Đề tài Quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch

Ngày 19/5/1977 đúng 7h30' lễ khởi công xây dựng Nhà máy bắt đầu. Sau bao nhiêu cố gắng của các đơn vị thi công, của lãnh đạo, CBCN viên Nhà máy, các ban nghành. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ xây dựng, Liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam (nay là Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam) và Đảng, chính quyền 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, sự giúp đỡ của chuyên gia. Ngày 25/11/1983 nhà máy xi măng Hoàng Thạch, dây chuyền I đã cho ra lò mẻ clanhke đầu tiên. Ngày 16/1/1984 bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu Hoàng Thạch xuất xưởng. Ngày 1/7/1984 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch chính thức bước vào sản xuất theo kế hoạch, đánh dấu một thời kì mới. Thời kì sản xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước.

doc72 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tồn kho nguyên vật liệu, qua đó để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch năm tiếp theo. ­Căn cứ vào các yếu tố trên phòng kế hoạch soạn thảo hợp đồng để ký kết với đơn vị cung ứng .Để đảm bảo đủ về số lượng,đúng về chủng loại, đảm bảo về chất lựơng, ngay từ khâu làm hợp đồng dã có các điều khoản được qui định chặt chẽ nhằm ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị cung ứng. Mẫu hợp đồng của Công ty được soạn thảo và sử dụng như phần phụ lục. 2.3.1.2. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu đủ số lượng, đồng bộ của Công ty: Bất kỳ một nghành sản xuất nào muốn quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn thì yêu cầu về nguyên vật liệu phải được cung cấp đủ số lượng, đồng bộ .Đặc biệt đối với nghành sản xuất xi măng yêu cầu về công nghệ là lò quay phải hoạt động liên tục, nếu vì thiếu nguyên liệu hoặc vì lý do nào đó mà phải dừng lò thì việc đốt lò chạy lại rất tốn kém vì phải sấy lò bằng dầu 100% ( bình thường đốt bằng than). Để đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ nguyên vật liệu cho sản xuất Công ty bố trí kho chứa hợp lý khoa học phù hợp với yêu cầu sản xuất; cụ thể: Mỗi loại nguyên vật liệu được chứa một kho riêng ; mỗi kho được chia thành hai nửa: nửa thứ nhất gọi là Đống A, nửa thứ hai gọi là Đống B, với nguyên lý hoạt động là: Khi đống A cấp nguyên vật liệu cho sản xuất thì đống B nhập nguyên vật liệu vào kho qua tính toán và kinh nghiệm thực tế thì khoảng 7 ngày là cấp hết một đống liệu. Để có thời gian dừng máy, bảo dưỡng máy móc thiết bị thì khoảng 5ngày đống B nhập đầy nguyên vật liệu; sau khi cấp liệu hết đống A thì quay lại cấp đống B và đống A lại tiếp tục nhập nguyên vật liệu vào. Kết hợp nhịp nhàng phối hợp với các khâu kế hoạch, vận chuyểnCứ như thế thì nguyên vật liệu sẽ được đảm bảo cung ứng về số lượng và tất cả các loại nguyên vật liệu đều cùng thực hiện theo nguyên lý như vậy nên đảm bảo cung ứng về mặt đồng bộ. Công ty xi măng Hoàng Thạch luôn tổ chức tốt việc cung ứng đủ về số lượng đảm bảo đồng bộ nên hàng năm không phải dừng lò vì lý do thiếu nguyên vật liệu. Do đó sản lượng sản xuất luôn đạt vàvượt kế hoạch. 2.2.1.3. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu theo chất lượng. Công ty xi măng Hoàng Thạch luôn coi chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu hàng đầu, an toàn lao động là nguồn gốc bền vững. Bởi vì nguyên vật liệu tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm,đến năng suất lao động và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Bởi vậy Công ty rất chú ý đến chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.Mọi nguyên vật liệu đều được lấy mẫu bất kỳ , được kiểm tra phân tích bằng máy Rơn ghen , kết quả phân tích được gửi về phòng Kỹ thuật sản xuất và được lưu ở đây. Nguyên vật liệu trước lúc làm thủ tục tiếp nhận thì công việc đầu tiên là lấy mẫu để phân tích các thành phần có đạt yêu cầu hay không. Cụ thể Công ty đã lấy mẫu và phân tích nguyên liệu đá vôi như sau: CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG THÍ NGHIỆM - KCS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ 433./XMHT Hoàng Thạch: ngày 15 tháng 12 năm 2008 PHIẾU BÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Loại mẫu: Đá vôi; Tên dơn vị cung ứng: Công ty cổ phần Khoáng Sản Thống Nhất-Kinh Môn-Hải Dương Số lượng: 3 mẫu Nơi lấy mẫu: Đập đá vôi công trình 11 Ngày lấy mẫu: 15/12/2008 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH % CaCo MgO W Ghi Chú 65 2,3 2 Kết luận: Mẫu phân tích đủ tiêu chuẩn Cán bộ phân tích T/L Giám đốc Trưởng phòng - KCS Phạm Văn Nghị Nguyễn Hữu Quỳnh 2.3.1.4.Tổ chức cung ứng nguyên vật liệu kịp thời,đúng thời điểm. Công ty sử dụng lượng nguyên vật liệu rất lớn để sản xuất, để tối ưu hóa mức và chi phí dự trữ, Công ty áp dụng giải pháp cung ứng đúng thời điểm .Công ty chọn giải pháp này vì giải pháp cung ứng này có những đặc điểm chủ yếu sau: - Mức dự trữ có xu hướng dần tới 0; - Chi phí dự trữ đạt ở mức thấp nhất; - Công ty phối hợp nhịp nhàng được cả ba chức năng: quản trị mua, quản trị dự trữ, quản trị sản xuất; - Thực hiện giao hàng thường xuyên với số lượng vừa phải; - Thiết lập quan hệ dài hạn với những đơn vị cung ứng duy nhất Cụ thể : ngoài ký hợp đồng với một số đơn vị cung ứng khác mang tính chất không thường xuyên, Công ty đã ký hợp đồng dài hạn với một số đơn vị cung ứng lớn có khả năng lớn về mặt tài chính, nguồn cung cấp, có cơ sở vật chất tốt, có uy tín và có đia bàn gần Công ty. Như Công ty Công nghiệp và xây dựng sô 1 Kinh môn - Hải Dương. Công ty đã phối kết hợp với đơn vị cung ứng như đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm , hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật đối với những đề tài khoa học mới nghiên cứu và thử nghiệm nguyên vật liệu mà chỉ có Công ty mới giúp đơn vị cung ứng thực hiện được.Mặt khác về vấn đề chuẩn hóa và thống nhất hóa; vấn đề pháp luật;ý thức trách nhiệm cao của các chủ thể kinh tế được quan tâm đúng mức. 2.3.2. Công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sản xuất xi măng ở Công ty: Chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm của Công ty. Một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ xi măng có nhu cầu về nguyên vật liệu lớn về số lượng và giá trị tiêu dùng. Công ty xi măng Hoàng Thạch là một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ xi măng nên có nhu cầu về nguyên vật liệu lớn về số lượng và giá trị tiêu dùng, các nguyên vật liệu cơ bản để sản xuất xi măng gồm: - Đá vôi. - Đá sét. - Quặng sắt. - Quặng Bô xít Để quản lý và sử dụng tốt các loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh thì Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho tất cả các Công ty trực thuộc Tổng. Dưới đây là định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất clinker, xi măng do Hội đồng Quản trị của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam ban hành năm 2007 chung cho các công ty sản xuất xi măng trong tổng Công ty và được áp dụng hai năm: TỔNG CÔNG TY CN XM VIỆT NAM CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ: 933/ QĐ - XMVN Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH V/v ban hành định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất clinker, xi măng HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM Căn cứ luật doanh nghiệp nhà nước (2003), Luật xây dựng (2003); Căn cứ Nghị định số 08/CP ngày 08/02/1996 của Chính phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Theo đề nghị phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật năm 2007 tại văn bản số 504/XMVN - KT ngày 02/04/2007 và văn bản số 860/XMVN - KT ngày 22/05/2007 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty xi măng Việt Nam. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất clinker xi măng poóclăng, clinker xi măng poóclăng bền sun phát, xi măng poóclăng (PC), xi măng poóclăng hỗn hợp (PCB) tại các Công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Điều 2: Định mức này là căn cứ để xây dựng kế hoạch, quyết toán nguyên vật liệuư, tài chính và được áp dụng từ ngày 01/01/2007. Điều 3: Đồng chí Tổng Giám đốc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Giám đốc các Công ty sản xuất xi măng và Trưởng các Phòng, ban liên quan của Tổng Công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: TM/ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Như đièu 3; CHỦ TỊCH - Bộ Xây dựng (để b/c); - Bộ Tài chính (để b/c); - Chủ tịch và các UV HĐQT; - Các Phó TGĐ; Lê Văn Chung - Lưu VT, HĐQT. ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT SẢN XUẤT CLINKER, XI MĂNG NĂM 2007 CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH (Ban hành kèm theo Quyết định số 933/ QĐ - XMVN ngày 29/5/2007) TT TÊN VẬT TƯ SẢN PHẨM Đơn vị tính ĐỊNH MỨC GHI CHÚ HT1 HT2 A SẢN XUẤT CLINKER 1 Đá vôi T/TClinker 1,360 1,360 2 Đá sét T/TClinker 0,285 0,285 3 Quặng sắt T/TClinker 0,025 0,025 4 Bô xít T/TClinker 0,025 0,025 Trong quá trình thực hiện định mức,cán bộ định mức của Công ty luôn theo dõi tình hình thực hiện định mức đối với từng vị trí công đoạn sản xuất. Hàng tháng hoặc hàng quý tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức đối với từng loại nguyên vật liệu. Cuối năm Công ty có giải trình tình hình thực hiện định mức lên Tổng công ty .Năm 2008 Công ty xi măng Hoàng Thạch có giải trình như sau: TỔNG CÔNG TY CNXM VIỆT NAM CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Số: 278 /XMHT - KTSX Hoàng Thạch, ngày 12 tháng 1 năm 2009 GIẢI TRÌNH TIÊU HAO VẬT TƯ 12 THÁNG NĂM 2008 1. SẢN XUẤT CLINKE R. clinker sản xuất được: 2.137.814,00 tấn Trong đó:HT 1:1.013.203tấn;HT 2:1.124.611tấn. 1. Đá vôi: - Định mức: HT1 = HT2 = 1,36 tấn/tấn clinker. - Thực tế: HT1: 1,357 tấn/tấn clinker. HT2: 1,356 tấn/tấn clinker. - Đá vôi đưa vào nghiền tổng: 2.899.726,09 tấn. Trong đó: * HT1: 1.374.755,09 tấn * HT2: 1.524.521 tấn 2. Đá sét: - Định mức: HT1 = HT2 = 0,285 tấn/tấn ckinker. - Thực tế: HT1: 0,284 tấn/tấn clinker. HT2: 0,284 tấn/tấn clinker. - Đá sét đưa vào nghiền tổng: 606.559 tấn Trong đó: * HT1: 287.617 tấn. * HT2:318.942 tấn 3. Quặng sắt: - Định mức: HT1 = HT2 = 0,025 tấn/tấn clinker. - Thực tế : HT1: 0,013 tấn/tấn clinker. HT2: 0.013 tấn/tấn clinker. - Quặng sắt đưa vào sản xuất tổng: 28.411,813 tấn. Trong đó: *HT1: 13.555 tấn. *HT2: 14.856,813 tấn. 4. Bô xít: - Địnhh mức: HT1 = HT2 = 0,025 tấn/tấn clinker. - Thực tế: HT1: 0,021 tấn/tấn clinker. HT2: 0,021 tấn/tấn clinker. - Bô xít đưa vào sản xuất tổng: 44.697,436 tấn. Trong đó: *HT1: 21.063 tấn. - Loại 1: 1.250 tấn. - Loại 2: 19.813 tấn. *HT2: 23.634,436 tấn. - Loại 1: 1.155 tấn. - Loại 2: 22.479,436 tấn. Người lập biểu Phòng KTSX Giám Đốc Ngô Văn Tác Lê Thành Long Đào Ngọc Bình Nơi nhận: - Tổng Công ty CNXM VN - Giám Đốc - P.Giám đốc SX, CĐ, Mỏ - Phòng TV, KH, VT, Tổng kho - Lưu: VP,KTSX 2.3.3. Quản lý công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu của Công ty: Tiếp nhận là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua, vận chuyển với bộ phận quản lý nguyên vật liệu trong Công ty, là cơ sở để hạch toán chính xác phí lưu thông và giá cả nguyên vật liệu. Công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu của Công ty khá tốt, tạo điều kiện cho thủ kho nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại nguyên vật liệu, phát hiện kịp thời tình trạng của nguyên vật liệu, hạn chế hiện tượng nhầm lẫn, tham ô, thiếu trách nhiệm có thể xảy ra. Công ty đã thực hiện theo đúng quy định về phân công , phân cấp quản lý tiếp nhận nguyên vật liệu.Sau khi thực hiện tốt những thủ tục cần thiết, thủ kho, cán bộ tiếp liệu cùng những bên liên quan tiến hành kiểm đếm lượng nguyên vật liệu. Quá trình tiếp nhận này được Công ty bố trí chặt chẽ,đảm bảo nguyên tắc: - Mọi nguyên vật liệu tiếp nhận phải qua thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm, xác định chính xác số lượng . Những năm trước đây Công ty dùng phương pháp đo đống, đo mớn; phương pháp này độ chính xác không cao thường hao hụt từ 4% đến 5%. Năm 2004 Công ty đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, Công ty triển khai việc nhập nguyên vật liệu bằng cân điện tử; phương pháp này mang lại hiệu quả kinh tế cao giảm hao hụt xuống còn 0,8%, mặt khác công tác quản lý và bốc xúc hàng hóa tại cảng nhập cũng được thuận tiện hơn. Công ty thành lập một số trạm cân thành phần gồm có: Phòng vật tư, tổng kho,phòng bảo vệ, khách hàng. Sau khi cân xong kết quả được thể hiện trên phiếu cân. Một ví dụ cụ thể về việc nhập nguyên vật liệu của Công ty được tiến hành theo quy trình sau: Ngày 22 tháng 11 năm 2008 nhập nguyên liệu quặng sắt của đơn vị cung ứng là Công ty công nghiệp xây dựng số 1 - Kinh Môn - Hải Dương. Công ty đã tiến hành cân hàng và có kết quả như sau: - Cân xe thứ nhất: CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG VẬT TƯ - TỔNG KHO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ../XMHT Hoàng thạch, ngày 22 .tháng 11.năm 2008 PHIẾU CÂN HÀNG Trạm cân công trình 22 Số phiếu : 404 Tên nguyên vật liệu : Quặng sắt Tên đơn vị cung ứng : Công ty công nghiệp xây dựng số 1-Kinh Môn Phương tiện : Xe 34K 2065 Trọng lượng xe có hàng : 50 tấn Trọng lượng xe không hàng: 15 tấn Trọng lượng hàng : 35 tấn Khách hàng Phòng Vật tư Thủ kho Phòng Bảo vệ Phạm Minh Hải Vũ Kết Dương Thị Thúy Đỗ Văn Ngát - Cân xe thứ hai: CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG VẬT TƯ - TỔNG KHO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ../XMHT Hoàng thạch, ngày 22 .tháng 11.năm 2008 PHIẾU CÂN HÀNG Trạm cân công trình 22 Số phiếu : 405 Tên nguyên vật liệu : Quặng sắt Lạng sơn Tên đơn vị cung ứng : Công ty công nghiệp xây dựng số 1-Kinh Môn Phương tiện : Xe 34L 2468 Trọng lượng xe có hàng : 40 tấn Trọng lượng xe không hàng: 10 tấn Trọng lượng hàng : 30 tấn Khách hàng Phòng Vật tư Thủ kho Phòng Bảo vệ Phạm Minh Hải Vũ Kết Dương Thị Thúy Đỗ Văn Ngát Căn cứ vào kết quả của phiếu cân cán bộ tiếp liệu tiến hành làm biên bản giao nhận .Đây là căn cứ pháp lý rất quan trọng để bộ phận kế toán căn cứ làm phiếu nhập kho.Với đơn hàng trên, sau khi cân xong, căn cứ vào phiếu cân hàng các bên tiến hành làm biên bản giao nhận hàng như sau: TỔNG CÔNG TY CN XM VIỆT NAM CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Phòng Vật tư Số: 235 XMHT-VT BIÊN BẢN GIAO NHẬN HÀNG Qua cân điện tử-trạm cân CT22 Hôm nay, ngày 22tháng 11năm 2008 Tại: Kho công trình 26 - Công ty xi măng Hoàng Thạch Chúng tôi, gồm có: I/ BÊN GIAO: 1. Ông : Phạm Minh Hải ; Chức vụ: cán bộ giao nhận - CT công nghiệp xây dựng số 1 - Kinh Môn -Hải Dương. II/ BÊN NHẬN: 2. Ông : Vũ Kết ; Chức vụ: Cán bộ tiếp liệu phòng vật tư 3. Bà: Dương Thị Thúy ; Chức vụ: Thủ kho 4. Ông: Đỗ Văn Ngát ; Chức vụ: Bảo vệ Hàng hóa giao nhận theo nội dung sau: Phương tiện vận chuyển: xe 34K 2065, Chủ phương tiện: Nguyễn Văn Hà Xe 34L2468, chủ phương tiện : Trần Văn Điệp Hàng hóa theo hóa đơn số: 0676; Ngày 20 tháng 11 năm 2008 SỐ TT TÊN, QUY CÁCH VẬT TƯ ĐƠN VỊ TÍNH KHỐI LƯỢNG (Kg) GHI CHÚ THEO HÓA ĐƠN THỰC NHẬN 1 2 3 4 5 6 1 Quặng sắt Lạng Sơn Tấn 65 65 CỘNG Tấn 65 BÊN GIAO PHÒNG VẬT TƯ THỦ KHO Phạm Minh Hải Vũ Kết Dương Thị Thúy Thông qua biên bản giao nhận tiếp nhận chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng quy định (thể hiện trong hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển và thời gian giao hàng.). Tiến hành chuyển nguyên vật liệu từ địa điểm tiếp nhận vào kho của Công ty, tránh làm hư hỏng, rơi vãi, mất mát. - Mọi nguyên vật liệu đều phải được kiểm tra chất lượng (lấy mẫu thử ở phòng KCS). Kết quả mẫu thử được gửi về phòng Kỹ thuật sản xuất và phòng điều hành trung tâm . Cụ thể với lô hàng trên được lấy mẫu và phân tích chất lượng như sau: CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG THÍ NGHIỆM - KCS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ../XMHT Hoàng Thạch: ngày 22/ 11 / 2008 PHIẾU BÁO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Loại mẫu:Quặng sắt Lạng sơn ;Tên dơn vị cung ứng:Công ty XD&CN số1 Kinh Môn - Hải Dương. Số lượng: 3 mẫu Nơi lấy mẫu:Kho 26 Ngày lấy mẫu:22 /11/2008 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH % FeO W Ghi Chú 75 6 Kết luận :Quặng đạt tiêu chuẩn chất lượng cho phép sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng Cán bộ phân tích T/L Giám đốc Phạm Hoành Trưởng phòng - KCS Nguyễn Văn Quỳnh Sau khi thực hiện tốt, đúng quy trình các công việc nói trên , công việc tiếp theo là làm biên bản kiểm nghiệm nguyên vật liệu để xác định chủng loại , số lượng ,chất lượng .Công ty ban hành và áp dụng mẫu biên bản kiểm nghiêm nguyên vật liệu như sau: TỔNG CÔNG TY CN XM VIỆT NAM Mẫu số 03 - VT CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH (Ban hành theo QĐ số 214/2000/QĐ-BTC SỐ : 606 PVT Ngày 28/12/2000 của Bộ Tài chính) BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ Ngày 22 tháng 11 năm 2008 Ban kiểm nghiệm gồm: + Ông: Nguyễn Thái ; Chức vụ: CBKT ; Đơn vị : Phòng Kỹ thuật sản xuất + Ông : Vũ Kết ; Chức vụ: CBVT ; Đơn vị : Phòng Vật tư + Bà : Dương thị thúy ; Chức vụ: Thủ kho; Đơn vị: Tổng kho +Ông : Phạm Minh Hải ; Chức vụ : Chủ hàng ; Đơn vị: Giao hàng Cùng nhau kiểm nghiệm chất lượng nguyên vật liệu nhập kho. Theo hóa đơn số : 0676 ngày 20 / 11 / 2008. Thuợc hợp đồng số : 68 ngày 1 / 11 / 2008. Nội dung cụ thể như sau: SỐ TT TÊN, NHÃN HIỆU, QUY CÁCH VẬT TƯ, Mà DANH ĐIỂM ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG THEO CHỨNG TỪ KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM GHI CHÚ SỐ LƯỢNG ĐÚNG QUY CÁCH, PHẨM CHẤT SỐ LƯỢNG KHÔNG ĐÚNG QUY CÁCH, PHẨM CHÂT 1 Quặng sắt Lạng sơn 0026 Tấn 65 65 0 Ý Kiến của ban kiểm nghiệm: Đề nghị cho nhập kho Biên bản đã được thông qua cùng ngày,mọi thành viên có tên đều nhất trí nội dung, được lập thành 04 bản được gửi cho các bên có liên quan. CHỦ HÀNG P/ KỸ THUẬT THỦ KHO VẬT TƯ P. GIÁM ĐỐC Phạm Minh Hải Nguyễn Thái Dương Thị Thúy Vũ Kết Nguyễn Văn An - Khi tiếp nhận thủ kho ghi số thực nhận, cùng với người giao hàng ký vào phiếu nhập kho. Mẫu phiếu nhập kho của Công ty thực hiện theo mẫu của Bộ tài chính ban hành. Mẫu số 01 - VT (Ban hành theo QĐ số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ tài chính) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 22 tháng 11 năm 2008 Số:NK /05 / 11 Nợ: Có:. - Họ tên người giao hàng:Phạm Minh Hải Địa chỉ:Công ty CN - Xây dựng số 1 Kinh Môn - Hải Dương - Theo hóa đơn số 0676 ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Công ty CN và Xây dựng số 1 Kinh Môn - Hải Dương. - Nhập tại kho: 03 - Thúy Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Quặng sắt Lạng sơn 026 tấn 65 65 102.000 đ/ tấn 6.630.000,0 Cộng tấn 65 65 6.630.000,0 Tổng số tiền (viết bằng chữ):Sáu triệu sáu trăm ba mươi ngàn đồng chẵn Nhập: ngày 22 tháng 11 năm2008. Người giao hàng: Thủ kho: Phụ trách kế toán: Phạm Minh Hải Dương Thị Thúy Dương Thị Lan Đồng thời thủ kho vào thẻ kho ghi số lượng thực nhập vào cột thực nhập của thẻ kho, thủ kho chuyển phiếu nhập kho cho bộ phận kế toán ký nhận vào sổ giao nhận chứng từ. Mẫu thẻ kho Công ty đang áp dụng: CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH BM-15-01 TỔNG KHO THẺ KHO Mã danh điểm:026 Mà KHO:03 Vị trí:Đống A / 03 Ngày lập:22 / 11 / 2008 Loại nguyên vật liệu:Nguyên liệu Tên nguyên vật tư và quy cách:Quặng sắt Lạng sơn Đơn vị tính : tấn Định mức dữ trữ (min/max). Ngày tháng Số chứng từ Diễn giải Số lượng C.ký CB K.tra Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn 22/11/2008 NK/05/11 Quặng sắt Lạng Sơn. 65 65 2.3.4.Tổ chức quản lý kho : Kho dự trữ nguyên vật liệu của công ty xi măng Hoàng Thạch được thiết kế và xây dựng kiên cố và có tính chất chuyên môn hóa, đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ: - Bảo quản toàn vẹn số lượng và chất lượng nguyên vật liệu ngăn ngừa hư hỏng mất mát. - Nắm vững nguyên vật liệu trong kho ở bất cứ thời điểm nào về số lượng, chất lượng, chủng loại và địa điểm sẵn sàng cấp phát kịp thời theo yêu cầu sản xuất. - Bảo đảm thuận tiện việc nhập, xuất, kiểm kê. Nguyên vật liệu nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ và thủ tục đã quy định. - Bảo đảm hạ thấp chi phí bảo quản bằng cách tổ chức lao động khoa học trong kho, sử dụng hợp lý diện tích và dung tích kho. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý kho có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt, hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và huấn luyện công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường. Sau mỗi đợt huấn luyện người lao động phải thi sát hạch, đạt kết quả mới được phân công làm việc. - Có hệ thống sổ sách theo dõi rõ ràng, luôn luôn nắm vững chất lượng và lượng tồn kho đối với từng loại nguyên vật liệu để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiến độ mua. Kho có sơ đồ sắp xếp, phân loại theo quy cách, phẩm chất, không để tình trạng nguyên vật liệu bị rơi vãi bừa bãi, tận dụng triệt để năng lực của kho, bảo đảm an toàn lao động trong kho. - Bảo quản nguyên vật liệu tốt, được bảo quản theo đúng quy trình, quy phạm của nhà nước ban hành. - Kho của Công ty được xây dựng và thực hiện hệ thống nội quy và quy chế quản lý kho tàng có hệ thống nội quy: nội quy ra vào, nội quy bảo quản, nội quy về nhập, về xuất nguyên vật liệu, nội quy phòng hỏa hoạn, nội quy kiểm tra định kỳ và các quy chế như quy chế về khen thưởng, kỷ luật, quy chế về xử lý nguyên vật liệu thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng 2.3.5. Tổ chức quản lý cấp phát nguyên vật liệu phục vụ sản xuất: Cấp phát nguyên vật liệu là hình thức chuyển nguyên vật liệu từ kho xuống các bộ phận sản xuất. Cấp phát nguyên vật liệu một cách chính xác kịp thời cho các bộ phận sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tận dụng triệt để và có hiệu quả công suất thiết bị và thời gian lao động của công nhân. Trên cơ sở đó đảm bảo nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành. Tổ chức tốt việc cấp phát nguyên vật liệu còn là điều kiện tốt cho việc thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm và chế độ hạch toán kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. Đối với kho nguyên vật liệu của Công ty xi măng Hoàng Thạch được bố trí ngay trong dây chuyền sản xuất. Nên dễ dàng đáp ứng được những yêu cầu trên. Khi xuất nguyên vật liệu để sản xuất, thủ kho kiểm tra phiếu xuất kho hợp lệ. Phiếu xuất kho hợp lệ có đủ 3 liên, có chữ ký của thủ trưởng đơn vị. Khi xuất hàng thủ kho ghi vào phiếu xuất kho cột thực xuất Công ty sử dụng mẫu phiếu xuất kho như sau: Mẫu số 01 - VT (Ban hành theo QĐ số 214/2000/QĐ-BTC Ngày 28/12/2000 của Bộ Tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày25tháng11.năm 2008 Số:XK / 09/ 11 Nợ: Có:. - Họ tên người nhận hàng:Nguyễn Văn Lộc Địa chỉ:Xưởng Nguyên liệu - Lý do xuất kho:Sản xuất - Xuất tại kho:Dương Thị Thúy SỐ TT TÊN, NHÃN HIỆU, QUY CÁCH, PHẨM CHẤT VẬT TƯ, SẢN PHẨM Mà SỐ ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN YÊU CẦU THỰC XUẤT 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Quặng sắt Lạng sơn 03 Tấn 65 65 102.000 đ/ tấn 6.630.000,0 CỘNG 65 6.630.000,0 Tổng số tiền (viết bằng chữ):Sáu triệu sáu trăm ba mươi ngàn đồng chẵn NGƯỜI NHẬN THỦ KHO PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn V.Lộc Dương Th Thúy Dương thị Lan Nguyễn Chiến Khi xuất hàng xong thủ kho giao lại một liên phiếu xuất kho cho đơn vị sử dụng, thủ kho ghi vào thẻ kho cột thực xuất và lấy số thực nhập trừ đi số thực xuất để ghi vào cột tồn kho sau đó thủ kho giao 2 liên còn lại cho thống kê kế toán ký vào sổ giao nhận chứng từ. Thủ kho ghi vào thẻ kho: CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH BM-15-01 TỔNG KHO THẺ KHO Mã danh điểm:026 Mà KHO:03 Vị trí:Đống A / 03 Ngày lập:22 / 11 / 2008 Loại nguyên vật liệu:Nguyên liệu Tên nguyên vật tư và quy cách:Quặng sắt Lạng sơn Đơn vị tính : tấn Định mức dữ trữ (min/max). Ngày tháng Số chứng từ Diễn giải Số lượng C.ký CB K.tra Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn 22/11/2008 25/11/2008 NK/05/11 XK/09/11 Quặng sắt Lạng Sơn. Quặng sắt Lạng Sơn. 65 65 65 0 2.3.6. Thanh quyết toán nguyên vật liệu: Thanh quyết toán là bước chuyển giao trách nhiệm giữa các bộ phận sử dụng và bộ phận quản lý nguyên vật liệu thực chất của việc thanh quyết toán nguyên vật liệu là thực hiện việc hạch toán và đánh giá tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Thanh quyết toán nguyên vật liệu là sự đối chiếu so sánh giữa lượng nguyên vật liệu các đơn vị nhận về với lượng sản phẩm sản xuất được thông qua các thông số hiển thị ở phòng điều hành trung tâm. Thống kê tổng hợp, tổng hợp lại sản lượng sản xuất để cung cấp số liệu cho các phân xưởng biết, cung cấp cho các phòng ban chức năng qua đó mà biết được kết quả sản xuất sản phẩm. Nhờ có công tác thanh quyết toán mới đảm bảo việc hạch toán đầy đủ, chính xác nguyên vật liệu và giá thành. Công ty tiến hành thanh quyết toán tính riêng cho từng loại nguyên vật liệu. Thời gian quyết toán thường là 1 tháng tiến hành một lần. Công ty sử dụng mẫu thanh quyết toán có nội dung như sau: TỔNG CÔNG TY CN XM VIỆT NAM CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ.XM HT/TK THANH QUYẾT TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 11 / 20008 STT DANH MỤC VẬT TƯ Đ.V TÍNH NHẬP TRONG KỲ XUẤT TRONG KỲ TỒN KHO CUỐI KỲ CHỈ TIÊU THỰC NHẬP CHỈ TIÊU THỰC XUẤT 1 2 3 4 Đá vôi Đá sét Quặng sắt Bô xít tấn tấn tấn tấn 12.000 6.000 4.500 3.000 12.000 6.000 4.500 3.000 12.000 6.000 4.500 3.000 11.500 5.700 4.200 2.000 5.000 3.000 3.000 1.000 Người lập biểu: Thủ kho: Chủ nhiệm tổng kho: Phụ trách kế toán: Nguyễn Cương Dương Thị Thúy Nguyễn Chiến Dương Thị Lan 2.4.Những hạn chế, tồn tại chủ yêú trong quản lý nguyên vật liệu của Công ty: Qua thời gian tìm hiểu thực tập về quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch ta thấy còn một số hạn chế tồn tại chủ yếu sau: Thực tế tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất xi măng của Công ty so với định mức chỉ có Đá vôi là sát với định mức còn Đá sét, Quăng sắt, Bô xít là thấp hơn so với định mức .Vậy nên Công ty nên cải tiến định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tế. Cần tối ưu hóa quá trình đặt mua nguyên vật liệu để tiết kiệm chi phí đầu vào. Thời gian dự trữ nguyên vật liệu sản xuất của một số nguyên vật liệu còn nhiều. Cần xác định thời gian dự trữ nguyên vật liệu phù hợp hơn để góp phần hạ giá thành sản phẩm. * Nguyên nhân của các tồn tại trên chủ yếu là: Nguyên nhân chính có thể nói là do công tác định mức của Công ty chưa chính xác, trong thời gian vừa qua Công ty đã có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng nên lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thực tế được tiết kiệm trong khi đó Công ty chưa điều chỉnh ngay định mức tiêu dùng nguyên vật liệu so với thực tế. Do yêu cầu về công nghệ, hơn nữa do trữ lượng nguyên vật liệu khai thác lâu năm nên phải khai thác âm xuống lòng đất, nên Công ty để thời gian dự trữ của một số nguyên vật liệu nhiều để đề phòng thiếu nguyên vật liệu làm gián đoạn sản xuất. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH 3.1. Biện pháp 1: Cải tiến định mức sử dụng nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch 3.1.1. Khái niệm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của thời kì kế hoạch. Hoặc có thể nói định mức nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tối thiểu để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định của thời kì kế hoạch. 3.1. 2. Vai trò của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu: - Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là căn cứ để xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, giá thành, tài chính của doanh nghiệp. - Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để cấp phát nguyên vật liệu cho từng bộ phận sản xuất và từng nơi làm việc. - Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là cơ sở để hạch toán kinh tế nội bộ, là cơ sở để tính toán nhu cầu về vốn lưu động và huy động các nguồn vốn một cách hợp lý. - Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là mục tiêu cụ thể để thúc đẩy cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, ngăn ngừa mọi lãng phí có thể xảy ra. - Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là thước đo đánh giá trình độ tiến bộ khoa học, kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật mới, công nghệ mới vào sản xuất. Ngoài ra, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là cơ sở để xác định các mục tiêu cho các phong trào thi đua hợp lý hóa sản xuất và cải tiến kỹ thuật trong các doanh nhgiệp. Ngoài những ý nghĩa quan trọng nêu trên còn một điều quan trọng nữa đối với cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp là phải nhận thức được rằng: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là một chỉ tiêu động, nó đòi hỏi phải thường xuyên được đổi mới và hoàn thiện theo sự tiến bộ của kỹ thuật, sự đổi mới và hoàn thiện của các mặt quản lý, sự đổi mới công tác tổ chức sản xuất và trình độ lành nghề của công nhân không ngừng được nâng cao. 3.1.3. Cơ sở lý luận của biện pháp: Qua nghiên cứu các khái niệm và ý nghĩa của nguyên vật liệu, định mức nguyên vật liệu. Ta đã biết vai trò của nguyên vật liệu và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp nói chung và Công ty xi măng Hoàng Thạch nói riêng. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là một chỉ tiêu động, nó đòi hỏi phải thường xuyên được đổi mới và hoàn thiện theo sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị, sự đổi mới và hoàn thiện của các mặt quản lý, sự đổi mới công tác tổ chức sản xuất và trình độ lành nghề của công nhân không ngừng được nâng cao. 3.1.4.Cơ sở thực tiễn của biện pháp: Công ty xi măng Hoàng Thạch có quy mô sản xuất lớn, lượng nguyên vật liệu sử dụng rất lớn. Công ty có dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại. Có bộ máy quản lý hoàn thiện, Công ty có quá trình hình thành và phát triển lâu năm, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề lâu năm và hàng năm được bổ sung. Có sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Bộ xây dựng và các cơ quan chức năng của Bộ, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam và các phòng ban chức năng của Tổng Công ty. Do vậy sự đầu tư, nghiên cứu về khoa học kỹ thuật luôn được lãnh đạo Công ty chú trọng và không ngừng phát triển. Hàng năm có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, cho phép việc hoàn thiện công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sản xuất xi măng luôn được cải tiến để phù hợp với tình hình sản xuất, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nguyên vật liệu. 3.1.5. Cách thức thực hiện biện pháp: Có thể dùng phương pháp phân tích. Nội dung các bước tiến hành như sau: - Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sản xuất xi măng, cần chú ý đến các tài liệu về thiết kế sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc tính kinh tế, kỹ thuật của nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm, chất lượng của máy móc thiết bị; trình độ kỹ thuật của công nhân và các số liệu thống kê về tình hình thực hiện định mức của kỳ báo cáo. - Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức và các nhân tố ảnh hưởng tới nó để tìm giải pháp xóa bỏ mọi lãng phí, khắc phục các sai sót về công nghệ, để tiết kiệm mức tiêu dùng nguyên vật liệu. - Tổng hợp các thành phần trong cơ cấu của mức, tính hệ số sử dụng và đề ra các biện pháp phấn đấu giảm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch. 3.1.6. Hiệu quả mong đợi khi thực hiện biện pháp: Cải tiến định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sản xuất xi măng làm giảm chi phí đầu vào, nên góp phần làm giảm làm giảm giá thành sản phẩm; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường 3.2. Biện pháp 2: Tối ưu hóa quá trình đặt mua nguyên vật liệu 3.2.1. Đặt vấn đề: Trong quản trị kinh doanh nói chung và quản lý nguyên nguyên vật liệu sản xuất xi măng nói riêng quản lý tốt mỗi khâu đều đem lại hiệu quả kinh tế cho Doanh nghiệp góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường .Tối ưu hóa quá trình đặt mua nguyên vật liệu để đảm bảo sản xuất liên tục vừa không bị ứ đọng vốn đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng. Sau đây là cách thực hiện biện pháp. 3.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp: * Xác định nhu cầu nguyên vật liệu trong năm kế hoạch: Nhu cầu nguyên vật liệu trong năm được xác định theo công thức sau: N = Q x M Trong đó: N: Nhu cầu nguyên vật liệu trong năm kế hoạch Q : Khối lượng công việc thứ i kỳ kế hoạch M : Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm i: Số công việc kỳ kế hoạch Ta có bảng sau: Bảng tính khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng trong năm kế hoạch Số TT Tên vật tư ĐVT Định mức Đơn giá K. Lượng Nhu cầu Thành tiền 1 Đá vôi Tấn/TấnCLK 1,36 25 000 2 100 000 1 260 067 31 501 680000 2 Đá sét Tấn/TấnCLK 0,285 26 000 2 100 000 231 021 6 006 546 000 3 Quặng sắt Tấn/TấnCLK 0,025 186 160 2 100 000 52 500 9 773 400 000 4 Quặng Bô xít Tấn/TấnCLK 0,025 204 360 2 100 000 52 500 10 728 900000 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất năm kế hoạch, căn cứ vào định mức nguyên vật liệu, căn cứ nhu cầu nguyên vật liệu thực tế năm báo cáo ( 2007) ta đưa ra biện pháp sử dụng nguyên vật liệu dùng trong năm kế hoạch như sau: Bảng khối lượng vật tư áp dụng biện pháp cho năm kế hoạch Số TT Tên vật tư ĐVT Sản lượng kế hoạch Định mức Khối lượng vật tư Đơn giá Thành tiền 1 Đá vôi Tấn 2 100 000 1,355 1 365 840 25 000 34 146 000 000 2 Đá sét Tấn 2 100 000 0,283 237 720 26 000 6 180 720 000 3 Quặng sắt Tấn 2 100 000 0,016 33 600 186 160 6 254 976 000 4 Quặng Bôxit Tấn 2 100 000 0,019 38 850 204 360 7 939 386 000 Muốn xác định được khối lượng nguyên vật liệu mua tối ưu, ta cần phải xem xét các yếu tố có liên quan đến các yếu tố chi phí như: - Chi phí đặt hàng. - Chi phí mua hàng. - Chi phí vận chuyển. - Chi phí thuê kho, thuê bến bãi Như vậy các yếu tố chi phí bao gồm 2 yếu tố chi phí đó là: chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Vậy lượng nguyên vật liệu cần mua tối ưu là: *Trước biện pháp: Ta áp dụng công thức sau để tính toán: Q= Trong đó: - Q : là lượng vật tư cần mua tối ưu - Z : là chi phí đặt hàng cho một lần cung cấp (Hiện nay tại Công ty đang áp dụng Zhđ = 1% cho đặt hàng trong nước). - Q : Là nhu cầu vật tư cần cung cấp trong kỳ. - Z : Là chi phí lưu kho cho một đơn vị vật tư mỗi năm. ( Hiện nay tại Công ty đang áp dụng Zlk = 0,01% giá trị nhu cầu vật tư bình quân trong một tháng). Ta có bảng sau: Bảng xác định lượng nguyên vật liệu tối thiểu cần cung cấp Số TT Tên vật tư Qn Thành tiền Zhđ Zlk Qmax 1 Đá vôi 1 260 067 31 501 680 000 630 033 600 2 625 140 24 593 2 Đá sét 231 021 6 006 546 000 120 130 920 500 546 10 530 3 Quặng sắt 52 500 9 773 400 000 195 468 000 814 450 5 020 4 Quặng Bôxit 52 500 10 728 900 000 214 578 000 894 075 5 020 Số lần cung ứng trong năm (N*) được xác định theo công thức sau: N* = Ta có bảng sau: Bảng xác định số lần cung ứng trong năm Số tt Tên vật tư ĐVT Qn Q* N* 1 Đá vôi Tấn 1 260 067 24 593 51 2 Đá sét Tấn 231 021 10 530 22 3 Quặng sắt Tấn 52 500 5 020 10 4 Quặng Bôxit Tấn 52 500 5 020 10 * Áp dụng biện pháp: Ta áp dụng công thức: Q= Để xác định lượng nguyên vật liệu tối thiểu, ta có bảng sau: Bảng xác định lượng nguyên vật liệu tối ưu cần cung cấp Số tt Tên vật tư Q Thành tiền Z Z Q 1 Đá vôi 1 255 435 31 385 865 000 627 717 300 2 615 489 24 548 2 Đá sét 229 400 5 964 394 800 119 287 896 497 033 10 493 3 Quặng sắt 33 600 6 254 976 000 125 099 520 521 248 4 016 4 Quặng Bô xit 38 850 7 939 386 000 158 787 720 661 616 4 318 Số lần cung ứng tronng năm được thể hiện bằng bảng sau: Bảng xác định số lần cung ứng trong năm Số tt Tên vật tư ĐVT Q Q N 1 Đá vôi Tấn 1 255 435 24 548 51 2 Đá sét Tấn 229 400 10 493 22 3 Quặng sắt Tấn 33 600 4 016 8 4 Quặng Bô xit Tấn 38 850 4 318 9 3.2.3 Hiệu quả kinh tế mong đợi khi thực hiện biện pháp: Bảng so sánh trước và sau khi áp dụng biện pháp Số TT Tên vật tư Q (sau) Q (trước) So sánh N (sau) N (trước) So sánh 1 Đá vôi 24 548 24 593 45 51 52 1 2 Đá sét 10 493 10 530 37 22 22 0 3 Quặng sắt 4 016 5 020 1 004 9 11 2 4 Quặng Bô xit 4 318 5 020 702 9 11 2 Vậy ta có kết quả như sau: - Đối với đá vôi: + Chi phí lưu kho giảm = 45 = 1 125 đồng + Chi phí đặt hàng giảm = 1 = 12 116 030 đồng + Chi phí tiết kiệm được là: 1 25 + 12 116 030 = 12 117 155 đồng Tương tự đối với các vật liệu trên ta cũng tính được giảm chi phí lưu kho và chi phí mua hàng. - Đối với quặng sắt: + Chi phí lưu kho giảm = 1 004 = 186 904 đồng + Chi phí đặt hàng giảm = 2 = 35 539 636 đồng + Chi phí tiết kiệm được là: 186 904 + 35 539 636 = 35 726 540 đồng - Đối với quặng Bô xit: + Chi phí lưu kho giảm = 702 = 143 460 đồng + Chi phí đặt hàng giảm = = 39 014 181 đồng + Chi phí tiết kiệm được là: 143 460 + 39 014 181 = 39 157 641 đồng * Tổng chi phí kỳ vọng tiết kiệm được khi thực hiện biện pháp là: 12 117 155 + 35 726 540 + 39 157 641 = 87 001 336 đồng 3.3.Biện pháp 3: Xác định thời gian dự trữ nguyên vật liệu hợp lý: 3.3.1.Đặt vấn đề: Việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh bao gồm từ việc quản lý nhập, xuất, tồn kho, việc lựa chọn chất lượng, giá cả và nhà cung cấp là cả một quá trình để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả trong sản xuất. Nếu doanh nghiệp có chính sách phù hợp thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu thì sẽ giúp được giảm chi phí trong việc bảo quản dự trữ cũng như việc giảm vốn lưu động thờng xuyên của Doanh nghiệp. Hiện nay với công tác quản lý và dự trữ của Công ty chưa phù hợp lắm, thời gian dự trữ các nguyên vật liệu còn kéo dài. Điều này gây nên không ít những tổn thất và thiệt hại cho Công ty. Để thay đổi và cải thiện tình hình hiện nay, Công ty có thể tính toán, xác định lại thời gian dự trữ sao cho hợp lý và luôn luôn phải bám sát thực tế, bám sát chỉ đạo, nhằm ngày càng tiết kiệm được chi phí dự trữ và ngày càng hoàn thiện hơn đối với công tác dự trữ. Muốn giảm được thời gian dự trữ thì số lần cung ứng nguyên vật liệu phải tăng lên để kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ta có bảng sau: Bảng tình hình dự trữ nguyên vật liệu của Công ty xi măng Hoàng Thạch theo biện pháp Stt Tên nguyên vật liệu ĐM thời gian dự trữ tx (ngày) ĐM thời gian dự trữ bh (ngày) ĐM dự trữ chung Đá vôi 7 1 8 Đá sét 17 2 19 Quặng sắt 40 5 45 Quặng Bausit 40 5 45 3.3.2. Nội dung của biện pháp: - Định mức lại thời gian dự trữ cho các loại nguyên vật liệu và thực hiện việc kiểm tra chặt chẽ quy định mức, đồng thời việc định mới phải đảm bảo kịp thời nhu cầu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó nên thiết kế mức dự trữ theo bảng sau: Bảng định mức dự trữ nguyên vật liệu theo kế hoạch Stt Tên nguyên vật liệu Thời gian dự trữ TX (Ngày) Thời gian dự trữ BH (Ngày) Thời gian dự trữ chung (Ngày) 1 Đá vôi 9 1 10 2 Đá sét 18 2 20 3 Quặng sắt 37 5 42 4 Quặng Bausit 37 5 42 Ta tính được lượng vốn lưu động dự trữ nguyên vật liệu theo năm kế hoạch và theo biện pháp là: Bảng tính vốn lưu động NVL của Công ty theo năm kế hoạch Stt Tên nguyên vật liệu Dự trữ ngày đêm (Đồng) Dự trữ chung (Ngày) Dự trữ TX (Ngày) Dự trữ BH (Ngày) Tổng dự trữ (Đồng) 1 Đá vôi 87 182 958 10 9 1 871 829 583 2 Đá sét 16 567 763 20 18 2 331 355 267 3 Quặng sắt 17 374 933 42 37 5 729 747 200 4 Quặng Bausit 22 053 850 42 37 5 926 261 700 Tổng 809 736 305 2 859 193 750 Bảng tính vốn lưu động của công ty năm kế hoạch theo biện pháp Stt Tên nguyên vật liệu Dự trữ ngày đêm (Đồng) Dự chữ chung (Ngày) Dự trữ TX (Ngày) Dự trữ BH (Ngày) Tổng dự trữ (Đồng) 1 Đá vôi 87 182 958 8 7 1 697 463 667 2 Đá sét 16 567 763 19 17 2 314 787 503 3 Quặng sắt 17 374 933 45 40 5 781 872 000 4 Quặng Bausit 22 053 850 45 40 5 992 423 250 Tổng 809 736 305 2 786 546 420 Sau khi tính toán được vốn lưu động của xí nghiệp và của biện pháp, ta tiến hành so sánh biện pháp trên, ta có bảng sau: Bảng so sánh giữa kế hoạch và biện pháp Stt Tên nguyên vật liệu Tổng dự trữ theo kế hoạch Tổng dự trữ theo biện pháp So sánh 1 Đá vôi 871 829 583 697 463 667 -174 365 916 2 Đá sét 331 355 267 314 787 503 -16 567 764 3 Quặng sắt 729 747 200 781 872 000 52 124 800 4 Quặng Bausit 926 261 700 992 423 250 66 161 550 Tổng 2 859 193 750 2 786 546 420 -72 647 330 3.3.3.Hiệu quả của biện pháp: Nếu áp dụng biện pháp sẽ khắc phục được một số hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu của xí nghiệp như: - Có thể giảm được vốn lưu động trong khâu tồn kho nguyên vật liệu thường xuyên. - Có thể tiết kiệm được vốn lưu động, quay vòng vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc hạ giá thành sản phẩm. - Như đã tính toán ở trên, nếu thực hiện biện pháp định mức lại thời gian dự trữ, hàng năm xí nghiệp có thể giảm được mức vốn lưu động là: 72.647.330đ Nếu như lượng vốn này Công ty xi măng Hoàng Thạch còn phải đi vay thì chi phí vốn hàng năm của xí nghiệp phải trả là: (Với lãi suất = 18%). 72 647 330 x 18% = 13 076 519,4đồng/năm. Như vậy hàng năm xí nghiệp cũng tiết kiệm được một số lãi vay đáng kể là: 13.076.519,4 đồng, và cùng với số tiền tiết kiệm được do thực hiện biện pháp là: 72.647.330 đồng. Vậy tổng số tiền tiết kiệm được do thực hiện biện pháp là: 85.723.849.4 đồng. KẾT LUẬN CHUNG Sau thời gian học tập, nghiên cứu thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp. Vận dụng những kiến thức đã được học từ các thầy cô khoa QTKD Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân - Hà Nội. Được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc sĩ Mai Xuân Được. Sự giúp đỡ tận tình của các Phòng ban, Phân xưởng trong Công ty xi măng Hoàng Thạch. Em đã viết và hoàn thành bản Chuyên đề tốt nghiệp với nội dung chủ yếu sau: Chương I: Giới thiệu về Công ty xi măng Hoàng Thạch Chương II: Thực trạng quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch Qua thời gian thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp, tác giả có một số kết luận và kiến nghị sau: - Nhìn chung Công ty xi măng Hoàng Thạch có điều kiện sản xuất ổn định do Công ty đóng ở khu vực Minh Tân - Kinh Môn - Hải Dương, là nơi có nhiều dãy núi có trữ lượng lớn về nguyên vật liệu sản xuất xi măng, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu vào sản xuất của Công ty. Công ty có địa bàn giáp ranh giữa ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, gần đường Quốc lộ 18A, nối liền Hòn Gai - Hà Nội, gần đường Quốc lộ 5A, nối liền Hải Phòng - Hà Nội, gần Ga Mạo Khê, có tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long, có cảng nhập - xuất nguyên - nhiên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. - Công ty được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Sự quan tâm giúp đỡ của các phòng ban chức năng Bộ Xây dựng và Tổng Công ty. Sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy Đảng , chính quyền hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh. - Công ty có dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại, được đầu tư mở rộng từ một dây chuyền sản xuất vào những năm 1976-1980 có công suất thiết kế là 1,1 triệu tấn xi măng/năm. Hiện tại, Công ty có hai dây chuyền đang sản xuất với công suất thiết kế là 2,3 triệu tấn xi măng/năm và Công ty đang gấp rút thi công hoàn thành dây chuyền sản xuất xi măng Hoàng Thạch 3. Dự kiến đến quý II năm 2009 hoàn thành và đưa vào sản xuất, nâng công suất thiết kế của Công ty lên hơn 3 triệu tấn/ năm. - Trong những năm vừa qua Công ty luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch nhà nước và Tổng công ty giao. Có được những thành quả đó là do tập thể cán bộ công nhân viên Công ty phấn `đấu nỗ lực không ngừng về mọi mặt trong đó sự đóng góp của công tác quản lý nguyên vật liệu sản xuất là không nhỏ. Trong thời gian tới tác giả xin có một số đề xuất kiến nghị sau: - Công ty cần có các biện pháp quản lý đồng bộ về vận hành sản xuất, sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng máy móc thiết bị, quản lý, sử dụng nguyên vật liệu Kết hợp các biện pháp cải tiến khoa học kỹ thuật, công nghệ với nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân. Đặc biệt là nâng cao ý thức về mọi mặt cho công nhân để Công ty phát triển không ngừng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Cải thiện điều kiện làm việc, quan tâm đến đời sống của công nhân để công nhân yên tâm công tác vận hành tốt máy móc thiết bị, hạn chế đến mức thấp nhất việc phải dừng máy do nguyên nhân chủ quan. - Xây dựng lại một số định mức cũ không còn phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế, bản chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em kính mong được sự giúp đỡ chỉ dẫn của các thầy cô trong Khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Quốc dân để bản chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn nữa. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Mai Xuân Được và các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh trường Đại học kinh tế quốc dân. Sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Công ty xi măng Hoàng Thạch, của các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất trong Công ty xi măng Hoàng Thạch trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn! Đông Triều, ngày 15 tháng 2 năm 2009 Sinh viên: Đặng Đình Khoàn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Gi¸o tr×nh: Kinh TÕ Vµ Tæ Chøc S¶n XuÊt Trong Doanh NghiÖp Tr­êng §¹i häc Kinh TÕ Quèc d©n Chñ biªn: PGS.PTS Ph¹m H÷u Huy Nhµ xuÊt b¶n Gi¸o Dôc - 1998 - Gi¸o tr×nh: Qu¶n trÞ chøc n¨ng th­¬ng m¹i cña doanh nghiÖp C«ng nghiÖp Tr­êng §¹i häc Kinh TÕ Quèc D©n Khoa Qu¶n trÞ kinh doanh - Chñ biªn: GS.TS NguyÔn KÕ TuÊn Nhµ xuÊt b¶n thèng kª Hµ Néi 2004 - Gi¸o tr×nh : Qu¶n trÞ doanh nghiÖp - Tr­êng §¹i häc Kinh TÕ Quèc D©n Chñ biªn: PGS-TS: Lª V¨n T©m - TS Ng« Kim Thanh Nhµ xuÊt b¶n lao ®éng Hµ Néi 2004 - T¹p chÝ : C«ng ty xi m¨ng Hoµng Th¹ch - 25 n¨m x©y dùng vµ tr­ëng thµnh Nhµ xuÊt b¶n x©y dùng 2005 - Th­ viÖn phßng truyÒn thèng C«ng ty xi m¨ng Hoµng Th¹ch - Phßng kÕ to¸n tµi chÝnh thèng kª C«ng ty xi m¨ng Hoµng Th¹ch NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Giáo viên hướng dẫn : TH.S. MAI XUÂN ĐƯỢC Tên học sinh : ĐẶNG ĐÌNH KHOÀN Lớp : QTKDCN & XD - K38 Tên đề tài: “Quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch” .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Hoàng Thạch, ngày. thángnăm 2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo viên hướng dẫn : TH.S. MAI XUÂN ĐƯỢC Tên học sinh : ĐẶNG ĐÌNH KHOÀN Lớp : QTKDCN & XD - K38 Tên đề tài: “Quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch” .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 NHẬN XÉT CỦA KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn : TH.S. MAI XUÂN ĐƯỢC Tên học sinh : ĐẶNG ĐÌNH KHOÀN Lớp : QTKDCN & XD - K38 Tên đề tài: “Quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch” .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 MỤC LỤC: NỘI DUNG TRANG Lời mở đầu 1 Chương I: Giới thiệu về Công ty xi măng Hoàng Thạch 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Hoàng Thạch 3 1.1.1. Tổng quan về Công ty xi măng Hoàng Thạch 3 1.1.2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu 6 1.1.2.1. Giai đoạn 1976-1985: Xây dựng nhà máy và bắt đầu sản xuất 6 1.1.2.2. Giai đoạn 1986-1995: Công ty xi măng Hoàng Thạch thực hiện công cuộc đổi mởi của Đảng 6 1.1.2.3. Giai đoạn từ 1996 đến nay: Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa 8 1.2. Mô hình quản lý của Công ty xi măng Hoàng Thạch 11 1.2.1. Sơ đồ mô hình quản lý của Công ty 11 1.2.2. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong sơ đồ 12 1.3. Chế độ làm việc của Công ty 13 1.4. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất 15 1.4.1. Bộ phận sản xuất chính 15 1.4.2. Bộ phận phụ trợ sản xuất 17 1.5. Kết quả hoạt động của Công ty 18 1.5.1. Về kinh tế xã hội 18 1.5.2. Về đầu tư mở rộng quy mô sản xuẩ 18 1.5.3. Về đào tạo nhân lực 18 1.5.4. Về nghiên cứu áp dụng các biện pháp công nghệ 19 1.5.5. Về quy chế trả lương cho cán bộ công nhân viên chức 19 1.5.6. Về an toàn lao động - Quản lý môi trường 20 1.5.7. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây (2004-2008) 20 Chương II: Thực trạng quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch 22 2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu sản xuất xi măng ở Công ty xi măng Hoàng Thạch 22 2.1.1. Đặc điểm về chủng loại nguyên vật liệu 22 2.1.2. Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu 22 2.1.3. Đặc điểm về bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu 22 2.2. Một số đặc điểm cơ bản của Công ty có ảnh hưởng tới quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng 23 2.2.1. Đặc điểm lao động của Công ty xi măng Hoàng Thạch 23 2.2.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất của Công ty 26 2.3. Thực trạng quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng ở Công ty xi măng Hoàng Thạch 28 2.3.1. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu sản xuất xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch 28 2.3.1.1. Công tác lập kế hoạch, hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu 28 2.3.1.2. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu đủ số lượng, đồng bộ của Công ty 32 2.3.1.3. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu theo chất lượng 33 2.3.1.4. Tổ chức cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đúng thời điểm 34 2.3.2. Công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sản xuất xi măng ở Công ty 34 2.3.3. Quản lý công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu của Công ty: 39 2.3.4. Tổ chức quản lý kho 46 2.3.5. Tổ chức quản lý cấp phát nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 47 2.3.6. Thanh quyết toán nguyên vật liệu 49 2.4. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu trong quản lý nguyên vật liệu của Công ty 51 Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch 52 3.1.Biện pháp 1: Cải tiến định mức sử dụng nguyên vật liệu sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hoàng Thạch 52 3.1.1. Khái niệm định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 52 3.1.2. Vai trò của định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 52 3.1.3. Cơ sở lý luận của biện pháp 53 3.1.4. Cơ sở thực tiễn của biện pháp 53 3.1.5. Cách thức thực hiện biện pháp 53 3.1.6. Hiệu quả mong đợi khi thực hiện biện pháp 54 3.2. Biện pháp 2: Tối ưu hóa quá trình đặt mua nguyên vật liệu 54 3.2.1. Đặt vấn đề 54 3.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp 54 3.2.3. Hiệu quả kinh tế mong đợi khi thực hiện biện pháp 58 3.3. Biện pháp 3: Xác định thời gian dự trữ nguyên vật liệu hợp lý 60 3.3.1. Đặt vấn đề 60 3.3.2. Nội dung của biện pháp 61 3.3.3. Hiệu quả của biện pháp 62 Kết luận chung 64 Danh mục tài liệu tham khảo 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7829.doc
Tài liệu liên quan