Đề tài Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

Ngoài ra, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam còn là một sản phẩm du lịch văn hóa. Du khách đến với núi Sam một cách rất tự nguyện không cần quảng cáo, đã vậy khách đáo lệ hàng năm ngày một đông hơn, bởi vì người ta đến đây để củng cố niềm tin bằng tâm linh, lợi thế tuyệt đối này không phải muốn mà có, cho nên phải khai thác triệt để. Lễ hội vẫn còn tồn tại không ít những mặt hạn chế nhất định cần phải khắc phục. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm ra giải pháp hữu hiệu để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho một hoạt động tín ngưỡng dân gian, đồng thời phát huy tiềm năng du lịch sẵn có của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước, của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền ở các địa phương là việc làm quan trọng để Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ngày càng gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân và là một Lễ hội cấp quốc gia có quy mô lớn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

pdf62 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tượng Bà chưa thật sự được quan tâm, tôn kính. Bỗng dưng một hôm có một cơn dịch bệnh cướp đi sinh mạng của một số trẻ con, người ta đồn đại lên rằng “Bà quở”, vì dân làng không tôn kính Bà. Nghe nói ai nấy đều đến miếu cúng vái, cầu nguyện mong Bà ban cho sự bình yên, và ngẫu nhiên, những năm sau đó trận dịch không lập lại, trẻ con trong làng đều mạnh khỏe vui chơi. Từ đó, tin đồn Bà Chúa Xứ núi Sam linh thiêng được loan truyền. Hằng năm, dân làng Vĩnh Tế tổ chức cúng Bà ở miếu, gọi là vía Bà [26;42]. Thời Trang 41 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh xưa, lễ hội vía Bà núi Sam diễn ra cũng rất bình thường, vì cư dân lúc này còn thưa thớt, phương tiện đi lại khó khăn, người từ các làng lân cận đến cũng chẳng là bao. Vài chục năm trở lại đây, đường sá thông thương, cư dân đông đúc – nhất là từ năm 1972, khi ngôi miếu được xây dựng lại – số người tham dự dần dần mỗi năm một tăng; và đến nay, trong thời gian cao điểm, mỗi ngày có đến hàng trăm ngàn lượt khách. Hàng năm, Lễ hội vía Bà núi Sam được tổ chức vào các ngày 23, 24, 25, 26, 27 tháng tư âm lịch. Vía chính vào ngày 25. Về mặt nghi thức, trình tự lễ hội có các nghi thức sau: Thứ nhất, Lễ tắm Bà Lễ này được tổ chức vào lúc 0 giờ đêm rạng ngày 24 tháng 4 âm lịch. Nói là tắm Bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho tượng Bà. Vào giờ đó trong khuôn viên miếu, hàng chục ngàn người chen chút nhau trên sân, mọi di chuyển tới lui chỉ có thể nhích từng bước một. Vào lúc 19 giờ đóng cửa chính điện và mời khách hành hương ngưng cúng, ra khỏi chánh điện để quét dọn sạch sẽ. 21 giờ cho mời các đoàn khách đã đăng ký trong ngày vào cúng, bình quân mỗi đoàn trên dưới 50 người, lễ vật gồm có hương đăng trà quả, bông, rượu, trầu cau, mâm xôi, Sau khi cúng mỗi đoàn cử đại diện hai hoặc ba người ở lại dự lễ. Đến 23 giờ 30, ông Chánh tế cúng và Ban Quản trị cùng một số bô lão ở địa phương có mặt trước điện thờ để kiểm tra lễ vật, áo mão dâng cúng. Đúng 0 giờ ngày 24 lễ Tắm Bà được chính thức cử hành. Nghi thức đầu tiên, Ban lễ thắp sáng tất cả các ngọn đèn cầy to trên bàn thờ Bà và các bàn thờ trong chánh điện. Ông Trưởng ban Quản trị lăng miếu, hai ông chánh tế, ba ông ngồi tế, ba ông chấp kích, tổ phụ nữ tắm bà gồm 9 người, lần lượt nguyện hương. Trong lúc nguyện hương ban lễ dâng rượu. Bức màn nhung đỏ có kết hoa đẹp mắt được kéo ngang bệ thờ, che kín khu vực đặt tượng. Một tổ gồm 9 người phụ nữ được chọn lựa, phân công từ trước, lần lượt vén màn bước vào trong để chuẩn bị tắm Bà. Việc phân công người chủ trì buổi lễ này cũng rất cẩn thận, đó là một phụ nữ đứng tuổi, có uy tín ở địa phương. Đầu tiên là thay áo ngoài, áo trong. Nước tắm Bà được nấu từ mưa hứng ở ngoài trời với nhiều loại hoa thơm và pha thêm nước hoa xông lên thơm ngát. Tổ tắm Bà dùng khăn mới nhúng nước vắt khô rồi lau lên cốt tượng, ngoài số khăn của Ban tế lễ, khách hành hương cũng gởi vào số lượng khăn rất nhiều, nên để vừa lòng mọi người tổ phục vụ phải liên tục thay khăn Trang 42 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh mới, cố sử dụng cho hết số khăn được đưa vào. Sau khi lau tượng Bà, cốt tượng được mặt lên 4 áo lót, kế tiếp là chiếc áo đại lễ đã được lựa chọn. Cuối cùng là hai người nam bước lên bệ để thay mão cho Bà. Khi hai người nam rời bệ thờ, bà tổ trưởng tung hoa lài lên khắp mình tượng. Nhiều loại nước hoa đắt tiền được dâng lên, xịt mỗi chai một ít vào tượng, xong được mang ra hoàn trả lại cho người dâng cúng. Người dâng cúng kính cẩn mang về xem như một vật gia bảo. Lễ Tắm Bà đã kết thúc, người chủ trì buổi lễ kiểm soát lại trang phục trên tượng lần chót, bức màn được kéo ra hai bên, mọi người chen nhau đến gần để chiêm ngưỡng, khấn vái, ai củng cố đến sát bên bệ thờ để xin lộc Bà. Lộc Bà bây giờ chỉ là một vài cành hoa, một vài trái cây để trên bàn, chứ không như trước đây có người sử dụng nước tắm bà xem như nước thánh để chữa bệnh, hay uống vào để được mạnh giỏi, không bị tà ma quấy nhiễu. Lễ Tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái. Thứ hai, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 25 tháng tư âm lịch. Tại miếu Bà, các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu thỉnh sắc. Dẫn đầu đoàn thỉnh sắc là đoàn lân, tiếp theo là ông hương lễ bưng khai trầu rượu, học trò lễ đi hai bên, rồi đến 2 ông Chánh tế, ba ông bồi tế, ba ông chấp kích, các vị bô lão và các vị chức sắc khác. Theo sau là các học trò lễ xếp thành hai hàng dọc, tay cầm cờ phướn đi hầu trước và sau long đình do bốn người khác khiêng. Đến trước đền thờ Thoại Ngọc Hầu, các vị bô lão tuần tự vào nguyện hương, dâng hoa và xin phép thỉnh bài vị. Ông Chánh tế thỉnh bài vị ông lớn (Thoại Ngọc Hầu), chánh tế ca công thỉnh bài vị hội đồng, hai bồi tế thỉnh bài vị bà chánh, bà thứ. Sau ba hồi chiêng và ba hồi trống ban nhạc trổi bát cấu, tất cả bốn bài vị được phủ khăn đỏ và thỉnh lên long đình, đoàn lân múa dẫn đầu đoàn rước quay trở về. Ba bài vị được đặt lên trên bàn thờ trước cửa vào chánh điện hướng về phía võ ca. Chính giữa là bài vị Thoại Ngọc Hầu, bên trái là bài vị chánh phẩm Châu Thị Tế, bên phải là bài vị nhị phẩm Trương Thị Miệt. Bài vị thứ tư là bài vị “Hội đồng” được đặt riêng một bàn thờ phía trước. Sau đó, Ban quản trị lần lượt nguyện hương làm lễ tọa vị cúng một đầu heo, một cặp vịt. Lễ thỉnh sắc được kết thúc. Trang 43 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh Thứ ba, Lễ túc Yết Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà để bắt đầu nghi lễ cúng Túc Yết. Phía sau các vị là bốn học trò lễ và bốn đào thài. Đứng chính diện với tượng Bà là ông chánh bái. Lễ vật dâng cúng gồm có: một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo lông sạch sẽ), một đĩa đựng huyết có tí lông heo để chung gói trong giấy hồng đơn gọi là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một dĩa trầu cau, một thớt đao nằm, nước, muối, gạo mỗi thứ một tô. Các mâm chàm được đặt hai bên con heo trắng, trên bàn thờ và hai mâm trên bàn hội đồng. Mâm chàm gồm có thịt luộc, lòng heo luộc, hai chén cháo, hai đôi đũa, rau dưa, trầu cau, gạo muối Ngoài ra, trên các bàn thờ khác còn có nhiều mâm xôi, trái cây, bánh của dân làng và thành viên, hội viên Ban quản trị dâng cúng. Các lễ vật được bày trên bàn, riêng con heo trắng được đặt sấp, thân phủ lên một giá gỗ sơn đỏ, cao hơn 6 tấc, đầu hướng về bàn thờ. Vào lễ cúng, ông Chánh bái và các vị bô lão đến niệm hương trước bàn thờ. Kế đến là phần “Khởi cổ”. Sau khi đánh ba hồi trống gõ và ba hồi chiêng trống, nhạc lễ bắt đầu trổi lên là lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà. Mọi diễn tiến của buổi lễ được điều khiển bởi hai người xướng lễ, gồm một xướng nội và một xướng ngoại, từ chánh điện nhìn ra, người xướng nội đứng bên cạnh bàn thờ lễ vật phía bên trái, còn người xướng nội đứng ở phía bên phải xa hơn, giữa bàn thờ Hội đồng và bàn thờ Tổ (nơi đặt bản dâng tế và rượu trà dâng cúng). Ban Tế lễ đứng sau tượng Bà, đúng 0 giờ ban nhạc trổi lên bát cấu. Ban Tế lễ tuần tự đi hai hàng tả hữu, lớn trước, nhỏ sau, đứng dọc theo nghi cúng. Ông Chánh bái đi trước, bốn học trò lễ và bốn đào thài đi theo, hướng về phía bàn thờ tổ. Tại đây ông chánh bái tự rót rượu để học trò lễ đem lên dâng cúng. Chánh Tế hô to: ‘Tràng áp hầu”. Bốn cô Đào hát bộ dạ lớn, từ trên cầm đèn cầy đi xuống đứng hầu hai bên nghi cúng. Các vị bô lão nguyện hương. Trưởng Ban Quản trị rồi đến thành viên hội viên nam trước nữ sau nguyện hương. Các đoàn đại diện, đình, miếu hội bạn cùng vào nguyện hương. Sau khi dâng cúng hoa là dâng ba lần rượu gọi là chúc tửu, dâng ba lần trà gọi là hiến trà, theo lệnh của người xướng lễ, bản văn tế được mang trước bàn thờ. Dứt bài văn tế, ông chánh bái đốt bài văn bản này và một ít giấy vàng bạc, heo cúng trên bàn được lật ngửa ra trước khi nghiêng đi. Phần cúng túc yết đã xong. Trang 44 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh Thứ tư, Lễ xây Chầu Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu: tại gian võ đường, những người tham dự ăn mặc chỉnh tề, hai hàng từ cửa chính điện trở ra. Lễ vật là một con heo trắng, một mâm xôi và một mâm chàm. Tất cả các diễn viên của đoàn hát bộ hóa trang, trống mõ sẵn sàng. Ông Chánh bái đứng trước tượng Bà và đặt một cái trống. Chánh tế chọn hướng đại lợi đặt trống (gọi là chí chầu), nguyện hương trước tượng Bà có đặt một khay trầu rượu, một roi (vùi) chầu để trên khay. Ông vái xong lấy roi chầu vác lên vai hô to: Phụng mạng. Chánh tế ra trước nghi xây chầu đặt roi chầu lên khay, lễ xướng: “Ca công tựu vị”. Ông Chánh bái ca công liền bước tới bàn thờ đặt giữa gian võ ca, nâng tô nước có nhành dương đưa ngang trán khấn vái, hạ tô nước ngang ngực, dùng ba cây nhan vẽ bùa (tứ tung ngũ hoành) trên tô nước. Xong hớp ba hớp nước, giắt nhan lên mép tai. Bước sang trái một bước ông cầm nhành dương nhúng vào tô nước, vừa vẩy nước ra xung quanh vừa đọc to: “Nhất xái thiên thanh” thứ nhất vẩy nước lên trời xanh cầu cho mưa thuận gió hòa. “Nhị xái địa ninh” thứ nhì vẩy nước xuống mặt đất, cầu cho đất đai phì nhiêu màu mỡ. “Tam xái nhơn trường” thứ ba vẩy nước vào loài người, cầu cho dân gian được trường thọ. “Tứ xái quỷ diệt hình” thứ tư vẩy nước vào loài quỷ dữ, cầu cho chúng bị tiêu diệt. Đọc xong, ông xá ba xá, tiếp tục đọc thần chú: Pháp luân thường chuyển tứ thiên vương Bát bộ kim cang trấn tứ phương Hộ kinh khởi cổ đàn lai trợ Tùng thư xã tắc hộ miên trường. Ông đi chữ đinh, tay chấp vùi trống ngang ngực đến trước mặt trống, dùng cân mặt vẽ bóng chữ bùa “sát quỷ” trên mặt đất. Cầm vùi trống vẽ bùa tứ tung trên chữ “sát quỷ”, chân trái đạp lên, ông đứng tề chỉnh ngước mặt lên trời hô to: “Thái thượng lão quân cấp cấp như luật định” rồi cầm lấy khăn đỏ phủ trống lao mặt trống, quấn khăn đỏ vào vùi trống. Tay mặt cầm vùi, tay trái nắm lấy lai áo bấm “ấn ty” rồi vẽ bùa tứ tung lên trên trống. Cầm vùi nhịp nhẹ bên trái, đọc chú: “Nhứt kích cổ chư thiên giáng phước”. Gõ nhẹ bên mặt: “Nhị kích cổ chư địa phi Trang 45 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh tai”, gõ nhẹ phía trên “Tam kích cổ giáng thầm lai khởi thủ”. Nhịp nhẹ giữa mặt trống: “Nhất điểm nguyệt hoàng trào tể chúa, vương bá hà xương vạn vọng trình tường, thiên thu thiên hóa. Nhì điểm nguyệt hải yến hà thăng, chư thần đinh ninh, uy linh hạt tán. Tam điểm nguyệt quốc thới dân cường, hoành trạch phong đăng dân khương vật thạnh, bổn hội bá tánh thọ thọ phước”. Tay cầm vùi đánh mạnh lên mặt trống, niệm chú : “Chư thân nhất túc”. Đánh thêm một cái: “Hét tợ lôi oanh, biển cổ chấn kim tinh thiên đạt địa ly mỵ tiệm hành án oanh oanh, án oanh oanh, án oanh oanh”. Đánh ba hồi, tới hai vùi lẻ hô lên: “Ca công tiếp giá”. Lập túc cả đoàn hát bộ đồng thanh dạ một tiếng thật to. Thêm hai vùi nữa là hát bộ mở màn. Trong lúc ông đánh 3 hồi học trò lễ nâng trống, đánh hai vùi học trò lễ xoay trống đem đến giá chầu. Ông đánh tiếp cho đến khi trống được đưa lên giá chầu. ông giao vùi cho người cầm chầu. Đây là đêm diễn đầu tiên, hát một suất ngắn, đoàn còn tiếp tục diễn hai suất buổi sáng (mãn chầu) và tối ngày 27 (hát giúp), có nghĩa suất hát cuối cùng đêm 27 đoàn không tính thù lao để gọi là cúng Bà. Các tuồng hát được chọn là tuồng hay, có ý nghĩa nhưng trong 5 suất diễn bắt buộc phải có vở “Thứ ba San Hậu” đào kép phải hát đúng bổn tuồng không được sửa đổi. Suất hát cuối vào ngày 27, đúng 15 giờ vào đoạn chót tôn vương là chuẩn bị làm lễ hồi sắc. Phần quan trọng nhất là trước khi diễn tuồng phải có 7 lớp hát chúc đúng theo cổ lệ cúng tế đình miếu Nam Bộ. Một là, Khai tràng, ông Bàn cổ hóa trang, niềm hương, niềm hoa (Múa bộ, dâng hương, dâng hoa chúc mừng cho hội) Hai là, Khai nhật nguyệt (Một nam áo đỏ, tượng trưng mặt trời, một nữ áo trắng tượng trưng mặt trăng, múa bộ mang ý nghĩa nhật nguyệt trong sáng, thời tiết tốt đẹp) Ba là, Tam hiền (Ba ông Phúc, Lộc, Thọ hát chúc) Bốn là, Tứ thiên vương (Múa bộ và dâng lễ chúc thọ) Năm là, Bát tiên (Hóa trang thành tám vị tiên trong truyện cổ Trung Quốc, chỉ hát bộ không hát). Trong những năm gần đây các đoàn hát bộ đã bỏ bớt lớp này. Sáu là, Chưng đại bộ (Gồm một cái, bốn con, một cái do nam đóng. Tượng trưng cho ngũ hành, nam vai Mã Viện (thổ) đứng giữa, nữ vai Mã Xuân Mai (mộc) áo xanh, nữ vai Mã Hạ Lan (hỏa) áo đỏ, nữ vai Mã Đông Trúc (thủy) áo tím. Năm diễn viên tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và bốn loại hoa Trang 46 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh mai, lan, cúc, trúc. Các diễn viên vừa múa bộ vừa hát chúc, một cái hát trước, bốn con hát họa theo). Bảy là, Ông địa (Ông địa múa bộ dâng liễn gia quan tấn phước cho hội) Theo cổ lệ, ông chánh tế ca công phải cầm chầu trong suốt các đêm hát, nhưng thời gian gần đây do các vị tuổi tác cao, sức khỏe không cho phép nên việc cầm chầu hát bộ được giao cho người khác thay thế. Thứ năm, Lễ Chánh Tế Nghi cúng chánh tế được tổ chức vào lúc 4 giờ ngày 27 tháng tư âm lịch. Diễn biến cuộc hành lễ cũng giống như nghi cúng Túc Yết. Khoảng 15 giờ cùng ngày, Ban Quản trị lại tề tựu đông đủ, áo dài khăn đóng chỉnh tề làm lễ Tôn Vương. Ông chánh tế ca công thọ (nhận) hàm ấn và gươm lĩnh của Hoàng tử trong vở hát bộ “Thứ ba San Hậu” dâng lên bàn thờ Bà. Xong ông đốt văn xây chầu. Phần hát bộ chấm dứt. Sau đó, làm lễ hồi sắc, rồi thỉnh bài vị Thoại Ngọc Hầu, bài vị hai vị phu nhân và bài vị Hội đồng đưa lên long đình. Đoàn đưa sắc có lân dẫn đầu hướng về lăng Thoại Ngọc Hầu để hồi lại bài vị trên điện thờ. Lễ hồi sắc là lễ sau cùng, chấm dứt mọi nghi cúng cổ lệ nhân dịp Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Xung quanh Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam còn có những hủ tục như: xin xăm, vay tiền, đeo khăn Bà, v.v một thời được nhiều người tin tưởng. Hiện nay không còn nữa, nhưng cũng xin nhắc lại để hiểu về nhu cầu cuộc sống tinh thần của người dân lúc bấy giờ. Khăn bùa Bà: Trong ngày Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trước đây, còn có xin khăn bùa để mang trong người, tránh tà ma quấy phá, để con người được khỏe mạnh. Đó là một mảnh vải màu đỏ, chiều ngang chừng 2cm, chiều dài chừng 20cm, được xé từ chiếc khăn đỏ choàng lên vai tượng Bà. Trẻ em đeo quanh cổ, người lớn tết lại thành cái nơ gắn nơi miệng túi hay khuy áo. Sự hưởng ứng tục xin khăn bùa lan rộng trong dân chúng, khiến có năm, số vải xé ra để phát cho số khách hành hương, tới cả ngàn mét vải đỏ. Xin xăm Bà: Người ta xin xăm trong tất cả các thời điểm chứ không phải chỉ xin trong lễ hội. Quanh năm người ta đến viếng miếu Bà, cúng Bà, rồi xin xăm. Dụng cụ xin xăm là một ống tre to, đáy là mắt tre bịt kín miệng ống để trống là nơi bỏ các thẻ xăm làm bằng tre chuốt mỏng, có khắc số bằng chữ Hán, sau được ghi thêm số Trang 47 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh bằng các mẫu tự thông dụng. Mỗi thẻ xăm có đánh số, ứng với mỗi lá xăm. Lá xăm là một tờ giấy mỏng màu vàng được in một bài vè bốn câu bằng chữ Hán, mượn các điển tích để lý giải chuyện xấu tốt của lá xăm. Người xin xăm, sau khi đã xin Bà, cầm ống xăm lên ngang trán, lắc lúc đầu chậm sau nhanh dần cho đến khi có thẻ xăm rơi ra khỏi ống. Người xin nhặt lên, để xem số mấy, rồi tiếp tục xin keo. Keo là hai mảnh gỗ được đẻo giống như hình trái đào, một mặt phẳng, mặt còn lại hình bầu tròn. Người xin, chắp hai mảnh lại, tung lên không, cho rơi xuống mặt đất. Căn cứ vào sự sắp ngửa của hai mảnh gỗ để người ta xác nhận giá trị của thẻ xăm vừa xin được. Sau khi có được con số của lá xăm, người ta sang phòng bên để nhận lá xăm rồi chờ một người ở bàn xăm đoán giùm cho việc cầu xin của mình. Vay tiền Bà: Tiền của Bà cũng là loại tiền “dương gian” do nhà nước phát hành, nhưng có thêm dấu son của Hội quý tế. Những người đến viếng Bà, thường để vay một ít, có tính chất tượng trưng để lấy may, lấy hên trong cuộc mua bán làm ăn. Số tiền trả, không giới hạn, tùy tâm tín chủ. Uống nước tắm Bà: Trong đêm 23 tháng tư âm lịch diễn ra lễ Tắm Bà, nhiều người đến túc trực bên ngoài mang theo chai, lọ để xin nước tắm Bà về uống hoặc thoa để trị và phòng bệnh, trừ tà. Hủ tục này ngày nay không còn nữa. Lễ hội vía Bà núi Sam cơ bản giống như lễ hội kỳ yên. Tuy nhiên, Lễ hội Vía Bà núi Sam vẫn có những nét riêng của nó. Chính những nét riêng ấy, khiến Lễ hội vía Bà núi Sam vượt ra khỏi ranh giới lễ hội làng trở thành lễ hội cả một vùng. Với tính chất và quy mô rộng lớn của nó, năm 2001 Tổng Cục Du Lịch Việt Nam kết hợp với tỉnh An Giang tiến hành nâng cấp lễ hội này thành lễ hội truyền thống cấp quốc gia; đưa thêm vào chương trình nghi thức lễ hội này lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam – nơi trước đây Bà ngự - về miếu Bà và lễ khai hội. Lễ Khai hội Thường được tổ chức vào đêm trước lễ tắm Bà, trước là trước phần lễ truyền thống. Chương trình Lễ Khai hội khá phong phú với các tiết mục: Sân khấu hóa, biểu diễn lân sư rồng, diễu hành xe hoa, ca múa nhạc các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer rất đặc sắc. Sau phát biểu của lãnh đạo địa phương là phần đánh trống Khai hội. Tiếp tục là tiết mục sân khấu hóa dựng lại hình tượng thời lưu dân Trang 48 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh đi mở đất, cuộc sống phát triển và chống chọi với thú dữ, thiên tai; cảnh dân làng đưa tượng Bà xuống núi Kết thúc lễ Khai hội với hàng chục ngàn người tham dự là phần bắn pháo hoa. Màu sắc lung linh rực rỡ một góc trời; tạo nên không khí sôi nổi, tưng bừng trong dòng người đi lễ hội. Lễ Phục hiện: Với ý nghĩa tái hiện cảnh rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam về miếu theo truyền thuyết chín cô gái đồng trinh đưa Bà xuống núi, lễ Phục hiện được tổ chức vào buổi sáng sau ngày Lễ Khai hội với sự tham dự của trên hai ngàn diễn viên của các đoàn văn nghệ, lân sư rồng và hàng ngàn quần chúng địa phương, du khách các nơi về tham gia. Dòng người rồng rắn xuất phát từ Nhà bia Liệt sĩ dưới chân núi Sam dần dần tiến lên đỉnh núi theo đường Tháp. Khi tốp đầu đến nơi bệ đá đặt tượng Bà làm Lễ thỉnh Bà xuống núi thì tốp cuối vẫn còn nối đuôi nhau ở gần chân núi. Một cuộc lễ hoành tráng, sinh động làm phong phú, long trọng thêm những ngày Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Năm 2008, Lễ hội Vía Bà núi Sam đã được chọn là một trong năm mươi sáu chương trình của năm Du lịch quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008. Lễ hội Vía Bà núi Sam, qua diện mạo của nó cơ bản phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống của người Việt, không trái với quy chế lễ hội của Bộ Văn hóa Thông tin. Hơn nữa, lễ hội diễn ra một cách có tổ chức, vui nhộn, nhưng phần lễ lại rất trang nghiêm, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự. Điều đó cho thấy bản thân, nguồn gốc ban đầu của Lễ hội Vía Bà núi Sam là tích cực. Nói tóm lại, Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội cổ truyền mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc do nhân dân làng Vĩnh Tế ngày xưa tạo nên, công chúng – trước hết là công chúng ở Vĩnh Tế, núi Sam – vừa là khách thể hưởng thụ, vừa là chủ thể sáng tạo, đồng thời cũng là nơi nuôi dưỡng, giữ gìn, lưu truyền và phát triển lễ hội này. 2.2. Tác động của Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đến người dân 2.2.1. Ý thức người dân đối với Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Đã thành lệ, người dân Châu Đốc ngoài những ngày lễ tết chung của dân tộc, cứ sau Tết Nguyên Đán lại chuẩn bị cho ngày Vía Bà, một nghi thức tín ngưỡng dân gian được truyền từ hơn thế kỷ với sự thu hút ngày càng đông, quy Trang 49 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh mô ngày càng lớn. Lễ hội được Bộ Văn hóa xếp hạng là Lễ hội Dân gian cấp Quốc gia và đưa vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2001, Tổng cục Du lịch nâng cấp lễ hội thành sản phẩm du lịch cấp quốc gia. Đây là thủ tục pháp lý khẳng định vị trí của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã vươn ra khỏi cái khung hành chính địa phương, là sản phẩm quốc gia về mặt văn hóa và du lịch có nghĩa rằng đối tượng của lễ hội từ nay phải tính đến sự tham gia của du khách. Có hơn hai triệu lượt người, như một dòng chảy, hàng năm cuồn cuộn đổ về núi Sam để hành hương. Chắc hiếm có lễ hội nào trong nước, mà số người về dự đông đến thế. Dường như có một điều gì đó thật hấp dẫn, để có thể thu hút khách thập phương đến với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc) trong nhiều năm qua. Ai đó chỉ cần đến núi Sam một lần, thì tiếp theo những năm sau, họ sẽ háo hức, với một tâm trạng thật thoải mái, để quay lại với lễ hội. Khi cuộc sống vật chất đầy đủ, người ta chăm lo đến đời sống tinh thần. Một trong những thú vui có ý nghĩa, giúp con người thư giãn sau những ngày lao động căng thẳng với công việc là đi hành hương, du lịch. Đi để mở rộng tầm nhìn kiến thức; để hiểu biết những cái mới lạ, cảm thụ sắc thái văn hóa của các dân tộc. Đi để chiêm bái hoặc thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi sông, của các di tích thắng cảnh; để trái tim hồn nhiên rung động với người và cảnh vật. Về với núi Sam, về với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, du khách sẽ nghe lòng mình nhẹ nhàng thơ thới, một cảm giác lâng lâng, bay bổng, quyện vào mùi khói nhan cay cay như say như mộng, hòa nhập vào thế giới thần linh. Chúng ta sẽ nghe được tiếng gió núi bên tai, tiếng của người xưa rùn rùn đi mở đất, tiếng của những anh hùng đi mở rộng biên cương, tiếng chuông chùa Tây An ngân dài trong sương chiều tĩnh mịch Khách hành hương đến với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam bằng cả một niềm tin và sự ngưỡng vọng về sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ, thể hiện sự tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu của người dân Châu Đốc nói riêng và khách thập phương nói chung. Niềm tin và sở nguyện của khách thập phương được lan nhanh ra khắp nơi, khắp chốn Không chỉ có người già đến cầu ước, mà còn có nhiều tài tử, giai nhân bốn phương đến với núi Sam một mặt để thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, sông núi hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng, một mặt để hòa nhập với không khí linh thiêng, trang nghiêm của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, có rất nhiều người là những người kinh doanh họ cầu nguyện làm ăn phát đạt, có thật nhiều hợp đồng kinh doanh, hay có nhiều người cầu nguyện cho gia cảnh của mình được bình an, hạnh phúc. Mùa lễ hội nơi đây còn là mùa của tình yêu, mùa của Trang 50 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh hò hẹn. Trai thanh, nữ tú khắp mọi miền đất nước nô nức về đây. Lòng họ hân hoan, rộng mở niềm vui. Với họ ai cũng muốn vào đền thắp cho Bà một nén hương, để cầu xin tình duyên, cầu xin hạnh phúc lứa đôi. Khách hành hương đến cúng viếng Bà thường dâng tặng nhiều lễ vật, quà lưu niệm rất phong phú, đa dạng và giá trị. Người ta dâng tặng Bà những bộ áo, mão, quạt nhiều màu sắc thêu rồng phụng kim tuyến sặc sỡ và đắt tiền. Có nhiều bộ áo trị giá trên một lượng vàng. Các vật dụng tiện nghi trong miếu hầu hết cũng do khách thập phương tặng như bàn ghế sơn mài cẩn xà cừ, những cặp nhang, đèn cầy rất to đắp nổi hình rồng phụng cao một, hai mét. Sau khi nhận quà tặng, Ban quản trị lăng miếu núi Sam trao tặng chủ nhân giấy cảm tạ rất trang trọng. 2.2.2. Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam tác động đến người dân Bà Chúa Xứ núi Sam cho người dân cả một niềm tin, là chỗ dựa vững chắc tinh thần của họ. Mọi người dân đều tin rằng Bà Chúa Xứ ban phúc cho mình.Việc ban phúc đầu tiên là cho người dân Vĩnh Tế! Ngày xưa, dân Vĩnh Tế nghèo cằn cỗi, quanh năm chỉ sống bằng nghề đập đá, nép mình sau những tấm phên rách, kiếm sống từng bữa qua ngày. Hôm nay, họ đang giàu có lên! Nhà lầu đúc hai ba tầng. Trước kia xóm làng thưa thớt, nay đã trở thành đô thị. Khách sạn, nhà trọ mọc lên như nấm. Dân chúng buôn bán tấp nập Miếu Bà Chúa Xứ thu hút khách thập phương ngày càng đông, số tiền người hành hương chiêm bái, hỉ cúng, đóng tiền cho việc trùng tu tôn tạo ngày càng cao. Số tiền này được quản lý chặt, công khai, minh bạch. Ngoài việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng các công trình của miếu nhằm phục vụ khách hành hương, các thời kỳ Hội quý tế đã ủng hộ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bằng nhiều hình thức: tiếp tế tiền, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chôn cất liệt sĩ, tạo điều kiện ẩn náu cho cán bộ công tác vùng tạm chiếm Đồng thời sử dụng một phần nguồn thu nhập này vào công tác phúc lợi xã hội, phục vụ cho cuộc sống con người. Các công trình phúc lợi: Theo các tư liệu còn thu thập được, một số công trình phúc lợi lớn được xây dựng từ quỹ miếu Bà Chúa Xứ: Trường Trung học Vĩnh Tế: khởi công xây dựng từ 19-8-1970 hoàn thành 10-4-1972, khánh thành 5-10-1972, tổng chi phí trên 23 triệu đồng thời bấy giờ, gồm một tầng trệt, hai tàng lầu với 16 phòng học. Đây là trường trung học đầu Trang 51 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh tiên của làng Vĩnh Tế, giúp cho các em học sinh bậc Trung học không còn phải ra Châu Đốc xa xôi. Từ năm 1985 đến nay, đã trên 40 phòng học ở địa phương, sửa chữa nâng cấp các trường ở xã Vĩnh Tế, xây dựng phòng thí nghiệm, thư viện, nhà vệ sinh, nhà giáo viên, dụng cụ dạy nghề cho học sinh. Từ năm 1987 đến nay, miếu Bà đầu tư rất lớn chi phí làm đường phục vụ sự đi lại cho nhân dân và du khách. Điển hình như nâng cấp, tráng nhựa, xây kè đá, mương thoát nước cho các con lộ: đường vòng núi Sam, quốc lộ 91 khu vực xã Vĩnh Tế, đường chợ Bến Đá, đường sau miếu, lộ tẻ vòng núi Sam Từ năm 1991 đến năm 1994, tu sửa đường Tháp lên đỉnh núi Sam và xây dựng 4 nhà nghỉ mát trên núi cho du khách nghỉ chân. Năm 1990, xây dựng nhà bảo sanh thuộc Trạm y tế xã Vĩnh Tế, năm 1993 sửa chữa Trạm y tế và mua trang thiết bị tim mạch. Năm 1993, xây dựng trạm bơm nước, năm 1994 xây dựng nhà máy nước phục vụ toàn xã. Năm 1994 – 1995, xây dựng đường ống nước. Nhờ các công trình này nhân dân xã Vĩnh Tế và du khách có nguồn nước sạch hơn để sinh hoạt. Phục vụ ánh sáng cho dân trong xã, từ năm 1989 đến 1993 đã hỗ trợ cho mạng lưới điện toàn xã. Xây dựng công trình điện lên đỉnh núi Sam. Nhằm giáo dục truyền thống và đền ơn đáp nghĩa những người có công với đất nước, năm 1994 và 1995, xây dựng đền thờ nhà chí sĩ Trương Gia Mô trên sườn núi Sam. Xây nhà tưởng niệm liệt sĩ xã Vĩnh Tế, xây nhà tình nghĩa. Phục vụ sản xuất địa phương. Năm 1991, đã xuất quỹ đào kinh Bến Vựa và đắp đê bảo vệ lúa. Năm 1994, chi tiền trồng cây phủ xanh đồi núi Sam. Năm 1997, hỗ trợ kinh phí cho công trình khu dân cư Bến Vựa. Đang thi công xây dựng nhà bia liệt sĩ và bãi đậu xe của xã. Ngoài ra miếu Bà còn chi sửa chữa trùng tu các lăng miếu địa phương như: lăng Thoại Ngọc hầu, miếu Khổng Tử, miếu Âm Nhơn, đình Vĩnh Tế, xây dựng nhà trưng bày[15;86-88]. Hoạt động xã hội: Hoạt động xã hội cũng là một việc làm thường xuyên của miếu Bà, trong đó có một số hoạt động đáng kể: Đóng góp quỹ khuyến học thị xã. Giúp học sinh nghèo trong thị xã. Trang 52 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh Giúp một số Trường Phổ thông Trung học trong tỉnh. Mua xe nhà giàng phục vụ lễ tang ở địa phương. Hỗ trợ kinh phí cho trung tâm nuôi dưỡng người già và mồ coi thị xã Châu đốc, cung cấp gạo, dầu ăn hàng tháng [15;89]. 2.3. Một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2.3.1. Một số vấn đề tồn tại trong Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Sự phát triển ồ ạt của hoạt động lễ hội trên địa bàn cả nước những năm gần đây tuy có những tác động tích cực góp phần ổn định và nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa đất nước, nhưng nó cũng kéo theo nhiều biểu hiện tiêu cực. Trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam cũng không ngoại lệ, mặc dù đã được khắc phục đáng kể những biểu hiện không tốt diễn ra trong Lễ hội nhưng vẫn còn những vấn đề tồn tại cần phải khắc phục: Tổ chức Lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của con người là việc làm chính đáng. Song, nhiều hoạt động mê tín dị đoan cũng nhân đó mà trỗi dậy, tác động đến tinh thần ý thức của nhiều người. Tại Lễ hội, những kẻ “buôn thần bán thánh” đã gieo rắc vào số đông người những điều nghi hoặc qua việc xóc thẻ, bán quẻ, đoán số, biến thánh nhân có công đức thành đối tượng cho những hoạt động phản văn hóa, tạo ra tâm lý thực dụng xa lạ với sinh hoạt văn hóa lành mạnh của con người. Do trải qua một quá trình phát triển hàng thế kỷ, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ít nhiều cũng bị tác động bởi các phần tử lạc hậu, mê tín dị đoan điển hình như Lễ hội này đã có một thời từng tồn tại những thủ tục rất lạc hậu như: thỉnh bùa của Bà đeo, lấy nước tắm Bà làm phép chữa bệnh, xin xăm, lên đồng, múa bóng, xin lộc Bà, vay tiền Bà Chính những hiện tượng tiêu cực ấy đã dung tục hóa, vật chất hóa quan hệ Thần – Người và quan hệ Người – Người ở nơi thờ cúng linh thiêng. Một số kẻ cơ hội lợi dụng lễ hội kiếm ăn bất chính bằng các nghề bói toán, tướng số, đồng cốt, Đồng thời, nhiều con nhang đệ tử đến lễ hội với ý thức “lợi dụng thần thánh”, họ dâng lễ vật hậu hĩnh mong rửa sạch tội lỗi, hy vọng nhờ thần thánh che chở cho những hoạt động phi pháp trong đời sống thường ngày. Gắn với các hiện tượng tiêu cực trên, những biểu hiện kinh doanh trong Lễ hội của một số tập thể và cá nhân cũng bộc lộ một cách trắng trợn. Nhiều tờ báo đã lên tiếng phê phán cảnh tượng này qua các lễ hội, Báo văn hóa nêu: “Mấy năm Trang 53 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh gần đây, lễ hội diễn ra cùng với cơ chế thị trường, nên việc kinh doanh lễ hội cũng lộ rõ, khó có thể chấp nhận được. Nhiều nơi diễn ra lễ hội, có những khoản thu phí bừa bãi, lễ hội bỗng chốc trở thành mảnh đất cho nhiều kẻ kiếm lời” [14;77]. Hệ quả việc kinh doanh lễ hội là những dịch vụ “bắt chẹt”, “cắt cổ” khách hành hương và khách du lịch của những kẻ bất chính. Những biểu hiện tiêu cực luôn đeo bám Lễ hội này một cách dai dẳng, nổi bật nhất là tệ “cò mồi”, đủ loại “cò”, từ giành khách, dắt mối bán đồ cúng, đến mời mọc gởi xe, chụp ảnh, ăn uống, bán hàng theo kiểu chặn đường níu kéo không từ một ai, gây không ít phiền hà cho du khách và làm mất trật tự nơi công cộng. Cả “làng cò” núi Sam từ lâu đã trở thành đối tượng kém văn hóa nhất. Ngoài ra, từ các điểm hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí, từ các quán ăn, quán giải khát tạo ra một không gian hỗn loạn về âm thanh, phá vỡ cái không khí nghiêm trang cần thiết để tiến hành các nghi lễ. Những biểu hiện tiêu cực tác động đến Lễ hội, những hành vi lấn chiếm, xâm phạm di tích văn hóa phải có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh. Bên cạnh “đội quân phục vụ” là “đội quân ăn bám” sống dựa vào lễ hội cũng xuất hiện đông đảo. Đó là những kẻ giả vờ hành khất, những kẻ đội lốt các nhà tu hành và các loại thầy số, thầy tướng “dởm”. Trong số hành khất ấy có những kẻ không muốn xin ăn mà ngang ngược đòi ăn, chúng bao vây khách, nhất là khách nước ngoài, bắt ép họ phải “bố thí” mới thôi. Tính tiêu cực trong Lễ hội còn thể hiện ở sự phát triển các hủ tục và tệ nạn xã hội; cờ bạc nhậu nhẹt, hút sách, sát phạt lẫn nhau giữa thanh thiên bạch nhật, giữa nơi thiêng liêng làm rối loạn trật tự công cộng, ngăn cản sự bái vọng của khách hành hương. Ý thức cục bộ địa phương, cục bộ phường hội của đội quân phục vụ Lễ hội nảy sinh trong việc tranh giành địa bàn làm dịch vụ dẫn đến ẩu đả thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người. Cách tổ chức và quản lý của những người có trách nhiệm trong Lễ hội cũng còn nhiều việc chưa tốt. Tổ chức Lễ hội mà chưa có phương án, kế hoạch, phương tiện, người bảo vệ cần thiết tốt nhất để giữ gìn trật tự an toàn cho Lễ hội, nên dẫn đến sự lộn xộn, chen chút tạo điều kiện cho bọn ăn cắp xô đẩy, cướp lễ vật và cướp giật tiền của khách. Nạn ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan thiên nhiên ở di tích văn hóa Miếu Bà cũng là một hiện tượng tiêu cực đáng báo động. Tại lễ hội diễn ra nhiều Trang 54 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh ngày, có hàng chục ngàn người tham gia, rác rưởi và các loại phế thải do con người thải ra đã làm mất vệ sinh, làm mất vẻ mỹ quan khu di tích văn hóa. Tuy đã có nhiều biện pháp khắc phục nhưng giao thông vẫn là vấn đề cần quan tâm trong Lễ hội, đặc biệt là những ngày chánh lễ tình trạng kẹt xe, ùng tắt giao thông, hiện tượng chở quá số người quy định Tóm lại, không riêng gì Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, các lễ hội cổ truyền tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, là loại hình văn hóa đặc biệt, trong mỗi giai đoạn lịch sử, lễ hội đều có vai trò, tác dụng nhất định. Sự phục hồi và có chiều hướng ngày càng gia tăng những năm gần đây đã chứng minh sức sống trường tồn của chúng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong thời gian qua những giá trị văn hóa truyền thống của các lễ hội không được phát huy một cách triệt để, đôi khi bị cố tình hiểu sai lệch tạo nên một thực trạng “đáng buồn” như đã mô tả trên. Trước thực tế đó, vấn đề cần là phải làm cho sinh hoạt lễ hội truyền thống trở nên lành mạnh, hữu ích. Riêng Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam cần có những giải pháp những vấn đề tồn tại để ngày càng làm Lễ hội xứng đáng là Lễ hội cấp quốc gia thu hút được du khách trong và ngoài nước đến tham dự. 2.3.2. Một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Các di sản và lễ hội là vốn quý của dân tộc do biết bao nhiêu thế hệ tổ tiên, ông bà ta vắt óc suy nghĩ và đổ công sức lao động lẫn tiền của để tạo dựng nên. Có dân tộc là có văn hóa, mất văn hóa thực tế là mất dân tộc. Chính vì vậy, trong những năm qua Nghị quyết của các Đại hội Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và định hướng cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã giành một vị trí thích đáng cho lĩnh vực bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật; xây dựng một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc” [5;222]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII có viết: “ Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng Trang 55 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh cao” [6;10]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nêu rõ: “Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước” [7;110]. Văn kiện Đại hội IX cũng đã nhấn mạnh: “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của dân tộc” [8;115]. Đại hội X tiếp tục chỉ ra: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghê thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục các cộng đồng dân tộc” [9;106-107]. Như vậy, việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trên tinh thần chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để giữ gìn nét văn hóa của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, cần có một số giải pháp cụ thể sau 2.3.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Trước hết, các cấp chính quyền, nhân dân tại địa phương nói riêng và du khách nói chung cần phải nhận thức đúng đắn về việc bảo tồn di sản văn hóa Miếu Bà Chúa Xứ cũng như nét văn hóa của Lễ hội. Chúng ta cần phải thực sự ý thức được nó như là một tài sản vô giá, đóng vai trò nền tảng cho động lực phát triển đất nước. Cần phải nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của tài sản văn hóa, nếu không ý thức được vấn đề này, chẳng bao lâu nữa địa phương nói riêng và đất nước nói chung sẽ lại đứng trước những hiểm họa mà các nước phát triển đã vấp phải. Khi đó sẽ lại phải bắt đầu trở lại những gì mà các nước phát triển giờ đây đang tiến hành. Phát triển trên sự hư hoại của những tài sản văn hóa truyền thống như thế có thể dẫn đến kết quả là tụt hậu. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, nhân dân địa phương và du khách sẽ tự ý thức và khắc phục được những việc mình không nên làm, những tồn tại do mình gây ra. Từ đó, góp phần giữ gìn nét văn hóa của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam xứng đáng là một lễ hội mang tầm cỡ quốc gia được đông đảo quần chúng nhân dân ngưỡng vọng. Để quảng bá hình ảnh văn hóa của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, cần phải tuyên truyền, vận động thông qua việc thiết lập hệ thống báo chí, sách vở để đưa đến tận người đọc, thông qua mạng lưới thư viện đến các phòng đọc sách, các Trang 56 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh tủ sách được bố trí ở cụm dân cư hoặc ở tại miếu Bà. Trong những năm qua, các tài liệu cũng như sách báo viết về Lễ hội chưa được nhiều và đầy đủ, vì vậy để đảm bảo việc đưa thông tin và kiến thức từ sách, báo đến mọi người cần phải khai thác tốt hoạt động của các nhà bưu điện ở phường núi Sam trên cả hai mặt thông tin liên lạc và thông tin kiến thức, tận dụng các cơ sở sẵn có, phát triển thêm điểm đọc tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc. Về công tác thông tin cổ động, đây là mũi chủ chốt của hoạt động thông tin cơ sở, nó mang hình ảnh trực quan sống động hàm chứa thông tin, thông qua bảng biểu (panô áp phích). Qua hoạt động thông tin, tuyên truyền hình ảnh văn hóa của Lễ hội sẽ đến với du khách trong và ngoài nước biết đến để họ hòa vào không khí và dòng người đến hành hương hay tham quan thắng cảnh, di tích. Nâng cao ý thức giữ gìn, trùng tu, tôn tạo Miếu Bà Chúa Xứ. Đồng thời giáo dục, động viên lớp trẻ về ý thức bảo tồn di sản văn hóa tại Miếu Bà để họ tự nguyện học tập và truyền bá văn hóa của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Đảm bảo sự trang nghiêm, văn hóa ở nơi thờ tự ở miếu Bà. 2.3.2.2. Phát huy nét đẹp, điều đúng ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào thời điểm sau Tết Nguyên Đán của cả dân tộc Việt Nam. Những ngày này (từ ngày 23 đến ngày 27 tháng tư âm lịch) quần chúng nhân dân địa phương cũng như khách hành hương chuẩn bị vật phẩm, trang phục đẹp để đến Lễ hội cúng bái, ngưỡng vọng Bà Chúa Xứ. Việc tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam phải đảm bảo sự hài hòa giữa sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt văn hóa. Cần phải giữ gìn những nét văn hóa độc đáo, riêng biệt cả phần hội và phần lễ của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, đồng thời khắc phục những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta không nên can thiệp vào nghi thức tôn giáo hoặc tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân mà chỉ tập trung đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động vui chơi - giải trí, văn hóa thể thao tạo thêm sinh khí cho Lễ hội. Nhìn ở góc độ phần lễ của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, cần phải được giảm bớt những nghi thức rườm rà, câu nệ, thời gian tế lễ rút ngắn lại, nhưng vẫn bảo đảm tính thiêng liêng và long trọng. Văn tế bằng Hán ngữ được chuyển sang Việt ngữ gần gũi với con người hiện đại Việt Nam, vì ai cũng có thể hiểu và rung cảm bởi những lời thỉnh cầu chân thành của thần linh. Còn về phần hội, hoạt động Trang 57 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh vui chơi đúng nghĩa của lễ hội còn hạn chế, do đó cần phải tăng thêm một số nội dung hoạt động văn hóa, thể thao hiện đại, cần tạo thêm các trò chơi dân gian phù hợp; trò chơi Thi leo núi do Phòng Văn hóa Thông tin Châu Đốc tổ chức qua nhiều năm đã trở thành một loại hình chính thức trong phần hội của Lễ hội. Mặt khác, cũng phải nên loại bỏ những hình thức hoạt động không phù hợp, không thích nghi với không khí của lễ hội. Thật ra, phần đông khách thập phương đến với núi Sam trong những ngày mở hội không phải để xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật, xem thi đấu thể thao mà người ta đến với vía Bà bằng lòng tín ngưỡng, tìm ở đó chút gì của cái thiêng, để được sống trong không khí có gì xưa xưa, thưởng thức những sinh hoạt văn hóa cổ. Hàng năm, vào dịp Lễ hội diễn ra, các Cấp ủy chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cần tổ chức thăm hỏi, tham dự Lễ hội thể hiện sự quan tâm của các cấp đối với việc phát triển văn hóa, tôn trọng tín ngưỡng dân gian của quần chúng nhân dân, góp phần làm cho Lễ hội thêm trang trọng, đúng với vị thế, vai trò của Lễ hội cấp quốc gia. 2.3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và biện pháp quản lý của Nhà nước đối với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Trên cơ sở các Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh và các chương trình của Nhà nước về văn hóa. Vận dụng vào hoàn cảnh thực tế của địa phương, các cấp ủy phải có Nghị quyết về giữ gìn văn hóa của cấp mình, lãnh đạo chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng cụ thể hóa triển khai thực hiện công tác xây dựng và phát triển văn hóa. Giữa ngành Văn hóa thông tin của tỉnh phải có sự phối hợp liên tịch với các ngành như Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc để thống nhất trong việc quản lý và phân định chức năng của từng ngành đối với từng sự việc có liên quan đến vấn đề giữ gìn, trùng tu, tôn tạo di tích Miếu Bà và Lễ hội. Trên cơ sở luật Di sản văn hóa, tỉnh nên có văn bản pháp qui chỉ đạo các địa phương (thị xã Châu Đốc và phường núi Sam) cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát để phát hiện những sai phạm, vi phạm tại di tích Miếu Bà để có biện pháp xử lý hoặc báo về cấp trên để cùng phối hợp xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan đến di tích Miếu Bà và Lễ hội. Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Châu Đốc cũng phải tăng cường việc kiểm tra, giám sát các hoạt động tại di tích để có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan đến di tích và trong các cuộc họp định kỳ về quản lý Nhà nước tại Sở Trang 58 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh Văn hóa Thông tin nên có phần báo cáo các hoạt động tại di tích thuộc địa bàn quản lý. Thanh tra ngành Văn hóa Thông tin khi nhận các vụ việc vi phạm tại di tích phải tổ chức đến ngay hiện trường, tùy theo mức độ vi phạm của sự việc mà dùng các biện pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có biện pháp xử lý nhanh kịp thời để ngăn chặn và hạn chế sự việc vi phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích. Căn cứ vào luật Di sản văn hóa, các ngành chức năng quản lý Nhà nước nên kiên quyết xử lý đúng luật, phải đình chỉ và tháo gỡ các công trình xây dựng trái phép ở di tích và có mức phạt hành chánh nặng nhất để nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước. Công an địa phương và các lực lượng an ninh địa phương nên tăng cường việc kiểm tra giám sát và lưu ý. Có kế hoạch hỗ trợ Ban bảo vệ Lễ hội trong việc phòng chống cháy nổ, phòng chống trộm, bảo vệ an toàn các đồ thờ tự trong di tích. Với một số giải pháp được nêu trên, hy vọng có thể giúp cho việc giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay. Góp phần vào mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang từng bước thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trang 59 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh PHẦN KẾT LUẬN Hiện nay trên bề mặt địa cầu của chúng ta, không có một quốc gia nào, bất kể trình độ cao thấp đến đâu, lại không bị thu hút vào quá trình giao lưu văn hóa, theo xu hướng giữ gìn các lợi ích chung vì sự phát triển của toàn nhân loại. Qua hệ thống truyền thông đại chúng, hàng ngày mỗi người trên hành tinh có thể nắm bắt, cập nhật những tin tức phát ra từ những nơi cách xa vạn dặm. Sách, báo, phim ảnh, âm nhạc nhanh chóng vượt qua giới hạn của quốc gia, dân tộc để đến với công chúng toàn cầu. Quốc tế hóa đang là xu hướng mạnh mẽ chi phối sự phát triển của các hoạt động kinh tế trên thế giới. Từ lĩnh vực kinh tế, xu hướng này sẽ lan tỏa sang các lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, xã hội. Đương nhiên sự vận động văn hóa còn theo một quy luật riêng của nó. Đó là sự giao lưu qua màng lọc của văn hóa dân tộc thuộc các cộng đồng dân tộc – quốc gia khác nhau, nhằm chọn lọc tiếp thu những yếu tố thích hợp để văn hóa của mỗi cộng đồng xã hội có thể giàu có thêm lên về giá trị mà vẫn giữ được bản sắc độc đáo của mình. Đó là sự phát triển văn hóa trong tính đa dạng toàn nhân loại. Văn hóa dân gian nói chung và lễ hội văn hóa truyền thống nói riêng là tài sản vô giá góp phần làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất về mục tiêu, định hướng phát triển cũng như các tính chất đặc trưng cơ bản. Trong phạm vi của một nước đa tôn giáo, đa dân tộc (54 dân tộc) như nước ta thì vấn đề bảo tồn và phát triển các văn hóa tín ngưỡng dân gian và các lễ hội truyền thống mang một ý nghĩa chính trị - xã hội – văn hóa sâu sắc. Bản sắc văn hóa dân tộc ta hàm chứa những giá trị văn hóa dân gian thể hiện rất đa dạng, xuyên suốt thắm đượm trong toàn bộ đời sống xã hội. Nó có mặt khắp nơi trong văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể, nó in đậm vào từng cá thể, cộng đồng. Nó gần gũi với mọi người trong sinh hoạt đời thường như ăn, mặc, giao tiếp,đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao. Giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa tín ngưỡng dân gian nói chung và các lễ hội truyền thống nói riêng là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và coi đó là nội dung quan trọng trong thực hiện việc “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Cặp từ “lễ hội” mới thông dụng những năm gần đây để chỉ những hội hè đình đám mang tính truyền thống dân gian. Không riêng ở nước ta, các dân tộc Trang 60 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh trên toàn thế giới ngày nay vẫn duy trì lễ hội và phát triển rầm rộ như một cuộc phục hưng văn hóa, như thể một cuộc quay về nguồn cội hết sức náo nức, vội vàng. Nào đợi đến bây giờ, từ xưa, rất xa xưa lễ hội đã là nhu cầu thiết yếu cho nhân dân, như cơm ăn, áo mặc, nước uống hằng ngày không từ một ai trong cộng đồng dân tộc. Kẻ sang, người nghèo, bậc thức giả, người bình thường tìm đến lễ hội mỗi người một cách, một tâm tư riêng. Bất cứ lễ hội của dân tộc nào, một cộng đồng nhỏ bé nào, ở lục địa nào cũng mang ý nghĩa bắt nguồn từ thời rất xa xôi, từ những huyền thoại mơ hồ, từ khát vọng, ước mơ và hình thành trên đời sống thật của con người. Lễ hội, không chỉ là lễ hội đơn thuần, hay là những trò mê tín, hoang đường gần như không tưởng, như một số nhà cực đoan đã trì chiết, mà còn là mối quan hệ vô hình với thiên nhiên, giữa con người đang sống với những vĩ nhân, anh hùng có công với nước với dân, tái tạo sợi dây liên kết các thành viên trong xã hội, mà cơn lốc trong đời sống nghiệt ngã hàng ngày xô đẩy ra nhiều phía. Lễ hội nào cũng chan chứa âm thanh và hương sắc, tràn ngập khói hương, hoa trái trống kèn. Người đến lễ hội mang theo niềm hân hoan hướng thượng và hướng thiện, khát vọng bình an và hạnh phúc, niềm tin sâu kín và khát vọng ẩn giấu trong mỗi con người. Điều chắc chắn là ai ai đến lễ hội cũng mong tận hưởng sự hoan lạc thanh khiết, hào hứng và thanh thản tâm linh. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam cũng không ra ngoài quy luật chung đó. Hàng năm, có đến hàng triệu lượt người hành hương về núi Sam cúng bái và cầu nguyện cuộc sống phát đạt an lành. Là một lễ hội cấp quốc gia ở Việt Nam, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam phát sinh từ tín ngưỡng hoang đường đã thành lễ hội truyền thống dân gian, mang nhiều nét đẹp tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền vốn có tự thân. Đó là tín ngưỡng thờ Mẫu đã có sự đan xen với các tín ngưỡng khác thể hiện sự giao lưu văn hóa. Lễ hội có hai phần: Phần lễ gồm Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, Lễ Túc Yết, Lễ Xây Chầu và Lễ Chánh Tế; Phần hội gồm Lễ Khai hội và Lễ Phục hiện. Những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp này cần phải được giữ gìn hơn nữa để hòa nhập vào nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã có một quá trình lâu dài tồn tại và gắn bó với khách hành hương trong cả nước nói chung và nhân dân tại địa phương nói riêng. Trải qua thời gian khá dài như vậy nhưng Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Trang 61 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh vẫn bảo tồn được những nét văn hóa độc đáo của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang, thị xã Châu Đốc nói riêng và của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, truyền thống văn hóa tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu của Lễ hội vẫn được bảo tồn, phát huy và trở thành một bộ phận của nền văn hóa thống nhất trong đa dạng của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam còn là một sản phẩm du lịch văn hóa. Du khách đến với núi Sam một cách rất tự nguyện không cần quảng cáo, đã vậy khách đáo lệ hàng năm ngày một đông hơn, bởi vì người ta đến đây để củng cố niềm tin bằng tâm linh, lợi thế tuyệt đối này không phải muốn mà có, cho nên phải khai thác triệt để. Lễ hội vẫn còn tồn tại không ít những mặt hạn chế nhất định cần phải khắc phục. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm ra giải pháp hữu hiệu để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho một hoạt động tín ngưỡng dân gian, đồng thời phát huy tiềm năng du lịch sẵn có của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước, của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền ở các địa phương là việc làm quan trọng để Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ngày càng gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân và là một Lễ hội cấp quốc gia có quy mô lớn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Trang 62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1280.pdf
Tài liệu liên quan