Đề tài Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của công ty Sứ Thanh Trì

1. Nguồn số liệu dùng trong phân tích tài chính: Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra những nhận xét, kết luận chính xác và thích đáng. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo các kế toán. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính - được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh,

doc79 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài sản cố định 1,51 1,56 1,62 Ta thấy, cứ 1 đồng giá trị còn của tài sản cố định năm 2004 mang lại 1,51 đồng doanh thu, năm 2005 mang lại 1,56 đồng doanh thu và năm 2006 mang lại 1,62 đồng doanh thu. Như vậy số vòng quay tài sản cố định của công ty là bình thường. Nguyên nhân là do giá trị còn lại của tài sản cố định công ty là do giá trị cao. Nguyên nhân năm 2005 số vòng quay tài sản cố định tăng cao so với năm 2004, Do năm 2005 quy mô tài sản của công ty tăng (3,99%) so với năm 2004, nhưng doanh thu lại tăng 7% so với năm 2004 và doanh thu tăng này là do doanh thu của các dịch vụ. Năm 2006 vòng quay tài sản cố định cũng tăng so với năm 2005 là do tốc độ tăng doanh thu là 10,63%, còn tốc độ tăng tài sản cố định bình quân là 6,63%. Sức sản xuất của TSCĐ Doanh thu thuần Sức sản xuất của TSCĐ = Nguyên giá bq TSCĐ Với: Nguyên giá TSCĐ đầu năm + Nguyên giá TSCĐ cuối năm Nguyên giá bq TSCĐ = 2 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần 88.019.963.436 94.794.340.000 104.863.057.000 Nguyên giá bq TSCĐ 129.13.473.017 134.372.794.582 142.971.105.801 Sức sản xuất của TSCĐ 0,687 0,707 0,735 Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sản xuất của TSCĐ Công ty trong 3 năm gần đây tăng dần: Năm 2004 sức sản xuất của TSCĐ công ty là 0,678, năm 2005 tăng lên là 0,707, và năm 2006 là 0,735 nguyên nhân; do trong hai năm qua công ty đã mua sắm thêm thiết bị mới, phục vụ cho yêu cầu sản xuất, dẫn đến tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ nguyên giá bình quân tài sản cố định. Việc mua săm thiệt bị, máy móc phục vụ cho sản xuất là có hiệu quả. Như vậy, một đồng nguyên giá TSCĐ của Công ty năm 2004 thu được 0,687 đồng doanh thu, năm 2005 thu được 0,707 đồng doanh thu và năm 2006 thu được 0,735 đồng doanh thu. Sức sinh lợi của TSCĐ Lợi nhuận thuần Sức sinh lời của TSCĐ = Nguyên giá bq TSCĐ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Lợi nhuận thuần 2.240.011.436 4.519.545.661 5.713.197.786 Nguyên giá bq TSCĐ 129.213.473.017 134.372.794.582 142.971.105.801 Sức sinh lợi của TSCĐ 0,017 0,033 0,039 Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Sức sinh lợi của TSCĐ công ty năm 2004 là 0,017 nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ năm 2004 đem lại cho Công ty 0, 017 đồng lợi nhuận thuần, năm 2005, sức sinh lợi của TSCĐ tăng lên là 0,033, như vậy năm 2005; 1đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ mang lại cho công ty 0,033 đồng lợi nhuận thuần, cao hơn năm 2004 là 0,016 đồng. Nguyên nhân tăng là do trong năm công ty đầu tư thêm TSCĐ và việc đầu tư này có hiệu quả, trong khi đó lợi nhuận thuần lại tăng. *Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Hiệu quả sử dụng TSLĐ được phản ánh qua một số chỉ tiêu trong bảng sau: Bảng 2.9: Bảng các hệ số về sử dụng TSLĐ của công ty Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu thuần 88.019.963.436 94.794.340.000 104.863.057.000 2. TSLĐ bình quân 67.823.943.833 72.109.887.362 76.659.811.518 3. Lợi nhuận thuần 2.240.011.436 4.519.545.661 5.713.197.786 Tốc độ luân chuyển vốn 1. Hệ số luân chuyển TSLĐ 1,31 1,32 1,37 2. Thời gian 1 vòng quay TSLĐ 278 276 266 Sức sinh lời của TSLĐ 0,033 0,063 0,074 Nguồn: phòng kế toán Trong đó: VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm TSLĐ bình quân = 2 Doanh thu thuần Hệ số luân chuyển TSLĐ = TSLĐ bình quân 365 Thời gian một vòng quay VLĐ = Hệ số luân chuyển TSLĐ Lợi nhuận thuần Sức sinh lời của TSLĐ = TSLĐ bình quân Năm 2004, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty là 1,31 vòng/ năm tức là 1 đồng TSLĐ sẽ tạo ra 1,31 đồng doanh thu thuần. Với lượng TSLĐ cần thiết trong 278 ngày sẽ thu được sức sinh lời của TSLĐ là 0,033 có nghĩa là trong một đồng TSLĐ tạo ra được lợi nhuận thuần là 0,033 đồng. Năm 2005, cho thấy hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty tăng so với năm 2004; sức sinh lợi từ 0.063 tăng so với năm 2004 là 0,03 đồng. Tức là năm 2005 1 đồng TSLĐ đã thu lại được 0,063 đồng lợi nhuận thuần. Trong năm sức sản xuất của TSLĐ tăng, vì vậy tốc độ luân chuyển TSLĐ tăng lên 1,32 vòng/năm tương đương với 276 ngày. Như vậy, số ngày vận động của TSLĐ trong 1 vòng quay giảm xuống 2 ngày, làm tăng hiệu quả 1 đồng TSLĐ là 0,03 đồng. Năm 2006, sức sinh lợi của TSLĐ công ty tiếp tục tăng là 0,074. Như vậy, lợi nhuận thuần của 1 đồng TSLĐ của công ty tiếp tục tăng là 0,011 đồng so với năm 2005 và sức sản xuất của TSLĐ tăng lên là 1,37, tương ứng là 266 ngày. * Vòng quay tổng tài sản (VQTTS): Doanh thu thuần VQTTS = TTS bình quân Trong đó, TTS đầu kỳ + TTS cuối kỳ TTS bình quân = 2 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần (đ) 88.019.963.436 94.794.340.000 104.863.057.000 TTS bình quân (đ) 145.503.666.361 152.149.135.150 161.069.241.550 VQTTS 0,604 0,623 0,651 Ta thấy rằng hiệu quả sử dụng tổng tài sản là chưa cao. Trong năm 2006 1 đồng tổng tài sản chỉ tạo ra 0,651 đồng doanh thu. Nhưng ba năm qua thì vòng quay tổng tài sản đều tăng, vì tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tổng tài sản bình quân. Công ty cần có biên pháp cải thiên tình hình này. 2.2.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi: Nếu như các nhóm chỉ tiêu trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của Công ty thì tỷ số về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hiệu năng quản lý Công ty. * Doanh lợi doanh thu sau thuế (ROS): Ta có: Lợi nhuận sau thuế ROS = Doanh thu thuần Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Lợi nhuận sau thuế (đ) 1.628.478.134 3.242.732.261 4.113.502.406 Doanh thu thuần (đ) 88.827.000.000 94.794.340.000 104.863.057.000 ROS 0,0183 0,0342 0,0392 Doanh lợi doanh thu sau thuế của Công ty tăng dần theo năm. Xuất phát từ việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý các chi phí bán hàng và chí phí quản lý doanh nghiệp. Chiến lược tiêu thụ sản phẩn, nâng cao chất lượng sản phẩm và đã tích cực hạ thấp chi phí, tăng doanh thu. Năm 2006 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra 0,0392 đồng lợi nhuân sau thuế, doanh lợi doanh thu sau thuế chỉ đạt ở mức thấp, công ty cần có nhưng biện pháp để nâng cao tỷ số này lên. * Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA): Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản bình quân Trong đó, TTS đầu kỳ + TTS cuối kỳ TTS bình quân = 2 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Lợi nhuận sau thuế (đ) 1.628.478.134 3.242.732.261 4.113.502.406 TTS bình quân (đ) 145.503.666.361 152.149.135.150 161.069.241.550 ROA 0,011 0,021 0,025 Tỷ suất thu hồi tài sản của Công ty thấp trong các năm qua chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế của Công ty thấp. Nó cho thấy sức sinh lời của vốn đầu tư kém. Nguyên nhân là do cơ cấu tài sản lưu động chưa hợp lý, mức dự trữ quá lớn và khoản phải thu của khách hàng cao làm cho vốn luân chuyển chậm. Xu hướng tăng tỷ suất thu hồi tài sản theo từng năm là một dấu hiệu tốt và công ty cần có biện pháp đẩy mạnh xu hướng này hơn nữa. * Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE): Ta có: Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Trong đó, VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ VCSH bình quân = 2 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Lợi nhuận sau thuế (đ) 1.628.478.134 3.242.732.261 4.113.502.406 VCSH bình quân (đ) 7.969.226.805 9.800.990.590 14.140.137.402 ROE 0,204 0,331 0,291 Ta thấy: tỷ suất thu hồi của vốn chủ sở hữu giảm trong năm 2006, 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 0,291 đồng lợi nhuân sau thuế. Việc công ty chú trọng đến tổ chức, khai thác và huy động vốn của mình, đã không làm tăng tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu mà lại đi theo chiều hướng ngược lại. Công ty cần nâng cao tỷ số này lên vì tỷ số này quan trọng và thiết thực đối với chủ sở hữu bởi đây là khả năng thu nhập mà họ nhận được. 2.2.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng đẳng thức Du Pont: 2.2.3.1. Đẳng thức 1 Tỷ Suất thu hồi tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ROA = = x Tổng tài sản bq Doanh thu thuần Tổng tài sản bq = ROS x Số vòng quay của tổng tài sản Điều này nói lên rằng; Công ty có 2 chỉ tiêu để quản lý ROA: - Lãi ròng thu được trên 1 đồng doanh thu hay còn gọi là Hệ số lãi ròng. - Doanh thu tạo được từ 1 đồng tài sản hay còn gọi là Số vòng quay tổng tài sản. Để thấy được chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của Công ty ta đi phân tích từng thành phần cấu tạo nên ROA trong bảng sau: Bảng 2.10: Bảng các hệ số ROA của năm 2004 đến năm 2006 ROA = ROS x Số vòng quay TTS Năm 2004 0,011 = 0,0183 x 0,604 Năm 2005 0,021 = 0,0342 x 0,623 Năm 2006 0,025 = 0,0392 x 0,651 ROA(06/05)=ROA2006 - ROA2005 = 0,025 - 0,021 = 0,004 Ta thấy, năm 2006, ROA tăng lên so với năm 2005 (tăng 0,004 tương ứng tăng 19,04% so với năm 2005). ảnh hưởng của ROS: ROA(06/05)1 = (ROS2006 - ROS2005) * VQTTS2005 = (0,0392 - 0,0342) * 0,623 = 0,003115 ảnh hưởng của VQTTS: ROA(06/05)2 = ROS2006 * (VQTTS2006 - VQTTS2005) = 0,0392 * (0,651 - 0,623) = 0,0010976 Nhận xét: Như vậy, nhân tố quyết định đến sự gia tăng của ROA chính là sự gia tăng của ROS, góp phần làm tăng ROA lên 0,003115, do lợi nhuận sau thuế của năm 2006 tăng lên so với năm 2005 (ROS của năm 2006 tăng lên so với của năm 2005). Trong khi đó VQTTS chỉ làm tăng ROA lên 0,0010976. 2.2.3.2. Đẳng thức 2 LNST LNST TTS bình quân ROE = = * VCSH bình quân TTS bình quân VCSH bình quân TTS bình quân = ROA * VCSH bình quân TTS bình quân = ROS * VQTTS * VCSH bình quân Bảng 2.11: Bảng các hệ số ROE của công ty trong 3 năm gần đây: ROE = ROS x Vòng quay TTS x TTSbq VCSHbq Năm 2004 0,204 = 0,0183 x 0,604 x 18,258 Năm 2005 0,331 = 0,0342 x 0,623 x 15,523 Năm 2006 0,291 = 0,0392 x 0,651 x 11,391 ROE(06/05)=ROE2006 - ROE2005 = 0,291 - 0,331 = -0,04 Ngược lại ROA, ROE của năm 2006 giảm so với của năm 2005 (giảm 0,04 tương ứng giảm 12%). ảnh hưởng của ROS: ROE(06/05)1 = (ROS2006 - ROS2005) * VQTTS2005 * (TTSbq/VCSHbq)2005 = (0,0392 - 0,0342) * 0,623 * 15,523 = 0,04835 ảnh hưởng của VQTTS: ROE(06/05)2 = ROS2006 * (VQTTS2006 - VQTTS2005) * (TTSbq/VCSHbq)2005 = 0,0392 * (0,651 - 0,623) * 15,523 = 0,01703 ảnh hưởng của tỷ số (TTSbq/VCSHbq): ROE(06/05)3=ROS2006*VQTTS2006*[(TTSbq/VCSHbq)2006- (TTSbq/VCSHbq)2005] = 0,392* 0,651 * [11,391 - 15,523] = - 1,0544 Nhận xét: Như vậy, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc tăng mạnh của tỷ số ROE là doanh lợi doanh thu sau thuế (góp phần làm ROE tăng thêm 0,04835). Nguyên nhân như phân tích ở trên là do lợi nhuận sau thuế trong năm 2006 cao hơn so với năm 2005. Một nhân tố nữa cũng góp phần làm tăng ROE, là VQTTS việc sử dụng có hiệu quả tài sản làm cho ROE tăng lên một lượng là 0,01703. Trong khi đó tỷ số TTSbq/VCSHbq lại có tác động ngược lại, chính tỷ số này là nguyên nhân chính làm cho ROE giảm trong năm qua, việc tăng thêm cơ cấu VCSH và TTS đã không mang lại cho người làm chủ hiệu quả. Doanh nghiệp cần xem lại chỉ số này sao cho phù hợp vì đây chính là những gì mà họ nhận được. TSLĐ khác và chi SN bq 2.230.036.797 Giá vốn 86..275.361.344 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA): 0,025 Doanh lợi doanh thu sau thuế (ROS): 0,0392 Doanh thu thuần 104.863.057.000 LNST 4.113.502.406 LN hoạt động tài chính (1.030.483.820) Tỷ suất sinh lời của vốn CSH (ROE): 0,291 Tổng tài sản/Vốn CSH: 11,391 Vòng quay tổng tài sản: 0,651 CP HĐ bán hàng và cung cấp DV 99.149.759.214 Doanh thu thuần 104.863.057.000 TSCĐ bq 84.409.430.031 TSLĐ bq 76.659.811.518 Doanh thu thuần 104.863.057.000 Tổng tài sản bq 161.069.241.550 CP quản lý DN 3.118.749.020 265. CP bán hàng 9.755.648.850 Tiền bq 4.653.484.645 Các khoản phải thu bq 31.409.756.224 Hàng tồn kho bq 38.366.533.852 nhân với nhân với Chia cho Chia cho Cộng với Trừ đi + + + + + LN bán hàng và cung cấp DV 5.713.197.786 LN hoạt động bất thường 1.030.483.820 + + Các tỷ số tài chính Ký hiệu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 I. Các tỷ số về khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán hiện hành KHH 1,32 1,23 1,25 2. Khả năng thanh toán nhanh KN 0,49 0,60 0,63 3.Khả năng thanh toán tức thời KTT 0,073 0,073 0,077 II. Các tỷ số về cơ cấu tài chính 1. Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động CTSLD 0,4661 0,4811 0,4709 2. Tỷ số cơ cấu tài sản cố định CTSCD 0,4032 0,3917 0,3999 3. Tỷ số tự tài trợ CNVCSH 0,0548 0,0624 0,1019 4. Tỷ số tài trợ dài hạn CTTDH 0,4672 0,4581 0,4667 III. Khả năng quản lý tài sản 1. Vòng quay tài sản lưu động VTSLD 1,31 1,32 1,37 2. Vòng quay tổng tài sản VTTS 0,604 0,623 0,651 3. Vòng quay hàng tồn kho VHTK 2,41 2,51 2,73 4. Kỳ thu nợ TTN 104 118 112 IV. Tỷ số về khả năng sinh lời 1.Doanh lợi tiêu thụ (ROS) LDT 0,0183 0,0342 0,0392 2. Doanh lợi VCSH (ROE) LNVCSH 0,204 0,331 0,291 3. Doanh lợi tổng tài sản (ROA) LTTS 0,011 0,021 0,025 Bảng 2.12: Tổng hơp các tỷ số tài chính trong ba năm qua của công ty Đánh giá tình hình tài chính của công ty Căn cứ vào kết quả phân tích các chỉ tiêu chủ yếu trên các báo cáo tài chính của Công ty Sứ thanh trì, có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty về một số mặt sau đây: Những kết quả đạt được: Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty đã được cải thiện so với các năm trước. Công ty đã từng bước khắc phục được những mặt hạn chế trong công tác quản lý tài chính của mình. Cụ thể: - Khả năng thanh toán chung của Công ty là tốt. Công ty có đủ khả năng thanh toán những khoản nợ trong năm. - Sức sản xuất của TSCĐ của Công ty là tốt, sức sản suất của TSCĐ Công ty tăng qua các năm, điều đó cho thấy Công ty khai thác tốt TSCĐ được trang bị. - Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đều tăng qua các năm, điều này thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang lại hiệu quả có lãi. - Hoạt động sản xuất kinh doanh đã có những dấu hiệu khả quan khi trong năm, lợi nhuận sau thuế tăng lên nhiều so với các năm trước. Đạt được kết quả này một phần là nhờ Công ty quản lý chi phí hợp lý hơn khi đã giảm được đáng kể chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Những tồn tại: - Kết cấu tài sản - Nguồn vốn của công ty còn nhiều bất hợp lý: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng tài sản, trong khi đó nguồn tài trợ cho nó là nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều trong tổng nguồn vốn. Như vậy Công ty đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, điều này là không hợp lý. Hơn nữa là một Công ty hoạt động sản xuất là chính nhưng tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng rất cao, đó là điều không hợp lý. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần bố trí lại kết cấu Tài sản - Nguồn vốn sao cho hợp lý, tìm nguồn tài trợ cho tài sản một cách hợp lý hơn, nếu không ty sẽ mất khả năng cân đối trong các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. - Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh, chủ yếu tăng do các khoản phải thu của khách hàng. do vậy Công ty cần có biện pháp quản lý các khoản phải thu của khách hàng dựa trên uy tín của khách hàng đối với Công ty. - Hệ số thanh toán ngắn hạn và tức thời không tốt. Công ty sẽ gặp khó khăn thanh toán khi hàng tồn kho của công ty ứ đọng, cũng như gặp khó khăn thanh toán ngay bằng tiền. - Mặc dù năm 2006 Công ty đã chú trọng đến đầu tư tài sản cố định nhưng tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của Công ty là rất thấp so với một doanh nghiệp sản xuất, năm 2006 chỉ chiếm 39,99% trong tổng tài sản. Điều này cho thấy Công ty chỉ mới quan tâm đến đầu tư ngắn hạn(TSLĐ) và chưa chú trọng đến đầu tư dài hạn (TSCĐ). Đó là những yếu tố dẫn đến làm giảm hiệu quả sản suất kinh doanh của Công ty. Hơn nữa hoạt động chính của Công ty là sản xuất thì TSCĐ phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty thì mới được đánh giá là hợp lý. Như vậy trong thời gian tới công ty cần chú trọng vào đầu tư TSCĐ hơn nữa. - Hệ số doanh lợi của Công ty năm 2006 hơi thấp và hệ số này có xu hướng giảm rõ rệt trong năm gần đây. Nhìn vào kết quả phân tích trên ta thấy hệ số suất sinh lợi của vốn CSH(ROE) năm 2006 của Công ty chỉ đạt 0,291 năm(12 tháng), giảm so với năm 2005 là 0,331. Như vậy trong năm 2006 hoạt động của Công ty kém hiệu quả. Do vậy Công ty cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để hệ số doanh lợi của Công ty được hiệu quả hơn. Chương 3 Một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của công ty sứ thanh trì 3.1. Một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của công ty. 3.1.1. Biện pháp 1: Quản lý các khoản phải thu thông qua việc xây dựng một hệ thống chiết khấu thanh toán hợp lý. 3.1.1.1. Cơ sở thực hiện biện pháp Trong cơ cấu tài sản lưu động của Công ty các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn năm 2004 là 36,91%, năm 2005 là 40,04% và năm 2006 là 41,89%. Trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng chiếm trên 74% trong các khoản phải thu. Nguyên nhân do tồn tại khách hàng của Công ty trả chậm kéo dài. Thực tế, doanh thu thuần năm 2006 là 104.863.057.000 đồng, trong đó khoản phải thu của khách hàng chiếm 37.765.717.604 đồng, đây là một khoản rất lớn sẽ gây khó khăn cho Công ty trong vấn đề quay vòng vốn lưu động. Hơn nữa, có một một vài khoản nợ tồn đọng quá lâu, khó đòi và gây thất thoát tài sản của Công ty. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Vì vậy, Công ty phải chịu chi phí cho việc sử dụng vốn cho những khoản tiền phải thu của khách hàng. Để khuyến khích khách hàng trả tiền nhanh hơn Công ty cần phải xác định một hình thức chiết khấu hợp lý trong thanh toán để sao cho việc chiết khấu thanh toán vừa mang lại lợi ích cho Công ty vừa mang lại lợi ích cho khách hàng. Việc này có tác dụng khuyến khích cho khách hàng trả tiền nhanh. 3.1.1.2. Nội dung biện pháp a. Theo dõi khoản phải thu: Để giúp cho việc theo dõi khoản phải thu thì nhà quản lý phải biết cách theo dõi các khoản phải thu, trên cơ sở đó có thể đưa ra các mức chiết khấu bán hàng thích hợp để thu hút khách hàng thanh toán nhanh các khoản nợ của họ. Thông thường người ta dựa vào các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau: - Kỳ thu tiền bình quân Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân 1 ngày Kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng thì cũng có nghĩa vốn của Doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. khi đó nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời. - Sắp xếp “ tuổi” các khoản phải thu Theo phương pháp này nhà quản lý sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết thu nợ khi đến hạn. b. Phân tích đánh giá mức chiết khấu bán hàng được đưa ra Việc phân tích đánh giá các mức chiết khấu được đưa ra để quyết định có nên chấp nhận hay không được dựa vào việc tính NPV của dòng tiền và tính FV của dòng tiền. Gọi: NPV : Là giá trị hiện tại của dòng tiền đơn ở kỳ thứ n. FV : Là giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn. R : Lãi suất ngân hàng. n : Số kỳ tính lãi. Ta có: Giá trị tương lai của một dòng tiền đơn, FVn: Giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn, NPVn: * Xác định mức chiết khấu cao nhất mà Công ty có thể chấp nhận được: Gọi: A : là khoản tiền khách hàng cần phải thanh toán khi chưa có chiết khấu. i % : tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán của Công ty dành cho khách hàng. T : khoảng thời gian thanh toán kể từ khi khách hàng nhận được hàng (ngày). A(1 - i %): khoản tiền thanh toán của khách hàng khi đã có chiết khấu. Ai % : Khoản tiền chiết khấu mà Công ty cho khách hàng được hưởng. Chi phí vốn cho khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng nhỏ nhất là bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng. Chọn R = 0,63% theo mức lãi suất tiền gửi hàng tháng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng cho VNĐ với thời hạn nhỏ hơn 3 tháng, và R = 0,65 với thời hạn( 3 tháng < T ≤ 6 tháng). Vì kỳ thu nợ bình quân của Công ty là 112 ngày tức là hơn 3 tháng. Do vậy, có thể ước tính Công ty phải chịu trả lãi cho những khoản tiền bị chiếm dụng này trong vòng 4 tháng. Do đó, cơ sở để chiết khấu cho khách hàng là lãi suất của khoản tiền tại thời điểm phải thanh toán trong vòng 4 tháng ( n= 4) mà Công ty phải trả. Gọi t là thời gian tính theo tháng chiết khấu (t = 0 á 4). Tỷ lệ chiết khấu cao nhất mà Công ty có thể áp dụng được tính là tỷ lệ sao cho số tiền thực mà Công ty thu được từ khách hàng ở tháng thứ t lớn hơn giá trị hiện tại thuần của khoản tiền đó với lãi suất là R. Ta có tỷ lệ chiết khấu cao nhất mà Công ty có thể chấp nhận được: Û (*) Trong đó: A( 1- i%) là khoản tiền thực thu được của Công ty. * Xác định mức chiết khấu thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được: Tương tự ta có: A : là khoản tiền khách hàng cần phải thanh toán khi chưa có chiết khấu. i % : tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán của Công ty dành cho khách hàng. T : Khoảng thời gian thanh toán kể từ khi khách hàng nhận được hàng (ngày). A(1 - i %) : khoản tiền thanh toán của khách hàng khi đã có chiết khấu. Ai % : Khoản tiền chiết khấu mà Công ty cho khách hàng được hưởng. Lãi suất thấp nhất mà khách hàng được hưởng khi sử dụng vốn chiếm dụng của Công ty là bằng lãi suất cho vay của ngân hàng. Chọn R = 1% theo mức lãi suất cho vay hàng tháng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng cho VNĐ. Vì kỳ thu nợ bình quân của Công ty là 112 ngày tức là hơn 3 tháng. Do vậy, có thể ước tính Công ty phải chịu trả lãi cho những khoản tiền bị chiếm dụng này trong vòng 4 tháng. Do đó, cơ sở để chiết khấu cho khách hàng là lãi suất của khoản tiền tại thời điểm phải thanh toán trong vòng 4 tháng (n= 4) mà Công ty phải trả. Gọi t là thời gian tính theo tháng chiết khấu (t = 0 á 4). Tỷ lệ chiết khấu thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được là tỷ lệ sao cho mức chiết khấu lớn hơn hiệu số giữa số tiền thực mà khách hàng phải trả ở tháng thứ t và giá trị hiện tại thuần của khoản tiền khách hàng phải trả khi không có chiết khấu với lãi suất R. Ta có tỷ lệ chiết khấu thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được: Û (**) Từ (*) và (**) ta có hệ hai điều kiện ràng buộc về mức chiết khấu thanh toán: , với R = 0,63%( 0 < t ≤ 3 tháng ), với R = 0,65%( 3 < t ≤ 6) (*) , với R = 1% (**) * Sau đây là mức chiết khấu cao nhất mà công ty có thể chấp nhận: Trường hơp 1: Khách hàng thanh toán ngay ( t = 0), n = 4 thay số ta có: = 2,48%. Trường hợp 2: Khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày t = 1, n = 4 thay số ta có: = 1,87% Trường hợp 3: Khách hàng thanh toán trong vòng từ ngày 31 đến 60 ngày t =2, n = 4 ta có: = 1,25% Trường hợp 4: Khách hàng thanh toán trong vòng từ ngày 61 đến ngày 90, t = 3, n = 4 ta có: = 0,63% Trường hợp 5: Khách hàng thanh toán sau 90 ngày kể từ ngày nợ, công ty không cho khách hàng hưởng chiết khấu. * Mức chiết khấu thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận: Trường hợp 1: khách hàng thanh toán ngay, t = 0, n = 4 = 1,95% Trường hợp 2: Khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày, t = 1, n = 4 = 1,47% Trường hợp 3: Khách hàng thanh toán trong vòng từ 31 ngày đến 60 ngày, t = 2, n = 4 = 0,98% Trường hợp 4: Khách hàng thanh toán trong vòng từ 61 ngày đến 90 ngày, t = 3, n = 4 = 0,49% Trường hợp 5: khách hàng thanh toán sau 90 ngày kể từ ngày mua công ty không cho khách hàng hưởng chiết khấu. Bảng 3.1: Tổng kết tỷ lệ chiết khấu với các thời gian thanh toán như trên. Tháng thứ (t) Thời hạn thanh toán T (ngày) Mức chiết khấu thấp nhất i%min Mức chiết khấu cao nhất i%max Mức chiết khấu trung bình i% 0 T = 0 1,95% 2,48% 2,21% 1 0 < T ≤ 30 1,47% 1,87% 1,67% 2 30 < T ≤ 60 0,98% 1,25% 1,11% 3 60 < T ≤ 90 0,49% 0,63% 0,56% 4 90 < T 0,00% 0,00% Không chiết khấu Mức chiết khấu ứng với các khoảng thời hạn thanh toán khác nhau được đề ra phải phù hợp sao cho cả hai bên khách hàng và Công ty đều có lợi, bên cạnh đó nó còn nâng cao tính cạnh tranh so với các công ty kinh doanh cùng ngành. Công ty cần phải có tỷ lệ chiết khấu thanh toán thật hấp dẫn để thu hồi các khoản nợ của khách hàng nhanh hơn. Để đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý TSLĐ ta xem xét chu kỳ vận động của tiền mặt - là thời gian từ khi thanh toán các khoản mục nguyên vật liệu, hàng hóa nhập kho đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm hàng hóa cuối cùng. Chu kỳ vận động của tiền mặt Thời gian vận động của nguyên vật liệu Thời gian thu hồi khoản phải thu Thời gian trả chậm khoản phải trả = - + Ta có: Thời gian thu hồi khoản phải thu Chu kỳ vận động của tiền mặt Thời gian trả chậm khoản phải trả Thời gian vận động của nguyên vật liệu = - + Khi đó: Trong đó: Tiền mặt bq Chu kỳ vận động của tiền mặt = Doanh thu thuần bq một ngày 4.653.484.645 = 287.296.047 = 17 (ngày) HTK bq Thời gian vận động của NVL = Doanh thu thuần bq 1 ngày 38.366.533.851 = 287.296.047 = 133 (ngày) Khoản phải trả bq Thời gian trả chậm khoản phải trả = Doanh thu thuần 61.968.509.703 = 287.296.047 = 215 (ngày) Ta có: thời gian thu hồi khoản phải thu = 17 + 215 - 133 = 99 (ngày). Như vậy, với kỳ thu nợ giảm xuống còn 99 ngày thì Công ty sẽ áp dụng mức chiết khấu là 0,65%. Khi đó: Kỳ thu nợ x Doanh thu thuần Các KPT bình quân = 365 99 x 104.863.057.000 = 365 = 28.442.308.610 (đồng) 3.1.1.3. Hiệu quả kinh tế của biện pháp: Như vậy, khi Công ty áp dụng biện pháp chiết khấu thanh toán các khoản phải thu bình quân của công ty trong một năm đã giảm được: 31.409.756.224 - 28.442.308.610 = 2.967.447.614 (đồng) Với giá trị khoản phải thu tức là lượng vốn Công ty bị chiếm dụng thì Công ty phải chịu chi phí sử dụng vốn cho những khoản phải thu đó. Giả sử ta coi toàn bộ giá trị các khoản phải thu của Công ty là tiền đi vay ngắn hạn ngân hàng. Khi đó: Chi phí sử dụng vốn khi chưa áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng: C1 = Các KPT bình quân x R x 12 tháng Trong đó: Các KPT bình quân là giá trị khi chưa áp dụng tỷ lệ chiết khấu (bằng 31.409.756.224 đồng). R: lãi suất cho vay của ngân hàng (lấy R = 1% là lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng cho VNĐ). Ta có: C1 = 31.409.756.224 x 1% x 12 = 3.769.170.746 (đồng) Chi phí sử dụng vốn khi áp dụng tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho kách hàng (khi đó Công ty không những chịu chi phí sử dụng vốn mà còn phải chịu chi phí do phải trả chiết khấu thanh toán cho khách hàng): C2 = Các KPT bình quân x R x 12 tháng + Các KPT bình quân x i% Trong đó: Các KPT bình quân là giá trị khi đã áp dụng tỷ lệ chiết khấu (bằng 28.442.308.610 đồng). i%: là tỷ lệ chiết khấu thanh toán được áp dụng ứng với kỳ thu nợ là 99 ngày, i% = 0,65%. Ta có: C2 = 28.442.308.610 x 1% x12 + 28.442.308.610 x 0,65% = 3.597.952.038 (đồng) Chi phí tiết kiệm được liên quan đến quá trình thu các khoản phải thu là: DC = C1 - C2 = 3.769.170.746 - 3.597.952.038 = 171.218.708 (đồng). Như vậy, với việc thực hiện biện pháp này đã trực tiếp làm giảm giá trị các khoản phải thu hay giảm lượng vốn bị chiếm dụng, rút ngắn thời hạn thu nợ, làm tăng lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó với mức chiết khấu được đưa ra, Công ty vẫn có thể duy trì được lượng khách hàng hiện có và thu hút thêm nhiều khách hàng khác từ đó làm tăng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 3.2: : Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp Chỉ tiêu Đơn vị tính Trước biện pháp Sau biện pháp Chênh lệch KPT bình quân đồng 31.409.756.224 28.442.308.610 2.967.447.614 Kỳ thu nợ ngày 112 99 13 Chi phí liên quan đến KPT đồng 3.769.612.543 3.597.952.038 171.218.708 3.1.2. Biện pháp 2: Dự án thay thế dây chuyền số 2:. 3.1.2.1. Mục tiêu của biện pháp: Trong xu thế hội phập của đất nước và cam kết thực hiện khu mậu dịch tự do AFTA và chúng ta đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam hoàn toàn xác định mình còn phải học hỏi nhiều, thậm chí còn phải trả giá nhiều cho cuộc hội nhập sắp tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc gia nhập WTO của Việt Nam tựa như việc “ra biển bắt cá lớn”. Đứng trước những cơ hội và thách thức thì ngành sứ nói chung và sứ Thanh Trì nói riêng cần có một hướng đi cho mình. Như việc canh tranh trực tiếp trong thị trường nội tại và sân chơi quốc tế, qua việc nghiên cứu và phân tích nhu cầu của sản phẩm này vẫn còn cao, hơn nữa dây chuyền hai đã gần hết tuổi đời kinh tế và công suất không đủ đáp ứng. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ở phần trước ta thấy, doanh thu của công ty vẫn đạt ở mức thấp. Chính vì vậy, công ty cần mở rộng sản xuất để đa dang hoá sản phẩm, tăng doanh thu, hạ giá thành từ đó tăng lợi nhuận. 3.1.2.2. Cơ sở thực hiện dự án TSCĐ hiện nay của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng tài sản của công ty năm 2005 chiếm 39,17%, năm 2006 là 39,99%. Nguyên nhân trong một số năm gần đây công ty đầu tư vào thiết bị máy móc rất ít mà vẫn sử dụng một số máy móc cũ. Việc đầu tư nhà máy chỉ tập chung vào từng công đoạn, khi mà công đoạn này tỏ ra không hiệu quả, hoặc tỷ lệ phế phẩm quá cao. Chứ không đầu từ một dây chuyền nào từ năm 1994 đến giờ. Để đáp ứng kế hoạch phát triển của nhà máy trong thời gian tới, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà máy. Trong các năm tới đây vấn đề đầu tư vào thiết bị máy móc là một vấn đề quan trọng đối với nhà máy. Máy móc phải phù hợp với nhu cầu, năng lực và trình độ của xí nghiệp, khi mà nhu cầu về xây dựng đang pháp triển cao như hiện nay, vịêc đô thị hoá trải rộng trên khăp đất nước, đòi hỏi xí nghiệp phải có thiết bị máy móc hiện đại nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nhà máy trên thị trường. Hơn nữa, việc đầu tư TSCĐ sẽ cải thiện được cơ cấu tài sản của công ty sao cho phù hợp với một xí nghiệp sản suất và gia công sản phẩm sứ là chính. Cụ thể, theo nguồn số liệu từ phòng kế hoạch - kinh doanh thì kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm trên trong năm 2008 của Công ty như sau: Bảng 3.3 : Sản lượng kế hoạch năm 2008 của một số sản phẩm của Công ty Sản phẩm Số lượng (cái) Thân bệt 169.890 Két nước 124.780 Chậu rửa 145.630 Chân chậu 34.676 Sản phẩm khác 81.630 Tổng sản phẩm 669.010 Nguồn: phòng kế hoạch Như ta thấy công suất tối đa của công ty chỉ đạt 550.000 sản phẩm trên năm. vậy việc thay thế dây chuyền 75.000 sản phẩm trên năm thành dây chuyên 150.000 sản phẩm trên năm là dự án đặt ra, để phù hợp với xu thế pháp triển của nhà máy sứ Thanh Trì. 3.1.2.3. Xác định qui mô của dự án: a, Giới thiệu sản phẩm của dự án: Việc thay thế dây chuyền chỉ làm tăng công suất của nhà máy lên, chứ không làm tăng số lượng sản phẩm của công ty. Sản phẩm chính của dây chuyền là: Thân bệt, két nước, chậu rửa, chân chậu, sản phẩm khác b, Công nghệ sản xuất: Với dây chuyền mới thì quy trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm sứ không có gì thay đổi, vận hành tự động và bán tự động. Tuy nhiên, một số khâu và công đoạn như nạo, gọt, làm bóng sản phẩm vẫn phải tiến hành theo phương pháp thủ công. Sản phẩm chủ yếu của công ty là thân bệt, két nước, chậu rửa, chân chậu, sản phẩm khác có nhiều chủng loại, màu sắc khác nhau với tính năng để trang trí nội thất gia đình. Qua mỗi công đoạn chế biến sản phẩm phải đạt được yêu cầu chất lượng như: thời gian đổ rót (từ 13,5' đến 15'), sản phẩm mộc phải có bề mặt nhẵn, đẹp không bị nứt rạn, độ biến dạng không được lớn hơn 5mm. Đối với sản phẩm mộc sau khi kiểm tra và hoàn thiện mộc xong không được để quá 2 giờ trước khi phun men. Sản phẩm mộc khi đạt tiêu chuẩn đưa sang phun men phải đạt tiêu chuẩn sau: lớp phun men phải đảm bảo độ dày hợp lí từ 0,8 á 1 mm; lớp men sau khi phun phải đều, mịn, không có vết rạn, bong tróc men. Đối với sản phẩm trước khi cấp nung phải đảm bảo không bị va đập, rạn nứt; lớp men trên sản phẩm không bị lẫn các mầu khác, chữ dán trên các sản phẩm không bị bong rộp; các sản phẩm đã phun men không được để quá 10 giờ. Dưới đây là sơ đồ mô tả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sứ của công ty Sứ Thanh Trì: Chế tạo khuôn Tạo hình Sấy mộc Phun men Dán chữ Nung Nguồn: phòng kỹ thuật c, Địa điểm xây dựng và các hạng mục dự án: việc thay thế dây chuyền mới diễn ra không song song với việc thanh lý dây chuyền cũ. Vì vậy không thể lắp đặt ở nền móng cũ. Hiện nay địa điểm thích hợp để xây dưng dự án là phía đông bắc của nhà máy, bên tay trái cổng vào, địa điểm này hầu như bỏ trống. Diện tích dành cho dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh này là 29.140 m2 trong đó: - Diện tích đất kho bãi là: 16.540 m2 - Diện tích đất để lắp đặt dây chuyền là: 12.600 m2 Dự án bao gồm hai hạng mục chính: Xây dựng nhà xưởng và mua sắm dây chuyền. Đối với dây chuyền gồm có: 1, Tời điện 2000kg 2, Máy nghiền 10.000 lít 3, Máy khuấy 20m3 4, Máy khuấy 2tốc độ 6m3và 2m3 5, Máy sàng rung 6, Bơm màng di động 5000lít 7, Bơm khí nén 50 8, Ca bin kiểm tra mộc 9, Ca bin phun men 10, Máy nghiền 1.000lít 11, Máy bơm men -sàng men 12, Máy khuấy men 13, Vít tải thạch cao 14, Máy khuấy thạch cao 15, Máy nén khí CS76 16, Máy phát điện 500Kva/400kw 17, Hầm sấy mộc 18, Hầm sấy khuôn 19, Bơm dầu 20, Máy khuấy chân không d, Nguyên vật liệu sản xuất: - Về nguyên vật liêu chính cấu tạo nên sản phẩm sứ vệ sinh bao gồm: Peldpat, cao lanh, đất sét, quặng, BaCO3, thuỷ tinh lỏng, phụ gia, men. - Nguyên vật liệu khác: Bi nghiền hồ - Thạch cao khuôn. e, Tổ chức quản lý và sử dụng lao động : Sau những lần đổi mới công nghệ, thì công ty đã đưa ra được những sơ đồ kết cấu lao động phù hợp, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề , nên nhân lực phục vụ cho dây chuyền nhà máy hoàn toàn huy động được. Trong đó : Giám đốc quản lý dây chuyền : 1 người.( Trình độ: chuyên viên cao cấp công nghệ) Phó giám đốc, và quản đốc phụ trách phân xưởng lò : 2 người ( kỹ sư). Công nhân PX lò : 4 người. Quản đốc và đốc công PX tạo hình : 3 người(Công nhân bậc bốn trở nên). Công nhân PX tạo hình :44 người. Phó giám đốc, quản đốc NVL, quản đốc nghiền men : 3 người.( kỹ sư) Công nhân phân xưởng men :33 người. Công nhân phân loại sản phẩm : 9 người. Số cán bộ công nhân viên được thuyên chuyển từ các phòng ban của dây chuyền cũ sang, và tuyển dụng thêm khoảng 40 công nhân từ bên ngoài. Tổng số nhân lực phục vụ cho dây chuyền là 109 người để phục vụ ba ca. f, Tiến độ thực hiện dự án : Dự kiến dự án nếu được chấp thuân thì sẽ được bắt đầu vào đầu tháng 7 và hoàn thành vào cuối tháng 12. Như vậy, vào đầu quí 1 năm 2008, dây chuyền sẽ đi vào hoạt động. Dự án sẽ được triển khai theo trình tự các công việc sau : Bảng 3.4: tiến độ công việc thực hiện dự án Thứ tự Công việc Tháng 7 8 9 10 11 12 1 Chuẩn bị thủ tục đầu tư và tổ chức 2 Thiết kế mặt bằng, bố trí công nghệ 3 Ký hợp đồng mua thiết bị 4 Đào tạo 5 Xây dựng nhà xưởng 6 Lắp đặt hệ thống phụ trợ: điện, nước.. 7 Lắp đặt, vận hành thử MMTB 8 Nghiệm thu Các giải pháp bảo vệ môi trường: - Lò nung sấy đốt gas LPG điều khiển tự động. - Lò nung Shuttle đốt dầu với hàm lượng S thấp, điều khiển tự động lượng khí thải có hàm lượng chất độc dưới mức cho phép. - Trồng cây xanh quanh Công ty. - Xây các bể xử lý nước thải. 3.1.2.4. Phân tích kinh tế - tài chính dự án: * Vốn cố định: Qua khảo sát thị trường, cũng như tham khảo các đơn chào hàng của các hãng như welko(Italia), hãng SITI(Italia), hãng swindell dressler(Mỹ), hãng thermic design(Anh), và được sự tư vấn của phòng kỹ thuật thì giải pháp nhập dây chuyền của hãng SITI(Italia) là phù hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn châu âu, cũng như giá cạnh tranh Như vậy, vốn cố định bao gồm chi phí đầu tư máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng được dự toán như sau: Bảng 3.5: Danh mục TSCĐ của dự án Thứ tự Hạng mục Giá (triệu đồng) A Máy móc thiết bị 15.490 1 Chi phí lắp đặt, vận hành thử và chuyển giao công nghệ 3.715 B Xây dựng nhà xưởng 6.114 C Tổng chi phí cố định 25.319 * Vốn lưu động: + Nhu cầu vật tư cho năm sản xuất 2008: Dự kiến sản lượng sản suất năm 2008 là 150.000 SP. Sản lượng tối đa mà dây chuyền sản xuất có thể đạt được là 200.000 SP/năm. Sau đây là những thống kê: Nguyên vật liệu dùng để sản xuất khuôn và sản phẩm mộc là: 3.104.784kg x 568,852đồng/kg = 1.766.165.664 đồng. Men và chất phụ gia: 54.075kg x 17.655 đồng/kg = 954.726.772 đồng - Gas 456 tấn x 8.008.075 đồng/tấn = 3.651.682.200 đồng Dầu 195.592lít x 6.000 đồng/lít = 1.173.552.000 đồng. + Chi phí trả lương vào các khoản bảo hiểm: 2.490 triệu đồng Tiền lương = 109 người x 1,6 triệu đồng/người x 12 tháng = 2.092 triệu đồng. Tiền bảo hiểm công ty phải đóng cho người lao động: 2.092 x 0,19 =397,48 triệu đồng - Chi phí điện nước: 500 triệu đồng(Công suất tiêu thụ điện là 594.400kw/năm, nước tiêu thụ 40 m3/ngày). - Chi phí quản lý tính theo tỷ lệ sản lượng, doanh thu (3%): 600 triệu đồng. - Chi phí công cụ dụng cụ: 82 triệu đồng. Tổng chi phí vận hành cho năm sản xuất 2008 là: 11.220.126.636 đồng Dự tính mỗi năm vốn lưu động quay vòng là 1,4 lần: 11 tỷ/1,4 = 7.850 triệu đồng. + Vốn lưu động trong lưu thông: - Sản phẩm sản xuất dở dang: 600 triệu đồng - Sản phẩm tồn kho (bình quân 4 tháng lưu kho): 4,350 tỷ đồng - Hàng bán chưa thu tiền: 5 tỷ đồng. - Vật tư mua chưa trả tiền: 7 tỷ đồng. Vốn lưu động trong lưu thông: 600 + 4.350 + 5.000 - 7.000 = -1.350 triệu đồng Tổng nhu cầu vốn lưu động: 7.850 - 1.350 = 6.500 triệu đồng. Vậy tổng vốn đầu tư ban đầu cho dự án: 25.319 + 6.500 = 31.819 triệu đồng. * Kế hoạch huy động vốn: Giá trị thanh lý thuần của dây chuyền cũ: 3 tỷ đồng. Trích từ lợi nhuận chưa phân phối và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản dở dang: 9.319 triệu đồng. Còn lại là 19.500 triệu là nguồn vốn tín dụng thương mại. có thể vay một phần từ cơ quan chủ quản và từ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với mức lãi suất 1% tháng, tương ứng một năm là 12%. Khoản tiền này sẽ vay trong 15 năm và trả vốn vay gốc đều hàng năm và lãi vay vào cuối năm. * Mức khấu hao tài sản cố định hàng năm: Công nghệ về sản xuất Sứ vệ sinh cũng không thay đổi nhanh. Vì vậy TSCĐ của dự án sẽ khấu hao theo phương pháp khấu hao đều. Dây chuyền máy móc đời sống kinh tế là 15 năm và nhà xưởng có đời sống kinh tế là 20 năm. Ta có bảng khấu hao sau: Đơn vị tính: triệu đồng Bảng 3.6: Khấu hao TSCĐ của dự án Hạng mục Nguyên giá Đời sống KT (năm) Năm 1 Năm 15 Năm 16 Năm 20 Máy móc, thiết bị 15.490 15 1.033 1.033 0 0 Nhà xưởng 6.114 20 305,7 305,7 305,7 305,7 Tổng giá trị khấu hao 1338,7 1338,7 305,7 305,7 * Kế hoạch trả nợ: Đơn vị tính: triệu đồng Kế hoạch trả nợ dài hạn hàng năm cho ngân hàng và cơ quan chủ quản được tính theo bảng sau: Bảng 3.7: Kế hoạch trả nợ của dự án Thứ tự Năm Vốn vay đầu năm Trả vốn vay cuối năm Trả lãi vay cuối năm Tổng trả nợ 1 2008 19.500 1.300 2.340 3.640 2 2009 18.200 1.300 2.184 3.484 3 2010 16.900 1.300 2.028 3.328 4 2011 15.600 1.300 1.872 3.172 5 2012 14.300 1.300 1.716 3.016 6 2013 13.000 1.300 1.560 2.860 7 2014 11.700 1.300 1.404 2.704 8 2015 10.400 1.300 1.248 2.548 9 2016 9.100 1.300 1.092 2.392 10 2017 7.800 1.300 936 2.236 11 2018 6.500 1.300 780 2.080 12 2019 5.200 1.300 624 1.924 13 2020 3.900 1.300 468 1.768 14 2021 2.600 1.300 312 1.621 15 2022 1.300 1.300 156 1.456 * Chi phí sử dụng vốn trung bình theo trọng số (WACC): Vốn vay dài hạn tư cơ quan chủ quản và ngân hàng: 19.500 triệu động có lãi suất 12%/ năm. Vốn trích từ lợi nhuận chưa phân phối và nguồn xây dựng cơ bản dở dang: 9.319 tỷ đồng, chi phí cơ hội kỳ vọng là 28%/năm. Để tính được chi phí sử dụng vốn của dự án, ta lấy chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu là trung bình suất sinh lời của vốn chủ sở hữu trong 3 năm gần đây. Suy ra: ROE2004 + ROE2005 + ROE2006 RCSH = 3 0,204 + 0,331 + 0,291 = = 28% 3 Và 3 tỷ là giá trị thanh lý thuần của tài sản, chí phí cơ hội kỳ vọng là 1.9%/năm. ROA2004 + ROA2005 + ROA2006 RROA = 3 0,011 + 0,021 + 0,025 = = 1.9 % 3 Vậy ta có: 19.500 x 0,12(1- 0,28) + 9.319 x 0,28 + 3.000 x 0,019 WACC = x 100% = 16% 31.819 * Dòng tiền của dự án: Công suất thiết kế của dây chuyền là 150.000 SP/năm. Doanh thu trong năm 2008 là 20.000 triệu đồng. Hiện nay mức tăng trưởng hàng năm của ngành sản xuất sứ vệ sinh khoảng 5%/năm, như vậy dự kiến các năm tiếp theo, cùng với gia tăng sản xuất và gia công các sản phẩm sứ vệ sinh thì doanh thu dự kiến của dự án hàng năm tăng 5%. Việc gia tăng đó kéo theo chí phí vận hành hàng năm cũng tăng là 5%. Sau đây là bảng xác định dòng tiền của dự án: Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đơn vị tính: triệu đồng 2019 2020 2021 2022 1. Tổng vốn đầu tư ban đầu (31.819) 2. Doanh thu thuần 20.000 21.000 22.050 23.152 24.310 25.525 26.801 28.142 29.549 31.026 32.577 34.206 35.917 37.712 39.598 3. Chi phí vận hành 11.000 11.550 12.127 12.734 13.370 14.039 14.741 15.478 16.252 17.064 17.918 18.813 19.754 20.742 21.779 4. CFBT (31.819) 9.000 9.450 9.923 10.418 10.940 11.486 12.060 12.664 13.279 13.962 14.659 15.393 16.163 16.970 17.819 5. Chi phí khấu hao 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 6. Trả vốn vay (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) 7. Trả lãi vay (2.340) (2.184) (2.028) (1.872) (1.716) (1.560) (1.404) (1.248) (1.092) (936) (780) (624) (468) (312) (156) 8. CFBTNợ 19.500 (3.640) (3.484) (3.328) (3.172) (3.016) (2.860) (2.704) (2.548) (2.392) (2.236) (2.080) (1.924) (1.768) (1.621) (1.456) 9. Lợi nhuận trước thuế 5.321 5.927 6.556 7.207 7.885 8.587 9.317 10.077 10.848 11.687 12.540 13.430 14.356 15.393 16.324 10. Thuế thu nhập (T = 28%) 1.490 1.659 1.836 2.018 2.208 2.404 2.609 2.821 3.037 3.272 3.511 3.760 4.019 4.310 4.570 11. Lợi nhuận sau thuế 3.831 4.268 4.720 5.189 5.667 6.183 6.708 7.256 7.811 8.415 9.029 9.670 10.337 11.083 11.754 12. Phần giảm thuế do trả lãi vay 665 611 568 524 480 436 393 349 306 262 218 174 131 87 44 13. CFATCSH (12.319) 3.870 4.307 4.759 5.228 5.716 6.222 6.747 7.295 7.850 8.454 9.068 9.709 10.376 11.039 11.793 14. CFATNợ 19.500 (2.975) (2.873) (2.760) (2.648) (2.536) (2.424) (2.311) (2.199) (2.086) (1.974) (1.862) (1.750) (1.637) (1.534) (1.412) 15. CFATDự án (31.819) 6.845 7.180 7.519 7.876 8.252 8.646 9.058 9.494 9.936 10.428 10.930 11.459 12.013 12.573 13.205 Bảng 3.8: Xác định dòng tiền của dự án Trong đó: + CFBT: Dòng tiền trước thuế của dự án. CFBT = Doanh thu thuần - Chi phí vận hành + CFBTNợ: Dòng tiền trả nợ khi chưa tính thuế. CFBTNợ = Trả nợ gốc hàng năm + Trả lãi vay + Khấu hao đều: D1 = D2 = D3 = ... = Dn = 1338.7 triệu đồng. + Lợi nhuận trước thuế = CFBT - Khấu hao - Trả lãi vay + Thuế thu nhập = Lợi nhuận trước thuế x T + Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập + Phần giảm thuế do trả lãi vay = Trả lãi vay x T + CFATCSH : Dòng tiền sau thuế của vốn chủ sở hữu. CFATCSH = CFBT - Trả vốn vay - Trả lãi vay - Thuế thu nhập + CFATNợ : Dòng tiền trả nợ khi có tính đến thuế. CFATNợ = CFBTNợ - Phần giảm thuế do trả lãi vay + CFATDự án = CFATCSH + CFATNợ Để đánh giá dự án có khả thi hay không, ta đi tính NPV của dự án: NPV = CFATDự án x PVIFWACC,15 = = = 15.628,2 triệu đồng. NPV > 0 nên dự án đầu tư dây chuyền mới thay thế dây chuyền cũ là đáng giá. * Kết luận: Với biện pháp là dự án thay thế dây chuyền cũ gầp hết tuổi đời kinh tế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của Công ty, từ đó nâng cao tính tự chủ của Công ty. Đặc biệt với biện pháp này, doanh thu của Công ty sẽ được cải thiện và lợi nhuận của Công ty sẽ tăng lên đáng kể hay các tỷ số về sức sinh lợi của Công ty sẽ tăng lên. Kết quả thu được như sau: - Về cơ cấu tài sản: TSLĐ tăng lên 3.250.000.000 đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 4,22%. Trong khi đó, TSCĐ tăng 22.319.000.000 đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 25,82%. Như vậy, trong năm 2007, tốc độ tăng TSCĐ cao hơn tốc độ tăng TSLĐ, đây là một dấu hiệu tốt về cơ cấu tài sản của Công ty. - Về cơ cấu nguồn vốn: Do trong năm 2007, Công ty vay dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 19.500.000.000 đồng nên khoản nợ dài của Công ty tăng lên tương ứng hay nợ phải trả tăng lên 19.500.000.000, tương ứng tăng 4,5%. Điều này có nghĩa là Công ty đã tăng 25,58% lượng vốn chiếm dụng của người khác. - Về doanh thu thuần: Với việc thực hiện dự án, doanh thu thuần của Công ty tăng lên 10.000.000.000 đồng so với năm 2006, tương ứng 9.51%. Đây là giá trị doanh thu sản phẩm, góp phần làm tăng tỷ trọng của doanh thu sản phẩm trong tổng doanh thu của Công ty. - Về giá vốn hàng bán: Cùng với doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên tương ứng khi Công ty mở rộng sản xuất. Tuy nhiên tốc độ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu. Đây là một bằng chứng thể hiện dự án hoạt động có hiệu quả. Từ đó làm cho thu nhập từ dự án đạt giá trị cao, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng so với năm 2006, tăng gần 3.813.000.000 đồng. c) Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: * Chỉ tiêu lao động có việc làm: Nhờ đầu tư dự án trên mã Công ty đã tạo việc làm ổn định với mức thu nhập cao cho 40 lao động (trong đó có một số tuyển thêm và một số được chuyển sang từ các bộ phận khác trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức). Điều này, không những Công ty tạo thêm của cải cho xã hội mà còn góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội. * Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác: Ngoài các chỉ tiêu mà dự án đóng góp cho kinh tế - xã hội như trên thì khi dự án được thực hiện còn góp phần làm tăng ngân sách nhà nước, tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội qua các khoản nộp thuế, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất sứ vệ sinh trong nước phát triển. Ngoài ra khi dự án này được thực hiện sẽ kéo theo hàng loạt dự án liên đới của các doanh nghiệp khác được thực hiện như các nhà cung cấp vật tư, nguyên liệu và thiết bị, các doanh nghiệp sứ vệ sinh khác.  * Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính sau khi thực hiện biện pháp: Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp Chỉ tiêu Năm 2006 Chỉ số mới I. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.25 1,29 2. Hệ số thanh toán nhanh 0,63 0,61 II. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn 1. Hệ số nợ so với tài sản 0,89 0,87 2. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 8.81 9,98 III. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản 1. Hệ số cơ cấu TSCĐ 0,39 0,48 2. Hệ số cơ cấu TSLĐ 0,47 0,42 IV. nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động 1. Vòng quay hàng tồn kho(vòng/ năm) 2,73 2,83 2. Vòng quay TSCĐ(vòng/năm) 1,62 1,48 3. Vòng quay TSLĐ(vòng/ năm) 1,37 1,46 4. Vòng quay tổng tài sản(vòng/năm) 0,65 0,64 5. Kỳ thu tiền bình quân(ngày) 112 106 V. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi 1. Hệ số sinh lợi doanh thu(ROS) 0,0392 0,0695 2. Hệ số sinh lợi của tài sản(ROA) 0,025 0,044 3. Hệ số sinh lợi của vốn CSH(ROE) 0,291 0,504 Kết luận Trong nền kinh tế thị trưởng, bên cạnh môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường thì cơ hội luôn mở ra cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Vai trò của công tác quản lý doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong đó công tác quản lý tài chính là một trong những vấn đề trung tâm của công tác quản lý doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp được rất nhiều đối tượng quan tâm và nghiên cứu, nó phản ánh trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quang Chương, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân nhân viên, Công ty Sứ Thanh Trì em đã hoàn thành bản Đồ án tốt nghiệp này, trong đề tài của mình, em đã áp dụng những kiến thức được học, bước đầu nghiên cứu thực tế tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì và đã nêu được những kết quả đạt được và bên cạnh đó là những hạn chế còn tồn tại của công tác quản lý tài chính Công ty. Trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Hy vọng, cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực, trình độ, giàu kinh nghiệm và lành nghề là những thuận lợi giúp Công ty tiếp tục phát huy truyền thống và thành công hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty. Tuy nhiên, vì kiến thức, thời gian thực tập và những hiểu biết trong lĩnh vực này còn hạn chế nên Đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô cùng các bạn để Đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh Tế & Quản Lý cùng các cán bộ Công ty đã giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tại công ty. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Chương đã tận tình hưỡng dẫn giúp em hoàn thành Đồ án này. Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2007 Sinh viên: Phạm Văn Long Danh mục tài liệu tham khảo [1] TS. Nguyên ái Đoàn, Kinh tế học vĩ mô, NXB Chính Trị Quốc Gia 24 Quang Trung – Hà Nội [2] TS. Ngô Trần ánh (chủ biên), Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2000. [3] Phạm Văn Được - Đặng Kim Cương, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, 1997. [4] Lê Thị Phương Hiệp, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, 2003. [5] Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2001. [6] Nghiêm Sĩ Thương, Cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, 2000. [7] Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2004. [8] TS. Nguyễn Văn Nghiến, Quản lý sản xuất, NXB đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. [9] Lưu Thị Hương (chủ biên), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2005. [10] Nghiêm Sĩ Thương, Bài giảng quản lý tài chính, 2005. [11] Nguyễn Vũ Bích Uyên, Bài giảng quản lý lý dự án, 2005. [12] Xí nghiệp in và bao bì Hoàng Mai, Báo cáo tài chính năm 2004, 2005 Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docpvL da.doc
  • docbia1.doc
  • docbia2.doc
  • docNX cua giao vien HD.doc
Tài liệu liên quan