Chuyên đề Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam

Kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, khi kinh tế thế giới khủng hoảng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến kinh tế Việt Nam nhưng chính cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới lại cũng tạo ra những điều kiện, áp lực và những cơ hội mà nếu Việt Nam nhanh nhạy nắm bắt, vận dụng thì vẫn có thể đẩy nhanh được sự phát triển. Nghĩa là, trong thách thức vẫn có những cơ hội cho phát triển. Chính vì vậy, chúng ta không nên chỉ nhìn khủng hoảng thế giới như một thách thức mà cần phải tỉnh táo để nhận diện những cơ hội tiềm ẩn trong đó thì mới có thể vươn lên được.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này thất bại, ngân hàng sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đầu tư nước ngoài. Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có những đánh giá lạc quan vào nền kinh tế của Việt Nam, song cơ hội để chúng ta có thể thu hút được vốn FDI như năm 2007 và 2008 là khó khăn. Thực tế, ba tháng đầu năm 2009 chỉ thu được $2,1 tỷ FDI, giảm 70% so với năm ngoái. Số tiền cam kết cho các dự án đã khởi động đạt 6 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, thấp hơn so với năm ngoái tới 40%. Nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam không được dồi dào. Nguồn tiền của các tổ chức đầu tư ở Việt Nam cũng là tiền từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Nếu các công ty ở nước ngoài khó khăn thì công ty con ở Việt Nam cũng phải dè dặt trong đầu tư. Điều này làm hạn chế nguồn cung của thị trường, làm cho thị trường chứng khoán có dấu hiệu sụt giảm. Dòng kiều hối vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Với con số từ 8 - 10 tỉ USD/năm, kiều hối là nguồn thu rất quan trọng của Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế toàn cầu khó khăn, nguồn vốn này có sự sụt giảm nhất định. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Từ những cuối năm 2008, Việt Nam đã phải chịu những tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, mà cụ thể là sản xuất đình đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại, dẫn đến sự dư thừa đáng kể năng lực sản xuất, đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng dư thừa lao động. Lao động làm việc trong nước gặp khó khăn. Ngay từ tháng 12 /2008, như hãng sản xuất của tập đoàn điện tử Canon tại Hà Nội đã loan báo sẽ cắt giảm 2000 việc làm. Trước đó, hãng Nissei Electric cũng xóa bỏ 300 việc làm tại nhà máy của công ty này ở Hà Nội. Tại Sài Gòn, theo tin từ Liên Đoàn Lao Động của thành phố, chỉ tính riêng trong tháng 11/2008, các chủ doanh nghiệp tại đây đã cắt giảm tổng cộng 30000 việc làm. Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, số người thất nghiệp ở Việt Nam 1/2009 là khoảng trên 1 triệu người. Trên báo chí Việt Nam tuần trước, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Việc Làm thuộc bộ Lao Động cho biết là trong năm 2009, sẽ có thêm 300 người thất nghiệp, giảm việc. Nhưng báo chí trong nước dự đoán là con số người thất nghiệp có thể lên tới cả triệu, chứ không phải chỉ có 300 ngàn. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ vào tuần trước, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cũng cho rằng con số cả triệu người thất nghiệp là không xa với thực tế. Lao động xuất khẩu cũng gặp khó khăn. Malaysia, nơi mà bình thường vẫn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất (khoảng 30000 người ) thì năm qua chỉ tiếp nhận khoảng hơn 7000 người và từ giữa tháng 12 vừa qua đã loan báo tạm ngưng tuyển dụng lao động nước ngoài, do trong nước này thất nghiệp gia tăng. Thị trường Đài Loan trong những tháng đầu năm đã vươn lên đứng đầu về khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam, tức là hơn 30000 người, nhưng những tháng cuối năm đã có dấu hiệu chựng lại, do nhiều doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất, đóng cửa một phần hoặc toàn bộ các công xưởng. Điều này càng làm cho việc giải quyết tình trạng thất nghiệp thêm phần khó khăn. Chương III: Chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam. Các chính sách và cơ cấu gói kích cầu. Các chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế. Nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đầu năm 2009, Việt Nam đã kịp thời triển khai chính sách kích cầu. Cụ thể, Chính phủ đã dùng quỹ tài chính lớn, trực tiếp chi cho các hoạt động kích cầu đầu tư và tiêu dùng, chống suy giảm kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Ngày 15/01/2009, Chính phủ đã quyết định các phương án sử dụng khoản kích cầu 1 tỷ USD (17.000 tỷ VND) để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay cho các khoản vay ngắn hạn trong thời gian tối đa là 8 tháng, kết thúc vào ngày 31/12/2009. Đối tượng được hưởng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, sử dụng không quá 300 công nhân, không có nợ đọng thuế và không có nợ tín dụng quá hạn. Ngày 04/04/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn và sẽ được Nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng, với tổng số lãi hỗ trợ là 20.000 tỷ VND. Việc hỗ trợ lãi suất này được thực hiện từ ngày 01/04/2009 đến hết ngày 31/12/2011. Gói kích cầu thứ hai này có quy mô lớn hơn, thời hạn dài hơn (tới 2 năm), điều kiện nới lỏng hơn (doanh nghiệp và cả hợp tác xã có vốn dưới 20 tỷ đồng, sử dụng dưới 500 lao động, có thể nợ thuế và tín dụng quá hạn nhưng có dự án phù hợp vẫn được xét cho vay) và lĩnh vực cho vay cũng được mở rộng hơn. Chính phủ cũng thiết lập cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là đơn vị duy nhất được giao thực hiện giải pháp bảo lãnh tín dụng cho đối tượng là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. VDB có thể đảm bảo 100% khoản vay bằng USD hay VND. Những doanh nghiệp có vốn điều lệ 20 tỷ VND tương đương 1,1 triệu USD với số lao động sử dụng không quá 500 người mới đủ điều kiện tham gia vào chương trình này. Doanh nghiệp không được phép có khoản nợ ngân hàng hay nợ thuế nào quá hạn. Không giống như chương trình hỗ trợ lãi suất, VDB có toàn quyền quyết định doanh nghiệp nào sẽ được nhận bảo lãnh tín dụng. Chính phủ thực hiện miễn, giảm, giãn một số loại thuế, và kéo dài thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu, ước tính có khoảng 28.000 tỷ đồng để kích cầu nhờ thực hiện chính sách giảm thuế. Giảm 50% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với 19 nhóm mặt hàng tiêu thụ nội địa (Quyết định 16/2009/QĐ-TTg) và hoãn thu thuế thu nhập cá nhân trong 5 tháng đầu năm 2009. Tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào khi chưa có chứng từ và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Giãn thời hạn nộp thuế GTGT đến 180 ngày đối với hàng nhập khẩu là thiết bị, máy móc trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đối với thuế nhập khẩu, thực hiện giảm thuế cho nhiều mặt hàng là nguyên liệu đầu vào và hàng tiêu dùng. Để thực hiện chính sách kích cầu, Chính phủ đã cho phép giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của quý IV/2008 và cả năm 2009 của DN nhỏ và vừa. Đồng thời, giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong thời gian 9 tháng của năm 2009 đối với thu nhập từ các hoạt động: sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch, kinh doanh lương thực, phân bón,... Đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đồng thời phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu. Về chính sách tài chính, tiền tệ, sẽ tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Chính phủ sẽ điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Cơ cấu gói kích cầu 8 tỷ USD của chính phủ Việt Nam. Gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm: Thứ nhất, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng. Thứ hai, tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. Thứ ba, ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng. Thứ tư, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng. Thứ năm, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng. Thứ sáu, thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng. Thứ bảy, tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng (không phải là khoản chi). Thứ tám, các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn lực sử dụng để kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Việt Nam là rất lớn, nếu tính thêm cả 17.000 tỷ đồng tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho DN thì tổng giá trị các gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam hiện nay lên đến 160.000 tỷ đồng, tương đương 9 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay. Tình hình thực hiện gói kích cầu Về các gói hỗ trợ lãi xuất. Tính đến 24-9-2009, vốn tín dụng theo Quyết định 131 ngày 23-1-2009 của Thủ tướng (gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỉ đồng (95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỉ đồng, giải ngân tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỉ đồng (59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỉ đồng (59%). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), gói hỗ trợ lãi suất đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận lãi suất thấp, thông qua đó, hạ giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tuy nhiên lại không có số liệu chứng minh cụ thể. Thực tế cho thấy đã có sự trùng lắp về đối tượng hỗ trợ lãi suất, việc triển khai nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ làm tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao, gây sức ép tăng lãi suất và lạm phát. Theo các đánh giá khác nhau, có tới 80-92% số doanh nghiệp không được hưởng chính sách ưu đãi này và tổng tín dụng ưu đãi lãi suất cũng chỉ chiếm khoảng 80% tổng tín dụng. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay 4% là quá lớn, nên kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Đến nay, hiệu quả thật sự của gói hỗ trợ lãi suất 4% chưa được chứng minh trong khi những hệ lụy tiêu cực của nó là rất lớn, làm “méo mó” thị trường tín dụng đang tăng trưởng quá nóng. Tín dụng đối với nền kinh tế ước đến cuối tháng 10 đã tăng 33,29%, trong khi huy động vốn chỉ tăng 25,72%. Theo dự báo của IMF, từ đầu năm 2009, tín dụng chỉ cần tăng 12,9% đã đảm bảo cho Việt Nam tăng trưởng kinh tế khoảng 4%. Tăng trưởng tín dụng nhanh đã gây sức ép tăng lãi suất, dẫn đến hệ quả là tăng chi phí vốn, làm tăng giá thành sản xuất, khiến việc huy động vốn trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn. Đồ thị 3: Dư nợ cho vay kích cầu qua từng tháng năm 2009. Nguồn CTCK Bảo Việt. Vốn kích cầu đầu tư tư nhân ở nông thôn được thực hiện qua quyết định 497 đạt được 330,364 tỷ đồng. Tới ngày 27/8/2009 theo tài liệu báo cáo Chính phủ tại phiên họp tháng 9 của Bộ công thương, dư nợ cho vay theo quyết định này ước đạt 818.72 tỉ đồng, chiếm 0,21% trong tổng dư nợ. Trong khi đây là khoản vay nhằm tăng đầu tư tư nhân trong lĩnh vực có hệ số lan toả mạnh và có khả năng tạo nhiều việc làm. Về kích cầu đầu tư Chính phủ. Vốn kích cầu đầu tư chính phủ không đạt kế hoạch mong muốn. Theo số liệu báo cáo Chính Phủ tại phiên họp thứ 24 Uỷ ban thường vụ quốc hội, vốn đầu tư trái phiếu chính phủ ước thực hiện trong kế hoạch 2009 là 45 nghìn tỷ đồng, đạt 80,4% kế hoạch giao; về giải ngân, nguồn vốn trái phiếu chính phủ dành cho giao thông thuỷ lợi tính đến nay chỉ đạt 45,1% kế hoạch, cho y tế chỉ đạt 35,2% kế hoạch, giáo dục 60%. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2008 được kéo dài giải ngân đến hết tháng 6-2009 thực hiện khoảng 22.000 tỉ đồng (97,8%). Vốn trái phiếu chính phủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 8-2009 đạt 4.500 tỉ đồng (60%). Vốn phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ, ước đến hết tháng 9-2009 giải ngân được khoảng 10.000 tỉ đồng (50%). Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công. Tính đến đầu tháng 10-2009, tổng số vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009 được hoãn thu hồi là 3.400 tỉ đồng (100%). Vốn ứng trước kế hoạch 2010-2011 cho các chương trình dự án đến ngày 30-6-2009 là 15.492 tỉ đồng; vốn ứng trước năm 2010-2011 để bổ sung cho các dự án quan trọng cấp bách là 12.627 tỉ đồng (47%); tổng vốn ứng trước cho kiên cố hóa kênh mương, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì lao động... khoảng 37.100 tỉ đồng (99,7%). Về việc miễn, giảm, giãn thuế. Tình hình thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, theo thống kê, đến ngày 31/8/2009 đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế, trong đó có trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 42.000 doanh nghiệp được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, 47.000 doanh nghiệp được giảm 50% thuế giá trị gia tăng… Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 7/2009 khoảng 14.700 tỉ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỉ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỉ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỉ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỉ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỉ đồng. Ngoài ra, giảm và giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỉ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỉ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2.000 tỉ đồng. Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế như vậy nhưng Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu ngân sách Nhà nước năm 2009 vẫn vượt khoảng 2,9% so với dự toán. Bộ KH&ĐT đánh giá, việc thực hiện các ưu đãi về thuế là khẩn trương, đúng đối tượng, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến tích cực cho nền kinh tế. Tuy vậy cũng không có số liệu cụ thể chứng minh cho nhận định này. Về hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội. Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo xây nhà ở, vay vốn sản xuất, kinh doanh, cho vay học sinh, sinh viên, mua thẻ bảo hiểm y tế. Đồng thời, chính phủ cũng triển khai công tác hỗ trợ các hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, bị thiệt hại về gia súc, gia cầm, vật nuôi để ổn định sản xuất và đời sống. Ngoài ra, chính phủ cũng đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức, động viên các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ các huyện nghèo thực hiện chương trình này; ứng trước vốn cho các huyện; triển khai các chính sách mới, trong đó có chính sách cấp gạo cho hộ nghèo ở biên giới, thực hiện mức khoán mới về bảo vệ rừng, hỗ trợ học nghề, xuất khẩu lao động và tăng cường cán bộ cho các huyện nghèo. Hoạt động chăm sóc người có công và các đối tượng chính sách tiếp tục được duy trì và mở rộng.  Năm 2009 tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008, trong đó chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng; trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu khắc phục hậu quả bão số 9 là 10.300 tấn). Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng, tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đặc biệt là đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm còn khoảng 11%. Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Dự kiến đến cuối năm 2009, có khoảng 1,51 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm, đạt 88,5% kế hoạch năm và bằng 93,2% so với thực hiện năm 2008. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 ước đạt 7 vạn người, giảm đáng kể so với con số 8,5 vạn người của năm 2008.  Tình hình thâm hụt ngân sách. Nới lỏng chính sách tài khóa đã dẫn tới hệ quả trực tiếp là bội chi ngân sách lên đến 6,9% GDP chưa tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ, các khoản Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Nợ chính phủ cũng tăng mạnh từ 36,5% GDP năm 2008 lên đến 40% GDP năm 2009 và năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP. Mức độ đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của gói kích cầu. Tính kịp thời của gói kích cầu. Việc đánh giá tính kịp thời của kích cầu thường được dựa vào việc chính phủ can thiệp vào nền kinh tế ngay khi có nguy cơ suy thoái, đồng thời , việc can thiệp của chính phủ sẽ có tác động kích thích ngay tổng cầu trong thời gian ngắn. Rất khó lượng hoá để đánh giá tính kịp thời trong việc thực hiện kích cầu. Chính vì vậy trong bài viết này, để đánh giá tính kịp thời ta có thể dựa vào việc so sánh thời điểm suy thoái kinh tế và thời điểm chính sách được ban hành; thời điểm ban hành và thời điểm thực thi chính sách cũng như đem ra những nhận định về độ tác động kích thích ngay lên tổng cầu. Dưới đây chúng ta sẽ khảo sát tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu và đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới. Bảng 3: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 01/2007 đến 10/2009 (đơn vị: tỷ đô la) Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 2007 Xuất khẩu 3.76 2.89 3.86 3.64 4.08 4.17 4.25 4.3 3.77 4.3 4.5 4.68 Nhập khẩu 4.33 3.44 4.43 4.45 5.28 4.96 5.22 5.29 4.9 5.6 6 4.33 Cán cân thương mại -0.57 -0.55 -0.57 -0.8 -1.2 -0.8 -1 -1 -1.1 -1.3 -2 0.35 2008 Xuất khẩu 4.91 3.33 4.83 5 5.75 6.2 6.55 6 5.27 5.04 4.8 4.67 Nhập khẩu 7.2 6.04 8.07 8.24 7.67 6.93 7.3 6.28 5.51 5.71 5.3 - Cán cân thương mại -2.29 -2.71 -3.24 -3.2 -1.9 -0.7 -0.8 -0.3 -0.2 -0.7 -1 - 2009 Xuất khẩu 3.7 5.02 5.3 4.28 4.41 4.74 4.81 4.52 4.56 5.03 Nhập khẩu 3.3 4.18 5.04 5.46 5.57 5.9 6.32 5.85 6.37 6.62 Cán cân thương mại 0.4 0.84 0.26 -1.18 -1.25 -1.16 -1.52 -1.32 -1.81 -1.59 Số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2007 tăng đều qua các tháng (Bảng 1), nhưng qua năm 2008, chỉ tăng đến tháng 7/2008, sau đó giảm dần, sang năm 2009, kim ngạch xuất khẩu có tăng trong hai tháng đầu năm nhưng vẫn chưa bằng trước lúc giảm năm 2008, cán cân thương mại thăng dư trong ba tháng đầu năm. Số liệu về kim ngạch xuất khẩu cho thấy một số dấu hiệu tích cực, nhưng về bản chất, việc cải thiện này chỉ là vẻ bề ngoài, kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do xuất khẩu vàng. So với cùng kỳ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giảm nhanh: kim ngạch xuất khẩu trong ba tháng đầu năm, sáu tháng đầu năm và 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước giảm lần lượt là 24%, 24.4% và 20.5%. Như vậy có thể xem thời điểm bắt đầu chị tác động của cuộc khủng hoảng là tháng 8/2008. Trong cuộc khủng hoảng năm 1997, Chính phủ không đánh giá đúng mức ảnh hưởng của chính phủ đến nền kinh tế Việt Nam dẫn đến khong kịp thời đối phó làm cho nền kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với cuộc khủng hoảng lần này Chính phủ đã đánh giá vấn đề rất nhanh nhạy . So sánh với diễn biến hành động của chính phủ Mỹ trong bảng 4, có thể thấy chính phủ Việt Nam đã nhân thức về tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam và hoạch định chính sách nhằm giảm bớt tác động rất sớm, sớm hơn cả Mỹ. Bảng 4: Các hành động của Chính Phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam Hành động Mỹ Việt nam Nhận thức tác động 17/09/2008:FED phải cho AIG vay 85 tỷ USD để giúp công ty này không phs sản. Ý tưởng gói kích cầu 1-2/12/2008, Chính phủ công bố sử dụng 1 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng Đề suất kế hoạch 03/01/2009, Tổng thống Mỹ đề xuất kế hoạc kích thích kinh tế Quốc hội thông qua kế hoạch 29/01/2009, Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch kích thích kinh tế Bắt đầu triển khai thực hiện 18/02/2009, Tổng thống Mỹ ký thông qua kế hoạch kích thích kinh tế 13/01/2009, thủ tướng ban hành quyết định 131/QĐ-Ttg; ngày 03/02/2009 Thống đốc NHNN ban hành thông tư 02/2009/TT-NHNN triển khai gói kích cầu lần 1 Kế hoạch cụ thể 27/11/2008, Tổng thống Mỹ họp báo giới thiệu chính sách kích cầu 12/5/2009, Bộ kế hoạch và đầu tư công bố gói kích cầu có trị giá 160.000 tỷ đồng (9 tỷ USD) bao gồm cả 17000 tỷ đồng (1 tỷ USD) Tuy nhiên, việc triển khai còn thể hiện sự lung túng, thiếu tính kế hoạch và mang tính thử sai biểu hiện qua: (i) Ban đầu, Chính phủ công bố sử dụng một tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng và dự kến vào cuối tháng 12/2008 và giao cho bộ kế hoạch và đầu tư nhiệm vụ nghiên cứu về hướng phân bổ. Ngày 9/12/2009, Bộ kế hoạch và đầu tư đã chính thức hoàn thành kế hoạch thực hiện gói kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế trị giá 1 tỷ USD, chủ yếu tập trung cho các đối tượng chịu nhiều tác độngvà thiệt hại từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như xây nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, sinh viên tại các khu đô thị lớn…cùng các công trình tạo khả năng phát triển lâu dài, có khả năng thu hồi vốn như cảng biển, sân bay, cầu đường…nhưng cuối cùng, chính phủ lại bàn bạc thay vào gói kich cung 17000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp; (ii) việc triển khai kích cầu đã bắt đầu thực hiện từ sau thông tư 02 của ngân hàng Nhà nước nhưng mãi đến 12/05/2009, mới có kế hoạch cụ thể trong khi ở Mỹ việc lập kế hoạch được thực hiện trước khi triển khai và từ đề suất đến khi thực hiện chỉ mất 45 ngày; (iii) các kế hoạch được xây dựng khi Việt Nam chưa nghiên cứu về mức độ lan toả của các ngành, khuynh hướng thay đổi biên của các nhân tố cấu thành tổng cầu, khuynh hướng tiêu dùng biên của các nhóm tiêu dùng khác nhau, trong khi Mỹ đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này và có thể tham khảo trên website Văn phòng ngân sách của quốc hội Mỹ và chính phủ Mỹ dựa trên cơ sở lý thuyết này mà bảo vệ cho kế hoạch kích thích kinh tế. Ngoài ra, gói kích cầu chưa chú trọng đến những thành phần tổng cầu cần kích thích để có thể đem lại hiệu quả kích cầu lớn nhất về mặt thời gian cũng như hiệu quả chi phí của gói kích cầu. Cơ cấu gói kích cầu cho thấy phần lớn trong số 1.89% gói kích cầu theo kế hoạch là kích cung thông qua bù lãi suất cho vay vốn lưu động; khoảng 55% là nhắm vào kích cầu đầu tư của chính phủ, phần lớn trong số 19.58% nhắm vào kích cầu đầu tư của doanh nghiệp, phần nhỏ còn lại kích cầu tiêu dùng thông qua giảm thuế thu nhập cá nhân; một phần trong số 5.03% gói kích cầu là các khoản chuyển nhượng của chính phủ như chi cho người nghèo ăn tết Kỷ Sửu và các khoản chi khác. Như vậy khoản chi cho tiêu dùng có tác động mạnh và nhanh đến thành phần của tổng cầu chưa được chú trọng. Tính trúng đích của gói kích cầu. Việc đánh giá tính hiệu quả trong việc lựa chọn đối tượng kích cầu thường được thực hiện qua việc đánh giá hiệu quả kích cầu trên một đồng đo la thực hiện kích cầu, hay nói cách khác, một đồng đô la bỏ ra sẽ làm tăng tổng cầu lên bao nhiêu đồng. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu quả kích cầu tính trên một đồng đô la thực hiện kích cầu có khác nhau tuỳ theo chính sách tác động, trong đó đề thống nhất kích cầu vào tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng của hộ gia đình thu nhập thấp đem lại kết quả tốt nhất trong ngắn hạn. Bảng 5: Mức độ ảnh hưởng đến tổng cầu ở Mỹ của các chính sách Đánh giá Văn phòng Ngân sách quốc hội Mỹ Đánh giá của Moody Chính sách Lượng cầu được tạo ra trên một đô la kích cầu Thời gian tác động Lượng cầu được tạo ra trên một đô la kích cầu Thời gian tác động Giảm thuế Giảm thuế đánh trên cổ tức và vốn 0.37 Dài hạn Miễn thuế thu nhập cá nhân Lớn Trung hạn 1.29 Trung hạn Giảm thuế xuất luỹ tiến Nhỏ Dài hạn 0.29 Trung hạn Hoàn thuế một lần có bồi hoàn Lớn Trung hạn 1.26 Trung hạn Khấu hao nhanh Vừa Trung hạn 1.26 Trung/dài hạn Giảm thuế suất Nhỏ Ngắn hạn 1.03 Hoàn thuế một lần Lớn Trung hạn 1.02 Trung hạn Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Nhỏ Dài 0.3 Tăng chi tiêu Trợ cấp thất nghiệp Lớn Ngắn 1.64 Ngắn Tem phiếu lương thực Lớn Ngắn 1.73 Ngắn Bổ sung ngân sách tiểu ban Vừa Trung hạn 1.36 Ngắn/trung hạn Chi tiêu cơ sở hạ tầng Nhỏ Trung hạn 1.59 Dài hạn Dựa trên số liệu của bảng 5 ta thấy các chính sách nhắm vào tăng chi tiêu của hộ gia đình và tăng chi tiêu của chính phủ cho cơ sở hạ tầng là hiệu quả nhất. Tăng chi tiêu cho hộ gia đình đặc biệt là thông qua tăng thu nhập cho người có thu nhập thấp là hiệu quả vì những người có thu nhập thấp thường có xu hướng tiêu dùng biên cao và chi tiêu cho hàng hoá thông thường và thiết yếu hơn là chi tiêu cho các hàng hoá xa xỉ. Các khoản chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cũng đem lại hiệu quả cao vì sẽ tạo hiệu ứng lan toả nhờ mối liên kết mạnh mẽ giữa xây dựng và các ngành khác như xi măng, sắt thép, các vật liệu xây dựng. Các chính sách nhắm vào tăng đầu tư của doanh nghiệp có tác động nhỏ và thời gian để chính sách phát huy hiệu quả thường là trung và dài hạn. Như vậy khi đưa ra chính sách kích cầu nên nhắm vào tăng chi tiêu của hộ gia đình (C) và tăng chi đầu tư của chính phủ (Ig). Xét tổng quan, chính phủ đã đưa ra các giải pháp toàn diện và đồng bộ. Có thể thấy điều này khi tham khảo Báo cáo 191/BC-CP ngày 18/12/2008 và nghị quyết 30/2008/NQ-CP của chính phủ ngày /12/2008, trong đó phân công công việc cho từng bộ. Riêng gói kích cầu chính phủ đưa ra đã tác động đến tất cả các thành phần của tổng cầu. Nhằm kích thích tiêu dùng hộ gia đình, Chính phủ đã ban hành các văn bản liên quan đến giảm thuế hoặc tăng thu nhập cho hộ gia đình như: (i) quyết định 81/2009/QĐ-Ttg, ngày 15/1/2009 về việc trợ cấp cho các hộ nghèo tiền đón tết kỷ sửu; (ii) thông tư số 27/2009/TT-BTC, ngày 18/02/2009 về giãn thời hạn nộp thuế cá nhân đến ngày 31/05/2009 sau đó miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết ngày 30/06/2009. Trong số những chính sách trên, việc trợ cấp bằng tiền, việc miễn thuế thu nhập cá nhân, việc tăng mức trợ cấp cho người có công và tăng mức lương cơ bản có tác động trực tiếp lên tăng mức thu nhập khả dụng, vì vậy, có tác động nhanh và trực tiếp lên tổng cầu. Đặc biệt, chính phủ ban hành nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, cung cấp cho nền kinh tế vĩ mô một công cụ ổn định hoá tự động mà các nước vấn thực hiện nhưng Việt Nam vẫn chưa có. Nhằm kích cầu đầu tư tư nhân (gồm đầu tư của doanh nghiệp và xây dựng nhà của của hộ gia đình), chính phủ đã ban hành các văn bản: (i) quyết đinh số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướn chính phủ về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế giá trị gia tăng cho 30 nhóm mặt hàng; (ii) quyết định số 443/2009 ngày 4/4/2009 về hỗ trợ lãi suất 4%/năm để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn đầu tư mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ; (iii) quyết định 497/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009, về hỗ trợ lãi xuất vay mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư nông nghiệp; (iv) hỗ trợ lãi suất cho người có thu nhập thấp xây nhà. Nhằm kích thích tăng chi tiêu của chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng Chính phủ đã ban hành các văn bản sau: (i) nghị định 33/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 về việc nâng mức lương tối thiểu lên 650000 đồng/tháng từ ngày 1/5/2009; (ii) nghị định 34/2009/NĐ-CP về việc tăng thêm 5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng cho 5 nhóm đối tượng; (iii) nghị định số 38/2009/NĐ-CP về nâng mức trợ cấp ưu đãi. Chính phủ không đưa ra các chính sách riêng mà chỉ đạo dồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào năm 2009 như tiếp tục giải ngân vốn kế hoạch còn lại của năm 2008 sang năm 2009; hoãn thu hồi vốn ứng trước kế hoạch 2009…Như vậy chính phủ đã nhắm vào tăng chi tiêu xây dựng cơ bản nhưng chưa tập trung vào các ngành có khả năng lan toả mạnh, tạo các mối liên kết ngành mạnh. Nhằm kích thích xuất khẩu, chính phủ đầu tư vào xúc tiến thương mại thông qua quyết định số 80/2009/QĐ-Ttg ngày 21/05/2009. Tuy nhiên chính phủ chưa chú trọng đúng mức đén hoạt động xúc tiến thương mại: ngân sách dành cho xúc tiến thương mại khá thấp, vấn đề xúc tiến thương mại chưa được đề cập trong Nghị quyết 30/2008/NQ-CP chưa hỗ trợ doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường. Nhiều doanh nghiệp thiếu dơn đặt hàng, thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ việc hoặc giảm bớt giờ làm chứ khộng chọn cách tiếp cận với nguồn vốn vay được hỗ trợ lãi suất vì sản xuất nhiều hàng hoá sẽ ứ đọng thêm, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm vốn là thế mạnh của Việt Nam như dệt may, giày da, gỗ. Cũng từ những khó khăn không thể kịp thời tháo gỡ của doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường, chúng ta mới có dịp nhận thấy cả doanh nghiệp lẫn chính phủ từ trước đến nay chỉ nhắm vào thị trương xuất khẩu mà quên đi mất thị trường nội địa. Đối với giảm nhập khẩu, gần như chính phủ chưa có giải pháp nào nhắm vào việc giảm nhập khẩu. Từ tháng 10/2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nước ta nhưng mãi đến 10/08/2009, mới có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và cũng không phải từ chính phủ mà từ bộ chính trị. Như vậy có thể thấy chính phủ chưa chú trọng đúng mức đến kích thích tiêu dùng trong nước và cuộc vận động này dù muộn nhưng thực có ý nghĩa tích cực, sau nhiều tháng doanh nghiệp đau đớn, vật vã vì bị mất thị trường, không kịp quay trở về thị trường nội địavới quy mô dân số đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Theo kinh nghiệm các nước, việc kích thích tiêu dùng nội địa có ý nghĩa quan trọng và đặc biệt quan trọng hơn khi Việt Nam là một nước có tỷ trọng nhập khẩu so với GDP cao và người tiêu dùng có thu nhập có xu hướng dùng hàng ngoại. Nếu như không có chính sách tiêu dùng hiệu quả thì việc chi tiêu một phần thu nhập do giảm thuế thu nhập cá nhân sang hàng ngoại nhập giá rẻ do suy thoái hoặc do giảm thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi. khi này vô hình chung, ngân sách được sử dụng kích thích tiêu dùng cho nước khác. Thực tế thì khả năng rò rỉ sang yếu tố khác không nằm trong tổng cầu khá cao. Điều này có thể thấy qua: (i) kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là hàng tiêu dùng, điểm hình là ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong 9 tháng đầu năm lên tới gần 47.000 chiếc, lượng ô tô do các liên doanh sản xuất (chủ yếu sản xuát từ yếu tố đầu vào nhập khẩu) cũng tăng; (ii) tỷ lệ tăng về tồn kho từ năm 3005 đến 2008 rất cao(33,5%; 37,2%; 36,6% và 33,2%) trong khi năm 1999, tăng trưởng về tồn kho -4,38%, năm 2000 là 9%. Tỷ trọng tồn kho chiếm trong GDP theo cả 2 loại giá tăng dần, theo giá thực tế tỷ lệ này của năm 1999 là 1,93%, đến năm 2008 là 5,13%; tỷ giá so sánh, tỷ lệ tồn kho chiếm trong GDP cao hơn ở những năm gần đây, năm 1999 là 1,77% đến 2008 là 5,85%. Như vậy khi thiết kế gói kích cầu, Chính phủ cũng đã hướng tới những đối tượng cần quan tâm nhưng còn nhiều thiếu xót trong quá trình triển khai thực hiện khiến cho chính sách không đến được với những đối tượng này hoặc bị rò rỉ nhiều. Tính ngắn hạn của gói kích cầu. Hầu hết các chính sách của chính phủ phát huy hiệu quả khá nhanh. Nó đã giúp cho nền kinh tế “chống đỡ” và vượt qua được “cơn bão”. Nhưng trong đó có gói bù lãi suất tín dụng đầu tư đến 24 tháng là không phù hợp với tiêu chí này. Bởi vì, thời hạn bù lãi suất tín dụng đầu tới 24 tháng là quá dài làm cho doanh nghiệp ỷ lại, đối phó bằng cách lập phương án sản xuất kinh doanh, dựa án đầu tư, với thời hạn trả nợ kéo dài hơn so với thời gian trước đây và chu kỳ sản xuất kinh doanh để được hưởng hỗ trợ lãi xuất dài hơn. Có quan điểm cho rằng việc cho vay để đầu tư máy móc , thiết bị vào thời điểm này, đặc biệt là đối với công nghệ cao hơn so với những công nghệ sản xuất còn thô sơ và gây ô nhiễm tại Việt Nam là điều cần thiết. Và không lúc nào thích hợp hơn lúc này khi mà kinh tế thế giới bước vào tình trang suy thoái và chúng ta có thể đầu tư vào công nghệ cao với giá rẻ hơn so với trước đây. Tôi cũng đồng ý với quan điểm này bởi vì nó có thể thay đổi cơ cấu kinh tế và giúp nền kinh tế phát triển bền vững trong dài hạn. Theo thiết kế, quy mô gói kích cầu khá lớn so với nền kinh tế nhỏ bé của Việt Nam. So với quy mô GDP 1.487 ngàn tỷ đồng năm 2008 của Việt Nam thì gói kích cầu hiện tại chiếm đến 9,61%, lớn nhất so với các nước trong khu vực nếu xét trên GDP. Điều này xét trong bối cảnh nguồn tài trợ cho kích cầu, tình trạng ngân sách thâm hụt kéo dài của Việt Nam là điều thật sự đáng lo ngại. Và thực sự gói kích cầu cũng được thiết kế quá lớn so với khả năng thực hiện điều đó đã làm cho việc phân bổ cơ cấu có thể sai với mục đích. Tuy nhiên, công bố một gói kích cầu lớn cũng tạo được hiệu ứng tốt nhờ kích thích, tạo được niềm tin cho dân chúng. Đầu năm 2010 Chính Phủ đã quyết định rút kích cầu khi thấy nền kinh tế đã có những chuyển biến tốt. Tuy nhiên, nền kinh tế chưa thực sự khoẻ mạnh nên thiết nghĩ có thể dừng các gói kích cầu cũ nhưng phải thay vào đó bằng các gói kích cầu có quy mô bé hơn nhưng được tính toán kỹ hơn sau khi rút được các kinh nghiện từ gói kích thích cũ cũng như kinh nghiệm của các nước khác.Và gói kích cầu này cũng nên tập trung và việc nâng cao năng lực cạnh tranh hơn của nền kinh tế. Một số kết quả ban đầu. Kết quả của kế hoạch kích cầu đối với nền kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chính sách phân phối lại thu nhập, hỗ trợ đối tượng khó khăn, mức độ hài lòng của người thụ hưởng. Đối với hiệu quả kinh tế, chúng ta chỉ có thể mô tả định tính tác động của sự phối hợp nhiều chính sách trong thời gian qua, chứ không thể đánh giá chỉ riêng cho chính sách kích cầu vì: (i)thay đổi hiện tại của nền kinh tế do nhiều nhân tố tác động khó có thể bóc tách tác động của gói kích cầu; (ii) gói kích cầu hiện vẫn đang được thực hiện, chưa kết thúc; (iii) bất kỳ một chính sách nào dù là tài khoá hay tiền tệ cũng đều cần một độ trễ nhất định, vì thế còn quá sớm để có thể đánh giá kết quả của chúng; (iv) có những chính sách khó định lượng, vì hiệu quả xã hội được quan tâm nhiều hơn hiệu quả về kinh tế. Có thể nói, cho đến nay, sự phối hợp đồng bộ nhiều chính sách đã đem lại một kết quả khá khả quan thể hiện qua mức tăng tổng doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm qua tác động tăng giá là 10,2% cao gấp rưỡi so với tốc độ tăng 6% của cùng kỳ năm trước; tốc độ tăng có xu hướng cao lên qua các tháng (tháng 1 tăng 8,2%;2 tháng tăng 5%, 3 tháng tăng 6.6%, 4 tháng tăng 7,4%, 5 tháng tăng 8,6%, 6 tháng tăng 8,8%, 7 tháng tăng 8,3%, 8 tháng tăng 9,3%, 9 tháng tăng 10,2%); tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vujtieeu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) cao gấp rưỡi, gấp đôi tốc độ tăng GDP (tăng 10,2% so với tăng 4,59%). Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục qua các quý năm 2009. Quý I năm 2009 nền kinh tế nước ta suy giảm rất mạnh do tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội quý I/2009 chỉ đạt 3,1% so với cùng kỳ năm 2008, là quý có mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây. Đến quý II/2009, tổng sản phẩm quốc nội đã tăng 4,5% và quý III/2009 tăng lên 5,8%. Mức tăng trưởng kinh tế qua các quý trong 9 tháng năm nay cho thấy nền kinh tế dần dần ổn định, tốc độ tăng trưởng dần được khôi phục, xu hướng phục hồi đã rõ nét hơn. Tác động về mặt xã hội rất lớn , không chỉ những người trực tiếp được hưởng thụ - người nghèo, người thu nhập thấp, doanh nghiệp đánh giá cao mà cả người dân, giới khoa học, các tổ chức quốc tế như IMF và ngân hàng thế giới đánh giá cao. Chính sách này thể hiện qua một loạt văn bản được ban hành từ rất sớm như: (i) tăng lương, nghị định 101/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc bắt đầu thực hiện từ ngày 1/10/2008; (ii) nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm ngèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;(iii) quyết định 81/2009/QĐ-TTg, ngày 15/2/2009 về việc trợ cấp cho hộ nghèo đón tết kỷ sửu; (iv) quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 về hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động, hõ trợ cho người lao động mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, người lao đọng đi làm việc ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn; (v) quyết định số 579/QĐ- TTg về hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay tại ngân hàng chính sách xã hội. Đây là những chính sách thể hiện tính nhân văn vốn có của Việt Nam và cũng thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần phân phối lại thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội mặc dù có một số chính sách không hiệu quả nếu như xét đến khí cạnh kinh tế ví dụ trong kinh tế học vi mô, nếu một doanh nghiệp không bù đắp được phần chi phí biến đổi thì tốt nhất là nên đóng cửa doanh nghiệp, chính phủ không cần phải hỗ trợ những doanh nghiệp nợ lương công nhân, nhưng chính phủ đã làm vì hiệu quả xã hội nhằm đảm bảo việc làm và ổn định đời sống cho người lao động trong các doanh nghiệp này. Hoặc khoản chi trợ cấp cho người nghèo là khoản chi không có hàng hoá đối ứng của chính phủ nhưng lại tạo ra tác dụng lớn trong kích cầu. Nhìn tổng quan, có thể nói chính sách kinh tế vĩ mô đã thành công trong việc hoạch định chính sách; việc thực thi chính sách , xét về hiệu quả xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, xét về hiệu quả kinh tế, còn một số việc phải bàn, nhưng nhìn chung, Việt Nam đã khá thành công. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện kích cầu quy mô lớn nên không tránh khỏi một số bỡ ngỡ và thiếu sót như: Chính sách đưa ra chưa đến được đối tương cần tác động hoặc bị rò rỉ trước khi đến được đối tượng cần đến. Điều này đã làm giảm bớt thành công của chính sách của chính sách tốt như việc bớt xén tiền hỗ trợ người nghèo ăn tết Kỷ Sửu hoặc những vẫn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cá nhân. Chính sách kích cầu hiện thời chưa tập trung hoặc đầu tư có trọng điểm vào các ngành có tác động lan toả, mà còn mang tính chất dàn trải vì chưa chú trọng phân tích độ lan toả của các ngành. Gói kích cầu quan tâm nhiều đến chi tiêu công mà ít qua tâm đến đầu tư khu vực tư nhân. Trong khi đó số liệu của tổng của thống kê cho thấy so với khu vực dân doanh, hiệu quả kinh doanh của khu vự nhà nước kém hơn vì tỷ lệ thất thoat vốn cao và tiến độ thi công chậm nhưng được ưu đãi nhiều hơn. Thêm vào đó, khu vực dân doanh tạo ra nhiều việc làm, xuất khẩu nhiều và cũng chính vì vậy tổn thương nhiều khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do khủng hoảng tài chính, có nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản. Bài học kinh nghiệm. Thứ nhất: Để có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và giảm thời gian thông qua các chính sách, Chính phủ có thể đưa ra các kịch bản khác nhau của nền kinh tế và có các giải pháp cho từng kịch bản nhất định trình quốc hội ngay khi có các biến động của các yếu tố khách quan. Ví như trong khủng hoảng lần này, khi mà sự biến động về kinh tế cũng như mối liên hệ giữa các quốc gia trở nên khăng khít thì việc dự báo sự tác động đến các quốc gia nào và mức độ ra so thực sự rất khó. Chính vì vậy, khi có các luồng ý kiến trái chiều nhau thì chính phủ có thể xây dựng cho kế hoạch cho các biến cố có thể xảy ra đó nhằm ứng phó một cách kịp thời hơn và tốt hơn. Thứ hai, khi thiết kế kê hoạch kích cầu, chính phủ cần xây dựng bộ dữ liệu để có thể dựa vào đó mà tiến hành phân tích định lượng tác động của chính sách vào nền kinh tế. Thứ ba, khi chưa có dữ liệu cho Việt Nam, có thể vận dụng kinh nghiệm các nước: kích cầu vào những khu vực tạo nhiều việc làm cho người lao động như kích cầu vào nông thôn, vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, vào khu vực có hệ số lan toả cao hoặc có mối liên kết ngành rộng; kích cầu vào người có thu nhập thấp. Khi nền kinh tế suy thoái, nhóm đối tượng bị tác động nhiều nhất chính là những người dễ bị tổn thương nhất: những người nghèo, người lao động bị thất nghiệp. Hỗ trợ tăng chi tiêu của nhóm bị tác động nhiều nhất của suy thoái kinh tế là một lựa chọn đúng vì đây là nhóm có khuynh hướng tiêu dùng biên cao nhất; kích cầu vào giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những dự án có thể giải ngân ngay và sử dụng nguồn lực trong nước. Những dự án giáo dục như vậy vừa đảm bảo những yêu cầu của chính sách kích cầu vừa đảm bảo có sự tác dụng lâu dài và lan toả mạnh. Những dự án giáo dục có tác dụng tốt nhất khi tác động vào các đối tượng đang có nhu cầu cao cho giáo dục nhưng thu nhập thấp chưa được đáp ứng như người nghèo, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn; ngoài việc khuyến khích tiêu dùng hàng nội, chính phủ nên đánh thuế cao thay vì cấm nhập khẩu để tạo nguồn thu, không nên giảm thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu như đã giảm cho linh kiện ô tô…vì có thể khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng hàng ngoại, không tạo ra hiệu ứng kích cầu. Chương IV: Kinh nghiệm kích cầu Trung Quốc. Gói kích cầu của Trung Quốc . Cơ cấu gói kích cầu gần 586 tỷ USD (4000 tỷ NDT) của Trung quốc Theo Tân Hoa Xã, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua gói kích thích kinh tế giá trị khoảng 586 tỷ USD (4000 tỷ nhân dân tệ) vào ngày 9/11, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của quốc gia này. Cơ cấu của gói kích cầu như sau: 280 tỉ cho xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp, cải tạo nhà ổ chuột, công trình định cư cho dân du mục, thí điểm cải tạo nhà xuống cấp nguy hiểm ở nông thôn. 370 tỉ cho các công trình khí sinh học, nước uống và đường sá ở nông thôn; lưới điện nông thôn; thuỷ lợi; xoá đói giảm nghèo. 1.800 tỉ cho đường sắt, đường bộ, sân bay, lưới điện (chính phủ chỉ đầu tư "mồi" như nêu trên). 40 tỉ cho y tế-văn hoá, giáo dục: mạng lưới y tế cơ sở, ký túc xá trường học ở nông thôn, miền Trung, miền Tây 350 tỉ cho môi trường sinh thái (xử lý rác và nước thải, rừng phòng hộ) 160 tỉ cho đầu tư điều chỉnh cơ cấu, tự chủ đổi mới (hỗ trợ công nghệ cao, phòng thí nghiệm, Internet, công nghệ mới). 1.000 tỉ cho tái thiết sau thiên tai (chủ yếu cho vùng chịu động đất ở Tứ Xuyên). Nâng cao thu nhập dân cư nông thôn và thành phố (trợ cấp nông cụ, hạt giống, trợ cấp vốn; tăng mức hưởng bảo hiểm xã hội cho những người có thu nhập thấp ở nông thôn và thành thị). Cải cách toàn diện hệ thống thuế (giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp cỡ 120 tỉ). Tăng cường hỗ trợ tài chính cho tăng trưởng kinh tế (chính sách lãi suất, kích tín dụng, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là ở nông thôn). Tình hình triển khai, thực hiện gói kích cầu của Chính phủ Trung Quốc. Kích cầu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là tăng cường hỗ trợ tài chính cho tăng trưởng kinh tế trong đó cắt giảm thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Trong số 4,3 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa sở hữu tư nhân thì có tới 95% hoạt động xuất khẩu, đóng góp gần 60% tổng sản phẩm quốc nội; 50% nguồn thu từ thuế, 68% xuất khẩu và 75% công việc mới mối năm. Nhưng trước khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong nửa đầu năm 2008 đã có 67.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, làm cho hàng chục triệu người lao động thất nghiệp (theo Cục thống kê Trung Quốc). Vì vậy các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì và đẩy mạnh sản xuất sẽ góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục triệu người dân. Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong lần khủng hoảng vừa qua và chính phủ cũng có những chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp này nhưng vẫn còn vướng mắc trong khâu tiếp cận. Cách giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Mối lo lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là phát triển bền vững để tạo việc làm cho hơn 24 triệu lao động mới và 12 đến 14 triệu lao động chuyển từ lao động nông thôn qua nông nghiệp. Tình hình kinh tế khó khăn với 67 nghìn DN rơi vào phá sản trong 6 tháng đầu năm 2008 đặt ra thách thức cho Trung Quốc trong vấn đề việc làm và bài toán lao động, đặc biệt là lao động từ nông thôn ra thành thị. Những bất ổn xã hội phát sinh từ khủng hoảng cũng đang bùng phát ở Trung Quốc với hàng loạt các cuộc đình công, bãi thị, biểu tình đông đảo. Để giải quyết việc làm, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đề ra chính sách việc làm tích cực hơn với các phương án phòng ngừa thất nghiệp: Một là, cho doanh nghiệp Nhà nước không cắt giảm nhân công, bao gồm cả chấp nhận giảm lương nhưng không giảm nhân công. Hai là, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để hỗ trợ hai nhóm đối tượng có nguy cơ thất nghiệp cao nhất là nông dân từ nông thôn ra thành thị làm công việc đơn giản và sinh viên mới tốt nghiệp. Nhờ tăng trưởng cao liên tục trong vòng 5 năm, quỹ bảo hiểm xã hội của Trung Quốc đã có khoản ngân sách tương đối lớn. Trong 3 năm, Chính phủ sẽ dùng quỹ để đầu tư đào tạo và bồi dưỡng cho hai nhóm đối tượng này. Với người nông dân ra thành thị, chỉ cần họ mong muốn và sẵn sàng tham gia thì sẽ được đào tạo nghề, từ đó tìm việc làm, tăng thu nhập. Nhu cầu đội ngũ lao động kỹ thuật cao của Trung Quốc rất lớn. Trong khó khăn kinh tế, nước này sẽ tập trung chuẩn bị lực lượng đáp ứng nhu cầu đó. Nông dân tham gia các khóa đào tạo được miễn học phí và có khoản trợ cấp sinh hoạt nhất định. Việc này được tiến hành song song với đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng trên cơ sở điều tra thị trường lao động của Trung Quốc. Lao động sau đào tạo sẽ được phân bổ về các đơn vị có nhu cầu. Ba là, có chính sách tăng tính tự chủ, sáng tạo của đối tượng có nguy cơ thất nghiệp. Sinh viên mới tốt nghiệp muốn kinh doanh, mở DN sẽ được hỗ trợ về thuế, chính sách và cơ chế tiếp cận vốn ngân hàng... Trung Quốc hy vọng với chính sách này, sau 3 năm, nước này sẽ tạo được lớp DN vừa và nhỏ mới, nhất là ở khu vực nông thôn và khu vực người trẻ. Và giải pháp quan trọng để an sinh xã hội ở Trung Quốc đang thực hiện là nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn và thành phố như: Trợ cấp nông cụ, trợ cấp vốn, hạt giống, tăng mức hưởng bảo hiểm xã hội cho những người có thu nhập thấp ở đô thị và nông thôn. Kích cầu bằng việc đầu tư nhằm tái cơ cấu kinh tế. Đó là đầu tư cho các công trình khí sinh học, nước uống, đường xá lưới điện; tỷ cho đường sắt, đường bộ, lưới điện, sân bay; cho môi trường sinh thái; đổi mới và hỗ trợ công nghệ cao, phòng thí nghiệm, internet. Về cơ cấu ngành, hiện nay, Trung Quốc đang phát triển nghiêng về các ngành CN, ngành tiêu hao năng lượng lớn. Xu hướng của nước này là hướng tới các ngành công nghệ cao, ít tiêu hao năng lượng và ngành dịch vụ. Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sẽ dần cải thiện về cơ cấu sản phẩm, từ các sản phẩm giá trị gia tăng thấp, tiêu hao năng lượng, ô nhiễm môi trường sẽ chuyển sang các sản phẩm công nghệ cao. Không chỉ tìm thị trường khó, bản thân việc tìm nơi sản xuất cho dạng sản phẩm này cũng không đơn giản. Ngoài ra, cách thức thự hiện gói kích cầu của Trung Quốc đã góp phần cho sự thành công của nước này. Đó là cách làm bài bản, quyết liệt: Để đảm bảo khoản đầu tư sử dụng đúng mục đích, Trung Quốc đã thành lập 24 tổ kiểm tra. Các tổ kiểm tra giám sát này có sự tham gia của nhiều cơ quan: Uỷ ban cải cách, các Bộ ngành. Tổ này sẽ đến từng địa phương, từng công trình đầu tư thực tế, kiểm tra tiến độ, đảm bảo không đầu tư lãng phí, tham nhũng và kém hiệu quả. Đặc biệt, Trung Quốc cũng đã xây dựng được hệ thống chống tham nhũng nhiều tầng, bậc. Ngoài hệ thống chống tham nhũng theo cơ quan nhà nước còn huy động được các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia chống tham nhũng. Các đơn tố cáo, phát hiện tham nhũng sẽ đăng tải trực tiếp trên các trang thông tin điện tử và tiến độ xử lý các vụ việc đó cũng được cập nhật đầy đủ. Kinh nghiệm cho thấy đây là cách làm hiệu quả. Kinh nghiệm cho Việt Nam. Việt Nam và Trung quốc có nhiều điểm tương đồng trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hoá đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa nhất là trong quá trình hội nhập thế giới. Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia đang phát triển, lực lượng kinh tế, trình độ văn hoá,… Hai nước đều vừa trải qua thời kỳ thực hiện kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quá trình cải cách thể chế kinh tế theo hướng kinh tế thị trường mới bắt đầu; hai nước đều vừa thời đóng của tương đối về kinh tế do vậy khi mở cửa cũng gặp những khó khăn có những nét khá tương đồng. Đăc biệt, khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua đều tác động mạnh lên cả hai nền kinh tế hai nước thông qua suy giảm về xuất khẩu, suy giảm đầu tư nước ngoài. Nhưng nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng này, họ đã biến thử thách trở thành cơ hội để vươn lên và một trong những điều làm nên thành công đó có thể nói đến gói kích thích kinh tế của Chính phủ nước này. Do vậy, những kinh nghiệm kích cầu của Trung Quốc rất có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình mỗi nước một khác chúng ta không thể “rập khuôn” mà cần có sự chọn lọc và biến đổi để phù hợp với kinh tế Việt Nam. Qua phân tích,tìm hiểu Việt Nam có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: Thứ nhất, sử dụng gói kích cầu để ứng phó với khủng hoảng theo hướng tạo tiền đề để cải tổ toàn diện nền kinh tế; đổi mới cơ cấu và công nghệ, tăng năng suất lao động; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục. Thứ hai, tăng cường đầu tư vào nông thôn, hỗ trợ cho nông dân, có những giải pháp cụ thể giúp đỡ người nghèo để vừa tạo ra hiệu ứng kích cầu lớn vừa đảm bảo an sinh xã hội. Thứ ba, không ưu ái cho các doanh nghiệp mà phải nhắm vào các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp do khủng hoảng và có thể tạo ra nghiều việc làm cho xã hội như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các khoản đầu tư của Chính phủ được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Kết luận. Kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, khi kinh tế thế giới khủng hoảng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến kinh tế Việt Nam nhưng chính cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới lại cũng tạo ra những điều kiện, áp lực và những cơ hội mà nếu Việt Nam nhanh nhạy nắm bắt, vận dụng thì vẫn có thể đẩy nhanh được sự phát triển. Nghĩa là, trong thách thức vẫn có những cơ hội cho phát triển. Chính vì vậy, chúng ta không nên chỉ nhìn khủng hoảng thế giới như một thách thức mà cần phải tỉnh táo để nhận diện những cơ hội tiềm ẩn trong đó thì mới có thể vươn lên được. Tài Liệu tham khảo. Chính sách kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam – các tác giả: Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đức Nhật, Nguyễn Đình Chúc. Tạp chí ngân hàng. Tạp chí kinh tế Việt Nam & thế giới. Các văn Bản pháp luật và các báo cáo chính phủ. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26853.doc
Tài liệu liên quan