Đề tài Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Matexim

Quá trình sản xuất là quá trình tác độngvà phối hợp của các yếu tố sản xuất ( công cụ lao động, đối tượng lao động, sức lao động,.) để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, nhằm thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội. Quản lý tốt quá trình sản xuất đó là sử dụng hợp lý nhất các yếu tố sản xuất, mà trong đó sử dụng hợp lý sức lao động là một vấn đề khá phức tạp trong các doanh nghiệp. Cũng như các yếu tố khác sức lao động phải được định mức và được sử dụng một cách có hiệu quả. Định mức lao động là quá trình xác định mức lao động, là việc định mức hao phí cần thiết cho việc chế tạo một sản phẩm hoặc một công việc cụ thể, nhất định. Mức lao động là lượng lao động lớn nhất được qui định để chế tạo ra một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩ và chất lượng trong các điều kiện tổ chức kỹ thuật- tâm sinh lý- kinh tế và xã hội nhất định. Mức hao phí lao động này luôn luôn phụ thuộc vào các điều kiện mà trong đó người ta tiến hành sản xuất, chính vì vậy khi các điều kiện biến động thì mức lao động thường xuyên được xem xét lại, thay đổi và hoàn thiện phù hợp với điều kiện mới

doc63 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Matexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, sản phẩm đặc thù, sản phẩm do Nhà nước định giá trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn giá tiền lương do quy định nhà nước. Các sản phẩm còn lại đơn giá tiền lương do doanh nghiệp quyết định nhưng phải theo hướng dẫn thống nhất và đăng ký với cơ quan nhà nước. Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở định mức lao động và tiền lương của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng không tính vào đơn giá tiền lương. Khi có sự thay đổi về định mức lao động tiền lương thì đơn giá tiền lương được xác định lại. Nhà nước không hỗ trợ ngân sách cho các doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương mới. Việc trả lương phải theo kết quả sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với nhà nước không được thấp hơn mức quy định hiện hành (kể cả thuế lợi tức) nộp bảo hiểm xã hội theo quy định. Đơn giá tiền lương hàng năm của doanh nghiệp phải xây dựng và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt vào quý I năm kế hoạch. Những đơn vị doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chưa xây dựng định mức lao động, chưa thực hiện chỉ được quyết toán theo tổng số lao động thực tế sử dụng với hệ số mức lương bình quân do cơ quan quản lý quyết định theo mức lương tối thiểu 290.000 đ/ tháng. Căn cứ vào đơn giá tiền lương được duyệt giám đốc doanh nghiệp giao đơn giá cho các doanh nghiệp thành viên. Các Cục quản lý ngành căn cứ vào phân cấp của Bộ sau khi tổng hợp được giá tiền lương của các đơn vị trình Bộ thẩm định giao cho các đơn vị trực thuộc và báo cáo kết quả về Bộ. Từ đó các doanh nghiệp căn cứ vào đơn giá tiền lương được duyệt xây dựng quy chế trả lương, quy chế phân phối thu nhập. Quy chế này phải được thông qua tổ chức công đoàn để tham gia và phổ biến tới từng người lao động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền giao đơn giá tiền lương. Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động phải phản ánh đầy đủ vào sổ lương của doanh nghiệp. Phần II : Phân tích tình hình tiền lương ở Công ty matexim I. giới thiệu tổng quan về xí nghiệp: 1. Lịch sử hình thành và phát triển: 1.1. Giới thiệu Công ty: Tên giao dịch trong nước: Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Tên giao dịch quốc tế: Material and Complete Equipment Export – Import Corporation Địa chỉ: Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – Hà Nội Điện thoại: 04-8361691 Fax: 04-7564416 E-mail: matexim@hn.vnn.vn Website: Lịch sử hình thành Công ty vật tư thiết bị toàn bộ được thành lập theo quyết định số 14 cklktc2 ngày 17/9/1969 của Bộ cơ khí luyện kim (cũ). Công ty được thành lập bao gồm các thành viên sau: Tổng kho I (Hà Nội) Tổng kho II (Hải Phòng) Tổng kho III (Bắc Thái) Xí nghiệp vận tải (Vĩnh Phú) Xí nghiệp vật liệu I (Vĩnh Phú) Xí nghiệp vật liệu toàn bộ (Hà Nội) Ban tiếp nhận I (Hà Nội) Trạm sữa chữa xe máy ( Vĩnh Phú) Xưởng cơ khí (Hà Nội) Đến năm 1978, XN vật tư Hà Nội được quyết định tách Công ty, tổ chức thành Công ty thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim; XN vật liệu I (Vĩnh Phú) được Bộ cơ khí luyện kim chuyển giao cho Sở Công nghiệp Hà Nội để thành lập XN vật tư Hà Nội. Ngày 12/01/1979, Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính Phủ) ra quyết định 14- CP hợp nhất Công ty Vật tư và Công ty Thiết bị làm một, lấy tên là Công ty vật tư thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim (Và tên Công ty vật tư thiết bị toàn bộ được gọi chính thức từ đây trở về sau). Cũng trong năm 1979 Bộ cơ khí luyện kim quyết định thành lập Tổng kho IV trực thuộc công ty (Đóng ở Phú Xuyên – Hà Tây). Đến đầu những năm 1980 Bộ cơ khí luyện kim có quyết định: Thành lập trung tâm dịch vụ vật tư kỹ thuật cơ khí ( Đắc Lắc). Đổi tên Tổng kho II (Hải Phòng) thành XN giao nhận vật tư. Năm 1993 thực hiện quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà Nước- ban hành kèm theo Nghị Định số 338-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Matexim được thành lập lại theo quyết định số 214QĐ-TCNSĐT ngày 5/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, bao gồm các đơn vị thành viên sau: Tổng kho I (Hà Nội) Chi nhánh Vật tư Thái Nguyên (Tổng kho III cũ) Chi nhánh Vật tư Hải Phòng (XN giao nhận vật tư cũ) Xí nghiệp Vật tư vận tải (XN vận tải cũ) Chi nhánh Vật tư Miền Trung Xí nghiệp Vật tư Hà Nội Chi nhánh Vật tư Miền Nam Chi nhánh Vật tư Tây Nguyên (Trung tâm dịch vụ vật tư kĩ thuật cơ khí cũ) Đến năm 1996, Bộ Công nghiệp quyết định chuyển Công ty vào là thành viên của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM). Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với cơ chế thị trường Công ty đã sắp xếp tổ chức mạng lưới các thành viên như sau: Chi nhánh Vật tư Miền Nam (TP.HCM) Chi nhánh Vật tư Tây Nguyên (TP.Buôn Matexim Thuột) Chi nhánh Vật tư thiết bị Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng) Chi nhánh Vật tư Nam Hà Nội (Hà Tây) Chi nhánh Vật tư Hải Phòng (TP. Hải Phòng) Chi nhánh Vật tư Thái Nguyên (Thái Nguyên) Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ (Hà Nội). Xí nghiệp kinh doanh xe và phụ tùng (Trước đây là cửa hàng bán xe và dịch vụ do HonDa Việt Nam uỷ nhiệm) Nhiệm vụ chính của các thành viên là kinh doanh các mặt hàng Công ty được phép làm.Và tuỳ tình hình thực tế, ở mỗi đơn vị có đặc thù riêng mà Công ty giao thêm nhiệm vụ khác cho phù hợp. Quá trình phát triển Lúc mới thành lập vào năm 1969, Công ty vật tư thiết bị toàn bộ là một đơn vị hậu cần của Bộ cơ khí và luyện kim, có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận hàng hoá và cấp phát hàng theo lệnh của cấp trên; tổ chức thu mua, gia công chế biến và vận chuyển hàng đến đơn vị phục vụ sản xuất trong nghành. Khi đất nước thống nhất vào năm 1975 Công ty có thêm hai thành viên trực thuộc: Chi nhánh vật tư Miền Nam (TP.HCM) Ban tiếp nhận III (Đà Nẵng) Như vậy các đơn vị trực thuộc của Công ty đã có mặt ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Đến năm 1979, Công ty được Bộ cơ khí luyện kim giao thêm trọng trách tổ chức thu mua tiếp nhận, gia công, khai thác, chế biến, vận tải phục vụ các đơn vị của Bộ; cung cấp thiết bị toàn bộ, các loại vật tư chuyên dùng-chuyên nghành và thông dụng; tổ chức tiêu thụ các sản phẩm, kể cả các thiết bị toàn bộ do các đơn vị của Bộ sản xuất, các thiết bị tồn kho và các vật tư chậm luân chuyển. Năm 1991, Công ty được Bộ Công nghiệp nặng giao thêm nhiệm vụ Xuất Nhập khẩu trực tiếp với các Hãng, Doanh nghiệp nước ngoài (Tên giao dịch quốc tế: Material and Complete Equipment export-Import Corporation. Tên viết tắt: Matexim). Và cùng với những thắng lợi thành tựu to lớn của đất nước khi vào giai đoạn đổi mới, Matexim ngày càng phát triển vững chắc. Matexim hướng tới chiến lược phát triển đa lĩnh vực: Xuất Nhập khẩu, sản xuất, vận tải, đại lý, dịch vụ trên cơ sở củng cố và phát triển mặt hàng kinh doanh chính là vật tư thiết bị, dây chuyền sản xuất. Cụ thể: - Kinh doanh Xuất Nhập khẩu: Vật liệu, thiết bị Công nghiệp, thiết bị xây dựng, trang thiết bị nội thất, thiết bị máy móc văn phòng, hàng tiêu dùng, các sản phẩm công nghiệp... - Sản xuất: Gang đúc, thép cán, thép thỏi, gạch nung, các sản phẩm tiêu dùng, bao bì nhựa, bao bì giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ Xuất khẩu; sản xuất nan chiếu trúc, mành trúc cho thị trường trong nước và Xuất khẩu. - Vận tải hàng hoá đường thuỷ và đường bộ - Đại lý mua bán, ký gửi, kinh doanh xăng dầu - Dịch vụ: Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, vận chuyển giao nhận hàng hoá. - Thu mua sắt thép phế liệu Bắt đầu hoạt động Xuất Nhập khẩu chỉ với 3 thị trường nước ngoài vào năm 1991 là Nga, Trung Quốc và Thái Lan. Đến năm 2001, tức sau 10 năm trưởng thành, Matexim đã mở rộng thị trường tới 19 nước ngoài ở Châu á, Châu Âu, cả Nam Mỹ và Châu úc. Và thị trường trọng điểm, truyền thống là Châu á. Ngày 27/8/1991 Công ty nhận được tổng số vốn là 17.874.000.000 đồng (làm tròn). Sau 10 năm hoạt động sản xuất - Kinh doanh, tính đến 31/12/2001 tổng số vốn của Matexim đã lên đến 239.387.000.000 đồng (làm tròn), tăng gấp 13 lần so với năm 1991. Là thành viên của Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) - Bộ Công nghiệp, Công ty đã phát triển liên doanh liên kết với các đơn vị thành viên khác trên nguyên tắc hợp tác, hỗ trợ và cùng có lợi trong các hoạt động như tiêu thụ, thu mua, thanh toán trả chậm. Có quy mô khá lớn với 10 đơn vị trực thuộc, Công ty nhiều khi còn cung cấp nhiều hàng hoá cho các Công ty nhỏ khác. Hơn nữa, với một lượng vốn lớn nên Công ty có thể cho phép một số đối tác có thể trả chậm trong một thời gian thoả thuận nên hiện nay Công ty đang có một vị thế và uy tín khá lớn trên thị trường, có nhiều Doanh nghiệp hợp tác làm ăn. Do có khả năng Xuất khẩu trực tiếp và có điều kiện tổ chức thực hiện Xuất Nhập khẩu, Công ty đã thực hiện dịch vụ uỷ thác trong kinh doanh theo yêu cầu của các Doanh nghiệp trong nước có hiệu quả, từ quan hệ liên kết kinh doanh hay uỷ thác mà Công ty đã mở rộng được nguồn cung ứng cũng như thị trường tiêu thụ. Bên cạnh việc cung ứng vật tư Matexim còn hợp tác với VEAM trong việc tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất. Ngoài những cửa hàng và điểm bán hàng đã có, năm 2001 Công ty đã đầu tư xây dựng một Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm của VEAM tại Buôn Mê Thuột và một cửa hàng tại thị xã Ninh Bình mới đưa vào hoạt động. Ngoài ra Công ty còn đầu tư một đội xe ôtô Hyundai Matexim chất lượng phục vụ cho việc vận chuyển sản phẩm của VEAM từ các nhà máy đến cửa hàng. Công ty còn tham gia liên doanh liên kết với các Công ty cổ phần hoạt động ở các lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán. Hiện nay, Công ty là: - Hội viên của phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Thành viên sáng lập Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO (Công ty này hiện đang đặt văn phòng tại Matexim) - Thành viên sáng lập Công ty TNHH chứng khoán Việt – Nhật - Thành viên hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS). 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty: * Chức năng: - Là Công ty thuộc Bộ Công nghiệp có nhiệm vụ Xuất, nhập khẩu nên hoạt động chính của Công ty là Xuất khẩu. - Mặt hàng Xuất khẩu bao gồm: Thiếc và các loại khoáng sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, cao su thiên nhiên SVR-3L, mì ăn liền, dầu chiên AS10, thực phẩm chế biến, gạo, hạt tiêu đen, dầu shortning. - Mặt hàng nhập khẩu bao gồm: - Vật tư, phụ tùng, máy móc, dây chuyền đồng bộ cho ngành công nghiệp, ngành xây dựng, giao thông vận tải. - Thép Bilet để sản xuất thép - Gang thỏi - Các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ, thép chế tạo, thép tấm, thép cuộn, các loại thép chuyên dùng khác; kim loại màu: nhôm, đồng, chì, kẽm. - Fero các loại: Fe-Si, Fe-Mn, Fe-Cr - Than điện cực, gạch chịu lửa. - Các loại vòng bi, dây curoa. - Thiết bị phụ tùng chiếu sáng. - Thiết bị văn phòng, trang trí nội thất. Là thành viên của Tổng Công ty máyđộng lực và máy nông nghiệp ( VEAM)- Bộ Công nghiệp, Matexim đảm nhận nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất thông qua các chi nhánh, cửa hàng, đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của VEAM tại các tỉnh thành phố - đó là các sản phẩm máy động lực, máy nông nghiệp. Matexim còn là đại lý tại Việt Nam của những mặt hàng sau: - Đại lý độc quyền cho tập đoàn SUDMO của Cộng hoà liên bang Đức về thiết bị phụ tùng và dây chuyền công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, sữa, chế biến hoa quả. - Đại lý bán các loại xe của hãng Logitrans - Đan Mạch - Đại lý bán và vận chuyển xe máy cho Công ty Honda – Việt Nam. * Nhiệm vụ : Nghiên cứu, xác định nhu cầu của thị trường về sản phẩm,trên cơ sở đó tính toán với khả năng của Công ty, tinh hình hoạt động của các Công ty cạnh tranh để xây dựng nhiệm vụ kế hoạch và tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả, từ đó thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng, tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế, quản lý Xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. 2. Qui trình sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý: 2.1. Qui trình sản xuất kinh doanh: * Hoạt động Xuất khẩu: Hiện tại Công ty đang sử dụng phương thức Xuất khẩu trực tiếp và Xuất khẩu uỷ thác. * Hoạt động Nhập khẩu: - Là thế mạnh, là hoạt động chính trong kinh doanh của Công ty. Các phương thức Công ty sử dụng trong Nhập khẩu là trực tiếp, uỷ thác và Nhập khẩu tái xuất. - Nếu có hợp đồng hoặc nhu cầu sử dụng hàng hoá, máy móc từ các nước khác Công ty thực hiện các qui trình sau: Mở L/C Xin giấy phép NK Nhận hàng Kiểm tra hàng Khiếu nại(nếu có) Thuê phương tiện vận chuyển Mua Bảo hiểm Làm thủ tục Hải Quan Thanh toán 2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty: Sơ đồ 1: Cơ cấu sản xuất kinh doanh cuả Công ty. Công ty Lĩnh vực Nhập khẩu Kinh doanh dịch vụ Lĩnh vực Xuất khẩu Lĩnh vực sản xuất Các chi nhánh Vật tư CNVT Thái Nguyên XN VT Vận tải Văn phòng Công ty P. kỹ thuật Kho-Vận tải P. kinh doanh XNK P. kinh doanh Thiết bị 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Công ty Matexim là Công ty của Nhà nước nên bộ máy quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ. Với cơ chế quản lý một thủ trưởng theo mô hình trực tuyến. Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của Công ty Ban Giám đốc Ban kiểm toán nội bộ Văn phòng Công ty Phòng tổ chức lao động Phòng kỹ thuật kho và vận tải Phòng kinh doanh thiết bị Phòng kinh doanh XNK Tổng kho Hà Nội * Giám đốc: Là người quản lý cao nhất, toàn quyền quyết định mọi hoạt động Công ty trên cơ sở chỉ tiêu Kế hoạch của Công ty và cấp trên. Giám đốc đại diện cho Công ty trong các hoạt động sản xuất – kinh doanh. * Phó Giám đốc: Matexim có 1 P.GĐ có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành công tác theo phân công uỷ quyền của GĐ, chịu trách nhiệm trước GĐ về công việc. - Song song với Ban Giám đốc là văn phòng Đảng uỷ và Công đoàn Công ty thay mặt cho việc chỉ đạo và định hướng Kinh doanh của Nhà Nước và là tiếng nói của Cán Bộ Công nhân viên toàn Công ty. Các phòng ban chức năng: Phòng Kinh doanh Xuất Nhập khẩu và kinh doanh thiết bị - Xây dựng các chỉ tiêu Kế hoạch phương án Kinh doanh cung ứng vật tư thiết bị sản xuất, xây dựng cơ bản…giúp Giám Đốc Công ty điều hành thực hiện. - Ký kết hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước. - Quản lý vật tư hàng hoá trong quá trình Kinh doanh. - Khảo sát nghiên cứu thị trường, đặc biệt thị trường sản phẩm nghành Công nghiệp. - Tổng hợp phân tích các chỉ tiêu yếu tố sản xuất kinh doanh theo quý, năm giúp Giám đốc chỉ đạo kịp thời hoạt động Công ty. - Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ, năng lực quản lý cho đội ngũ làm công tác kinh doanh Xuất Nhập khẩu từ Công ty đến các đơn vị thành viên. Phòng tài chính kế toán - Đơn vị nghiệp vụ giúp Giám đốc thống nhất quản lý công tác tài chính, giá cả, kế toán thống kê của Công ty. - Lập Kế hoạch tài chính đi đôi với Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tổng hợp dự toán thu chi ngân sách của Công ty, làm thủ tục về vốn, kinh phí theo mức duyệt cho các đơn vị trực thuộc Công ty; bảo đảm vốn kịp thời phục vụ kinh doanh Xuất Nhập khẩu, sản xuất –dịch vụ và các hoạt động khác (lương, thưởng, hoạt động văn phòng) của Công ty. - Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện tài chính, nghĩa vụ thu nộp của các đơn vị; đề xuất Giám đốc Công ty các biện pháp hoàn vốn giữa các đơn vị theo chế độ quy định của Công ty. - Tổng hợp hoạt động tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế trong kinh doanh giúp Giám đốc chỉ đạo kịp thời; thực hiện chế độ báo cáo tài chính. Phòng tổ chức lao động - Đơn vị nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý Cán bộ Công nhân viên theo chế độ, chính sách; xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Công ty. - Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy từ cơ quan Công ty đến các đơn vị trực thuộc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã xác định; xây dựng mối quan hệ công tác-biên chế phù hợp; giúp Giám đốc quyết định hoặc trình cấp trên quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, chuyển giao các cơ cấu tổ chức phù hợp. - Sắp xếp, đề bạt bổ nhiệm, đào tạo nhân lực; nâng bậc lương, bố trí sử dụng, điều động, khen thưởng, kỉ luật; giải quyết chế độ hưu trí, về hưu mất sức, bảo hiểm cho Cán bộ Công nhân viên toàn Công ty. - Bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của cấp trên. - Xây dựng Kế hoạch lao động tiền lương cho từng loại công việc (Kinh doanh,sản xuất, dịch vụ); quản lý các chỉ tiêu về lao động, tiền lương, tiền thưởng, bậc lương của Công ty và các đơn vị. Phòng kỹ thuật - kho - vận tải - Quản lý số lượng, thông số kỹ thuật phương tiện vận chuyển, bốc xếp trong Công ty để có Kế hoạch điều động, sữa chữa. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy trình, quy phạm kỹ thuật về vận hành, an toàn kỹ thuật xe máy. - Quản lý các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế sữa chữa theo đúng chế độ và phân cấp quản lý. - Căn cứ Kế hoạch sản xuất kinh doanh sắp xếp việc sử dụng kho bãi; cho thuê kho bãi, nhà xưởng. - Lập Kế hoạch xây dựng cơ bản và sữa chữa lớn kho tàng. - Trực tiếp chỉ đạo một số phương tiện vận tải làm dịch vụ vận chuyển xe máy cho Công ty HonDa Việt Nam. Văn phòng Công ty - Theo chỉ đạo của Giám đốc dự kiến chương trình, bố trí lịch công tác. Mặt hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng I. Kim khí (tấn) Thép 2053.26 1098 38737.12 8104 26780 Nhôm-kẽm-gang 1007.76 408 1800.96 804 1672.8 Dây kim loại 84.84 101 1004.04 2231.2 430.44 Các kim khí khác 55.92 116.5 1759.59 1323 2,66 II. Thiết bị (Bộ, cái) 0 Lò điện trung tần 51 685.5 29 345 46 Xe vận tải 93 781 279 1818 126 Máy công cụ 145 758 402 1258 60 Thiết bị sản xuất 27 1471 28 628 67 Thiết bị khác 593 898.5 III. Mặt hàng khác 348.5 831 Cộng: 6361 18214 - Quản lý công tác pháp chế, văn thư, lưu trữ, thông tin, liên lạc - Quản lý chế độ làm việc; bảo vệ an ninh trật tự cơ quan, tài sản, phương tiện làm việc, xe cộ. - Quản lý công tác lễ tân: Tổ chức các hội nghị Công ty, chuẩn bị cho cán bộ phòng ban đi công tác, tổ chức tham quan, thường trực giải quyết các yêu cầu đột xuất của Công ty. 2.4. Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các mặt hàng: Bảng 1: Kết quả tiêu thụ một số mặt hàng của Công ty năm 2000, 2001, 2002 (Nguồn: phòng tài chính công ty) Mọi khía cạnh phân tích đều liên quan đến nhà quản lí Công ty, quyết định đến sự hình thành vốn kinh doanh ban đầu cũng như nguồn vốn huy động. 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính là nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Tình hình tài chính tốt hay xấu có tác động thúc đẩy hay kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể nói mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính và giúp cho nhà quản lí ra quyết định, lựa chọn phương án tối ưu, đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của Công ty. Thông qua các số liệu ở bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 - 2002. Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu mã số Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch % Tổng doanh thu 01 557.544.631.959 799.695.067.256 242.150.435.297 43,43 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 76.530.997.766 90.704.005.579 14.173.007.813 18,5 Các khoản giảm trừ(03=05+06+07) 03 2.881.182 2.881.182 Chiết khấu 04 Giảm giá 05 Giá trị hàng bán bị trả lại 06 2.881.182 2.881.182 Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 07 1. Doanh thu thuần(10=01-03) 10 557.544.631.959 799.692.186.074 242.147.554.115 43,4 2. Giá vốn hàng bán 11 527.729.781.131 757.776.913.302 230.047.132.171 43,5 3. Lợi nhuận gộp(20=10-11) 20 29.814.850.828 41.915.272.772 12.100.421.944 40,5 4. Chi phí bán hàng 21 16.154.809.828 21.810.302.803 5.655.492.985 35 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 6.670.740.258 10.044.596.195 3.373.855.937 50.5 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30=20-(21+22) 30 6.989.300.751 10.060.373.774 3.071.073.023 43,94 7. Thu nhập hoạt động tài chính 31 1.294.423.465 6.186.878.787 4.892.455.322 378 8. Chi phí hoạt động tài chính 32 7.534.825.271 17.545.442.682 10.010.617.411 132,86 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (40=31-32) 40 (6.240.401.806) (11.358.563.895) (5.118.162.089) (8,2) 10. Các khoản thu nhập bất thường 41 426.014.591 2.146.761.271 (1.720.746.680) (40,39) 11. Chi phí bất thường 42 208.161.287 120.948.356 (187.212.931) (89,94) 12. Lợi nhuận bất thường(50=41-42) 50 217.853.304 2.025.812.915 1.807.959.611 829,9 13.Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 966.752.249 727.622.794 (239.129.455) (24,74) 14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 277.680.720 201.159.294 (76.521.426) 27,56 15. Lợi nhuận sau thuế(80=60-70) 80 689.071.529 526.463.500 (162.608.029) (23,6) Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sau: - Tổng doanh thu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 43,43%. Tương ứng với số tiền là 242.150.435.297đ - Doanh thu thuần tăng 43,4% - Giá vốn hàng bán tăng 43,5% so với năm 2001, tương ứng với số tiền là: 230.047.132.171đ - Xét về tỷ trọng giá vốn đối với doanh thu của từng năm: 527.729.781.131 Năm 2001= x 100 = 91,37% 577.544.631.954 757.776.913.302 Năm 2002= x 100 = 94,76% 799.695.067.256 Như vậy giá vốn năm 2002 so với năm 2001 tăng 3,39% xét về giá thành sản xuất thì năm 2002 chi phí tăng 3,39% Các kết quả về các khoản chi tiêu đều tăng chứng tỏ hoạt động tổ chức về chi phí của Công ty thực sự chưa tốt. Tuy nhiên doanh thu năm 2002 lại tăng hơn năm 2001. Qua kết quả trên, xét về phương diện tổng quát thì Công ty hoạt động tương đối tốt. Tuy nhiên so với năm trước thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng giảm đi. Nguyên nhân là do ngày càng nhiều các doanh nghiệp khác nhảy vào kinh doanh cùng lĩnh vực làm cho thị phần của Công ty ngày càng giảm. Vì thế Công ty cần có những chính sách thích hợp để đẩy mạnh tốc độ phát triển, giảm chi phí để hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng đi lên. II. Phân tích tình hình trả lương tại Công ty Matexim 1. Tình hình lao động của Công ty. Ngày nay, quan điểm xem xét con người là một nguồn lực quí giá đã được mọi người công nhận trên phạm vi toàn thế giới, mặc dù hiện nay các nước phát triển đã có công nghệ hiện đại với các thiết bị và máy tính đã trở thành một phương tiện đắc lực.Nhưng con người vẫn là nhân tố quan trọng nhất và không thể thay thế được.Hay nói khác đi vai trò của nhân tố con người là quyết định nhất và không thể phủ nhận được.Thật vậy, trong mọi xã hội cũng như trong công tác tổ chức Công Ty,tập thể những người lao động hay toàn thể những nguồn lực ở tất cả các cấp vẫn là yếu tố quyết định cho sự thành công,sự thực hiện thắng lợi các mục tiêu xã hội cũng như tổ chức ở doanh nghiệp. Tình hình lao động của Công ty là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Nó đóng vai trò quyết địnhcho sự tồn tại và phát triên của Công ty ,vì vậy phải biết sử dụng triệt đểvà hợp lý nguồn lao động hiện có của mình, thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: + Số lượng lao động. + Chất lượng lao động. + Thời gian sử dụng lao động. * Cơ cấu lao đông của Công ty. Tổng số lao đông của Công ty: 402 người Nhân viên quản lý : 87 người Trong đó: Sau đại học: 4 người chiếm tỷ lệ : 1% Đại hoc : 193 người chiếm tỷ lệ: 48% Còn lại là Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp Nhân viên của Công ty đều có năng lực và trình độ ngoại ngữ , trong đó: 40 người có khả năng giao tiếp Tiếng Anh. 4 người giao tiếp được tiếng Anh - Nhật 9 người giao tiếp được tiếng Anh - Trung 2 người biết tiếng Đức Đây là thế mạnh trong việc giao dịch với thị trường nước ngoài, tìm kiếm và khai thác thông tin qua tài liệu và mạng Internet Bảng 3: Tổng hợp tình hình tổ chức - Sử dụng lao động của Công ty Tên đơn vị Năm 2002 Số lao động (người) Tỷ lệ(%) Tổng số lao động 402 100 1. Nhân viên quản lý 87 21,64 - Ban Giám đốc 2 0,5 - Các phòng ban 85 21,14 2. Nhân viên hành chính 315 78,36 Nhận xét: Lực lượng lao động của Công ty tương đối dồi dào. Nhân viên của Công ty chủ yếu là đội ngũ trẻ nên rất năng động, nhiệt tình trong công việc. Cán bộ quản lý của Công ty hầu hết đã qua đại học. Các nhân viên thuộc các phòng ban đều có trình độ, chuyên môn cao. Vì có nhiều nhân viên trẻ nên họ rất ham học hỏi, tự trau dồi kiến thức nên đây là một thế mạnh của Công ty. * Thời gian sử dụng lao động của Công ty. Trong năm 2002 Công ty thực hiện chế độ làm việc 6 ngày/tuần, làm việc theo giờ hành chính: các nhân viên làm việc 8h/ ngày. Bảng 4: Tình hình sử dụng thời gian lao động. STT Diễn giải Ngày công 1 Tổng số ngày theo lịch 365 2 Tổng số ngày lễ và chủ nhật 60 3 Tổng số ngày công theo chế độ 305 4 Tổng số ngày công vắng mặt 41 5 Số ngày lao động bình quân 402 6 Số ngày lao động của 1 người/năm 264 2. Các chỉ tiêu xây dựng đơn giá tiền lương và xác định quỹ lương kế hoạch của Công ty năm 2002. Căn cứ vào thông tư số 05/2001/TT- BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý lương, thu nhập trong các Doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ Quyết định số 77/2000/NĐ- CP ngày 15/12/2000 của chính phủ quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc trong các Doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Căn cứ theo năng lực sản xuất và tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2001, đồng thời tham khảo việc trả lương cho người lao động do nhà nước ban hành. Công ty Matexim đưa ra chỉ tiêu xây dựng đơn giá tiền lương như sau: 2.1 Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh Kế hoạch doanh thu : 810.695.327.152đ Xuất nhập khẩu : 810.695.327.152đ 2.2. Định mức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình tác độngvà phối hợp của các yếu tố sản xuất ( công cụ lao động, đối tượng lao động, sức lao động,...) để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, nhằm thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội. Quản lý tốt quá trình sản xuất đó là sử dụng hợp lý nhất các yếu tố sản xuất, mà trong đó sử dụng hợp lý sức lao động là một vấn đề khá phức tạp trong các doanh nghiệp. Cũng như các yếu tố khác sức lao động phải được định mức và được sử dụng một cách có hiệu quả. Định mức lao động là quá trình xác định mức lao động, là việc định mức hao phí cần thiết cho việc chế tạo một sản phẩm hoặc một công việc cụ thể, nhất định. Mức lao động là lượng lao động lớn nhất được qui định để chế tạo ra một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩ và chất lượng trong các điều kiện tổ chức kỹ thuật- tâm sinh lý- kinh tế và xã hội nhất định. Mức hao phí lao động này luôn luôn phụ thuộc vào các điều kiện mà trong đó người ta tiến hành sản xuất, chính vì vậy khi các điều kiện biến động thì mức lao động thường xuyên được xem xét lại, thay đổi và hoàn thiện phù hợp với điều kiện mới. 2.3. Đơn giá tiền lương. * Hệ số lương bình quân: Bảng 5: Bảng tính hệ số lương của Công ty. STT Số nhân viên Hệ số lương 1 5 4,10 2 10 3,82 3 12 3,54 4 18 3,48 5 27 3,23 6 51 2,98 7 23 2,74 8 67 2,5 9 97 2,26 10 54 2,02 11 38 1,78 Hệ số lương bình quân của nhân viên Công ty là : [(5 x 4,1) + (10 x 3,82) + (12 x 3,54) + (18 x 3,48) + (27 x 3,23) +(51 x 2,98) + (23 x x2,74) + (67 x 2,5) + (97 x x2,26) + (54 x 2,02) + (38 x 1,78)] /402 = 2,56 * Toàn bộ nhân viên của Công ty là lao động gián tiếp ( 402 người ). + Hệ số lương bình quân : 2.56 + Hệ số phụ cấp : 0,02 Hệ số lương và phụ cấp bình quân : 2,58 * Khung lương tối thiểu : 290.000đ * Dựa vào tình hình của Công ty và theo quyết định của Nhà nước Công ty chọn mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương là 290.000đ. * Dựa vào năng suất lao động thực tế năm 2002 Công ty đưa ra năng suất lao động kế hoạch cho năm 2003. Năng suất lao động thực tế năm 2002 được xác định dựa trên sản lượng. Sản lượng NSLĐ = Tổng số laođộng NSLĐtt2002 = 72,3 Sản lượng kế hoạch năm 2003 là 31120 NSLĐkh2003 = 80 Lđb =31120/80 = 389 người * Lmindn = Lminnn x = 290.000 x (1+1,3) = 667.000 đ Với : K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng = 0,3 K2 là hệ số đdiều chỉnh theo ngành = 1 2.4. Tổng quĩ lương kế hoạch. Để xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch dựa vào kế hoạch doanh thu VKH = Lđb x Lmindn x (Hpc + Hcb) x12 VKH = 389 x 667.000 x (0.02 + 2,56) x 12 = 8.032.974.480 đ ( 1) * Công thức để xác định đơn giá tiền lương là: VKH Đg= TKH Trong đó: Đg: Đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu. VKH : Tổng quĩ lương kế hoạch TKH : Tổng doanh thu năm kế hoạch Vì Công ty là một doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp nên sử dụng cách tính đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu. VKH 8.032.974.480 Đg= = X 1.000 = 10,3đ/1.000 đ doanh thu TKH 810.695.327.152 2.5. Quỹ tiền lương bổ xung: (VBX) - Số ngày chế độ tính bình quân: + Số ngày nghỉ lễ tết : 8 ngày + Số ngày nghỉ phép : 12 ngày + Số ngày nghỉ việc riêng : 1 ngày Năm 2003 Công ty dự định sẽ nhận thêm khoảng 30 nhân viên để cho phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty. Như vậy quĩ lương bổ sung của Công ty sẽ được tính dựa vào số lao đông dự tính này. Quĩ lương bổ sung được tính: Quĩ lương bổ sung = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương và phụ cấp bình quân x Số lao động bổ sung VBS = 290.000 x 2,56 x 30 = 22.272.000 đ ( 2 ) 2.6. Quỹ tiền lương làm thêm giờ : (Vtg) Quỹ tiền lương làm thêm giờ kế hoạch của Công ty được xác định dựa vào số ngày công làm thêm thực tế của năm 2002. Theo thông tư số 18/LĐTBXH – TT ngày 02/06/1993 của bộ lao động thương binh xã hội: Tiền lương làm thêm giờ được trả bằng 200% tiền lương làm trong tiêu chuẩn ( làm thêm chủ nhật hoặc ca 3 ). Trong năm 2002 tổng ngày công làm thêm của nhân viên Công ty là 1230 công. Quĩ làm thêm giờ kế hoạch của Công ty được xác định như sau: Vtg = Số ngày công làm thêm kế hoạch x Hệ số lương bình quân x x Lương tối thiểu x 200% VBS = 1230 x 2,58 x 290.000 x 0,2 = 184.057.200đ (3) 2.7. Tổng quỹ thiền lương chung: (Qc) Qc = (1) + (2) + (3) = 8.023.974.480 + 22.272.000 + 184.057.200 QC = 8.230.303.680đ Bảng 6: Bảng giải trình xây dựng dơn giá tiền lương theo doanh thu năm 2003 STT Chỉ tiêu đơn giá tiều lương ĐVT Kế hoạch năm 2003 I Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 810.695,327.152 2 Tổng chi( chưa có lương) Triệu đồng 11.686,327 3 Lợi nhuận Triệu đồng 526,463.500 4 Tổng các khoản nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 7.177,231.934 II Đơn giá tiền lương 1 Năng suất lao động 2 Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân được tinh trong đơn giá 3 Hệ số phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá 4 Lương tối thiểu của doanh nghiệp dược áp dụng 1.000 đồng 80 III Quĩ lương năm kế hoạch theo đơn giá tiền lương Triệu đồng 8.230,303.680 1 Đơn giá tiền lương đồng/1.000đDT 10,33 IV Quĩ tiền lương bổ sung Triệu đồng 22,272 V Quĩ tiền lương làm thêm giờ Triệu đồng 184,057.200 VI Tổng quĩ lương chung( III + IV + V) Triệu đồng 8.230,303.680 3. Phương pháp xác định quĩ lương thực hiện của Công ty. Hàng tháng Công ty căn cứ vào báo cáo thực hiện kế hoạch của các Công ty con. Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra xác nhận tổng doanh thu của các Công ty con này. Phòng tổ chức lao động kiểm tra xác nhận tổng số quĩ tiền lương mà các Công ty con thực hiện được. Tổng quĩ lương của doanh nghiệp là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên theo kết quả lao động của họ, không kể hình thức và chế độ tiền lương nào, không kể nguồn kinh phí mà theo đúng qui định của nhà nước. Tiền lương của công nhân trong Công ty bao gồm: + Tiền lương chính : là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc chính, bao gồm : tiền lương thời gian, hệ số cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.. + Tiền lương phụ : là thời gian trả cho người lao động trong thời gianlàm những công việc ngoài công việc chính như : lương nghỉ phép, lương làm thêm giờ,….. Tổng quĩ lương được chia xuống các Công ty con. ở các công ty con này bộ phận phòng kế toán sẽ thực hiện trả lương cho nhân viên theo đúng như qui định của nhà nước. 4. Các hình thức trả lương của Công ty. Công việc quan trọng tiếp theo của công tác tiền lương là phân chia tiền lương hợp lý cho CBCNV trong Công ty đã đóng góp tạo thành quả chung. Theo nguyên tắc phân phối lao động, tiền lương trả cho người lao động phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Tiền lương chỉ được tính đúng đắn khi xác định được số lượng và chất lượng lao động. Hiện nay Công ty Matexim áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Tiền lương được tính như sau: Lt = Ttt x Ln Trong đó: LT: Số tiền lương thời gian có thưởng. Ttt: Số ngày công (giờ công ) làm việc thực tế. Ln: Số lương ngày theo thời gian cấp bậc. Tiền thưởng này căn cứ vào năng suất và chất lượng lao động trong quá trình làm việc. Những người quản lý của Công ty hàng tháng sẽ nhận được phụ cấp cấp bậc. Bảng lương sau đây sẽ minh hoạ cụ thể cách tính lương này: Bảng 7: Bảng thanh toán lương cho phòng kinh doanh tháng 4/2003 ĐVT: ( đồng) Stt Họ và tên Tổng công Mức lương ngày Lương thời gian Phụ cấp khác Tổng lương 1 Nguyễn Văn Trường 22 45.873 1.009.200 58.000 1.067.200 2 Tào Thanh Mai 22 45.873 1.009.200 58.000 1.067.200 3 Ngô Quảng Yên 22 45.873 1.009.200 58.000 1.067.200 4 Nguyễn Ngọc Hùng 22 39.282 864.200 87.000 951.200 5 Phạm Đăng Tuấn 22 32.955 725.000 725.000 6 Nguyễn Anh Dũng 22 32.955 725.000 725.000 7 Trần Trung Sơn 22 29.791 655.400 655.400 8 Ngô Hồng Hạnh 22 29.791 655.400 655.400 9 Văn Đình Quần 22 26.627 585.800 585.800 10 Dương Văn Hùng 22 26.627 585.800 585.800 11 Bùi Thị Châu 22 31.900 701.800 701.800 12 Nguyễn Minh Dương 22 23.464 516.200 516.200 13 Phạm Thị Thuỳ 22 23.464 516.200 516.200 14 Nguyễn Huy Phô 22 37.041 814.900 814.900 Tổng cộng 10.373.300 261.000 10.634.900 - Cách tính: Ví dụ: Ông Nguyễn Ngọc Hùng là trưởng phòng phòng kinhh doanh xuất nhập khẩu có mức lương ngày là 39.282 đồng ngày, trong tháng tổng công là 22 ngày. Vì ông Hùng là trưởng phòng nên hàng tháng ông nhận được tiền phụ cấp chức vụ là 87.000đ. Lương tháng của ông Hùng = 39.282đ x 22 + 87.000đ = 951.200đ * Nhược điểm: - Chưa phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế của người lao động. - Mang tính bình quân chưa khuyến khích người lao động sử dụng hợp lý thời gian, khối lượng công việc hoàn thành trong ngày, do đó ngày công làm việc không có hiệu quả. - Chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đạt được trong thời gian làm việc. 5. Tiền thưởng. Tiền thưởng của Công ty là khoản trích lại từ khoản tiền lương. Tiền thưởng thực chất là khoản bổ sung cho tiền lương để quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Khi thực hiện các hình thức phân phối tiền lương, về bản chất đã phản ánh được trả lương theo lao động. Nhưng từ góc độ nào đó các hình thức và chế độ trả lương vẫn chưa được thực hiện đầy đủ nguyên tắc trả lương theo lao động. Bởi vì kết quả lao động không chỉ phản ánh đơn thuần số lượng sản phẩm, thời gian lao động hoặc chất lượng sản phẩm hay trình độ lành nghề của công nhân mà còn thể hiện ở hiệu quả lao động trong việc tiết kiệm lao động, giảm chi phí sản xuất, an toàn lao động. Vì vậy muốn quán triệt đầy đủ hơn nữa nguyên tắc phân phối theo lao động cần kết hợp chặt chẽ các hình thức và chế độ thưởng bằng cách sử dụng hình thức và chế độ thưởng khuyến khích người lao động tích cực hơn nữa, phát huy sáng kiến và nâng cao tinh thần tiét kiệm trong làm việc. Ngoài những nguyên tố bất biến như thời gian lao động, khả năng lao động cá nhân, thể lực, trí tuệ càn có những nhân tố khả biến như: sự hăng say, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong lao động. Có nghĩa là ta biết khuyến khích đúng chỗ, kịp thời để tạo ra kết quả tốt hơn. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối tốt nên công tác tiền thưởng cũng đã được phát huy, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của nhân viên. Hàng năm Công ty tổ chức xét thưởng cho những người đạt chỉ tiêu thưởng của Công ty. Điều này sẽ kích thích sự nhiệt tình , hăng say trong công việc tạo ra hiệu quả lao động cao. * Cụ thể Công ty đã ra qui chế thưởng như sau: + Loại A: gồm những nhân viên đạt loại giỏi. + Loại B: gồm những nhân viên không đạt loại giỏi nhưng đi làm từ 250 ngày/1 năm trở lên. + Loại C: Thưởng cho những người còn lại. Tuỳ từng năm phụ thuộc vào tình hình thu nhập của Công ty mà chế độ thưởng cũng khác nhau. Ví dụ như: năm 2002 nếu ai đạt loại A thì sẽ được thưởng một chuyến du lịch nước ngoài, hoặc không đi sẽ được nhận 5 triệu đồng. 6. Đánh giá nhận xét chungvề công tác phân phối tiền lương của Công ty. Trong xã hộin hiện nay, đối với các doanh nghiệp tiền lươg thực sự đã trở thành đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất và táI sản xuất sức lao động. Chính vì vậy đối với người lao động nếu nhận được tiền lương thoả đáng thì sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động, làm ổn định cuộc sống gia đình họ và có phần tích luỹ làm cho cuộc sống họ ngày càng nâng cao. Nó tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp. Người lao động ra sức thi đua làm việc để có thu nhập ngày càng cao hơn, làm việc và tự giác hơn đối với hoạt động của doang nghiệp. Qua việc phân phối tiền lương, tiền thưởng đã nêu ở trên ta thấy có một số ưu nhược điểm sau: *ưu điểm: Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công việc cũng như về mặt xã hội. Công ty đã có nhiều hợp đồng có giá trị cao, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, giảI quyết được ổn định cho hơn 400 lao động. Về việc trả lương cho người lao động, Công ty đã xây dưng dược quy chế trản lương theo thời gian dựa trên những nguyên tắc của nhà nước. * Nhược điểm: Hình thức trả lương theo thời gian cố định mang tính bình quân, chưa phân ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế, vì thế không khuyến khích người lao động sử dụng hợp lý thời gian, khối lượng công việc phải hoàn thành trong ngày do đó ngày công làm việc không có hiệu quả làm việc chiếu lệ, không quan tâm đến kết quả của người khác. Trả lương theo thời gian cố định chưa thực sự gắn thu nhập của mỗi người với kết quả mà họ đạt được trong thời gian làm việc. Hệ số lương bình quân chưa phản ánh chính xác so với công việc và vị trí mà họ đang làm. Có những hợp đồng yêu cầu nhiều thời gian làm cho nhân viên phải làm thêm giờ, thêm ngày lễ, ngày nghỉ làm cho chi phí tăng lên. Bên cạnh đó có sự cạnh tranh quết liệt của các công ty trong và ngoài nước làm cho đơn giá sản phẩm có xu hướng ngày càng giảm mạnh. * Tóm lại: Sau khi phân tích việc trả lương tại công ty bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại những nhược điểm và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp, chưa phản ánh đúng trình độ của nhân viên.Từ những nhược điểm nêu trên em đưa ra một số đề xuất ở phần sau. Phần III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Matexim. Chế độ tiền lương đối với người lao động là một chính sách quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm. Nó là một yếu tố quan trọng trong các doanh nghiệp, nó khuyến khích người lao động tích cực sản xuất , giúp người lao động đảm bảo được cuộc sống gia đình và tái sản xuất sức lao động, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động góp phần thành công trong sản xuất kinh đoanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu hoàn thiện công tác trả lương trên cơ sở phân tích những mặt tồn tại trong qui chế của doanh nghiệp đang hiện hình. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, chú ý đến các điều kiện làm việc, đảm bảo công bằng trong công tác phân phối tiền lương, cần phải cân nhắc những tồn tại , thiếu sót vận dụng đúng và kịp thời những chế độ chính sách lao động tiền lương của nhà nước ban hành. I. Hoàn thiện việc áp dụng chế độ trả lương thời gian. Tại Công ty áp dụng chế độ trả lương theo thời gian, đây là một hình thức khá phổ biến trong các doanh nghiệp vì đễ áp dụng. Việc trả lương này chưa gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty vì thế theo em nên có một hệ số điều chỉnh tiền lương này theo kết quả sản xuất hinh doanh. Tiền lương đựơc tính theo công thức sau: LTG = Ln x Ttt x k Trong đó: + LT : Số tiền lương thời gian có thưởng. + Ln : Số tiền lương theo mức lương cấp bậc. + Ttt : Số ngày công làm việc thực tế. + k : Hệ số tiền thưởng. Hệ số tiền thưởng do giám đốc Công ty quyết định căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh. Giả sử năm 2002 do làm ăn tốt nên doanh thu của Công ty tăng, làm cho quĩ tiền lương được phép chi tăng nên giám đốc Công ty quyết định hệ số tiền thưởng là k = 0,5. Ví dụ: Tính tiền lương cho nhân viên Nguyễn Ngọc Hùng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tháng 4/2003. Hệ số lương cấp bậc là: 2,98. Số ngày công làm việc thực tế là: 22 ngày. Số ngày công nghỉ lễ, phép là: 4 ngày. Theo cách tính ở phần trả lương của Công ty thì tiền lương thực lĩnh của ông Hùng là: Tiền lương tháng 4/2003 = 951.200đ Tiền lương theo cách tính mới sẽ là: LCB ngày = (2,98 x 290.000) / 26 = 33.238đ Lthưởngtháng = 33.238 x 22 x 0.5 = 365.618 đ Ltháng = 2,98 x 290.000đ = 864.200đ LTG = 864.200 + 365.618 + 87.000 = 1.318.818đ Cách tính lương mới này phần nào gắn được tiền lương của các nhân viên với kết quả sản xuất kinh doanh. II. Đưa hệ số thi đua vào tính lương thời gian. * Vì công ty trả lương theo thời gian nên chưa gắn thu nhập của mỗi người với thời gian làm việc. Mà Công ty là doanh nghiệp nhà nước , nên người lao động trong xí nghiệp cứ 3 năm là được nâng hệ số lương lên một bậc. Hình thức này không kể đến trình độ chuyen môn và thái độ làm việc của mỗi người. Chẳng hạn như một người mới vào làm việc có trình độchuyên môn cao, họ tích cực làm việc thậm chí còn phải làm thêm nhiều công việc hơn để phục vụ công việc, nhưng tiền lương họ nhận được lại thấp hơn khá nhiều so với ngừi làm việc lâu năm với mức độ công việc bình thường. Hình thức trả lương này mang tính bình quân nên có lúc còn kiềm hãm tính tích cực của mỗi cá nhân, không kể đến thái độ làm việc hiệu quả công việc của mỗi người. Để khắc phục tồn tại này cần nghiên cứu trả lương cho mỗi cá nhân theo thái độ làm việc của mỗi người và được đánh giá theo sự phân loại thành tích của mỗi cá nhân hàng tháng theo loại A, B, C ứng với hệ số lương: Loại A = 1,2 Loại B = 1 Loại C 0,8 * Chỉ tiêu phân loại: - Loại A: + Đủ ngày công lao động theo qui định. + Không qui phạm kỷ luật lao động. + Tinh thần làm việc tốt, có ý thức tập thể, có những sáng kiến mới trong quá trình làm việc, chất lung công việc tốt. + Không đi trễ về sớm, đảm bảo giờ giấc làm việc. - Loại B: + Không đủ ngày công lao động theo qui định. + Tinh thần làm việc chưa tốt. + Năng suất lao động chưa cao. - Loại C: + Thương xuyên di trễ về sớm không đảm bảo giờ giấc làm việc. + Tinh thần làm việc thiếu trách nhiệm, không có ý thức trong công việc. + Vi phạm kỷ luật lao động. Phương pháp trả lương này được áp dung theo công thức: Qql Li = x TLCBi x TTTi x Ki (TLCBi x TTTi x Ki) Trong đó: Li: Lương của người lao động I nhận được. Qql: Quĩ lương của đơn vị. TLCBI: Tiền lương cấp bậc cá nhân của lao động i. TTTi: Thời gian làm việc thực tế của lao động i. Ki: Hệ số thành tích cá nhân của lao động i. Ví dụ: Chia lương cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tháng 4/2003. Bảng 8: bảng chia lương cho cán bộ, nhân viên phòng kinh doanh. (Trước khi hoàn thiện) TT Họ và tên Chức danh Ngày công thực tế Hệ số cấp bậc Tổng hệ số lương Tổng tiền lương 1 Nguyễn Văn Trường Phó phòng 22 3,48 76,56 1.067.200 2 Tào Thanh Mai Phó phòng 22 3,48 76,56 1.067.200 3 Ngô Quảng Yên Phó phòng 22 3,48 76,56 1.067.200 4 Nguyễn Ngọc Hùng Trưởng phòng 22 2,98 65,56 951.200 5 Nguyễn Anh Dũng Nhân viên 22 2,5 55 725.000 6 Phạm Đăng T. Anh Nhân viên 22 2,5 55 725.000 7 Trần Trung Sơn Nhân viên 22 2,26 49,7/2 655.400 8 Ngô Hồng Hạnh Nhân viên 22 2,26 49,72 655.400 9 Văn Đình Quần Nhân viên 22 2,02 44,44 585.800 10 Dương Văn Hùng Nhân viên 22 2,02 44,44 585.800 11 Bùi Thị Châu Nhân viên 22 2,42 53,24 701.800 12 Nguyễn Minh Dương Nhân viên 22 1,78 39,16 516.200 13 Phạm Thị Thuỳ Nhân viên 22 1,78 39,16 516.200 14 Nguyễn Huy Phô Nhân viên 22 2,81 61,82 814.900 Tổng cộng 308 77,33 23817,64 10.634.300 Bảng 9: Bảng chia lương cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tháng 4/2003 (Sau khi hoàn thiện) TT Họ và tên Chức danh Hệ số cấp bậc Ngày công thực tế Tổng hệ số lương cấp bậc Phân loại Tổng hệ số lương có hệ số thành tích Mức tiền lương chung Tổng tiền lương 1 Nguyễn Văn Trường PP 3,48 22 76,56 1 76,56 13.182 1.009.214 2 Tào Thanh Mai PP 3,48 22 76,56 1,2 91,872 13.182 1.211.057 3 Ngô Quảng Yên PP 3,48 22 76,56 1 76,56 13.182 1.009.214 4 Nguyễn Ngọc Hùng TP 2,98 22 65,56 1,2 78,67 13.182 1.037.028 5 Phạm Đăng Tuấn Anh NV 2,5 22 55 1,2 66 13.182 870.012 6 Nguyễn Anh Dũng NV 2,5 22 55 0,8 44 13.182 580.008 7 Trần Trung Sơn NV 2,26 22 49,72 1 49,72 13.182 655.409 8 Ngô Hồng Hạnh NV 2,26 22 49,72 1 49,72 13.182 655.409 9 Văn Đình Quân NV 2,02 22 44,44 1,2 53,328 13.182 702.970 10 Dương Văn Hùng NV 2,02 22 44,44 1 44,44 13.182 585.808 11 Bùi Thị Châu NV 2,42 22 53,24 1 53,24 13.182 701.810 12 Nguyễn Minh Dương NV 1,78 22 39,16 1,2 46,95 13.182 618.895 13 Phạm Thị Thuý NV 1,78 22 39,16 1,2 46,95 13.182 618.895 14 Nguyễn Huy Phô NV 2,81 22 61,82 0,8 49,456 13.182 652.060 23817,64 827,466 Nhận xét: Qua việc thực hiện phân phối tiền lương cho cán bộ, nhân viên theo hệ số cấp bậc công việc và hệ số khuyến khích lao động tích cực mà không phân phối theo kiểu bình quân hiện công ty đang áp dụng sẽ có nhiều tác dụng tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cực làm việc, góp phần nâng cao hiệu lực của đòn bẩy kinh tế đối với người lao động. Tiền lương nhận được thoả đáng sẽ là động lực kích thích khả năng sáng tạo, làm tăng hiệu quả công việc, tạo sự kết chặt giữa người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp. Qua bảng so sánh tiền lương cá nhân trước và sau khi hoàn thiện ta thấy: Tiền lương cá nhân được hưởng theo thời gian có tính đến hệ số cấp bậc công việc và hệ số thành tích cá nhân chênh lệch nhau khá xa so với mức lương cũ. Những người có hệ số cấp bậc công việc cao, làm việc có hiệu quả, có thành tích tốt thì được hưởng mức lương cao hơn mức lương cũ rất nhiều. Điều này khuyến khích người lao đông có ý thức học hỏi để phấn đấu rèn luyện nâng cao chuyên môn, làm việc có ý thức, có tinh thần trách nhiệm cao, từ đó góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc. III. Một số biện pháp hỗ trợ. 1. Giáo dục tư tưởng: Muốn công tác tra lương của doanh nghiệp đạt kết quả tốt, ngoài việc áp dụng các biện pháp khuyến khích lợi ích vạt chất đối với người lao động còn thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng giúp CBCNV thông suốt, mục đích trả lương. - Các hình thức trả lương, thưởng phải công bằng, công khai giúp CBCNV nắm vững quy định trả lương nội bộ và đơn giá của doanh nghiệp. - Thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, giúp CBCNV nâng cao năng suất lao động, chất nượng sản phẩm làm tăng thu nhập cho người lao động. - Uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong quá trình thực hiện đồng thời nâng cao trách nhiệm của người công nhân với công việc mà mình đảm nhận. Mặt khác phải nghiêm khắc với các hiện tượng gian dối kiên quyết phê phán và xử lý hiện tượng tham ô. - Có quy chế thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời nhằm khuyến khích người lao động không ngừng phấn đấu. 2. Quản lý tổ chức thực hiện trả lương. - Chỉ đạo xây dung kế hoạch đồng bộ về sản xuất, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu kịp thời, thống nhất, kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị phòng ban phân xưởng. - Bố trí sử dụng công nhân đúng trình độ, quy trách nhiệm cụ thể giữa các tổ, phân xưởng trong sản xuất. - Nâng cao hiệu quả của mạng lưới kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm để công tác trả lương được công bằng chính xác. - Chú trọng công tác khoa học kỹ thuật, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Quan tâm đến công tác an toàn lao động, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu để giảm chi phí xuống thấp, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. - Gắn liền tiền lương của bộ phận lãnh đạo với bộ phận gián tiếp và của công nhân trực tiếp sản xuất, nhằm nang cao ý thức trách nhiệm, tận tình chăm lo thu nhập công nhân viên đơn vị mình quản lý. Kết luận chung Tiền lương và đời sống của người lao động là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính chất thời sự. Chế độ và chính sách phân phối tiền lương theo lao động của nhà nước có tác dụng rộng rãi tới toàn bộ hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, đồng thời chạm đến đời sống của các tầng lớp dân cư một cách trực tiếp. Giải quyết tốt việc trả lương, phân phối trả lương theo lao động tức là giải quyết một loạt vấn đề như: - Đảm bảo nguồn nhân lực cho sản xuất, hình thành và sử dụng khả năng lao động của các cá nhân, tập thể một cách tốt nhất làm cho xã hội ngày càng phát triển. - Việc tính trả lương cho người lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo sự công bằng, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, thu nhập của người lao động phải đúng với sức lao động mà họ bỏ ra. - Để làm tốt vấn đề này, ngoài sự tính toán, điều chỉnh, cải tiến của doanh nghiệp về từng ngành nghề thì nhà nước phải có những chính sách mới về tiền lương cho phù hợp với sự phát triển của xã hội và phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Việc trả lương, thưởng hợp lý là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Nó tác động trực tiếp tới năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. - Việc hoàn thiện phân phối tiền lương trong các doanh nghiệp không phải thực hiện được ngay mà là một quá trình chuyển biến nhận thức, tư tưởng của mỗi thành viên trong doanh nghiệp, từ người công nhân lao động đến cán bộ lãnh đạp, từ cấp phân xưởng đến cấp phòng ban lãnh đạo xí nghiệp. - Muốn có được nhận thức tốt đòi hỏi cán bộ quản lý phải được đào tạo cơ bản, có trình độ am hiểu về quản lý kinh tế, kỹ thuật, theo kịp và tiếp thu công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0060.doc
Tài liệu liên quan