Đề tài Thuế quan (thuế nnhập khẩu) Việt Nam trong quá trình hội nhập Afta

Giải phóng thương mại và đầu tư ra khỏi những trở ngại của hàng rào thuế quan, về thực chất, không phải là ý muốn chủ quan cua bất kỳ một quốc gia nào, mà là đặc trưng phát triển kinh tế quốc tế của thời đại. Thực hiện những sửa đổi cơ cấu hệ thống thuế nộ địa cũng như tham gia vào các chương trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) dành cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, từng bước làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích ứng với xu hướng chung của quan hệ kinh tế quốc tế khu vực và thế giới, mà trước tiên đó là việc tạo dựng tính đồng nhất về những tiêu chí kinh tế, giảm dần những khác biệt về thể chế điều tiết, xác định quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi tổ chức hợp tác kinh tế khu vực.

doc74 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuế quan (thuế nnhập khẩu) Việt Nam trong quá trình hội nhập Afta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp chế biến theo CEPT. 2.6. Cải cách thuế cần chú ý mục tiêu kích cầu, đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển. Một trong các vấn đề mà nhiều nước trong khu vực hiện nay đang phải đối mặt là hiện tượng giảm câù, dẫn tới giảm sản xuất và giảm tốc độ phát triển kinh tế. Do đó, cải cách thuế quan cần chú ý mục tiêu kích càu. Cụ thể. - Cải cách thuế quan phải dựa trên khung thuế xuất hơp lý, góp phần hạ giá thành các sản phẩm xuất nhập khẩu gồm cả nguyên liệu đầu vào và hàng tiêu dùng cuốicùng. Trước hết, giá nguyên liệu đầu vào giảm các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cắt giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá tiêu thụ sản phẩm, góp phần kích thích xuất khẩu. Đồng thời, giá hàng tiêu dùng nhập khẩu đòi hỏi các nhà sản xuất Việt Nam phải cố gắng tìm cách nâng cao năng suất lao động, tối thiểu hoá chi phí sản xuất, sử dụng hiệu qủ hơn các yếu tố đầu vào đẻ có thể cạnh tranh với hàng hoá nướ ngoài ngay ở thị trường trong nước cũng như ở các thị trường quốc tế. Như vậy, giá thành chung các mặt hàng tiêu thụ trong nước sẽ giảm, nhu cầu tiêu dùng tăng. - Đối với những cải cách thuế nội địa, khi ban hành một sắc thuế mới như thuế GTGT, cần có phương án xử lý đồng bộ trong quá trình thực hiện thuế, tranh cách làm ăn chắp vá, nhất là những tình trạng đưa ra những quy định theo kiểu “ xem xét xử lý” bở thực tế đây là mọt hình thức xin cho. Theo ý kiến các giám đốc doanh nghiệp Việt Nam, thuế GTGT có ưu điểm là giảm bớt sắc thuế, song khi áp dụng cần phải căn cứ vào thực tế của từng loại hinh sản xuất. Chẳng hạn, việc quy định thuế suất 10% đối với các sản phẩm cơ khí là không hợp lý. Với mức thuế suất này, nhiều công ty cơ khí bị thiệt thòi, thậm chí có thể bị thua lỗ. Tuy gần đây, nhà nước đã cho phép áp dụng mức thuế xuất 5% đối với một số sản phẩm khi như máy động lực, máy công cụ và máy nông nghiệp , nhưng lại nảy sinh hai vấn đề. Một là, thế nào là máy nông nghiệp. Hai là, dù sản phẩm cơ khí loại nào cũng đều phải nhập nguyên liệu để chế tạo và chi phí cho các nguyên công là như nhau. Vậy có nên phân biệt loại chịu thuế 5% loại 10% hay không? Ngoài ra, cũng cần có hướng dãn thi hành cụ thể về một số vấn đề liên quan dến thuế GTGT như mức thuế đối với các nhà cung ứng dịch vụ tạm nhập tái xuất trong nước, quy định về sử dụng “ hoá đơn âm”, xử lý thuế trong trường hợp nhập uỷ thác, hàng thừa thiếu khi giao nhận, vấn đề ghi hoá đơn giảm giá chiết khấu, khuyến mại góp phần sớm tháo gỡ những vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình thực hiện luật thuế, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hoạt dộng sản xuất kinh doanh. III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: Dự kiến các nhóm mặt hàng được chuyển từ tel vào IL năm 2003 + Sữa và các sản phẩm từ sữa + Các dạng dầu thực vật đã tinh chế + Sản phẩm tinh chiết và nước ép từ cá, động vật giáp xác hoặc các động vật sống dưới nước; cá được chế biến hay bảo quản, trứng cá, muối và sản phẩm thay thế trứng cá muối chế biến từ trứng cá. + Các dạng chế biến của rau quả, gồm cả nước quả ép + Chất chiết suất, tinh chiết hoặc cô đặc từ cà phê, gồm cà phê tan + Bia, đồ uống có men và cồn ê ti lích + Clinker và xi măng + Khí đốt từ dầu mỏ và các loại khi hydrocảbon hoá lỏng + A mo ni ắc, dạng khan hoặc dung dịch + Phân bón hoá học + Một số sản phẩm bằng plastics như bộ xí bệt, bình xối nước và các đồ vệ sinh tương tự bằng nhựa + Lốp săm làm bằng cao su, dùng cho xe máy và xe đạp + Gỗ ván, dán, ép nhân tạo + Các loại giấy (trừ loại đã đa vào cắt giảm từ năm 2000 trở về trước và loại đưa cắt giảm từ năm 2002) + Vải dệt từ các loại sợi, xơ khác nhau. + Giầy dép các loại, có mũ làm bằng nguyên liệu da, giầy da, sản phẩm bằng da thuộc. + Gạch lát bằng gốm sứ; sứ vệ sinh: kinh xây dựng (trừ loại đã đưa vào từ năm 2001) + Ruột phích và ruột bình thường chân không khác + Một số dạng động cơ piston đốt trong, dùng cho xe máy và ô tô + Quạt điện, gồm quạt dùng trong gia đình và quạt công nghiệp có công suất trên 125Kw + Máy điều hoà + Động cơ điện xoay chiều, đưa pha, có công suất không quá 750W. + máy thu dùng cho điện thoai vô tuyến, điện báo + Thành phẩm máy thu hình. + Một số phương tiện vận tải: máy kéo, xe chở khách từ 16 chỗ ngồi trở lên, xe đạp, xe máy có phân khối trên 250cc, phu tùng và các bọo phận phụ trợ + Phương tiện bay, tầu vũ trụ và các bộ phận của chúng. + Tỗu, tuyền và các kết cấu nổi + máy phô- tô- cóp - pi và máy sao chụp Phân tích một số ngành hàng chính theo tiến trình cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA 1. Mặt hàng nông sản Thế mạnh về các mặt hàng nông sản của ta chủ yếu là nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Các nhóm mặt hàng nông sản chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu được sang các nước trong khu vực và trên thế giới gồm: gạo, chè, điều, cà phê, rau quả, hạt tiêu, thịt lợn. Dự kiến thời điểm đưa vào thực hiện giảm thuế đối với các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp như sau: 1.1. Cà phê: Là mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việt Nam có lợi thế về điều kiện đất đai, con người, giống cây trồng nên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cà phê cho thị trường quốc tế. Tuy nhiên, năng lực chế biến của ta còn thấp, công nghệ chế biến lạc hậu nên mới chỉ phát huy mạnh ở khâu xuất khẩu cà phê hạt (dạng thô và sơ chế) còn các sản phẩm cà phê chế biến chưa có sức cạnh tranh cao, chiếm tỷ trọng thấp trong xuất khẩu. Trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của ta, mặt hàng cà phê hạt có thuế suất nhập khẩu tương đối thấp (20% còn những mặt hàng cà phê đã qua chế biến thì mức thuế suất nhập khẩu cao hơn (50%). Trên thực tế, các nước ASEAN gần như là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê. Nếu tham gia thực hiện CEPT, Việt Nam có thể không lo ngại cạnh tranh của các nước ASEAN trong xuất khẩu cà phê hạt nhưng khó có thể cạnh tranh với cà phê chế biến của các nước này. Xét trên giác độ tăng cường xuất khẩu trong ASEAN, trừ nước thành viên mới ủa ASEAN (Lào đưa mặt hàng cà phê vào cắt giảm xong với mức thuế suất CEPT còn rất cao, Campuchia và Myanmar xếp mặt hàng cà phê vào Danh mục loại trừ tạm thời), còn các nước thành viên cũ của ASEAn đều đã đưa mặt hàng cà phê vào cắt giảm theo CEPT/AFTA, do vậy Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình ở các nước ASEAN. Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA - Sản phẩm cà phê hạt (nhóm 0901): Đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước. - Sản phẩm cà phê chế biến sẵn ( phân bón 2101.11): 2003. 1.2. Điều: Nhân điều là sản phẩm có khả năng cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 95% sản lượng. Tuy nhiên, do còn yếu kém trong các khâu giống cây trồng, thâm canh, chăm sóc nên năng suất còn thấp, chất lượng hạt thô chưa cao. Về chế biến, mới dừng lại ở sản phẩm nhân điều sơ chế chủ yếu. Trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, các sản phẩm từ hạt điêu (thô và chế biến) Đều có mức thuế suất cao (30%,40%,50%) Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA - Hạt điều thô (0801.31.00 và 0801.32.00): đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước. - Hạt điều chế biến (2008.19.10): 2003 1.3. Lúa gạo Mặc dù là sản phẩm có sản lượng cao, xuất khẩu nhiều nhưng năng suất lúa gạo của ta mới đạt trung bình của thế giới, chất lượng thấp và gạo chưa đều, các khâu chế biến chưa tốt nên khả năng cạnh tranh trên thị trường gạo quốc tế còn có những hạn chế về mặt giá cả cũng như các dịch vụ đi kèm. Trong biểu thuế nhập khâủ của ta, chỉ có mặt hàng thóc làm giống có thuế suất nhập khẩu thấp ( 0%), còn các dạng gạo khác đều có mức thuế suất nhập khẩu cao ( 30%). Hiện nay, trong ASEAN, có Malaysia, Philippines và Indonesia xếp mặt hàng gạo vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm cao – tức là chỉ bắt đầu đưa vào cắt giảm từ 2010 và kết thúc năm 2020, chỉ trừ có Thái Lan đã xếp gạo vào danh mục cắt giảm ngày và Singapore đã có thuế nhập khẩu ở mức 0%. Do vậy, tuy Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu gạo song khó có thể được hưởng ưu đãi thuế quan CEPT từ các nước ASEAN trong một vài năm tới. 1.4. Chè: Ngành chè là ngành có sức cạnh tranh trung bình. Hiện nay mặc dù sản lượng chè có tăng song do thiết bị chế biến lạc hậu nên hao phí lớn, chè thành phẩm có chất lượng không đồng đều, dẫn đến thị trường xuất khẩu của mặt hàng chè hiện nay còn rất hạn chế đều có mức thuế suất nhập khẩu cao ( 50 %). Hiện nay, tất cả các nước thành viên cũ của ASEAN đều đưa ra mặt hàng chè vào cắt giảm thuế quan với mức thuế suất CEPT rất thấp nên Việt Nam rất có khả năng mở rộng thị trường xuất nhập khẩu mặt hàng chè sang thị trường các nước này. Để phát huy hơn nữa tiềm năng xuất khẩu củamình, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực chế biến chè của mình hơn nữa. Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA Các mặt hàng chè chưa chế biến (nhóm 0902 và 0903) và chè chế biến (2101.200.00) đề đã đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 200 trở về trước. 1.5. Các mặt hàng gỗ chế biến, gỗ ván, gỗ dán nhân tạo Việt Nam hiện vẫn đang phải nhpạ những mặt hàng gỗ chế biến nói trên, kim ngạch nhập khẩu tương đối lớn từ các nước ASEAN. Do vậy, các mặt hàng này thực hiện đang có mức thuế suất ưu đãi MFN (5%), hoạt động động nhập khẩu chịu sự quản lý của Bộ chuyên ngành. Tuy nhiên, trong tương lai, ta đang có dự án trồng 5 triệu ha rừng làm nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng trên, vì vây, chủ trương sẽ là tiếp tục có biện pháp bảo hộ ngành hàng này, nhất là ngành chế biến gỗ. Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA/. Theo lịch trình cũ, Các mặt hàng ván nhân tạo, sản phẩm chế biến gỗ và ván nhân tạo ( các nhóm 4410, 4412 vf 4413) phải chuyển vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1999, son cho đến nay vẫn chưa vào thực hiện cắt giảm. Dự kiến sẽ đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2003, mức thuế suất đưa vào thực hiện CEPT sẽ bằng mức thuế suất ưu đãi hiện hành tại thời điểm đó. 1.6. Dầu thực vật tinh chế Dầu thực vật là mặt hàng phục vụ tiêu dùng của nhân dân và là đầu vào của ngành chế biến thực phảam. Mặt hàng dầu thực vật tinh chế thuộc diện hạn chế nhập khẩu từ năm 1999. Việt Nam đã sản xuất được dầu thực vật với số lượng lớn, chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên giá cao hơn giá thế giới từ 35 – 45% do nguyên liệu phải nhập khẩu. Về nguyên vật liệu dầu thô, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN là Malaysia,, Singapore, Thái Lan và Philippin. Mục tiêu đặt ra hiện nay là đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu tinh chế trước hết phải đáp ứng được nhu cầu trong nước. Vì vậy, các mặt hàng dầu thực vật tinh chế sẽ được đưa vào thực hiện cắt giảm theo CEPT/AFTA muộn nhất, vào năm 2003. Trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của ta, mức thuế suất nhập khẩu MFN của dàu thực vật tinh chế tương đối cao (40%) Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA - Các dạng dầu thô và thành phần của dầu thực vật chưa tinh chế (1507 – 1515): hiện đang có mức thuế suất MFN thấp (chủ yếu là 5%), đã đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2000 trở về trước. - Dầu thực vật tinh chế (1507 – 1515): 2003 1.7. Rau quả Ngành rau quả là ngành hàng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp. Hiện nay do ta còn yếu kém ở khâu chế biến nên mặt hàng rau quả mới chỉ chủ yếu tiêu thụ và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Việt Nam có khả năng tăng cường xuất khẩu rau quả tươi sang các nước ASEAN, Tuy nhiên cần phải nâng cao năng lực và đổi mới công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến các mặt hàng này để nâng cao chất lượng sản phẩm. Thuế suất nhập khẩu MFN của các mặt hàng rau quả tươi và chế biến này đều ở mức tương đối cao (40%) Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA. - Rau, củ, hạt (chương 7) và hoa quả tươi (chương 8): Phần lớn các mặt hàng này đã đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2000 trở về trước: riêng nho tơi hoặc khô (nhóm 0806) được đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2001. - Sản phẩm chế biến từ rau, quả, hạt và các phần khác của cây (chương 20): Theo lịch trình cũ, các nhóm mặt hàng này trước đây được đưa vào thực hiện cắt giảm từ năm 2002. Tuy nhiên, hiện nay, do có sự thay đổi trong quan điểm phát triển và đầu tư sản xuất hàng nên đòi hỏi có sự điều chỉnh thời điểm đưa vào cắt giảm tương ứng. Đối với một số nhóm rau quả chế biến hiện đang có dự án đầu tư có nhu cầu bảo hộ để bảo vệ thị trường trong nước như nhóm 2002 – cà chua chế biến, 2004 – 2005 – các dạng rau khác chế biến, gồm cả khoai tây, 2008 – các dạng quả chế biến, và 2009 – n - ước quả ép và nước rau ép: đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2003. Đối với các nhóm cònlại, gồm 2003 – nấm chế biến, 2006 – 2007 – quả hạch chế biến và mứt quả đông, mứt quả thiều là những sản phẩm ta không sản xuát và cũng chưa có kế hoạch đầu tư sản xuất: Đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm2001. 2. Nhóm các mặt hàng thuỷ sản. Sản lượng đánh ắt, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng liên tục qua các năm và dần được các thị trường, đặc biệt là EU chấp nhận. Nhập khẩu hàng tươi sống không có khả năng cạnh tranh mạnh do thói quen tiêu dùng. Hà Nộiàg chế biến có thể nhập khẩu nhiều hơn. Việt Nam có khả năng nâng cao chất lượng hàng chế biến cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu hàng thuỷ sản đã tinh chế. Bản thân ngành thuỷ sản có triển vọng phát triển, có khả năng tăng năng suất, và sư dụng nhiều lao động. Hiện nay mức thuế suất nhập khẩu MEN của các mặt hàng thuỷ sản đều ở mức cao (50%) Hiện nay, hầu hết các nước ASEAn đã đưa nhóm các mặt hàng thuỷ sản vào thực hiện cắt giảm thuế theo Chương trình CEPT với một lộ trình tích cực và có lợi cho việ đẩy manh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam nếu như ta có kế hoạch đầu tư và phát triển chế biến thuỷ sản trong tương lai một cách phù hợp. Lịch tình cắt giảm theo CEPT/AFTA. - Đối với những mặt hàng ta có lợi thế xuất khẩu như cá và các động vật giáp xác tươi sông (Chương 3) và thuỷ sản hải sản chế biến như tôm của (nhóm 1603) và cá biển, trứng cá muối (nhóm 1604): đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2002. 3. Ngành hàng dệt may Về lĩnh vực xuất nhập khẩu ngành hàng này, có thể nói các nước ASEAN là những đối thủ cạnh tranh trình của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước. Do vậy, nói chung việc thực hiện CEPT cũng khó đêm lại lợi ích cho các công ty dệt may của Việt Nam trên giác độ tăng cường xuất khẩu. Ngoài ra, cần đề phòng việc các sản phẩm dệt may của các nước ASEAN xâm nhập vào thị trường Việt Nam khi ta đưa ác nhóm mặt hàng này vào thực hiện CEPT/AFTA. Theo biểu thuế hiện hành của ta, ngành hàng dệt may có mức thuế nhập khẩu MEN rất đa dạng: Những mặt hàng nguyên liệu dệt may trong nước cần nhập hiện nay có mức thuế suất MEN thấp (0%), trong khi những mặt hàng may mặc hoặc nguyên liệu trong nước đã sản xuất được có mức thuế suất MEN cao (30%, 40%, 50%) Trên cơ sở đó, dự kiến lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA đối với các sản phẩm dệt may như sau: Đối với lĩnh vực sợi ( thuộc các chương 51 – 55): đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 200 trơ về trước. Theo đề nghị của Tổng Công ty Dệt – may, sẽ thực hiện lùi bước cắt giảm tới mức cao nhất có thể được trên cơ sửo tuân thủ quy định của Hiệp định CEPT (tức là duy trì một mức thuế suất tối đưa trong 3 năm roìo mới thực hiện cắt giảm). Riêng đối với sợi pha lông cừu và sợi acrylic, xét giảm thuế xuống thấp hơn nữa do sản xuất trong nước không có, càn thiết nhập khẩu để phục vụ công nghiêp dệt vải. - Đối với sản phẩm vải ( thuộc chương 51 – 58 -, 60): Theo Lịch trình cũ dự kiến đưa vào cắt giảm từ năm 2002. Tuy nhiên, hiện nay, để phát triển được lĩnh vực may mặc không chỉ dừng lại ở khâu may gia công (nhập nguyên phụ liệu và xuất thành phẩm), việc phát triển ngành vải của Việt Nam là rấ cần thiết. Do vậy, dự kiến đưa các mặt hàng vải tưực hiện CEPT/AFTA vào năm 2003 - Đối với lĩnh vực hàng may mặc: chủ yếu là gia công xuất khẩu, thị trường trong nước hiện nay chiếm lĩnh với sản phẩm sản xuất từ ‘vải tiết kiệm” nên có giá thành rẻ, người tiêu dùng chấp nhận được. Nguy cơ cạnh tranh chính là từ hàng nhập lậu của Trung Quốc./ Đối với các nước ASEAN, Việt Nam không nhập khẩu mà chủ yếu là cạnh tranh với họ trong xuất khẩu sang các thị trường EU, Bắc Mỹ và Đông á. Lịch trình cắt giảm trong CEPT/AFTA. Các mặt hàng may mặc (chương 61 và chương 62) đã đưa vào thực hiện cắt giảm từ năm 2000 trở về trức, bước cắt giảm lùi nhất theo quy định của Hiệp định CEPT (tức la duy trì mọt mức thuế suất tối đưa trong 3 năm rồi mới thực hiện cắt giảm ) 4. Ngành da giầy. Những điểm mạnh của da giầy là giá lao động rẻ, khéo léo, đã có thị trường tương đối ổn định, được chấp nhận, trong đó loại giầy vải thể thao và mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tuy nhiên nguyên liệu sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu do chất lượng nguyên liệu trong nước kém. Hiện nay, các mặt hàng của ngành da giầy vẫn duy trì mức thuế suất nhập khẩu MFN cao (40%, 50%). - Về diện mặt hàng: Bao gồm da thuộc và sản phâm từ da (giầy dép là chủ yếu). Hiện nay lĩnh vực da thuộc đang bị chững lại vì các lý do thiếu nguyên liệu, bao gồm cả nguyên liệu da lẫn các hoá chất sử dụng trong quá trình thuộc da và chau chốt. Sản xuất gia dầy dép chủ yếu phục vụ xuất khẩu xong phần lớn dới hình thức gia công cho nước ngoài. -Về thị trường: Thị trường trong nước: hiện chiếm khoảng 10% sản lượng sản phẩm của ngành da giầy. Sản phẩm tiêu thụ trong nước hiện đang vấp phải cạnh tranh rất mạnh từ hàng giầy dép nhập lậu của Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu: Chủ yếu là xuất khẩu gia công sang thị trường EU và Đông Á (thị trường EU chiếm khoảng 80%). Ngoài ra còn xuất sang các thị trường Nga và Đông Âu, Hoa Kỳ. - Về nhập khẩu: Nhập khẩu thành phẩm rất ít, tuy nhiên nguy cơ giầy nhập lậu từ Trung quốc hiện đang đe doạ đến thị phần trong nước của các công ty sản xuất da giầy của ta. Lịch trình cắt giảm trong CEPT/AFTA. - Nguyên liệu da (chương 41): có mức thuế suất MEN thấp ( chủ yếu 0%) và đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trơ về trước, bước cắt giảm giống trong lịch trình cũ. - Các sản phẩm bằng da thuộc ; bộ yên cương; các mặt hàng du lịch, túi sách và bao hộp bằng da (chương 42): 2001. Theo lịch trình cũ, các mặt hàng may mặc và phụ tùng nguyên liệu da (nhóm 4203) được đa vào thực hiện cắt giảm trong năm 2002, tuy nhiên trong thực tế ta không có hoạt động sản xuất cá diên jsản phẩm này, do vậy dự kiến đẩy nhanh thời điểm đưa các mặt hàng này vào thực hiện CEPT/AFTA lên năm 2001. - Giầy dứep có để ngoài và mã bằng cao su (nhóm 6401 –6402) và năm 2002 (giốn Lịch trình cũ). - Giầy dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc và da tổng hợp (giả da) và có mũ khôn khôn bằng nguyên liêu da, thuộc nhóm 6403 – 6405: Theo Lịch trình cũ, thời điểm đưa các nhóm mặt hàng này vào cắt giảm là năm 2002. Tuy nhiên, trên cơ sở làm việc với các bộ ngành và Tổng công ty Da- giầy cho tháy ta hiện nay đã có khả năng xuất khẩu một số mặt hàng giầy có mũ sản xuất bằng vải dệt sang thị trường ASEAN (Malaysia) nên sẽ đưa những mặt hàng này vào thực hiện cắt giảm sớm hơn so với Lịch trình cũ vào năm 2001. Ngược lại, cần bảo hộ ngành sản xuất những sản phẩm giầy có mũ bằng nguyên liệu da, thuộc nhóm 6403 – 6405, do đó lùi thời điểm đưa các mặt hàng này vào thực hiện cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA xuống năm 2003 như nêu trên. 5. Ngành hàng giấy. Ngành giấy hiện là ngành có sức cạnh tranh rất yếu, sản phẩm ít, chất lượng trong khi giá bán lại ao, do vậy sẽ vấp phải những khó khăn rất lớn khi đowcj đưa vào tựhc hiện cắt giảm theo Chương trình CEPT/AFTA , đặc biệt là khi các nước ASEAN cũ đều đưa đưa nhóm mặt hàng này vào thực hiện cắt giảm thuế tích cực nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Phần lớn các mặt hàng giấy trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của ta đều có mức thuế xuất khẩu MEN cao (40). - Mặt hàng Bột giấy ( nhóm 4706) hiện đã đưa vào thực hiện CEPT/ AFTA từ năm 2000 trở về trước. - Hiện nay sản phẩm chủ yếu của các nhà máy giấy lào in báo, giấy viết và giấy phô tô cop phi (nhóm 4801). Ngoài ra, một số địa phương có sản xuất một số loại giấy khác, bìa, carton phẳng có chất lượng thấp, không có khả năng cạnh tranh với trung ương và hàng nhập khẩu, phải nhập khẩu vào khoảng 200.000T/năm, chủ yếu là giấy bìa có chất lượng cao, giấy vỏ bao xi măng, giấy couche và các loại giấy cao cấp khác. Giá giấy nhapạ khẩu rẻ hơn so với giá sản xuất giấy trong nước, nhất là đối với những sản phẩm giấy sản xuất từ nguyên liệu bột giấy. - Thị trường nhập khẩu thành phẩm chủ yếu của Việt Nam là Đại Loan (chiếm đến 46%), Indonesia(khoảng 10%), Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc ( khập lậu, nhập theo đường tiểu ngạch) Thị trường nhập bột giấy chủ yếu của Việt Nam là Đức, Hồng Kông, Thái Lan, Phần Lan, Singapore - Hiện nay mức thuế suất nhập khẩu áp dụng đối với các sản phẩm giấy ở mức tương đối cao từ 30% - 40% (cao hơn 20%) Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA. Để tránh gây tác đọng đột ngột đồng thời bảo hộ những mặt hàng trong nước đã bước đầu sản xuất hiệu quả, dự kiến thời điểm đưa vao thực hiện CEPT/AFTA cho các sản phẩm giấy cha đưa vào cắt giảm như sau: - Các loại giấy in báo, giấy viết va giấy phô tô coppy (nhóm 4801): giấy và bìa giấy không tráng, trừ giấy làm nền giảm xuất giấy nhôm (nhóm 4802); giấy vệ sinh hoặc giấy mỏng lau mặt và các loại giấy tương tự dùng cho mục đích vệ sinh (nhóm 4803); phong bì, bu thiếp, danh thiếp.. (nhóm 4817) và giấy vệ sinh và giấy tương tự sản xuất từ sợi xen lu lô ( nhóm 4818); vở ghi chép, vở bài tập.. (nhóm 4820); và giấy bìa, nỉ xen lu lô dùng để viết, in và các mục đích đồ hoạ khác (nhóm 4823): năm 2003 (lùi hơn so với thời điểm năm 2002 trong Lịch trình cũ). - Các loại giấy và bìa kraft không tráng ( nhóm 4804); giấy cuốn thuốc lá ( nhóm 4813); thùng carton, hộp, va li, tí sách và các loại bao bì khác bằng giấy (nhóm 4819); và nhãn bằng giấy bọc bìa (nhóm 4821): năm 2002 (giống Lịch trình cũ). 6. Nhóm các sản phẩm hoá chất. Diện mặt hàng chính của ngành hàng hoá chất bao gồm: hoá chất thuần tuý; phân bón; thuốc trừ sâu; sản phẩm cao su; hoá mỹ phẩm, xà phòng và các chất tẩy rửa; và pin; ắc quy. Mức thuế suất nhập khẩu MEN của các nhóm mặt hàng hoá chất rất đa dạng: đối với những mặt hàng hoá chất thuần tuý, phân bón là những mặt Hà Nộiàg ta vẫn đang nhập nhiều thì có mức thuế suất MFN thấp (0 – 10%), sản phẩm cao su (30 – 50%), hoá mỹ phẩm, xà phòng và chất tẩy rửa (30 – 50%) pin, ắc quy (20 – 30%). Hiện nay, các nước ASEAN cũ đã đưa các mặt hàng này vào thực hiện cắt giảm theo CEPT/AFTA với mức thuế suất CEPT chủ yếu nằm trong giải 0 – 5% từ năm 2001 trở đi, trừ một số trường hợp các nước vẫn áp dụng mức thuế 15%, 10% chio năm 2001 rồi mới thực hiện cắt giảm tiếp xuống 5% nhanh đối với mặt hàng xà phòng (Philippines). Indonesia và Thái Lan ) Pin (thái Lan, Brunei) một số sản phẩm hoá mỹ phẩm (Philippines và Thái Lan). Lịch trình cắt giảm của các mặt hàng chính theo CEPT/AFTA. - Các hoá chất hữu cơ (nhóm 2901, 2905 – 2935, 2940): dự kiến các mặt hàng này vào thực hiện cept từ năm 2002, giống với lịch trình cũ. - Phân bón: Hiện nay ta phải nhập khẩu một số lượng lớn phân bón, chủ yếu là U rê, DAB, NPK Kali, trong đó nhập khẩu với kim ngạch tương đối lớn từ Indonesia. Thuế suất thuế nhập khẩu của các mặt hàng phân bón hoá học chủ yếu ở mức 0%. Tuy nhiên, phân bón hoá học hiện nay là một trong những mặt hàng thuộc diện cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân, là đâu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, được quản lý bằng hạn ngạch, đầu mối nhập khẩu Hiện nay, đối với phân hoá học, ta đang nghiên cứu bỏ các biện pháp phi quan thuế, mà trước mắt các biện pháp hạn chế số lượng. Do vậy, dự kiến đưa các mặt hàng phân bón hoá học vào thực hiện CEPT vào năm 2003, giống với Lịch trình cũ. - Sản phẩm cao su ( chương 4 + Cao su nguyên liệu: đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước, có mức thuế suất MEN và CEPT đều thấp ( chủ yếu là 3%). + Lốp, xăm xe ô tô và xe máy: đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2003, giống với lịch trình cũ. - Hoá mỹ phẩm, xà phòng và chất tẩy rửa: + Nước hoa và nước thơm ( nhóm 3303): năm 2002, giống với lịch trinh cũ. + Mỹ phẩm, đồ trang điểm, chế phẩm dùng cho tóc và dùng để vệ sinh (3304 – 3305, 3307): năm 2001, sớm hơn so với Lịch trình cũ 1 năm do đây là những mặt hàng ta không đâu tư sản xuất. + Chế phẩm bôi trơn, chất đánh bóng (nhóm 3403,3405): năm 2001, đẩy sớm lên một năm so với Lịch trình cũ do là những mặt hàng cha sản xuất được và không có hướng đầu tư trong thời gian tới. - Pin, ắc quy (nhóm 8506 – 8507) năm 2002, giống Lịch trình cũ. 7. Ngành hàng nhựa Nguyên liệu nhựa, trừ DOP và PVC đã sản xuất trong nước một phần, còn lại phải nhập để sản xuất nhựa thành phẩm. Các mặt hàng nguyên liệu ngành nhựa có mức thuế suất thấp (0 – 10%) và đưa vào cắt giảm từ trước. Những mặt hàng thành phần nhựa có mức thuế suất nhập khẩu MFN cao (20 – 50%). Trong ASEAN, tất cả các nước thành viên cũ đã đưa nhóm mặt hàng này vào thực hiện CEPT/AFTA với mức thuế suất CEPT thấp 0 – 5% từ năm 2001 trở đi, trừ Indonesia và Thái Lan vẫn áp dụng mức thuế suất CEPT cao hơn 15%, 10% vào năm 2001 với một số mặt hàng như chất hoá dẻo DOP và một số sản phẩm nhựa thành phẩm khác. Nhựa thành phẩm đa dạng, chất lượng có khả năng cạnh tranh được với thị trường khu vực và quốc tế (trừ sản phẩm nhựa cao cấp). Dự kiến thời điểm đưa vào thực hiện CEPT/AFTA cau các sản phẩm ngành nhựa như sau: - Chất hoá dẻo DOP (29.17.32.00) đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2002 ( Lịch trình cũ: 2003) - các sản phẩm bằng plastic + Nhóm 3915 – Phế liệu, phế thai, mẩu vụn của plastics: đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2002, lùi lại 1 năm so với Lịch trình cũ. cũ. + Nhóm 3918 – Tấm trải bằng plastic: 2001, sớm hơn 1 năm so với lịch trình + Nhóm 3919 – Tấm, phiến, màng, lá, băng, dải và các loại tấp phẳng bằng Plastics: 2002, lùi lại 1 năm so với Lịch trình cũ. + Nhóm 3923 – Các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hoá, bằng plastics; nút, nắp, mũ van và nút đậy khác bằng plastics: 2002 (giốn Lịch trình cũ) + Nhóm 3924 - Đồ ăn, đồ bếp bằng plastics: 2002 (muộn hơn 1 năm so với Lịch trình cũ) + Nhóm 3925, 3926, - Đồ vật bằng plastics khác: 2001 (giống Lịch trình cũ). 8. Ngành rượu bia, giải khát. Hiện nay, trừ loại nước khoáng và nước uống có ga, chủ yếu các dạng bia va rượu vẫn nằm trong Danh mục GE của nhiều nước ASEAN vì các lý do tôn giao và đạo đức tại cá nước này. Đối với nước khoáng và các nước uống có ga (nhóm 2201), các nước ASEAN đều đã đưa vào cắt giảm theo CEPT/AFTA với mức thuế suất rất thấp 0 – 5%. - Trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của ta, các mặt hàng rượu bia nước giải khát hiện đang có mức thuế suất nhập khẩu MFN rất cao, từ 50% đến 100%. - Bia (nhóm 2203): Trong 10 năm qua ngành bia có tốc độ tăng trưởng nhanh, hoạt động có hiệu quả và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Hiện tại bia của ta có chất lượng tốt, hợp gu người uống và được bảo hộ bằng mức thuế nhập khẩu cao nên chưa bị cạnh tranh với khu vực. Nhóm hàng này trước kia thuộc Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GE), tuy nhiên, qua các đợt rà soát lại Danh mục GE do ban thư ký ASEAN khuyến nghị, ta đã chuyển mặt hàng này vào Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL) và dự kiến đưa vào cắt giảm theo CEPT/AFTA vào năm 2003. - Nước khoáng và nước có ga, loại chưa pha thêm hương liệu (nhóm 2001): năm 2003; nước khoáng và nước có ga, loại đã pha thêm hương liệu (nhóm 2202): năm 2001. - Rượu vang (nhóm 2204 – 2205): Các mặt hàng rượu vang trước kia thộc danh mục GE, tuy nhiên, qua các đợt rà soát lại Danh mục GE do Ban thư ký ASEAN khuyến nghị, ta đã chuyển mặt hàng này vào Danh mục TEL. Dự kiến thời điểm đưa vào cắt giảm để thực hiện CEPT/AFTA vào năm 2002 - Đồ uống có men và cồn êtylíc (nhóm 2206- 2207): hai nhóm hàng này trước kia thuộc Danh mục GEL, tuy nhiên, qua các đợt rà soát lại Danh mục GEL do ban thư ký ASEAN khuyến nghị, ta đã chuyển mặt hàng này vào Danh mục TEL, dự kiến thời điểm đưa vào cắt giảm là năm 2003. 9. Ngành hàng xi măng. Trong ASEAN, tất cả các nước ASEAN cũ đều đã đưa nhóm mặt hàng này vào thực hiện cắt giảm với mức thuế suất CEPT thấp 0 – 5% từ năm 2001 trở đi nhằm mục đích tăng cường xuất khẩu sang cá nước còn lại. Về xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN: ta chủ yếu nhập khẩu clinker từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia, mức nhập khẩu Clinker từ ASEAN chiếm tỷ trọng tương đối lớn, có năm chiếm tới trên 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu Clinker của ta. Về xuất khẩu, ta có xuất khẩu xi măng portland thành phẩm sang Lào và Campuchia (tuy nhiên lượng xuất không đáng kể). Mức kim ngạch nhập khẩu trong ASEAN của Việt Nam cụ thể như sau: Bảng 7: Mức kim ngạch nhập khẩu ASEAN của Việt nam Năm Clinker Xi măng trắng Xi măng đen và các dạng xi măng portland khác Xi măng đông cứng trong nước khác Kim ngạch (1000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1000U SD Tỷ trọn g (%) Kim ngạch (1000US D Tỷ trọn g (%) Kim ngạch (1000US D Tỷ trọng (%) 1997 9.566 24 1.026 22 25.524 49 21 100 1998 18.271 81 1.030 20 1.831 80 - - Ghi chú: Mức tỷ trọn được tính trên tổng kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các nước của mặt hàng. Ngành hàng xi măng là ngành hàng có tiềm năng phát triển của Việt Nam. Hiện nay sản xuất xi măng trong nước của ta đã đáp ứng được nhu câu trong nước, thậm chí còn có khả năng cung vượt quá cầu trong nước, song đang vấp phải áp lực cạnh tranh của xi măng nhập khẩu được bán với mức giá thấp hơn. Hiện nay, mức thuế suất nhập khẩu MFN của các nhóm sản xuất xi măng tương đoío cao (clinker: 30%, các loại xi măng thành phẩm: 40%). Lịch trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA: Theo lịch trình cũ, nhóm ngành hàng xi măng đưa vào thực hiện CEPT/AFTA sau cùng (năm 2003) với bước cắt giảm dần đều (2003 – 15%, 2004 – 15%, 2005 – 10% và 2006 – 5%) do mức thuế suất MFN hiện hành tại thời điểm xây dựng cho ngành xi măng trong thời gian vừa qua đã tăng lên đáng kể, 40% đối với xi măng thành phẩm và 30% đối với clinker. Do vậy, để có thê m thời gian cho ngành xi măng, dự kiến các mặt hàng clinker và xi măng thành phẩm sẽ được đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2003 với bước cắt giảm lân lượt là: 2003 2004 2005 2006 20 20 20 5 Clinker và xi măng thành phẩm (nhóm 2523) 10. Ngành hàng gốm sứ - thuỷ tinh xây dựng. Ngành hàng thuỷ tinh (kính xây dựng) và gốm xứ xây dựng của Việt Nam hiện đang trên đà phát triển với diện mặt hàng sản phẩm phong phú, đưa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo như gạch ốp lá ceramic và granitte, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vật liệu xây lợp từ đất sét nung, vật liệu chịu lửa để đáp ứng nhu cầu của các ngành xi măng và luyện kim. Hiện nay tốc độ tăng trưởng binh quân của ngành hàng năm đạt từ 45% - 180%. Trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam, các mặt hàng thuộc ngành gốm sứ thuỷ tinh phục vụ xây dựng đều có mức thuế suất MEN cao (40 - 50%) và chủ yếu chưa đưa vào cắt giảm thực hiện AFTA. Trong ASEAN, hiện nay tất cả các nước thành viên cũ đều đã đưa mặt hàng này vào thực hiện cắt giảm với mức thuế CEPT thấp 0 - 5%, chỉ trừ có Philippines còn áp dụng mức thuế suất CEPT 10% vào năm 2001 Bảng 8: Lịch trình cắt giảm dự kiến theo CEPT/AFTA. Mô tả mặt hàng Dự kiến năm đưa vào cắt giảm 6904 – 6906: Các SP xây dựng bằng gốm 2001 (2003)* 6907 – 6908: Các loại tấm lát đường, gạch ốp lá tường và lát nền bằng gốm: Khối khảm bằng gốm sứ 2003 (2003) 6910: Bồn rửa, chậu giặt, bồn tắm.. và các sản phẩm phục vụ vệ sinh bằng gốm sứ 2003 (2003) 7003: Thuỷ tinh đúc và thuỷ tinh cán, ở dạng tấm hoặc hình 2003 (2003) * Số liệu trong ngoặc thể hiện thời điểm đưa vào cắt giảm theo Lịch trình cũ. 11. Ngành thép: Ngành thép Việt Nam có quá trình phát triển từ năm 1959 đối với các nhà máy ở miền Bắc và từ 1970 đối với các nhà máy ở miền Nam. Đánh giá về mặt công nghệ, trừ một số day chuyền cán liên tục và bán liên tục có trình độ công nghệ tương đối khá, thuộc loại trung bình tiên tiến trên thế giới thì các thiết bị còn lại đều thuộc loại cũ, quy mô khá nhỏ, trình độ công nghệ thấp, mức độ tự động hoá thấp không có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trên thế giới. Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành thép Việt Nam còn rất nghèo nàn, không đồng bộ, phổ biến ở quy mô nhỏ, trình độ công nghệ còn thấp dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất lớn và chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh hạn chế. Ngành hẹp do vậy hiện phụ thuộc nhiều vào bảo hộ của Nhà nước. Tuy có sự phát triển tương đối nhanh trong 10 năm vừa qua song với thực trạng của ngành thép hiện nay có thể nhận định là ngành thép của Việt Nam vẫn trong tình trạng kém phát triển, đang ở điểm xuất phát thấp hơn các nước có sản xuất thép tỏng khu vực Thái Lan, Malaysia, và Indonesia.. Ngành thép của Việt Nam vẫn chưa có lợi thế và ưu thế rõ rệt so với các nước khác. Trong ASEAN, cá nước thành viên cũ đêu đã đưa nhóm mặt hàng này vào thực hiện cắt cắt giảm với mức thuế suất CEPT thấp 0 - 5% từ năm 2001, chỉ trừ Indonesia và Thái Lan vẫn áp dụng mức thuế suất 10% vào năm 2001 với một số sản phẩm thép nhất định. Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA,. - Phối thép, thép cán nguội, cán nóng và thép tấm (nhóm 7206 - 7209): đã đưa vào thực hiện cắt giảm trong CEPT/AFTA với mức thuế suất thấp (0%,1%,3%,5%), lộ trình cắt giảm giống Lịch trình cũ. - Các sản phẩm thép thanh, thép hình, thép dây và thép ống nhỏ (nhóm 7213 – 7216, 7305 – 7306) (có mức thuế suất MFN cao 40%, 20%): theo Lịch trình cũ, các nhóm mặt hàng này được đưa vào cắt giảm muốn nhất vào năm 2003, tuy nhiên đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000. Đối với những mặt hàng này, do trong nước công suất sản xuất và vượt quá cầu, việc duy trì mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi hiện hành quá cao hiện nay (40%, 20%) có thể khiến cho các công ty trong nước vẫn tăng cường sản xuất những mặt hàng này, dễ gây ra tình trạng ứ thừa. Các nhóm mặt hàng này dự kiến có lộ trình cắt giảm cho đến 2006 như sau: Bảng 9: Lộ trình cắt giảm cắt mặt hàng ngành thép Nhóm HS T/s MFN (%) T/s CEPT (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 7213 – 7216 - Thép thanh hình, dây 40 40 20 20 20 15 10 5 7305 – 7306 – Thép ốn 20 20 15 15 15 10 10 5 10 10 10 10 5 5 5 5 Các sản phẩm thép thanh, thép hình, thép dây và thép ống có đường kính lớn hơn (nhóm 7213 – 7216, 7305 – 7306) (Thuế suất MFN 10%, 5%,0%): đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2001 (giống Lịch trình cũ) - Các cấu kiện kim loại bằng sắt thép, bao gồm cửa ra vào , cửa sổ, các loại khung của và người cửa ra vào (7308.30.00) tấm lợp (7308.90.20), các loại thùng chứa ga nén hoặc ga lỏng (7311): đưavào CEPT/AFTA từ năm 2001 (giống Lịch trình cũ) 12. Ngành hàng điện tử – tin học Ngành điện tử - tin học là ngành công nghiệp mới phát triển ở nước ta, nhưng có tốc đọ phát triển bình quân cao, 20% năm . Giá trị sản xuất công nghiệp cũng như gái trị xuất khẩu của ngành có sự tăng tranh mạnh tron một thời gian ngắn như vậy là do mặt dù ngành điện tử - tin học ta xuất phát điểm thấp nhưng thu hút được đầu tư từ nhiêu côngty xuyên quốc gia lớn trên thế giới, do vậy có khả năng mở rộng và khai thác có hiệu quả thị trường thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện tử - tin học của ta hiện mới chỉ dừng chủ yếu ở khâu nhập linh kiện và phụ tùng để lắp ráp, chủ yếu lắp ráp CKD, chỉ có 10% là lắp ráp IKD, sản xuất cấu kiện không đáng kể và chỉ tập trung vào một số chi tiết sản phẩm đơn giản, công nghệ không đòi hỏi chính xác. Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp điện tử hiện nay là thấp; khoảng cách về công nghệ từ 15 – 20 năm so với các nước trong khu vực. Xét về cơ cấu sản phẩm, các nhóm sản phẩm điện tử dân dụng ti vi, rađio, cassette phát triển mạnh và vợt cầu trong nước, còn các nhóm sản phẩm khác nhập khẩu là chính. Trong vài nưm qua hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa xuất khẩu sản phẩm điện tử; các nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ xuất khẩu một số lượng hạn chế về sản phẩm điện tử tiêu dùng còn chủ yếu khai thác thị trường trong nước. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động đạt 30 – 40% công suất. Hiện nay, để nhằm phát triển công nghệ thông tin trong khu vực, các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định điện tử ASEAN (Hiệp định E – ASEAN) trong đó các nước thành viên cũ của ASEAN cam kết dự kiến cắt giảm thuế suất CEPT của các mặt hàng công nghệ thôn tin xuốn 0% lần lượt vào các mốc 2003/2005, còn các nước thành viên mới vào 2008 /2010. Theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam, những mặt hàng điện tử học thành phẩm hiện có mức thuế suất MFN tương đối cao (20 – 50%). Những dạng linh kiện của sản phẩm điện tử tin học, do ta phải nhập khẩu để lắp ráp thành phẩm trong nước nên có mức thuế suất nhập khẩu MFN nhìn chung thấp (0 – 10%) và được xác định cụ thể theo Chương trình nội địa hoá. Lịch trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA Dự kiến sẽ đưa những mặt hàng điện tử – tin học trong nước chưa thể sản xuất được hoặc những mặt hàng không quan trọng vào cắt giảm sớm từ năm 2001, còn những mặt hàng điện tử tin học khác sẽ đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2002 hoặc 2003, tuỳ thuộc vào mức độ bảo hộ dành cho ngành hàng cũng như trên cơ sở kết hợp với chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) để tăng cường hợp tác công nghiệp trên lĩnh vực này giữa ta với các ddoío tác nước ngoài. Cụ thể như sau: - Nhóm mặt hàng điện tử tiêu dùng: + Micro, loa, tai nghe (nhóm 8518): 2001 + Máy hát, máy chạy băng, cát – sét (nhóm 8519): 2001 + Máy ghi âm băng từ (nhóm 8520) 2001 + máy thu phát vi deo (nhóm 8521): 2001 + Băng đĩa đã ghi âm thanh (nhóm 8524): 2002 + Máy thu hình (nhóm 8528): 2003 - Nhóm mặt hàng thiết bị thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình: nhóm mặt hàng này trước đây thuộc Danh mạuc GE, qua rà soát đã được chuỷen vào Danh mục TEL dự kiến có thời điểm đưa vào cắt giảm để thực hiện CEPT/AFTA như sau: + Thiết bị điện dùng cho điện thoại hoặc điện báo hưũ tuyến, bao gồm cả bộ điện thoại hữu tuyến có bộ tay cầm không dây và thiết bị viễn thông dùng hệ truyền tải hoặc hệ thống số; điện thoại vi deo (nhóm 8517): Năm 2003. + Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo, truyên thanh vô tuyến (nhóm 8527): 2003. + Ăng ten vệ tinh dùng cho đài phát thanh truyền hình hoặc trạm viễn thông (các mặt hàng riêng thuộc nhóm 8529.2001. - Nhóm mặt hàng sản xuất thiết bị tin học phân mền và dịch vụ: Trong lĩnh vực sản xuất những mặt hàng này, cụ thể là các sản phẩm như máy tính PC, máy in, Các card giao dioện, Việt Nam hiện nay đi sau các nước trong khu vực rấ nhiều và cũng khó có khả năng đổi kịp để cạnh tranh trong tương lai. Với mục tiêu phát triển ngành kinh tế tri thức, cụ thể là phát triển lĩnh vực phần mềm và dịch vụ, dự kiến sẽ đưa các diện mặt hàng này vào cắt giảm sớm từ năm 2001 để hạ giá thành các sản phẩm máy tính và thiết bị, sản phẩm đi kèm, tạo điều kiện mở rộng khả năng tiếp cận , lĩnh hội và phát triển phần mềm của ta. - Nhóm mặt hàng thiết bị điện tử chuyên dụng: cân điện tử, tủ điều khiển dây chuyền sản xuất, thiết bị điện tử y tế và một số sản phẩm chuyên dụng phục vụ quân đội, công an: trừ những mặt hàng đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước, những mặt hàng còn lại sẽ đưa vào thực hiện CEPT sớm từ năm 2001. 13. Nhóm các sản phẩm cơ khí. Các nhóm sản phẩm chính của ngành hàng cơ khí: - Sản phẩm phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp, chế biến lương thực, nông sản, đánh bắt và chế biến hải sản. Bao gồm các sản phẩm máy động lực và máy nông nghiệp, thiết bị cho ngành máu đường, thiết bị chế biến chè, cao su, cà phê, tơ tằm, rau quả. - Sản phẩm phục vụ ngành giao thông vận tải, chủ yếu là các phương tiện vận tải, gồm ô tô, xe đạp, xe máy, tàu thuỷ.. - Thiết bị an toàn bộ và phụ tùng, chế tạo cấu kiện kim loại và thiết bị tiêu chuẩn cho các ngành công nghiệp, bao gồm cả thiết bị phục vụ công nghiệp thép. - Sản phẩm cơ khí tiêu dùng. Đánh giá thực trạng ngành cơ khí Việt Nam, ta có thể thấy mặc dù là một ngành có thời gian phát triển tương đối lâu nhất song sức cạnh tranh của ngành cơ khí của ta là thấp. So sánh với các nước ASEAN, ta có những điểm tương đồng về lợi thế như có nguồn tài nguyên đáng kể, lao động có giá rẻ và có trình độ, tuy nhiên các nước ASEAN lại vượt trên ta về mặt đầu tư và công nghệ, do vậy, có nhiều lợi thế về mặt cạnh tranh hơn ta. Tuy vậy, ngành công nghiệp cơ khí của ta cũng đã tạo ra một số sản phẩm có thể cạnh tranh tốt với các nước ASEAN, đạt mức tiêu chuẩn cao (xấp xỉ tiêu chuẩn của một số nhà sản xuất của Nhật Bản) với mức giá thấp hơn nên đã và dadng xuất khẩu sang được các nước ASEAN như: các loại động cơ diesel có công suất từ 18 mã lực trở xuống, máy xay xát à quả lô máy xay xát các cỡ từ 700kg/h đến 2 tấn/ h, dây chuyền thiết bị xay xát gạo hoàn chỉnh, máy bơm nước lưu lượng nhỏ và cụm bơm nước lắp với động cơ diesel. Theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành, thuế suất MFN của các mặt hàng cơ khí của ta có nhiều mức khác nhau, phụ thộc vào mức độ nhập khẩu và khả năng cung cấp trong nước của ta đối với mặt hàng này. Các mặt hàng cơ khí mà trong nước không có khả năng sản xuất và chủ yếu phải nhập khẩu có mức thuế MFN thấp (0 – 5%) và đã đưa vào thực hiện AFTA ngay từ đầu. Tuy nhiên, cũng có những mặt hàng như ô tô, xe máy, xe đạp lại có mức thuế suất nhập khẩu MFN rất cao (60 – 100%) và vẫn chưa được vào cắt giảm thực hiện AFTA. Hiện nay, các nước ASEAN cũ đã đưa ra các nhóm mặt hàng này vào thực hiện cắt giảm theo Chương trình CEPT/AFTA với mức thuế suất CEPT thấp 0 – 5%. Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể theo CEPT/AFTA. Dự kiến các mặt hàng cơ khí đưa vào thực hiện CEPT/AFTA sẽ được đưa vào cắt giảm theo các mốc thời điểm sau: - Sản phẩm máy động lực và máy nông nghiệp và các thiết bị: + Động cơ đốt trong dùng cho ô tô và xe máy ( nhóm 8407): 2003 (giống Lịch trình cũ). + Các bộ phận dùng cho các dạng động cơ thuộc hai, nhóm trên (nhóm 8409): 2002 (giống lịch trình cũ). + Máy kéo (nhóm 8701): 2001 (giống Lịch trình cũ), 2003 đối với mặt hàng Máy kéo đạp chân có công suất đến 15CV (mã 8701.10.10). - Sản phẩm phục vụ ngành giao thông vận tải, chủ yếu là các phương tiện vận tải, gồm ô tô, xe đạp, xe máy, tàu thuỷ: + Ô tô chở khách từ 50 người trở lên (nhóm 8702) và xe tải (nhóm 8704): 2003 (giốn Lịch trình cũ) + Một số dạng ô tô chở khác loại đặc biệt (xe trượt tuyết, chơi gôn) và xe chuyên dụng (xe cứu thương, xe tang lễ, xe chở tù) (nhóm 8703): 2001 ( đây là những nhóm mặt hàng mới xuất hiện trong biểu thuế nhập ữu đãi mới, là những mặt hàng Việt Nam chưa sản xuất được và phải nhập khẩu – như xe cứu thương hoặc là những mặt hàng hầu như không có nhu cầu nhập khẩu - như xe trượt tuyết nên đề nghị đưa vào thực hiện cắt giảm sớm) + Các bộ linh kiện dạng CKD, IKD của các loại xe ô tô: 2001 (giống lịch tình cũ)  + Khung gầm và thân xe (nhóm 8706 và 8707):2002 (giống Lịch trình cũ đối với nhóm mặt hàng khung gầm, riêng thân xe đưa vào cắt giảm sớm hơn một năm so với Lịch trình cũ). + Phụ tùng và các bộ phận phụ trợ cho các dạng xe ôtô (nhóm 8708) :2003 (giống lịch trình cũ) + Xe máy có dung tích xi lanh từ 250cc trở lên (8711.30/40/50/90): 2003 (những mặt hàng này được chuyển từ Danh mục GE và TEL sau các lần rà soát). + Xe đạp (nhóm 7812) : 2003 (giống lịch trình cũ) + Phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe đạp và xe máy (nhóm 7814): 2003 (giốn Lịch trình cũ). + Phương tiện bay, tầu vũ trụ và các bộ phận của chúng (chương 88): 2003 (nhóm mặt hàng này được chuyển từ Danh mục GEL và TEL sau các lần rà soát). +Tầu thuyền và các dạng phương tiện vận tải đường thuỷ ( chương 89): 2003 (giống lịch trình cũ). - Thiết bị toàn bộ và phụ tùng, chế tạo cấu kiện kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn cho các ngành công nghiệp, bao gồm cả thiết bị phục vụ ngành công nghiệp thép: đưa số các mặt hàng thuộc nhóm này đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước riêng có một sóo nhóm sản phẩm cấu kiện kim loại ( chủ yếu bằng sắt thép) chưa đưa vào thực hiện CEPT gồm cửa ra vào, cửa sổ, các loại khung cửa và ngưỡng cửa ra vào (7308.30.00) tấm lợp (7308.90.20) các loại thùng chứa ga nén hoặc ga lỏng (7311): đa vào CEPT/AFTA từ năm 2001 (giống Lịch trình cũ) - Sản phẩm cơ khí tiêu dùng: + Đồ da kéo, bộ đồ dùng cắt sửa móng tay móng chân, bộ đồ ăn bằng kim loại thường (nhóm 8214 – 8215): 2001 (đẩy sớm lên một năm so với Lịch trình cũ). + Đủ tài liệu, các chi tiết ghép nối dùng cho cặp giữ tài liệu và các đồ dùng văn phòng phẩm, chuông không dùng điện làm bằng kim loại thường (nhóm 8304 – 8306, 8308): 2002 ( đẩy sớm lên một năm so với Lịch trình cũ). + Quạt điện gia dụng: 2003: Quạt điện công nghiệp có công suất trên 125KW: 2003; c/s dưới 125KW: 2001; các bộ phận của quạt điện: 2002 (nhóm 8414) giống Lịch trình cũ). + Máy điều hoà (nhóm 8415): 2003 (giống Lịch trình cũ) + Tủ lạnh (nhóm 8418): 2002(giống Lịch trình cũ). + Máy giặt (nhóm 8450): 2003 (giống Lịch trình cũ) Tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN không chính thức vừa được tổ chức tại Malaysia, các nước ASEAN đã đề xuất lộ trình đẩy nhanh thực hiện AFTA đối với 4 nước thành viên mới của ASEAN là Việt Nam , Lào, Campuchia và Myamar. Theo lộ trình này, số hàng hoá đạt mức thuế suất 0 – 5% của Việt Nam sẽ lên tới 80% vào năm 2003 (so với mục tiêu 65% của lịch trình cắt giảm thuế 2001 – 2006 hiện nay). Theo đánh giá của Bộ thương mại, thời hạn hoàn thành nghĩa vụ AFTA (1/1/2006) đang đến gần doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN. Nếu đề xuất đẩy nhanh thực hiện AFTA trên là yêu cầu bắt buộc thực hiện, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải gánh chịu nhiều thách thức hơn. Do vậy, việc đẩy nhanh thực hiện AFA cần dựa trên tình hình thực tế và khả năng thực hiện từng nước thành viên mới của ASEAN. Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, trong đó, có việc cắt giảm số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trong tổng số 5.650 DNNN. Bộ tài chính vừa hoàn thành việc chuyển biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành sang biểu thuế quan chung của ASEAN. theo lộ trình chương trình thuế quan uư đãi có hiệu lực (CEPT), tiến tới gia nhập khu vực mậu dịch tự do thương mại ASEAN (AFTA). Như vậy, Nghị định ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt nam để thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan có khả năng được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra vào tháng 7 tới. Theo danh mục chuyển đổi biểu thuế quan xuất, nhập khẩu hàng hoá hiện hành có 6,495 dòng thuế khi chuyển sang danh mục thuế quan khu vực ASEAN sẽ được nâng lên 10.689 dòng thuế. Trong đó, danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ nâng từ 5.559 lên 8.807 dòng thuế; danh mục loại trừ tạm thời (TEL) từ 755 lên 1.376 dòng thuế; danh mục nông sản nhạy cảm (SL) từ 52 lên 91 dòng thuế và danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) từ 139 lên 415 dòng thuế. Hiện nay, Việt nam đã cắt giảm được thuế suất của 5.500 mặt hàng chiếm gần 85% tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành. Theo lộ trình, năm nay Việt nam sẽ đưa thêm 760 mặt hàng vào danh mục cắt giảm thuế với mức thuế suất hạ từ 40 -50% còn 15 - 20% và tiếp tục giảm xuống 0-5% vào năm 2006, hạn cuối cùng để Việt nam hoàn thành chương trình cắt giảm thuế quan Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, việc cắt giảm thuế này chưa ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi thương mại giữa Việt nam và ASEAN. Lợi ích rõ ràng nhất khi tham gia CEPT/AFTA là mở được thị trường tiêu thụ. Sau 6 năm thực hiện CEPT, ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bên cạnh EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ KẾT LUẬN Giải phóng thương mại và đầu tư ra khỏi những trở ngại của hàng rào thuế quan, về thực chất, không phải là ý muốn chủ quan cua bất kỳ một quốc gia nào, mà là đặc trưng phát triển kinh tế quốc tế của thời đại. Thực hiện những sửa đổi cơ cấu hệ thống thuế nộ địa cũng như tham gia vào các chương trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) dành cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, từng bước làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích ứng với xu hướng chung của quan hệ kinh tế quốc tế khu vực và thế giới, mà trước tiên đó là việc tạo dựng tính đồng nhất về những tiêu chí kinh tế, giảm dần những khác biệt về thể chế điều tiết, xác định quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi tổ chức hợp tác kinh tế khu vực. Dù muốn hay không, chúng ta phải đối phó với các thách thức; nền công nghiệp chế biến non trẻ bị đe doạ, cá xu hướng phi điều chỉnh nảy sinh , ngân sách nhà nước bị thu hẹp. Song đó là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng, tạo dựng môi trường thương mại và đầu tư có đặc tính cạnh tranh cao, là cáigiá phải trả cho việc tự do hoá thương mại nhằm thực hiện tốt các chương trình kinh tế vĩ mô cuả Nhà nước. Như vậy, việc Việt Nam thực hiện chương trình cải cách thuế quan không chỉ có cơ hội thuận lợi mà còn cả những khó khăn thách thức. Do đó, để tham gia có hiệu quả vào quá trình thực hiện AFTA, việc này đỏi hỏi một sự chủ động không hỉ từ cá Bộ, ngành quản lý Nhà nước mà quan trọng hơn là sự chủ động, tự điều chỉnh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước để nâgn cao khả năng cạnh tranh của mình, tạo sức mạnh tham gia các hoạt động trong môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế còn là một việc làm mới lạ và có nhiều khó khăn phức tạp. Nhưng tin tưởng rằng, việc cải cách thuế quan để thực hiện CEPT/AFTA sẽ mở ra cho Việt Nam cơ hổi đậy ạnh hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN, hội nhập APEC, gia nhập WTO; góp phần xây dựng thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, xây dựng nước mạnh, dân giàu, xã hội công bằng văn minh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách: - Võ Đại Lược, “ các khối kinh tế và mậu dịch trên thế giới” nhà xuất bản Chính trị Quốcgia, 1996 - Lịch trình giảm thuế của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Nhà xuất bản Tài chính, 1998. - Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt nam để thực hiện CEPT của các nước ASSEAN năm 2002, Nhà xuất bản thống kê -2002 - Sổ tay các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế , Nhà xuất bản nông nghiệp HN 2002  - Doanh nghiệp Việt nam hội nhập kinh tế thế giới, Bộ thương mại 2002 - Sản phẩm hội nhập Việt nam tự do hoá thương mại – Bộ thương mại – Bộ văn hoá thông tin , năm 2003 - Chính sách thuế của nhà nước trong tiến trình hội nhập – Học viện tài chính, 2002 II. Tài liệu - Nguyễn Văn Luật “AFTA và tiến trình hội nhập Đông Nam á,” Văn phòng Chính phủ, 1998. - Nguyễn Thanh Trì: Pháp luật quốc tế khu vực ASEAN về thương mại và đầu tư trực tiếp của nước ngoài” Bộ tư Pháp – Viện nghiên ứu khoa học pháp lý 1998. - Công Báo, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí thương mại, Tuần báo quốc tế năm 2002 – 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8394.doc
Tài liệu liên quan