Đề tài Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội

Có thể thấy rằng phương pháp hạch toán hàng tồn kho và hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên rất phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và thành phẩm của Nhà máy. Trong hạch toán chi tiết hàng tồn kho, kế toán sử dụng phương pháp thẻ song song có tuy có nhược điểm là ghi chép trùng lắp giữa thủ kho và phòng kế toán nhưng lại có một ưu điểm rất lớn là ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu. Tuy nhiên, theo em, việc Nhà máy tổ chức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí là chưa hợp lý. Mặc dù phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán nhưng lại có nhược điểm là không cho phép theo dõi tình hình hoàn thành kế hoạch sản phẩm cũng như thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu của từng phân xưởng. Do đó, theo em, Nhà máy nên tính giá theo phương pháp phân bước, như vậy có thể khắc phục được những nhược điểm trên, giúp cho Nhà máy xác định được hiệu quả hoạt động của từng phân xưởng, từ đó có chính sách lương, thưởng hợp lý. Nhìn chung, việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ở Nhà máy là đúng với nội dung nghiệp vụ và đúng với chế độ kế toán.

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất tồn tại Nhà máy da giầy xuất XK Hà Nội Sổ kế toán tổng hợp. Theo hình thức Nhật kí chứng từ, Nhà máy phải áp dụng một loạt sổ tổng hợp riêng cho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và một loạt sổ tổng hợp riêng cho thành phẩm. Các sổ sách mà Nhà máy sử dụng trong hạch toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ là Nhật kí chứng từ số 1, 2, 4, 5 (phần ghi Có các TK, đối ứng Nợ TK 152, 153), Nhật kí chứng từ số 7 ( phần ghi Nợ các TK đối ứng Có TK 152, 153) bảng kê số 3, 4, 6, bảng phân bổ số 2 và sổ Cái các TK 152, 153. Trình tự ghi chép các sổ được thể hiện trong biểu 14 Chứng từ gốc N- X NKCT khác (1, 2, 4) Sổ chi tiết TK 331 Bảng phân bổ 2 NKCT 5 Bảng kê 3 Sổ Cái TK 152, 153 Báo cáo tài chính Bảng kê 4, 6 NKCT 7 Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Ghi cuối kì :Đối chiếu Biểu 14: Sơ đồ hạch toán NVL, CCDC tại Nhà máy da giầyXK Hà Nội. Nhật kí chứng từ số 1, 2, 4, 5 là các NKCT theo dõi phát sinh Có các TK 111, 112, 311, 341, 331. Cơ sở để ghi các sổ này là các phiếu chi (đối với NKCT 1), giấy báo Nợ của Ngân hàng(đối với NKCT 2), các hoá đơn mua chịu hàng và các chứng từ ghi nhận các khoản nợ (đối với NKCT 4) và sổ chi tiết TK 331 (đối với NKCT 5). ở đây, trong hạch toán NVL và CCDC, ta chỉ quan tâm đến cột ghi Nợ TK 152, 153. Đây chính là cơ sở cho biết NVL, CCDC được mua bằng nguồn nào. Từ NKCT 1,2,4,5 kế toán lập bảng kê số 3 là bảng kê tính giá NVL, CCDC nhập, xuất ( theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ). Mẫu bảng kê được trình bày trong biểu 15. Công ty XNK da giầy Sài Gòn Nhà máy da giầy XK Hà Nội. Bảng kê tính giá nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ Tháng 01 năm 2004 STT Chỉ tiêu N 152 N 153 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Số dư đầu tháng Số phát sinh trong kì Công ty cổ phần nhuộm Hà Nội. Phải trả cho người bán Cộng SD đầu tháng & P/S Xuất dùng trong tháng Số dư cuối tháng 682.477.878 72.543.903 9.631.895 62.912.008 755.021.781 161.033.192 593.988.589 43.846.278 36.767.268 36.767.268 80.613.546 36.648.818 43.964.728 Ngày 31 tháng 01 năm 2004 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 15. Bảng kê tính giá NVL, CCDC tại Nhà máy da giầy XK Hà Nội. Sau đó, lấy số liệu từ bảng kê tính giá NVL, CCDC, kế toán lập bảng phân bổ NVL, CCDC để phân bổ giá trị NVL, CCDC xuất dùng trong kì cho các đối tượng sử dụng. Các số liệu này lại được sử dụng làm căn cứ để ghi vào cột Có các TK 152, 153 của bảng kê 4, 6 và nhật kí chứng từ 7, đồng thời để tính giá thành sản phẩm. Bảng kê số 4 tập hợp chi phí sản xuất dở dang, chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng. Bảng kê số 6 dùng để phản ánh chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. Nhật kí chứng từ số 7 là nhật kí dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh của toàn doanh nghiệp. ở đây, trong hạch toán NVL, CCDC, ta chỉ quan tâm đến cột ghi Có TK 152, 153. Sổ Cái các TK 152, 153 được lập vào cuối kì trên cơ sở số liệu từ NKCT 1, 2, 4 (đối với phần phát sinh Nợ) và số liệu từ NKCT 7 (đối với phần phát sinh Có) Các sổ tổng hợp mà Nhà máy sử dụng trong hạch toán thành phẩm bao gồm bảng kê 8, 9, 10, nhật kí chứng từ số 8 và sổ Cái TK 155, 157. Bảng kê 8 là bảng kê dùng để tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm. Cơ sở để lập bảng kê này là các chứng từ, hoá đơn nhập, xuất và số liệu về giá nhập, xuất trên bảng kê số 9. Cuối tháng, số liệu trên bảng kê 8 được dùng để ghi vào nhật kí chứng từ số 8. Bảng kê 9 là bảng kê tính giá thành thực tế thành phẩm nhập, xuất kho. Số liệu tổng cộng cuối tháng của bảng kê này được dùng để ghi vào nhật kí chứng từ số 8 và là cơ sở để lập bảng kê 8 và bảng kê 10. Bảng kê 10 là bảng kê dùng để phản ánh các loại hàng hoá, thành phẩm gửi nhờ đại lý bán hộ, và gửi đi hoặc đã chuyển giao đến cho người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Số liệu tổng cộng trên bảng kê này cuối tháng sẽ được dùng để ghi NKCT số 8. NKCT số 8 theo dõi số phát sinh Có các TK 155, 157... Cuối tháng, kế toán lấy số tổng cộng của NKCT số 8 để ghi sổ Cái. Sổ Cái TK 155, 157 theo dõi tổng hợp số dư đầu kì, số phát sinh trong kì và số dư cuối kì của các TK 155, 157, là cơ sở để lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị liên quan. C. từ gốc về nhập- xuất thành phẩm Bảng kê 9 Bảng kê 10 Bảng kê 8 NKCT 8( cột Có TK 155,157) Sổ Cái TK 155, 157 Báo cáo tài chính Biểu 16: Sơ đồ trình tự ghi sổ trong hạch toán thành phẩm. Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Ghi cuối kì :Đối chiếu Hạch toán tiền lương: Đặc điểm tổ chức hạch toán tiền lương Tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội có hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian (có kể đến hệ số cấp bậc). Số liệu gốc về ngày công và số lượng sản phẩm hoàn thành của từng công nhân được nhân viên thống kê phân xưởng theo dõi và gửi chứng từ về phòng tổ chức hành chính để tính lương. Định mức giờ công do phòng tổ chức hành chính lập. Ngoài phần lương cơ bản, công nhân Nhà máy còn có thêm một số khoản trợ cấp, khen thưởng, tiền ăn ca... Chi phí nhân công được tập hợp chung cho các sản phẩm, các đơn đặt hàng, sau đó phân bổ theo từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên, kế toán sử dụng các TK sau: TK 334: “Phải trả công nhân viên”, được chi tiết thành TK 3341: Phải trả công nhân viên- tiền lương TK 3342: Phải trả công nhân viên- tiền ăn ca TK 338: “Phải trả, phải nộp khác”, TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng đến một số TK liên quan như TK 111, 112, 622, 627, 641, 642... Chứng từ sử dụng: Để hạch toán tiền lương, kế toán sử dụng các chứng từ như: Bảng chấm công: do các phân xưởng theo dõi, xác nhận, sau đó chuyển lên phòng tổ chức hành chính tính lương trên cơ sở các quy định hiện hành và các định mức tiền lương. Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành do phòng kế hoạch kinh doanh lập đối với một bộ phận công nhân viên làm việc hưởng lương theo sản phẩm. Trên cơ sở phiếu nhập kho, phòng hành chính tổng hợp tiến hành tính lương căn cứ trên định mức khoán cho mỗi sản phẩm. Danh sách công nhân nghỉ chế độ hưởng BHXH do phòng hành chính tổng hợp lập trên cơ sở các quy định của Nhà máyvà các phiếu nghỉ hưởng BHXH. Bảng thanh toán tiền lương: Do phòng kế toán (kế toán tiền lương) lập, là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao độnglàm việc trong Nhà máy, đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động, tiền lương Bảng thanh toán BHXH: Do phòng kế toán (kế toán tiền lương) lập, làm căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương cho người lao động, lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH cấp trên. Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ chi tiết: Sổ chi tiết để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được sử dụng tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội là bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội và sổ chi tiết các tài khoản 334, 338. Sổ chi tiết TK 334, 338 được lập cho từng tổ sản xuất, trong đó Công ty XNK da giầy Sài Gòn Nhà máy da giầy XK Hà Nội. Sổ chi tiết tài khoản 334 Từ ngày.... đến ngày.... Đối tượng:......................... Ngày C. từ Diễn giải TK đ.ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Lương Ăn ca Tổng Lương Ăn ca Tổng Dư đầu kì PS trong kì ......... Tổng Dư cuối kì Biểu 17: Mẫu sổ chi tiết tài khoản 334 sử dụng tại Nhà máy Da giầy XK Hà Nội. Căn cứ để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội là các bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH... kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng, tính toán số tiền để ghi vào bảng. Mẫu bảng này được trình bày trong phụ lục 1. Sổ tổng hợp: Theo hình thức nhật kí chứng từ, các sổ tổng hợp mà kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương là : Bảng kê 4, 5 ( cột ghi Có TK 334, 338): Tập hợp chi phí nhân công theo các hoạt động trong Nhà máy như chi phí công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí nhân viên quản lý Nhật kí chứng từ số 7 ( cột ghi Có TK 334, 338): tập hợp chi phí nhân công toàn Nhà máy. Nhật kí chứng từ số 1 (cột ghi Nợ TK 334, 338): phản ánh tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động. Sổ Cái các TK 334, 338: được lập trên cơ sở số phát sinh từ các nhật kí và bảng kê kể trên. Số liệu từ các sổ Cái và các nhật kí chứng từ là cơ sở để lập các báo cáo tài chính liên quan. Sổ Cái TK 334, 338 NKCT số 1 NKCT số 7 Bảng kê 4, 5 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Bảng chấm công, phiếu nhập kho, bảng thanh toán lương... Báo cáo tài chính Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Ghi cuối kì Biểu18: Mô hình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương :Đối chiếu Hạch toán tài sản cố định ( TSCĐ ) Đặc điểm tổ chức hạch toán TSCĐ Tài sản cố định tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay và nguồn vốn tự bổ sung. Từ năm 1997, theo hợp đồng với Công ty Footech của Hồng Kông, Nhà máy đã được trang bị thêm nhiều TSCĐ với trình độ công nghệ khá cao. Tuy nhiên, Nhà máy cũng có không ít TSCĐ không dùng đến trong quá trình sản xuất do đã quá lỗi thời hoặc sản phẩm làm ra trên dây chuyền đó không còn được sản xuất nữa. Chính vì vậy nên hàng năm, Nhà máy phải trích một khoản khấu hao rất lớn, làm giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Về phân loại TSCĐ, Nhà máy không có TSCĐ thuê tài chính, các TSCĐ hiện có đều được phân loại là TSCĐ hữu hình. Về khấu hao TSCĐ, Nhà máy thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, hay khấu hao đều, nguồn vốn khấu hao được theo dõi trên sổ tài khoản 009. TK sử dụng: Để hạch toán TSCĐ, Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội sử dụng các TK : TK 211: “TSCĐ hữu hình”, được chi tiết thành: TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2113: Máy móc, thiết bị TK 2114: Phương tiện vận tải, truyền dẫn TK 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý TK 214 (2141): Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang, được chi tiết thành TK 2411: XDCB dở dang- Mua sắm TSCĐ TK 2412: XDCB dở dang- Xây dựng cơ bản TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6279: Chi phí khấu hao TSCĐ- ban cơ điện TK 6414: Chi phí bán hàng- khấu hao TSCĐ TK 6424: Chi phí quản lý- khấu hao TSCĐ TK 721: Thu nhập hoạt động bất thường TK 821: Chi phí hoạt động bất thường Chứng từ sử dụng: Để hạch toán TSCĐ, Nhà máy sử dụng các chứng từ như: Thẻ TSCĐ: Do kế toán TSCĐ lập riêng cho từng TSCĐ của Nhà máy nhằm theo dõi tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ được lập khi có biên bản giao nhận TSCĐ căn cứ trên các tài liệu kĩ thuật có liên quan và được huỷ khi có biên bản thanh lý TSCĐ. Thẻ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Căn cứ để ghi thẻ này là bảng trích khấu hao TSCĐ hàng tháng. Công ty XNK da giầy Sài gòn Nhà máy da giầy XK Hà Nội. Thẻ tài sản cố định Số:.......... Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số .............ngày..........tháng.........năm............ Tên, kí hiệu, quy cách TSCĐ:.........................................Số hiệu TSCĐ:..................... Bộ phận sử dụng:................................................Năm đưa vào sử dụng:..................... Nguyên giá:................................................................................................................. C. từ Thay đổi nguyên giá TSCĐ Nguyên giá mới Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày Lý do Số tiền Năm Giá trị HM Cộng dồn STT Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày.......tháng........năm....... Lý do:............................................................................................................................ Ghi giảm TSCĐ ngày.........tháng.......năm........ Lý do:............................................................................................................................ Biểu 19: Mẫu thẻ TSCĐ tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội. Biên bản giao nhận TSCĐ: Là căn cứ xác nhận việc giao nhận TSCĐ diễn ra tại đơn vị. ở Nhà máy, biên bản giao nhận chủ yếu được dùng cho hai trường hợp: mua sắm TSCĐ và đưa TSCĐ vào sử dụng sau khi hoàn thành xây dựng. Biên bản thanh lý TSCĐ: xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ sách kế toán. Sổ kế toán sử dụng: Sổ chi tiết: Sổ chi tiết mà Nhà máy sử dụng trong hạch toán TSCĐ là bảng tính và phân bổ khấu hao và sổ chi tiết tài sản cố định. Bảng tính và phân bổ khấu hao: Được lập để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng. Công ty XNK da giầy Sài Gòn Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 1 năm 2004 STT TK Có TK Nợ Có TK 214 S 627- Chi phí sản xuất chung 6274- Chi phí KH TSCĐ 6279- chi phí KH TSCĐ- ban cơ điện 641- Chi phí bán hàng 6414- Chi phí bán hàng- KH TSCĐ 642- Chi phí quản lý 6424- Chi phí quản lý- KH TSCĐ 817.281.853 809.020.810 8.261.043 2.708.979 2.708.979 92.805.134 92.805.134 817.281.853 809.020.810 8.261.043 2.708.979 2.708.979 92.805.134 92.805.134 Tổng cộng 914.017.170 914.017.170 Ngày 31 tháng 01 năm 2004 Người lập bảng Kế toán trưởng Biểu 20: Mẫu bảng phân bổ khấu hao TCSĐ tại Nhà máy da giầy XK Hà Nội. - Sổ chi tiết TSCĐ: Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội lập sổ chi tiết TSCĐ theo bộ phận sử dụng. Mỗi bộ phận sử dụng phải mở riêng một sổ để theo dõi tài sản. Căn cứ để ghi sổ này là các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ. Mẫu sổ này được trình bày trong phụ lục 2. Cuối kì, căn cứ trên số liệu của các sổ chi tiết TSCĐ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ trên phạm vi toàn Nhà máy. Số liệu trên sổ này được dùng làm cơ sở để lập các báo cáo tài chính có liên quan. Sổ tổng hợp: Để hạch toán TSCĐ, kế toán sử dụng các sổ tổng hợp bao gồm: Các sổ phản ánh tăng TSCĐ như NKCT số 1, 2, 4, 5 ( cột ghi Nợ TK 211). Các sổ phản ánh giảm TSCĐ như NKCT số 9 ghi Có TK 211. Cơ sở để ghi sổ này là Các sổ phản ánh khấu hao TSCĐ như bảng kê 4, 5, NKCT số 7 (phản ánh khấu hao tăng) và NKCT số 9 (cột ghi Có TK 211, ghi Nợ TK 214) (phản ánh khấu hao giảm) Sổ Cái các TK 211, 214: được lập vào cuối kì kế toán trên cơ sở số liệu từ các nhật kí chứng từ 1, 2, 4, 5, 7, 9, theo dõi tổng hợp số dư đầu kì, các phát sinh tăng, giảm trong kì và số dư cuối kì của các tài khoản tài sản cố định và khấu hao. Chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ và bảng phân bổ khấu hao Bảng kê 4, 5 Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ NKCT 7 NKCT 9 NKCT 1, 2, 4, 5 Sổ Cái TK 211, 214 Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Ghi cuối kì Biểu 21: Mô hình hạch toán tài sản cố định tại Nhà máy Da giầy XK Hà Nội. :Đối chiếu Hạch toán tiêu thụ và thanh toán với khách hàng Đặc điểm tổ chức hạch toán tiêu thụ và thanh toán với khách hàng Là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở thị trường nước ngoài và một phần ở trong nước. Với các nghiệp vụ xuất khẩu, Nhà máy xuất khẩu theo giá FOB, giao hàng tại cảng Hải Phòng với thuế suất xuất khẩu là 0%. Doanh thu của Nhà máy do đó thường xuyên được ghi nhận bằng ngoại tệ. Trong thanh toán quốc tế, Nhà máy sử dụng điện chuyển tiền. Đây là hình thức thanh toán có khá nhiều rủi ro nhưng thủ tục lại đơn giản, do đó dễ thực hiện và dễ được sự chấp nhận của khách hàng. Trong tiêu thụ thành phẩm, Nhà máy áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Tài khoản kế toán sử dụng: Để hạch toán tiêu thụ và thanh toán với khách hàng, kế toán sử dụng các TK chủ yếu sau: TK 511- Doanh thu bán hàng, được chi tiết thành: TK 5111- Doanh thu bán hàng : Xuất khẩu TK 5112- Doanh thu bán hàng : Nội địa TK 5113- Doanh thu bán hàng: Khác TK 632: Giá vốn hàng bán TK 131: phải thu của khách hàng, được chi tiết theo từng khách hàng Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số TK liên quan như TK 111, 112.... Chứng từ sử dụng: Để hạch toán tiêu thụ và thanh toán với khách hàng, chứng từ được kế toán sử dụng là hoá đơn GTGT (đối với các nghiệp vụ bán hàng trong nước), bộ chứng từ xuất khẩu (đối với các nghiệp vụ xuất khẩu) và các phiếu thu, giấy báo Có, của Ngân hàng. Hoá đơn GTGT do cán bộ cung ứng lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần), trong đó liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng và liên 3 dùng để luân chuyển và thanh toán. Hóa đơn GTGT phải có đủ chữ kí của thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị. Hoá đơn GTGT là chứng từ gốc cho các nghiệp vụ xuất kho và thu tiền. Sau khi thủ quỹ thu tiền và thủ kho xuất kho, hoá đơn GTGT được chuyển về cho kế toán tiêu thụ ghi sổ và bảo quản. Bộ chứng từ xuất khẩu bao gồm Invoice, Parking List, tờ khai hải quan, vận đơn và có thể có một vài chứng từ khác liên quan tuỳ theo yêu cầu của bên mua, là cơ sở để xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Phiếu thu và giấy báo Có của Ngân hàng được lập và luân chuyển như đã trình bày trong phần hạch toán tiền mặt, tiền gửi ở trên. Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ chi tiết: Để theo dõi chi tiết việc tiêu thụ và thanh toán với người mua, kế toán sử dụng: Sổ chi tiết thanh toán với người mua và bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết doanh thu và bảng tổng hợp chi tiết bán hàng. Sổ chi tiết doanh thu và sổ chi tiết giá vốn được lập riêng cho từng loại sản phẩm, bao gồm giầy dép xuất khẩu, giầy vải nội địa và kinh doanh khác. Trong đó, sổ chi tiết giá vốn theo dõi về số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng bán và hàng bán bị trả lại theo tổng phát sinh trong kì. Sổ chi tiết doanh thu theo dõi doanh thu về số lượng, đơn giá, thành tiền và các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Cơ sở để ghi hai sổ này là các chứng từ xuất kho, hoá đơn GTGT, tờ khai hải quan... Bảng tổng hợp chi tiết hàng bán bao gồm các nội dung: số lượng bán, giá vốn, doanh thu, các khoản giảm trừ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và kết quả tiêu thụ tính riêng cho từng loại hàng. Cơ sở để ghi sổ này là sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết doanh thu và các sổ chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Mẫu bảng tổng hợp chi tiết hàng bán được trình bày trong phụ lục 3. Sổ chi tiết thanh toán với người mua được lập riêng cho từng khách hàng, đối với các khách hàng thường xuyên thì được lập mỗi người một trang, với những khách hàng không thường xuyên thì mỗi người được theo dõi trên một số dòng trên sổ. Do Nhà máy thường xuyên xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài nên quan hệ thanh toán được thực hiện bằng ngoại tệ chiếm tỉ lệ rất lớn. Do đó, Nhà máy phải lập 2 mẫu sổ chi tiết thanh toán với người mua, trong đó, 1 mẫu để theo dõi thanh toán bằng đồng VNĐ, 1 mẫu để theo dõi thanh toán bằng đồng ngoại tệ. Mẫu sổ chi tiết thanh toán với người mua bằng ngoại tệ được thể hiện trong phụ lục 4. Bảng tổng hợp thanh toán theo dõi số dư đầu kì, phát sinh trong kì và số dư cuối kì của từng người mua, được lập chung cho tất cả các khách hàng, mỗi khách hàng theo dõi trên 1 dòng Công ty XNK da giầy Sài Gòn Nhà máy da giầy Hà Nội Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua Tháng năm STT Tên khách hàng Dư đầu kì P/S trong kì Dư cuối kì Nợ Có Nợ Có Nợ Có Cộng Biểu 22: Mẫu bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua Sổ tổng hợp: Để hạch toán tiêu thụ, kết quả tiêu thụ và tình hình thanh toán với người mua, Nhà máy sử dụng các sổ tổng hợp bao gồm: Bảng kê 8, 9, 10 như đã trình bày trong phần hạch toán thành phẩm ở trên. Bảng kê 11: Phải thu của khách hàng: dùng để phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng với người mua và người đặt hàng. Cơ sở để ghi sổ này là số liệu tổng cộng cuối tháng của sổ chi tiết thanh toán với người mua (mở cho từng người) và ghi một lần vào một dòng của bảng kê 11. Nhật kí chứng từ số 8 phản ánh số phát sinh bên Có các TK 155, 157, 131, 511, 632, 641, 642. Cơ sở để ghi sổ này là số liệu từ bảng kê số 8, bảng kê số 10, bảng tổng hợp chi tiết bán hàng và bảng kê số 11. Cuối kì, số liệu trên nhật kí chứng từ số 8 được dùng để lập sổ Cái các tài khoản 632, 511, 641, 642, 911 và một số báo cáo liên quan. Sổ Cái các tài khoản 131, 632, 511, 641, 642, 911 được lập trên cơ sở nhật kí chứng từ số 8 và một số nhật kí chứng từ khác như NKCT số 1, 2, 7... Cuối kì, số liệu trên các sổ Cái này là cơ sở để lập các báo cáo tài chính. Trình tự và phương pháp ghi trên các sổ được thể hiện bằng biểu 23 Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng BK 11 Các chứng từ về tiêu thụ và thanh toán BK 8 BK9 BK10 SCT thanh toán với KH Sổ chi tiết giá vốn, DT Nhật kí chứng từ số 8. Sổ Cái TK 131, 632. 511 Biểu 23: Trình tự hạch toán tiêu thụ, xác định kết quả và thanh toán với người mua Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kì Đối chiếu Báo cáo tài chính Chế độ báo cáo kế toán: Báo cáo kế toán bao gồm hai bộ phận là báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán hiện hành, báo cáo tài chính bao gồm báo bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính là ba báo cáo tài chính bắt buộc và báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo manhg tính hướng dẫn, các doanh nghiệp có thể lập hoặc không, tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin và trình độ quản lý của mình. Doanh nghiệp có nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính của mình với cơ quan thuế, với các nhà đầu tư, ngân hàng và cơ quan quản lý có thẩm quyền. Báo cáo quản trị là những báo cáo không mang tính bắt buộc và chỉ có phạm vi sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Các báo cáo quản trị được lập với mục đích theo dõi hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý. Hệ thống báo cáo kế toán ở Nhà máy da giày xuất khẩu Hà Nội bao gồm: Về báo cáo tài chính: Theo đúng quy định của Bộ tài chính, Nhà máy tổ chức lập 3 báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán là báo cáo phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm cuối năm tài chính. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: Tài sản và nguồn vốn, kết cấu theo kiểu một bên, trong mỗi phần, các chỉ tiêu được sắp xếp và phân loại theo từng mục khác nhau, được phản ánh theo số đầu năm và số cuối kì. Bảng cân đối kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội được lập theo mẫu B01- DN của bộ tài chính. Cơ sở để lập bảng cân đối kế toán là bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm trước (đối với cột số đầu kì), sổ Cái các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích và các tài liệu liên quan khác (đối với các tài khoản ngoài bảng cân đối). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho thời kì năm tài chính. Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy được lập theo mẫu B02- DN, bao gồm ba phần: Phần 1: Lãi, lỗ Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh của kì trước (đối với cột số kì trước) và các số liệu từ sổ kế toán trong kì của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Thuyết minh báo cáo tài chính nhằm thuyết minh bằng lời và bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế- tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Thuyết minh báo cáo tài chính của Nhà máy được lập theo mẫu B09- DN của Bộ Tài chính. Là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc nên các báo cáo tài chính của Nhà máy sau khi lập sẽ được gửi về công ty mẹ là công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn để tập hợp số liệu. Thời hạn gửi báo cáo tài chính do công ty quy định là trước 70 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán (ngày 31 tháng 12 hàng năm). Về báo cáo quản trị: Nhà máy chỉ lập một báo cáo quản trị hàng tháng, đó là báo cáo quyết toán vật tư hàng tháng và một báo cáo quản trị hàng ngày là báo cáo quỹ. Báo cáo quyết toán vật tư theo dõi lượng vật tư mua vào, xuất cho sản xuất, lượng vật tư dở dang cuối kì và tồn trong kho Nhà máy. Trên cơ sở đó Nhà máy vừa kiểm tra được việc nhập, xuất vật tư, vừa đánh giá được tình hình sử dụng vật tư so với định mức kế hoạch đã đặt ra, tránh lãng phí, thất thoát. Báo cáo quỹ theo dõi lượng tiền mặt thực tế nhập, xuất, tồn quỹ hàng ngày. Phần III. Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy da giầy xuất khẩu Hà Nội. Có thể nói, trong gần một nửa thế kỉ tồn tại và phát triển, Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội đã trải qua những chặng đường đầy thăng trầm nhưng cũng rất vẻ vang. Khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, song Nhà máy đã hết sức cố gắng để tiếp cận thị trường, mở rộng đa dạng hoá mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tạo ra lợi nhuận góp phần vào sự phát triển chung của công ty. Đến nay, Nhà máy đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu năng lực và nhiệt huyết, tạo cơ sở cho sự phát triển trong tương lai không xa. Trong hoạt động kinh doanh của mình, Nhà máy luôn thực hiện tốt các chế độ chính sách do Nhà nước và công ty đề ra, cả trong công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng là một cơ cấu hợp lý, đảm bảo sự quản lý và phối hợp hoạt động giữa các bộ phận. Nhờ đó, Nhà máy đã liên tục đạt được những bước phát triển khá vững chắc. trong thành tích chung của Nhà máy có một phần đóng góp quan trọng của công tác hạch toán kế toán. có thể đánh giá thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Nhà máy ở một số điểm chủ yếu sau: Về cơ cấu và nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán tại Nhà máy: Do số lượng lao động kế toán tại Nhà máy có phần hạn chế nên mỗi kế toán viên đều phải đảm nhiệm nhiều phần hành cùng một lúc. Việc đó làm cho hiệu quả của việc chuyên môn hoá không được cao, tuy nhiên, nó lại có một lợi ích không nhỏ là tiết kiệm được đáng kể chi phí trong điều kiện Nhà máy kinh doanh không mấy thuận lợi như hiện nay. Hơn nữa, quy mô hoạt động của Nhà máy cũng không lớn, số nghiệp vụ phát sinh không nhiều nên khối lượng công việc cũng không phải là quá tải đối với các kế toán viên. Một điểm tích cực nữa của bộ máy kế toán là mặc dù ít nhân viên kế toán nhưng Nhà máy đã tổ chức rất hợp lý, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc bất vị thân... .Và với đội ngũ nhân viên kế toán giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trung thực, có trách nhiệm với công việc, phòng tài chính kế toán luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho quản lý. Phòng kế toán được trang bị đầy đủ, hiện đại gồm 3 máy vi tính có cài đặt phần mềm kế toán Fast Accounting, 4 máy tính và các dụng cụ văn phòng cần thiết cho công việc của các nhân viên kế toán. Các báo cáo được lập đúng quy định và nộp đúng thời hạn. các chứng từ, sổ sách được thiết kế và in ấn rõ ràng, đẹp mắt. Về tài khoản sử dụng: Nhà máy áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT của bộ tài chính. Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh nên Nhà máy không sử dụng một số TK như TK 161 “ Chi sự nghiệp”, TK 212 “ TSCĐ thuê tài chính”, TK 451 “ Quỹ quản lý của cấp trên”, TK 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” và TK 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ”. Ngoài ra, do đặc thù quản lý, Nhà máy đã thiết kế những tài khoản chi tiết một cách khoa học và thuận tiện nhất như TK 112, 155. Nhìn chung, phần lớn các TK mà Nhà máy sử dụng đều theo đúng quy định của bộ tài chính, tuy nhiên có một số điểm sau mà Nhà máy nên điều chỉnh cho phù hợp với chế độ: Thứ nhất, việc hạch toán chi phí lãi vay vào TK 6425 như Nhà máy đang làm hiện nay là không phù hợp và không phản ánh đúng kết quả các hoạt động kinh doanh của Nhà máy. theo thông tư 89/2002/TT- BTC thì chi phí lãi vay được phản ánh vào TK 635 “ Chi phí hoạt động tài chính”. Như vậy, Nhà máy nên bỏ tài khoản 6425 và thay vào đó là TK 635 với tên gọi như trên. Đồng thời, cũng theo thông tư trên, TK 711 “Chi phí hoạt động tài chính” cũng phải được đổi thành TK 515 vẫn với tên gọi như vậy và TK 721 “thu nhập hoạt động bất thường” phải chuyển thành TK 711 “Thu nhập hoạt động khác”, TK 821 “Chi phí hoạt động bất thường” phải chuyển thành TK 811 “Chi phí hoạt động khác”. Thứ hai, Nhà máy không sử dụng các tài khoản dự phòng, bao gồm dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Trong thực tế, việc trích lập các khoản dự phòng, nhất là dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh có nhiều rủi ro như nhà hiện nay và với đặc thù có nhiều danh điểm vật liệu và thành phẩm, Nhà máy nên lập và hạch toán trên các khoản dự phòng để có nguồn bù đắp khi thiệt hại có thể xảy ra. Thứ ba, Nhà máy không sử dụng các TK 521, 531, 532 mà khi có giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì kế toán hạch toán trực tiếp trên TK 511. Việc hạch toán như vậy một mặt là tiết kiệm được khối lượng công việc, giảm số lượng sổ sách nhưng mặt khác là không phù hợp với chế độ kế toán và không cho phép theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu để có biện pháp quản trị thích hợp. Như vậy, Nhà máy nên tổ chức biện pháp cập nhật các quy định mới trong chế độ kế toán để phổ biến và áp dụng một cách kịp thời, hiệu quả. Về chứng từ sử dụng: Hệ thống chứng từ của Nhà máy được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định của bộ tài chính. Các chứng từ của các phần hành đều được luân chuyển đúng quy định, có đầy đủ chữ kí cần thiết bắt buộc và được bảo quản, lưu trữ cẩn thận. Các chứng từ được in trên các loại giấy tốt để đảm bảo giá trị lưu trữ theo thời gian quy định cho từng loại chứng từ, được đánh số thứ tự đầy đủ, liên tục và được kiểm tra kĩ lưỡng trước khi ghi sổ, đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết cũng như hiệu lực của chứng từ. Sau khi ghi sổ, kế toán phân loại chứng từ theo từng phần hành để tổ chức bảo quản, lưu trữ. Việc bảo quản được Nhà máy tiến hành nghiêm chỉnh trong nhà lưu trữ chứng từ, đảm bảo yêu cầu về an toàn, bí mật và thường xuyên được kiểm tra, phun thuốc bảo vệ. Trong việc lập các chứng từ có sự độc lập tương đối, đảm bảo sự kiểm tra lẫn nhau, ví dụ, giữa kế toán tiền mặt và người ghi sổ quỹ. Tuy nhiên, theo em, Nhà máy nên nghiên cứu lại mẫu phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho là chứng từ xác nhận số lượng và giá trị thực tế của lượng vật tư nhập kho, do đó không cần quan tâm đến thuế GTGT phải trả cho hàng hoá đó là bao nhiêu. Bởi vì thuế GTGT không được hạch toán vào giá trị vật tư, hơn nữa, chỉ tiêu này đã được phản ánh trong hoá đơn khi mua hàng. Như vậy, Nhà máy nên bỏ bớt chỉ tiêu thuế GTGT trong phiếu nhập kho để giảm bớt phức tạp trong việc lập phiếu và ghi thẻ kho, hơn nữa còn làm cho việc ghi số tiền thực tế bằng chữ thật sự có ý nghĩa. Về phương pháp hạch toán: Có thể thấy rằng phương pháp hạch toán hàng tồn kho và hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên rất phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và thành phẩm của Nhà máy. Trong hạch toán chi tiết hàng tồn kho, kế toán sử dụng phương pháp thẻ song song có tuy có nhược điểm là ghi chép trùng lắp giữa thủ kho và phòng kế toán nhưng lại có một ưu điểm rất lớn là ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu. Tuy nhiên, theo em, việc Nhà máy tổ chức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tổng cộng chi phí là chưa hợp lý. Mặc dù phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán nhưng lại có nhược điểm là không cho phép theo dõi tình hình hoàn thành kế hoạch sản phẩm cũng như thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu của từng phân xưởng. Do đó, theo em, Nhà máy nên tính giá theo phương pháp phân bước, như vậy có thể khắc phục được những nhược điểm trên, giúp cho Nhà máy xác định được hiệu quả hoạt động của từng phân xưởng, từ đó có chính sách lương, thưởng hợp lý. Nhìn chung, việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ở Nhà máy là đúng với nội dung nghiệp vụ và đúng với chế độ kế toán. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà Nhà máy chưa thực hiện đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng chế độ tài khoản kế toán như đã nêu ở phần trên. Cụ thể: Đối với chi phí lãi vay, Nhà máy hạch toán Nợ TK 6425 Có TK 111, 112 là không hợp lý vì chi phí lãi vay được tính vào chi phí hoạt động tài chính của Nhà máy chưa không phải chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó phải bỏ tài khoản 6425, thay bằng tài khoản TK 635 và hạch toán: Nợ TK 635 Có TK 111, 112 Việc hạch toán trên các TK 711, 721, 811, 821 phải chỉnh lại cho phù hợp với hệ thống tài khoản mới theo thông tư 89/ 2002/TT- BTC Đối với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, Nhà máy hạch toán: Nợ TK 511 Có TK 133 là không đúng với chế độ. Như đã kiến nghị ở phần tài khoản kế toán áp dụng, Nhà máy nên sử dụng các TK 521, 531, 532 và khi có các nghiệp vụ chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì hạch toán ; Nợ TK 521, 531, 532 Có TK 133: Có TK 131, 111, 112 Đối với các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho, kế toán Nhà máy hạch toán tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng theo thông tư 89/2002/TT- BTC thì khoản hao hụt, mất mát này phải ghi tăng giá vốn hàng bán. Nhà máy nên điều chỉnh lại cho phù hợp. Về hạch toán chênh lệch tỉ giá hối đoái, Nhà máy hạch toán vào bên Nợ hoặc bên Có TK 413 và để nguyên số dư này trên các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, theo quyết định 165/2002/QĐ- BTC và thông tư 105/2003/TT- BTC về hướng dẫn kế toán theo 6 chuẩn mực mới thì TK 413 phải được chi tiết thành 4131- Chênh lệch tỉ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính, 4132- chênh lệch tỉ giá hối đoái trong xây dựng cơ bản và 4133- chênh lệch tỉ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính và việc hạch toán được thực hiện như sau: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu có phát sinh chênh lệch TGHĐ thì không phản ánh vào TK 413 mà xử lý vào TK 635 hoặc 515 Trong quá trình XDCB, nếu phát sinh chênh lệch TGHĐ thì hạch toán qua TK 4132 Cuối năm tài chính, đánh giá lại tỉ giá ngoại tệ, nếu có phát sinh chênh lệch thì đều phản ánh qua TK 413 (4131, 4132) Xử lý chênh lệch tỉ giá ngoại tệ đối với TK 4131, coi là thu nhập hoặc chi phí hoạt động tài chính. Xử lý chênh lệch tỉ giá ngoại tệ đối với TK 4132, để số dư trên TK 413. Khi đưa tài sản vào sử dụng thì kết chuyển sang TK 242 hoặc TK 3387 và phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm vào chi phí hoặc thu nhập hoạt động tài chính. Về sổ sách kế toán sử dụng: Sổ kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản, nói cách khác, đó là phương tiện vật chất cơ bản để hệ thống hoá số liệu kế toán trên cơ sở chứng từ gốc và các tài liệu kế toán khác. Với đặc điểm hoạt động kinh doanh khá phức tạp, hình thức sổ Nhật kí chứng từ tỏ ra là một hình thức thích hợp bởi nó kết hợp được giữa hạch toán trên sổ chi tiết và trên sổ tổng hợp, cho phép theo dõi một cách chi tiết nhất tình hình của Nhà máy. Các loại sổ ở Nhà máy được tổ chức đầy đủ theo hình thức Nhật kí chứng từ, bao gồm các sổ chi tiết, các bảng kê và Nhật kí chứng từ. Các sổ sách đều được trình bày dễ hiểu, dễ ghi chép và dễ kiểm tra, đối chiếu. Trình tự ghi sổ và các nội dung chủ yếu của các sổ đúng với quy định của chế độ kế toán. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm Nhà máy cần xem xét và điều chỉnh cho phù hợp. Đó là: Thứ nhất, bảng tính và phân bổ khấu hao Nhà máy thiết kế có phần quá đơn giản, không theo dõi chi tiết từng loại hoặc từng TSCĐ về các thông tin: nguyên giá, tỉ lệ khấu hao, không theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất, do đó công việc kiểm tra về độ chính xác của các số liệu rất khó khăn. Theo em, Nhà máy nên lập thêm các cột theo dõi nguyên giá, tỉ lệ khấu hao của TSCĐ và theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất nếu có thể. Thứ hai, bảng kê tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ của Nhà máy lập chung cho các loại vật tư và các loại tài sản. Trong thực tế, mẫu bảng này chỉ sử dụng trong các doanh nghiệp áp dụng tỉ giá hạch toán trong hạch toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Đối với Nhà máy tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ thì phải lập bảng kê số 3 riêng cho từng loại vật tư, mỗi loại lập một bảng. Cơ sở để lập bảng kê số 3 là các phiếu nhập, phiếu xuất và các chứng từ khác liên quan. Mẫu bảng kê số 3 có thể được thực hiện như sau: Công ty XNK da giầy Sài Gòn Nhà máy da giầy XK Hà Nội. Bảng kê 3 Tính giá vật tư, sản phẩm, hàng hoá xuất kho Tháng.....năm..... Loại vật tư: Chủng loại, quy cách: Đơn vị tính: Ngày tháng Chứng từ Diễn giải Số lượng Thành tiền Số hiệu Ngày Tồn đầu kì Nhập trong kì Tồn + nhập Đơn giá bình quân Xuất trong kì Tồn cuối kì Về chế độ báo cáo kế toán: Nhà máy tiến hành lập đầy đủ các báo cáo tài chính bắt buộc. Các báo cáo nhìn chung phản ánh đúng tình hình tài chính của Nhà máy và nộp đúng thời hạn cho cơ quan cấp trên. Các báo cáo được lập đúng mẫu quy định của bộ tài chính, trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, còn một số điểm mà Nhà máy nên xem xét lại cho phù hợp. Đó là mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Nhà máy chưa thay đổi theo mẫu báo cáo mới hướng dẫn trong thông tư 89/ 2002/TT- BTC. Theo đó, hoạt động tài chính được coi là hoạt động sản xuất kinh doanh và do đó thu nhập và chi phí hoạt động tài chính được chuyển lên trên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Khi đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi cộng với thu nhập hoạt động tài chính và trừ đi chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ ra lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Thu nhập, chi phí và lợi nhuận hoạt động bất thường chuyển thành thu nhập, chi phí và lợi nhuận khác. Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi lợi nhuận khác sẽ ra tổng lợi nhuận trước thuế. ở Nhà máy, do không theo dõi chi phí lãi vay, không kết chuyển chênh lệch tỉ giá vào tài khoản “Chi phí hoạt động tài chính” nên chi phí hoạt động tài chính luôn bằng không. Đây là điểm mà Nhà máy nên điều chỉnh cho phù hợp với chế độ như đã trình bày trong mục 3.2 nói trên. Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2004, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ trở thành báo cáo tài chính bắt buộc nên Nhà máy phải lập thêm báo cáo này, không những để thực hiện đúng chế độ kế toán mà nó còn giúp cho Nhà máy theo dõi chính xác sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền, từ đó chỉ ra khả năng tái đầu tư và xác định những nhu cầu tài chính trong tương lai. Về báo cáo quản trị, Nhà máy đã lập được quyết toán vật tư và báo cáo quỹ để theo dõi và quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và tiền mặt. Tuy nhiên, hai báo cáo này chưa thể cung cấp thông tin đầy đủ về mọi mặt hoạt động của nhà máy. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà máy nên cố gắng hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị bao gồm báo cáo tiêu thụ (lập hàng tháng), báo cáo tình hình công nợ và tài chính ( lập hàng quý) và báo cáo chi phí, giá thành sản phẩm (lập hàng tháng) nhằm tăng cường mối liên hệ giữa các phòng ban, giữa các cấp lãnh đạo với các phân xưởng sản xuất. Kết luận Công tác hạch toán kế toán đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào. Nó là cơ sở để quản lý quá trình hoạt động kinh tế, mà chỉ có quản lý tốt thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội là một trong những doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khá phức tạp, khó khăn cho công tác hạch toán kế toán. Trong thời gian qua, Nhà máy đã rất cố gắng để đạt được những bước phát triển tuy không lớn nhưng rất có ý nghĩa. Đó một phần là do sự đóng góp của bộ máy kế toán. Trong thời gian tới, cùng với việc phát triển sản xuất, tìm kiếm thị trường, Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội nên tích cực củng cố công tác tổ chức hạch toán kế toán để mang lại hiệu quả cao hơn nữa, tiếp tục khẳng định mình trong điều kiện hợp tác kinh tế mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Phạm Quang và các cô chú trong phòng kế toán Nhà máy da giầy Hà Nội. Công ty XNK da giầy Sài Gòn Nhà máy Da giầy XK Hà Nội. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hồi Tháng 1 năm 2004 TK 338 Cộng Có TK 338 10.033.009 20.070.292 8.877.817 1.451.712 12.768.262 53.201.092 Ngày 31 tháng 1 năm 2004 Thủ trưởng dơn vị Kế toán trưởng Người lập Phụ lục 1. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tại Nhà máy Da giầy xuất khảu Hà Nội. Bảo hiểm y tế (3384) 1.056.106 2.112.662 934.507 152.812 2.128.044 6.384.131 Bảo hiểm xã hội (3383) 7.920.797 15.844.967 7.008.803 1.146.089 10.640.218 42.560.873 Kinh phí CĐ (3382) 1.056.106 2.112.662 934.507 152.812 4.256.087 TK 334 Cộng Có TK 334 52.805.312 122.388.614 46.725.350 7.640.590 229.559.866 ạ Các khoản lương Phụ cấp (Ăn ca) 16.755.500 16.755.500 Lương 52.805.312 105.633.114 46.725.350 7.640.590 212.804.366 Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 6421(NVQL) TK 622(giầy dép) TK 627 (NVPX) TK 641 (NV BH) TK 334 Cộng Công ty XNK da giầy Sài Gòn Nhà máy Da giầy XK Hà Nội. Sổ chi tiết tài sản cố định Năm 2004 Tên bộ phận sử dụng..................................... Ghi chú Ngày .... tháng .... năm .... Kế toán trưởng Người ghi sổ Phụ lục 2. Mẫu sổ chi tiết tài sản cố định tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội. Ghi giảm tài sản Số lượng Lý do Chứng từ NT SH Ghi tăng tài sản Số tiền Đơn giá Số lượng ĐVT Tên, nhãn hiệu, quy sách tài sản Chứng từ NT SH Công ty XNK da giầy Sài Gòn Nhà máy da giầy XK Hà Nội. Bảng tổng hợp chi tiết hàng bán Tháng 1 năm 2004 Kết quả tiêu thụ 88.274.781 3.502.287 Ngày 31 tháng 01 năm 2004 Kế toán trưởng Người ghi sổ Phụ lục 3. Bảng phan bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội. Chi phí BH & QLDN 178.149.734 11.197.992 Lãi gộp 89.874.953 14.700.209 Các khoản giảm trừ 0 0 Doanh thu 1.414.723.753 88.925.180 Giá vốn 1.324.848.800 74.224.971 SL hàng bán 35.512 18.760 ĐVT Loại hàng Giầy dép XK .............. .............. Giầy vải nội địa .............. .............. Khác Cộng STT 1. 2. 3. Công ty XNK da giầy Sài Gòn Nhà máy da giầy XK Hà Nội. Sổ chi tiết thanh toán với người mua bằng ngoại tệ Tài khoản: Đối tượng: Loại ngoại tệ: Số dư Có Quy ra Ngày .... tháng...... năm ....... Kế toán trưởng Ngưởi ghi sổ Phụ lục 4: Mẫu sổ chi tiết thanh toán với người mua bàng ngoại tệ tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội. N. tệ Nợ Quy ra N. tệ Số phát sinh Có Quy ra N. tệ Nợ Quy ra N. tệ Tỷ giá TK đối ứng Diễn giải Số dư đầu kì Số phát sinh ........... 3. Số dư cuối kì C. từ NT SH NTGS Công ty xnk da giầy sài gòn Mẫu số B01- DN Nhà máy da giầy XK Hà Nội. Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2003 MS Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kì 100 A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 11.342.312.877 7.434.806.667 110 I. Vốn bằng tiền 93.933.202 668.311.273 111 1. Tiền mặt (111) 12.248.908 41.482.093 112 2. Tiền gửi ngân hàng (112) 81.684.294 626.829.180 113 3. Tiền đang chuyển (113) 120 II. Đầu tư ngắn hạn 121 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (121) 128 2. Đầu tư ngắn hạn khác (128) 129 3. DP GG đầu tư ngắn hạn(129) 130 III. Các khoản phải thu 5.312.948.937 3.114.251.383 131 1. Phải thu khách hàng (131) 1.379.082.040 2.076.128.836 132 2. Trả trước cho người bán (331) 30.000.000 133 3. Thuế GTGT được khấu trừ (133) 474.623.598 668.062.315 134 4. Phải thu nội bộ (136) 138 5. Phải thu khác 3.459.243.299 340.060.232 139 6. Dự phòng phải thu khó đòi (139) 140 IV. Hàng tồn kho 5.754.521.513 3.196.113.056 141 1. Hàng mua đang đi đường (151) 142 2. Nguyên vật liệu (152) 1.775.756.018 702.952.214 143 3. Công cụ dụng cụ (153) 213.718.260 45.161.666 144 4. Chi phí SXKD dở dang (154) 542.237.387 153.820.219 145 5. Thành phẩm (155) 3.220.477.978 1.994.157 146 6. Hàng hoá (156) 2.520.000 147 7. Hàng gửi bán (157) 149 8. Dự phòng giảm giá HTK (159) 150 V. Tài sản lưu động khác 185.968.125 456.130.955 151 1. Tạm ứng (141) 180.718.125 70.606.500 152 2. Chi phí trả trước (142) 153 3. Chi phí chờ kết chuyển (1422) 364.783.455 154 4. Tài sản thiếu chờ xử lý (1381) 155 5. Thế chấp, kí quỹ, kí cược ngắn hạn 20.741.000 160 VI. Chi sự nghiệp (161) 161 1. Chi sự nghiệp năm trước (1611) 162 2. Chi sự nghiệp năm nay (1612) 200 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 16.329.545.244 34.966.929.394 210 I. Tài sản cố định 7.767.508.414 34.534.094.333 211 1. Tài sản cố định hữu hình (211) 7.767.508.414 34.534.094.333 212 - Nguyên giá (211) 16.378.355.528 43.883.853.162 213 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2141) (8.610.847.114) (9.349.758.830) 214 2. Tài sản cố định thuê tài chính (212) 215 - Nguyên giá (212) 216 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2142) 217 3. Tài sản cố định vô hình (213) 218 - Nguyên giá (213) 219 - Giá trị hao mòn luỹ kế (2143) 220 II. Đầu tư tài chính dài hạn 5.000.000 5.000.000 221 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn (221) 5.000.000 5.000.000 222 2. Góp vốn liên doanh (222) 228 3. Đầu tư dài hạn khác (228) 229 4. DP giảm giá đầu tư DH (229) 230 III. Xây dựng cơ bản dở dang (241) 4.900.745.520 185.129.679 240 IV. Kí quỹ, kí cược dài hạn (244) 3.656.291.310 242.705.382 250 Tổng cộng tài sản 27.671.667.021 42.401.736.061 300 A. Nợ phải trả 24.015.787.295 37.014.167.864 310 I. Nợ ngắn hạn 14.563.434.631 20.150.267.864 311 1. Vay ngắn hạn (311) 2.469.216.505 4.093.069.783 312 2. Nợ dài hạn đến hạn trả (315) 313 3. Phải trả người bán (331) 8.889.697.944 14.453.612.070 314 4. Người mua trả tiền trước (131) 5.102.538 315 5. Thuế và các khoản phải nộp (333) 468.195.267 498.232.702 316 6. Phải trả CNV (334) 317 7. Phải trả nội bộ (336) 2.167.531.646 350.520.067 318 8. Phải trả, phải nộp khác 568.793.269 749.730.704 320 II. Nợ dài hạn 9.341.600.000 16.863.900.000 321 1. Vay dài hạn (341) 9.341.600.000 16.863.900.000 322 2. Nợ dài hạn (342) 330 III. Nợ khác 110.752.664 331 1. Chi phí phải trả (335) 110.712.664 332 2. Tài sản thừa chờ xử lý (3381) 333 3. Nhận kí quỹ, kí cược dài hạn (344) 400 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.655.879.726 5.387.568.197 410 I. Nguồn vốn- quỹ 3.655.879.726 5.387.568.197 411 1. Nguồn vốn kinh doanh (411) 3.524.342.497 5.234.889.487 412 2. C. lệch đánh giá lại tài sản (412) 413 3. Chênh lệch tỉ giá (413) 414 4. Quỹ đầu tư phát triển (414) 35.928.993 35.928.993 415 5. Quỹ dự phòng tài chính (415) 416 6. Quỹ DP trợ cấp mất việc làm (416) 417 7. Lãi chưa phân phối (421) 35.756.520 57.738.001 418 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (431) 7.808.793 6.968.793 419 9. Nguồn vốn đầu tư XDCB (441) 52.042.923 52.042.923 420 II. Nguồn kinh phí 421 1. Quỹ quản lý của cấp trên (451) 422 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp (461) 423 - Nguồn kinh phí SN năm trước (4611) 424 - Nguồn kinh phí SN năm nay (4612) 430 Tổng cộng nguồn vốn 27.671.667.021 42.401.736.061 Phụ lục 5. Bảng cân đối kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội. Công ty XNK Da giầy Sài Gòn Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội Mẫu số B02 - DN Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2003 Chỉ tiêu Mã số Số kỳ trước Số kỳ này 1 2 3 4 Tổng doanh thu 01 18.468.421.175 21.137.253.785 Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu 02 14.295.792.255 19.018.323.144 Các khoản giảm trừ 03 0 0 - Chiết khấu thương mại 04 -Giảm giá hàng bán 05 - Hàng bán bị trả lại 06 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 1. Doanh thu thuần 10 18.468.421.175 21.137.253.785 2. Giá vốn hàng bán 11 16.731.251.175 18.871.210.162 3. Lợi tức gộp 20 1.737.169.830 2.266.043.623 4. Chi phí bán hàng 21 414.732.988 442.824.935 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1.315.471.200 1.810.779.604 6. Lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 30 6.965.642 12.439.084 7. Lợi tức hoạt động tài chính Thu nhập hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính 40 31 32 94.478.152 94.478.152 0 113.229.914 113.229.914 0 Lợi tức hoạt động bất thường Thu nhập hoạt động bất thường Chi phí hoạt động bất thường 50 41 42 78.832.150 3.152.620.316 3.073.788.166 96.206.115 2.533.101.002 2.436.894.887 9. Tổng lợi tức trước thuế 60 180.275.944 219.875.113 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 12. Lợi tức sau thuế 80 Phụ lục 6. Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội Mục lục Lời mở đầu 3 Phần I: Tổng quan về Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội 4 1.1. Giới thiệu khái quát về Nhà máy 4 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy 4 1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 6 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội 9 1.2.1. Lĩnh vực và qui mô hoạt động của Nhà máy 9 1.2.2. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội 14 Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội 17 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội 17 2.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội 20 2.2.1. Khái quát chung về chế độ kế toán 20 2.2.2. Tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội 21 2.2.2.1. Hạch toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng 21 2.2.2.2. Hạch toán hàng tồn kho 26 2.2.2.3. Hạch toán tiền lương 35 2.2.3.4. Hạch toán tài sản cố định 38 2.2.2.5. Hạch toán tiêu thụ và thanh toán với khách hàng 42 2.2.3. Chế độ báo cáo kế toán 45 Phần III: Đánh giá chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy Da giầy xuất khẩu Hà Nội 48 3.1. Về cơ cấu và nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán của Nhà máy 48 3.2. Về tài khoản sử dụng 49 3.3. Về chứng từ sử dụng 50 3.4. Về phương pháp hạch toán 50 3.5. Về sổ sách kế toán sử dụng 52 3.6. Về chế độ báo cáo kế toán 54 Kết luận 55 Phụ lục 56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC624.doc
Tài liệu liên quan