Đề tài Thực trạng Hạch toán tài sản cố định tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam

Tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty In Công Đoàn Việt Nam là tập thể vững mạnh với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong quản lý cũng như sản xuất. Công ty luôn có các chủ trương về phát triển nhân lực, nâng cao tay nghề và trình độ quản lý, đào tạo các đội ngũ trẻ kế cận và luôn khuyến khích sự cạnh tranh trong công việc nhằm tạo ra sự phát triển và sự tự hoàn thiện về trình độ, kỹ năng làm việc cho mỗi cán bộ công nhân viên. Với các chính sách phát triển về nhân lực của Công ty là bước đi đúng đắn và hướng tới sự hoàn thiện trong sự phát triển của Công ty In Công Đoàn Việt Nam trong bối cảnh của một nến kinh tế mở luôn có sự cạnh tranh và đòi hỏi hoạt động có hiệu quả là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp.

doc70 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng Hạch toán tài sản cố định tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh. 2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại Công ty 2.2.1. Chứng từ tăng, giảm TSCĐ Cũng như hạch toán các yếu tố khác hạch toán TSCĐ cũng phải dựa trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống chứng từ này bao gồm: - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. - Phiếu chi. - Phiếu thu. - Biên bản giao nhận TSCĐ. - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Biên bản đánh giá lại TSCĐ. - Hợp đồng mua TSCĐ. - Thẻ TSCĐ. - Sổ chi tiết TSCĐ. 2.2.2 Thủ tục tăng giảm TSCĐ - Khi mua TSCĐ, kế toán căn cứ vào hoá đơn, phiếu chi, hợp đồng mua TSCĐ lập biên bản giao nhận tài sản cố định, thẻ tài sản cố định. Căn cứ vào đó để vào sổ chi tiết tài sản cố định. Số liệu ở sổ chi tiết TSCĐ là cơ sở để lập sổ tổng hợp TSCĐ. Đối với TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán, điều chuyển phải có đề nghị xin thanh lý, nhượng bán, điều chuyển Khi thanh lý phải lập hội đồng thanh lý và lập biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ khácchứng từ thanh lý, nhượng bán, điều chuyển TSCĐ là cơ sở để kế toán ghi sổ chi tiết TSCĐ và sổ tổng hợp TSCĐ. 2.2.3 Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định * Tổ chức kế toán chi tiết tăng tài sản cố định : - Đánh số tài sản cố định Khi mua TSCĐ về kế toán xem xét: khi đủ thủ tục cần thiết kế toán tiến hành đánh số TSCĐ để làm cơ sở lập thẻ tài sản cố định. Công ty đánh số tài sản theo từng đối tượng sử dụng TSCĐ. Ví dụ: Khi mua tài sản cố định là máy cắt giấy kế toán đánh số hiệu tài sản cố định là MCG0132. - Thẻ tài sản cố định: Căn cứ vào số hiệu TSCĐ, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản giao nhận TSCĐkế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ theo mẫu. Ví dụ: Ngày 20/3/2007 Giám đốc Công ty In Công Đoàn Việt Nam ra quyết số 43/2007/QĐ V/v mua một máy in hai màu phục vụ cho in ấn tại Công ty. Công ty tiến hành mời thầu, mời những đơn vị có tài sản đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất và các thông số kỹ thuật, giá cả mà Công ty yêu cầu, hẹn ngày nộp đơn để đấu thầu. Đơn vị trúng thầu là đơn vị có giá bán thấp nhất và đảm báo chất lượng cũng như các tiếu chí. Căn cứ vào kết quả đấu thầu, đơn vị trúng thầu, nêu phương thức thanh toán. Bên bán khi giao hàng xuất cho công ty 01 hoá đơn đỏ (GTGT) của bộ tài chính. Hai bên lập biên bản giao nhận TSCĐ. Sau đó kế toán thanh toán lập chứng từ thanh toán (thanh toán bằng tiền mặt) theo phiếu chi số 33 ngày 26/3/2007 số tiền 220.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử do Công ty CP cơ khí 1-5 cung cấp (Phiếu chi số 34 ngày 28/3/2007) số tiền là 8.000.000 đồng. - Căn cứ vào các nội dung trên kế toán Công ty tiến hành ghi sổ theo trình tự đã nêu. Mẫu: - Hoá đơn (GTGT). - Phiếu chi. - Biên bản giao nhận tài sản cố định. - Thẻ tài sản cố định. - Sổ chi tiết tài sản cố định. Mẫu số: 01 - GTKT - 311 HOÁ ĐƠN (GTGT) Ngày 26 tháng 03 năm 2007 (Liên 2 giao cho khách hàng) GF/99 - B N0 0735310 Đơn vị bán hàng: Công ty CP Xuât nhập khẩu Thương mại Hải Vân Địa chỉ: 83 - Trần Khát Chân – Hai Bà Trưng - Hà Nội 5 6 6 7 5 6 5 6 6 7 Số tài khoản: Điện thoại: TEL: 04.8514997 FAX 8571820 MST Họ tên người mua: Nguyễn Tiến Việt Đơn vị: Công ty In Công Đoàn Việt Nam 5 4 0 0 1 1 7 1 6 2 1 - - Địa chỉ: 167 Tây sơn - Đống Đa- Hà Nội Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST TT Tên quy cách sản phẩm, hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú A B C 1 2 3 = 2 x 1 D 01 Máy In 2 màu Cái 01 200.000.000 200.000.000 Cộng tiền hàng 200.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 20.000.000 đồng Tổng cộng tiền thanh toán: 220.000.000 đồng Tổng số tiền vắt bằng chữ: Hai trăm hai mươi triệu đồng chẵn. Người mua (Ký tên đóng dấu) Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký tên đóng dấu) Quyển số: 01 PHIẾU CHI Số 33 Ngày 26 tháng 03 năm 2007 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Mạnh Hùng Địa chỉ: Công ty CP Xuât nhập khẩu Thương mại Hải Vân Lý do chi: Chi trả tiền mua Máy in 2 màu Số tiền: 220.000.000 đồng (viết bằng chữ): Hai trăm hai mươi triệu đồng chẵn Kèm theo chứng từ gốc: Ngày 26 tháng 3 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký họ tên) Người lập phiếu (Ký họ tên) Thủ quỹ (Ký họ tên) Người nhận tiền (Ký họ tên) Quyển số: 01 PHIẾU CHI Số: 34 Ngày 28 tháng 03 năm 2007 Họ tên người nhận tiền: Trần Bình Minh Địa chỉ: Công ty CP cơ khí 1-5 Lý do chi: Chi trả tiền vận chuyển, lắp đặt Máy in Số tiền: 8.000.000 đồng (viết bằng chữ): Tám triệu đồng chẵn Kèm theo chứng từ gốc: Ngày 28 tháng 03 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký họ tên) Người lập phiếu (Ký họ tên) Thủ quỹ (Ký họ tên) Người nhận tiền (Ký họ tên) Đơn vị: Công ty In Công Đoàn Việt Nam Địa chỉ: 167 Tây sơn - Đống Đa- Hà Nội Số: 19 BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 26 tháng 3 năm 2007 Căn cứ quyết định số 30 QĐ/CT ngày 15/3/2005 của Công ty về việc bàn giao tài sản cố định Ban giao nhận gồm: Ông (bà): Vương Mạnh Tiến, chức vụ: Phó giám đốc; Đại diện bên giao Ông (bà): .. chức vụ; Giám đốc; đại diện bên nhận Ông (bà): .... chức vụ; Kế toán trưởng Địa điểm giao nhận tài sản cố định, tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam Xác nhận việc giao nhận tài sản cố định như sau: Đơn vị tính: 1000đ TT Tên mã hiệu quy cách cấp hạng TSCĐ Số hiệu TSCĐ Xuất xứ Năm sản xuất Năm đưa vào SD Công suất thiết kế Nguyên giá mua giá thành sản xuất Cước phí vận chuyển Chi phí lắp đặt chạy thử Hao mòn TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ hao mòn (%0 Số tiền hao mòn đã tính 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Máy In 2 màu MG02 Nhật 2005 2006 200.000 6.000 2.000 208.000 20% 0 ĐẠI DIỆN BÊN GIAO CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI HẢI VÂN ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM Dựa vào biên bản giao nhận tài sản cố định, kế toán theo dõi lập thẻ tài sản cố định và vào sổ chi tiết tài sản cố định theo mẫu sau: Mẫu số 02-TSCĐ Ban hành kèm theo QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Đơn vị: Công ty In Công Đoàn Việt Nam Địa chỉ:167 Tây sơn - Đống Đa- Hà Nội THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số 18 Ngày 26 tháng 3 năm 2007 lập thẻ Kế toán trưởng (ký, họ tên): ................. Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định số 19 ngày 26 tháng 03 năm 2006 Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ: Máy In 2 màu, số hiệu TSCĐ: MG02 Nước sản xuất: Nhật Bản. Năm sản xuất: 2005 Bộ phận quản lý sử dụng: Xưởng In Năm đưa vào sử dụng: 2007 Công suất (diện tích) thiết kế: Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày tháng năm Lý do đình chỉ:........................................................................ Số hiệu Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Chứng từ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 26/3/2007 Đưa Máy In 2 màu vào sử dụng 208.000.000 2007 STT Tên quy cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị Ghi giảm TSCĐ: chứng từ số ngày tháng năm..... Lý do ghi giảm: ........................................................ * Sổ chi tiết tài sản cố định Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên để lập sổ chi tiết tài sản cố định: (Mẫu số chi tiết ở phần kế toán chi tiết giảm TSCĐ). * Tổ chức kế toán chi tiết giảm tài sản cố định hữu hình Những tài sản cố định đã hư hỏng không thể dùng mà doanh nghiệp xét thấy không thể sử dụng hoặc có thể sửa chữa khôi phục hoạt động nhưng không có lợi về mặt kinh tế, những tài sản cố định lạc hậu về mặt kỹ thuật, sử dụng hiệu quả thấp thì Công ty tiến hành làm thủ tục thanh lý. Nội dung chính gồm: 1. Lý do xin thanh lý, nhượng bán tài sản 2.Tài sản cố định xin thanh lý, nhượng bán 3. Nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định xin thanh lý, nhượng bán. Sau khi tờ trình được phê duyệt, Công ty tiến hành thành lập Hội đồng thanh lý tài sản. Thành phần Hội đồng gồm: + Giám đốc + Kế toán trưởng + Cán bộ kỹ thuật thiết bị Biên bản lập cụ thể như sau: Ngày 17 tháng 4 năm 2007, Công ty lập tờ trình số 39 TT/CÔNG TY V/v xin thanh lý Máy In cũ. - Nguyên giá: 40.000.000 đồng - Giá trị hao mòn: 40.000.000 đồng - Giá trị còn lại: Hết khấu hao Thanh lý máy In cũ để mua máy In mới Công ty tiến hành lập hội đồng thanh lý tài sản và lập Biên bản thanh lý tài sản cố định như sau: BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 17 tháng 4 năm 2007 số 07 Căn cứ tờ trình số 39 TT/CT ngày 17 tháng 4 năm 2007 V/v xin thanh lý máy in cũ của Công ty In Công Đoàn Việt Nam. Được sự đồng ý của lãnh đạo Công ty In Công Đoàn Việt Nam được thanh lý máy in cũ. I. BAN THANH LÝ TSCĐ GỒM 1. Ông ., Chức vụ: Giám đốc 2. Bà , Chức vụ; Kế toán trưởng 3. Ông , Chức vụ: quản đốc phân xưởng In II. TIẾN HÀNH THANH LÝ TSCĐ 1. Tên TSCĐ: Máy In 2. Số hiệu TSCĐ: MI07 3. Nước sản xuất: Đức 4. Năm sản xuất: 1992 5. Năm đưa vào sử dụng: 1993 6. Nguyên giá TSCĐ: 40.000.000 đồng 7. Giá trị hao mòn đến thời điểm thanh lý: 40.000.000 đồng 8. Giá trị còn lại: Hết khấu hao III. KẾT LUẬN CỦA BAN THANH LÝ - Vỏ máy in bị han rỉ, bục, cũ nát - Tỷ lệ chất lượng còn lại khoảng 5%. Máy In không còn sử dụng được nữa. Theo giá thị trường, Máy In trị giá khoảng 1.000.000 đồng. Ban thanh lý TSCĐ nhất trí giá trị thu hồi từ 1.000.000 trở lên. Công ty làm thủ tục bán và thu hồi giá trị phế liệu QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG IN (Đã ký) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Đã ký) GIÁM ĐỐC CÔNG TY (Đã ký) Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ngày 17 tháng 4 năm 2007. Công ty thông báo cho những đơn vị cá nhân nào có nhu cầu hẹn đến ngày để bán. Ai trả giá cao nhất người đó sẽ được mua máy in của Công ty. Kết quả Ông Hoàng Phi Hùng đã mua với giá 1.400.000 đồng. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán Công ty viết phiếu thu tiền. Quyển số: 01 PHIẾU THU Số: 37 Ngày 19 tháng 04 năm 2007 Họ tên người nộp tiền: Ông Hoàng Phi Hùng Địa chỉ: 181- Đường Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội Lý do nộp: Mua máy in thanh lý Số tiền: 1.400.000 đồng (viết bằng chữ): (Một triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn). Ngày 19 tháng 4 năm 2006 Kế toán trưởng (Ký họ tên) Thủ quỹ (Ký họ tên) Người nộp tiền (Ký họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký tên đóng dấu) Sau đó Công ty làm thủ tục bàn giao máy in cho Ông Hoàng Phi Hồng kèm theo Hoá đơn (GTGT) của Bộ Tài chính, Biên bản giao nhận TSCĐ... (giống phần tăng TSCĐ). Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến thanh lý máy in, Kế toán ghi giảm thẻ TSCĐ và ghi giảm sổ chi tiết TSCĐ. Thẻ TSCĐ ghi giảm Máy in cũ: Đơn vị: Công ty In Công Đoàn Việt Nam Mẫu số 02-TSCĐ Địa chỉ: 167 Tây sơn - Đống Đa- Hà Nội THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số 22 Ngày 10 tháng 4 năm 1993 lập thẻ Kế toán trưởng (ký, họ tên): . Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 26 ngày 27 tháng 3 năm 1993 Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ: Máy In, số hiệu TSCĐ: MI07 Nước sản xuất: Đức. Năm sản xuất: 1992 Bộ phận quản lý sử dụng: Phân xưởng In. Năm đưa vào sử dụng: 1993 Công suất (diện tích) thiết kế: Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày 16 tháng 4 năm 2004 Lý do đình chỉ: TSCĐ bị bục, han rỉ Số hiệu Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Chứng từ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 10/4/1993 Đưa Máy In vào sử dụng 40.000.000 1993 3.750.000 3.750.000 1994 5.000.000 8.750.000 1995 5.000.000 13.750.000 1996 5.000.000 18.750.000 1997 5.000.000 23.750.000 1998 5.000.000 28.750.000 1999 5.000.000 33.750.000 2000 5.000.000 38.750.000 2001 1.250.000 40.000.000 2002 - 40.000.000 2003 - 40.000.000 STT Tên quy cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị Ghi giảm TSCĐ: chứng từ số 44 ngày 19 tháng 04 năm 2007 Lý do ghi giảm: Thanh lý TSCĐ Đồng thời việc ghi giảm thẻ TSCĐ, kế toán ghi giảm TSCĐ trên sổ chi tíêt TSCĐ Ghi giảm Máy In trên sổ chi tiết tài sản cố định. SỔ CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Loại tài sản cố định: Máy móc thiết bị Năm 2007 Đơn vị tính: 1000đ TT Chứng từ Tên đặc điểm ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá Khấu hao Chứng từ Lý do ghi giảm Sổ khấu hao tính hàng năm Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng 4/2001 2002 2003 2007 1 07 10/4/1993 Máy In Đức 1993 MI07 40.000 40.000 07 17/4/2007 Thanh lý ... ... 12 18 16/3/2007 Máy cắt giấy Nhật 2007 MX02 69.000 - 2.3 Hạch toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình tại Công ty 2.3.1 Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình tại Công ty Xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng phục vụ yêu cầu SXKD, vừa qua Công ty đã mua sắm và trang thiết bị thêm một số TSCĐ HH để thay thế những TSCĐ HH không còn phù hợp với yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị truờng. Nguồn vốn sử dụng của đơn vị chủ yếu là nguồn vốn tự có. Trong quá trình mua sắm mọi chi phí đều được theo dõi, tập hợp hoá đơn. Khi hoàn thành căn cứ các chứng từ gốc liên quan để kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ HH, ghi tăng TSCĐ HH trong trường hợp cụ thể đồng thời có bút toán điều chỉnh nguồn vốn. Khi phát sinh hoạt động mua, sắm TSCĐ Căn cứ vào Biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ, hoá đơn khác có liên quan... Kế toán tiến hành hạch toán tăng giá trị TSCĐ và vốn cố định theo nguồn hình thành. Để hạch toán tăng giá trị TSCĐ theo chế độ kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, kế toán sử dụng các tài khoản sau: + TK 211 - TSCĐ hữu hình + TK 214 - Hao mòn TSCĐ + TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh + TK 414 - Quỹ phát triển kinh doanh + TK 241 - XDCB dở dang + TK 341 - Vay dài hạn Căn cứ vào các chứng từ: Hoá đơn (GTGT), phiếu chi tiền mặt số 20 và số 21, Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán lập định khoản và lập chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 60 Ngày 30 tháng 3 năm 2007 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Mua Máy In 2 màu 211 111 208.000.000 208.000.000 Cộng 208.000.000 208.000.000 Kèm theo: Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng 2.3.2 Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình tại Công ty TSCĐ HH của Công ty giảm chủ yếu do thanh lý và nhượng bán. Về đặc điểm TSCĐ HH của Công ty trong SXKD tương đối ổn định, ít biến động. Công ty thực hiện thanh lý những tài sản đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc hư hỏng không có khả năng phục hồi. Khi TSCĐ HH cần thanh lý, nhượng bán Công ty phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán và tiến hành các thủ tục như đã trình bày ở phần kế toán chi tiết. Chứng từ cần thiết bao gồm: Biên bản kiểm nghiệm chất lượng phẩm chất TSCĐ xin thanh lý, quyết định thanh lý TSCĐ, hoá đơn, phiếu thu tiền mặt... Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, phiếu thu về thanh lý TSCĐ... Kế toán hạch toán giảm giá trị TSCĐ trên sổ tổng hợp. - Tài khoản sử dụng + TK 211 - TSCĐ hữu hình + TK 214 - Hao mòn TSCĐ + TK 111 - Tiền mặt + TK 811 - Chi phí khác + TK 711 - Thu nhập khác - Hạch toán giảm TSCĐ Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến thanh lý máy in đã nêu ở phần kế toán chi tiết giảm TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ, Phiếu thu tiền khi thanh lý TSCĐ... Kế toán tiến hành định khoản: + Định khoản thu về thanh lý TSCĐ: Nợ TK 111: 1.400.000 đồng Có TK 711: 1.400.000 đồng + Định khoản giảm TSCĐ Nợ TK 214: 40.000.000 đồng Có TK 211: 40.000.000 đồng Căn cứ vào phiếu thu số 37 ngày 19/04/2007 kế toán lập chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 66 Ngày 20 tháng 04 năm 2007 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Thu tiền thanh lý Máy in Đức 111 711 1.400.000 1.400.000 Cộng 1.400.000 1.400.000 Kèm theo: Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ ngày 17/04/2007 Kế toán lập chứng từ ghi sổ. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 67 Ngày 20 tháng 04 năm 2007 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Giảm TSCĐ do thanh lý Máy In Đức 214 211 40.000.000 40.000.000 Cộng 40.000.000 40.000.000 Kèm theo: Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Căn cứ các chứng từ ghi sổ số 66, 67, kế toán ghi vào sổ cái TK 211. SỔ CÁI Năm 2007 Tên tài khoản: TSCĐ hữu hình Số hiệu TK: 211 Đơn vị tính: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 41.010.024.252 30/3 60 30/3 Mua máy in 2 màu 111 208.000.000 22/4 67 20/4 Thanh lý máy in Đức 214 40.000.000 Cộng phát sinh 208.000.000 40.000.000 Số dư cuối kỳ 41.218.024.252 Ngày.......tháng......năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ tướng đơn vị 2.4 Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty Đối tượng tính khấu hao là toàn bộ TSCĐ HH dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. TSCĐ HH bị hao mòn dần về mặt giá trị và tính năng tác dụng trong quá trình sử dụng, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục thì việc tính toán phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ HH vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với các mức độ hao mòn của TSCĐ HH để hình thành nguồn vốn khấu hao là rất cần thiết. Ngoài sự biến động về TSCĐ, trong quá trình sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh. TSCĐ bị hao mòn về giá trị. Vì vậy để thu hồi vốn đầu tư hình thành TSCĐ, kế toán phải thực hiện công việc trích khấu hao TSCĐ đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khấu hao TSCĐ là biện pháp kinh tế nhằm bù đắp hay khắc phục từng phần và toàn bộ giá trị của TSCĐ. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ HH đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh . Đối với TSCĐ HH chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại... và tính vào chi phí khác. Những TSCĐ HH không tham gia vào SXKD thì không phải tính khấu hao bao gồm: TSCĐ HH thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ; TSCĐ HH phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như: nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi. Toàn bộ TSCĐ hiện có ở Công ty In Công Đoàn đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên toàn bộ TSCĐ đều tính giá thành sản xuất sản phẩm, nhằm thu hồi trả vốn vay ngân hàng và tái đầu tư mua sắm tài sản mới đối với vốn tự có của doanh nghiệp. Những TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng này tháng sau mới thôi không tính khấu hao. Những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được Công ty thôi không tính khấu hao vào giá thành sản phẩm nữa. Việc tính khấu hao và phân bổ khấu hao cho từng đối tượng sử dụng được kế toán thực hiện trên sổ chi tiết TSCĐ và ghi trên thẻ TSCĐ. Ví dụ: Ngày 26 tháng 03 năm 2007 Công ty In Công Đoàn mua một máy in 2 màu nguyên giá: 208.000.000 đồng, nguồn hình thành bằng vốn vay ngân hàng thời gian là 05 năm. Số khấu hao phải trích trong năm của 1 TSCĐ = 208.000.000 = 41.600.000 đồng 5 Số khấu hao phải trích trong quý năm 2007 = 41.600.000 = 10.400.000 đồng 4 Máy In 2 màu là TSCĐ dùng trong phân xưởng In nên trích khấu hao TSCĐ tăng trong tháng 4 năm 2007 cũng tính tăng cho phân xưởng In. Trong tháng 4 năm 2007 Công ty In Công Đoàn Việt Nam thanh lý máy in Đức, nguyên giá 40.000.000 đồng, đã hết khấu hao và được hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hàng, thời hạn vay là 3 năm. Công ty đã khấu hao và đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh tổng giá trị qua các năm là 40.000.000 đồng và đã trả nợ ngân hàng đủ 40.000.000 đồng tiền vay, trả đầy đủ cả vốn lẫn lãi đúng hẹn. Những TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng được thì Công ty In Công Đoàn Việt Nam không tính khấu hao, do đó máy in Đức Công ty sử dụng và tính khấu hao hết năm 2001 từ năm 2002 Công ty không tính khấu hao đưa chi phí vào giá thành sản phẩm. Đến năm 2007 máy in Đức bị hỏng, thanh lý nên không phải giảm giá khấu hao trong năm. Khấu hao TSCĐ trong quý I năm 2007 của Công ty In Công Đoàn tính được như sau: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Quý I năm 2007 Ghi có TK 214 - Nợ các tài khoản Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Nợ sử dụng Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 N.G K.H Phân xưởng In Phân xưởng chế bản Phân xưởng sách I. Số KH đã tính đầu quý 41.010.024 23.973.127 11.551.557 4.721.696 7.082.544 252.684 364.644 II. Số tăng trong quý 208.000 764.208 301.040 150.520 225.780 75.260 11.608 III. Số KH TSCĐ giảm trong quý - - - - - - - IV. Số KH phải trích quý này (I + II - III) 41.218.024 24.737.335 11.852.597 4.872.216 7.308.324 327.944 376.252 - Nhà cửa vật kiến trúc - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải, truyền dẫn - Thiết bị quản lý Ngày......tháng......năm..... Người lập biểu Kế toán trưởng Sau khi tính được số khấu hao TSCĐ trong quý, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ, phản ánh số khấu hao TSCĐ tính cho các đối tượng sử dụng theo bảng phân bổ khấu hao trên. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 72 Ngày 30 tháng 03 năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có - Trích khấu hao TSCĐ quý 1/2007 764.208 - Phân bổ KH TSCĐ cho SX chung 627 667.340 - Phân bổ KH TSCĐ cho SX CP bán hàng 641 75.260 - Phân bổ KH TSCĐ cho SX CP quản lý DN 642 11.608 Cộng 764.208 764.208 Kèm theo: chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Đồng thời ghi đơn vào TK 009 ngoài bảng cân đối kế toán Nợ TK 009: 764.208.000 đồng. Khi trả nợ ngân hàng kế toán ghi giảm: Có TK 009 Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 72 kế toán vào sổ cái tài khoản: Hao mòn tài sản cố định. SỔ CÁI Năm 2007 Tên tài khoản: Hao mòn TSCĐ Số hiệu TK: 214 ĐVT: 1.000 Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 23.973.127 31/3 72 30/3 - Phân bổ KH TSCĐ cho SX chung 627 667.340 - Phân bổ KH TSCĐ cho SX CP bán hàng 641 75.260 - Phân bổ KH TSCĐ cho SX CP quản lý DN 642 11.608 Cộng số phát sinh 764.208 Số dư cuối kỳ 24.737.335 Ngày 31 tháng 3 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 2.5 Hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình tại Công ty Hiện nay Công ty In Công Đoàn Việt Nam thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Tỷ lệ trích trước = 3% Nguyên giá TSCĐ/năm và phân theo từng quý. Khi trích: Số tiền trích trước SCL TSCĐ trong quý = 41.010.024.252 x 3% = 307.575.182 đồng 4 Kế toán định khoản: Nợ TK 627: 307.575.182 đồng Có TK 335: 307.575.182 đồng Căn cứ vào nghiệp vụ phát sinh kế toán lập chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 75 Ngày 30 tháng 3 năm 2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh 627 307.575.182 335 307.575.182 Cộng 307.575.182 307.575.182 Kèm theo: Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Việc sửa chữa lớn tài sản cố định Công ty In Công Đoàn Việt Nam thường làm theo kế hoạch đầu năm, xác định những tài sản cố định đã cũ, đã hư hỏng hoặc những tài sản cố định đã đến kỳ sửa chữa lớn. Toàn bộ công việc sửa chữa lớn Công ty In Công Đoàn Việt Nam đều phải thuê ngoài vì Công ty In Công Đoàn Việt Nam không có bộ phận chuyên trách. Ví dụ: Trong quý II/2007 Công ty In Công Đoàn Việt Nam thuê Công ty CP Hồng Minh sửa chữa xe chở hàng Huyndai. Công việc sửa chữa: Thuê khoán gọn theo hợp đồng ký kết giữa hai bên gồm: 1- Thay thế làm mới cabin : 20.000.000 đồng 2- Thay đóng thùng xe mới : 6.500.000 đồng 3- Bảo dưỡng xe : 1.500.000 đồng Cộng : 28.000.000 đồng Khi công việc sửa chữa xe hoàn thành Công ty CP Hồng Minh bàn giao xe cho Công ty In Công Đoàn Việt Nam kèm 01 hoá đơn (GTGT) về sửa chữa xe ôtô Huyn Đai. Hai bên đã tiến hành lập Biên bản nghiệm thu bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành như sau: HOÁ ĐƠN (GTGT) Ngày 25 tháng 4 năm 2007 (Liên 2 giao cho khách hàng) GE/99 - B N0 0624410 Đơn vị bán hàng: Công ty CP Hồng Minh Địa chỉ: 78- Đường Nguyễn An Ninh – Hoàng Mai – Hà Nội 0 1 0 1 4 6 6 5 2 1 - Số tài khoản: Điện thoại: 04. 6677028 MS Họ tên người mua: Nguyễn Ngọc Long Đơn vị: Công ty In Công Đoàn Việt Nam 5 4 0 0 1 1 7 1 6 2 1 - - Địa chỉ: 167 Tây sơn - Đống Đa- Hà Nội Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS TT Tên quy cách sản phẩm, hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú A B C 1 2 3 = 2 x 1 D 01 Sửa chữa xe ôtô Huyn Dai Biển kiểm Soát 29H - 6869 Thay thế làm mới cabin 20.000.000 Thay đóng thùng xe 6.500.000 Bảo dưỡng xe 1.500.000 Cộng tiền hàng 28.000.000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.400.000 đồng Tổng cộng tiền thanh toán: 29.400.000 đồng Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai mươi chín triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn. Người mua (Ký họ tên) Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký tên đóng dấu) BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH Số 09 Căn cứ quyết định số 46 ngày 12/04/2007 của Công ty In Công Đoàn Việt Nam V/v sửa chữa xe ôtô Huyn Dai biển kiểm soát 29H - 6869 Chúng tôi gồm: 1- Ông Lã Văn Dũng: Đại diện Công ty CP Hồng Minh 2- Bà Nguyễn Thị Xoan :Kế toán trưởng Công ty In Công Đoàn Việt Nam 3- Ông Nguyễn Văn Hạnh: Phụ trách tổ xe Công ty In Công Đoàn Việt Nam 4- Ông Hoàng Văn Mạnh: Lái xe Công ty In Công Đoàn Việt Nam Đã kiểm nhận việc sửa chữa xe ôtô như sau: - Tên, mã hiệu, quy cách TSCĐ: Xe ôtô Huyn Dai - 29H - 6869 - Số hiệu: XT09 số thẻ: 20 - Bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ: Tổ xe - Thời gian sửa chữa từ ngày 15/04/2007 đến ngày 25/04/2007 - Các bộ phận sửa chữa: Tên bộ phận sửa chữa Nội dung (mức độ công việc sửa chữa) Giá dự toán Chi phí thực tế Kết quả kiểm tra Ca bin Thay và làm mới 20.000.000 20.000.000 Đạt Thay đóng thùng xe Thay đóng mới 6.500.000 6.500.000 Đạt Bảo dưỡng xe Toàn bộ 1.500.000 1.500.000 Đạt Thuế GTGT 5% 1.400.000 1.400.000 Cộng 29.400.000 29.400.000 Kết luận: Chất lượng sửa chữa đạt yêu cầu, đúng thời gian KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký họ tên) ĐƠN VỊ NHẬN (Ký họ tên) ĐƠN VỊ GIAO (Ký họ tên) Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành ngày 25 tháng 04 năm 2007 kế toán viết phiếu chi tiền mặt chi trả tiền sửa chữa xe ôtô cho Công ty CP Hồng Minh Quyển số: 15 PHIẾU CHI Số: 198 Ngày 25 tháng 04 năm 2007 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Thái Địa chỉ: Công ty CP Hồng Minh Lý do chi: Chi trả tiền sửa chữa xe ôtô Huyn Dai biển kiểm soát 29H - 6869 Số tiền: 29.400.000 đồng (viết bằng chữ): Hai mươi chín triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn Kèm theo chứng từ gốc Ngày 25 tháng 04 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký họ tên) Người lập phiếu (Ký họ tên) Thủ quỹ (Ký họ tên) Người nhận tiền (Ký họ tên) Vì Công ty áp dụng trích trước chi phí sửa chữa lớn nên khi sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành sẽ kết chuyển giảm nguồn chi phí trích trước. Nếu trích trước chi phí nhỏ hơn chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh thì được trích thêm. Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí sửa chữa lớn thì thực tế phát sinh được chuyển sang quý sau, cuối năm nếu chi không hết thì được giảm chi phí. Căn cứ vào hợp đồng sửa chữa TSCĐ, biên bản giao nhận sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, hoá đơn sửa chữa lớn xe ôtô, phiếu chi trả tiền sửa chữa lớn TSCĐ kế toán lập chứng từ ghi sổ. Nợ TK 335: 28.000.000 Nợ TK 133: 1.400.000 Có TK 111: 29.400.000 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 86 Ngày 25 tháng 04 năm 2007 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trả tiền sửa chữa lớn xe ôtô Huyn Dai 29H - 6869 335 28.000.000 111 28.000.000 Cộng 28.000.000 28.000.000 Kèm theo: Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 75, 86 kế toán vào sổ cái tài khoản 335 - Chi phí trích trước. SỔ CÁI Năm 2007 Tên tài khoản: Chi phí trích trước Số hiệu TK: 335 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/3 75 30/3 Trích trước chi phí sửa chữa lớn TS quý I/2007 627 307.575.182 Chi sửa chữa xe ôtô Huyn Dai 29H - 6869 111 28.000.000 Cộng số phát sinh 28.000.000 307.575.182 Số dư cuối kỳ 279.575.182 Ngày 31 tháng 3 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Trên đây là phần trích yếu các số liệu và trình tự hạch toán, vào sổ sách kế toán TSCĐ tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam Quý I năm 2007. 2.6 Kiểm kê TSCĐ tại Công ty Vào thời điểm ngày 01 tháng 01 hàng năm, Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ trong toàn Công ty. Công ty thường lập Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp để tiến hành kiểm kê từng loại TSCĐ tại từng bộ phận sử dụng. Đối chiếu giá trị TSCĐ theo kiểm kê với giá trị TSCĐ theo sổ sách để phát hiện những sai sót và kiểm soát giá trị thực tế với giá trị trên sổ sách. PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán và hạch toán TSCĐ tại Công ty 3.1.1 Ưu điểm: Về hệ thống tài khoản: Công ty tổ chức hệ thống chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với chế độ và biểu mẫu do Bộ tài chính ban hành và để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Về hệ thống sổ sách kế toán: Hệ thống sổ sách kế toán được mở tương đối đầy đủ và phù hợp với việc ghi chép thường xuyên đúng quy trình hạch toán tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán trong việc đối chiếu. Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán ở Công ty được tổ chức gọn nhẹ theo mô hình tập trung; qua thực tế cho thấy, mô hình này đã thể hiện những ưu điểm và sự phù hợp của nó với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như hoạt động kế toán của Công ty, phát huy tính hiệu quả và năng lực của từng người trong công việc. Mô hình đó đã tạo ra sự thống nhất, tập trung, chặt chẽ trong bộ máy kế toán từ kế toán trưởng đến các kế toán viên và thủ quỹ. Thêm vào đó, trình độ của các kế toán viên hiện nay 100% được đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học chính quy, nên nghiệp vụ rất vững chắc. Các nhân viên trong bộ máy kế toán nói riêng và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty nói chung đều có tinh thần trách nhiệm cao. Các phòng ban phân xưởng phối hợp với nhau chặt chẽ, nhất là hoạch toán TSCĐ HH chính xác đầy đủ. Công ty đã sử dụng hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ” là hình thức ghi sổ phù hợp với đặc điểm của Công ty. Về hạch toán TSCĐ: Tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng TSCĐ ảnh hưởng quan trọng đến năng suất lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm, do đó tác động đến lợi nhuận, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong thời gian qua việc quản lý, sử dụng TSCĐ ở Công ty đạt được một số kết quả sau: -Nhờ việc áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, theo hình thái biểu hiện mà Công ty có thể nắm rõ được thực trạng đầu tư và sử dụng các hạng mục theo kế hoạch, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích. -Trong quá trình tái sản xuất TSCĐ, Công ty tích cực tìm nguồn tài trợ dài hạn làm cho cơ cấu vốn dài hạn được ổn định dần, các TSCĐ được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn này. -Công ty đã thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý tài chính của Nhà nước đặc biệt là trong quản lý và sử dụng TSCĐ, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cố định, tăng năng lực sản xuất. -Do nhận thức sâu sắc rằng hiệu suất khai thác dây chuyền sản xuất là yếu tố tác động mạnh đến tính cạnh tranh của sản phẩm, do đó Công ty đã tiến hành nghiên cứu tính năng tác dụng của từng chủng loại trang thiết bị để bố trí sắp xếp dây chuyền công nghệ cho phù hợp với điều kiện mặt bằng hiện có. -Hiện nay, Công ty đang đi đúng hướng trong việc loại bỏ dần các TSCĐ đã lạc hậu, những máy móc không còn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất. Công ty đã nâng cấp thêm nhiều dây chuyền công nghệ tự động hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng sản phẩm.Làm được điều này. Công ty phải dựa trên cơ sở nguồn vốn dài hạn huy động được. Hơn nữa, các máy móc thiết bị được khai thác tốt là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn cố định, đầu tư mới, thay thế cho các hạng mục đó. Có được kết quả này là do: - Công ty luôn chủ động trong việc tìm và huy động nguồn vốn để đầu tư mới TSCĐ đảm bảo năng lực sản xuất. Công ty đã sử dụng tương đối có hiệu quả nguồn vốn vay, tạo uy tín tốt với đối tác và khách hàng - Cơ cấu TSCĐ theo công dụng kinh tế là rất hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty giúp tăng năng suất lao động, mang lại sức sinh lời cao trên mỗi đồng vốn bỏ ra. .3.1.2 Nhược điểm Việc ứng dụng KHKT vào công tác kế toán: Mặc dù Phòng Kế toán của Công ty đã được trang bị máy vi tính nhưng việc khai thác và sử dụng vẫn còn hạn chế. Đây là một thiệt thòi đối với những cán bộ kế toán của Công ty khi tận dụng được lợi ích mà KHKT đem lại nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nói chung và Công tác kế toán nói riêng. Công tác tổ chức hạch toán: Ở phòng kế toán do yêu cầu của sản xuất nên số lượng nhân viên còn ít nhưng do yêu cầu quản lý nên khối lượng công việc rất nhiều. Vì vậy công tác kế toán còn tồn tại. + Việc phân công công việc cho từng nhân viên kế toán đôi khi chưa đúng với khả năng của họ. + Hệ thống sổ kế toán chưa đầy đủ dẫn đến việc theo dõi theo hệ thống chứng từ ghi sổ khó. Cuối tháng không có số liệu đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. Về việc hạch toán TSCĐ tại Công ty: -Mặc dù máy móc thiết bị của Công ty đã được đổi mới rất nhiều so với trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới đồng bộ máy móc thiết bị. Do máy móc thiết bị không đồng bộ nên chi phí về máy móc thiết bị của Công ty rất lớn mà được thể hiện ở chi phí sửa chữa hàng năm(mặc dù trong những năm gần đây đã giảm đi).Từ đó làm cho giá thành của sản phẩm vẫn còn cao, dẫn đến giảm lợi nhuận của Công ty. -Công ty hiện chưa tiến hành đánh giá lại giá trị TSCĐ, điều này làm cho việc xác định mức khấu hao nhằm hạch toán và tính giá thành sản phẩm không phản ánh chính xác. -Trong hoạt động tài trợ cho TSCĐ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu ít mặc dù các quỹ đã được huy động. Mặt khác, Công ty chỉ chú ý đến hoạt động vay truyền thống bằng hợp đồng tín dụng từ các ngân hàng là chủ yếu mà chưa chú ý đến các nguồn khác như phát hành trái phiếu trên thị trường vốn -Trong những năm gần đây Công ty vẫn chưa tận dụng được hết năng lực sản xuất của các TSCĐ, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ biến đổi theo chiều hướng không tốt. Nguyên nhân của những hạn chế trên: -Nguyên nhân của tình trạng này là do chất lượng của sản phẩm đầu ra của Công ty chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, giá thành sản phẩm còn cao, các sản phẩm luôn đòi hỏi sự đa dạng và công nghệ in ấn luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Thị trường tiêu thụ giảm nên Công ty không tận dụng tối đa công suất máy móc, gây khó khăn cho hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. -Số vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị giảm đi nhiều ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực và khả năng thay đổi công nghệ của Công ty. -Công ty chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất là về mặt tài chính. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như không có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó không thể đưa ra những giải pháp đúng đắn. 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Công ty 3.2.1 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của Công ty. Hơn nữa, đó là sự bỏ vốn đầu tư dài hạn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Việc kế hoạch hoá đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất của Công ty, sẽ tạo điều kiện cho Công ty chủ động huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động đó. Tuy nhiên, do số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của Công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ của từng thời kỳ. Điều này gây nên khó khăn cho việc bố trí sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, gây cản trở cho hoạt động kế hoạch hoá và đầu tư mới TSCĐ. Ngoài việc lên kế hoạch đầu tư TSCĐ, Công ty cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng để đưa ra được những quyết định tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ đầu tư mới. Giải pháp này sẽ giúp Công ty: -Thông qua các mục tiêu đề ra trong kế hoạch, Công ty có thể chủ động sử dụng các TSCĐ hiện có vì chúng được xác định rõ là sẽ phục vụ cho mục đích gì và trong bao lâu. -Có cơ hội chuẩn bị và lựa chọn các đối tác để đảm bảo cho các TSCĐ được mua sắm, xây dựng với mức độ hiện đại, chất lượng tốt và giá thành hợp lý. -Từ việc lập kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, Công ty có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo công nhân cho phù hợp với trình độ trang bị TSCĐ trong tương lai và như vậy hiệu quả sử dụng TSCĐ mới được nâng cao. -Đưa ra được những lựa chọn đúng đắn cho việc đầu tư mới TSCĐ, tránh lãng phí vốn đầu tư. 3.2.2 Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ Việc tăng cường công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng, đổi mới công nghệ TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục, năng suất lao động sẽ được nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm giảm và như vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù máy móc thiết bị của Công ty đã đổi mới rất nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn bộ công nghệ. Vì vậy để máy móc thiết bị mới đầu tư mang lại hiệu quả thì Công ty phải mua sắm đồng bộ tức là đầu tư đổi mới cả dây chuyền sản xuất trong cùng thời gian. Công ty phải không ngừng thực hiện chuyển giao công nghệ để cải tiến công nghệ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài. Có như vậy, các TSCĐ mới phát huy tác dụng nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay những TSCĐ đang sử dụng trong doanh nghiệp có thời hạn sử dụng trung bình tương đối dài bởi lẽ khi nước ta tham gia hoàn toàn vào AFTA thì thị trường công nghệ sẽ thay đổi lớn, các máy móc thiết bị khó tránh khỏi hao mòn vô hình ở mức cao, nguy cơ không bảo toàn được vốn cố định là rất lớn. Công ty nên tiến hành đánh giá lại toàn bộ TSCĐ để xác định việc trích khấu hao cho chính xác. Tránh việc mất mát, hư hỏng TSCĐ trước thời gian dự tính bằng việc phân cấp quản lý chặt chẽ đến từng chi nhánh, xí nghiệp, phân xưởng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý và chấp hành nội quy, trong đó quy chế sử dụng TSCĐ là nội dung quan trọng nhất. Công ty cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho TSCĐ để chúng luôn được duy trì hoạt động với công suất cao. Ngoài ra, Công ty nên sử dụng triệt để các đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công suất sử dụng của máy móc thiết bị. Với quy chế thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh Công ty cần nâng cao và khuyến khích ý thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân viên trong việc giữ gìn tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng. Sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tận dụng công suất máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty. Thực hiện giải pháp này sẽ giúp Công ty: -Nắm chắc tình trạng kỹ thuật và sức sản xuất của các TSCĐ hiện có. Từ đó có thể lên kế hoạch đầu tư, đổi mới TSCĐ cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất trong tương lai. -Đảm bảo an toàn cho các TSCĐ trong Công ty và giảm chi phí quản lý TSCĐ. -Công ty có thể bố trí dây chuyền công nghệ hợp lý trên diện tích hiện có -Giúp cho TSCĐ luôn duy trì hoạt động liên tục với công suất cao, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt và có tính cạnh tranh cao không những ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài. 3.2.3 Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến Hiện nay, do những nguyên nhân có thể là chủ quan chẳng hạn như bảo quản, sử dụng kém làm cho tài sản bị hư hỏng hoặc khách quan tạo ra như thay đổi nhiệm vụ sản xuất mà không cần dùng. Việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ dẫn đến vốn sẽ bị ứ đọng gây lãng phí trong khi doanh nghiệp lại đang rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, Công ty cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng TSCĐ để cần nhanh chóng thanh lý những TSCĐ đã bị hư hỏng, đồng thời có kế hoạch điều phối TSCĐ không có nhiệm vụ sản xuất cho nơi khác sử dụng. Thực hiện được tốt giải pháp này sẽ giúp Công ty: -Tránh việc ứ đọng vốn, thu hồi được phần nào vốn đầu tư bỏ ra. -Tạo điều kiện để mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao được năng lực sản xuất. 3.2.4 Tận dụng năng lực của TSCĐ trong Công ty Việc đề ra là cần tận dụng năng lực của TSCĐ trong doanh nghiệp rất cần thiết. Trong các biện pháp tăng năng suất lao động thì biện pháp tăng công suất máy móc thiết bị rất được các doanh nghiệp chú trọng. Tăng năng suất của thiết bị máy móc có tác dụng tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí nguyên vật liệu từ đó sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Doanh nghiệp cần tránh trường hợp máy móc phải ngừng việc do thời gian sửa chữa máy móc quá lâu hoặc do thiếu nguyên vật liệu, thiếu công nhân có trình độlàm ảnh hưởng đến việc tận dụng năng lực của máy móc. Khi muốn tăng năng suất, Công ty cần xem xét xem đã tận dụng hết công suất của máy móc hiện có chưa trước khi đưa ra quyết định mua sắm mới TSCĐ. Tác dụng của giải pháp này: -Giúp Công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh và như vậy mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của Công ty sẽ có thể thực hiện được. -Công ty có thể sử dụng được tối đa công suất của máy móc thiết bị tránh được những lãng phí không cần thiết. 3.2.5 Lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn hợp lý: Hiện nay ở nước ta đang diễn ra một nghịch lý là các doanh nghiệp thì thiếu vốn dài hạn trong khi đó các ngân hàng lại dư thừa vốn ngắn hạn. Tình hình này gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Do vậy, vấn đề đặt ra không chỉ riêng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn cả ở những doanh nghiệp có quy mô lớn như Công ty In Công Đoàn Việt Nam là phải huy động và sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là những nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ vì tính chất dài hạn nên ảnh hưởng quan trọng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhất là đối với Công ty In Công Đoàn Việt Nam khi mà tỷ lệ vốn cố định chiếm trên 80% tổng số vốn kinh doanh của Công ty (theo số liệu thống kê năm 2007). Cho đến nay, hầu như việc đầu tư TSCĐ là sử dụng nguồn vốn vay mà chủ yếu là vay từ các ngân hàng thương mại, các đối tác mà chưa quan tâm nhiều đến vay từ cán bộ công nhân viên và hoạt động thuê tài sản là một hình thức có nhiều ưu điểm như Công ty có thể giải quyết một phần những khó khăn về vốn đồng thời không phải chịu những hao mòn vô hình và có thể có được những công nghệ phù hợp cho từng thời kỳ Giải pháp này sẽ giúp Công ty: -Có được một cơ cấu vốn hợp lý với chi phí vốn thấp nhất, đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. -Tìm được nguồn tài trợ dài hạn vững chắc cho các TSCĐ có trong Công ty. 3.2.6 Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty -Tiếp tục thực hiện quy chế quản lý tài chính kế toán về quản lý sử dụng TSCĐ. -Công tác lập kế hoạch khấu hao cần phải được tính toán chính xác và chặt chẽ hơn tránh việc thu hồi không đủ vốn đầu tư ban đầu. -Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác. Hiện nay do khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho các TSCĐ không tránh khỏi sự hao mòn vô hình. Đồng thời, với một cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay giá cả thường xuyên biến động điều này làm cho việc phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán bị sai lệch đi so với giá trị thực tế(nhất là hiện nay Công ty vẫn còn một số máy móc thiết bị đã được đầu tư từ lâu). Việc thường xuyên đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi vốn và bảo toàn vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoặc có những biện pháp xử lý những TSCĐ bị mất giá nghiêm trọng, chống thất thoát vốn. -Hiện nay, công tác kế toán của Công ty đã được vi tính hoá , Công ty nên nối mạng với các cơ sở của mình và các đơn vị trong ngành cũng như hệ thống thông tin của Tổng công ty để tăng cường hiệu quả quản lý TSCĐ cập nhật thông tin về thị trường và công nghệ mới. Giải pháp này giúp Công ty: -Ghi chép chính xác tình hình TSCĐ, tạo điều kiện cho việc đánh giá năng lực sản xuất thực của các TSCĐ hiện có từ đó có những quyết định đầu tư đổi mới TSCĐ một cách đúng đắn và như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ. -Từ những số liệu chính xác có trong sổ sách kế toán, Công ty có thể tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất. 3.2.7 Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong Công ty: a/Đối với cán bộ quản lý: Đây là đội ngũ quan trọng quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Họ đứng ra quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đảm bảo cho Công ty có thể phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được điều này, Công ty cần: -Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ, mặt khác phải tạo cơ hội cho họ tự phấn đấu vươn lên. -Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện máy móc trang thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Cần đặt ra yêu cầu cho họ là phải thường xuyên cập nhật thông tin về các công nghệ mới,hiện đại mà Công ty chưa có điều kiện đầu tư để có thể tham mưu cho ban lãnh đạo khi Công ty tiến hành đổi mới TSCĐ. b/Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Hiệu quả sử dụng TSCĐ phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động này bởi và họ là những người trực tiếp vận hành máy móc để tạo ra sản phẩm. Do máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hoá cho nên trình độ của họ cũng phải thay đổi theo để phát huy tính năng của chúng. -Công ty cần phải khuyến khích họ phát huy vai trò tự chủ, năng động sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm trong công việc thông qua việc sử dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng như một đòn bẩy để phát triển sản xuất chẳng hạn như thưởng sáng kiến, thưởng công nhân có tay nghề cao - Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho công nhân giúp họ hoàn thiện kỹ năng sử dụng các máy móc thiết bị kỹ thuật mới đảm bảo hiệu suất hoạt động ở mức tối đa. -Tiến hành sắp xếp, bố trí công nhân có trình độ tay nghề khác nhau một cách khoa học sao cho có thể đảm bảo được sự hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả của tất cả các dây chuyền sản xuất mà Công ty hiện có. Tác dụng của giải pháp này: Các TSCĐ trong Công ty được giữ gìn, bảo quản tốt ít bị hư hỏng và như vậy chi phí liên quan sẽ giảm đi nhiều. Các máy móc thiết bị sẽ hoạt động với hiệu suất cao nhất, đạt hiệu quả cao tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Trên đây là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam. Mặc dù những giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc về tình hình tài chính và hoạt động sử dụng TSCĐ của Công ty trong thời gian qua. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, bản thân chưa tiếp xúc nhiều với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt do trình độ còn hạn chế cho nên những giải pháp đưa ra còn nhiều điểm chưa phù hợp và cần xem xét. Để những giải pháp đưa ra có thể thực hiện thành công thì riêng cá nhân Công ty không thể làm tốt được mà cần phải có sự kết hợp của cả Nhà nước và Công ty. Trong đó, Công ty phát huy tinh thần tránh nhiệm, chủ động trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh còn Nhà nước đóng vai trò là người giám sát và quản lý. Do vậy, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với đơn vị chủ quản của Công ty In Công Đoàn Việt Nam. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của sản xuất và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. TSCĐ trong nền kinh tế thị trường tại các doanh nghiệp không ngừng đổi mới hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác kế toán và quản lý TSCĐ ngày càng cao để có thể đáp ứng được sự phát triển về quy mô doanh doanh nghiệp khả năng cạnh tranh do đó đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp đều phải cố gắng nâng cao năng cao năng lực sản xuất,không ngừng đổi mới công nghệ và song song với việc tiết kiệm chi phí kinh doanh. Điều này cho phép sản phẩm của Công ty có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Từ khi thành lập cho đến nay, đặc biệt là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty In Công Đoàn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.Hiện nay, Công ty có số lượng và giá trị TSCĐ rất lớn trong đó máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn và vẫn không ngừng đổi mới TSCĐ cho phù hợp với yêu cầu từng thời kỳ. Trong thời gian qua, vấn đề sử dụng TSCĐ tại Công ty đã đạt được nhiều thành tựu song không tránh khỏi những lúc thăng trầm và còn nhiều hạn chế. Với vai trò của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh, việc tìm ra giải pháp giúp Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ là điều có ý nghĩa quan trọng. Thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố lại kiến thức của mình và sự liên hệ với thực tiễn như thế nào và em đã nhận thấy công việc của một kế toán không chỉ đơn giản là việc hạch toán kế toán mà còn phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp về hạch toán kế toán, các hiểu biết về luật pháp cũng như những quy định hiện hành nhằm vận dụng phù hợp vào thực tiễn của mỗi doanh nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập thầy Thang Mạnh Hợp, ban Lãnh đạo, các cô chú, anh chị phòng kế toán Công ty In Công Đoàn Việt Nam. Danh mục tài liệu tham khảo 1. TS. Đặng Thị Loan - Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Nhà xuất bản Giáo dục - 2005; 2. PGS.TS Nguyễn Văn Công - Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 2005; 3. Bộ Tài chính - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; 4. Các tài liệu cùa Công ty In Công Đoàn Việt Nam; 5. Một số tài liệu khác. Danh Môc viÕt t¾t BHXH : B¶o hiÓm x· héi GTGT : Gi¸ trÞ gia t¨ng MMTB : M¸y mãc thiÕt bÞ NKCT : NhËt ký chøng tõ TSC§ : Tµi s¶n cè ®Þnh TSC§HH : Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh TK : Tµi kho¶n TNGH : TiÒn göi ng©n hµng SXKD : S¶n xuÊt kinh doanh CBCNV : C¸n bé c«ng nh©n viªn KHKT : Khoa häc kü thuËt NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP Họ và tên người nhận xét: Sinh viên: Lớp: Khoá: Điểm: - Bằng số: - Bằng chữ: Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ) NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên người nhận xét: Chức vụ: Nhận xét báo cáo thực tập: Sinh viên: Lớp: Khoá: Người nhận xét (Ký tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6344.doc
Tài liệu liên quan