Đề tài Thiết kế Toà nhà văn phòng cho thuê

Nguồn điện cung cấp cho công trường lấy từ nguồn điện đang tải trên lưới cho thành phố. c. Tính dây dẫn: + Chọn dây dẫn theo độ bền : Để đảm bảo dây dẫn trong quá trình vận hành không bị tải trọng bản thân hoặc ảnh hưởng của mưa bão làm đứt dây gây nguy hiểm, ta phải chọn dây dẫn có tiết diện đủ lớn. Theo quy định ta chọn tiết diện dây dẫn đối với các trường hợp sau (Vật liệu dây bằng đồng): - Dây bọc nhựa cách điện cho mạng chiếu sáng trong nhà: S = 0,5 mm2 - Dây bọc nhựa cách điện cho mạng chiếu sáng ngoài trời: S =1 mm2 - Dây nối các thiết bị di động: S = 2,5 mm2. - Dây nối các thiết bị tĩnh trong nhà: S = 2,5 mm2. + Chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện ổn áp: *Đối với dòng sản xuất (3 pha) S = 100.P.l/(k.Vd2.[u])

doc204 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế Toà nhà văn phòng cho thuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức bao gồm cả chính phủ, người sử dụng lao động và công nhân. Quản lý an toàn lao động liên quan đến tất cả các chức năng từ lập lế hoạch xác định khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát các hoạt động an toàn lao động tại nơi làm việc nhằm mục đích phòng chống tai nạn lao động và ốm đau. Quản lý lao động là phải áp dụng những biện pháp an toàn trước khi có tai nạn xảy ra. Quản lý an toàn lao động hiệu quả gồm ba mục tiêu chính : Tạo ra môi trường an toàn . Tạo ra công việc an toàn . Tạo ra ý thức về an toàn lao động trong công nhân . Tổ chức an toàn lao động: Việc tổ chức an toàn lao động trên công trường xây dựng được xác định bởi quy mô công trường, hệ thống các công việc và phương thức tổ chức dự án các hồ sơ về an toàn và sức khoẻ cần được lưu giữ thuận tiện cho việc xác địng và xử lý các vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường . Cần tổ chức đào tạo quản lý về an toàn và bảo hộ lao động trong xây dựng ở tất cả các cấp là quản lý, đốc công đến công nhân. Các nhà thầu phụ và công nhân của họ cũng phải được huấn luyện chu đáo các thủ tục về an toàn lao động vì có thể nhóm công nhân chuyên làm công việc này lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của nhóm khác . Cần có hệ thống tin nhanh cho người quản lý công trường về những việc làm mất an toàn và những khiếm khuyết của thiết bị . Phân công đầy đủ nhiệm vụ về an toàn và vệ sinh lao động cho những người cụ thể. Một số nhiệm vụ cần tiến hàmh có thể liệt kê như sau : Cung ứng, xây dựng và bảo trì các phương tiện an toàn như đường vào, lối đi bộ, rào chắn và phương tiện bảo vệ trên cao . Xây dụng và cài đặt hệ thống tín hiệu an toàn . Cung cấp thiết bị an toàn đặc biệt cho mỗi loại hình công việc . Kiểm tra các thiết bị nâng dẫn như cần trục, thang máy và các chi tiết nâng như dây cáp, xích tải . Kiểm tra và hiệu chỉnh các phương tiện lên xuống như thang, giàn giáo . Kiểm tra và làm vệ sinh các phương tiện chăm sóc súc khoẻ như nhà vệ sinh, lều bạt và dụng cụ phục vụ ăn uống . Chuyển giao những phần có liên quan trong kế hoạch về an toàn lao động cho những nhóm công tác . Kế hoạch cấp cứu sơ tán . An toàn lao động khi thi công ép cọc : Khi thi công ép cọc cần phải huấn luyện công nhân, trang bị bảo hộ, kiểm ra an toàn các thiết bị phục vụ . Chấp hành nghiêm chỉnh quy định an toàn lao động về sử dụng, vận hành máy khoan cọc, động cơ điện, cần cẩu, máy hàn điện các hệ tời, cáp , ròng rọc. Các khối động phải được chồng xếp theo nguyên tắc tạo thanh khối ổn định. Không được để khối đối trọng nghiêng, rơi, đổ trong quá trình thử cọc. An toàn trong quá trình cẩu, lắp ghép cọc, hàn cọc. Phải chấp hành nghiêm ngặt quy chế an toàn lao động ở trên cao: Phải có dây an toàn, thang sắt lên xuống Nguồn điện cung cấp cho thiết bị nâng lên luôn phải được duy trì ở tư thế sẵn sàng khi có công nhân đang làm việc dưới hố khoan. An toàn lao động trong thi công đào đất : Hầu hết các công việc xây dựng đều có liên quan đến việc đào xúc như đào móng, rãnh thoát nước, công trình ngầm . Xúc đất hoặc đào rãnh là rất nguy hiểm mà ngay cả những công nhân có kinh nghiệm cũng có thể bị tai nạn do một bờ rãnh nào đó không được gia cố sụt lở bất ngờ . Khi bị vùi lấp dưới hàng mét khối đất, bạn sẽ không thở được do áp lực đè lên ngực và ngoài những thương tích trên cơ thể, có thể bạn sẽ bị chết ngay cả khi khối đất có thể tích tương đối nhỏ . Đào xúc đất là công việc di dời những khối hỗn hợp đất đá và thường có cả nước pha trộn trong đất. Những cơn mưa to thường là nguyên nhân gây ra lở đất. Khả năng lụt lội cũng là một hiểm hoạ cần tính đến. Ngoài ra còn suất hiện vết nứt do áp suất được giải phóng khi di chuyển đất đá hoặc do nhiệt độ quá nóng vào mùa hè . Thành phần đất đá lại rất đa dạng, chẳng hạn cát sạch rất rễ bị rửa trôi, trong khi lớp đá nền lại đặc biệt rắn trắc. Tuy nhiên, không thể dựa vào bản thân các lớp đất làm nền tựa , vì vậy cần chú ý và có biện pháp gia cố đề phòng lở sụt mép rãnh khi đào những rãnh hố có chiều sâu lớn hơn 1,2m. Các nguyên nhân tai nạn : Công nhân bị mắc kẹt và bị vùi lấp trong hố do sụt lở thành hố . Công nhân bị va đập và bị thương khi đào xúc do các vật liệu rơi xuống . Công nhân rơi xuống hố . Phương tiện ra vào không an toàn hoặc thiếu các phương tiện thoát hiểm trong trường hợp có lũ . Xe máy tiến tới quá sát miệng hố, đặc biệt là khi quay đầu làm sụt mép hố. Ngạt thở hoặc nhiễm độc do những khí nặng như khí thải phun xuống hố, ví dụ như khí thải của động cơ diezel hay động cơ xăng Khi thi công các công tác đất cần lưu ý : Mép hố, rãnh nên bạt hoặc vét một góc an toàn, thường là 45°,hoặc gia công bằng ván cột hay các phương tiện thích hợp để đảm bảo không sạt lở. Cần đảm bảo có đủ vật liệu để gia cố rãnh sẽ đào, gia cố rãnh là việc cần làm ngay, đào đến đâu gia cố rãnh đến đấy. Như vậy cần cung cấp gỗ trong các công việc đào xúc, đối với ván sâu hơn 1,2m thì cần phải cung cấp đủ các ván khung hoặc ván để gia cố thích hợp. Chỉ những công nhân lành nghề thực hiện dưới sự giám sát của đốc công mới được lắp đặt, tháo dỡ hay thay cột chống. Nên lắp đặt cột chống tại tất cả các chỗ nào có thể, trước khi đào tới đáy hố, công việc này tốt nhất nên làm khi chiều sâu hố hoặc rãnh chưa tới 1,2m sau đó đặt cột chống tới đáy. Cần thực hiện những quy trình này đầy đủ, tránh việc công nhân bị đất lở lấp vùi . Lập các rào cản ở độ cao vừa phải (khoảng 1m) để ngăn ngừa tai nạn khi công nhân rơi xuống hố . Việc kiểm tra cần do người có kiến thức làm, ít nhất là trước một ngày tại nơi sẽ tiến hành đào đất. Người kiểm tra có trách nhiệm lập và lưu giữ biên bản . ở bất kì chỗ nào, công việc đào xúc cần tránh không nên quá sâu và quá gần làm ảnh hưởng đến nền móng của các công trình kế bên . Không nên lưu giữ hay di chuyển vật liệu và thiết bị gần miệng hố vì có thể gây nguy hiểm cho công nhân làm việc ở dưới vật liệu rơi xuống, hoặc do tải nặng gần miệng hố gây sập các cột chống gia cố thành hố. Những đống đất đá và phế liệu nên để cách xa nơi đào xúc. Với xe cơ giới cần có đủ chỗ đậu và vật cản xe hợp lý, đề phòng xe lao xuống hố khi đổ vật liệu hoặc gây nguy hiểm khi quay đầu xe. Khu vực để xe phải giữ một khoảng cách an toàn so với hố để đề phòng tải trọng lớn có thể gây sập hố hoặc các vật gia cố dưới hố . Đào đất bằng máy đào gầu nghịch. Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trên mái dốc tự nhiên , cũng như trong phạm vi hoạt động của máy khu vực này phải có biển báo . Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải . Không được thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay gần. Cấm hãm phanh đột ngột . Thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp, không được dùng đây cáp đã nối . Trong mọi trường hợp khoảng cách giữa ca bin máy và thành hố đào phải > 1m. Khi đổ đất vào thùng xe ô tô phải quay gầu qua phía sau thùng xe và dừng gầu ở giữa thùng xe. Sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất . Đào đất bằng thủ công : Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành. Đào đất hố móng sau mỗi trận mưa phải rắc cát vào bậc lên xuống tránh trượt, ngã. Trong khu vực đào đất thủ công thường có nhiều người cùng làm việc nên phải bố trí khoảng cách giữa người này và người kia đảm boả an toàn . Cấm bố trí người làm việc trên miệng hố đào trong khi đang có người làm việc ở bên dưới hố đào cùng một khoang mà đất có thể rơi , lở xuống người ở bên dưới . An toàn lao động trong công tác bê tông . Lắp dụng, tháo dỡ dàn giáo. Ngã cao và thiết bị, vật liệu rơi từ trên cao xuống là mối nguy hiểm, mất an toàn nghiêm trọng nhất trong ngành xây dựng. Do giàn giáo được sử dụng tại bất cứ nơi nào trên nền công trình và những nơi có điều kiện thi công thiếu an toàn. Giàn giáo phải được chế tạo bằng vật liệu tốt, đủ chắc chắn để đảm bảo an toàn lên xuống và làm việc . Khi thi công công tác giàn giáo và côpha chúng ta cần lưu ý những cơ bản về an toàn lao động sau : Giàn giáo giằng độc lập : Một giàn giáo giằng độc lập không cần phải dựa vào công trình để đứng vững, giàn giáo này có các hông cột , trụ đơn bên trong và bên ngoài. Trụ chống giàn giáo phải được kê trên nền rắn, chắc,và có ván gỗ lót chân để phân tán áp lực lên trụ, chống lún cục bộ gây mất thăng bằng . Không dùng các vật liệu dễ vỡ hoặc trượt như gạch đá vụn để đỡ chân giàn giáo. Trụ chống giàn giáo cần được gia cố và tăng cứng vững bằng các thanh giằng. Để chịu lực tốt, nên bố trí các thanh giằng hình chữ chi . Liên kết : Gìan giáo phải được liên kết chắc chắn hoặc gắn chặt vào nhữnh vị trí phù hợp của công trình để chống chuyển vị . Sàn công tác có lan can, tấm đỡ, lưới chắn bằng kim loại che kín chúng và sàn bằng ván khép kín. Giàn giáo đơn trụ hoặc đơn gióng có sàn công tác kê trên các gióng ngang được bắt thẳng góc với mặt bên toà nhà được dùng phổ biến trong những công việc đơn giản. Nền đặt giàn giáo có vai trò quan trọng, trụ chống phải có các ván làm chân đế, mỗi tấm có chiều dài tối thiểu đủ kê lên hai trụ Không được để dở dang việc dựng hoặc tháo dỡ giàn giáo nếu không có biển báo cấm sử dụng và chắn các lối lên xuống . Vì người ngoài cũng có thể lên xuống giàn giáo đặc biệt là trẻ em nên cần có biện pháp ngăn cản như làm giào cản hoặc tháo bỏ các thang dẫn, đặc biệt là sau giờ làm việc . ở những nơi có điều kiện làm việc thiếu an toàn trên mặt đất cũng như công trình, nên dùng giàn giáo hơn dùng thang. Chỉ dùng giàn giáo đúng mục đích và khi nó được neo giằng chắc vào công trình Không chất quá tải, đặc biệt là không đặt máy móc hay vật liệu lên giàn giáo nếu trong thiết kế không có chúc năng đó. Không chứa vật liệu trên giàn giáo nếu trong thiết kế không có chức năng đó. Không chứa vật liệu trên giàn giáo nếu không cần thiết . Không dùng gỗ đã sơn hoặc đã qua xử lý bề mặt làm cho việc quan sát phát hiện ra những chố khiếm khuyết bên trong khó khăn. Không sử dụng tre đã có dấu hiệu mục hay mối mọt, dây chão mục, tránh dùng vật liệu khi thấy nghi ngờ về chất lượng của chúng. Giằng giàn giáo vào công trình hay cấu trúc cố định tại bất cứ chỗ nào có thể. Khoá bánh xe lại khi làm việc trên giàn giáo di động . Không trèo lên giàn giáo di động khi chưa khoá bánh xe và chưa đặt giàn giáo trên nền vững . Giản thiểu tải trọng chất lên giàn giáo . Không để giàn giáo bên dưới đường dây điện. Trước khi di chuyển giàn giáo di động cần xem xét trước các vật cản trên không, nhất là đường dây điện . Tránh sử dụng giàn giáo khi có gió mạnh hoặc trong điều kiện thời tiết xấu. Không được làm việc trên giàn giáo treo nếu chưa được huấn luyện chu đáo . Không dùng dây treo giàn giáo để lên xuống sàn công tác của giàn giáo treo. Đề phòng tránh rủi ro có thể xảy ra khi dây treo hỏng ( đối với giàn giáo treo ) phải có một cuộn dây thứ cấp trên đó có gắn thiết bị chống rơi. Ngoài ra mọi dây treo phải được kiểm tra kĩ lưỡng ít nhất là 6 tháng một lần . Khe hở giữa sàn công tác và tường công trình > 0,05m khi xây và 0,2m khi trát . Các cột giàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định. Cấm xếp tải lên giàn giáo, nơi ngoài những vị trí đã quy định . Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn làm việc bên dưới . Khi giàn giáo cao hơn 12m phải làm cầu thang. Độ dốc của cầu thang < 60° Lỗ hổng ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở 3 phía. Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận kết cấu của giàn giáo , giá đỡ , để kịp thời phát hiện tình trạng hư hỏng của giàn giáo để có biện pháp sửa chữa kịp thời Khi tháo dỡ giàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm người qua lại. Cấm tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ . Không dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo và khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên . Công tác gia công, lắp dựng côpha. Côpha dùng để đỡ kết cấu bê tông phải dược chế tạo và lắp dựng theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt . Côpha ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp phải tránh va chạm vào các bộ kết cấu đã lắp trước. Không được để trên côpha những thiết bị vật liệu không có trong thiết kế , kể cả không cho nhữnh người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng trên côpha . Cấm đặt và chất xếp các tấm côpha các bộ phận của côpha lên chiếu nghỉ cầu thang, lên ban công, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình. Khi chưa giằng kéo chúng . Trước khi đổ bê tông cán bộ kĩ thuật thi công phải kiểm tra côpha, nên có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn biển báo . Công tác gia công , lắp dựng cốt thép. Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo . Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0.3m. Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1.0m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định. Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy , hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn . Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân . Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30cm . Truớc khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chẽ quy định của quy phạm . Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay cho phép trong thiết kế . Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây điện. Đổ và đầm bê tông . Trước khi đổ bê tông cán bộ kĩ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt côpha ,cốt thép ,giàn giáo , sàn công tác, đường vận chuyển . Chỉ được tiến hành đổ sau khi đã có văn bản xác nhận . Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm. Trường hợp bắt buộc phải có người qua lại cần làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó . Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông . Công nhân làm nhiệm vụ điều chỉnh máy , định hướng ,vòi bơm đổ bê tông phải có găng , ủng . Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần: Nôí đất với vỏ đầm rung . Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm. Làm sạch đầm rung , lau khô và cuốn dây dẫn khi làm việc . Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút. Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác. Bảo dưỡng bê tông . Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng giàn giáo không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh côpha, không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng . Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng . Tháo dỡ côpha . Chỉ được tháo dỡ cốt pha sau khi bê tông đã đạt được cường độ quy địng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công . Khi tháo dỡ côpha phải tháo theo trình tự hợp lý phải có biện pháp đề phòng côpha rơi hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ .Nơi tháo côpha phải có rào ngăn và biển báo. Trước khi tháo côpha phải thu gọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đất trên các bộ phận công trình sắp tháo côpha . Khi tháo côpha phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu , nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ thi công biết . Sau khi tháo côpha phải che chắn các lỗ hổng của công trình không được để côpha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném côpha từ trên xuống ,côpha sau khi tháo phải được vào nơi quy định . Tháo dỡ côpha đối với những khoang đổ bê tông cốt thép có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ yêu cầu như trong thiết kế về chống đỡ tạm thời . An toàn trong công tác làm mái: Chỉ cho phép công nhân làm các công việc trên mái sau khi cán bộ kỹ thuật đã kiểm tra tình trạng kết cấu chịu lực của mái và các phương tiện bảo đảm an toàn khác . Chỉ cho phép để vật liệu trên mái ở những vị trí thiết kế quy định. Khi để các vật liệu , dụng cụ trên mái phải có biện pháp chống lăn , trượt theo mái dốc . Khi xây tường chắn mái , làm máng nước cần phải có giàn giáo và lưới bảo hiểm . Trong phạm vi đang có người làm việc trên mái phải có rào ngăn và biển cấm bên dưới để tránh dụng cụ và vật liệu rơi vào người qua lại . Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra mép ngoài của mái theo hình chiếu bằng với khoảng > 3m . An toàn trong công tác xây dựng và hoàn thiện . Xây tường Khi xây tới độ cao cách mặt sàn 1,5m phải bắc giàn giáo để xây vật liệu chuyển lên sàn công tác ở độ cao 2m trở lên phải dùng thiết bị cẩu, chuyển . Bàn nâng gạch phải cí thanh chắc chắn , đảm bảo không rơi đổ khi nâng , cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2m. Những lỗ tường từ tầng hai trở lên phải che chắn . Xây các mái lát nhô ra khỏi tường quá 20cm phải có giá đỡ conson. Khi xây ống khói độ cao 3m trở lên phải làm sàn hoặc lưới che chắn bảo vệ rộng từ 2-3m ,dày ít nhất 4m. Kiểm tra tình trạng của giàn giáo giá đỡ phục vụ cho công tác xây , kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác . Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5m nếu độ cao xây 7,0m . Phải che chắn những lỗ tường ở tầng hai trở lên nếu người có thể lọt qua được . Không được phép: Đứng ở bờ để xây . Đi lại trên bờ tường . Đứng trên mái hắt để xây . Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống . Để dụng cụ hoặc vật liệu lên bờ tường đang xây . Khi xây nếu gặp mưa gío (cấp 6 trở lên )phải che đậy chống đỡ khối xây cẩn thận để khổi bị xói lở hoặc sập đổ , đồng thời mọi người phải đến nơi ẩn nấp an toàn . Khi xây xong tường biên về mùa mưa bão phải che chắn ngay . Công tác hoàn thiện Sử dụng giàn giáo , sàn công tác làm công tác hoàn thiện phải theo sự hướng đẫn của cán bộ kĩ thuật . Không được phép dùng thang để làm công tác hoàn thiện ở trên cao . Cán bộ thi công phải đảm bảo việc ngắt điện hoàn thiện khi chuẩn bị trát, sơn lên trên bề mặt của hệ thống điện Trát : Trát trong , ngoài công trình cần sử dụng giàn giáo. Nếu tiến hành trát ở 2 hay nhiều tầng cần bố trí sân bảo vệ trung gian . Cấm dùng chất độc hại để làm vữa trát màu. Đưa vữa lên sàn tầng trên cao hơn 5m phải dùng thiết bị vận chuyển lên cao hợp lý. Thùng , xô cũng như các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt . Khi xong việc phải cọ rửa sạch sẽ và thu gọn vào một chỗ . Quét vôi , sơn Giàn giáo phục vụ phải đảm bảo yêu cầu của quy phạm chỉ được dùng thang tựa để quét vôi , sơn trên một diện tích nhỏ ở độ cao cách mặt nền nhà (sàn) < 5m . Khi sơn trong nhà hoặc dùng các loại sơn có chứa chất độc hại phải trang bị cho công nhân mặt nạ phòng độc, trước khi bắt đầu làm việc khoảng một giờ phải mở tất cả các cửa và các thiết bị thông gió của phòng đó . Khi sơn, công nhân không được làm việc quá 2 giờ . Cấm người vào buồng trong đã quét sơn, vôi , có pha chất độc hại chưa khô và chưa được thông gió tốt . An toàn trong thiết kế mặt bằng công trường . Một mặt bằng thiết kế ẩu và không ngăn nắp là những nguyên nhân sâu xa gây ra những tai nạn như vật liệu rơi , va đụng giữa công nhân với máy móc thiết bị . Khoảng không lưu thông bắt buộc đối với những công trường trong thành phố ,thường bị hạn chế tối đa do không có điều kiện. Hơn nữa, một mặt bằng tối ưu phục vụ cho an toàn lao động và sức khoẻ công nhân lại không đi đôi với năng suất cao. Việc thiết kế tốt cho nhà quản lí là yếu tố thiết yếu trong công tác chuẩn bị , đem lại hiệu quả và an toàn khi thi công xây dựng . Trước khi tiến hành công việc tại công trường cần xem xét kỹ các vấn đế: Lối vào hoặc đường vành đai cho công nhân. Các lối đi lại phải quang, không có chướng ngại vật, chú ý những yếu tố nguy hiểm. Nên có những thông báo, chỉ dẫn cụ thể. Bố trí lối vào, ra cho các phương tiện cấp cứu. Bố trí rào chắn bảo vệ, lan can cầu thang ở những nơi có độ cao 2m trở lên . Lối đi cho các phương tiện giao thông. Bố trí một chiều là tốt nhất, tránh gây ra tắc nghẽn giao thông dễ gây ra tai nạn, đặc biệt là khi các tài xế thiếu kiên nhẫn giải phóng vật liệu một cách vội vã. Lưu chứa vật liệu và thiết bị . Vật liệu càng gần nơi sản xuất tương ứng càng tốt (ví dụ :cát , sỏi để gần nơi trộn xi măng , côpha để gần xưởng lắp ráp ). Nếu không thể thực hiện được thì cần quy định thời gian biểu đưa vật liệu tới Bố trí máy móc xây dựng : thường thì việc bố trí phụ thuộc vào yêu cầu công tác, vì vậy khi bố trí thiết bị như cẩu tháp cần tính đến hành trình quay của cần nâng , nơi nhận và nơi giải phóng vật nâng sao cho không quăng vật nâng vào công nhânhay các công trình lân cận . Bố trí phân xưởng là việc :thường không di chuyển cho đến khi xây dựng xong . Bố trí trang bị y tế và chăm sóc : tại công trường lớn cần bố trí các tiện nghi vệ sinh cho cả nam và nữ tại nhiều vị trí, xong cần chú ý đến hướng gió, vệ sinh môi trường Bố trí ánh sáng nhân tạo tại những nơi làm việc liên tục và những nơi phải làm ca. An ninh công trường : cần được bố trí rào chắn để những người không có phận sự- trẻ em nói riêng và những người khác nói chumg được giữ tránh xa khỏi công trường, khu vực nguy hiểm ở khu vực đông dân cư, chiều cao tối thiểu của hàng rào không nên dưới 2m và kín mít. Bảo hiểm trên cao cũng cần thiết tại những nơi tầm hoạt động của cẩu ở trên cao bao quát cả khu vực công cộng . Sắp xếp công trường ngăn nắp và tiện lơi cho việc thu nhặt và dọn dẹp phế liệu . Sử dụng dòng điện hạ thế cho chiếu sáng tạm thời, các thiết bị cầm tay. Cần tập huấn cho cả công nhân và đốc công . Sự ngăn nắp của công trường : Để tạo ra sự an toàn cho công nhân làm việc trên công trường cần thực hiện các bước sau: Làm vệ sinh trước khi nghỉ , không để rác cho người sau dọn . Cất dọn vật liệu , thiết bị chưa cần dùng ngay khỏi lối đi , cầu thang và nơi làm việc Lau sạch dầu và nhớt bôi trơn. Vứt phế liệu vào chỗ quy định . Nhổ hoặc đập bằng đầu đinh nhọn dựng ngược ở các ván cốpha . Trên đây là những yêu cầu của quy phạm an toàn trong xây dựng .Khi thi công các công trình cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trên . E.Tổ chức thi công 1. Mục đích và ý nghĩa của công tác thiết kế và tổ chức thi công: 1.1. Mục đích : Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho ta nắm được một số kiến thức cơ bản về việc lập kế hoạch sản xuất (tiến độ) và mặt bằng sản xuất phục vụ cho công tác thi công, đồng thời nó giúp cho chúng ta nắm được lý luận và nâng cao dần về hiểu biết thực tế để có đủ trình độ chỉ đạo thi công trên công trường. Mục đích cuối cùng nhằm : - Nâng cao được năng suất lao động và hiệu suất của các loại máy móc ,thiết bị phục vụ cho thi công. - Đảm bảo được chất lượng công trình. - Đảm bảo được an toàn lao động cho công nhân và độ bền cho công trình. - Đảm bảo được thời hạn thi công. - Hạ được giá thành cho công trình xây dựng. 1.2. ý nghĩa : Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho ta có thể đảm nhiệm thi công tự chủ trong các công việc sau : - Chỉ đạo thi công ngoài công trường. - Điều phối nhịp nhàng các khâu phục vụ cho thi công: + Khai thác và chế biến vật liệu. + Gia công cấu kiện và các bán thành phẩm. + Vận chuyển, bốc dỡ các loại vật liệu, cấu kiện ... + Xây hoặc lắp các bộ phận công trình. + Trang trí và hoàn thiện công trình. - Phối hợp công tác một cách khoa học giữa công trường với các xí nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất khác. - Điều động một cách hợp lí nhiều đơn vị sản xuất trong cùng một thời gian và trên cùng một địa điểm xây dựng. - Huy động một cách cân đối và quản lí được nhiều mặt như: Nhân lực, vật tư, dụng cụ, máy móc, thiết bị, phương tiện, tiền vốn, ...trong cả thời gian xây dựng. 2. Nội dung và những nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công: 2.1. Nội dung: - Công tác thiết kế tổ chức thi công có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó nghiên cứu về cách tổ chức và kế hoạch sản xuất. - Đối tượng cụ thể của thiết kế tổ chức thi công là: + Lập tiến độ thi công hợp lý để điều động nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, cẩu lắp và sử dụng các nguồn điện, nước nhằm thi công tốt nhất và hạ giá thành thấp nhất cho công trình. + Lập tổng mặt bằng thi công hợp lý để phát huy được các điều kiện tích cực khi xây dựng như: Điều kiện địa chất, thuỷ văn, thời tiết, khí hậu, hướng gió, điện nước,...Đồng thời khắc phục được các điều kiện hạn chế để mặt bằng thi công có tác dụng tốt nhất về kỹ thuật và rẻ nhất về kinh tế. - Trên cơ sở cân đối và điều hoà mọi khả năng để huy động, nghiên cứu, lập kế hoạch chỉ đạo thi công trong cả quá trình xây dựng để đảm bảo công trình được hoàn thành đúng nhất hoặc vượt mức kế hoạch thời gian để sớm đưa công trình vào sử dụng. 2.2. Những nguyên tắc chính: - Cơ giới hoá thi công (hoặc cơ giới hoá đồng bộ), nhằm mục đích rút ngắn thời gian xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, giúp công nhân hạn chế được những công việc nặng nhọc, từ đó nâng cao năng suất lao động. - Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trong việc sử dụng máy móc thiết bị và cách tổ chức thi công của cán bộ cho hợp lý đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng. - Thi công xây dựng phần lớn là phải tiến hành ngoài trời, do đó các điều kiện về thời tiết ,khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ thi công. ở nước ta, mưa bão thường kéo dài gây nên cản trở lớn và tác hại nhiều đến việc xây dựng. Vì vậy, thiết kế tổ chức thi công phải có kế hoạch đối phó với thời tiết, khí hậu,...đảm bảo cho công tác thi công vẫn được tiến hành bình thường và liên tục. I. Lập tiến độ thi công: 1. Vai trò của kế hoạch tiến độ trong sản xuất xây dựng. Lập kế hoạch tiến độ là quyết định trước xem quá trình thực hiện mục tiêu phải làm gì, cách làm như thế nào, khi nào làm và người nào phải làm cái gì? Kế hoạch làm cho các sự việc có thể xảy ra phải xảy ra, nếu không có kế hoạch có thể chúng không xảy ra. Lập kế hoạch tiến độ là sự dự báo tương lai, mặc dù việc tiên đoán tương lai là khó chính xác, đôi khi nằm ngoài dự kiến của con người, nó có thể phá vỡ cả những kế hoạch tiến độ tốt nhất, nhưng nếu không có kế hoạch thì sự việc hoàn toàn xảy ra một cách ngẫu nhiên hoàn toàn. Lập kế hoạch là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi người lập kế hoạch tiến độ không những có kinh nghiệm sản xuất xây dựng mà còn có hiểu biết khoa học dự báo và am tường công nghệ sản xuất một cách chi tiết, tỷ mỷ và một kiến thức sâu rộng. Chính vì vậy việc lập kế hoạch tiến độ chiếm vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất xây dựng, cụ thể là: 2. Sự đóng góp của kế hoạch tiến độ vào việc thực hiện mục tiêu. Mục đích của việc lập kế hoạch tiến độ và những kế hoạch phụ trợ là nhằm hoàn thành những mục đích và mục tiêu của sản xuất xây dựng. Lập kế hoạch tiến độ và việc kiểm tra thực hiện sản xuất trong xây dựng là hai việc không thể tách rời nhau. Không có kế hoạch tiến độ thì không thể kiểm tra được vì kiểm tra có nghĩa là giữ cho các hoạt động theo đúng tiến trình thời gian bằng cách điều chỉnh các sai lệch so với thời gian đã định trong tiến độ. Bản kế hoạch tiến độ cung cấp cho ta tiêu chuẩn để kiêm tra. 3. Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ. Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ được đo bằng đóng góp của nó vào thực hiện mục tiêu sản xuất đúng với chi phí và các yếu tố tài nguyên khác đã dự kiến. 4. Tầm quan trọng của kế hoạch tiến độ. Lập kế hoạch tiến độ nhằm những mục đích quan trọng sau đây: - ứng phó với sự bất định và sự thay đổi: Sự bất định và sự thay đổi làm việc phải lập kế hoạch tiến độ là tất yếu. Tuy thế tương lai lại rất ít khi chắc chắn và tương lai càng xa thì các kết quả của quyết định càng kém chắc chắn. Ngay những khi tương lai có độ chắc chắn khá cao thì việc lập kế hoạch tiến độ vẫn là cần thiết. Đó là vì cách quản lý tốt nhất là cách đạt được mục tiêu đã đề ra. Dù cho có thể dự đoán được những sự thay đổi trong quá trình thực hiện tiến độ thì việc khó khăn trong khi lập kế hoạch tiến độ vẫn là điều khó khăn. - Tập trung sự chú ý lãnh đạo thi công vào các mục tiêu quan trọng: Toàn bộ công việc lập kế hoạch tiến độ nhằm thực hiện các mục tiêu của sản xuất xây dựng nên việc lập kế hoạch tiến độ cho thấy rõ các mục tiêu này. Để tiến hành quản lý tốt các mục tiêu của sản xuất, người quản lý phải lập kế hoạch tiến độ để xem xét tương lai, phải định kỳ soát xét lại kế hoạch để sửa đổi và mở rộng nếu cần thiết để đạt các mục tiêu đã đề ra. - Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế: Việc lập kế hoạch tiến độ sẽ tạo khả năng cực tiểu hoá chi phí xây dựng vì nó giúp cho cách nhìn chú trọng vào các hoạt động có hiệu quả và sự phù hợp. Kế hoạch tiến độ là hoạt động có dự báo trên cơ sở khoa học thay thế cho các hoạt động manh mún, tự phát, thiếu phối hợp bằng những nỗ lực có định hướng chung, thay thế luồng hoạt động thất thường bằng luồng hoạt động đều đặn. Lập kế hoạch tiến độ đã làm thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ càng và được luận giá thận trọng. - Tạo khả năng kiểm tra công việc được thuận lợi: Không thể kiểm tra được sự tiến hành công việc khi không có mục tiêu rõ ràng đã định để đo lường. Kiểm tra là cách hướng tới tương lai trên cơ sở xem xét cái thực tại. Không có kế hoạch tiến độ thì không có căn cứ để kiểm tra. 5.Căn cứ để lập tổng tiến độ. Ta căn cứ vào các tài liệu sau: Bản vẽ thi công. Qui phạm kĩ thuật thi công. Định mức lao động. Tiến độ của từng công tác. 5.1. Tính khối lượng các công việc: - Trong một công trình có nhiều bộ phận kết cấu mà mỗi bộ phận lại có thể có nhiều quá trình công tác tổ hợp nên (chẳng hạn một kết cấu bê tông cốt thép phải có các quá trình công tác như: đặt cốt thép, ghép ván khuôn, đúc bê tông, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ cốt pha...). Do đó ta phải chia công trình thành những bộ phận kết cấu riêng biệt và phân tích kết cấu thành các quá trình công tác cần thiết để hoàn thành việc xây dựng các kết cấu đó và nhất là để có được đầy đủ các khối lượng cần thiết cho việc lập tiến độ. - Muốn tính khối lượng các qúa trình công tác ta phải dựa vào các bản vẽ kết cấu chi tiết hoặc các bản vẽ thiết kế sơ bộ hoặc cũng có thể dựa vào các chỉ tiêu, định mức của nhà nước. - Có khối lượng công việc, tra định mức sử dụng nhân công hoặc máy móc, sẽ tính được số ngày công và số ca máy cần thiết; từ đó có thể biết được loại thợ và loại máy cần sử dụng. 5.2. Thành lập tiến độ: Sau khi đã xác định được biện pháp và trình tự thi công, đã tính toán được thời gian hoàn thành các quá trình công tác chính là lúc ta có bắt đầu lập tiến độ. Chú ý: - Những khoảng thời gian mà các đội công nhân chuyên nghiệp phải nghỉ việc (vì nó sẽ kéo theo cả máy móc phải ngừng hoạt động). - Số lượng công nhân thi công không được thay đổi quá nhiều trong giai đoạn thi công. Việc thành lập tiến độ là liên kết hợp lý thời gian từng quá trình công tác và sắp xếp cho các tổ đội công nhân cùng máy móc được hoạt động liên tục. 5.3. Điều chỉnh tiến độ: - Người ta dùng biểu đồ nhân lực, vật liệu, cấu kiện để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tiến độ. - Nếu các biểu đồ có những đỉnh cao hoặc trũng sâu thất thường thì phải điều chỉnh lại tiến độ bằng cách thay đổi thời gian một vài quá trình nào đó để số lượng công nhân hoặc lượng vật liệu, cấu kiện phải thay đổi sao cho hợp lý hơn. - Nếu các biểu đồ nhân lực, vật liệu và cấu kiện không điều hoà được cùng một lúc thì điều chủ yếu là phải đảm bảo số lượng công nhân không được thay đổi hoặc nếu có thay đổi một cách điều hoà. Tóm lại. + điều chỉnh tiến độ thi công là ấn định lại thời gian hoàn thành từng quá trình sao cho: + Công trình được hoàn thành trong thời gian quy định. + Số lượng công nhân chuyên nghiệp và máy móc thiết bị không được thay đổi nhiều cũng như việc cung cấp vật liệu, bán thành phẩm được tiến hành một cách điều hoà. Bảng thống kê khối lượng các công việc. Bảng khối lượng Bê tông Tầng Tên cấu kiện Kích thước cấu kiện Thể tích Số lượng Khối lượng Tổng K.L Định mức Nhân công a(m) b(m) h,l(m) (m3) (cái) (m3) (m3) Người Bê tông lót Móng M1 2.6 3 0,1 0.78 16 12.48 28.379 Móng M2 2.6 4.7 0,1 1.22 8 9.77 Móng MTM 3,3 3.3 0,1 1.089 1 1.089 Gằng móng 1 0,3 168 0,1 5.04 1 5.04 Móng Móng M1 2.6 3 1.2 9.36 16 149.76 324.93 Móng M2 2.6 4.7 1.2 14.664 8 117.3 Móng MTM 3.3 3.3 3 32.67 1 32.67 Gằng móng 0,3 0.5 168 25.2 1 25.2 Tầng 1 Cột C1 0,4 0,8 4.25 1.36 32 43.52 215.26 Dầm 30x70 0,3 0,7 7.42 1.33 16 21.37 Dầm 30x40 0,4 0,3 2.18 0.2616 8 2.1 Dầm 30x40 0,4 0,3 1.09 0.13 12 1.56 Dầm22x60 0,22 0,6 43.42 4.77 4 19.1 Dầm 20x30 0,2 0,3 144.22 5.76 1 5.76 Sàn tầng 1 765.8 m2 0,1 76.58 1 76.58 Cầu thang bộ 1,74 3.62 0,1 0.63 2 1.26 1.3 11 0.1 1.43 1 1.43 Thang máy 39.1 m2 0.22 8.602 1 8.602 Tầng 2,3 Cột C40x80 0,4 0,8 2,9 0,928 64 59.39 329.97 Dầm 30x70 0,3 0,7 7.42 1.33 32 42.56 Dầm 30x40 0,4 0,3 2.18 0.2616 16 4.18 Dầm 30x40 0,4 0,3 1.09 0.13 24 3.12 Dầm22x60 0,22 0,6 43.42 4.77 8 38.16 Dầm 20x30 0,2 0,3 144.22 5.76 2 11.52 Sàn tầng 2,3 765.8 m2 0,1 76.58 2 153.16 Thang máy 28.44 m2 0.22 6.26 2 12.5 Cầu thang bộ 1,74 3.63 0,1 0.63 4 2.52 1.3 11 0.1 1.43 2 2.86 Tầng 4,5,6 Cột C40x60 0,4 0,6 2,9 0.696 96 66.816 408.88 Dầm 30x70 0,3 0,7 7.42 1.33 48 63.84 Dầm 30x40 0,4 0,3 2.18 0.2616 24 6.278 Dầm 30x40 0,4 0,3 1.09 0.13 36 4.68 Dầm22x60 0,22 0,6 43.42 4.77 12 57.24 Dầm 20x30 0,2 0,3 144.22 5.76 3 17.28 Sàn tầng 2,3 765.8 m2 0,1 76.58 3 229.74 Thang máy 28.44 m2 0.22 6.26 3 18.78 Cầu thang bộ 1,74 3.63 0,1 0.63 6 3.78 1.3 11 0.1 1.43 3 4.29 Tầng 7,8,9 + mái Cột C40x40 0,4 0,4 2,9 0.464 96 44.544 402.04 Dầm 30x70 0,3 0,7 7.42 1.33 48 63.84 Dầm 30x40 0,4 0,3 2.18 0.2616 24 6.278 Dầm 30x40 0,4 0,3 1.09 0.13 36 4.68 Dầm22x60 0,22 0,6 43.42 4.77 12 57.24 Dầm 20x30 0,2 0,3 144.22 5.76 3 17.28 Sàn tầng 2,3 765.8 m2 0,1 76.58 3 229.74 Thang máy 28.44 m2 0.22 6.26 3 18.78 Cầu thang bộ 1,74 3.63 0,1 0.63 6 3.78 1.3 11 0.1 1.43 3 4.29 Sàn mái tum 38.88 m2 0,1 3.89 1 3.89 Đáy bể 18.66 m2 0.12 2.24 2 4.48 Lắp bể 18.66 m2 0.1 1.87 1 1.87 Thang máy 23.7(m2) 0.22 5.2 1 5.2 Bảng thống kê khối lượng cốt thép Tầng Tên cấu kiện Khối lượng cốt thép Số lượng Khối lượng cốt thép Tổng khối lượng Định mức Nhân công (kG) (cái) (kG) (T) Người Móng Móng M1 712.3965 16 11398.344 41.22 Móng M2 2656.2535 8 21250.028 Móng MTM 2180,7 1 2180,7 Gằng móng 6392.582 1 6392.582 Tầng 1 Cột C40x80 12020 32 384640 396.1 Dầm 30x70 16 4080.24 Dầm 30x40 Dầm 30x40 8 13 Dầm 22x60 4 Dầm 20x30 4 Sàn tầng 1 5691.57 1 5691.57 Cầu thang bộ 394 1 394 Thang máy 1295.25 1 1295.25 Tầng 2,3 Cột C40x80 10132 64 648448 671.37 Dầm 30x70 32 4080.24x2 =8160.48 Dầm 30x40 Dầm 30x40 16 26 Dầm 22x60 8 Dầm 20x30 8 Sàn tầng 2,3 5691.57 2 11383.14 Cầu thang bộ 394 2 788 Thang máy 1295.25 2 2590.5 Tầng 4,5,6 Cột C40x60 8000 96 768000 785.3 Dầm 30x70 48 4080.24x3 =12240.72 Dầm 30x40 Dầm 30x40 24 39 Dầm 22x60 12 Dầm 20x30 12 Sàn tầng 5691.57 3 17074.71 Cầu thang bộ 394 3 1182 Thang máy 1295.25 3 3885.75 Tầng 7,8 Cột C40x40 8000 64 513000 671.37 Dầm 30x70 32 4080.24x2 =8160.48 Dầm 30x40 Dầm 30x40 16 26 Dầm 22x60 8 Dầm 20x30 8 Sàn tầng 5691.57 2 11383.14 Cầu thang bộ 394 2 788 Thang máy 1295.25 2 2590.5 Tầng 9+ Mái Cột C40x40 8000 32 256000 268.75 Dầm 30x70 16 3982.76 Dầm 30x40 Dầm 30x40 8 13 Dầm 22x60 4 Dầm 20x30 4 Sàn mái 5241.5 1 5241.5 Cầu thang bộ 394 1 394 Thang máy 1295.25 2 2590.5 Lắp bể 101,73 1 101.73 Đáy bể 122 2 244,16 Sàn mái tum 197,82 1 197,82 Bảng thống kê khối lượng ván khuôn Tầng Tên cấu kiện Kích thước cấu kiện Diện tích Số lượng Diện tích Tổng D.T Định mức Nhân công a(m) b(m) h,l(m) (m2) (cái) (m2) (m2) Người Móng Móng M1 2.6 3 1,2 13.44 16 215.04 613.2 Móng M2 2.6 4.7 1,2 17.52 8 140.16 Móng MTM 3,3 3.3 3 39.6 1 39.6 Gằng móng 0,3 0,5 168 218.4 1 218.4 Tầng 1 Cột C40x80 0,4 0,8 4.25 10.2 32 326.4 1682.29 Dầm30x70 0.3 0.7 5.82 10.48 16 167.68 Dầm 30x40 0,3 0,4 2.18 2.988 8 23.9 Dầm 22x60 0,22 0,6 43.2 52.7 4 210.8 Dầm 20x30 0,2 0,3 18.6 11.16 8 89.28 Dầm 30x40 0,3 0,4 1.09 0.89 13 11.62 Sàn tầng 1 765.8 m2 765.8 1 765.8 Cầu thang bộ 1,74 3.63 6.32 2 12.64 1,3 1.8 2.34 3 7.02 Thang máy 2.5x2+1.8x6 4,25 67.15 1 67.15 Tầng 2,3 Cột C40x80 0,4 0,8 2.9 6.96 64 455.44 3128.98 Dầm30x70 0.3 0.7 6.62 9.93 32 317.76 Dầm 30x40 0,3 0,4 2.18 2.988 16 47.8 Dầm 22x60 0,22 0,6 43.2 52.7 8 421.6 Dầm 20x30 0,2 0,3 18.6 11.16 16 178.56 Dầm 30x40 0,3 0,4 1.09 0.89 26 23.14 Sàn tầng 1 765.8 m2 765.8 2 1531.6 Cầu thang bộ 1,74 3.63 6.32 4 25.28 1,3 1.8 2.34 6 14.04 Thang máy 2.5x2+1.8x6 3.6 56.88 2 113.76 Tầng 4,5,6 Cột C40x60 0,4 0,6 2.9 5.8 96 556.8 4601.2 Dầm30x70 0.3 0.7 5.82 10.48 48 503.04 Dầm 30x40 0,3 0,4 2.18 2.988 24 71.71 Dầm 22x60 0,22 0,6 43.2 52.7 12 632.4 Dầm 20x30 0,2 0,3 18.6 11.16 24 267.84 Dầm 30x40 0,3 0,4 1.09 0.89 39 34.71 Sàn tầng 1 768.36 m2 768.36 3 2305.08 Cầu thang bộ 1,74 3.63 6.32 6 37.92 1,3 1.8 2.34 9 21.06 Thang máy 2.5x2+1.8x6 3.6 56.88 3 170.64 Tầng 7,8,9 Cột C40x60 0,4 0,4 2.9 4.64 64 296.96 4363.44 Dầm30x70 0.3 0.7 5.82 10.48 48 503.04 Dầm 30x40 0,3 0,4 2.18 2.988 24 71.71 Dầm 22x60 0,22 0,6 43.2 52.7 12 632.4 Dầm 20x30 0,2 0,3 18.6 11.16 24 267.84 Dầm 30x40 0,3 0,4 1.09 0.89 39 34.71 Sàn tầng 1 770.92 m2 770.92 3 2312.8 Cầu thang bộ 1,74 3.63 6.32 4 25.28 1,3 1.8 2.34 9 21.06 Thang máy 2.5x2+1.8x6 3.6 56.88 3 170.64 Mái tum Lắp bể 3 6 18 1 18 141.02 đáy bể 3 6 18 2 32 Sàn mái tum 38.88 m2 38.88 1 38.88 Thang máy 15.8 m 3,3 52.14 1 52.14 ii. Tính toán lập tổng mặt bằng: Tính toán dựa theo Giáo trình Tổ chức Thi công- NXB Xây dựng 2000. 2.1. Số lượng cán bộ công nhân viên trên công trường : a) Số công nhân xây dựng cơ bản trực tiếp thi công : Theo biểu đồ tổng hợp nhân lực, số người làm việc trực tiếp trung bình trên công trường : A = Atb = 35 công nhân b) Số công nhân làm việc ở các xưởng phụ trợ : B = K%.A = 0,25.35 =8.75 =>15 công nhân (Công trình xây dựng trong thành phố nên K% = 25% = 0,25). c) Số cán bộ công nhân kỹ thuật : C = 6%.(A+B) = 6%.(35+10) = 2.7 => 5 người d) Số cán bộ nhân viên hành chính : D = 5%.(A+B+C) = 5%.(35+ 10+ 3) = 2.4 =>5 người e) Số nhân viên phục vụ(y tế, ăn trưa) : E = S%.(A+B+C+D) = 6%.(35+ 15+ 5+ 5) =3.6 =>5 người (Công trường quy mô trung bình, S%=6%) Tổng số cán bộ công nhân viên công trường (2% đau ốm, 4% xin nghỉ phép): G = 1,06.(A+ B+ C+ D+ E) =1,06.(35+15+5+5+5) = 68.9 =>70 người 2.2. Diện tích kho bãi và lán trại: a) Kho Xi- măng (Kho kín): Căn cứ vào biện pháp thi công công trình, em chọn giải pháp mua Bêtông thương phẩm từ trạm trộn của Công ty PHúC TIếN. Tất cả khối lượng Bêtông các kết cấu như cột, vách, dầm, sàn, cầu thang của tất cả các tầng đều đổ bằng máy bơm. Do vậy trên công trường có thể hạn chế kho bãi, trạm trộn. Dựa vào công việc được lập ở tiến độ thi công (Bản vẽ TC05) thì các ngày thi công cần đến Xi măng là các ngày xây và trát tường (Vữa tam hợp 100#). Do vậy việc tính diện tích kho Ximăng dựa vào các ngày xây trát tầng 1 (các ngày cần nhiều Ximăng nhất, trong tiến độ ta có 24 ngày). Khối lượng xây là Vxây =184.09 m3; Theo Định mức dự toán XDCB1999 (mã hiệu GE.2220) ta có khối lượng vữa xây là: Vvữa = 184.09x0,3 = 55.23 m3; Theo Định mức cấp phối vữa ta có lượng Xi măng (PC30) cần dự trữ đủ một đợt xây tường là: Qdt = 55.23x376,04 = 20768.7 Kg = 21 Tấn Tính diện tích kho: F = a. a =1,4-1,6: Kho kín F : Diện tích kho Qdt : Lượng xi măng dự trữ Dmax: Định mức sắp xếp vật liệu = 1,3 T/m2 (Ximăng đóng bao) F = 1,5. 24.02 m2 Chọn F = 3x8 = 24 m2 b) Kho thép (Kho hở): Lượng thép trên công trường dự trữ để gia công và lắp đặt cho các Kết cấu bao gồm: Móng, Dầm, vách, sàn, cột, cầu thang. Trong đó khối lượng thép dùng thi công Móng là nhiều nhất (Q = 41,22T). Mặt khác công tác gia công, lắp dựng cốt thép móng tiến độ tiến hành trong 9 ngày nên cần thiết phải tập trung khối lượng thép sẵn trên công trường. Vậy lượng lớn nhất cần dự trữ là: Qdt = 41,22 T Định mức cất chứa thép tròn dạng thanh: Dmax = 4 T/m2 Tính diện tích kho: F = 10.3 m2 Để thuận tiện cho việc sắp xếp vì chiều dài của thép thanh ta chọn: F = 3x8 m = 24 m2 c) Kho chứa cốt pha + Ván khuôn (Kho hở): Lượng Ván khuôn sử dụng lớn nhất là trong các ngày gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn (S = 783.429 m2). Ván khuôn dầm sàn bao gồm các tấm ván khuôn thép (các tấm mặt và góc), các cây chống thép và đà ngang, đà dọc bằng gỗ. Theo mã hiệu KB.2110 ta có khối lượng: + Thép tấm: 783.429x51,81/100 = 405.9 = 0,406 T + Thép hình: 783.429x48,84/100 = 382.6 = 0,383 T + Gỗ làm thanh đà: 783.429x0,496/100 = 3.88 m3 Theo định mức cất chứa vật liệu: + Thép tấm: 4 - 4,5 T/m2 + Thép hình: 0,8 - 1,2 T/m2 + Gỗ làm thanh đà: 1,2 - 1,8 m3/m2 Diện tích kho: F = 3,07 m2 Chọn kho chứa Ván khuôn có diện tích: F = 3x5,5 = 16,5 (m2) để đảm bảo thuận tiện khi xếp các cây chống theo chiều dài. d) Diện tích bãi chứa cát (Lộ thiên): Bãi cát thiết kế phục vụ việc đổ Bt lót móng, xây và trát tường. Các ngày có khối lượng cao nhất là các ngày đổ bêtông lót móng. Khối lượng Bêtông mác 75# là: V= 28.379 m3, đổ trong 1 ngày. Theo Định mức ta có khối lượng cát vàng: 0,514x28.379 = 14.58 m3. Tính bãi chứa cát trong 1 ngày đổ bêtông. Định mức cất chứa (đánh đống bằng thủ công) : 2m3/m2 mặt bằng Diện tích bãi: F = = 8.748 m2 Chọn diện tích bãi cát: F = 15 m2, đổ đống hình tròn đường kính D= 4,4m; Chiều cao đổ cát h =1,5m. e) Diện tích bãi chứa gạch vỡ + đá dăm (Lộ thiên): Bãi đá thiết kế phục vụ việc đổ Bt lót móng. Khối lượng Bêtông mác 75# là: V= 28.379 m3, đổ trong 1 ngày. Theo Định mức ta có khối lượng gạch vỡ đá dăm: 0,902x28.379 = 25.6 m3. Tính bãi chứa trong 1 ngày đổ bêtông. Định mức cất chứa (đánh đống bằng thủ công) : 2m3/m2 mặt bằng Diện tích bãi: F = = 15,36 m2 Chọn diện tích bãi đá: F =15 m2, đổ đống hình tròn đường kính D = 4.4m; Chiều cao đổ đá h =1,5m. Nhận xét: Các bãi chứa cát và gạch chỉ tồn tại trên công trường khoảng 2 ngày (một ngày trước khi đổ BT và đổ trong một ngày). Do vậy trong suốt quá trình còn lại sử dụng diện tích đã tính toán được sử dụng làm bãi gia công côppha, gia công cốt thép cho công trường. g) Diện tích bãi chứa gạch (Lộ thiên): Khối lượng gạch xây cho các tầng 2-9 gần như nhau, bãi gạch thiết kế cho công tác xây tường (trong tiến độ ta có 18 ngày). Khối lượng xây là Vxây =136,89 m3; Theo Định mức dự toán XDCB1999 (mã hiệu GE.2220) ta có khối lượng gạch là: 0.81x136.89 = 111 viên. Do khối lượng gạch khá lớn, dự kiến cung cấp gạch làm 5 đợt cho công tác xây một tầng, một đợt cung cấp là: Qdt = 111/5 = 22.2 viên Định mức xếp: Dmax = 700v/m2 Diện tích kho: F = Chọn F = 38 m2 chiều cao xếp h=1.5m bố trí thành 1 bãi xung quanh cần trục tháp h) Lán trại: Căn cứ tiêu chuẩn nhà tạm trên công trường: Nhà bảo vệ (2 người): 2x10 = 20 m2 Nhà chỉ huy (1 người): 15 m2 Trạm y tế: Atb.d = 35x0,04 = 1.4 m2. Thiết kế 10 m2 Nhà ở cho công nhân: 35x1,6 = 56 m2 . thiết kế 100 m2 Nhà tắm: 4x2,5 =10 m2 (2 phòng nam, 2 phòng nữ) Nhà Vệ sinh: 4x2,5=10 m2 (2 phòng nam, 2 phòng nữ) Các loại lán trại che tạm: Lán che bãi để xe CN (Gara): 30m2 Lán gia công vật liệu (VK, CT): 40 m2 Kho dụng cụ: 12m2 2.3 Hệ thống điện thi công và sinh hoạt : a) Điện thi công: Cần trục tháp TOPKIT POTAIN/23B: P = 32 KW Máy đầm dùi U21 – 75 (2 máy): P = 1,5x2 =3 KW Máy đầm bàn U7 (1 máy): P = 2,0 KW Máy cưa: P = 3,0 KW Máy hàn điện 75 Kg: P = 20 KW Máy bơm nước: P = 1,5 KW b) Điện sinh hoạt: Điện chiếu sáng các kho bãi, nhà chỉ huy, y tế, nhà bảo vệ công trình, điện bảo vệ ngoài nhà. b.1) Điện trong nhà: TT Nơi chiếu sáng Định mức (W/m2) Diện tích (m2) P (W) 1 Nhà chỉ huy - y tế 15 25 375 2 Nhà bảo vệ 15 20 300 3 Nhà nghỉ tạm của công nhân 15 100 1500 4 Ga-ra xe 5 30 150 5 Xưởng chứa VK, cốt thép, Ximăng 5 24+24+16.5 322.5 6 Xưởng gia công VL (VK, CT) 18 40 720 7 Nhà vệ sinh+Nhà tắm 15 4x2,5 + 4x2,5 300 b.2) Điện bảo vệ ngoài nhà: TT Nơi chiếu sáng Công suất 1 Đường chính 6 x 50 W = 300W 3 Các kho, lán trại 6 x 75 W = 450W 4 Bốn góc tổng mặt bằng 4 x 500 W = 2.000W 5 Đèn bảo vệ các góc công trình 8 x 75 W = 600W Tổng công suất dùng: P = Trong đó: + 1,1: Hệ số tính đến hao hụt điện áp trong toàn mạng. + cos: Hệ số công suất thiết kế của thiết bị Lấy cos= 0,68 đối với máy trộn vữa, bêtông cos= 0,65 đối với máy hàn, cần trục tháp. + k1, k2, k3, k4: Hệ số sử dung điện không điều hoà. ( k1 = 0,75 ; k2 = 0,70 ; k3 = 0,8; k4 = 1,0 ) + ,,,là tổng công suất các nơi tiêu thụ của các thiết bị tiêu thụ điện trực tiếp, điện động lực, phụ tải sinh hoạt và thắp sáng. Ta có: PT1 = KW; PT2 = = 44,69 KW; PT3 = 0; PT4 = KW Tổng công suất tiêu thụ: PT =1,1.(21,54 +44,69 +0 +6,284) = 79,76 KW. Công suất cần thiết của trạm biến thế: S = Nguồn điện cung cấp cho công trường lấy từ nguồn điện đang tải trên lưới cho thành phố. c. Tính dây dẫn: + Chọn dây dẫn theo độ bền : Để đảm bảo dây dẫn trong quá trình vận hành không bị tải trọng bản thân hoặc ảnh hưởng của mưa bão làm đứt dây gây nguy hiểm, ta phải chọn dây dẫn có tiết diện đủ lớn. Theo quy định ta chọn tiết diện dây dẫn đối với các trường hợp sau (Vật liệu dây bằng đồng): Dây bọc nhựa cách điện cho mạng chiếu sáng trong nhà: S = 0,5 mm2 Dây bọc nhựa cách điện cho mạng chiếu sáng ngoài trời: S =1 mm2 Dây nối các thiết bị di động: S = 2,5 mm2. Dây nối các thiết bị tĩnh trong nhà: S = 2,5 mm2. + Chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện ổn áp: *Đối với dòng sản xuất (3 pha) S = 100.SP.l/(k.Vd2.[Du]) Trong đó: SP = 79,76 KW: Công suất truyền tải tổng cộng trên toàn mạng l: chiều dài đường dây, m. [Du]: tổn thất điện áp cho phép, V. k: hệ số kể đến ảnh hưởng của dây dẫn Vđ: điện thế dây dẫn,V. Tính toán tiết diện dây dẫn từ trạm điện đến đầu nguồn công trình: Chiều dài dây dẫn: l =100m. Tải trọng trên 1m đường dây (Coi các phụ tải phân bố đều trên đường dây): q = 79,76/100 = 0,8 KW/m. Tổng mô men tải: SP.l = q.l2/2 = 0,8x1002/2 = 4000 KWm Dùng loại dây dẫn đồng ị k =57 Tiết diện dây dẫn với [Du] = 5% S =100x4000x103/(57x3802x0,05) = 972 mm2. Chọn dây dẫn đồng có tiết diện S = 1000 mm2. Đường kính dây d=36 mm Tính toán tiết diện dây dẫn từ trạm đầu nguồn đến các máy thi công: Chiều dài dây dẫn trung bình: l = 80m. Tổng công suất sử dụng: SP = 1,1.(PT1+ PT2) = 1,1x(21,54+44,69) = 72,85 KW. Tải trọng trên 1m đường dây (Coi các phụ tải phân bố đều trên đường dây): q = 72,85/80 = 0,91 KW/m. Tổng mô men tải: SP.l = q.l2/2 = 0,91.802/2 = 2912 KW.m Dùng loại dây dẫn đồng ịk =57 Tiết diện dây dẫn với [Du] =5% S =100x2912x103/(57x3802x0,05) = 566 mm2. Chọn dây dẫn có tiết diện S = 615 mm2. Đường kính dây d = 28 mm. Tính toán dây dẫn từ trạm đầu nguồn đến mạng chiếu sáng: Mạng chiếu sáng 1 pha (2 dây dẫn) Chiều dài dây dẫn: l = 100m (Tính cho thiết bị chiếu sáng xa nhất) Tổng công suất sử dụng SP = PT4 = 6,284 KW Tải trọng trên 1m đường dây (Coi các phụ tải phân bố đều trên đường dây): q = 6,284/100 = 0,06284 KW/m. Tổng mô men tải: SP.l = q.l2/2= 0,06284x1002/2 = 312,5 KW.m Dùng loại dây dẫn đồng ịk =57 Tiết diện dây dẫn với [Du] =5% S = 100x312,5x103/(57x3802x0,05) = 76 mm2. Chọn dây dẫn có tiết diện S = 113 mm2. Đường kính dây d = 12 mm 2.4. Nước thi công và sinh hoạt : Nguồn nước lấy từ mạng cấp nước cho thành phố, có đường ống chạy qua vị trí XD của công trình. a) Xác định nước dùng cho sản xuất: Do quá trình thi công các bộ phận của công trình dùng Bêtông thương phẩm nên hạn chế việc cung cấp nước. Nước dùng cho SX được tính với ngày tiêu thụ nhiều nhất là ngày đổ Bêtông lót móng. Q1 = (l/s); Trong đó: Ai: đối tượng dùng nước thứ i (l/ngày).. Kg = 2,25 Hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ. 1,2 Hệ số xét tới một số loại điểm dùng nước chưa kể đến TT Các điểm dùng nước Đơn vị K.lượng /ngày Định mức Ai (l/ngày) 1 Trộn Bêtông lót móng m3 28.09/2 = 14.045 300 l/m3 4213.5 = 4213.5 l/ngày Q1 = = 0,4 (l/s) b) Xác định nước dùng cho sinh hoạt tại hiện trường: Dùng ăn uống, tắm rửa, khu vệ sinh Q2 = (l/s) Trong đó: Nmax: Số công nhân cao nhất trên công trường (Nmax = 160 người). B= 20 l/người: tiêu chuẩn dùng nước của 1 người trong1 ngày ở công trường. Kg : Hệ số sử dụng không điều hoà giờ (Kg = 2) Q2 = 0,22 (l/s) c) Xác định nước dùng cho sinh hoạt khu nhà ở : Dùng giữa lúc nghỉ ca, nhà chỉ huy, nhà nghỉ công nhân, khu vệ sinh Q3 = (l/s) Trong đó : Nc: Số công nhân ở khu nhà ở trên công trường (Nc = 65 người). C= 50 l/người: tiêu chuẩn dùng nước của 1 người trong1 ngày-đêm ở công trường. Kg : Hệ số sử dụng không điều hoà giờ (Kg = 1,8) Kng : Hệ số sử dụng không điều hoà ngày (Kng = 1,5) Q3 = 0,101 (l/s) d). Xác định lưu lượng nước dùng cho cứu hoả: Theo quy định: Q4 = 5 l/s Lưu lượng nước tổng cộng: Q4 = 5 (l/s) > (Q1 + Q2 +Q3) = (0,4 +0,22+ 0,101) = 0,721 (l/s) Nên tính: QTổng = 70%.[Q1 + Q2 + Q3] + Q4 = 0,7x0,721 + 5 = 5,5 (l/s) Đường kính ống dẫn nước vào nơi tiêu thụ: D = = 70.63 (m m) Vận tốc nước trong ống có: D = 75mm là: v = 1,5 m/s. Chọn đường kính ống D = 75mm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet minh N T CHUNG.doc
  • dwgban mong in (1 ban).dwg
  • xlsBangcongviec_tien do.xls
  • dwgbo tri cot thep san, khung, cau thang(4 ban).dwg
  • dwgcau thang tc04(1 ban).dwg
  • mdiGIO PHAI.MDI
  • mdiGIO TRAI.MDI
  • mdiHOAT TAI 1.MDI
  • mdiHOAT TAI 2.MDI
  • mdiluc cat GP.MDI
  • mdiluc cat GT.MDI
  • mdiluc cat HT1.MDI
  • mdiluc cat HT2.MDI
  • mdiluc cat TT.MDI
  • mdiluc doc GP.MDI
  • mdiluc doc GT.MDI
  • mdiluc doc HT1.MDI
  • mdiluc doc HT2.MDI
  • mdiluc doc TT.MDI
  • mdimo men HT2.MDI
  • mdimo men TT.MDI
  • mdimomen HT1.MDI
  • $2kNG. T. CHUNG.$2k
  • $ogNG. T. CHUNG.$og
  • f3NG. T. CHUNG.F3
  • funNG. T. CHUNG.fun
  • idNG. T. CHUNG.ID
  • jcjNG. T. CHUNG.jcj
  • jctNG. T. CHUNG.jct
  • jobNG. T. CHUNG.job
  • k~0NG. T. CHUNG.K~0
  • k3NG. T. CHUNG.K3
  • l3NG. T. CHUNG.L3
  • lblNG. T. CHUNG.lbl
  • lbmNG. T. CHUNG.lbm
  • linNG. T. CHUNG.lin
  • logNG. T. CHUNG.LOG
  • m3NG. T. CHUNG.M3
  • masNG. T. CHUNG.MAS
  • mshNG. T. CHUNG.msh
  • mtlNG. T. CHUNG.mtl
  • outNG. T. CHUNG.OUT
  • p3NG. T. CHUNG.p3
  • patNG. T. CHUNG.pat
  • rsiNG. T. CHUNG.rsi
  • sbkNG. T. CHUNG.sbk
  • scpNG. T. CHUNG.scp
  • sdbNG. T. CHUNG.SDB
  • secNG. T. CHUNG.sec
  • sevNG. T. CHUNG.sev
  • t3NG. T. CHUNG.T3
  • xmjNG. T. CHUNG.XMJ
  • xyzNG. T. CHUNG.xyz
  • yNG. T. CHUNG.Y
  • y$$NG. T. CHUNG.Y$$
  • y00NG. T. CHUNG.Y00
  • y01NG. T. CHUNG.Y01
  • y02NG. T. CHUNG.Y02
  • xlsnoi luc.xls
  • dwgso do chat tai tinh tai, hoat tai, gio.dwg
  • dwgso do hinh hoc + tinh toan.dwg
  • mdiso thu tu phan tu.MDI
  • dwgthi cong mong(2ban).DWG
  • dwgthi cong than(1 ban).DWG
  • dwgtien do chung.dwg
  • mpptien do.mpp
  • mdiTINHTAI.MDI
  • xlsTO HOP (C,D) VA TINH THEP (C,D) AUTO.xls
  • xlsto hop dam. chuM.XLS
  • dwgTong mat bang.dwg