Đề tài Phân loại rác tại nguồn và xử lý rác hữu cơ thành phân compost

Như vậy hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm mục đích làm cho người dân hiểu biết nhiều hơn nữa về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và công tác bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của một tổ chức hay cá nhân nào mà là trách nhiệm và quyền lợi của cả cộng đồng. Khi thực hiện phân loại rác sẽ làm cho chúng ta thấy được những giá trị tiềm ẩn trong rác như những nguồn nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng, nguồn nguyên liệu để ủ phân vi sinh để làm phân bón cho cây trồng, cải tạo đất và chúng ta không phải tốn nhiều diện tích đất cho việc chôn lấp rác, .Vì vậy việc phân loại rác là một cách để thể hiện trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường. Dự án này còn nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn và triển khai nhân rộng trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.

pdf80 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân loại rác tại nguồn và xử lý rác hữu cơ thành phân compost, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 tấn / ngày. Rác sẽ được đổ trên bề mặt của bể ủ với bề dày khoảng 40cm, dùng chế phẩm sinh học P.MET phun đều lên lớp rác, tiếp tục đổ lớp rác mới lên trên và phun chế phẩm.. Cứ thế làm tiếp tục cho đến khi bể ủ đầy thì chuyển sang bể ủ khác. Trong quá trình ủ rác, dùng chế phẩm sinh học làm chất xúc tác để đẩy nhanh quá trình phân hủy rác, thời gian phân hủy từ 28 - 30 ngày, giảm lượng nước rỉ rác và mùi hôi đáng kể. Trong vài ngày đầu nhiệt độ sẽ tăng lên đến 600C, điều này giúp cho sản phẩm compost không còn mầm bệnh và cỏ dại. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 43 - Thỉnh thoảng tưới nước lên các bể ủ để duy trì độ ẩm và nhiệt độ( có thể lấy nước rỉ rác từ hố thu gom nước rác tưới trở lại lên rác đang ủ). Lượng rác hữu cơ được ủ trong một ngày là 1 tấn khoảng 2m3 thì bể sẽ đầy trong khoảng từ 5 – 6 ngày. Lớp rác mới sẽ được trộn chung với bề mặt của lớp rác cũ bằng cách dùng cào hay xén để trộn. Quá trình compost sẽ diễn ra trong 30 ngày và sau đó đưa qua bể ủ chín 10 ngày nữa. Trong suốt thời gian ủ cần phải theo dõi nhiệt độ 1 cách thường xuyên, hàng tuần kiểm tra độ ẩm, nếu quá khô thì phả rưới thêm nước. Bước 4: Đảo trộn rác Một trong những khâu quan trọng của quá trình compost là phải đảm bảo cung cấp đầy đủ không khí. Trong vài ngày đầu lượng vi sinh vật hiếu khí tăng trưởng rất nhanh nên cần nhiều Oxy. Việc thiếu Oxy sẽ làm tăng trưởng VSV kỵ khí và làm xuất hiện mùi hôi, đồng thời làm chậm quá trình compost.  Hoạt động vận hành và theo dõi Vận hành an toàn và bảo đảm sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu. Công nhân phải trang bị bảo hộ lao động và đồng phục khi làm việc. Bước 1: Kiểm soát nhiệt độ Hoạt động của VSV hiệu quả trong khoảng nhiệt độ từ 650C - 700C trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhiệt độ trên 700C sẽ ức chế hoạt động này. Nhiệt độ trên 800C sẽ làm chết các VSV và quá trình compost sẽ dừng lại. nhiệt độ dưới 650C là thích hợp nhất cho quá trình compost và cũng đảm bảo tiêu diệt các hạt cỏ dại, trứng ấu trùng và các chất hại cho con người. Vì vậy, cần duy trì nhiệt độ này trong ít nhất là 3 ngày. Sau tuần thứ nhất nhiệt độ sẽ giảm và quá trình compost cũng chậm lại. Quá trình sẽ chuyển qua giai đoạn thực vật ( mesophilic phase ) với nhiệt độ từ 45 - 500C và các VSV khác sẽ giữ vai trò chuyển hóa cho đến khi rác trở thành compost. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 44 - Đo nhiệt độ: Dùng 1 nhiệt kế rượu có cột 1 sợi dây ở đầu ( không nên dùng nhiệt kế thủy ngân vì nó có thể gây ô nhiễm nếu bị bể). Sử dụng nhiệt kế rượu, trước hết dùng 1 cây que cứng tạo 1 lỗ hổng và sâu, sau đó đưa nhiệt kế vào. Sau khoảng 1 phút lấy nhiệt kế ra và đọc ngay kết quả rồi ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ. Thực hiện việc kiểm tra nhiệt độ 2 lần/ngày tại 3 khu vực: trên mặt, giữa và đáy bể. Bước 6: Kiểm soát độ ẩm Vi khuẩn lấy các dưỡng chất chỉ khi nó được phân hủy thành ion trên mặt phân tử nước. Vì vậy, độ ẩm giữ vai trò quan trọng. Để đảm bảo tốc độ phân hủy cần duy trì độ ẩm trong các bể compost ở mức 40 -60%. Kiểm tra độ ẩm nhanh chóng bằng cách bốc 1 nắm rác và bóp chặt thì ta thấy: - Nếu chỉ có 1 vài giọt nước chảy ra thì độ ẩm tốt. - Nếu không có giọt nước chảy ra thì độ ẩm dưới 40%, điều này cho biết việc cung cấp dưỡng chất bị ngăn cản. Do vậy quá trình compost bị chậm lại. Thông thường nhiệt độ của rác trong bể giảm suốt quá trình vì thành phần nước quá thấp, bổ sung thêm nước sẽ làm tăng nhiệt độ và quá trình compost sẽ tiếp tục. - Nếu có quá nhiều giọt nước chảy ra thì độ ẩm quá cao sẽ xuất hiện quá trình phân hủy kỵ khí và rác sẽ bốc mùi khó chịu. Bước 7: Ủ chín Sau khoảng thời gian 30 ngày, rác trong bể sẽ ngả màu như màu đất và nhiệt độ xuống dưới 500C. Điều này cho biết đã đến quá trình chín. Các VSV hữu cơ và các côn trùng nhỏ khác tiếp tục xâm chiếm các compost chưa chín và phân hủy các Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 45 - phần tử hữu cơ có cấu trúc bền hơn như cenlulose. Cần thêm 1 tuần để đảm bảo compost đã chín hoàn toàn và có thể sử dụng để bón trực tiếp cho cây trồng. trong suốt quá trình này compost cần ít Oxy và ít nước. Nhiệt độ sẽ giảm bằng với nhiệt độ không khí bên ngoài. Di chuyển compost sang bể ủ chín. Trong quá trình ủ chín không cần phải đảo trộn, bổ sung thêm ít nước nếu compost quá khô. Khu vực ủ chín phải có mái che, vào mùa mưa giữ cho compost không bị ướt vì nước mưa có thể mang đi các dưỡng chất. Tiếp tục theo dõi nhiệt độ cho đến khi ổn định bằng với nhiệt độ không khí bên ngoài. Nếu nhiệt độ tăng thì phải thêm nước, quá trình chín sẽ chậm lại và cần thêm vài ngày nữa. Việc xuất hiện màu trắng hay xám là do nấm, đó là các VSV quan trọng cho quá trình compost. Điều này cho thấy rằng giai đoạn “ thực vật” vẫn chưa kết thúc. Compost chín sẽ có màu Nâu xẫm, có mùi đất và có cấu trúc xốp. Bước 8: Sàng lọc Compost. Compost chín có kích thước thô, nó phụ thuộc vào vật liệu ban đầu và số lần đảo trộn. Kích thước sàng compost thông thường khoảng 10mm. Việc sàng nhằm loại bỏ các phần không phải hữu cơ còn sót lại trong quá trình phân loại ban đầu như plastic, mẫu kim loại Phần hữu cơ chưa chín còn lại sau khi sàng sẽ được sử dụng lại để trộn với phần rác mới ủ như một nguồn carbon vì nó có chứa sẵn các VSV của quá trình compost. Bước 9: Chứa và đóng bao Kiểm tra lại nhiệt độ trước khi đóng bao. Nếu compost còn nóng hơn nhiệt độ bên ngoài sau khi sang, có nghĩa rằng compost còn chưa chín hoàn toàn. Trong Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 46 - trường hợp này cần phun thêm 1 ít nước và tiếp tục ủ lại thêm 1 tuần nữa. Compost cần phải khô khi đóng bao để giảm trọng lượng vận chuyển ( độ ẩm < 40% ). Giữ compost nơi khô ráo tránh nước mưa vì nước mưa sẽ mang đi thành phần dưỡng chất. Không nên lưu trữ compost quá 2 năm vì thành phần dưỡng chất và hữu cơ sẽ giảm theo thời gian. Chỉ nên đóng bao compost trước khi tiêu thụ. Bao đựng compost là loại không thấm nước nhưng vẫn đảm bảo thông khí vì compost vẫn là 1 nguyên liệu “ sống” nên cần không khí. Nhãn bao bì cần ghi rõ xuất xứ của compost, trọng lượng, ngày đóng bao và thành phần dưỡng chất của compost. 3.2.2.2. Phương pháp ủ luống tự nhiên Qua các quá trình khảo sát và phân tích thì rác được phân loại tại nguồn với lượng rác hữu cơ còn khoảng 5 tấn/ ngày, rác vô cơ khoảng 11 tấn/ ngày. Rác hữu cơ sau phân loại chỉ ủ theo phương pháp yếm khí tuỳ nghi – A.B.T với 1 tấn/ ngày nên khối lượng rác hữu cơ còn lại khoảng 4 tấn/ ngày sẽ áp dụng phương pháp ủ luống tự nhiên ngoài trời và có đảo trộn bằng xe cơ giới tại khu đất còn lại của xưởng ủ phân compost. (Hình 3.3. Phương pháp ủ theo từng luống) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 47 - Quy trình được thực hiện như sau: Đối với phương pháp ủ luống tự nhiên, rác hữu cơ sau khi đã phân loại sẽ được gom lại thành dãy ủ phân có mặt cắt dạng hình thang và mỗi dãy ủ có tấm che phủ lên trên. Chiều cao dãy ủ khoảng 0.8 - 1m, với chiều rộng 2m ở phần chân, để tạo đủ nhiệt và duy trì nhiệt độ. (Hình 3.4. Quy trình ủ luống tự nhiên)  Tiến hành thí nghiệm Các bước chuẩn bị dụng cụ và vật liệu đệm tương tự như phương pháp ủ trên. Các dãy ủ phân phải được đặt trên một bề mặt chắc chắn ở bãi rác để có thể dễ dàng lật các dãy ủ và dùng máy xúc đất để lật các dãy ủ theo định kỳ một tuần một lần, Khi đã lật các dãy ủ, nhiệt sẽ được sản sinh ra tạo thành hơi trong không khí. Nếu những phần nằm bên trong của dãy ủ có mức ôxy thấp thì khi tiếp xúc với không khí có thể gây mùi hôi. Thỉnh thoảng kiểm tra và duy trì độ ẩm bằng cách phun xịt nước lên trên các dãy ủ và có đảo trộn thường xuyên. Rác hữu cơ còn lại Khu vực tiếp nhận có đậy bạc nhựa Các luống ủ tự nhiên ( thời gian 60 ngày) đảo trộn mỗi ngày Sàn thu hồi mùn hữu cơ ( phân compost ) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 48 - Trong giai đoạn đầu quá trình khi nhiệt độ trong đống ủ tăng nhanh thì tiến hành đo 4 lần/ngày, được theo dõi bằng thiết bị đo nhiệt độ với que đo lấy tại vị trí trung tâm ở 4 độ cao khác nhau: bề mặt, vị trí trung tâm (½ chiều cao), vị trí ⅔ chiều cao đống ủ tính theo chiều di chuyển của không khí, vị trí 5cm theo chiều cao tính từ mặt đáy khối vật liệu ủ. Khi nhiệt độ đống ủ gần lên giá trị max (ngày thứ 2) và tại đỉnh cao nhất (ngày thứ 3) thì tiến hành lấy mẫu chất thải, phân tích các chỉ tiêu độ ẩm, VS. Ngoài ra khi nhiệt độ đống ủ xuống dưới 45oC (ngày thứ 7) và khi trở về nhiệt độ bình thường (ngày thứ 12) thì tiến hành lấy mẫu chất thải, phân tích các chỉ tiêu độ ẩm, VS. Giá trị pH: căn cứ trên pH của nước rỉ rác nếu có phát sinh. Trong trường hợp không có nước rỉ phát sinh thì tiến hành lấy mẫu và đo pH. Quan sát lượng nước rỉ rác, nếu có phát sinh thì sẽ cho tuần hoàn lại. Mặt khác căn cứ trên kết quả phân tích độ ẩm, nếu quá thấp thì tiến hành bổ sung thêm nước. Khi nhiệt độ đống ủ về mức bình thường thì mỗi ngày chỉ đo nhiệt độ 1 lần/ngày và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu độ ẩm, VS vào ngày thứ 18, thứ 21, thứ 25 và thứ 28. Việc bổ sung nước không thực hiện trong những ngày cuối của quá trình để giảm dần độ ẩm. Ngày thứ 28, mùn thô trong mô hình được dỡ ra phơi nắng để giảm ẩm, sau đó qua rây với đường kính lỗ 5 x 5mm. Khối lượng các phần: mùn thô, compost tinh, phần khó hoại sẽ được cân và tính toán tỷ lệ thu hồi so với lượng CTR ban đầu. Sau đó cho những phần mùn này vào các thùng chứa và để ủ ổn định trong 28 ngày tiếp theo. Thời gian ủ kéo dài từ 30 – 45 ngày, ủ chín 10 – 15 ngày. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 49 - XỬ LÝ RÁC VÔ CƠ CÒN LẠI KHÔNG TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG SAU PHÂN LOẠI Khối lượng rác vô cơ còn lại là 11 tấn/ ngày. Trong đó có khoảng 50% khối lượng rác có thể tái chế, tái sử dụng được là 5,5 tấn/ ngày nên khối lượng rác vô cơ cần xử lý tiếp theo là 5,5 tấn/ ngày sẽ được vận chuyển qua xử lý chung với bãi rác hiện hữu. Trong thành phần rác vô cơ có một số loại có thể tái sử dụng và tái chế. Người dân được hướng dẫn những loại phế liệu được thu mua sẽ để riêng và bán để tăng thêm thu nhập (nếu hộ dân cần). Còn hộ dân không cần bán phế liệu thì có thể bỏ tất cả vào đúng dụng cụ chứa rác quy định và rác này sẽ được chuyển về bãi rác. Hiện tại, tại bãi rác đã có một đội ngũ thu nhặt phế liệu, sau đó tập kết và chuyển đi Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ. (Hình 3.5. Bãi rác Quảng Khánh) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 50 - CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1. PHÂN LOẠI RÁC 4.1.1. Các hoạt động Hoạt động phụ Kết quả thực hiện Hoạt động 1: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hoạt động BVMT 1.1. Khảo sát nhận thức cộng đồng và hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án 3088 phiếu khảo sát hiện trạng và nhận thức cộng đồng. 1.2. Phát hành tài liệu tuyên truyền, tập huấn và tổ chức tập huấn phân loại rác, phương pháp ủ phân vi sinh.  3000 tờ rơi hướng dẫn phân loại, 2000 tờ rơi tuyên truyền cách ủ phân vi sinh được phát cho người dân thuộc khu vực dự án.  250 sổ tay hướng dẫn phân loại rác; 50 sổ tay tuyên truyền cách ủ phân vi sinh.  1000 áp phích tuyên truyền phân loại rác và ủ phân vi sinh được đặt những khu vực trung tâm( trường học, các tuyến đường lớn, ngã tư, chợ..) .  70 panô; 109 khẩu hiệu; 3 bảng quang báo tuyên truyền dự án PLR tại hộ gia đình.  Tổ chức 04 lớp tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại hộ gia đình ở khu dân cư 04 khóm. 1.3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hoạt động BVMT Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 51 - Hoạt động phụ Kết quả thực hiện  Tổ chức 60 hoạt động tuyên truyền, giáo dục BVMT  Tổ chức 02 hội thi làm rác tái chế, phân loại rác tại nguồn cho đoàn thanh niên & học sinh 02 trường tiểu học.  Tổ chức 02 chương trình ký sự; 07 lượt thu phát băng casset trên đài truyền thanh & tuyên truyền cổ động.  200 sách môi trường được trang bị cho 04 khóm và 04 trường học; 18 hoạt động tuyên truyền, giáo dục BVMT được tổ chức; Hoạt động 2: Tổ chức PLR tại hộ gia đình và tổ chức thu gom và xử lý 2.1. Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng và Hội thảo chuyên đề về mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phân loại  Tổ chức 01 hội thảo mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.  02 cuộc lấy ý kiến cộng đồng và 01 hội thảo về mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phân loại. 2.2. Điều tra thái độ chấp nhận của người dân đối với dự án tham gia thực hiện phân loại rác Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 52 - Hoạt động phụ Kết quả thực hiện  Tổ chức 01 đợt phân tích thành phần, khối lượng rác tại khu vực dự án sau khi người dân phân loại rác.  2300 phiếu phỏng vấn thái độ người dân đối với dự án (đính kèm phụ lục bảng tổng hợp phiếu khảo sát)  08 đợt phân tích thành phần, khối lượng rác tại khu vực dự án. 2.3. Thiết kế tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn phân loại rác và tổ chức tập huấn, hướng dẫn phân loại  Tổ chức 45 hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân phân loại rác.  Tổ chức 03 buổi hội diễn văn nghệ  3.000 tờ bướm,400 sổ tay được phát cho người dân trong khu vực dự án, 20 panô, 01 bảng quang báo được đặt những khu vực trung tâm (trường học, các tuyến đường lớn, ngã tư, chợ..) .  19 hoạt động tuyên truyền, giáo dục BVMT được tổ chức; 1 buổi diễn văn nghệ; 01 chương trình phóng sự; 01 lớp tập huấn được tổ chức; 10 khẩu hiệu tuyên truyền; 02 đợt đưa tin trên báo; 02 đợt phát băng casset. 2.4 . Ký cam kết thực hiện PLR cả địa bàn và thí điểm phân loại rác tại trường học, cụm dân cư. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 53 - Hoạt động phụ Kết quả thực hiện 100% người dân và học sinh ký cam kết tham gia phân loại rác sau khi kế thúc và chuyển giao dự án. 90% người dân ký cam kết thực hiện 2.5. Trang bị, hỗ trợ dụng cụ thu gom và vận chuyển rác phân loại cho người dân thuộc địa bàn dự án  Cấp phát 4400 thùng rác hộ gia đình, 50 thùng rác công cộng, 20 thùng rác chợ, 08 thùng rác trường học, 06 xe ba gác đẩy tay.  4.400 thùng rác hộ gia đình; 50 thùng rác công cộng; 20 thùng rác chợ; 08 thùng rác trường học; 06 xe ba gác đẩy tay  Nội dung tuyên truyền, hướng dẫn ghi trên dụng cụ chứa và vận chuyển rác phân loại (Hình 4.1. Tổ chức hội thảo và tập huấn phân loại rác cho người dân) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 54 - Tổng thể kết quả các hoạt động đạt được trong quá trình thực hiện Căn cứ vào mục tiêu cụ thể hoạt động của dự án thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình. Ban Liên Hiệp dự án Thành phố Cao Lãnh tổ chức thực hiện đạt được những kết quả hoạt động cụ thể như :  Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục truyền thông - Tổ chức 04 lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho cộng tác viên, tuyên truyền viên để nâng cao kiến thức; làm tốt công tác tuyên truyền; giáo dục truyền thông khi tiếp cận với người dân tham gia vào các hoạt động của dự án. - Thực hiện khảo sát về hiện trạng môi trường, xác định khối lượng, phân tích thành phần rác thải trong cộng đồng dân cư và trường học ở địa bàn dự án được 06 đợt/900 lượt người tham gia. - Lắp dựng 03 bảng panô và treo 24 biểu ngữ tuyên truyền quảng bá dự án thực hiện phân loại rác tại nguồn - Cấp phát thử nghiệm 600 tờ rơi và 100 áp phích tuyên truyền thực hiện dự án, hướng dẫn phân loại rác tại hộ gia đình. - Đưa tin trên báo; đài truyền thanh Thành phố, Tỉnh được 02 đợt. - Trang bị 200 quyển sách môi trường cho các cộng tác viên, tuyên truyền viên, ban ngành, đoàn thể 04 khóm và 02 trường Tiểu học phường 2. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 55 - - Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng. - Tổ chức hội thi tìm hiểu về môi trường và tuyên truyền hướng dẫn cách phân loại rác tại 2 Trường Tiểu Học và địa bàn dân cư 4 khóm phường 2.  Tổ chức hoạt động thực hiện phân loại rác tại Hộ gia đình, thu gom và xử lý rác - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện điều tra phân tích khối lượng thành phần rác thải tại Hộ gia đình được 08 đợt có 1320 hộ dân tham gia; đạt 100% (so với bảng cơ sở dữ liệu ban đầu, được đính kèm phụ lục) - Thực hiện 06 đợt thí điểm phân loại rác tại hộ gia đình và 02 Trường Tiểu Học; có 1716 hộ/2200 hộ dân tham gia; đạt 78% (so với bảng cơ sở dữ liệu ban đầu, được đính kèm phụ lục) - Tổ chức khảo sát phỏng vấn hộ dân về hiện trạng môi trường và cam kết thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình, có 2156 hộ/ 2200 hộ tham gia đạt 98% (so với bảng cơ sở dữ liệu ban đầu, được đính kèm phụ lục) - Triển khai thi công xây dựng nhà xưởng phân vi sinh, kết quả thực hiện hoàn thành và đưa vào vận hành đầu tháng 03/2008.  Các hoạt động quản lý dự án và các đối tác tham gia hoạt động dự án - Tổ chức 02 đợt tham quan, học tập kinh nghiệm cho các thành viên Ban Liên Hiệp, Tổ tuyên truyền, Tổ Tín dụng và Tổ phân loại rác tại dự án thị Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 56 - xã Bạc Liêu, Công ty Công Trình đô thị Ninh Thuận, BLH Dự Án Thành phố Quy Nhơn. - Công ty TNHH Một Thành viên cấp thoát nước môi trường đô thị Đồng Tháp hỗ trợ kinh phí không hoàn lại để đầu tư xây dựng nhà xưởng ủ phân vi sinh. - Với mục tiêu của dự án đề ra để thực hiện, Ban Liên Hiệp dự án đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nhăm góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe người dân, mọi người dân trong vùng dự án biết cách phân loại rác tại hộ gia đình. Qua việc trả lời phiếu khảo sát và bảng cam kết của từng hộ gia đình rất nhiệt tình và ủng hộ dự án. Giúp Ban Liên Hiệp dự án tiếp tục triển khai các hoạt động được tiến triển và hoàn thành tốt hơn. 4.1.2. Thực hiện phân tích thành phần khối lượng rác và Phân loại rác Trong suốt 3 tháng triển khai thực hiện thí điểm "Phân tích thành phần khối lượng rác" và thí điểm "Phân loại rác" tại cụm dân cư và trường học có số liệu cụ thể như sau:  Phân tích thành phần khối lượng rác Theo số liệu thống kê của XNCN & MT Đô Thị 2 thì khối lượng rác thu gom tại khu vực Phường 2 , TP Cao Lãnh khoảng 5 - 6 tấn/ngày. Khu vực rác chợ là 10 tấn/ngày (có thể biến động theo mùa) Qua số liệu thống kê của BLH từ các cuộc khảo sát thí điểm các tuyến đường nằm trên địa bàn Phường 2. Xác định được khối lượng rác phát sinh từ các hộ gia dân, rác chợ và rác địa bàn dự án (khu vực Phường 2). Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 57 -  Tiến hành phân tích thành phần khối lượng rác: B1. Tiến hành thu mẫu rác tại những hộ dân, cơ sở kinh doanh, trường học nằm trên các tuyến đường theo thời gian quy định chở về bãi rác Quảng Khánh. B2. Cân trọng lượng từng bọc rác sản sinh ra từ các hộ dân, cơ sở kinh doanh, trường học; điền kết quả vào các biểu mẫu tổng hợp sẳn có. B3. Xác định khối lượng rác trên đơn vị thể tích (m3) (rác hộ dân, rác chợ, rác địa bàn dự án): bằng cách cho lần lượt cho các bọc rác đã xác định khối lượng, rác chợ, rác phường 2 vào thùng gỗ 1m3 cho đến khi đầy. B4. Đổ rác trong thùng gỗ trên xuống sàn, tháo bỏ các bọc rác và trộn kỹ rác thải. Thực hiện tương tự đối với rác chợ và rác phường 2. B5. Đánh đống rác thành hình nón. Chia hình nón thành 04 phần đều nhau và lấy 02 phần chéo nhau, nhập 02 phần chéo nhau vừa lấy và trộn đều. B6. Chia phần vừa trộn đều thành 02 phần bằng nhau (đến khi mỗi phần còn khoảng 20-30kg). B7. Lấy 1 phần đã chia để phân loại: Chất hữu cơ; giấy, nhựa, nylon, kim loại, thủy tinh, xà bần, rác độc hại,..và ghi khối lượng cụ thể vào biểu tổng hợp sẵn có. B8. Tổng hợp các số liệu có được sau 03 ngày phân tích và báo cáo. (Hình 4.2. Phân tích thành phần khối lượng rác) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 58 - Qua kết quả phân tích cho thấy: TT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Chất thải hữu cơ 50.7 2 Giấy các loại 2.28 3 Giẻ, gỗ vụn 2.72 4 Cao su, nhựa, ni lông, da 4.92 5 Vỏ sò, ốc, xương 15.61 6 Thuỷ tinh 0.72 7 Gạch, đá, sỏi, sành, sứ 8.48 8 Phân gia súc 1.68 9 Các chất dạng nhỏ (<10mm) 12.89 Tổng 100 Thành phần chất thải rắn Chất thải hữu cơ 50% Giẻ, gỗ vụn 3% Cao su, nhựa, ni lông, da 5% Vỏ sò, ốc, xương 16% Phân gia súc 2% Gạch, đá, sỏi, sành, sứ 8% Các chất dạng nhỏ (<10mm) 13% Thuỷ tinh 1% Giấy các loại 2% Chất thải hữu cơ Giấy các loại Giẻ, gỗ vụn Cao su, nhựa, ni lông, da Vỏ sò, ốc, xương Thuỷ tinh Gạch, đá, sỏi, sành, sứ Phân gia súc Các chất dạng nhỏ (<10mm) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 59 - Tỉ lệ % hộ dân tham gia đạt 78%  Khu vực rác phố Phường 2: - Tỉ lệ % rác hữu cơ chiếm : 78% - Tỉ lệ % rác vô cơ chiếm : 22%  Khu vực rác chợ : - Tỉ lệ % rác hữu cơ chiếm : 85% - Tỉ lệ % rác vô cơ chiếm : 15% (Hình 4.3. Thực hiện phân tích thành phần khối lượng rác) TB KL rác/ngày Thành phần Đơn vị Hộ gia đình ( kg/ ngày) TB 1 người ( kg/ ngày) Tỉ lệ % Rác thí điểm kg 2 0.5 Rác hữu cơ " 1.5 0.4 78% Rác vô cơ " 0.5 0.1 22% Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 60 -  Thí điểm phân loại rác tại nguồn Trong suốt 1 tháng triển khai thực hiện thí điểm "Phân loại rác" tại cụm dân cư và trường học trên địa bàn Phường 2. Với số liệu thống kê của BLH từ các cuộc khảo sát thí điểm xác định được khối lượng rác phát sinh, tỉ lệ % mức độ tham gia thực hiện PLR theo hướng dẫn từ các hộ gia dân và trường học. Cách thực hiện: Phát bọc nilong cho các cụm dân cư và trường học trong khu vực thí điểm: - Bọc màu xanh để rác hữu cơ (trên bọc có in chữ rác hữu cơ) - Bọc màu đỏ để rác vô vơ (trên bọc có in chữ rác vô cơ)  Thí điểm Phân loại rác tại cụm dân cư: - Thực hiện liên tục 4 đợt/ 4 khóm. - Mỗi đợt thực hiện 3 ngày/ 1 khóm. - Mỗi khóm chọn 15 - 30 hộ trên một tuyến đường. Qua kết quả phân tích cho thấy: TB KL rác/ 1 ngày/ TB Tỉ lệ % TB Tỉ lệ % Thành phần Đơn vị 1hộ 1 người/hộ ( TB 4 người /hộ ) Hộ dân tham gia PLR Hộ dân tham gia PLR đúng Rác hữu cơ kg 1.8 0.4 Rác vô cơ " 0.9 0.2 70% 31% Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 61 -  Thí điểm PLR tại 2 trường tiểu học: - Thực hiện trong 1 đợt/3 ngày. - Mỗi đợt thực hiện 2 trường. - Mỗi trường chọn 10 - 20 lớp. Qua kết quả phân tích cho thấy: TB Tỉ lệ % TB Tỉ lệ % Thành phần Đơn vị TB KL rác/ 1 ngày/ 1lớp Lớp tham gia PLR Lớp tham gia PLR đúng Rác hữu cơ kg 0.8 Rác vô cơ " 0.7 78% 38% Số liệu được tổng hợp cụ thể như sau: 1. Mức độ tham gia phân loại đạt 80% 2. Tỉ lệ % tham gia phân loại đúng đạt 40% (Hình 4.4. Phát bọc nilong cho người dân) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 62 - 4.1. 3. Cung cấp trang thiết bị cho dự án a. Cung cấp thùng rác cho hộ gia đình:  Trang bị cho hộ gia đình thùng rác hữu cơ và vô cơ để tham gia vào hoạt động phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả.  Dự án trang bị 4400 thùng rác/ 2200 hộ. Mỗi hộ gia đình được cung cấp 2 thùng rác (thùng /20 lít) - Thùng hữu cơ màu xanh. - Thùng vô cơ màu cam.  Mỗi hộ gia đình đem rác ra đúng giờ qui định và tự bảo quản thùng rác của dự án cung cấp. b. Cung cấp thùng rác công cộng:  Trang bị thùng rác công cộng để nâng cao ý thức người dân về hoạt động BVMT, không vứt rác bừa bãi gây mất cảnh quan đô thị.  Dự án cung cấp 78 thùng rác (80l ; 120l ; 240l ; 660l) được đặt tại các đầu đường của địa bàn Phường 2 bao gồm: 50 thùng rác công cộng; 20 thùng rác chợ; 8 thùng rác cho 4 trường học.  XN Cấp nước và MTĐT số 2 chịu trách nhiệm về việc vận hành và bảo quản thùng rác công cộng và trường học. Công ty TNHH Hoàng Anh chịu trách nhiệm vận hành và bảo quản thùng rác chợ. c. Cung cấp xe đẩy tay thu gom rác:  Trang bị xe đẩy tay thu gom rác để vận chuyển vào các hẻm nhỏ lấy rác dễ dàng.  Dự án cung cấp 06 xe/1200 lít với 2 ngăn riêng biệt.  XN Cấp nước và MTĐT số 2 chịu trách nhiệm về việc vận hành và bảo quản. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 63 - Bố trí thùng chứa rác Tại khu vực Phường 2, thùng rác công cộng hiện hữu 37 thùng có 2 màu xanh và màu cam gồm 3 loại (120l - 240l - 360l) của XNCN & MT Đô Thị 2 trang bị. Ban liên hiệp sẽ trang bị thêm 18 thùng rác (240l - 660l ), 60 thùng rác (80l - 120l) với 2 màu xanh và màu cam. Ban liên hiệp trang bị 4400 thùng xanh và cam cho các hộ dân, mỗi hộ dân được trang bị 2 thùng để phân 2 loại rác hữu cơ và vô cơ. Địa điểm đặt thùng rác công cộng trên địa bàn Phường 2 như sau: Số thùng hiện hữu Số thùng bổ sung theo dự án STT Địa điểm đặt thùng Phường 660L 240L 120L 240L-660L 80L-120L 01 Phan Đình Phùng 2 2 4 02 Nguyễn Huệ " 14 28 03 Hùng Vương " 8 18 04 Nguyễn Văn Trỗi " 1 4 05 Lê Anh Xuân " 2 06 Hai Bà Trưng " 4 07 Hoàng Hoa Thám " 2 08 Cách Mạng Tháng 8 " 4 1 4 09 Đốc Binh Kiều " 2 10 Nguyễn Đình Chiểu " 2 11 Bến xe Cao Lãnh " 2 12 Võ Thị Sáu " 4 13 Trần Quan Khải " 1 14 Ngô Sĩ Liêm " 1 1 2 15 Ngô Quyền " 1 2 16 Đỗ Công Tường " 1 TỔNG SỐ 9 1 27 18 60 Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 64 - 4.1.4. Đề xuất quy trình thu gom và phân loại rác tại nguồn cho Phường 2  Quy trình phân loại rác tại nguồn Thu gom phân loại Bán cho Thu gom chuyên chở Phân loại kiểm tra lại phân loại lại + VSV nhiệt độ,nước Rác hữu cơ (thùng xanh) Bãi rác Chôn lấp, tiêu hủy Phân hữu cơ Rác sinh hoạt Xe ép rác 4.5 tấn (màu xanh trắng) Nơi ủ composting Rác vô cơ Tái chế, tái sử dụng Rác hữu cơ Rác tái chế tái sử dụng Người thu mua phế liệu Xe ép rác 1.5 tấn (màu xanh) Rác vô cơ (thùng cam) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 65 -  Quy trình thu gom rác tại hộ gia đình: Ban liên hiệp phối hợp với XNCN & MT Đô Thị 2 lập kế hoạch thu gom rác hữu cơ và rác vô cơ tại Phường 2, TP Cao Lãnh cụ thể như sau: Hàng ngày Thứ 3,5,7 Rác sinh hoạt sau khi đã được phân loại tại nguồn (hộ gia đình), phân thành 2 loại rác hữu cơ (chứa trong thùng màu xanh) và rác vô cơ (chứa trong thùng màu cam) theo trang bị và hướng dẫn của dự án.  Rác hữu cơ thu gom hàng ngày theo giờ quy định của XNCN & MT Đô Thị 2. Rác tại nhà dân trong các hẻm nhỏ sẽ được xe ba gác đẩy tay đến thu gom từng nhà, sau đó tập trung ở đầu đường lớn rồi đổ vào thùng 660l (màu xanh), đưa ra xe ép rác để vận chuyển đến bãi rác xử lý. Các hộ dân ở tại đường lớn thì CN thu gom đổ rác trực tiếp vào xe ép rác.  Rác vô cơ thu gom vào thứ 3,5,7 trong tuần cùng giờ lấy rác hữu cơ. Xe ba gác được trang bị 2 ngăn để chứa rác HC và VC. Rác tại nhà dân trong các hẻm nhỏ sẽ được xe ba gác đẩy tay đến thu gom từng nhà, sau đó tập trung ở đầu đường lớn rồi đổ vào thùng 660l (màu cam), đưa ra xe ép rác để vận chuyển đến bãi rác xử lý. Các hộ dân ở tại đường lớn thì CN thu gom đổ rác trực tiếp vào xe ép rác. Rác sinh hoạt sau khi đã được phân loại tại nguồn (hộ gia đình) Xe đẩy tay 1 ngăn (thu gom rác hữu cơ) Rác hữu cơ (thùng xanh) Xe đẩy tay 2 ngăn (thu gom rác vô cơ) Rác vô cơ (thùng cam) Xe ép rác 4.5 tấn (màu xanh trắng) Xe ép rác 1.5 tấn (màu xanh) Nơi ủ phân compost Xử lý tại bãi rác Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 66 -  Quy trình thu gom rác tại chợ: Hàng ngày Đổ vào Hàng ngày sau khi lấy rác hữu cơ Rác chợ sau khi đã được phân loại, phân thành 2 loại rác hữu cơ (chứa trong thùng màu xanh) và rác vô cơ (chứa trong thùng màu cam) theo trang bị và hướng dẫn của dự án.  Rác hữu cơ thu gom hàng ngày theo giờ quy định của Công ty TNHH Hoàng Anh, rác hữu cơ đổ vào thùng 660l (màu xanh), đưa ra xe ép rác để vận chuyển đến bãi rác xử lý.  Rác vô cơ thu gom hàng ngày sau khi lấy rác hữu cơ theo giờ quy định của Công ty TNHH Hoàng Anh, rác vô cơ đổ vào thùng 660l (màu cam), đưa ra xe ép rác để vận chuyển đến bãi rác xử lý.  Quy trình thu gom rác tại trường học: Hàng ngày Đổ vào Thứ 3,5,7 Rác chợ Rác hữu cơ (thùng màu xanh) Xe ép rác 2.5 tấn (màu xanh) Xe ép rác 2.5 tấn (màu xanh) Nơi ủ phân compost Xử lý tại bãi rác Rác vô cơ (thùng màu cam) Rác trường học Rác hữu cơ ( thùng màu xanh) Nơi ủ phân compost Xử lý tại bãi rác Rác vô cơ ( thùng màu cam ) Xe ép rác 4.5 tấn ( màu xanh trắng) Xe ép rác 1.5 tấn ( màu xanh ) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 67 - Rác trường học sau khi đã được phân loại, phân thành 2 loại rác hữu cơ (chứa trong thùng màu xanh) và rác vô cơ (chứa trong thùng màu cam) theo trang bị và hướng dẫn của dự án.  Rác hữu cơ thu gom hàng ngày theo giờ quy định của XNCN & MT Đô Thị 2. Rác tại các lớp học thu gom lại, sau đó tập trung đổ vào thùng 660l (màu xanh), đưa ra xe ép rác để vận chuyển đến bãi rác xử lý.  Rác vô cơ thu gom vào thứ 3,5,7 trong tuần cùng giờ lấy rác hữu cơ. Rác tại các lớp học thu gom lại, sau đó tập trung đổ vào thùng 660l (màu cam), đưa ra xe ép rác để vận chuyển đến bãi rác xử lý.  Quy trình vận chuyển rác đến xưởng làm compost hoặc bãi rác: - Rác hữu cơ thu gom hàng ngày, xe ép rác vận chuyển đến xưởng làm phân compost. - Rác vô cơ thu gom vào thứ 3,5,7 trong tuần sau đó xe ép rác vận chuyển đến bãi rác Quảng Khánh xử lý chung với bãi rác hiện hữu. Một số kết quả đạt được - Nhận thức của người dân về BVMT được nâng lên, cụ thể là lúc chưa có dự án có 90% hộ dân đăng ký thu gom rác, đến nay có 98%. - Người dân đã biết cách phân loại rác, cụ thể: 2.115/2.200 hộ (96%) cam kết thực hiện phân loại rác và được nhận hỗ trợ thùng rác phân loại (02 thùng/hộ). - Đến nay 1.323/2.115 hộ (62,6%) cam kết thực hiện PLR thực hiện PLR đúng hướng dẫn. - Lịch trình, phương tiện, công nhân thu gom đảm bảo: thông báo thời gian thu gom từng khu vực, có thùng rác, xe thu gom riêng với logo hướng dẫn cho rác hữu cơ, vô cơ, công nhân thu gom mặc đồng phục để cộng tác viên, người dân, công nhân giám sát lẫn nhau việc phân loại rác và công tác thu gom, vận chuyển rác phân loại của hộ dân. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 68 - 1. Lịch trình thu gom: - Thứ 2,4,6, CN thu gom loại rác hữu cơ. - Thứ 3,5,7 thu gom 02 loại rác. 2. Phương tiện thu gom: - 03 xe ép rác (02 xe thu gom rác hữu cơ, 01 xe thu gom rác vô cơ) - 06 xe ba gác đẩy tay, được chia làm 2 ngăn: 1 ngăn chứa rác vô cơ và 1 ngăn chứa rác hữu cơ Nhận xét ưu điểm của quy trình thu gom và PLR trên: - Được trang bị 2 xe ép rác có 2 màu khác nhau, nhằm giúp cho người dân dễ dàng phân biệt và nhận ra việc thu gom rác của từng loại xe. Tránh được tình trạng đổ rác hữu cơ và vô cơ chung với nhau. - Khi người dân tham gia vào việc phân loại rác cũng có niềm tin đối với dự án và nhiệt tình hơn và thấy được lợi ích từ việc phân loại rác tại nhà. - Xe chở rác hữu cơ vận chuyển về xưởng ủ phân, giúp cho công nhân phân loại nhanh và tiết kiệm thời gian. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 69 - 4.2. SẢN XUẤT PHÂN COMPOST 4.2.1. Ủ yếm khí tuỳ nghi - A.B.T (Hình 4.1. Quy trình công nghệ sản xuất phân compost) THU GOM RÁC Trộn thêm ( nếu cần): - Hoặc: mùn cưa, lá cây khô, rơm rạ nếu rác có quá nhiều thức ăn thừa. - Hoặc: Phân gia súc nếu rác có quá nhiều lá khô, rơm rạ. - Đổ vào bể ủ ( chứa khoảng 10m3 rác) từng lớp và phủ lên mặt 1 lớp compost chưa phân hủy ( lấy từ phần còn dư khi sàng phân compost). - Dùng chế phẩm sinh học P.MET để đẩy nhanh quá trình phân hủy, giảm lượng nước rỉ rác và mùi hôi. Ủ trong bể 28 - 30 ngày Kiểm soát nhiệt độ: - Tuần 1 (650C - 700C) - Từ tuần 2 ( giảm đến 400C Kiểm soát độ ẩm ( 40 – 60% ) Sàng thô, phân loại tách mùn hữu cơ lấy phân compost. Ủ chín ( 7 – 10 ngày ) Phần rác hữu cơ còn to, chưa phân hủy hết Chứa và đóng bao Tiêu thụ Phân loại rác: thành phần dễ phân hủy sinh học Tái chế/ đổ bỏ rác khó phân hủy Đảo trộn ( nếu cần ) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 70 - (Bảng 4.1: Minh họa quy trình nạp rác vào các hầm ủ theo thời gian) Ngày thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Hầm 1 x x x o o o x x x Hầm 1 ngưng tiếp nhận và bắt đầu ủ Hầm 2 x x x o o o x x x Hầm 2 ngưng tiếp nhận Hầm 3 x x x o o o x Hầm 4 x x x o Hầm n Ghi chú: Dấu x tượng trưng cho việc tiếp nhận rác trong ngày đó và dấu o tượng trưng cho những ngày giãn cách không nạp liệu giữa 2 đợt.  Kết quả thông số theo dõi trong quá trình vận hành - Độ pH. Ban đầu độ pH trong rác giảm xuống từ 6.5 -7 đến 6-6.5. Sau đó bắt đầu tăng lên đến 7-8. - Tỉ lệ C/N. Tỉ lệ lý tưởng là 30/1. Giảm xuống trong quá trình làm phân vi sinh, với tỉ lệ khi kết thúc quy trình gần như là 10/1. - Một số chỉ tiêu qua phân tích thử nghiệm phân vi sinh: Hàm lượng chất hữu cơ: 16,84%; Đạm (N): 1,14%; Lân: 2,35%; Kali: 0,63%; Magie: 0,29%; Canxi: 1,72%; Kẽm: 0,04%; Sắt: 3,14%; Đồng: 0,02%; Mangan: 0,03%.  Kết quả theo dõi diễn biến nhiệt độ. Bảng 4.2: Diễn biến nhiệt độ trong quá trình ủ thiếu khí theo thời gian. Thời gian Môi trường Vị trí đáy 5cm Vị trí ½ Vị trí ⅔ (ngày) (oC) (oC) (oC) (oC) 0 30,8 30,8 31,5 36,7 33,1 38,8 33,7 40,0 1 30,7 30,4 40,2 44,7 45,2 50,8 46,5 52,5 2 30,1 30,6 48,5 52,8 57,3 59,8 58,8 61,6 3 29,6 30,5 54,1 53,1 60,3 58,1 62,0 60,3 4 30,7 29,1 50,0 46,2 54,1 49,4 56,7 51,3 5 27,1 29,0 42,6 40,9 46,1 44,5 47,0 44,8 6 28,8 28,3 40,8 39,6 42,7 41,2 43,1 41,5 Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 71 - 7 28,9 30,5 38,7 38,0 40,1 39,5 40,4 40,0 8 29,6 29,8 37,6 37,0 38,8 37,9 39,1 38,1 9 30,1 29,8 35,9 35,0 37,0 35,5 37,2 35,8 10 30,3 30,0 33,9 32,9 34,3 33,5 34,5 33,7 11 30,1 30,3 32,0 31,6 32,7 31,9 32,8 32,2 12 29,8 29,4 31,4 30,6 31,6 31,0 31,6 31,1 13 30,2 31,0 29,8 29,4 30,4 29,9 30,5 30,0 14 29,8 28,8 28,9 28,5 29,3 28,9 29,3 28,9 15 30,1 30,5 28,3 28,7 28,5 29,0 28,5 29,1 16 31,3 31,0 29,2 29,0 29,5 29,4 29,5 29,4 17 31,5 28,9 29,2 29,2 18 30,9 29,1 29,4 29,4 19 30,7 29,2 29,3 29,3 20 30,9 29,2 29,3 29,3 21 30,6 29,0 29,1 29,1 22 30,4 28,8 28,9 28,9 23 30,9 28,5 28,6 28,6 24 30,5 28,7 28,7 28,7 25 - 26 29,8 29,7 29,0 28,8 29,0 28,8 29,0 28,8 27 31,3 28,9 28,9 28,9 28 30,1 28,6 28,6 28,6 Nhiệt độ quá trình ủ Compost 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 0.0 3.0 6.0 9.0 12.0 15.0 18.0 21.0 24.0 27.0 30.0 Thời gian (ngày) N hi ệ t đ ộ (o C) Môi trường Vị trí cách đáy 5cm Vị trí 1/2 chiều cao Vị trí 2/3 chiều cao (Hình 4.2: Diễn biến nhiệt độ môi trường và bên trong đống ủ trong suốt quá trình ủ) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 72 - Nhận xét: Căn cứ trên bảng số liệu nhiệt độ thu được, chúng ta nhận thấy nhiệt độ bên trong đống ủ đạt giá trị cao nhất không ở ngay vị trí trung tâm chính giữa mà sẽ cao hơn phía trên một chút, tại vị trí 2/3 chiều cao đống ủ tính từ dưới lên (theo chiều di chuyển của không khí). Nguyên nhân là do sự khác biệt về độ ẩm đã trình bày ở trên, độ ẩm tại vị trí này cao hơn so với tại trung tâm, đồng thời vị trí này không cách quá gần bề mặt nên không bị ảnh hưởng thất thoát nhiệt. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của cấu trúc vật liệu bên trong đống ủ, độ rỗng Do đó vị trí bên trong đống ủ mà nhiệt độ đạt max không nhất thiết ở chính xác tại vị trí ⅔ chiều cao mà có thể cao hơn hay thấp hơn một chút.  Kết quả theo dõi khối lượng và thể tích đống ủ. (Bảng 4.3: Sự thay đổi khối lượng và thể tích của đống ủ theo thời gian) Thời gian Chiều cao Thể tích Độ giảm thể tích Khối lượng Độ giảm khối lượng Khối lượng riêng (ngày) (cm) (lít) (%) (kg) (%) (kg/m3) 0,0 40,0 100,00 0,00 24,00 0,00 240,0 0,5 36,0 90,00 10,00 23,00 4,17 255,6 1,0 33,0 82,50 17,50 22,00 8,33 266,7 2,0 27,3 68,25 31,75 21,25 11,46 311,4 2,5 23,5 58,75 41,25 19,25 19,79 327,7 3,0 17,5 43,75 56,25 15,00 37,50 342,9 3,5 16,0 40,00 60,00 14,00 41,67 350,0 4,0 15,1 37,75 62,25 13,50 43,75 357,6 5,0 14,2 35,50 64,50 12,75 46,88 359,2 6,0 12,7 31,75 68,25 11,50 52,08 362,2 7,0 11,7 29,25 70,75 10,75 55,21 367,5 7,5 11,3 28,25 71,75 10,50 56,25 371,7 9,0 10,3 25,75 74,25 10,00 58,33 388,3 10,0 9,6 24,00 76,00 9,50 60,42 395,8 11,0 9,2 23,00 77,00 9,25 61,46 402,2 12,0 8,9 22,25 77,75 9,00 62,50 404,5 Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 73 - 15,0 8,4 21,00 79,00 8,50 64,58 404,8 18,0 8,0 20,00 80,00 8,25 65,63 412,5 21,0 7,7 19,25 80,75 7,50 68,75 389,6 25,0 7,5 18,75 81,25 7,25 69,79 386,7 28,0 7,5 18,75 81,25 6,00 75,00 320,0 Nhận xét: Tốc độ giảm thể tích của đống ủ diễn ra nhanh chóng trong khi độ giảm khối lượng chỉ bằng ½ so với độ giảm thể tích trong giai đoạn đầu. Nguyên nhân là do trong suốt quá trình, giống như nước, CTR có khuynh hướng sa lắng xuống phía dưới theo tác dụng của trọng lượng và đống ủ ngày càng nén chặt hơn theo thời gian. Mặt khác sự phân hủy làm giảm kích thước đường kính hạt CTR, những thành phần mịn hơn di chuyển xuống bên dưới lấp và những phần không gian rỗng, dẫn đến giảm độ rỗng (FAS), qua đó gia tăng khối lượng riêng của đống ủ. Ngoài ra việc duy trì độ ẩm thích hợp cho đống ủ từ 55 – 60% cũng làm cho khối lượng riêng đống ủ tăng lên. Biến thiên khối lượng và thể tích đống ủ 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 0.0 3.0 6.0 9.0 12.0 15.0 18.0 21.0 24.0 27.0 30.0 Thời gian (ngày) Th ể tíc h đ ố n g ủ (lít ) 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 K hố i l ư ợ n g đ ố n g ủ (kg ) Thể tích đống ủ Khối lượng đống ủ (Hình 4.3: Sự thay đổi khối lượng và thể tích đống ủ theo thời gian) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 74 - Biến thiên khối lượng riêng và độ giảm thể tích, khối lượng đống ủ 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0 300.0 350.0 400.0 450.0 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 Thời gian (Ngày) K hố i l ư ợ n g riê n g (kg /m 3) 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 Đ ộ gi ảm th ể tíc h, kh ố i l ư ợ n g (% ) Khối lượng riêng đống ủ Độ giảm thế tích (%) Độ giảm khối lượng (%) (Hình 4.4: Biến thiên khối lượng riêng và độ giảm thế tích, khối lượng đống ủ)  Kết quả theo dõi độ ẩm và chất rắn bay hơi (VS). Bảng 4.5: Độ ẩm, khối lượng nước và chất rắn TS, VS theo thời gian ủ. Thời gian Khối lượng Độ ẩm Nước TS VS VS Độ giảm KL (%) (ngày) (kg) (%) (kg) (kg) (%TS) (kg) Nước TS 0,0 24,00 61,22 14,693 9,307 83,25 7,748 0,00 0,00 1,0 22,00 58,85 12,947 9,053 82,79 7,495 11,88 2,73 2,0 21,25 59,74 12,695 8,555 81,80 6,998 13,60 8,08 2,5 19,25 59,40 11,435 7,816 80,10 6,260 22,18 16,03 3,0 15,00 59,25 8,888 6,113 74,60 4,560 39,51 34,32 5,0 12,75 61,19 7,802 4,948 68,68 3,398 46,90 46,83 7,5 10,50 57,27 6,013 4,487 65,53 2,940 59,07 51,79 12,0 9,00 55,51 4,996 4,004 61,43 2,460 66,00 56,98 18,0 8,25 56,45 4,657 3,593 57,14 2,053 68,30 61,40 21,0 7,50 54,51 4,088 3,412 55,02 1,877 72,18 63,34 25,0 7,25 53,78 3,899 3,351 54,35 1,821 73,46 64,00 28,0 6,00 45,12 2,707 3,293 53,77 1,771 81,57 64,62 Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 75 - Ghi chú: Khối lượng nước và tổng chất rắn (TS) trong đống ủ tính theo khối lượng tổng của đống ủ cân trên thực tế và giá trị độ ẩm của mẫu CTR phân tích tại từng thời điểm. Nhận xét: Độ ẩm bên trong đống ủ luôn được duy trì ổn định trong khoảng từ 55 – 60% nhờ tuần hoàn nước rỉ rác suốt quá trình ủ. Đây là khoảng giá trị độ ẩm thích hợp cho các nhóm vi sinh vật phát triển. Nếu độ ẩm quá thấp (<30%) thì sẽ hạn chế hoạt động của vi sinh vật và nếu quá lớn (>65%) thì quá trình phân huỷ sẽ chậm lại, sẽ chuyển sang chế độ phân hủy kỵ khí vì quá trình thổi khí bị cản trở, sự khuếch tán oxy vào trong đống ủ cũng giảm đi do hiện tượng bít kín các khe rỗng không cho không khí đi qua, gây mùi hôi, đồng thời rò rỉ các chất dinh dưỡng ra bên ngoài và lan truyền vi sinh vật gây bệnh. Trong suốt quá trình ủ thì độ ẩm sẽ giảm dần. (Hình 4.5: Biến thiên khối lượng, độ ẩm và TS theo thời gian ủ) Sự thay đổi khối lượng,độ ẩm và tổng CTR trong quá trình ủ 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 Thời gian (Ngày) Khối lượng (kg) 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Độ ẩm (%) KhốI lượng đống ủ Tổng chất rắn (TS) Độ ẩm đống ủ Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 76 - (Hình 4.6: Biến thiên khối lượng nước và tổng chất rắn (TS) trong quá trình ủ) Nhận xét kết quả Sau giai đoạn ủ yếm khí trong mô hình, tỷ lệ compost thu được chiếm khoảng 18,75% CTR hữu cơ ban đầu, sau quá trình ủ chín thì tỷ lệ compost thu được chiếm khoảng 15,83%. Đối với CTRSH ở nước ta, thành phần rác hữu cơ thích hợp để sản xuất phân compost thường chiếm gần 50 – 60% khối lượng thì tỷ lệ thu compost / CTRSH ban đầu là gần 7,92 – 9,50%. Đây là thông số có ý nghĩa thực tiễn trong tính toán thiết kế và đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất phân rác.  Một số kết quả đạt được  Khối lượng rác hữu cơ thu gom: 5 tấn/ngày.  Xử lý rác phân loại: Rác (thu gom, vận chuyển) địa điểm xử lý tại bãi rác Quảng Khánh (TPCL), Với tổng diện tích S=1.200 m2, trong đó 400 m2 ủ yếm khí tùy nghi A-B-T, 800 m2 ủ luống tự nhiên. Độ giảm khối lượng nước và chất rắn theo thời gian 0.00 4.00 8.00 12.00 16.00 20.00 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 Thời gian (Ngày) K hố i l ư ợ n g (kg ) 0 20 40 60 80 100 Đ ộ gi ả m kh ố i l ư ợ n g (% ) Khối lượng nước Khối lượng TS Độ giảm khối lượng nước (%) Độ giảm khối lượng TS (%) Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 77 -  Đã sản xuất thành công phân vi sinh từ rác hữu cơ với công suất 250kg phân/ngày. Đến nay đã có 26 tấn phân vi sinh được sản xuất ra từ quy trình này. Phân vi sinh được sử dụng bón cho hoa kiểng, cây xanh thành phố.  01/05 tấn rác hữu cơ → phân loại lần 2 (còn 35% rác vô cơ) → ủ yếm khí tùy nghi A-B-T (30 ngày) → sàn → nghiền → 250 kg phân vi sinh.  04/05 tấn rác hữu cơ → ủ luống tự nhiên.  Kinh phí địa phương đóng góp trong xử lý rác phân loại.  1.200 m2 đất tại bãi rác (UBND TPCL)  Xây dựng nhà xưởng: 134.700.000đồng (Công ty TNHH Cấp nước và MTĐT Đồng Tháp).  Hạ thế điện: 59.000.000 đồng (Điện lực Đồng Tháp).  Sản phẩm phân vi sinh được sản xuất ra Ban Liên Hiệp dự án chuyển giao sản phẩm cho Công ty TNHH một thành viên cấp nước môi trường đô thị Đồng Tháp sử dụng để bón cây xanh công viên và cũng để thử nghiệm chất lượng sản phẩm ủ phân vi sinh được sản xuất ra từ công nghệ mới, qua đó để quảng bá, khuyến khích người dân sử dụng. 4.2.2. Nhận xét quá trình ủ yếm khí tuỳ nghi – A.B.T và ủ luống tự nhiên - Ủ yếm khí tuỳ nghi – A.B.T: ít phát sinh mùi hôi và nước rỉ rác, thời gian ủ ngắn. Do công nghệ không gây ô nhiễm môi trường và có thể áp dụng được với quy mô công suất nhỏ để xử lý rác ở cụm dân cư. Không ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ công nhân làm việc, môi trường sống và sức khoẻ cư dân xung quanh khu xử lý rác. Chất lượng phân tốt, rất thuận lợi trong tiêu thụ, giảm bớt chi phí ngân sách cho xử lý rác. Tuy nhiên còn mặt hạn chế là phải tốn chi phí mua chế phẩm sinh học P.MET. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 78 - - Ủ luống tự nhiên: vẫn phát sinh mùi hôi và nước rỉ rác, thời gian ủ kéo dài gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt, nên vào mùa mưa sẽ gây khó khăn trong quá trình ủ. Tuy nhiên chi phí vận hành đơn giản, ít tốn kém, chất lượng phân tốt.  Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án a. Thuận lợi - Được sự hỗ trợ, phối hợp nhiệt tình của các Ban ngành, đoàn thể, đơn vị thu gom rác và chính quyền các cấp, nhất là lực lượng cán bộ, hội viên của các chi hội, đoàn thể phường và các tổ cộng tác viên – tuyên truyền viên đã tham gia tích cực công tác tuyên truyền vận động dân cư giữ gìn vệ sinh môi trường. - Các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn bằng nhiều hình thức như: chương trình họp tổ, nhóm của các chi hội đoàn thể và các cuộc họp tổ dân phố... - Người dân quan tâm và nhiệt tình tham gia. - Người dân trong và ngoài thành phố đang quan tâm theo dõi tiến trình và kết quả thực hiện của dự án. b. Khó khăn - Tỷ lệ phân loại rác chưa cao, do người dân lần đầu tiên thực hiện PLR nên một phần là chưa quen, một phần do ngán ngại trong việc thực hiện. - Tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch, do: lần đầu tiên thực hiện DA nên cán bộ phụ trách chưa có kinh nghiệm trong lập kế hoạch, điều hành DA. - Công tác phối kết hợp trong thu gom, vận chuyển rác phân loại thời gian đầu chưa đồng bộ. - Người dân chưa thấy được quyền lợi cho mình trong việc PLR tại hộ gia đình. Đề tài Phân loại rác tại nguồn & xử lý rác hữu cơ thành phân compost GVHD : Th.S Nguyễn Chí Hiếu SVTH : Lê Thị Hồng Hảo - 79 - CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Như vậy hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm mục đích làm cho người dân hiểu biết nhiều hơn nữa về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và công tác bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của một tổ chức hay cá nhân nào mà là trách nhiệm và quyền lợi của cả cộng đồng. Khi thực hiện phân loại rác sẽ làm cho chúng ta thấy được những giá trị tiềm ẩn trong rác như những nguồn nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng, nguồn nguyên liệu để ủ phân vi sinh để làm phân bón cho cây trồng, cải tạo đất và chúng ta không phải tốn nhiều diện tích đất cho việc chôn lấp rác, ...Vì vậy việc phân loại rác là một cách để thể hiện trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường. Dự án này còn nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn và triển khai nhân rộng trên địa bàn thành phố Cao Lãnh. KIẾN NGHỊ Cần xây dựng chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng có hiệu quả; Hiện đại hóa các bộ phận thu gom, vận chuyển; Đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm, cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm luật bảo vệ môi trường. 1. Dự án phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cấp đô thị. 2. Sự phối hợp đồng bộ và đầy trách nhiệm giữa BLH, các cấp chính quyền đoàn thể và người dân, bộ phận thu gom, vận chuyển rác phân loại. 3. Công tác tuyên truyền phải thường xuyên, nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. 4. Phải có quy trình thu gom và xử lý phù hợp với rác phân loại. 5. Cần có biện pháp chế tài, mức phí riêng đối với thực hiện phân loại rác. 6. Phải có sự tham gia hưởng ứng, đồng tình cao của cộng đồng. Filename: luan van hoan chinh - in Directory: D:\hao\TAI LIEU LUAN VAN\DE TAI\luan van - in\word Template: C:\Documents and Settings\Administrator.SUN- A74914FE01F\Application Data\Microsoft\Templates\Normal.dot Title: CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG Subject: Author: KIDMUSHROOM Keywords: Comments: Creation Date: 7/22/2010 8:47:00 PM Change Number: 20 Last Saved On: 7/23/2010 12:27:00 AM Last Saved By: User Total Editing Time: 167 Minutes Last Printed On: 7/23/2010 12:28:00 AM As of Last Complete Printing Number of Pages: 79 Number of Words: 14,367 (approx.) Number of Characters: 81,895 (approx.)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan van hoan chinh - in.pdf
  • pdfaphic 2.pdf
  • pdfbacao ks - in.pdf
  • pdfCao Lanh Bang phong van[1]- in.pdf
  • pdfDU LIEU CO SO- 30.pdf
  • pdfgsdg.pdf
  • docloi cam on.doc
  • docmuc luc.doc
  • docnhiem vu.doc
  • pdfso tay 19.12.pdf
  • pdfTO BUOM 2.pdf
Tài liệu liên quan