Đề tài Phương hướng và giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006 – 2010

+ Việc làm phụ là những công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. + Việc làm hợp lý là những công việc tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm phù hợp với năng lực sở trường của người lao động. + Việc làm hiệu quả là việc làm với năng suất chất lượng cao. Đối với tầm vĩ mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động tức là tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều chỗ làm việc để sử dụng hết nguồn nhân lực. - Theo thời gian làm việc của người lao động. + Việc làm tạm thời là việc làm được tạo ra trong thời gian người lao động đang tìm một công việc thích hợp với chuyên môn và sở trường của họ. + Việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu là mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập. Một việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ luật định ( độ dài thời gian lao động hiện nay ở Việt Nam là 8 giờ/ ngày) và không có nhu cầu làm thêm.

doc68 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan điểm và định hướng xây dựng chương trình 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm cho người lao động là chính sách xã hội cơ bản cho mục tiêu phát triển bền vững, là hướng ưu tiên trong toàn bộ các chính sách kinh tế và xã hội. Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, đặc biệt là thanh niên, lao động nữ, các đối tượng chính sách xã hội, lao động là người tàn tật, là trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp và toàn xã hội. Mục tiêu tạo việc làm phải được cụ thể hoá thành chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch nhà nước hàng năm và năm năm, trong các chương trình, dự án của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và đơn vị cơ sở ; trong đó phải khai thác và huy động mọi tiềm năng, nguồn lực để đảm bảo những điều kiện tương xứng nhằm đạt được các mục tiêu dã đề ra. 2. Định hướng của chương trình. Tăng chỗ làm việc mới, tăng thời gian sử dụng lao động; Ban hành, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật, các chủ trương, chính sách, cơ chế đồng bộ nhằm phát triển kinh tế để tạo mở việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động; Hoàn thiện các chính sách về lao động, việc làm theo hướng có các chính sách thích hợp tạo công bằng về cơ hội và bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân, mọi doanh nghiệp và nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tìm và tự tạo việc làm, trong tiếp cận với thông tin kinh tế, thông tin thị trườngxây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Thực hiện chế độ xây dựng, thẩm định và kiểm soát chỉ tiêu sử dụng lao động và tạo việc làm mới. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Tăng năng suất lao động và chất lượng việc làm; Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhảy vọt và xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Phát triển thị trường lao động, tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động khách quan của thị trường lao động, tạo điều kiện để phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực; tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và điều chỉnh quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động thông qua hệ thống luật pháp nhằm đảm bảo công bằng xã hội và trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế ; Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm. Phát triển và hiện đại hoá hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động. Phát triển việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động hỗ trợ trực tiếp của nhà nước và xuất khẩu lao động. Phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế. Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, thu hút đầu tư và tham gia một cách chủ động vào phân công lao động quốc tế để liên doanh, liên kết tạo mở việc làm. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Xã hội hoá giải quyết việc làm. III. Mục tiêu của chương trình. 1. Mục tiêu cơ bản: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thời kì 2006-2010 nhằm tạo mở việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc.Thực hiện các biện pháp để giúp người chưa có việc làm sẽ nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm hiệu quả thấp có được việc làm đầy đủ hơn và việc làm có hiệu quả cao hơn .Tiến tới mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả và tự do lựa chọn việc làm; thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. 2. Mục tiêu cụ thể của chương trình giai đoạn 2006-2010. Giải quyết việc làm : Giai đoạn 2006-2010 cả nước tập trung giải quyết việc làm cho khoảng 7,5-8 triệu lao động. Trong đó tập trung phát triển kinh tế , xã hội duy trì tỷ lệ tăng GDP hàng năm trên 7% để tạo ra 5,5-6 triệu chỗ làm việc mới. Hỗ trợ trực tiếp tạo mở việc làm cho khoảng 1,7-2 triệu lao động. Bình quân mỗi năm thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 1,5-1,6 triệu người. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 5%, Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2010. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH,HĐH.Chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp xuống 50%, công nghiệp, xây dựng, 23%, thương mại, dịch vụ 27% vào năm 2010. Trong đó các hoạt động hỗ trợ trực tiếp của Chương trình sẽ tổ chức dạy nghề và bổ túc nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người ; cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho 1,7 triệu người; Đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hệ thống cơ sở vệ tinh để cung cấp các dịch vụ tư vấn, giới thiệu và chắp nối việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, người muốn chuyển việc đã đăng ký tại trung tâm với người sử dụng lao động. IV. Các nội dung của chương trình. 1. Phát triển kinh tế – xã hội tạo mở việc làm : Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Việt nam là nước có trên 80% dân số sống ở nông thôn và hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân là sản xuất nông nghiệp. Do đó phát triển nông nghiệp, nông thôn thu hút lao động ở khu vực nông nghiệp là một hướng đi đúng đắn. Trong giai đoạn này tập trung thâm canh hơn 8 triệu ha đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là ở những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế trang trại, đảm bảo việc làm cho khoảng 23-25 triệu lao động. Khai thác các vùng đất trống, đồi núi trọc, phát triển trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, tạo và ổn định việc làm cho 4-5 triệu lao động. Nhà nước tăng cường đầu tư, khai thác tiềm năng của các tỉnh đồng bằng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác tiềm năng biển, mở rộng nghề đánh bắt ngoài khơi tạo việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu. Đảm bảo việc làm cho khoảng 2- 3 triệu lao động. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng lao động. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm trên 6% đến năm 2010 khu vực này thu hút thêm 1,5-1,7 triệu lao động. Các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ. Phát triển công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo định hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2005-2010, trong lĩnh vực việc làm cần chú trọng các chương trình: chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao, chủ yếu ở các vùng kinh tế động lực, các đô thị lớn, thu hút lao động có trình độ cao để tăng sức cạnh tranh. Phát triển các chương trình, công trình trọng điểm kinh tế xã hội của Nhà nướcnhư : Đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sơn La, hoá dầu Dung Quất, sân bay, bến cảngthu hút nhiều lao động. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị ngành công nghiệp- xây dựng bình quân hàng năm trên 15%, ngành dịch vụ trên 9%. Đến năm 2010, khu vực công nghiệp, xây dựng thu hút thêm 2,4-2,5 triệu, khu vực dịch vụ thu hút thêm 1,8-1,9 triệu lao động. Các chương trình mở rộng, phát triển làng nghề,xã nghề,phố nghề,các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn tới triển khai chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Luật doanh nghiệp. Phát triển các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm mới và việc làm thêm cho người lao động.Từng bước phát triển việc làm phi nông nghiệp từng bước rút dần lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp. 2. Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm thông qua các dự án : Dự án tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua quỹ quốc gia về việc làm. Mục tiêu của dự án là cung cấp các món vay ưu đãi với lãi suất thấp cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thu hút người thất nghiệp, người chưa có việc làm nhằm tạo việc làm nhằm tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động. Trong 5 năm, tổ chức cho vay từ Quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm nhằm tạo việc mới và việc làm thêm cho 1,7 triệu người. Doanh số cho vay cả thời kỳ ước tính đạt 9.500 tỷ đồng, nâng mức vay bình quân cho một chỗ làm việc hiện tại từ 3 triệu đồng lên 5-6 triệu đồng, cộng với vốn đối ứng của người vay vốn để có chi phí cho một chỗ làm việc lên 15-20 triệu đồng nhằm chuyển đổi chất lượng việc làm. Đối tượng vay vốn là người thất nghiệp, người thiếu việc làm có nhu cầu tự tạo việc làm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thu hút và bố trí việc làm ổn định trên 1 năm cho người thất nghiệp, người chưa có việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới triệu. Các cơ sở sử dụng nhiều lao động nữ đang gặp khó khăn, cần vay vốn để duy trì việc làm, tránh nguy cơ sa thải hàng loạt lao động nữ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, hoặc thu hút số lao động là người tàn tật cao hơn mức qui định. Dự án nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm giới thiệu việc làm. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm, cung cấp các dịch vụ việc làm thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho người lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu của công việc đòi hỏi. Quy hoạch và xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm dịch vụ việc làm cho 50 tỉnh, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho triển khai các hoạt động dịch vụ việc làm. Trong 5 năm, cung cấp các dịch vụ tư vấn miễn phí về đào tạo nghề cho 1 triệu người, giới thiệu và cung ứng lao động cho 140-150 vạn người. Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ việc làm, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề và bổ túc nghề cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Dự án hoàn thiện hệ thống chính sách việc làm và tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá chương trình : Hoàn thiện hệ thống chính sách việc làm, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách về việc làm, các hoạt động, mô hình,sáng kiến hay trong giải quyết việc làm, đánh giá hiệu quả của chương trình. Đến năm 2006, các chính sách về việc làm tương đối hoàn chỉnh đồng bộ. Năm 2006 thử nghiệm chính sách bảo hiểm thất nghiệp tiến tới áp dụng rộng rãi vào năm 2007. Các cơ quan hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch lồng ghép các nhân tố lao động, việc làm trong các chính sách, chương trình, các đối tượng của chương trình, kế hoạch, dự án phát triển. Nhân viên các cơ quan quản lý và triển khai chương trình, cácc đối tượng của chương trình biết được các chủ trương, chính sách, cơ chế giải quyết, việc làm. Định kỳ đánh giá được hiệu quả triển khai của chương trình việc làm. Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý lao động, việc làm. Nhằm mục tiêu nâng cao kiến thức và kỹ năng xây dựng, quản lý, điều hành và triển khai chương trình việc làm cho các cán bộ triển khai chương trình việc làm thuộc các Bộ, Ngành, Tổng công ty, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cán bộ thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, các đoàn thể quần chúng, các trung tâm dịch vụ việc làm. Hàng năm tổ chức tập huấn các văn bản mới và phương pháp triển khai chương trình việc làm cho các sở nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai chương trình. Tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp cơ sở về phương pháp xây dựng dự án, quản lý dự án vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Một số nội dung hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010. Nội dung 2006 -2010 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Quỹ quốc gia về việc làm 10.440 1.570 1.825 2.100 2.355 2.600 Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động 25 5 5 5 5 5 Dự án tăng cường năng lực cho các TTDVVL 150 20 25 30 35 40 Dự án thông tin điều tra lao động việc làm, tổ chức hội chợ việc làm. 75 15 15 15 15 15 Dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ 25 5 5 5 5 5 Tổng số 10.695 1.615 1.875 2.115 2.405 2.665 ( Nguồn Vụ Lao Động việc Làm ) II. Phương hướng chủ yếu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010. 1. Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động là căn cứ để xác định nhu cầu giải quyết việc làm : Quan hệ cung cầu về lao động ở nước ta hiện nay rất căng thẳng do cung lớn hơn cầu song có thể điều chỉnh để thích nghi và giảm sức ép việc làm. Giảm tỷ lệ tăng dân số để giảm cung lao động, hạn chế mức chênh lệch quá lớn giữa cung và cầu lao động là một hướng để giải quyết việc làm. Theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010, quy mô dân số nước ta năm 2010 là vào khoảng 88-89 triệu người, ứng với tốc độ tăng dân số khoảng 1,1 đến 1,2 triệu người. Với xu hướng này, cung lao động tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Song đó là phương hướng có tính chiến lược dài hạn. Giải pháp cơ bản, bao trùm là phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực lại luôn luôn được gắn với chênh lệch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, chênh lệch phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta phải từng bước được điều chỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi cả về cơ cấu và chất lượng cung lao động cho phù hợp với nhu cầu về lao động hay nhu cầu phát triển việc làm. Dự báo dân số trong độ tuổi lao động giai đoạn 2006-2010. Dân số trong độ tuổi lao động, bao gồm số người trong độ tuổi lao động ( từ 15 đến đủ 60 đối với nam và đủ 15 đến đủ 55 đối với nữ ). Theo kết quả dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 đạt gần trên 51,4 triệu, chiếm 62,87% dân số. Năm 2010 đạt trên 59,3 triệu, chiếm 67,2% dân số. Mức và tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động khá cao, khoảng 1,5 triệu người/năm. Khu vực thành thị tăng nhanh hơn nông thôn, bình quân mỗi năm khu vực thành thị tăng trên 460 ngàn người, hay 3,3%/năm.Khu vực nông thôn tăng trên 1 triệu người, tuy nhiên tốc độ tăng chỉ khoảng 2,6%/năm. Dân số trong độ tuổi lao động 2005-2010. Năm Thành thị Nông thôn Cả nước % so với NNL thành thị % so với dân số 1.Dự báo dân số trong độ tuổi – nghìn người. 2005 14016 37451 51467 27.23 62.87 2006 14473 38486 52959 27.33 63.71 2007 16456 42921 59377 27.72 67.20 2.Mức tăng dân số trong độ tuổi/năm- nghìn người 461 1066 1527 3.Tốc độ tăng/năm (2005-2010) - % 3,3 2,6 2.8 ( Nguồn Bộ Lao Động -Thương Binh và Xã hội ) Dự báo lực lượng lao động. Do tỷ lệ tham gia lao động có xu hướng giảm nên tốc độ tăng lực lượng lao động sẽ có xu hướng chậm hơn so với tốc độ tăng dân số trong độ tuổi, đạt khoảng 2,42%/năm. Năm 2005 lực lượng lao động đạt gần 41 triệu người, năm 2010 sẽ tăng lên 45,8 triệu người. Tốc độ tăng lực lượng lao động nông thôn thấp hơn so với thành thị, tương ứng là 2,2%/năm và 3,1%/năm. Dự báo lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Năm Thành thị Nông thôn Cả nước %thành thị 1. Dự báo lực lượng lao động hàng năm – nghìn người 2005 10076 30919 40995 24.58 2006 10358 31561 41919 24.71 2010 11567 34268 45836 25.24 2.Mức bình quân/năm – người 10840 32609 43440 3. Mức tăng bình quân/năm - % 3,1 2,2 2,4 ( Nguồn Bộ Lao Động- Thương Binh và xã hội ) Như vậy : Bình quân hàng năm lực lượng lao động tăng khoảng gần 1 triệu người. Trong đó, khu vực thành thị tăng hơn 300 ngàn và nông thôn tăng khoảng gần 700 người. Ngoài ra, cung lao động còn bao gồm một bộ phận dân số trên tuổi vẫn có nhu cầu làm việc và tìm được việc làm. Trong thời kì 1989-1999, tỷ lệ lao động trên tuổi trong tổng số lao động khoảng 4% trong thời kì 2001-2010. 2. Tăng cầu về lao động là phương hướng cơ bản để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm. Đối với khu vực thành thị, phương hướng giải quyết việc làm tập trung vào các hướng sau : Theo đánh giá của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội và kết quả Điều tra lao động, việc làm 1 tháng 7 năm 2004 thì số lao động không có việc làm tính đến cuối năm 2004 vẫn chiếm khoảng 5,78% lực lượng lao động xã hội Khu vực thành thị, trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm tới 75%. Theo báo cáo thống kê lao động khu vực thành thị có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối từ 6,523 triệu người năm 1996 chiếm tỷ trọng 18,07%; thực hiện đến năm 2003 là 9,724 triệu người chiếm 23,6% tổng số lao động cả nước và còn khoảng 56 vạn lao động không có việc làm chiếm tới 5,78% tổng số lao động so với mục tiêu Đại hội Đảng IX đề ra đưa tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống 5,4% thì không thực hiện được, đặc biệt đối với các thành thị lớn như Hà Nội : 6,84%, Thành phố Hồ Chí Minh : 6,58%, HảI Phòng : 7,12%; Đông Nai : 4,86%; Bình Dương : 4,92% nhìn chung qua 3 năm thực hiện 2001-2003 tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị có xu hướng giảm năm 2003 giảm so với năm 2002 là 0,23%; tuy vậy vấn đề lao động việc làm nhất là nhu cầu lao động kỹ thuật cao cho khu vực thành thị vẫn là vấn đề vô cùng bức xúc của các đô thị. Trong khi đố số học sinh các trường chuyên nghiệp ra trường, ngày càng nhiều, mỗi năm khoảng trên 25 vạn người và thường tìm cách ở lại thành phố, khu công nghiệp cộng thêm với số học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở không vào được phổ thông trung học, đã làm số lao động thành thị không có việc làm ngày càng tăng, gây sức ép lớn về vấn đề giải quyết việc làm trong khu vực thành thị. Vậy đối với khu vực thành thị, phương hướng giải quyết việc làm tập trung vào các hướng sau : Gắn với chương trình phát triển các doanh nghiệp qui mô lớn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện lập các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao và giá trị lao động cũng cao. Phát triển các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu hút được nhiều lao động. Trong đó giải quyết việc làm khu vực phi chính thức, các doanh nghiệp nhỏ vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh và dịch vụ. Phát triển hình thức gia công sản xuất hàng hoá tiêu dùng cho xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, mặt hàng, trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày, gốm sứ, lắp giáp điện tử Phát triển các cơ sở dịch vụ công cộng và sự nghiệp nhà ở trong các thành phố, thị xã. Đối với khu vực nông thôn : Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn tính chung trong cả nước theo điều tra lao động việc làm năm 1996 là 72,11%; năm 1997 là là 72,9%, thực hiện theo đIều tra lao động việc làm 1 tháng 7 năm 2003 là 77,94%, trong đó cụ thể ở 8 vùng lãnh thổ tỷ lệ lao động nông thôn là : Tây Nguyên đạt trên 80,58%; Đồng bằng sông Hồng 78,73%, đồng bằng sông Cửu Long 78,43%, Vùng Tây Bắc 74,45%: nếu quy đổi quỹ thời gian nhàn dỗi ở nông thôn hiện nay ước năm 2004 lên tới 9 triệu lao động thiếu việc làm; lực lượng lao động ở nông thôn nước ta có xu hướng giảm về tỷ trọng năm 1996 có 29,57 triệu người chiếm 81,93%, đến năm 2003 hiện còn 31,439 triệu người chiếm 76,38% lao động cả nước, số lao động trong khu vực nông thôn trực tiếp tham gia vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, hảI sản có khoảng 25 triệu lao động, trong khi tính toán theo khối lượng nhiệm vụ sản xuất và định mức lao động thì chỉ cần khoảng trên 4 tỷ ngày công tương đương 16 triệu lao động và quỹ sử dụng thời gian lao động chỉ được khoảng 77,94%. Trong khu vực nông thôn diện tích đất canh tác bình quân 1 lao động giảm nhanh chóng, bình quân mỗi năm giảm từ 2,5 – 3 vạn ha đất canh tác trong khi đó lao động lại tăng tự nhiên thêm gần 90 vạn người / năm, nên bình quân diện tích cho 1 lao động từ 0,25 ha năm 2000 giảm xuống còn 0,2 ha năm 2003; ước tính năm 2005 là 0,19 ha, trong khi các ngành nghề phi nông nghiệp lại chưa được mở rộng nên số lao động không đủ việc làm chiếm tới 20%-25% nguồn lao động xã hội, tương đương gần 10 triệu lao động. Rất nhiều ngành, nghề truyền thống lâu đời do không được hướng dẫn và khuyến khích nên đã bị mai một, tỷ lệ các hộ chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong cả nước mới chiếm 11,29% phía Bắc 8,31% phía Nam 12,99% cộng thêm vào đó là tình hình mất đất cho công nghiệp, xây dựng gây sức ép lớn về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên đến tuổi lao động. Vậy ở nông thôn vấn đề cơ bản nhất cần phải giải quyết là nạn thiếu việc làm còn phổ biến, việc làm kém hiệu quả, thu nhập thấp dẫn đến đời sống thấp. Do vậy giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn một mặt để tăng thu nhập mặt khác cũng sẽ góp phần làm giảm sức ép việc làm ở khu vực thành thị. Phương hướng cơ bản là : Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn nhưng cần ít vốn. Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao, các làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao, các làng nghề gắn liền với đô thị hoá nhỏ ở nông thôn. Tập trung vào những vùng có khả năng thu hút được nhiều lao động như: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên.. Thực hiện những phương hướng cơ bản nói trên đòi hỏi phải có cơ chế chính sách khuyến khích, tạo mở việc làm trong các vùng, lĩnh vực và các thành phần kinh tế. Có chiến lược phát triển và áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là chiến lược về vốn và huy động vốn. III. Giải pháp về cơ chế, chính sách của nhà nước 1. Chính sách vĩ mô của nhà nước về việc làm Tiếp tục tổ chức nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của chủ trương chính sách vĩ mô đến tăng giảm việc làm : Lao động, việc làm là một lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực này, hàng năm các bộ ban ngành đều có chính sách để phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. Chính sách vĩ mô của nhà nước tác động trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm của nền kinh tế cho nên trong giai đoạn tới cần. Nghiên cứu nội dung, thời điểm ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ. Tổ chức phân tích đánh giá những tác động cụ thể đến khả năng làm tăng, giảm việc làm. Đề xuất các giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chủ trương, chính sách đảm bảo giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu giải quyết việc làm trong từng giai đoạn. Tổ chức xây dựng và thẩm định chỉ tiêu tạo việc làm mới và giảm chỗ làm việc trong các kế hoạch nhà nước, các chương trình, các dự án phát triển kinh tế xã hội : Tổ chức xây dựng và thẩm định các chỉ tiêu về sử dụng lao động và tạo việc làm mới trong kế hoạch Nhà nước, các chương trình, dự án của các ngành, các cấp. Phân tích đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới, suất đầu tư để tạo một chỗ làm việc mới, số chỗ làm việc bị mất đi trong từng thời kỳ, hàng năm và 5 năm đối với từng kế hoạch, chương trình, dự án. Thu thập, phân tích nhu cầu lao động của các ngành, các lĩnh vực và diễn biến trong quá trình thực hiện đối với các kế hoạch Nhà nước, đối với từng chương trình, dự án, cập nhật chỗ làm việc trống và nhu cầu về lao động, các dịch vụ về lao động của người sử dụng lao động, tính toán và đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu về lao động của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Củng cố và hiện đại hoá hệ thống thông tin thị trường lao động để theo dõi và đánh giá diễn biến của thị trường lao động, nắm số lao động được giải quyết việc làm và số lao động bị mất việc làm hàng năm, đề xuất các giải pháp để xử lý. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chủ trương chính sách đồng bộ, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng phát huy nội lực, tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ để bảo đảm tính phát triển bền vững, hoàn thiện chính sách huy động các nguồn lực tài chính cho hoạt động của chương trình. 2. Chính sách phát triển việc làm. Giải pháp chính vẫn là tạo mở chỗ làm việc thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục đầu tư mở rộng các chương trình, dự án theo hướng phát triển kinh tế xã hội gắn với giải quyết việc làm, đảm bảo tăng trưởng GDP trong 5 năm trên 8% sẽ giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động trong 5 năm 2006-2010 trong đó riêng năm 2005 là 1,6 triệu lao động. Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế tạo ra nhiều việc làm. Hoàn thiện môi trường và chính sách đầu tư, tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Có cơ chế khuyến khích thu hút vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm. Ưu đãi đối với các ngành nghề, các dự án thu hút nhiều lao động, nhất là các dự án chế biến nông, lâm, hải sản, tiểu thủ công nghiệp, du lịch và dịch vụ nhằm chuyển nhiều lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế, chính sách đất đai, phát triển hạ tầng cơ sở, đặc biệt là trong khu vực nông thôn để nhanh chóng thiết lập quan hệ sản xuất mới, các loại hình kinh tế mới, hỗ trợ quá trình tích tụ và phát triển lực lượng sản xuất. 3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động , đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Việt Nam là một nước nghèo mới thoát khỏi chiến tranh , tiềm lực kinh tế còn khó khăn so với các nước, chất lượng đội ngũ lao động vẫn chưa đáp ứpg được yêu cầu phát triển do tỉ lệ lao động qua đào tạo nói chung thấp và chưa theo kịp nhu cầu của thị trường, chỉ có 22,5% lao động qua đào tạo nói chung và 13,3% lao động qua đào tạo nghề. Lực lượng lao động tiếp tục gia tăng trong năm 2004, nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu lao động trầm trọng trong khi tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn bức xúc và nan giản. Để giải quyết vấn đề cấp bách đó nhà nước cần áp dụng một số biện pháp sau : Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng xã hội hoá , các tỉnh, thành phố chủ động huy động các nguồn lực đầu tư mạng lưới dạy nghề của địa phương theo quy hoạch, xây dựng cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương đầu tư các trường dạy nghề của các tỉnh nghèo, khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch các trường dạy nghề, đặc biệt là 3 tỉnh mới chia tách chưa có trường nghề và 14 tỉnh đã có quyết định thành lập trường nhưng còn khó khăn về vốn, tập trung đầu tư 5 trường trọng điểm trình độ cao cho khu công nghiệp, xuất khẩu lao động, xây dựng thêm các trung tâm dạy nghề quận, huyện. Triển khai thực hiện các chính sách, đề án về dạy nghề cho khu công nghiệp, cho xuất khẩu lao động đáp ứng lao động có kỹ năng nghề, ngoại ngữ, có kỷ luật, tác phong công nghiệp và sức khoẻ cho thị trường trong nước và xuất khẩu lao động, dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc để chuyển đổi cơ cấu lao động và tự tạo việc làm tại chỗ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề.Trong đó, chú trọng đổi mới chương trình, giáo trình dạy nghề, phương pháp dạy và học nghề, tập huấn nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề, liên kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, người sử dụng lao động, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tác phong công nghiệp trong cơ sở dạy nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời, được phát triển không hạn chế trong tương lai, rèn luyện khả năng thích nghi, tự cập nhật kiến thức và năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo. Tập trung đầu tư vào con người thông qua giáo dục và đào tạo trong sự liên kết với việc làm. Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài. Nâng cao thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực : Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đóng góp một phần rất lớn đến năng suất lao động, kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng xuất khẩu lao động của nước ta đến các nước trên thế giới. So với các nước nguồn lao động ở nước ta kém xa các nước trong khu vực về cân nặng, chiều cao, sức bền, số người gầy chiếm tới 48,7% ( Tuổi thọ bình quân của dân số nước ta đạt 71,5 tuổi năm 2003-2004 ). Tình hình nói trên nói lên sự yếu kém, lạc hậu của chất lượng nguồn lao động ở nước ta và có nguy cơ ngày càng tụt hậu, so với các nước khác trong khu vực. Vậy nhà nước phải có các chính sách nâng cao thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực như chính sách chống suy dinh dưỡng trẻ em. Không ngừng cải thiện điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho người lao động. Bảo đảm người lao động được phát triển toàn diện, có cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh, môi trường trong sạch. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo : ‘Giáo dục là quốc sách hàng đầu’ khẩu hiệu đó đã được đảng và nhà nước ta giải quyết một các triệt để từ khi mới giành được độc lập xây dựng đất nước từ đống đổ nát của chiến tranh. Giáo dục góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động do đó trong giai đoạn tới cần khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của xã hội, tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước một cách có trọng điểm, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải kém hiệu quả, quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề trên phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng. 4. Chính sách phân bố lại lao động giữa các vùng, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia. Chính sách di dân phát triển vùng kinh tế mới : Theo báo cáo thống kê lao động hàng ngày có hàng vạn lao động nông thôn vẫn tràn về các thành phố lớn, nhất là : Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tìm việc. Luồng di dân tự do từ các tỉnh Miền Bắc vào Miền Nam và Tây nguyên đã đến mức báo động rất nghiêm trọng, riêng thành phố Hồ Chí Minh có 900.000 dân di cư tự do.Trong khi đó số học sinh các trường chuyên nghiệp ra trường, ngày càng nhiều, mỗi năm khoảng trên 25 vạn người và thường tìm cách ở lại thành phố, khu công nghiệp cộng thêm với số học sinh tốt nghiệp phổ thông , đã làm cho số lao động thành thị không có việc làm ngày càng tăng, gây sức ép lớn về vấn đề giải quyết việc làm trong khu vực thành thị . Còn trong khu vực nông thôn diện tích đất canh tác bình quân 1 lao động giảm nhanh chóng, bình quân mỗi năm giảm từ 2,5-3 vạn ha đất canh tác trong khi đó lao động lại tăng tự nhiên thêm gần 90 vạn người/ năm, nên bình quân diện tích cho 1 lao động từ 0,25 ha năm 2000 giảm xuống còn 0,2 ha năm 2003, ước 2005 là 0,19 ha, trong khi các nghành, nghề phi nông nghiệp lại chưa được mở rộng nên số lao động không đủ việc làm chiếm tới 20-25% nguồn lao động xã hội, tương đương gần 10 triệu lao động. Đứng trước vấn đề cấp bách giải quyết nhu cầu việc làm đó nhà nước cần có các chính sách phát triển các vùng kinh tế mới, sử dụng được nhiều lao động khai phá thị trường lao động ở những vùng có tiềm năng. Nhà nước cần có các văn bản khuyến khích, hướng dẫn các vùng đô thị, nông thôn đang thừa lao động khuyến khích dân di cư đến những vùng kinh tế mới, đến các công trình trọng điểm, các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội còn có nhiều khó khăn. Khai thác tiềm năng các vùng đất nước, nâng cao hiệu quả các chương trình di dân, hoàn thành và ổn định vững chắc định canh định cư, bố trí lại dân cư lao động và đất đai theo quy hoạch đi đôi với xây kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Tạo điều kiện cho người dân di cư có cơ sở vật chất ban đầu tối thiểu như nhà ở, đất canh tác, bệnh viện, trường học. Ban hành chính sách khuyến khích lực lượng thanh niên tình nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới . Lực lượng thanh niên tình nguyện là một bộ phận lao động rất lớn, đầu tàu gương mẫu có các dụng tích cực đến một số bộ phận dân số khác. Chính sách đặc biệt nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho vùng sâu, vùng xa : Nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với những thách thức của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá kinh tế . Muốn hội nhập nền kinh tế thế giới, phát triển kinh tế đất nước đồng đều ở các vùng, các địa phương nhà nước cần có những chính sách đặc biệt để phổ cập giáo dục ở các địa phương vùng sâu, vùng xa để lực lượng lao động ở những vùng đặc biệt khó khăn này có sự hiểu biết về kiến thức khoa học tạo điều kiện cho họ mở rộng sản xuất, chăn nuôi tạo thêm được nhiều việc làm mới. Bên cạnh các chính sách khuyến khích , tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, thu hút lực lượng lao động có trình độ đến vùng sâu, vùng xa như chính sách khuyến khích về tiền lương, nhà ở nhà nước cũng cần có một hệ thống chính sách toàn diện để phát triển kinh tế xã hội ở các vùng này để giảm sức ép về việc làm cho các thành phố lớn . Chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia : Theo kết quả dự báo của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2006-2010 nước ta có mức và tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động khá cao, khoảng 1,5 triệu người/năm, hay 2,8%/năm.khu vực thành thị tăng nhanh hơn nông thôn, bình quân mỗi năm khu vực thành thị tăng trên 460 ngàn người, hay 3,3%/năm. Khu vực nông thôn tăng trên 1 triệu người, tuy nhiên tốc độ tăng chỉ khoảng 2,6%/năm. Do đó mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia là giải pháp quan trọng góp phần cải thiện môi trường lao động ngoài nước, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Xúc tiến mạnh về thị trường lao động ngoài nước, có chính sách đối ngoại phù hợp với các nước và vùng lãnh thổ có khả năng tiếp nhận nhiều lao động và chuyên gia Việt nam. Để thực hiện tốt điều đó nhà nước cần thực hiện các chính sách sau : Xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia, thực hiện công khai và giảm tối đa các khoản người lao động đóng góp khi đi làm việc ở nước ngoài. Cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng và giảm phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp. Xây dựng các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động và chuyên gia mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn xuất khẩu lao động và chuyên gia. Xây dựng và hoàn thiện chính sách đầu tư cho đào tạo lao động về tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật phục vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia xuất khẩu vào trong chương trình đào tạo nghề của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông. Có chính sách khuyến khích người lao động tự đào tạo, doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo để tăng nguồn lao động có chất lượng cao và chuyên gia. Phấn đấu trong 5 năm xuất khẩu 30 vạn lao động và chuyên gia. Trong công tác xuất khẩu lao động, Nhà nước cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quy hoạch các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức đưa lao động ra nước ngoài, hỗ trợ tài chính cho người lao động. Để hoạt động xuất khẩu lao động thu được những kết quả khả quan, hạn chế tình trạng lừa đảo, ăn chặn người lao động ở các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Chính sách phát triển thị trường lao động giải quyết việc làm : Thị trường lao động là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường. Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường lao động sẽ góp phần phân bố và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động xã hội, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước. Số liệu điều tra lao động- việc làm đã cung cấp một nguồn dữ liệu rất lớn và quan trọng về cung lao động ( số lượng, chất lượng và cơ cấu) Người lao động theo khu vực địa giới hành chính và theo ngành, nghề đào tạo và theo lĩnh vực hoạt động kinh tế. Trên cơ sở đó các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu có thể đưa ra các giải pháp để tạo mở nhiều việc làm phù hợp để cân đối cung – cầu lao động trên thị trường. Chính sách của nhà nước hỗ trợ thị trường lao động, điều tra lao động việc làm thông qua hội chợ việc làm trong những năm qua đã giúp người lao động được tiếp cận và tìm hiểu thông tin về nhu cầu ngành nghề, thu nhập, điều kiện lao độngcác doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người lao động, định hướng cho các cơ sở dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực. Trong 5 năm ước thực hiện tổ chức 170 lượt hội chợ việc làm ở 40 tỉnh, thành phố giúp 6.000 người lao động được tuyển và 7.000 người đăng ký học nghề. Nhưng các hoạt động phát triển thị trường lao động ở Việt Nam mới ra đời, hỗ trợ từ ngân sách còn hết sức khiêm tốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phát triển thị trường lao động. Vậy để thị trường lao động ở nước ta phát triển cần có các chính sách các hoạt động hỗ trợ nhằm phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng, có sự quan tâm sâu sát của chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy mở rộng thị trường lao động trong nước, khắc phục sự phân đoạn, sự khác biệt của thị trường lao động, đảm bảo thị trường lao động thông thoáng, vận hành có hiệu quả, tạo thuận lợi để chuyển dịch lao động giữa các vùng, các nghành và các thành phần kinh tế. Nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường của Nhà nước. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành ngân hàng việc làm. Có chính sách hỗ trợ đào tạo lại và bố trí việc làm cho lao động dôi dư và các nhóm yếu thế trên thị trường lao động, nâng cao hiệu quả của chương trình việc làm. Tăng số lượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc ở mọi thành phần kinh tế , nghiên cứu ban hành chính sách BHXH tự nguyện , sớm xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người mất việc làm có điều kiện ổn định đời sống, có chính sách khuyến khích, động viên đào tạo lại giúp họ sớm tham gia trở lại thị trường lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế các nước phát triển theo xu hướng tăng cường hội nhập nền kinh tế quốc tế cho nên để giải quyết được nhiều việc làm cần có các chính sách đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia, thực hiện đa dạng hoá thị trường và thành phần tham gia xuất khẩu lao động, đa dạng hoá hình thức xuất khẩu và ngành nghề lao động xuất khẩu. Xúc tiến mạnh thị trường lao động ngoài nước, có chính sách đối ngoại phù hợp với các nước và vùng lãnh thổ có khả năng tiếp nhận nhiều lao động và chuyên gia Việt Nam. IV. Giải pháp về nguồn lực tài chính của chương trình việc làm. Theo đánh giá hiện nay suất đầu tư bình quân 1 chỗ làm việc mới lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 25 triệu đồng, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là 5 triệu động. Để có thể thực hiện được các mục tiêu trên nguồn lực tài chính cần thiết dự kiến khoảng 24.000 tỷ đồng từ các nguồn tài chính thuộc khu vực nhà nước, khu vực tài chính, phi tài chính và khu vực kinh tế hộ gia đình, các tổ chức kinh tế xã hội. 1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước : Đối với nguồn lực tài chính thuộc khu vực nhà nước được thực hiên qua 2 kênh là : Nguồn lực tài chính trong ngân sách chính quyền các cấp, đây là nguồn lực cơ bản để thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan chính quyền các cấp, trong đó có nhiệm vụ giải quyết việc làm. Nguồn lực tài chính ngoài ngân sách nhà nước như : Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ quốc gia về việc làmtài chính của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính nhà nước, lợi nhuận sau khi chịu thuế của các doanh nghiệp. Các nguồn lực tài chính này thực hiện các mục tiêu giải quyết việc làm thông qua con đường đầu tư gián tiếp và trực tiếp. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình giải quyết việc làm sẽ được NSNN bố trí hàng năm, mức đầu tư cho giai đoạn 2006-2010 cần khoảng 10.695 tỷ động. 1.1 Vốn đầu tư phát triển : Theo dự thảo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 trình đại hội đảng IX, dự kiến tổng đầu tư toàn xã hội là 114 tỉ USD (giá năm 2005) chiếm 37,6% GDP. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển này dự kiến dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn 15-18%; công nghiệp 42-48%; hạ tầng giao thông, bưu điện 14-18%; các ngành văn hoá xã hội khoảng 22-25% vốn đầu tư toàn xã hội. 1.2 Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ quốc gia về việc làm : Ngân sách nhà nước cấp mới, gồm ngân sách nhà nước trung ương cấp mới khoảng 1.750 tỷ trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm do chính phủ trình quốc hội quyết định và 250 tỷ từ ngân sách địa phương trích lập quỹ giải quyết việc làm do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình, hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Quỹ quốc gia về việc làm đến năm 2005 có là 2.370 tỷ đồng, dự kiến trong 5 năm, ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn cho quỹ với tổng số tiền là 1.800 tỷ đồng. Quỹ được sử dụng để hỗ trợ các địa phương, ngành và tổ chức đoàn thể quần chúng thực hiện các hoạt động hỗ trợ người thất nghiệp, người thiếu việc làm. 2. Các nguồn khác Quỹ hỗ trợ xuất khẩu : Tăng cường nguồn vốn cho quỹ hỗ trợ xuất khẩu, mỗi năm tăng 50 tỷ đồng, trong 5 năm tăng 250 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn cho vay xuất khẩu lao động lên 400 tỷ đồng. Trợ giúp của các nước, các tổ chức quốc tế cho các hoạt động đào tạo, tập huấn, hội thảo về việc làm và dự án tạo việc làm. Vốn, thiết bị tài trợ mới, kể cả bổ sung và vốn thu hồi từ các dự án tín dụng tạo việc làm. 3. Các giải pháp nhằm huy động nguồn lực tài chính trong giai đoạn 2006-2010 cho công tác giải quyết việc làm. Nhà nước cần ban hành cơ chế huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, khuyến khích người lao động đã qua đào tạo, có trình độ đến vùng kinh tế khó khăn thiếu lao động; khuyến khích sử dụng lao động phổ thông trong một số công trình xây dựng, khuyến khích lực lượng thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện xây dựng đất nước, gắn với di dân đến vùng kinh tế mới, biên giới ,hải đảo. Tập trung cho vay để nuôi trồng thuỷ sản, phát triển làng thanh niên xây dựng vùng kinh tế mới ven đường Hồ Chí Minh, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, vùng chuyên canh, kinh tế trang trại, làng nghề là những nơi đầu tư vốn ít nhưng giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. Bổ sung thêm đối tượng cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, cho vay đối với đối tượng đi xuất khẩu lao động vì đây là giải quyết việc làm ngoài nước có thu nhập cao, hiện nay người lao động vay vốn qua các ngân hàng thương mại để đi xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn về tài sản thế chấp. Giao chỉ tiêu kế hoạch giải quyết việc làm cho các địa phương, bộ, ngành, doanh nghiệp, chương trình, dự ánđồng thời có biện pháp theo dõi và đánh giá hiệu quả, kết quả. Nhà nước tăng cường đầu tư vốn cho chương trình việc làm quốc gia để mỗi năm có thêm từ 250 đến 300 tỷ đồng bổ sung vốn vay và vốn hỗ trợ trung tâm việc làm, dạy nghề, đào tạo cán bộ, điều tra việc làm, mở rộng thông tin thị trường lao động và việc làm. Quản lý điều hành vốn vay: để khắc phục tình trạng vốn tồn đọng và tăng nhanh vòng quay sử dụng vốn, cơ quan chủ quản chương trình phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường chỉ đạo các địa phương, các hội đoàn thể đẩy nhanh việc xét duyệt các dự án để cho vay sớm, không dồn vào cuối năm. Việc phân bổ vốn vay bổ sung hàng năm cần căn cứ vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Xử lý nợ quá hạn và rủi ro bất khả kháng, sửa đổi một số chế độ đã có mức chi nhưng lạc hậu, không phù hợp với thực tế. Lập quỹ hỗ trợ dạy nghề cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, góp phần tạo việc làm cho lao động bị mất đất. V. Các nhiệm vụ để thực hiện được các giải pháp. Phần trên chúng ta đã trình bày rất nhiều các giải pháp và kiến nghị nhằm mục tiêu hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010. Nhưng để một chương trình lớn và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội như vậy hoàn thành và đạt kết quả tốt là một điều không dễ dàng do đó cần phải thực hiện triệt để một số nhiệm vụ cụ thể sau. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách lao động và việc làm theo hướng xã hội hoá lĩnh vực giải quyết việc làm, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế xã hội đi đôi với thu hút lao động, người lao động tự tạo việc làm, nhà nước chủ yếu hỗ trợ về cơ chế chính sách và hành lang pháp lý. Tăng cường các hoạt động giám sát, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực qua các chương trình dự án, gắn các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội với chỉ tiêu giải quyết việc làm, ổn định số lao động được thu hút vào làm việc qua các dự án đầu tư, nâng cao chất lượng giải quyết việc làm. Tăng cường năng lực hoạt động phát triển thị trường lao động thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, giúp người lao động tăng cơ hội có việc làm. Tăng cường công tác đào tạo, dạy nghề cho người lao động, gắn đào tạo với nhu cầu giải quyết việc làm, cân đối hợp lý giữa đào tạo dài hạn với ngắn hạn, giữa đào tạo tập trung tại các trường nghề với đào tạo tại cơ sở sản xuất, kết hợp các mô hình đào tạo từ dạy nghề đến truyền nghề, cân đối giữa các nghề để đảm bảo không có tình trạng thiếu lao động do nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện quản lý, nguồn đầu tư và trình độ của người lao động, một mặt tạo mở nhiều chỗ làm việc mới, mặt khác tăng dần năng suất lao động và chất lượng chỗ làm việc. Các địa phương và các tổ chức đoàn thể được uỷ quyền quản lý sử dụng nguồn vốn giải quyết việc làm cần chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội duy trì hoạt động cho vay và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tránh để ách tắc nguồn vốn và dư nợ quá hạn cao. Xây dựng cơ chế hỗ trợ hợp lý đối với cá nhân và tổ chức tham gia đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ người lao động vay vốn từ ngân hàng để có điều kiện đóng góp kinh phí đi lao động. Kết luận Một lần nữa chúng ta lại khẳng định vấn đề việc làm và giải quyết việc làm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất nước và mọi vùng trong nước ta. Vấn đề giải quyết việc làm trong các năm qua tuy đã đạt được một số thành quả, số người có việc làm trong mọi ngành kinh tế đều có tăng tuy nhiên với tốc độ tăng nguồn lao động hàng năm còn cao, số người hàng năm ra nhập đội quân chờ việc tăng lên không ngừng thì vẫn đề tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm việc là một thách thức và là vấn đề thời sự. Do đó cần có các biện pháp cấp bách giải quyết việc làm, tạo ra nhiều việc làm mới góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, đưa nước ta trở thành một trung tâm kinh tế- văn hoá- xã hội của khu vực trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Phụ lục 1 : Dự kiến cân đối nguồn tài chính của quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010. Đơn vị tính : Tỷ đồng Nguồn 2006-2010 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số: 10.125 1.525 1.775 2.025 2.275 2.525 1. Ngân sách nhà nước 10.000 1.500 1.770 2.000 2.250 2.500 1.1 Ngân sách NN cấp mới 2.000 300 350 400 450 500 Ngân sách NN TW cấp mới 1.750 250 300 350 400 450 Ngân sách ĐP 250 50 50 50 50 50 1.2 Vốn thu hồi 8.000 1.200 1.400 1.600 1.800 2.000 2.Tài trợ quốc tế 125 25 25 25 25 25 Dự án thị trường LĐ 100 20 20 20 20 20 Dự án khác 25 5 5 5 5 5 ( Nguồn Vụ Tài chính - HCSN thuộc Bộ tài Chính ) Phụ lục 2 : Nội dung sử dụng và dự toán quỹ quốc gia về việc làm trong thời kì 2006-2010. Đơn vị tính : Tỷ đồng Nội dung 2006-2010 2006 2007 2008 2009 2010 A- Quỹ QG về VL 10.125 1.525 1.775 2.025 2.275 2.525 1. Cho vay vốn tạo việc làm 9.775 1.455 1.705 1.955 2.205 2.405 2.Hỗ trợ trang thiết bị TTGTVL 100 20 20 20 20 20 3.Chi hoạt động phát triển TTLĐ 75 15 15 15 15 15 Chi thông tin tuyên truyền, kiểm tra, khảo sát đánh giá chương trình 25 5 5 5 5 5 4. Chi đào tạo cán bộ việc làm 25 5 5 5 5 5 5.Chi khác 125 25 25 25 25 25 Tạo việc làm (nghìn người) 1.750 330 335 340 345 350 B. Quỹ hỗ trợ XKLĐ 250 50 50 50 50 50 ( Nguồn Vụ Tài chính - HCSN thuộc Bộ tài Chính ) Phụ lục 3 : Dự kiến giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 theo các chương trình dự án. Đơn vị tính : nghìn người Giải quyết VL 5 năm 7,500 2006 1,485 2007 1,505 2008 1,520 2009 1,500 2010 1,490 Tỷ trọng Theo CT-DA 7,500 1,485 1,505 1,520 1,500 1,490 Các chương trình PTKT 5,400 1,080 1,090 1,095 1,075 1,060 72.00 PT nông nghiệpN.thôn 2,505 500 505 505 500 495 33.40 Đầu tư trong nước 2,450 500 500 500 480 470 32.67 Công trình trọng điểm 995 210 210 200 190 185 Khu CN,CX 330 65 65 70 65 65 Phát triển DN 1,125 225 225 230 225 220 11.67Đầu tư nước ngoài 320 55 60 65 70 70 4.27 Khu vực nhà nước 125 25 25 25 25 25 1.67 Quỹ quốc gia về việc làm 1,700 330 335 340 345 350 22.67 Cơ quan Trung ương 475 90 92 95 98 100 Địa phương 1,425 270 278 285 292 300 Xuất khẩu LĐ 400 75 80 85 80 80 5.33 (Nguồn Vụ Lao Động–Việc Làm thuộc Bộ Lao động–Thương binh và xã hội) Phụ lục 4 : Dự kiến giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 theo ngành kinh tế. Đơn vị tính:nghìn người Giải quyết VL 5 năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ trọng% Triệu người 7,500 1,485 1,505 1,520 1,500 1,490 Chia theo ngành N-L-N 4,385 875 880 885 875 870 58.47 CNXD 1,605 315 325 330 320 315 21.40 DV, TM 1,510 295 300 305 305 305 20.13 (Nguồn Vụ Lao Động–Việc Làm thuộc Bộ Lao động–Thương binh và xã hội) Phụ lục 5 : Chương trình việc làm năm 2003 Nội dung công việc Tg. Hoàn thành Sản phẩm Người chủ trì thực hiện Lãnh đạo vụ chỉ đạo Theo dõi cho vay vốn hỗ trợ việc làm 2003 Báo cáo Trần Ngọc Diễn Ng.Thị Hải Vân Theo dõi giải quyết các dợ án rủi ro 2003 Báo cáo Phạm Thị Bích Dược Ng.Thị Hải Vân Theo dõi dự án ‘Nâng cao năng lực trung tâm DVVL’ 2003 Báo cáo Lê Mạnh Hùng Ng.Thị Hải Vân (Nguồn Vụ Lao Động–Việc Làm thuộc Bộ Lao động–Thương binh và xã hội) Mục lục nhận xét của đơn vị thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3062.doc
Tài liệu liên quan