội dung Số lượng Tần xuất 1 Qua sách báo về tâm lý và phương pháp giáo dục con cái 50 25% 2 Qua các thế hệ trước 23 11,5 3 Qua thầy cô giáo của con mình 47 23,5 4 Qua các chương trình trên truyền hình và đài phát thanh 90 45 Như vậy qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy: Số khách thể sử dụng phương thức tìm hiểu cách giáo dục qua các chương trình trên đài truyền hình và đài phát thanh là nhiều nhất chiếm 45%. Ngoài ra họ tìm hiểu cách giáo dục cho con cái qua sách báo về tâm lý và phương pháp giáo dục con cái cũng cao chiếm 25%. điều này cho thấy họ đã thực sự tìm hiểu cách giáo dục con và phương tiện của họ là qua phương tiện truyền thông đại chúng và qua sách báo về tâm lý là nhiều nhất. Điều này cũng phù hợp bởi vì đa số các gia đình cha mẹ đều đi làm nên chỉ có buổi tối họ mới có thời gian và điều kiện để có thể thực hiện vai trò trách nhiệm giáo dục con cái. Mà qua ti vi và đài phát thanh thì họ có thể vừa xem vừa nghe và làm những công việc khác. Như vậy thì họ có thể tiết kiệm thời gian mà vẫn học được phương pháp để giáo dục con cái của mình. Họ có thể vừa ăn cơm vừa xem ti vi, vừa nghe đài hay vừa rửa bát và thu dọn đồ, họ cũng có thể vừa xem và nghe được. Vì vậy đa số khách thể chọn phương thức tìm hiểu cách giáo dục qua đài, qua sách báo. Ngoài ra còn số lượng lớn 23,5% tìm hiểu phương pháp giáo dục qua thầy cô giáo của con mình. Đây là một cách tìm hiểu phương pháp giáo dục rất có hiệu quả vì thầy cô giáo là người rất am hiểu cách thức giáo dục đó là nghề nghiệp của họ mà. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng, số lượng người tìm hiểu cách giáo dục qua thế hệ trước là ít nhất chỉ chiếm 11,5%. Tại sao lại như vậy, có lễ do hiện nay đa số họ đều kết hôn và ra ở riêng vì vậy ít có thời gian tiếp xúc với cha mẹ của họ. Khi tìm hiểu về nhận thức, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cáI cần phải xem xét các bậc cha mẹ đã giành thời gian giáo dục con như thế nào, họ có tham gia chơi với con cái không. Kết quả nghiên cứu về thời gian cha mẹ giành cho con cái trong một ngày là bao nhiêu. chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 3: Thời gian cha mẹ giành để giáo dục chăm sóc con cái trong một ngày TT Thời gian Số lượng Tần xuất 1 1h 45 22,5 2 2h 57 28,5 3 3h 81 41 4 Nhiều hơn 3h 17 8 Qua nghiên cứu bảng số liệu trên chúng ta thấy: Đa số các bậc cha mẹ giành cho con cái 3h trong 1 ngày (41%), còn số người giành cho con nhiều hơn 3giờ trong 1 ngày chiếm rất ít (8,0%), 1giờ (22,5%). Tuy nhiên việc giành thời gian nhiều là rất tốt, nhưng cần nhất vẫn là hiệu quả giáo dục. Chúng ta có thể ở nhà cả ngày với con nhưng không hiểu con hay không tham gia chơi với con, chăm sóc dậy dỗ nó thì quả là vô ích. Nhưng còn một nguyên nhân nừa nhằm giải thích cho việc này đó là do họ bận công việc và do thay đổi quan niệm cả chồng và vợ đều tham gia công việc ngoài xã hội nên thời gian giành cho con là ít hơn. Nhưng ta cũng không thể kết luận là vì vậy nên con họ không ngoan hay chất lượng giáo dục là kém cả. Khi tính tương quan giửa thời gian giáo dục và chất lượng giáo dục chúng tôi củng thu được kết quả như vậy. Với thời gian là 3giờ trong một ngày thì có 17% là ngoan và 24% là bình thường; Nhiều hơn 3giờ trong 1 ngày thì có 6% là ngoan và 2% là bình thường, thời gian 1h có 9,5% là ngoan và 11,5% là bình thường. Như vậy một lần nữa khảng định thời gian không tỉ lệ thuận với kết quả giáo dục. Tuy nhiên việc phân định thời gian như vậy là rất khó có thể định lượng được một cách chính xác. Nhưng chúng tôi không thể bỏ qua câu hỏi này, bở vì chúng ta có quan tâm đến con cái, có nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái thì chúng ta việc đầu tiên là phải giành thời gian cho con. Các bậc cha mẹ ngày càng sinh ít con, cho nên họ có điều kiện chăm sóc con cái của mình, giành thời gian và vật chất cho con. Họ đều hiểu rằng giáo dục đạo đức cho con cái ngay từ lúc còn nhỏ là quan trọng và rất khó, lứa tuổi với những tính cách trái ngược và đang hình thành nhân cách là rất quan trọng. Họ luôn tìm hiểu cách giáo dục con, giành thời gian cho chúng. Giáo dục trẻ em là một việc rất khó, phải rất kiên nhẫn và luôn tìm hiểu để nắm bắt tâm lý của chúng. Tóm lại đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho con cái và vì vậy họ cho rằng: Cần phải học cách giáo dục con và giành thời gian cho con cái, cần hiểu cách giáo dục con qua nhiều phương thức khác nhau nhưng đa số họ đều sử dụng phương thức xem sách báo, vô tuyến và đài phát thanh. Khi xét khía cạch học vấn thì nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức thì đa số các khách thể có trình độ học vấn đại học, cao đẳng cho rằng: Rất cần thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái. Còn những người có trình độ học vấn thấp hơn dưới phổ thông trung học thì rất ít người cho rằng rất cần thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái. Điều này được giải thích như sau: do cha mẹ có trình độ học vấn thấp nên hạn chế về mặt tri thức khoa học và bên cạnh đó do công việc lao động nặng nhọc, chiếm mất hết thời gian và khi chở về nhà thì mệt mỏi nên nhận thức của họ cũng có những hạn chế. Họ sinh con ra nhưng không quan tâm nhiều đến giáo dục cho con. Các bậc cha mẹ có trình đọ học vấn cao thì sự hiểu biết về khoa học, về sự phát triển, sự cần thiết giáo dục là nhiều nên đa số các bậc cha mẹ nhận thức được là cần thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái. Xem xét sự khác biệt về nhận thức, cần tìm hiểu vể giới và sự nhận thức của họ và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức. Để thấy xem nhận thức của họ có liên quan tỉ lệ với các giới khác nhau không? Vấn đề này thể hiện qua bảng sau. Bảng 4: Mối quan hệ giữa nhận thức và giới. Giáo dục đạo đức là Giới tính Nữ Nam Rất cần thiết 120 – 60% 62 – 31% Cần thiết 8 – 4% 10 – 5% Qua bảng số liệu trên cho ta thấy sự nhận thứ về tầm quan trọng trong giáo dục đạo đức liên quan và có sự khác biệt đối với các giới khác nhau. Đó là giới nữ thì chiếm 60% là nhận thức được rất cần thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái. Còn lại trong số đó là giới nam có 31% nhận thức được là rất cần thiết phải giáo dục đạo đức cho con cái. Tỉ lệ nhận thức của nữ về tầm quan trọng trong giáo dục đạo đức gần gấp đôi nam giới. Điều này có thể giải thích rằng: do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, thì đa số phụ nữ giữ vai trò giáo dục con cái là chủ yếu, quan trọng hơn nam giới. Nam giới họ có bổn phận phải kiếm tiền và đảm bảo vật chất cho vợ con. Tóm lại đa số khách thể được nghiên cứu nhận thức được tầm quan trọng về giáo dục đạo đức cho con cái, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa trình độ học vấn và giới tính. II. NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI Việc nhận thức được cần phải giáo dục cái gì cho con cái là rất quan trọng. Bởi lễ một nhà giáo dục bao giờ cũng phải đặt mục tiêu giáo dục là gì. Cụ thể là giáo dục cái gì thì mới có thể tiến hành giáo dục. Nếu chúng ta tiến hành giáo dục mà không biết giáo dục cái gì thì không thể có kết quả được. Nội dung giáo dục đạo đức cho con cái, chúng tôi xem xét một số nội dung cần giáo dục cho con cái trong gia đình. Kết quả nghiên cứu nhận thức của các bậc cha mẹ về nội dung giáo dục được thể hiện trong bảng sau Bảng 5: Các nội dung giáo dục đạo đức. TT Nội dung Số phiếu Tỉ lệ % 1 Lòng nhân ái 174 86,01 2 Vâng lời kính trên nhường dưới 187 93,5 3 Tôn trọng quy định ở gia đình, nhà trường 182 91 4 Yêu lao động 170 85 5 Trung thực, thật thà 189 94,5 6 Tất cả các ý trên 145 72,5 Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy: đa số khách thể đều nhận thức được các nội dung giáo dục đạo đức trên. Tuy nhiên nhận thức của họ về nội dung giáo dục đạo đức “trung thực thật thà” Là cao nhất chiếm 94,5%. Tiếp theo là phẩm chất vâng lời, kính trên nhường dưới 93,5%, tôn trọng quy định ở gia đình nhà trường 91%. Sở dĩ họ nhận thức như vậy cũng dễ hiểu. Trong các hoat động xã hội một trong những yêu cầu thường xuyên đối với cá nhân là phẩm chất đạo đức trung thực. Phẩm chất này là cơ sở để tạo nên đời sống đạo đức của mỗi cá nhân. Cho nên trong giáo dục đạo đức, phẩm chất trung thực được coi là yêu cầu đầu tiên tối thiểu cần phải có ở mỗi cá nhân. Một người có đạo đức không thể là một người thiếu trung thực, và một người trung thực sẽ là một con người có được một nền tảng đạo đức. Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được các nội dung giáo dục trên, tuy các phẩm chất có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Điều này có thể được giải thích như sau: Tỉ lệ ngày nay sinh ít con là chiếm nhiều cho nên đa số cha mẹ quan tâm giáo dục đạo đức cho con cái. Và vì vậy họ có thời gian để tìm hiểu nội dung giáo dục cho con cái. Qua các phương tiện truyền thông và đặc biệt hiện nay trên vô tuyến nhiều các chương trình giáo dục cho con cái được thực hiện, nên các bậc cha mẹ có thể qua đó để tìm hiểu. Một lý do nữa là do nhận thức của các bậc cho mẹ về trách nhịêm giáo ducj cho con cáI ngày càng được nâng cao. Như vậy đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được về nội dung giáo dục đạo đức cho con cái. Để nghiên cứu nhận thức về nội dung giáo dục đạo đức chúng tôi có đặt câu hỏi: Theo ông (Bà) đối với trẻ nhỏ nội dung giáo dục nào là quan trọng hơn. Chúng tôi thu được kết quả như sau: 87,5% khách thể cho là giáo dục cả đạo đức và trí tuệ. 13,5% khách thể cho rằng giáo dục đạo đức. 7,8% khách thể cho rằng cần giáo dục trí tuệ. Như vậy đa số các khách thể hiểu rằng: Cần phải gíao dục cả đạo đức và trí tuệ. Họ lý giải rằng “Cần rèn luyện cả đạo đức và trí tuệ, nếu thiếu một trong hai trẻ sẽ phát triển lệch lạc không toàn diện” như Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức thì vô dụng và có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Hay khi trẻ học tốt vẫn cần có lòng tốt, không chỉ có trí tuệ để chuẩn bị cho tương lai mà trẻ cần có đạo đức để sống tốt hơn. Qua giải thích của họ cho chúng ta thấy họ đều nhận thức được là giáo dục được cả tài và đước là rất quan trọng vì trẻ cần phát triển một cách toàn diện.. Còn lại 13,5% cho là chỉ giáo dục đạo đức. Họ giải thích: đạo đức là cái gốc của nhân cách cho nên giáo dục đạo đức là hàng đầu. Còn 7,8% cho là chỉ cần gáo dục trí tuệ. Họ cho rằng những quy tắcc ứng sử trẻ sẽ học được hàng ngày còn giáo dục trí tuệ là cần thiết, nếu có được nhiều kiến thức thì các cháu sẽ tự nhận thức được về đạo đức. III. NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI Giáo dục con cái là một khoa học và nghệ thuật. Chúng ta nghiên cứu vấn đề gì? Sự lựa chọn phương pháp giáo dục của các bậc cha mẹ như thế nào? Họ nhận thức như thế nào về phương pháp giáo dục.Có rất nhiều phương pháp giáo dục nói chung, phương pháp giáo dục đạo đức nói riêng.Trong đề tài này chúng ta nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu đưa ra một số phương pháp giáo dục đạo đức tiêu biểu nhất Kết quả nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 6: Phương pháp giáo dục đạo đức TT Nội dung phương pháp giáo dục Số phiếu Tỉ lệ % 1 Giáo dục băng những hành vi gương mẫu của cha mẹ 176 8,5 2 Giáo dụ bằng những hình thức khen thưởng,kỉ luật hợp lý 145 72,5 3 Thường xuyên uốnnắn hành vi của trẻ 185 92,5 4 Giáo dục bằng những tấm gương trong truyện cổ tích 135 67,5 5 Hành vi tốt của những người xung quanh 152 76 6 Nhắc nhở khi trẻ mắc lỗi 164 52 Qua bảng số liệu chúng ta thấy đối với các bậc cha mẹ được hỏi thì phương pháp thường xuyên uốn nắn hành vi ứng xử của con cái là chiếm ưu thế nhất. có 92,5% khách thể nhận thức là cần phải sử dụng phương pháp này. Bên cạnh đó có phương pháp giáo dục con cáI bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ cũng được nhiều khách thể nhận thức 88%. Còn lại phương pháp giáo dục bằng những tấm gương trong các câu truyện cổ tích là thấp nhất chỉ chiếm 67,5%. Hình thức giáo dục bằng tấm gương trong truyện cổ tích là một hình thức rất quan trọng đối với giáo dục con cái lúc còn nhỏ, nhưng số người sử dụng phương pháp này lại chiếm số ít. Không biết có phải hình thức giáo dục tấm gương trong truyện cổ tích này khó thực hiện và mất thời gian của các bậc cha mẹ hay là do ngày nay các bậc làm cha làm mẹ cũng biết đến các câu truyện cổ tích hoặc là do họ không nhận thức được vai trò của truyện cổ tích đôí với sự phát triển tâm lý của trẻ. Đa số nhận thức được về việc sử dụng phương pháp giáo dục bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ có thể vì rằng nhận thức của các bậc cha mẹ được nâng cao hơn không còn cách lý chỉ giáo dục bằng lý thuyết suông bằng răn đe bắt trẻ phải làm thế này thế khác bắt trẻ phải nghe theo cha mẹ mà trẻ không thích đa số cho rằng "cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo và học tập. Vì vậy nhận thức về phương pháp này đa số các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho rằng " Mình phải gương mẫu trong mọi hành vi để cho các con học tập theo" đây là phương pháp giáo dục quan trong và phù hợp với tuổi trẻ đang phát triển và hình thành nhân cách mọi thứ đối với trẻ là xa lạ vì vậy cần có một mô hình chung một khuôn mẫu chung cho trẻ bắt chước học tập theo. Ngoài ra còn hai hình thức giáo dục bằng hình thức khen thưởng, kỷ luật hợp lý và giáo dục bằng những hành vi tốt của những người xung quanh cũng được khách thể đánh giá cao và nhận thức được cần phải sử dụng hình thức này để giáo dục con cái. Để làm rõ hơn về phương pháp "Giáo dục bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ" chúng tôi đặt câu hỏi theo ông (bà) lối sống cách cư xử của mình ảnh hưởng như thế nào đến con cái" Chúng tôi thu được kết quả là: 82% khách thể cho là rất ảnh hưởng. 11,5% khách thể cho là ít ảnh hưởng. 6,5% khách thể cho là không ảnh hưởng Qua kết quả thu được trên ta thấy hơn 82% các bậc cha mẹ được hỏi cho là hành vi của mình có ảnh hưởng đến con cái họ giải thích là do cha mẹ thường xuyên tiếp xúc với con cái trong mắt các con cha mẹ luôn là tấm gương cho các con học tập như vậy đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được rằng giáo dục trẻ bằng hành vi gương mẫu là phù hợp và đạt hiểu quả cao việc sử dụng hình thức giáo dục này có liên quan đến sự hiểu biết của họ về tính cách của con trẻ. Còn 11,5% cho là ít ảnh hưởng và6,5% cho là không ảnh hưởng con số này là tương đối ít so với con số nhận thức được về hành vi của mình có ảnh hưởng đến con cái những tại sao lại như vậy, đó là do hạn chế về trình độ học vấn hay do họ không quan tâm đến con cái họ không tự nhận thức được bản thân hành vi của mình là ảnh hưởng nhiều đến con cái mà họ cho rằng chỉ những điều họ dậy bảo như thế này như thế khác đó mới là giáo dục con cái. Liên quan đến hình thức phương pháp " giáo dục bằng những hình thức kỷ luật khen thưởng hợp lý" chúng tôi đặt thêm câu hỏi cụ thể về sự khen thưởng của họ xem họ nhận thức là khen thưởng như thế nào bằng hình thức nào bởi vì hình thức khen thưởng là hình thưc giáo dục rất phù hợp với lứa tuổi còn nhỏ tuy nhiên sự khen thưởng và kỷ luật phải là hợp lý, và sử dụng hình thức khen thưởng này.Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 7: Các hình thứ khen thưởng TT Nội dung hình thức khen thưởng Số lượng Tần suất 1 Khen thưởng động viên 129 64,5 2 Thưởng quà 41 20,5 3 Cho tiền 25 12,5 4 Không làm gì cả 5 2,5 Qua bảng số lượng trên cho ta thấy: Việc cha mẹ sử dụng hình thức khen thưởng động viên là chiếm ưu thế nhất hoặc hình thức cho tiền thì chỉ chiếm 12,5% và không làm gì cả chiếm 2,5%. Kết quả này chứng tỏ các bậc cha mẹ đã nhận thức được việc sử dụng hình thức khen thưởng hợp lý. Chúng ta không thể khen thưởng con cái bằng cách cho tiền. Nhiều người giải thích rằng các cháu có ý thức về việc làm luôn gắn với động cơ là vật chất. Hoặc làm cho trẻ thực hiện công việc cha mẹ yêu cầu theo mục đích xấu. Nếu cho tiền các cháu thì các bậc cha mẹ đã đi sai mục đích giáo dục đạo đức cho con cho tiền sẽ làm cho trẻ hư và trở nên dối trá chứa không đem lại hậu quả giáo dục đạo đức, trẻ sẽ có quan niệm gắn việc làm với tiền, với vật chất quá sớm. Đa số cho rằng chỉ nên động viên trẻ, và có 20,5% cha mẹ sử dụng hình thức thưởng quà và họ cho rằng trẻ con đưa nào cũng thích được khen và đây là hình thức có hiệu quả trong công tác quản lý nhân sự cũng như trong công tác quản lý gia đình. Như vậy cha mẹ sẽ sử dụng hình thức khen thưởng như thế nào? Cũng phụ thuộc vào việc họ hiểu tâm lý của con cái là thích được khen vì vậy đa số họ sử dụng khen thưởng động viên và không dùng hình thức cho tiền đối với các cháu còn nhỏ tuổi. Đối với con cái lứa tuổi lớn hơn chúng ta có thể sử dụng hình thức cho tiền vì các cháu lớn đã nhận thức được tương đối tốt. Nếu chúng ta cho các cháu tiền kết hợp với động viên khen ngợi các cháu khi các cháu đạt được ets quả tốt trong lao động, học tập thì sẽ làm cho các cháu phấn khởi và cố gắng hơn rất nhiều trong lao động học tập. Tóm lại: Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được về phương pháp giáo dục. tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa việc sử dụng các phương pháp, chỉ có phương pháp thường xuyên uốn nắn hành vi là chiếm ưu thế. Và bên cạnh đó hình thức giáo dục bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ cũng không kém phần quan trọng. Tuy xem xét tương quan giữa trình độ học vấn và sử dụng hình thức đánh đòn chúng tôi thu được kết quả sau; 0,5% người có trình độ học vấn là sử dụng hình thức đánh đòn; 5,5% người có trình độ cao đẳng là sử dụng hình thức đánh đòn; 3% người có trình độ dưới PTTH là sử dụng hình thức đánh đòn. Qua đó cho thấy rất ít người sử dụng hình thức đánh đòn với con cái, họ nhận thức được rằng không nên đánh đòn, đều chứng tỏ quan điểm thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ngày nay không còn chiếm ưu thế. Mà đa số các bậc cha mẹ cho rằng muốn giáo dục con cần tôn trọng con và nhân cách của con, không nên đánh đòn con cái, đánh đòn là một cách giáo dục tồi. Tuy nhiên vẫn còn một số ít người sử dụng hình thức đánh đòn con cái, có sự chênh lệch giữa trình độ học vấn cao và thấp trong việc sử dụng hình thức đánh đòn . Tóm lại: Phương pháp chiếm ưu thế là phương pháp thường xuyên uốn nắn hành vi ứng xử của trẻ, và phương pháp đứng ở vị trí thứ 2 đó là giáo dục bằng hành vi guơng mẫu của cha mẹ. Việc sử dụng phương pháp giáo dục được các bậc cha mẹ cho rằng căn cứ vào tính cách của con trẻ để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất cũng có sự chênh lệch giữa trình độ học vấn và giới trong việc sử dụng hình thức giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ thường sử dụng hình thức giáo dục bằng nhắc nhở và giải quyết đối với người có trình độ họ vấn cao thì chỉ có một khác thể là sử dụng hình thức đánh đòn. IV. NHẬN THỨC CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ CÁC YẾU TỐ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI Giáo dục đạo đức nói riêng và giáo dục nói chung đều không thể không quan tâm đến khách thể của quá trình giáo dục. Chúng ta thật khó mà giáo dục đối tượng tốt nếu chúng ta không biết đối tượng đó như thế nào (Tính cách, sở thích, nhu cầu…). Chúng tôi đặt câu hỏi “Theo ông (Bà) để gioá dục đạo đức được tốt có cần phải hiểu tâm lý của các con không ? Về câu hỏi này chúng tôi thu được kết quả sau: 97,5% các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho là rất cần thiết. 1,5% các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho là ít cần thiết. 1% các bậc cha mẹ được nghiên cứu cho là không cần thiết. Kết quả này cho ta thấy đa phần khách thể nghiên cứu đều nhận thức được cần phải hiểu tâm lý của con cái thì mới giáo dục đạo đức cho con được tốt. Họ lý giải điều này như sau: muốn có phương pháp giáo dục phù hợp thì cần dựa vào tâm lý của đối tượng, hiểu tâm lý của các con là tâm đIểm của sự thành công trong giáo dục đạo đức. Nếu không hiểu các con thì xẽ gây tổn thương đến tình cảm của các con, như vậy giáo dục không đạt được hiệu quả cao. Tóm lại ý kiến của họ đều nhận định là cần phải hiểu tâm lý con cái để có phương pháp giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Nếu không hiểu tâm lý của con cái thì không thể nào thực hiện giáo dục đạo đức có hiệu quả. Ví như một người làm vườn muốn trồng cây tươi tốt nhưng không biết cây cần chăm sóc như thế nào, nó cần được kho hay tưới nước thường xuyên (Không phải cây nào cần phải tưới nước để sống hoặc có những cây không thường xuyên cần nước…) hay là nó phù hợp với lọai phân bón nào. Chúng ta luôn có suy nghĩ cây gì mà chẳng cần nước, như con người chúng ta không thể sống thiếu thức ăn, nhưng nếu thức ăn có độc thì sẽ như thế nào ? Mặc dù người làm vườn này rất chăm chỉ và mong muốn cho cây tốt tươi, nhưng khi trồng cây xương rồng nếu anh ta suốt ngày tưới nước thì có lẽ cây sương rồng không lâu thì sẽ chết. Vì vậy để giáo dục có hiệu quả, đặc biệt là giáo dục đạo đức thì không thể không hiểu tâm lý của con cái. Tuy nhiên vẩn có ý kiến cho rằng “Không hoặc ít cần thiết” phải hiểu tâm lý, mặc dù ý kiến này chỉ là thiểu số nhưng chúng ta không nên bỏ qua. Tại sao họ lại có suy nghĩ như vậy ? Họ giải thích rằng: “Việc giáo dục theo cách cần suy nghĩ và hiểu đặc đIểm tâm lý của từng lứa tuổi là nhiệm vụ của nhà trường” các bậc cha em cho rằng họ cũng giáo dục con nhưng không cần phải hiểu tâm lý của con, như vậy họ sẽ giáo dục như thế nào ? Cách giáo dục này có đem lại hiệu quả cao không khi mà không đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng giáo dục. Chẳng hạn như trẻ vừa rất thích được tôn trọng và lại vừa ngang bướng. Cha mẹ không hiểu tâm lý của con cha mẹ sẽ quát mắng , cáu gận con khi có mặt người khác. Thì cách giáo dục này, thái độ này sẽ càng làm cho trẻ bị thu mình hoặc lỳ lợm ngang bướng hơn, trẻ sẽ không sửa chữa mà sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy. Nó làm như vậy là để cho cha mẹ thấy là cha mẹ đã cư xử một cách không tôn trọng khi có mặt người lạ. Nếu cũng trong tình huống này đối với các bậc cha mẹ hiểu tâm lý thì họ sẽ không cư xử như vậy để giáo dục con. Họ sẽ đợi khách về nhẹ nhàng giải thích cho con là con đã làm sai và không nên lập lại. Tóm lại không phải đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được nét tính cách của trẻ. Bên cạnh đó để giáo dục được tốt cho con cái cần phải giành thời gian cho việc thực hiện giáo dục. Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi “Thời gian ông (Bà) giành để giáo dục cho con là bao nhiêu ?” Chúng tôi thu được kết quả là 41% khách thể cho rằng họ giành cho con 1 ngày là 3giờ, còn lại 28,5% là giành 2giờ để giáo dục con cái, 22,5% giành thời gian 1giờ và 8,0% là giành thời gian nhiều hơn 3giờ để giáo dục con cái. Tuy không phải cứ giành thời gian giáo dục cho con cái là chúng sẽ ngoan. ở phần trên chúng ta thấy được mối quan hệ giữa thời gian giáo dục và kết quả giáo dục, đây không phải là mối quan hệ tỉ lệ thuận. Nhưng nếu chúng ta thực sự không giành chút thời gian nào để giáo dục con cái thì chúng ta không thu được bất cứ kết quả gì cả. Như vậy thời gian giáo dục cũng rất quan trọng mặc dù nó không tỉ lệ thuận với kết quả giáo dục. Chúng ta chuyển sang xem xét kết quả thu được nhận thức của các bậc cha mẹ: Chủ thể của quá trình giáo dục. Chúng tôi đặt câu hỏi: Theo ông bà ai là người thích hợp nhất với việc giáo dục đạo đức cho con cái ? Chúng tôi đã thu được kết quả như sau. Bảng 8: Nhận thức về người giữ vai trò giáo dục tốt nhất. TT Nội dung Số lượng Tần xuất 1 Ông bà 84 42% 2 Cha 42 21% 3 Mẹ 55 27,5% 4 Cả cha và mẹ 136 68% 5 Thầy cô giáo của con 121 65% Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy đa số các bậc cha mẹ được hỏi cho là người giáo dục tốt nhất cho con cái là cả cha mẹ và thầy cô giáo. Bên cạnh đó các khách thể còn quan tâm đến vai trò quan trọng của ông, bà trong việc giáo dục đạo đức cho con cái của họ. Ngoài ra vẫn còn có người cho rằng: Chỉ cha hoặc mẹ là người giữ vai trò giáo dục cho con tốt nhất 21 – 27,5%. Có rất nhiều lý giải sung quanh vấn đề “Ai là người thích hợp cho việc giáo dục đạo đức cho con cái”. Những khách thể cho rằng đó là cha mẹ và thầy cô thì giải thích rằng “Cha mẹ và thầy cô là người giành thời gian cho con trẻ nhiều nhất, là những người mong muốn cho các con tro thành người có ích” hoặc “môi trường giáo dục tốt nhất cho con cái là cả cộng đồng không chỉ là gia đình và nhà trường”. Còn số đông người cho rằng chỉ có cha mẹ là người giáo dục đạo đức cho con tốt nhất thì giải thích rằng: Cha mẹ là người giần gũi và yêu thương con nhiều nhất, cần kết hợp vai trò giáo dục của cả cha và mẹ để tránh cho trẻ thói quên giần gũi cha hay mẹ nhiều hơn. Hay cha mẹ là người sinh ra con cái nên chỉ có cha mẹ là thích hợp với việc giáo dục cho con cái. Để hiểu rõ thêm vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục con cái chúng tôi còn đặt câu hỏi: Theo ông bà trách nhiệm của cha mẹ trong gia đình là gì ? Chúng tôi thu được kết quả. Bảng 9: Trách nhiệm của cha mẹ trong gia đình. TT Nội dung Số lượng Tần xuất 1 Trách nhiệm cha mẹ nuôi dạy con cái 153 76,5% 2 Trách nhiệm quán xuyến mọi việc trong nhà 41 25% 3 Chỉ nuôi con ăn mặc, còn dạy giỗ là việc của nhà trường và xã hội 3 1,5% Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng đa số các bậc cha mẹ chọn phương án là trách nhiệm cha mẹ phải nuôi dạy con cái 76.5%; Trách nhiệm quán xuyến mọi việc trong nhà 25% và chỉ có 1,5% chọn phương án là chỉ nuôi con ăn mặc còn dạy giỗ là việc của gia đình và xã hội. Họ lý giải rằng cha mẹ sinh con ra là phải có trách nhiệm nuôi dạy con nên người đó là điều đương nhiên không cần bàn cải. Tuy nhên vẫn còn một số ít các bậc cha mẹ cho rằng họ chỉ có trách nhiệm nuôi con ăn mặc còn dạy giỗ là việc của gia đình và xã hội: Chúng tôi cho rằng đây là những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm đối với con cái và đối với xã hội mặc dù số lượng này là không lớn. Nói chung là có nhiều ý kiến giải thích cho việc lựa chọn người giáo dục, đa số các ý kiến đều nhận thức tương đối tốt đó là người thích hợp nhất đối với việc giáo dục đạo đức cho con cái đó là cha mẹ phối hợp với thầy cô giáo. V. MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA CÁC BẬC CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON CÁI Nhận thức là hành vi không phải lúc nào với tất cả mọi người đều đi liền với nhau. Có tác giả đã nói: giữa nhận thức và hành vi có cái hố ngăn cách. mà không phải ai cũng có thể vượt qua được. Có đôi khi nhận thức là đúng nhưng hành vi thì lại là không đúng phù hợp với nhận thức. Để tìm hiểu xem các bậc cha mẹ có thực sự nhận thức của mình bằng hành vi giáo dục cụ thể không ? Chúng tôi xem xét tương quan hoặc mối quan hệ giữa các thành phần này. 1. Trước hết ta nghiên cứu con đường từ nhận thức đến thái độ Với câu hỏi "Ông( bà) có thái độ như thế nào khi yêu cầu con cái làm việc gì đó ? Chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng. Bảng 10: Thái độ của cha mẹ khi yêu cầu con cái làm việc gì đó TT Thái độ Mức độ Rất thường xuyên ít khi Không thường xuyên 1 Nghiêm khắc dứt khoát 73% 8% 23,5% 2 Dễ dãi nhượng bộ 4,0% 2,3% 67% 3 Nhắc nhở một cách nhẹ nhàng 68% 4,0% 26,5% Qua bảng số liệu trên đa số người được hỏi có thái độ nghiêm khắc dứt khoát hoặc nhắc nhở một cách nhẹ nhàng là thường xuyên còn lại nhượng bộ và dễ dãi chỉ có 4% là thường xuyên biểu hiện. Như vậy điều này cho ta thấy hầu hết các bậc cha mẹ có thái độ đúng đắn khi giáo dục con cái và đó là thái độ cứng rắn chặt chẽ nhưng linh hoạt mềm dẻo " Vừa cương vừa nhu" Với thái độ nghiêm khắc dứt khoát những người được hỏi giải thích như sau: để giạy con có tính nghiêm khắc và kỷ luật cao, con cái sẽ làm ngay không chần chừ nếu cha mẹ thường xuyên nghiêm khắc với con, nếu không thường xuyên nghiêm khắc thì trẻ sẽ không nghe lời các lần sau. Với thái đỗ dễ dãi nhượng bộ các bậc cha mẹ cho rằng đây là tuổi các cháu còn ham chơi hay làm theo ý mình. Còn với thái độ nhắc nhở một cách nhẹ nhàng được giải thích là do con cái thích được khen mình và nói nhẹ nhàng nếu mắng chửi nó sẽ làm ngược lại ý muốn của người lớn. Tất cả những kết quả thu được từ sự lý giải nói trên cho thấy các bậc cha mẹ rất hiểu con cái của họ và có thái độ đúng đắn khi giáo dục con. Tuy vậy vẫn còn tồn tại những người có thái độ không phù hợp. Nhưng chúng ta cũng không nên gò bó vào một khuôn mẫu nhất định, bởi giáo dục rất cần sự linh hoạt mềm mỏng, tuỳ từng tình huống mà có thái độ phù hợp. Tuy thực hiện xếp loại các thái độ nói trên chúng tôi thu được kết quả rằng: - Với thái độ nghiêm khắc dứt khoát được xếp thứ nhất. - Với thái độ nhắc nhở một cách nhẹ nhàng xếp thứ 2. - Với thái độ dễ dãi nhượng bộ được xếp thứ 3. Như vậy cho thấy thái độ nghiêm khắc dứt khoát vẫn là thái độ chiếm ưu thế nhất. Chúng ta chuyển sang câu hỏi: Ông bà có cảm thấy bực bội tức dận khi con cái không làm theo ý mình không? Chúng tôi thu được kết quả thể hiện như sau: 41% khách thể có thái độ rất tức dận. 44% khách thể có thái độ ít tức dận 15% khách thể có thái độ không tức dận. Quan những số liệu trên cho thấy thái độ ít tức dận của các bậc cha mẹ là chiếm ưu thế hơn cả, còn thái độ không tức dận chỉ có 15% là đồng ý. Các khách thể lý giải thái độ của họ như sau với thái độ rất tức dận chỉ có một vô số những lý giải như sau: Tức giận phải tuỳ từng tình huống, chúng ta cũng có lúc nên lắng nghe ý kiến của con cái, các bậc cha mẹ không nên áp đặt con cái phải làm theo tất cả ý của họ. "Nếu luôn luôn bực bội với mọi hành vi sai trái với mọi hành vi sai trái hoặc không nghe lời của con cái thì giáo dục sẽ trở nên mất giáo dục nấu xẩy nên tức giận quá thể hiện sự mất bình tĩnh hoặc thể hiện thiếu kiến thức trong giáo dục con cái". Với thái độ tức dận họ lý giải là " vì con cái không nghe lời nên phải tức dận để cho nó sợ mà nghe theo. Còn lý giải với thái độ " không tức dận" khi con cái không làm theo ý mình là " đối với con cái nếu không tức dận, tức dận chỉ làm cho nó sợ hãi và sẽ không giáo dục được nó hoặc chúng tâ không nên tức dận mà chúng ta cần phải phân tích, cho trẻ hiểu là trẻ cần phải làm như vậy mới là ngoan nhưng lý giải khác nếu tức dận trẻ sẽ học cách xử sự của bố mẹ đối với con như vậy chúng ta không những giáo dục được con mà còn làm đương xấu cho con. Tất cả những lý giải trên đều rất quan trọng giúp cho chúng ta hình dung được những thái độ nào là phù hợp và thái độ nào là không phù hợp. Tuy vậy không có thái độ nào là chuẩn là không đúng trong mọi trường hợp, mà trong giáo dục luôn luôn cần có sự linh hoạt. Điều này cũng xẩy ra với câu hỏi; Mỗi khi con cái có những hành vi ứng xử không phù hợp ông và thường có thái độ như thế nào? kết quả nghiên cứu thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 11: Thái độ khi con cái ứng xử không phù hợp Nội dung Số lượng Tần suất Nhắc nhở ngay 145 74,5 Một lúc sau mới nhắc 45 22,5 Không làm gì cả 10 5 Chúng ta không thể cho rằng thái độ nào là đúng, thái độ nào là sai. Trong từng tình huống khác nhau thì thái độ cũng phải khác nhau. Thí dụ khi con cái không nghe lời khi có khách đến nhà thì không nên sử dụng hình thức; Nhắc nhở ngay điều này làm cho con cái bị xấu hổ và mất tự trọng trong trường hợp này nhắc nhở ngay là không phù hợp tuy vậy không phải một thái độ nào đó được coi là phù hợp nhất nhưng đối với con cái các bậc cha mẹ đều cho là cần nhắc nhở ngay là phù hợp vì phải thường xuyên uốn nắn. Hành vi của trẻ nếu không nhắc nhở lúc đó con cái sẽ quên. Tóm lại: Nhận thức có tỷ lệ thuận với thái độ khi các bậc cha mẹ nhận thức được tính cách của con cái mình mà từ đó họ có thái độ phù hợp với tính cách đẻ nhằm giáo dục con tốt hơn. 2. Con đường nhận thức đến thái độ, còn phải cụ thể hoá bằng hành vi, hành vi là thước đo của nhận thức. Khi chúng ta nhận thức được mà không có hành vi phù hợp thì nhận thức để đó chẳng có lợi gì a. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng giáo dục đạo đức cho con cái và hành vi của họ trong việc tìm hiểu cách giáo dục con. Chúng tôi thu được bảng kết quả thực hiện ở bảng sau: Bảng 12: Mối quan hệ giữa nhận thức về việc học cách làm cha mẹ và hành vi tìm hiểu cách giáo dục con. Cha mẹ học cách làm cha mẹ Tìm hiểu cách giáo dục con Thường xuyên ít khi Không thường xuyên Đồng ý 81% 5,5% 4,5% phân vân 4% 2% Không đồng ý 3% Qua bảng 12 chúng ta thấy 81% các bậc cha mẹ cho là cần phải học cách làm cha mẹ và họ đã thực hiện hành vi của mình bằng thường xuyên tìm cách giáo dục con cái. Nhưng so với con số 91% đồng ý phải giáo dục con cái. Nhưng so với 91% đồng ý mặc dù nhận thức được nhưng họ vẫn không thực hiện hành vi tìm hiểu cách giáo dục con cái có một số giải thích là do họ không có thời gian và vì công việc bận rộn nên họ không có điều kiện để tìm hiểu cách giáo dục con. Số còn lại 5,5% ít khi tìm hiểu cách giáo dục và 4,5% không thường xuyên. Tóm lại: Đa số các bậc cha mẹ có nhận thức về việc phải học cách làm cha mẹ và hiện thực hoá hành vi tìm hiểu cách giáo dục con, mặc dù vẫn có một số người nhận thức được nhưng họ vẫn không hiện thực hoá hành vi. Do đó nhận thức của họ chưa thật sâu sắc về tầm quan trọng của việc giáo dục và phải học cách làm cha mẹ nên hành vi của họ chưa phù hợp với nhận thức. b. Mối quan hệ giữa nhận thức của các bậc cha mẹ về nội dung giáo dục đạo đức cho con cái có hành vi của họ trong việc thực hiện giáo dục đạo đức cho con cái về vấn đề này chúng tôi thu được kết qủa sau: 69% nhận thức được cần giáo dục nội dung " tôn trọng quy định ở gia đình và nhà trường" và họ không chấp nhận cho con xem phim khi con giải lao trong giờ học bài. 22% nhận thức được nhưng họ vẫn chưa chấp nhận cho con xem phim trong giờ giải lao. Như vậy nhận thức của họ chưa hẳn đã phù hợp với hành vi, ngoài một số nhận thức của họ tỷ lệ thuận với hành vi, vẫn còn một số không thực hiện hành vi giáo dục nội dung tôn trọng quy định của gia đình và nhà trường mặc dù để nhận thức được cần phải giáo dục nội dung này (91%) Các khách thể nghiên cứu đã giải thích điều này như sau: Vẫn phải cho con xem phim, tôn trọng ý thích của con, cho các con cháu thoải mái không bị ức chế trong khi học. Những lý giải như vậy rất có lý trong giáo dục cần có sự linh hoạt, tuy nhiên nếu chúng ta mà dễ dãi quá mới con một lần thì lần sau chúng rất hay đòi hỏi. Tóm lại các bậc cha mẹ đã có sự tương quan thuận giữa nhận thức và hành vi tuy vẫn tồn tại một số người chưa có sự phù hợp giữa nhận thức và hành vi ngoài ra chung ta còn xem xét mối tương quan giữa nội dung giáo dục " tinh thần trách nhiệm" và " lòng yêu lao động" với việc thực hiện hoá nội dung giáo dục này của các bạc cha mẹ trong thực tế vấn đề này chúng tôi thu được kết quả là hầu hết họ đều nhận thức được và có hành vi phù hợp những không phải tất cả. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng sau: Bảng 13 : Mối quan hệ giữa nhận thức nội dung giáo dục và hành vi giáo dục. Nội dung giáo dục Thường xuyên giáo dục cho con những trách nhiệm vừa sức Thường xuyên ít khi Không thường xuyên Thành phần trách nhiệm 65,5% 20,5% 15% Lòng yêu lao động 68% 20% 12% Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận thức được gắn với hành vi nhưng vẫn còn một số chưa phù hợp với nhận thức và hành vi nội dung giáo dục đạo đức đó cho con cái như sau: 68% có phù hợp nhận thức và hành vi về nội dung giáo dục lòng yêu lao động và 65,5% có sự tương quan thuận giữa nhận thức và nội dung giáo dục tinh thần và trách nhiệm và hành vi thực hiện giao cho con những trách nhiệm vừa sức. Như vậy số ít còn lại thì sao lại không thực hiện được điều này. Điều này có thể được giải thích như sau; Họ vẫn nhận thức được là cần pảhi giáo dục con cái, nhưng vì do sinh ít con mà kinh tế gia đình cũng khá nên họ thường rất thương và chiều con nên không giao cho con những công việc giúp đỡ gia đình. Những khách thể có thực hiện giáo dục " tinh thần trách nhiệm" và lòng yêu lao động thì họ đã nhận thức giao cho con những trách nhiện vừa sức điều quan trọng không phải không có ai làm con cái phải làm qua đó để giáo dục con có tinh thần trách nhiệm và yêu lao động. Cụ thể là họ không giao cho con những công việc sau: đối với trẻ nhỏ thì tự phục vụ gấp quần áo tự đánh răng dọn bàn học hay giúp đỡ cha mẹ quét nhà lau bàn ghế .... đối với các con lớn hơn thì giao cho con trong thời gian, rỗi thì giúp cha mẹ nấu cơm nước, và có trách nhiệm bảo ban em nhỏ học tập ... chúng ta không chỉ giáo dục cho lòng yêu lao động và tinh thần trách nhiệm mà qua đó còn giáo dục cho con có tinh thần tôn trọng lao động của người khác biết quý trọng thành quả lao động ngoài ra qua đó còn giáo dục cho trẻ lòng nhân ái sự kính trọng, kính trên nhường dưới lễ phép với mọi người... Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy phân tích về nội dung của các bậc cha mẹ đo đôi với hành vi của họ nhưng vẫn có những những người dù nhận thức được nhưng không thực hiện hành vi. c. Mối quan hệ giữa nhận thức về phương pháp giáo dục và hành vi thực hiện phương pháp giáo dục đó. Đó là mối quan hệ giữa nhận thức về phương pháp giáo dục những hành vi gương mẫu của cha mẹ và việc cho rằng lối sống của mình có ảnh hưởng như thế nào đến con cái chung tôi thu đượt kết quả như sau: 146 người tương đương với 82% nhận thức được cần phải giáo dục bằng hành vi gương mẫu của cha mẹ và lối sống của họ ảnh hưởng tới con cái. 11,5% khách thể cho là ít ảnh hưởng. Qua kết quả trên cho chúng ta thấy đa số các khách thể đều có sự phù hợp giữa nhận thức và hành vi còn 11,5 % cho là ít ảnh hưởng, 65% cho là không ảnh hưởng những khách thể cho rằng lối sống của mình ảnh hưởng tới con cái. Họ giải thích rằng trong mắt con cái cha mẹ là tấm gương là mẫu mực cho con cái học theo. Điều này rất đúng họ nhận thức và có hành vi phù hợp vì sự nhận thức của họ là không đủ và sâu sắc về hành vi của mình rât có ảnh hưởng đến con cái. Còn số ít những người dù có nhận thức nhưng lại không cho là cách cư xử của mình có ảnh hưởng tới con cái. ở đây có sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành vi tại sao vậy, có thể do nhận thức của họ chưa đầy đủ và sâu sắc họ thấy là cần gương mẫu những không dễ để làm như vậy vì đối với một số bậc cha mẹ họ có thói quen không tốt rất khó thay đổi. Điều này cũng xẩy ra với phương pháp giáo dục mà hình thức khen thưởng kỷ luật hợp lý và việc thực hiện khen thưởng khi con làm được việc tốt khen thưởng động viên thì thu được kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 14: Mối quan hệ phương pháp và việc sử dụng hình thức khen thưởng Khen thưởng động viên Giáo dục bằng khen thưởng và kỷ luật hợp lý Khen thưởng động viên Giáo dục bằng hình thức khen thưởng 129 - 64,5% Kết qủa này có 64,5% trong khi hình thức giáo dục này được 66,5% nhận thức được như vậy có sự chênh lệch về nhận thức và hành vi, tuy chỉ là 2,5 tương đương với 5 người nhưng con số chênh lệch này thế nào? có thể họ nhận thức được bằng hình thức khen thưởng hợp lý nhưng vẫn có khi hành vi của họ lại thực hiện không đúng. Họ có thể sử dụng hình thức khen thưởng khác như thưởng quà hoặc cho tiền tuy không phải chúng ta luôn thực hiện khen thưởng chỉ bằng động viên ăn mãi một món ăn có lúc sẽ chán như thế phương pháp giáo giục này sẽ kém hiệu quả. Chúng ta cần kết hợp nhiều hình thức khen thưởng khác nhau để đạt được kết quả giáo dục cao. Tóm lại; Nhận thức của khách thể là đầy đủ nhưng hành vi của họ chưa hẳn phù hợp với nhận thức do hạn chế về thời gian và do việc thực hiện và linh hoạt giữa các phương pháp.Đặc biệt là có tói quen của bản thân khi thay đổi trở lên mẫu mực với con cái hoặc do hạn chế về trình độ học vấn và nghề nghiệp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình chúng tôi có những kết luận sau: 1. Hầu hết các bậc cha mẹ đã nhận thức được một cách sâu sắc về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức con cái. Nhận thức của khách thể không chỉ là cần thiết phải giáo dục mà họ còn hiểu là do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi. Tuy nhiên vẫn còn một số khách thể chưa nhận thức được về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, là do hạn chế và trình độ học vấn và giới. 2. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận thức được các nội dung cần phải giáo dục đạo đức cho con cái. Tuy nhiên vẫn còn một số chưa nhận thức đúng về nội dung, cũng do hạn chế về trình độ học vấn giỏi. 3. Các phương pháp giáo dục đạo đức chúng tôi đưa ra được khách thể nhận thức được và cho rằng cần phải thực hiện theo phương pháp đó, phương pháp chiếm ưu thế vẫn là thường xuyên uốn nắn hành vi ứng xử của con cái giáo dục bằng những hành vi gương mẫu của cha mẹ và phương pháp giáo dục bằng hình thức khen thưởng kỷ luật hợp lý cũng được đa số các bậc cha mẹ quan tâm. Rất ít người sử dụng hình thức đánh đòn người con cái điều này chứng tỏ quan điểm thương cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi ngày nay không còn chiếm ưu thế. Tuy nhiên vẫn còn một số ít người sử dụng hình thức này có lẽ do họ chịu ảnh hưởng của quan điểm truyền thống tư tưởng phong kiến gia trưởng nên họ vẫn sử dụng. Hình thức đánh đòn con cái có sự chênh lệch giữa trình độ học vấn cao và thấp trong việc sử dụng hình thức đánh đòn. 4. Nhận thức về các yếu tố có liên quan đến giáo dục đạo đức để giáo dục tốt cần phải hiểu tâm lý không? hoặc ai là người giữ vai trò quan trọng trong giáo dục con cái thì đa số những người được hỏi đêù nhận thức đúng tuy nhiên mức độ hiểu tâm lý của con cái là cái hạn chế. Chứng tỏ họ chưa thực sự tìm hiểu cách giáo dục con . Cũng do ảnh hưởng của trình độ học vấn. 5. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi cũng có sự chênh lệch về nhận thức về tầm quan trọng của việc phải hiểu phương pháp giáo dục giữa nhận thức về nội dung và hành vi giáo dục những nội dung đó giữa nhận thức về phương pháp giáo dục và hành vi thực hiện phương pháp giáo dục nó. Tuy con số này là ít. II. KIẾN NGHỊ 1. Để giúp cho các bậc cha mẹ có nhận thức đúng và tốt đầy đủ về giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình hiện nay chúng tôi mong muốn rằng các bậc cha mẹ phải thực sự quan tâm đến con cái và luôn gần gũi với con để hiểu con và dành thời gian cho việc tìm hiểu và giáo dục con cái. Chúng ta có thể tìm hiểu phương pháp giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng như là sách báo, đài phát thanh truyền hình mà còn cần phải quan tâm đến việc chọn sách báo để đọc để tìm hiểu được những thông tin chính xác nhất. 2. Để nhận thức trở thành thái độ và hành vi là rất khó khăn. Tuy nhiên chúng ta có thể rèn luyện trở thành thói quen. Bộ giáo dục cũng cần bổ sung vào các chương trình hoặc về các bộ môn cách chăm sóc và dạy con cái từ cấp trung học cơ sở trở lên để giúp cho các bậc cha mẹ nâng cao về nhận thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, NXB KHXH, Hà Nội 1994. Trần Trọng Thuỷ – Giáo dục đời sống gia đình, NXB GD, Hà Nội 1990. Giáo dục gia đình, NXB GD, Hà Nội 1999 Phạm Khắc Chương Nguyễn Bích Hồng Phạm Minh Hạc – Tâm lý học, NXB GD, Hà Nội 1998 Trần Hậu Kiêm - Đạo đức học, XNB GD, Hà Nội 1997 Tài liệu bài giảng TLHGĐ - Trần Thị Minh Đức TLHGĐ - Nguyễn Khắc Thiện – Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Hà Nội 1994 Phạm Minh Hạc – Phạm Hoàng Gia – Lê Khanh – Trần Trọng Thuỷ (1989), TLH tập 2, NXB GD BẢNG TRƯNG CẦU Ý KIẾN Trong cuộc sống hàng ngày, gia đình là nơi không thể thiếu cho mỗi con người. Vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình luôn được mọi người quan tâm, để giúp cho việc nghiên cứu về nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái được thuận tiện chúng tôi mong được sự cộng tác giúp đỡ nhiệt tình của ông bà. Với câu hỏi đề ô ð nếu đồng ý với ý kiến nào xin bạn đánh dấu “x” vào ô đó. Nếu có ý kiến khác ,ong ông (bà) vui lòng ghi vào (…) Câu 1: Theo ông (bà) sự cần thiết giáo dục đạo đức cho con cái là: a, Rất cần thiết ð b, Cần thiết ð c, Không cần thiết ð Câu 2: Ông (bà) thường tìm hiểu về vấn đề giáo dục đạo đức qua phương tiện gì? a, Qua sách báo về tâm lý và phương pháp giáo dục con cái ð b, Qua các thế hệ trước ð c, Qua các thầy cô giáo của con mình ð d, Các chương trình trên tuyền hình và đài phát thanh ð Câu 3: Ngoài thời gian làm việc, thời gian ông bà giành cho con là bao nhiêu giờ trong một ngày. a, 1 giờ ð b, 2 giờ ð c, 3 giờ ð d, Nhiều hơn 3 giờ ð Câu 4: Ông (bà) thường giáo dục cho con cái những phẩm chất gì trong những phẩm chất sau: a, Lòng nhân ái ð b, Vâng lời, kính trên nhường dưới ð c, Tôn trọng quy định ở gia đình, nhà trường ð d, Yêu lao động ð e, Trung thực, thật thà ð f, Tất cả các ý kiến trên ð Câu 5: Theo ông (bà) lối sống cách cư xử của mình ảnh hưởng như thế nào đến con cái a, Rất ảnh hưởng ð b, Ít ảnh hưởng ð c, Không ảnh hưởng ð Câu 6: Những lúc con hư làm những việc không tốt ông (bà) thường có thái độ như thế nào đối với con. a, Nhắc nhở ngay ð b, Một lát sau mới nhắc ð c, Không làm gì cả ð Ý kiến khác………………………………………………….............. ……………………………………………………………………………… Câu 7: Khi con cái đạt được kết quả tốt trong học tập, trong lao động ông (bà) dùng hình thức khen thưởng nào: a, Khen thưởng động viên ð b, Thưởng quà ð c, Cho tiền ð d, Không làm gì cả ð Câu 8: Theo ông (bà) người thích hợp nhất với việc giáo dục đạo đức cho con cái là: a, Ông (bà) ð b, Cha ð c, Mẹ ð d, Cả cha và mẹ ð Câu 9: Ông (bà) có thái độ như thế nào khi yêu cầu con cái làm việc gì đó. a, Nghiêm khắc, dứt khoát ð b, Dễ dãi, nhường bộ ð c, Nhắc nhở một cách nhẹ nhàng ð d, Ý kiến khác ð Câu 10: Ông (bà) cảm thấy bực bội tức giận khi con cái không làm theo ý mình không: a, Rất tức giận ð b, Ít tức giận ð c, Không tức giận ð Câu 11: Ông (bà) có thường xuyên tìm hiểu cách giáo dục con cái không a, Thường xuyên ð b, Ít khi ð c, Không thường xuyên ð Câu 12: Ở một số gia đình con cái hỗn láo với bố mẹ, ông bà nghĩ nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này a, Do cha mẹ có cách giáo dục không đung ð b, Do cha mẹ ông (bà) không gương mẫu, làm những việc xấu ð c, Do bạn bè lôi kéo ð d, Ý kiến khác……………………………………………………...... ……………………………………………………………………………… Câu 13: Theo ông (bà) trách nhiệm của cha mẹ trong gia đình là: a, Trách nhiệm cha mẹ nuôi dạy con cái ð b, Trách nhiệm quán xuyến mọi việc nhà ð c, Chỉ nuôi con ăn mặc, còn dạy dỗ là việc của nhà trường và xã hội ð Câu 14: Cuối cùng xin ông (bà) cho biết một số thông tin về bản thân: Nam ð Nữ ð Tuổi ð Nghề nghiệp …………………………………………………. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của ông (bà). MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2887.doc
Tài liệu liên quan