Đề tài Thiết kế khu du lịch sinh thái tại U Minh, Cà Mau

CÂU 13: Thông tin về một khu du lịch nào dưới đây thu hút anh/chị và làm anh/chị muốn đến nhiều nhất: a. Khu du lịch có khu vui chơi giải thí cực kì hấp dẫn. b. Khu du lịch có những khu nghiên cứu, trưng bày các loài sinh vật đặc trưng cho vùng. c. Khu du lịch có cản.h quan thiên nhiên đặc sắc và những món ăn rất đặc trưng của vùng. d. Khu du lịch có những cảnh quan nhân tạo rất đẹp. e. Khu du lịch có khu nghỉ mát và nghỉ dưỡng cao cấp. f. Khu du lịch thăm về chiến trường xưa.

doc77 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế khu du lịch sinh thái tại U Minh, Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loài thú lớn như: nai, mang, gấu, chồn, khỉ, voọc....và những loài động, thực vật đặc hữu. Đây là khu vực qui hoạch bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động của con người và tạo điều kiện cho các loài thú rừng về uống nước và định cư tại vùng thượng nguồn của hồ. Nhằm thống kê nguồn tài nguyên động thực vật trong hồ Tuyền Lâm, ban quản lí khu du lịch đã phối hợp với các viện nghiên cứu để xây dựng các đề tài nghiên cứu về động thực vật và xây dựng các bản đồ số thể hiện khu vực cư trú của từng loài nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học cũng như du lịch. 3.1.2)Khu trung tâm dịch vụ công cộng: Bố trí tại đầu các cửa ngõ vào khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Tổng diện tích 5 ha, bao gồm các khu vực: _ Khu hành chính: văn phòng của ban quản lí dự án khu du lịch. _ Khu vực đón tiếp: phòng tiếp tân, nhà hàng, phòng trưng bày, tiếp thị và hướng dẫn du lịch. _ Khu điều hành: điều hành các hoạt động của cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong khu du lịch. _ Khu dịch vụ công cộng: bưu chính, viễn thông, ngân hàng. 3.1.3)Khu du lịch tôn giáo thiền viện Trúc Lâm: diện tích 24 ha Loại hình du lịch chính là tham quan, vãn cảnh chùa va chiêm bái. Đây là một công trình văn hóa tôn giáo quan trọng và nổi tiếng của Phật giáo. Các công trình chánh điện, lầu chuông, nhà tăng, thư viện, vườn thiềnđược xây dựng với lối kiến trúc cổ truyền kết hợp với hiện đại trang nghiêm và thanh thoát. Đây là địa điểm thu hút du khách đến chiêm bái, vãn cảnh. 3.1.4)Khu biệt thự cao cấp: Nằm ở khu vực tây bắc của hồ, diện tích 150 ha. Khu vực này sẽ qui hoạch thành một làng biệt thự phục vụ du khách nghỉ dưỡng dài hạn, với những nét kiến trúc độc đáo nhưng vẫn rất hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Các biệt thự trong khu vực này sẽ được thiết kế theo từng căn riêng và các biệt thự tập trung theo từng khóm tại những vị trí có phong cảnh đẹp và hữu tình, có tầm nhìn bao quát toàn khu du lịch. 3.1.5)Khu nghỉ dưỡng: Khu nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, khách sạn cao cấp kết hợp với hội nghị, hội thảo được bố trí trên bán đảo phía tây của hồ Tuyền Lâm, diện tích 150 ha. Khu vực này sẽ là nơi phục vụ cho du khách cả về nhu cầu nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Các nhà đầu tư với mong muốn thu hút du khách cho dự án của mình sẽ đưa ra ý tưởng mới lạ và hấp dẫn để tạo ra nét đặc trưng riêng của khu vực mà mình đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng sẽ chú trọng đến việc áp dụng những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới về nhiều lĩnh vực như xây dựng, nội thất, giải tríđể đem đến cho du khách cảm giác thoải mái và hài lòng. Với những ý tưởng riêng của mỗi nhà đầu tư khi được kết hợp lại sẽ tạo thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn và độc đáo với một chu kí khép kín về các nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng. Một yêu cầu quan trọng mà ban quản lí đặt ra với các nhà đầu tư là các công trình kiến trúc của họ phải thật hài hòa với cảnh quan và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động không tốt đến môi trường. 3.1.6)Khu vui chơi, giải trí: Khu vui chơi, giải trí, thể thao cao cấp được bố trí trên bán đảo giữa hồ, diện tích 57 ha nhằm mục đích phục vụ cho du khách tham quan và nghỉ dưỡng tại khu du lịch. 3.1.7)Khu sân golf: Một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với việc xây dựng sân golf là phải hạn chế đến mức tối đa những tác động xấu đến môi trường, mà cụ thể là không chặt rừng thông tự nhiên. Do đó khu vực được chọn để làm sân golf nằm ở phía đông bắc trên các đồi ven hồ, diện tích 150 ha. Đây là khu vực có địa hình đẹp với nhiều đồi dốc và thung lũng, được bao bọc bởi những cánh rừng thông nguyên sinh và mật độ thông tập trung không dày lắm. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho công tác xây dựng, tạo cảnh quan sân golf. Hình : SƠ ĐỒ KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ TUYỀN LÂM 3.2)Mô hình khu du lịch sinh thái Vàm Sát, Cần Giờ: Nằm giữa dòng chảy của hai con sông Vàm Sát, Lòng Tàu. Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát mang trong mình những khoảng rừng đẹp nhất của khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM. Lịch sử của vùng đất này đã từng trải qua thời kì hoang hóa do ảnh hưởng của chất độc hóa học trong chiến tranh. Nhờ bàn tay con người, rừng đã dần hồi sinh và được ttrả về dáng vẻ uy nghiêm và sự rộng lớn vốn có trước đây. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, rừng ngập mặn Cần Giờ là khu rừng được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lí thuộc vào loại tốt nhất Việt Nam và thế giới. Với tổng diện tích 75.740 ha, rừng Cần Giờ là một quần thể động thực vật đa dạng, rất lí tưởng cho mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cho du khách. Các khu vực trong khu du lịch bao gồm: 3.2.1)Khu tham quan môi trường tự nhiên và vui chơi giải trí: bao gồm các phân khu như: _ Khu tham quan môi trường tự nhiên: tham quan cảnh đẹp thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Đi sâu vào khu vực này, du khách sẽ bắt gặp lũ dơi quạ treo mình trên ngọc đước cao. Chúng là loài động vật rất nhạy cảm với môi trường, chỉ những nơi nào thật sự an toàn thì chúng mới đến cư ngụ. _ Khu vui chơi giải trí: + Câu cua: những con cua chắc nịt sẽ được du khách câu lên và dùng làm bữa trưa + Câu cá sấu: khu du lịch Vàm Sát có một trại cá sấu đang nuôi khoảng 40 con. Du khách đến đây có thể tham quan môi trường sống, tìm hiểu tập quán và cách săn mồi của chúng. Thuyền câu là một chiếc xuồng đặc biệt bằng chất liệu composit có các khoang không khí giữ thăng bằng, bao học lưới B40 xung quanh. Người câu chỉ việc thả mồi và chờ chúng táp. 3.2.2)Khu hồ bơi: Trong khu du lịch Vàm Sát có một khu vực hồ bơi được thiết kế khá đặc biệt và độc đáo. Tại đây cho dù người không biết bơi cũng có thể bơi vì không thể chìm. Lí do là độ mặn trong hồ khá cao 30%, gấp 10 lần độ mặn của nước biển nên khối lượng riêng của cơ thể con người sẽ nhỏ hơn nước trong hồ. Điều đó giúp cho mọi người đều có thể nổi trên mặt nước. 3.2.3)Khu ăn uống và nghỉ ngơi: Tại đây nhà hàng Vàm Sát phục vụ những món ăn làm từ sản vật sẵn có tại đây như tôm, cua, cá, sò, ốc Phục vụ cho việc nghỉ ngơi của du khách là những chiếc võng và những làn gió từ sông thổi lên. 3.2.4)Khu bảo tồn: Do khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ, việc tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường luôn được đưa lên hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển. Mọi hoạt động của Vàm Sát luôn theo sát ý kiến của chuyên gia, các nhà sinh vật học để không làm hỏng môi trường tự nhiên. Vì vậy, các nhà đầu tư của khu du lịch Vàm sát đã cho xây dựng khu bảo tồn bao gồm: _ Sân chim tự nhiên với diện tích 100 ha. Để phát triển sân chim, các nhà bảo vệ rừng đã dùng phương pháp dẫn dụ bằng thức ăn để lôi kéo những bầy chim về, trong đó có cả những loài chim có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Ngoài sân chim, Vàm Sát cũng có khu bảo tồn động vật hoang dã như nai, heo rừng, trăn, rắn, kì đà. _ Khu nuôi trồng thủy sản: Hệ thống đập nuôi trồng thủy sản ở khu vực Vàm Sát được xem là hoàn chỉnh và có hiệu quả nhất của cả huyện Cần Giờ, giúp cho những người giữ rừng nơi đây vừa trồng rừng, vừa chủ động được nguồn nước để nuôi thủy sản quanh năm. Do nguồn thức ăn dồi dào nên chim cò về nhiều. Vì vậy sân chim phát triển được. Nguồn lợi của người dân gắn liền với nguồn lợi khai thác thủy sản và bảo vệ rừng nên việc bảo vệ môi trường là việc cần làm để bảo tồn hệ sinh thái. 3.3)Mô hình du lịch bền vững ở Hoàng Sơn, Trung Quốc: Hoàng Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Đó là một khu danh thắng có cảnh thiên nhiên đẹp và khu di tích lịch sử văn hóa. Bao phủ một diện tích 154 km2, khu vực này có 72 ngọn núi nhỏ khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 dòng suối nước khoáng, 24 dòng suối tự nhiên và 20 đầm lầy to nhỏ khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên ở đây là những rừng lá rụng, vùng đầm lầy phẳng lặng, rừng thông, các loài thực vật quí hiếm và động vật đang được bảo vệ. Hơn thế nữa, Hoàng Sơn còn có nhiều đền, những nhà tu kín, lầu và những dòng chữ khắc họa trên đá. Sự tăng trưởng nhanh của du lịch ở vùng Hoàng Sơn đầy danh thắng này đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như: _ Số loài động thực vật giảm xuống: sự xây dựng các công trình, đường sá và đường cáp treo qua núi cùng với các dự án thủy lợi đã làm mất đi hoặc tổn hại đến thảm thực vật rừng. Trong đó, có nhiều loại thực vật quí hiếm. Thảm thực vật này một thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loài động vật mà ngày nay hiếm khi người ta nhìn thấy chúng. _ Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên: xây dựng tràn lan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó _ Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch đi các hệ thống thủy văn: các hồ chứa nước và các công trình chứa nước được xây dựng để đảm bảo cung cấp nước cho khách du lịch. Vì cần phải xây dựng đập chắn nước ngang qua suối. Do đó, đã gây ra sự thay đổi lớn đối với lưu vực sông. _ Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách: du lịch ở vùng núi Hoàng Sơn đã phát triển từ số khách 282.000 trong năm 1979 lên đến 1.300.000 trong năm 1990. Ở vào thời kì cao điểm, hàng ngày có đến 8.000 khách tới tham quan _ Chất thải rắn và nước thải gâh ô nhiễm nghiêm trọng: rất nhiều rác đang thải ra khu vực thắng cảnh Hoàng Sơn này. Một số rác thải sinh hoạt được chôn nhưng nước thải sinh hoạt lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và các dòng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước. Để đối phó và quản lí các tác động môi trường tiêu cực gây ra bởi du lịch tại Hoàng Sơn. Chính quyền tỉnh An Huy đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu du lịch bao gồm: _ Tán thành nguyên tắc chỉ đạo phòng ngừa _ Củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động chính và kế hoạch cần thiết _ Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lí hệ thống nước _ Phân tán du lịch ra một khu rộng hơn _ Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đến tham quan một khu du lịch cụ thể nào đó _ Dùng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên _ Thực hiện quản lí nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong khu du lịch. Như vậy cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa. Các công trình xây dựng phải được thiết kế hài hòa với cảnh quan và các đặc tính của địa phương _ Thực hiện các biện pháp quản lí có lợi cho môi trường và đề cao sự giảm áp lực đến hệ sinh thái _ Tạo lập vườn thực vật và các khu dự trữ nguồn gen để có thể phục vụ cho công việc bảo tồn gen và cho các dự án khôi phục thảm thực vật _ Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi môi trường A. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG I. TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở RỪNG U MINH 1.1)Vị trí địa lí: Rừng U Minh rộng 145.000 ha nằm giữa hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Ranh giới lãnh thổ gồm: + Phía Bắc giáp sông Cái Lớn + Phía Nam giáp sông Ông Đốc + Phía Đông vượt qua khỏi kênh Chắc Băng + Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Trong đó, rừng U Minh Hạ có diện tích 8300 ha, được chính phủ ra quyết định thành lập vườn quốc gia U Minh hạ vào ngày 20 tháng 1 năm 2006. Rừng U Minh Hạ nằm trong địa phận của xã Khánh Lâm, Khánh An huyện U Minh và xã Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi huyện Trần Văn Thời. 1.2)Điều kiện tự nhiên: 1.2.1)Khí hậu thủy văn: Khí hậu: Khí hậu thuộc loại gió mùa cận xích đạo, vì xích đạo nhiệt ở sát mũi Cà Mau. Lượng mưa ở U Minh Cà Mau cao từ 1500 – 2400mm, có tháng lên đến 500 – 600 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Trong đó tháng 1, 2, 3 là có lượng mưa dưới 25mm và nhiều năm cũng là tháng kiệt không có một giọt mưa nào. Đến cuối mùa khô (cuối tháng 3 và đầu tháng 4) nhiệt độ trung bình lên cao nhất (khoảng từ 36oC – 37oC), phần lớn diện tích đất bị khô nứt nẻ, tạo điều kiện cho những vùng đất phèn tiềm tàng biến thành vùng đất phèn hoạt động Lượng bốc hơi hàng năm từ 1000 – 1200m và trong mùa khô lượng bốc hơi gần gấp 3 lần lượng mưa. Độ ẩm không khí từ 80 – 85% và thấp nhất trong mùa khô xuống tới 60% vào tháng tư hàng năm. Nhìn chung lượng mưa và độ ẩm có chiều hướng tăng dần nên rừng tràm U Minh sinh trưởng rất tốt. Về thuỷ văn: mùa mưa thì ngập, mùa khô thì nước trong rừng chảy ra sông, biển khô cạn hết. Trong rừng có hệ thống kênh mương mang tính tương phản là vừa có lợi và vừa có hại: vừa làm giao thông hào ngăn cháy rừng lan toả nhưng đồng thời cũng làm mặt nước rút rất nhanh, vì vậy mùa khô kéo dài hơn những năm trước đây. Mạch nước ngầm trong lòng đất sâu hơn trước từ 0,7 – 1m. 1.2.2)Địa hình: Hệ sinh thái rừng úng phèn chủ yếu phát sinh ở những bồn trũng lớn, có độ cao so với mặt biển từ 0,3 – 1,2m, hướng dốc chính là Đông Bắc Tây Nam, chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ nước và thuỷ triều của vịnh Thái Lan. Độ lục địa: U Minh ở sát biển của vịnh Thái Lan nên dễ bị nước biển xâm nhập hơn từ các cửa sông 1.2.3)Địa chất, thổ nhưỡng: Ở U Minh Cà Mau hình thành các trầm tích đầm lầy biển là chính, tạo thành các khu vực đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động được phân loại như sau: _ Đất phèn tiềm tàng: phân bồ ở vùng trũng thấp, úng thuỷ, thời gian ngập trong năm kéo dài 5 tháng, giữ ẩm trong mùa khô nên không xuất hiện phèn hoạt động, có tầng sinh phèn khá dày – trên 50 cm. _ Đất phèn tiềm tàng chuyển sang đất phèn nhiều hoạt động, do tác động của con người như đào kênh làm hạ mức thuỷ cấp, phá huỷ lớp phủ thực vật giữ ẩm, nên xuất hiện các ổ phèn khoảng 50 cm gần mặt đất. _ Đất phèn trung bình tiềm tàng: khả năng sinh phèn yếu và tầng sinh phèn có tổng số Sulfat thấp. _ Đất phèn trung bình hoạt động ít được hình thành do đất phèn trung bình tiềm tàng bị tác động của con người ( như đào kênh, lên líp, ) Ngoài ra còn có đất than bùn có hay không có phèn tiềm tàng. Rừng tràm có thể sinh trưởng trên đất phèn hàng năm bị ngập úng trong thời gian dài nên chất hữu cơ được tích luỹ nhiều trong đất, được tạo thành từ xác cây dương xỉ, dớn, choại,ở tầng thảm tươi tạo ra một lớp mùn dày 60 – 70 cm và lâu ngày trở thành than bùn dưới rừng tràm. Tầng than bùn dưới rừng tràm có tác dụng hạn chế quá trình phèn hoá của đất. Trong 6 tháng mùa khô, tầng than bùn giữ được độ ẩm của đất, mực nước ngầm không tuột xuống quá sâu, tầng sinh phèn luôn nằm trong điều kiện khử Oxy. Đồng thời do đất giàu chất hữu cơ nên có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các vi khuẩn yếm khí ở trong đất, đó là môi trường thuận lợi cho các loài tảo, phù du và động vật nhuyễn thể phát triển và chúng là thức ăn của cá tôm. Do đó dưới rừng tràm có nhiều cá sặc, rô, lóc, trê, lươn 1.3)Đặc điểm sinh thái của rừng U Minh: Rừng U Minh thuộc kiểu rừng lầy hỗn hợp, ngoài các loài thân gỗ thích ứng ở vùng đất phèn than bùn như: mướp, bùi, trâm, khế cốm, còn có các loài dây leo khác cùng với các loại thảm thực vật bậc thấp. Nơi đây chủ yếu là cây tràm trên đất chua phèn trong mùa lũ lụt, trên đất sét và trên đất than bùn U Minh. _ Chế độ nước: ngập định kì trong ngày, thường mang theo nguồn nước lợ hay nước ngọt hoàn toàn. _ Tính chất đất: đất sét, bùn, hoặc cát – có tính chua phèn. Đặc tính quan trọng của vùng đất này là tình trạng yếm khí do chế độ nước ngập tạo thành một kiểu hệ sinh thái rất riêng biệt. 1.4)Tài nguyên thiên nhiên rừng U Minh: Rừng U Minh là một môi trường sinh thái phát triển chủ yếu trên đất phèn tiềm tàng than bùn hay phèn tiềm tàng nội địa. Đây là loại hình rừng quần hợp tính thứ sinh có cấu trúc nhiều tầng: tầng cao, tầng giữa, tầng thấp – dây leo, và tầng sát mặt đất. Ngoài các loài thân gỗ thích ứng ở vùng đất phèn than bùn như: mướp, bùi, trâm, khế cốm, còn có các loài dây leo khác cùng với các loại thảm thực vật bậc thấp. Nơi đây chủ yếu là cây tràm trên đất chua phèn trong mùa lũ lụt, trên đất sét và trên đất than bùn U Minh. 1.4.1)Về thực vật: Ở rừng U Minh có hệ thực vật đất ướt, ngập có định kì, xuất hiện các loài thân gỗ như tràm, mướp, bùi, trâm, khế cốm. Còn tầng dây leo gồm các loại như dây choại, dây gáo, mây nước, bòng bong. Thực vật sát mặt đất gồm có cỏ như: cỏ ống, cỏ chỉ, lát. Riêng ở vùng đất cao hơn có cây dớn, cây sậy. Giữa các loại đó có những vùng trung gian xen kẻ và có cả thực vật của vùng khô hạn như mật cật, mà cá, Theo nghiên cứu sơ bộ thống kê, hiện nay ở rừng tràm U Minh có 122 loài hiện diện, thuộc 64 họ thực vật ( 56 họ hiển hoa và 8 họ quyết thực vật ). Trong các nhóm thân gỗ, họ mận chiếm ưu thế về số cá thể và số loài. Trong nhóm cây thân thảo và dây leo thì quyết thực vật trên đất bùn than là sậy năng, mồm mốc, bàng,trên đất sét là thành phần quan trọng nhất. Loài thực vật chủ yếu trong rừng U Minh là cây tràm. Rừng tràm được chia thành nhiều loại, tuỳ theo thành phần cơ giới và điều kiện hình thành đất, gồm các loại như sau: _ Rừng tràm giữa các triền cát: sau lưng rừng sác, trên các trũng bị ngập trong mùa mưa, trong điều kiện nước ngọt hay chua ít. _ Rừng tràm vùng trũng nội địa: thoái hoá từ rừng nguyên thuỷ, phân bố ở những khu đất trũng nằm sâu trong nội địa. _ Bụi rậm tràm gió: trên vùng đất phèn nặng, ít ngập và rất khô vào mùa nắng. _ Dồ cây: tiêu biểu cho vết tích nguyên thuỷ của vùng hỗn hợp ngập nước ở vùng U Minh. _ Rừng tràm trên đất than bùn: phát triển trên đất có một lớp than bùn khá dày. Đây là khiểu rừng thoái hoá của dồ cây do tác động của lửa rừng và tác động của con người hàng năm. _ Rừng tràm trên đất sét: vì lửa rừng tàn phá hàng năm, lớp than bùn cháy ngún và sau cùng hoàn toàn bị huỷ diệt để lộ ra đất sét ở bên dưới. Tất cả các kiểu rừng tràm trên (trừ dồ cây) đều là kiểu rừng thoái hoá từ rừng nguyên thuỷ mà vết tích còn lại hiện nay là các dồ cây. Các kiểu rừng này thường thuần là tràm với một số ít loài cây khác mọc lẻ tẻ như chà là nước, dứa gai, cà na (Elacocarpus Madopetalus), gừa (Ficus Microcarpa), đung (Seleria Poalformis), mồm mốc (Ishaemum Indicum), cỏ ống (Panicum Repens), Ngoài ra còn một số loài thuộc thân thảo và dây leo như sậy năng, mồm mốc, bàng và 11 loài cây gỗ quí hiếm như cây tràm , cây móp, cây bùiCác loài thân thảo có thể kể đến như: _ Bãi sậy: cỏ sậy phát triển nhanh và xâm chiếm toàn bộ diện tích trùm lên và tiêu diệt cây mạ con, tràm mới tái sinh để phát triển thành những bãi sậy bạt ngàn ở vùng U Minh. Cỏ sậy có tác dụng trong việc chế tạo giấy nhưng không đạt năng suất cao so với tràm. _ Đồng cỏ bàng: mọc thành đám, cao đơn thuần . Cỏ bàng dùng để đan nớp, bao lúa làm chiếu. _ Đồng cỏ năng: có tính hội tụ cao mọc đặc dầy gần như độc tôn chiều cao từ 0,5-1,5m. Rễ củ năng là thức ăn của loài Sếu cổ đỏ. _ Đồng cỏ mồm: mọc thuần loại xen lẫn một hai loài cỏ khác như mồm vàng, cỏ ống. _ Đồng cỏ lá _ Lung bàu trấp Bên cạnh các loài thực vật bậc cao, môi trường rừng tràm còn có sự hiện diện các loài tảo và vi sinh vật khá phong phú và đặc sắc nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các thực vật phù du thuộc nhóm tảo lam, tảo lục, tảo khê và nhiều động vật phù du được phát hiện nhiều ở vùng U Minh hạ. Hình ảnh một số loài cây ở U Minh Cây tràm Cây sậy Cây chà là Cây choại Bùi Dứa gai 1.4.2)Về động vật: Rất phong phú như ong, khỉ, gấu, báo, rắn, rùa và các loài chim. Các loài này sống theo quần thể và quần xã rất phong phú. Khi nói đến hệ sinh thái rừng U Minh cần chú ý đến loại đất ở vùng này, nó mang tính phèn tiềm tàng và một lớp than bùn. Tầng mặt là than bùn, dưới là đất phèn ở dạng tiềm thể. Lớp than bùn có độ dày từ 1 đến 1,5 m, có khi tới 2 m. lớp than bùn được hình thành từ sự bán phân huỷ của sản phẩm cây dớn, cây choại trãi qua một thời gian lâu dài và qua nhiều vòng đời đã bồi đắp cao dần lên trên mặt đầm lầy thành một lớp than bùn nổi với chất lượng cao, lượng lưu huỳnh thấp có thể sản xuất ra các chất kích thích sinh trưởng làm phân bón, thuốc nhuộm và nhiều sản phẩm có giá trị. Đặc tính của than bùn là lớp đất phèn,sét, có độ phèn tiềm tàng cao – tổng số sulfat trong đất trên 5%, ở dạng Pirite ( FeS2 ) tiềm ẩn, xuất hiện ở độ sâu 1 – 2.5m. than bùn ở rừng U Minh có khả năng giữ ẩm cao, khả năng hấp thụ cực lớn, tính đệm cao, tính lọc hữu hiệu nên trở thành lớp áo đặc biệt che chở cho cả vùng sinh thái phía trong nội đồng không bị phèn hóa hoặc mặn hoá, sinh cảnh xanh tươi quanh năm. Đối với rừng tràm trên đất cát nghèo nàn, do kích chất môi trường đất không thuận lợi cho động vật về mặt thức ăn cũng như nơi cư trú và sinh sống cho nhiều loài. Đầu mùa mưa, các đàn cá từ sông rạch đi lên các đồng ruộng, vào rừng tràm để sinh sản và phát triển. Nước lũ đổ về mang phù sa và chất hữu cơ cùng với lớp thảm mục trong rừng tràm tạo nguồn thức ăn phong phú cho các loài tôm cá. Các loài tôm cá này cũng là nguồn thức ăn cho rái cá và các loài bò sát như cá sấu, rắn,Sự phong phú về tôm cá cũng kéo theo một số loài chim đến sinh sống như: cò, vạc, diệc, cồng cộc, trích, và những loài quí hiếm như gian sen, lông ô, khoang cổ, bồ nông, Điều tra sơ bộ ở U Minh đã phát hiện 62 loài chim thuộc 29 họ trong 12 bộ. Bên cạnh đó, điều kiện ngập nước định kì đã tạo môi trường thuận lợi cho các loài nai, heo rừng, chồn, mèo rừng, kì đà, trúc, trăn đến cư ngụ. Trên tầng cây tràm có dơi, khỉ, sóc sinh sống. Nhìn chung, rừng tràm là nơi tập trung nhiều loài thực vật, động vật rất đặc sắc của vùng đất U Minh mà không tìm thấy được ở các nơi khác trong cả nước, ngoại trừ những dãy đất hẹp vùng duyên hải. Điều này làm cho các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật quí hiếm, là nguồn gen quí của vùng đầm lầy ngập định kì. Đây cũng là bãi sinh sản và sinh trưởng của các loài cá đồng và các loài chim ăn cá Nhóm thủy sản: phong phú không những dưới rừng tràm, vồ mốp, vồ dơi trên đất than bùn mà ở các sông rạch trong các lung bàu có các loài các có kích thước lớn: cá bông, cá sặc, cá trê, cá rô có giá trị xuất khẩu. Nhóm động vật trên cạn: trước kia trong rừng tràm , vồ mốp còn có rất nhiều thú lớn nai, heo rừng, kỳ dông trút, dơi, quạ, rùa, trăn, rắn. Nhưng trong thời kì kháng chiến các loài này đã bị bẫy nhiều để dùng làm nhiều nguồn thức ăn cho các bộ và nhân dân. Đến nay các loài này rất hiếm và gần như không có, chỉ còn lại loài trăn. Gần đây, Cà Mau đã thành công trong việc nuôi khỉ và trăn làm dược liệu trị thấp khớp và tăng cường sức khỏe. Nhóm chim: U Minh là nơi trú ngụ rất tốt của chim muông dã thú. Thường về mùa khô cuối năm nơi đây còn nhiều nước và có nhiều tôm cá nên đàn chim lớn quí hiếm như: Giang Sen, Lông Ô, Khoang cổ, về làm tổ trên cây tràm, có nhiều sân chim có các loài Cò, Vạc, Diệc, Quắm, Bồ Nông, Già Đãi. Đặc biệt là sếu cổ trụi hay còn gọi là sếu đầu đỏ ( Grus Antigon Sharpic ) – chúng là loài quí hiếm của miền Đông Nam Á mà trước đây tưởng chừng như bị tuyệt chủng, nay đã tìm thấy lại với số lượng hơn 1000 con. Ngoài ra còn có một số loài khác quí hiếm như: già đẫy Java ( Leptoptilos Javanicus ) , già đẫy lớn ( Ldubus ), cò châu Á ( Xenorhynchus Asiaticus ) cũng đã tập trung ở vùng ngập nước này Côn trùng: Côn trùng trong rừng tràm cũng khá phong phú, với 45 loài tập hợp trong 7 bộ. Trong đó loài ong chiếm một vị trí ưu thế với các loài ong ruồi, ong mật, ong bầu, Nhóm côn trùng: cuối năm trong rừng tràm có nhiều hoa nở rộ, thu hút nhiều đàn ong mật, ong ruồi đến làm tổ và người dân trongvùng gác kèo cho bầy ong làm tổ để lấy mật. Trong năm có thể thu hoạch 15-20 lít mật ong và 1kg sáp. Hàng vạn ha rừng tràm đem lại một nguồn lợi lớn về mật ong, sáp, sữa chúa, phấn hoa. 1.5)Tài nguyên nhân văn: 1.5.1)/Các món ăn đặc sản: Bồn bồn: Cà Mau là xứ nổi tiếng với món mắm ba khía và dưa bồn bồn. Bồn bồn được tìm thấy nhiều tại những đồng ruộng, bãi, cù lao. Bồn bồn tươi có thể chế biến được rất nhiều món ăn như dùng trong các món lẩu, trộn gỏi xào tépvà đặc biệt là đem nấu với nước dừa. Bồn bồn chọn lấy phần non trắng, cắt riêng gốc, ngọn. Phần gốc nếu củ hủ dừa lớn đem chẻ làm đôi. Vắt nước cốt dừa để riêng, lấy nước thứ hai bắc lên bếp nấu trước, đợi nước sôi bỏ phần bồn bồn vào. Nêm nếm vào ít đường, chút muối cho món ăn thêm đậm đà. Chừng nào bồn bồn chín hẳn gần nhắc nồi xuống cho nước cốt dừa vào. Bồn bồn tươi nấu dừa ăn vừa lạ miệng, vừa dai dai, có vị ngọt riêng của bồn bồn còn tươi non, vừa có vị béo ngọt của nước cốt dừa. Vì đây là món ngọt nên để cân đối thì phải ăn với món mặn đặc biệt là ăn với cá sặc kho tiêu. Cá lóc kho tộ: Trong văn hóa ẩm thực, miếng ăn là nơi cội nguồn. Ngày mỗi ngày được tiếp thu sáng tạo. Từ con cá, hạt muối người chế biến đã biết đưa dần những phụ gia có những hương vị hạp nhau, tác động tương hỗ để chất lượng món ăn nâng cao hơn, bổ sung cho nhau những chất bổ dưỡng, điều phối qui luật âm dương cân bằng. Từ đó, củ gừng cay, chân hành nồng, trái ớt chín đỏ, nước màu dừa sánh mật ongđã góp thêm hương vị, thêm sắc cho Cà Mau. Cá dành kho tộ phải thật tươi. Có thể chọn cá lóc, cá bông lau, cá tra, cá hú, cá chẽm. Một tô cá dành cho 4 người ăn cần khoảng 250g cá, nước màu đường (hoặc nước màu dừa), một muỗng canh, thịt ba rọi và các gia vị khác như bột ngọt, nước mắm, ớt, tỏi, gừng, tiêu, hành láCá làm thật sạch, chọn phần giữa cắt khúc dày khoảng 1 phân rưỡi. Thịt ba rọi cắt từng miếng mỏng. Chân hành phần trắng đập dập, phần cọng xanh cắt nhỏ. Ớt đỏ xắt sợi, tỏi băm ướp cá, thịt với các gia vị trên. Cho mỡ hoặc dầu vào tô nóng, cho một muỗng canh đường vào tộ đảo đều đến độ có màu vàng nâu cho cá, thịt đã ướp vào, xóc đều. Cho tiếp nước dừa hoặc nước dùng vừa đủ xâm xấp, kho cá bằng lửa nhỏ, vớt bọt cho đến khi nước sền sệt, cho tiếp ớt, hành, rưới một ít mỡ cho cá bóng, vàng nâu trông thật hấp dẫn. Món cá kho tộ ăn với cơm trắng, có thể dọn kèm thêm xà lách, rau thơm, dưa leo, cà chua vừa tăng thêm vị vừa tạo thêm các sinh tố có từ rau quả tươi sống. Mắm cá lóc đu đủ: Cứ như một chu kì của thời tiết trong năm, mỗi khi có gió bấc trở mùa là báo hiệu một mùa làm đìa của người nông dân, thu hoạch các loại cá đồng về đìa sau những ngày nước nổi đi kiếm ăn, đã tích tụ đủ năng lượng sống qua mùa khô hạn, đến khi sa mưa lại sinh sôi nảy nở. Cá thu hoạch lớp giữ lại để nhân giống, lớp đem bán nhưng người nông dân không quên giữ lại làm mắm hoặc phơi khô dự trữ ăn dần. Với món mắm cá lóc trộn đu đủ, sau khi những con cá no tròn được nhận mắm trong những lu, khạp đến độ bốc mùi thơm ngon, thịt mắm trông đỏ đượm, người ta bắt đầu dỡ ra trộn thêm thính được làm từ gạo rang giã nhuyễn, ướp thêm ít đường phèn, rồi nhận sang hủ nhỏ là đã có được một món mắm sống. Ở U Minh người ta trộn thêm đu đủ để làm cho mắm thêm phần đặc sắc. Người ta chọn trái đu đủ vừa mới hườm hườm, nạo thành sợi mỏng rồi đem trộn với mắm cá lóc sau khi đã lọc bỏ xương thái thành miếng mỏng, thêm một ít bì da heo rồi trộn đều. Khi mắm đã thấm vào những thứ gia vị hòa quyện thành một mùi thơm đặc trưng, cho thêm ới trái xắt mỏng vào sẽ có một màu trông thật bắt mắt. Khi ăn trộn thêm một ít gừng già xắt sợi sẽ rất thơm ngon. Món mắm này có thể dùng với cơm hoặc có thể ăn kèm với bún và rau sống. Đọt rau lang luộc: Rau lang là một loại rau rất phổ biến ở vùng nông thôn Cà Mau. Dây khoai lang ở Cà Mau trồng chủ yếu trước hết là lấy lá, đọt. Những đôt rau lang ăn rất ngon, ngọt hơn rau muống. Rau lang hái vào để cho ráo mủ, lặt rau lang cũng như lặt rau muống, lặt tước bỏ hết những phần vỏ nhám bên ngoài. Khi luộc rau lang, xếp lại thành nắm. Khi nước sôi cầm nắm rau lang dựng đứng trong nồi quay phần già xuống trước, dùng đũa giữ phần ngọn của nắm rau lang quay lên trên. Đợi chừng nào phần dưới hơi mềm đảo đều chung cho cả mớ rau chín là có thể ăn được. Dùng chung với rau lang là những món tương như tương kho, tương hột nhưng đặc trưng nhất là nước mắm thấm. Món này được chế biến từ tương hột giã mịn, sả bằm, đậu phộng rang, nước cốt dừa. Đọt nhãn lồng: Vào mùa mưa những cây nhãn lồng cũng như các loài cây ở vùng quê mọc rất nhiều, rất nhanh và rất ngon. Những chiếc lá non được luộc trong nước vừa chín tới vẫn giữ được màu rau xanh non. Món này được dùng với với nước chấm được chế biến từ tương hột. Nạo dừa khô vắt lấy một chút nước cốt rồi đổ tương vào xào lên thêm chút đường, chút ớt. Đọt choại xào tép: Choại là loại dây leo thường sống trên thân cây tràm, dây choại người dân dùng để làm nhà, buộc các loại cột, kèo rất chắc chắn. Đối với nghề thủ công mỹ nghệ, dây choại dùng cho việc đan lát bởi nó rất dẻo và dai. Qua những cơn mưa đầu mùa, cũng như những loài thực vật khác, choại bắt đầu đâm chồi. Đọt choại non xanh mơn mởn bám đầy trên những thân cây tràm. Chọn những đọt to tròn đem về rửa sạch. Tép bạc rửa sạch, lột vỏ xào chung với đọt choại, nêm nếm cho vừa ăn là đã có một món ăn vừa nhanh vừa đậm đà hương vị của vùng rừng U Minh. Ngoài ra, đọt choại còn có thể dùng chung với lẩu mắm, trụng từng mớ đọt choại xanh non vào lẩu đến khi đọt choại vừa mềm gắp ra từng đũa thơm lừng rất ngon. Chuột đồng: _ Chuột đồng xào lá cách: chọn những con chuột thật ngon trụng vào nước sôi, lột da, làm sạch rửa kĩ, chặt thành từng miếng vừa ăn. Lá cách hái vào rửa sạch rồi đem xào với thịt chuột, cho chút gia vị vào là đã có một dĩa thịt chuột xào lá cách thơm ngon và bổ dưỡng. _ Chuột đồng nấu chua cơm mẻ: Chuột còn sống đem trụng nước sôi, cắt bỏ đầu, lột da, lột bỏ cả lớp mỡ quanh thân. Rửa sạch thịt và để cho ráo nước. Bắc nồi nước lên bếp, đợi nước nóng cho cơm mẻ vào. Khi nước mẻ thât sôi, bỏ thịt vào luộc. Xem chùng thịt vừa chín, vớt ra để nguội, xé thịt bỏ xương, trộn thịt với gia vị như bột ngọt, tiêu và rau răm, xong bày ra dĩa. Tiếp theo, bắp chuối cắt miếng to thả vào nước mẻ đang sôi, nêm nếm cho vừa ăn tắt lửa, bắc nồi xuống bếp, cho thêm ngò gai, ngò om, rau tần dày là, ớt trộn đều cho thơm, xong múc nước mẻ ra tô. Món này được ăn với cơm và phải ăn nóng mới có mùi vị thơm ngon. Khi ăn gắp thịt chắm nước mắm ngon giằm ớt. Dùng muỗng múc nước mẻ húp dần. Thịt chuột dai dai, ngọt lịm thơm nồng mùi rau răm, nước mẻ nóng sốt chua ngọt có vị bắp chuối chan chát. Tất cả hòa quyện với vị mặn đậm đà của nước mắm ngon tạo nên hương vị đặc biệt. Cá thòi lòi nấu canh chua cơm mẻ - chuối ghém: Ở rừng U Minh, ngồi trên sàn nhà cầm trên tay chiếc cần câu là có thể câu được vô số cá thòi lòi. Loại cá này sống trong hang, chạy nảy trên mặt nước và kiếm ăn trong các bãi sình lầy. Thịt cá thòi lòi ăn rất ngon, ngọt trông như thịt cá lóc. Nếu đem kho tiêu ăn với cơm nóng kèm chút rau đắng đất đồng quê chấm cùng thì rất ngon. Chọn một doạn thân cây chuối hột non, lấy những phần mềm ngon nhất, cắt nhỏ ngâm vào nước lã pha vào một ít muối hoặc nước giấm thanh cho chuối hết mủ. Cá thòi lòi làm sạch, rửa kĩ để cho ráo nước. Vớt một ít cơm mẻ ra rổ lược vừa đủ bữa ăn, trộn vào một ít muối cho con mẻ chết. Đến khi nồi nước dùng vừa sôi cho rổ cơm mẻ đã có sẵn vào lược để lấy phần nước chua cua mẻ, bỏ xác. Khi nồi nước dùng sôi đều trở lại thả cá vào độ vài phút, tiếp tục cho chuối ghém và các thứ gia vị vừa ăn cộng thêm một ít rau thơm như lá quế, ngò gai, ngò omsả ớt bằm nhuyễn sấy mỡ cho thơm nêm vào là đã có một nồi canh chua tuyệt ngon. Món này dùng với cơm nóng. Mật ong U Minh: Đặc sản qui của rừng U Minh là mật ong. Vào mùa hoa tràm nở từ tháng 12 đế tháng 5 âm lịch. Hoa tràm thu hút từng tàn ong bay đến hút mật làm tổ. Đúng vào dịp này dân địa phương len lõi vào rừng gác kèo cho ong làm tổ và thu mật mà người dân gọi một cách thú vị là đi ăn ong. Mật ong có công dụng rất lớn trong đời sống như chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Mật ong ở rừng U Minh trong và vàng như nước cam. Mật đặc không bị pha trộn để lâu năm không đổi màu hay biến chất. Mật ong ở rừng U Minh Hạ là nguồn tài nguyên vô tận nhưng trong những năm gần đây nguồn mật ong bị suy giảm nhiều. Từ đó, nghề gác kèo ong mật cũng dần mai một. 1.5.2)Câu chuyện Bác Ba Phi: Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, mất ngày 3 -11-1964. Ông là tác giả của một kho tàng truyện kể dân gian truyền khẩu mang tính trào lộng, hài hước, cường điệu về con người và sản vật thiên nhiên của đất phương nam. Hiện nay các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã sưu tầm được 59 chuyện kể của Bác Ba Phi. 1.6)Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Tại U Minh đã có đường nhựa và đường bê tông trên các con đường đi lại. Do đó vấn đề đi lại rất thuận tiện. Ngoài ra hệ thống đường thủy ở U Minh cũng rất phát triển. Tại thành phố Cà Mau du khách có thể đi tàu đến thẳng rừng U Minh. Ngoài ra, hằng ngày còn có tuyến xe khách từ Cà Mau vô thị trấn U Minh. Tuy nhiên, do du lịch chưa phát triển tại nơi nay nên các dịch vụ nhà nghỉ và nhà hàng ăn uống và vui chơi giải trí không có. II. KẾT QUẢ Với một vị trí khá thuận lợi khá gần trung tâm thành phố, thời gian đi lại không quá 30 phút. Du khách có thể đến đây bằng đường thủy hoặc đường bộ. Bên cạnh đó, với một nguồn tài nguyên thiên nhiên cực kì phong phú và hệ sinh thái đa dạng thì đây là một nơi rất có tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy hiện nay du lịch tại nơi đây vẫn chưa phát triển nhưng ngành du lịch tỉnh Cà Mau đã có những chính sách và định hướng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái nơi đây. Do đó, trong vài năm tới du lịch tại nơi đây sẽ rất phát triển. B. KẾT QUẢ LẬP PHIẾU ĐIỀU TRA Sau khi điều tra thu thập thông tin về nhu cầu và thị hiếu của du khách đối với khu du lịch U Minh, kết quả thu được như sau: Mục đích của du khách đến khu du lịch Mục đích % Vui chơi giải trí 55% Nghiên cứu 10% Tham quan chiến trường xưa 20% Nghỉ dưỡng 15% 2. Thời gian lưu trú của du khách tại khu du lịch Thời gian % Đi về trong ngày 60% Đi dài ngày (2-4 ngày) 40% 3. Sở thích của du khách đối với các phân khu trong khu du lịch Tên khu vực % Nhà truyền thống 10% Khu di tích lịch sử 15% Khu vui chơi, giải trí 20% Khu vực phục vụ những món ăn đặc sản 30% Khu nhà nghiên cứu, trưng bày 25% Khu quà lưu niệm 20% C. THIẾT KẾ KHU DU LỊCH I. QUI HOẠCH CÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG Tổng diện tích đất của khu du lịch 542 ha bao gồm: _ Đất rừng: 500 ha _ Đất khác: 42ha Với tổng diện tích đất như vậy. Để đảm bảo cho khu du lịch được phát triển bền vững, không bị xuống cấp và bảo vệ cho rừng không bị tàn phá, ta giới hạn sức chứa của khu du lịch vào khoảng 800 người/ngày Các phân khu trong khu du lịch: 1.1)Phân khu hành chính: 1.1.1)Vị trí, diện tích: _ Thuộc khu vực I _ Diện tích đất: 2 ha 1.1.2) Chức năng: _ Thực hiện các cuộc giao dịch, hợp tác _ Phân bố và bố trí khách du lịch _ Quản lí và chăm sóc đời sống nhân viên _ Quản lí tất cả các hoạt động của khu du lịch _ Là nơi giao tiếp với khách hàng 1.2)Khu nhà nghỉ: 1.2.1)Vị trị, diện tích: _ Thuộc khu vực II _ Diện tích đất: 20 ha _ Sức chứa 500 khách 1.2.2)Chức năng: _ Đây là nơi phục vụ cho khách du lịch nghỉ ngơi, thư giãn khi ở lại qua đêm. _ Nhà nghỉ được thiết kế theo kiểu nhà Nam Bộ xưa kia. Nhà có 3 gian rộng lớn: + Gian ngoài: là nơi tụ họp, trò chuyện của du khách. Chính giữa gian sẽ đặt một bàn thờ tổ tiên theo truyền thống của người Việt Nam. Hai bên gian nhà sẽ là hai chiếc phản lớn để du khách ngồi nghỉ ngơi, hóng mát và ở giữa sẽ là một chiếc bàn để du khách có thể ngồi uống trà và trò chuyện. + Gian giữa: là phòng nghỉ của du khách + Gian cuối: là gian bếp dành, là nơi phục vụ những món ăn tối cho du khách 1.3)Khu vực khách sạn ăn uống: 1.3.1).Vị trí, diện tích: _ Thuộc khu vực III _ Diện tích đất: 5 ha 1.3.2) Chức năng: _ Là những gian nhà lá đơn giản nằm trong những tán cây rợp mát. _ Đây là nơi phục vụ những món ăn đặc trưng cho vùng đất U Minh, là nơi ẩm thực đậm chất Nam Bộ. _ Bên cạnh những gian nhà lá, ta sẽ bố trí những cái võng để du khách có thể nghỉ ngơi vào buổi trưa sau khi tham quan và ăn uống. 1.4)Khu câu cá đồng: 1.4.1)Vị trí, diện tích: _ Thuộc khu vực IV _ Diện tích đất: 5 ha 1.4.2)Chức năng: _ U Minh là vùng đất có trữ lượng cá đồng rất phong phú. Cá đồng là loại cá nước ngọt. Do vùng nước ở đây rất giàu thức ăn nên cá đồng ở đây đặc biệt lớn và thịt tươi, thơm, ngon hơn so với những vùng khác. _ Đây là nơi để du khách giải trí. Hoạt động câu cá đồng, câu cua được diễn ra dưới nhiều hình thức: + Câu bằng cần câu + Câu bằng vó + Chài lưới + Đặt nò + Đặt lờ 1.5)Khu rừng tràm: khu rừng được chia làm 2 khu bao gồm: _ Khu bảo tồn: có diện tích 400 ha. Đây là khu nuôi trồng các loài động thực vật quí hiếm và không cho du khách vào tham quan. _ Khu rừng tham quan, nghiên cứu: có diện tích 100 ha. Đây là khu vực phục vụ du khách có nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp trong rừng. Để vào được khu vực này du khách sẽ đi bằng thuyền. Tại đây sẽ có những chòi cao để du khách có thể xem, ngắm các loài chim ở đây. 1.6)Khu nghiên cứu khoa học: 1.6.1)Vị trí, diện tích: _ Thuộc khu vực VIII _ Diện tích khu đất: 5 ha 1.6.2)Chức năng: Đây là khu vực phục vụ cho công tác bảo tồn. Ở đây sẽ nghiên cứu nuôi trồng các loài sinh vật quí hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và khôi phục những loài không còn tìm thấy trong tự nhiên 1.7)Khu vui chơi giải trí: 1.7.1)Vị trí, diện tích: _ Thuộc khu vực V _ Diện tích khu đất: 2 ha 1.7.2)Chức năng: là nơi để vui chơi, giải trí. Những hoạt động vui chơi tại đây bao gồm: _ Khu trò chơi dân gian như đánh đáo, bắn bi, chơi ô quan, đá cầu,. _ Khu đờn ca tài tử _ Khu kể chuyện Bác Ba Phi 1.8)Khu trưng bày và giáo dục cộng đồng: 1.8.1)Vị trí, diện tích: _ Thuộc khu vực VIII _ Diện tích đất: 3 ha 1.8.2)Chức năng: _ Trưng bày các hình ảnh về thiên nhiên và cảnh đẹp của rừng U Minh _ Trưng bày các hình ảnh về các hoạt động khai thác, săn bắn bừa bãi tài nguyên thiên nhiên và những hình ảnh về hậu quả do những hoạt động đó gây ra. II. PHƯƠNG THỨC QUẢN LÍ CHẤT THẢI 1.1)Chất thải rắn: _ Bố trí sọt rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi của du khách. _ Thu gom thường xuyên để tránh tràn ra ngoài _ Không đặt sọt nằm trong những bãi cỏ công viên của khu trung tâm để tránh không cho du khách bước vào dẫm lên cỏ. _ Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài bằng cách điều chỉnh giá cả trong khu du lịch một cách hợp lí. _ Sau khi thu gom sẽ phân loại rác. Đối với những vỏ, bọc nilông, chai nhựa thì được gom thành một nhóm, các loại rác thải hữu cơ sẽ được gom thành một nhóm. _ Bố trí đội ngũ thu gom rác ngay cả nhà dân, giáo dục người dân nơi đây ý thức không được đổ rác xuống kênh, rạch. 2.2)Nước thải: _ Hệ thống cấp nước tại U Minh tương đối đầy đủ. Nhưng đến nay chưa có hệ thống thoát nước chung. Hầu hết người dân đều thải trưc tiếp ra sông, kênh, rạch. Vì vậy để môi trường nước nơi đây không bị ô nhiễm thì cần phải: + Thiết lập hệ thống thoát nước cho huyện U Minh + Hệ thống thoát nước của khu vực ăn uống nên xử lí sơ bộ trước. Hiện nay vấn đề chủ yếu của khu này là tẩy rửa vật dụng, giặt giũthường tạo ra rất nhiều dầu mỡ tạo ra độ bám cục rất lớn, thường thì những hóa chất tẩy rửa là những hóa chất rất độc khi thải vào nguồn nước dễ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó, nên sử dụng hóa chất tẩy rửa mà không làm tổn hại đến môi trường. Đó là hóa chất Enchoice để có những lợi ích như tiến tới đạt chứng chỉ sinh thái, dễ sử dụng, đa năng, chiếm diện tích ít, nhỏ gọn, không gây ô nhiễm môi trường + Tuyên truyền cho người dân không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thực hiện chiến lược trồng rau sạch vừa tạo ra sản phẩm sạch, vừa không gây ô nhiễm nguồn nước. 2.3)Tiếng ồn: _ Trong khu du lịch tuyệt đối không được dùng xe máy chỉ có đi bộ, đi xe đạp hoặc vận chuyển hàng hóa bằng xuồng rồi di dời bằng xe thô sơ hoàn toàn không có động cơ xe máy. Nếu du khách đi lại bằng phương tiện xe máy, xe hơi thì phải gởi ngoài cổng của khu du lịch _ Trong khu du lịch không có các hoạt động sản xuất công nghiệp, chỉ có nông nghiệp và hàng hóa chủ yếu được làm bằng tay nên vấn đề ô nhiễm không đáng kể. Nơi đây luôn giữ một môi trường êm ả, thanh bình đúng với bản chất của vùng quê Nam Bộ. 2.4)Năng lượng: Với khí hậu mát mẻ, phần lớn các khu nhà đều được xây theo kiến trúc vùng quê chỉ có quạt máy là chủ yếu, không có máy điều hòa. Vì vậy vấn đề tiêu hao năng lượng không đáng kể.  U Minh là vùng đất rất có tiềm năng du lịch nhưng hiện nay tiềm năng đó vẫn chưa được khai thác một cách đúng mức. Do đó cần phải có chính sách và định hướng phát triển và qui hoạch tổng thể để có thể phát triển ngành du lịch sinh thái nơi đây. Điều này không những làm tăng thêm nguồn lợi kinh tế cho huyện mà nó còn góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về môi trường cho người dân địa phương nơi đây. Tài nguyên du lịch của rừng U Minh đa dạng và phong phú. Điều này là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Chính quyền địa phương và người dân địa phương chỉ cần tăng cường khai thác, đầu tư đúng mức sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng tại đây khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.  PHỤ LỤC MẪU CÂU HỎI ĐIỀU TRA CÂU 1: Anh/chị có thường xuyên đi du lịch không? a. Có b. Không CÂU 2: Khoảng bao lâu anh/chị đi du lịch 1 lần? a. 6 tháng b. 1 năm c. Trên 2 năm CÂU 3: Anh/chị thường đi du lịch dưới hình thức nào? a. Đi tự túc b. Theo đoàn CÂU 4: Anh/chị thích một chuyến du lịch như thế nào? a.Đi trong ngày b. Đi qua đêm CÂU 5: Anh/chị thích đi du lịch bằng phương tiện nào? a. Đường bộ b. Đường thủy c. Đường hàng không d. Đường sắt CÂU 6: Địa điểm nào thường được anh/chị chọn đi nhiều nhất? CÂU 7: Anh/chị đã từng đến những nơi nào dưới đây: a. Khai Long b. Đất Mũi c. Hòn Khoai d. U Minh e. Lâm trường 184 CÂU 8: Anh/chị hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những khu vực mà anh/chị muốn đến: Tên khu vực Thứ tự ưu tiên Nhà truyền thống Khu di tích lịch sử Khu vui chơi, giải trí Khu vực phục vụ những món ăn đặc sản Khu nhà nghỉ Khu nhà nghiên cứu, trưng bày Khu quà lưu niệm CÂU 9: Đặc điểm nào của một khu du lịch mà anh/chị có ấn tượng và muốn ghé lại lần sau? a. Phục vụ tận tình b. Khung cảnh thiên nhiên đẹp, yên tĩnh c. Khu du lịch mang nét đặc trưng không nơi nào có d. Khu du lịch có nhiều trò chơi, giải trí hấp dẫn e. Khu du lịch có hệ sinh thái đa dạng để phục vụ cho việc nghiên cứu CÂU 10: Những đặc điểm nào của một khu du lịch làm anh/chị không thích? CÂU 11: Anh/chị nghe nói đến một địa điểm du lịch rất hấp dẫn. Anh/chị sẽ a. Muốn đến cho biết b. Không quan tâm CÂU 12: Nếu muốn đến, anh/chị đến vì: a. Vì sự tò mò b. Vì yêu cảnh quan thiên nhiên tại nơi đó c. Vì mục đích nghiên cứu d. Vì thích đến những nơi mới lạ CÂU 13: Thông tin về một khu du lịch nào dưới đây thu hút anh/chị và làm anh/chị muốn đến nhiều nhất: a. Khu du lịch có khu vui chơi giải thí cực kì hấp dẫn. b. Khu du lịch có những khu nghiên cứu, trưng bày các loài sinh vật đặc trưng cho vùng. c. Khu du lịch có cản.h quan thiên nhiên đặc sắc và những món ăn rất đặc trưng của vùng. d. Khu du lịch có những cảnh quan nhân tạo rất đẹp. e. Khu du lịch có khu nghỉ mát và nghỉ dưỡng cao cấp. f. Khu du lịch thăm về chiến trường xưa. CÂU 14: Theo anh/chị ngoài mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, đi du lịch còn có mục đích: a. Nghiên cứu, học hỏi thêm nhiều điều mới lạ. b. Ôn lại những kỉ niệm xưa. c. Hiểu biết thêm về lịch sử. d. Không có mục đích nào khác. CÂU 15: anh/chị đã từng đến hay nghe nói đến rừng U Minh chưa? a. Đã đến b. Có nghe nói c. Chưa hề nghe nói đến CÂU 16: nếu chưa đến anh/chị có muốn đến thử một lần cho biết không? a. Có b. Không CÂU 17: nếu đã từng đến anh/chị có thích cảnh vật tại đó không? a. Rất thích b. Không thích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHAN.doc
  • dwgBanVeKhuQuyHoach.dwg
  • docBIA - HAN.doc
  • docHINH- HAN.doc
  • docLOI_MO_DAU[1].doc
Tài liệu liên quan