Đề tài Thực trạng đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà

Nhận xét chung: Dựa vào bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy rõ, trong ba năm thì năm 2004 là năm có giá trị đầu tư cao nhất, trong ba năm với tổng mức đầu tư vào máy móc thiết bị là 10.136.332.564 VNĐ thì năm 2004 đã đầu tư tới 6.048.430.470 VNĐ, năm 2005 có mức đầu tư ít nhất với tổng đầu tư là 1.489.992.969 VNĐ.Trong các năm thì phần vốn đầu tư từ thuê mua tài chính vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Đây là hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục.

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo cơ khí Đông Anh 230.449.257 Nhà xưởng nhận bàn giao của Xí nghiệp 254.695.487 Tổng 4.290.011.139 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 2004-2005) Năm 2005 thì số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ là 163.203.998 VNĐ và toàn bộ số vốn này được chi cho phân xây dựng của đội xây dựng số 1 thực hiện cho dự án Nhà máy que hàn. Xét chung về đầu tư xây dựng cơ bản trong 3 năm của Công ty ta có bảng tổng hợp sau: Bảng 1.12: Tổng hợp vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản năm 2003 – 2005 (Đơn vị: VNĐ) TT Xây dựng cơ bản 2003 2004 2005 Tổng 1 C. trình XD nhà điều hành tại trạm BT Quốc Oai 430.142.172 430.142.172 2 Nhà máy que hàn 178.463.352 4.290.011.139 163.203.998 4.631.678.489 Dây truyền thiết bị 3.500.000.000 3.500.000.000 Phần xây dựng của đội XD số 1 178.463.352 304.866.395 163.203.998 646.533.745 PhầnGCLD khung nhà thép của NMCTCK Đông Anh 230.449.257 230.449.257 Nhà xưởng nhận bàn giao của XN 254.695.487 254.695.487 Tổng (1 + 2) 608.605.524 4.290.011.139 163.203.998 5.061.820.661 Như vậy trong cả 3 năm tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty là 5.061.820.661 VNĐ, trong đó năm 2004 vẫn là năm có số vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhất với số vốn lên tới 4.290.011.139 VNĐ. Nguyên nhân chính của việc số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty trong năm 2004 lớn như vậy là vì trong năm 2004 Công ty đã triển khai thực hiện phần lớn các công việc của Nhà máy que hànvới tổng vốn đầu tư là 5.500.000.000 VNĐ. Một đặc điểm nổi bật của đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty trong 3 năm là tất cả số vốn đầu tư xây dựng cơ bản đều là do Công ty tự bỏ ra từ vốn chủ sở hữu và không phải thuê mua tài chính như trong đầu tư vào máy móc thiết bị. 3. Đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý Đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý cũng là một trong những hoạt động được Công ty chú ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực quản lý. Năm 2003 tổng giá trị các phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý do Công ty đầu tư tăng thêm là 2.053.609.639 VNĐ, trong đó phần giá trị mà Công ty tự mua mới là 705.152.184 VNĐ (bao gồm phương tiện vận tải truyền dẫn là 360.000.000 VNĐ và thiết bị dụng cụ quản lý là 345.152.184 VNĐ), toàn bộ số vốn mà Công ty tự mua mới đã được đầu tư cho máy phát điện DETROIT- American cho nhà máy que hàn và máy bơm JunJin cho Xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2. Phần còn lại là do thuê mua tài chính có giá trị là 1.348.457.455 VNĐ, được đầu tư toàn bộ cho phương tiện vận tải truyền dẫn, cụ thể là 3 xe ôtô xe Ford Ranger, xe ôtô CamRy, xe Toyota 29T-7478, cho BQLDA phục vụ việc kiểm tra giám sát chất lượng và tiến độ thi công của các công trình với giá trị như sau: Bảng 1.13: Tổng hợp vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý năm 2003 (đơn vị: VNĐ) TT Tên phương tiện, thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư 1 Mua mới 705.152.184 Thiết bị dụng cụ quản lý 345.152.184 BQLDA Máy phát điện DETROIT- American 115.000.000 Nhà máy que hàn Máy bơm JunJin 245.000.000 Xí nghiệp XL và HT số 2 2 Thuê mua tài chính 1.348.457.455 Xe Ford Ranger 408.516.571 BQLDA Xe ôtô CamRy 541.025.845 BQLDA Xe Toyota 29T- 7478 398.915.039 BQLDA Tổng (1 + 2) 2.053.609.639 (Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2003) Biểu đồ 1.13: Cơ cấu đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng quản lý theo hình thức đầu tư trong năm 2003 Nhận xét: phần giá trị do Công ty tự đầu tư mua mới vẫn còn bị hạn chế, chỉ chiếm một tỉ lệ là 34% phần còn lại là thuê mua tài chính chiếm 66%. Năm 2004 thì toàn bộ số vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn là 4.087.826.589 VNĐ trong đó phần thuê mua tài chính là 698.501.511 VNĐ, chiếm 17% và phần do Công ty tự mua mới là 3.389.325.078 VNĐ chiếm 83%. Bảng 1.14: Tổng hợp vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý năm 2004. (đơn vị: VNĐ) TT Tên phương tiện, thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư 1 Mua mới 3.389.325.078 Xe ôtô Nubira 566.308.572 Ban quan lý dự án 3 xe vận chuyển bêtông hiệu DAEWOO 2.559.957.150 Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu x ây dựng Xe ôtô sơmirơmooc hiệu DAEWOO 25tấn 45.409.529 Đội thi công xây lắp 1-6 Xe U oát 33A-0211 42.857.100 Ban quan lý dự án Xe ôtô Suzuki 174.792.727 Ban quan lý dự án 2 Thuê mua tài chính 698.051.511 02 xe trộn bêtông HUYNDAI 340.000.000 Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số 1 Máy phát điện DETROIT-American 115.000.000 Nhà máy que hàn Máy bơm JunJin 243.501.511 Đội thi công xây lắp 1-6 Tổng (1 + 2) 4.087.826.589 (Nguồn:Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 2004-2005) Như vậy trong năm 2004 Công ty đã đầu tư rất nhiều vào phương tiện vận tải đặc biệt là đầu tư mua mới 3 xe vận chuyển bê tông hiệu DAEWOO với giá trị là 2.559.957.150 VNĐ để phục vụ việc vận chuyển bê tông từ các nhà máy sản xuất bê tông tới các công trình do Công ty thì công đã làm giảm các chi phí và tạo được sự chủ động của Công ty trong thi công. Năm 2005 Công ty không có đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý mà sử dụng những phương tiện và thiết bị mà Công ty đã đầu tư trong hai năm 2003 và 2004. Bảng 1.15: Tổng hợp vốn đầu tư vào vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý theo hình thức đầu tư trong hai năm 2003 và 2004. (đơn vị: VNĐ) Năm Mua mới Thuê mua tài chính Tổng 2003 705.152.184 1.348.457.455 2.053.609.639 2004 3.389.325.078 698.051.511 4.087.826.589 Tổng 4.094.477.262 2.046.958.966 6.141.436.228 Biểu đồ 1.15: Thể hiện đầu tư phương tiện vận tải, truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý trong hai năm 2003 và 2004. Biểu đồ 1.15: Cơ cấu đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý theo hình thức đầu tư trong hai năm 2003 và 2004. Như vậy: mặc dù trong năm 2003 phần mua mới của Công ty chỉ chiếm 34% nhưng đến năm 2004 phần mua mới đã chiếm 83% tổng vốn đầu tư điều đó cho thấy Công ty đã chú trọng tới việc mua mới, giảm việc thuê mua tài chính, từ đó giảm phần lãi mà Công ty phải trả, nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty. Xét chung của cả hai năm thì phần mua mới vẫn chiếm tỉ lệ cao là 67% so với phần đi thuê mua tài chính là 33%. 4. Đầu tư vào nguồn nhân lực Trong quá trình phát triển Công ty đã xác định: Xây dựng và phát triển nguồn lực về con người là mục tiêu quan trọng hàng đầu cần phải được thường xuyên quan tâm chỉ đạo. Trong quá trình thực hiện Công ty đã bám sát vào Nghị quyết TW lần 3 và 7 khoá VII và các quy định của TCT về công tác quản lý cán bộ và tiền lương để xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đảm bảo cho việc mở rộng quy mô về sản xuất, phát triển ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường. Tính đến ngày 31/12/2005 trong toàn Công ty, tổng số cán bộ quản lý kỹ thuật là 134 người trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 81 người, cao đẳng các loại là 20 người, trung cấp các loại là 32 người và văn thư lưu trữ là 1 người. Biểu đồ 1.16: Cơ cấu cán bộ quản lý kỹ thuật theo trình độ tính đến ngày 31/12/2005 (đơn vị: người ) Trong tổng số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên (gồm 81 người) thì bao gồm rất nhiều cán bộ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động của Công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kỹ sư xây dựng, kỹ sư thuỷ lợi, kiến trúc sư, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, cử nhân luật, cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh,cử nhân tài chính kế toán,…….. cụ thể được thể hiện qua bảng sau. Bảng 1.17: Tổng số cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở lên tính đến hết 31/12/2005 (đơn vị: người ) Tổng số 81 Kỹ sư xây dựng 22 Kỹ sư thuỷ lợi 5 Kỹ sư kinh tế thuỷ lợi 1 Kiến trúc sư 2 Kỹ sư giao thông 2 Kỹ sư máy xây dựng, máy mỏ 2 Kỹ sư cơ khí 2 Kỹ sư điện 1 Kỹ sư KDNN 1 Kỹ sư công nghệ thông tin 1 Kỹ sư kinh tế vận tải sông 1 Kỹ sư vật lý kỹ thuật 1 Cử nhân luật 1 Cử nhân kinh tế, QTKD 14 Cử nhân tài chính kế toán 21 Cử nhân tài chính ngân hàng 1 Cử nhân kinh tế Nông nghiệp 1 Cử nhân quản trị du lịch 1 Cử nhân hành chính 1 (Nguồn: Cân đối nhân lực năm 2005, phòng TC-HC) Nhận xét: Qua bảng tổng hợp này chúng ta có thể thấy rằng mặc dù số cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở lên của Công ty tương đối lớn, có tới 81 người, chiếm tới 60% và đa dạng ở các ngành nghề khác nhau nhưng số lượng kỹ sư ở một số ngành nghề còn thiếu như: kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư máy xây dựng, máy mỏ ….. Công ty cần phải đào tạo hay tuyển dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các laọi máy móc, phương tiện phức tạp hay kịp thời sửa chữa các loại máy móc khi có sự cố xảy ra, đảm bảo cho máy móc hoạt động với công suất lớn nhất, đáp ứng yêu cầu đặt ra của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 1.18: Tổng số công nhân của Công ty tính đến ngày 31/12/2005 (đơn vị: người ) Tổng số công nhân 231 Công nhân xây dựng 6 Công nhân cơ khí 92 Công nhân cơ giới 85 Lao động phổ thông 48 (Nguồn: Cân đối nhân lực năm 2005, phòng TC-HC) Biểu đồ 1.18: Thể hiện cơ cấu công nhân từng loại tính đến ngày 31/12/2005 (đơn vị: người ) Nhìn vào biều đồ chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu công nhân của Công ty vẫn còn chưa hợp lý, công nhân xây dựng còn rất ít chỉ chiếm 3%, số lượng lao động phổ thông còn nhiều chiếm tới 21% do đó đòi hỏi Công ty phải tiến hành đào tạo số lượng lao động phổ thông này và tuyển dụng thêm số lượng công nhân xây dựng mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của Công ty. Như vậy tính đến hết năm 2005 tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty là 365 người trong đó: cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên là 81 người; cao đẳng và các loại là 53 người, công nhân các loại là 231 người. Biểu đồ 1.19: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty tính đến tính đến ngày 31/12/2005 (đơn vị: người ) Bước sang năm 2006 để đáp ứng nhu cầu hoạt động cũng như sản xuất, Công ty đã không ngừng tuyển dụng cũng như đào tạo mới để phục vụ cho hoạt động của các Xí nghiệp và hoạt động của văn phòng Công ty. Trong năm 2006 nhu cầu sử dụng lao động của Công ty là 470 người. Với số lượng cán bộ và công nhân đã có đến cuối năm 2005 là 365 người, Công ty đã tiến hành đào tạo mới là 55 người với tổng kinh phí là 18.000.000 VNĐ và tiến hành tuyển dụng là 50 người. Bảng 1.20: Đào tạo nhân lực năm 2006 Tên đơn vị Số lượng (người ) Thời gian (tuần ) Kinh phí (triệu đồng ) Văn phòng Công ty 10 2 5 Xí nghiệp XL số 1 10 2 3 Xí nghiệp số 2 20 2 3 Xí nghiệp bêtông 5 2 3 Nhà máy que hàn 10 2 3 Tổng 55 18 (Nguồn: Phòng TC-HC) Nhận xét: Qua phân tích tình hinh nguồn nhân lực trong Công ty trong hai năm 2005 và 2006 chúng ta có thể thấy trong Công ty cơ cấu nguồn nhân lực tương đối hợp lý, trong năm 2005 cơ cấu cụ thể là: công nhân là 63%, đại học và trên đại học là 22%, cao đẳng và các loại là 15%. Tuy nhiên chi phí cho hoạt động này trong Công ty còn bị hạn chế, tổng số tiền chi cho hoạt động đào tạo của Công ty chỉ là 18.000.000 VNĐ. Số nhân lực được đào tạo chủ yếu là công nhân tham gia sản xuất tại các Xí nghiệp với thời gian đào tạo rất ngắn (chỉ là 2 tuần), phần còn lại là cán bộ quản lý kỹ thuật thì Công ty hoàn toàn đi đăng ký tuyển dụng với các trường đại học và cao đẳng trong nước, kế hoạch đào tạo lại các nghề để nâng cao trình độ chuyên môn của Công ty cũng gần như là không có. Tổng hợp về vốn đầu tư của Công ty trong ba năm: năm 2003, năm 2004 và năm 2005 ta có bảng sau: Bảng 1.21: Tổng hợp vốn đầu tư năm giai đoạn 2003 - 2005.(đơn vị: VNĐ) Hoạt động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng Đầu tư MMTB 2.596.909.125 6.048.430.470 1.489.992.969 10.135.332.564 Đầu tư XDCB 608.605.524 4.290.011.139 163.203.998 5.061.820.661 Đầu tư phương tiện VTTD và TBDC quản lý 2.053.609.639 4.087.826.589 6.141.436.228 Tổng 5.259.124.288 14.426.268.198 1.653.196.967 21.338.589.453 Qua bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy: trong 3 năm tổng số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản, phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý là 21.338.589.453 VNĐ trong đó máy móc thiết bị là 10.135.332.564 VNĐ, xây dựng cơ bản là 5.061.820.661 VNĐ, phương tiện vận tải truyền dẫn là 6.144.436.228 VNĐ. Biểu đồ 1.21: Cơ cấu vốn đầu tư cho từng hoạt động năm 2003 -2005. (đơn vị: VNĐ) Như vậy: Công ty vẫn chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị với số vốn trong cả 3 năm chiếm tới 47% tổng số vốn đầu tư của Công ty, phần còn lại là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 24%và đầu tư vào phương tiện vận tải, vật truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý chiếm 29%. Cơ cấu đầu tư của Công ty là tương đối hợp lý. 5. Đánh giá hiệu quả đầu tư trong Công ty Trong ba năm từ năm 2003 đến năm 2005 Công ty đã thực hiện đầu tư nhiều máy móc thiết bị cũng như xây dựng các nhà xưởng phục vụ thi công ……và kết quả của việc đầu tư này là từ năm 2003 đến năm 2005 doanh thu của Công ty liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao, lợi nhuận cũng không ngừng gia tăng, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.22: Tổng hợp đánh giá hiệu quả đầu tư của Công ty giai đoạn 2003 - 2005 (đơn vị: VNĐ) Năm Vốn đầu tư Kết quả sản xuất kinh doanh Doanh thu LNST Thu nhập b/q CBCNV/tháng /người 2002 16.200.000.000 648.000.000 1.000.000 2003 5.259.124.288 26.528.000.000 1.027.000.000 1.352.000 2004 14.426.268.198 60.173.007.000 2.285.026.000 1.532.000 2005 1.653.196.967 85.718.000.000 3.073.000.000 2.200.000 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện tài chính 2002-2005) Dựa vào bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy rằng cùng với sự gia tăng lượng vốn đầu tư trong các năm thì tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của Công ty cũng tăng theo. Về doanh thu: doanh thu của năm sau luôn lớn hơn năm trước. Năm 2003 doanh thu tăng 10.328.000.000VNĐ (tăng 63.75%) so với năm 2002. Năm 2004 là năm có doanh thu tăng cao nhất trong 3 năm, trong năm 2004 doanh thu của Công ty tăng 35.645.007.000VNĐ (tăng 134.4%) so với năm 2003, năm 2004 là năm có doanh thu tăng cao nhất bởi vì không chỉ do trong năm này Công ty đã thực hiện đầu tư nhiều nhất trong 3 năm mà còn do độ trễ của hoạt động đầu tư, các thành quả của hoạt động đầu tư của các năm trước đã có thể đưa vào sử dụng và khai thác. Đến năm 2005 mặc dù là năm mà Công ty đầu tư ít nhất nhưng doanh thu cũng tăng rất cao, doanh thu của năm 2005 tăng 25.544.993.000 VNĐ (tăng 42.45%) so với năm 2004. Về lợi nhuận sau thuế: Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng không ngừng gia tăng. Năm 2003 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 379.000.000VNĐ (tăng 58.4%) so với năm 2002. Năm 2004 lợi nhuận sau thuế tăng 1.258.026.000VNĐ (tăng 122.5%) so với năm 2003 và năm 2005 lợi nhuận sau thuế tăng 787.974.000VNĐ (tăng 34.48%) so với năm 2004. Tuy lợi nhuận sau thuế của Công ty luôn tăng với tỷ lệ tương đối cao nhưng mức tăng còn bị hạn chế chính vì vậy mà các hệ số tài chính của Công ty còn thấp. Bảng 1.23: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2002 – 2005 Năm Doanh thu (VNĐ) LNST (VNĐ) VCSH (VNĐ) LNST/Doanh thu LNST/VCSH 2002 16.200.000.000 648.000.000 2.000.000.000 0.04 0.324 2003 26.528.000.000 1.027.000.000 3.269.348.913 0.039 0.314 2004 60.173.007.000 2.285.026.000 11.212.184.145 0.038 0.204 2005 85.718.000.000 3.073.000.000 18.012.184.145 0.036 0.171 Dựa vào bảng tính toán trên chúng ta có thể thấy rằng các chỉ tiêu tài chính của Công ty không những thấp mà còn đang có xu hướng giảm. Về thu nhập bình quân đầu người: Trong những năm qua thu nhập bình quân đầu người của Công ty không ngừng gia tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Năm 2003 thu nhập bình quân đầu người/tháng của Công ty tăng 352.000VNĐ so với năm 2002. Năm 2004 tăng 180.000VNĐ so với năm 2003 và năm 2005 tăng 668.000VNĐ so với năm 2004. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên thì tại Công ty vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc đầu tư. Cụ thể: Tình trạng yếu kém trong sản xuất vẫn còn tồn tại, sự quản lý thiếu chặt chẽ của cấp quản lý gây ra tình trạng lãng phí trong sản xuất dẫn đến chi phí cho sản xuất vượt quá định mức, hơn thế nữa cơ chế quản lý chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị. Công tác thị trường vẫn chưa được Công ty chú trọng và vẫn còn bị coi nhẹ như công tác tiếp thị tiêu thụ sản phẩm, công tác phát triển thương hiệu của các sản phẩm, chính vì vậy mà các sản phẩm sản xuất ra bị tồn kho rất nhiều như que hàn. Vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn còn nhỏ, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu tự mua sắm của Công ty. Do đó khi tiến hành đầu tư, Công ty vẫn phải đi thuê mua tài chính với giá trị rất lớn. Nguồn lực con người của Công ty vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, có nhiều loại máy móc chưa thể khai thác được hết công suất do không có công nhân có đủ tay nghề và trình độ để sử dụng. Việc cập nhật các thông tin về thị trường khoa học – công nghệ trong nước và trên thế giới vẫn chưa được Công ty chú ý dẫn đến tình trạng khi mua sắm Công ty đã mua phải các loại máy móc đã cũ so với sự phát công nghệ trên thế giới. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG ĐƠN VỊ Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2010 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới là chú trọng đến công tác sản xuất vật liệu, bê tông, phát triển kinh doanh nhà, xây lắp và xử lý nền móng, xây dựng dân dụng và các dự án của Công ty, cụ thể: + Sản xuất công nghiệp: chiếm 70% + Kinh doanh hạ tầng: chiếm 15% + Xây dựng dân dụng: chiếm 15% - Nghiên cứu phương án đặt trạm nghiền sàng tại Xuân Mai hoặc Lương Sơn tỉnh Hoà Bình, sản xuất cung cấp đá cho các trạm bêtông. - Xem xét phương án đầu tư nhà máy bêtông đúc sẵn theo công nghệ của các nước tiên tiến để phục vụ các công trình trong TCT, thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận, sản phẩm chủ yếu là các cấu kiện bêtông đúc sẵn thông dụng như tấm panel, cọc, cột ,… chủ yếu để phục vụ các công tác xây dựng dân dụng. - Củng cố 3 nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm : Bản Lả, Mỹ Đình, nhà máy bêtông đúc sẵn Quốc Oai, Nhà máy sản xuất que hàn để đạt được tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm 70% sản lượng của Công ty. - Giao cho Xí nghiệp bêtông với BQLDA tìm phương án mở rộng nhà máy đúc sẵn trên cơ sở vị trí sẵn có của Xí nghiệp bêtông. - Phòng Tổ chức – Hành chính lên phương án về tổ chức nhân sự và bố trí cán bộ có đầy đủ năng lực phẩm chất vào các vị trí quản lý theo định hướng phát triển SXKD của Công ty tới năm 2010, chú trọng củng cố bộ máy các Xí nghiệp, nhà máy, tăng cường nâng cao năng lực quản lý của các phòng ban Công ty để đủ trình độ, năng lực phẩm chất quản lý đối với nhiệm vụ mới Bảng 2.1: Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh 2007 - 2010. TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 I Kế hoạch SXKD tỷ đ 143.000 160.000 179.000 200.000 1 Giá trị XL tỷ đ 60.000 67.000 75.000 84.000 2 Giá trị SXCN tỷ đ 83.000 92.000 104.000 116.000 (Nguồn: Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2010) Với kế hoạch và mục tiêu đã đề ra như trên, trong những năm qua Công ty đã không ngừng đầu tư để nâng cao đổi mới máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, để phục vụ cho việc thi công các công trình và nhằm nâng cao năng lực của Công ty khi tham gia các hoạt động đấư thầu. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua thì vẫn còn một số hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục. Để thực hiện tốt mục tiêu và phương hướng mà Công ty đã đề ra thì cùng với việc phát huy những mặt mạnh, những mặt tích cực thì đòi hỏi Công ty cần phải tìm cách khắc phục những hạn chế để cho hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn nữa. Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư của Công ty CPXDHT Sông Đà trong thời gian tới 1. Thuận lợi và khó khăn. 1.1. Thuận lợi Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương, đường lối, chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển đặc biệt là các doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển với tốc độ cao, nhu cầu về vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng ….. ngày càng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư xây dựng các nhà máy, các khu dân cư … Kể từ khi thành lập năm 2002, sau 5 năm phát triển Công ty đã tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, chỉ đạo, điều hành quản lý SXKD, tạo được uy tín, vị thế quan trọng cho việc phát triển trước mắt và lâu dài. Các cơ sở sản xuất của Công ty đã đi vào sản xuất ổn định, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, khẳng định thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường. Công ty đã đầu tư được một nguồn lực lớn về máy móc, thiết bị, xe máy, công nghệ mới …. đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh đang được sắp xếp và ổn định phù hợp với định hướng phát triển của Công ty đến năm 2010. TCT đã giao cho Công ty thực hiện một số hạng mục các công trình như: công trình thuỷ điện Sơn La, công trình khu đô thị mới Tiến Xuân – Hoà Bình… 1.2. Khó khăn Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực xây lắp cũng như đầu tư, đặc biệt là các công trình xây dựng khu đô thị và các công trình thuỷ điện. Nước ta hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong điều kiện trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật còn thấp kém, cạnh tranh khốc liệt, năng lực tài chính của Công ty chưa đảm bảo làm ảnh hưởng đến công tác đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua tuy Công ty đã chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực nhưng số lượng kỹ sư, công nhân lành nghề còn thiếu cả về số lượng và kinh nghiệm thực tế, chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Tình hình lãi suất trên thị trường tăng cao, gây khó khăn cho Công ty trong việc huy động vốn. Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư của Công ty trong thời gian tới 2.1 Giải pháp chung - Chấn chỉnh tình trạng yếu kém trong SXKD, kiên quyết đổi mới cơ chế và phương thức quản lý theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tiến hành cổ phần hoá các Chi nhánh, Xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng cường tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm và nâng cao hiệu quả SXKD của các đơn vị trực thuộc, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Công ty. Trước mắt cần phải quán triệt Điều lệ tổ chức hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của Công ty tới toàn thể CBCNV, đồng thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề mà trong quá trình thực hiện không còn phù hợp. - Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của Công ty mạnh mẽ về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. - Tăng cường chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở phát huy năng lực sở trường cũng như thế mạnh và tiềm năng sẵn có. Không ngừng quảng bá thương hiệu Sông Đà trên thị trường xây dựng trong nước và quốc tế. - Tăng cường hạch toán kinh doanh, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng. - Thực hiện tốt công tác đời sống, lao động, việc làm, chế độ cho người lao động. Đồng thời thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, công tác xã hội, các hoạt động nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV. 2.2. Các giải pháp cụ thể Giải pháp về vốn 2.2.1.1 Giải pháp thu hút vốn Một trong những yếu kém mà Công ty gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty còn bị hạn chế, bị thiếu rất nhiều so với nhu cầu của Công ty. Chính vì vậy mà khi tiến hành đầu tư Công ty thường phải đi thuê mua tài chính của các đơn vị khác. Hơn thế nữa phần vốn lưu động dành cho sản xuất của Công ty cũng phải đi vay nên phần lãi phải trả cho việc đi thuê và đi vay này là khá lớn ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả đầu tư. Bảng 2.2: Lãi vay Công ty phải trả trong giai đoạn 2003-2005 (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lãi phải trả 2.236.521.279 4.375.636.086 5.070.325.845 Với định hướng phát triển trong những năm tới là không ngừng phát triển mở rộng các ngành nghề vốn là truyền thống và có thế mạnh của Công ty thì số vốn cần cho đầu tư là rất nhiều, chính vì thế để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn vốn thì Công ty cần phải thực hiện một số giải pháp: Đối với vốn chủ sở hữu - Phải luôn coi trọng công tác kế hoạch vì kế hoạch là kim chỉ nam cho mọi hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp, chiến lược phát triển SXKD đúng đắn làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện, đồng thời kế hoạch cũng là công cụ giúp cho lãnh đạo Công ty chỉ đạo điều hành và quản lý mọi hoạt động SXKD đạt hiệu quả. - Muốn tăng vốn chủ sở hữu tất cả các đơn vị thành viên của Công ty, các Xí nghiệp phải thực hiện tốt việc hạch toán kinh doanh tại đơn vị mình. Mặt khác phải đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn của các công trình mà Công ty đã và đang thi công. - Công ty nên nhanh chóng hoàn tất các hồ sơ và thủ tục cần thiết để có thể niêm yết cổ phiếu trên thì trường chứng khoán. Ở nước ta tuy thị trường chứng khoán còn non trẻ nhưng đang trên đà phát triển, đặc biệt là sau khi chúng ta đã gia nhập WTO thì thị trường chứng khoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và hứa hẹn sẽ là kênh huy động vốn lớn và có hiệu quả cho Công ty, đây sẽ là kênh huy động vốn mới cho Công ty. Vốn tín dụng Như đã phân tích ở trên trong cơ cấu tổng vốn đầu tư của Công ty thì vốn đi thuê mua tài chính chiếm tới 42%, chính vì vậy trong điều kiện thiếu vốn như hiện nay thì việc tăng cường vốn vay từ các ngân hàng là rất quan trọng. Ngày nay các điều khoản vay vốn có nhiều thuận lợi hơn song việc vay vốn không phải lúc nào cũng thuận lợi, nhất là khi vay với khối lượng lớn. - Công ty cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngân hàng khi vay vốn, đặc biệt là các quy định về thời hạn thanh toán lãi, tạo uy tín đối với các ngân hàng, duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Việc thực hiện tốt cam kết với các tổ chức sẽ tạo điều kiện mởi rộng quy mô vốn vay và tăng thời hạn vay vốn. - Vốn tín dụng thương mại vẫn đóng vai trò quan trọng nên Công ty cần phải luôn đề cao việc tạo uy tín trên thị trường thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Tuy nhiên để giảm bớt ghánh nặng vay nợ thì Công ty cần phải xây dựng kế hoạch vay vốn cụ thể và chính xác về khối lượng vay cần thiết. Đối với các dự án vay vốn cần tính toán kỹ chi phí và tính hiệu quả của vốn vay, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và trả nợ. Vốn khác Việc huy động vốn từ cán bộ, công nhân viên trong nội bộ Công ty cũng là một giải pháp, một mặt bổ sung vào nguồn vốn đầu tư cho Công ty mặt khác gắn bó cán bộ công nhân viên với Công ty, nâng cao tinh thần tự giác cũng như tinh thần trách nhiệm của mỗi người lao động với công việc của mình trong Công ty. Ngoài các biện pháp trên Công ty có thể xem xét liên doanh liên kết với các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài để vừa khai thác vốn, vừa tận dụng công nghệ và trình độ quản lý hiện đại. 2.2.1.2. Sử dụng vốn Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả cũng là một cách để tạo thêm vốn. Công ty nên có kế hoạch về nguyên nhiên vật liệu cho thi công một cách chính xác, lựa chọn những nhà cung cấp ở gần, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu khi cần thiết để tránh tình trạng dự trữ quá nhiều trong kho dẫn đến vốn bị ứ đọng. Một đặc điểm của Công ty là các đơn vị nằm phân tán ở nhiều nơi nên việc điều chuyển máy móc thiết bị gặp khó khăn, nên một số máy móc thiết bị đã sử dụng để thi công ở các đơn vị đã không được sử dụng và điều chuyển sử dụng ở các đơn vị khác. Chính vì vậy Công ty nên thanh lý, nhượng bán hoặc cho thuê các máy móc thiết bị phục vụ cho thi công nhằm thu hồi vốn, tái đầu tư. Giải pháp về nhân lực Hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động SXKD nói chung trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đủ khả năng đưa doanh nghiệp tiến bước vững chắc và tạo lập được vị trí ngày càng cao trên thị trường. Đối với Công ty, để xây dựng được đội ngũ nhân lực tốt thì Công ty cần chú ý: - Tiếp tục chú trọng đến công tác tuyển dụng trên cơ sở đánh giá chính xác năng lực và trình độ của người lao động để vừa nâng cao mặt bằng chung về tay nghề, vừa tiết kiệm chi phí đào tạo và đào tạo lại sau này. Làm việc với các trường đại học, trường dạy nghề để cụ thể hoá kế hoạch tuyển dụng và đảm bảo yêu cầu tuyển dụng đề ra. - Hỗ trợ kinh phí và cho phép các đơn vị của Công ty tham gia các công trình tự do tuyển dụng và đào tạo - Cạnh tranh, thu hút nhân tài với mục tiêu bổ sung thêm người giỏi đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của doanh nghiệp - Xây dựng quy chế, định mức, đơn giá tiền lương, tiền thưởng làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động nhiệt tình làm việc và sáng tạo, có chính sách đãi ngộ thoả đáng để đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc, cống hiến và phục vụ lâu dài trong Công ty - Đào tạo mới: với những người chưa có nghề hay những lao động phổ thông đang làm việc trong các xí nghiệp của Công ty. - Đào tạo lại: với những người đã có nghề nhưng vì một lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp nữa. - Đào tạo nâng cao trình độ ngành nghề: Nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động đảm nhận những công việc phức tạp hơn. Nâng cao năng lực của xe máy, thiết bị và công nghệ Năng lực xe máy và thiết bị công nghệ của Công ty là tương đối hiện đại, song do yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đầu tư về khối lượng công việc và chất lượng hạng mục công trình, cũng như chất lượng của các sản phẩm khác đòi hỏi Công ty phải thường xuyên nâng cấp và hiện đại hóa máy móc thiết bị hơn nữa. Để nâng cao được hiệu quả của công cuộc đầu tư vào máy móc thiết bị Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Tiến hành mua sắm máy móc thiết bị thông qua đấu thầu để lựa chọn máy móc thiết bị tối ưu nhất. - Ưu tiên máy móc thiết bị sản xuất trong nước đạt yêu cầu dự án đẻ tiết kiệm thời gian, ngoại tệ và khi hỏng hóc có thể dễ dàng sửa chữa và thay thế phụ tùng. - Có thể nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí nhưng phải thoả mãn các quy định hiện hành của Nhà nước và đảm bảo yêu cầu, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra. - Nên sử dụng tư vấn để lựa chọn được công nghệ, máy móc thiết bị phù hợp. Xác định thời điểm mua, chủng loại, xuất xứ máy móc thiết bị, các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt tránh chọn phải công nghệ cũ, lạc hậu, năng suất, công suất thấp trong khi giá thành lại cao. - Cùng với việc đầu tư mới, cần phải quan tâm đến công tác vạn hành sửa chữa, bảo dưỡng kéo dài tuổi thọ máy móc thiết bị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động này. - Xây dựng và thực hiện tốt quy trình vận hành xe máy, nhất là các chủng loại xe máy mới, hiện đại, kiên quyết sử lý những vi phạm quy trình vận hành xe máy, thiết bị thi công. - Thường xuyên kiểm tra và thực hiện công tác sửa chữa lớn xe máy thi công theo định kỳ để nâng cao năng lực sản xuất của các đơn vị. Công ty phảỉ coi đây là nhiệm vụ bắt buộc khi xe máy đến kỳ phải bảo dưỡng. Đầu tư trang thiết bị để mở rộng các cơ sở sửa chữa, gia công cơ khí của các đơn vị nhằm đáp ứng được năng lực sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. - Cần phải tính toán cân đối nhu cầu thiết bị xe máy của các công trình để điều động xe máy, thiết bị giữa các công trường, các đơn vị hợp lý, vừa đảm bảo phục vụ cho sản xuất, vừa tiết kiệm vốn đầu tư cho thiết bị mới. - Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ đã được chuyển giao cũng như phát huy sáng tạo các công nghệ thiết bị mới. Giải pháp về xe máy, thiết bị thi công một mặt giúp Công ty gia tăng khối lượng TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất và thi công các công trình, mặt khác cũng giúp Công ty sử dụng có hiệu quả hơn máy móc thiết bị và tiết kiệm chi phí, nhờ đó tăng khả năng trúng thầu, có khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín trên thị trường. 2.2.4. Giải pháp về thị trường Có thể nói thị trường là nhân tố chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường không những tác động đến việc cung ứng các yếu tố đầu vào mà còn là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp hướng tới, do đó quyết định việc thực hiện quá trình sản xuất và phân bổ vốn đầu tư của doanh nghiệp. Chính vì vậy tăng cường vốn đầu tư phát triển thị trường là cần thiết. Trong những năm qua phần lớn các sản phẩm của Công ty chỉ tiêu thụ chủ yếu ở trong TCT thông qua việc cung cấp cho các đơn vị trong TCT theo chỉ thị của TCT và cung cấp cho các công trình do chính Công ty thi công, chỉ có một phần nhỏ sản phẩm như que hàn, bê tông thương phẩm được bán trên thị trường chính vì vậy mà sản phẩm tồn kho của Công ty có những năm tồn kho rất nhiều. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của đất nước là sự phát triển của các công ty, các tập đoàn lớn mạnh cả trong và ngoài nước xâm nhập vào nền kinh tế của chúng ta, bên cạnh đó là quá trình cổ phần hoá của nhiều công ty trực thuộc TCT chính vì vậy mà thị trường trong TCT ngày càng bị thu giảm do các công ty đã cổ phần hoá sẽ được tự do lựa chọn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm mà không chịu sự chi phối ràng buộc như trước đây nữa. Do vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong những năm tiếp theo Công ty cần tiếp tục triển khai các giải pháp sau: - Xây dựng hệ thống thông tin, đảm bảo khả năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin về thị trường để đầu tư – kinh doanh xây lắp, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và các dịch vụ khác - Công ty cần dành một số vốn đầu tư nhất định cho việc nghiên cứu, xác định thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng về quy mô, cơ cấu và sự vận động của các loại thị trường này, từ đó xác định quy mô và cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như quy mô và cơ cấu đầu tư cho phù hợp - Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những chính sách đang áp dụng và tiềm năng phát triển của họ, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó nhằm duy trì và phát triển thị phần - Tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp lớn có khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào lâu dài, đủ chủng loại đảm bảo ổn định sản xuất. - Nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm mới, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ và tình hình cạnh tranh, bảo đảm sự liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng lợi nhuận. Cần thiết phải nắm bắt được chu kỳ sống của sản phẩm để có chính sách đầu tư, kinh doanh và Marketing thích hợp cho mỗi giai đoạn - Tuỳ thuộc vào mục tiêu trong từng thời kỳ để xác định chiến lược giá cả. Tiến hành ký kết các hợp đồng với các nhà phân phối chính thức trên cơ sở cam kết khối lượng tiêu thụ tối thiểu; có chính sách hỗ trợ tín dụng hợp lý cho các nhà phân phối trong giai đoạn đầu hoặc đói với một số công trình, như cho nhà phân phối nợ một tháng lãi vay tín dụng khi bán hàng; xây dựng chính sách chiết khấu tăng dần theo khối lượng tiêu thụ, làm công cụ điều phối hoạt động bán hàng và vùng thị trường. - Xây dựng hệ thống các đại lý cấp II, cửa hàng bán lẻ trực tiếp thuộc Công ty hoặc các đơn vị thành viên để cung cấp sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. - Có chính sách chăm sóc khách hàng tốt để tiếp cận, thiết lập và duy trì quan hệ lâu dài với các bạn hàng. - Tiếp tục thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại: quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, trên mạng Internet, in ấn tờ rơi, sử dụng pano, bảng hiệu, thiết kế biểu tượng và logo, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ và triển lãm thương mại dành cho các sản phẩm của ngành xây dựng … 2.2.5. Thực hiện đấu thầu khi mua sắm các máy móc thiết bị Đấu thầu là giải pháp quan trọng để tiết kiệm chi phí cho Công ty trong việc mua sắm một khối lượng lớn các máy móc tiết bị phục vụ cho đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đầu tư. Trong những năm qua mặc dù khi tiến hành mua sắm máy móc thiết bị Công ty cũng đã thực hiện hình thức đấu thầu nhưng trong một số trường hợp mua sắm khác Công ty chỉ mua sắm thông qua các cửa hàng sẵn có trên thị trường và đã mua phải một số máy móc không đảm bảo chất lượng như máy khoan cọc nhồi ED 4000, cần trục KKC, máy tách cát. Một hạn chế lớn trong hoạt động đấu thầu tại Công ty đó là trong Công ty không có lực lượng hay phòng ban chuyên trách nào làm nhiệm vụ về hoạt động đấu thầu. Mỗi khi Công ty cần tiến hành đấu thầu để mua sắm thiết bị nào đó thì việc lập kế hoạch đấu thầu sẽ do phòng Kinh tế - Kế hoạch làm, việc lập hồ sơ mời thầu sẽ do phòng quản lý kỹ thuật làm, việc chấm các hồ sơ dự thầu sẽ do hội đồng quản trị cùng các thành viên đứng đầu các phòng ban của Công ty cùng làm, chính vì vậy mà công tác đấu thầu ở Công ty nhiều khi thực hiện vẫn chưa được tốt. Công cuộc đầu tư ở Công ty cần một khối lượng khá lớn các loại máy móc thiết bị hiện đại và đắt tiền trong đó chủ yếu là những máy móc thiết bị quan trọng. Hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu là phương án tối ưu để mua được máy móc thiết bị đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật mà giá cả phù hợp nhất. - Để đạt được những kết quả cao trong đấu thầu, Công ty cần thực hiện tốt công tác lập hồ sơ mời thầu. Việc soạn thảo các yêu cầu ban đầu trong hồ sơ mời thầu cần được quan tâm thích đáng vì nó liên quan đến khả năng đáp ứng của các nhà thầu. Mỗi sai sót, nhầm lẫn hoặc không rõ ràng trong hồ sơ mời thầu dẫn đến những tranh cãi, gây thiệt hại mà Công ty là bên phải ghánh chịu. Việc chấm điểm các nhà thầu cũng cần có những cán bộ chuyên môn, hiểu biết các máy móc thiết bị cần mua để có thể lựa chọn các nhà thầu đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về kỹ thuật và tài chính của Công ty. Việc mua sắm máy móc thiết bị là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình vận hành, sản xuất sau này, mặt khác máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động đầu tư tại Công ty, tiết kiệm khoản chi phí mua sắm máy móc thiết, đặc biệt là lựa chọn được công nghệ và thiết bị phù hợp là những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Công ty. Chính vì thế khâu đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị cần phải quan tâm một cách thích đáng. - Khi nhập khẩu các máy móc thiết bị Công ty luôn phải quan tâm đến hợp đồng để hợp đồng được kín kẽ vì nhiều khi sơ suất hoặc do không hiểu biết mà kí hợp đồng chỉ mua máy móc đến khi về lắp thì không biết sử dụng như thế nào vì không có công nghệ đi kèm. Trong điều kiện hiện nay, trình độ khoa học công nghệ nói chung và ở Công ty nói riêng vẫn chưa thể bắt kịp với trình độ phát triển của thế giới. Đã không ít trường hợp máy móc thiết bị mua về rồi để đấy không được vận hành, do không biết vận hành hoặc do hỏng mà không biết sửa chữa. Chính vì thế trong việc mua sắm máy móc thiết bị không chỉ chú ý đến phần cứng mà còn phải quan tâm đến phần mềm công nghệ. Bên cạnh đó Công ty cần đầu tư để đào tạo cán bộ có chuyên môn, nâng cao trình độ công nhân phù hợp với trình độ phát triển của công nghệ, có hiểu biết về máy móc thiết bị để lựa chọn được những sản phẩm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đặt ra. duin codg vieao rx 2.2.6. Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án Hoạt động đầu tư của Công ty cần thể hiện qua các dự án. Hoạt động này có hiệu quả khi các dự án thành công. Để đảm bảo một dự án thành công thì Công ty cần phải quan tâm đến cả ba giai đoạn của quá trình đầu tư, đặc biệt Công ty cần phát huy hơn nữa vai trò của BQLDA. - Vấn đề hiện nay là Công ty cần chuyên môn hoá lực lượng cán bộ làm công tác này bởi với khối lượng công việc như hiện nay thì BQLDA của Công ty kiêm nhiệm quá nhiều công việc, BQLDA vừa là người lập dự án đầu tư, vừa là người tham gia cùng với các thành viên trong hội đồng quản trị của Công ty để thẩm định dự án, vừa là người quản lý quá trình thực hiện dự án do đó việc lập các dự án, xem xét và trình duyệt còn có những sai sót hoặc chưa đúng quy định, quy trình quản lý của Nhà nước, chất lượng dự án không đạt yêu cầu. - Việc lập dự án đầu tư phải trên cơ sở đánh giá đầy đủ mục tiêu đầu tư, khảo sát kỹ thị trường, nghiên cứu dây truyền công nghệ và các yếu tố khác, để tránh khi thực hiện phải thay đổi, điều chỉnh, làm chậm trễ tiến độ. - Tăng cường vai trò của hội đồng thẩm định trong việc thẩm định các dự án nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án, làm tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo Công ty xem xét quyết định kịp thời và chính xác các dự án đầu tư, đông thời tăng cường, củng cố năng lực thẩm định và phê duyệt dự án của các đơn vị trực thuộc Công ty. Muốn vậy Công ty cần chú trọng bổ sung những chuyên gia giỏi về lĩnh vực thẩm định chuyên môn như kinh tế, tài chính, nghiên cứu các tiêu chuẩn định mức, tính chính xác của các thông tin. - Đối với giai đoạn thực hiện đầu tư, nên lập kế hoạch kế sát với tiến độ thi công các công trình, cân đối lực lượng kỹ sư thiết kế để có kế hoạch sử dụng, đảm bảo cung cấp thiết kế kịp thời với yêu cầu thi công. Thông qua các phương án thiết kế tìm ra phương án tối ưu nhất cho dự án, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất. - Trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công, lập tiến độ và biện pháp tổ chức thi công cho các công trình hợp lý nhất, tính toán cân đối nhu cầu thiết bị xe máy, nhân lực cũng như chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các công trường như các cơ sở sửa chữa, các cơ sở chuyên ngành nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời điện, nước, vật tư, xăng dầu.. đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công, tránh tình trạng để thiếu, làm gián đoạn trong quá trình thi công và tập trung lực lượng để thi công dứt điểm từng công việc hạng mục. - Nghiên cứu các văn bản pháp quy về công tác quản lý kỹ thuật chất lượng, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm còn thiếu và mới ban hành để phổ biến và hướng dẫn các đơn vị thành viên áp dụng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong Công ty. - Tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành và quản lý công việc theo hướng phân cấp triệt để cho BQLDA, ban điều hành các đơn vị cũng như các chi nhánh xí nghiệp nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu tiến độ chất lượng, cho phép BQLDA cân đối, giao nhiệm vụ cho các đơn vị khác hoặc thuê đơn vị ngoài theo quy định của Công ty để đảm bảo mục tiêu tiến độ chung của công trình. - Củng cố lực lượng cán bộ kỹ thuật của các đơn vị trong việc lập hồ sơ thủ tục phục vụ công tác nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu thanh toán và nghiệm thu bàn giao công trình. - Khi dự án thực hiện xong phải tiến hành quyết toán vốn đầu tư và tìm kiếm biện pháp khai thác thích hợp (chẳng hạn với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp như que hàn, phải có chiến lược tiêu thụ sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường) cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và nguồn lực con người, đảm bảo thành quả của công cuộc đầu tư thực sự phát huy tác dụng. 2.2.7. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý Trong thời gian tới Công ty nên chú trọng sắp xếp, tổ chức lại cán bộ trong các phòng ban chuyên môn của Công ty để bộ máy quản lý mặc dù gọn nhẹ nhưng hiệu quả, phát huy hết năng lực, tính chủ động sáng tạo, đáp ứng được nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh theo nền kinh tế thị trường. - Tiếp tục rà soát và xây dựng củng cố các đơn vị thành viên thành các đơn vị mạnh mẽ về chuyên môn như: Nhà máy que hàn, các Xí nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm. - Đề cao vai trò quản lý điều hành, trách nhiệm của cơ quan giám đốc và đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, các ban và các xưởng, nâng cao tính chủ động, thực hiện đúng vai trò, chức năng của các đoàn thể trong việc tổ chức các phong trào thi đua phát huy sáng kiến kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm. - Tăng cường công tác quản lý vật tư, nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng ….. Rà soát lại tất cả các nội quy, quy định, các quy trình vận hành, quy trình an toàn để sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh. Quy định trach nhiệm cụ thể cho từng chức danh, từng vị trí công tác. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện tốt các quy định về quản lý của Công ty. - Tăng cường công tác quản lý, theo dõi bảo dưỡng, cải tiến, nâng cấp thiết bị để xử lý nhanh chóng những sự cố về cơ, điện, ….. để đưa thiết bị máy móc, nhà xưởng … trở lại hoạt động ổn định. 2.2.8. Xây dựng các chủ trương, kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi đúng hướng và hiệu quả hơn Kế hoạch đầu tư là khâu kế tiếp và cụ thể hoá nội dung định hướng đầu tư của chiến lược đầu tư và quy hoạch đầu tư tại đơn vị, là một công cụ quản lý đầu tư, là quá trình xác định mục tiêu và đề xuất các giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu với hiệu quả cao nhất, kế hoạch hoá đầu tư phản ánh khả năng huy động vốn, tình hình bố trí sử dụng vốn của doanh nghiệp; kế hoạch đầu tư hợp lý sẽ giảm thất thoát lãng phí. Trong những năm qua việc xây dựng các chủ trương và lập kế hoạch đầu tư của Công ty còn nhiều điểm chưa hợp lý, chẳng hạn như khi đầu tư xây dựng và mở rộng nhà máy que hàn thì Công ty chưa phân tích rõ tình hình nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm que hàn do vậy mà sản phẩm tạo ra không thể tiêu thụ hết dẫn đến lượng tồn kho khá lớn gây ứ đọng vốn. Kế hoạch huy động vốn cho hoạt động đầu tư của Công ty cũng chưa hợp lý dẫn đến tình trạng thiếu vốn làm cho công cuộc đầu tư bị chậm lại so với dự kiến ….. - Kế hoạch đầu tư của Công ty phải phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. - Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu thị trường. Tín hiệu thị trường cho biết Công ty có nên tiếp tục đầu tư nữa hay không, nên đầu tư vào đâu, vào cái gì, bao nhiêu vốn, đầu tư khi nào. Trên cơ sở đó để ra quyết định phương hướng đầu tư mới nâng cao được hiệu quả đầu tư. Khâu kế hoạch đầu tư nếu thực hiện tốt sẽ đóng góp một phần quan trọng để tiết kiệm được nguồn lực, bên cạnh đó làm giảm đáng kể tình trạng thất thoát lãng phí vốn đầu tư. Muốn xây dựng được các chủ trương kế hoạch đầu tư hợp lý cần phải đề ra và sắp xếp các công trình thi công theo thứ tự ưu tiên thực hiện để có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và thi công dứt điểm, thu hồi nhanh chóng và dứt điểm vốn. - Việc xây dựng các kế hoạch đầu tư của Công ty cần phải gắn liền với kế hoạch huy động vốn cho hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư không chỉ được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu mà còn có thể huy động từ các CBCNV của Công ty, từ các đơn vị trong và ngoài TCT. 3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước - Trước hết Nhà nước cần thiết phải tạo ra môi trường kinh tế - xã hội, chính trị ổn định và thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, đảm bảo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, thi hành pháp luật nghiêm minh và không nên có sự điều chỉnh lớn các thể chế trong thời gian ngắn, không để gây ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Nhà nước cần tiến hành lập các kế hoạch và quy hoạch phát triển nói chung, chiến lược và kế hoạch đầu tư nói riêng làm cơ sở để hoạt động đầu tư và sản xuấ kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện đúng hướng và đạt được kết quả như mong muốn. - Đối với Công ty cổ phân xây dựng hạ tầng Sông Đà nhu cầu vốn đầu tư trong thời gian tới là rất lớn vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho Công ty: cho vay tín dụng với lãi suất thấp. Với sự hỗ trợ này của Nhà nước, Công ty sẽ mạnh dạn hơn trong việc huy động các nguồn khác để thực hiện hoạt động đầu tư. - Vốn vay thương mại có vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư của Công ty, nhưng điều cơ bản của nguồn này là phải huy động được nguôn tiết kiệm từ dân cư. Hiện nay, có rất nhiều khoản tiết kiệm được tích luỹ tại các hộ gia đình do đời sống và thu nhập của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể khi kinh tế phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần cải thiện và nâng cao năng lực cho ngành Ngân hàng để huy động tốt nhất các khoản tiền nhàn rỗi này, đồng thời cũng xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để vừa đảm bảo các Ngân hàng kinh doanh có lãi, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn mình cần mà không phải chịu sức ép vay nợ quá lớn. - Các ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận một cách thuận lợi nguồn vốn tín dụng để đầu tư theo hướng cải tiến quy trình đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ cho vay, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay nhưng vẫn đảm bảo thựac hiện đúng quy định của pháp luật, chẳng hạn các ngân hàng nêm yết công khai và tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp để hướng dẫn thủ tục vay vốn, quy trình, thời gian tối đa giải quyết vốn vay và kịp thời thẩm định, quyết định cho vay đối với các nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp có đủ điều kiện. Những trường hợp không cho vay được ngân hàng phải thông báo rõ cho doanh nghiệp bằng văn bản để giảm bớt thời gian doanh nghiệp phải chờ đợi, các ngân hàng có thể xem xét cho doanh nghiệp được áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản được hình thành từ vốn vay hoặc được vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định, đồng thời chú trọng công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng để nắm chắc cơ chế tín dụng, nâng cao khả năng thẩm định khoản vay, đảm bảo giải ngân vốn đúng tiến độ và làm tốt công tác tư vấn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay có hiệu quả … - Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn nữa, thiết lập các điều kiện thuận lợi cho sự thâm nhập và vận động của dòng vốn nước ngoài và đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài nhằm đa dạng hoá các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất máy móc thiết bị trong nước, đảm bảo cung cấp cho Công ty những chủng loại xe máy, thiết bị chất lượng tương đương để tiết kiệm ngoại tệ, mặt khác có thể xét giảm thuế nhập khẩu cho Công ty trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị, từ đó giúp cho Công ty giảm chi phí, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0042.doc
Tài liệu liên quan