Đề tài Thực trạng, định hướng, giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam

hiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá hướng mạnh vào xuất khẩu là một chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, tạo đà cho nền kinh tế phát triển và đuổi kịp thời đại. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng mũi nhọn là một bước đi tiên phong nhằm khai thác triệt để các lợi thế của đất nước, đồng thời hướng ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung. Điều này vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nôị tại của nước ta, vừa có thể nhận được sự ủng hộ của các nước phát triển trong khuôn khổ không ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế các nước này. Theo xu hướng phát triển chung của ngành dệt may toàn cầu, đầu tư vào ngành dệt may đã và đang tiếp tục chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Do vậy, với những lợi thế về lực lượng lao động đông đảo lại cần cù chịu khó, giá nhân công thấp ở mức thấp, ngành dệt may lại có truyền thống từ lâu đời, nên trong những năm tới, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới. Trong thời gian 3 năm 1999 - 2002, giá trị tổng sản lượng của ngành dệt may đã tăng với tốc độ trên 10%/năm, và ngày càng tăng mạnh hơn. Sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may cũng chiếm vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu như năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 1,892 tỷ USD thì tới năm 2002 kim ngạch đã tăng lên với con số là 2,7 tỷ USD và dự tính trong năm 2003 giá trị xuất khẩu của ngành còn vươn tới 3,5 tỷ USD. Từ đầu năm 2003 này ngành dệt may đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu vượt lên vị trí thứ nhất trong số 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam. Ngành đã trở thành một mắt xích không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên Xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu đặt ra cho ngành dệt may từ nay tới năm 2010, ngành dệt may còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Khoá luận tốt nghiệp này với đề tài: "Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam" qua một số chính sách và giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may, những cơ hội và thách thức trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới, xu hướng chuyển dịch của ngành dệt may hy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn khái quát về ngành dệt may xuất khẩu của nước ta, đồng thời giải quyết được phần nào những vướng mắc đang tồn tại trong tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu.

doc93 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, định hướng, giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển, chi phí liên lạc rất rẻ. Hàng dệt may đang được bảo hộ ở mức cao sẽ giảm dần xuống mức tối đa 5% vào năm 2006 theo lộ trình hội nhập khu vực ASEAN. Còn theo Hiệp định ATC/WTO, đến cuối năm 2005, các nước phát triển sẽ bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các thành viên. Như vậy, hầu hết các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu dệt may sẽ có lợi thế hơn Việt Nam. Đến lúc đó mọi hàng rào thương mại đã dỡ bỏ, tự do hoá thương mại đã diễn ra hầu như trên khắp các nước trên thế giới thì không chỉ ngành dệt may mà tất cả các ngành của Việt Nam đang trong tình trạng nền sản xuất còn non yếu sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng xấu. Vừa qua, Hiệp hội dệt may Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Hợp tác đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam”. Hội thảo đã đưa ra hai giải pháp chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam quyết tâm thực hiện để đẩy mạnh xuất khẩu trong tình hình hiện nay là: tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và chủ động tham gia vào thị trường xuất khẩu. Mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm mũi nhọn và thị trường trọng tâm của mình để có chiến lược đầu tư và tiếp thị phù hợp. Trên cơ sở đó tích cực đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, củng cố quản lý và đẩy mạnh sản xuất; thực hiện phối hợp và chuyên môn hoá cao giữa các doanh nghiệp trong Hội, tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành một cách đáng kể so với hiện nay là giải pháp chủ yếu để tăng sức cạnh tranh sản phẩm, đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Các doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu mạnh với uy tín nhãn mác sản phẩm, tạo khả năng giao hàng nhanh, đúng thời hạn với các chứng chỉ quốc tế về các mặt quản lý theo ISO 9.000, ISO 14.000, SA 8.000là giải pháp chính của các doanh nghiệp lớn, có đẳng cấp. Đặc biệt ngành cần tập trung khai thác và đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong thời gian ngắn nhất. Hy vọng với những chủ trương cởi mở của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực của bản thân, ngành dệt may Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chương III Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam I. Định hướng phát triển của Ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam Xu hướng chuyển dịch việc sản xuất hàng dệt may trong khu vực và trên thế giới Lịch sử phát triển của ngành dệt may thế giới cũng chính là lịch sử chuyển dịch của công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do có sự chuyển dịch về lợi thế so sánh. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là ngành dệt may không còn tồn tại ở các nước phát triển hơn mà thực tế ngành này đã tiến đến giai đoạn cao hơn. Sự chuyển dịch lần thứ nhất là vào những năm 1840 từ nước Anh sang Châu Âu sau khi ngành công nghiệp dệt may đã giữ vai trò to lớn không chỉ là nguồn lực chính cho sự phát triển kinh tế của nước Anh mà còn cả của các khu vực mới “khai phá” ở Bắc và Nam Mỹ. Chuyển dịch lần thứ hai là từ Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950, trong thời kì hậu chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm 1960, khi chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng cao và thiếu nguồn lao động thì công nghiệp dệt may lại được chuyển dịch sang các nước Nics như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc Lúc này, khoa học phát triển đã tạo ra những nguyên liệu mới như các loại tơ tổng hợp, tơ nhân tạo cùng với sự nâng cao kỹ thuật xử lý sợi đã đẩy ngành dệt may lên một bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng dù nguồn gốc nguyên liệu của ngành dệt may trước đây là bông và các sản phẩm nông nghiệp khác như đay, tơ, gaiNhững tiến bộ kỹ thuật trong ngành dệt may không chỉ tạo ra những nguyên liệu mới mà còn tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại. Chẳng hạn như ở Nhật Bản, Pháp, Italiatừ những năm 1970 đã sử dụng những dây chuyền dệt may khép kín với mục đích khai thác hết năng suất của thiết bị, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Song trong những năm của thập kỷ 80 - 90, những phát triển về kỹ thuật máy tính trong ngành dệt may đã tự động hoá được nhiều khâu trong dây chuyền dệt và may làm cho năng suất lao động tăng lên đáng kể. Đã xuất hiện nhiều xí nghiệp theo dạng mạng lưới thông tin trong đó mỗi máy móc đều được nối vào mạng điều khiển để nhận và cung cấp thông tin cho trung tâm điều khiển. Tuy nhiên dạng xí nghiệp này không nhiều và không phải nước vào cũng áp dụng được vì nó đòi hỏi một mạng thông tin công cộng đạt trình độ phát triển cao và chi phí khá lớn. Tuy vậy, mặc dù đã được tự động hoá nhiều nhưng so với những ngành khác, ngành dệt may hiện vẫn là ngành sử dụng nhiều lao động. Việc sử dụng nhiều lao động trong điều kiện giá lao động có xu hướng ngày càng cao đang làm cho vị trí ngành dệt may trong cơ cấu sản xuất ở các nước phát triển suy giảm. ở các nước này, khối lượng hàng dệt may xuất khẩu giảm và khối lượng hàng dệt may nhập khẩu tăng nhanh. Những năm trước đây, các nước EU là các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may. Tính chung từ năm 1988 đến năm 1989 số công nhân trong ngành dệt của các nước EU giảm tới 220.000 người. Cụ thể, Anh giảm 24,7%, Italia giảm 16%, Pháp 6,2%Đặc biệt trong hai năm 1992 và năm 1993 quá trình này diễn ra còn mạnh mẽ hơn. (Nguồn: website ) Ngành dệt ở các nước EU cải tổ sâu sắc, một mặt do thế hệ thợ già đã rời khỏi ngành, mặt khác những nhà đầu tư thích đầu tư vốn vào các ngành dịch vụ nhẹ nhàng hơn như du lịch, mỹ nghệ, bất động sảnNgoài ra, do các hãng lớn đang đẩy mạnh chuyên môn hoá với việc mua lại hàng hóa của các nước ngoài biên giới Châu âu, nhất là từ những nơi có giá nhân công rẻ để hạ giá thành sản phẩm. Chẳng hạn như hãng QUELLE của Đức có tới 2/3 số lượng hàng được sản xuất ngoài Châu Âu như Hồng Kông, Trung Quốc, Phillipin, Việt Nam, MadagascaPhần lớn các hãng công nghiệp Châu Âu đều chuyển thành hãng thương mại như hãng Z.zone của Pháp có 1/3 hàng mua tai các nước Đông Nam á, 1/3 hàng do các xí nghiệp vùng Trung Đông cung cấp còn lại 1/3 là do các xí nghiệp gia công của Pháp cung cấp. Còn tập đoàn công nghiệp dệt may shtailmanhai của Đức đã sản xuất 55% sản phẩm của mình tại các nước Đông Âu, 18% tại Châu á, chỉ giữ lại 27% sản xuất tại Đức. Hiện nay ngành dệt may Châu Âu đang diễn ra quá trình tích tụ tư bản lớn. Nhiều hãng nhỏ bị các hãng lớn mua, tiếp theo đó là số công nhân trong ngành tăng nhanh. ở Đức trước đây có 500 xí nghiệp và 320.000 chỗ làm việc thì đến đầu năm 1992 chỉ còn lại 137 xí nghiệp tư nhân hoá với 13.000 chỗ làm việc. Như vậy, ngược lại so với các nước đang phát triển, do mức tiền lương và giá nhân công thấp, ngành dệt may ngày càng được đẩy mạnh ở các nước đang phát triển và tạo cho các nước này một ưu thế đặc biệt trong cạnh trạnh. Đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao hiện nay các nước đang phát triển giữ một vai trò quan trọng trong ngành dệt may thế giới. Tiếp theo đó, vào những năm 1980, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông lâm vào tình trạng đồng tiền lên giá cao, tiền công lao động tăng mạnh. Điều này đã đem đến một quá trình chuyển dịch mới không chỉ diễn ra ở các nước phát triển mà còn bắt đầu diễn ra ở các nước Nics, là những nước đang phát triển đã vươn tới những ngành công nghiệp mũi nhọn có hàm lượng kỹ thuật cao, tốn ít lao động, mang lại nhiều lợi nhuận. Chính vì tiền công lao động tăng mạnh nên sức cạnh tranh trong sản xuất hàng dệt may ở các nước này giảm đi rõ rệt. Trong lúc đó, các nước ASEAN và khu vực Nam á cũng bắt đầu đi lên từ công nghiệp nhẹ, lại có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công thấp nên đã tạo ra một xu hướng chuyển dịch mới đối với ngành dệt may; đó là sản xuất hàng dệt may đã dần được chuyển dịch sang các nước ASEAN và từ các nước này sang khu vực Nam á. Như vậy, vào cuối những năm 1980, tất cả các nước ASEAN đều đạt mức cao về xuất khẩu sản phẩm dệt may và vị trí của các nước này trong mậu dịch thế giới tăng đáng kể so với trước đây. Xu hướng chuyển dịch này sẽ mở ra triển vọng to lớn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu ngành dệt may nói riêng vào thị trường thế giới. Nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới của ngành dệt may Việt Nam Doanh nghiệp Việt Nam trước tiến trình thực hiện CEPT/ AFTA Việt Nam chính thức là thành viên ASEAN vào tháng 7 năm 1995, bắt đầu thực hiện CEPT từ 1/1/1996 và sẽ hoàn thành AFTA vào 1/1/2006. Như vậy, đến năm 2006, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu của các sản phẩm của Việt Nam được trao đổi trong nội bộ ASEAN nằm trong danh mục cắt giảm thuế chỉ còn 0 - 5%. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đến nay Việt Nam đã hoàn thành tất việc xác định danh mục các mặt hàng giảm thuế theo CEPT bao gồm: danh mục các mặt hàng phải chịu cắt giảm thuế quan, danh mục hàng được loại trừ tạm thời, danh mục các hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm và danh mục loại trừ hoàn toàn. Song song với việc xác định các nhóm mặt hàng cho từng loại danh mục giảm thuế nhập khẩu, Việt Nam đã và đang xây dựng một lịch trình cụ thể cho các mặt hàng giảm thuế trong từng năm từ 1996 đến năm 2006. Lịch trình giảm thuế nhập khẩu cho từng mặt hàng cụ thể được xây dựng theo hướng giảm thuế nhanh cho các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh mạnh, các ngành hàng khác được cắt giảm thuế theo lịch trình chậm hơn. Hiện tại, ngành dệt may là ngành có lợi thế cạnh tranh và nằm trong lịch trình cắt giảm thuế nhanh. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đưa ra phương hướng và các biện pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư cho từng ngành hàng, từng mặt hàng cụ thể. Quá trình cắt giảm thuế quan theo CEPT để tiến tới hoàn thành một khu vực mậu dịch tự do ASEAN buộc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chịu tác động từ cả hai chiều. Một là, được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, nhất là về giá cả. Hai là, phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn do việc cắt bỏ từng phần (tiến tới xoá bỏ toàn bộ) các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khu vực. Như vậy, khi hàng rào bảo hộ mậu dịch xoá bỏ, các doanh nghiệp phải cải tổ toàn diện để cạnh tranhvới các doanh nghiệp của các nước cùng tham gia AFTA. Điều này, có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do các doanh nghiệp đó phải trở nên năng động hơn trong việc tìm kiếm đối tác và thị trường, giảm những chi phí không cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh và trong “cuộc chiến” những doanh nghiệp thực sự có năng lực, hoạt động có hiệu quả sẽ đứng vững. Tuy nhiên do các nước ASEAN có cơ cấu xuất khẩu cũng tương tự như Việt Nam, đặc biệt về mặt hàng dệt may cũng là thế mạnh của họ nên có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt doanh nghiệp của ta. Mặt khác, do trình độ phát triển kinh tế Việt Nam so với các thành viên khác của ASEAN còn đang ở mức thấp, trình độ công nghệ sản xuất trong ngành mặc dù đã được liên tục đầu tư nhưng vẫn còn ở mức yếu kém, do đó nếu không nhanh chóng đổi mới công nghệ để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao, giá thành hạ đủ sức cạnh trạnh và chiếm lĩnh thị trường thì Việt Nam sẽ trở thành nơi tiêu thụ hàng hoá của các thành viên khác của ASEAN. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện còn đang rất non trẻ về kinh nghiệm trên thị trường quốc tế, thiếu vốn, thiếu công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý và uy tín trên thị trường do chúng ta mới chỉ đang dừng ở mức gia công, chưa xây dựng được những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm ở các thị trường trọng điểm, chưa có hệ thống thông tin và xúc tiến thương mại có hiệu quả nên kinh doanh khó thành công và hay bị thua thiệt. Bên cạnh những vấn đề bức xúc mà doanh nghiệp Việt Nam hiện còn đang phải từng bước khắc phục để nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập AFTA, chúng ta cũng có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện lịch trình giảm thuế. Đây là cơ hội để Việt Nam thu hút vốn đầu tư từ các nước có công nghệ cao trong khu vực; tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật ở các ngành cần nhiều lao động mà các nước đó đang cần chuyển giao, cụ thể là ngành dệt may, tận dụng ưu thế về lao động rẻ và hàm lượng chất xám cao để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước trong khu vực. Nói tóm lại, tham gia ASEAN, thực hiện CEPT/AFTA, bên cạnh những thuận lợi chúng ta phải đương đầu với không ít thử thách và khó khăn, trì trệ của bản thân mình, lường trước những bất lợi do AFTA mang lại để có những giải pháp tối ưu tăng được sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ. APEC - đối tác quan trọng của ngành dệt may Việt Nam Đến trước tháng 11/1998, Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu á-Thái Bình Dương (Asean-pacific Economic Cooperation-APEC) gồm 18 nước và vùng lãnh thổ. Ngành dệt may trong khu vực này chiếm khoảng 70% sản lượng thế giới, riêng khu vực Châu á chiếm 60%. Tại các nước Châu á, ngành này chiếm tới 30% lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp khai khoáng và chế tạo, chiếm trung bình 10% đối với các nền kinh tế tham gia diễn đàn này. Nguyên nhân thúc đẩy ngành này phát triển là sự tăng cường các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau thể hiện do sự phát triển kinh tế của các nền kinh tế trong khu vực Châu á là rất khác nhau, được phân đoạn từ các nền kinh tế phát triển tới các nền kinh tế đang phát triển - các yếu tố như sản xuất, lao động, vốn và công nghệ cũng rất khác nhau trong ngành công nghiệp rộng lớn này. Phát huy những thế mạnh tương ứng của mình, các nền kinh tế khu vực Châu á đã tăng cường các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, hình thành mối quan hệ phân công lao động quốc tế mang lại sự phát triển năng động trong ngành công nghiệp dệt may của toàn khu vực cả trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Đối với Việt Nam, nhiều thành viên của khối này đã trở những đối tác mậu dịch quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Tỷ trọng buôn bán của Việt Nam với khu vực này liên tục chiếm gần 80% tổng kim ngạch buôn bán với toàn thế giới. Cùng với xu hướng trên, gần 65% sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang các nước APEC với uy tín và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Năm 2001, thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại một số nước thành viên APEC là: Nhật Bản 26,4%, Đài Loan 11%, Hàn Quốc 6%, Singapore 4,5%, Canada 1,5...Mỹ là thành viên của APEC với GDP hơn 10.000 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu xấp xỉ 14% buôn bán toàn cầu, thương mại hàng hoá của Mỹ mỗi năm trên 1200 tỷ USD, hiện nay vẫn là nước có sức mua lớn nhất thế giới. Năm 2002, Mỹ đã nhập khẩu hơn 79 tỷ USD hàng may mặc và gần 45 tỷ USD hàng dệt. Tuy hàng dệt may của ta xuất khẩu vào Mỹ mới có 900 triệu USD năm 2002, nhưng đây là một thị trường đầy tiềm năm đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Sau khi nước ta gia nhập APEC và ký Hiệp định thương mại Việt-Mỹ thì quan hệ hợp tác, buôn bán và đầu tư chắc sẽ có bước phát triển mới tương xứng với tiềm năng của mỗi bên. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia tiến trình cắt giảm thuế quan CEPT của khu vực mậu dịch tự do AFTA, tham gia Diễn đàn hợp tác khu vực châu á-Thái Bình Dương (APEC) và chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong tương lai là không nhỏ. Thực tế là năng lực sản xuất còn nhỏ bé, kém xa các nước trong khu vực về quy mô công suất, về chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, về mức tiêu dùng trong nước và kim ngạch xuất khẩu. Thiết bị công nghệ lạc hậu, phần lớn đã sử dụng trên 25 năm, không đủ điều kiện sản xuất sản phẩm phù hợp yêu cầu của thị trường. Thị trường trong nước còn hạn chế, tuy dân số đông nhưng thu nhập thấp, sức mua hạn chế nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thị trường xuất khẩu đang từng bước được mở rộng nhưng chưa vững chắc và thiếu đồng bộ, nhiều hợp đồng xuất khẩu đang dưới hình thức gia công nên hiệu quả chưa cao. Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường, Nhà nước cần có các chính sách thuế, chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối và thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như tín dụng ưu đãi, bảo lãnhCác doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để xác định sản phẩm mũi nhọn, đẩy mạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ (nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có), đào tạo nhân lực và áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến nhằm tăng cả số lượng và chất lượng sản phẩm thì mới có khả năng hợp tác, cạnh tranh hiệu quả: phải có đủ thông tin dự liệu để tính toán xây dựng và triển khai các dự án đầu tư khả thi, sản phẩm làm ra phải có thị trường tiêu thụ, phải thu hồi được vốn và trả được nợ. Hướng đầu tư của ngành dệt là phải tập trung đầu tư chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm hoàn tất có công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng được vải cho may xuất khẩu; về lĩnh vực may mặc, phải tập trung khâu sáng tạo mẫu mốt để làm ra những sản phẩm với nhãn hiệu của mình, tăng tỷ trọng hàng mua đứt, bán đoạn. Những sản phẩm đã có uy tín thì phải đầu tư theo hướng chuyên môn hoá, tăng thiết bị chuyên dùng nhằm tăng năng suất lao động để tăng khả năng cạnh tranh trong hội nhập. Hiệp định dệt may WTO - cơ hội mới cho ngành dệt may Việt Nam Từ những năm đầu của thập niên 60, các sản phẩm thương mại của nhành dệt may đã được giải quyết tại GATT như là một trường hợp ngoại lệ và tuỳ thuộc vào các quy định thương lượng đặc biệt, đã thừa nhận những khó khăn của ngành dệt may ở các nước phát triển do sự cạnh tranh của các hàng hoá nhập khẩu với giá thấp. Từ năm 1974, thương mại ngành dệt và may mặc phần lớn đã được điều chỉnh thông qua Hiệp định đa sợi (Multifibre Arrangement - MFA). MFA cung cấp cơ sở theo đó nhiều quốc gia công nghiệp, thông qua các hiệp định song phương hoặc các hành động đơn phương, thiết lập các hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may từ các nước cạnh tranh đang phát triển. Đây là một ngoại lệ đối với những nguyên tắc của GATT (MFN, National Treatment) về việc đối xử bình đẳng giữa các đối tác vì hạn ngạch chính là việc xác định số lượng mà nước nhập khẩu sẽ chấp nhận đối với từng nước xuất khẩu. Việc hoà nhập trở lại của lĩnh vực này vào nguyên tắc của WTO (GATT - 1994) đã được đàm phán tại Vòng đàm phán uruguay và đang được thực thi theo nhiều giai đoạn trong vòng 10 năm. Các hạn chế của MFA đã được giải quyết vào 31/12/1994 và kể từ năm 1995, Hiệp định dệt may của WTO (the WTO’s agreement on Textile and Clothing - ATC) đã thay thế MFA. Vào năm 2005, lĩnh vực dệt may sẽ hội nhập hoàn toàn với các quy tắc của GATT cụ thể là sẽ không còn hạn ngạch và nước nhập khẩu sẽ không còn tiếp tục được đối sử phân biệt giữa các nước xuất khẩu. Khi đó Hiệp định này sẽ không còn tồn tại nữa: đây là Hiệp định duy nhất của WTO mà tự nó đã bao gồm những nguyên tắc tự bãi bỏ chính mình. Chương trình hoà nhập của hàng dệt may theo ATC Giai đoạn Thời gian Tỷ lệ sản phẩm được loại bỏ hạn ngạch Tốc độ cần phải loại bỏ hạn ngạch hàng năm 1 1/1/1995 tới 31/12/1997 16% 6,96% 2 1/1/1998 tới 31/12/2001 17% 8,7% 3 1/1/2002 tới 31/12/2004 18% 11,05% 4 1/1/2005 49% Không còn hạn ngạch Nguồn: WTO interactive * Ghi chú: Tỷ lệ trên được tính theo tổng khối lượng hàng dệt và may mặc nhập khẩu năm 1990 của mỗi nước từ bản danh sách hàng hóa đặc biệt của Hiệp định. Tốc độ hoà nhập được tính trên giả định tốc độ của năm 1994 là 6%. Mỗi giai đoạn trong ba giai đoạn đầu, mỗi nước nhập khẩu có quyền lựa chọn bất cứ sản phẩm vào trong bốn loại: sợi, vải, sản phẩm dệt và quần áo để đưa vào danh sách hội nhập. Thông thường các sản phẩm được chọn là những sản phẩm ít nhạy cảm. Các sản phẩm còn lại không được đặt dưới bất kỳ một hạn chế nào, Hiệp định còn đưa ra một công thức gia tăng tốc độ tăng trưởng hạn ngạch đối với các sản phẩm còn bị hạn chế theo các thoả thuận song phương trước đây của MFA. Do vậy, trong giai đoạn 1 (1995 - 1997), đối với mỗi hạn chế của Hiệp định MFA song phương có hiệu lực năm 1994, tỷ lệ gia nhập hàng năm phải không được dưới 16%, là mức cao hơn so với mức tăng trưởng được thiết lập cho hạn chế MFA trước đó. Đối với giai đoạn 2 (1998 - 2001), tốc độ tăng trưởng hàng năm phải là 25%, cao hơn mức tăng trưởng của giai đoạn 1. Đối với giai đoạn 3 (2002 - 2004), tốc độ tăng trưởng hàng năm phải là 26%, cao hơn mức tăng trưởng của giai đoạn 2. Các hạn chế không phải của MFA được duy trì đối với bất cứ thành viên nào của WTO và không được điều chính theo GATT, phải được đưa vào để phù hợp GATT trong năm 1996 hoặc bị loại bỏ luỹ tiến trong một thời hạn nhất định nhưng không vượt quá thời hạn của Hiệp định, tức là vào năm 2005. Việc gia nhập WTO của Việt Nam tạo ra cơ hội và thách thức đối với nền công nghiệp trong nước và cả với các thành viên của WTO. Một trong những thách thức đó là Việt Nam hiện tại có một đặc điểm kinh tế, chính trị hết sức đặc thù, mà đặc trưng của nó là sự kết hợp của nền kinh tế đang chuyển đổi và là nước đang phát triển có thu nhập thấp. Các đặc trưng đó làm phát sinh một vài vấn đề về việc Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO, chính là sự “đổi mới” và các cải cách về thị trường, về các kiểm soát nhập khẩu và thâm nhập thị trường, trợ cấp xuất khẩu và vai trò của Chính Phủ, tự do hoá dịch vụ và các hạn chế đầu tư, đối xử đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Tuy vậy, một khi Việt Nam được gia nhập WTO thì sẽ có cơ hội mới mở ra cho Việt Nam nói chung và ngành dệt may Việt Nam những lợi thế mới. Do loại bỏ MFA, sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may ở hầu hết các nước xuất khẩu đều tăng. Xuất khẩu từ các nước bị hạn chế theo MFA tới các nước áp đặt hạn ngạch sẽ tăng 26% đối với hàng may mặc và 10% đối với hàng dệt. Sản xuất và xuất khẩu hàng may ở các nước xuất khẩu lớn có thể bị thu hẹp do giảm khả năng cạch tranh vì giá lao động cao tương đối so với vốn đầu tư. Tuy nhiên, các nước này sẽ được bù lại bằng tăng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt nhờ nhu cầu hàng dệt làm nguyên liệu cho công nghiệp may tăng lên ở các nước đang phát triển. Về lâu dài, việc loại bỏ MFA mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà xuất khẩu mới (các nước xuất khẩu ở Nam á, ASEAN và Trung Quốc) là các nước chưa phải chịu hạn chế MFA. Như vậy, với lợi thế so sánh và các chính sách phù hợp phát huy được các lợi thế đó, ngành dệt may Việt Nam sẽ có tiềm năng lớn để tăng cường xuất khẩu hơn so với các nước xuất khẩu lâu đời mà lợi thế cạnh tranh đang ngày càng bị xói mòn. Bên cạnh đó, nhu cầu về hàng sợi bông đang tăng lên ở các nước phát triển sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu nhiều sản phẩm nguyên liệu bông trước kia bị hạn chế nghiêm ngặt sẽ có cơ hội hơn để xuất khẩu các mặt hàng này và tăng thị phần. Tăng trưởng xuất khẩu sẽ làm tăng trưởng GDP, đặc biệt ở các nước mà ngành dệt may giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế như Việt Nam. Như vậy, với việc tham gia vào quá trình hoà nhập, ngành dệt may Việt Nam sẽ được nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Định hướng, mục tiêu phát triển của ngành dệt may xuất khẩu đến năm 2010 Ngày 23.4.2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010 với các cơ chế chính sách cởi mở cho ngành dệt may phát triển. Theo đó, sẽ tạo điều kiện tối đa phát triển ngành này trở thành một trong những trọng điểm công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu. Các mục tiêu khác là: thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Chỉ tiêu phát triển ngành dệt may là đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2005, 8 - 9 tỷ USD vào năm 2010; thu hút 2,5 - 3 triệu và 4 - 4,5 triệu lao động vào các năm tương ứng. Để tăng tốc thực hiện chiến lược phát triển, ngành dệt may tập trung đổi mới nhanh hệ thống quản lý, dây chuyền sản xuất và tay nghề người lao động, giải quyết những mặt yếu kém về đầu tư, thị trường, phát triển nguồn nhân lực. Từng doanh nghiệp thành viên sẽ xây dựng các dự án đầu tư, huy động các nguồn vốn, chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bộ thương mại đang phối với Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại cơ chế điều hành hạn ngạch xuất khẩu đi EU để có sự điều chỉnh phù hợp, tăng năng lực sử dụng hạn ngạch. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đầu tư 1.500 tỉ đồng cho việc phát triên và quy hoạch vùng nguyên liệu. Phấn đấu từ nay đến năm 2010 cả nước sẽ có khoảng 140.000 - 150.000 ha bông nguyên liệu, năng suất và sản lượng sẽ đáp ứng được 70 - 80% nhu cầu về nguyên liệu bông cho ngành dệt may. Các chỉ tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Đến 2005 Đến 2010 1. Sản xuất: -Bông xơ -Xơ sợi tổng hợp -Sợi các loại -Vải lụa thành phẩm -Dệt kim -May mặc 2. Kim ngạch xuất khẩu 3. Sử dụng lao động 4. Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên sản phẩm may xuất khẩu 5.Nhu cầu vốn đầu tư phát triển Vốn đầu tư mở rộng Vốn đầu tư chiều sâu Trong đó VINATEX 6. Vốn đẩu tư phát triển trồng bông Tấn Tấn Tấn Triệu m2 Triệu SP Triệu SP Triệu USD Triệu người % Tỉ đồng Tỉ đồng Tỉ đồng Tỉ đồng Tỉ đồng 30.000 60.000 150.000 800 300 780 4.000-5.000 2,5-3 >50 35.000 23.200 11.800 12.500 80.000 120.000 300.000 1.400 500 1.500 8.000-9.000 4-4,5 >75 30.000 20. 000 10.000 9.500 1.500 Nguồn : VINATEX II. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đảng và Nhà nước khẳng định tại nghị quyết 07-NQ/TW của bộ chính trị. Trong quá trình hội nhập, nước ta đang mở rộng quan hệ thương mại với 170 nước, tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực như: ASEAN, APEC, ASEM, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp từ hơn 70 nước, nâng cao một bước vị thế của ta trên chính trường và trên trường quốc tế. Cùng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may trở thành một ngành xuất khẩu chủ lực là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Và để tăng cường xuất khẩu hàng dệt may một cách vững chắc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính chiến lược và đột phá sau: Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Ưu thế của sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam là chất lượng cao và giao hàng đúng thời hạn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau năm 2005, khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ, thị phần của mỗi nước xuất khẩu hàng dệt may phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Cải thiện chất lượng sản phẩm: Đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh phi giá cả, trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng hoá, trong rất nhiều trường hợp trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Chẳng hạn các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU, Nhật Bảnvà triển vọng là thị trường Mỹ đều là những thị trường rất khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng. Người tiêu dùng ở các thị trường này có khả năng thanh toán cao, nên yếu tố chất lượng và nhãn mác sản phẩm được chú ý hơn là giá cả. Như vậy, yếu tố chất lượng là yếu tố sống còn đối với ngành dệt may Việt Nam, do vậy cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu, tránh xuống phẩm cấp. Cần chú ý rằng nguyên liệu sợi vải là những hàng hoá hút ẩm mạnh dễ hư hỏng. Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật do bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bìTuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kĩ thuật lành nghề, có chuyên môn đảm bảo nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng dệt may Việt Nam. - Chú ý nghiên cứu phát triển mẫu mốt: Khi tham gia vào thị trường dệt may thế giới, các nhà doanh nghiệp luôn phải đương đầu với cạnh tranh. Thị trường dệt may thế giới là thị trường cạnh tranh mạnh giữa các nhà sản xuất với nhau. Trong quá trình cạnh tranh đó, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm được coi trọng do tác động của mốt thời trang, hay nói các khác là mẫu mốt thời trang tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ cho sản phẩm dệt may. Đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nước ta, để chuyển sang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì việc nghiên cứu phát triển mẫu mốt là một yêu cầu không thể thiếu được. Nó giúp cho các doanh nghiệp của ta phát triển theo hướng tự chủ, không phụ thuộc vào khách đặt hàng nước ngoài, nhờ đó nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh, thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá phương thức kinh doanh, thị trường kinh doanh. Để việc nghiên cứu phát triển mẫu mốt thực sự trở thành vũ khí cạnh tranh sắc bén, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may cần thực hiện một số biện pháp sau: Cần chú trọng quan tâm đặc biệt và tổ chức xây dựng hệ thống trung tâm nghiên cứu mẫu mốt có quy mô lớn. Bên cạnh đó cần hình thành một hệ thống các cơ sở nghiên cứu mẫu mốt trong từng doanh nghiệp để có thể vươn kịp các nước trong khu vực. Xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ cho các cơ sở nghiên cứu sáng tác mẫu mốt một cách hệ thống và cung ứng kịp thời để đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhất của người sáng tác với thế giới thời trang, mang lại hiệu quả cao hơn. Chăm lo, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn, chuyên làm công tác nghiên cứu, sáng tác mẫu mốt như các kỹ sư thiết kế may mặc, hoạ sỹ đồ hoạ cũng như các chuyên gia trong công tác nghiên cứu, giới thiệu mẫu mốt. Để công tác nghiên cứu mẫu mốt có thể triển khai được tốt, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp phải dành một phần cho chi phí nghiên cứu sáng tác, thiết kế, chế thử mẫu mốt mới một cách thích đáng. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu Một trong những biện pháp cần tháo gỡ để giành lại các hợp đồng đã bị mất là các doanh nghiệp dệt may phải tìm cách giảm chi phí đầu vào và hạ giá thành sản phẩm. Tăng dần tỷ trọng xuất FOB, tiến tới xuất khẩu CIF*, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua nước thứ ba Xuất khẩu trực tiếp là biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Để nâng cao tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp cần: - Đảm bảo cung cấp nguyên liệu: Các doanh nghiệp dệt cần cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm ngành dệt đáp ứng được yêu cầu của ngành may, tạo ra mối quan hệ qua lại mật thiết giữa dệt và may. Có thể thành lập bộ phận chuyên trách nắm nhu cầu của các doanh nghiệp may để có hướng đầu tư và tổ chức sản xuất hợp lý. Ngay từ bây giờ, phải chú ý đến vấn đề nhãn môi trường cho sản phẩm dệt. Thị trường EU hiện đã có quy định về cấm nhập khẩu sản phẩm dệt có thuốc nhuộm AJO và các thị trường khác như Nhật, Mỹ, New Zealand, Canadavà các thị trường khác cũng sẽ áp dụng quy định này. Chỉ có các sản phẩm dệt theo tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 mới có thể xuất khẩu và làm nguyên liệu cho may xuất khẩu. Kết hợp phát triển sản xuất phụ liệu trong nước với việc tranh thủ đàm phán để giành quyền chủ động chọn nhà cung cấp phụ liệu cho sản phẩm may. Ước tính, phụ liệu chiếm 10 - 15% giá thành, có khi đến 25% giá thành sản phẩm may nên chủ động và hạ chi phí về phụ liệu có thể đem lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm giá thành sản phẩm may. - Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế: Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm Việt Nam phải được kinh doanh bằng nhãn hiệu của chính mình trên thị trường quốc tế. Muốn vậy: Cần tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu mã vải cũng như sản phẩm may. Tổ chức tốt công tác tiếp thị và đăng kí nhãn mác hàng hoá. Trước mắt, có kế hoạch hợp tác với Viện mốt, hoặc thuê chuyên gia thiết kế mốt của nước ngoài để đẩy nhanh quá trình hội nhập vào thị trường thế giới. Khắc phục những khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực trong khâu mẫu mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công ty và tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà nhập khẩu cũng như đại diện của các mạng lưới phân phối tại nước nhập khẩu. Khi chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới thì cách tốt nhất để xâm nhập vào thị trường trong giai đoạn đầu là mua sáng chế, nhãn hiệu của các công ty nước ngoài để làm các sản phẩm của họ với giá rẻ hơn, qua đó thâm nhập vào thị trường thế giới bằng sản phẩm “sản xuất tại Việt Nam”, đồng thời học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ để tiến tới tự thiết kế mẫu mã. - Chú trọng công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: ở nhiều nước, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc. Hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc gia công cho các nước khác. Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm dệt may Việt Nam cần khẳng định vị trí trên thị trường thế giới bằng nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải chịu chi phí có khi lên tới hàng ngàn USD. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau để đăng kí một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm. - Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng xuất khẩu: Để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu, giữ uy tín trên thị trường thế giới, một hệ thống kiểm tra chất lượng bắt buộc là một biện pháp cần thiết. Hệ thống quản lý chất lượng hàng xuất khẩu Đài Loan - bằng cách phân các doanh nghiệp theo nhóm phải kiểm tra đột xuất (nhóm A), kiểm tra định kỳ (nhóm B) và kiểm tra bắt buộc (nhóm C), có sự điều chỉnh giữa các nhóm theo kết quả kiểm tra thực tế từng giai đoạn có thể là một kinh nghiệm tốt để giải quyết vấn đề này. Để cho sản phẩm dệt may Việt Nam chiếm lĩnh và phát triển trên thị trường thế giới (nhất là theo phương thức FOB) gắn liền với các biểu tượng có uy tín, chất lượng cao của nhãn hiệu Việt Nam thì việc phổ cập ISO 9000 phải trở thành yêu cầu bức xúc hiện nay. - Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp: Cần khẳng định rằng, trong vài năm tới, Việt Nam vẫn gia công hàng may xuất khẩu là chủ yếu, một mặt xuất phát từ xu hướng chuyển dịch sản xuất tất yếu của ngành dệt may thế giới, mặt khác do ngành dệt may Việt Nam chưa đủ “nội lực” để xuất khẩu trực tiếp. Trong điều kiện hiện nay, gia công là bước đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới bằng những ưu thế riêng biệt như giá rẻ, chất lượng tốt, giao hàng đúng hạnĐồng thời thông qua gia công xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ của các nước khác và tích luỹ đổi mới trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp. Phỏng vấn ông Trần Bang - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội dệt may Việt Nam: “Các doanh nghiệp phải chung sức, chung lòng để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực, tạo điều kiện đàm phán với khách hàng để có đơn giá gia công. Mặt khác, từng doanh nghiệp phải xét lại mình về công nghệ sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc, đầu tư nghiên cứu mẫu mã và chuẩn bị cho sự xúc tiến thương mại để khi có được những đơn hàng tốt xâm nhập thị trường nước ngoài. Việc bị mất hợp đồng dệt may là một bài học kinh nghiệm lớn cho các doanh nghiệp của ta, không chỉ có ngành dệt may, mà cả đối với một số ngành khác như da giày. Mở rộng thị trường nội địa Về lâu dài, không còn cách nào khác là phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, mẫu mã, giảm giá thành và tìm kiếm thị trường mới. Còn trước mắt, giải pháp tốt nhất là mở rộng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa, nơi có tiềm năng rất lớn nhưng vẫn còn bị hàng của nước khác lẫn át thị phần. Phỏng vấn ông Hoàng Hữu Chương - Giám đốc công ty sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng: “Chúng tôi nghĩ rằng thị trường nào nằm sát chúng tôi thì có thể theo dõi biến động của nó cập nhất nhất, sẽ tạo cho chúng tôi chủ động hơn. Việc kinh doanh ở thị trường nội địa theo tôi đó là điều các nhà sản xuất kinh doanh cần hết sức quan tâm.” Đẩy mạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu Hiện nay, hàng dệt may nước ta gia công cho nước ngoài vốn còn chiếm tỷ trọng cao, rất ít doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc bằng chính thương hiệu của mình. Vì vậy, để có thể mở rộng thị trường mới đặc biệt là thị trường Mỹ, củng cố thị trường truyền thống, EU, Nhật, các nước công nghiệp SNG và Đông Âu, tăng nhanh xuất khẩu trực tiếp bằng thương hiệu của mình , ngành dệt may cần xây dựng cho được chiến lược đồng bộ từ khâu cải tiến sản phẩm may mặc, tăng cường chủng loại mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tối đa các mức chi phí bất hợp lí, hạ giá thành sản phẩm để cạnh trạnh. Tại thị trường EU, Việt Nam vẫn tiếp tục đàm phán để bỏ hạn ngạch. Bên cạnh đó các doanh nghiệp sẽ mở rộng sang thị trường Châu Phi, Trung Cận Đông. Hiện nay một số doanh nghiệp tư nhân đã xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang khu vực này khá thành công. Đặc biệt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không nên đầu tư quá nhiều vào thị trường Mỹ để rồi lãng quên đi các thị trường truyền thống EU, Nhật Bản sẽ dẫn đến tình trạng mất thị trường. Việc đăng ký hoạt động theo các tiêu chuẩn của hệ thống ISO 9000 đã và đang trở thành điều kiện tiên quyết cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Chứng nhận phù hợp ISO 9000 có thể coi là chứng minh thư chất lượng, tạo ra hệ thống mua bán tin cậy giữa doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nước ta muốn hoà nhập và làm ăn với các nước nhất là Mỹ và EU thì chứng nhận ISO là bằng chứng chất lượng đáng tin cậy. ISO 9000 thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng. Việc làm đúng các đòi hỏi của ISO 9000 sẽ giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo tính đồng bộ và nó cũng chính là sự đảm bảo về chất lượng cho sản phẩm. Khai thác lợi thế của việc tham gia Chương trình hợp tác công nghệ ASEAN (ASEAN Industrial Cooperation Scheme - AICO) nhằm thu hút công nghệ cao của các nước ASEAN, hợp tác trong phát triển sản phẩm mới, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và khai thác lợi thế về thuế suất thuế quan ưu đãi bằng mức thuế suất CEPT của sản phẩm tại thời điểm 2006 theo quy định của AICO cũng như các ưu đãi phi thuế quan khác. Để đẩy nhanh tiến trình triển khai AICO, các tổ chức, các cơ quan chức năng: Bộ thương mại, Bộ công nghiệp, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Namcần tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho các doanh nghiệp về AICO cũng như các hoạt động khác hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may như tìm đối tác ở các nước ASEAN khác hoặc khuyến khích tăng hàm lượng nội địa của sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩuđể đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia AICO. Chủ động tìm kiếm khách hàng qua các biện pháp xúc tiến xuất khẩu như: internet, triển lãm, Việt kiều, hội chợ, hợp tác liên kết mở văn phòng đại diện thương mại tại Mỹ, EU, Nga, NhậtTheo các chuyên gia thương mại, nếu các doanh nghiệp dệt may trong nước kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý ngành và các cơ quan có chức năng xúc tiến thương mại, thì thị trường xuất khẩu hàng dệt may của nước ta có thể sẽ rộng hơn gấp nhiều lần so với hiện nay. Một số giải pháp về đổi mới những quy định hiện nay liên quan đến ngành dệt may Chính sách về đầu tư phát triển Quan điểm chung là đầu tư phải được tính toán trên phạm vị toàn ngành, tập trung cho ngành dệt và sản xuất phụ liệu may mặc, đầu tư chọn lọc theo mặt hàng có thế mạnh nhằm tạo khả năng liên kết, hợp tác và khai thác tốt hơn năng lực thiết bị. Ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư lớn, cần có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, đặc biệt là khâu nhuộm và khâu hoàn tất. Ưu tiên các công trình đầu tư 100% vốn nước ngoài trong ngành dệt. Khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án sản xuất các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được và sản phẩm sản xuất sang thị trường phi hạn ngạch. Kết hợp hài hoà giữa nhập khẩu thiết bị công nghệ hiện đại với thiết bị công nghệ qua sử dụng, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản phẩm vừa cân đối được vốn đầu tư cho trang thiết bị và đảm bảo tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở tính hiệu quả kinh tế. Nhà nước đầu tư xây dựng phát triển 10 cụm công nghiệp dệt may theo từng vùng là định hướng phát triển mới có tính hiệu quả và khả thi cao. Mỗi cụm công nghiệp xây dựng trong các khu công nghiệp quy hoạch tập trung sẽ có ưu điểm là tiết kiệm vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán hiệu quả thấp. Tuy nhiên, việc đầu tư các cụm công nghiệp cần tính đến yếu tố liên hoàn để khai thác hết tiềm năng và chuyên môn của nội bộ ngành, đồng thời phải ưu tiên đầu tư vào công đoạn dệt nhuộm để tăng nhanh về số lượng, chủng loại, chất lượng vải để đáp ứng cho nhu cầu may xuất khẩu. Chính sách về phát triển vùng nguyên liệu Chiến lược này vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời đồng ý đầu tư 1.500 tỷ đồng cho việc phát triển vùng nguyên liệu. Đầu tư phát triển cây bông và các nhà máy sản xuất xơ nhân tạo nhằm tự túc phần lớn nguyên phụ liệu cho dệt và may, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm dệt, may. Mục tiêu dự kiến, phát triển cây bông đến năm 2010 so với năm 2000, diện tích tăng hơn 7 lần, năng suất tăng hơn 60% và sản lượng tăng hơn 13 lần. Để đạt được mục tiêu làm chủ hoàn toàn nguyên liệu cho ngành dệt may, cần sớm quy hoạch tổng thể vùng bông, đưa bông vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Thực tế cho thấy việc phát triển bông ở một số địa phương đem lại thu nhập cao và ổn định cho bà con nông dân. Nước ta có đủ điều kiện để phát triên cây bông. Chất lượng bông xơ ngày càng cao do chế biến đã được hiện đại hoá. Nhiều giống bông lai tương đương bông nhập khẩu. Công ty bông Việt Nam đã xác định được các biện pháp kỹ thuật cho từng vùng, bông có thể trồng cả mùa mưa (vụ mùa) và mùa khô (vụ đông xuân trên đất cát, đất phù sa, trên núi, ven núi đất trồng màu) do đó việc đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp là hoàn toàn có thể. Khuyến khích đầu tư cho sản xuất phụ liệu giảm bớt phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại. Đồng thời xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước (chính sách thuế, quy định về hàm lượng nội địa của sản phẩm, thưởng xuất khẩu) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực Nâng cao hiệu quả và chất lượng hàng may gia công, tạo dựng và củng cố uy tín trên thị trường thế giới, đồng thời tạo lập cơ sở để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp. Đối với việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010 là hết sức cần thiết và cấp bách, là một vấn đề rất khó đối với cả doanh nghiệp dệt may và các trường đào tạo nghề và quản lý. Nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Nhà nước nên cấp kinh phí đào tạo cho các trường dạy nghề để đào tạo miễn phí cho lực lượng lao động ở những vùng nông thôn khó khăn nhưng chấp nhận học nghề may công nghiệp để vào làm việc tại các doanh nghiệp may, dĩ nhiên với nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phải được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của ngành. Ngoài ra, đội ngũ công nhân đang làm việc cũng cần phải có những khóa đào tạo lại để thích nghi với môi trường sản xuất mới công nghệ hiện đại. Có chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư cho khâu thiết kế và sản xuất hàng mẫu, đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ đủ khả năng thiết kế mẫu mã đồng thời có chính sách hỗ trợ bảo đảm công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị “hút” sang các công ty liên doanh đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong ngành dệt may. Chính sách về tài chính tín dụng Trước mắt, nhà nước cần có các chính sách về tài chính và tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc đầu tư phát triển ngành dệt, làm cho ngành dệt đứng vững và từng bước đáp ứng yêu cầu của ngành may. Thực tế hiện nay nhập khẩu nguyên liệu ngoại vào may để bán sản phẩm sản xuất thì được miễn thuế nhập khẩu song nếu dùng nguyên liệu trong nước thì vô hình chung các doanh nghiệp phải chịu thuế giá trị gia tăng vào vải. Như vậy, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để thay thế vải ngoại nhập để may hàng xuất khẩu. Ngoài ra, khi mua vải ở nước ngoài thì khách hàng nước ngoài thường cho các doanh nghiệp của ta “gối đầu” một hoặc hai tháng. Trong khi đó, các doanh nghiệp dệt Việt Nam buộc phải đặt tiền trước và thanh toán hết một lần khi nhận hàng, điều đó buộc các doanh nghiệp may phải chọn phương thức nào cho dệt và may có thể hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, ngành may giúp cho ngành dệt tiêu thụ vải ngược lại ngành dệt tạo điều kiện để ngành may sử dụng vải trong nước để may xuất khẩu đạt hiệu quả hơn. Trong khi áp dụng ISO 9000, Nhà nước cần có những chỉ đạo định hướng và cam kết hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực sự có chương trình triển khai áp dụng ISO 9000, nhất là trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Đây là vấn đề cực kì quan trọng mà bản thân các doanh nghiệp khó giải quyết được nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Do vậy, cần có một chính sách ưu đãi về vốn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khi có áp dụng ISO 9000. Tuy nhiên dự án đó phải được thẩm định tính khả thi trước khi nhận được sự tài trợ về vốn. Bên cạnh đó cần có những chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong thời gian đầu triển khai áp dụng ISO 9000 vì trong điều kiện của nước ta hiện nay để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn mực quốc tế, các doanh nghiệp cần phải thay đổi rất nhiều vấn đề, từ cách thức tổ chức đến việc xây dựng hệ thống hồ sơ tài liệu. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng, thu nhập do đó một chính sách phù hợp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu áp dụng ISO 9000, để các doanh nghiệp có thể đầu tư chiều sâu vào các hoạt động chất lượng. Chính sách phân bổ hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ Hiện nay các doanh nghiệp dệt may khi xuất khẩu vào thị trường EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và thị trường Hoa Kỳ bị hạn chế số lượng xuất khẩu vào các thị trường này. Việc phân bổ hạn ngạch vào thị trường EU, Mỹ đã gây ra không ít trở ngại cản trở đến việc xuất khẩu mặt hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Nhà nước, các Bộ ngành liên quan nên đưa ra các biện pháp phân bổ hạn ngạch một cách hợp lý phù hợp với năng lực sản xuất, khả năng xuất khẩu thực tế, cấp hạn ngạch căn cứ vào số liệu từ tổng cục Hải quan và các tờ khaicủa từng doanh nghiệp. Hiện nay trên mạng đã công khai về số lượng hạn ngạch cấp cho từng doanh nghiệp, do vậy các khách hàng Mỹ xem trên mạng số lượng hạn ngạch cấp cho từng doanh nghiệp quá ít, nhỏ lẻ đã từ chối ký các hợp đồng có số lượng lớn. Việc đấu thầu hạn ngạch cũng nên áp dụng sau 4 năm kể từ khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp có đủ thời gian gian khấu hao tài sản, ổn định sản xuất và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính Phủ trong thời kỳ đổi mới. Cần thực hiện các biện pháp hợp lý một cách đồng bộ để tránh tình trạng hết quota như năm nay. Kết luận Chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá hướng mạnh vào xuất khẩu là một chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, tạo đà cho nền kinh tế phát triển và đuổi kịp thời đại. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng mũi nhọn là một bước đi tiên phong nhằm khai thác triệt để các lợi thế của đất nước, đồng thời hướng ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung. Điều này vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển nôị tại của nước ta, vừa có thể nhận được sự ủng hộ của các nước phát triển trong khuôn khổ không ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế các nước này. Theo xu hướng phát triển chung của ngành dệt may toàn cầu, đầu tư vào ngành dệt may đã và đang tiếp tục chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Do vậy, với những lợi thế về lực lượng lao động đông đảo lại cần cù chịu khó, giá nhân công thấp ở mức thấp, ngành dệt may lại có truyền thống từ lâu đời, nên trong những năm tới, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới. Trong thời gian 3 năm 1999 - 2002, giá trị tổng sản lượng của ngành dệt may đã tăng với tốc độ trên 10%/năm, và ngày càng tăng mạnh hơn. Sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may cũng chiếm vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu như năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 1,892 tỷ USD thì tới năm 2002 kim ngạch đã tăng lên với con số là 2,7 tỷ USD và dự tính trong năm 2003 giá trị xuất khẩu của ngành còn vươn tới 3,5 tỷ USD. Từ đầu năm 2003 này ngành dệt may đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu vượt lên vị trí thứ nhất trong số 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam. Ngành đã trở thành một mắt xích không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên Xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu đặt ra cho ngành dệt may từ nay tới năm 2010, ngành dệt may còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Khoá luận tốt nghiệp này với đề tài: "Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam" qua một số chính sách và giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may, những cơ hội và thách thức trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới, xu hướng chuyển dịch của ngành dệt mayhy vọng sẽ đưa ra một cái nhìn khái quát về ngành dệt may xuất khẩu của nước ta, đồng thời giải quyết được phần nào những vướng mắc đang tồn tại trong tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu. Trong thời gian tới, chắc chắn ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình "Quan hệ quốc tế" Trường đại học Ngoại Thương, 1999 2. Giáo trình "Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương" Trường đại học Ngoại Thương, 2000 3. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 Bộ Công nghiệp. 4. Niên giám thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2002 5. Japan Textile New Số 1- 12 năm 1999, 2000, 2001 6. Textile ASEAN Số 1- 12 năm 2001 7. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu Số 1-12 năm 2000, 2001, 2002 8. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản Số 1- 12 năm 2000, 2001, 2002 9. Tạp chí nghiên cứu kinh tế Số1-12 năm2000, 2000, 2002 10. Niên giám thống kê 2001, 2002 Tổng cục thống kê 11. Báo cáo công tác thị trường dệt may Tổng công ty Dệt may Việt Nam, 2001 12. Tạp chí Diễn đàn dệt may Châu á Thái Bình Dương 13. Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí thương mại, Tạp chí Ngoại Thương, Báo đầu tư, Báo doanh nghiệp 14. Các trang website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan