Đề tài Thiết kế quy hoạch cung cấp điện cho quận 2 và quận 9

Qua phần tìm hiểu tình hình địa dư , kinh tế , xã hội , cùng với tìm hiểu chủ trương quy hoạch và phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn làm quy hoạch 2 quận trong giai đoạn 2005-2010 cùng với việc tìm hiểu đánh giá tình hình nguồn và lưới điện do điện lực thủ thiêm quản lý .Bằng phương pháp dự báo nhu cầu điện năng cho từng năm của Q2 và Q9 trong giai đoạn từ năm 2004 dến 2010. Thông thường ở nước ta hầu hết các dự án đầu tư cho quá trình phát triển lưới điện không hẳn đã mang mục đích kinh doanh thương mại mà mang tính chất về mặt chính trị xã hội . Do đó trong quá trình quy hoạch này chúng ta không đi sâu vào phân tích tính kinh tế của công trình . Trong giai đoạn quy hoạch mạng điện trên địa bàn Q2 và Q9 từ năm 2004-2010 nói riêng và trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung là nhiệm vụ quan trọng có tính chất quyết định về mặt kinh tế chính trị xã hội trong quy hoạch tổng thể của thành phố . Tuy nhiên để thực hiện dự án quy hoạch cho Q2 Và Q9 này cần khối lượng đầu tư khá lớn nhưng nó đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế chính trị văn hoá góp phần cho sự phát triển chung của thành phố trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố lớn nhất không chỉ của cả nước mà là cả trong khu vực và trên thế giới .

doc148 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế quy hoạch cung cấp điện cho quận 2 và quận 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường chỉ dùng một tiết diện trên toàn bộ đường dây Xét đường dây có phụ tải phân bố đều như hình vẽ sau đây : Ta có biểu thức tính tiết diện dây dẫn cho toàn bộ đường dây Jktđt : Là mật độ kinh tế đẳng trị của dòng điện Trong đó : Với l1, l2, l3 là chiều dài từng đoạn dây và L là tổng chiều dài các đoạn dây đó. a, b là các hệ số (a = ) I1, I2, I3 là dòng điện trên mỗi đoạn Trường hợp đặc biệt nếu n phụ tải bằng nhau và cách đều nhau một đoạn là l ta có thể viết dưới dạng 3) Lựa chọn tiết diện dây dẫn của đường dây trên không, theo phạm vi kinh tế Việc lựa chọn tiết diện dây dãn theo mật độ kinh tế của dòng điện tồn tại một số sai sót. Trước hết biểu thức (3- 7) ta có được với giả thiết là quan hệ giữa vốn đầu tư đường dây và chiều dài của nó là tuyến tính. Quan hệ tuyến tính này không đúng khi xây dựng hàng loạt các đường dây trên không với các cột đã tiêu chuẩn hoá. Công nghiệp hoá sản xuất sx làm giảm bớt số lượng loại cột tiêu chuẩn. Lý do thứ hai, giả thiết không có căn cứ là khi đưa ra biểu thức Jkt với giả thiết trong biểu thức chi phí tính toán (3-5), tiết diện thay đổi. liên tục, nhưng thực tế tiết diện thay đổi rời rạc, nên việc xác định cực tiểu chi phí theo điều kiện Lý do thứ ba: Giả thiết dòng điện lớn nhất Imax trong biểu thức chi phí tính toán (3-5) là không đổi, điều này không đúng, đối với những đường dây dẫn khác nhau, dòng điện lớn nhất cũng khác nhau cho nên Imax trong (3-5) thì được coi là đại lượng biến thiên. Như vậy tiết diện kinh tế không chỉ theo điều kiện đạo hàm chi phí theo tiết diện bằng không, mà còn phải theo điều kiện đạo hàm hàm chi phí theo từng dòng điện cực đại Như vậy để lựa chọn tiết diện dây dẫn không có những sai sót như trên ta lựa chọn tiết diện dây dẫn theo phạm vi kinh tế. Đối với tiết diện tiêu chủan của đường dây dẫn trên không người ta xây dựng quan hệ giữa chi phí tính toán của từng đường dây ứng với các giá trị của dòng cực đại Imax. như hình sau : Trên hình ta có đường cong biểu thị chi phí tính toán ứng các tiết diện F1, F2, F3 trong đó F3 > F2 > F1. Đối với mỗi một cỡ tiết diện tiêu chuẩn, ta có thể viết được hàm chi phí tính toán theo biểu thức (3 -5) dưới dạng sau : Thành phần thứ nhất trên biểu thức (3 – 8) là thành phần cố định ứng với mỗi cỡ dây tiêu chuẩn. Thành phần thứ hai là phí tổn về tổn thất điện năng YA, phụ thuộc vào bình phương của dòng điện, cho nên đường cong biểu thị hàm chi phí tính toán là một đường Parabol. Tiết diện càng lớn thì đường cong Parabol càng có dạng thoả mãn. Điểm cắt nhau tại 1 của đường cong F1 với đường con F2 xác định dòng điện cực đại Imax1 Tại điểm này, chi phí toán toán cho phương án dùng F1 bằng chi phí tính toán của phương án dùng F2 Nếu dòng điện đường dây bé lớn Imax 1, chọn dây có tiết diện F1 có chi phí tính toán lớn hơn. Giá trị dòng điện từ O đến Imax1 gọi là phạm vi kinh tế của tiết diện F1. Nếu dòng điện nằm trong khoảng và Imax2 thì chọn tiết diện F2 là kinh tế, nếu dòng địên lớn hơn Imax2 thì chọn tiết diện F3. Tiết diện dây dẫn cần được chọn lựa theo dòng điện phụ tải tính toán của đường dây Itt xác định bởi biểu thức sau: Trong đó : Imax là dòng điện trên đường dây vào năm thứ 5 vận hành trong chế độ bình thường của mạng cung cấp và mạng phân phối phụ tải của hệ thống là cực đại. là hệ số đến sự biến đổi phụ tải trong năm là hệ số xét đến thời gian, sử dung công suất lớn nhất và xét đến hệ số đồng thời với cực đại của hệ thống. Phạm vi kinh tế của dòng điện để lựa chọn tiết diện dây dẫn của đường dây trên không phụ thuộc vào điệp áp, phụ tải tính toán, đặc điểm địa dư, vật liệu làm cột, số lộ của đường dây. Nếu dòng điện phụ tải tính toán vượt quá thời hạn phạm vi sử dụng của tiết diện lớn nhất ứng với cấp điện áp đã cho thì ta phải khảo sát phương án tăng cường mạng điện. Nếu dòng điện phụ tải tính toán bé hơn giới hạn dưới của phạm vi dòng dây tối thiểu với điện áp đó, thì cần phải so sánh với phương án đường dây có cấp điện áp thấp hơn. Tiết diện dây dẫn của đường dây không phải được kiểm tra về điều kiện phát nóng cho phép trong chế độ sự cố. 3-4. Lựa chọn tiết diện dây dẫn và dây cáp theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép. a) Nguyên tắc lựa chọn. Tổn thất điện áp cho phép trong mạng điện phân bố là tổn thất điện áp và với kết quả điện áp, độ chênh lệch tại cực các hệ dòng điện không vượt quá giới hạn cho phép. Tổn thất điện áp lớn nhất trong mạng điện phân phối. Bao giờ cũng nhỏ hơn hoặc bằng tổn thất điệp áp cho phép. Trong mạng điện phân phối điện áp 0,38 đến 22kv. Tiết diện dây dân phải được lựa chọn sao cho đảm bảo điều kiện (3-9). Khi thiết kế nếu tăng tiết diện dây dẫn lên thì điện trở và điện khoáng của dây dẫn sẽ giảm xuống và tổn thất điện áp lớn nhất cũng giảm xuống. Trong mạng phân phối, ro > x0 nên khi tăng tiết diện day thì giảm đi nhiều và tất nhiên tổn thất điện áp sẽ giảm xuống. Trong mạng điện phân phối khả năng điện áp rất hạn chế, phần lớn phụ tải đều mắc trực tiếp với mạng điện thông qua máy biến áp, do đó yêu cầu chất lượng cũng hết sức cao. Vì vậy việc lựa chọn dây dẫn phải thoả mãn điều kiện . Vậy tiêu chuẩn cơ bản để chọn tiết diện dây dẫn của mạng điện phân phối là tiêu chuẩn tổn thất điện áp cho phép. Nếu gọi là tiết diện chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép nghĩa là là tiết diện tiêu chuẩn bé nhất thoả mãn điều kiện Nếu chọn dây theo tiêu chuẩn kinh tế ta có Fkt. So sánh Fkt với để quyết định tiến diện nào. Nếu Fkt > thì ta chọn Fkt vì nó vừa bảo đảm kinh tế lại bảo đảm . Nếu Fkt < thì phải chọn mới bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật là tổn thất điện áp cho phép. Sau kh đã kiểm tra lựa chọn tiết diện dây dẫn theo đìêu kiện tổn thất điện áp cho phép ta cũng phải kiểm tra tiểu chuẩn phát sóng cho phép. b) Chọn tiết diện dây theo điện áp cho phép và cùng một tiết diện. P2+jQ2 P1+jQ1 Giả thiết có một mạng điện như hình vẽ. C A B Pb+jQb Pc+jQc Trong chương 6 sách “Mạng cung cấp và phân phối điện” Theo công thức (6 – 5) trong mục 6.2. Ta có công thức tính tổn thất điện áp như sau : Hay là Đặt Trong đó : là phần tổn thất điện áp gây nên bởi công suất P và điện trở r . là phần tổn thất điện áp gây nên bởi công suất Q và điện kháng x . với tất cả các loại dây dẫn của đường dây trên không làm bằng kim loại màu, trị số cảm kháng xo của 1 km đường dẫn thay đổi rất ít mặc dù tiết diệ F của dây dẫn lớn hay bé, thường trị số này trong khoảng : Như vậy mặc dù chưa biết tiết diện dây dẫn cần chọn, ta có thể tăng tuỳ ý lấy một trị số trong hình của để tính Khi tự chọn lấy là xác định được trị số Mặc khác ta có điều kiện : Tổn thất điện áp cho phép của toàn bộ đường dây ta đã biết trước theo yêu cầu của mang. Do đó ta có thể tính phần sụt áp cho phép P ra r gây ra bằng : Mặc khác Thay ro vào biểu thức ta có : Hoặc ta có thể viết tương tự theo dòng điện Dựa vào trị số F đã tính được, tra bảng lựa chọn tiết diện tiêu chuẩn nào gần nhất. Căn cứ vào tiết diện tiêu chuẩn đã chọn, ta được ro rồi thứ tự theo công thức Sự kiểm tra lại này vẫn cần thiết vì ban đầu giá trị là do ta chọn để tính . So sánh với Nếu thì tiết diện dây dẫn đã chọn đạt yêu cầu. Nếu thì phải chọn dây có tiết diện nếu tất cả các phụ tải có cosy = 1 khi đó Đối với đường dây có nhiều phụ tải có giá trị khác nhau không nhìêu và đặt gần nhau thì coi nhưa là có phụ tải phân bố không đều. Để xác định tổn thất điện áp trên đường dây có phụ tải phân bố đều ta có thể thay những phụ tải phân bố đều bằng một phụ tải tập trung tại điểm có phụ tải phân bố đều. Phụ tải tập trung đó bằng tổng phụ tải phân bố đường dây. Giả thiết phụ tải có hệ số công suất cosy = 1, giả thiết này cũng gần đúng với thực tế nếu đường dây đó cung cấp cho phụ tải sinh hoạt, nên tiết diện dây dẫn F được tính như sau: 3 -5. Lựa chọn và kiểm tra tiết diện dây dẫn và dây cáp treo. * Điều kiện phát sóng cho phép Để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của đường dây và làm việc đúng của các thiết bị bảo vệ theo điều kiện phát nóng, ta cần phải phải lựa chọn tiết diện dây dẫn và dây cáp theo dòng điện cho phép thoả mãn hai điều kiện sau : Điều kiện thứ nhất : Dòng điện làm việc lớn nhất phải nhỏ hơn hoặc bằng dòng điện cho phép theo điều kiện phát sóng của đường dây Khi kiểm tra theo điều kiện phát nóng, ngươì ta lấy Imax là trị số lớn nhất trong các trị số trung bình nửa giờ của dòng điện và gọi là phụ tải tính toán. Đối với đường dây trên không, người ta kiểm tra theo điều kiện (4-0) trong các chế độ làm việc bình thường, sau sự cố và sửa chữa. Đối với đường dây cáp điện áp dưới kKv, trong trường hợp quá tải, hay sự cố cho phép vượt quá giá trị Icp của cáp trong thời gian đến 5 ngày đêm. Nếu dòng điện làm việc lớn nhất trong chế độ bình thường không lớn hơn 80% dòng điện cho phép. Trong đó : ISC là trị số lớn nhất trong các giá trị trung bình nửa giờ của dòng điện sau sự cố. Kqt là hệ số qúa tải sau sự cố, nó cho biết vượt quá Icp là bao nhiêu. Hệ số quá tải phụ thuộc vào điều kiện rải cáp, vào phụ tải trong chế độ làm việc bình thừơng và thời gian phụ tải cực đại. Điều kiện thứ 2 : Sau khi chọn dây thoả mãn theo điều kiện thứ nhất ta còn phải kiểm tra lại sự phối hợp với thiết bị bảo vệ, để thiết bị có thể bảo vệ được mạng điện khỏi bị quá nhiệt. Trong đó : Icp : là dòng điện cho phép của dây dẫn theo điều kiện phát nóng. Iđmbv là dòng điện định mức của thiết bị bảo vệ. K là hệ số, bằng 0,8 đối với mạng điện thành phố (chiếu sáng và sinh hoạt). Và bằng 3 đối với các xí nghiệp công nghiệp và các thiết bị động lực. Với mạng điện sinh hoạt và chiếu sáng (k = 0,8) tiết diện dây dẫn được kiểm tra theo điều kịên : Vì trong mạng điện thành phố không thể kiểm tra chặt chẽ khả năng tự ý đấu thêm tải, do đó với mục đích an toàn cho mạng điện về mặt phát sóng. Người ta sẽ cho nén tải so với khả năng của dây, nghĩa là theo điều kiện (4 – 3) thì thiết bị bảo vệ sẽ cắt trước khi dòng điện đạt đến Icp của dây. 3-6. BÁN KÍNH CUNG CẤP Trên địa bàn Quận 2 và Quận 9, với mạng điện như hiện nay, ta thấy rằng các phụ tải có các trị số khác nhau không nhiều và phân bố khá gần nhau, nên ta có thể xem xét các tuyến đường dây có phụ tải phân bố đều. Để tính tổn thất áp trên đường dây, ta có thể thay đổi những phụ tải phân bố thành một phụ tải tập trung ở giữa giai đoạn dây dẫn có phụ tải phân bố đều và lúc này chiều dài l của đoạn dây sẽ là ½ Căn cứ theo yêu cầu của ngành điện đối với đường dây độ sụt áp cho phép là 5%. Ta có : Với cosy = 0,9 suy ra siny = 0,44 P = S.cosy = S. 0,9 Q = S. siny = S. 0,44 Thay vào (4 -4) ta có : Với các thông số của đường dây (ro, xo), ta xác định mối quan hệ giữa khả năng tải công suất S và bán kính cung cấp 1 của mỗi loại dây dẫn. Với đường dây trên không Dây ACV 240, tra bảng 3.2 trong (879) sách “Mạng cung cấp và phân bố điện” của tác giả Bùi Ngọc Thư ta có các thông số sau : Icp = 590; ro = 0,1182/km. Tra bảng 4.1 trang 882 sách của cùng tác giả ta được xo = 0,312/km. Theo điều kiện cho phép dây dẫn có thể chuyển tải một công suất tối đa là : Với cáp ngầm Cáp M240 tra bảng 4.26 tragn (373) sách “Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng” của các tác giả : Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch. Ta có các thông số sau : Icp = 593; , tra bảng 4.7 (363) sách cùng tác giả trên ta được xo = 0,075 (S.L)max = 185,6 (MVA km) Theo điều kiện phát nóng cho phép, dây dẫn có thể chuyển tải công suất tối đa là : Căn cứ dây cáp và tiết diện đã cho ta có mối quan hệ giữa bán kính cung cấp và khả năng tải của dây dẫn trung thế, ta xét khả năng tải và bán kính cung cấp tối đa của dây dẫn trung thế 15KV và 22KV qua mối quan hệ sau : + Đối với ACV 240, khi vận hành ở 15KV ta có : Khi vận hành ở ấp 22KV ta có : Đối với cáp ngầm (U240) : khi vận hành ở cấp 15KV ta có : Khi vận hành ở cấp điện áp 22KV ta có : Như vậy khi nâng cấp điện áp vận hành, khả năng mang tải của đường dây, bán kính cung cấp thoả mãn được điều kiện sụt áp và phát nóng cho phép được tăng lên nhiều lần. Tính toán tương tự như trên đói với các loại dây dẫn trên không AC -185, AC – 150, AC 190, AC – 95, và các loại dây cáp ngùôn 11 – 185, M150, M120, M95. Kết quả tính toán được ghi dưới bảng sau đây : BẢNG QUAN HỆ GIỮA CHIÊU DÀI TỐI ĐA PHÁT TUYẾN VÀ KHẢN NĂNG TẢI CỦA CÁC LOẠI DÂY DẪN. Loại dây dẫn Đường kính dây dẫn ro Icp (A) Smaxcp(MVA) (S.L)max 15KV 22KV 15KV 22KV (1) Dây nhôm lõi thép AC-240 21,6 0,1182 0,312 590 15,328 22,5 92,34 198,5 AC-185 18,8 0,159 0,312 500 12,99 27,93 80,24 172,5 AC-150 16,8 0,205 0,312 440 11,43 16,8 69,88 150,24 AC-120 15,2 0,244 0,312 375 9,74 14,32 64,29 138,22 AC-95 13,5 0,595 0,312 320 8,31 12,22 33,58 72,2 (2) Cáp ngầm trung thế M-240 0,098 0,075 593 15,406 22,65 185,6 399,04 M-185 0,128 0,075 513 13,33 19,59 151,8 326,42 M-150 0,159 0,075 453 11,77 17,3 127,77 274,7 M-120 0,196 0,075 405 10,52 15,47 107,45 231,02 M-95 0,247 0,075 356 0,25 13,59 88,13 189,48 III. KHÁI QUÁT QUY HOẠCH CUNG CẤP ĐIỆN CHO QUẬN 2 VÀ QUẬN 9 Để tiến hành thiết kế quy hoạch và cung cấp điện cho Quận 2 và quận 9 đạt hiệu quả. Bên cạnh việc tính toán và lựa chọn nguồn cho phù hợp nói chung, chúng ta còn phải xem xét và vận dụng các kỹ thuật nói chung, chúng ta còn phải xem xét và vận dụng các tiêu chuẩn của ngành điện và quá trình thiết kế quy hoạch để đạt hiệu quả tốt nhất. 1) HỆ THỐNG LƯỚI TRUNG THẾ Để thực hiện từng bước, quá trình hiện đại hoá lứơi điện thành phố nói chung và trên địa bàn Quận 2 và Quận 9 nói riêng, các đường dây phân phối trong trung trâm quận phải phù hợp theo quy hoạch tổng thể xây dựng, phải di dây ngầm, đặc biệt là với các phát tuyến trung thế tai các trung tâm ở cấp điện áp 110KV nhằm bảo đảm đô thị Trên địa bàn Quận 2 và Quận 9 lưới điện trên đường dây trục chính đã chuẩn hoá ở loại dây AC – 240mm2 Với điện áp định mức là : uđm = 22kv Giới hạn điện áp cho phép của cấp 22KV là 10% so với giá trị định mức cụ thể như sau : Giá trị lớn nhất Umax = 24,2 KV Giá trị nhỏ nhất Umin = 19,8KV Mạng điện 22KV là mạng điện trung tính trực tiếp nối đất. 2) TIẾT DIỆN DÂY DẪN Dây dẫn và dây cáp là một thành phần chủ yếu của mạng điện. Việc lựa chọn tiết diện dây dẫn và dây cáp đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và thoả mãn chi tiêu kinh tế, sẽ góp phần quyết định đảm bảo chất lượng của mạng điện như cung cấp điện an toàn, liên tục và có chất lượng, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc hạ thấp giá thành truyền tải điện năng, mang lại lợi ích lớn không những cho những ngành điện mà còn có lợi cho cả các ngành kinh tế quốc dân. 2.1. Lưới trung thế : 22KV Đối với đường dây trên không: ta chọn loại dây AC cách điện XLPE do Goldstar chế tạo, với những ưu điểm như độ tin cậy cao, an toàn, cách điện tốt, khả năng mang dòng cao. Đối với đường dây cáp nguồn: ta chọn loại cáp ngầm có cách điện XLPE vì cây cáp này có nhiều ưu điểm hơn loại PLPE về khả năng chịu nhiệt do dòng ngắn mạch, nhiệt độ vận hành. 2.2. Đường dây hạ thế Đường dây hạ thế ta chọn loại dây vặn xoắn ABC độ đảm bảo an toàn cao, cách lắp đặt và bố trí đơn giản, tránh được tổn thất nhiệt năng, cải thiện cảnh quan đô thị. 3/ CẤU TRÚC LƯỚI 3.1. Lưới trung thế Tại các khu vực khu dân cư tập trung, trung tâm Quận và các khu công nghiệp lưới trung thế được thiết kế mạch vòng, vận hành hở nhằm đảm bảo linh hoạt trong vận hành, dễ truyền tải khi đường dây sự cố hoặc mất nguồn cung cấp. 3.2. Lưới hạ thế Được thiết kế theo sơ đồ hình tia, với những phụ tải quan trọng như phụ tải loại 1 ta có thể thiết kế 2 nguồn hạ thế để đảm bảo liên tục trong quá trình cung cấp điện. 4/ TRẠM BIẾN ÁP Trong suốt thời gian quy hoạch việc xây dựng và phát triển các trạm biến áp là đảm bảo cung cấp điện liên tục và có thêm nguồn dự phòng. 4.1. Các gam máy biến áp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tồn tại các loại gam máy biến áp sau : Giam máy biến áp 110KV : 34KVA, 40MVA và 63MVA Gam máy biến áp hạ thế Loại 3 pha Loại 1 pha 4.2. Nguồn dự phòng Nhu cầu điện năng trong quá trình quy hoạch là tương đối lớn do đó công suất dự phòng có thể lấy từ các nguồn lân cận thông qua các thiết bị chuyển mạch của hệ thống trung thế mạch vòng. Công suất dự phòng đối với các trạm có 2 máy biến áp thường thiết kế là : 25% công suất đặt của trạm. Chế độ vận hành bình thường máy biến áp mang tải đến 75% khi sự cố xảy ra một máy hư thi máy còn lại ẽ cung cấp từ các trạm lân cận thông qua tuyển mạch vòng trung thế. Hiện nay trên địa bàn Quận 2 và Quận 9 công suất dự phòng đều được thiết kế, tính toán tại các 220/110KV và các trạm 110/22-15KV. 5. THIẾT BỊ BẢO VỆ, ĐÓNG CẮT Trên đường trục khoảng cách từ 2 đến 3 km được lắp đặt cầu dao đóng cắt dưới tải (LBS) và dao cách ly (DS) để phân đoạn nhằm bảo vệ chuyển tải khi cần thiết trong vận hành. Mỗi tuyến dây được bảo vệ bằng máy cắt ở đầu nguồn dây và ở đầu trục chính tại các trạm trung gian. Đối với các nhánh rẽ có phụ tải lớn được lắp dặt dao cách ly DS, các nhánh vẽ quan trọng được đặt máy cắt tự đóng kín lại (ReCloner) để phối hợp bảo vệ và đảm bảo tính chọn lọc. Đối với các nhánh rẽ có phụ tải nhỏ được bảo vệ bởi cầu chì đóng cắt dưới tải (LBFCO) hay cầu chì tự rời (FCO). CHƯƠNG II: CÂN ĐỐI NGUỒN VÀ NHU CẦU PHỤ TẢI NĂM 2004-2010. I .ĐỊNH HƯỚNG: Để đáp ứng yêu cầu chung của quá trình quy hoạch cung cấp điện , ta thấy rằng việc cân đối nguồn theo nhu cầu phụ tải là nhiệm vụ thiết yếu .Vì nếu nguồn không có khả năng đáp ứng nhu cầu phụ tải ,sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như: làm cho các cơ sở sản xuất, các công ty ,xí nghiệp , các vùng dân cư trong sinh hoạtDo đó việc cân đối nguồn và phụ tải phải theo các định hướng sau: -Căn Cứ vào công suất các trạm hiện hữu -Căn Cứ vào kết quả dự báo phụ tải. -So Sánh nhu cầu công suất dự báo và công suất hiện hữu. -Đưa ra kế hoạch hay là xây dựng các trạm nguồn mới ta cần xét các vấn đề sau : +Trạm hiện hữu có khả năng mở rộng không +Khả năng tăng cường thêm số lộ ra +Có khả năng lắp đặt thêm máy mới không. -Xem xét kế hoạch xây dựng trạm của ngành điện lực xem phương án có phù hợp không .Nếu không ta đưa ra phương án xây dựng thêm trạm mới hoặc nâng công suất sao cho phù hợp với dự báo . - Việc xây dựng trạm mới chỉ thực thi khi hình thành một trung tâm phụ tải mới hay phụ tải quá xa trạm nguồn mà trạm cũ không có khả năng cung cấp. CÂN ĐỐI NGUỒN: Căn cứ vào dự báo tốc độ phát triển về nhu cầu công suất tốc độ phát triển của phụ tải đến năm 2010 trên địa bàn quận 2&quận 9. Để đáp ứng nhu cầu phụ tải đến năm 2010 trước hết ta tiến hành cân đối nguồn trên địa bàn quận 2& quận 9 như sau : 1.Nguồn Cung Cấp: Như đã trình bày ở phần 2 ta biết được có 5 trạm trung gian cung cấp điện cho địa bàn quận 2& quận 9 trong đó có 4 trạm do ngành điện quản lý và 1 trạm do khách hàng quản lý . 1.1 Trạm An Khánh: Tổng công suất là 103 MVA , hiện nay trạm trạm vận hành non tải . Trạm mới cung cấp khoảng 50% công suất của trạm cho địa bàn Q2 và Q9. 1.2 Trạm Cát Lái: Tổng công suất đặt là 126 MVA .Hiên nay trạm đang vận hành non tải. Trạm mới cung cấp khoảng 50% công suất của trạm trên địa bàn Q2& Q9 . 1.3 Trạm Thủ Đức : Cung cấp trên địa bàn Q2&Q9 gồm 3 tuyến dây : Phước Bình, Phong Phú và Caric .Theo kết quả báo cáo phụ tải tuyến 15 KV do điện lực Thủ Thiêm cung cấp ta có công suất lớn nhất của các tuyến như sau : + Tuỵến Phước Bình : Smax = 8,7 (MVA) + Tuyến Phong Phú : Smax= 12,9(MVA) + Tuyến Caric : Smax= 2,23(MVA) Như vậy tổng công suất của3 tuyến là: Smaxå = 8,7+12,9+2,23= 23,83 (MVA). 1.4 TRẠM THỦ ĐỨC BẮC: Cung cấp trên địa bàn quận 2 và quận 9 do điện lực thủ thiêm quản lý gồm 2 tuyến dây là :Phước Sơn và Long Bình .Theo kết quả báo cáo phụ tải tuyến 15KV do điện lực thủ thiêm cung cấp ta có công suất lớn nhất của hai tuyến như sau : + Tuyến Phước Sơn : Smax = 10 (MVA). + Tuyến Long Bình : Smax = 14,2 (MVA). Như vậy tổng công suất 2 tuyến là : Smaxå= 10+14,2=24,2 (MVA) Như vậy tổng công suất cung cấp trên địa bàn là : Smaxå = 23,83 +24, 2 + 63 + 51,5 =162,53 (MVA). 2. Lưới Trung Thế : a. Kiểm tra tình trạng vận hành của các tuyến dây : Kiểm tra tình trạng vận hành của các tuyến dây là một nhiệm vu quan trọng trong quá trình thiết kế quy hoạch một mạng địên . Việc kiểm tra giúp chúng ta đánh giá được khả năng vận hành của tuyến dây . Kết hợp giữa phần tìm hiểu hiện trạng lưới điện của phần 2 và phần tìm hiểu nguồn hiện tại ta kiểm tra khả năng vận hành của các tuyến dây dưới bảng sau đây : TUYẾN DÂY Tiết Diện mm2 Điện áp (kv) Chiều dài (Km) Công Suất (MVA) S*L (MVA.Km) Smaxcp (MVA) (S.L)Max MVA.Km An Lợi Đông ACV-240 15 4,502 9,07 40,833 15,328 92,34 Cát Lái ACV-240 15 8,696 7,35 63,92 15,328 92,34 Thảo Điền ACV-240 15 20,901 4,417 92,32 15,328 92,34 Rạch Chiếc ACV-240 15 6,16 3,43 21,13 15,328 92,34 CaRic ACV-240 15 10,716 2,234 23,94 15,328 92,34 Phong Phú ACV-240 15 13,418 12,86 173,37 15,328 92,34 Phước Bình ACV-240 15 25,517 8,703 222,07 15,328 92,34 Long Bình ACV-240 15 36,566 14,16 517,77 15,328 92,34 Phước Sơn ACV-240 15 43,803 10 438,16 15,328 92,34 Cát Lái 3 ACV-240 15 11,574 6,885 79,69 15,328 92,34 Cát Lái 4 ACV-240 15 3,332 4,105 13,68 15,328 92,34 Năm Lý ACV-240 15 11,574 8,833 102,23 15,328 92,34 Ông Nhiêu ACV-240 15 3,332 7,69 25,62 15,328 92,34 Qua phần tính toán công suất và kiểm tra điều kiện sụt áp, kiểm tra điều kiện phát nóng ta thấy đa số các tuyến dây đều vận hành tốt và đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện sụt áp cũng như điều kiện phát nóng . Tuy nhiên còn một số tuyến dây không đáp ứng được độ sụt áp cho phép vì đường dây quá dài, như các tuyến Long Bình ,Phước Bình ,Phước Sơn ,Năm Lý và Phong Phú . Để đáp ứng nhu cầu cung cấp điện trong tương lai và bảo đảm chất lượng điện năng ,bảo đảm cung cấp liên tục và khả năng vận hành linh hoạt khi sự cố ta phải rút ngắn bán kính cung cấp và chiều dài của các tuyến dây ,đồng thời tăng công suất cho các trạm hay xây trạm mới . b.Phân vùng phụ tải: Căn cứ vào sơ đồ tổng thể quy hoạch của Q2&Q9 Đến năm 2010 ,dựa vào các kết quả dự báo nhu cầu công suất trên địa bàn Q2&Q9 tơí năm 2010 thông qua việc tìm hiểu lưới và phụ tải hiện hữu từng vùng trên địa bàn . Vùng thuộc trạm Cát Lái : Cung cấp 100% cho địa bàn Q2&Q9 bao gồm : Khu công nghiệp công nghệ cao, Khu công nghiệp Cát lái và các Khu Dân Cư : Long Trường , Trường Thạnh ,Phú hữu của Q9 và Bình Trưng Đông ,Bình Trưng Tây , Thạnh Mỹ Lợi ,Thuộc Q2. Vùng phụ tải thuộc trạm An khánh : Cung cấp cho địa bàn gồm An Lợi Đông, Cát Lái, Thảo Điền ,Rạch Chiếc,Thủ Thiêm và một phần của các phường An phú, Bình Trưng Đông, Bìmh Trưng Tây, An Khánh. Vùng phụ tải thuộc trạm Thủ Đức: Cung cấp trên địa bàn bao gồm các khu vực Tăng Nhơn Phú A, Tân Phú ,một phần các Phường An Phú , Phước Bình Phước Long B, Phú Hữu. Vùng phụ tải thuộc trạm Thủ Đức Bắc: Cung cấp cho địa bàn bao gồm các tuyến Phước Sơn, Long Bình ,Suối Cái . Vùng phụ tải phía đông Q9 :Bao gồm các phường Long Bình ,Trường Thạnh, Long Phước. Vùng phụ tải Khu công nghiệp công nghệ cao :Bao gồm Phường Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng nhơn Phú B Q9. Vùng Phụ tải các khu dân cư mới Quận 2: Tập trung tại các phường Bình Trưng Tây ,Bình Trưng Đông, Thạnh Mỹ Lợi,An Phú Thảo Điền,Bình An, Bình Khánh Cát Lái chia làm 5 khu . Khu1: Phía Bắc Thảo Điền và một phần phường An Phú với diện tích 532 ha. Khu 2: Phía Nam Xa lộ HÀNỘi đến rạch Giồng Ông Tố có diện tích 726 ha Khu3 : Nằm ở bán Đảo Thủ Thiêm diện tích 748 ha. Khu 4: Vị trí phía tây nam quận diện tích 653 ha. Khu 5: Vị trí phía đông nam quận diện tích 542 ha. 3.Nâng cấp cải tạo và phát triển máy biến áp trung gian: Như phần trên đã trình bày ta biết rằng nguồn và vùng phụ tải sẽ nhận điện năng tiêu thụ trong thời gian tới . Theo khảo sát tình hình cung cấp điện của các trạm hiện hữu ; Đồng thời khảo sát trên địa bàn ta xét đến các khả năng phát triển các trạm biến áp cho các vùng phụ tải mới phát triển .Kế hoạch cải tạo và phát triển mới các trạm biến áp trung gian trên địa bàn do địa bàn điện lực thủ thiêm quản lý giai đoạn 2005- 2010. Năm 2004 : Công suất Điện lực Thủ Thiêm nhận được từ 2003 bàn giao sang năm 2004 là công suất do trạm An Khánh là 100% công suất của103 MVA của trạm , Trạm cát lái cung cấp công suất 63 MVA và 25% công suất do điện lực Thủ Đức &Thủ Đức Bắc cung cấp tương đương 63 MVA . Như vậy công suất trên địa bàn Thiêm nếu không tăng cường thêm công suất thì công suất sẽlà : 63+40+63+63 = 229 (MVA). Trong đó nhu cầu là 137,41 MVA như vậy đáp ứng đủ nhu cầu trong năm và có nguồn dự phòng khoảng 33% . Năm 2005: Để đáp ứng nhu cầu công suất năm 2005 là 160,97 (MVA) đặc biệt là các vùng phụ tải của các khu công nghiệp tập trung ngành nghề tại quận 9 và dự án khu đô Thị Mới Thủ Thiêm được phê duyệt vào cuối năm 2004 và đi vào triển khai trong năm tới. Theo kế hoạch của điện lực Thủ Thiêm Trong năm 2005 đi vào vận hành trạm biến áp Thủ Đức Đông với công suất 40 MVA nâng công suất đặt của 3 trạm trên địa bàn 2 quận do điện lực thủ Thiêm quản lý là : Cát lái 126MVA ,AN KHÁNH 103 MVA ,Thủ Đức Đông 40MVA và 10% công suất của Thủ Đức ,Thủ Đức Bắc tương đương 25,2 MVA .Vậy công suất trên địa bàn lúc này là : 294,2 MVA ,không những đáp ứng đủ nhu cầu công suất trên địa bàn là 160,97 MVA mà còn có nguồn dự phòng khoảng 45,28% tương đương 133,23 MVA Năm 2006: Theo dự báo nhu cầu điện năng tính đến thời điểm này nhu cầu công suất là 186,77 . Trong khi đó tổng công suất lắp đặt trên địa bàn năm 2005 là 294,2 đủ nhu cầu trong năm và có nguồn dự phòng trên địa bàn là 36,5 % tương đương khoảng 107,43 MVA . Năm 2007: Đến năm 2007 nhu cầu công suất là 216,84 MVA Trong khi đó tổng công suất năm 2006 là 294,2 MVA đáp ứng đủ nhu cầu trong năm , tuy nhiên theo như dự báo phụ tải của phòng kế hoạch điện lực thành phố giai đoạn này nhu cầu sử dụng điện trong nội thành tăng lên mà khả năng xây dựng trạm biến áp mới là tương đối khó khăn như một số quận nội thành giáp với khu vực Q2&Q9 là quận 1, Bình Thạnh . Để đáp ứng nhu cầu trên địa bàn và hỗ trợ cho các quận lân cận ta dự kiến nâng công suất trạm An Khánh máy 40 MVA lên 63 MVA lúc này công suất đặt của trạm An khánh là 2*63 MVA . Các thông số kỹ thuật của máy mới giống như sơ đồ của máy 63 cũ trạm AN KHÁNH . Vậy công suất đặt lúc này trên toàn khu vực là : 294,2 + 23 = 317,2 MVA. Năm 2008: Theo tính toán dự báo nhu cầu công suất tại thời điểm này là 251,7 MVA .Trong khi đó công suất bàn giao năm 2007 là 317,2 MVA như vậy là đáp ứng đủ nhu cầu công suất trên địa bàn và nguồn dự phòng khoảng 20%, nhưng nguồn dự phòng không đáp ứng được theo yêu cầu chung của thành phố là các trạm nguồn đều có 2 máy biến áp, trong chế độ vân hành bình thường máy mang tải khoảng 75% công suất đặt của máy và khoảng 25% công suất dự phòng của trạm . Trong giai đoạn này ta dự kiến lắp thêm một máy biến áp công suất 63 MVA tại trạm Thủ Đức nâng công suất đặt của trạm lên 103 MVA. Như vậy với việc tăng cường thêm máy biến áp cho trạm Thủ Đức Đông đã nâng công suất của toàn khu vực do điện lực Thủ Thiêm quản lý lên 380,2 MVA đáp ứng tốt nhu cầu công suất cho khu vực và tăng thêm khả năng dự phòng khi có sự cố xảy ra . Năm 2009: tính đến thời điểm 2009 nhu cầu công suất trên địa bàn là 292,23 MVA trong khi đó công suất bàn giao từ năm 2008 là 380,2 MVA như vậy đủ đáp ứng nhu cầu công suất trong năm . Tuy nhiên qua phần tìm hiểu quy hoạch chung và phương hướng phát triển của quận 2 và quận 9 đến năm 2010, cùng với dự báo nhu cầu điện năng và phân vùng phụ tải trên địa bàn ,thì trong giai đoạn này với tốc độ tăng nhanh của các vùng dân cư như An PhuÙ,Thủ Thiêm và khu công nghiệp công nghệ cao ,các khu vui chơi giải trí như khu liên hiệp thể thao rạch chiếc quận 2 và khu du lịch Thảo Cầm viên , Suối TiênĐể đáp ứng nhu cầu công suất tăng nhanh trong giai đoạn này và giảm bớt tình trạng vận hành quá tải cho các trạm trung gian khác ta dự kiến xây dựng trạm biến áp 110 KV tại phường tăng nhơn phú với công suất dự kiến là 2*63 MVA. Vị trí đặt tại phường Tăng Nhơn Phú A , nguồn lấy từ trạm Thủ Đức Đông. Dự kiến giai đoạn đầu đặt một máy 63 MVA cấp diện áp 110/15-22KV Sơ đồ nối điện và các thông số kỹ thuật về cơ bản tương đối giống như của trạm An Khánh. Công suất trên địa bàn 2 quận lúc này là 443,2 MVA. Năm 2010: Tới năm 2010 nhu cầu công suất trên địa bàn Q2 và Q9 đã là 338,29 MVA . Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức nằm trong vùng phụ tải III của thành phố . Trong giai đoạn này các phụ tải tại các khu chế xuất như Linh Trung , Linh Xuân ,các khu dân cư ven xa lộ HàNội và các khu vui chơi giải trí tăng cao ,đồng thời để giảm tải bớt cho các phụ tải tại các trạm Thủ Đức Bắc , trạm Thủ Đức lúc này đã đầy tải . Để đáp ứng nhu cầu phụ tải ta tăng cường thêm một máy biến áp 63 MVA nâng tổng công suất lắp đặt và chuyển giao lên 506,2 MVA đáp ứng đủ nhu cầu trong năm và có nguồn dự phòng khoảng 33% tương đương khoảng 167,91 MVA Nhận xét : Địa bàn quận 2và quận 9 là địa bàn tương đối rộng lớn với hệ thống hệ thống lưới và nguồn lớn tương đối phức tạp, tốc độ phát triển rất nhanh và nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao . Trên địa bàn quận 2 và quận 9 có rất nhiều loại phụ tải quan trọng như trung tâm thương mại , khu dân cư và các khu công nghiệp .. với nhiều phụ tải quan trọng và khác nhau như vậy việc cân đối nguồn theo các giai đoạn từ 3 ¸ 4 năm thì rất khó thực hiện vì nhu cầu sử dụng trong 3 ¸ 4 năm là rất khác nhau dẫn đến sai lệch lớn . Mặt khác với khối lượng thực hiện công việc khá lớn trong thời gian 5 ¸ 10 năm điều này gây khó khăn cho việc tập trung vốn đầu tư .Như vậy để thực hiện việc cân đối nguồn tập trung vốn đầu tư ,ta chia theo giai đoạn gắn từng năm một để phù hợp hơn và gắn liền với nhu cầu sử dụng công suất trên địa bàn . 4./XÂY DỰNG ,CẢI TẠO HỆ THỐNG LƯỚI TRUNG THẾ ĐẾN NĂM 2010. Căn cứ trên sơ đồ hệ thống lưới trung thế 15KV – 22KV hiện tại thuộc điện lực Thủ Thiêm quản lý và nhu cầu của từng vùng phụ tải đến năm 2010.Căn cứ vào công suất và vị trí nguồn của trạm hiện tại và các trạm dự định xây mới .Dựa vào vị trí của các tuyến khả năng hỗ trợ và truyền tải cho nhau của các tuyến ,trong giai đoạn 2005 – 2010 dự kiến thiết kế quy hoạch cung cấp điện cho các khu vực của các tuyến thuộc các trạm địa bàn như sau : Quận 2 và quận 9 nằm trong khu vực phụ tải III của thành phố Hồ Chí Minh Quận 2 : Hiện nay phụ tải trên địa bàn quận 2 được cung cấp điện từ 3 trạm 110KV : _ Trạm An Khánh _ Trạm Cát Lái _ Một phần thuộc phường An Phú được trạm Thủ Đức cung cấp . Quận 9 được cung cấp điện từ 3 trạm : _ Trạm Thủ Đức Bắc : cung cấp cho Thủ Đức và quận 9. _ Trạm Thủ Đức : cung cấp cho quận 9 ,quận 2 và Thủ Đức . _ Trạm Cát Lái : cungc ấp cho quận 2 và quận 9. Lưới phân phối trên địa bàn quận 2 và quận 9 đều đã cải tạo ở cấp 22KV nhưng hiện nay vận hành ở cấp 15kV .Đa số các tuyến dây là đường dây nối . 4.1) Thiết kế giai đoạn từ 2005 đến 2010: a) Quận 2 : Theo quy hoạch chung của thành phố trong tương lai ,quận 2 sẽ trở thành một trungt âm đô thị mới ,hiện đại của thành phố .Do đó lưới điện trong khu vực này phải đảm bảo mỹ quan đô thị .Để đáp ứng được mỹ quan chung của một trung tâm thương mại lưới điện trung thế xây dựng mới trong khu vực này dự định là cáp ngầm . Tới năm 2005 phụ tải trên địa bàn được cấp điện từ 3 trạm 110KV là An khánh, Cát Lái , Thủ Đức. Kết cấu lưới Trung Thế đến 2010. 1.Trạm An Khánh : +Tuyến Cát Lái (lộ 875) cung cấp điện cho các phụ tải : Phía Tây Nam của phường An Phú , phía Tây phường Bình Trưng Tây, phía Đông phường Thạnh Mỹ lợi, phía Bắc phường Bình Khánh . +Tuyến Rạch Chiếc (lộ 879) cung cấp điện phía tây phường Bình Khánh ,phía đông nam phường Bình An ,phía tây của phường An Phú .Tuyến này có liên lạc với tuyến An Lợi Đông ,Cát Lái ,Cát Lái 4 , tuyến Caric. + Tuyến An Lợi Đông (2) ( lộ 873) .Tuyến này tách làm 2 tuyến nhỏ ,một tuyến liên lạc với tuyến Thảo Điền cung cấp cho phía Đông Bắc phường An Lợi Đông .Một tuyến liên lạc với tuyến Rạch Chiếc cung cấp cho phụ tải phía Tây phường Bình An và Đông Nam phường Thảo Điền . + Tuyến Thảo Điền ( lộ 877) : tuyến này cũng tách thành hai nhánh ,một nhánh liên lạc với tuyến An Lợi Đông cung cấp điện cho phía đông phường An Khánh ,phía tây phường Bình An và khu vực phường Thủ Thiêm ,An Lợi Đông. + Tuyến Thảo Điền ( lộ 878 ) : tuyến này là tuyến ta xây dựng mới đi song song với tuyến Thảo Điền 1 ,chiều dài khoảng 2,4km ,cungc ấp điện cho phường Bình An ,phường Thảo Điền .Lộ này liên lạc với lộ (872) + Tuyến ( 872) : lộ này dự định xây cáp ngầm xuống phía Tây Nam quận cungc ấp cho khu đô thị mới phường An Khánh ,Thủ Thiêm ,An Lợi Đông ,Bình Khánh .Lộ này liên lạc với lộ Cát Lái 3,trạm Cát Lái. + Tuyến (874) :tuyến An Lợi Đông 1 cung cấp điện cho phường An Lợi Đông ,An Khánh và một phần của phường Thủ Thiêm . + Tuyến ( 876) :Tuyến này cung cấp cho phường An Phú ,liên lạc với lộ Rạch Chiếc . 2.Trạm Cát Lái :có 12 lộ ,7 lộ cungc ấp điện cho quận 2 , 3 lộ cung cấp cho quận 9 và 2 lộ dự phòng. + Tuyến Cát Lái 4 ( 880) cungc ấp phụ tải cho phường Bình Trưng Đông phía tây Cát Lái ,phía đông Bình Trưng Tây .Lộ này liên lạc với lộ Cát Lái ,Bình Trưng và trạm An Khánh. + Tuyến Cát Lái 3 : cung cấp điện cho phía bắc phường Bình Trưng Tây ,phía Tây Bắc phường Bình Trưng Đông . + Tuyến (879) Cát Lái (5) cáp ngầm cungc ấp cho phía Đông Nam quận 2 và khu dân cư mới ở Nam Cát Lái ,liên lạc với lộ của An Khánh . +Tuyến cát lái 6(877) cung cấp cho khu tân cảng, phía nam phường Long Thạnh Mỹ, khu công nghiệp Thạnh Mỹ Lợi liên lạc với lộ cát lái thuộc trạm An khánh , lộ cát lái 5 . 3lộ còn lại là 875, 872, 874 cung cấp cho khu công nghiệp tập trung Cát Lái và khu văn hoá thể dục thể thao. b)Quận 9: Cũng như quận 2 ,quận 9 nằm trong vùng phụ tải III của thành phố , đến năm 2010 quận được cung cấp từ 5 trạm trung gian 110KV là: Trạm Thủ Đức Bắc , Trạm Thủ Đức , Trạm Thủ Đức Đông , Trạm Cát Lái và Trạm xây dựng mới tại phường Tăng Nhơn Phú. 1.Trạm Thủ Đức Bắc : cung cấp 2 tuyến phước Sơn và Long Bình cho quận 9 liên lạc với 2 lộ tại trạm thủ Đức Đông. 2.Trạm Thủ Đức : cung cấp 3 tuyến cho quận 9 là : +Tuyến Caric (876) lộ ra chủ yếu cung cấp cho phía Tây phường Phước Long A, phía tây phường Phước Long B liên lạc với lộ cát lái 3 và cát lái 5 của trạm cát lái . +Tuyến Phước Bình (877) cung cấp phía tây bắc phường Phước Long A và hiệp phú. +Tuyến Phong Phú (874) cung cấp phía tây bắc giữa Phước Long A và Phước Long B, liên lạc với lộ Bưng Ông Thoàn và một lộ của Thủ Đức Đông. 3.Trạm Thủ Đức Đông: Thủ Đức Đông Sau khi đưa vào vận hành sẽ cung cấp cho toàn bộ phụ tải phía đông và phía nam quận 9.Trạm dự kiến có 10 lộ ra ,trong đó 8 lộ cung cấp cho phụ tải còn 2 lộ dự phòng. +Tuyến Lâm viên 1 : Dự kiến đưa vào vận hành đầu năm 2005 cung cấp phụ tải phía tây của phường Long Thạnh Mỹ ,Phía bắc của phường Long Bình . +Tuyến Lâm Viên 2: tuyến xây dựng mới đi song song với tuyến Lâm viên 1 đấu với tuyến hiện tại của phước Sơn .Tuyến này cung cấp cho phía tây phường Tân Phú và phía bắc Tăng Nhơn Phú A. +Tuyến Tân Phú 1: Xây dựng đi song song tuyến Phước Sơn giảm phụ tải cho tuyến phước Sơn và Long bình.Tuyến này cung cấp cho phụ tải phía Đông bắc Tân Phú , Phía Bắc Long Bình. + Tuyến Long Thạnh Mỹ cung cấp đến phía đông nam phường Long Thạnh Mỹ . +Tuyến Long Thạnh Mỹ 2 cung cấp cho phía đông bắc phường Long bình. +Tuyến Trường Thạnh 1 cung cấp phía đông nam phường Long Thạnh Mỹ ,phía bắc phường trường Thạnh liên lạc với tuyến ông Nhiêu +Tuyến Trường Thạnh 2 cung cấp cho phụ tải phường Long Phước . +Tuyến công nghệ cao cung cấp cho phụ tải khu công nghệ công nghệ cao và khu dân cư phường Tăng nhơn phú B. 4.Trạm Cát Lái: cung cấp cho địa bàn Quận 9 có 3 tuyến : + Tuyến ông nhiêu (881) cung cấp cho phụ tải phía đông phường phú hữu phía nam phường trường thạnh ,phía tây phường long trường lộ này liên lạc với lộ trường thạnh 2 trạm thủ đức đông. +Tuyến bưng ông thoàn : cung cấp cho phía bắc phường phú hữu ,phường tăng nhơn phú B liên lạc với tuyến phong phú trạm thủ đức . +Tuyến Năm lý : cung cấp cho phía nam phường tăng nhơn phú B,phước long B và phước bình lộ này liên lạc với lộ caric trạm thủ đức. 5.Trạm Tăng Nhơn Phú : Sau khi xây dựng trạm sẽ cung cấp điện cho hai quận trên địa bàn do điện lực thủ thiêm quản lý. Dự kiến Trạm có 8 lộ trong đó có 6 lộ cung cấp cho phụ tải còn 2 lộ dự phòng . +Tuyến tăng nhơn phú 1cung cấp cho khu công nghiệp kỹ thuật cao + Tuyến tăng nhơn phú 2 cung cáp một phần cho khu công nghiệp kỹ thuật cao và san tải cho tuyến phước bình cung cấp trên địa bàn phường hiệp phú. +Tuyến tăng nhơn phú 3 cung cấp điện cho phường long thạnh mỹ. +Tuyến sân gôn cung cấp cho khu vực sân gôn và khu vui chơi giải trí. +Tuyến tăng nhơn phú B cung cấp cho phường tăng nhơn phú B. +Tuyến phước long B cung cấp cho phường phước long B. +Tuyến Tăng nhơn phú 4 và tăng nhơn phú 5 dự phòng. NĂM Nhu Cầu MVA Trạm cát lái MVA Trạm An khánh MVA Trạm thủ đức đông MVA Trạm thủ đức bắc MVA Trạm thủ đức MVA Trạm tăng nhơn phú MVA 2004 137,41 2*63 40+63 2*63 2*63 2005 160,97 2*63 40+63 40 2*63 2*63 2006 186,77 2*63 40+63 40 2*63 2*63 2007 216,84 2*63 2*63 40 2*63 2*63 2008 251,7 2*63 2*63 63+40 2*63 2*63 2009 293,23 2*63 2*63 63+40 2*63 2*63 63 2010 338,29 2*63 2*63 63+40 2*63 2*63 2*63 4.2) Kế hoạch cải tạo hệ thống lưới trung thế giai đoạn 2005-2010. năm 2005 : Vận hành máy biến áp 40 MVA tại trạm thủ đức đông : +Xây dựng lộ thảo điền 2 (872) thuộc trạm an khánh chiều dài khoảng 8,3 Km. Và xây dựng 3 tuyến tại trạm thủ đức đông. +Xây dựng tuyến lâm viên 2 trạm thủ đức đông chiều dài 6 Km. +Xây dựng tuyến tân phú trạm thủ đức đông 6,5 Km. +Xây dựng tuyến long thạnh Mỹ trạm thủ đức đông 6,5 Km Năm 2006 : +Xây dựng hai tuyến thuộc trạm cát lái là tuyến cầu giồng và tuyến chùa ông với tổng chiều dài là 11,2Km,trong đó tuyến cầu giồng là 6,2Km và tuyến chùa ông dài 5 Km . Năm 2007: nâng công suất 40 MVA thành 63 MVA trạm an khánh. +Xây dựng 2 tuyến dự phòng cho khu công nghiệp cát lái với chiều dài 15 Km +Xây dựng thêm tuyến An Lợi Đông 1 với chiều dài 16 Km. Năm 2008: Lắp đặt thêm máy 63 MVA tại trạm thủ đức đông , xây dựng thêm 4 tuyến mới tại trạm thủ đức đông là trường thạnh 1, trường thạnh 2, long thạnh mỹ 1 , và lộ công nghệ cao với tổng chiều dài 16,5 Km . Năm 2009 : Xây dựng và lắp đặt máy biến áp 63 MVA tại trạm tăng nhơn phú , xây dựng 4 tuyến tại trạm tăng nhơn phú là tuyến tăng nhơn phú 1, tăng nhơn phú 2, tăng nhơn phú 3 và tuyến sân gôn.và xây dựng thêm 4 tuyến tại trạm Cát Lái là tuyến (877) cát lái 6 với chiều dài 5,5 Km,tuyến (875) cát lái 7 chiều dài 4,5 Km,tuyến (872) cát lái 8 chiều dài 4,5 Km, và tuyến cát lái 9 dài 2 Km. Năm 2010: Lắp đặt thêm máy biến áp 63 MVA tại trạm tăng nhơn phú và xây dựng thêm 4 tuyến mới tại trạm này là tăng nhơn phú 4 dài 6,5 Km , tăng nhơn phú 5 chiều dài 6 Km , tăng nhơn phú b dài 4 Km và tuyến phước long b dài 6,5 Km. 5.tổng các công trình đã thực hiện : Qua phần cải tạo và phát triển nguồn và hệ thống lưới trung thế từ năm 2005 đến năm 2010 trên địa bàn Quận 2 và Quận 9 có 7 trạm biến áp trung gian cung cấp với tổng công suất là 733 MVA đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải trên địa bàn trong thời gian quy hoạch. Cùng với hệ thống lưới truyền tải đáp ứng đủ nhu cầu truyền tải của nguồn . CHƯƠNG III DỰ TÍNH VỐN ĐẦU TƯ CHO CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG NGUỒN VÀ LƯỚI GIAI ĐOẠN 2005-2010. Trong phần tính toán vốn đầu tư ta có thể dự tính vốn đầu tư xây dựng, cải tạo nguồn và lưới trung thế trên địa bàn thuộc điện lực thủ thiêm quản lý giai đoạn 2005-2010 như sau . Máy biến áp: theo đơn giá của viện năng lượng cho từng gam máy thì tổng chi phí bình quân khi muốn tăng cườngcông suất hay xây dựng mới trạm biến áp mới thì vốn đầu tư là 459.230.000 đồng . Phần đường dây : Đối với lưới trung thế 15- 22KV đơn giá trung bình 1Km đường dây trục chính là 195.000.000 đồng / Km. 1/ Tổng chi phí: Căn cứ vào khối lượng cải tạo , xây dựng ta dự tính được chi phí đầu tư cho các năm như sau : Năm 2005 : Xây dựng 4 tuyến dây tổng chiều dài là 27,3 Km .Trong đó có một tuyến tại trạm An khánhvà 3 tuyến tại trạm Thủ Đức Đông . + xây dựng tuyến thảo điền 2 chiều dài 8,3 Km tại trạm An khánh. 8,3 * 195.000.000. = 1.618.500.000 đồng. +Xây dựng 4 tuyến tại trạm thủ đức đông tổng chiều dài là 19 Km. 19* 195.000.000. = 3.705.000.000 đồng. Năm 2006 : Xây dựng 2 tuyến cầu giồng và chùa ông tại trạm cát lái tổng chiều dài là 11,2 Km. 11,2 * 195.000.000. = 2.184.000.000 đồng. Năm 2007 : Nâng công suất trạm An khánh từ 40 MVA lên máy 63 MVA ,vậy tổng công suất đặt của trạm là 126 MVA. 63 * 459.230.000 = 28.931.490.000. đồng Đồng thời xây dựng thêm tuyến An lợi đông dài 6 Km tại trạm này . 6 * 195.000.000 = 1.170.000.000.đồng . và 2 tuyến dự phòng cho khu công nghiệp cát lái tổng chiều dài 15 Km. 15 * 195.000.000 = 2.925.000.000.đồng. Năm 2008 : Lắp đặt thêm máy 63 MVA tại trạm thủ đức đông 63 * 459.230.000 = 28.931.490.000. đồng và xây dưng 4 tuyến tại trạm thủ đức đông tổng chiều dài 16,5 Km. 16,5 *195.000.000. = 3.217.500.000.đồng. Năm 2009: xây dựng lăùp đặt mới máy biến áp 63 MVA tại trạm tăng nhơn phú nằm ở phường tăng nhơn phú A . 63 * 459.230.000 = 28.931.490.000. đồng. xây dựng 4 yuyến tại trạm tăng nhơn phú tổng chiều dài 18 Km. 18 *195.000.000. = 3.510.000.000. đồng. xây dựng 4 tuyến tại trạm cát lái tổng chiều dài là 16,5 Km 16,5 * 195.000.000. = 3.217.500.000. đồng. Năm 2010: Lắp đặt thêm máy 63 MVA tại trạm tăng nhơn phú 63 * 459.230.000 = 28.931.490.000. đồng. xây dựng mới 4 tuyến tại trạm tăng nhơn phú tổng chiều dài 23 Km 23 *195.000.000. = 4.485.000.000. đồng. Bảng tổng kết vốn đầu tư quy hoạch và phát triển lưới điện trên địa bàn Q2 và Q9 giai đoạn 2005-2010 : STT NĂM VỐN ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ 1 2005 5.323.500.000 Đồng 2 2006 2.184.000.000 Đồng 3 2007 330.264.900.000 Đồng 4 2008 321.489.900.000 Đồng 5 2009 356.589.900.000 Đồng 6 2010 334.164.900.000 Đồng Tổng cộng vốn đầu tư dự tính là; 1.350.017.100.000 đồng * KẾT LUẬN TỔNG QUAN. Qua phần tìm hiểu tình hình địa dư , kinh tế , xã hội , cùng với tìm hiểu chủ trương quy hoạch và phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn làm quy hoạch 2 quận trong giai đoạn 2005-2010 cùng với việc tìm hiểu đánh giá tình hình nguồn và lưới điện do điện lực thủ thiêm quản lý .Bằng phương pháp dự báo nhu cầu điện năng cho từng năm của Q2 và Q9 trong giai đoạn từ năm 2004 dến 2010. Thông thường ở nước ta hầu hết các dự án đầu tư cho quá trình phát triển lưới điện không hẳn đã mang mục đích kinh doanh thương mại mà mang tính chất về mặt chính trị xã hội . Do đó trong quá trình quy hoạch này chúng ta không đi sâu vào phân tích tính kinh tế của công trình . Trong giai đoạn quy hoạch mạng điện trên địa bàn Q2 và Q9 từ năm 2004-2010 nói riêng và trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung là nhiệm vụ quan trọng có tính chất quyết định về mặt kinh tế chính trị xã hội trong quy hoạch tổng thể của thành phố . Tuy nhiên để thực hiện dự án quy hoạch cho Q2 Và Q9 này cần khối lượng đầu tư khá lớn nhưng nó đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế chính trị văn hoá góp phần cho sự phát triển chung của thành phố trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố lớn nhất không chỉ của cả nước mà là cả trong khu vực và trên thế giới .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctonghopLA.doc
  • jpgq2-1.jpg
  • jpgq9-1.jpg
  • dwgVDUNG (TRAM TRUNG GIAN THU DUC BAC).dwg
  • dwgVDUNG(AN KHANH).dwg
  • dwgVDUNG(CAT LAI).dwg
  • dwgVDUNG(THU DUC).dwg
  • shsmucluc.shs
  • shsScrap.shs
  • vsdCopy of DON TUYEN 2010.vsd
  • vsdDIA DU 2004.vsd
  • vsdDIADU2010.vsd
  • vsdDON TUYEN HIENTAI.vsd
Tài liệu liên quan