Đề tài Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng trong công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao

Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã cung cấp các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp lớn nhất miền bắc từ trước tới nay với quy mô và các loại sản phẩm ngày càng mở rộng, chi phí năng lượng cho sản xuất chiếm một vị trí cao trong tổng chi phí của Công ty. Vì vậy, sử dụng tiết kiệm năng lượng là một trong những vấn đề đang được nhà máy quan tâm, nhằm tìm ra các biện pháp sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý nhất, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm góp phần mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm của Công ty trên thị trường hiện tại và trong tương lai. Hiện nay để đáp ứng quá trình phát triển của công ty, nhà máy đang tiến hành mở rộng cải tiến và mở rộng quy sản xuất, tăng năng suất lao động thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng cụ thể là tiêu thụ than, dầu, điện sẽ tăng lên. Tuy nhiên điều quan trọng là chi phí năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phấm sẽ giảm xuống góp phần làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm xuống, làm tăng cơ hội cạnh tranh về giá cả so với các sản phẩm cùng loại của thị trường ở hiện tại và trong tương lai. Để làm được điều đó thì ngay từ bây giờ một trong những biện pháp mà Công ty phải thực hiện đó là tìm các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng . Có 3 giải pháp nổi cộm mà Công ty cần phải quan tâm đến hiện nay đó là: Trước tiên: Cần đi từ biện pháp tuyên chuyền tới giải pháp kỹ thuật. Cần tuyên truyền cho mỗi cán bộ công nhân viên hiểu được tác dụng của việc sử dụng tiết kiệm năng lượng đối với quyền lợi của Công ty, quyền lợi của mỗi cán bộ công nhân viên, góp phần '' vừa ích nước vừa lợi nhà''. Thứ hai: Lựa chọn và lắp đặt các công đoạn kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhằm mục đích giảm mức tiêu thụ năng lượng để sản xuất ra một đơn vị ở mỗi công đoạn xuống.

doc105 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng trong công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận hành non tải + Từ 22h- 5h : Vận hành với công suất cao, một vài công đoạn chạy hết công suất. Trong đó từ 7h đến 18h mọi hoạt động của nhà máy hoạt động bình thường với chế độ quy định. Trong khoảng thời gian từ 22h đến 5 h hầu hết các hoạt động sinh hoạt của người dân ngừng lại, lúc này các dây chuyền sản xuất chính của nhà máy bắt đầu nâng dần công suất lên, thậm chí một số công đoạn trong dây chuyền sản xuất vận hành hết công suất để ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu cho các công đoạn sau nó của quá trình sản xuất, các công đoạn này còn tạo ra thêm một lượng nguyên liệu bán thành phẩm để phục vụ cho công đoạn sau của quá trình sản xuất ở giờ cao điểm như các công đoạn là nghiền sấy, bộ phận kho axit, hồ tuần hoàn và bộ phận ẩm xỉ. Trong giai đoạn từ 18- 22h đây là thời điểm mà nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng vọt lúc này các dây chuyền công nghệ giảm công suất, tuy nhiên một số công đoạn có thể vận hành bình thường bởi một phần nhiên liệu dự trữ do được thu được trong giờ vận hành thấp điểm . Cụ thể như trong dây truyền sản xuất supe. Vào giờ thấp điểm ngoài việc vận hành hết công suất cả dây chuyền sản xuất, xí nghiệp Supe còn cho chạy hết công suất đối với công đoạn nghiền và sấy quặng (Lưu ý: Đây là công đoạn tiêu thụ nhiều điện năng trong dây chuyền sản xuất lân, với tổng công suất lắp đặt của 2 máy nghiền 1 và 2 là: 504,8 + 452,7 = 957,5kW có thể cho hoạt động vào giờ thấp điểm và giờ bình thường) để ngoài cung cấp đủ cho công đoạn điều chế trong thời điểm vận hành đó, nó còn tạo thêm ra một lượng dư bột để dành cho công đoạn này khi chạy vào giờ cao điểm. Khi đến giờ cao điểm thì công đoạn này chạy non tải trong khi công đoạn chế biến vẫn vận hành bình thường để đáp ứng nhu cầu đặt ra. Cũng như vậy đối với XN A xít2 trong giờ thấp điểm cũng vận hành hết công suất công đoạn sấy nghiền quặng để đến giờ thấp điểm cung với việc hạ thấp công suất các công đoạn sản xuất xuống, còn cho phép công đoạn nghiền sấy quặng giảm tải thấp hơn so vời yêu cầu mà vẫn đủ nguồn bột cung cấp cho công đoạn đốt quăng để tạo khí SO2. Còn ở xí nghiệp NPK trong giờ thấp điểm hộ vận hành hết công suất công đoạn sàng nguyên liệu như : Lân, Kali, Đạm để dành một phần dư cho công đoạn quay tròn tạo hạt trong giờ cao điểm. Việc làm này vừa có thể vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về chất lượng, số lượng sản phẩm đề ra mà lại tiết kiệm được chi phí về tiêu thụ điện để sản xuất sản phẩm. Ta có bảng tính tiền điện sản xuất theo 3 đơn giá năm 2000 như sau: Tháng ĐIỆN NĂNG(KWH) TIỀN (ĐỒNG ) Giờ B. thường Giờ C. Điểm Giờ T. Điểm Tổng Giờ B. Thường Giờ C. Điểm Giờ T. Điểm Tổng 1 2.905.470 864.000 1.280.000 5.049.470 2.460.933.090 1.273.536.000 549.120.000 4.283.589.090 2 2.685.800 785.000 1.167.000 4.637.800 2.274.872.600 1.157.090.000 500.643.000 3.932.605.600 3 2.549.040 750.000 1.112.000 4.411.040 2.159.036.880 1.105.460.000 477.048.000 3.741.544.880 4 2.630.100 749.000 1.129.000 4.508.100 2.227.694.700 1.104.026.000 484.341.000 3.816.061.700 5 2.852.130 825.000 1.245.000 4.922.130 2.415.754.110 1.216.050.000 534.105.000 4.165.909.110 6 2.841.950 818.000 1.247.000 4.906.950 2.407.131.650 1.205.732.000 534.963.000 4.147.826.650 7 3.019.530 877.000 1.330.000 5.226.530 2.557.541.910 1.292.698.000 570.570.000 4.420.809.910 8 2.968.270 878.000 1.318.000 5.164.270 2.514.124.690 1.294.172.000 565.422.000 4.373.718.690 9 2.933.500 858.716 1.291.572 5.083.788 2.484.674.500 1.265.747.384 554.084.388 4.304.506.272 10 2.875.660 853.000 1.286.000 5.014.660 2.435.684.020 1.257.322.000 551.694.000 4.244.700.020 11 2.846.860 845.000 1.257.000 4.948.860 2.411.290.420 1.245.530.000 539.253.000 4.196.073.420 12 2.850.520 838.000 1.267.080 4.955.600 2.266.163.400 1.198.340.000 581.589.720 4.046.093.120 Cả Năm 36.809.350 10.778.716 16.196.732 63.784.798 28.614.901.970 14.615.703.384 6.442.833.108 49.673.438.462 Tóm lại, việc áp dụng biện pháp quản lý sản xuất hợp lý vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, vì vậy đây cũng là một trong những biện pháp cần tiếp tục thực hiện và tận dụng tốt hơn nữa trong việc tận dụng ưu thế trong việc sử dụng đơn giá điện 3 giá như hiện nay. 2.5.4 Tác động lên ý thức của công nhân viên Để góp phần giúp công nhân viên nâng cao ý thức trong việc sử dung tiết kiêm điện năng trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt Công ty Supe lân Lâm thao áp dụng một số biện pháp sau: + Kêu gọi công nhân viên có ý thức trong việc sử dụng điện ở nơi sản xuất cũng như trong quản lý điều hành Công ty, tránh lãng phí và tổn thất không cần thiết. Đối với chiếu sáng và sử dụng các thiết bị chiếu sáng văn phòng, Công ty yêu cầu cán bộ công nhân viên thực hiện tiết kiệm bằng cách đống ngắt các thiết bị khi ra khoỉ văn phòng và khi kết thúc giờ làm việc hàng ngày. đối với chiếu sáng công cộng công ty có hình thức đóng cắt điện theo mùa: mùa đông đóng điện chiếu sáng từ 6h tối đến 7h30 sáng, mùa hè thường đống điện từ 7h tối tới 6h sáng. + Hiện tại nhằm nâng cao ý thức trong việc sử dụng điện năng Công ty yêu cầu các xí nghiệp phải theo dõi tình hình tiêu thụ điện hàng ngày bằng cách yêu cầu các xí nghiệp theo dõi và ghi số điện tiêu thụ theo qui định 2h một lần ghi, sau đó cuối mỗi ngày tổng hợp số liệu lại, vẽ biểu đồ phụ tải của toàn Công ty trong ngày rồi nộp lên phòng điện nước của Công ty. + Trong sản xuất Công ty có qui định các định mức tiêu hao năng lượng của một vài sản phẩm của Công ty nhằm mục đích buộc các xí nghiệp phải có ý thức trong việc sử dụng năng lượng một cách hợp lý. Hiện tại mới chỉ có 4 xí nghiệp có qui định định mức tiêu thụ điện năng đó là : Xí nghiệp A xít 1, A xít 2, supe1, supe2 trong đó: A xít 1: 88 kwh/tấn sản phẩm A xít 2: 155 kwh/tấn sản phẩm Supe 1: 23 kwh/tấn sản phẩm Supe 2: 23kwh/tấn sản phẩm 2.5.5 Cải tạo hệ thống chiếu sáng. Đối với chiếu sáng trong sản xuất hiện nay một số nơi Công ty đang áp dụng phương pháp chiếu sáng điểm (tức là lắp đặt các thiết bị chiếu sáng ở các công đoạn với các yêu cầu về độ rọi khác nhau là khác nhau), một số khu vực theo phương pháp chiếu sáng chung. Điện năng cung cấp cho chiếu sáng của các xí nghiệp được lấy từ các tủ động lực của các trạm điện thuộc xí nghiệp đó quản lý. Đặc biệt hiện nay chưa có công tơ riêng cho hệ thống chiếu sáng mà hàng tháng Công ty chỉ ước lượng mức tiêu thụ điện cho chiếu sáng của 5 xí nghiệp sản xuất chính đó là 2 xí nghiệp A xít1,2, hai xí nghiệp Supe lân và xí nghiệp NPK, còn các xí nghiệp và các phân xưởng khác thì được tính gộp mức tiêu thụ điện năng cho các đơn vị khác Hệ thống chiếu sáng của Công ty được chia ra làm ba bộ phận - Chiếu sáng bên trong các xí nghiệp ( 02 xí nghiệp A xít, 02 X N supe và xí nghiệp NPK) - Chiếu sáng khu vực hành chính bên ngoài khu sản xuất - Chiếu sáng hệ thống đèn đường của Công ty Các thiết bị chiếu sáng chủ yếu hiện nay của Công ty là các loại bóng sợi đốt, bóng thuỷ ngân cao áp (TNCA) các loại 125 W, 250 W và bóng huỳnh quang 40 W của các hãng Philips, Tosiba, Rạng đông. Các chấn lưu cho bóng huỳnh quang hiện nay Công ty đang sử dụng là chấn lưu sắt từ. Chiếu sáng tại các xí nghiệp a, Đặc điểm môi trường khu sản xuất - Máy động lực hoạt động sinh ra nhiệt độ và gây ra tiếng ồn lớn, mặt sàn và cầu thang đi lại rất rung, nhiệt độ ở ngoài trời và trong phòng chênh lệch từ 4-5 0C. - Khu vực sản xuất ở các xí nghiệp đó là khu vực nhiều bụi , khô, đặc biệt khu vực sản xuất độc hại do khói thoát ra có một hàm lượng các chất khí độc hại như SO2, , SO3, NOx,.... điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động và sức khoẻ người công nhân. - Có nhiều thiết bị làm việc ở trên cao ( chẳng hạn cầu trục làm việc ở các độ cao 12-14 m). b, Thực trạng hệ thống chiếu sáng trong khu sản xuất Trong vực này chủ yếu là bóng sợi đốt và TNCA, dây dẫn cho chiếu sáng là dây vở nhựa (với thời gian thắp sáng từ (12- 24)x365 trong một năm), đối với chiếu sáng trong khu hành chính của các xí nghiệp này là bóng huỳnh quang trong các phòng làm việc ( thời gian thắp sáng là 8x 261h một năm) và bóng sợi đốt cho chiếu sáng hành lang (với thời gian thắp sáng là 12x365h/năm). Một đặc điểm là ở đây các bóng sợi đốt đều không có chóa, còn hầu hết các thiết bị chiếu sáng sử dụng bóng Thuỷ Ngân Cao áp đều sử dụng máng được sử dụng trong chiếu sáng đèn đường. Do môi trường động cơ gây nên ồn ào, rung, nhiệt độ môi trường cao hơn so với môi trường bên ngoài nên tuổi thọ của các thiết bị chiếu sáng thường không đúng như lí thuyết. Hệ thống đóng cắt sử dụng trong điều hành chiếu sáng là bằng Áptômat Chỉ với 5 xí nghiệp chính trên mà mức tiêu thụ điện năng cho chiếu sáng đã lên tới hơn một triệu số điện, điều đó cho thấy mức tiêu thụ điện năng cho chiếu sáng của Công ty là tương đối lớn, và với hệ thống chiếu sáng như hiện nay thì việc tiết kiệm điện năng là hoàn toàn có thể nếu như các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện năng được đưa vào thay thế các thiết bị chiếu sáng mà các xí nghiệp đang sử dụng. c, Chiếu sáng khu nhà hành chính Công ty Khu vực này gồm 2 toà nhà hành chính. Nhà thứ nhất gồm 3 tầng, đây là khu nhà chính của Công ty. Trong đó có 10 phòng làm việc lớn là các phòng chức năng của Công ty, ví dụ: phòng điện nước, phòng đào tạo...., Số lượng các bóng sử dụng trong các phòng này là 12 bóng huỳnh quang, có khoảng 35 phòng nhỏ với số lượng bóng chiếu sáng từ 4 đến 6 bóng huỳnh quang, ở một số phòng còn có một hệ thống đèn trang trí nhưng ít khi được bật. Ngoài ra còn có 12 phòng vệ sinh, 2 nhà tắm cho cán bộ khu hành chính (sử dụng bóng sợi đốt 100 W). Khu thứ hai là dãy nhà 2 tầng. Có hai phòng làm việc lớn nhất (tính theo số lượng bóng điện có trong một phòng) đó là phòng dự toán và phòng đặt tổng đài điện thoại của Công ty, số lượng bóng trong mỗi phòng này là 16 bóng, có 4 phòng làm việc với số lượng 10 bóng/ phòng, 8 phòng 6 bóng, 4 phòng nhỏ với số lượng bóng trong một phòng là 4 bóng, ngoài ra còn có 4 nhà vệ sinh, một hội trường ( thời gian thắp sáng không đáng kể). Các loại thiết bị chiếu áng được dùng ở các khu vực này là bóng huỳnh quang 40 W dùng cho chiếu sáng các phòng làm việc với thời gian thắp sáng trong một năm là: 8x261h/năm, Bóng sợi đốt 60W dùng để chiếu sáng hành lang với thời gian thắp sáng trong một năm là (12x365) h. Đặc điểm của môi trường làm việc của khu vực hành chính - Tường nhà quét vôi màu vàng, và hồng nhạt đã xỉn màu - Cửa sổ bao gồm một lớp cửa gỗ bên ngoài và một lớp cửa kính ở trong. Do đặc điểm của môi trường xung quangnhiều bụi và mùi rất khó chịu nên hầu hết các cửa sổ của khu nhà hành chính đều đóng kín vào giờ làm việc của công ty, không tận dụng được nhiều ánh sáng tự nhiên. - Mặt bàn làm việc cao từ 0,6 -0,8 m Nói chung ánh sáng khu vực này tương đối đầy đủ Kết quả khảo sát được cho ở bảng dưới đây. Bảng 3.10: thực trạng hệ thống chiếu sáng khu nhà hành chính Công ty STT Hệ thống chiếu sáng Số lượng bóng Số giờ chiếu sáng 1 ngày Tổng công suất ( kW) Điện năng tiêu thụ (kWh/năm) 1. Khu vực nhà hành chính 1 Bóng huỳnh quang 40W 260 8 10,4 21.715,20 Bóng sợi đốt 60 W 3x18 12 3,24 14.191,20 Bóng sợi đốt 100 W 12x1 8 1,2 2.505,60 2. Khu vực nhà hành chính 2 Bóng huỳnh quang 40W 138 8 5,52 11.525,76 Bóng sợi đốt 60 W 18 12 1,08 4.730,40 Bóng sợi đốt 100 W 4 8 0,4 835,20 TỔNG CỘNG 21,84 55.503,36 d, Hệ thống chiếu sáng đèn đường và ánh sáng bảo vệ bên trong và xung quanh Công ty. Chiếu sáng bảo vệ và đèn đường của Công ty do Xí nghiệp điện quản lý. Các thiết bị chiếu sáng chủ yếu ở khu vực này là các cột đèn cao áp và bóng sợi đốt, thời gian thắp sáng cho các thiết bị này là: (12x365)h/năm. Hiện nay xí nghiệp điện đã trang bị một hệ thống đóng cắt tự động cho hệ thống chiếu sáng đèn đường bảo vệ một số khu vực đường chính trong và xung quanh Công ty. Trục đường chính trong khu sản xuất rộng từ 6-8 m, trục đường phụ trong nội bộ các xí gnhiệp rộng từ 4-6 m, hầu hết mặt đường dải nhựa Hệ thống chiếu sáng hiện nay đã cũ, các cột cao từ 6-7 m, khoảng cách giữa các cột là 20 m. Phương pháp chiếu sáng kiểu đơn phương (đã trình bày ở chương I) Kết quả khảo sát hệ thống chiếu sáng cho bởi bảng dưới: Bảng 3.11 : Chiếu sáng đèn bảo vệ & đèn đường Công ty Thiết bị chiếu sáng Số lượng bóng Số giờ chiếu sáng 1 ngày Tổng công suất ( KW) Điện năng tiêu thụ (KWh/năm) Đèn sợi đốt 100W 100 12 10 43.800 Đèn TNCA 250 W 219 12 54,75 239.805 Tổng cộng 64,75 283.605 Như vậy chiếu sáng ở công ty Supe vẫn còn lãng phí chưa tiết kiệm, mà đây là cơ hội có thể tiết kiệm được điện năng giúp cho công ty giảm được một phần chi phí sản xuất. CÁC KIẾN NGHỊ Trên đây là một số biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng ( thực chất là sử dụng tiết kiệm điện năng ) đã được công ty áp dụng và đã cho một số kết quả nhất định. Tuy nhiên hiện tại Công ty vẫn có thể còn tiết kiệm hơn nữa bằng một vài cách sau: + Thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất: Hiện tại ngoài việc cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất A xít của Xí nghiệp A xít 1, và lắp mới thêm một dây chuyền sản xuất NPK bán tự động, còn lại thì hầu hết các dây chuyền công nghệ đã cũ, hoặc là đã khấu hao hết nhưng hiện tại vẫn còn đang được sử dụng như dây chuyền sản xuất A xít 2 một số công đoạn thiết bị có từ khi công ty mới đưa vào hoạt động năm1962 vẫn đang được vận hành. vì cậy chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm của khá cao so với sản phẩm A xít được sản xuất ra tại Xí nghiệp A xít 1. Một minh chứng rõ nét là tiêu thụ năng lượng để sản xuất một tấn A xít của Xí nghiệp A xít 2 gấp rưỡi so với Xí nghiệp A xít 1: định mức tiêu hao năng lượng theo kế hoạch để sản xuất một tấn A xít của XN A xít2 là 155 kwh điện và 4 kg than, trong khi con số này ở Xí nghiệp A xít1 là 100kwh và không mất kg than nào. Vì vậy nếu thay thế được dây chuyền sản xuất A xít 2 bằng một dây chuyền sản xuất hiện đại thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều năng lượng cho sản xuất. Việc cải tiến công nghệ ngoài việc giảm được chi phí năng lượng để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm, nó còn tiết kiệm được khá nhiều nhân tố,và đây là một nhân tố quyết định góp phần làm giảm giá thành sản xuất sản phẩm hiện nay của Công ty. Ngoài ra ở các bộ phận các xí nghiệp có các thiết bị tiêu thụ rất nhiều điện năng và nhà máy đã lắp đặt thiết bị có công suất lớn hơn rất nhiều cho quá trình khởi động hoặc quá tải được đáp ứng. Điều này dẫn đến trong quá trình hoạt động các thiết bị làm việc non tải rất nhiều và lãng phí, hiện nay ta có thể lắp đặt các thiết bị biến dòng và công suất thiết bị đủ để đáp ứng chạy đầy tải trong quá trình vận hành để tránh lãng phí. + Đối với hệ thống chiếu sáng hiện nay mức tiêu thụ điện cho chiếu sáng công cộng là khá lớn, với hệ thống hơn 500 cột đèn cao áp đặt vòng quanh công ty, hàng năm hệ thống này cũng tiêu tốn khoảng 400-500 triệu đồng tiền điện, đối với một doanh nghiệp sản xuất thì chi phí này là một khoản rất lớn. Hiện nay hệ thống đóng cắt hệ thống điện công công đều thực hiện bằng tay. Như đã trình bày ở trên gọi là qui địnhgiờ đóng cắt điện công cộng là theo mùa, nhưng thực chất với việc đóng cắt bằng tay thì khó mà chính xác cho được, có những khi trong mùa này buổi sáng tới tận 9h30 đi dọc hệ thống trục đường của Công ty ta vẫn thấy hệ thống chiếu sáng công cộng còn thắp sáng. Điều này là một sự lãng phí không cần thiết và ta có thể khắc phục việc này bằng việc lắp đặt một hệ thống đóng ngắt tự động, chúng sẽ có hệ thống đóng cắt điện hoàn toàn tự động theo giờ giấc đã gài sẵn. + Hay như hệ thống chiếu sáng văn phòng ta nhận thấy tất cả hệ thống chiếu sáng văn phòng của Công ty đều sử dụng bóng điện tuýp 40 W. Theo xu hướng hiện tại người ta có xu hướng sử dụng đèn compact 20 W cho hệ thống chiếu sáng, vừa đảm bảo độ chiếu sáng, vừa tiết kiệm được một nửa công suất lắp đặt so với hệ thống bóng cũ. Mặc dù muốn thay thế hệ thống chiếu sáng này, đòi hỏi phải bỏ ra một lượng chi phí vốn đầu tư ban đầu nhất định, tuy nhiên theo tính toán thì với mức đầu tư này sẽ thu lại trong vòng vài 3 năm, và lượng tiền vốn đầu tư bằng lượng tiền tiết kiệm điện năng do sử dụng hệ thống đèn compact thay cho hệ thống đèn như hiện nay, khi đó ta sẽ có không hệ thống chiếu sáng này. Mặt khác hệ thống trang trí trong các văn phòng không thích hợp với đó là các văn phòng đa số đều sơn các màu tối hấp thụ hết ánh sáng nên không đảm bảo độ chiếu sáng cần thiết . Vì vậy các màu trang trí trong các văn phòng làm việc phải nên sử dụng màu sáng hơn để tránh sử quá nhiều bóng đèn không cần thiết ( nhất là vào mùa hè chiếu sáng là phải hạn chế ) + Một vấn đề nữa mà Công ty cần phải quan tâm đó là lên có một chế độ thưởng phạt đối với việc sử dụng điện năng trong sản xuất. Chẳng hạn ngoài việc đảm bảo những nhu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm đề ra, Công ty lên đề ra một mức độ khen thưởng đối với những xí nghiệp giảm được mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị sản phẩm so với quy định, khi đó lên chích thưởng cho xí nghiệp đó một khoản tiền bằng 10 % lượng tiền điện tiết kiệm được. Và đối với những xí nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị sản phẩm cao hơn so với quy định cần có chế độ phạt rõ ràng. Nếu làm được như vậy thì có thể nâng cao ý thức hơn nữa trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng của cán bộ công nhân viên công ty CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ DỰ ÁN CẢI TẠO XÍ NGHIỆP AXÍT 2. 3.1 Tính cấp thiết của dự án Công ty supe phốt phát & hoá chất Lam Thao có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ, góp phần giải quyết công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng vạn người lao động và là một trong những công ty có doanh thu lớn, làm ăn có lãi của Tổng công ty Hoá Chất Việt Nam. Vì những lý do kinh tế và xã hội nêu trên, việc giữ cho Công ty ngày càng phát triển là một nhu cầu bức thiết. Để làm được điều đó thì việc hiện đại hoá và tự động hoá dây chuyền sản xuất của Công ty là con đường hướng tới sự phát triển. Hiện tại Công ty Supe có 2 dây chuyền sản xuất phân lân Supe hoạt động song song. Dây chuyền I gồm xí nghiệp axit1 và xí nghiệp Supe 1 sử dụng từ năm 1962 và dây chuyền 2 gồm xí nghiệp axit 2 với xí nghiệp Supe 2 hoạt động từ năm 1984. Đối với dây chuyền I thì Công ty đã tiến hành cải tạo và xây dựng lại Xí nghiệp A.xit 1 và hiện nay không những xí nghiệp A.xít có năng suất cao và tiêu thụ giảm năng lượng vì năng lượng là yếu tố quan trọng và là một trong chi phí sản xuất của công ty. Với dây chuyền 2 thì hiện nay xí nghiệp axít 2 là xí nghiệp có hệ thống dây chuyền thiết bị phức tạp sử dụng tốn rất nhiều năng lượng hàng năm xí nghiệp đã tiêu tốn khoảng 119681434 kWh chiếm khoảng 33,4% tổng tiêu thụ điện năm toàn công ty. Vì đây là dây chuyền sử dụng đã hàng chục năm nên hầu hết các thiết bị đo đã hư hỏng, làm việc thiết chính xác chỉ còn vận hành được ở chế độ bằng tay. Mặt khác tại thời điểm xây dựng nhà máy các thiết bị đo đều thuộc thế hệ cũ không có tín hiệu đầu ra chuẩn không có chức năng dao diện với máy tính vì vậy nên không thể lập được hệ thống đo có mức độ tự động hoá cao. Vì những lý do đó hệ thống tự động hiện tại không thể đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất và kiểm soát môi trường. Thực tế sản xuất trong thời gian qua cho thấy do mức độ tự động hoá thấp nên không thể kiểm soát chặt chẽ các quá trình công nghệ vì thế hiệu suất dây chuyền chưa cao, chưa tận thu được một số lượng lớn SO2, SO3 thải ra môi trường vừa giảm năng suất vừa gây ô nhiễm môi trường. 3.1.1 Yêu cầu sản xuất kết hợp với bảo vệ môi trường Sản xuất phân bón Supe lân là quá trình phản ứng hoá học phức tạp sinh nhiều chất thải độc hại như SO2, SO3, mà axit H2SO4, HS, Flo làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi sinh. Hàng năm Công ty phải chi phí từ 3 đến 5 tỷ đồng phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khoẻ người lao động Nồng độ các chất thải hoan toàn có thể kiểm soát được nếu các thông số công nghệ tham gia phản ứng như : nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, nồng độ được kiểm soát chặt chẽ thông qua một hệ thống đo lường điều khiển ở mức độ tự động hóa cao. Tuy nhiên do dây chuyền sản xuất hiện tại của công ty có mức độ tự động hoá thấp, các quá trình điều khiển, khống chế hầu hết bằng tay nên không thể kiểm soát được một cách liên tục chính xác diễn biến cuả quá trình công nghệ nên không có khả năng khống chế được nồng độ các chất thải độc hại. Trong nhiều năm qua mặc dù công ty đã có những biện pháp tích cực như tăng cường chất lượng các thiết bị công nghệ, giảm thiểu rơi vãi các nguyên vật liệu, sản phẩm làm kín, thay mới các vị trí xì hở, sử dụng các chất xúc tác có khả năng hấp thụ và chuyển hoá cao, trung hoà các chất thải rắn, nước trước lúc thải mặc dù vậy hiệu quả vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Giải pháp cơ bản để khắc phục được tình trạng đó là kiểm soát chặt chẽ các quá trình công nghệ thông qua hệ thống đo lường điều khiển có mức độ cao 3.1.2 Tình tất yếu của dự án. Như đã phân tích ở trên, công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của xã hội. Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của công ty ngày càng một tăng, liên tục và ổn định. Với những lợi thế như vậy, duy trì sự vững mạnh của công ty là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Điều cần thiết để cải tạo xí nghiệp A.xít 2 đó là : + Các thiết bị dây chuyền đã khai thác hết công suất khó có điều kiện tăng sản lượng. Khả năng chuyển hoá SO3 tối đa là 98,5% và năng suất tối đa là 70 vạn tấn năm trong khi đó với mức độ hệ thống thiết bị hiện nay, khả năng chuyển hoá SO3 cao nhất chỉ đạt 97% và sản lượng là 60 vạn tấn/ năm. + Tình trạng ôm nhiễm môi trường ngày càng nặng nề khó khắc phục được, ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và không khí của một vùng rộng lớn. + Xí nghiệp A.xit 2 là xí nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trong toàn công ty. Hàng năm xí nghiệp tiêu tốn hết 19681434 kWh khoảng 500 tấn than và 60 tấn dầu, trong khi đó xí nghiệp A.xít 1 chỉ tiêu tốn khoảng 40 tấn dầu và 7758120 kWh. Để tăng sản lượng, nâng cao được chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng để phục vụ cho các lợi ích công cộng khác giải pháp xây dựng cải tiến lại hệ thống dây chuyền sản xuất đặc biệt là hệ thống dây chuyến A.xít 2 3.2 Mô tả phương án đầu tư cải tạo Trước đây dây chuyền công nghệ của A.xit 2 đốt từ quặng Pyrit. Hiện nay quặng Pyrit gần như đã cạn kiệt và do những lý do kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường Công ty được sự cho phép của Tổng công ty Hoá chấtViệt Nam đã có chủ trương cải tạo dây chuyền sử dụng lưu huỳnh bột giống như dây chuyền A.xit 1 Phương án đầu tư mới hệ thống lò đốt lưu huỳnh nằm ngang và nồi hơi nhiệt thừa 17T/h để đốt S lỏng theo dây chuyền ngắn, giữ nguyên hệ thống tiếp xúc, hấp thụ có sẵn, đảm bảo công suất dây chuyền ³ 120.000 tấn H2SO4/năm Như vậy khi đầu tư cải tạo xí nghiệp A.xit 2 thì một số công đoạn bị cắt bỏ như là công đoạn nghiền sấy, công đoạn lò đốt, công đoạn lọc điện khô, công đoạn rửa khí, lọc điện ướt cấp 1, công đoạn tăng ẩm thay vào đó là công đoạn lò đốt lưu huỳnh, và giữ lại các công đoạn là công đoạn tiếp xúc, công đoạn hấp thụ. Công suất lắp đặt của xí nghiệp đã giảm đi khoảng 2200 kW Ta có sơ đồ dây chuyền công nghệ của xí nghiệp A.xít 2 trước khi cải tạo : Gia công quặng Lò KC Nồi hơi Rửa Sấy SO2 Máy nén Tiếp xúc Hệ thống Olêum Hệ thống Mô nô Thải Làm lạnh axit Làm lạnh Làm lạnh Olêum Làm lạnh Mô nô Ta thấy rằng trước khi cải tạo xí ngiệp A.xít 2 là một hệ thống dây chuyền khá cũ được Liên xô cũ lắp đặt đã vận hành hết công suất. Hệ thống dây chuyền sản xuất A.xít H2SO4 đi từ quặng Pyrit rất kồng kềnh và tốn rất nhiều năng lượng cho quá trình sản xuất. Định mức tiêu hao điện năng trung bình cho một tấn sản phẩm đối với dây chuyền A.xít 2 là 155 kWh/ Tấn H2SO4. Sản xuất từ quặng Pyrit nên hệ thống dây chuyền của A.xít 2 có khá nhiều công đoạn đó là : Bộ phận nghiền sấy : Với tổng công suất đặt là 243,9 kW vận hành 24/24 trong ngày Bộ phận Lò KC : Đây là bộ phận đốt quặng sau đó đưa khí vào lọc điện khô với công suất là 1189,6 kW. Bộ phận rửa khí : Sau khi khí đi qua bộ phận lọc điện khô thì nó được chuyển đến bộ phận rửa khí. Bộ phận này có tổng công suất: 676 kW Bộ phận Lọc nước hoá học : bộ phận Lọc nước có rất nhiều động cơ với tổng công suất là : 156,55kW Bộ phận hấp thụ : Bộ phận này có tổng công suất : 731.5 kW Bộ phận kho A.xit chỉ có 2 động cơ bơm A.xít 40kW với tổng công suất là 80 kW. Các bộ phận trên hoạt động 24/24 trong một ngày Ngoài các bộ phận chính của dây chuyền còn có các bộ phận khác như bộ phận Hồ tuần hoàn có tổng công suất là : 320 kW. Bô phận ẩm xỉ có tổng công suất là : 345,2 kW. Như vậy hiện nay tổng công suất lắp đặt của xí nghiệp A.xit 2 là 3990,25 kW Ngoài ra tại xí nghiệp A.xit 2 này có ba trạm biến áp đó là trạm 8, trạm 9, trạm 10. Khi cải tạo thì hai trạm biến áp 8 và 9 được dỡ bỏ. Trạm biến áp 9 gồm 20 máy biến áp, mỗi máy có công suất là: 100 kVA khi đó ta có tổng công suất của của trạm 9 là : 20 ´ 100 ´ cosj = 20 ´ 100 ´ 0,8 = 1600 kW. Trạm 8 có 2 máy biến áp 1600 kVA, khi đó tổng công suất của trạm 8 là : 2 ´ 1600 ´ cosj = 2 ´ 1600 ´ 0,8 = 2560 kW Khi cải tạo dây chuyền sản xuất A.xit từ quặng Pyrit thành dây chuyền sản xuất A.xit từ bột lưu huỳnh khi đó sơ đồ dây chuyền công nghệ sẽ rút gọn như sau : Sấy không khí Máy nén Lò đốt lưu huỳnh Nồi hơi Tiếp xúc Hấp thụ Xử lý khí thải Làm lạnh axit sấy Làm lạnh axit mô nô Các công suất lắp đặt được thu gọn bởi các công đoạn : Công đoạn nghiền sấy : 243,9 kW (1) Công đoạn lò KC : 1189,6 kW (2) Công đoạn lọc nước hoá học : 156,55kW (3) Công đoạn rửa : 676 kW (4) Công đoạn ẩm xỉ : 345,2 kW(5) Các động cơ bơm MONO 262 A,B,C : 225 kW Các đông cơ bơm OLEUM 263 A,B,C : 225 kW Thêm vào dây chuyền các công đoạn đó là : Công đoạn sấy không khí, : 150 kW (6) Công đoạn lò đốt lưu huỳnh. ( công đoạn này không có thiết bị tiêu thụ điện) Khi đó ta sẽ bỏ phần công suất của các công đoạn trên và giữ lại các công đoạn Công đoạn tiếp xúc ( công đoạn này không có thiết bị tiêu thụ điện ) Công đoạn hấp thụ, : 731.5 kW Như vậy công suât của dây chuyền công nghệ sẽ là : (3990,25 + 150 +125 ) - 243,9 kW-1189,6 kW – 225 kW- 225kW -156,55kW - 676 kW - 345,2 kW = 1204 kW ( Trong đó có 125 là công suất của cầu trục múc lưu huỳnh ). Bình thường trong một năm dây chuyền vận hành khoảng 8000 h. (khoảng thời gian còn lại dành cho việc sữa chữa lớn và bảo dưỡng thiết bị ) Trong quá trình vận hành thì cầu trục chỉ hoạt động khoảng 4 h trong một ngày, do đó trong một năm nó hoạt động khoảng 1400 h Mặt khác kho Mazut các động cơ hoạt động trong một năm trung bình khoảng 3000 h với công suất vận hành là 241,5 kW Do đó điện năng tiêu thụ của xí nghiệp trong một năm : (1287,5 ´8000 + 241,5 ´ 3000 + 125 ´ 1400 ) = 9.531.500kWh Từ đó ta có định mức tiêu hao điện năng trung cho 1 tấn sản phẩm A.xit H2SO4 9.531.500 : 120.000 = 79,43 kWh / tấn H2SO4 Để đầu tư cải tạo dây chuyền công nghệ của xí nghiệp A.xít 2 thì một số công đoạn phải đầu tư thiết bị mới - Tổng chi phí thiết bị : 26.677.458.400 đ - Chi phí xây lắp : 6.893.250.000 đ - Chi phí khác : 3.072.661.134 đ - Tài sản cố định còn lại : 5.186.028.500 đ - Chi phí dự phòng : 3.664.336.953 đ Tổng cộng chi phí đầu tư cho quá trình cải tạo : 45.493.734.987 đ - Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất : 15.429.000.000 đ Thời gian khấu hao : - Xây lắp : 10 năm - Thiết bị : 10 năm - Tài sản còn lại : 16,7%/năm. - Chi phí khác : 10 năm - Với tỷ lệ khấu hao 10% năm Các thiết bị đầu tư cải tạo xí nghiệp A.xít 2 được ước tính ở bảng sau : Ta có tổng hợp chi phí thiết bị công nghệ : TT Thiết bị công nghệ SL Giá trị Thuế VAT (5%) Tổng sau thuế I Công đoạn nấu chảy lưu huỳnh 5.135.508.400 1 Băng tải B 650 L = 3000 1 136.000.000 6.800.000 142.800.000 2 Thùng nấu chảy S Æ 5200 1 690.000.000 34.500.000 724.500.000 3 Máy khuấy n= 80 v/p N = 14 kW 1 62.000.000 3.100.000 500.000 4 Bể lắng S lỏng Æ 6000 : H 4000 2 920.000.000 92.000.000 1.932.000.000 5 Thùng chứa S lỏng Æ 6000 1 495.008.000 24.750.400 519.758.400 6 Bơm S lỏng Q = 4,5 m3/h 2 168.000.000 336.000.000 7 Ezecto hơi 1 10.000.000 500.000 10.500.000 8 Thùng sục khí V = 1,5 m3 1 12.000.000 600.000 12.600.000 9 Cầu trục xà P = 2 T;Lk = 10,2 1 25.000.000 1.250.000 26.250.000 10 Thùng chứa S trung gian 1 920.000.000 46.000.000 966.000.000 11 Bơm S lỏng Q = 4,5 m3 / h 2 200.000.000 400.000.000 II Công đoạn đốt lưu huỳnh lỏng 16.178.800.000 1 Hệ thống lò đốt lưu huỳnh, nồi hơi 1 15.153.333.333 72.066.667 15.225.400.000 2 Thiết bị lọc khí nóng Æ 7000 1 752.000.000 37.000.000 789.600.000 3 Ẩng khói khởi động Æ 1020 1 156.000.000 7.800.000 163.800.000 III Công đoạn tiếp xúc 1.058.150.000 1 Tháp tiếp xúc Thay phần ống và kém chất lượng 1 50.000.000 2.500.000 52.500.000 Bổ sung một số cửa ra vào 1 28.000.000 1.400.000 29.400.000 Thêm một số đường ống mới 1 50.000.000 2.500.000 52.500.000 2 Thiết bị trao đổi nhiệt không khí 1 635.000.000 36.750.00 671.750.00 3 Quạt gió 1 80.000.000 12.000.000 252.000.000 IV Phần chi phí thiết bị đo lường 4.100.000.000 205.000.000 4.305.000.000 Tổng cộng giá trị 26.090.341.333 587.117.067 26.677.458.400 Chi phí khấu hao hàng năm của dự án được tính ở bảng sau : Để có đủ vốn quá trình cải tạo thì công ty cần phải huy động vốn. Do đó ta xét đến mục sau : Nguồn vốn : Công ty Supe là công ty phân bón thuộc tổng Công ty Hoá chất Việt Nam và là công ty có doanh thu rất lớn. Để dự án cải tạo xí nghiệp A.xít 2 có thể thực hiện được thì ngoài việc huy động vốn của công ty thì cần có sự giúp đỡ về vốn của trung ương. Hiện nay khả năng huy động vốn của công ty có thể là khoảng 60% tổng vốn đầu tư tức là tức là 22.216.000.000 đồng và còn 40% nữa tức là 18.091.706.487 đồng thì công ty có thể xin trung ương cấp Kế hoạch trả nợ thuế vốn, được tính ở bảng sau. Năm KHOẢN MỤC VỐN ĐẦU KỲ THUẾ VỐN 2,4% VỐN KHCB ĐỂ LẠI SỐ DƯ CUỐI KỲ 0. 18.091.706.487 18.091.706.487 434.200.956 1.809.170.649 16.282.535.838 16.282.535.838 390.780.860 1.809.170.649 14.473.365.190 14.473.365.190 347.360.765 1.809.170.649 12.664.194.541 12.664.194.541 303.940.669 1.809.170.649 10.855.023.892 10.855.023.892 260.520.573 1.809.170.649 9.045.853.244 9.045.853.244 217.100.478 1.809.170.649 7.236.682.595 7.236.682.595 173.680.382 1.809.170.649 5.427.511.946 5.427.511.946 130.260.287 1.809.170.649 3.618.341.297 3.618.341.297 86.840.191 1.809.170.649 1.809.170.649 1.809.170.649 43.420.096 1.809.170.649 0 Trước khi chưa cải tạo ta có bảng tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp A.xít 2 dùng quặng Pyrit. Bảng kết cấu giá thành sản phẩm A.xít sản xuất theo dây chuyền dùng quặng Pyrit TT Kết cấu giá thành Đơn vị Định mức Đơn giá Thành tiền A. chi phí biến đổi 602.711 I NVL trực tiếp 429.774 1. Pyrit nội Tấn 0,294 443.228 130.309 2. Lưu huỳnh Tấn 0,234 1.006.363 235.489 3. Xúc tác lít 0,16 25.200 4.032 4. Nước làm lạnh tuần hoàn m3 75 448 33.600 5. Nước sạch m3 7,0 1400 9800 6. Nước mềm m3 1,3 2500 3.250 7. Than cám kg 10 374 3.740 8. Xút rắn kg 0,36 3700 1.332 9. Vật liệu khác 8.222 II Nhiên liệu 1. Dầu FO lit 3,0 2400 7.200 2. Điện kWh 148,536 770 114.373 III Lương và BH đồng 51.364 B. chi phí bất biến 213.122 1. Chi phí chung đồng 112.602 2. KHCB 9.384 3. Chi phí quản lý đồng 66.136 4. Chi phí bán hàng đồng 25.000 Giá thành toàn bộ đồng 815.833 Sau khi cải tạo giá thánh sản xuất cho một tấn A.xít như sau : Bảng tính giá thành sản phẩm A.xit theo dây chuyền sản xuất dùng lưu huỳnh TT Kết cấu giá thành Đơn vị Định mức Đơn giá Thành tiền A. chi phí biến đổi 499.636 I NVL trực tiếp 1. Lưu huỳnh Tấn 0,334 1.006.363 336.125 2. Xúc tác lít 0,16 25.200 4.032 3. Nước làm lạnh tuần hoàn m3 75 448,0 33.600 4. Nước sạch m3 7 1400 9.800 5. Nước mềm m3 1,84 2500 4.600 6. Xút rắn kg 0,36 3700 1.332 7. Vật liệu khác 8518 II Nhiên liệu 1. Dầu FO lit 2,5 3.800 9.500 2. Điện kWh 79.7 770 61.369 III Lương và BH đồng 36.689 B. chi phí cố định 244.531 1. Chi phí chung đồng 112.602 2. KHCB 40.793 3. Chi phí quản lý đồng 66.136 4. Chi phí bán hàng đồng 25.000 Giá thành toàn bộ đồng 744.167 Hai bảng tính giá thành trên thì ta thấy giá thành sau khi cải tạo xí nghiệp A.xít sẽ giảm xuống một cách đáng kể. Sau khi cải tạo thì xí nghiệp không sử dụng quặng Pyrit, lượng điện năng tiêu thụ đã giảm xuống từ 148,566 kWh / tấn đến 79,43 kWh / tấn, lượng dầu FO đã giảm từ 3 lít/ tấn xuống 2,5 lít / tấn, lượng than cám không sử dụng nữa nên đã giảm từ 10 kg xuống 0. Khi đó giá thành sẽ giảm : 815.833 – 744.167 = 71.666 (đồng ). Mặt khác theo tính toán thì khi cải tạo xí nghiệp đã giảm được các chi phí về môi trường, chi phí về năng lượng. Đây là các chi phí lớn trong sản xuất của công ty. Chi phí điện năng sẽ giảm : 114.373 - 61.369 = 53004 đồng Chi phí than cám sẽ giảm : 3.740 đồng. Chi phí dầu FO sẽ giảm : (3 – 2,5) ´ 3.800 = 1.900 đồng Chi phí năng lượng sản xuất một tấn A.xit sẽ giảm : 53004 + 3.740 + 1.900 = 58644 đồng Do đó hàng năm sẽ giảm chi phí năng lượng : 58644 ´ 120.000 = 7.037.280.000 đồng. 3.3 Các lợi ích mang lại của dự án. Cải tạo dây chuyền công nghệ A.xit 2 góp phần tăng năng suất và tăng chất lượng sản phẩm. Đối với dự án cải tạo dây chuyền A.xit của công ty góp phần làm giảm chi phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, làm tăng năng suất, sản lượng phân bón Supe mỗi năm khoảng 10.000 tấn, giảm được các thiết bị công đoạn tiêu thụ nhiều năng lượng trong sản xuất. Rõ ràng, đầu tư cho dây chuyền công nghệ ngoài ý nghĩa chính là nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và có hiệu quả về mặt kinh tế. Tăng lượng sản phẩm phân bón Supe lân. Theo tính toán cứ tăng 1% chuyển hoá SO2 có thể sản xuất thêm được 2000 tấn A.xit. Khi đầu tư cho hệ thống có thể tăng khả năng chuyển hoá từ 97% thành 98,5%. Giá trị kinh tế thu được là : 1,5 ´ 2.000 ´ 744.167 đồng / tấn = 2.232.501.000đồng. 3.3.1 Giảm chi phí cho bảo vệ môi trường Hàng năm công ty Supe chi phí cho công tác bảo vệ môi trường từ 3 đến 5 đồng, bình quân là 4 tỷ đồng. Cứ tăng được 1% chuyền hoá sẽ làm giảm được 30% nồng độ SO2 thải ra môi trường. Vì vậy tương tự cũng giảm được 30% chi phí cho công tác bảo vệ môi trường. Phần kinh phí giảm được là : 1,5 ´ 30% ´ 4.000.000.000 = 1.800.000.000đồng. 3.3.3 Giảm chi phí năng lượng. Đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất của công ty và chủ trương tiết kiệm năng lượng luôn đặt ra cho các công ty để giảm giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Là một trong những chi phí khá lớn của công ty. Như đã tính ở trên thì cứ 1 tấn A.xit sản xuất trên dây chuyền sau khi cải tạo thì giảm 58644 đồng về chi phí năng lượng. Như vậy trong một năm có thể giảm được : 58.644 ´ 120.000 = 7.037.280.000 đồng. Đây là một khoản chi phí sản xuất rất lớn của công ty mà công ty có thể thực hiện được Như vậy thông qua cải tạo chúng ta thu được lợi ích trong một năm là: Giảm giá thành sản phẩm. Giảm chi phí môi trường Tăng sản lượng Ta có tổng lợi nhuận một năm thu được : 71.666 ´ 120.000 + 1.800.000.000 + 2.232.501.000 = 12.632421.000 đồng 3.4 Phân tích điểm hoàn vốn, NPV và IRR của dự án. Các chỉ tiêu : Điểm hoà vốn BEP (Tính năm sản xuất ổn định - chọn năm thứ 3 sản xuất Supe). 1, Điểm hoà vốn lý thuyết (ĐHVLT) ĐHVLT CFCĐ ( đ / năm) Giá bán(đ/t) - CFBĐ(đ/t) 171.048 790.476 – 586.090 = = = 0,84 Như vậy, xưởng hoà vốn khi đạt 84% công suất với sản lượng là 308.060 tấn Doanh thu tại điểm hoà vốn : 790.476 đồng / tấn ´ 308.060 = = 243.514.036.560 ( đồng ) 2. Điểm hoà vốn tiền tệ (ĐHVTT) 63.837.568.763 – 4.895.108.732 290.972.634.648 – 21.573.948.900 ĐHVTT Tổng CFCĐ - KHCB Doanh thu – CFBĐ = = ĐHVTT = 77,18 % Doanh thu tại điểm hoà vốn tiền tệ 0,7718 ´ 290.972.704.762 = 224.581.713.511 đồng như vậy mức doanh thu này thì công ty vừa đủ trang trải mọi phí tổn (không lỗ, không lãi) Từ bảng trên ta tính NPV tại hai hệ số chiết khấu i1 = 32,5% và i2 = 33% ta được hai giá trị NPV lúc ấy ta có : = 0,327 hay IRR = 32,7% > lãi vay ngân hàng (9%/ năm) Như vậy đồng tiền đem vào đầu tư cho dự án có hiệu quả. 3.5 Phân tích hiệu quả xã hội : 3.5.1 Lợi ích kinh tế – xã hội : Dùng nguyên liệu lưu huỳnh thay thế cho quặng Pyrit sẽ đảm bảo duy trì sản xuất của xí nghiệp góp phần cung cấp phân lân Supe đơn cho nông nghiệp, đồng thời cải thiện cho môi trường sinh thái của nhà máy cũng như nhân dân quanh vùng do không sinh ra bụi và chất thải rắn. Ngoài ra còn tăng thu cho ngân sách nhà nước qua sắc thuế. + Thuế hàng năm bình quân : 8.689.392.000 đồng - Thuế VAT : 5.399.611.000 đồng - Thuế thu nhập DN :3.289.781.000 đồng + Thuế cả đời dự án : 130.340.884.000 đồng - Thuế VAT : 80.994.162.000 đồng - Thuế thu nhập DN : 49.346.722.000 đồng (Được thể hiện ở bảng báo cáo lỗ lãi ) 3.5.2 Các chỉ tiêu kinh tế a, Hệ số hoàn vốn Ia : Phản ánh một đồng vốn đầu tư sau một năm thu hồi được bao nhiêu nhờ lợi nhuận của dự án mang lại. 10.679.206.000 40.307.706.487 Ia Lợi nhuận thuần bình quân Tổng vốn đầu tư = = = 0,264 + Suất vốn đầu tư Ib : Phản ánh lượng vốn đầu tư cho một đơn vị sản phẩm hàng năm. 40.307.706.487 290.972.634.648 Ib Tổng vốn đầu tư Tổng doanh thu bình quân = = = 0,139 + Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách Ic 8.689.392.000 40.307.706.487 Ia Tổng nộp ngân sách bình quân Tổng vốn đầu tư = = = 0,216 Qua sự phân tích đánh giá các chỉ số kinh tế của dự án thì ta nhân thấy dự án đầu tư cải tạo xí nghiệp của A.xít 2 là hợp lý Ta có bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu TT CÁC CHỈ TIÊU Đơn vị Trước đầu tư Sau đầu tư 1 Tên các sản phẩm và cs A.xit H2SO4 T/năm 120.000 120.000 Supe Phốt phát T/năm 368.098 368.098 2 Tổng vốn đầu tư đồng 5.186.028.500 40.307.706.487 - Xây lắp đồng 6.893.250.000 - Thiết bị đồng 26.677.458.400 - CF khác đồng 3.072.661.134 - Dự phòng đồng 3.664.336.953 3 Chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm * Supe phốt phát Apatit nguyên khai Tấn 0,389 0,389 Apatit tuyển Tấn 0,309 0,309 A.xít H2SO4 Tấn 0,326 0,326 Than cám kg 24 24 Bi thép kg 0,2 0,2 Điện kWh 24,6 24,6 Nước đục m3 1,145 1,145 Nước lọc m3 1,329 1,329 * A.xit Sufuric Pyrit Tấn 0,294 0 Lưu huỳnh Tấn 0,234 0,334 Chất xúc tác lít 0,16 0,16 Nước làm lạnh tuần hoàn m3 75 75 Nước sạch m3 7 7 Nước mềm m3 1,3 1,3 Than cám kg 10 0 Xô đa kg 0,35 0 Xút rắn kg 0,36 0,36 Dầu FO lít 3 0 Dầu DO lít 0 2,5 Điện kWh 148,536 79,7 4 Giá thành sản phẩm đ/ tấn - A.xit H2SO4 đ/ tấn 815.833 744.167 + giá A.xit chuyển Supe đ/ tấn 724.697 663.831 - Supe phốt phát đ/ tấn 776.983 757.141 5 Giá thanh toán Supe (+VAT) đ/ tấn 880.000 830.000 Giá bán Supe đ/ tấn 838.095 790.476 6 Doanh thu bình quân đồng 290.972.704.762 7 Chi phí SX bình quân đồng 276.839.723.178 8 Lợi nhuận gộp bình quân đồng 14.132.981.584 Lợi nhuận thuần bình quân đồng 10.679.205.896 9 Điểm hoà vốn % 84 % 10 Giá trị hiện tại thuần đồng 63.837.568.763 11 Tỷ suất hoàn vốn nội tại IRR % 32,7% 12 Thời gian thu hồi vốn T Năm 2 năm 11 tháng Thông qua phân tích đánh giá sơ bộ dự án cải tạo xí nghiệp A.xít 2 có thể đưa ra các kết luận sau : - Đổi mới công nghệ tạo điều kiện tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Công nghệ tạo ra sản phẩm, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động nhưng mức độ dây chuyền công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm và góp phần tăng năng suất giảm giá thành sản phẩm. Mấu chốt của vấn đề tăng sản lượng hiện nay của dây chuyền công nghệ sản xuất phân bón tại công ty Supe là tăng khả năng chuyển hoá SO2 . Với công nghệ, thiết bị ổn định chỉ có chế độ vận hành hợp lý, linh hoạt thông qua hệ thống tự động hoá mức độ cao mới có thể thực hiện được. Tự động hoá còn góp phần giảm số lượng lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, làm giảm giá thành sản phẩm. Đặc biệt một yếu tố quan trọng nữa là cải tạo, thay đổi dây chuyền công nghệ thì lượng tiêu hao năng lượng sẽ giảm đi một cách rõ rệt. Đây là vấn đề rất quan trọng vì hiện nay nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hợp lý các dạng năng lượng và tiết kiệm sẽ giảm đi chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp và góp phần tăng lợi ích xã hội. - Hiện nay mặc dù Công ty Supe là một trong số đơn vị có doanh thu và sản lượng lớn trong các nhà máy sản xuất phân bón. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường chất lượng sản phẩm luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến phương thức và trình độ công nghệ tạo ra sản phẩm đó. Nhờ có tự động hoá dây chuyền công nghệ ở mức độ cao, Công ty Supe mới có điều kiện nâng cao và quản lý tốt được chất lượng sản phẩm, có như vậy công ty mới khẳng định được vị thế của mình trên thị trường phân bón trong nước, không chỉ là cơ sở sản xuất có số lượng lớn mà còn là cơ sở có chất lượng sản phẩm cao, xứng đáng là ngọn cờ đầu trong ngành sản xuất phân bón của nước nhà và tiến tới thị trường thế giới. CHƯƠNG IV : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN Hỗ trợ về nguồn vốn. 4.1.1 Khả năng huy động vốn của công ty đầu tư cho dây chuyền A.xit 2. Ta có bảng tổng hợp kinh phí trong những 1996 – 1997 của công ty supe BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ. Đơn vị tính : 1.000.000 đồng TT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tổng doanh thu 532.110 573.798 589.872 680.000 762.770 2 Lợi nhuận 23.465 34.282 39.686 52.000 55.132 3 Quỹ phát triển sx 4.550 6.167 6.000 6.000 6.000 4 Khấu hao cơ bản 23.000 23.000 23.000 23.000 23.000 5 Sửa chữa lớn 30.000 31.000 31.000 31.000 31.000 Căn cứ vào bảng tổng hợp và tình hình sản xuất kinh doanh từ 1996 – 2000 và kế hoạch năm 2000 – 2005 do số liệu biến đổi không nhiều nên có thể lấy giá trị năm 2000 làm cơ sở tính toán. Mỗi năm công ty có thể huy động từ nguồn sửa chữa lớn 10%, khấu hao cơ bản 8%, và quỹ phát triển sản xuất 10% để đầu tư cho dự án Trích vốn sửa chữa lớn hàng năm. Theo số liệu thanh quyết toán hàng năm và căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn của công ty, mỗi năm có thể trích 10% đầu tư cho dự án : 31.000.0000.000 ´ 10% = 3.100.000.000 đồng. Trích khấu hao cơ bản 23.000.000.000 ´ 8% = 1.840.000.000 đồng Trích quỹ phát triển sản xuất 6.000.000.000 ´ 10% = 600.000.000 đồng. Tổng kinh phí hàng năm Công ty có thể huy động. 3.100.000.000 + 1.840.000.000 + 600.000.000 = 5.554.000.000 đồng. Tổng số vốn từ năm 2002 – 2005 công ty có thể huy động được : 5.554.000.000 ´ 4 = 22.216.000.000 đồng Như vậy số vốn Công ty còn thiếu chưa cân đối : 40.307.706.487 - 22.216.000.000 = 18.091.706.487 đồng Vì Công ty Supe là một trong những doanh nghiệp của nhà nước và có doanh thu rất lớn do đó số vốn còn thiếu xin trung ương cấp. 4.1.2 Kiến nghị : Kế hoach thực hiện và phân công tổ chức thực hiện dự án Đây là một dự án có quy mô lớn và phức tạp có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty vì vậy cần phải có kế hoạch đồng bộ có sự tham gia của nhiều đơn vị và được đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao. Để thực hiện trước hết phải lập ra ban quản lý dự án Giai đoạn chuẩn bị đầu tư : Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Thẩm định báo báo cáo nghiên cứu khả thi. Khảo sát hiện trạng phần xây và phần thiết bị toàn bộ công trình. Tiến hành tham quan, khảo sát thực tế ở các đơn vị bạn. Giai đoạn thực hiện đầu tư. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật vả bản vẽ thi công. Tiến hành thẩm định dự toán. Thẩm định kỹ thuật. Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá và thẩm định hồ sơ thầu xây lắp. Tiến hành thi công và lắp đặt thiết bị cho dây chuyền. Giai đoạn thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. - Trước hết cần đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật thích hợp với hệ thống dây chuyền công nghệ tự động hoá. Tiến hành chạy thử dây chuyền Đưa dây chuyền vào sử dụng khai thác. - Như đã trình bày ở trên, dự án này không thể thực hiện thành công nếu không được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Qua phân tích các nguồn vốn cho dự án, phần vốn của Công ty huy động chiếm 70%, vốn được nhà nước cấp 30%. Mặc dù nguồn vốn từ sửa chữa lớn, khấu hao cơ bản, quỹ phát triển sản xuất hàng năm của công ty Supe tương đối lớn nhưng do phải đầu tư cho nhiều chương trình quan trọng khác nên trong thời gian ngắn công ty không thể huy động đủ vốn để triển khai dự án. Chính vì lý do đó số vốn còn thiếu, công ty mong muốn được cơ quan cấp trên hỗ trợ, chỉ có vậy dự án mới có điều kiện thành công tạo điều kiện cho công ty phát triển và góp phần hoàn thành chỉ tiêu pháp lệnh về sản xuất nhà nước giao cho. - Tư vấn về khoa học và đào tạo nhân sự : Nguồn vốn kinh nghiệm trong quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng. Dự án cải tạo dây chuyền công nghệ có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật. Vì vậy công ty Supe rất cần sự tư vấn Ban Chủ Chương trình Quốc gia về tự động hoá, của Bộ Công Nghiệp của tổng công ty Hoá chất Việt Nam trong lĩnh vực này. - Mặc dù đội ngũ kỹ thuật của Công ty Supe có lực lượng đông đảo, có nhiều kinh nghiệm trong vận hành nhưng những kiến thức về hệ thống điều hành DCS còn thiếu. Để làm chủ được kỹ thuật cao, có thể vân hành, sửa chữa, thay thế được Công ty cần gửi một lượng cán bộ kỹ thuật đi tu nghiệp nước ngoài một thời gian. Lực lượng được đào tạo các mảng sau : Kỹ sư lập trình máy tính. Kỹ sư đo lường điều khiển. Kỹ sư tự động hoá. Kỹ sư công nghệ. Kỹ thuật viên vận hành và bảo trì thiết bị Cán bộ quản lý xí nghiệp. Tuỳ theo đối tượng và giai đoạn triển khai dự án mà cử người đi cho phù hợp. Nên gửi đi đào tạo tại các công ty cung cấp thiết bị cho dự án. Hợp tác nghiên cứu triển khai ứng dụng. Để giúp Công ty trong việc tìm đối tác cho dự án, Công ty sẽ ký hợp đồng với một Công ty tư vấn trong nước có kinh nghiệp trong lĩnh vực này. Thông qua công ty tư vấn, công ty sẽ tìm kiếm đối tác cung cấp thiết bị và công nghệ tự động hoá phù hợp. Cùng với đối tác trong việc nghiên cứu để triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá vào dây chuyền sản xuất, cung cấp cho đối tác những thông số công nghệ, các yêu cầu đặc biệt trong quá trình vận hành và quản lý sản xuất. Triển khai các biện pháp hỗ trợ cần thiết để các đối tác có thể hoạt động có hiệu quả. KẾT LUẬN Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã cung cấp các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp lớn nhất miền bắc từ trước tới nay với quy mô và các loại sản phẩm ngày càng mở rộng, chi phí năng lượng cho sản xuất chiếm một vị trí cao trong tổng chi phí của Công ty. Vì vậy, sử dụng tiết kiệm năng lượng là một trong những vấn đề đang được nhà máy quan tâm, nhằm tìm ra các biện pháp sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý nhất, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm góp phần mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm của Công ty trên thị trường hiện tại và trong tương lai. Hiện nay để đáp ứng quá trình phát triển của công ty, nhà máy đang tiến hành mở rộng cải tiến và mở rộng quy sản xuất, tăng năng suất lao động thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng cụ thể là tiêu thụ than, dầu, điện sẽ tăng lên. Tuy nhiên điều quan trọng là chi phí năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phấm sẽ giảm xuống góp phần làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm xuống, làm tăng cơ hội cạnh tranh về giá cả so với các sản phẩm cùng loại của thị trường ở hiện tại và trong tương lai. Để làm được điều đó thì ngay từ bây giờ một trong những biện pháp mà Công ty phải thực hiện đó là tìm các giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng . Có 3 giải pháp nổi cộm mà Công ty cần phải quan tâm đến hiện nay đó là: Trước tiên: Cần đi từ biện pháp tuyên chuyền tới giải pháp kỹ thuật. Cần tuyên truyền cho mỗi cán bộ công nhân viên hiểu được tác dụng của việc sử dụng tiết kiệm năng lượng đối với quyền lợi của Công ty, quyền lợi của mỗi cán bộ công nhân viên, góp phần '' vừa ích nước vừa lợi nhà''. Thứ hai: Lựa chọn và lắp đặt các công đoạn kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhằm mục đích giảm mức tiêu thụ năng lượng để sản xuất ra một đơn vị ở mỗi công đoạn xuống. Thứ ba: Cần có các biện pháp 2 quản lý sản xuất một cách hợp lý để có thể vẫn tăng trưởng trong sản xuất, đồng thời giảm tổn thất năng lượng để sản xuất sản phẩm, giảm được chi phí năng lương xuống một cách tối đa có thể. Để thực hiện các biện pháp trên đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Nó cần sự giúp đỡ từ nhiều nguồn vốn vây khác nhau: có thể là nguồn vốn vay của nhà nước, của các tổ chức nước ngoài và cả nguồn vốn nội tại của Công ty sẵn có, đó là vốn đề trở ngại chính đáng quan tâm. Tuy nhiên, vì sự phát triển lâu dài của Công ty thì các khoản đầu tư trên là không thể tránh khỏi. Bởi việc đầu tư công nghệ mới không chỉ tiết kiệm được chi phí năng lương cho sản xuất sản phẩm, nó càn tiết kiệm được nhiều khoản chi phí cho các nhân tố sản xuất khác, góp phần 2 quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất sản phẩm. Với giải pháp cải tạo xí nghiệp A.xít mà bản đồ án đã đưa cho thấy lợi ích của dự án thông qua các phần phân tích kinh tế tài chính đều mang tính khả thi giúp cho công ty Supe thu được những lợi ích rất lớn như tết kiệm năng lượng, đưa ra các biện pháp áp dụng sử dụng năng lượng hiệu quả đối với Côngty góp phần tăng lợi ích toàn xã hội. Vì ngoài mục đích áp dụng những kiến thức đã học vào trong sản xuất, em cũng muốn đóng góp một phần công sức của mình vào việc phát triển của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao. Chúng ta tin rằng với nỗ lực của cán bộ lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân viên Công ty, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao sẽ tiếp tục phát huy truyền thống'' đã- đang và sẽ '' vẫn là nguồn cung cấp chính các sản phẩm Lân và NPK phục vụ cho nền sản xuất Nông-Lâm của đất nước ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8460.doc
Tài liệu liên quan