Đề tài Phân tích tài chính đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín Sacombank

Xuất phỏt từ chức năng thứ nhất của ngõn hàng là: trung gian tài chớnh làm nhiệm vụ thu hỳt tiền gửi và tiết kiệm trong nền kinh tế, cỏc NHTM đó tạo ra được nguồn vốn khổng lồ từ hoạt động huy động vốn để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mỡnh. Đõy là nguồn vốn dồi dào và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngõn hàng. Đặc điểm của nguồn vốn này là ngõn hàng khụng cú quyền sở hữu đối với nú mà do đỏp ứng những điều kiện đó thỏa thuận với khỏch hàng, ngõn hàng được sử dụng số vốn này trong một khoảng thời gian nhất định.

doc47 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín Sacombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng quản lý) Theo mô hình CAMEL, phân tích nhân tố quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính cũng như đưa ra các đánh giá về tình hình hoạt động và tài chính NHTM. Bởi vì sự quản lý và các quyết định quản lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế mà cần tập trung phân tích các yếu tố quản lý của NHTM để đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của ngân hàng. Nhà phân tích có thể thông qua các nguồn htông tin sau để đánh giá chất lượng công tác quản lý: phỏng vấn trực tiếp, hiểu biết về thị trường, ý kiến của các ngân hàng tương đương, quy định của chính ngân hàng, khách hàng, các tổ chức đánh giá tín nhiệm. Tóm lại, đây là những đánh giá mang tính chất chủ quan của nhà phân tích. Tuy nhiên, nó lại là điều cần thiết để các nhà phân tích đưa ra các ý kiến mang tính hệ thống về triết lý quản trị, phong cách quản trị và cách tiếp cận chiến lược hoạt động của 1 NHTM. E – Earning (khả năng sinh lời) Khả năng sinh lời phản ánh khá tổng quát kết quả của các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, khả năng sinh lời còn giúp bù đắp các khoản tổn thất, tạo ra một cấu trúc tài chính cân bằng và là phần thưởng đối với cổ đông. Thu nhập tốt sẽ tạo dựng được niềm tin của người gửi tiền, nhà đầu tư, chủ nợ và công chúng. Do đó, khả năng sinh lời là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM. NHTM có 4 nguồn thu chính: thu nhập từ lãi, phí và hoa hồng dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác. Chi phí quan trọng nhất của ngân hàng là chi phí lãi, lương nhân viên và dự phòng tổn thất nợ. Điểm quan tâm lớn nhất của nhà phân tích tài chính là chất lượng của khoản thu nhập. Nó được đánh giá qua mức độ ổn định, độ tin cậy và tỉ lệ so sánh với các NHTM đồng hạng khác. Các bước phân tích khả năng sinh lời bao gồm: Bước 1: Phân tích lợi nhuận ròng từ lãi Lợi nhuận ròng từ lãi là chênh lệch giữa thu nhập thu được từ lãi cho vay và chi phí lãi. Nó thể hiện khoản lãi thu được từ danh mục cho vay. Chỉ tiêu phân tích: Thu nhập ròng từ lãi a. Lãi ròng biên = --------------------------------------- Tổng tài sản bình quân Mức chất lượng của chỉ tiêu: trên 3%. ý nghĩa: Lãi ròng biên thể hiện cách thức đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của NHTM. Mức lãi ròng biên tốt là chỉ dẫn về: thu nhập từ khoản cho vay tốt; tỉ lệ chi phí thấp; hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng thu được lợi nhuận từ nguồn vốn. b. Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay Thu từ lãi Chi trả lãi Chênh lệch lãi suất (%) = ------------------------ – ------------------------- Tài sản sinh lợi Nợ phải trả lãi bình quân bình quân Chênh lệch lãi suất đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trên thị trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất. Nếu các nhân tố khác không đổi, chênh lệch lãi suất sẽ giảm khi cạnh tranh tăng buộc ban quản trị ngân hàng phải có những biện pháp bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất. Bước 2: Phân tích các khoản thu nhập khác Các khoản thu nhập khác bao gồm các khoản thu như phí và hoa hồng, kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh chứng khoán. Chỉ tiêu phân tích: tỉ trọng thu nhập khác trên tổng thu nhập hoạt động. Mức chất lượng của chỉ tiêu: Không có mức độ xác định cụ thể đối với chỉ tiêu này. Mức chất lượng phụ thuộc vào mức độ phân bổ trong quá khứ của tổng thu nhập hoạt động. Tuy nhiên, một mức độ ổn định 1% hoặc lớn hơn trên tổng tài sản được xem là một mức tốt vì điều đó chứng tỏ các NHTM ngày càng coi trọng thu nhập từ phí dịch vụ và các hoạt động ngoại bảng. Bước 3: Phân tích chi phí hoạt động Chi phí hoạt động hay còn gọi là chi phí ngoài lãi, bao gồm lương và các khoản liên quan; khấu hao; thuế; chi phí quản lý và chi phí khác. Chỉ tiêu phân tích: Tổng chi phí hoạt động Chi phí trên thu nhập = ------------------------------------ Tổng thu nhập hoạt động Mức chất lượng của chỉ tiêu: từ 55% đến 60%. ý nghĩa của chỉ tiêu: Quản lý chi phí hoạt động là nhiệm vụ cơ bản của quản lý lợi nhuận. Thành công của công tác quản lý lợi nhuận là tỉ lệ chi phí/thu nhập ổn định, thấp hơn so với các ngân hàng đồng hạng và giảm dần theo thời gian. Bước 4: Phânt ích dự phòng tổn thất nợ: Dự phòng tổn thất nợ hay còn được gọi là dự phòng nợ xấu thể hiện sự phân bổ định kì đối với các khản dự trữ cho tổn thất nợ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Các chỉ tiêu phân tích: - Chỉ tiêu 1: Dự phòng tổn thất nợ/Tổng tài sản bình quân Mức chất lượng: dưới 0.5% - Chỉ tiêu 2: Dự phòng tổn thất nợ/ Tổng dư nợ bình quân Mức chất lượng: dưới 1%, lý tưởng là dưới 0.5% - Chỉ tiêu 3: Thu nhập trước thuế, các khoản mục bất thường và dự phòng nợ tổn thất/Dự phòng tổn thất nợ Mức chất lượng của chỉ tiêu: trên 1% Mỗi chỉ tiêu ở trên là một thước đo đo lường sự tác động của chi phí hàng năm hoặc định kì đối với khả năng sinh lời để thiết lập một mức dự trữ đủ bù đắp tổn thất nợ. Bước 5: Phân tích thu nhập ròng Thu nhập ròng là điểm mấu chốt của mỗi ngân hàng. Chỉ tiêu phân tích: a. Chỉ tiêu 1: ROA Thu nhập ròng ROA = --------------------------------- Tổng tài sản bình quân Mức chất lượng của chỉ tiêu: 1% Đây là chỉ tiêu thông dụng thê hiện hiệu quả quản lý, khả năng chu chuyển tài sản sinh lời của NHTM thành thu nhập ròng. Nó cho biết trung bình 100 đồng tài sản sinh lợi đưa vào hoạt động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng. b. Chỉ tiêu 2: ROE Thu nhập ròng ROE = --------------------------------- Vốn tự có bình quân Mức chất lượng của chỉ tiêu: từ 10% đến 15% Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời từ vốn góp của các cổ đông (tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn tự có của ngân hàng). ở một khía cạnh khác, ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. L – Liquidity (khả năng thanh toán) Yếu tố cuối cùng để phân tích tình hình tài chính của ngân hàng là khả năng thanh khoản. Thanh khoản trong quản trị ngân hàng là cần thiết bởi 2 lí do: (i) để thoả mãn yêu cầu đối với các khoản nợ mới mà không cần thu hồi các khoản đang cho vay hoặc bán đi các khoản đầu tư có kì hạn; (ii) để đáp ứng các khoản rút tiền theo ý muốn của người gửi tiền bất kỳ lúc nào. Ngân hàng vốn là tổ chức kiếm tiền chủ yếu thông qua đường cong lãi suất, đó là: huy động tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thấp và cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn. Việc thanh khoản không ăn khớp này tiềm ẩn những nguy hiểm. Do đó, các ngân hàng phải nắm giữ một tỉ lệ tài sản có tính thanh khoản cao (lý tưởng là 20% đến 30% tổng tài sản) để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản thông thường của khách hàng. Thanh khoản của ngân hàng phải được xem xét dưới góc độ là khả năng của ngân hàng trong việc tài trợ các khoản nghĩa vụ của nó. Các yếu tố thanh khoản nên kiểm tra bao gồm: (i) tính bất ổn của các khoản tiền gửi; (ii) mức độ tín nhiệm của các khoản tài trợ nhạy cảm với lãi suất; (iii) khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản; (iv) ảnh hưởng của thị trường tiền tệ; (v) hiệu quả của chiến lược và chính sách quản trị tài sản – nguồn vốn; (vi) sự tuân thủ chính sách thanh khoản nội bộ và (vii) bản chất, quy mô và các dự đoán trước về cam kết tín dụng. Tính thanh khoản của NHTM chủ yếu được xem xét trên các chie tiêu liên quan tài sản lưu động của ngân hàng. Tài sản lưu động là tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn, thường không quá 1 năm. Tài sản lưu động của ngân hàng bào gồm: (i) tiền mặt; (ii) dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng trung ương; (iii) tiền gửi ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng khác; (iv) chứng chỉ tiền gửi; (v) chứng khoán đến hạn dưới 1 năm hoặc dễ dàng bán ra trên thị trường; (vi) chứng khoái chính phủ sẵn sàng để bán thông qua trung gian hoặc thị trường chứng khoán chính thức. Các chỉ tiêu đo lường: a. Chỉ tiêu 1: Tài sản lưu động/ Tổng tài sản Mức chất lượng của chỉ tiêu: 20% đến 30%. Tỷ lệ này được xem là chỉ dẫn đơn giản nhất về độ thanh khoản bằng việc quan sát trực tiếp bảng cân đối kế toán của ngân hàng. b. Chỉ tiêu 2: Tài sản lưu động/Tổng tiền gửi Mức chất lượng của chỉ tiêu: từ 30% đến 45% Tỉ trọng tài sản lưu động trên tổng tiền gửi cao cho phép ngân hàng chông đỡ với những tổn nhất nhất thời về thanh toán đối với một bộ phận người gửi tiền. Tiền gửi bao gồm tiền gửi vãng lai và tiền gửi tiết kiệm từ các nguồn ngân hàng và phi ngân hàng. c. Chỉ tiêu3: Dư nợ/Tổng tiền gửi Mức chất lượng của chỉ tiêu: (1) Từ 80% đến 90% đối với các NHTM nhỏ, các NHTM khu vực (2) Trên 100% đối với các ngân hàng lớn, các trung tâm tiền tệ và các ngân hàng mang tính quốc tế. Tỷ lệ này phản ánh khả năng của ngân hàng trong việc tài trợ cho tăng trưởng dư nợ bằng các khoản tiền gửi chủ yếu hơn là các khoản đi vay. Tỷ lệ này càng cao, thanh khoản càng thấp. d. Chỉ tiêu 4: Tỉ lệ tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn Mức chất lượng của chỉ tiêu: 30% Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạng của ngân hàng bao gồm tiền gửi ngắn hạn của các tổ chức kinh tế, dân cư, vay Ngân hàng trung ương hay tổ chức tín dụng khác… bằng các tài sản lưu động như tiền mặt, tiền gửi ngắn hạn tại Ngân hàng trung ương và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, đầu tư chứng khoán ngắn hạn. e. Tổng dư nợ/ Tổng tài sản Mức chất lượng của chỉ tiêu: dưới 65% Một ngân hàng có dư nợ tăng cao so với tăng trưởng tổng tái sản sẽ có tỉ lệ này cao. Nếu tỉ lệ này quá cao sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng. f. Một số các chỉ tiêu khác: Để phân tích chính xác và chi tiết đối với tính thanh khoản của ngân hàng, các nhà phân tích thường sử dụng thêm một số các chỉ tiêu khác như là: Nguồn vốn huy động/Tổng tài sản Chứng khoán đầu tư đến hạn dưới 12 tháng/Tổng tài sản (Tiền mặt+Dự trữ bắt buộc+Chứng khoán chính phủ)/Tổng tài sản. Tóm lại, thanh khoản kém là một trong những nguyên nhân thất bại của ngân hàng. Bằng việc xem xét tính thanh khoản, nhà phân tích tìm kiếm tiếp cận khả năng của các NHTM trong việc tài trợ cho chính nó trong thời kì khó khăn. Các tỷ lệ nêu trên là những kiến thức cơ bản để hiểu về quy mô rủi ro của NHTM được chấp nhận trong phạm vi của thanh khoản. Nói tóm lại, trên đây là những lý luận cơ bản nhất về các yếu tố của mô hình CAMEL trong đánh giá hoạt động và tài chính của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đối với các NHTM, khi vậnd ụng mô hình này trong phân tích tài chính của ngân hàng thì căn bản chỉ vận dụng 4 khía cạnh của mô hình là: vốn, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản. 1.2.2.3. Hệ thống giám sát PEARLS 1.2.3.1.1. Sơ lược về hệ thống giám sát PEARLS Hệ thống PEARLS bao gồm các phân hệ riêng biệt. Nó được thiết kế ban đầu là một công cụ quản lý, và sau đó trở thành một cơ chế giám sát hiệu quả. Mỗi kí tự của tên "PEARLS" xem xét một vấn đề khác nhau: Protection : Bảo vệ Effective Financial structure : Hiệu quả cơ cấu tài chính Asset quality : Chất lượng tài sản Rates of return and cost : Tỉ suất lợi nhuận và chi phí Liquidity : Khả năng thanh toán Signs of growth. : Tốc độ tăng trưởng Hệ thống đánh giá PEARLS được sử dụng như một công cụ quản lý điều hành có hiệu quả. Nó giúp cho các nhà quản lý tìm kiếm các giải pháp hạn chế sai sót. Ví dụ, hệ thống PEARLS có khả năng xác định cơ sở vốn của một NHTM là yếu hay mạnh, nó cũng có thể chỉ ra nguyên nhân (như là việc thu nhập không đủ lớn trong khi chi phí vận hành quá cao, hoặc là do tỉ lệ mất vốn cao). Như thế, PEARLS cho phép các nhà quản trị quản trị xác định nhanh chóng và chính xác điểm cốt yếu của rắc rối và thực hiện những điều chỉnh cần thiết trước khi vấn đề trở thành nghiêm trọng. Thực tế, PEARLS là một "hệ thống cảnh báo sớm" tạo ra các thông tin quản lý có giá trị cao. Ưu điểm của PEARLS là việc sử dụng các tiêu chuẩn tài chính và công thức chung loại bỏ các tiêu chí khác nhau của từng NHTM để đánh giá hoạt động kinh doanh của họ. Cũng tức là tạo ra một ngôn ngữ tài chính chung mà mọi người có thể sử dụng và hiểu được. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện dễ dàng liên lạc và có được hiểu biết về các khái niệm chính cùng với các cam kết lớn hơn để đạt được sự thống nhất trong chất lượng và sức mạnh mỗi NHTM, bằng cách hoàn thiện các hoạt động còn thiếu sót. Ngoài các ứng dụng như là một công cụ quản lý, hệ thống PEARLS còn chuẩn bị các khuôn cho đơn vị giám sát tại các quốc gia Liên bang (National Federation). Các tổ chức quốc gia có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính tạo ra bởi PEARLS để tiến hành phân tích hàng tháng hoặc quý các NHTM tại các quốc gia Liên bang. 1.2.3.1.2. Các chỉ tiêu của PEARLS P = Protection = Bảo vệ Duy trì tỉ trọng tài sản hợp lý là nguyên lý căn bản của mô hình NHTM mới. Chỉ tiêu P được đo lường bởi: (1) So sánh sự thích hợp của các khoản dự phòng tổn thất cho vay được công nhận trên tổng giá trị các khoản cho vay quá hạn (2) So sánh các khoản dự phòng giảm giá đầu tư với tổng giá trị các khoản đầu tư bất thường Việc bảo hiểm đối với các khoản tổn thất cho vay là hợp lý nếu NHTM đã có đầy đủ dự phòng để bảo hiểm 100% tất cả các khoản cho vay quá hạn hơn 12 tháng, và 35% các khoản cho vay quá hạn 1-12 tháng. Dự phòng rủi ro mất vốn không hợp lý tạo ra 2 kết quả không mong muốn: lạm phát đối với giá trị tài sản phóng đại thu nhập. Mô hình của PEARLS khuyến khích đặt dự phòng rủi ro mất vốn lên hàng đầu trong việc bảo hiểm đối với các khoản cho vay không hiệu quả. Đồng thời, PEARLS đánh giá tính hợp lý của khoản dự phòng này bằng cách so sánh dự phòng rủi ro mất vốn với các khoản cho vay quá hạn. E = Effective Financial Structure = hiệu quả cơ cấu tài chính Cơ cấu tài chính của một NHTM là yếu tố quan trọng nhất để xác định tốc độ tăng trưởng tiềm năng, năng lực về thu nhập, và sức mạnh tài chính chung của ngân hàng. Hệ thống PEARLS đo lường tài sản, công nợ và vốn, và đề xuất ý tưởng tái cấu trúc cho NHTM. Dưới đây là các phần thực hiện: Assets Tài sản + 95% tài sản hoạt động bao gồm các khoản cho vay (70%-80%), và đầu tư khả mại (10-20%) + 5% tài sản không hoạt động bao gồm chủ yếu là tài sản cố định (đất đai, nhà cửa, trang thiết bị, v.v…) Các NHTM được khuyến khích tối đa hoá tài sản hoạt động như là phương tiện để đạt được đủ lãi. Bởi vì danh mục cho vay là tài sản sinh lợi lớn nhất của NHTM, WOCCU đề nghị duy trì 70-80% tổng tài sản trong danh mục cho vay. Các tài sản không sinh lợi cũng không được ủng hộ vì sau khi mua, họ thường gặp khó khăn để thanh lý. Cách hiệu quả nhất để duy trì sự cân bằng lý tưởng giữa tài sản hoạt động và phi hoạt động là tăng khối lượng tài sản hoạt động. Capital (Vốn tự có ) + 10-20% vốn góp + 10% vốn tự có không bao gồm dự trữ vốn Nguồn vốn tự có được sử dụng vào 3 mục đích: Tài trợ các tài sản không sinh lợi Vốn tự có không mất chi phí lãi vay, do đó chức năng chính của nó là tài trợ cho tất cả các tài sản không sinh lợi của NHTM (như là đất đai, nhà cửa và trang thiết bị). Nếu không đủ vốn đầu tư, ngân hàng buộc phải sử dụng thêm một phần tiền gửi tiết kiệm chi phí cao hoặc vốn được tài trợ. Nâng cao doanh thu Vốn tự có cũng tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ đối với khả năng tạo ra thu nhập ròng của NHTM và qua đó, bổ sung vào vốn. Do không tốn chi phí lãi vay, vốn được xuất ra với thị trường và quay trở lại NHTM với 100% giá trị. Như thế, việc sử dụng vốn pháp định để tài trợ tài sản hoạt động (như cho vay) là rất có lợi cho các NHTM. Vốn pháp định có thể được tái tạo ra nhanh hơn so với việc thu lợi từ chênh lệch lãi suất cho vay và huy động. Bù lỗ Với tư cách cứu cánh cuối cùng, vốn tự có được sử dụng để bù lỗ cho các khoản cho vay quá hạn hoặc thâm hụt hoạt động. ở nhiều quốc gia, pháp luật quy định mỗi sự biến đổi vốn pháp định do bù lỗ phải được chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Chỉ tiêu đo lường vốn pháp định của PEARLS là một trọng số liên kết với số lượng các khu vực hoạt động. Nếu thâm hụt, nó có thể nhanh chóng chỉ ra đâu là điểm yếu tiềm tàng tồn tại trong các lĩnh vực hoạt động. A = Assets Quality = Chất lượng tài sản Tài sản không hoạt động hay không sinh lợi là những tài sản không tạo ra lợi nhuận. Sự dư thừa tài sản không sinh lợi sẽ ảnh hưởng không tốt đến thu nhập của NHTM. Dưới đây là những chỉ tiêu PEARLS được sử dụng để đánh giá tác động của tài sản không sinh lợi: Tỉ lệ nợ không thể thu hồi Trong tất cả các chỉ số của PEARLS, tỉ lệ nợ không thể thu hồi là quan trọng nhất để đo lường điểm yếu của NHTM. Nếu tỉ số này là cao. Nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trọng yếu khác trong hoạt động của NHTM. Mục tiêu chính là duy trì tỉ số hợp lý dưới 5% trên tổng nợ. Tỷ lệ phần trăm tài sản không sinh lợi Tỉ số quan trọng thứ 2 là tỉ trọng tài sản không sinh lợi của NHTM. Tỉ số này càng cao thì càng khó khăn trong việc tạo ra đủ thu nhập. Mục đích là giới hạn số lượng tài sản không sinh lợi tối đa là 5% tổng tài sản của NHTM. Vào những thời điểm mà chiến lược marketing của các NHTM đặc biệt cần nâng cao thình ảnh bên ngoài của họ, các tài sản không sinh lợi có thể tăng trong ngắn hạn. Tài trợ tài sản không sinh lợi Trong khi việc giảm tỉ lệ phần trăm của các tài sản không sinh lợi là quan trọng, việc tài trợ những tài sản này cũng là rất cần thiết. Theo truyền thống, NHTM sử dụng vốn tự có để mua tài sản cố định. Dưới mô hình WOCCU, mục tiêu là tài trợ 100% tài sản không sinh lợi bằng vốn tự có của các NHTM, hoặc là với những công nợ khác không tốn chi phí lãi vay. Bằng cách sử dụng vốn không mất phí để tài trợ những tài sản này, thu nhập của NHTM không bị ảnh hưởng quá nhiều. R = Rates of Return and Costs = Tỉ lệ doanh thu và chi phí Hệ thống PEARLS tách riêng tất cả các thành phần thiết yếu của lợi nhuận ròng để giúp cho các nhà quản trị tính toán lợi tức và đánh giá chi phí hoạt động nhanh chóng và hiệu quả. Bằng cách này, PEARLS chứng minh cho giá trị của nó như là một công cụ quản lý. Khác với những hệ thống khác tính toán doanh lợi trên cơ sở tài sản bình quân, PEARLS tính toán doanh lợi trên cơ sở đầu tư thực tế (actual investments outstanding). Qua đó giúp cho các nhà quản trị xác định được đầu tư vào đâu sẽ có lợi nhuận cao nhất. Nó cũng cho phép NHTM được xếp hạng tùy theo lợi nhuận cao nhất và thấp nhất. Bằng cách so sánh cấu trúc tài chính với lợi nhuận, nó có thể xác định các NHTM sử dụng các nguồn lực sản xuất vào đầu tư để tạo ra lợi nhuận cao với hiệu suất như thế nào. Những kĩ thuật phân tích mạnh mẽ giúp việc quản lý đi đối với hiệu quả tài chính của các NHTM Số lượng thông tin được ước tính trong 4 khu vực đầu tư chính: Danh mục cho vay Tất cả thu nhập từ lãi vay, phạt nợ quá hạn và hoa hồng từ hoạt động kinh doanh được chia cho tổng số vốn đầu tư trong danh mục cho vay. Đầu tư khả mại Tất cả thu nhập từ tiền gửi và tài khoản thanh toán tại NHNN hoặc tổ chức tín dụng khác được chia cho tổng số vốn đầu tư trong mục. Đầu tư tài chính Rất nhiều các NHTM đầu tư vào tài sản tài chính (như là trái phiếu chính phủ) mà được trả lợi tức cao hơn tiền gửi ngân hàng. Thu nhập từ nguồn đầu tư này cũng được chia cho tổng đầu tư. Đầu tư phi tài chính khác Bất cứ khoản đầu tư nào không phù hợp với những tiêu thức phân loại trước được đưa vào mục "khác" của đầu tư phi tài chính. Tất cả thu nhập từ những nguồn khác cũng được chia cho tổng vốn đầu tư ban đầu. Chi phí hoạt động cũng là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong đánh giá tài chính ngân hàng. Chúng được chia thành 3 lĩnh vực chính: Chi phí tài chính trung gian Khoản mục này đánh giá các chi phí tài chính được thanh toán cho các khoản tiền gửi tiết kiệm, vốn góp và cho vay bên ngoài. Chi phí hành chính Một khoản mục đáng quan tâm và đòi hỏi phải phân tích khác là chi phí hành chính. Rất nhiều NHTM có tính cạnh tranh cao về lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhưng chi phí hành chính lại quá cao. Nguyên nhân dẫn đến chi phí cao bởi giá trị các khoản cho vay nhỏ, vì thế chi phí hành chính cố định không được trải ra. Ví dụ chi phí cố định cho một khoản cho vay 1,000 USD cũng y như chi phí của khoản cho vay trị giá 10,000 USD. Chi phí hành chính cao là một trong những lí do chính dẫn đến giảm lợi nhuận của các NHTM. Do đó, mục tiêu được của hệ thống PEARLS là duy trì chi phí hành chính ở mức 5% trên tổng tài sản lưu động (average total assets). Dự phòng mất vốn Mục chi phí cuối cùng được đánh giá bởi PEARLS là chi phí dự phòng rủi ro mất vốn. Bằng cách tách riêng thu nhập và chi phí vào hai khoản mục lơn, các tỉ số PEARLS có thể chỉ ra chính xác lý do tại sao NHTM không có được tỉ suất lợi nhuận ròng tốt. L = Liquidity = phương tiện thanh toán Do đặc thù hoạt động kinh doanh của các NHTM là luôn luôn có các dòng tiền đi ra và đi vào ngân hàng, các NHTM cần có được hệ thống quản lý các phương tiện thanh toán hợp lý. Sự duy trì tỉ lệ phương tiện thanh toán hợp lý là điều cần thiết để giữ uy tín của ngân hàng và làm giảm rủi ro thanh khoản vốn là rủi ro có tính lan truyền. Hệ thống phân tích phương tiện tài chính của PEARLS gồm 2 chỉ tiêu: Tổng dự trữ thanh toán Chỉ số này đo lường tỉ trọng các khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Mục tiêu là duy trì tối thiểu 15%. Tiền nhàn rỗi Dự trữ tiền mặt cho thanh toán là rất quan trọng nhưng do tính chất thời gian của tiền, việc găm giữ tiền mặt tại quỹ cũng mất chi phí. Do đó, quan trọng là phải giữ lượng tiền nhàn rỗi ở mức tối thiểu và hợp lý. Mục tiêu là làm giảm tỉ lệ phần trăm tiền nhàn rỗi xuống mức gần với 0 nhất có thể. S = Signs of Growth = tỉ lệ tăng trưởng Thành công lớn nhất của việc duy trì tỉ lệ giá trị tài sản là sức mạnh và tốc độ tăng trưởng tài sản đi kèm với duy trì lợi nhuận. Lợi thế của hệ thống PEARLS là liên kết tốc độ tăng tài sản với tăng trưởng lợi nhuận, cũng như các khoản mục chủ chốt khác bằng cách đánh giá sức mạnh cả hệ thống như một tổng thể. Tốc độ tăng trưởng được đo lường trong 5 lĩnh vực chính: Tổng tài sản Tăng trưởng tổng tài sản là tỉ số quan trọng nhất. Có rất nhiều công thức được sử dụng trong PEARLS mà tổng tài sản là chìa khoá điều chỉnh. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng ổn định của tổng tài sản có thể cải thiện được rất nhiều các chỉ số khác của PEARLS. Bằng cách so sánh tốc độ tăng trưởng tổng tài sản với các mục khác, có thể phát hiện sự thay đổi trong cấu trúc bảng cân đối kế toán có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến thu nhập. Mục tiêu là tốc độ tăng trưởng hàng năm (ví dụ như tốc độ tăng trưởng sau khi trừ lạm phát) của tất cả các NHTM. Cho vay Danh mục cho vay là tải sản sinh lợi lớn nhất của NHTM. Nếu tỉ lệ tăng trưởng tổng cho vay được giữ liên tục cùng với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tức là có khả năng lợi nhuận sẽ được duy trì ở mức tốt. Ngược lại, nếu tỉ lệ này thấp, nó cho thấy lợi nhuận suy giảm nhanh chóng hơn. Tiền tiết kiệm Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kí quĩ là nền móng cho sự tăng trưởng tín dụng của NHTM. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng tiết kiệm của ngân hàng. Lý do của việc duy trì các chương trình marketing mạnh mẽ của các NHTM là sự kích thích gia tăng các khoản tiền gửi kí quĩ mới mà lần lượt sẽ gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Vốn tự có Tỉ lệ tăng trưởng vốn tự có là chỉ tiêu tốt nhất đo lường lợi nhuận của NHTM. Tỉ lệ tăng trưởng vốn tự có có xu hướng đứng yên hay suy giảm cho biết vấn đề về thu nhập. Nếu thu nhập thấp, NHTM sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc giữ lại lợi nhuận tái đầu tư và làm giảm khoản mục lợi nhuận giữ lại trong vốn tự có. 1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính Yếu tố quan trọng nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phân tích tài chính là chất lượng thông tin thu thập được. Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phati thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ đến những thông tin được đưa ra bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó sẽ giúp cho nhà phân tích đưa ra những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng. Trong đó, nguồn thông tin quan trọng nhất là thông tin kế toán của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Qua đó, việc phân tích tài chính sẽ được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính chủ yếu: Đó là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Vì thế, nếu thông tin do nhà phân tích tài chính thu thập không chính xác (có thể do nguồn thông tin không đảm bảo, do những sai sót trong nội dung báo cáo tài chính mà nguyên nhân do kế toán…) sẽ làm giảm chất lượng phân tích, thậm chí có thể dẫn đến các phân tích sai lầm. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc giảm chất lượng công tác phân tích tài chính là do trình độ, năng lực chuyên môn và độ nhanh nhạy của nhà phân tích tài chính. Nhà phân tích có năng lực chuyên môn cao và nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường sẽ đưa ra những phân tích sâu sắc hơn và ít mắc phải sai lầm trong phân tích hơn những nhà phân tích khác. Mặt khác, việc áp dụng các mô hình phân tích khác nhau cũng khiến cho các kết quả phân tích có sự sai biệt nhất định, thậm chí cho ra các kết quả phân tích trái ngược nhau. Có sự sai biệt đó là vì mỗi mô hình phân tích lại sử dụng các chỉ tiêu kinh tế với mức quan tâm với mỗi chỉ tiêu là khác nhau. Cũng có những mô hình kinh tế phù hợp với thời kì phân tích này nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu ở thời kì phân tích khác. Do đó cần có sự chọn lựa và cân nhắc kĩ càng mô hình và các tiêu chí khi phân tích tài chính để đạt hiệu quả cao nhất. Chương 2: Phân tích tài chính đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (SACOMBANK) 2.1. Giới thiệu chung về NHTM cổ phần Sài Gòn thương tín (SACOMBANK) 2.1.1. Lịch sử hình thành. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank) được thành lập theo Quyết định số 05/GP-UĐ ngày 03/01/1992 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo quyết định số 0006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam. Sacombank chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia. Giai đoạn 1991-1995, khởi đầu với số vốn điều lệ chỉ có 3 tỉ đồng, mạng lưới hoạt động nhỏ lẻ, phạm vi kinh doanh đơn điệu, Sacombank đã tạo được những thành tựu bước đầu về các chính sách hoạt động, và chính sách bảo đảm đối với các món cho vay. Giai đoạn 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng từ 23 lên 71 tỉ đồng. Giai đoạn 1998-2001, bên cạnh việc gia tăng vốn điều lệ lên 190 tỉ đồng, Sacombank đã mở rộng mạng lưới ra trên 20 tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng điểm. Giai đoạn 2001-2008, Sacombank đã bước đầu phát triển thành công mô hình hợp tác liên doanh, liên kết và bước đầu tham gia thành lập các tập đoàn tài chính lớn. Tóm lại, qua gần 18 năm hoạt động, Sacombank đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong số những ngân hàng lớn ở Việt Nam với trên 100 điểm giao dịch trải rộng từ Bắc vào Nam. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức. Phòng kiểm tra, kiểm toán Phòng đầu tư Các UB & Dự án ĐạI HộI Đồng cổ đông BAN KIểM SOáT CáC ub & hđ Khu vực Khối kinh doanh Khối ngân quỹ Khối điều hành Khối hỗ trợ Khối công nghệ thông tin Công ty trực thuộc TổNG GIáM ĐốC HộI Đồng QUảN TRị Hình 2.1. Mô hình tổ chức Sacombank 2.2. Phân tích tài chính đối với Sacombank. Trong hai mô hình phân tích giới thiệu ở trên, CAMEL là mô hình hiện đang được áp dụng rộng rãi để phân tích và xếp hạng các ngân hàng trên thế giới hết sức hiệu quả. ở Việt Nam, việc áp dụng theo mô hình giám sát CAMEL đang được đẩy mạnh và thể chế hoá thông qua các quy định của NHNN. Như là các quy định của Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (1998) hay mới nhất là Quyết định số 20/2008/QĐ-NHNN ban hành ngày 04/07/2008 "Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về cổ đông, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTMCP của Nhà nước và nhân dân". Do đó, đề án lựa chọn hệ thống giám sát CAMEL để phân tích tài chính đối với NHTM cổ phần Sài Gòn thương tín Sacombank theo 5 chỉ tiêu chính: vốn, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, kết quả hoạt động kinh doanh và tính thanh khoản. 2.2.1. Capital - Vốn Để đánh giá về nguồn vốn của Sacombank theo các tiêu chuẩn đặt ra trong hệ thống CAMEL, chúng ta nghiên cứu bảng số liệu sau: Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn vốn Sacombank theo các tiêu chuẩn CAMEL giai đoạn 2006-2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tiêu chuẩn 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. Vốn tự có 2,870 7,349 7,758 _ 4,479 156.06 409 14.25 2. Tổng tài sản 24,776 64,572 68,438 _ 39,796 160.62 3,866 15.60 3. EBIT 611 1,582 1,110 _ 971 158.92 - 472 - 77.25 4. CAR (%) 11.82 11.07 12.16 ≥ 8% _ _ _ _ 5. DOL (lần) 7.63 7.82 7.82 12.5 _ _ _ _ 6. Hệ số tạo vốn nội bộ (%) 15.19 15.74 12.69 12 _ _ _ _ (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy vốn tự có của Sacombank tăng mạnh nhất vào thời điểm năm 2007, khi mà thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn "nóng". Vốn tự có năm 2007 của Sacombank đạt 7,758 tỉ đồng; tăng 156.06% so với năm 2006 (số tuyệt đối là 4,479 tỉ đồng). Đến cuối năm 2008, vốn tự có của Sacombank vẫn tiếp tục tăng nhưng với nhịp tăng trưởng chậm, chỉ tăng có 409 tỉ đồng, đạt 14.25%. Về căn bản, vốn tự có của Sacombank tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng vốn góp của các cổ đông (tốc độ tăng trưởng trung bình là 79.05% một năm) Khả năng bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận không chia trung bình là 14.54%, cao hơn mức tiêu chuẩn của CAMEL là 12%. Đặc biệt năm 2006 và 2007, hệ số tạo vốn nội bộ của Sacombank đạt trên 15%, đây là hệ số cao. Nguyên nhân là vì năm 2006 là năm Sacombank IPO và năm 2007, ngân hàng quyết định chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng. Mức lợi nhuận giữ lại tái đầu tư do đó đạt tỉ lệ rất cao. Ngược lại, năm 2008, ngân hàng lại ra quyết định đồng thời với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc mua lại một số cổ phiếu đã phát hành dưới dạng cổ phiếu quĩ. Do đó, hệ số này chỉ đạt trên mức tối ưu 12% một chút. Vì thế, khi phân tích chỉ tiêu này, cần thận trọng khi xem xét và đánh giá cho đúng bản chất. Về tỉ lệ an toàn vốn, Sacombank luôn duy trì tỷ lệ tổng vốn tự có với tổng giá trị tài sản rủi ro quy đổi ở mức trung bình trên 11.6%, tức là cao hơn mức yêu cầu theo chuẩn mực quốc tế là 8%. Điều đó tạo ra sự tín nhiệm lớn từ phía khách hàng gửi tiền đối với ngân hàng. Tuy nhiên, tỉ lệ an toàn vốn năm 2007 chỉ có 11.07%, thấp hơn năm 2006 là 0.07% chứng tỏ vốn chủ sở hữu tăng thêm được đầu tư nhiều hơn vào các tài sản có tính rủi ro cao. Điều này thể hiện sự nhạy cảm của nhà quản trị với thị trường năm 2007 (năm phát triển kinh tế nóng) và giúp cho ngân hàng có được tỉ lệ tăng trưởng lợi tức cao (158.92%). Nhưng đến năm 2008, năm tài chính nhiều biến động với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tỉ số CAR của Sacombank lại tăng thể hiện sự thận trọng của các nhà quản trị trước tình hình kinh tế bất ổn. Điều đó giúp cho lợi nhuận trước thuế (EBIT) của ngân hàng chỉ suy giảm nhẹ. Hệ số đòn bẩy tài chính DOL của Sacombank được duy trì ở mức trung bình 7.7%, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 12.5%. Điều này cho thấy ngân hàng không phải lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, hệ số này là thấp so với bình quân thế giới, có nghĩa là ngân hàng chưa tận dụng được hết các nguồn lực bên ngoài. Nhìn chung, mức vốn và tỉ lệ các nguồn vốn của Sacombank là khá hợp lý, đảm bảo an toàn hoạt động và mở rộng tín dụng cho ngân hàng. 2.2.2. Asset quality - Chất lượng tài sản Tổng tài sản của Sacombank tính đến thời điểm 31/12/2006 là 24,764 tỉ đồng, tăng 71.31% so với cùng kì năm 2005. Năm 2007, tổng tài sản của Sacombank tiếp tục tăng và đạt mức đến 63,572 tỉ đồng, tăng 160.62% so với năm 2006 (số tuyệt đối là 39,796 tỉ đồng). Và đến tháng 12 năm 2008, Sacombank có tổng tài sản đạt mức 68,438 tỉ đồng và trở thành một trong những ngân hàng có quy mô tài sản lớn ở Việt Nam. Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản Sacombank theo tiêu chuẩn CAMEL giai đoạn 2006-2008 (%) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tiêu chuẩn Tỉ lệ dự phòng (lần) 2.57 6.00 4.20 3 - 4 lần Tỉ lệ chi phí dự phòng 2.84 0.97 1.16 ≤ 1.0% Tỉ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0.95 0.39 1.00 ≤ 1.5% Tỉ lệ nợ xấu/Tổng tài sản 0.56 0.21 0.52 ≤ 2.0% Danh mục cho vay/Tổng tài sản 58.09 53.14 54.33 - Tốc độ tăng trưởng 24.09 30.85 1.07 - Tỉ lệ đầu tư tài sản cố định 24.67 13.88 30.58 ≤ 20% (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008) Cơ cấu tài sản của Sacombank chuyển dịch theo hướng gia tăng các tài sản rủi ro nhằm đạt đến cơ cấu tài sản hiệu quả. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư kinh doanh năm 2007 đạt 50,015 tỉ đồng, chiếm 78.93% tổng tài sản và tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006 (số tuyệt đối là 32,593 tỉ đồng). Đến thời điểm cuối năm 2008, tổng dư nợ của ngân hàng giảm 36 tỉ đồng do chủ trương bảo đảm tính an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Trong đó, cụ thể tỉ trọng nợ phân theo nhóm như sau: Bảng 2.4. Tỉ trọng dư nợ theo nhóm nợ (%) Nhóm nợ 2006 2007 2008 Nợ đủ tiêu chuẩn 99.04 99.62 99.04 Nợ cần chú ý 0.23 0.15 0.37 Nợ dưới tiêu chuẩn 0.31 0.02 0.23 Nợ nghi ngờ 0.19 0.04 0.16 Nợ có khả năng mất vốn 0.22 0.18 0.20 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008) Năm 2007, nợ đủ tiêu chuẩn của Sacombank là 35,244 tỉ đồng, chiếm 99.62% tổng dư nợ, tăng 20,988 tỉ đồng tức là gần gấp đôi so với năm 2006. Trong khi các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn đều có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy công tác quản lý cho vay vốn ở Sacombank là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, tỉ trọng các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn của Sacombank lại tăng khá nhanh trong năm 2008 (nợ dưới tiêu chuẩn đã tăng gấp 10 lần, nợ nghi ngờ tăng gấp 4 lần). Đây là do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và nó có tính hệ thống, tác động lên toàn ngành ngân hàng. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc gia tăng nhanh các khoản nợ khó đòi tại ngân hàng là do cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động thời điểm cuối quý 1, đầu quý 2 năm 2008. Thời điểm này, các ngân hàng tăng cao lãi suất huy động mà kéo theo nó tất yếu là sự tăng nhanh lãi suất cho vay và sự khắt khe hơn trong cho vay vốn. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp chậm trả nợ để giữ vốn. Các khoản cho vay trung và dài hạn năm 2007 tăng 8,758 tỉ đồng tức là tăng 192.20% so với năm 2006. Trong khi các khoản cho vay ngắn hạn tăng 128.59% (từ 9,506 tỉ đồng năm 2006 lên 21,731 tỉ đồng năm 2007). Năm 2008, các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng giảm từ 21.731 tỉ đồng (2007) xuống chỉ còn 19.777 tỉ đồng (2008), trong khi các khoản cho vay trung và dài hạn vẫn tăng. Từ đó cho thấy xu hướng cơ cấu lại các khoản cho vay theo hướng gia tăng nhiều hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. Đây không phải một xu hướng tốt đối với ngân hàng vì các khoản cho vay trung và dài hạn có rủi ro lớn hơn và có khả năng gây ra các bất lợi đối với ngân hàng về tính thanh khoản. Tỉ lệ dự phòng rủi ro ở Sacombank giao động quanh mức hiệu quả là 4 lần, cho thấy ngân hàng đã có những chính sách hợp lý để đề phòng các rủi ro dẫn đến mất vốn. Tỉ lệ đầu tư vào tài sản cố định của Sacombank thời điểm năm 2006, 2007 đạt mức hợp lý là dưới 20%. Tuy nhiên, năm 2008, tỉ lệ này là 30.58%, tức là vượt mức tiêu chuẩn 10.58%. So sánh với mức chỉ tiêu thì đây là một tỉ lệ bất hợp lý. Đầu tư vào tài sản không sinh lợi với mức quá cao như vậy sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét, nhìn nhận vấn đề trong bối cảnh xã hội của nó. Trên thực tế, năm 2008 là năm có điều kiện kinh tế bất ổn và cuộc chạy đua lãi suất ngân hàng dẫn đến sự tăng nhanh các rủi ro mang tính hệ thống đối với toàn ngành ngân hàng. Trong điều kiện đó, để giữ vững lòng tin của khách hàng trong ngắn hạn, các ngân hàng có thể gia tăng các tài sản không sinh lợi vì đó là những đảm bảo của ngân hàng về nghĩa vụ đối với khách hàng. 2.2.3. Chất lượng quản lý Chi phí bình quân của Sacombank năm 2007 là 0.06560 tức là cứ 1 tỉ đồng cho vay sẽ mất 0.06560 đồng chi phí. Đây là con số hợp lý và có xu hướng giảm dần qua các năm (2005 là 0.070966; 2006 là 0.06871). Điều đó cho thấy những nhà quản trị và hoạch định chính sách của ngân hàng đã có các biện pháp sử dụng vốn hợp lý nhằm làm giảm thiểu tối đa chi phí và từ đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Mặt khác, năm 2007, Sacombank cũng nhận được 2 giải thưởng quốc tế uy tín là giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007" do Euromoney bình chọn và giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam 2007) do Asian Banking and Finance bình chọn. Những giải thưởng này cũng phần nào nói lên được năng lực và uy tín của đội ngũ lãnh đạo Sacombank. Bên cạnh đó, chất lượng quản lý của Sacombank còn được biểu hiện ở việc lợi nhuận hàng năm của Sacombank vẫn tăng đều từ 2005 đến 2007. 2.2.4. Earning - Kết quả hoạt động kinh doanh Lợi nhuận là thước đo hiệu quả nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng. Để có cái nhìn tổng quát về tăng trưởng lợi nhuận của Sacombank, chúng ta cần theo dõi tốc độ tăng trưởng tín dụng trong dài hạn của ngân hàng, cụ thể như sau: Hình 2.5. Biểu đồ giá trị lợi nhuận trước thuế và tỉ lệ tăng trưởng năm của Sacombank thời kì 2001-2008 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008) 40 79 125 198 313 611 1582 1110 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Tỷ đồng -0.5 0 0.5 1 1.5 2 % lợi nhuận trước thuế Tỉ lệ tăng trưởng Trong 3 năm từ 2005 đến 2007, lợi nhuận trước thuế của Sacombank tăng đều hàng năm với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình cao (năm 2006 là 77%, năm 2007 là 167%). Trong đó: - Tỉ lệ lợi tức thu được trên tài sản năm 2006 là 1.92%, tăng so với năm 2005 là 0.01%. Tỉ lệ này tiếp tục được gia tăng trong năm 2007 và đạt mức 2.17%. Nguyên nhân là do ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn hơn tốc độ tăng các tài sản không sinh lợi. Như thế cũng có nghĩa là làm giảm chi phí và đạt được hiệu quả cao hơn trong sử dụng vốn. - Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần EPS năm 2007 là 3,983 VNĐ/cổ phiếu, tăng gần 1,5 lần so với năm 2005 và 2006. Chi trả lợi tức trong 2 năm 2006 và 2007 của Sacombank là chi trả bằng cổ phiếu. Tức là tốc độ tăng số cổ phiếu lưu hành của ngân hàng là rất cao. Do đó, so với tốc độ tăng của số cổ phiếu, đây là tỉ lệ tăng trưởng khá cao. Để có được tỉ lệ tăng trưởng này, tốc độ tăng các khoản thu lợi của ngân hàng phải lớn hơn các khoản chi cũng như tốc độ tăng vốn cổ phần. Cũng có nghĩa là đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn và đưa lại lợi ích cao cho các cổ đông. Tổng chi phí hoạt động năm 2008 là 8,132 tỉ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2007 và tăng gấp 4 lần so với năm 2006 trong khi tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu trung bình chỉ có 100%. Do đó, lợi nhuận sau thuế của năm 2008 giảm khá nhiều so với năm 2007. Trong đó đặc biệt phải kể đến sự gia tăng quá nhanh của các khoản thua lỗ từ đầu tư chứng khoán. Năm 2008, chi phí do lỗ chứng khoán của Sacombank là 397 tỉ đồng, trong khi chi phí này ở năm 2007 chỉ có 16 tỉ đồng và năm 2006, chi phí này là 0. Cũng có nghĩa chỉ trong năm 2008, số lỗ này đã tăng gấp hơn 22 lần so với năm trước đó. Điều này cho thấy Sacombank đã không đạt được hiệu quả trong đầu tư chứng khoán. Hình 2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Sacombank theo tiêu chuẩn CAMEL giai đoạn 2006-2008 (%) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tiêu chuẩn Lãi ròng biên 3.38 2.58 1.72 ≥ 3% Chênh lệch lãi suất 3.99 2.66 7.26 _ Tỉ trọng thu nhập khác 0.00 0.22 10.47 ≥ 1% Chi phí hoạt động/Thu nhập 18.16 33.56 16.32 55% - 60% ROA 2.08 2.91 1.49 1% ROE 20.56 39.16 20.35 10% - 15% (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008) Về căn bản, các chỉ số sinh lời của ngân hàng hầu hết đều đạt chuẩn đối với một ngân hàng tốt. Tuy nhiên, năm 2008, có nhiều chỉ số sụt giảm so với chỉ tiêu và yêu cầu cần có biện pháp khắc phục. Cụ thể là: Mức lãi ròng biên năm 2006 đạt mức chất lượng > 3%. Nhưng lại có xu hướng giảm dần và trong các năm 2007 (2.58%) và 2008 (chỉ còn 1.72%) đã không đạt được mức tiêu chuẩn 3%. Tài sản sinh lợi năm 2008 giảm do giảm giá các chứng khoán đầu tư, đồng thời việc gia tăng dự trữ tiền mặt để bảo đảm tỉ lệ an toàn vốn cao là những nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm mức lãi ròng biên của ngân hàng. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh kinh tế bất ổn năm 2008, đây có thể là một biện pháp tốt trong ngắn hạn. Mức chênh lệch lãi suất ròng đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn đồng thời đo lường cường độ cạnh tranh trên thị trường. Sacombank có mức chênh lệch lãi suất không ổn định. Thực tế là mức chênh lệch này giảm nhẹ từ 3.99% (2006) xuống còn 2.66% (2007) rồi lại tăng vọt lên 7.26% (2008) cho thấy sự mất ổn định nghiêm trọng trong chính sách lãi suất của ngân hàng. Đây vốn là một chỉ tiêu không có tiêu chuẩn cụ thể và tuỳ thuộc vào trung bình ngành. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và ổn định trong kinh doanh, cũng như tạo lập và giữ vững được lòng tin của khách hàng, ngân hàng cần phải có những chính sách lãi suất ổn định và giao động nhẹ quanh cân bằng ngành. Thu nhập khác cũng có biến động tăng nhanh vào năm 2007 và giảm mạnh vào năm 2008. Nhưng xét về tổng thể, tỉ lệ thu nhập khác trên tổng doanh thu đạt mức khá cao (trên 13.5% vào năm 2006 và 2008; trên 19% vào năm 2007) chứng tỏ ngân hàng đã có các biện pháp tăng cường nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ và hoạt động khác với mức rủi ro thấp và nguồn thu tương đối ổn định. Tỉ lệ ROA của Sacombank luôn đạt mức trên 1%, thậm chí trong 2 năm 2006 và 2007, ROA còn đạt trên 2%. Tức là đã đạt mức trên tiêu chuẩn của CAMEL. Tuy nhiên, nếu xét đến quy mô tổng tài sản của các Ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng tại các nước có sử dụng CAMEL khác như Mĩ thì mức ROA này chỉ đạt ở loại trung bình. Khả năng sinh lời của vốn (ROE) cũng duy trì ở mức cao (trên 20%), là mức tốt trong hệ thống ngân hàng. 2.2.5. Liquidity - Tính thanh khoản. Tính thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau: tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của nó càng thấp và ngược lại. Để xem xét xem liệu Sacombank đã đưa ra được giái pháp hợp lý về tỉ lệ hai đại lượng trên hay chưa, chúng ta sẽ đi vào phân tích các chỉ tiêu sau: Hình 2.7. Một số chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của Sacombank giai đoạn 2006-2008 (%) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tiêu chuẩn Tài sản lưu động/Tổng tài sản 24.35 29.61 39.34 20% - 30% Tài sản lưu động/Tổng tiền gửi 28.92 39.23 53.19 30% - 45% Dư nợ/Tổng tiền gửi 69.01 70.41 69.16 ≥ 80% Tổng dư nợ/Tổng tài sản 58.10 53.14 51.15 ≤ 65% Vốn huy động/Tổng tài sản 86.12 86.25 86.71 _ (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008) Khả năng thanh toán nhanh của Sacombank được bảo đảm do Ngân hàng duy trì mức dự trữ hợp lý. Các tỉ lệ thanh toán tức thời là tỉ lệ tiền mặt trên tổng nợ ngắn hạn được duy trì ở mức hợp lý. Tỉ lệ này gia tăng nhanh trong năm 2008 do sự bất ổn của thị trường. Đây là tỉ lệ đảm bảo tính an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Qua các chỉ tiêu đã được tính toán ở bảng trên, ta có thể thấy tỉ lệ khả năng chi trả của Ngân hàng đã tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu so sánh với mức tiêu chuẩn thì tỉ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2008. Trong 2 năm 2006 và 2007, tỉ lệ này ở mức hợp lý nhưng đến năm 2008, tỉ lệ này đã vượt quá mức hợp lý, đạt 39.34%. Trong ngắn hạn, việc này có thể bảo đảm tốt hơn khả năng chi trả của ngân hàng, tuy nhiên, trong dài hạn, đây không phải là tỉ lệ có lợi và yêu cầu có các chính sách giảm thiểu nó về mức hợp lý. Tỉ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi khách hàng năm 2007 là 62,63% trong khi dư nợ chiếm 55% tổng tài sản, xảy ra hiện tượng này có thể là do 2 nguyên nhân: Hoặc là bên cạnh nguồn tiền gửi khách hàng, ngân hàng còn cho vay bằng nguồn vốn từ các nguồn khác như là vốn tự có, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác hay từ NHNN. Khác với nguồn tiền gửi khách hàng, vốn từ nguồn vốn tự có là nguồn vốn không phải mất phí nhưng nó lại tạo ra rủi ro lớn hơn đối với các cổ đông của ngân hàng. Còn đối với nguồn từ đi vay của các tổ chức tín dụng khác là nguồn có chi phí lớn và không thích hợp. Hoặc là Sacombank đã sử dụng một phần tiền gửi khách hàng để tài trợ các hoạt động khác như hoạt động đầu tư hoặc tài trợ tài sản không sinh lợi. Trường hợp tài trợ hoạt động đầu tư thường là đầu tư trung và dài hạn sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Mặt khác, hoạt động đầu tư hàm chứa rủi ro cũng làm tăng nguy cơ mất vốn và làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Như thế có thể nói, Sacombank chưa tận dụng được hiệu quả tối ưu của nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng. Việc này đã và sẽ làm gia tăng rủi ro đối với khách hàng cũng như rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng. 2.2.6. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Sacombank. Qua phân tích các chỉ số trên cho thấy, trong điều kiện khủng hoảng, hoạt động của Sacombank vẫn tỏ ra có hiệu quả khi đảm bảo mức lợi tức và an toàn vốn cho chủ sở hữu. Bộ máy quản trị ngân hàng đã có những biện pháp và chính sách tài chính kịp thời trong ngắn hạn để giữ được nhịp tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên, tăng trưởng của Sacombank không ổn định. Các chỉ số tài chính tuy rất tốt nhưng có biến động lớn qua các năm và tăng trưởng không ổn định. Ngoài ra, cơ cấu vốn khai thác cũng chưa đạt hiệu quả tối ưu. Ngân hàng nên có các biện pháp sử dụng vốn huy động tốt hơn. Bên cạnh việc đa dạng hoá thành công danh mục đầu tư của mình, Sacombank cũng nên chú ý hơn khi đầu tư vào các tài sản có mức rủi ro lớn như là chứng khoán. Trong năm 2008, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm mạnh của tổng doanh thu của ngân hàng. Nói tóm lại, về tổng thể, tuy còn có nhiều vấn đề trong khai thác và sử dụng nguồn vốn nhưng về căn bản, Sacombank đã có những chính sách tài chính hiệu quả và đạt được mức lợi nhuận cao. Nhờ đó, Sacombank năm 2007 đã được đánh giá và xếp loại A trong bảng xếp loại của NHNN đối với các NHTMCP. Theo quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc xếp hạng các NHTM cổ phần theo các chỉ tiêu CAMEL, Sacombank được đánh giá như sau: Chỉ tiêu số điểm đạt được 2006 2007 2008 C: Capital (Vốn tự có) 10 10 10 A: Asset (Chất lượng tài sản) 32 32 32 + Chất lượng tín dụng 25 25 25 + Chất lượng các khoản đầu tư 5 5 5 + Cơ cấu tài sản có nội bảng 2 2 2 M: Management (Chất lượng quản lý) 15 15 15 E: Earning (Thu nhập) 15 18 16 + Kết quả kinh doanh 13 15 13 + Tỉ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập 2 3 3 L: Liquidity (khả năng thanh toán) 15 15 15 + Khả năng thanh toán ngay 9 9 9 + Tỉ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn 6 6 6 Tổng cộng 87 90 88 Xếp loại A A A Theo đánh giá trên có thể thấy tình hình tài chính ở Sacombank là rất tốt, ngân hàng được đánh giá xếp loại A. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, Sacombank cần chú ý hơn trong một số chỉ tiêu như là chỉ tiêu cơ cấu tài sản nội bảng. Và đặc biệt cần có các biện pháp gia tăng hơn nữa tỉ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động để giảm thiểu chi phí và đạt được hiệu qủa tối đa. Kết luận Luôn khách quan hóa để nhìn nhận và đánh giá bản thân bao giờ cũng là điều không đơn giản. Thế nhưng, trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM luôn có một nhu cầu tự thân là phân tích, nhận định về thực trạng tài chính của chính bản thân ngân hàng mình. Công việc ấy đã khó lại đòi hỏi phải được làm thường xuyên để cung cấp thông tin cho nhà quản trị ngân hàng trong việc ra các quyết định kinh doanh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong hiện tại và tương lai. Phân tích tài chính đối với NHTM theo các chỉ tiêu quốc tế là một cách để thực hiện yêu cầu ấy. Đồng hành cùng với sự phát triển không ngừng của hoạt động kinh doanh ngân hàng, phân tích tài chínhngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó. Đặc biệt, 2 mô hình phân tích tài chính CAMEL và PEARLS đã được quốc tế công nhận là giải pháp hiệu quả giúp cho nhà quản trị ngân hàng nắm bắt được hiện trạng tài chính của đơn vị mình trên rất nhiều các khía cạnh khác nhau. Từ đó nhà quản trị có thể thấy được một bức tranh tương đối khái quát về bộ mặt ngân hàng mình trong suốt một chặng đường dài hoạt động. Dựa trên nền tảng lý luận về phân tích tài chính đối với doanh nghiệp nói chung và các mô hình phân tích tài chính ngân hàng nói riêng, đề án đã trình bày khái quát về 2 mô hình phân tích tài chính ngân hàng được đánh giá cáo là mô hình giám sát PEARLS và mô hình đánh giá CAMEL , đồng thừoi ứng dụng nó vào thực tiễn phân tích tài chính tại NHTM cổ phần Sài gòn thương tín (Sacombank). danh mục tài liệu tham khảo Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (1998), Luật NHNN Việt nam và Luật các TCTD, Nxb Chính trị Quốc gia. Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN, ban hành ngày 12/03/2008 quy định về xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần Nguyễn Thu Dung (2007), Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: "ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích tài chính tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam". Trần Thị Tuệ Linh (2003), Khoá luận tốt nghiệp: "Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank – thực trạng và giải pháp". Nguyễn Hồng Linh (2008), Luận văn thạc sĩ Kinh tế: "Phát triển sản phẩm tài chính giao dịch kí quỹ chứng khoán trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam". Frederic S. Mishkin (1995); Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính; Nxb Khoa học kỹ thuật. Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín: Bản cáo bạch, báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết kinh doanh (kiểm toán) 2005-2007. R. Alton Gilbert, Andrew P. Meyer and Mark D. Vaughan (2/2002), Could a CAMEL Downgrade model improve Off-site Surveillance. David C. Richarson, Toolkit series Number 4: PEARLS MONITORING SYSTEM â 2001 World Council of Credit Unions www.investopedia.com/terms/c/camelrating.asp www.Wikipedia.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1917.doc